Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

KÝ ỨC CHÓI LỌI 96/b

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                    
 
Phi công Việt Nam: Anh là ai? 

Anh hùng phi công Từ Đễ kể cuộc chạm mặt với 'cựu thù' sau 50 năm trên đất Mỹ

Sau 50 năm gặp lại, những phi công Việt - Mỹ ôm chầm lấy nhau rồi khóc, hồi tưởng lại những phút đối mặt khốc liệt trên bầu trời Việt Nam.
Một ngày cuối tháng 12, trong tiết trời lất phất mưa, chúng tôi men theo con hẻm nhỏ trên đường Cửu Long (quận Tân Bình, TP.HCM) tìm về nhà của Đại tá Từ Đễ - nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân huấn Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông Đễ là phi công của Phi đội Quyết Thắng, người từng dùng máy bay thu được của địch, ném bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975.
Hơn 40 năm, sau ngày đất nước thống nhất, Đại tá Từ Đễ vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Ở tuổi 68, người phi công cường tráng ngày nào vẫn trẻ trung, vóc dáng cao lớn, ánh mắt tinh anh, nhanh nhạy như một tráng niên.
Trong lần gặp gỡ này, điều khiến chúng tôi ấn tượng đó là câu nói "Hổ phụ sinh hổ tử" được tái hiện trong chính gia đình Đại tá Từ Đễ.
Chắc hẳn tới bây giờ, nhiều thế hệ người Việt vẫn còn nhớ cố GS Từ Giấy, tác giả của những phong lương khô N70, N71 hay mô hình VAC (Vườn Ao Chuồng) đã “cứu đói, làm giàu” cho bao gia đình người Việt.
Cố GS Từ Giấy trở thành một trong 20 “huyền thoại sống của ngành dinh dưỡng thế giới”. Ông Từ Giấy là người đầu tiên nhận giải thưởng "nhà dinh dưỡng xuất sắc nhất Châu Á" và được Ủy ban Dinh dưỡng Liên Hiệp quốc trao giải thưởng “Nhà khoa học đã suốt đời cống hiến cho sự nghiệp dinh dưỡng”. Và ông Từ Giấy chính là cha ruột của Đại tá Từ Đễ.

anh hung phi cong tu de ke cuoc cham mat voi cuu thu sau 50 nam tren dat my
Phi công Từ Đễ (thứ 3 từ trái qua phải) cùng Phi đội Quyết thắng tại sân bay Thành Sơn trước khi đánh sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28/4/1975.
Những người lính nhân văn
​​Kể về những tháng năm liều mình cầm cần lái bay lượn trên bầu trời, vượt qua đạn bom của kẻ thù, và mới đây lại gặp chính những người năm xưa từng đối đầu ấy, Đại tá Từ Đễ không giấu được vẻ bùi ngùi, xúc động.
"Đó là quãng thời gian quý giá và đáng nhớ nhất, chúng tôi là những người lính nhân văn, chiến đấu nhân văn. Trong lần gặp lại vừa rồi tại Mỹ, chúng tôi những phi công Việt - Mỹ lại càng trân quý nhau nhiều hơn", Đại tá Từ Đễ nói.
Cuộc hội ngộ của hơn 50 cựu phi công Việt - Mỹ tại California (Mỹ) vào ngày 21/9 vừa qua, do ông Nguyễn Sỹ Hưng - Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, con trai của Tướng Đồng Sỹ Nguyên (Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn 559) đứng ra tổ chức, phần nào đó giúp các cựu phi công hai nước xích lại gần nhau hơn.
Ngoài Đại tá Từ Đễ, cuộc hội ngộ còn có mặt các phi công danh tiếng của Việt Nam như Trung tướng Phạm Phú Thái, phi công lái MIG-21, anh hùng lực lượng vũ trang, bắn rơi 4 máy bay Mỹ; Phi công Lê Thanh Đạo lái MI-21 bắn rơi 6 máy bay Mỹ; Phi công Nguyễn Văn Bảy lái MIG-21 đã 100 lần xuất kích, 13 lần nổ súng và đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ; Phi công Mai Đức Toại bắn rơi 2 máy bay Mỹ; Phi công Nguyễn Tiến Sâm bắn rơi 5 máy bay Mỹ; Phi công Đồng Văn Song lái MIG-21 bắn 4 máy bay Mỹ. Về phía Mỹ, những phi công nổi tiếng cũng tham gia như Đại tá Jack Ensch lái F-4B trận ngày 23/5/1972; Chuẩn đô đốc Kenneth Pete Pettigrew đã tham gia không chiến trong trận ngày 6/5/1972...
"Đó là cuộc hội ngộ đầy xúc động, bởi suốt một thời gian dài chúng tôi từng được xem là đối thủ của nhau trên trời. Kết thúc chiến tranh, chúng tôi chỉ biết tên tuổi của nhau qua sách báo, chưa từng một lần gặp mặt.
Trong lần gặp mặt này chúng tôi có cảm giác rằng, những cựu phi công Việt - Mỹ thật giống nhau, chúng tôi cảm nhận được sự nhân văn trong chiến đấu từ nhau.
Thời gian đã trôi đi, đã hơn 40 năm từ những ngày làm thù địch, những vết thương quá khứ đã liền sẹo và chúng tôi mong muốn rằng, các cựu phi công hãy làm cho nhân dân hai nước xích lại gần nhau hơn", Đại tá Từ Đễ chia sẻ.
Thấy hai cái đầu trắng ngọ nguậy trong buồng lái nên ông (phi công Nguyễn Văn Bảy) không nhắm vào đó nữa, vì nếu bắn thì hai phi công Mỹ sẽ chết ngay nên nhắm vào cánh máy bay. Anh hùng phi công Từ Đễ
Đại tá Từ Đễ cũng bày tỏ tình cảm giữa cựu phi công hai nước chính là điều khiến ông xúc động nhất sau chuyến đi vừa qua. Ông xúc động khi những người từng là kẻ thù của nhau, lại có những giây phút thân tình như thế. Và cả trước đây, khi rượt đuổi nhau trên bầu trời, chính các ông cũng là những người lính đầy lòng vị tha và nhân văn.
"Đánh nhau trên trời thì người ta nghĩ đâu có nhân văn gì, tuy nhiên tôi kể cho chuyện này. Buổi hội ngộ hôm đó, khi mà ông Bảy (phi công Nguyễn Văn Bảy - PV) đứng lên, nói chuyện về trận đánh của cụ thì ở dưới có một ông phi công Mỹ già lắm, đứng lên hỏi cụ Bảy có nhớ trận đánh ngày 16/9/1966 ở phía Bắc không?
Lúc đó ông Bảy mới trả lời: "Tôi nhớ, trận đó tôi bắn rơi một máy bay F4". Ngay lập tức, ông phi công Mỹ đứng bật dậy nói "Tôi là người lái máy bay bị ông bắn rơi đây này. Ôi! 50 năm sau tôi mới nhìn thấy người bắn rơi máy bay mình". Rồi ông ấy oà khóc và đi tới ôm chầm lấy ông Bảy.
Sau đó, phi công Nguyễn Văn Bảy kể rằng, trong trận chiến hôm đó lúc máy bay của ông chui lên khỏi mây thì thấy máy bay của phi công Mỹ đang lượn tìm mục tiêu. Lúc đó ông Bảy nhắm vào buồng lái máy bay đối phương. Tuy nhiên, thấy hai cái đầu trắng ngọ nguậy trong buồng lái nên ông không nhắm vào đó nữa, vì nếu bắn thì hai phi công Mỹ sẽ chết ngay nên nhắm vào cánh máy bay.
Chiếc máy bay có 2 phi công Mỹ trúng đạn, lộn nhào cắm xuống đất. Một chiếc dù bung ra. Ông Bảy thắc mắc và hỏi cựu phi công Mỹ rằng người còn lại đâu vì mục tiêu của cụ Bảy là diệt máy bay chứ không bắn phi công, nên ông mới cố tránh để bắn vào cánh máy bay cho các ông ấy nhảy dù thoát thân.

