Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
KÝ ỨC CHÓI LỌI 96/a
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
2 Phi công ACE huyền thoại Việt Nam khiến Không quân Mỹ kinh hoàng
Đại Tá Toon - Anh Hùng Phi Công VN Bí Ẩn Khiến Mỹ Cứ Nhìn Thấy Là Chạy Mất Dép
Đại Tá Toon - Anh Hùng Phi Công VN Bí Ẩn Khiến Mỹ Cứ Nhìn Thấy Là Chạy
Mất Dép
Trong những năm CT, các phi công Hoa Kỳ thường truyền tai nhau về một
phi công bí ẩn của Quân đội Việt Nam mang tên “Đại tá Toon” - một phi
công VN đạt đẳng cấp Ace (chiến thắng 5 trận không chiến trở lên) như là
nỗi khiếp sợ trong những phi vụ bay ra miền Bắc
Phi công Việt Nam huyền thoại khiến không quân Mỹ khiếp vía là ai?
Đặng Phương Thảo |
17
Phi công Nguyễn Đức Soát (bên phải)
Theo National Interest, Nguyễn Tomb (hay còn gọi là Toon) là một
trong những viên phi công lái máy bay tiêm kích nổi tiếng nhất của Việt
Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam. Người anh hùng này đã
trở thành huyền thoại với 13 lần bắn rơi máy bay địch và là phi công
Việt Nam duy nhất xuất hiện trong trò chơi Chuck Yeager’s Air Combat của
Mỹ.
Cuộc chiến tranh Việt- Mỹ ban
đầu được xem là cuộc tấn công đơn phương của Mỹ vào Việt Nam vì chênh
lệch lực lượng quá lớn. Hải quân và không quân Mỹ là lực lượng vũ trang
mạnh nhất trên thế giới, trong khi đó Quân đội Nhân dân Việt Nam non trẻ
lúc bấy giờ chỉ có vẻn vẹn 70 chiếc máy bay, tính đến gần cuối chiến
tranh mới có 200 chiếc.
Tuy nhiên sự
chênh lệch lực lượng này vẫn không đảm bảo cho Mỹ có một chiến thắng.
Việt Nam đã nhận được nguồn trợ giúp về kỹ thuật, huấn luyện và máy bay
thay thế to lớn từ phía Liên Xô và Trung Quốc.
Các phi công
lái máy bay MiG của Việt Nam đã tấn công dữ dội vào lực lượng Mỹ, gây
ra thiệt hại nặng nề, ngay cả với máy bay ném bom siêu âm F-105
Thunderchief.
Trong cuộc chiến kéo
dài hơn hai thập kỷ đó, các đơn vị tình báo NSA của Mỹ đã phát hiện ra
Nguyễn Tomb - một viên phi công xuất sắc, và đã dùng từ “ace” để nói về
anh. (Trong tiếng Anh, “ace” là để chỉ phi công đã từng bắn hạ ít nhất 5
máy bay địch.)
Theo hồ sơ của NSA,
Nguyễn Tomb được coi là một mối đe dọa nghiêm trọng khiến các chỉ huy
cửa Lực lượng không quân số 7 Mỹ ám ảnh và quyết tâm phải bắn hạ được.
Mỗi khi Nguyễn Tomb có kế hoạch bay là NSA lại cảnh báo với toàn quân.
Không
quân Mỹ cũng truyền tay nhau hình ảnh chiếc MiG-17 mang số hiệu 3020
với 6 ngôi sao trên mũi, mỗi ngôi sao đại diện cho một chiếc máy bay Mỹ
bị bắn hạ. Đó chỉ có thể là máy bay chiến đấu của anh hùng Nguyễn Tomb.
National
Interest cho biết chiếc MiG-17 Fresco là phiên bản nâng cấp từ máy bay
chiến đấu MiG-15 được sử dụng rất nhiều trong cuộc chiến tranh Triều
Tiên. Đó là thế hệ sau của máy bay F-4 Phantom, máy bay chiến đấu hàng
đầu mọi thời đại của Mỹ.
Trong khi
máy bay F-4 bay nhanh hơn cả tốc độ Mach 2 thì MiG-17 thậm chí còn không
đạt được tốc độ Mach 1. Không giống như máy bay chiến đấu MiG-21,
MiG-17 không thể mang tên lửa không đối không, thay vào đó phải phụ
thuộc vào hai khẩu pháo 37 mm và 23 mm. Máy bay này cũng không có bộ
điều khiển thủy lực, khiến nó khó xử lý ở tốc độ cao.
Bất
chấp những nhược điểm thì MiG -17 vẫn hoạt động cực kỳ tốt ở tốc độ
chậm và không chiến cự ly gần. Vào những ngày đầu của cuộc chiến, F-4 bị
bắt bài và tên lửa không đối không thiếu độ tin cậy. Nếu MiG-17 ở trong
phạm vi chiến đấu, máy bay này sẽ dễ dàng hạ F-4, trừ khi phi công của
F-4 chạy trốn.
Một tấm ảnh khác chụp
được hình ảnh máy bay MiG-21 mang số hiệu 4326 và có 13 ngôi sao chiến
thắng cũng được cho là máy bay của anh hùng Nguyễn Tomb vì phía Mỹ cho
rằng khó có ai khác bắn hạ được nhiều máy bay như vậy.
Trận chiến cuối cùng của người anh hùng
Vào
năm 1972, Mỹ mở Chiến dịch Linebacker ném bom đánh phá miền bắc kéo dài
6 tháng. Theo phía Mỹ, vào ngày 10/5, 11 máy bay chiến đấu của miền bắc
Việt Nam cùng 4 máy bay F-4 Phantoms đã bị bắn hạ trong một cuộc giao
chiến lớn.
