Chuyển đến nội dung chính

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 145 (Nhạc sĩ PHAM ĐÌNH CHƯƠNG)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nhạc sĩ PHAM ĐÌNH CHƯƠNG Xót Xa Phát Hiện Vợ Yêu Tình 1 Đêm Với Anh Rể PHẠM DUY
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một trong những người góp phần làm phong phú cho nền âm nhạc Việt Nam, dù rằng những nhạc phẩm của ông không nhiều nhưng trong số đó đó đã không ít bài hát đi vào lòng người, trở thành bất hủ với thời gian. Giai đoạn những năm của thập niên 60 của thế kỷ trước. Bấy giờ vợ chồng Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc nổi tiếng khắp miền Nam – Bắc, bỗng nhiên trở thành tâm điểm của dư luận và báo chí bởi một cuộc li hôn đầy bất ngờ
  
Đôi mắt người Sơn Tây - Thái Thanh

Cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương - Ly rượu mừng và những điều chưa biết

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 - 1991) tại Hà Nội. Ông được biết đến là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc tiền chiến và là một nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình có danh tiếng về truyền thống nghệ thuật.
Ngoài khả năng sáng tác, Phạm Đình Chương còn đi hát với nghệ danh Hoài Bắc. 1951 ông cùng nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Thái Hằng, Thái Thanh, Hoài Trung, Khánh Ngọc (vợ Phạm Đình Chương)… thành lập ban nhạc Thăng Long nổi tiếng. Năm 1953, Phạm Đình Chương lập gia đình với ca sĩ Khánh Ngọc rồi chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Thời gian sau, Phạm Đình Chương xuất ngoại, định cư tại California, Hoa Kỳ. Ông mất vào ngày 22 tháng 8 năm 1991 tại đây.
Sự nghiệp sáng tác của Phạm Đình Chương có thể chia ra làm hai giai đoạn, nhạc tiền chiến hào hùng tươi trẻ và những khúc tình ca. Năm 18 tuổi, ông sáng tác những ca khúc đầu tiên: Ra đi khi trời vừa sáng, Hò leo núi mang màu sắc tiền chiến đậm nét. Ngay sau đó nhiều tác phẩm nổi tiếng liên tiếp ra đời và nhận được sự yêu mến của khán giả như: Sáng rừng, Xóm đêm, Ly rượu mừng, Đón xuân, trường ca Hội trùng dương…

Sau khi chia tay ca sĩ Khánh Ngọc, Phạm Đình Chương tìm đến tình ca, đây được xem là giai đoạn đen tối nhất trong cuộc đời của cố nhạc sĩ nhưng lại là niềm cảm hứng dạt dào để ông viết nên hàng loạt bản tình ca bất hủ, cho đến tận bây giờ vẫn còn nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả như: Nửa hồn thương đau, Đêm cuối cùng, Mắt buồn, Mộng dưới hoa… Phạm Đình Chương còn được biết đến là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất tiêu biểu như: Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng)…
Trong đêm nhạc Sol Vàng tháng 1, những ca khúc gắn liền với cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương sẽ được vinh danh qua những giọng ca tên tuổi như danh ca Ý Lan và các ca sĩ Ánh Tuyết, Đức Tuấn, nhóm Nam Việt.
Đây không phải là lần đầu tiên Đức Tuấn tham gia Sol Vàng nhưng có thể nói chương trình lần này đối với anh khá đặc biệt. Anh sẽ hát lại những ca khúc nằm trong album Đôi mắt người Sơn Tây – tuyển tập những sáng tác của Phạm Đình Chương, mà nam ca sĩ đã phát hành cách đây 12 năm. Bên cạnh đó, Đức Tuấn còn thể hiện ca khúc chủ đề của đêm nhạc – Ly rượu mừng. Đây cũng là lần đầu tiên anh thể hiện ca khúc này trên sóng truyền hình.
Ca khúc Ly rượu mừng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác năm 1952. Với âm điệu rộn ràng vui tươi, bài hát như một thông điệp, một lời chúc Tết tốt đẹp theo truyền thống dân tộc gửi tới tất cả mọi người. Sau hơn 40 năm bị hạn chế, Ly rượu mừng đã chính thức được “tái sinh”, được cấp phép phổ biến lại cách đây một năm. Kể từ đó, bài hát được rất nhiều ca sĩ lựa chọn trình bày trong dịp Tết đến. Ngoài ca khúc Ly rượu mừng, Đức Tuấn còn thể hiện thêm Mộng dưới hoaTiếng dân chài.

Khi được hỏi cảm nhận về âm nhạc của Phạm Đình Chương, nam ca sĩ chia sẻ: “Từ nhỏ, tôi đã thích âm nhạc của Phạm Đình Chương, đặc biệt là những ca khúc được trình diễn cùng với dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng. Tôi còn nhớ, khi mới 6 tuổi, mình đã thuộc lòng album của danh ca Thái Thanh và ban hợp ca Thăng Long. Với tôi đó như một duyên nợ, vì không phải đơn thuần một đứa bé 6 tuổi lại có sở thích như vậy. Thêm một lý do nữa, thời điểm 2005, tôi đang sinh hoạt với ban hợp xướng của phòng trà ATB và đã trình diễn thành công trên sân khấu những ca khúc của Phạm Đình Chương. Sau đó, tôi còn ra mắt một album riêng hát những ca khúc của ông. Chính album này đã giới thiệu một Đức Tuấn hát nhạc xưa với các khán giả. Đôi mắt người Sơn Tây đã đạt được không ít thành công, đưa tên tuổi của tôi đến với khán giả. Có thể nói, âm nhạc của Phạm Đình Chương đã góp phần làm nên thành công của Đức Tuấn ngày hôm nay”.
Chương trình Sol vàng tháng 1 được thực hiện bởi đạo diễn Hòa Yên, biên tập Minh Đức - Quốc Quân. Ngoài ra, nhà báo Minh Đức còn xuất hiện trong vai trò dẫn chuyện. Chương trình được phát sóng vào lúc 20 giờ thứ bảy ngày 14.1 trên VTV9.
Phan Phan
 
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và mối tình đau khổ - Lịch sử ra đời ca khúc Nửa hồn thương đau
Phạm Đình Chương sinh 14/11/1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ở Hà Nội còn quê ngoại ở Sơn Tây. Ông xuất thân trong một gia đình mang truyền thống âm nhạc, thân phụ là Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của cha ông, sinh được 2 người con trai tên Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm tức ca sĩ Hoài Trung, trong ban hợp ca Thăng Long như đã nói. Người vợ sau tức mẹ ruột Phạm Đình Chương sinh 3 người gồm trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và cô con gái út là Phạm Thị Băng Thanh, tức nữ ca sĩ Thái Thanh. 

Chuyện tình của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

(Người nổi tiếng) - Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một trong những người góp phần làm phong phú cho nền âm nhạc Việt Nam, dù rằng những nhạc phẩm của ông không nhiều nhưng trong số đó đó đã không ít bài hát đi vào lòng người, trở thành bất tử với thời gian.
Có thời, ông được giới báo chí mệnh danh là ông hoàng trong lĩnh vực phổ thơ thành nhạc. Ông đã khuất bóng hơn hai chục năm nay nhưng những tác phẩm ông để lại cho đời như:
“Nửa hồn thương đau”, “Tiếng dân chài”, “Đôi mắt người Sơn Tây”, “Đêm cuối cùng”, “Người đi qua đời tôi”… vẫn được các ca sĩ thời hiện đại hát vang lên trong khắp các sân khấu trong Nam, ngoài Bắc và cả hải ngoại với danh tiếng là dòng nhạc sang trọng, được nhiều người yêu thích.
Thế nhưng ít ai biết rằng nhạc phẩm “Nửa hồn thương đau” lại được người nhạc sĩ tài hoa này phổ thơ của Thanh Tâm Tuyền trong một đêm mưa gió tuyệt vọng nhất của cuộc đời, sau cuộc tình lớn nhất trong đời ông nhưng lại tan vỡ trong tai tiếng lúc bây giờ.
Gia đình tài tử và cuộc tình lớn của cuộc đời Phạm Đình Chương
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Từ trước cho đến nay có thể nói hiếm có gia đình nào như gia đình nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bởi vì đây là gia đình đã sản sinh ra những tên tuổi có tiếng tăm và trở thành một phần quan trọng trong đời sống của âm nhạc Việt Nam một thời.
Trong đó có thể nói tươi sáng nhất của ban nhạc gia đình này, phải kể đến Phạm Đình Chương (1929 – 1991), mà khi đi hát ông còn có nghệ danh khác là Hoài Bắc.
Cần phải nhắc một chút về đại gia đình tài tử của Phạm Đình Chương mới thấy rằng cái sự ảnh hưởng của gia đình này đến đời sống âm nhạc một thời là không nhỏ. Cụ thể thân phụ của Phạm Đình Chương, là ông Phạm Đình Phụng (một người có biệt tài chơi đàn Tranh) là người có hai đời vợ.
Người vợ đầu của ông Phụng có hai người con: Phạm Đình Sỹ (là chồng của nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, là cha ruột của ca sĩ Mai Hương) và Pham Đình Viêm (tức ca sĩ Hoài Trung).
Còn người vợ hai (một người đàn bà có tài chơi đàn Bầu) lại là mẹ ruột của những tên tuổi lớn một thời như: Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng – vợ của nhạc sĩ Phạm Duy), Phạm Đình Chương và Phạm Thị Băng Thanh (ca sĩ Thái Thanh).
Riêng về nhạc sĩ Phạm Đình Chương, vì có truyền thống gia đình nên ông được học nhạc lý từ rất sớm. Ngoài cha, ông còn may mắn được nhiều người khác chỉ dạy. Tuy nhiên một thực tế là tài hoa của nhạc sĩ này được biết đến đều nhờ vào khả năng tự học, tự rèn luyện của ông là chính.
Giai đoạn sau năm 1945, khi giai đoạn kháng chiến chống Pháp đang sục sôi thì các anh em của Phạm Đình Chương cũng lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi yêu nước, lúc bấy giờ anh em của gia đình ông vào ban văn nghệ Quân đội của quân khu IV và quân khu III.
Trong giai đoạn mang lời ca tiếng hát để phục vụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ấy, ban hợp ca Thăng Long gồm những thành viên trong gia đình Phạm Đình Chương đã ra đời.
Lúc bấy giờ ngoài việc ngày đêm lặn lội khắp các đồng bằng, rừng núi đi theo cuộc kháng chiến chống Pháp thì riêng bản thân Phạm Đình Chương bắt đầu tập tành sáng tác.
Những tác phẩm đầu tay của ông cũng như trong giai đoạn này đều được biết đến là các nhạc phẩm tiền chiến mang không khí hào hùng, mạnh mẽ, theo nhiều tài liệu để lại thì nhạc phẩm đầu tay của Phạm Đình Chương khi ông 18 tuổi được biết đến là: “Ra đi khi trời vừa sáng”, “Hò leo núi”, “Được mùa”….
Vợ cũ của Phạm Đình Chương- nữ ca sĩ Khánh Ngọc
Theo đó năm 1954, có tài liệu ghi là năm 1951, cả gia đình của Phạm Đình Chương chuyển vào Sài Gòn sinh sống.
Tại “Hòn ngọc Viễn Đông” này, ban hợp ca Thăng Long được tái hợp với sự hiện diện của các tên tuổi đã thành danh như: Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng, Phạm Duy, đôi khi còn có thêm sự góp mặt của nữ ca sĩ kiêm diễn viên Khánh Ngọc – sau này là người vợ, cũng là mối tình lớn nhất, sâu đậm nhất trong cuộc đời Phạm Đình Chương.
Thời ấy hễ phòng trà, rạp hát nào có sự hiện diện của ban hợp ca Thăng Long thì lập tức nóng sốt, vé bán sạch trong buổi sáng, thậm chí là trước đó vài ngày; nhiều tờ báo “lá cải” giai đoạn đó cứ in hình của ban nhạc anh em, đặc biệt là 3 giai nhân gồm Thái Thanh, Thái Hằng và Khánh Ngọc… ngay ở trang bìa thì cũng có thể kiếm ăn được kha khá.
Riêng Phạm Đình Chương trong giai đoạn này ông vẫn sáng tác đều đặn với những ca khúc mang âm hưởng nhớ quê hương miền Bắc như: “Anh đi chiến dịch”, “Khúc giao duyên”, “Xóm đêm”…. Ông còn được biết đến là thiên tài phổ thơ thành nhạc một cách hào hoa, tạo nên nhiểu nhạc phẩm để đời.
Được biết chính trong môi trường âm nhạc, cuộc sống đầy lời ca tiếng hát, một thời Phạm Đình Chương đã nên duyên vợ chồng với ca sĩ Khánh Ngọc – một ngôi sao sáng trên bầu trời âm nhạc và nền điện ảnh giai đoạn đó.
Với tài hoa của những tác phẩm danh tiếng và là ngôi sao sáng trong ban nhạc anh em, cuối cùng Phạm Đình Chương đã chiếm hữu được người đẹp có thân hình bốc lửa mà báo chí Sài Gòn một thời mệnh danh là “ngọn núi lửa”, với bộ ngực quyến rũ, giọng ca ma lực say mê lòng người và từng là mục tiêu săn đón của biết bao đại gia Sài Gòn thuở ấy.
Thế nhưng cũng chính vì sự tan vỡ trong cuộc hôn nhân lớn và đầy tai tiếng này mà Phạm Đình Chương đã để lại cho đời những bản tình ca lay động lòng người, trong đó có tác phẩm “Nửa hồn thương đau”.
Bi kịch gia đình và tình ca bất hủ “Nửa hồn thương đau”
Đó là giai đoạn những năm của thập niên 60 của thế kỷ trước. Bấy giờ vợ chồng Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc nổi tiếng khắp miền Nam – Bắc, bỗng nhiên trở thành tâm điểm của dư luận và báo chí bởi một cuộc li hôn đầy tai tiếng, chấn động.
Và hơn ai hết nỗi đau đớn tột cùng này Phạm Đình Chương đã không ngờ đến. Đó là thời gian đầu ông nghe tin phong thanh rằng Khánh Ngọc đã có một người đàn ông khác.
Tuy nhiên vì tình yêu vợ của ông quá lớn, ông không tin rằng vợ mình đang có những chuyện tày trời như thế và hai vợ chồng đang có đứa con nhỏ hơn 4 tuổi nên Phạm Đình Chương đã bỏ ngoài tai những lời đồn đại vô căn cứ, hơn ai hết ông hiểu rằng cái đời “xướng ca vô loài” này đối diện với những tai tiêng của dư luận sẽ như thế nào.
Do đó ông đã có một thời gian im lặng mà sống, tránh tiếp xúc với những câu hỏi của dư luận, báo chí về việc này.
Thế nhưng cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, một buổi tối định mệnh, theo yêu cầu của một người bạn thân, Phạm Đình Chương đã có mặt và bắt quả tang vợ mình đang cùng nhân tình “ăn chè” ở tận miệt Nhà Bè – vùng ven Sài Gòn.
Nỗi đau đớn nhân lên gấp bội, khi nhân tình của Khánh Ngọc không ai khác chính là một thành viên trong gia đình của ông, một mối quan hệ cay đắng và oan nghiệt.
Thời điểm ấy trời đất như sụp đổ dưới chân Phạm Đình Chương, nhờ có người bạn dìu, ông mới gắng gượng ra về với cõi lòng tan nát.
Ngay hôm sau và liên tiếp nhiều ngày cái “kỳ án ăn chè Nhà Bè” được báo chí lá cải Sài Gòn khai thác triệt để, với những hình ảnh nóng hổi cập nhật từng ngày, bởi vì những người trong cuộc này không ai khác đều là những người nổi tiếng lẫy lừng, là các thành viên trong một gia đình tài tử danh tiếng.
Trở về với đứa con thơ hơn 4 tuổi, Phạm Đình Chương đã khóc hết nước mắt cho một bi kịch gia đình. Sau đó ông gạt nước mắt, đâm đơn ra tòa xin li dị. Cuối cùng tòa phán quyết thuận tình cho ông li hôn và ông cũng được quyền nuôi đứa con chung của hai người.
Thế là sau đó, cuộc đời Phạm Đình Chương đã chuyển sang một lối rẽ khác, những nỗi buồn luôn thường trực. Ông không còn tâm trạng để cùng ban hợp ca Thăng Long phục vụ khán giả, ông tách biệt với thế giới bên ngoài.
Và đó cũng là bước ngoặt ông chuyển hướng sáng tác, đem những nỗi buồn của mình gửi gắm vào những bài tình ca đầy tâm trạng như: “Người đi qua đời tôi”, “Đêm cuối cùng”, “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”…
Có giai thoại kể rằng, trong một đêm mưa buồn, ông tình cờ đến giải khuây ở sân khấu Đại Nhạc Hội. Không ngờ tại đây ông gặp lại người xưa, tức ca sĩ Khánh Ngọc đang biểu diễn.
Kết thúc đêm diễn, trời đang mưa như trút nước giữa đường phối Sài Gòn, đêm lại buồn hiu hắt ông tiếp cận và ngỏ lời muốn đưa vợ cũ về nhà. Thế nhưng Khánh Ngọc từ chối. Ông lặng lẽ đi dưới trời mưa về nhà với ngổn ngang những tâm trạng buồn bã và ký ức miền hạnh phúc với người đàn bà trong cuộc đời đã vụt qua đời mình.
Có giai thoại kể rằng, trong đêm đó khi về đến nhà, Phạm Đình Chương buồn day dứt, ngay thời khắc ấy ông nghĩ đến quyết định quyên sinh. Thế nhưng giữa đêm mưa gió, nghe tiếng đứa con trai bé bỏng đang khóc thế là ông trở lại với thực tại, quên đi cái ý nghĩ rồ dại kia.
Cũng trong cái đêm đó, khi mà nỗi buồn bi kịch gia đình, hôn nhân tan vỡ khuấy động trong lòng Phạm Đình Chương thì những lời thơ của bài “Lệ đá xanh” của Thanh Tâm Tuyền lại vang lên trong lòng ông.
Những lời thơ như đánh động trúng tâm hồn đơn điệu, bi kịch của ông và trong đêm mưa gió bão bùng của lòng người, mượn một phần lời thơ của Thanh Tâm Tuyền, Phạm Đình Chương đã viết một mạch nên tình ca bất hủ “Nửa hồn thương đau”, thể hiện nỗi đau đớn lớn nhất trong cuộc đời ông.
Sau năm 1975, Phạm Đình Chương xuất ngoại, định cư tại Mỹ và mất tại đây. Trước đó vợ cũ của ông, nữ ca sĩ Khánh Ngọc cũng sang Mỹ và đã có một gia đình mới. Có nhiều lời kể, thi thoảng vô tình nghe nhạc phẩm “Nửa hồn thương đau” của chồng cũ vang lên ở xứ người, bà đã lấy tay quệt vội những giọt nước mắt.
Đời người đã qua, nỗi đau cũng đã trở thành miền quá vãng và những nhạc phẩm của Phạm Đình Chương để lại cho đời đến nay vẫn còn vang vọng.
Đến giờ khi nghe “Nửa hồn thương đau” vang lên với nỗi buồn khôn tả, ít tai biết rằng có một con người tài hoa Phạm Đình Chương đã gửi hết nỗi đau cuộc đời của mình vào bản tình ca đó.
"Nửa hồn thương đau"
Phạm Đình Chương
Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ
Hay chỉ là giấc mơ thôi
Nghe tình đang chết trong tôi
Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời.
Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
Em ở đâu? Anh ở đâu?
Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu.
Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt
Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất
Và tiếng hát và nước mắt.
Đôi khi anh muốn tin
Đôi khi anh muốn tin
Ôi những người, ôi những người
Khóc lẻ loi một mình.

Ý Lan quỳ gối hát tưởng nhớ Phạm Duy và Phạm Đình Chương

Là giọng hát luôn được cố nhạc sĩ Phạm Duy đánh giá bằng những lời khen tặng đẹp nhất, Ý Lan đã dành trọn trái tim mình để một lần nữa thể hiện các tác phẩm của cố nhạc sĩ tài hoa này trong đêm nhạc tưởng nhớ 2 nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Đình Chương diễn ra tối 28.3 tại TP.HCM.

(TNO) Là giọng hát luôn được cố nhạc sĩ Phạm Duy đánh giá bằng những lời khen tặng đẹp nhất, Ý Lan đã dành trọn trái tim mình để một lần nữa thể hiện các tác phẩm của cố nhạc sĩ tài hoa này trong đêm nhạc tưởng nhớ 2 nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Đình Chương diễn ra tối 28.3 tại TP.HCM.

Ý Lan quỳ gối hát tưởng nhớ Phạm Duy và Phạm Đình Chương - ảnh 1
Ý Lan quỳ xuống khi hát nhạc Phạm Duy và Phạm Đình Chương - Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
Nhiều người ví Ý Lan như một đóa hồng nở muộn. Bởi mãi đến năm 32 tuổi, khi đã yên bề gia thất với 5 mặt con, chị mới bắt đầu sự nghiệp ca hát.
Nhưng cũng nhờ vậy mà ở Ý Lan luôn có sự chín muồi trong cảm xúc và sự bình thản trong cách thể hiện. Chậm rãi nhưng da diết và trau chuốt đến từng ca từ trong bài hát, thế nên nghe Ý Lan hát, có những người đã mê mẩn đến không dứt ra được, dù  cũng có người cảm thấy khó chịu bởi sự "điệu đà" không lẫn vào đâu của chị.
Với nhạc Phạm Duy hay Phạm Đình Chương cũng vậy. Dù không ít ca sĩ từng thành công với những ca khúc của 2 nhạc sĩ tài hoa này nhưng trong cách hát của Ý Lan luôn có sự khác biệt. Đến tận bây giờ, chị vẫn không quên lời nhắn nhủ của nhạc sĩ Phạm Duy: “Con có sự riêng tư của con trong tiếng hát và bác thấy rất là đặc biệt, bác không bao giờ muốn con sửa bất cứ điều gì. Bởi vì con hát bằng tâm hồn của con mà tâm hồn thì nó rất là đẹp. Mong con hãy giữ những gì mà con đã làm được trong tiếng hát và nhớ không bao giờ thay đổi cái hồn của mình khi cất tiếng hát nhé".
Ý Lan, Trọng Bắc và Xuân Phú hát Tình ca
 
Ý Lan thể hiện ca khúc Em lễ chùa này
Trong đêm nhạc Phạm Duy và Phạm Đình Chương, Ý Lan đã trở thành nhân vật chính, kết nối các tiết mục và hòa quyện với 2 khách mời Xuân Phú, Trọng Bắc để mang đến một đêm nhạc nhiều cảm xúc. Riêng ca sĩ Quang Linh, vì một số lý do khách quan nên anh đã không tham gia chương trình được như dự định.
Bằng lối thể hiện và cảm xúc của riêng mình, các ca sĩ đã làm sống lại những bản tình ca bất hủ của nhạc sĩ Phạm Duy như Tình ca, Ngậm ngùi, Kiếp này có yêu nhau, Đưa em tìm động hoa vàng... hay những ca khúc được ông phổ thơ như Em lễ chùa này (Thơ: Phạm Thiên Thư), Đừng bỏ em một mình (Thơ: Hoài Trinh)... và những sáng tác của Phạm Đình Chương như Đôi mắt người Sơn Tây, Nửa hồn thương đau, Mộng dưới hoa... 
Với Ý Lan, nhạc của Phạm Đình Chương cũng gần gũi như nhạc sĩ Phạm Duy vì từ nhỏ, chị đã sống cùng một nhà với ông khi ba mẹ ly dị. Những năm tháng đó, Ý Lan đã chứng kiến từng bài hát mà ông bắt đầu sáng tác, cả cảnh ông đàn và mẹ hát bài Nửa hồn thương đau. Chính vì thế mà trong đêm nhạc này, Ý Lan hát bằng tất cả cảm xúc của mình. Vào cuối chương trình, nữ ca sĩ thậm chí quỳ xuống để cho tiếng hát thăng hoa và bay bổng hơn.
Ý Lan hát Đừng bỏ em một mình
Ý Lan song ca cùng Xuân Phú ca khúc Chuyện tình buồn
 
Ý Lan quỳ gối hát tưởng nhớ Phạm Duy và Phạm Đình Chương - ảnh 2
Ý Lan, Xuân Phú và Trọng Bắc mở màn với Tình ca của Phạm Duy
Ý Lan quỳ gối hát tưởng nhớ Phạm Duy và Phạm Đình Chương - ảnh 3
Nữ ca sĩ nức nở hát nhạc Phạm Duy
Ý Lan quỳ gối hát tưởng nhớ Phạm Duy và Phạm Đình Chương - ảnh 4
Song ca cùng Xuân Phú trong ca khúc Chuyện tình buồn
Ý Lan quỳ gối hát tưởng nhớ Phạm Duy và Phạm Đình Chương - ảnh 5
Ý Lan và Trọng Bắc
Ý Lan quỳ gối hát tưởng nhớ Phạm Duy và Phạm Đình Chương - ảnh 6
Xuân Phú và Trọng Bắc đã có màn song ca ấn tượng với ca khúc Xóm đêm của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Ý Lan quỳ gối hát tưởng nhớ Phạm Duy và Phạm Đình Chương - ảnh 7
Ý Lan phiêu theo những giai điệu
Ý Lan quỳ gối hát tưởng nhớ Phạm Duy và Phạm Đình Chương - ảnh 8
Nữ ca sĩ thậm chí còn quỳ xuống để thăng hoa cùng những nốt nhạc - Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc

Nhạc sĩ Phạm Duy với mối tình đầy tai tiếng

Nhạc sĩ Phạm Duy với mối tình đầy tai tiếng

GiadinhNet - Vào thập kỷ 60, tại Sài Gòn, vụ ly hôn của vợ chồng cặp nghệ sĩ Phạm Đình Chương - Khánh Ngọc đã khuấy đảo báo chí, dư luận. Sự tan vỡ ấy được châm ngòi từ cuộc tình vụng trộm Khánh Ngọc và nhạc sĩ Phạm Duy (anh rể Phạm Đình Chương).

“Ngọn núi lửa” đầy mê hoặc

Từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960, ca sĩ Khánh Ngọc, với thân hình bốc lửa, kiều diễm từng làm chao đảo nhiều văn nghệ sĩ tài danh và khán giả. Ngoài ra, bà còn là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên sáng chói trong làng điện ảnh Sài Gòn trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Trang Thiên Kim, Kiều Chinh...

Giọng ca trời phú cộng với ngoại hình gợi cảm, phong cách biểu diễn hút hồn đã giúp Khánh Ngọc tạo nên tiếng tăm và có cơ duyên gặp, yêu, kết hôn với nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Bà vừa là vợ vừa là nguồn cảm hứng, là nỗi đau tột cùng…để Phạm Đình Chương sáng tác ra những ca khúc bất hủ, vang danh.

Nhạc sĩ Phạm Duy với mối tình đầy tai tiếng 1
Nữ minh tinh Khánh Ngọc

Đến anh rể cũng “trồng cây si”

Bất chấp Khánh Ngọc đã là vợ của Phạm Đình Chương (em trai ca sĩ Thái Hằng, vợ mình), Phạm Duy vẫn quyết tâm chinh phục người đẹp. Vào một buổi tối định mệnh, ông đã “bắt tại trận” cuộc tình vụng trộm của vợ tại quán chè ở Nhà Bè - Gia Định. Trời đất như sụp đổ dưới chân, Phạm Đình Chương phải nhờ bạn bè dìu quay trở lại nhà, nơi hai đứa con thơ dại đang ở nhà một mình ngóng chờ bố mẹ.

Cho dù Phạm Duy đã cầu cứu đến Bộ Thông Tin xin các báo cho ngưng bài điều tra, phóng sự nhưng “hoạ vô đơn chí”, chuyện lớn càng giấu diếm lại càng như đổ “thêm dầu vào lửa”. Chẳng mấy chốc cả Sài Gòn đã loạn lên vì biến cố trong đại gia đình nổi tiếng về nghệ thuật. Dù vẫn còn yêu vợ và thực lòng muốn thứ tha nhưng trước dư luận sục sôi, Phạm Đình Chương đành gạt nước mắt nộp đơn ly dị lên toà án và nhận quyền nuôi các con thơ. 

Nhạc sĩ Phạm Duy với mối tình đầy tai tiếng 2
Đại gia đình nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Những bản tình ca bằng nước mắt

Sau cuộc tình loạn luân đầy ngang trái giữa vợ và anh rể, Phạm Đình Chương quay về sống đơn độc, những bản tình ca bất hủ ra đời trong nước mắt và hoài niệm xót xa: “Nửa hồn thương đau”, “Đêm cuối cùng”, “Người đi qua đời tôi”, “Khi cuộc tình đã chết”, “Thuở ban đầu”, “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”...

Một đêm mưa tầm tã ở Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại vợ sau ánh đèn sân khấu, ông có ý muốn đưa Khánh Ngọc trở về nhà nhưng sự ngại ngần không dám đối diện trước chồng đã khiến Khánh Ngọc cất lời từ chối. Những ngày tháng ấy với Phạm Đình Chương là chuỗi tuyệt vọng, ông viết trong “Nửa hồn thương đau: "Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt/ Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất/ Và tiếng hát/ Và nước mắt..."

Sau này, cuộc tình tay ba đã rẽ làm ba ngả. Phạm Duy rời phương trời cũ, tiếp tục sáng tác và có thêm nhiều mối tình dang dở. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng qua đời trong cô độc. Và nữ danh ca Khánh Ngọc, “ngọn núi lửa” rực cháy một thời đã kề vai bên người chồng mới với hai đứa con và một vết thương sâu nặng mãi trong lòng.

Lữ Mai

Lời tâm sự cuối cùng xúc động của cố nhạc sỹ Phạm Duy

(VTC News) - Ý Lan chia sẻ về những lời tâm sự cuối cùng của cố nhạc sỹ Phạm Duy trước khi ông từ giã cõi đời.
Người ta thường ví Ý Lan như đóa hồng nở muộn bởi cuộc sống lẫn sự nghiệp của Ý Lan luôn rất chậm rãi. 32 tuổi cô bước lên sân khấu khi đã yên bề gia thất cùng 5 mặt con và gặt hái thành công bất ngờ như cái duyên tiền nghiệp từ mẹ, nữ danh ca Thái Thanh trao cho.

Liveshow Sol vàng - Ý Lan:


              Ý Lan và nhạc sỹ Phạm Duy 
Ý Lan và nhạc sỹ Phạm Duy 
Ý Lan vốn sẵn có sự bình thản trong đời sống nên cách hát của chị cũng thản nhiên như cách sống, chậm rãi và ngân nga. Chị trau chuốt và nâng niu đến từng ca từ trong lời hát. Nhờ thế, cái tình luôn đọng lại trong lòng khán giả và chất giọng đặc biệt ấy không thể lẫn vào đâu được.


Trong quãng đời ca hát, Ý Lan chinh phục được nhiều đối tượng người nghe không chỉ bằng chất giọng truyền cảm mà còn ở phong cách điệu nghệ trên sân khấu. Chị được đánh giá là một trong những tên tuổi lớn của làng nhạc hải ngoại, thể hiện thành công dòng nhạc Phạm Duy.

Trong album Khi tôi vềMơ giấc mộng dài phát hành ở Mỹ, chính nhạc sĩ đã trực tiếp viết lời tựa, khen ngợi Ý Lan là thế hệ tiếp nối thể hiện thành công các sáng tác của ông bằng hình thức mới, sau nữ danh ca Thái Thanh.


Khi bắt đầu bước lên sân khấu chuyên nghiệp hát ca khúc đầu tiên thì Ý Lan thể hiện nhạc phẩm Mùa thu chết của nhạc sĩ Phạm Duy năm 1990 và được nhạc sĩ Ngọc Chánh (là quản lý sân khấu chị hát lần đầu tiên) đánh giá chắc chắn sẽ gặt được hái  nhiều thành công.
Có thế nói, dòng nhạc của Phạm Duy đã ăn sâu vào máu thịt của chị, từ bé xiú, Ý Lan đã líu lo hát ở trong nhà những bài hát của ông. Chị nhớ như in, vào khoảng thời gian lúc 10 tuổi, Ý Lan được mẹ dẫn đến nhà bác Thái Hằng (vợ nhạc sĩ Phạm Duy) chơi.

Chị cùng Thái Hiền đã ca hát líu lo trên sân thượng thì nhạc sĩ Phạm Duy đã đến và ôm cả hai vào lòng và nói: 'Sau này, bác sẽ huấn luyện hai đứa thành ca sĩ nổi tiếng được mọi người yêu mến như mẹ Thái Thanh và mẹ Thái Hằng vậy đó.'


Nhưng lời nói lúc bấy giờ của nhạc sĩ Phạm Duy đã không thể thực hiện được vì mẹ Thái Thanh không cho phép Ý Lan theo con đường âm nhạc. Vốn thương mẹ và hiếu thảo, chị đã cất niềm đam mê ca hát vào lòng và học hành nghiêm túc.

Sau này, khi bước chân vào con đường ca hát, Ý Lan vẫn không quên lời nói lúc nhỏ và tìm đến nhạc sĩ xin ý kiến để hát được tốt hơn, ông chia sẻ: 'Con có sự riêng tư của con trong tiếng hát và bác thấy rất là đặc biệt, bác không bao giờ muốn con sửa bất cứ điều gì. Bởi vì con hát bằng tâm hồn của con mà tâm hồn thì nó rất là đẹp.

Bác không có ý kiến gì trong những điều này mà chỉ muốn con hãy giữ những gì mà con đã làm được trong tiếng hát và nhớ không bao giờ thay đổi cái hồn của mình khi cất tiếng hát.'
              Phạm Duy - Phạm Đình Chương 
Phạm Duy - Phạm Đình Chương 
Một điều ngẫu nhiên đặc biệt, Ý Lan được mệnh danh là thế hệ tiếp nói thể hiện thành công nhạc của ông sau Thái Thanh, chắc hẳn, chị sẽ được mẹ truyền lại nhiều kinh nghiệm quý báu.

Tưởng vậy mà không phải, nữ danh ca Thái Thanh không khác gì nhạc sĩ Phạm Duy khi Ý Lan nhờ dạy những điều mà chị cần phải học hỏi hoặc làm thế nào để hát hay hơn. Thái Thanh đã từ chối thẳng thừng, không muốn dạy Ý Lan, vì với nữ danh ca, chị đã có phong cách thật khác biệt không bị ảnh hưởng từ ai.

'Nhiều khi mẹ giật mình khi nghe con hát khi thấy có hồn của mẹ ở trong đó nhưng vẫn là của con chứ không phải là của mẹ. Mẹ quý điều này và không muốn dạy cho con những điều khác đi vì con hát là khán giả nhận ra là Ý Lan.'


Ý Lan chia sẻ, không biết là có phải nhạc sỹ Phạm Duy cưng Ý Lan không mà chưa bao giờ nghe bác chê hay phàn nàn về 1 ca khúc nào của bác mà Ý Lan thể hiện hết. Có quá nhiều kỷ niệm với nhạc sĩ Phạm Duy mà Ý Lan không bao giờ có thể quên được . Thậm chí, chị có thể kể hàng giờ không hết.
Và kỷ niệm mà mỗi khi nhắc đến là Ý Lan lại nghẹn ngào, đó là lời tâm sự cuối cùng mà ông nói với chị: 'Bác phải đi, con đừng giữ bác nữa, con đừng cho bác tiền nữa. Tại vì con cho bác tiền như thế này tức là bác vẫn phải mua bình dưỡng khí để thở (Trong những lần về nước, Ý Lan đều sang thăm ông mang đến đồ ăn, sữa và những số tiền nho nhỏ chị dúi vào túi bác. Ý Lan nói tiền này là tiền bác phải mua bình dưỡng khí thật nhiều ở nhà để bác thở).

Bác còn phải mua, bác còn phải thở, bác còn phải sống thì như vậy bác không đi được mà bác cần phải đi để tìm Quang! (Duy Quang con trai bác)'


Với nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng như Phạm Duy, Ý Lan đã lớn lên với 2 dòng nhạc đặc biệt này. Đối với chị, nhạc của Phạm Đình Chương còn gần gũi hơn cả của nhạc sĩ Phạm Duy.

Vì từ nhỏ, chị đã sống cùng một nhà với ông trong những ngày tháng mà ba mẹ ly dị. Những năm tháng đó, Ý Lan đã chứng kiến từng dòng nhạc, từng bài hát mà ông bắt đầu sáng tác, cả cảnh ông đàn và mẹ hát bài Nửa hồn thương đau.

Tự bao giờ, những bài hát ấy đã thấm nhuần trong chị. Điều mà Ý Lan đang mong muốn cũng như ấp ủ là thực hiện 1 CD nhạc Phạm Đình Chương và sẽ cho ra mắt trong thời gian tới.
              Phạm Đình Chương 
Phạm Đình Chương 
Còn với đêm nhạc Phạm Duy – Phạm Đình Chương vào ngày 28/3 sắp tới nằm trong chuỗi chương trình Tình khúc vượt thời gian mà chị làm nhân vật chính, Ý Lan sẽ mang đến cho người yêu nhạc 2 vị nhạc sĩ tài hoa này một trải nghiệm âm nhạc đặc biệt khi lần lượt được khám phá thế giới tinh thần hết sức phong phú với nhiều ca khúc Thuyền viễn xứ, Tóc mai sợi vắn sợi dài, Tình ca, Đừng bỏ em một mình, Nữa hồn thương đau, Đôi mắt người Sơn Tây…
Thiên Vũ

NGÀY XUÂN, NGHE LẠI “LY RƯỢU MỪNG”, NHỚ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG

Thứ bảy - 06/02/2016 15:39

(NCTG) “Ly Rượu Mừng” không chỉ cất lời chúc đầu năm, mà còn thổ lộ những nguyện cầu thiêng liêng và sâu thẳm, cho một nước Việt không còn cảnh tang thương, để người mẹ già “từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa” sớm thấy lại được “bước con về hòa nỗi yêu thương”.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 - 1991) - Ảnh tư liệu
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (1929 - 1991) - Ảnh tư liệu
Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi

Đó là câu hát mở đầu trong bản “xuân khúc” được coi là kinh điển nhất trong lịch sử Tân nhạc Việt Nam: “Ly rượu mừng”. Thậm chí, đã có người cho rằng, trong danh sách mấy trăm bài hát tự cổ chí kim của Việt Nam về ngày Tết, cần phải nhớ “Ly rượu mừng” “trước hết và hơn cả”, vì vắng nó, sẽ không có Tết, và nó phải là giai điệu mở đầu mọi chương trình Xuân.

Tác giả của bài hát, ca nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương, là một trong những tên tuổi hàng đầu của Tân nhạc Việt Nam. Ông sinh năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội trong một gia đình nghệ thuật mà song thân đều là những nghệ sĩ chơi nhạc cổ truyền. Chị của ông là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy, và em gái của ông là Phạm Thị Băng Thanh, tức danh ca Thái Thanh.

Ngoài ra, ông còn có một người anh cùng cha khác mẹ là Phạm Đình Viêm, về sau là ca sĩ Hoài Trung của Ban Hợp Ca Thăng Long nổi danh từ giữa thập niên 50 thế kỷ trước tại đất Sài Gòn hoa lệ, gồm Hoài Bắc Phạm Đình Chương, Hoài Trung, Thái Hằng, Thái Thanh và sau đó, thêm Khánh Ngọc, vợ ông. Nhận định về giọng ca Phạm Đình Chương, nhà văn Mai Thảo từng viết:

Bao nhiêu năm vẫn chỉ một con người, vẫn chỉ một phong cách. Ở giữa Hợp Ca Thăng Long lẫy lừng như vì sao ở giữa, hoặc cây Tây-ban-cầm ôm trước ngực ngoài tiền trường mênh mông lỗi lạc một mình, Phạm Đình Chương với những ca khúc ở mãi cùng lòng người, và Hoài Bắc với tiếng hát nam tôi cho là hay nhất, vẫn là Hoài Bắc Phạm Đình Chương của một con đường, một cõi nhạc riêng”.

Phạm Đình Chương đa phần tự học nhạc từ năm 13 tuổi và trên cương vị một nhạc sĩ, ông bắt đầu sáng tác năm 18 tuổi với ca khúc đầu tay “Ra đi khi trời vừa sáng” (năm 1947) khi đó ông cùng các anh em đang tham gia kháng chiến và gia nhập Ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV. Năm 1951, đại gia đình ông di cư vào Sài Gòn và bắt đầu tham gia đời sống văn nghệ cùng Ban Hợp Ca Thăng Long nổi tiếng.

Trong cả sự nghiệp âm nhạc, Phạm Đình Chương chỉ sáng tác trên dưới sáu mươi ca khúc, nhưng theo nhận xét của nhà thơ Du Tử Lê, “nếu tính phần trăm số lượng ca khúc trở thành bất tử của ông, từ sáng tác đầu tay, tới sáng tác sau cùng, tỷ lệ đó, không dưới tám mươi phần trăm tổng số sáng tác”. Và đó là “những viên kim cương âm nhạc, bất hoại; hầu hết đã được thời gian thực chứng”.

Sáng tác của Phạm Đình Chương, ngay từ giai đoạn đầu, đã bao gồm nhiều ca khúc để đời như “Ly Rượu Mừng”, “Xuân Tha Hương”, “Thuở Ban Đầu”, “Tiếng Dân Chài” và đặc biệt, “Trường ca Hội Trùng Dương” với bộ ba “Tiếng Sông Hồng”, “Tiếng Sông Hương” và “Tiếng Sông Cửu Long” cuồn cuộn và đầy chất hào sảng, hứng khởi về ba con sông lớn tượng trưng cho ba miền của quê hương.

Cùng “Con Đường Cái Quan” và “Mẹ Việt Nam” của nhạc sĩ Phạm Duy, “Hội Trùng Dương” là biểu hiện đẹp nhất của dòng nhạc “tình ca quê hương, tình tự dân tộc” nửa đầu thập niên 50 thế kỷ trước, theo cách phân loại của Phạm Duy. Thời gian sau đó, Phạm Đình Chương tiếp tục tỏa sáng với những bản tình ca vẫn được hát thường xuyên tới ngày nay, mà như lời nhạc sĩ Cung Tiến, là “những khúc hát làm thăng hoa ái tình”,

Đặc biệt, Phạm Đình Chương còn được coi là một “phù thủy” trong việc phổ nhạc cho những vần thơ, biến chúng thành bất tử, như “Mộng Dưới Hoa” (thơ Đinh Hùng), “Nửa Hồn Thương Đau”, “Ngợi Ca Tình Yêu”, “Dạ Tâm Khúc” và “Đêm Màu Hồng” (thơ Thanh Tâm Tuyền), “Mắt Buồn” (thơ Lưu Trọng Lư), “Màu Kỷ Niệm” (thơ Nguyên Sa), “Người Đi Qua Đời Tôi” (thơ Trần Dạ Từ) hay “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (phổ thơ Quang Dũng).

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khi được hỏi, đã cho rằng Phạm Đình Chương bên cạnh Phạm Duy và Cung Tiến là những người phổ thơ xuất sắc nhất của Tân nhạc Việt Nam. Sau này, khi định cư tại Cali vào năm 1979, trong những sáng tác cuối cùng, ông vẫn tiếp tục phổ thơ: “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn”, “Quê Hương Là Người Đó”, “Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển”  của Du Tử Lê, hoặc “Hạt Bụi Nào Bay Qua” của Thái Tú Hạp.

Không chỉ sáng tác, Phạm Đình Chương còn “đích thực là linh hồn của Ban Hợp Ca Thăng Long, từ buổi đầu tới phút cuối”, như lời nhạc sĩ Phạm Duy khẳng định lúc ông ra đi. Đặt hết tâm huyết và tài tổ chức, điều hợp vào Hợp ca này, Phạm Đình Chương đã “có công đầu trong nỗ lực dẫn dắt nghệ thuật ca diễn của nền tân nhạc Việt, từ sông lạch đơn ca, chảy ra đại dương hợp ca nhiều giọng”, vẫn theo đánh giá của Du Tử Lê.

Phạm Đình Chương qua đời vào mùa hè 1991 tại Hoa Kỳ, hưởng dương 62 tuổi. Năm 1998, tro cốt của ông, cùng của người anh Hoài Trung Phạm Đình Viêm đã được gia đình rải ngoài biển, có lẽ theo ý nguyện của ông khi phổ nhạc thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ Du Tử Lê: “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển - Nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi - Bên kia biển là quê hương tôi đó - Rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì...”.
 
Thái Thanh cùng Hoài Trung (trái) và Hoài Bắc trong Ban Hợp Ca Thăng Long - Ảnh tư liệu
Thái Thanh cùng Hoài Trung (trái) và Hoài Bắc trong Ban Hợp Ca Thăng Long - Ảnh tư liệu

Trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Đình Chương, “Ly Rượu Mừng” là một ca khúc có vai trò và số phận đặc biệt. Được sáng tác năm 1952 ngay sau khi tác giả vừa cùng gia đình di cư vào Sài Gòn, chắc chắn đây là bài hát được vang lên nhiều nhất của Phạm Đình Chương, nhất là trong những dịp Tết đến, Xuân về, nhưng ở trong nước, nó đã bị cấm ngặt kể từ sau biến cố tháng 4-1975, cho tới tận đầu năm nay, tức là gần 41 năm.

Không phải ngẫu nhiên, khi ca khúc được cấp phép trở lại cách đây ít ngày, nhiều người đã thốt lên, đây là ly rượu mừng xuân mà sau hơn bốn thập niên mới được rót và chúc tụng nhau. Cũng là tròn một phần tư thế kỷ sau khi tác giả qua đời, ước vọng: “Nước non thanh bình - Muôn người hạnh phúc chan hòa - Ước mơ hạnh phúc nơi nơi - Hương thanh bình đang phơi phới” mới được chính thức cất lên trên quê hương ông.

Khác với hai ca khúc nổi tiếng cùng chủ đề mùa xuân của tác giả - “Đón Xuân” với tiết tấu nhanh, vui tươi, ước vọng một mùa xuân thái hòa không còn buồn khổ, và “Xuân Tha Hương” bâng khuâng, day dứt và luyến nhớ quê mẹ -, “Ly Rượu Mừng” rộn ràng, tưng bừng với giai điệu valse sống động. Nhạc phẩm dễ hát, ca từ cũng không có gì cao siêu, nhưng mang đậm tính ký ức, yêu thương và dịu dàng, khát khao và đằm thắm.

Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó
Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui
Muôn lòng xao xuyến duyên đời...


Chỉ trong một vài câu ngắn gọn, lời chúc lành đầu xuân đã được vang lên với nhiều giai tầng trong xã hội, và ở những đoạn tiếp tới, tác giả đã không quên một ai. Ca khúc chỉ hàm chứa một chữ “Xuân” ở câu mở đầu, và tất cả phần sau chỉ toàn những lời chúc và mong mỏi, cho con người và cho quê hương. Đặc biệt, cả bài hát không hề có những biểu tượng hay hình ảnh ngày tết thường gặp trong mọi ca khúc về ngày tết.

Trong “Ly Rượu Mừng”, không hề thấy tả quang cảnh ngày tết với hoa đào, hoa mai, tràng pháo tết. hay bánh chưng xanh như lệ thường. Không có gì gợi nhớ hình ảnh “cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng”, “nhìn xác pháo bên thềm”, hay cảnh phố phường đông đúc với những cặp nam nữ tay trong tay “khăn san bay lả lơi trên hai vai” như của Đoàn Chuẩn trong “Gửi người em gái miền Nam” sáng tác sau đó vài năm.

Điểm đặc biệt và cũng là đặc sắc này, có lẽ trong toàn bộ lịch sử Tân nhạc Việt Nam, chúng ta chỉ có thể tìm trong một ca khúc khác về mùa xuân, đó là “Mừng Xuân” của Phạm Duy, sáng tác sau Phạm Đình Chương 22 năm. Cả hai nhạc phẩm, tựu trung, không có gì khác ngoài những mong mỏi của con người được sống bình yên, được yêu thương, và cao hơn, xa hơn thế, đất nước được phú cường, tránh cảnh bom rơi đạn lạc:

Mừng Xuân tới bằng tiếng sáo vui
Với tiếng cười yêu mến đời.
Mừng Xuân tới bằng tiếng vỗ tay
Vang khắp trời mây.

Xin mừng anh chiến sĩ nơi tiền phương
Giữ đất cho Việt Nam hùng mạnh.
Nơi đồng xanh chúc bác dân cầy luôn
Lúa tốt, hoa mầu tươi suốt năm

Xin cho phố xá nơi thành đô
Giới bán buôn làm to lời nhiều
Chúc cho một nước dân đủ no
Chúc cho một nước luôn tự do.

Mừng Xuân tới bằng tiếng hát vang
Dưới mái trường hay giữa đàng
Lời ca hát từ núi xa xăm
Ra tận đại dương...


Ra đời trong bối cảnh chiến tranh và được hát lên liên tục trong hơn hai thập niên sau đó, khi cuộc chiến Việt Nam ngày một leo thang, lòng người ly tán, “Ly Rượu Mừng” không chỉ cất lời chúc đầu năm, mà còn thổ lộ những nguyện cầu thiêng liêng và sâu thẳm, cho một nước Việt không còn cảnh tang thương, để người mẹ già “từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa” sớm thấy lại được “bước con về hòa nỗi yêu thương”:

Bạn hỡi, vang lên
Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hòa bình, hòa bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi.

Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà
ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh bình đang phơi phới.


Mùa xuân 1975, “Ly Rượu Mừng” đã có mặt chính thức lần cuối cùng tại quê hương Việt Nam trong cuộn băng tuyển chọn các ca khúc đặc sắc về Xuân, phát hành thường niên do cơ sở băng đĩa của nhạc sĩ Ngọc Chánh tuyển chọn. Để rồi, như đại đa số các tác phẩm của giới văn nghệ sĩ miền Nam, bài hát đã phải có một giấc ngủ dài bốn thập niên, trong khi nó vẫn được thầm thì trên khóe môi nhiều người khi xuân về.

Những ai còn sở hữu hoặc có dịp nghe “Ly Rượu Mừng” trong bản thu âm dạo ấy, còn nhớ nó chính là nhạc phẩm mở đầu cuốn băng với phần trình diễn của Ban Hợp Ca Thăng Long, sau những âm giai còn đọng lại trong ký ức nhiều người: “Tiếng pháo nổ tại phòng trà Đêm Mầu Hồng; tiếng trống của đội lân Nhân Nghĩa Đường Chợ Lớn; tiếng Đại Hồng Chung của Viện Hóa Đạo; tiếng chuông Nhà Thờ Đức Bà...”.

Bên thềm năm mới, hãy cùng nhau nghe lại những giai điệu của ký ức ấy, nhớ về những mùa xuân năm ấy, và cùng nhau “nhấc cao ly này” để cùng mỏi mong cho một nước Việt “ngày mai sáng trời tự do”, khi “muôn người hạnh phúc chan hòa”, và “hương thanh bình đang phơi phới”, như tâm nguyện của Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ lớn, đã từ giã chúng ta vào một ngày cách đây tròn một phần tư thế kỷ...

(*) Có thể nghe bản thu âm của bài viết tại đây.
Nguyễn Hoàng Linh 
 
Ly Rượu Mừng - Đức Tuấn

 
 
 
 
 
 
12 Votes

Trong lãnh vực âm nhạc VN, 3 nhạc sĩ nổi tiếng cả trong và ngoài nước, không những người VN, mà cả người nước ngoài: Văn Cao, TCS và Phạm Duy
Văn Cao và TCS có cuộc đời tình cảm không ai trách cứ
Phạm Duy thì trong hơn 50 năm, cuộc đời tình cảm và nhất là phong cách bị phỉ nhổ bời mọi người, cả VN và VK

Trong các ca sĩ nổi tiếng vượt thời gian có Thái Thanh
Thái Thanh là em Thái Hằng, cũng là ca sĩ
Phạm Duy là chồng của Thái Hằng.
Thái Hằng là chị của Thái Thanh, và cũng là chị của Phạm đình Chương,
Phạm Đình Chương là nhạc sĩ nổi tiếng một thời với những bản nhạc bất hũ
Phạm Đình Chương có vợ là Khánh Ngọc, ca sĩ
Như vậy, Phạm Duy là anh rể của PĐC.
Thế mà

Phạm Duy  tằng tịu với Khánh Ngọc, cũng là em dâu của chính vợ PD, Thái Hằng.
Hơn thế nữa

Sau này Phạm Duy tằng tịu với luôn cả con dâu, Julie Quang, (vợ của Duy Quang, con của PD).
Gen tằng tịu trong gia đình tiếp tục thế hệ sau

Ý Lan, con Thái Thanh, có chồng tằng tịu với Tuấn Cường, con trai Kiều Chinh.
TC, tằng tịu với con  gái lớn của Ý Lan, và có con
thế là
Ý Lan vừa là vợ, vừa là mẹ vợ của Tuấn Cường.

Rồi Ý Lan lấy chồng mới.
Con trai chồng mới của Ý Lan lại lấy con gái của Ý Lan (trước đây đã có con với Tuấn Cường).
Tháng 9, 2010, Thái Thanh đến Montreal hát với Ý Lan. Giọng TT vì cao, nên tuổi đã làm biến giọng đi, hiện rõ một thời  …  vang bóng

“Nửa hồn thương đau”  được PĐC sáng tác trong đêm thất bại gọi KN trở lại với gia đình
PĐC là nhạc sĩ nổi tiếng, nhưng cũng là ca sĩ với tến Hoài Bắc
Phạm Duy có tài về nhạc, nhưng phong cách không bằng thằng hèn nhất trong các thằng hèn: loạn luân với vợ của con
 
Nửa hồn thương đau - Bằng Kiều
Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa Cho tôi về đường cũ nên thơ Cho tôi gặp người xưa ước mơ Hay chỉ là giấc mơ thôi Nghe tình đang chết trong tôi Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào Em ở đâu? Anh ở đâu? Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất Và tiếng hát và nước mắt Đôi khi anh muốn tin Đôi khi anh muốn tin Ôi những người ôi những người Khóc lẻ loi một mình

Ca khúc "Nửa hồn thương đau" và bi kịch của một gia đình


                    (Ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh Khánh Ngọc)        
        Vào những năm của thập kỷ 60 báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương - Khánh Ngọc. Có thể nói rằng sự tan vỡ của một gia đình tiếng tăm thời bấy giờ được dư luận quy cho môt cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc và  "tình địch" không ai chính là nhạc sĩ Phạm Duy. Nỗi đau dày xe tâm can và sự tan nát của một đai gia đình nghệ sĩ đã "đánh gục nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi ông phát hiện ra vợ mình đã yêu người anh rể Phạm Duy. Hay nói cách khác rể và dâu trong một nhà đã đến với nhau vượt ra ngoài luân lý đạo thường vốn là một điều cấm kỵ trong văn hoá gia đình Việt Nam.
Ca sĩ Khánh ngọc với thân hình bốc lửa kiều diễm đã được nhiều người biết đến với biệt danh "ngọn núi lửa" cô đã từng làm chao đảo đắm say nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng và khán giả nam rất ái mộ. Khánh Ngọc thành danh trong làng nhạc từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Cô còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương Thẩm Thúy Hằng Trang Thiên Kim Kiều Chinh...và  là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên sáng chói trong làng điện ảnh Sài Gòn. Khánh Ngọc thường đóng cặp với nam tài tử Lê Quỳnh trong các bộ phim do người Mỹ thực hiện trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.  
Năm 1961 Khánh Ngọc sang Hoa Kỳ để học thêm về ngành điện ảnh và gặp một du học sinh Việt Nam hai người đã kết hôn và có được ba người con. Hiện Khánh Ngọc sống với gia đình ở Los Angeles.
Nhờ khả năng diễn xuất của mình Khánh Ngọc trình bày những bản nhạc rất hấp dẫn. Khi hát bản "Cerisier Roses et Pommiers Blances" lời Việt vào câu đầu : "Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây lòng ta..."  Khánh Ngọc lim dim mắt thở dài tay đè lên quả tim. Cô mở mắt liếc khán giả nở một nụ cười vừa lẳng lơ vừa khả  ái làm khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt...
Đớn đau thay cho Phạm Đình Chương người "si tình" và cũng "thành công" nhất trong việc chinh phục người đẹp chính là nhạc sĩ Phạm Duy.

                                      (Nhạc sĩ Phạm Duy)
        Trước khi đâm đơn ra toà Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh dư luận. Với tình yêu nồng thắm buổi ban đầu ông không thể nào tin vào sự ngoại tình đã được đồn thổi. Điều thương tâm nhất là ông vẫn yêu thương tin tưởng vợ và bỏ ra ngoài tai những điều  không tốt lành của giới văn nghệ sĩ tại Sài Gòn. Và như thế vào một buổi tối định mệnh Phạm Đình Chương cùng với những người bạn thân "bắt tại trận" cuộc tình vụng trộm của đôi tình nhân tại quán chè ở Nhà Bè - Gia Định.
Trời đất như sụp đổ dưới chân người nhạc sĩ tài hoa anh gần như đứng không vững bạn bè dìu quay trở lại nhà nơi đứa con thơ dại đang ở nhà một mình ngóng chờ  ba mẹ về ...
Ngay lập tức sáng hôm sau một loạt bài phóng sự đều tra nóng bỏng của các báo được phát hành và "cháy số" đắt đỏ nhất là tờ "Nhật báo Sài Gòn mới" của bà Bút Trà. Vụ "ăn chè Nhà Bè" được tung ra với những hình ảnh rất "thời sự" của các thành viên trong gia đình Phạm Đình Chương.
Cả Sài Gòn gần như biết hết !
Cho dù Phạm Duy cầu cứu đến Bộ Thông Tin xin các báo cho ngưng các bài điều tra phóng sự nhưng "hoạ vô đơn chí" trong cuộc đời này cái gì càng dấu diếm bao nhiêu càng được "bùng nổ" và thêu dệt lên bấy nhiêu. Tan nát ! Không còn cách nào khác Phạm Đình Chương gạt nước mắt đau thương nộp đơn ly dị lên toà án. Vụ việc kết thúc và Phạm Đình Chương được quyền nuôi đứa con trai lúc bấy giờ khoảng 4-5 tuổi.
Trong đau khổ tột cùng không còn tâm trí nào để đi biểu diễn với các nghệ sĩ trong Ban hợp ca Thăng Long Phạm Đình Chương quay về sống đơn độc và ít giao thiệp với bên ngoài. Kể từ đó những bản tình ca bất hủ ra đời trong nước mắt trong thương đau vô bờ bến và những hoài niệm xót xa:  "Đêm cuối cùng" "Người đi qua đời tôi" "Khi cuộc tình đã chết" "Thuở ban đầu" "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển"...
Một đêm mưa tầm tả ở Sài Gòn ông tình cgặp lại Khánh Ngọc trên một sân khấu Đại Nhạc Hội ông có nhã ý muốn đưa cô vợ đã li dị về nhà nhưng khốn thay ông bị từ chối. Trong mưa rơi ông lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm một thời sống cùng Khánh Ngọc nhìn qua màn mưa trắng xoá nhớ về những ngày hạnh phúc giờ đang trôi theo dòng nước....  Phạm Đình Chương quyết định quyên sinh và giã từ cõi đời này nơi đã đem đến cho ông quá nhiều nỗi bất hạnh.
May thay tiếng khóc như xé lòng của đứa con trai đưa ông về hiện tại. Từ đáy tâm thức một lời nhắn nhủ khuyên ông hãy cố gắng sống tiếp quãng đời còn lại để nuôi đứa con thơ dại. Ông bừng tỉnh và từ bỏ ý định tự tử. Ngay đêm đó "Nửa hồn thương đau" được khai sinh ở ranh giới giữa sự sống và cái chết của người nhạc sĩ. Trong nước mắt thương đau sự rã rời tan nát của tâm can ngồi nhìn vầng trán thơ ngây của đứa con trai Phạm Đình Chương đã viết hết nốt nhạc cuối cùng của ca khúc bất hủ này.
Nếu đã một lần nghe bài hát này chúng ta sẽ hiểu được tâm hồn của con người chỉ có thể chịu đựng đến một giới hạn nhất định. Khi nhắc tới Phạm Đình Chương người ta lại nghĩ ngay đến "Nửa hồn thương đau" bởi trong ca khúc này là  sự chung thủy tuyệt vời của một người đàn ông.
        Gần 50 năm trôi qua trong góc khuất nào đó của cuộc đời nghe người em gái của ông ca sĩ Thái Thanh hát ca khúc này chúng ta mới thấy được nỗi đớn đau tột cùng của người nhạc sĩ tài hoa bất hạnh và đầy nhân cách này.

Nửa hồn thương đau

                       (Thơ Thanh Tâm Tuyền)
Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa.
Cho tôi về đường cũ nên thơ.
Cho tôi gặp người xưa ước mơ.
Hay chỉ là giấc mơ thôi.
Nghe tình đang chết trong tôi.
Nghe lòng tiếc nuối xót thương suốt đời
Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau.
Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau.
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào.
Em ở đâu?
Anh ở đâu?
Có chăng mưa sầu buồn đen mắt sâu
Nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt.
Chỉ thấy lòng nhớ nhung chất ngất.
Và tiếng hát và nước mắt.
Đôi khi anh muốn tin.
Đôi khi anh muốn tin.
Ôi những người ôi những người.
Khóc lẻ loi một mình...
                               Khi Tôi Chết, Hãy đem Tôi Ra Biển 2015-Phạm Đình Chương

Chuyện tình buồn của tác giả “nửa hồn thương đau“

Gia tài âm nhạc đồ sộ, với những bản tình ca sống mãi trong lòng người hâm mộ nhiều thế hệ, nhưng cũng như những bài hát của mình, cuộc đời riêng của Phạm Đình Chương bao trùm bởi một chuyện tình buồn...
Vợ chồng nhạc sỹ thời hạnh phúc
Người con của gia đình nghệ sỹ
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (Hoài Bắc) là một trong những nhạc sĩ có gia tài âm nhạc rất đồ sộ với nhiều bài hát đến nay vẫn được yêu thích: Hội trùng dương, Ly rượu mừng, Trăng mường Luông, Trăng rừng, Xóm đêm, Xuân tha hương…
Ngay từ thuở nhỏ, theo truyền thống gia đình, Phạm Đình Chương đã được học nhạc lý, nhạc cụ và cũng sớm bộc lộ tài năng âm nhạc trước tuổi. Sau Cách mạng Tháng Tám, gia đình Phạm Đình Chương hầu hết hòa mình vào cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc bằng việc tham gia ban văn nghệ kháng chiến. Những thành viên gia đình ông lặn lội khắp các chiến trường, đem giọng hát và các tác phẩm tài hoa đến với chiến sĩ, người dân mọi miền đất nước.
Những năm ấy, các thành viên trong gia đình Phạm Đình Chương, làm cách mạng một cách rất "nghệ sĩ", đã thành lập nên ban nhạc Thăng Long để sáng tác và hát lên những ca khúc yêu nước, chống ngoại xâm. Sau năm 1954, gia đình họ chuyển vào Sài Gòn sinh sống, ban nhạc Thăng Long lúc này cũng bắt đầu làm nên tên tuổi tại miền Nam. Những cái tên Phạm Đình Chương, Thái Thanh, Thái Hằng (chị em gái của Phạm Đình Chương), Phạm Duy (chồng Thái Hằng) luôn "làm mưa làm gió" tại các phòng trà, tụ điểm âm nhạc của Sài Gòn.
Mối tình của chàng nhạc sĩ tài hoa
Thời điểm này, tham gia diễn cùng ban nhạc Thăng Long đôi khi còn có thêm một nữ ca sĩ- diễn viên mà danh tiếng, giọng hát và thân hình gợi cảm cũng nức tiếng Sài Gòn. Đó là Khánh Ngọc. Lúc này, Phạm Đình Chương đang tỏa sáng với những ca khúc thấm đẫm niềm hoài hương: Xóm đêm, Khúc giao duyên, Đôi mắt người Sơn Tây. Khánh Ngọc, với tiếng tăm và giọng hát quyến rũ, càng làm cho những ca khúc ấy vang xa.
Những đêm diễn bên nhau, sự đồng cảm của những tâm hồn nghệ sĩ khiến tình yêu dần nảy sinh. Họ tạo thành một cặp nhạc sĩ - ca sĩ nổi tiếng tài sắc thời bấy giờ. Mối tình ấy đã đi đến cuộc hôn nhân ngập tràn hạnh phúc. Họ có với nhau một đứa con kháu khỉnh.
Nửa hồn thương đau...
Nhưng niềm vui ngắn tựa gang tay, Phạm Đình Chương không biết rằng trái tim người ca sĩ vợ ông vốn đa tình và dễ lay động, mau đổi màu yêu thương. Khi đang trên đỉnh cao sự nghiệp và ngây ngất trong men say hạnh phúc, thì Phạm Đình Chương nghe rất nhiều tin đồn về sự "ngoại tình" của vợ mình.
Rất nhiều người thân quen cho ông biết, bà Khánh Ngọc đã có hẹn hò với người khác, người tình của bà cũng là một nghệ sĩ nổi danh ở Sài Gòn. Yêu vợ say đắm, Phạm Đình Chương nhất quyết không chịu tin vào những lời đồn thổi ấy. Thế nhưng, niềm tin đã bị sụp đổ khi ông tận mắt trông thấy việc ngoại tình của vợ.
Bà Khánh Ngọc thời trẻ
Một người bạn, vì yêu quý và thương Phạm Đình Chương bị lừa dối, đã sắp đặt việc dẫn ông đi ăn ở một quán chè ngon nổi tiếng ở Nhà Bè, mà thực ra, người này đã biết trước rằng Khánh Ngọc và tình nhân thường lui tới nơi đây. Tận mắt chứng kiến cảnh ngoại tình, Phạm Đình Chương không nói được một lời, ông ôm ngực lảo đảo ra về. Điều đau đớn nhất với ông, người ngoại tình với vợ ông lại chính là một thành viên trong gia đình, là rể nhà ông.
Nhạc sỹ Phạm Đình Chương sinh năm 1929, mất năm 1991, trong một đại gia đình nghệ sĩ nổi tiếng từ thời trước Cách Mạng Tháng Tám. Cha ông là nghệ sĩ đàn tranh Phạm Đình Phụng. Trong gia đình, các con dâu rể, kể cả cháu đều là những nghệ sĩ nổi tiếng thời bấy giờ: Ca sĩ Thái Hằng, ca sĩ Thái Thanh, ca sĩ Hoài Trung, nhạc sĩ Phạm Duy, kịch sĩ Kiều Hạnh...
Bật mí về nhân vật thứ 3
Sau này, một đoạn hồi kí được cho cho là của "nhân vật ngoại tình" đã tiết lộ nguyên do dẫn đến mối tình "ngoài luồng" này là thời điểm Phạm Đình Chương thường có công việc đi xa, người vợ trẻ ở nhà, lui tới, đụng chạm cùng một thành viên trong gia đình, rồi từ đó nảy sinh tình cảm. Đều là những người nghệ sĩ, với trái tim dễ rung động và lối sống phóng khoáng, họ không dừng lại trước giới hạn cần thiết, mà lao vào nhau. Trong đoạn hồi kí này, "kẻ thứ ba" không bày tỏ niềm hối hận vì đã dan díu với nữ ca sĩ bốc lửa, mà chỉ bày tỏ sự tiếc nuối vì đánh mất tình anh em... Theo nhiều đồn thổi và lập lờ của báo chí Sài Gòn thời đó, người thứ ba trong câu chuyện trên chính là nhạc sĩ nổi tiếng P.D, anh rể Phạm Đình Chương, tuy nhiên, cho tới nay, vẫn chưa ai xác nhận độ chính xác của thông tin trên.
Gia đình nhạc sỹ
Nói về Phạm Đình Chương, ngày tháng sau đó là thời gian tột cùng đau khổ với ông. Thương và còn si mê vợ, ông những mong bỏ qua tất cả để làm lại từ đầu. Thế nhưng, ý định không thành vì báo chí Sài Gòn thời ấy, nhất là những tờ "lá cải" đâu dễ gì bỏ qua câu chuyện gây sốc này. Bao nhiêu hình ảnh "ăn nem" của bà Khánh Ngọc, rồi cảnh tượng Phạm Đình Chương thất thểu ra về sau đêm "quán chè Nhà Bè" đều được bêu lên mặt báo không sót chi tiết nào. Chính dư luận và báo chí đã gián tiếp "ép" Phạm Đình Chương đến bước đường ly hôn.
Một mình nuôi con nhỏ, Phạm Đình Chương ngập chìm trong nỗi đau. Chính niềm cô đơn, tuyệt vọng đã giúp người nghệ sĩ thăng hoa trong những ca khúc thấm đẫm thương đau: Khi cuộc tình đã chết; Người đi qua đời tôi; Đêm cuối cùng; Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển... Và nhất là Nửa hồn thương đau (thơ Thanh Tâm Tuyền).
Ca khúc khi vừa sáng tác đã tạo nên rung cảm mãnh liệt trong lòng người nghe, còn sống mãi và làm lay động trái tim đến tận ngày nay, nhưng ít ai biết nguồn gốc bài hát ấy. Nhiều giai thoại kể lại, bài hát bi ai này ra đời trong một đêm Phạm Đình Chương mất ngủ và đang trên bờ vực sống chết. Chuyện là, một đêm mưa đi diễn gặp lại vợ cũ, ông bày tỏ chân tình bằng cách muốn đưa bà về, nhưng bị Khánh Ngọc lạnh lùng cự tuyệt.
Bao kỉ niệm, bao yêu thương lẫn đau đớn trỗi dậy khi còn một mình trong căn phòng trống vắng, khiến ông những muốn tìm đến cái chết. Nỗi đau đớn đến bàng hoàng ấy đã được ông biến thành những điệu hát say đắm và day dứt:
Nhắm mắt, ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
Ôi sao nghìn trùng bỗng xa nhau
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào?
Em ở đâu?
Anh ở đâu?
Có chăng mưa sầu buồn hoen mắt sâu...
Bài hát ấy, mỗi khi được Thái Thanh, em gái ông hát lên, đều khiến người nghe không khỏi rơi lệ cảm thương cho người nhạc sĩ chung tình với trái tim tan nát...
Còn bà Khánh Ngọc, năm 1961, bà sang Mỹ để học thêm về ngành điện ảnh và gặp một du học sinh Việt Nam, hai người đã kết hôn và có được ba người con. Nghe đâu, những năm tháng cuối đời, niềm ân hận vì chuyện ngày xưa thường trỗi dậy trong lòng. Những khi nghe Nửa hồn thương đau, bà đều sa nước mắt...
Trân Trân
                                    Những bài hát hay nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MIỀN TÂY HOANG DẠI

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/153

VẪN THẾ MÀ!