anh hung phi cong tu de ke cuoc cham mat voi cuu thu sau 50 nam tren dat my
Đối với cựu phi công Từ Đễ, kỷ vật quan trọng và đáng giá nhất thời đạn bom đối với ông hiện tại là buồng lái máy bay chiến đấu từng sát cánh với ông.
Nghe vậy, phi công người Mỹ tiếp tục oà khóc kể rằng, vị Thiếu tá lái máy bay cùng với ông ngồi buồng trước nhưng không biết tại sao không nhảy dù: "Ông ấy ngồi trước tôi ngồi sau, đáng nhẽ ông ấy sẽ dễ nhảy hơn, tôi nhảy sẽ dễ chết. Tuy nhiên không hiểu sao ông ấy không nhảy". Lúc đấy, cả khán phòng hơn 50 phi công hải quân đều im lặng...
Sau cuộc nhận diện của hai phi công từng đối đầu nhau, tôi thấy được sự cảm động trong mỗi người tại khán phòng đang trào dâng. Họ cảm động vì cuộc hội ngộ sau hơn 40 năm gặp mặt, vì hành động nhân văn của ông Bảy. Cụ ấy bắn cánh máy bay, để máy bay rơi và phi công nhảy dù chứ không muốn giết người. Hành động đó nước Mỹ đánh giá rất cao," Đại tá Từ Đễ kể.
"Không phải tự nhiên mà tôi nói cả cựu phi công Việt Nam và Mỹ đều nhân văn, nhân văn ở phi công Việt Nam thì câu chuyện của ông Bảy là điển hình rồi. Còn về phía Mỹ, chúng tôi nhận ra được sự nhân văn của họ trong chuyến thăm Việt Nam vào năm ngoái (2016).
Ngày xưa, trong đoàn Mỹ, có một ông phi công là trung tá lái máy bay F4J, từng vào đánh sân bay Kép. Tên lửa máy bay Mỹ bắn xuồng bắn thì phi đội MiG-21 cất cánh. Một chiếc vừa cất cánh đã bị bắn nổ và đâm rầm xuống đất. Người phi công tử nạn là Nguyễn Văn Ngãi (quê Hà Tây cũ). Anh ấy còn rất trẻ.
Sau đó, một phi công của ta ghìm máy bay sát đất và tăng tốc lên trời đánh nhau với biên đội Mỹ. Một máy bay F4J bị bắn rơi. Thế là trận đó hoà 1-1. Và trong cuộc gặp, một cựu phi công Mỹ thừa nhận đúng như thế", Đại tá Từ Đễ kể lại.
Lúc đó, ông Đễ mới nói với cựu phi công đó rằng, lần đó họ đánh nhau với mình như thế là không quân tử vì máy bay không quân Việt Nam chưa kịp ngoi lên đã bị bắn ngay như vậy thì không công bằng. Cựu phi công Mỹ gật đầu thừa nhận.
"Sau cuộc gặp năm ngoái, tôi đã mời cựu phi công đó về thăm gia đình phi công Ngãi, người tử nạn trong trận đánh năm đó. Lúc đến nhà phi công Ngãi thì phi công Mỹ cùng một Đại tá Mỹ nữa nước mắt rưng rưng.
Họ nói câu này làm tôi nhớ mãi: "Nhiệm vụ của chúng tôi là bắn rơi máy bay của đối phương, chứ chúng tôi không có ý giết người, chuyện này hoàn toàn không may nên thật sự mong gia đình thông cảm cho tôi".

anh hung phi cong tu de ke cuoc cham mat voi cuu thu sau 50 nam tren dat my
Trong cuộc hội ngộ với các cựu phi công Mỹ, đối với ông, ông trân quý nhất là tính nhân văn giữa những người lính không quân.
Trong buổi hội ngộ, Chuẩn đô đốc Kenneth Pete Pettigrew của Mỹ đã xúc động cho rằng giữa các phi công đều có một điểm tương đồng, đó là họ đều có lòng yêu nước. Chỉ có điều, các phi công Việt Nam thể hiện lòng yêu nước bằng lòng dũng cảm, chiến đấu bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình. Những phi công Mỹ vẫn còn nợ Việt Nam những lời xin lỗi.
Tất cả cựu phi công Mỹ ai cũng công nhận rằng phi công Việt Nam là những người tài giỏi. Họ từng đối đầu với phi công Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và cả Liên Xô cũ, nhưng với họ, phi công Việt Nam là những người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc.