Hai phi công may mắn của
phía Mỹ hôm đó là Thiếu tướng Hải quân Randy "Duke" Cunningham và sĩ
quan đánh chặn ngồi ở ghế sau, Thiếu tướng Junior Grade William “Irish”
Driscoll.
Cả hai đều tốt nghiệp
trường Top Gun, trường chuyên dạy kỹ thuật chiến đấu trên không. Khi hai
viên phi công này lái chiếc F-4J trong cuộc tấn công vào thì họ cũng bị
các máy bay MiG-17 của Việt Nam tấn công.
Cunningham
đã ngay lập tức bắn hạ một chiếc MiG-17 bằng tên lửa Sidewinder. Sau đó
ông ta nhìn thấy chiến hữu đang ở trong tầm bắn của tám chiếc MiG-17.
Một
vài chiếc MiG-17 đang ở phía đuôi chiếc F-4 của Timm. Cunningham không
thể bắn tên lửa vì tên lửa Sidewinder có thể đã bị khóa vào hai động cơ
nhiệt của chiếc Phantom. Và những chiếc F-4 của Mỹ đã phải bỏ chạy và
quay trở lại căn cứ.
Trong lúc đó,
Cunningham chú ý có một chiếc MiG-17 đơn độc đang hướng về phía mình và
quyết định tiếp cận, đó là một sai lầm chết người vì MiG-17 đã bắn pháo
vào đầu chiếc Phantom khi bay ngang qua. Vì thiếu súng nên Cunningham
lại điều khiển máy bay bay lên.
Chiếc
MiG-17 đã bám theo chiếc F-4 của Mỹ với khoảng cách rất gần, và
Cunningham đã nhận ra số hiệu 3020 trên chiếc MiG. Dù cố để cắt đuôi
nhưng nhất cử nhất động của ông đều không qua được viên phi công đang
lái chiếc MiG-17. Hai chiếc máy bay vờn nhau đến mức chiếc Phantom đã
gần như chao đảo.
Cuộc chiến tốc độ
chậm bay quần vòng như thế chính là thế mạnh của MiG-17. Tuy nhiên
Cunningham vẫn nhất quyết không chịu từ bỏ cuộc đuổi bắt này.
Thay
vào đó, Cunningham lại bay nhanh về phía trước hai dặm trước khi quay
đầu và bay ngang qua MiG ở góc mà MiG không thể bắn lại được. Nhưng bằng
một cách ngoạn mục, viên phi công điều khiển MiG đã lại nhanh chóng
quay lại theo đuôi chiếc F-4.
Cunningham
lại quay lại lần hai, nhưng lần này, khi chiếc MiG bắt đầu theo đuôi
trở lại thì Cunningham đã phanh lại và rơi lại phía sau MiG. Nhưng chiếc
F-4 vẫn ở vị trí quá gần để có thể tấn công tên lửa vào chiếc MiG.
Viên
phi công điều khiển chiếc MiG đã hạ độ cao đột ngột và sức nóng mà nó
tạo ra giúp che mắt tên lửa. Khi MiG cách xa chiếc F-4, Cunningham đã
phóng tên lửa Sidewinder. Tên lửa này đã tấn công trúng mục tiêu, chiếc
MiG đã rơi xuống và nổ tung.
Người ta
không nhìn thấy chiếc dù nào phóng ra. Và viên phi công điều khiển,
được cho là người anh hùng Nguyễn Tomb đã tử nạn, theo phía Mỹ.
Ngay
sau đó, tên lửa đất đối không SA-2 cũng đã đánh trúng chiếc Phantom của
Cunningham. Hai viên phi công may mắn đã hướng máy bay ra phía biển và
đã được cứu hộ trên biển. Hai viên phi công này đã được được phong làm
những phi công xuất sắc (ace) đầu tiên của Mỹ tại chiến trường Việt Nam.
Sau
cuộc chiến ở Việt Nam, khi trở về nước, Driscoll làm giảng viên tại
trường Top Gun còn Cunningham đã phục vụ 15 năm trong vai trò đại biểu
đảng Cộng hòa tại California trước khi bị tống giam vì tội tham nhũng
năm 2005.
Huyền thoại và điều bí ẩn
Khi
quan hệ Việt- Mỹ đã bình thường hóa, nhiều nhà sử học của Mỹ bắt đầu
hỏi thăm và tìm hiểu sâu hơn về viên phi công huyền thoại mà Mỹ thường
gọi là Nguyễn Tomb (hay Toon).
Tuy
nhiên khi được hỏi, không phi công nào của Việt Nam cho rằng mình đã
từng nghe qua cái tên này, và cái tên này cũng không có mặt trong bất kỳ
hồ sơ nào.
Cái tên mà các nhà sử học
Mỹ đưa ra là Tomb hay Toon đều không phải là tên Việt Nam. Có thể tình
báo Mỹ đã nghe nhầm là Tuân hoặc Tống. Và hầu hết các anh hùng phi công
của Việt Nam đều lái MiG-21 chứ không phải MiG-17 và cũng không chuyển
đổi máy bay qua lại cho nhau.
Thực tế
cho thấy không có lý do nào để Không quân Việt Nam giấu giếm về người
anh hùng như vậy, vì nếu có cá nhân xuất sắc như vậy chắc chắn sẽ được
biểu dương. Và các phi công khác chắc chắn cũng phải nhớ đến huyền thoại
này, anh không thể biến mất hoàn toàn khỏi lịch sử như vậy.
Đối
với các nhà sử học Mỹ, Nguyễn Tomb không phải là huyền thoại mà là một
ẩn số. Phía Mỹ cũng không chấp nhận sự bác bỏ của phía Việt Nam mà tìm
các giả thuyết khác nhau để minh chứng.
Có
giả thuyết cho rằng Tomb là phi công của Nga. Trong chiến tranh Triều
Tiên, các phi công Nga đã đổ về các đơn vị không quân của Trung Quốc và
Triều Tiên. Hàng nghìn cố vấn Nga đã đến miền bắc Việt Nam, tuy nhiên
sau khi chiến tranh kết thúc, thực tế không người Nga nào nhận đã tham
gia vào các cuộc không chiến ở Việt Nam.
Một
giả thuyết khác lại cho rằng Tomb thực chất là hai viên phi công Đinh
Tôn và Đặng Ngọc Ngự. Phi công Đặng Ngọc Ngự đã từng lập nhiều chiến
thắng trên không, còn phi công Đinh Tôn nổi tiếng với xu thế tấn công
đơn độc.
Giả thuyết cho rằng Đinh Tôn
đã lẻn vào đội hình cùng các máy bay chiến đấu Mỹ và chờ xem mất bao
lâu họ mới phát hiện ra. Nhưng cả hai phi công này đều lái máy bay
MiG-21 chứ không phải MiG-17, và không chiếc nào tham gia vào cuộc không
chiến hôm 10/5/1972.
Một giả thuyết
khác do nhà sử học Tom Cooper đưa ra, đó là Nguyễn Tomb thực ra là Lê
Thanh Đạo, người anh hùng từng bắn hạ 6 máy bay Mỹ và cũng tham gia vào
cuộc chiến hôm đó. Nhưng Lê Thanh Đạo cũng lái máy bay MiG-21 và không
bị bắn hạ hôm đó.
Vậy ai mới thực sự
là đối thủ của Cunningham vào hôm 10/5 đó? Có giả thuyết cho rằng đó là
anh Nguyễn Văn Thọ, tuy nhiên phi công này vẫn sống sót sau vụ rơi máy
bay, và điều này lại không phù hợp với vụ nổ mà phi công Cunningham
chứng kiến.
Anh hùng Tomb thực sự là ai?
Theo một cách nói nổi tiếng của phương Tây thì: Mỹ không cần tạo ra Nguyễn Tomb vì anh hoàn toàn có thật trên đời.
Một
phi công nổi tiếng của Việt Nam là Nguyễn Văn Cốc, phi công hàng đầu
của quân đội Việt Nam lúc bấy giờ. Ông đã từng bắn hạ 9 máy bay địch
trên không bằng máy bay tiêm kích MiG-21. Và nó mang số hiệu 4326.
Anh hùng Nguyễn Văn Bảy (A)
13
ngôi sao tượng trưng cho 13 chiến thắng bao gồm cả chiến thắng của các
viên phi công khác điều khiển chiếc máy bay này. Anh hùng Nguyễn Văn Cốc
tham gia huấn luyện ở Nga để sử dụng MiG-21 khi tròn 26 tuổi. Cha và
bác của ông đều tham gia kháng chiến chống Pháp và đã hy sinh.
Nguyễn
Văn Cốc đã bị bắn trước khi thực hiện pha bắn hạ máy bay Mỹ đầu tiên
vào ngày 2/1/1967 trong Chiến dịch Bolo, một chiến dịch phục kích trên
không của Mỹ. Hôm 30/4, anh lại tiêu diệt được chiếc F-105 và sau đó lại
tiêu diệt thêm 8 máy bay nữa trong tháng 12/1969 với tên lửa R-3 Atoll.
Trong
số 9 vụ bắn rơi máy bay đó thì có hai chiếc là máy bay không người lái,
và 6 trong số 7 chiếc còn lại đã được xác nhận trong hồ sơ của Mỹ. Điều
này khiến Nguyễn Văn Cốc thành phi công hàng đầu trong cuộc chiến.
Sau
đó Nguyễn Văn Cốc được rút khỏi tuyến tiền tuyến để tập trung đào tạo
các phi công thế hệ sau, những người đã tham gia vào các cuộc không
chiến năm 1972.
Và chiến sĩ Nguyễn Đức Soát, học trò xuất sắc của Nguyễn Văn Cốc đã giành được 6 chiến thắng.
Một
phi công anh hùng khác của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bảy (A), cũng bắn
hạ được 7 máy bay Mỹ chỉ với chiếc MiG-17 cổ lỗ (còn phi công Nguyễn Văn
Bảy (B) là một trong số ít phi công tấn công được tàu Mỹ kể từ sau Thế
chiến II.
Ông cùng phi công Lê Xuân
Dị đã thực hiện nhiệm vụ tấn công tàu USS Oklahoma City và USS Highbee
của Mỹ và đã anh dũng hy sinh trong một trận không chiến thời gian sau
đó).
Và cả ba anh hùng kể trên đều sống sót sau cuộc chiến.
Phi
công Nguyễn Văn Cốc nghỉ hưu năm 2002. Ông Nguyễn Đức Soát là Trung
tướng - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam mới nghỉ hưu
năm 2008. Ông Nguyễn Văn Bảy (A) giờ thì trồng xoài ở trang trại ngoại ô
TP HCM.
Không giống như nhiều phi
công Mỹ khác, nhiều phi công Việt Nam tiếp tục hoạt động cho đến khi
cuộc chiến kết thúc. Những phi công giỏi nhất vẫn tiếp tục phục vụ và
giành được nhiều chiến thắng trên không. Tổng cộng có 16 phi công được
nhận danh hiệu phi công xuất sắc (ace).
Tóm
lại đến nay Nguyễn Tomb vẫn là một bí ẩn về một huyền thoại được đối
phương tôn vinh trong cuộc chiến tranh Việt – Mỹ. Trong công cuộc tìm
kiếm một người anh hùng thật sự, các nhà sử gia Mỹ mới ngỡ ngàng nhận ra
rằng Việt Nam thực tế có quá nhiều anh hùng tạo nên những huyền thoại
như vậy.
Chiến tranh Việt Nam ghi nhận những chiến công đặc biệt của các phi công
tiêm kích. Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át
(Aces).
* Át (Aces) là một danh hiệu công
nhận cho các phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối
phương đạt con số 5 trở lên. Danh hiệu Át có từ Chiến tranh thế giới thứ
nhất.
Chiến tranh Việt Nam ghi nhận cuộc chạm trán không cân sức giữa lực
lượng không quân hùng hậu nhất thế giới của Mỹ với lực lượng không quân
còn non trẻ của Việt Nam. Tuy mới thành lập, thiếu kinh nghiệm, trang
thiết bị kém hiện đại hơn nhưng với sự nỗ lực phi thường công với tinh
thần sáng tạo, dũng cảm các phi công Việt Nam đã lập được những chiến
công hiển hách.
Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át trong khi đó con
số phi công Át của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chỉ có 5 người.
Dưới đây là danh sách 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át:
"Chim cắt số 2" Nguyễn Văn Cốc.
Phi công Nguyễn Văn Cốc
Đứng đầu trong danh sách các “Át” của Không quân Nhân dân Việt
Nam là phi công Nguyễn Văn Cốc với 9 lần bắn rơi máy bay Mỹ trong đó có 7
lần được phía Mỹ công nhận.
Phi công Nguyễn Văn Cốc sinh năm 1943 tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang. Ông được tuyển chọn đi học lái máy bay MiG-17 vào năm 1961. Sau
đó, ông lại sang Liên Xô học chuyển loại MiG-21. Ông bắt đầu các hoạt
động bay chiến đấu với MiG-21 trong biên chế Trung đoàn 921, đoàn Sao Đỏ
từ tháng 12/1965.
Chỉ trong vòng 2 năm (1967-1968), ông đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ (gồm 3 F-4, 3 F-5, 1 F-102, 2 UAV tầng cao AQM-34A).
Một trong những trận đánh đáng nhớ nhất của ông, được tuyển chọn vào tập
sách những trận đánh hay của không quân là trận ngày 30/4/1967.
Khi đó, biên đội của ông gồm phi công Nguyễn Ngọc Độ bay số 1, ông bay
số 2 cất cánh đánh chặn một tốp F-105 của địch.Trong trận đánh, sau khi
phi công Nguyễn Ngọc Độ phóng tên lửa diệt một máy bay, tranh thủ lúc
lúc địch chưa phát hiện ra ta, ông đã nhanh chóng công kích bắn hạ thêm
một máy bay F-105.
Đây có thể nói là bước “cải tiến chiến thuật”, vì theo nguyên tắc chiến
thuật bài bản, trong biên đội 2 MiG-21 thì số 2 chỉ có nhiệm vụ yểm trợ,
quan sát đối phương giúp số 1 công kích. Tuy vậy, Nguyễn Văn Cốc đã
sáng tạo cải tiến chiến thuật, khi thời cơ đến, ở thế có lợi cùng tham
gia tiêu diệt máy bay địch, vừa bảo vệ đồng đội nhưng vừa tăng hiệu suất
chiến đấu.
Việc sáng tạo ra chiến thuật cải tiến số 2 cùng công kích, ông đã được
đồng đội đặt cho biệt danh “chim cắt số 2”. Với những chiến công xuất
sắc trong 2 năm chiến đấu, năm 1969, ông được phong tặng danh hiệu Anh
hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Phi công Nguyễn Hồng Nhị.
Phi công Nguyễn Hồng Nhị
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị là một
trong những phi công xuất sắc của Không quân Nhân dân Việt Nam.
Chỉ trong vòng 3 năm từ 1966-1968, phi công Nguyễn Hồng Nhị đã lập chiến
công bắn hạ 8 máy bay địch. Trong đó, riêng năm 1967, ông bắn hạ tới 6
chiếc F-4 và F-8 của địch.
Một trong những trận đánh đáng lưu ý của ông là vào ngày 4/4/1966, khi
đó ông đã dùng một chiếc MiG-21 bắn hạ máy bay không người lái tầng cao ở
độ cao 18.000m. Điều đặc biệt ở đây, ông là người đầu tiên bay trên
MiG-21 chiến và cũng là lần đầu tiên MiG-21 của ta lập công diệt địch.
Trong quá trình học tập trở thành phi công của ông. Ban đầu, ông được
chọn đi học lái tiêm kích – bom. Nhưng khi về nước lại được giao lái máy
bay tiêm kích đánh chặn MiG-21. Đây là một trở ngại lớn vì những khoa
mục, bài tập tiêm kích ông học rất ít, không thuần thục.
Bằng, lòng dũng cảm, sáng tạo, ông đã lập được những chiến công xuất sắc
bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam. Thậm chí, những người phe đối phương
cũng phải “ngả mũ kính phục” ông.
Năm 2005, một sĩ quan cao cấp Hải quân Mỹ (sau này trở thành Đô đốc Hải
quân) đã tới Hà Nội du lịch với mong muốn được gặp Thiếu tướng Nguyễn
Hồng Nhị để bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Rất tiếc, khi đó ông không có mặt ở
Hà Nội.
Phi công Phạm Thanh Ngân.
Phi công Phạm Thanh Ngân
Phạm Thanh Ngân sinh ngày 18/4/1939 tại xã Lương Phú, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tháng 3/1959, ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân
Việt Nam.
Tháng 4/1961, ông được cử sang Liên Xô học lái tiêm kích MiG-17. Tháng
10/1964, ông về nước và tham gia chiến đấu trong Trung đoàn 921 Sao đỏ.
Tháng 8/1965, ông đi học chuyển loại tiêm kích MiG-21. Tháng 6/1966, ông
về nước và bắt đầu trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ bầu trời miền
Bắc.
Trong thời gian từ 1966-1968, ông cùng đồng đội tham gia chiến đấu và
trực tiếp bắn rơi 8 máy bay địch. Có hai trận đánh ngày 18 và
20/11/1967, ông và phi công Nguyễn Văn Cốc đã bắn rơi tới 4 máy bay
địch.
Đặc biệt, 2 trong số máy bay MiG-21 mà ông từng điều khiển mang số hiệu
4324 và 4326 đều là những chiếc có số lần bắn hạ đối phương cao nhất
(4324 với 14 lần và 4326 với 13 lần).
Phi công Mai Văn Cương
Anh hùng phi công Thiếu tướng Mai Văn Cương sinh năm 1941 tại
xã Hoàng Đạo, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông nhập ngũ ngày
28/3/1959 và được kết nạp vào Đảng ngày 23/8/1964.
Tháng 7/1961, ông được cử đi học lái máy bay tiêm kích MiG-17 tại Liên
Xô. Năm 10/1964, ông là sĩ quan lái máy bay của Trung đoàn 921. Tháng
9/1965, ông tiếp tục cử đi học chuyển loại MiG-21 tại Liên Xô.
Trong quá trình chiến đấu, phi công Mai Văn Cương đã bắn hạ 8 máy bay Mỹ các loại.
Phi công Đặng Ngọc Ngự
Phi công Đặng Ngọc Ngự với 7 lần bắn hạ máy bay Mỹ, phi công
lái Mig-21 thuộc Trung đoàn 921, đoàn Sao Đỏ. Ngày 22/5/1967 bắn rơi
chiếc F-4C, ngày 10/5/1972 bắn rơi chiếc F-4E, ngày 8/7/1972 bắn rơi
chiếc F-4E.
Anh hùng phi công Đại tá Nguyễn Văn Bảy A (*) sinh năm 1936 tại xã Hòa
Thành, Lai Vung. Năm 1953, do không chịu lấy vợ theo ý gia đình ông bỏ
trốn vào bộ đội. Sau hiệp định Geneva 1954, ông tập kết ra miền Bắc.
Năm 1960, ông được chọn đi học lái máy bay tiêm kích MiG ở Liên Xô.
Tháng 4/1965, ông về nước tham gia chiến đấu trong đội hình Trung đoàn
tiêm kích 921 Sao Đỏ.
Trong suốt những năm chiến đấu (1966-1968), phi công Nguyễn Văn Bảy đã
tham gia đánh 13 trận bắn rơi 7 máy bay Mỹ và chưa lần nào phải nhảy dù.
Đặc biệt có những trận đánh hiếm có mà có lẽ khi nghe tới nhiều phi công
Mỹ cũng phải “thán phục”. Trận ngày 7/10/1965, khi chiến đấu trên bầu
trời Yên Thế, máy bay của ông bị trúng đạn thủng kính buồng lái. Dù vậy,
ông vẫn bình tĩnh bịt lỗ thủng to nhất và đưa máy bay hạ cánh an toàn.
Sau trận đó, ông đếm tất cả có 82 lỗ thủng nắp buồng lái. Có thể nói,
đây là kỳ tích hiếm có phi công nào trên thế giới làm được.
Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, năm 1967, ông được Đảng
và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Có một điều lạ, cuộc đời ông dường như gắn chặt với con số “7”. “Tao
toàn gặp số bảy: Tên Bảy, con thứ 7, đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7
ngày lên 7 lớp, 7 lần bắn rơi 7 máy bay Mỹ bằng máy bay MiG-17, được
phong Anh hùng năm 1967…”, ông kể.
Phi công Nguyễn Đức Soát.
Phi công Nguyễn Đức Soát
Anh hùng phi công Trung tướng Nguyễn Đức Soát sinh năm 1946 tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Năm 1965, ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng trong năm này ông được cử đi học lái tiêm kích MiG-21 tại Liên Xô.
Năm 1968, ông về nước và được cử vào Trung đoàn Không quân 921 Sao Đỏ.
Chỉ trong năm 1972, ông đã lần lượt bắn rơi 6 máy bay Mỹ.
Một trong những trận đánh đáng nhớ của ông và đồng đội là trận ngày
27/6/1972. Trong trận đánh đó, hai biên đội MiG-21 Nguyễn Đức Soát – Ngô
Duy Thư (trung đoàn 921) và Phạm Phú Thái – Bùi Thanh Liêm (trung đoàn
927) đã phối hợp tiêu diệt 4 chiếc F-4.
Đây là trận thắng oanh liệt khi chỉ trong ít phút bốn phi công của ta đã
bắn rơi bốn máy bay phản lực hiện đại được những phi công sừng sỏ Không
quân Mỹ điều khiển.
Với những chiến công xuất sắc trong chiến đấu, năm 1973, phi công Nguyễn
Đức Soát được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân
khi mới 27 tuổi.
Chiếc Mig-21 FM94 số hiệu 5020 do phi
công Nguyễn Đức Soát điều khiển bắn rơi 5 máy bay Mỹ tại Bảo tàng Phòng
không-Không quân Việt Nam.
Phi công Nguyễn Ngọc Độ
Anh hùng phi công Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Độ sinh năm 1934 tại
xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tháng 6/1953 ông nhập
ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tháng 10/1956 ông được cử đi học lái máy bay chiến đấu tại Trung Quốc.
Năm 1964, ông về nước tham gia chiến đấu trong Trung đoàn 921.
Trong quá trình chiến đấu, ông trực tiếp cầm lái chiếc MiG-21 F13 số hiệu 4420 bắn rơi 6 máy bay chiến đấu Mỹ.
(còn nữa)
Chiếc MiG-17 số hiệu 2047 do phi công
Nguyễn Văn Bảy điều khiển đánh bom gây thiệt hại tàu khu trục
USS-Oklahoma City của Mỹ năm 1972.
(*) Không quân Nhân dân Việt Nam còn có một phi công nữa tên là Nguyễn
Văn Bảy (biệt danh Bảy B). Ông nổi tiếng với chiến công dùng MiG-17
không kích tàu khu trục Mỹ USS Higbee (DD-806) vào ngày 19/4/1972.
Đây là chiến công đầu tiên của không quân Việt Nam đánh vào lực lượng
Hải quân Mỹ. Rất tiếc, trong trận đánh vào ngày 6/5/1972, ông đã bị bắn
rơi và anh dũng hi sinh. Năm 1994, phi công Nguyễn Văn Bảy B được truy
tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Theo Đất Việt
Chuyện ít biết của vị tướng không quân huyền thoại
23:49 27/12/2012
0
10 lần xuất kích bắn hạ 9 máy bay nhưng phải mất hơn 8 năm mới chinh phục được trái tim một người con gái.
Một vị tướng không quân Việt Nam từng nói: “Ở Việt Nam ra ngõ
là gặp anh hùng, trong một đại đội không quân cũng có đến gần chục anh
hùng”. Tuy nhiên, với tướng Cốc, có lẽ không quá khi nói rằng ông xứng
đáng là “anh hùng của những anh hùng”. Vừa tròn 27 tuổi, ông được phong
tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông cũng đang giữ
kỷ lục Việt Nam là người bắn rơi nhiều máy bay nhất trong kháng chiến
chống Mỹ. Hơn 10 lần xuất kích, riêng “Chim cắt số 2” đã hạ 9 máy bay
địch đồng thời hỗ trợ đồng đội bắn hạ thêm 9 chiếc nữa. Chiến tích của
ông từng là nỗi khiếp đảm của các đối thủ trên bầu trời. Bản thân các
cựu binh Mỹ sau này cũng phải dùng từ “thán phục” khi nói về tài năng
của tướng Cốc . Tuổi thơ dữ dội và giấc mơ “người giời”
Theo chân đoàn công tác của Quỹ “Mãi mãi tuổi hai mươi”,
chúng tôi đến thăm Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng
Nguyễn Văn Cốc khi ông đang được điều trị tích cực tại tư gia của thầy
thuốc. Căn phòng ông nằm ở sâu phía trong ngôi nhà, được trang bị những
dụng cụ chẳng khác gì trong bệnh viện. Bác sĩ trị liệu luôn túc trực và
sẵn sàng can thiệp lúc cần thiết. Cú ngã “thập tử nhất sinh” (ngã từ cầu
thang xuống) vào năm 2004, đã khiến ông bị chấn thương dây thần kinh sọ
não, bị liệt toàn thân phải nằm một chỗ. Nhưng người anh hùng năm xưa
vẫn chưa bao giờ tuyệt vọng. Ngày ngày ông vẫn luyện tập và lặng lẽ vượt
lên dốc đứng của số phận...
Nếu không được giới thiệu từ đầu, có lẽ khách đến chơi không
thể hình dung được rằng người bệnh đang ngồi xe lăn, tuổi ngoại lục
tuần, phong cách bình dị, điệu cười đôn hậu này là Anh hùng, Trung tướng
Nguyễn Văn Cốc, nguyên Tư lệnh quân chủng Không quân, nguyên Tổng Thanh
tra Quân đội nhân dân Việt Nam.
Có lẽ đã rất lâu, từ sau khi bị tai nạn, tướng Cốc mới có dịp
bộc bạch nhiều về mình như vậy. Ông kể, sinh ra phải thời loạn lạc, mới
4 tuổi đã phải đón nhận tin “sốc”, cả hai người thân là bố và chú ruột
đều hi sinh một lúc. Khi địch đưa quân về càn tại Bích Sơn (Việt Yên, Bắc Giang)
quê ông, bố và chú đã tổ chức nghi binh để đồng đội rút lui. Hai người
đã cùng anh em chiến đấu ngoan cường chặn bước tiến của địch nhưng chẳng
may bị bắt. Không hớt được cả mẻ lưới, địch điên cuồng đốt phá xóm
làng, xâu dây thép gai vào tay 20 người rồi dong đi khắp nơi thị uy, bắt
chỉ chỗ Việt Minh ẩn náu. Mọi người thà chết không chịu khai. Giặc Pháp
đã thẳng tay ném 20 người xuống giếng làng, biến nơi đây thành mồ chôn
tập thể. Phi công Nguyễn Văn Cốc báo công với Bác Hồ
Nhắc đến chuyện xưa tướng Cốc như lặng đi, khuôn mặt trùng
xuống, ẩn sâu nơi đáy mắt, hai giọt lệ rưng rưng như trực trào ra. Có lẽ
đó là những ký ức đau buồn mà vị tướng lão thành này không muốn nhắc
lại. “Sau khi ba và chú tôi ngã xuống, bà nội khóc thương đến mù cả hai
mắt. Một năm sau bà cũng bỏ chúng tôi mà đi. Quê hương bị giặc Pháp tàn
phá, nhiều lúc mẹ phải gánh hai anh em tôi chạy lên tận vùng Thái Nguyên
sơ tán, rồi lại trở về xóm làng. Hồi đó tôi còn nhỏ nên chưa hiểu
chuyện. Hàng đêm, nằm trong vòng tay mẹ, hai anh em lại hỏi: “Bố đi đâu
sao không về hả mẹ”. Mẹ tôi bảo: “Các con cứ đếm sao trên trời, khi nào
đếm hết sao thì bố sẽ trở về”. Nói xong, mẹ tôi khóc nức nở. Hai anh em
nhìn lên bầu trời đêm thăm thẳm có những vì sao lấp lánh, mỏi mắt đếm
từng ngôi, đếm mãi đêm này qua đêm khác mà tin bố vẫn bặt tăm. Sau này
lớn lên, tôi mới hiểu được nỗi mất mát của mình”.
Theo lời kể của trung tướng Nguyễn Văn Cốc, giấc mơ chinh
phục bầu trời, làm chủ những con “chim sắt” khổng lồ được nhen nhóm ngay
từ khi ông còn nhỏ. Ở gần quê ông có sân bay Chũ. Ông thường say mê
ngắm những chú “chim sắt” bay lượn trên bầu trời mà không biết chán.
Nhìn những người lính dù, ông thầm nghĩ, không biết cảm giác được lơ
lửng, làm chủ bầu trời sẽ thế nào?.
Khi ông đang là học sinh cấp 3, có đoàn bác sĩ về khám sức
khỏe và tuyển chọn phi công. Chẳng do dự, biết cơ hội đã đến, ông lập
tức đăng ký khám tuyển. Thật bất ngờ, ông nằm trong tốp đầu, xuất sắc
vượt qua hàng trăm học sinh khác để trúng tuyển cùng với hai người nữa.
Ông cười nói: “Tôi đến với phi công như một mối nhân duyên tiền định
vậy!”. Phi công Nguyễn Văn Cốc (ở giữa) cùng đồng đội “Chim cắt số hai”
Theo một thống kê mới đây, trong chiến tranh Việt Nam, phía
Mỹ chỉ có hai phi công trở thành “Át”, là Randy “Duke” Cunningham (Hải
quân Hoa Kỳ) và Steve Ritchie (Không lực Hoa Kỳ) thì Việt Nam có đến 16
phi công đạt được danh hiệu tự hào đó. Trung tướng Nguyễn Văn Cốc là “Át
chủ bài” dẫn đầu, với thành tích hạ 9 máy bay Mỹ (7 máy bay và 2 chiếc
“xe trên trời không người lái” Firebees). Trong số 7 chiếc của ông, có 6
chiếc được chính thức xác nhận bởi Không lực Hoa Kỳ. Còn chiếc thứ 7
nữa, F-102A của phi công Mỹ Wallace Wiggins (chết) bị hạ ngày 3/2/1968,
sau này được kiểm tra chính xác bởi Không quân Việt Nam.
Theo hồi tưởng của tướng Cốc, ngày 9/6/1961, ông chính thức
được nhận giấy gọi nhập ngũ. Ông được điều về huấn luyện tại Trường Dự
khóa bay ở sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Cuối năm đó, ông sang Liên Xô học
lái máy bay. “Tôi vẫn còn nhớ, lúc đầu, đoàn có 120 người. Sau khi học
xong lý thuyết tại nước bạn còn đỗ lại 60 người. Tuy nhiên khi về nước
chỉ còn có 23 người đủ tiêu chuẩn trở thành phi công. Tôi là một trong
17 người học lái máy bay MiG – 17”, tướng Cốc nhớ lại.
Sau khi về nước, tướng Cốc được phân công về Đại đội 1, Trung
đoàn 921 (Đoàn Không quân Sao Đỏ) đóng tại sân bay Nội Bài. Không lâu
sau, ông lại được chọn để đi học chuyển loại máy bay MiG-21 ở Liên Xô
một năm, rồi lại về đơn vị cũ chiến đấu vào đầu năm 1967. Trong đội hình
biên đội MIG-21, số 2 chỉ có nhiệm vụ yểm trợ, quan sát đối phương giúp
cho số 1 vào công kích. Tướng Cốc được phân công bay ở vị trí số 2 với
mục đích bảo vệ cho số 1 tiêu diệt đối phương.
Sau này, Trung tướng Nguyễn Văn Cốc đã cải tiến chiến thuật,
cùng tham gia tiêu diệt máy bay đối phương. Do đó, hiệu suất phi đội
tăng lên. Theo lời kể của ông, trước kia, do chỉ có số 1 công kích nên
tối đa phi đội chỉ bắn hạ được 2 máy bay đối phương. Theo chiến thuật
cải tiến, phi đội của ông có lúc bắn hạ được 3 máy bay đối phương. Để
đạt được điều này, số 2 phải phán đoán và hành động chớp thời cơ rất
nhanh. Do chiến thuật cải tiến này, ông được đồng đội đặt cho biệt danh
“Chim cắt số 2”. Trong thành tích bắn rơi 9 máy bay Mỹ có tới 6 chiếc
được ông bắn hạ ở vị trí số hai. Đại diện của quỹ “mãi mãi tuổi hai mươi” đến tặng quà và động viên trung tướng Nguyễn Văn Cốc
Tướng Cốc nhớ lại, ông bắt đầu tham gia chiến đấu từ giữa năm
1966 nhưng do còn “non kinh nghiệm” nên chưa bắn rơi được máy bay địch.
Bước sang năm 1967, những trận xuất quân của ông đã trở thành cơn ác
mộng của kẻ thù. Sáu “pháo đài bay” từng làm mưa làm gió trên bầu trời
đã bị ông tiêu diệt trong năm này. Gần 9h sáng ngày 30/4/1967, có tin
địch từ hướng Sầm Nưa – Tuyên Quang - Tam Đảo vào, biên đội của ông được
lệnh vào cấp 1 cất cánh chiến đấu. Hai chiếc MiG-21 xuất kích bay vút
lên vùng trời Hòa Bình, Sơn La bám đuôi địch. Nguyễn Ngọc Độ ở vị trí số
1, còn ông ở vị trí số 2 bay lên độ cao khoảng 4.000m, cao hơn máy bay
địch trên dưới 1.000m. Vừa nhập cuộc ông đã lập tức phát hiện 4 chiếc
F105 màu đen bay theo hình thang cách nhau từ 1,5 đến 2km phía dưới,
phía sau là các tốp cường kích có nhiệm vụ oanh tạc các mục tiêu. Khi cự
ly còn khoảng 2km, phi công Nguyễn Ngọc Độ hô “Tốt rồi đấy, bắn đi”.
Đúng lúc đó thì tên lửa ở máy bay ông cũng cho tín hiệu bắt nhiệt. Ông
nhanh chóng nhấn cò, quả tên lửa phụt đi, trong tích tắc, chiếc F105
bùng cháy cùng tiếng reo của biên đội trưởng “Cháy rồi”. Cả hai nhanh
chóng thoát ly, tập hợp đội hình và trở về sân bay. Đó là trận đầu tiên
mở màn cho những trận đánh lập công của ông trong năm đó.
Trong hành trình làm chủ bầu trời, kỷ niệm “nhớ đời” nhất có
lẽ là lần ông bị địch bắn rơi. Tướng Cốc cười hóm hỉnh: “Một lần, tôi
cùng anh Phạm Thanh Ngân, cất cánh khỏi sân bay Nội Bài, vòng về phía
núi Tam Đảo chiến đấu. Vừa lên được khoảng trên 1000m, ra khỏi mây, đã
bị vài con F4 bám đuôi. Lúc đó, anh Ngân tỉnh táo phát hiện ra, đuổi
theo bắn rơi một chiếc. Do mây mù che khuất, chưa kịp nhận diện mục tiêu
tôi đã nghe thấy tiếng “uỳnh”..., một chiếc F4 của địch bắn tên lửa
trúng chúng tôi. Trúng đạn quá bất ngờ, tôi bị mất điều khiển. Tuy
nhiên, máy bay may mắn không bị cháy. Tôi lái vòng về phía thị trấn Kim
Anh (thị xã Mê Linh, Vĩnh Phúc) thoát khỏi sự đeo bám của địch. Được một
lúc thì máy bay rơi, tôi phải nhảy dù hoát thân. Đang loay hoay cuốn
dù, bỗng bà con khắp vùng kéo đến hò hét “Bắt giặc lái”. Nhìn thấy tôi,
một cụ già nhận ra người mình bèn chào: “Ô! Anh đấy à”. Lúc đó, tôi
ngượng chín mặt. Tôi đành quay sang hối thúc: “Thôi bà con về đi, trên
trời vẫn còn máy bay địch đó!”. Một lúc sau, ô tô của quân y đến đưa tôi
trở về doanh trại và chuyển đến bệnh viện quân y 108. Sau này, anh Phạm
Thanh Ngân gặp lại tôi có cười nói: “Tớ bắn rơi một chiếc, cậu phải
nhảy dù, coi như ta với địch hòa một đều”.
“Mong có nhiều Cốc hơn nữa”
Một
kỷ niệm không thể quên trong cuộc đời của tướng Cốc là lần được gặp Bác
Hồ. Bác đến dự Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua của Quân chủng Phòng
không-Không quân. Tướng Cốc nhớ lại, dáng Bác cao gầy, sức khỏe có vẻ
không được tốt. Cả hội trường đứng dậy vỗ tay và hô vang tên Bác. Bác
bước vào, ra hiệu cho mọi người ngồi xuống. Bác ngồi nghe Tư lệnh Phùng
Thế Tài báo cáo. Sau khi nói
chuyện với cán bộ, chiến sĩ đại hội, Bác hướng xuống hội trường bảo:
“Chú Cốc đâu, lên Bác gặp”. Ông ngượng nghịu bước lên, Bác bắt tay ông
và hỏi: “Chú đã bắn được mấy máy bay rồi?”. Ông trả lời: “Dạ thưa Bác,
cháu bắn được 9 cái ạ”. Bác lại hỏi: “Thế chú được tặng mấy huy hiệu của
Bác rồi?”. “Dạ thưa Bác, 9 chiếc ạ”.
Bác cầm tay
ông giơ cao và hướng xuống hội trường nói: “Năm mới, Bác chúc cho Quân
chủng Phòng không – Không quân có nhiều Cốc hơn nữa”. Khoảnh khắc đáng
nhớ ấy đã được phóng viên ảnh ghi lại. Bức ảnh đó đã trở thành vật kỷ
niệm đáng quý nhất trong cuộc đời ông với vị lãnh tụ kính yêu, vì cuối
năm đó Người ra đi mãi mãi.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất