NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ 8 / Đọc truyện
(ĐC sưu tầm trên NET)

Sách là ngọn đuốc soi rọi chân lý, là chiếc khăn thấm đẫm máu, nước mắt và lòng nhân ái của loài người!
--------------------------------------------------------------------
NGUYỄN HỮU KIỆT dịch
CHƯƠNG MƯỜI BỐN
CHƯƠNG MƯỜI LĂM
(LỊCH SỬ HỘI THÔNG THIÊN HỌC - PHẦN 2)
Sách là ngọn đuốc soi rọi chân lý, là chiếc khăn thấm đẫm máu, nước mắt và lòng nhân ái của loài người!
--------------------------------------------------------------------
NGUYỄN HỮU KIỆT dịch
TỦ SÁCH HUYỀN MÔN
NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN
BÍ
(LỊCH SỬ HỘI THÔNG THIÊN HỌC - PHẦN 2)
(LỊCH SỬ HỘI THÔNG THIÊN HỌC - PHẦN 2)
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ H. S. OLCOTT
CỐ HỘI TRƯỞNG HỘI THÔNG THIÊN HỌC
THẾ GIỚI
CHƯƠNG MƯỜI BỐN
CÁI GIẾNG THẦN
I.
Tôi trở lại Tích Lan sau nửa năm vắng mặt, để tiếp tục công
việc Hội và cũng để trợ giúp công cuộc chấn hưng Phật giáo tại xứ này.
Ngày 29 tháng 8, có xảy ra một việc tại khu hoa viên của
thành phố Galle, nay đã trở thành một diễn biến lịch sử. Sau buổi diễn
thuyết của tôi hôm ấy, có một cuộc quyên góp để gây quỹ cho công việc hoằng
truyền Phật giáo tại xứ này. Một người tên Cornelis Appu được ông Jayasekera,
Chi hội trưởng Chi hội Thông thiên học tại Galle giới thiệu cho tôi. Người
ấy đã góp số tiền nửa ru-pi, và xin lỗi về số tiền quá nhỏ vì ông ta bị bệnh tê
liệt một cánh tay và một chân từ tám năm nay, không thể làm gì được để kiếm sống.
Khi tôi từ Bombay vừa đến Colombo, vị Sư trưởng
Phật giáo có cho tôi biết rằng Giáo hội Gia Tô đã chuẩn
bị mọi việc để sử dụng cái giếng trong nhà một giáo dân, gần thị trấn Kelanie,
như một cái “giếng thần” để chữa bệnh cho dân chúng, theo kiểu giếng Đức Mẹ tại
Lộ Đức (Lourdes). Có tin cho biết một người đã được chữa khỏi bệnh một
cách mầu nhiệm, nhưng khi hỏi kỹ ra mới biết đó chỉ là một chuyện bịa đặt.
Tôi liền nói với vị Sư trưởng rằng đây là một vấn đề nghiêm
trọng cần lưu ý. Một khi sự gợi ý đó đã bắt đầu thấm nhuần vào tư tưởng người
dân, thì nó sẽ trở thành một sự thôi miên tập thể. Không bao lâu sẽ có những
trường hợp khỏi bệnh thật sự, và chừng đó những Phật tử kém hiểu biết và tin tưởng
mù quáng sẽ bỏ đạo mình để hùa nhau theo đạo khác.
Vị Sư trưởng nói: “Tôi biết làm sao bây giờ?”
Tôi nói: “Đại đức phải ra tay hành động, hoặc phải có một vị
sư danh tiếng nào khác hãy nhân danh Đức Phật để chữa bệnh cho mọi người.”
Sư trưởng đáp: “Nhưng chúng tôi không thể làm được; chúng tôi không biết gì về những việc đó.”
Tôi nói quả quyết: “Nhưng dù sao thì việc ấy vẫn phải được
thực hiện.”
Khi người bệnh nói trên diễn tả căn bệnh bại liệt của ông
ta, tôi cảm thấy trong thâm tâm có một cái gì hình như muốn nói với tôi: “Đây
là cơ hội cho anh sử dụng cái giếng thần!”
Tôi đã khảo cứu về khoa nhân điện và chữa bệnh bằng nhân điện
(Mesmérisme) trong ba mươi năm, nhưng chưa bao giờ thực tập, mà chỉ có
làm vài cuộc thí nghiệm cần thiết lúc ban đầu. Nhưng bây giờ, do sự thúc đẩy của
tình thương (vốn là cái động cơ căn bản cho việc chữa bệnh có kết quả), tôi đưa
hai bàn tay truyền điện lên cánh tay bại liệt của người bệnh một vài lần, và
nói với ông ta rằng tôi hy vọng ông sẽ cảm thấy khá hơn đôi chút. Kế đó, ông ta
trở về nhà.
Chiều hôm đó, tôi đang ngồi nói chuyện với các bạn đạo tại
nhà thì thấy người bệnh bại liệt ngày hôm qua, tay chống nạng, chân đi khập khiễng
bước vào. Ông ta xin lỗi đã đến làm rộn, và nói rằng ông cảm thấy khá nhiều nên
đến để cảm ơn tôi.
Tin lành bất ngờ này khích lệ tôi tiếp tục chữa bệnh cho ông
ta. Sau độ một khắc đồng hồ truyền điện cho cánh tay bại liệt, tôi dặn ông ta
hãy trở lại vào sáng hôm sau.
Tôi phải nói thêm rằng, không một ai ở Tích Lan biết tôi có
quyền năng chữa bệnh, và có lẽ họ cũng không hề biết gì về quyền năng này. Như
vậy không thể có giả thuyết được nêu ra về sự ám thị hay ảo giác tập thể trong
trường hợp này.
Sáng hôm sau người kia lại đến và tỏ vẻ tôn sùng tôi như một
siêu nhân vì y cảm thấy bớt hẳn. Tôi lại tiếp tục chữa cho y luôn ba ngày liên
tiếp, và qua ngày thứ tư y đã có thể vung cánh tay bại liệt của y lên vòng
quanh đầu, mở và khép bàn tay, và sử dụng bàn tay để làm các động tác thông thường
một cách dễ dàng.
Trong vòng bốn ngày kế đó, ông ta đã có thể sử dụng bàn tay
được chữa khỏi để ký tên vào một chứng thư kể rõ trường hợp của ông và cho công
bố. Đó là lần đầu tiên ông ta có thể cầm đến một cây viết kể từ chín năm nay.
Tôi cũng đã chữa khỏi luôn cái chân bại liệt của ông ta, và
độ một hai ngày sau, ông ta đã có thể nhảy với cả hai bàn chân, nhảy lò cò bằng
cái chân bại liệt, đá lên vách với một chiều cao đồng đều nhau bằng cả hai
chân, và chạy một cách tự do theo ý muốn.
Giống như rơm khô bắt lửa, tin ấy loan truyền rất nhanh khắp
cả mọi nơi trong tỉnh. Cornelis đưa đến một người bạn bại liệt giống như
ông ta, cũng được tôi chữa khỏi. Kế đó, những
người khác đến. Lúc đầu còn đến từng nhóm nhỏ đôi ba người, kế đến hàng chục
người, và trong vòng độ một tuần lễ sau, ngôi nhà tôi ở bị bệnh nhân vây phủ suốt
ngày từ sáng sớm cho đến khuya, để nhờ tôi truyền điện chữa bệnh cho họ.
Sau cùng, họ trở nên quấy rầy, phiền nhiễu đến nỗi tôi cũng
không còn biết phải làm sao để thoát khỏi vòng vây. Lẽ tất nhiên, với sự tăng
gia đức tin nơi khả năng của mình, sức mạnh nhân điện của tôi tăng vọt lên gấp
bội, và những chứng bệnh mà lúc đầu tôi phải mất đến nhiều ngày mới chữa khỏi,
nay tôi có thể chữa trong vòng nửa tiếng đồng hồ.
Một điều bực bội, khó chịu nhất trong việc này là thái độ
ích kỷ, thấp hèn của đám đông. Họ bao vây tôi trong buồng ngủ khi tôi còn chưa
thay quần áo, theo sát tôi từng bước một, không cho tôi có thời giờ ăn cơm, và
làm áp lực ráo riết đối với tôi, bất luận rằng tôi bị mệt mỏi và kiệt sức đến độ
nào! Tôi chữa bệnh cho họ suốt bốn, năm giờ liên tiếp, cho đến khi tôi cảm thấy
kiệt quệ, không còn chút sinh lực nào. Khi đó tôi mới nghỉ độ nửa giờ đi xuống
biển để tắm nước mặn, và khi trở lên nhà, tôi lại cảm thấy tràn đầy sinh lực,
thể xác được tăng cường. Tôi bèn tiếp tục công việc chữa bệnh cho đến khi hoàn
toàn xế trưa, tôi đã mệt lả và phải yêu cầu bệnh nhân hãy trở về nhà.
Lúc ấy tôi ở trên tầng lầu thứ nhất của ngôi nhà trọ, nên phần
nhiều những người bệnh nặng phải được thân nhân bạn bè khiêng lên lầu và đặt họ
nằm dưới chân tôi. Có những người hoàn toàn bại liệt, với những tay chân co quắp
làm cho họ có một hình thù dị dạng giống như những rễ cây có bướu trông rất dễ
sợ. Sau một hay hai lần truyền điện, mỗi lần độ nửa giờ, tôi đã làm cho họ duỗi
thẳng tay chân và đi đứng được như thường.
Tôi dùng cái hàng ba rộng lớn của ngôi nhà làm một sân vận động,
chọn lấy hai ba người trong số những người bệnh nặng nhất vừa được chữa khỏi,
và bắt họ chạy đua theo chiều dài hàng ba. Họ và những người đứng xem đều cười
lớn về sự đùa giỡn khôi hài đó, và ngạc nhiên tự hỏi sao lạ vậy, nhưng tôi làm
vậy là có mục đích truyền cho họ một đức tin nơi hiệu lực của phép chữa bệnh,
giống như đức tin của tôi, để cho sự bình phục của họ được hoàn toàn chắc chắn.
Tôi cũng cảm thấy rất sung sướng khi có thể làm dịu bớt bao
nhiêu nỗi khổ đau của nhân loại, và trong nhiều trường hợp, đã làm cho những phế
nhân phục hồi lại được tất cả niềm vui của một sức khỏe lành mạnh và tất cả những
khả năng hoạt động của một đời người.
Sự việc trên vẫn tiếp tục cho đến tận những vùng làng mạc xa
xôi hẻo lánh trên lộ trình hoạt động của tôi ở miền Nam đảo Tích Lan. Tôi thường
đến mỗi thị trấn hay làng xã bằng xe ngựa hay xe bò, và thấy bệnh nhân rải rác
nằm ngồi đợi tôi trên các hàng ba, bãi cỏ, và trong đủ mọi loại xe cộ, hoặc kiệu
khiêng bằng tay, đến từ các vùng lân cận.
Baddegama là một trung tâm nổi tiếng về những hoạt động
truyền giáo, và cũng về sự thù nghịch đối với Phật giáo nói chung. Có những tin
tức hăm dọa rằng các nhà truyền giáo sẽ tấn công tôi trong buổi diễn thuyết tại
đây, và lẽ tự nhiên các Phật tử sẽ tề tựu đông đảo để nghe tôi nói chuyện. Nhiều
hội viên Thông thiên học cũng từ Galle đến dự thính, và trong đám đông,
tôi nhìn thấy Cornelis Appu. Ông ta đã đi bộ suốt hai mươi cây số đường
trường để đến đây. Thế là không còn nghi ngờ gì về việc ông ta đã được hoàn
toàn chữa khỏi bệnh bại liệt!
Một trường hợp lý thú đã đến với tôi ở một tiểu ấp tên Agalya.
Một bà lão bảy mươi hai tuổi bị một con trâu cái đá khi bà đang vắt sữa độ vài năm
trước đây; bà bị vẹo xương sống, không thể đứng thẳng người và đi phải chống gậy.
Bà bất giác cười lớn một cách dòn dã khi tôi nói rằng không bao lâu tôi sẽ làm
cho bà nhảy múa được. Nhưng chỉ sau có mười
phút truyền điện dọc theo xương sống và tay chân, bà đã cảm thấy bình phục sức
khỏe. Tôi bèn nắm tay bà, quăng bỏ cây gậy chống và bảo bà cùng chạy với tôi
trên sân cỏ. Bà đã chạy được như thường!
II.
Xong việc, tôi trở về Trụ sở Hội Thông thiên học tại Galle,
và một cuộc vây khổn thứ nhì của bệnh nhân đang chờ đón tôi tại đây. Tôi có ghi
nhận một việc cho thấy cái tinh thần ích kỷ, hẹp hòi, vô nhân đạo của vài người
trong giới y sĩ đối với vấn đề chữa bệnh miễn phí của những lương y mà họ gọi
là “tay ngang”, trong khi những người này lại chỉ làm việc vì tình thương nhân
loại.
Một số bệnh nhân của bệnh viện Galle phải rời khỏi bệnh
viện vì là bệnh nan y không thể chữa khỏi. Họ đã đến với tôi và được bình phục
sức khỏe. Lẽ tự nhiên, họ loan truyền tin lành đó một cách hào hứng, sôi nổi.
Giới y sĩ chuyên nghiệp không thể làm ngơ hay dửng dưng trước sự việc ấy, và
ngày nọ một vị bác sĩ trẻ trong tỉnh đã đến chứng kiến việc làm của tôi.
Ngày đó, có một trăm bệnh nhân đến nhờ tôi chữa, và tôi đã
truyền điện cho hai mươi ba người, trong số đó có những trường hợp khỏi bệnh một
cách rất nhiệm mầu. Khi đã chứng kiến tận mắt, bác sĩ K. thành thật nhìn nhận
hiệu lực của khoa chữa bệnh bằng nhân điện và đã ở lại với tôi suốt ngày, trợ
giúp tôi trong việc chẩn bệnh, và làm những công việc của một người trợ tá bệnh
viện. Chúng tôi đều ưa thích nhau, và khi chia tay, ông ta hẹn sẽ đến sáng ngày
hôm sau để trợ giúp tôi tùy theo khả năng. Chính ông cũng đang bị đau chân vì một
chứng bệnh cứng xương mắt cá, và tôi đã chữa khỏi cho y.
Ngày hôm sau, ông ta không đến, cũng không cho biết lý do tại
sao. Sự bí mật ấy về sau được giải thích trong một bức thư ông viết cho một người
bạn quen giữa đôi bên. Chính người này đã giới thiệu ông ta đến với tôi trước
đây.
Dường như khi chia tay tôi hôm trước, lòng đầy hứng khởi với
những gì đã tận mắt chứng kiến, ông ta liền đến gặp vị Bác sĩ trưởng của bệnh
viện và báo cáo mọi việc. Vị thượng cấp của ông nghe một cách lạnh lùng, và khi
đã nghe xong liền nói lên một nhận xét cay độc về tôi. Ông cho rằng tôi là một
lang băm, việc chữa bệnh ấy chỉ là một trò dối gạt phỉnh lừa, những bệnh nhân đã được trả tiền để nói dối, và vị bác sĩ
trẻ bị ngăn cấm không được có bất cứ liên hệ gì với tôi hay những “trò khỉ” của
tôi nữa.
Ông ta còn cảnh cáo vị bác sĩ trẻ rằng, nếu không tuân lệnh,
hãy coi chừng có thể bị mất việc. Và nếu thấy tôi có nhận tiền thù lao, phải tố
giác tôi trước pháp luật vì hành nghề lương y mà không có giấy phép!
Thế là người trợ tá và hâm mộ tôi đã quên cả bổn phận học hỏi
cầu tiến trong sự chữa bệnh, quên cả sự trung thành đối với chân lý, quên cả
lương tâm chức nghiệp đối với khoa học, quên tất cả những gì anh ta đã tận mắt
nhìn thấy tôi làm, cả sự hứa hẹn những gì mà với thời gian anh ta cũng sẽ có thể
làm, thậm chí cũng không nhớ cả cái bàn chân đau của anh ta đã được tôi chữa khỏi,
và quên cả phép lịch sự tối thiểu của người không đến được nơi hẹn như lời hẹn
trước. Người bác sĩ ấy không đến, thậm chí cũng không có một lời xin lỗi.
Tôi cảm thấy thương hại anh ta, bởi vì tất cả những triển vọng
tương lai đen tối của anh ta trong sự trói buộc; đồng thời tôi cũng cảm thấy rằng
anh ta đã đánh mất đi sự quý trọng mà lẽ ra tôi vẫn dành cho anh ta nếu anh dám
đứng ra chống lại óc nô lệ nghề nghiệp xấu xa ích kỷ. Đó là một sự thiên lệch,
hủ bại về tinh thần, luôn khiến cho toàn thể
nhân loại phải chịu đựng bệnh tật chứ không được chữa trị một cách hiệu quả, trừ
phi bởi những lương y “chính thống”, với cái gọi là “hiểu biết” và “không hề lầm
lẫn” của ngành Y học chính thức!
CHƯƠNG MƯỜI LĂM
BÍ QUYẾT CỦA SỰ CHỮA BỆNH
I.
Bí quyết chữa bệnh hữu hiệu bằng khoa nhân điện đã được tiết
lộ cho tôi nhờ một kinh nghiệm trải qua tại một làng nhỏ ở miền nam Tích Lan.
Một người bệnh bán thân bất toại, tê liệt hết nửa thân mình,
được đưa đến cho tôi chữa. Tôi bắt đầu truyền điện trên cánh tay y dọc theo các
đường gân và bắp thịt, và thỉnh thoảng thổi vài cái lên trên. Trong không đầy nửa
tiếng đồng hồ, tôi đã làm cho cánh tay anh ta co giãn được như thường đến mức
có thể vung tay vòng quanh đầu, mở và xếp các ngón tay tự nhiên, cầm bút, thậm
chí nhặt một cây kim nhỏ, và làm mọi động tác chính xác tùy ý muốn.
Kế đó, vì tôi đã chữa liên tiếp nhiều trường hợp tương tự suốt
nhiều giờ và đã cảm thấy mệt mỏi, tôi mới yêu
cầu Ban tổ chức hãy bảo người bệnh ngồi đợi để tôi nghỉ ngơi giây lát. Trong
khi tôi ngồi nghỉ và ngậm ống điếu hút thuốc, một người trong Ban tổ chức nói
cho tôi biết rằng bệnh nhân ấy rất giàu có, ông ta đã tốn tiền cho các bác sĩ,
thuốc men hết một ngàn năm trăm ru-pi mà bệnh vẫn không thuyên giảm. Ông ta lại
là một người rất hà tiện và ai cũng biết rõ tính keo kiệt, bủn xỉn của ông ta.
Ái chà! Trong tất cả những thói hư tật xấu ghê tởm nhất đối với nhà huyền học,
thì sự tham muốn tiền bạc là một: đó là một sự đam mê ti tiện và bỉ ổi nhất!
Trong lòng tôi tự nhiên mất hết thiện cảm đối với người ấy.
Theo lời đề nghị của tôi, Ban tổ chức mới hỏi ông ta xem định
quyên góp bao nhiêu tiền vào quỹ phước thiện Phật giáo. Ông ta nói rằng mình rất
nghèo và đã phải tốn nhiều tiền cho các bác sĩ, nhưng dù sao cũng sẽ đóng góp một
ru-pi! Thế là hết chỗ nói!
Sau một lúc nghỉ ngơi, tôi lại tiếp tục chữa cái chân bại xuội
của y và chỉ độ nửa giờ sau, cái chân y đã cử động và đi đứng được như thường.
Ông ta bước chân ra về một cách tỉnh táo lành mạnh như mọi người. Người thư ký
của tôi cũng đã bảo ông ta viết một chứng thư về sự chữa khỏi bệnh cho ông ta
và tôi còn giữ bức văn kiện ấy như một kỷ niệm trong chuyến đi Tích Lan.
Ban tổ chức của tôi đã sắp đặt một loạt những chuyến đi diễn
thuyết ở các vùng, mỗi lần kéo dài độ hai tuần lễ, rồi trở về Galle là địa
điểm trung tâm.
Khi chuyến đi này kết thúc, một hôm tôi hỏi thăm về tình trạng
sức khỏe của vài bệnh nhân mà tôi chú trọng nhất vì tính cách đặc biệt của bệnh
trạng, trong số đó có trường hợp của bệnh nhân hà tiện bủn xỉn kể trên. Tôi rất
ngạc nhiên khi nghe biết rằng cánh tay ông ta đã hoàn toàn lành mạnh, nhưng còn
cái chân thì không khỏi hẳn, mà đã trở lại tình trạng liệt bại như cũ!
Tuy tôi không thấy có trường hợp nào tương tự trong các sách
vở dạy về khoa nhân điện, nhưng lý do đã nổi bật ngay tức khắc. Đó là vì tôi đã
mất thiện cảm đối với người kia sau khi nghe nói về thói bủn xỉn, hà tiện của
ông ta. Bởi vậy, nguồn sinh lực của tôi không rung động dọc theo hệ thần kinh của
ông ta như trong trường hợp chữa cánh tay, và kết quả là chỉ có một sự kích
thích lành mạnh tạm thời, rồi lại trở về tình trạng bại liệt như cũ. Trong cả
hai trường hợp, tôi đã áp dụng cùng một kỹ thuật chữa bệnh giống nhau, và đã
truyền qua cho ông ta một lượng sinh lực đồng đều nhau, nhưng trong trường hợp
sau, tôi không cảm thấy có chút tình thương và hảo ý nào để đem lại sự khỏi bệnh
thật sự và lâu dài như trong trường hợp của cánh tay.
Vài nhà viết sách về khoa nhân điện, trong đó có tác giả Younger,
cũng đã khẳng định rằng “tình thương là bí quyết căn bản để chữa hầu hết mọi bệnh
tật bằng cách truyền nhân điện”.
Trường hợp trên cũng nhắc nhở sự thật của những giáo lý cổ
xưa dạy rằng những tư tưởng tốt lành của ta đưa đến cho người khác có tác dụng
rất nhiệm mầu để gây cho người ấy niềm phúc lạc và sự lành mạnh lâu bền, còn những
tư tưởng ác gây ra một hậu quả ngược lại.
Điều đó cảnh báo chúng ta hãy cẩn thận giữ gìn đừng nghĩ quấy
cho kẻ khác, và bởi đó chúng ta sẽ hiểu dễ dàng lý do tại sao có sự sợ sệt những
nhà phù thủy với những phép trù ếm và thốt ra những lời nguyền rủa hại đời. Những
việc đó đều có căn cứ chắc chắn, và người ta có thể sử dụng những sức mạnh vô
hình để gây họa cũng như để đem đến niềm vui và hạnh phúc cho người chung
quanh.
Một trường hợp bị “ma nữ hấp tinh” đã được vị Sư trưởng
của một ngôi chùa đưa đến cho tôi chữa trị tại Galle. Một nhà sư trẻ độ
chừng hai mươi bảy tuổi, từ hai hay ba năm qua đã bị một con nữ yêu (Yakshini)
tác quái chọc ghẹo. Vị Sư trưởng nói với tôi rằng con nữ yêu này đã đóng vai
trò “vợ ma” của nhà sư trẻ, làm cho vị sư này
trác táng quá độ giống như một người bị chứng “động tình” (nymphomania).
Nhà sư trẻ bị “hấp tinh” như vậy nhiều lần mỗi đêm, làm cho thể chất y hao mòn
đến độ chỉ còn da bọc xương.
Vị Sư trưởng yêu cầu tôi chữa bệnh cho nhà sư trẻ. Cũng may
là vài năm trước đây ở Hoa Kỳ tôi cũng đã có chữa khỏi một trường hợp tương tự,
nhưng bệnh nhân là một người nữ, vì vậy nên tôi biết khá rõ là phải làm thế
nào.
Tôi dành cho nhà sư trẻ một khóa trị liệu bằng nước lạnh có
truyền nhân điện, và bảo ông ta hãy đến mỗi buổi sáng trong vòng một tháng để
nhận lấy phần nước đem về uống mỗi ngày. Sau một tháng, nhà sư đã hoàn toàn khỏi
bệnh.
Trường hợp này được giải thích một cách đơn giản là ảnh hưởng
tác quái của nữ yêu đã bị hóa giải và tiêu diệt bởi quyền năng ý chí mạnh mẽ
hơn của tôi, và tác dụng thường xuyên của nước lạnh có truyền nhân điện đã trợ
giúp thêm để tăng cường hiệu lực. Tất cả các nhà chữa bệnh bằng nhân điện đều đồng
quan niệm như nhau về sự công hiệu của nước lạnh có truyền nhân điện như một
phương thuốc trị liệu rất thần tình.
II.
Ngày 17 tháng 2, tôi xuống tàu đi Calcutta. Sau một chuyến
đi thích thú, tôi cặp bến vào ngày 20 và được tiếp đón tại nhà khách của Quốc
vương Jotendra Mohun Tagore. Ngôi dinh thự của ngài bỗng dưng biến thành
một bệnh viện, vì bệnh nhân đã tề tựu rất đông để chờ đợi tôi cứu chữa.
Một trong những bệnh nhân đầu tiên là một thanh niên Ấn bị bệnh
động kinh (epilepsy), thường lên cơn từ năm mươi đến sáu mươi lần mỗi
ngày. Tuy nhiên, bệnh ấy thuyên giảm rất mau dưới bàn tay truyền điện của tôi,
và qua ngày thứ tư, những cơn động kinh đã hoàn toàn dứt hẳn.
Tôi không biết rằng sự khỏi bệnh này có được lâu bền hay
không, nhưng chắc là không. Vì những nguyên nhân sâu xa đến nỗi đã gây nên một
số quá nhiều những lần lên cơn như vậy mỗi ngày, không có lẽ lại bị tiêu trừ
sau chỉ có mấy ngày chữa trị. Đáng lý ra bệnh nhân phải được chữa trị trong một
thời hạn lâu dài, có thể là nhiều tuần trước khi có thể hoàn toàn bình phục. Và
quả nhiên sự việc về sau đã xảy ra đúng như tôi nhận xét.
Bệnh động kinh tuy là một trong những chứng bệnh dễ sợ nhất,
nhưng cũng là một trong những bệnh dễ trị nhất bằng phương pháp truyền nhân điện.
Ngoài ra, tôi cũng gặp những trường hợp lý thú tương tự khác
nữa. Trong số đó có một thanh niên Bà- la-môn chừng hai mươi tám tuổi, bị
chứng tê liệt các đường gân trên mặt đã hai năm qua, làm cho anh ta phải ngủ với
cặp mắt mở to vì không thể khép mí mắt lại, và cũng không thể nói chuyện vì lưỡi
không cử động được.
Khi hỏi tên anh ta là gì, anh chỉ có thể thốt ra một âm
thanh chát chúa trong cổ họng, vì lưỡi và đôi môi đều tê cứng và anh ta không sử
dụng được như ý muốn.
Khi vừa bước vào phòng, anh ta đứng nhìn tôi trong câm lặng
và ra hiệu bằng tay để mô tả căn bệnh của mình.
Sáng hôm ấy, tôi cảm thấy sinh lực tràn đầy cuồn cuộn, cơ hồ
tôi có thể truyền điện cho cả một con voi. Tôi đưa cánh tay và bàn tay mặt thẳng
lên trời, và đôi mắt nhìn thẳng vào người bệnh, tôi dõng dạc hô to bằng thổ ngữ
Bengali: “Anh hãy khỏi bệnh!” Đồng thời tôi hạ cánh tay xuống tư thế
ngang bằng và chĩa bàn tay tôi vào mặt anh ta.
Lúc ấy, bệnh nhân có phản ứng cơ hồ như bị điện giật. Anh ta
run rẩy khắp cả thân mình, đôi mắt y nhắm lại và mở ra, cái lưỡi y bị tê cứng
đã lâu, nay lại thè ra thụt vào, anh ta thốt lên một tiếng kêu mừng rỡ với một
âm thanh vang dội và sụp xuống lạy dưới chân tôi. Anh vừa ôm hôn hai đầu gối
tôi, vừa tỏ lòng biết ơn bằng những lời nói nhiệt thành rối rít.
Cảnh tượng ấy thật quá xúc động. Sự khỏi bệnh của anh ta thật
quá đỗi nhanh chóng, đến nỗi mỗi người có mặt trong phòng đều chia sẻ nỗi cảm
xúc mừng vui không tả xiết của người thanh niên, và không có ai là không rơi lệ.
III.
Trường hợp sau đây có lẽ là trường hợp lý thú nhất. Có một
người tên Badrinath Banerji, là luật sư tòa án thị trấn Bhagalpore.
Ông ta bị mù hoàn toàn, phải nhờ một đứa trẻ dắt đi. Sau khi đã qua tay những y
sĩ nhãn khoa giỏi nhất của thành phố Calcutta và phải rời khỏi bệnh viện
vì võng mạc teo nhỏ dần không thể chữa khỏi, ông ta đến nhờ tôi chữa bệnh.
Tôi nắm chặt hai bàn tay, chĩa ngón cái của bàn tay mặt trước
một mắt của y, và ngón cái của bàn tay trái chĩa vào đằng sau gáy. Tôi vận dụng
ý chí phóng một luồng nhân điện từ đầu dương cực do ngón cái tay mặt chạy xuyên
qua con mắt và bộ óc của người bệnh, cho tiếp nối với đầu âm cực ở ngón cái
chĩa vào sau gáy. Thế là tôi sử dụng thân mình tôi như một cái bình phát điện,
dòng điện lưu thông theo một mạch khép kín (circuit fermé) với hai cực
âm dương là hai ngón tay cái, để “sạc” điện vào con mắt và đường dây thần
kinh trong não bộ của người bệnh.
Phương pháp “sạc điện” này được tiếp tục độ nửa giờ,
trong khi đó người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo, thỉnh thoảng ông cũng thốt lên
vài lời để bày tỏ cảm giác mà ông tiếp nhận được. Sau cùng, ông ta thoáng thấy
một tia sáng đỏ lờ mờ trong con mắt đó. Tôi bèn đổi qua con mắt bên kia, và
cũng áp dụng một phương pháp tương tự, kết quả cũng giống y như trước.
Khi ấy, tôi mới cho bệnh nhân về và dặn ngày hôm sau trở lại.
Qua hôm sau, tôi lại tiếp tục, và lần này cái ánh sáng lờ mờ màu đỏ đã biến mất
mà trở thành màu trắng. Tôi kiên nhẫn chữa trị luôn mười ngày liên tiếp, và sau
cùng tôi đã thành công: thị giác của ông ta đã được phục hồi, và ông ta có thể
đọc bằng một mắt những chữ in kiểu nhỏ nhất trên một tờ báo hay cuốn sách. Tất nhiên, ông ta không còn cần đến người dẫn đường và đi lại như mọi người thường.
Trường hợp khỏi bệnh này đã gây dư luận sôi nổi, vì người
này vẫn còn giữ chứng thư của những vị y sĩ ưu tú và nổi tiếng nhất, quả quyết
rằng bệnh mù mắt của ông ta không thể chữa khỏi! Vả lại, sự mù lòa của ông ta
đã được tất cả mọi người biết và xác nhận trong cả tỉnh Bhagalpore.
Giai đoạn tiếp theo sau sự khỏi bệnh này mới thật rất lý thú
và lạ lùng. Thị giác của ông ta đã mờ dần và mất hẳn hai lần, và cả hai lần đều
được tôi phục hồi trở lại. Lần đầu tiên sau khi chữa khỏi được sáu tháng, và lần
thứ nhì sau đúng mười hai tháng. Trong mỗi trường hợp, ông ta đều mù hoàn toàn
và tôi đã làm cho ông sáng mắt trở lại sau khoảng nửa giờ chữa trị. Muốn cho
ông ta được hoàn toàn khỏi hẳn, tôi cần phải giữ ông ta bên cạnh tôi để có thể
chữa trị mỗi ngày cho đến khi những triệu chứng của bệnh hoàn toàn dứt hẳn.
Điều này về sau đã được thực hiện, và chứng bệnh mù mắt của
ông ta không còn tái phát nữa.
Tôi cũng rất may mắn và “mát tay” trong việc chữa bệnh điếc.
Người anh của bệnh nhân mù nói trên là một công chức cao cấp của Sở Bưu điện, bị
điếc đến nỗi người đối thoại phải thét lớn vào
tai anh ta mới nghe được. Sau hai lần chữa trị bằng nhân điện trong hai ngày
liên tiếp, anh ta đã có thể nghe tôi nói chuyện bằng một giọng bình thường ở
khoảng cách chừng mười lăm thước tây.
IV.
Trong số những người Âu đến viếng khu nhà khách của Quốc
vương Mohun Tagore ở Calcutta để chứng kiến việc chữa bệnh của
tôi có mục sư Philip Smith, thuộc một phái bộ truyền giáo người Anh. Ông
ta rất nhã nhặn, lịch sự đối với tôi, và tôi đã dành cho ông ta mọi cơ hội thuận
tiện để quan sát các sự việc, hầu có một nhận xét đúng đắn về khoa chữa bệnh bằng
phương pháp truyền nhân điện.
Ông ta theo dõi mỗi trường hợp, đưa ra nhiều câu hỏi cho mỗi
bệnh nhân, và ở lại bên cạnh tôi cho đến chiều tối, khi tất cả mọi người đã ra
về. Kế đó, chúng tôi nói chuyện với nhau về vấn đề chữa bệnh và phân tích tỉ mỉ
từng trường hợp mà ông ta đã quan sát tại chỗ. Ông ta tuyên bố hoàn toàn thỏa
mãn về sự giải thích của tôi, và nói rằng nếu ông ta không nhìn thấy tận mắt mọi
việc đã xảy ra, thì có lẽ ông ta đã không thể tin được khi nghe người khác thuật
lại.
Kế đó, vị mục sư nêu ra vấn đề các phép lạ được diễn tả
trong Kinh Thánh, và thú nhận rằng ông ta đã thấy tôi chữa khỏi nhiều chứng bệnh
một cách mầu nhiệm, giống như Đức Giê Su và các Thánh Tông Đồ đã làm khi xưa:
làm cho người mù được sáng, người điếc được nghe, người câm được nói, người bại
liệt quăng nạng gỗ, chữa khỏi các bệnh đau thần kinh, đau bụng kinh niên, phong
giật, động kinh, và các chứng bệnh nan y khác.
Tôi nói:
“Thưa mục sư, xin ông vui lòng nói cho tôi biết, ông thấy việc
chữa bệnh của tôi với những phép chữa bệnh diễn tả trong Kinh Thánh có khác
nhau ở điểm nào? Nếu những gì ông thấy tôi làm đều giống y như những trường hợp
nói trong Kinh Thánh, thì phải chăng cả hai loại đều phải được giải thích giống
như nhau? Nếu cách chữa bệnh trong Kinh Thánh được gọi là phép lạ, thì phải
chăng phép chữa bệnh của tôi cũng phải được gọi như vậy? Còn nếu không phải, mà
phép chữa của tôi chỉ là hoàn toàn đúng theo luật tự nhiên, thì tại sao lại muốn
cho người ta tin rằng những phép chữa bệnh của Đức Giê Su và các Thánh Tông Đồ
là do quyền năng thiêng liêng hay phép lạ nhiệm mầu? Phải chăng như vậy là
không hợp lý?”
Vị mục sư ngồi suy nghĩ một hồi lâu, có vẻ đắm chìm trong
cơn suy tư thâm trầm, và kế đó ông ta đưa ra một câu trả lời rất độc đáo mà tôi
không bao giờ quên. Ông nói:
“Tôi nhìn nhận rằng phép chữa bệnh trong cả hai trường hợp đều
hoàn toàn giống y như nhau. Tôi không còn nghi ngờ gì về việc đó. Tôi chỉ có thể
giải thích bằng cách suy luận rằng những phép chữa bệnh của Đức Giê Su đã được
thực hiện bằng sức người, tức là qua cái khía cạnh thể chất hồng trần của
ngài!”
V.
Trước đây, những trường hợp chữa khỏi bệnh của tôi ở Tích
Lan được phản ảnh rầm rộ trên báo chí đã tạo nên một sự sôi động trong quần
chúng Ấn Độ, và nhiều người đã khẩn thiết yêu cầu tôi đi chữa bệnh trong tỉnh Bengale.
Sự việc ấy nay lại tái diễn một lần nữa, vì những bài tường thuật hấp dẫn trên
báo chí miền Bắc Ấn về việc làm của tôi, đã làm cho tôi “bị” mời mọc khẩn cấp,
ráo riết để đi cứu chữa bệnh nhân ở miền Nam Ấn.
Dân chúng vây phủ lấy tôi ở Tinnevelly, cũng như ở tất
cả các ga xe lửa khác trong vùng, và tôi đã thực hiện
vài trường hợp chữa khỏi bệnh nan y một cách rất thần diệu.
Một thanh niên Ấn Độ chừng ba mươi tuổi được người cha dắt đến
và nhờ tôi chữa khỏi bệnh câm đã mắc phải từ ba năm về trước. Vì bị đám đông
vây chặt làm nghẽn hết lối đi, tôi mới trèo lên bực tam cấp của ngôi đền Bà-la-môn
gần bên, và kéo người câm cùng bước lên với tôi.
Lúc ấy, tôi đưa tay làm hiệu để yêu cầu đám đông giữ im lặng,
và bảo người cha tuyên bố cho mọi người biết tự sự. Sự việc diễn ra sau đó đã
được một bạn đạo là ông Ramaswamier tường thuật lại và đăng trong mục phụ
bản tạp chí Theosophist, số tháng 8 năm 1883.
Ông viết như sau:
“Giữa một đám quần chúng tề tựu đông đảo trước ngôi đền
Nelliappa, Đại tá Olcott đặt hai bàn tay lên người câm. Ông khoát tay bảy lần
vòng quanh đầu, và bảy lần dọc theo thân mình người bất hạnh, tất cả mọi sự đã
diễn ra trong không đầy năm phút, và người câm đã nói được!
“Giữa những tràng pháo tay vang động và những tiếng hoan hô
nồng nhiệt, Đại tá Olcott đã chỉ thị cho người câm thốt lên hồng danh của Shiva, Gopala, Rama, Ramachandra và của các đấng
thần minh khác một cách trôi chảy dễ dàng như bất cứ người nào trong đám đông
đang chứng kiến sự việc ấy.
“Tin lành về việc chữa khỏi bệnh cho người câm đã loan truyền
tức khắc ra khắp cả thành phố và đã gây nên một cơn xúc động sâu xa.”
Điều ấy cũng không lạ gì, vì khi tôi làm cho người câm hô to
danh hiệu các vị thần bằng giọng lớn tột đỉnh của y, thì một nửa đám đông vô
cùng xúc động, bèn đổ xô ra đường như điên như dại, vung tay lên khỏi đầu, và
la lớn những tiếng ngạc nhiên, mừng rỡ theo kiểu Ấn Độ, nghe rền cả một góc trời:
“Wah! Wah! Wah!”
Trong tờ Phụ bản của tạp chí Theosophist số tháng 5
năm 1883, độc giả sẽ thấy đăng tờ y chứng của Bác sĩ Purna Chandra Sen ở
Dacca, nói về việc tôi đã chữa khỏi trong vòng hai mươi phút hai bệnh
nhân bị chứng sốt rét trầm trọng, với hậu quả là bị sưng lá lách, mệt tim và loạn
thần kinh.
Cũng trong Phụ bản tạp chí ấy số tháng 6 năm 1883, có bản tường
thuật của Bác sĩ Mohun Ghose về mười trường hợp khó trị do tôi chữa khỏi,
trong số đó có trường hợp của chính ông ta. Đó là trường hợp mù mắt bên tay
trái mà các y sĩ nhãn khoa danh tiếng ở Calcutta đều tuyên bố là không
thể chữa khỏi, và có thể là một chứng bệnh do bẩm sinh đã có.
Bác sĩ Mohun viết:
“Nhưng hôm nay, sau vài phút truyền điện bằng cách thổi vào
một cái ống dẫn điện nhỏ bằng bạc, Đại tá Olcott đã phục hồi thị giác cho tôi.
Ông bảo tôi nhắm con mắt bên phải, và đọc bằng con mắt bên trái từ trước vẫn bị
mù. Tôi đã đọc được báo in bằng kiểu chữ nhỏ loại thông thường. Những cảm xúc của
tôi như thế nào, hẳn người ta có thể tưởng tượng rõ ràng hơn là do tôi diễn tả.”
Phải, nhưng hãy thử tưởng tượng những cảm xúc của các y sĩ
nhãn khoa trứ danh của thành phố Calcutta, đã tuyên bố là con mắt ấy không
thể chữa khỏi!
VI.
Vì những trường hợp chữa khỏi bệnh bằng nhân điện của tôi được
các báo chí phổ biến rộng rãi và bình luận thường xuyên, nên độc giả có thể
thích thú mà đọc một bản tóm lược những con số thống kê do bạn Chandra Mukerji
công bố. Ông này cùng đi với tôi suốt những cuộc hành trình trong năm 1882 và
trợ giúp tôi phần việc của một người thư ký riêng.
Ông cho biết, tổng số bệnh nhân mà tôi đã chữa trị là hai
ngàn tám trăm mười hai người trong một chuyến đi vòng quanh các thị trấn miền
Đông Bắc, kéo dài độ năm mươi bảy ngày!
Bà C. Wallace, tác giả một bộ sách về khoa nhân điện,
khi nhìn thấy bản thống kê tổng số bệnh nhân do tôi chữa khỏi trong năm ấy, có
viết thư cho tôi biết rằng không một nhà chữa bệnh bằng nhân điện nào ở Âu châu
có thể thành công tới một nửa số đó. Lẽ tất nhiên, bà chỉ nói về những nhà chữa
bệnh chuyên nghiệp như bà mà thôi, chứ không đề cập đến những bậc thiên tài như
Schlatter, Newton, Linh mục Ars, Zouave Jacob và những
vị khác được cho là có sự hỗ trợ của một quyền năng thiêng liêng.
Riêng phần tôi, tôi thành thật thú nhận rằng tôi không thể
nào chịu đựng nổi một sự phung phí sinh lực lớn lao và thường xuyên như vậy, nếu
tôi không được sự trợ giúp thần lực của các đấng chân sư, tuy rằng điều này các
ngài không hề nói cho tôi biết. Điều mà tôi bắt buộc phải nhìn nhận là tôi
không còn có được một quyền năng nhiệm mầu như vậy nữa kể từ khi tôi được lệnh
ngưng mọi công tác chữa bệnh, tức là vào khoảng cuối năm 1885.
Sau đó, tuy tôi vẫn luôn cố gắng tối đa, tôi vẫn không chữa
khỏi những trường hợp tuyệt vọng mà trước kia tôi đã có thể thành công dễ dàng
với chỉ độ nửa giờ chữa trị, hoặc có khi ít hơn. Sau đó, tại Bombay, tôi
được lệnh của sư phụ truyền cho tôi hãy ngưng tất cả mọi công tác chữa bệnh cho
đến khi có lệnh mới. Sự ngăn cấm này không phải đến quá sớm vì tôi nghĩ rằng
chính tôi cũng có thể bị tê liệt nếu tôi vẫn tiếp tục cố gắng và dùng sức quá
nhiều vào việc ấy.
Khi đến Madras, một buổi sáng tôi nhận thấy ngón tay
trỏ bên bàn tay trái của tôi không còn cảm giác, và đó là một sự cảnh cáo rõ rệt
cho tôi biết là tôi phải cẩn thận. Ở những trạm dọc đường giữa Madras và
Bombay, tôi đã phải mất nhiều thì giờ hơn và dùng sức cố gắng lớn lao
hơn nhiều để chữa khỏi những chứng bệnh tương
tự so với những lần trước đây, và tỷ lệ thất bại cũng cao hơn nhiều.
Điều này cũng không lạ gì, vì sau khi chữa trị bằng cách này
hay cách khác độ tám ngàn bệnh nhân trong vòng mười hai tháng, thì dù cho một
lương y trẻ có sinh lực dồi dào mạnh khỏe nhất cũng phải cảm thấy kiệt sức và
khô cạn sinh khí, đừng nói chi một người tuổi đã ngoài năm mươi như tôi. Vả lại,
với những chuyến du hành mệt mỏi thường xuyên, việc ngủ nghỉ ăn uống thất thường,
sự lao phí tâm lực để trả lời thư tín bốn phương, tiếp khách hằng ngày, và những
buổi diễn thuyết hầu như mỗi ngày của tôi về những đề tài triết lý thâm sâu, những
điều này đương nhiên là phải đưa đến hậu quả nói trên.
VII.
Sau khi lệnh ngưng công tác chữa bệnh của tôi được giải tỏa,
tôi lại tiếp tục làm việc. Trong một chuyến đi hành đạo ở Madura, miền Nam
Ấn, có rất đông bệnh nhân tề tựu đến nhờ tôi chữa bệnh, và mỗi trường hợp chữa
khỏi bệnh lại làm cho dân chúng càng thêm sôi động. Tôi đã phải nhờ Ban tổ chức
sắp xếp trật tự, và chọn lựa những bệnh nhân
được chữa ưu tiên, trong số đám đông vây chặt và xô đẩy nhau ở cửa ra vào.
Bản báo cáo của một bạn đạo gửi đăng trên tạp chí Theosophist
cho biết rằng tôi đã truyền điện cho hai mươi bảy bệnh nhân, và những trường
hợp khỏi bệnh đáng kể nhất gồm có ba người điếc, một trường hợp bệnh thấp khớp
tủy xương sống đã kéo dài chín năm mà y học không thể chữa khỏi, và hai chứng bại
liệt.
Nói chung, đó là một loạt những sự việc mệnh danh là “phép lạ”,
mà nếu được một giáo sĩ của bất cứ một tôn giáo nào khai thác triệt để, cũng đủ
chứng minh cho người đời thấy rằng y là người có thiên ân, vì quần chúng mê tín
dị đoan của bất cứ đất nước nào cũng sẵn sàng tin tưởng như vậy.
Độc giả sẽ nhận thấy rằng nếu hai nhà sáng lập Hội Thông
thiên học quả thật là những kẻ gian trá lừa bịp như họ thường bị vu khống, thì
họ đã có thể tóm thâu những số bạc khổng lồ và được tôn sùng như thần thánh,
thay vì chỉ có những số lợi tức ít oi như được tường trình trong các bản báo
cáo tình hình tài chính hằng năm của Hội.
Không phải là chúng tôi không có cơ hội, bởi vì mọi cơ hội tốt
mà bất cứ một nhà cải cách tôn giáo nào ở Ấn Độ đã từng có, thì chúng tôi cũng
đã có. Trong thời kỳ hiện tại, lòng tín ngưỡng chân chính đã suy thoái, và các
hàng giáo phẩm, tư tế đã hầu như lụn bại, đồi trụy tinh thần, thì những phép
thuật thần thông của bà Blavatsky và khả năng chữa bệnh nhiệm mầu của
tôi đã gây ấn tượng sâu xa trong tâm hồn dân chúng đến mức làm cho các nhà tỷ
phú sẵn sàng hiến dâng vàng bạc của cải dưới chân chúng tôi, và những số bạc khổng
lồ đã được cung hiến để cho chúng tôi biểu diễn quyền năng trước mắt họ.
Một người Hồi giáo ở tỉnh Bengale có lần đề nghị dâng
hiến cho tôi mười ngàn ru-pi nếu tôi ngưng việc chữa bệnh cho công chúng trong
vài giờ để chữa bệnh bại liệt cho vợ y. Lẽ tất nhiên là tôi từ chối, mà đáng lẽ
ra tôi đã có thể chữa khỏi bệnh cho người vợ nếu ông ta là một người nghèo khổ
cùng đinh hoặc chỉ cần ông ta đến với tôi theo cách của những người dân thường
mà không đặt ra vấn đề mua chuộc bằng tiền bạc.
Chúng tôi đã từ chối tất cả những đề nghị đó với một sự
thành thật hiển nhiên, và đó chính là cái bí quyết làm cho chúng tôi được quần
chúng mến phục và kính trọng ở khắp mọi nơi trong xứ Ấn Độ, kể từ lúc đầu cho đến
bây giờ. Nếu chúng tôi đã thâu nhận một món quà nào cho riêng mình, thì toàn thể
quần chúng Ấn Độ có lẽ đã bỏ rơi chúng tôi trong cơn khủng hoảng về vụ Coulomb,
có lẽ chúng tôi đã bị coi như những kẻ bịp bợm, “buôn thần bán thánh”, hoặc “mượn
đạo tạo đời”.
Trái lại, với tình trạng hiện hữu, tất cả các nhà truyền
giáo của mọi chi phái và tất cả mọi tổ chức hiệp hội trên thế giới vẫn không thể
làm mất đi những cảm tình mà chúng tôi đã tạo ra trong lòng dân chúng Ấn.
N
BÍ (LỊCH SỬ HỘI THÔNG THIÊN HỌC - PHẦN 2)
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ H. S. OLCOTT
CỐ HỘI TRƯỞNG HỘI THÔNG THIÊN HỌC
THẾ GIỚI
CHƯƠNG MƯỜI BỐN
CHƯƠNG MƯỜI LĂM
CHƯƠNG MƯỜI BỐN
CÁI GIẾNG THẦN
I.
Tôi trở lại Tích Lan sau nửa năm vắng mặt, để tiếp tục công
việc Hội và cũng để trợ giúp công cuộc chấn hưng Phật giáo tại xứ này.
Ngày 29 tháng 8, có xảy ra một việc tại khu hoa viên của
thành phố Galle, nay đã trở thành một diễn biến lịch sử. Sau buổi diễn
thuyết của tôi hôm ấy, có một cuộc quyên góp để gây quỹ cho công việc hoằng
truyền Phật giáo tại xứ này. Một người tên Cornelis Appu được ông Jayasekera,
Chi hội trưởng Chi hội Thông thiên học tại Galle giới thiệu cho tôi. Người
ấy đã góp số tiền nửa ru-pi, và xin lỗi về số tiền quá nhỏ vì ông ta bị bệnh tê
liệt một cánh tay và một chân từ tám năm nay, không thể làm gì được để kiếm sống.
Khi tôi từ Bombay vừa đến Colombo, vị Sư trưởng
Phật giáo có cho tôi biết rằng Giáo hội Gia Tô đã chuẩn
bị mọi việc để sử dụng cái giếng trong nhà một giáo dân, gần thị trấn Kelanie,
như một cái “giếng thần” để chữa bệnh cho dân chúng, theo kiểu giếng Đức Mẹ tại
Lộ Đức (Lourdes). Có tin cho biết một người đã được chữa khỏi bệnh một
cách mầu nhiệm, nhưng khi hỏi kỹ ra mới biết đó chỉ là một chuyện bịa đặt.
Tôi liền nói với vị Sư trưởng rằng đây là một vấn đề nghiêm
trọng cần lưu ý. Một khi sự gợi ý đó đã bắt đầu thấm nhuần vào tư tưởng người
dân, thì nó sẽ trở thành một sự thôi miên tập thể. Không bao lâu sẽ có những
trường hợp khỏi bệnh thật sự, và chừng đó những Phật tử kém hiểu biết và tin tưởng
mù quáng sẽ bỏ đạo mình để hùa nhau theo đạo khác.
Vị Sư trưởng nói: “Tôi biết làm sao bây giờ?”
Tôi nói: “Đại đức phải ra tay hành động, hoặc phải có một vị
sư danh tiếng nào khác hãy nhân danh Đức Phật để chữa bệnh cho mọi người.”
Sư trưởng đáp: “Nhưng chúng tôi không thể làm được; chúng tôi không biết gì về những việc đó.”
Tôi nói quả quyết: “Nhưng dù sao thì việc ấy vẫn phải được
thực hiện.”
Khi người bệnh nói trên diễn tả căn bệnh bại liệt của ông
ta, tôi cảm thấy trong thâm tâm có một cái gì hình như muốn nói với tôi: “Đây
là cơ hội cho anh sử dụng cái giếng thần!”
Tôi đã khảo cứu về khoa nhân điện và chữa bệnh bằng nhân điện
(Mesmérisme) trong ba mươi năm, nhưng chưa bao giờ thực tập, mà chỉ có
làm vài cuộc thí nghiệm cần thiết lúc ban đầu. Nhưng bây giờ, do sự thúc đẩy của
tình thương (vốn là cái động cơ căn bản cho việc chữa bệnh có kết quả), tôi đưa
hai bàn tay truyền điện lên cánh tay bại liệt của người bệnh một vài lần, và
nói với ông ta rằng tôi hy vọng ông sẽ cảm thấy khá hơn đôi chút. Kế đó, ông ta
trở về nhà.
Chiều hôm đó, tôi đang ngồi nói chuyện với các bạn đạo tại
nhà thì thấy người bệnh bại liệt ngày hôm qua, tay chống nạng, chân đi khập khiễng
bước vào. Ông ta xin lỗi đã đến làm rộn, và nói rằng ông cảm thấy khá nhiều nên
đến để cảm ơn tôi.
Tin lành bất ngờ này khích lệ tôi tiếp tục chữa bệnh cho ông
ta. Sau độ một khắc đồng hồ truyền điện cho cánh tay bại liệt, tôi dặn ông ta
hãy trở lại vào sáng hôm sau.
Tôi phải nói thêm rằng, không một ai ở Tích Lan biết tôi có
quyền năng chữa bệnh, và có lẽ họ cũng không hề biết gì về quyền năng này. Như
vậy không thể có giả thuyết được nêu ra về sự ám thị hay ảo giác tập thể trong
trường hợp này.
Sáng hôm sau người kia lại đến và tỏ vẻ tôn sùng tôi như một
siêu nhân vì y cảm thấy bớt hẳn. Tôi lại tiếp tục chữa cho y luôn ba ngày liên
tiếp, và qua ngày thứ tư y đã có thể vung cánh tay bại liệt của y lên vòng
quanh đầu, mở và khép bàn tay, và sử dụng bàn tay để làm các động tác thông thường
một cách dễ dàng.
Trong vòng bốn ngày kế đó, ông ta đã có thể sử dụng bàn tay
được chữa khỏi để ký tên vào một chứng thư kể rõ trường hợp của ông và cho công
bố. Đó là lần đầu tiên ông ta có thể cầm đến một cây viết kể từ chín năm nay.
Tôi cũng đã chữa khỏi luôn cái chân bại liệt của ông ta, và
độ một hai ngày sau, ông ta đã có thể nhảy với cả hai bàn chân, nhảy lò cò bằng
cái chân bại liệt, đá lên vách với một chiều cao đồng đều nhau bằng cả hai
chân, và chạy một cách tự do theo ý muốn.
Giống như rơm khô bắt lửa, tin ấy loan truyền rất nhanh khắp
cả mọi nơi trong tỉnh. Cornelis đưa đến một người bạn bại liệt giống như
ông ta, cũng được tôi chữa khỏi. Kế đó, những
người khác đến. Lúc đầu còn đến từng nhóm nhỏ đôi ba người, kế đến hàng chục
người, và trong vòng độ một tuần lễ sau, ngôi nhà tôi ở bị bệnh nhân vây phủ suốt
ngày từ sáng sớm cho đến khuya, để nhờ tôi truyền điện chữa bệnh cho họ.
Sau cùng, họ trở nên quấy rầy, phiền nhiễu đến nỗi tôi cũng
không còn biết phải làm sao để thoát khỏi vòng vây. Lẽ tất nhiên, với sự tăng
gia đức tin nơi khả năng của mình, sức mạnh nhân điện của tôi tăng vọt lên gấp
bội, và những chứng bệnh mà lúc đầu tôi phải mất đến nhiều ngày mới chữa khỏi,
nay tôi có thể chữa trong vòng nửa tiếng đồng hồ.
Một điều bực bội, khó chịu nhất trong việc này là thái độ
ích kỷ, thấp hèn của đám đông. Họ bao vây tôi trong buồng ngủ khi tôi còn chưa
thay quần áo, theo sát tôi từng bước một, không cho tôi có thời giờ ăn cơm, và
làm áp lực ráo riết đối với tôi, bất luận rằng tôi bị mệt mỏi và kiệt sức đến độ
nào! Tôi chữa bệnh cho họ suốt bốn, năm giờ liên tiếp, cho đến khi tôi cảm thấy
kiệt quệ, không còn chút sinh lực nào. Khi đó tôi mới nghỉ độ nửa giờ đi xuống
biển để tắm nước mặn, và khi trở lên nhà, tôi lại cảm thấy tràn đầy sinh lực,
thể xác được tăng cường. Tôi bèn tiếp tục công việc chữa bệnh cho đến khi hoàn
toàn xế trưa, tôi đã mệt lả và phải yêu cầu bệnh nhân hãy trở về nhà.
Lúc ấy tôi ở trên tầng lầu thứ nhất của ngôi nhà trọ, nên phần
nhiều những người bệnh nặng phải được thân nhân bạn bè khiêng lên lầu và đặt họ
nằm dưới chân tôi. Có những người hoàn toàn bại liệt, với những tay chân co quắp
làm cho họ có một hình thù dị dạng giống như những rễ cây có bướu trông rất dễ
sợ. Sau một hay hai lần truyền điện, mỗi lần độ nửa giờ, tôi đã làm cho họ duỗi
thẳng tay chân và đi đứng được như thường.
Tôi dùng cái hàng ba rộng lớn của ngôi nhà làm một sân vận động,
chọn lấy hai ba người trong số những người bệnh nặng nhất vừa được chữa khỏi,
và bắt họ chạy đua theo chiều dài hàng ba. Họ và những người đứng xem đều cười
lớn về sự đùa giỡn khôi hài đó, và ngạc nhiên tự hỏi sao lạ vậy, nhưng tôi làm
vậy là có mục đích truyền cho họ một đức tin nơi hiệu lực của phép chữa bệnh,
giống như đức tin của tôi, để cho sự bình phục của họ được hoàn toàn chắc chắn.
Tôi cũng cảm thấy rất sung sướng khi có thể làm dịu bớt bao
nhiêu nỗi khổ đau của nhân loại, và trong nhiều trường hợp, đã làm cho những phế
nhân phục hồi lại được tất cả niềm vui của một sức khỏe lành mạnh và tất cả những
khả năng hoạt động của một đời người.
Sự việc trên vẫn tiếp tục cho đến tận những vùng làng mạc xa
xôi hẻo lánh trên lộ trình hoạt động của tôi ở miền Nam đảo Tích Lan. Tôi thường
đến mỗi thị trấn hay làng xã bằng xe ngựa hay xe bò, và thấy bệnh nhân rải rác
nằm ngồi đợi tôi trên các hàng ba, bãi cỏ, và trong đủ mọi loại xe cộ, hoặc kiệu
khiêng bằng tay, đến từ các vùng lân cận.
Baddegama là một trung tâm nổi tiếng về những hoạt động
truyền giáo, và cũng về sự thù nghịch đối với Phật giáo nói chung. Có những tin
tức hăm dọa rằng các nhà truyền giáo sẽ tấn công tôi trong buổi diễn thuyết tại
đây, và lẽ tự nhiên các Phật tử sẽ tề tựu đông đảo để nghe tôi nói chuyện. Nhiều
hội viên Thông thiên học cũng từ Galle đến dự thính, và trong đám đông,
tôi nhìn thấy Cornelis Appu. Ông ta đã đi bộ suốt hai mươi cây số đường
trường để đến đây. Thế là không còn nghi ngờ gì về việc ông ta đã được hoàn
toàn chữa khỏi bệnh bại liệt!
Một trường hợp lý thú đã đến với tôi ở một tiểu ấp tên Agalya.
Một bà lão bảy mươi hai tuổi bị một con trâu cái đá khi bà đang vắt sữa độ vài năm
trước đây; bà bị vẹo xương sống, không thể đứng thẳng người và đi phải chống gậy.
Bà bất giác cười lớn một cách dòn dã khi tôi nói rằng không bao lâu tôi sẽ làm
cho bà nhảy múa được. Nhưng chỉ sau có mười
phút truyền điện dọc theo xương sống và tay chân, bà đã cảm thấy bình phục sức
khỏe. Tôi bèn nắm tay bà, quăng bỏ cây gậy chống và bảo bà cùng chạy với tôi
trên sân cỏ. Bà đã chạy được như thường!
II.
Xong việc, tôi trở về Trụ sở Hội Thông thiên học tại Galle,
và một cuộc vây khổn thứ nhì của bệnh nhân đang chờ đón tôi tại đây. Tôi có ghi
nhận một việc cho thấy cái tinh thần ích kỷ, hẹp hòi, vô nhân đạo của vài người
trong giới y sĩ đối với vấn đề chữa bệnh miễn phí của những lương y mà họ gọi
là “tay ngang”, trong khi những người này lại chỉ làm việc vì tình thương nhân
loại.
Một số bệnh nhân của bệnh viện Galle phải rời khỏi bệnh
viện vì là bệnh nan y không thể chữa khỏi. Họ đã đến với tôi và được bình phục
sức khỏe. Lẽ tự nhiên, họ loan truyền tin lành đó một cách hào hứng, sôi nổi.
Giới y sĩ chuyên nghiệp không thể làm ngơ hay dửng dưng trước sự việc ấy, và
ngày nọ một vị bác sĩ trẻ trong tỉnh đã đến chứng kiến việc làm của tôi.
Ngày đó, có một trăm bệnh nhân đến nhờ tôi chữa, và tôi đã
truyền điện cho hai mươi ba người, trong số đó có những trường hợp khỏi bệnh một
cách rất nhiệm mầu. Khi đã chứng kiến tận mắt, bác sĩ K. thành thật nhìn nhận
hiệu lực của khoa chữa bệnh bằng nhân điện và đã ở lại với tôi suốt ngày, trợ
giúp tôi trong việc chẩn bệnh, và làm những công việc của một người trợ tá bệnh
viện. Chúng tôi đều ưa thích nhau, và khi chia tay, ông ta hẹn sẽ đến sáng ngày
hôm sau để trợ giúp tôi tùy theo khả năng. Chính ông cũng đang bị đau chân vì một
chứng bệnh cứng xương mắt cá, và tôi đã chữa khỏi cho y.
Ngày hôm sau, ông ta không đến, cũng không cho biết lý do tại
sao. Sự bí mật ấy về sau được giải thích trong một bức thư ông viết cho một người
bạn quen giữa đôi bên. Chính người này đã giới thiệu ông ta đến với tôi trước
đây.
Dường như khi chia tay tôi hôm trước, lòng đầy hứng khởi với
những gì đã tận mắt chứng kiến, ông ta liền đến gặp vị Bác sĩ trưởng của bệnh
viện và báo cáo mọi việc. Vị thượng cấp của ông nghe một cách lạnh lùng, và khi
đã nghe xong liền nói lên một nhận xét cay độc về tôi. Ông cho rằng tôi là một
lang băm, việc chữa bệnh ấy chỉ là một trò dối gạt phỉnh lừa, những bệnh nhân đã được trả tiền để nói dối, và vị bác sĩ
trẻ bị ngăn cấm không được có bất cứ liên hệ gì với tôi hay những “trò khỉ” của
tôi nữa.
Ông ta còn cảnh cáo vị bác sĩ trẻ rằng, nếu không tuân lệnh,
hãy coi chừng có thể bị mất việc. Và nếu thấy tôi có nhận tiền thù lao, phải tố
giác tôi trước pháp luật vì hành nghề lương y mà không có giấy phép!
Thế là người trợ tá và hâm mộ tôi đã quên cả bổn phận học hỏi
cầu tiến trong sự chữa bệnh, quên cả sự trung thành đối với chân lý, quên cả
lương tâm chức nghiệp đối với khoa học, quên tất cả những gì anh ta đã tận mắt
nhìn thấy tôi làm, cả sự hứa hẹn những gì mà với thời gian anh ta cũng sẽ có thể
làm, thậm chí cũng không nhớ cả cái bàn chân đau của anh ta đã được tôi chữa khỏi,
và quên cả phép lịch sự tối thiểu của người không đến được nơi hẹn như lời hẹn
trước. Người bác sĩ ấy không đến, thậm chí cũng không có một lời xin lỗi.
Tôi cảm thấy thương hại anh ta, bởi vì tất cả những triển vọng
tương lai đen tối của anh ta trong sự trói buộc; đồng thời tôi cũng cảm thấy rằng
anh ta đã đánh mất đi sự quý trọng mà lẽ ra tôi vẫn dành cho anh ta nếu anh dám
đứng ra chống lại óc nô lệ nghề nghiệp xấu xa ích kỷ. Đó là một sự thiên lệch,
hủ bại về tinh thần, luôn khiến cho toàn thể
nhân loại phải chịu đựng bệnh tật chứ không được chữa trị một cách hiệu quả, trừ
phi bởi những lương y “chính thống”, với cái gọi là “hiểu biết” và “không hề lầm
lẫn” của ngành Y học chính thức!
CHƯƠNG MƯỜI LĂM
BÍ QUYẾT CỦA SỰ CHỮA BỆNH
I.
Bí quyết chữa bệnh hữu hiệu bằng khoa nhân điện đã được tiết
lộ cho tôi nhờ một kinh nghiệm trải qua tại một làng nhỏ ở miền nam Tích Lan.
Một người bệnh bán thân bất toại, tê liệt hết nửa thân mình,
được đưa đến cho tôi chữa. Tôi bắt đầu truyền điện trên cánh tay y dọc theo các
đường gân và bắp thịt, và thỉnh thoảng thổi vài cái lên trên. Trong không đầy nửa
tiếng đồng hồ, tôi đã làm cho cánh tay anh ta co giãn được như thường đến mức
có thể vung tay vòng quanh đầu, mở và xếp các ngón tay tự nhiên, cầm bút, thậm
chí nhặt một cây kim nhỏ, và làm mọi động tác chính xác tùy ý muốn.
Kế đó, vì tôi đã chữa liên tiếp nhiều trường hợp tương tự suốt
nhiều giờ và đã cảm thấy mệt mỏi, tôi mới yêu
cầu Ban tổ chức hãy bảo người bệnh ngồi đợi để tôi nghỉ ngơi giây lát. Trong
khi tôi ngồi nghỉ và ngậm ống điếu hút thuốc, một người trong Ban tổ chức nói
cho tôi biết rằng bệnh nhân ấy rất giàu có, ông ta đã tốn tiền cho các bác sĩ,
thuốc men hết một ngàn năm trăm ru-pi mà bệnh vẫn không thuyên giảm. Ông ta lại
là một người rất hà tiện và ai cũng biết rõ tính keo kiệt, bủn xỉn của ông ta.
Ái chà! Trong tất cả những thói hư tật xấu ghê tởm nhất đối với nhà huyền học,
thì sự tham muốn tiền bạc là một: đó là một sự đam mê ti tiện và bỉ ổi nhất!
Trong lòng tôi tự nhiên mất hết thiện cảm đối với người ấy.
Theo lời đề nghị của tôi, Ban tổ chức mới hỏi ông ta xem định
quyên góp bao nhiêu tiền vào quỹ phước thiện Phật giáo. Ông ta nói rằng mình rất
nghèo và đã phải tốn nhiều tiền cho các bác sĩ, nhưng dù sao cũng sẽ đóng góp một
ru-pi! Thế là hết chỗ nói!
Sau một lúc nghỉ ngơi, tôi lại tiếp tục chữa cái chân bại xuội
của y và chỉ độ nửa giờ sau, cái chân y đã cử động và đi đứng được như thường.
Ông ta bước chân ra về một cách tỉnh táo lành mạnh như mọi người. Người thư ký
của tôi cũng đã bảo ông ta viết một chứng thư về sự chữa khỏi bệnh cho ông ta
và tôi còn giữ bức văn kiện ấy như một kỷ niệm trong chuyến đi Tích Lan.
Ban tổ chức của tôi đã sắp đặt một loạt những chuyến đi diễn
thuyết ở các vùng, mỗi lần kéo dài độ hai tuần lễ, rồi trở về Galle là địa
điểm trung tâm.
Khi chuyến đi này kết thúc, một hôm tôi hỏi thăm về tình trạng
sức khỏe của vài bệnh nhân mà tôi chú trọng nhất vì tính cách đặc biệt của bệnh
trạng, trong số đó có trường hợp của bệnh nhân hà tiện bủn xỉn kể trên. Tôi rất
ngạc nhiên khi nghe biết rằng cánh tay ông ta đã hoàn toàn lành mạnh, nhưng còn
cái chân thì không khỏi hẳn, mà đã trở lại tình trạng liệt bại như cũ!
Tuy tôi không thấy có trường hợp nào tương tự trong các sách
vở dạy về khoa nhân điện, nhưng lý do đã nổi bật ngay tức khắc. Đó là vì tôi đã
mất thiện cảm đối với người kia sau khi nghe nói về thói bủn xỉn, hà tiện của
ông ta. Bởi vậy, nguồn sinh lực của tôi không rung động dọc theo hệ thần kinh của
ông ta như trong trường hợp chữa cánh tay, và kết quả là chỉ có một sự kích
thích lành mạnh tạm thời, rồi lại trở về tình trạng bại liệt như cũ. Trong cả
hai trường hợp, tôi đã áp dụng cùng một kỹ thuật chữa bệnh giống nhau, và đã
truyền qua cho ông ta một lượng sinh lực đồng đều nhau, nhưng trong trường hợp
sau, tôi không cảm thấy có chút tình thương và hảo ý nào để đem lại sự khỏi bệnh
thật sự và lâu dài như trong trường hợp của cánh tay.
Vài nhà viết sách về khoa nhân điện, trong đó có tác giả Younger,
cũng đã khẳng định rằng “tình thương là bí quyết căn bản để chữa hầu hết mọi bệnh
tật bằng cách truyền nhân điện”.
Trường hợp trên cũng nhắc nhở sự thật của những giáo lý cổ
xưa dạy rằng những tư tưởng tốt lành của ta đưa đến cho người khác có tác dụng
rất nhiệm mầu để gây cho người ấy niềm phúc lạc và sự lành mạnh lâu bền, còn những
tư tưởng ác gây ra một hậu quả ngược lại.
Điều đó cảnh báo chúng ta hãy cẩn thận giữ gìn đừng nghĩ quấy
cho kẻ khác, và bởi đó chúng ta sẽ hiểu dễ dàng lý do tại sao có sự sợ sệt những
nhà phù thủy với những phép trù ếm và thốt ra những lời nguyền rủa hại đời. Những
việc đó đều có căn cứ chắc chắn, và người ta có thể sử dụng những sức mạnh vô
hình để gây họa cũng như để đem đến niềm vui và hạnh phúc cho người chung
quanh.
Một trường hợp bị “ma nữ hấp tinh” đã được vị Sư trưởng
của một ngôi chùa đưa đến cho tôi chữa trị tại Galle. Một nhà sư trẻ độ
chừng hai mươi bảy tuổi, từ hai hay ba năm qua đã bị một con nữ yêu (Yakshini)
tác quái chọc ghẹo. Vị Sư trưởng nói với tôi rằng con nữ yêu này đã đóng vai
trò “vợ ma” của nhà sư trẻ, làm cho vị sư này
trác táng quá độ giống như một người bị chứng “động tình” (nymphomania).
Nhà sư trẻ bị “hấp tinh” như vậy nhiều lần mỗi đêm, làm cho thể chất y hao mòn
đến độ chỉ còn da bọc xương.
Vị Sư trưởng yêu cầu tôi chữa bệnh cho nhà sư trẻ. Cũng may
là vài năm trước đây ở Hoa Kỳ tôi cũng đã có chữa khỏi một trường hợp tương tự,
nhưng bệnh nhân là một người nữ, vì vậy nên tôi biết khá rõ là phải làm thế
nào.
Tôi dành cho nhà sư trẻ một khóa trị liệu bằng nước lạnh có
truyền nhân điện, và bảo ông ta hãy đến mỗi buổi sáng trong vòng một tháng để
nhận lấy phần nước đem về uống mỗi ngày. Sau một tháng, nhà sư đã hoàn toàn khỏi
bệnh.
Trường hợp này được giải thích một cách đơn giản là ảnh hưởng
tác quái của nữ yêu đã bị hóa giải và tiêu diệt bởi quyền năng ý chí mạnh mẽ
hơn của tôi, và tác dụng thường xuyên của nước lạnh có truyền nhân điện đã trợ
giúp thêm để tăng cường hiệu lực. Tất cả các nhà chữa bệnh bằng nhân điện đều đồng
quan niệm như nhau về sự công hiệu của nước lạnh có truyền nhân điện như một
phương thuốc trị liệu rất thần tình.
II.
Ngày 17 tháng 2, tôi xuống tàu đi Calcutta. Sau một chuyến
đi thích thú, tôi cặp bến vào ngày 20 và được tiếp đón tại nhà khách của Quốc
vương Jotendra Mohun Tagore. Ngôi dinh thự của ngài bỗng dưng biến thành
một bệnh viện, vì bệnh nhân đã tề tựu rất đông để chờ đợi tôi cứu chữa.
Một trong những bệnh nhân đầu tiên là một thanh niên Ấn bị bệnh
động kinh (epilepsy), thường lên cơn từ năm mươi đến sáu mươi lần mỗi
ngày. Tuy nhiên, bệnh ấy thuyên giảm rất mau dưới bàn tay truyền điện của tôi,
và qua ngày thứ tư, những cơn động kinh đã hoàn toàn dứt hẳn.
Tôi không biết rằng sự khỏi bệnh này có được lâu bền hay
không, nhưng chắc là không. Vì những nguyên nhân sâu xa đến nỗi đã gây nên một
số quá nhiều những lần lên cơn như vậy mỗi ngày, không có lẽ lại bị tiêu trừ
sau chỉ có mấy ngày chữa trị. Đáng lý ra bệnh nhân phải được chữa trị trong một
thời hạn lâu dài, có thể là nhiều tuần trước khi có thể hoàn toàn bình phục. Và
quả nhiên sự việc về sau đã xảy ra đúng như tôi nhận xét.
Bệnh động kinh tuy là một trong những chứng bệnh dễ sợ nhất,
nhưng cũng là một trong những bệnh dễ trị nhất bằng phương pháp truyền nhân điện.
Ngoài ra, tôi cũng gặp những trường hợp lý thú tương tự khác
nữa. Trong số đó có một thanh niên Bà- la-môn chừng hai mươi tám tuổi, bị
chứng tê liệt các đường gân trên mặt đã hai năm qua, làm cho anh ta phải ngủ với
cặp mắt mở to vì không thể khép mí mắt lại, và cũng không thể nói chuyện vì lưỡi
không cử động được.
Khi hỏi tên anh ta là gì, anh chỉ có thể thốt ra một âm
thanh chát chúa trong cổ họng, vì lưỡi và đôi môi đều tê cứng và anh ta không sử
dụng được như ý muốn.
Khi vừa bước vào phòng, anh ta đứng nhìn tôi trong câm lặng
và ra hiệu bằng tay để mô tả căn bệnh của mình.
Sáng hôm ấy, tôi cảm thấy sinh lực tràn đầy cuồn cuộn, cơ hồ
tôi có thể truyền điện cho cả một con voi. Tôi đưa cánh tay và bàn tay mặt thẳng
lên trời, và đôi mắt nhìn thẳng vào người bệnh, tôi dõng dạc hô to bằng thổ ngữ
Bengali: “Anh hãy khỏi bệnh!” Đồng thời tôi hạ cánh tay xuống tư thế
ngang bằng và chĩa bàn tay tôi vào mặt anh ta.
Lúc ấy, bệnh nhân có phản ứng cơ hồ như bị điện giật. Anh ta
run rẩy khắp cả thân mình, đôi mắt y nhắm lại và mở ra, cái lưỡi y bị tê cứng
đã lâu, nay lại thè ra thụt vào, anh ta thốt lên một tiếng kêu mừng rỡ với một
âm thanh vang dội và sụp xuống lạy dưới chân tôi. Anh vừa ôm hôn hai đầu gối
tôi, vừa tỏ lòng biết ơn bằng những lời nói nhiệt thành rối rít.
Cảnh tượng ấy thật quá xúc động. Sự khỏi bệnh của anh ta thật
quá đỗi nhanh chóng, đến nỗi mỗi người có mặt trong phòng đều chia sẻ nỗi cảm
xúc mừng vui không tả xiết của người thanh niên, và không có ai là không rơi lệ.
III.
Trường hợp sau đây có lẽ là trường hợp lý thú nhất. Có một
người tên Badrinath Banerji, là luật sư tòa án thị trấn Bhagalpore.
Ông ta bị mù hoàn toàn, phải nhờ một đứa trẻ dắt đi. Sau khi đã qua tay những y
sĩ nhãn khoa giỏi nhất của thành phố Calcutta và phải rời khỏi bệnh viện
vì võng mạc teo nhỏ dần không thể chữa khỏi, ông ta đến nhờ tôi chữa bệnh.
Tôi nắm chặt hai bàn tay, chĩa ngón cái của bàn tay mặt trước
một mắt của y, và ngón cái của bàn tay trái chĩa vào đằng sau gáy. Tôi vận dụng
ý chí phóng một luồng nhân điện từ đầu dương cực do ngón cái tay mặt chạy xuyên
qua con mắt và bộ óc của người bệnh, cho tiếp nối với đầu âm cực ở ngón cái
chĩa vào sau gáy. Thế là tôi sử dụng thân mình tôi như một cái bình phát điện,
dòng điện lưu thông theo một mạch khép kín (circuit fermé) với hai cực
âm dương là hai ngón tay cái, để “sạc” điện vào con mắt và đường dây thần
kinh trong não bộ của người bệnh.
Phương pháp “sạc điện” này được tiếp tục độ nửa giờ,
trong khi đó người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo, thỉnh thoảng ông cũng thốt lên
vài lời để bày tỏ cảm giác mà ông tiếp nhận được. Sau cùng, ông ta thoáng thấy
một tia sáng đỏ lờ mờ trong con mắt đó. Tôi bèn đổi qua con mắt bên kia, và
cũng áp dụng một phương pháp tương tự, kết quả cũng giống y như trước.
Khi ấy, tôi mới cho bệnh nhân về và dặn ngày hôm sau trở lại.
Qua hôm sau, tôi lại tiếp tục, và lần này cái ánh sáng lờ mờ màu đỏ đã biến mất
mà trở thành màu trắng. Tôi kiên nhẫn chữa trị luôn mười ngày liên tiếp, và sau
cùng tôi đã thành công: thị giác của ông ta đã được phục hồi, và ông ta có thể
đọc bằng một mắt những chữ in kiểu nhỏ nhất trên một tờ báo hay cuốn sách. Tất nhiên, ông ta không còn cần đến người dẫn đường và đi lại như mọi người thường.
Trường hợp khỏi bệnh này đã gây dư luận sôi nổi, vì người
này vẫn còn giữ chứng thư của những vị y sĩ ưu tú và nổi tiếng nhất, quả quyết
rằng bệnh mù mắt của ông ta không thể chữa khỏi! Vả lại, sự mù lòa của ông ta
đã được tất cả mọi người biết và xác nhận trong cả tỉnh Bhagalpore.
Giai đoạn tiếp theo sau sự khỏi bệnh này mới thật rất lý thú
và lạ lùng. Thị giác của ông ta đã mờ dần và mất hẳn hai lần, và cả hai lần đều
được tôi phục hồi trở lại. Lần đầu tiên sau khi chữa khỏi được sáu tháng, và lần
thứ nhì sau đúng mười hai tháng. Trong mỗi trường hợp, ông ta đều mù hoàn toàn
và tôi đã làm cho ông sáng mắt trở lại sau khoảng nửa giờ chữa trị. Muốn cho
ông ta được hoàn toàn khỏi hẳn, tôi cần phải giữ ông ta bên cạnh tôi để có thể
chữa trị mỗi ngày cho đến khi những triệu chứng của bệnh hoàn toàn dứt hẳn.
Điều này về sau đã được thực hiện, và chứng bệnh mù mắt của
ông ta không còn tái phát nữa.
Tôi cũng rất may mắn và “mát tay” trong việc chữa bệnh điếc.
Người anh của bệnh nhân mù nói trên là một công chức cao cấp của Sở Bưu điện, bị
điếc đến nỗi người đối thoại phải thét lớn vào
tai anh ta mới nghe được. Sau hai lần chữa trị bằng nhân điện trong hai ngày
liên tiếp, anh ta đã có thể nghe tôi nói chuyện bằng một giọng bình thường ở
khoảng cách chừng mười lăm thước tây.
IV.
Trong số những người Âu đến viếng khu nhà khách của Quốc
vương Mohun Tagore ở Calcutta để chứng kiến việc chữa bệnh của
tôi có mục sư Philip Smith, thuộc một phái bộ truyền giáo người Anh. Ông
ta rất nhã nhặn, lịch sự đối với tôi, và tôi đã dành cho ông ta mọi cơ hội thuận
tiện để quan sát các sự việc, hầu có một nhận xét đúng đắn về khoa chữa bệnh bằng
phương pháp truyền nhân điện.
Ông ta theo dõi mỗi trường hợp, đưa ra nhiều câu hỏi cho mỗi
bệnh nhân, và ở lại bên cạnh tôi cho đến chiều tối, khi tất cả mọi người đã ra
về. Kế đó, chúng tôi nói chuyện với nhau về vấn đề chữa bệnh và phân tích tỉ mỉ
từng trường hợp mà ông ta đã quan sát tại chỗ. Ông ta tuyên bố hoàn toàn thỏa
mãn về sự giải thích của tôi, và nói rằng nếu ông ta không nhìn thấy tận mắt mọi
việc đã xảy ra, thì có lẽ ông ta đã không thể tin được khi nghe người khác thuật
lại.
Kế đó, vị mục sư nêu ra vấn đề các phép lạ được diễn tả
trong Kinh Thánh, và thú nhận rằng ông ta đã thấy tôi chữa khỏi nhiều chứng bệnh
một cách mầu nhiệm, giống như Đức Giê Su và các Thánh Tông Đồ đã làm khi xưa:
làm cho người mù được sáng, người điếc được nghe, người câm được nói, người bại
liệt quăng nạng gỗ, chữa khỏi các bệnh đau thần kinh, đau bụng kinh niên, phong
giật, động kinh, và các chứng bệnh nan y khác.
Tôi nói:
“Thưa mục sư, xin ông vui lòng nói cho tôi biết, ông thấy việc
chữa bệnh của tôi với những phép chữa bệnh diễn tả trong Kinh Thánh có khác
nhau ở điểm nào? Nếu những gì ông thấy tôi làm đều giống y như những trường hợp
nói trong Kinh Thánh, thì phải chăng cả hai loại đều phải được giải thích giống
như nhau? Nếu cách chữa bệnh trong Kinh Thánh được gọi là phép lạ, thì phải
chăng phép chữa bệnh của tôi cũng phải được gọi như vậy? Còn nếu không phải, mà
phép chữa của tôi chỉ là hoàn toàn đúng theo luật tự nhiên, thì tại sao lại muốn
cho người ta tin rằng những phép chữa bệnh của Đức Giê Su và các Thánh Tông Đồ
là do quyền năng thiêng liêng hay phép lạ nhiệm mầu? Phải chăng như vậy là
không hợp lý?”
Vị mục sư ngồi suy nghĩ một hồi lâu, có vẻ đắm chìm trong
cơn suy tư thâm trầm, và kế đó ông ta đưa ra một câu trả lời rất độc đáo mà tôi
không bao giờ quên. Ông nói:
“Tôi nhìn nhận rằng phép chữa bệnh trong cả hai trường hợp đều
hoàn toàn giống y như nhau. Tôi không còn nghi ngờ gì về việc đó. Tôi chỉ có thể
giải thích bằng cách suy luận rằng những phép chữa bệnh của Đức Giê Su đã được
thực hiện bằng sức người, tức là qua cái khía cạnh thể chất hồng trần của
ngài!”
V.
Trước đây, những trường hợp chữa khỏi bệnh của tôi ở Tích
Lan được phản ảnh rầm rộ trên báo chí đã tạo nên một sự sôi động trong quần
chúng Ấn Độ, và nhiều người đã khẩn thiết yêu cầu tôi đi chữa bệnh trong tỉnh Bengale.
Sự việc ấy nay lại tái diễn một lần nữa, vì những bài tường thuật hấp dẫn trên
báo chí miền Bắc Ấn về việc làm của tôi, đã làm cho tôi “bị” mời mọc khẩn cấp,
ráo riết để đi cứu chữa bệnh nhân ở miền Nam Ấn.
Dân chúng vây phủ lấy tôi ở Tinnevelly, cũng như ở tất
cả các ga xe lửa khác trong vùng, và tôi đã thực hiện
vài trường hợp chữa khỏi bệnh nan y một cách rất thần diệu.
Một thanh niên Ấn Độ chừng ba mươi tuổi được người cha dắt đến
và nhờ tôi chữa khỏi bệnh câm đã mắc phải từ ba năm về trước. Vì bị đám đông
vây chặt làm nghẽn hết lối đi, tôi mới trèo lên bực tam cấp của ngôi đền Bà-la-môn
gần bên, và kéo người câm cùng bước lên với tôi.
Lúc ấy, tôi đưa tay làm hiệu để yêu cầu đám đông giữ im lặng,
và bảo người cha tuyên bố cho mọi người biết tự sự. Sự việc diễn ra sau đó đã
được một bạn đạo là ông Ramaswamier tường thuật lại và đăng trong mục phụ
bản tạp chí Theosophist, số tháng 8 năm 1883.
Ông viết như sau:
“Giữa một đám quần chúng tề tựu đông đảo trước ngôi đền
Nelliappa, Đại tá Olcott đặt hai bàn tay lên người câm. Ông khoát tay bảy lần
vòng quanh đầu, và bảy lần dọc theo thân mình người bất hạnh, tất cả mọi sự đã
diễn ra trong không đầy năm phút, và người câm đã nói được!
“Giữa những tràng pháo tay vang động và những tiếng hoan hô
nồng nhiệt, Đại tá Olcott đã chỉ thị cho người câm thốt lên hồng danh của Shiva, Gopala, Rama, Ramachandra và của các đấng
thần minh khác một cách trôi chảy dễ dàng như bất cứ người nào trong đám đông
đang chứng kiến sự việc ấy.
“Tin lành về việc chữa khỏi bệnh cho người câm đã loan truyền
tức khắc ra khắp cả thành phố và đã gây nên một cơn xúc động sâu xa.”
Điều ấy cũng không lạ gì, vì khi tôi làm cho người câm hô to
danh hiệu các vị thần bằng giọng lớn tột đỉnh của y, thì một nửa đám đông vô
cùng xúc động, bèn đổ xô ra đường như điên như dại, vung tay lên khỏi đầu, và
la lớn những tiếng ngạc nhiên, mừng rỡ theo kiểu Ấn Độ, nghe rền cả một góc trời:
“Wah! Wah! Wah!”
Trong tờ Phụ bản của tạp chí Theosophist số tháng 5
năm 1883, độc giả sẽ thấy đăng tờ y chứng của Bác sĩ Purna Chandra Sen ở
Dacca, nói về việc tôi đã chữa khỏi trong vòng hai mươi phút hai bệnh
nhân bị chứng sốt rét trầm trọng, với hậu quả là bị sưng lá lách, mệt tim và loạn
thần kinh.
Cũng trong Phụ bản tạp chí ấy số tháng 6 năm 1883, có bản tường
thuật của Bác sĩ Mohun Ghose về mười trường hợp khó trị do tôi chữa khỏi,
trong số đó có trường hợp của chính ông ta. Đó là trường hợp mù mắt bên tay
trái mà các y sĩ nhãn khoa danh tiếng ở Calcutta đều tuyên bố là không
thể chữa khỏi, và có thể là một chứng bệnh do bẩm sinh đã có.
Bác sĩ Mohun viết:
“Nhưng hôm nay, sau vài phút truyền điện bằng cách thổi vào
một cái ống dẫn điện nhỏ bằng bạc, Đại tá Olcott đã phục hồi thị giác cho tôi.
Ông bảo tôi nhắm con mắt bên phải, và đọc bằng con mắt bên trái từ trước vẫn bị
mù. Tôi đã đọc được báo in bằng kiểu chữ nhỏ loại thông thường. Những cảm xúc của
tôi như thế nào, hẳn người ta có thể tưởng tượng rõ ràng hơn là do tôi diễn tả.”
Phải, nhưng hãy thử tưởng tượng những cảm xúc của các y sĩ
nhãn khoa trứ danh của thành phố Calcutta, đã tuyên bố là con mắt ấy không
thể chữa khỏi!
VI.
Vì những trường hợp chữa khỏi bệnh bằng nhân điện của tôi được
các báo chí phổ biến rộng rãi và bình luận thường xuyên, nên độc giả có thể
thích thú mà đọc một bản tóm lược những con số thống kê do bạn Chandra Mukerji
công bố. Ông này cùng đi với tôi suốt những cuộc hành trình trong năm 1882 và
trợ giúp tôi phần việc của một người thư ký riêng.
Ông cho biết, tổng số bệnh nhân mà tôi đã chữa trị là hai
ngàn tám trăm mười hai người trong một chuyến đi vòng quanh các thị trấn miền
Đông Bắc, kéo dài độ năm mươi bảy ngày!
Bà C. Wallace, tác giả một bộ sách về khoa nhân điện,
khi nhìn thấy bản thống kê tổng số bệnh nhân do tôi chữa khỏi trong năm ấy, có
viết thư cho tôi biết rằng không một nhà chữa bệnh bằng nhân điện nào ở Âu châu
có thể thành công tới một nửa số đó. Lẽ tất nhiên, bà chỉ nói về những nhà chữa
bệnh chuyên nghiệp như bà mà thôi, chứ không đề cập đến những bậc thiên tài như
Schlatter, Newton, Linh mục Ars, Zouave Jacob và những
vị khác được cho là có sự hỗ trợ của một quyền năng thiêng liêng.
Riêng phần tôi, tôi thành thật thú nhận rằng tôi không thể
nào chịu đựng nổi một sự phung phí sinh lực lớn lao và thường xuyên như vậy, nếu
tôi không được sự trợ giúp thần lực của các đấng chân sư, tuy rằng điều này các
ngài không hề nói cho tôi biết. Điều mà tôi bắt buộc phải nhìn nhận là tôi
không còn có được một quyền năng nhiệm mầu như vậy nữa kể từ khi tôi được lệnh
ngưng mọi công tác chữa bệnh, tức là vào khoảng cuối năm 1885.
Sau đó, tuy tôi vẫn luôn cố gắng tối đa, tôi vẫn không chữa
khỏi những trường hợp tuyệt vọng mà trước kia tôi đã có thể thành công dễ dàng
với chỉ độ nửa giờ chữa trị, hoặc có khi ít hơn. Sau đó, tại Bombay, tôi
được lệnh của sư phụ truyền cho tôi hãy ngưng tất cả mọi công tác chữa bệnh cho
đến khi có lệnh mới. Sự ngăn cấm này không phải đến quá sớm vì tôi nghĩ rằng
chính tôi cũng có thể bị tê liệt nếu tôi vẫn tiếp tục cố gắng và dùng sức quá
nhiều vào việc ấy.
Khi đến Madras, một buổi sáng tôi nhận thấy ngón tay
trỏ bên bàn tay trái của tôi không còn cảm giác, và đó là một sự cảnh cáo rõ rệt
cho tôi biết là tôi phải cẩn thận. Ở những trạm dọc đường giữa Madras và
Bombay, tôi đã phải mất nhiều thì giờ hơn và dùng sức cố gắng lớn lao
hơn nhiều để chữa khỏi những chứng bệnh tương
tự so với những lần trước đây, và tỷ lệ thất bại cũng cao hơn nhiều.
Điều này cũng không lạ gì, vì sau khi chữa trị bằng cách này
hay cách khác độ tám ngàn bệnh nhân trong vòng mười hai tháng, thì dù cho một
lương y trẻ có sinh lực dồi dào mạnh khỏe nhất cũng phải cảm thấy kiệt sức và
khô cạn sinh khí, đừng nói chi một người tuổi đã ngoài năm mươi như tôi. Vả lại,
với những chuyến du hành mệt mỏi thường xuyên, việc ngủ nghỉ ăn uống thất thường,
sự lao phí tâm lực để trả lời thư tín bốn phương, tiếp khách hằng ngày, và những
buổi diễn thuyết hầu như mỗi ngày của tôi về những đề tài triết lý thâm sâu, những
điều này đương nhiên là phải đưa đến hậu quả nói trên.
VII.
Sau khi lệnh ngưng công tác chữa bệnh của tôi được giải tỏa,
tôi lại tiếp tục làm việc. Trong một chuyến đi hành đạo ở Madura, miền Nam
Ấn, có rất đông bệnh nhân tề tựu đến nhờ tôi chữa bệnh, và mỗi trường hợp chữa
khỏi bệnh lại làm cho dân chúng càng thêm sôi động. Tôi đã phải nhờ Ban tổ chức
sắp xếp trật tự, và chọn lựa những bệnh nhân
được chữa ưu tiên, trong số đám đông vây chặt và xô đẩy nhau ở cửa ra vào.
Bản báo cáo của một bạn đạo gửi đăng trên tạp chí Theosophist
cho biết rằng tôi đã truyền điện cho hai mươi bảy bệnh nhân, và những trường
hợp khỏi bệnh đáng kể nhất gồm có ba người điếc, một trường hợp bệnh thấp khớp
tủy xương sống đã kéo dài chín năm mà y học không thể chữa khỏi, và hai chứng bại
liệt.
Nói chung, đó là một loạt những sự việc mệnh danh là “phép lạ”,
mà nếu được một giáo sĩ của bất cứ một tôn giáo nào khai thác triệt để, cũng đủ
chứng minh cho người đời thấy rằng y là người có thiên ân, vì quần chúng mê tín
dị đoan của bất cứ đất nước nào cũng sẵn sàng tin tưởng như vậy.
Độc giả sẽ nhận thấy rằng nếu hai nhà sáng lập Hội Thông
thiên học quả thật là những kẻ gian trá lừa bịp như họ thường bị vu khống, thì
họ đã có thể tóm thâu những số bạc khổng lồ và được tôn sùng như thần thánh,
thay vì chỉ có những số lợi tức ít oi như được tường trình trong các bản báo
cáo tình hình tài chính hằng năm của Hội.
Không phải là chúng tôi không có cơ hội, bởi vì mọi cơ hội tốt
mà bất cứ một nhà cải cách tôn giáo nào ở Ấn Độ đã từng có, thì chúng tôi cũng
đã có. Trong thời kỳ hiện tại, lòng tín ngưỡng chân chính đã suy thoái, và các
hàng giáo phẩm, tư tế đã hầu như lụn bại, đồi trụy tinh thần, thì những phép
thuật thần thông của bà Blavatsky và khả năng chữa bệnh nhiệm mầu của
tôi đã gây ấn tượng sâu xa trong tâm hồn dân chúng đến mức làm cho các nhà tỷ
phú sẵn sàng hiến dâng vàng bạc của cải dưới chân chúng tôi, và những số bạc khổng
lồ đã được cung hiến để cho chúng tôi biểu diễn quyền năng trước mắt họ.
Một người Hồi giáo ở tỉnh Bengale có lần đề nghị dâng
hiến cho tôi mười ngàn ru-pi nếu tôi ngưng việc chữa bệnh cho công chúng trong
vài giờ để chữa bệnh bại liệt cho vợ y. Lẽ tất nhiên là tôi từ chối, mà đáng lẽ
ra tôi đã có thể chữa khỏi bệnh cho người vợ nếu ông ta là một người nghèo khổ
cùng đinh hoặc chỉ cần ông ta đến với tôi theo cách của những người dân thường
mà không đặt ra vấn đề mua chuộc bằng tiền bạc.
Chúng tôi đã từ chối tất cả những đề nghị đó với một sự
thành thật hiển nhiên, và đó chính là cái bí quyết làm cho chúng tôi được quần
chúng mến phục và kính trọng ở khắp mọi nơi trong xứ Ấn Độ, kể từ lúc đầu cho đến
bây giờ. Nếu chúng tôi đã thâu nhận một món quà nào cho riêng mình, thì toàn thể
quần chúng Ấn Độ có lẽ đã bỏ rơi chúng tôi trong cơn khủng hoảng về vụ Coulomb,
có lẽ chúng tôi đã bị coi như những kẻ bịp bợm, “buôn thần bán thánh”, hoặc “mượn
đạo tạo đời”.
Trái lại, với tình trạng hiện hữu, tất cả các nhà truyền
giáo của mọi chi phái và tất cả mọi tổ chức hiệp hội trên thế giới vẫn không thể
làm mất đi những cảm tình mà chúng tôi đã tạo ra trong lòng dân chúng Ấn.
Nhận xét
Đăng nhận xét