NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ 6 / Đọc truyện
(ĐC sưu tầm trên NET)

Sách là ngọn đuốc soi rọi chân lý, là chiếc khăn thấm đẫm máu, nước mắt và lòng nhân ái của loài người!
--------------------------------------------------------------------
NGUYỄN HỮU KIỆT dịch
CHƯƠNG MƯỜI
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
Sách là ngọn đuốc soi rọi chân lý, là chiếc khăn thấm đẫm máu, nước mắt và lòng nhân ái của loài người!
--------------------------------------------------------------------
NGUYỄN HỮU KIỆT dịch
TỦ SÁCH HUYỀN MÔN
NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN
BÍ
(LỊCH SỬ HỘI THÔNG THIÊN HỌC - PHẦN 2)
(LỊCH SỬ HỘI THÔNG THIÊN HỌC - PHẦN 2)
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ H. S. OLCOTT
CỐ HỘI TRƯỞNG HỘI THÔNG THIÊN HỌC
THẾ GIỚI
CHƯƠNG MƯỜI
MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG NỘI BỘ
I.
Vào khoảng cuối năm 1879, bắt đầu có sự bất hòa trong cuộc sống
tập thể của nhóm bốn người trong chúng tôi. Đó là nguyên nhân đưa đến sự phân
ly giữa nhóm người lưu vong khởi hành từ Hoa Kỳ sang đây. Sự kết hợp của nhóm
người này là một điều vô lý và phản tự nhiên, một sản phẩm kỳ khôi ngông cuồng
của bà Blavatsky và đương nhiên là phải gây xáo trộn.
Bà Blavatsky và tôi, như đã nói trước đây, vẫn luôn
luôn đồng một quan niệm về vấn đề các đấng chân sư, sự liên hệ giữa chúng tôi với
các ngài, và về lý tưởng phụng sự. Dầu cho giữa chúng tôi một đôi khi có sự va
chạm nào, do bởi sự cách biệt phàm ngã và bởi cái nhìn khác biệt nhau về các vấn
đề thế sự, chúng tôi vẫn luôn luôn hoàn toàn hòa hợp ý kiến về một lý tưởng
chung và về việc thực hiện lý tưởng đó.
Nhưng đối với hai người bạn kia thì lại khác. Ông Wimbridge
và cô Bates đều là người Anh, và chỉ được phết một lớp sơn hiểu biết
nông cạn về các vấn đề huyền học, siêu hình, do lòng hứng khởi nồng nhiệt của
bà Blavatsky truyền sang.
Ông W. là một họa sĩ kiến trúc sư, còn cô Bates là một nữ
giáo viên dạy trẻ, độ chừng ba mươi lăm tuổi. Cả hai đều đã sống vài năm ở Mỹ,
và được giới thiệu cho bà Blavatsky do những bạn quen của đôi bên. Cả
hai đều tán thành kế hoạch của bà Blavatsky theo đó họ sẽ cùng đi với
chúng tôi sang Ấn Độ để hành nghề tùy khả năng của mỗi người, với sự trợ giúp
có thể tìm cho họ do ảnh hưởng của chúng tôi đối với những người Ấn Độ có thế lực.
Tôi không có gì phiền trách ông W., nhưng cảm thấy một sự đố
kỵ tự nhiên đối với cô kia. Tôi yêu cầu bà Blavatsky đừng cho cô ấy đi
theo chúng tôi. Bà luôn luôn đáp rằng vì cả hai đều là người Anh có tinh thần
yêu nước, nên có họ đi cùng với mình sẽ là một sự bảo đảm đối với nhà cầm quyền
Anh Ấn, cho thấy sự vô tư của chúng tôi, hoàn toàn không có ý đồ hay mục tiêu
chính trị. Bà còn nói bà sẽ gánh chịu tất cả mọi hậu
quả của việc này, vì bà biết rằng sự liên hệ với hai người ấy hoàn toàn vô hại.
Trong việc này, cũng như trong một trăm trường hợp khác nữa,
tôi luôn luôn nhượng bộ trước sự tiên kiến chắc hẳn là huyền diệu và cao siêu
hơn của bà; và thế là chúng tôi tất cả bốn người cùng vượt biển sang Ấn Độ và
cùng định cư với nhau ở Bombay.
Nhưng than ôi! Thật là không may mắn chút nào! Cô Bates bắt
đầu gây nên một sự hiểu lầm giữa bà Blavatsky và một thiếu phụ khác, hội
viên Hội Thông thiên học ở New York, lôi cuốn ông W. vào cuộc tranh chấp, và
làm tan vỡ sự hòa hợp trong nhóm chúng tôi.
Tôi không dính dáng gì vào sự hiềm khích ấy, nhưng sau cùng
tôi phải đảm nhiệm cái công tác không thú vị là bắt buộc cô Bates phải
ra khỏi Hội. Đó là cái số phận luôn được gán ghép cho tôi: bà Blavatsky là
người vô tình gây nên những vụ cãi lẫy, tranh chấp, còn tôi phải hứng chịu những
cú đấm đá và đuổi cổ những kẻ bất hảo! Điều này, tất cả những bạn bè quen thuộc
của chúng tôi đều biết rõ. Bà bạn tôi luôn nói đến năng khiếu “linh cảm, linh
giác” của bà, nhưng cái năng khiếu đó rất ít khi giúp bà phát hiện một kẻ phản
bội hay một kẻ thù truyền kiếp đến với chúng tôi dưới lớp ngụy trang của một
tình bạn giả tạo.
II.
Trong chuyến đi Tích Lan kể trên, chúng tôi để cô Bates và
bà Coulomb ở lại coi sóc Hội quán. Ông bà Coulomb là hai người Pháp vừa
mới đến giúp việc cho chúng tôi. Vì cô Bates là phụ nữ độc thân, còn bà Coulomb
đã có kinh nghiệm về nội trợ, nên tôi bỗng có cái ý nghĩ dại dột là bảo cô Bates
hãy giao chức quản gia của cô lại cho bà Coulomb, còn cô lãnh nhiệm
vụ khác.
Cuộc đời làm gia trưởng trên mười lăm năm của tôi vẫn chưa dạy
cho tôi biết điều khôn dại này, là đừng nên để cho một người mới đến có cái cơ
hội làm “bà chủ” để sai phái chỉ huy người đàn bà kia! Bây giờ thì tôi đã biết
rồi. Khi chúng tôi trở về Bombay, thì thấy Hội quán có một bầu không khí
rất căng thẳng: cô Bates và bà Coulomb đang xung đột nhau, tất cả
mọi sự tố giác và phản kích được cả hai người tranh nhau đổ vào lỗ tai không muốn
nghe của chúng tôi!
Cô Bates tố giác bà Coulomb toan bỏ thuốc độc
cho cô, và bà này cũng trả đũa bằng một sự tố giác tương tự, ăn miếng trả miếng.
Tôi muốn lấy chổi quét cả hai ra khỏi nhà, và đó là một điều rất tốt nếu tôi có
thể làm. Nhưng thay vì như thế, tôi lại được mời làm phán quan phân xử những sự tranh chấp cãi lẫy của họ. Thế
là tôi đành phải ngồi nghe những chuyện vô lý của họ suốt hai đêm liên tiếp, và
sau cùng tôi quyết định rằng vụ tố giác bà Coulomb bỏ thuốc độc không đủ
lý do buộc tội vì không có bằng chứng cụ thể. Lý do chính của vụ xung đột là vì
chúng tôi đã giao chức vụ quản gia cho bà Coulomb khi chúng tôi vắng mặt,
và cô Bates không hài lòng với nhiệm vụ biên tập viên tạp chí mà chúng
tôi giao cho cô.
Trong khi tôi phân xử, bà Blavatsky ngồi kế bên; bà
có vẻ hút thuốc lá hơi nhiều hơn lúc thường, và thỉnh thoảng cũng góp một lời,
nhưng ý kiến của bà lại có khuynh hướng làm tăng thêm hơn là làm dịu bớt sự
căng thẳng.
Sau cùng, ông Wimbridge, với tư cách là bạn của cô Bates,
cũng đồng ý với tôi để bắt buộc cả hai đàng phải chịu hòa giải, và tạm thời cơn
giông tố đã lắng dịu. Những ngày kế đó, chúng tôi hoàn toàn bận rộn với công việc
sưu tập và soạn bài cho tờ tạp chí “Theosophist”, một việc đã trở nên rất
khẩn thiết sau thời gian vắng mặt khá lâu của chúng tôi.
Ngay trước khi trở về Bombay, chúng tôi được tin bạn Mulji
Thackersey đã từ trần, và thế là Hội Thông thiên học đã mất đi một cộng tác
viên đắc lực. Chiều tối ngày 4 tháng 8 năm ấy, một vị chân sư đến viếng bà Blavatsky, và tôi được gọi đến để gặp
ngài trước khi ngài từ giã. Ngài đọc cho tôi viết một bức thư dài rất quan trọng
cho một bạn đạo có thế lực của chúng tôi ở Paris, và đưa cho tôi những gợi
ý quan trọng về vấn đề quản trị công việc của Hội. Tôi được mời ra ngoài trước
khi cuộc viếng thăm kết thúc, và vì tôi để ngài ngồi lại trong phòng với bà Blavatsky,
nên tôi không thể biết rằng ngài đã ra đi bằng cách nào, và ngài có biến mất một
cách mầu nhiệm hay không.
Cuộc viếng thăm ấy đến với tôi rất đúng lúc, vì chính vào
ngày hôm sau đã xảy ra một vụ nổ lớn: cô Bates phẫn nộ với bà Blavatsky
về một việc có liên quan đến người thiếu phụ ở New York kể trên, và
căm giận quyết định của tôi trong vụ phân xử cuộc xung đột giữa cô với bà Coulomb.
Trong khi cô day lưng về phía tôi và còn đang cãi vã với bà Blavatsky thì
một bức thư của vị chân sư đến chiều hôm trước từ trên không trung rơi xuống chỗ
tôi ngồi. Tôi mở thư ra xem, thì thấy đó là lời khuyên của ngài về hành động tốt
nhất mà tôi phải làm trong cơn khó khăn hiện tại.
Ngày hôm sau, bắt đầu cuộc chia ly giữa bốn người trong nhóm
chúng tôi; ông Wimbridge đứng về phe cô Bates. Có sự đồng ý chung
về kế hoạch mua vé tàu cho cô Bates trở về New York, nhưng rốt cuộc
điều này đã bị cô bác bỏ, sau khi một bạn đạo là ông Seervai đã lo sắp đặt
xong mọi việc và làm các thủ tục cần thiết.
Thật là một điều đáng tiếc vì câu chuyện xảy ra do sự ganh tị,
hiềm khích nhỏ nhen giữa đàn bà, một vụ xung đột thật vô lý và không đáng xảy
ra. Lẽ ra nó đã có thể tránh khỏi bằng cách sử dụng lý trí và một chút nhẫn nhục,
tự chủ.
Tuy rằng đối với chúng tôi, chuyện ấy không có gì đáng bận
tâm, nhưng nó đã gây một ảnh hưởng xấu cho Hội. Một hậu quả đáng tiếc là những
người ly khai đã tìm cách liên hệ với một tờ nhật báo bản xứ ở Bombay, từ
trước vẫn không hề có thiện cảm với chúng tôi, và tờ báo này đã công khai mạ lỵ
Hội Thông thiên học với những lời lẽ cay đắng vẫn còn tiếp tục cho đến bây giờ.
III.
Cộng thêm vào cái viễn ảnh đen tối đó, sau chuyến đi Tích
Lan trở về, chúng tôi thấy những Hội viên đều im lìm mê ngủ và Chi hội Bombay
hoàn toàn bất động. Hai tháng vắng mặt của chúng tôi dường như đã làm tê liệt mọi
hứng thú đối với công việc Hội, và khi tờ nhật báo bản xứ nói trên bắt đầu khai
pháo tấn công thì vòm trời của chúng tôi có vẻ rất u ám.
Tuy vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục với một ý chí kiên cường
dũng mãnh, cố gắng cho tờ tạp chí ra đúng kỳ hạn mỗi tháng và trả lời thư từ bốn
phương gửi đến chúng tôi với số lượng càng ngày càng nhiều. Đó là một trong những
cơn khủng hoảng của Hội, mà trong tình trạng hầu như cô đơn, bà Blavatsky và
tôi cùng sát cánh với nhau một cách chặt chẽ nhất để hỗ trợ tinh thần và khích
lệ lẫn nhau. Tuy rằng những bạn bè thân tín nhất có thể phản bội và những cộng
tác viên đắc lực nhất có thể bỏ cuộc nửa chừng, chúng tôi luôn nói với nhau những
lời đầy lạc quan, cố ý làm cho nhau nghĩ rằng cơn nghịch cảnh hiện tại không có
gì đáng kể, và sẽ trôi qua như một cụm mây thưa thớt của mùa hè.
Khi đó, chúng tôi biết, vì cả hai chúng tôi đều có bằng chứng
cụ thể và thường xuyên, rằng các đấng cao cả mà chúng tôi phục vụ luôn bao bọc
che chở chúng tôi với nguồn thần lực mạnh mẽ và ân huệ của các ngài; đó là một
cái khiên vững chắc để bảo vệ chúng tôi khỏi mọi sự trắc trở nguy vong, và một
điềm triệu báo trước sự thành công hoàn toàn trong sứ mạng.
Tuy nhiên, với thời gian qua chúng tôi không đến nỗi cô đơn.
Một số bạn đạo người Ấn Độ thường xuyên đến trợ giúp chúng tôi, và dần dần
chúng tôi phục hồi lại được cái tư thế đã mất của thuở ban đầu.
Trong số những người cộng tác đắc lực với chúng tôi có bạn Damodar
Mavalankar, một thanh niên Ấn thuộc dòng Bà-la-môn mà tôi đã nhiều lần
đề cập tới trước đây.
Tuy dáng người mảnh mai, ốm yếu, anh ta đã lao mình vào công
việc của Hội với tất cả tâm hồn và biểu lộ một tấm lòng trung kiên sắt đá không
gì lay chuyển. Hồi còn thơ ấu, anh đã từng vướng một chứng bệnh ngặt nghèo và bị
sốt nặng sắp chết. Trong cơn mê sảng, anh nhìn thấy linh ảnh một bậc hiền giả đạo
mạo bước đến gần, nắm tay anh và bảo anh chưa nên chết vội, mà phải sống để làm
việc đạo trong tương lai.
Sau khi gặp bà Blavatsky, nhãn quang tâm linh của Damodar
phát triển dần dần, và anh nhận ra đấng mà chúng tôi gọi là chân sư K. H.
chính là nhà hiền giả đã xuất hiện trong cơn mê sảng của anh ta hồi còn bé, khi
anh đang nằm hấp hối trên giường bệnh. Điều này đã làm cho anh càng quyết tâm
trung thành với lý tưởng và mục đích của chúng tôi; và xem bà Blavatsky như
người mẹ đỡ đầu.
Đối với tôi Damodar đặt một niềm tin tuyệt đối, lẫn cả
tình thương và lòng kính trọng. Anh ta bênh vực tôi khi tôi vắng mặt, trước những
sự vu khống công khai hay riêng tư, và đối xử với tôi như con đối với cha. Damodar
đã hợp tác chặt chẽ và sát cánh với chúng tôi trong một tình thân hữu đậm
đà nhất.
Anh ta làm việc với một lòng trung thành và vô kỷ tuyệt đối
cho đến năm 1885, khi đó anh khởi hành từ Madras sang Tây Tạng, qua Darjiling,
và vẫn còn ở đó dưới sự huấn luyện của chân sư để chuẩn bị cho anh ta làm công
tác phụng sự nhân loại trong tương lai. Thỉnh thoảng, có tin đồn nhảm được loan
truyền rằng anh ta đã chết trên lộ trình đầy tuyết phủ trong chuyến đi lên dãy
Tuyết Sơn, nhưng tôi có lý do vững chắc để tin rằng anh vẫn còn sống mạnh khỏe
và có ngày sẽ trở về. Tôi sẽ trở lại vấn đề này ở một đoạn sau.
Có lần Damodar nhận được bốn bức thư gửi đến từ bốn
thành phố cách nhau rất xa và tất cả đều có đóng dấu sở Bưu điện. Tôi đưa tất cả
cho Giáo sư Smith, yêu cầu ông hãy vui lòng xem xét cẩn thận mỗi bao thư
xem có dấu hiệu gì chỉ ra rằng có ai đã bóc thư hay không, vì trong thư tín của
chúng tôi thường thấy có những lời ghi chú của chân sư viết thêm vào những khoảng
trống. Sau khi đã khám xét tỉ mỉ, giáo sư trả lại cho tôi và nói rằng tất cả
các thư đều còn nguyên vẹn hoàn toàn, không có dấu vết gì khả nghi. Tôi liền
yêu cầu bà Blavatsky hãy thử “nhìn” xem có thông điệp nào của
chân sư trong đó không. Bà bèn cầm lấy các thư vẫn còn nguyên vẹn, để từng cái
một lên trán, và nói rằng trong hai bức thư có chữ viết của chân sư. Kế đó bà đọc
các thông điệp bằng khả năng linh thị, và tôi yêu cầu giáo sư Smith hãy
tự tay ông mở các bao thư. Ông này săm soi xét kỹ các bao thư một lần nữa rồi lấy
dao rọc mở các bao, và tất cả chúng tôi đều thấy rằng nội dung các thông điệp đều
giống y như bà Blavatsky đã đọc.
Chính vào ngày chia ly giữa nhóm chúng tôi như đã kể trên,
chúng tôi nhận được thư ông Sinnett mời chúng tôi lên chơi tại nhà nghỉ
mát của ông ở Simla, thủ đô mùa hè của Chính phủ Ấn Độ, ở dưới chân dãy
Tuyết Sơn.
Chúng tôi rời khỏi Bombay bằng xe lửa và dọc đường
chúng tôi ghé lại vài thị trấn trên miền Bắc để viếng thăm các Chi hội đã thành
lập trước đây. Kế đó, chúng tôi ngồi xe thồ leo đường dốc núi đến Kalka,
nghỉ ngơi tại đó nửa ngày rồi mới thuê xe ngựa để đi Simla.
Cảnh vật miền núi thật là hùng vĩ, ngoạn mục với những đỉnh
núi cao trùng điệp nối tiếp nhau đến tận chân trời. Chúng tôi đến thị trấn Simla
trước khi mặt trời lặn, những ngôi biệt thự phản chiếu ánh nắng vàng làm
cho thành phố có vẻ rất hấp dẫn. Một người giúp việc của gia đình ông Sinnett
đón tiếp chúng tôi khi vào thành phố với những chiếc kiệu nhỏ hai người
khiêng ở hai đầu, và không bao lâu chúng tôi đã đến ngôi biệt thự của ông bà Sinnett.
Tại đây, một cuộc tiếp đón nồng hậu đang chờ đợi chúng tôi.
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
THỊ TRẤN SIMLA
I.
Thị trấn Simla phô bày trước mắt chúng tôi những cảnh tượng
rất hùng vĩ của miền sơn cước. Ngôi biệt thự của ông Sinnett tọa lạc
trên một triền núi, nhìn xuống một vùng thung lũng rất ngoạn mục, và ngồi trên
hàng ba nhà ông, người ta có thể nhìn thấy những biệt thự của phần nhiều những
vị quan chức Anh Ấn cao cấp nắm guồng máy cai trị cả một đất nước rộng lớn này.
Sáng hôm sau, hành động đầu tiên của ông Sinnett là bắt
đầu có một cuộc nói chuyện rất nghiêm trọng với bà Blavatsky về chính
sách mà bà nên theo đuổi. Ông khẩn khoản yêu cầu bà hãy xem cuộc viếng thăm này
như một chuyến đi chơi giải trí mà thôi, và trong thời gian ba tuần lễ ở tại
đây đừng nói gì đến Hội Thông thiên học, cũng đừng đề cập đến việc chúng tôi bị
Chính phủ theo dõi vì tình nghi là gián điệp của
Nga. Nói tóm lại, hãy quên đi việc riêng của mình, mà tốt hơn hãy đạt kết quả bằng
cách gây cảm tình trong các giới quen biết tại đây, những giới này sẽ không có
thiện cảm nếu họ bị bắt buộc phải nghe những quan niệm dị kỳ của chúng ta và
nghe những sự than phiền về những nỗi bất công vô lý mà chúng ta phải chịu.
Lẽ tất nhiên, bà Blavatsky hứa sẽ nghe theo, và cũng
lẽ tất nhiên, bà quên hết tất cả khi người khách đầu tiên vừa bước chân vào
nhà. Những tin tức từ Bombay về hậu quả của vụ xung đột với cô Bates làm
cho bà xúc động đến cực điểm, và sáng ngày hôm sau, như thường lệ, bà trút hết
tất cả mọi tội lỗi, trách nhiệm lên đầu tôi. Bà giậm chân, đi tới đi lui trong
phòng và nói một mình cơ hồ như tôi là nguyên nhân của tất cả mọi sự đắng cay
khổ sở của bà.
Sau đó, ông Sinnett, trong một buổi nói chuyện riêng
với tôi, có bày tỏ sự thất vọng vì thấy rằng bà không chịu tự chủ mà đã bỏ mất
tất cả những cơ hội kết thân với những người rất cần gây thiện cảm như một điều
tối ư quan trọng. Ông nói rằng người Anh luôn xem đức tính tự chủ, điềm nhiên
như một dấu hiệu của giá trị nhân bản thật sự. Bà bạn trung kiên của chúng tôi,
phu nhân Gordon, là vị khách đầu tiên tại Simla, và sau đó nối tiếp
nhau một loạt những quan chức quan trọng nhất
của Chính phủ ông Sinnett cố tình mời đến nhà để gặp bà Blavatsky.
Trong tập nhật ký của tôi có chép rằng bà bắt đầu thực hiện
những hiện tượng thần thông ngay lập tức. Từ ngày đầu tiên cho đến sau, không một
buổi dạ tiệc nào được xem như đầy đủ mà không có sự biểu diễn những phép thuật
của bà Blavatsky, chẳng hạn như phát động tiếng gõ nhịp dưới mặt bàn và
tiếng chuông reo trong không khí, v.v... Thậm chí, bà còn làm cho tiếng chuông
reo ở trên và bên trong đầu của những vị chính khách nghiêm trang khả kính nhất.
Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn bị Chính phủ ghét và theo
dõi vì nghi ngờ là gián điệp của Nga. Một mục tiêu của chuyến đi này là phải
làm sao giải tỏa sự hiểu lầm vô lý đó để cho công việc của chúng tôi ở Ấn Độ khỏi
bị ngăn trở, chướng ngại. Nhưng tôi phải đợi cho đến khi chúng tôi đã đích thân
gặp gỡ và tiếp xúc với tất cả những vị quan chức ở cấp lãnh đạo, để cho họ có
cơ hội nhận xét trực tiếp về tác phong, hạnh kiểm và ý đồ khả hữu của chúng tôi
khi đến xứ Ấn Độ.
Khi nhận thấy đã đến lúc, một ngày nọ sau bữa ăn tối, tôi
nói chuyện một cách thân hữu với vị Bộ trưởng Bộ Ngoại vụ trong Chính phủ, và sắp
đặt một cuộc trao đổi thư từ, kèm theo với những bản sao các văn kiện, chứng
thư riêng của tôi. Vì tính cách lịch sử và tầm mức quan trọng của vấn đề này,
nên tôi in lại nguyên văn bức thư của tôi như sau:
“Simla, ngày 27 tháng 9 năm 1880
Kính gửi: Ông Bộ trưởng Bộ Ngoại vụ. Thưa ông Bộ Trưởng,
Tham chiếu cuộc
đàm thoại giữa chúng ta ngày thứ Bảy
vừa qua về Hội Thông thiên học và công việc của Hội tại Ấn Độ, và thể theo lời
đề nghị của chính ông, tôi xin trình bày lại vấn đề bằng văn thư.
1. Hội Thông thiên học được tổ chức tại New York năm 1875 bởi
một số học giả khoa Đông phương học và Tâm linh học, nhằm mục đích học hỏi khảo
cứu các tôn giáo, triết lý và khoa học cổ của Á châu với sự trợ giúp của các
nhà học giả, chuyên viên bản xứ.
2. Ngoài những mục đích kể trên, Hội không có mục đích nào
khác nữa, và nhất là không có ý định xen vào các vấn đề chính trị, dù ở Ấn Độ
hay bất cứ ở đâu.
3. Năm 1878, hai nhà sáng lập Hội là bà H. P. Blavatsky (một
công dân Nga đã nhập quốc tịch Mỹ4 và là một học giả
khoa Tâm linh học Á châu) và tôi, cùng với hai hội viên khác (thuộc quốc tịch
Anh) đã đến Ấn Độ để xúc tiến công việc của Hội. Vì lẽ hai người trong nhóm
chúng tôi là người Anh, người thứ ba có quốc tịch Mỹ, và tôi là một công dân
sinh trưởng tại Mỹ, nên chúng tôi không hề dính líu đến vấn đề chính trị của xứ
Ấn Độ. Riêng tôi có một thẻ thông hành đặc biệt (theo thể thức ngoại giao) do
Ngoại trưởng Evarts cấp, với một chứng thư của Bộ Ngoại giao Mỹ giới thiệu tôi
cho các vị đại sứ và lãnh sự Mỹ ở hải ngoại, cùng với một chứng thư tương tự viết
tay của Tổng thống Hoa Kỳ. Những bổn sao các văn kiện trên đã được lưu trữ tại
Văn khố của Chính phủ tiểu bang Bombay, và sẽ được gửi đến Bộ Ngoại vụ Ấn Độ
trong nay mai.
4. Những báo cáo sai lầm, do không hiểu biết rõ hay có ác ý,
về mục đích của chúng tôi tại Ấn Độ đã được đệ trình lên Chính phủ Ấn, bởi đó
chúng tôi bị đặt dưới sự canh chừng và theo dõi của nhân viên an ninh, nhưng
công việc này đã được thi hành một cách vụng về đến nỗi làm cho cả nước đều chú
ý, và người dân bản xứ thấy rằng mọi liên hệ với chúng tôi sẽ gây ác cảm đối với
chính quyền, và sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tương lai của họ. Như vậy, những kế hoạch
lợi ích của Hội chúng tôi bị ngăn trở một cách trầm trọng, và chúng tôi phải chịu
nhiều sự ngược đãi hoàn toàn không có lý do chính đáng, do hậu quả hành động của
Chính phủ căn cứ trên những tin đồn nhảm và thất thiệt.
5. Bất cứ người nào đã từng có dịp biết rõ sự thật, đều nhận
thấy rằng trong thời gian lưu trú của chúng tôi trên mười tám tháng nay ở Ấn Độ,
chúng tôi đã tạo một ảnh hưởng lành mạnh và bảo thủ đối với dân bản xứ, và được
họ chấp nhận như những người bạn tốt lành, chân chính của dân tộc và xứ sở họ.
Chúng tôi có giữ nhiều thư từ gửi đến từ khắp mọi nơi trên xứ Ấn Độ để chứng thực
điều ấy. Nếu Chính phủ có thể giải tỏa những sự bất lợi mà họ đã vô tình gây
cho chúng tôi, và phục hồi trở lại thanh danh mà chúng tôi vẫn có trước khi cái
nhãn hiệu “âm mưu chính trị” bị chụp mũ lên đầu chúng tôi một cách tàn nhẫn và
bất công như đã kể trên, thì chúng tôi sẽ có thể làm một công việc phụng sự lớn
lao không những cho dân chúng Ấn Độ mà còn cho cả nền văn hóa và khoa học Đông
phương.
Nhưng nếu lệnh theo dõi chúng tôi chỉ bị hủy bỏ không thôi
cũng vẫn chưa đủ, vì sự nghi ngờ đã âm thầm tác động từ trên xuống dưới trong
guồng máy cai trị của Chính phủ, xuyên qua tất cả mọi giai tầng cơ sở trong quần
chúng Ấn, làm cho chúng tôi đương nhiên trở thành một hình ảnh của tai họa. Như
một giải pháp hữu hiệu, chúng tôi yêu cầu Bộ Ngoại vụ ra lệnh cho các cấp trực
thuộc hãy thông báo cho từng địa phương biết rõ sự kiện này là chúng tôi không
còn bị nghi ngờ, và xét vì công việc của chúng tôi làm là vì sự lợi ích cho xứ Ấn
Độ, nên nó được chấp nhận. Và điều này, với tư cách là một sĩ quan và một công
dân Mỹ, tôi trân trọng giải bày với tôn ông như nhà đại diện của nền công lý và
luật pháp công minh của Anh quốc.
Trân trọng kính thư,
Ký tên:
Đại tá Henry S. Olcott.
Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học Thế Giới
Sự trả lời của Chính phủ Ấn Độ vẫn chưa làm tôi thỏa mãn.
Tuy họ có lời bảo đảm rằng chúng tôi sẽ không bị quấy rầy nếu chúng tôi không
xen vào việc chính trị, nhưng họ không nói rằng những lệnh truyền cho các quan chức Anh Ấn ở các tiểu bang theo dõi
và dò xét chúng tôi sẽ được hủy bỏ.
Trong một bức thư thứ nhì, tôi đã lưu ý Bộ Ngoại vụ về vấn đề
này, và sau đó ít lâu, tôi đã đạt được như ý muốn. Kể từ khi đó, chúng tôi đã
được tự do.
II.
Ngày 29 tháng 9, bà Sinnett, bà Blavatsky và tôi cùng đi dạo
chơi trên đỉnh một ngọn đồi ở vùng chung quanh. Trên nóc lợp ngói của một ngôi
miếu nhỏ của Ấn giáo tại đó, giữa vô số những chữ khắc tên họ của du khách bốn
phương đến viếng, tôi nhận thấy có một chữ khắc ám hiệu của Chân Sư M. với tên
tôi ở dưới, nhưng do đâu mà có chữ đó thì tôi cũng không biết.
Khi chúng tôi đang ngồi nói chuyện, bà Blavatsky nhân
lúc cao hứng, mới hỏi chúng tôi có ai mơ ước điều gì không? Bà Sinnett nói:
“Tôi muốn có một thông điệp của chân sư rơi xuống ngay chỗ tôi ngồi.”
Bà Blavatsky bèn lấy từ trong quyển sổ tay bỏ túi của
bà một tờ giấy màu hồng, dùng ngón tay vẽ lên đó vài phù hiệu bí mật, xếp tờ giấy
thành hình ba góc, cầm nó trong tay đi xuống
sườn đồi cách đó độ hai mươi thước, day mặt về hướng tây, đưa tay vẽ một đạo
bùa trên không gian, xòe cả hai bàn tay ra, và tờ giấy kia liền biến mất. Thay
vì nhận được thư trả lời rơi xuống chỗ bà đang ngồi, bà Sinnett nhận thư
bằng cách trèo lên một cái cây ở gần bên. Thông điệp ấy được viết trên tờ giấy
màu hồng lúc nãy, cũng xếp thành hình ba góc, và mắc vào một nhánh nhỏ trên
cây. Trên tờ giấy có chữ viết do một bàn tay lạ, để trả lời một câu hỏi riêng
tư của bà Sinnett, và do chân sư K. H. ký tên bằng chữ Tây Tạng.
Bây giờ tôi xin kể một chuyện khác. Một nhóm chúng tôi gồm
sáu người, ba người nam và ba người nữ, sửa soạn từ nhà ra đi trong một cuộc du
ngoạn dưới một thung lũng cách xa thành phố. Người quản gia của gia đình Sinnett
đã sắp đặt các giỏ mây đựng đồ vật thực, và đã gói vào trong giỏ sáu bộ
chén dĩa kiểu lạ để dùng trà. Khi chúng tôi sắp sửa ra đi thì một người khách đến
thình lình, và cũng được mời cùng đi với chúng tôi. Những người giúp việc đã
xách các giỏ mây đi trước, còn chúng tôi từ từ đi sau theo hàng một, trên con
đường mòn gồ ghề khúc khuỷu đưa xuống thung lũng. Sau một chuyến đi bộ dạo chơi
thong thả, chúng tôi đến một chỗ bằng phẳng trên sườn một dãy đồi cỏ cây sầm uất,
với những cây cổ thụ to lớn có tàn cây che mát rượi.
Chúng tôi bèn cắm trại ở đây, và nằm ngồi rải rác trên bãi cỏ
xanh, trong khi những người giúp việc dọn chỗ trên bãi cỏ và bày đồ vật thực. Họ
vừa nhóm lửa nấu nước pha trà, thì thấy người quản gia vẻ mặt băn khoăn bước đến
gần bà Sinnett và thưa với bà rằng còn thiếu một bộ chén dĩa cho ông
khách mới đến vào phút chót. Bà nói với một giọng bực mình:
- Anh thật là lơ đễnh, sao không nhớ đem thêm một bộ chén
dĩa nữa khi anh biết rằng ông khách ấy cũng sẽ dùng trà như mọi người?
Kế đó bà quay lại với chúng tôi và vừa nói vừa cười:
- Hình như trong các bạn chắc phải có hai người uống chung một
cốc.
Lúc ấy tôi mới nói rằng, trước đây trong một trường hợp
tương tự, chúng tôi đã giải quyết vấn đề bằng cách đưa cái chén cho một người
và cái dĩa cho người kia. Đến đây, một người trong nhóm mới nói đùa với bà Blavatsky:
- Bây giờ, thưa bà, đây là một cơ hội để cho bà thực hiện
phép mầu.
Tất cả chúng tôi bất giác cười lớn vì câu nói đùa bỡn vô lý
đó, nhưng khi thấy bà Blavatsky có vẻ sẵn lòng chấp nhận thì mọi người đều
hoan hô thích thú, và yêu cầu bà làm ngay lập
tức. Những người nằm trên bãi cỏ cũng đã đứng dậy và tề tựu chung quanh. Bà Blavatsky
nói rằng để làm cái việc này, bà cần có sự trợ giúp của Thiếu tá X., một bạn
hữu của chúng tôi cũng đang có mặt lúc ấy.
Ông này tỏ vẻ bằng lòng. Bà yêu cầu ông đem theo một đồ dụng
cụ để đào đất; ông ta bèn chụp lấy con dao lớn đựng trong giỏ và đi theo bà. Bà
Blavatsky nhìn chăm chú trên mặt đất, đưa mặt chiếc nhẫn lớn của bà đeo,
chiếu xuống chỗ nọ chỗ kia, và sau cùng bà nói: “Ông hãy đào ở chỗ này.”
Ông khách ra tay đào xới, và nhận thấy rằng phía dưới lớp cỏ
xanh che phủ mặt đất là một hệ thống chằng chịt những rễ cây của những cây lớn
nhỏ ở gần bên. Ông ta cắt những đám rễ và lôi ra từng nắm, kéo đất rời qua một
bên, và đụng phải một vật màu trắng. Thì ra đó là một cái chén sứ uống trà nằm
trong lòng đất, và khi ông ta lấy cái chén ra thì thấy nó thuộc cùng một kiểu
giống y như sáu cái chén kia.
Hãy tưởng tượng những tiếng kêu ngạc nhiên và xúc động của
nhóm người đứng xem chung quanh! Bà Blavatsky bảo ông kia hãy tiếp tục
đào nữa ở chỗ ấy, và sau khi ông này đã cắt bỏ và kéo ra một rễ cây lớn bằng
ngón tay út của tôi, ông ta lôi ra một cái dĩa cũng cùng
một kiểu với những bộ chén dĩa khác. Điều này làm cho cả bọn xúc động đến cực
điểm, và ông khách sử dụng con dao lại là người kêu to ầm ĩ nhất vì ngạc nhiên
và khoái trá.
Khi cuộc đi chơi kết thúc và chúng tôi trở về nhà, bà Sinnett
và tôi cùng đi thẳng đến cái tủ đựng chén để kiểm điểm lại, thì thấy bốn bộ
chén dĩa uống trà bỏ sót lại ở nhà vẫn còn nguyên, cùng với sáu bộ đem theo là
tất cả mười bộ. Thế là bộ thứ bảy do bà Blavatsky tạo thêm trong cuộc đi
chơi, không phải ở trong số mười bộ chén của bà Sinnett.
Nếu có kẻ hoài nghi đưa ra giả thuyết rằng bộ chén sau cùng
này có thể đã được chôn dấu từ trước để lòe bịp chúng tôi, thì sự thật hiển
nhiên đã đính chính ngay điều ấy. Mọi người có mặt đều nhìn thấy rõ rằng bộ
chén dĩa ấy nằm gọn trong lòng đất y như những mảnh đá vụn, giữa những rễ cây mọc
dọc ngang chằng chịt như mạng lưới, phải dùng sức mạnh và dao bén để chặt đứt
và bứng ra một cách mạnh mẽ mới lôi bộ chén dĩa kia ra được. Lớp cỏ trên mặt đất
ở chỗ ấy vẫn xanh tươi và không có dấu hiệu gì khả nghi, và nếu có ai đã đào đất
lên để chôn bộ chén dĩa từ trước, thì mặt đất bị đào xới đã không thể nào thoát
khỏi cái nhìn nhận xét tinh vi của toàn thể quan khách đứng vây chung quanh
trong khi ông thiếu tá ra tay làm việc.
Sau buổi ăn trưa, bà Blavatsky còn làm một phép mầu
khác, nó làm tôi ngạc nhiên hơn cả. Một trong những vị khách nói rằng ông ta sẵn
lòng gia nhập Hội Thông thiên học nếu bà Blavatsky có thể làm ngay tại
chỗ cho ông ta một chứng chỉ Hội viên đã hoàn tất mọi thủ tục. Đó hẳn là một
yêu cầu quá đáng, nhưng bà bạn tôi không hề e ngại, đưa tay khoát một cái trên
không trung, và chỉ vào một bụi rậm cách đó một khoảng ngắn, bà bảo người kia
hãy đến đó xem có gì không, vì cây và bụi rậm thường được dùng làm các trạm
phát thư tín. Người khách kia vừa cười vừa đi đến chỗ bụi rậm, dường như không
tin tưởng lắm về kết quả mong ước. Nhưng khi đến nơi, ông ta rút ra từ trong bụi
rậm một chứng chỉ hội viên bằng chữ in có ghi tên họ của ông và ngày tháng hôm
đó, với một bức thư chính thức của vị Hội trưởng, mà tôi biết chắc rằng tôi
không hề viết, nhưng lại viết bằng chính tuồng chữ của tôi!
Điều này làm cho tất cả mọi người đều hoan hô vui vẻ, và vì
bà Blavatsky đang nhân lúc cao hứng, nên dường như không một phép lạ nào
khác mà bà không làm cho chúng tôi xem. Những màn biểu diễn phương thuật của bà
Blavatsky đã có kết quả là làm cho nhiều nhân vật người Âu có thế lực đã
gia nhập Hội Thông thiên học, và biểu lộ một lòng ưu ái đầy thiện cảm đối với
bà bạn của tôi.
Ngày 7 tháng 10, tôi thuyết trình về đề tài: “Thần linh học
và Thông thiên học” tại hội trường của Viện Phụng sự hợp nhất (United
Service Institution). Tôi được cho biết rằng số thính giả hôm ấy gồm một cử
tọa đông đảo nhất chưa từng thấy tại Simla.
Tối hôm đó tôi được mời tham dự buổi dạ tiệc tiếp tân của vị
Phó vương Anh là Lord Ripon tại Dinh Chính phủ và được nhiều bạn hữu đến
chúc mừng, khen tặng tôi về buổi diễn thuyết và về những mối giao tế được cải
thiện tốt đẹp với Chính phủ Anh Ấn.
Hằng ngày chúng tôi đều bận rộn tiếp khách. Bà Blavatsky vẫn
tiếp tục thực hiện các hiện tượng huyền bí đến mức làm cho một nửa dân số Simla
tin rằng bà được sự “trợ giúp của Quỷ vương (Satan)”. Một viên sĩ
quan Anh trong nhóm quan khách cũng đã không ngần ngại mà nói thẳng với bà như
vậy.
Chiều hôm đó, ông Hume đưa cho bà bức thư đầu tiên để
nhờ bà chuyển đạt lên chân sư K. H. Đó là bước khởi đầu một cuộc trao đổi thư từ
vô cùng thú vị giữa ông với chân sư, thỉnh thoảng vẫn được mọi người nhắc đến.
Những ngày cuối cùng của chúng tôi ở Simla vẫn còn tiếp
nối những buổi dạ tiệc tiếp tân và những cuộc đi du ngoạn ngoài thành phố.
Trong những dịp đó một vài màn biểu diễn phép
thuật của bà Blavatsky đã làm cho các quan khách thích thú đến cực điểm.
Ngày hôm đó, bà Sinnett, bà Blavatsky và tôi
đang ngồi đợi ông Sinnett tại phòng khách. Các bà ngồi chung với nhau
trên chiếc đi-văng. Bà Sinnett cầm tay bà Blavatsky để ngắm nhìn
đến lần thứ hai mươi và trầm trồ khen ngợi một chiếc nhẫn kim cương màu vàng rất
đẹp, vốn là món quà tặng của bà Wijeratne, vợ một nhà thầu giàu có ở tỉnh
Galle trong dịp viếng thăm của chúng tôi đến Tích Lan trong năm ấy. Đó
là một hạt kim cương loại rất hiếm và quý giá, long lanh chớp sáng và chiếu ra
những tia sáng chói lấp lánh.
Bà Sinnett đã có lần yêu cầu bà Blavatsky dùng
phép thuật tạo thêm cho bà một bản sao của hạt kim cương ấy, nhưng bà này không
hứa gì cả. Tuy nhiên, lần này bà chịu làm. Bà Blavatsky dùng hai ngón của
bàn tay kia xoa lên hạt đá quý độ một lúc, kế đó bà ngừng tay và để lộ chiếc nhẫn
đeo trên bàn tay bên này. Nằm sánh đôi với hạt kim cương của bà đeo, giữa ngón
tay đeo nhẫn và ngón tay bên cạnh là một hạt kim cương khác cũng màu vàng, tuy
không chói sáng bằng hạt của bà, nhưng cũng là một hạt kim cương rất đẹp. Bà liền
tặng hạt kim cương ấy cho bà Sinnett. Cho đến bây giờ, món bảo vật ấy vẫn
còn là sở hữu của bà bạn quí mến của chúng tôi.
Buổi cơm tối hôm đó, bà Blavatsky không ăn gì cả,
nhưng trong khi mọi người đang dùng bữa thì bà ngồi sưởi ấm hai bàn tay trên
dĩa bàn đựng nước nóng đặt trước mặt bà. Độ một lát, bà xoa hai bàn tay và chà xát
thật mạnh thì thấy có hai hạt ngọc bích nhỏ rơi xuống dĩa.
Hiện tượng làm cho xuất hiện các loại đá quý này cũng rất
thường xảy ra với Stainton Moses, người bạn Anh mà chúng tôi có đề cập tới
trong quyển hồi ký trước đây. Đôi khi, các loại đá quý nhỏ rơi xuống như mưa
trên người ông ta và rơi khắp phòng, có khi là vài viên ngọc thạch lớn. Người
Đông phương nói rằng đó là do tác động của những tinh linh của loài khoáng thạch,
thuộc loại mà người Tây phương gọi là Thổ tinh (Gnomes), hay tinh linh của
các hầm mỏ, và thổ ngữ Tamoul Ấn Độ gọi là Kalladimanden.
Ông Sinnett có ghi chép lại một việc xảy ra ngày 20
tháng 10 mà ông gọi là “hiện tượng cái gối”. Hôm ấy chúng tôi đi du ngoạn và cắm
trại trên một ngọn đồi. Ông Sinnett đang trông đợi một thông điệp trả lời
bức thư ông gửi cho một vị chân sư, nhưng ông không nghĩ rằng ông sẽ nhận được
trong chuyến đi dạo chơi hôm đó. Tuy nhiên, một người trong nhóm đề nghị với bà
Blavatsky làm xuất hiện một vật gì đó bằng phép mầu.
Bà Blavatsky hỏi: “Các ông muốn nhận được vậy ấy ở
đâu khác ngoài trên một cành cây? Không nên làm cho sự việc trở thành nhàm chán
vì cứ lặp lại những chuyện cũ.”
Mọi người thăm dò ý kiến lẫn nhau, và sau cùng họ đồng ý yêu
cầu bà làm cho vật ấy xuất hiện bên trong cái gối dựa lưng của bà Sinnett đang
dùng ở trên chiếc ghế bành của bà lúc ấy.
Bà Blavatsky liền nói: “Được rồi, hãy mở nó ra xem có
vật gì ở trong không.”
Ông Sinnett liền lấy con dao bỏ túi của ông và rọc
cái gối. Cái áo gối ở ngoài mặt có thêu hoa, được lót bằng da hay một thứ vải cứng
và may bằng thứ chỉ lớn, dày và rất chắc. Đó là một cái gối kiểu xưa, và đường
chỉ đã trở nên cứng chặt với thời gian, làm cho công việc cắt rạch nó ra hơi có
phần khó nhọc. Tuy nhiên, sau cùng thì cái bao ngoài đã bị rách đứt, và bên
trong là một cái bao thứ nhì chứa đựng lông chim và cũng được may bằng một thứ
chỉ rất chắc.
Khi cái gối trong đã bị cắt ra xong, ông Sinnett mới
thọc tay vào, mò trong đống lông chim, và lấy ra một bức thư với cái trâm cài đầu.
Đó là bức thư của chân sư K. H. đề cập đến một câu chuyện giữa ông Sinnett với
bà Blavatsky; còn cái trâm cài đầu là của bà Sinnett, và ngay trước khi xuất hành bà còn để nó lại trên mặt
bàn phấn của bà. Tôi muốn để cho độc giả hãy tự rút lấy kết luận của những sự
việc kể trên.
III.
Để hoàn tất đầy đủ việc ghi chép lịch sử những mối giao thiệp
đầu tiên của chúng tôi với Chính phủ Ấn Độ, và cho thấy họ đã đi tới hành động
cực đoan vô lý như thế nào để tự bảo vệ chống những âm mưu chính trị khả hữu của
Hội Thông thiên học, tôi đã quyết định in lại bức thư nhà cầm quyền Anh Ấn trả
lời bức thư của tôi đề ngày 27 tháng 9.
Thư ấy tuy cũng khá thân thiện, nhưng không đủ làm thỏa mãn
yêu cầu của chúng tôi. Nguyên văn bức thư ấy như sau:
“Bộ Ngoại vụ Tổng lý sự vụ Số 1025 E. G.
Simla, ngày 2 tháng 10 năm 1880
H. M. Durand,
Thứ trưởng Ngoại vụ Chính phủ Ấn Độ
Kính gửi: Đại tá H. S. Olcott
Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học
Kính Ông,
1. Vì lý do công vụ, ông Bộ Trưởng A. C. Lyall vắng mặt tại
Simla, nên tôi được chỉ thị trả lời bức thư ông đề ngày 27 tháng 9 vừa qua.
2. Ông trình bày rằng Hội Thông thiên học không có chủ
trương can thiệp vào việc chính trị, dù ở Ấn Độ hay bất cứ ở đâu; nhưng ông đã
bị theo dõi và quấy nhiễu trong những khi đi lại ở Ấn Độ vì công việc của Hội;
và bởi lẽ đó những chương trình hoạt động công ích của Hội đã bị ngăn trở trầm
trọng. Ông yêu cầu Chính phủ Ấn Độ giải tỏa những sự bất lợi đã vô tình gây ra
cho ông trong vấn đề này bởi việc cho người theo dõi mọi động tác và sự đi lại
của ông.
3. Tôi xin cảm ơn ông về những tin tức, dữ kiện mà ông đã có
nhã ý trình bày về những mục đích và hoạt động của Hội Thông thiên học, và tôi
xin bảo đảm rằng Chính phủ Ấn Độ không có ý muốn gây sự bất tiện cho ông trong
thời gian lưu trú tại xứ này. Nếu như những hội viên của Hội chỉ theo đuổi sự học
hỏi khảo cứu triết học và khoa học, hoàn toàn
không dính dấp đến vấn đề chính trị, như ông có giải thích rằng đó là mục đích
duy nhất của họ, thì các hội viên không cần phải lo ngại bất cứ sự phiền phức
nào đến từ các viên chức an ninh.
4. Tôi xin nói thêm rằng, Chính phủ Ấn Độ sẽ rất hân hạnh nếu
ông vui lòng gửi đến Bộ Ngoại vụ những bản sao các văn kiện nêu ra ở đoạn thứ
ba trong thư ông.
Trân trọng kính thư, Ký tên:
H. M. DURAND
Thứ trưởng Bộ Ngoại vụ”
Ngày 20 tháng 12, tôi nhận được của chính quyền bức thư sau
cùng mà tôi trông đợi, giải tỏa mọi sự khó khăn giữa chúng tôi với các quan chức
Anh Ấn. Thư ấy viết như sau:
Bộ Ngoại vụ Tổng lý sự vụ Số 1060 A. G.
Simla, ngày 20 tháng 10 năm 1880
H. M. DURAND,
Thứ trưởng Ngoại vụ
Kính gửi:
Đại tá H. S. Olcott
Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học
Kính Ông,
1. Tôi được chỉ thị ký nhận thư ông đề ngày 14 tháng 10, có
kèm theo những văn kiện, chứng thư của ông gửi cho Chính phủ Ấn Độ, và yêu cầu
rằng tất cả những viên chức Chính phủ có lệnh theo dõi canh chừng ông trước đây,
được thông báo cho biết rằng mục đích của ông khi đến Ấn Độ nay đã được giải
thích rõ ràng.
2. Tôi xin đa tạ ông về những bản sao văn kiện mà ông đã gửi,
và chúng tôi sẽ cho lưu trữ tại Văn khố của Bộ Ngoại vụ.
3. Về khoản yêu cầu của ông, tôi được chỉ thị trả lời rằng
những viên chức địa phương mà chúng tôi đã báo động về sự có mặt của ông ở xứ
này, sẽ được thông tri cho biết rằng những biện pháp theo dõi do lệnh truyền
cho họ thực thi trước đây, nay đã được thâu hồi.
4. Tuy nhiên, tôi xin nói thêm rằng sở dĩ có quyết định này
là do hậu quả của sự tín nhiệm mà Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặt nơi
ông, chứ không nên được hiểu là đương nhiên bày tỏ thái độ lập trường của Chính
phủ Ấn Độ đối với Hội Thông thiên học, mà ông là Hội Trưởng.
Trân trọng kính thư, Ký tên:
H. M. DURAND,
Thứ trưởng Bộ Ngoại vụ”
Đoạn chót của bức thư này đề cập đến bản sao những văn kiện
của tôi gửi, gồm có bức thư viết tay của Tổng thống Hayes giới thiệu tôi
cho tất cả các vị Đại sứ và Lãnh sự Hoa Kỳ ở hải ngoại và yêu cầu giúp đỡ, cùng
một bức thư giới thiệu tương tự của Ngoại trưởng W. M. Evarts5 và thẻ Thông hành Ngoại giao của tôi.
Thời gian viếng thăm Simla của chúng tôi đã chấm dứt.
Chúng tôi liền rời khỏi thị trấn miền núi đẹp đẽ này để tiếp tục chuyến đi công
tác đã sắp đặt trước ở các vùng đồng bằng.
Kiểm điểm lại những kết quả đã thu thập được, có thể nói rằng
chúng tôi đã có thêm vài bạn hữu, giải tỏa Hội Thông thiên học khỏi sự vướng mắc
về phương diện chính trị, và tạo thêm nhiều kẻ chống đối thù nghịch trong các
giới Anh Ấn, họ vẫn bám giữ lý thuyết cho rằng có sự can thiệp của Quỷ vương
Satan trong các vấn đề nhân sự (mà trong trường hợp này là bà Blavatsky được
sự trợ giúp của Quỷ vương Satan để làm các phép mầu).
Trong một xã hội nghiêm chỉnh và bảo thủ như ở đây thì những
cử chỉ, tác phong kiểu giang hồ phóng đãng như bà Blavatsky đương nhiên
là đã làm chướng mắt mọi người; khả năng tri thức, tâm linh xuất chúng của bà
đã gây nên sự tị hiềm, đố kỵ; và những quyền năng kỳ bí của bà đã làm cho người
ta nhìn bà bằng cái nhìn sợ hãi, kinh hoảng.
Dù sao, nhận xét chung thì những lợi điểm thu hoạch được vẫn
trội hơn sự mất mát thua thiệt, và chuyến đi này có thể được xem như một sự
thành công xứng đáng.
Nhận xét
Đăng nhận xét