Thy Huệ
VTC News

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

Với chiến thuật sáng tạo, phi công Việt Nam sử dụng máy bay cũ hơn đối phó hiệu quả với lực lượng không quân đông đảo và dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.
 >> Những bức ảnh hiếm về chiến tranh Việt Nam
 >> Chiến tranh Việt Nam qua ống kính nước ngoài

VOV.VN xin giới thiệu với độc giả bài viết của tác giả Diego Zampini trên trang acepilots.com nói về không quân nhân dân Việt Nam và một số phi công hạng Ace (những phi công đã bắn hạ từ 5 máy bay của đối phương trở lên) của Việt Nam trong cuộc đối đầu với các lực lượng không quân hùng hậu của Mỹ thời kỳ chiến tranh Việt Nam:
Ngày 23/8/1967, Mỹ tiến hành ném bom thủ đô Hà Nội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phía Mỹ tung vào trận một đội hình hùng hậu gồm tới 40 máy bay, trong đó có oanh tạc cơ Thunderchief, F-105F chuyên “xử lý” các radar tên lửa SAM, và máy bay Phantom hộ tống.
Tiêm kích cơ MiG-21 của trung đoàn 921 chuẩn bị vào trận nghênh chiến với máy bay Mỹ. Ảnh tư liệu của Việt Nam.
Tiêm kích cơ MiG-21 của trung đoàn 921 chuẩn bị vào trận nghênh chiến với máy bay Mỹ. Ảnh tư liệu của Việt Nam.
Tổ lái của một chiếc F-4D, gồm Charles R. Tyler (phi công) và Ronald M. Sittner (phụ trách hỏa lực), tỏ ra chủ quan. Họ không ngờ sẽ có máy bay MiG chặn đánh...
Tuy nhiên Tyler được một phi công F-105D (Elmo Baker) thông báo qua vô tuyến điện rằng anh ta đã bị một chiếc MiG-21 đánh trúng và sắp bung dù. Trong lúc Tyler quan sát xung quanh xem có đối phương nào không thì một tiếng nổ lớn làm máy bay của anh ta rung mạnh. Tyler sau đó mất điều khiển đối với máy bay và buộc phải nhảy dù. Lơ lửng trên không cùng với dù, Tyler thấy chiếc F-4D của mình bốc cháy như đuốc và rơi xuống rừng rậm. Tyler không thấy đồng đội Sittner nhảy dù – anh ta đã chết tức thì do trúng tên lửa. Hai phi công Tyler và Baker đã bị quân đội Việt Nam bắt giữ ngay khi họ chạm đất.
Cả hai đã bị bắn hạ bằng tên lửa R-3S Atoll phóng đi từ hai chiếc MiG-21PF của trung đoàn tiêm kích 921 thuộc Quân chủng Không quân Nhân dân Việt Nam, do hai phi công là Nguyễn Nhật Chiêu và Nguyễn Văn Cốc điều khiển.
Thêm hai chiếc F-4D khác bị hạ vào hôm đó, mà Việt Nam không mất một chiếc MiG nào. Đây là một trong những ngày thành công nhất của không quân Việt Nam.
Trong Chiến tranh Việt Nam, chỉ có hai phi công Mỹ đạt hạng Ace là Randy "Duke" Cunningham (thuộc hải quân Mỹ) và Steve Ritchie (thuộc không quân Mỹ) trong khi đó phía Việt Nam có tới 16 phi công đạt danh hiệu này.
Nguyễn Văn Cốc là phi công đứng đầu trong các phi công Ace của Việt Nam. Anh tiêu diệt được 9 máy bay của đối phương, trong đó có 2 chiếc phi cơ không người lái (UAV). Trong 7 máy bay còn lại, phía Mỹ xác nhận 6 chiếc.
Thậm chí nếu không tính 2 chiếc UAV thì với chiến công hạ 7 máy bay có người lái, Nguyễn Văn Cốc vẫn xứng đáng là phi công hạng Ace số 1 của toàn cuộc Chiến tranh Việt Nam bởi không có phi công Mỹ nào hạ được quá 5 máy bay của đối phương.
Vì sao Việt Nam nhiều phi công hạng Ace hơn hẳn Mỹ?
Một nguyên nhân là số lượng đôi bên. Năm 1965 phía Không quân Nhân dân Việt Nam chỉ có 36 chiếc MiG-17 và một số lượng phi công tương tự. Con số này tăng lên thành 180 chiếc MiG và 72 phi công vào năm 1968.
72 phi công quả cảm này phải đương đầu với khoảng 200 chiếc F-4, khoảng 140 chiếc Thunderchief, và ước chừng 100 chiếc F-8/A-4/F-4 của hải quân Mỹ xuất kích từ hàng không mẫu hạm cùng rất nhiều máy bay hỗ trợ (gây nhiễu, cứu hộ…)
Trong bối cảnh đó các phi công Việt Nam phải chiến đấu vất vả và bận rộn hơn rất nhiều.... Trong khi đó các phi công Mỹ được luân chuyển về nước để huấn luyện, bay thử hoặc tham gia công tác chỉ huy. Có trường hợp được điều trở lại chiến trường Việt Nam nhưng rất hiếm.
Còn chiến thuật thì sao?
Các phi công Việt Nam nhận được sự dẫn đường tuyệt vời của kiểm soát mặt đất, giúp họ chiếm lĩnh được vị trí phục kích tối ưu. Tiêm kích MiG thực hiện tấn công nhanh và hiệu quả từ vài hướng. Thường thì các máy bay MiG-17 sẽ tấn công trực diện, còn MiG-21 sẽ tấn công vu hồi. Sau khi bắn hạ một số máy bay Mỹ và buộc một số chiếc F-105 phải ném bom sớm, máy bay MiG sẽ không nấn ná lâu để bị trả đũa – chúng sẽ lập tức thoát ly nhanh chóng. Chiến thuật “du kích trên không” này tỏ ra rất hiệu quả.
Đã vậy phía Mỹ lại phạm một số sai lầm tạo điều kiện thuận lợi cho phía Việt Nam. Chẳng hạn cuối năm 1966 đội hình F-105 của Mỹ thường bay vào ban ngày vào giờ cố định, theo hành trình cố định và sử dụng những tín hiệu liên lạc lặp đi lặp lại. Nhờ đó phía Việt Nam phát hiện được đối phương một cách dễ dàng và tung đòn quyết liệt.
Vào tháng 12/1966, phi công MiG-21 của trung đoàn 921 chặn đánh các chiếc phi cơ Thunderchief trước khi gặp máy bay hộ tống F-4. Kết quả, phía Việt Nam hạ được tới 14 chiếc F-105 mà không phải chịu tổn thất nào.
Thế còn công tác huấn luyện?
Vào giữa thập niên 1960, các phi công Mỹ chủ yếu được huấn luyện kỹ năng sử dụng tên lửa nhằm giành thắng lợi trên không. Thế nhưng họ quên mất một điều là một phi công có tài điều khiển phi cơ quan trọng không kém vũ khí mà anh sử dụng.
Không quân Việt Nam ý thức được điều đó và huấn luyện phi công của mình tận dụng lợi thế linh hoạt của các máy bay MiG-17, MiG-19 và MiG-21. Họ chủ trương cận chiến để hạn chế các lợi thế của các máy bay Phantom và Thunderchief to hơn.
Các phi công Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ảnh tư liệu của Việt Nam.
Các phi công Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ảnh tư liệu của Việt Nam.
Đến năm 1972 phía Mỹ đã phải điều chỉnh nội dung huấn luyện không chiến cho phi công Mỹ và trang bị thêm pháo 20mm cho F-4E.
Cuối cùng bản thân việc phía Mỹ có quá nhiều máy bay tham chiến đã tạo điều kiện cho các phi công Việt Nam có nhiều mục tiêu để tấn công.
Các phi công hạng Ace của Việt Nam lái tiêm kích MiG-21 và MiG-17, không có ai trong số họ lập chiến công bằng MiG-19.
Nguyễn Văn Bảy
Khi trung đoàn tiêm kích 923 được thành lập vào ngày 7/9/1965, anh Nguyễn Văn Bảy là một trong các học viên được lựa chọn để lái MiG-17. Khóa huấn luyện kết thúc vào tháng 1/1966. Thiếu úy trẻ Nguyễn Văn Bảy nhanh chóng được cất cánh đối đầu với máy bay Mỹ.
Ngày 21/6/1966, bốn chiếc MiG-17 của trung đoàn 923 giao chiến với một chiếc RF-8A và các chiếc F-8 hộ tống... Phi công Nguyễn Văn Bảy đã bình tĩnh bắn hạ chiếc F-8E của phi công Cole Black buộc người này phải nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Phi công Nguyễn Văn Bảy làm xao nhãng đội bay hộ tống và điều này tạo điều kiện cho phi công Phan Thanh Trung lái chiếc MiG dẫn đầu biên đội bắn hạ chiếc RF-8A. Phi công Leonard Eastman bị bắt làm tù binh.
Một tuần sau, vào ngày 29/6 phi công Nguyễn Văn Bảy và 3 phi công MiG-17 khác giao chiến với các chiếc F-105D của Mỹ tiến đánh các kho nhiên liệu ở Hà Nội. Nguyễn Văn Bảy đã bắn hạ một chiếc Thunderchief được lái bởi phi công Thiếu tá hạng ace của Mỹ từng hạ 6 chiếc MiG trong Chiến tranh Triều Tiên.
Chiến công lớn nhất của phi công Nguyễn Văn Bảy là vào ngày 24/4/1967. Là chỉ huy biên đội, Nguyễn Văn Bảy
Bảy cất cánh từ sân bay Kiến An và dẫn dắt máy bay MiG-17 khác nghênh chiến với máy bay Mỹ đang nhằm vào cảng Hải Phòng. Nguyễn Văn Bảy bám sát đuôi một chiếc F-8C rồi nhả một loạn đạn 37mm khiến máy bay đối phương vỡ tan. Chiếc F-8C bốc cháy rồi rơi xuống đất, còn viên phi công Tucker tuy kịp nhảy dù thoát thân nhưng đã bị bắt sống sau đó.
Các chiếc F-4B lập tức lâm chiến và bắn vài trái tên lửa Sidewinders về phía Nguyễn Văn Bảy nhưng máy bay số 2 trong biên đội đã cảnh báo cho anh. Nguyễn Văn Bảy thoát ly gấp và tránh được tất cả các quả tên lửa.
Sau đó Nguyễn Văn Bảy lao chiếc MiG-17 về phía một chiếc Phantom và dùng pháo hạ gục chiếc phi cơ này.
Hôm sau, ngày 25/4, biên đội MiG-17 của Nguyễn Văn Bảy lại lập chiến công, hạ thêm 2 chiếc A-4 mà không chịu tổn thất nào. Hải quân Mỹ xác nhận chiến công này: Họ mất chiếc A-4C số hiệu 147799 (bị bắn hạ bởi pháo của máy bay phi công Nguyễn Văn Bảy) và chiếc A-4C số hiệu 151102.
Phi công Nguyễn Văn Bảy đã được tuyên dương Anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam nhờ kỹ năng và lòng can đảm trong chiến đấu cũng như năng lực chỉ huy biên đội.
Nguyễn Đức Soát
Một kỳ tích của Không quân Nhân dân Việt Nam là các phi công giỏi đã truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu cho các phi công mới. Một trường hợp điển hình là phi công Nguyễn Đức Soát.
Học viên phi công MiG-21 này được điều về trung đoàn 921. Các giảng viên của anh là các phi công dày dạn và nổi tiếng thời đó: Phạm Thanh Ngân (bắn hạ 8 máy bay đối phương) và phi công Ace số 1 – Nguyễn Văn Cốc (bắn hạ được 9 máy bay đối phương). Phi công Nguyễn Đức Soát đã thu được nhiều kinh nghiệm quý báu từ bậc đàn anh.
Được điều về trung đoàn tiêm kích 927 mới thành lập, phi công Nguyễn Đức Soát nhanh chóng thể hiện tài năng. Anh lập chiến công đầu tiên khi bắn hạ chiếc A-7B Corsair II (của hải quân Mỹ) bằng pháo 30mm. Phi công Mỹ Charles Barnett tử trận.
Ngày 24/6/1972 hai chiếc MiG-21 do Nguyen Duc Nhu và Ha Vinh Thanh lái cất cánh từ sân bay Nội Bài vào lúc 15h12 để chặn đánh một số chiếc Phantom tấn công một nhà máy ở tỉnh Thái Nguyên. Máy bay Mỹ hộ tống nhanh chóng xung trận. Nhưng 2 chiếc MiG đó chỉ là mồi nhử. Bất thình lình hai chiếc MiG-21PFM của trung đoàn 927 xuất hiện, với máy bay số 1 là của Nguyễn Đức Soát và máy bay yểm trợ là của phi công Ngo Duc Thu.
Phi công Nguyễn Đức Soát phóng một quả tên lửa tầm nhiệt R-3S Atoll hạ gục chiếc F-4E của David Grant và William Beekman – hai phi công này sau đó bị bắt làm tù binh. Phi công số 2 (Thu) cũng bắn rơi một chiếc Phantom khác.
Ba ngày sau các anh Soát và Thu xuất kích từ Nội Bài vào lúc 11h53 và lao về phía 4 chiếc F-4. Tuy nhiên hai người phát hiện có thêm 8 chiếc Phantom đang lao tới nên họ không liều lĩnh đẩy mình vào thế “kẹp bánh mì” giữa các máy bay tiêm kích Mỹ.
Hai phi công Việt Nam quyết định quay lại, leo lên độ cao 5.000m và chờ đợi. Sự kiên nhẫn của họ được đền đáp. Đối phương bị bất ngờ, các anh Soát và Thu mỗi người hạ một chiếc Phantom đều bằng tên lửa R-3./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN/Zampini/acepilots.com

Cánh én bạc MiG-21 và những phi công huyền thoại Việt Nam khiến Mỹ ngưỡng mộ

0
ANTD.VN - Người Nga chế tạo nên máy bay tiêm kích MiG-21 nổi tiếng, nhưng chính phi công Việt Nam mới làm cho nó trở thành huyền thoại.
Có lẽ trong lịch sử chiến tranh hiện đại, không quân Mỹ cảm phục nhất là khi họ giao chiến với không quân Việt Nam. Những phi công điêu luyện cùng với Cánh én bạc MiG-21 huyền thoại đã bao lần làm các phi công dày dạn của Mỹ phải kinh sợ. Người Nga chế tạo nên máy bay tiêm kích MiG-21 nổi tiếng, nhưng chính phi công Việt Nam mới làm cho nó trở thành huyền thoại.
ảnh 1
Tiêm kích đánh chặn MiG-21
Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ MiG-21 vào năm 1965. Bằng chiến thuật tài tình và sự quả cảm, những phi công Việt Nam cùng với chiến đấu cơ MiG-21 đã lập lên hàng trăm chiến công, bắn rơi các loại tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ lúc bấy giờ như F-4, F-105 và đặc biệt là bắn cháy cả pháo đài bay B-52.
ảnh 2

Phi công Việt-Mỹ: 'Kẻ thù xưa, anh em nay'

  • 23 tháng 9 2017


Bản quyền hình ảnh http://www.midway.org/
Image caption
Cuộc hội ngộ hiếm có giữa các cựu lính phi công Cộng Sản Bắc Việt và Hoa Kỳ sau hơn 40 kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc Cuộc hội ngộ hiếm có giữa các cựu lính phi công Cộng Sản Bắc Việt và Hoa Kỳ sau hơn 40 kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc

Không biết là vô tình hay hữu ý nhưng gần như cùng thời điểm khi bộ phim tư liệu 'The Vietnam War' (Chiến tranh Việt Nam) ra mắt, những người lính phi công Bắc Việt và Hoa Kỳ cũng đã có một buổi giao lưu gặp gỡ hiếm hoi.
Trong khán phòng khoảng một trăm người, tại bảo tàng tàu sân bay USS Midway, những người tham gia hầu hết đều ở độ tuổi thất thập cổ lai hy. Một số còn nhận ra nhau, reo lên "Anh này bắn hạ tôi năm xưa!" như thể gặp lại một bạn lâu năm.
Quả thực, buổi gặp gỡ "From Dogfights to Dente" (Từ Không chiến đến Hòa giải) tối 21/9/2017 tại bảo tàng tàu sân bay USS Midway, ở San Diego, California, không phải là buổi gặp mặt đầu tiên giữa các cựu lính phi công Bắc Việt - Hoa Kỳ.
Tường thuật trực tiếp buổi giao lưu From Dogfight to Detente
Chính phủ VN nói gì về phim 'The Vietnam War'?
Bàn tròn thứ Năm: Hội luận về bộ phim 'The Vietnam War'
Vietnam War: 'Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi'
Tháng 4/2016, 11 cựu lính phí công Hoa Kỳ đã sang Hà nội gặp gỡ địch thủ Cộng Sản năm xưa. Và có vẻ buổi gặp gỡ cá nhân đầu tiên, vốn là đứa con tinh thần giữa Trung tướng Nguyễn Đức Soát và Đại tá Charlie "Shark" Tutt, đã mở đường cho cuộc gặp gỡ thứ hai vào tối 21/9 vừa qua.
Hay như cách Đại tá Lê Thanh Đạo nói tại buổi giao lưu: "Chỉ mới một năm không gặp thôi mà đã thấy nhớ rồi."
Đoàn cựu phi công chiến đấu của Không quân nhân dân Việt Nam (Bắc Việt), gồm 11 người, dẫn đầu đoàn là Trung tướng Nguyễn Đức Soát, người đã có một bài phát biểu mở đầu buổi giao lưu.

Bản quyền hình ảnh USS Midway Museum
Image caption
Trung tướng Nguyễn Đức Soát dẫn đầu đoàn lính phi công Việt Nam tại buổi giao lưu - hình ảnh chụp từ video tường thuật trực tiếp của Tổ chức Bảo tàng USS Midway Trung tướng Nguyễn Đức Soát dẫn đầu đoàn lính phi công Việt Nam tại buổi giao lưu - hình ảnh chụp từ video tường thuật trực tiếp của Tổ chức Bảo tàng USS Midway
"Cách đây hơn 40 năm, chúng ta, các phi công trẻ đều thực hiện nhiệm vụ mà đất nước giao cho mình. Ngày nay khi quan hệ hai nước tốt lên... chúng ta nhìn lại trận đánh ngày xưa để hiểu thêm về nhau, chia sẻ nỗi đau mất mát mà cuộc chiến nào cũng để lại cho mỗi phía."
"Mục đích của buổi gặp gỡ là hiểu thêm về các trận không chiến. Nhưng mục đích cao cả hơn là góp phần xây dựng mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đúng như quyết tâm của hai nước, gác lại quá khứ, hướng đến tương lai."
Một cựu phi công Mỹ khác phát biểu tại buổi gặp mặt thì nói: "40 năm trước, năm 1965, Bắc Việt có 40 phi công. Và 40 phi công này đã chiến đấu lại Hải quân Mỹ, Không quân Mỹ, Thủy quân lục chiến Mỹ và cả các lực lượng chiến đấu từ các nước đồng minh của Mỹ. Chúng ta, khác họ, chúng ta có thể trở về nhà sau 10 tháng chiến đấu. Còn họ, họ đã ở quê nhà rồi. Nhưng họ vẫn luôn phải trở lại chiến trường."
"Cuộc gặp năm ngoái giữa chúng tôi, họ đã khiến tôi thực sự cảm phục. Tôi hi vọng họ cũng sẽ dành được sự cảm phục từ quý vị," vị cựu sĩ quan Mỹ cũng từng tham gia buổi gặp gỡ năm ngoái tại Hà Nội nói thêm.


'Ông có căm thù Mỹ không?'

Buổi giao lưu đầu tiên diễn ra với sự tham gia của Trung tướng Đức Soát, Đại tá Nguyễn Thanh Quý và Đại úy John Cerak của Không quân Hoa Kỳ.
Miền Bắc Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh
Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War?
Cựu Đại sứ VNCH Bùi Diễm nói về bộ sách 'Lịch sử Việt Nam'
"Chúng tôi đang bay qua không phận Lào, sau đó quay trở lại về phía Đông, liên tục dùng radar rà soát, thì đột nhiên, ông Nguyễn Đức Soát đây đã phá hỏng một ngày đẹp trời," Đại úy John Cerak nói chỉ tay về ông Soát trong khi khán phòng rộ lên tiếng cười.
"Ông Nguyễn Đức Soát, ông đã bắn hạ sáu máy bay Mỹ, đây là có phải là vì lòng hận thù không?" Người điều phối buổi giao lưu Scott McGaugh hỏi.
Vị Trung tướng 72 tuổi trả lời:
"Riêng đặc thù của không quân, chúng tôi chỉ thấy máy bay thôi. Khi vào không chiến, máy bay này theo máy bay kia. Các phi công là những người lính mà cảm giác về chết chóc ít xảy ra vì người ta không nhìn thấy. Không ai mong bắn chết người khác, chỉ mong bắn hạ máy bay của đối phương thôi.
"Cách đây bảy năm tôi gặp Đại tá Charlie Tutt, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Tôi bàn với ông ấy tổ chức cho các cựu phi công từng tham chiến ở Việt Nam gặp nhau. Cho nên tình cảm của tôi đối với nhân dân Mỹ như thế, các bạn hiểu cả..."

Bản quyền hình ảnh USS Midway Museum
Image caption
Đại tá Nguyễn Thanh Quý (trái) tại buổi giao lưu - hình ảnh chụp từ video tường thuật trực tiếp của Tổ chức Bảo tàng USS Midway Đại tá Nguyễn Thanh Quý (trái) tại buổi giao lưu - hình ảnh chụp từ video tường thuật trực tiếp của Tổ chức Bảo tàng USS Midway

Có phi công Nga và Trung Quốc tham chiến?

Tọa đàm về Bộ sách Lịch sử Việt Nam: Vấn đề và ý kiến
Phó Chủ tịch Hội sử học VN nói về bộ sách Lịch sử Việt Nam
Một người trong khán đài hỏi "Có phi công Nga và Trung Quốc tham chiến hay không?"
Đại tá Nguyễn Thanh Quý phân trần: "Trong cuộc chiến, phi công giai đoạn đó được Liên Xô cũ và Trung Quốc đào tạo. Trong chiến tranh không có phi công Nga, Trung Quốc nào tham gia. Chúng tôi có bí mật quân sự riêng. Ở Nga chúng tôi chỉ học kỹ thuật. Còn chiến thuật là chúng tôi tự tìm tòi. Các sĩ quan Nga không được vào sở chỉ huy, điều hành, không được dự buổi rút kinh nghiệm.
"Có nhóm ba phi công chuyên gia, một mặt là giúp bay hồi phục khi các giáo viên bận đi đánh nhau. Có một lần là tháng 9/1972, một phi công học bay được một thiếu tá người Nga bay kèm giúp bay hồi phục kỹ thuật thì bị bốn chiếc F4 tấn công. Máy bay tập thì không đeo tên lửa. Bốn chiếc F4 quần cho đến khi gần hết dầu thì các phi công nhảy dù, nên mới có chuyện một phi công người Nga nhảy dù. Nhưng là trong trường hợp bay hồi phục, chứ không phải chiến đấu."

Bản quyền hình ảnh USS Midway Museum
Image caption
Ông Nguyễn Hưng Ông Nguyễn Hưng, tự giới thiệu lá lính biệt động của Việt Nam Cộng Hòa tham gia đặt câu hỏi tại buổi giao lưu
Sự xuất hiện của một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa tại buổi giao lưu cũng gây chút bất ngờ. Ông Nguyễn Hưng, tự giới thiệu là lính biệt động quân của lực lượng Việt Nam Cộng Hòa và chỉ tay về phía cựu phi công Bắc Việt, cười lớn nói "They shot me down! (Họ bắn hạ tôi đấy!)"
"Tôi muốn hỏi các cựu phi công Hoa Kỳ ở đây, ai là người đã ném quả bom xuống bệnh viện Bạch Mai, xuống Khâm Thiên," ông Hưng hỏi.
Câu hỏi khó gây ra một sự lúng túng cho cả khán phòng, nhưng người điều phối Scott Gaugh khéo léo tránh né bằng cách thay thế với câu hỏi "Các ông nghĩ sao về độ chính xác của bom Mỹ?"
Nhưng sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, Clint Johnson lại không tránh né, trả lời "Họ đã làm hết sức có thể để tránh thương vong cho thường dân. Chúng tôi đã rất cẩn thận để không đánh bom sai nơi... nhưng tai nạn xảy ra. Một số người đã không cẩn thận nhưng chúng tôi có quy định rất nghiêm ngặt. Nếu anh không tuân theo, anh có thể mất sự nghiệp phi công vĩnh viễn hoặc đi tù."

Về phía Cộng Sản Bắc Việt, Đại tá Lê Thanh Đạo trả lời:
"Tôi không biện minh cho những quả bom của máy bay Mỹ ném vào khu nhà dân nhiều dân thường. Nhiều trẻ em đã bị chết, tuy nhiên tôi cũng hiểu kỷ luật quân đội Mỹ là rất rõ ràng. Nhưng bệnh viện Bạch Mai thì rất sát khu chỉ huy không quân của chúng tôi. Quả bom không trúng hầm chỉ huy mà 'lạc' sang bệnh viện.
"Điều đó tôi thấy người ném bom không có lỗi, nhưng để gây ra chiến tranh mới có lỗi"
Buổi giao lưu chuyển hướng sang cuộc sống cá nhân giữa thời chiến. Đại tá Lê Thanh Đạo thì tự hào giới thiệu người vợ cùng theo ông đến buổi giao lưu.
"Đây là bà vợ tôi, trong chiến tranh là tuần cũng lên thăm chồng xem còn sống hay không, đến nỗi có tay chỉ huy nói là cô cứ lên như thế này là làm mất sức chiến đấu của chúng tôi."

Bản quyền hình ảnh USS Midway Museum
Image caption
Đại úy Clint Johnson (trái) và đại tá Lê Thanh Đạo (phải) cùng người thông dịch viên tại buổi giao lưu tối 21/9 tại bảo tàng USS Midway. Đại úy Clint Johnson (trái) và đại tá Lê Thanh Đạo (phải) cùng người thông dịch viên tại buổi giao lưu tối 21/9 tại bảo tàng USS Midway.
"Ngược lại chúng tôi có vợ con lên nên càng hăng hái hơn, may quá lúc đó tôi đã bắn được bốn chiếc máy bay rồi cho nên tôi vẫn được động viên khen thưởng. Công bắn hạ tên lửa là do vợ tôi cả.

'Chiến tranh là thứ ngu xuẩn nhất loài người từng làm'

Trả lời phóng viên tờ San Diego Union-Tribune, Đại úy Hải quân Jack "Fingers" Ensch nói:
"Nhà tù nhỏ nhất thế giới là giữa hai tai anh. Nếu anh cứ tiếp tục căm thù, thì họ cũng vẫn cách xa nửa thế giới. Họ không biết anh đang nghĩ về họ, hận thù họ hay những thứ như thế. Họ tiếp tục với cuộc sống của mình. Nếu anh vẫn hận thù, thì anh vẫn bị giam cầm."
Trước khi kết thúc buổi tọa đàm, khi được mời chia sẻ những lời cuối, Đại úy Clint Johnson nói:
"Tôi không bao giờ ghét kẻ thù. Cả hai đều làm những điều mà chúng tôi nghĩ là tốt nhất. Người Mỹ muốn ngăn cản sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, còn người Việt Nam chỉ muốn thống nhất đất nước, không thể tranh cãi gì được với một một sứ mệnh như thế.
"Rất tiếc là quốc gia chúng ta phải giao chiến như thế. Tôi không nghĩ bên nào thực sự căm ghét bên nào. Họ có thể thù ghét một số hành động, nhưng tôi không tin họ căm ghét đối thủ của mình trên chiến trường," ông Johnson nói.
Còn Đại tá Lê Thanh Đạo thì nhắc lại thông điệp mà Trung tướng Đức Soát đã nói trong phát biểu mở đầu:
"Chúng ta đã ngồi đây như những người bạn. Chúng ta hãy khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, tình hữu nghị Việt-Mỹ của chúng ta."

Phi công Át chủ bài xuất sắc nhất mọi thời đại


352 lần diệt máy bay đối phương và chưa một lần bị bắn hạ, lịch sử quân sự vinh danh Erich Alfred Hartmann là phi công Át chủ bài xuất sắc nhất mọi thời đại.
3
Kỷ lục 352 lần chiến thắng  không chiến  mà phi công Erich Alfred Hartmann lập nên có thể sẽ không bao giờ bị vượt qua. Ảnh: Wikipedia
Chiến tranh thế giới II ghi nhận những trận không chiến lớn nhất lịch sử. Trong những trận không chiến đẫm máu đó, hàng ngàn phi công đã được vinh danh là những phi công Át chủ bài xuất sắc nhất, tức các phi công có số lần bắn hạ máy bay đối phương từ 5 chiếc trở lên.
Trong số đó, phi công Erich Alfred Hartmann, phi đoàn tiêm kích JG 52, Không quân Đức là người đạt thành tích cao nhất. Trong những năm Thế chiến II, ông đã thực hiện 1.404 phi vụ chiến đấu trong đó có 850 phi vụ không chiến.
Trong các phi vụ không chiến, Hartmann đã bắn hạ 352 máy bay đối phương, bao gồm 345 máy bay Liên Xô và 7 máy bay Mỹ. Suốt sự nghiệp, 14 lần máy bay của ông bị thiệt hại do các mảnh vỡ từ máy bay mà ông bắn hạ hay trục trặc kỹ thuật.
Ông chưa bao giờ phải hạ cánh do trúng hỏa lực của đối phương, một thành tích mà không phải phi công nào cũng đạt được. Các đồng đội trong Không quân Đức gọi ông với biệt danh "Bubi" còn các phi công Liên Xô gọi ông là "con Quỷ đen".
Các
Các phi công Liên Xô thừa nhận Hartmann là một bậc thầy trong kỹ thuật không chiến phục kích. Không quân Liên Xô từng treo giải thưởng 10.000 Rúp cho ai bắn hạ ông. Ảnh: Wikipedia
Hartmann sinh ngày 19/4/1922 trong một gia đình có mẹ là nữ phi công đầu tiên của Đức và cha là một bác sĩ tại Weissach, Württemberg, Đức. Ông bắt đầu sự nghiệp bay của mình với vai trò phi công tàu lượn trong chương trình đào tạo của Không quân Đức.
Người thầy dạy bay đầu tiên của ông không ai khác chính là mẹ của ông, bà Elisabeth Wilhelmine Machtholf. Năm 1936, chính quyền hỗ trợ bà Machtholf thành lập một trường dạy bay tại Weil im Schönbuch. Tại đây, Hartmann trở thành một giảng viên khi mới 14 tuổi.
Hartmann bắt đầu chương trình huấn luyện bay quân sự vào ngày 1/10/1940 tại trung đoàn không quân số 10 ở Neukuhren. Ngày 3/1/1941 ông bắt đầu thực hành bay với giáo viên  dẫn trong 4 ngày, sau đó, trong 3 tuần ông thực hành bay chỉ một mình. Hartmann hoàn thành chương trình huấn luyện bay cơ bản vào ngày 1/11/1941, sau đó ông tiếp tục được đào tạo chiến đấu nâng cao.
Từ ngày 1/3-22/8/1942 các giáo viên huấn luyện ông để bay tiêm kích Messerschmitt Bf 109, loại máy bay sau này đã gắn liền với tên tuổi và sự thành công của ông. Tháng 10/1942, ông được điều động đến nhận nhiệm vụ tại phi đoàn tiêm kích JG 52 hoạt động chiến đấu trên mặt trận phía Đông.
Con đường trở thành phi công Át chủ bài xuất sắc nhất mọi thời đại của Hartmann không hề đơn giản. Nhiệm vụ không chiến đầu tiên của ông kết thúc trong thất bại, máy bay phải hạ cánh khẩn cấp do hết nhiên liệu.
Hartmann bị cấm bay 3 ngày do vi phạm hầu hết các quy tắc không chiến. 12 ngày sau, ông lập chiến công đầu tiên khi hạ một chiếc IL-2 của Liên Xô, đến cuối năm 1942 ông chỉ lập thêm một chiến công. Hartmann mất khá nhiều thời gian để khẳng định mình là một phi công xuất sắc.
Trong trận không chiến lớn tại Vòng cung Kursk, ông bắn hạ 7 máy bay đối phương. Đầu tháng 8/1943, con số chiến thắng của ông đã lên đến 50. Tháng 9/1943, ông được bổ nhiệm làm phi đội trưởng phi đội 9, phi đoàn JG 52.
Các phi công Liên Xô từng thừa nhận, Hartmann là một bậc thầy trong kỹ thuật không chiến phục kích. Ông thường sử dụng chiến thuật "từ Mặt trời", tức kỹ thuật bay không chiến theo hướng ánh sáng mặt trời khiến đối phương bị lóa mắt và không nhận ra mình đang bị tấn công.
d
Chiếc tiêm kích Bf 109 sơn màu hoa Tulip đen đặc trưng của Hartmann tại bảo tàng hàng không vũ trụ Evergreen. Ảnh: Wikipedia 
Hartmann chỉ nhấn nút khai hỏa khi cách đối phương 20 mét,  kỹ thuật này cho phép ông giấu vị trí đến phút chót và đối phương không kịp trở tay. 80% số lần chiến thắng của ông dựa trên kỹ thuật không chiến này. Điểm hạn chế là khi tấn công ở cự ly gần, các mãnh vỡ của máy bay đối phương có thể gây nguy hiểm cho máy bay của ông.
14 lần ông phải hạ cánh khẩn cấp do dính phải mãnh vỡ từ máy bay đối phương đã nói lên điều đó. Kỹ thuật không chiến của Hartmann ngày càng trở nên điêu luyện. Ngày 24/8/1944 ông nâng con số chiến thắng của mình lên 301.
Chiến thắng không chiến thứ 352 và cuối cùng của ông diễn ra vào ngày 8/5/1945. Sau đó ông bị bắt bởi sư đoàn bộ binh 90 quân đội Mỹ và giao cho Hồng quân Liên Xô. Hartmann bị kết án tội ác chiến tranh do đã giết chết 780 thường dân trong vụ không kích vào nhà máy bánh mì ở Briansk và phải chịu mức án 25 năm lao động khổ sai.
Năm 1955, ông được phóng thích sau một thỏa thuận giữa chính phủ Tây Đức và Liên Xô. Trở lại Tây Đức ông nhận nhiệm vụ chỉ huy phi đoàn tiêm kích JG 71 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1970.  Hartmann qua đời vào ngày 29/9/1993 ở tuổi 71. Tháng 1/1997, chính phủ Nga đã ra thông báo minh oan cho ông không phải là tội phạm chiến tranh.
Đức Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét