Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

VÕ THUẬT TINH HOA 64

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những Môn Võ Thực Chiến Nguy Hiểm Nhất Thế Giới

Top 7 môn võ thực chiến nguy hiểm nhất thế giới

Mỗi môn võ đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Dựa vào tính ưu việt của từng môn, các võ sư và huấn luyện viên võ thuật trên thế giới đã chọn ra 7 môn võ được xem có tính thực chiến nguy hiểm nhất thế giới.
Lý Liên Kiệt và dàn cao thủ võ thuật gục ngã vì bệnh tậtViên Hòa Bình: Người đạo diễn đại tài của võ thuật điện ảnh Hồng Kông
1. Kickboxing
Kickboxing. Ảnh: Internet.
Kickboxing. Ảnh: Internet.
Kickboxing là môn võ phát triển từ Quyền Thái, Quyền Anh và Karate. Nếu boxing cổ điển chỉ sử dụng những cú đấm thì kickboxing kết hợp cả đấm và đá. Đây là môn võ chỉ dùng cho phái mạnh với những đòn đánh khá nguy hiểm, đầy bạo lực. Những cú đấm thôi sơn, đòn phan ống ác liệt có thể dễ dàng knock-out đối thủ nhanh chóng. Kickboxing là một trong những môn võ tự vệ và chiến đấu hiệu quả nhất hiện nay.
2. Muay Thai
Muay Thai. Ảnh: Internet.
Muay Thai. Ảnh: Internet.
Muay Thai ra đời từ thế kỷ 16 với tên gọi lúc đầu là Muay Boran. Muay Thai sử dụng tất cả các bộ phận trên cơ thể để chiến đấu, kể cả gối và chỏ. Chính vì sử dụng gối và chỏ nên Muay Thai được coi là môn võ tàn bạo và nguy hiểm bậc nhất thế giới. Ngày nay, Muay Thai được phổ biến rộng rãi trên thế giới bởi khả năng tự vệ hiệu quả và tính chiến đấu cao. Các giải đấu Muay Thai và UFC đã trở thành các sân chơi lớn thu hút đông đảo lượng fan hâm mộ trên thế giới.
3. Krav Maga
Krav Maga. Ảnh: Internet.
Krav Maga. Ảnh: Internet.
Krav Maga là môn võ tự vệ của quân đội Isarel, được sáng tạo bởi võ sư Imi Lichtenfied. Krav Maga kết hợp của các môn Boxing, Savate, Muay Thai, Vịnh Xuân, Judo, Jiu-Jitsu và đô vật. Đây được xem là môn võ có tính sát thương cao và hiệu quả chiến đấu tốt nhất hiện nay với các đòn tấn công trực tiếp vào chỗ hiểm trên cơ thể như ngực, cổ, mắt, yết hầu, sương xườn. Ngày nay, môn võ này được truyền dạy rộng rãi trong quân đội các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
4. Systema
Systema. Ảnh: Internet.
Systema. Ảnh: Internet.
Systema là sự pha trộn giữa võ cổ truyền Nga và nhiều tinh hoa võ thuật phương Đông. Nó được sáng tạo và truyền bá bởi HLV Mikhail Ryabko. Môn võ này đòi hỏi sự tập trung cao độ, kết liễu đối thủ với các đòn nhanh mạnh, dứt khoát. Systema được truyền dạy rộng rãi, là môn võ bắt buộc và cơ bản của quân đội, cảnh sát Nga. Không chỉ dạy đòn đánh hiểm độc, Systema còn rèn luyện cả yếu tố tâm lý và thần kinh thép.
5. Wushu Shanshou (Tán thủ)
Wushu Shanshou . Ảnh: Internet.
Wushu Shanshou . Ảnh: Internet.
Wushu Shanshu là môn võ thuật hiện đại và vô cùng tàn bạo, nguy hiểm của Trung Quốc. Môn võ này là sự tổng hợp từ các môn phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động, Vịnh Xuân Quyền. Wushu Shanshu là tinh hoa của võ cổ truyền Trung Hoa với các thế đánh độc, tàn bạo và hiểm ác. Vì tính thực chiến cao nên Wushu Shanshou được chọn là môn võ cận chiến của quân đội Trung Quốc.
6. Võ cổ truyền Việt Nam
Võ cổ truyền Việt Nam. Ảnh: Internet.
Võ cổ truyền Việt Nam. Ảnh: Internet.
Từ một dân tộc nhỏ bé, luôn chịu các cuộc chiến tranh xâm lược, các bậc võ sư tiền bối Việt Nam đã đúc kết và rút ra những miếng đánh cực độc và nguy hiểm nhất. Với nguyên lý lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, hạ kẻ thù một cách nhanh nhất, có thể nói Võ cổ truyền Việt Nam là môn võ có chiến thuật cận chiến nguy hiểm nhất thế giới. Ngoài ra, võ cổ truyền Việt Nam còn có các bài quyền cước đẹp mắt và kỹ thuật dùng binh khí cực kỳ linh hoạt, uyển chuyển.
7. Triệt quyền đạo
Triệt quyền đạo. Ảnh: Internet.
Triệt quyền đạo. Ảnh: Internet.
Người sáng lập ra Triệt quyền đạo chính là ngôi sao võ thuật điện ảnh Lý Tiểu Long. Nói về tính thực chiến thì khó ai có thể qua được Lý Tiểu Long, ông kết hợp các môn võ Trung Hoa như Vịnh Xuân…với võ học phương Tây để tạo ra Triệt quyền đạo với nguyên lý cắt đứt đường quyền đối thủ trước khi đối thủ tung ra đòn. Triệt quyền đạo đòi hỏi tốc độ, nhãn quan tốt, tính bền bỉ và khả năng ra đòn chuẩn xác, mạnh mẽ nhất. Nhiều võ sư còn đánh giá Triệt quyền đạo còn có tính thực chiến cao hơn cả Muay Thai lẫn Kick-boxing.
V.Đ (Tổng hợp)
Hãy cùng điểm mặt 10 môn võ nguy hiểm nhất thế giới:
Công phu Thiếu Lâm (Trung Quốc)
Nguồn gốc: Võ Thiếu Lâm là một trong các môn võ cổ xưa nhất tại Trung Quốc, bắt nguồn từ chùa Thiếu Lâm tại tỉnh Hà Nam. Chùa Thiếu Lâm được xây dựng vào năm 495 sau Công nguyên và người đầu tiên thuyết giảng kinh Phật tại đây là một tăng sĩ Ấn Độ Phật Ðà-Bạt-Ðà-La (Buddhabhadra). Một tăng sĩ Ấn Độ khác Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) người sáng lập ra Phật giáo Thiền tông, đến Thiếu Lâm vào năm 527 sau Công nguyên. Có nhiều ý kiến cho rằng ông là người sáng lập ra võ Thiếu Lâm, nhưng vẫn chưa thể khẳng định.
Đặc điểm: Được các tăng nhân Thiếu Lâm khổ luyện, các kỹ năng cơ bản của Võ Thiếu Lâm thường tập trung vào khả năng chịu đựng, sự linh hoạt, tính bền bỉ và thăng bằng. Nó thể hiện niềm tin của người Trung Quốc cổ xưa về “sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên” và đề cao các chiêu thức phù hợp với cấu trúc cơ thể tự nhiên của con người. Trên cơ sở các chiêu thức quyền và cước, võ Thiếu Lâm gây ấn tượng với tốc độ ra đòn nhanh như chớp và sức mạnh phi thường.

Muay Thái (Thái Lan)
Nguồn gốc: Muay Thái là môn võ đối kháng bắt nguồn từ Thái Lan vào thế kỷ 16. Theo lời kể, trong suốt cuộc chiến giữa Miến Điện và Xiêm La, một chiến binh tên Nai Khanomtom bị Miến Điện bắt giữ. Ông nổi tiếng thành thạo các kỹ năng chiến đấu tay đôi và người Miến Điện cho ông cơ hội chiến đấu để giành lại sự tự do. Với khả năng của mình, ông đã chiến thắng trận đấu và trở về Xiêm La, nơi ông được chào đón như một vị anh hùng. Kỹ năng chiến đấu của ông chính là Muay Thai và sớm được công nhận là môn thể thao quốcgia.
Đặc điểm: Được gọi là “Nghệ thuật 8 chi” hay “Kỹ thuật 8 chi”, Muay Thai sử dụng các cú đấm, đòn đá, giựt cùi trỏ và lên gối. Đặc điểm nổi bật của Muay Thái là sự kết hợp của kỹ thuật ôm ghì và tấn công ở tư thế đứng để quật ngã hoặc quăng ngã đối thủ. “Cú đấm ngàn cân” được cho là có thể hạ gục một con trâu mộng chỉ với một chiêu thức! Bên cạnh việc là một môn võ thuật để tấn công và tự vệ, Muay Thái cũng là một môn thể thao để rèn luyện sức khỏe và tiêu khiển.

Kalaripayattu (Ấn Độ)
Nguồn gốc: Kalaripayattu là một trong các trường phái võ thuật lâu đời nhất trên thế giới, bắt nguồn ở Kerala và khu vực phía Nam của Tamil Nadu, Ấn Độ. Hiện tại chưa xác định ai là người sáng lập nhưng theo truyền thuyết Ấn Độ cho rằng đó là Thần Shiva, Sage Agastya hay Parashurama, là hiện thân kiếp thứ 6 của Thần Vishnu. Môn võ này đã được phát triển từ thế kỷ thứ 6 trong cuộc chiến giữa 2 đế chế Chera và Chola. Chiến tranh lan rộng buộc các chiến binh phải trui rèn võ thuật và phát triển các kỹ thuật hiệu quả trong thực chiến.
Đặc điểm: Kalaripayattu nghĩa là ‘Luyện võ trên chiến trường’. Đặc điểm của môn võ này là các cú đá, đòn đánh, khóa xiết, sử dụng vũ khí và phương pháp trị thương. Các kỹ thuật được kết hợp trên cơ sở các đòn chân và tư thế mô phỏng động vật. Có 2 trường phái cơ bản: Kalaripayattu phương Bắc dựa trên chuyển động linh hoạt, các cú nhảy, đòn thế phòng thủ và sử dụng vũ khí trong khi Kalaripayattu phương Nam lại dựa vào chiến đấu tay không và tấn công vào các huyệt đạo.

Krav Maga (Israel)
Nguồn gốc: KravMaga (nghĩa là cận chiến) là hệ thống tự vệ được phát triển bởi lực lượng phòng vệ Israel. Bắt nguồn từ các kỹ thuật chiến đấu đường phố được phát triển bởi một võ sư Imi Lichtenfeld. Ông sử dụng các kỹ thuật trong đấm bốc và đấu vật để phát triển các kỹ thuật này và sử dụng để bảo vệ người Hồi giáo khỏi các nhóm phát xít ở Czechoslovakia vào những năm 1930. Vào cuối những năm 1940, ông di cư đến Israel và bắt đầu truyền dạy các kỹ thuật chiến đấu, mà sau này phát triển thành Krav Maga.
Đặc điểm: Không phải là môn võ thuật cổ truyền, Krav Maga là sự kết hợp kỹ thuật của các loại võ judo, aikido, đấm bốc và đấu vật. Điểm nổi bật là chú trọng vào các tình huống thực chiến và dựa trên triết lý phòng thủ và tấn công cùng lúc cũng như vô hiệu hóa các mối đe dọa. Mặc dù Krav Maga khuyến khích tránh đối đầu trực tiếp, nhưng trong trường hợp buộc phải xuất chiêu, sẽ tập trung vào việc kết thúc trận đấu càng nhanh càng tốt. Nổi tiếng với tính hiệu quả và cách phản đòn hiểm hóc có thể gây thương tích nặng hoặc lấy mạng đối thủ.

Ninjutsu (Nhật Bản)
Nguồn gốc: Ninjutsu (Nhẫn thuật) là hệ thống các thế võ và chiến thuật được phát triển chủ yếu để do thám, phá hoại và đánh lén. Môn võ này được tạo ra và tập luyện bởi các shinobi (thường được biết với cái tên ninja).  Được sử dụng lần đầu tiên trong một trận chiến thuộc cuộc chiến tranh Genpei (1180-1185), nhưng được phổ biến trong thời kỳ Segoku (1467-1603), cũng được biết với cái tên “Thời kỳ Chiến quốc”. Môn võ này được cho là phát triển tại tỉnh Koka và Iga, Nhật Bản.
Đặc điểm: Ninjutsu được phát triển chủ yếu với một loạt các kỹ thuật sinh tồn và đòi hỏi sự khổ luyện như phi thân, ngụy trang, tẩu thoát, ẩn thân, phóng phi tiêu và chữa thương. Kỹ thuật của Ninjutsu bao gồm các cú đá, khóa xiết (grappling), đấm đá gây sát thương khi va chạm trực tiếp (striking) và chiến đấu tay không. Ngoài ra, môn võ này cũng nổi tiếng với việc sử dụng các công cụ và vũ khí như kiếm, giáo, dao găm, phi tiêu và dây thừng đầu có móc sắt.

Sambo (Nga)
Nguồn gốc: Sambo là loại võ được phát triển bởi Hồng quân Liên Xô để cải thiện kỹ thuật chiến đấu đối kháng. Sambo là viết tắt của SAMozashchita Bez Oruzhiya, nghĩa là ‘tự vệ không có vũ khí’. Môn võ là hội tụ của các kỹ thuật chiến đấu được phát triển độc lập bởi Viktor Spiridonov và Vasili Oshchepkov. Oshchepkov đã tập luyện Judo vài năm tại Nhật Bản và đã đạt được nhị đẳng huyền đai dưới sự huấn luyện của tổ sư môn võ Judo Kano Jigoro. Sau đó ông dạy judo trong Hồng quân. Trong khi đó, Spiridonov đã tập luyện các môn võ của Liên Xô cùng với niềm đam mê Jujutsu của Nhật Bản. Cả hai bị cuốn hút bởi niềm tin kỹ thuật chiến đấu tay không của quân đội Liên Xô có thể được phát triển bằng cách kết hợp kỹ thuật của các phái võ nước ngoài. Điều này khiến cả hai phát triển các kỹ thuật chiến đấu mà sau này được kết hợp để tạo nên Sambo.
Đặc điểm: Sambo kết hợp kỹ thuật của các môn võ thuật và thể thao như Judo (Nhu đạo), Đấu vật, Jujutsu (Nhu thuật) và võ thuật cổ truyền Liên Xô. Đặc điểm nổi bật là sự kết hợp của các đòn thế khóa xiết (grappling), các thế vật (wrestling) và kỹ thuật đấm đá gây sát thương khi va chạm trực tiếp (striking). Một vài kỹ thuật đặc trưng của môn võ này gồm đánh ngã kết hợp kỹ thuật của judo và môn vật, kỹ năng kiểm soát đối thủ khi nằm trên mặt đất và khóa chân.

Eskrima (Philippines)
Nguồn gốc: Eskrima, cũng được gọi Arnis và Kali, là môn võ cổ truyền và môn thể thao quốc gia của Philippines. Nguồn gốc của môn võ này bắt nguồn từ các kỹ thuật chiến đấu của người bản địa và được phát triển trong suốt thời gian xung đột giữa các bộ lạc Philippines và các vương quốc trước khi thực dân Tây Ban Nha đến và chiếm đóng. Qua thời gian, môn võ này chịu sự ảnh hưởng dưới sự bảo hộ của Tây Ban Nha cũng như võ thuật Trung Hoa, Ảrập và Ấn Độ được truyền bá vào bởi những người khai hoang và thương gia. Một giả thiết khác là Arnis có nguồn gốc từ Silambam, một trường phái võ thuật sử dụng vu�� khí ở Ấn Độ, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng võ thuật của các nước Đông Nam Á khác như Silat.
Đặc điểm: Eskrima là trường phái võ thuật cơ bản sử dụng vũ khí, chủ yếu là gậy, dao và kiếm. Kỹ thuật chiến đấu đặc trưng là các đòn đá sáng tạo, các đòn ở tư thế thấp và phòng thủ hay phản đòn các góc tấn công. Môn võ này cũng bao gồm cả các kỹ thuật chiến đấu tay đôi khác như đá, đấm, khóa và khóa xiết cũng như các kỹ thuật tước vũ khí.

LINE (Mỹ)
Nguồn gốc: LINE, viết tắt của cụm “Linear Infighting Neural Override Engagement”, được phát triển bởi một người lính Thủy chiến lục quân nghỉ hưu tên Ron Donvito. Môn võ này được Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng trong giữa những năm 1989 - 1998 và Lực lượng đặc biệt quân đội Mỹ sử dụng từ 1998-2007. Được thiết kế để sử dụng trong các tình huống chiến đấu khắc nghiệt và cụ thể.
Đặc điểm: Các kỹ thuật được dùng trong LINE xuất phát từ các môn võ thuật khác nhau và nổi bật với các kỹ thuật khóa xiết và đấm đá gây sát thương khi va chạm trực tiếp (striking). Môn võ được thiết kế để áp dụng trong điều kiện tầm nhìn kém, tinh thần thể chất suy giảm và phải mang vác các thiết bị, khí tài khi chiến đấu. Mỗi đòn thế đều mang tính chí mạng và có thể lấy mạng đối thủ ngay lập tức. Môn võ này được thay thể bởi Chương trình huấn luyện quân đội hiện đại (MACP) vào năm 2007.

Teakwondo (Hàn Quốc)
Nguồn gốc: Taekwondo là môn võ cổ truyền của Hàn Quốc, tên gọi được ghép từ các chữ: tae (nghĩa là cước pháp), kwon (nghĩa là quyền pháp) và do (nghĩa là đạo, phương pháp tập luyện). Nguồn gốc của Taekwondo hiện đại được cho là xuất phát từ các võ quán (kwans) được mở ra ngay sau khi kết thúc sự chiếm đóng của Nhật Bản vào khoảng năm 1945. Mỗi võ quán đều dạy môn võ tổng hợp của mình trong những năm 1940-1950 mà sau đó thống nhất thành Taekwondo. Ban đầu môn võ này được đặt tên là Tae Su Do, nhưng Choi Hong Hi, một sĩ quan quân đội Hàn Quốc đồng thời là võ sư, chủ trương đổi tên thành Tae Kwon Do, thay thế chữ su (nghĩa là thủ, bàn tay) thành chữ kwon. Khởi đầu môn võ này chưa phổ biến đối với tầng lớp dân chúng, nhưng với việc sử dụng huấn luyện trong quân đội đã giúp nó được đón nhận và ưa chuộng rộng rãi.
Đặc điểm: Tập trung vào tốc độ và tính linh hoạt, Taekwondo nổi bật với các kỹ thuật đá cao đầu, đá xoay vòng trên không và đòn đá tốc độ nhanh. Để cải thiện tốc độ, Teakwondo sử dụng các tư thế hẹp hơn trong các môn võ thuật khác. Trong thi đấu thể thao hiện đại, Taekwondo chú trọng đặc biệt vào những đòn chân với những cú đá đầy uy lực. Tuy nhiên, thực tế Taekwondo có một số lượng đòn tay khá lớn, nếu xem xét các bài quyền và chương trình luyện tập, người tập dễ nhận thấy số lượng đòn tay của Taekwondo nhiều gấp ba lần các đòn tấn công hoặc phòng ngự bằng chân.

Gatka (Ấn Độ)
Nguồn gốc: Gatka là môn võ cổ truyền của đạo Sikh tại Ấn Độ. Môn võ được phát triển như hiện tại qua hàng thời kỷ từ thời guru thứ 6 của đạo Sikh, Guru Hargobind, ban đầu truyền bá triết lý về sức mạnh chính quyền và tinh thần (miri-piri) và nhấn mạnh vào nhu cầu tập luyện các kỹ thuật chiến đấu để tự vệ. Sau đó, dưới thời của guru thứ 10, Guru Gobind Singh, Gatka được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ với việc tập hợp một nhóm người gọi là Khalsa, những chiến binh, kiếm sĩ sử dụng điêu luyện giáo mác và chakram (một loại vũ khí ném). Qua thời gian, Gatka cũng dần chịu ảnh hưởng bởi các kỹ thuật đơn giản hơn của phái Gatka được luyện tập bởi cộng đồng người Jat. 
Đặc điểm: Tập trung chủ yếu vào việc sử dụng vũ khí, Gatka sử dụng các loại vũ khí như kiếm, Kirpan (dao), Kataar (dao găm), gậy và khiên. Có cả thảy 10 dạng thức Gatka, mô phỏng theo các loài động vật và thần thánh, đòi hỏi trong quá trình tập luyện phải tuân theo thứ tự cụ thể đã được hệ thống hóa. Việc thuận cả hai tay được đánh giá cao và Gatka nhấn mạnh đồng thời sử dụng cả 2 tay khi chiến đấu (như hai gậy, kiếm và gậy, kiếm và khiên). Nguyên tắc cơ bản của Gatka trong thực chiến là chatka (hạ gục đối thủ nhanh chóng) - kết thúc trận chiến càng nhanh càng tốt với việc lấy mạng đối thủ hoặc gây trọng thương để không còn khả năng chiến đấu bằng cách đánh bất tỉnh hay bẻ gãy tay, chân.

Nguồn: Wikipedia

Duy Nghĩa - Topplus

Những giai thoại về võ công của cao thủ Thiết Kiều Tam

Thiết Kiều Tam là một cao thủ võ thuật nổi danh ở Quảng Đông cuối thời nhà Thanh và được người đời sau liệt vào Quảng Đông Thập Hổ.
Uy danh vang lừng
Theo từ điển Wikipedia, trong phần viết về thiết tuyến quyền nói rằng: “Thiết tuyến quyền là một quyền thuật của Thiết Kiều Tam sáng tạo ra. Thiết Kiều Tam là một quyền sư nổi tiếng trong giới võ thuật Quảng Đông thời đó. Ông là đệ tử tâm đắc của hòa thượng Giác Nhân ở chùa Nam Thiếu Lâm (Bồ Điền – Phúc Kiến)”.
Trong từ điển bách khoa tri thức của mạng tìm kiếm Baidu cũng nói rằng: “Thiết Kiều Tam được xưng tán là Hồng quyền đại sư. Ông cùng với Hoàng Kỳ Anh, Tô Hắc Hổ, Vương Ẩn Lâm, Hoàng Trừng Khả, Châu Thái, Đàm Tế Quân, Lê Nhân Siêu, Trần Thiết Chí, Tô Xán được gọi là Quảng Đông thập hổ.
Một cảnh quay Thiết Kiều Tam (áo trắng) trong phim Quảng Đông thập hổ.
Vốn dĩ Thiết Kiều Tam tên là Lương Khôn nguyên gốc là người ở huyện Nam Hải tỉnh Quảng Đông, sinh vào năm 1813 dưới triều đại Gia Khánh nhà Thanh. Từ nhỏ Lương Khôn đã ham mê võ nghệ và bái một danh thủ phái Thiếu Lâm là Lý Hồ Tử làm thầy. Đến năm 14, 15 tuổi, ông đã luyện được một thân võ nghệ cao cường hơn người. Sau đó, Lương Khôn lại có duyên gặp hòa thượng Giác Nhân của chùa Nam Thiếu Lâm (ở Bồ Điền – Phúc Kiến) và bái Giác Nhân làm sư phụ học thêm võ nghệ.
Lương Khôn chăm chỉ luyện tập lại luôn cung kính nên được sư phụ rất thương yêu và trong 7 năm truyền thụ cho hết võ nghệ. Nhờ nỗ lực không ngừng, võ công của ông đã đạt cảnh giới rất cao. Tương truyền, Lương Khôn ở chỗ hòa thượng Giác Nhân sở đắc được Thiết Tuyến Quyền, Tam Triển Quyền và Thiên Cân Trụy. Ông cũng luyện kiều thủ đến mức cứng rắn như thép, giống như sắt thép đúc thành khiến 10 người cũng không thể làm lay chuyển. Bởi thế người đời gọi ông là Thiết Kiều Tam mà không gọi tên thật.
Riêng môn thiết tuyến quyền, sau này Thiết Kiều Tam dạy cho Lâm Phúc Thành và chính Lâm Phúc Thành truyền dạy cho Hoàng Phi Hồng. Sau khi học được tuyệt kỹ này, Hoàng Phi Hồng đặc biệt coi trọng, thường nói rằng thiết tuyến quyền là vật chí bảo của Hồng gia quyền và dặn đệ tử ghi nhớ cẩn thận, chớ coi nhẹ mà truyền thụ bừa bãi ra ngoài.
Ân oán giang hồ vì một trận đấu
Giai thoại truyền lại rằng, một lần Kiều Tam đến dự tiệc ở nhà một người bạn. Ngồi bên cạnh ông là một vị giáo đầu (người sống bằng nghề dạy võ) tên là Hồ Hải. Ông này muốn chứng tỏ bản lĩnh nên đã thách đấu Thiết Kiều Tam. Khi cả hai bên vào tỉ thí, Kiều Tam chỉ phòng thủ bằng đôi tay của mình mà Hồ Hải cũng không có cách gì tiếp cận.
Khi Kiều Tam thấy có cơ hội liền tiến 3 bước chân, bất ngờ đột phá vào môn hộ của đối phương rồi hất tay một cái, Hồ Hải liền bị ngã lăn xuống đất. Nhưng Hồ Hải không bỏ cuộc liền dùng một chiêu “hắc hổ đào tâm” đánh vào Kiều Tam. Chẳng ngờ Kiều Tam đề phòng từ trước nên nhanh như chớp né khỏi bàn tay thiết trảo của địch rồi chỉ một chiêu “long mã dương đề” đá Hồ Hải văng ra.
Mọi người đều cười, Hồ Hải có vẻ xấu hổ nhưng không biết làm sao đành cay đắng bỏ đi. Trong đám đông có một người là sư đệ của Hồ Hải đi ra, giả vờ ngồi xuống trước mặt Thiết Kiều Tam, định xuất kỳ bất ý đánh thốc lên nhưng Kiều Tam vẫn ngồi vững như thép bất động.
Sau đó, Hồ Hải muốn trả thù Kiều Tam nên đi tìm một vị giáo đầu võ nghệ cao cường khác tên là Mã Nam và đặt điều nói rằng Thiết Kiều Tam ở sau lưng mắng Mã Nam là một con heo mập, không thể chịu nổi một đòn. Mã Nam giận dữ muốn đi tìm Thiết Kiều Tam tính sổ, Hồ Hải bèn vội vàng chạy đến trước Mã Nam bày một kế và Mã Nam sau đó cứ theo kế này thi hành.
Hôm đó, có một người đến tìm Thiết Kiều Tam, nói rằng Mã Nam phái anh ta tới mời Kiều Tam đi dự tiệc và trình ra một lá thư của Mã Nam. Trong khi nói chuyện, Kiều Tam thấy người đến đưa thư thần sắc hồi hộp, lời nói không tự nhiên nên biết bên trong chắc có gian trá. Ông cùng người đưa thư lên đường, đến bên sông, chỉ thấy một chiếc thuyền nhỏ đỗ ở đó, có một người lái thuyền đứng ở đằng sau thuyền. Người kia mời Kiều Tam mau chóng lên thuyền.
Quyền phổ chép lại bài Thiết tuyến quyền - di sản võ thuật của Thiết Kiều Tam.
Khi lên thuyền, Thiết Kiều Tam thấy chiếc thuyền này có điều khả nghi nên âm thầm vận kình phát công lực. Chỉ thấy đầu thuyền từ từ chìm xuống, không mấy chốc đã chìm xuống dưới mặt nước.
Đột nhiên, Thiết Kiều Tam nghe thấy sau tai có tiếng gió ở một bên, ông liền nhấc chân đá một cái, người kia rơi xuống sông. Ngoảnh lại thì ra người đó chính là người đã đi mời Kiều Tam. Kiều Tam cười ha hả dùng một chiêu yến tử phiên thân bay lên bờ, khi quay đầu lại, chiếc thuyền nhỏ kia đã chìm xuống sông.
Vốn dĩ Hồ Hải và Mã Nam hai người tưởng rằng Thiết Kiều Tam không biết bơi nên tính lừa cho ông lên thuyền, để thuyền chìm thì ông sẽ trở thành một kẻ khờ dại. Nhưng sau đó thấy Kiều Tam thoát được, hai người từ một gốc cây lớn đi ra, đồng thời vòng tay thi lễ. Sau đó, Hồ Mã hai người tìm một quán rượu ở gần đó và mời Thiết Kiều Tam vào để xin lỗi. Kể từ đó, uy danh của Thiết Kiều Tam lại càng nổi hơn.
Sinh nghề tử nghiệp
Năm 1886, Thiết Kiều Tam qua đời, hưởng thọ 70 tuổi. Cái chết của ông không phải vì đấu trên võ đài cũng không phải vì ốm bệnh bình thường mà có liên quan đến việc tập võ. Trước đó, ông gặp Viên Quang hòa thượng và hâm mộ kỹ thuật “Tam thập lục điểm Đồng Hoàn Côn” của vị này nên đã xin theo học.
Được hòa thượng Viên Quang đồng ý, Thiết Kiều Tam đến chùa Hải Tràng luyện côn. Thời gian này, người phương Tây mang nha phiến vào đầu độc người dân Trung Quốc, rất nhiều người đã bị nghiện ngập, Thiết Kiều Tam những năm cuối đời cũng nghiện nha phiến. Khi đến chùa Hải Tràng luyện côn, hòa thượng Viên Quang thấy vậy mới đặt ra giới luật cấm ông không được hút nữa.
Kiều Tam quyết tâm thực hiện theo giới luật của hòa thượng Viên Quang để tập trung khổ luyện côn pháp. Tuy nhiên lúc đó Kiều Tam đã già, thể lực không còn được như lúc trẻ nên đã nhiễm bệnh lao mà qua đời. Cả cuộc đời Thiết Kiều Tam đã tập trung cho sự nghiệp võ thuật và cũng đã dạy dỗ được khá nhiều đệ tử nổi tiếng. Trong đó có Lâm Phúc Thành sau này là thầy của Hoàng Phi Hồng. Thiết Kiều Tam cũng được người ta xưng tán là “Hồng quyền đại sư”.
Nam Khánh
 
                      Sự Thật Chết Người: Sử Dụng Găng Boxing Còn Nguy Hiểm Hơn Tay Trần

Bi kịch cuối đời của huyền thoại võ thuật Hoàng Phi Hồng

Là một võ sư tiếng tăm và một danh y tài giỏi nhưng Hoàng Phi Hồng chịu cảnh chết trong nghèo khổ, mộ của ông vẫn lưu lạc đâu đó trong lòng đất mẹ.

Lý Liên Kiệt hoá thân thành Hoàng Phi Hồng trong bộ phim cùng tên năm 1991.
Những người yêu thích phim võ thuật chắc chắn không thể không biết đến cái tên Hoàng Phi Hồng. Ông là một nhân vật có thật, một võ sư nổi tiếng của nền võ thuật Trung Quốc, được mệnh danh là “đại sư hồng quyền” cuối thời nhà Thanh.

Con trai của mãnh hổ Quảng Đông

Hoàng Phi Hồng tên thật là Hoàng Tích Tường, tự là Đạt Vân, sinh năm 1847 tại Phật San, Nam Hải, Quảng Đông, Trung Quốc. Hoàng Phi Hồng là con nhà võ, cha ông – Hoàng Kỳ Anh là đệ tử của Nam Thiếu Lâm, là một trong 10 mãnh hổ vùng đất Quảng Đông, nên từ năm 3 tuổi, Hoàng Phi Hồng đã được cha dạy võ. Năm 1872, cậu bé 12 tuổi đã theo cha đi mãi võ khắp Quảng Châu – Phật Sơn.
Trong khoảng thời gian này, Hoàng Phi Hồng đã theo học nhiều danh sư của các môn võ khác nhau, chàng trai trẻ đã chiến thắng cả người lớn trong nhiều lần thách đấu nên nổi tiếng với biệt hiệu “thiếu niên anh hùng”.

Những tuyệt chiêu của Hoàng Phi Hồng bao gồm Thiết tuyến quyền, Hổ Hạc Song Hình quyền, Cung Tự Phục Hổ quyền, Vô Ảnh cước, Tử Mẫu đao, Đơn song hổ trảo,Tứ Lượng Tiêu Long côn, Song phi đà, La Hán bào…

Bức ảnh hiếm hoi về danh sư Hoàng Phi Hồng.
Một mình lấy lại danh dự cho người Hong Kong
Giai thoại nổi tiếng nhất về Hoàng Phi Hồng đánh bại một tên hống hách người phương Tây và lấy lại thể diện cho người Hong Kong năm 1876.
Khi đó, một người phương Tây đem một con chó hung dữ tới, hống hách khiêu chiến, hắn ra điều kiện, bất cứ ai có thể đánh thắng được con chó sẽ được thưởng 50 HKD. Rất nhiều người bị con chú hung dữ tấn công và bị thương rất nặng, ngậm ngùi ra về.
Thấy cảnh tượng người dân mình đại bại trước một con chó Tây, Hoàng Phi Hồng tức giận nhận lời thách đấu, chỉ sau vài cú ra đòn, con chó bị đánh gục.
Người chủ thấy vậy tức giận, không chịu đưa tiền mà đòi Hoàng Phi Hồng phải đấu tay tôi với hắn: “Chó của ta thua, nhưng ta không thua, muốn lấy được tiền thì đấu với ta”. Hoàng Phi Hồng khảng khái nói: “Được, nhưng võ thuật phải có chữ tín, ngươi viết cam kết rồi điểm chỉ vào, ta sẽ đấu”.
Thoả thuận xong xuôi, Hoàng Phi Hồng nhanh chóng đánh bại tên người Tây hống hách. Câu chuyện này ngay ngày hôm sau được các báo lớn của Hong Kong đưa tin với giọng điệu rất phấn khích, Hoàng Phi Hồng từ đó được người dân Hong Kong gọi là “anh hùng dân tộc”.
Ngôi mộ mất tích
Không chỉ nổi tiếng với tài võ nghệ, Hoàng Phi Hồng còn là một danh y, hiệu thuốc Bảo Chi Lâm của ông rất nổi tiếng, không chỉ vì đã chữa được bệnh cho người dân trong vòng mà còn xuất phát từ y đức của Hoàng Phi Hồng.
Tháng 10/1924, trong một cuộc bạo loạn tại Quảng Đông, Bảo Chi Lâm bị thiêu rụi. Quá đau buồn, Hoàng Phi Hồng ngã bệnh và mất vào ngày 17/4/1925.
Võ sư – danh y Hoàng Phi Hồng qua đời trong cảnh khốn khó, Hoàng Đạt Sinh – một trong những học sinh của Hoàng Phi Hồng kể lại: “Lúc chết, gia cảnh sư phụ cực kỳ khó khăn, không có tiền mua quan tài. Các đệ tử thấy vậy, liền góp tiền lại mua quan tài chôn cất sư phụ”.
Theo lời ông Hoàng Đạt Sinh, sư phụ được chôn tập thể với nhiều nấm mộ khác tại khu vực đường Lưu Hoa, núi Tượng Sơn tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, hiện tại đã hoàn toàn mất dấu ngôi mộ.
“Đã 90 năm trôi qua, mọi thứ đã thay đổi quá nhiều, hiện tại khu vực đó toàn cao ốc” – ông Hoàng Đạt Sinh ngậm ngùi – “Rất nhiều đệ tử đã tìm thử, nhưng đều không thể tìm ra bất cứ dấu vết gì của ngôi mộ”.
Theo Hoài An/Vtc.vn

9 Kỷ lục thế giới của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long chưa ai vượt được qua

Lý tiểu Long đã ra đi nhiều năm nhưng sự nghiệp, danh tiếng của anh vẫn còn vang dội đến ngày nay.Cùng khám phá 9 kỷ lục thế giới về võ thuật mà anh lập nên nhé


Lý Tiểu Long sinh năm 1940 tại San Francisco (Mỹ), tổ tiên anh là người trấn Quân An, Thuận Đức, Quảng Đông (Trung Quốc). Nhắc tới Lý Tiểu Long là nhắc tới một bậc thầy võ thuật, người đầu tiên trên thế giới thay đổi vũ đạ, nhà triết học trong giới võ thuật, một tông sư võ học, người sáng lập ra phim công phu và là người sáng lập ra Tiệt Quyền Đạo,người phát huy công phu Trung Hoa ra toàn thế giới và lập nên những kỷ lục thế giới mà đến nay vẫn chưa ai có thể phá vỡ được, đó là những kỷ lục:
1. Anh có thể đá vỡ một bao cát nặng 45 kg chỉ với một cú đá nghiêng
ảnh lý tiểu long,kỷ lục thế giới,võ thuật

2. Lý Tiểu Long có thể dùng côn nhị khúc đánh ra một lực nặng 1600 Pounds.
ảnh lý tiểu long,kỷ lục thế giới,võ thuật

3. Trong 1 giây, Lý Tiểu Long có thể đánh ra 9 đòn tay. Thốn quyền của Lý Tiểu Long đã ghi kỷ lục khi đánh một người nặn 75kg bay xa năm sáu mét.
ảnh lý tiểu long,kỷ lục thế giới,võ thuật
4. Lý Tiểu Long có thể dùng ngón tay mở nắp chai Cocacola một cách dễ dàng.
ảnh lý tiểu long,kỷ lục thế giới,võ thuật

5. Một chưởng của Lý Tiểu Long có sức mạnh bằng 350 pounds, Chưởng Vương A Lý lúc bấy giờ cũng chỉ đánh được như vậy. Tuy nhiên, Lý Tiểu Long chỉ nặng 130 pounds, trong khi A Lý nặng 260 pounds.
6. Trong 1 giây, Lý Tiểu Long có thể dùng chân đá ra 6 cước, anh có thể dùng chân đá bay một người mặc áo giáp bay xa 20 mét.
ảnh lý tiểu long,kỷ lục thế giới,võ thuật

7. Theo ghi chép, Lý Tiểu Long có thể dùng 2 tay hít đất 1500 lần, dùng 1 tay có thể lên xuống được 400 lần, chỉ dùng 2 ngón của 1 tay có thể lên xuống được 200 lần, chỉ dùng ngón cái có thể lên xuống được 100 lần.
ảnh lý tiểu long,kỷ lục thế giới,võ thuật

8. Lý Tiểu Long có thể đá một bao cát nặng 135kg lên trần nhà, khoảng 5 mét.
9. Lý Tiểu Long có thể cầm một thanh tạ 34kg duỗi thẳng tay trong 20 giây. Sau đó thu tay lại  và lập tức cầm thanh tạ 56 kg duỗi thẳng tay được trong mấy giây.
Có lẽ ít người biết, Lý Tiểu Long chính là quán quân cuộc thi bước nhảy cha cha năm 1958 của Hồng Kông
Nếu như Lý Tiểu Long còn sống, thì nhất định anh sẽ ghi thêm những kỷ lục thế giới mới. Nhưng thật đáng tiếc, anh qua đời khi tuổi đời còn quá trẻ; giờ đây, những người đi sau cũng chẳng có ai có thể phá vỡ những kỷ lục của anh.
Theo facebook
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét