KÝ ỨC CHÓI LỌI 95
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nghĩa trang liệt sỹ thị xã Quảng Trị - nơi chỉ dành cho những người đã
hy sinh trong 81 ngày đêm bão lửa - Người dân nơi đây quen gọi là nghĩa
trang Thành Cổ.
Nghĩa trang có gần 600 ngôi mộ liệt sỹ mà chỉ có 22 ngôi mộ có tên, toạ lạc trên đồi cao lộng gió. Nằm yên nghỉ ở đây, các anh có thể nhìn thấy Thành Cổ yên bình nghiêng mình bên dòng Thạch Hãn huyền thoại.
Mảnh đất hơn hai cây số vuông, dưới lớp cỏ non thanh bình của hôm nay đã có hàng ngàn bộ đội và đồng bào ta nằm lại. Nơi ''mỗi mét vuông đất là một mét vuông máu''. Hỏi có nơi đâu cái giá của hoà bình đắt đến như vậy.
Ông Nguyễn Thanh Bình, CCB tham gia chiến đấu tại Thành Cổ –
người có mặt đầu tiên tại chiến trường Thành Cổ. Bây giờ, ông vừa là
người trồng cây cảnh vừa là địa chỉ đỏ đi tìm hài cốt liệt sỹ chia
sẻ cảm xúc của mình sau hơn 40 năm của 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ:
"Chúng tôi luôn có ý nguyện những người chiến đấu còn sống sót phải kết
nối lại với nhau để xác định lại vị trí anh em đồng đội mình đã hy sinh
trong những ngày chiến đấu tại Thành Cổ để làm thế nào tiếp tục đưa anh
em ngã xuống về người trang thị xã Quảng trị hoặc về với người thân gia
đình của mình".
Bây giờ cỏ đã xanh trên Thành cổ thanh bình, nhưng để có sự bình yên của buổi hôm nay, tại nơi công trình kiến trúc cổ này, mỗi ngày trung bình một chiến sỹ của ta phải hứng chịu trên 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Bốn bức tường thành bốn phía của Thành cổ Quảng Trị dày tới 12m đổ sụp bởi đạn pháo và những sang chấn của nó".
Ngã ba Long Hưng - Chốt bảo vệ phía Nam Thành Cổ. Bao nhiêu đơn vị, bao nhiêu chiến sỹ của ta đã xả thân ở đó? Khó có câu trả lời cụ thể. Chỉ biết rằng lời thề quyết tử “còn người còn trận địa” của chiến sỹ ta còn văng vẳng đâu đây.
Ngã ba Cầu Ga, nơi đây có 20 chiến sỹ của Trung đội 2 Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 án ngữ đầu cầu, ngăn chặn đường tiến công của quân thù thì có 19 đồng chí đã ngã xuống. Trung đội anh hùng này mãi mãi mang tên người Trung đội trưởng quả cảm Mai Quốc Ca.
O du kích vùng ven Thành Cổ Phan Thị Lệ, người trong bức ảnh nổi tiếng
của nghệ sỹ nhiếp ảnh quân đội Đoàn Công Tính, sau ngót 40 năm vẫn còn
bồi hồi xúc động khi kể về sự kiên quyết vào Thành cổ chiến đấu: "Lúc đó
xác định dù có gian khổ, ác liệt dù có hy sinh đi nữa mình vẫn chấp
nhận để hoàn thành nhiệm vụ".
Những bức ảnh, những hiện vật trong nhà bảo tàng Thành Cổ gây trong chúng tôi niềm thành kính và ngưỡng vọng. Những khuôn mặt của tuổi hai mươi hơn bốn mươi năm về trước, mà khi ngã xuống, nói như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thì, ''Họ đâu mong được phong anh hùng và có hoa tươi trên mộ'' mà "Họ chết vì lẽ công bằng và nhân phẩm".
Một Phan Văn Ba nát một bàn tay vẫn xin ở lại trận địa, một Hán Duy Long dùng trung liên kẹp nách truy kích địch diệt 58 tên, 3 lần bị thương vẫn giữ vững trận địa hay Nguyễn Xuất Hiện - con chim sơn ca của Thành Cổ mới có 14 tuổi đầu.
Cuộc chiến đấu anh hùng 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị ghi dấu sức mạnh kiên cường, ý chí mạnh mẽ, bền bỉ của quân và dân ta trong cuộc chiến chống kẻ xâm lược. Ở đó, mảnh đất nhỏ bé thiêng liêng bên dòng Thạch Hãn hiền hoà - nơi một thế hệ tuổi hai mươi nằm lại. Ở đó một thế hệ thanh niên đã được luyện tôi thành thép. Nhưng người ta đã nói rất nghiêm trang, rằng không thể ví những người trai Việt kiên cường ấy là thép, bởi thép có thể chảy ra trong lửa - Còn các anh - những chiến sỹ của 81 ngày đêm giữ thành Quảng Trị, họ đã làm nên một Thành Cổ oai hùng rung động khắp năm châu./.
Chính môn thành cổ Quảng Trị năm 1968. - Ảnh: David Dubin
Một đoạn tường thành cổ Quảng Trị - Ảnh: thanhvdgt1

Quảng Trị tháng 9 năm 1967, trước những ngày dữ dội đạn bom. - Ảnh: David Sciacchitano
Quảng Trị 1972 - Xe tăng Nam Việt Nam mắc kẹt trong hố bom giữa đống đổ nát của Quảng Trị. - Ảnh: sưu tầm
Pháo bom có thể cày nát mảnh đất nhưng chẳng thể nào cày nát được ý chí quật cường nơi đây. - Ảnh: Lùn
Thành cổ Quảng Trị, bình yên sau những đạn bom. - Ảnh: dothutrang0711

Đài tưởng niệm một thời hoa máu đã đi qua. - Ảnh: QuangTri360

Dấu tích của năm xưa giữ lại. - Ảnh: sưu tầm


Trực Tiếp Diến Biến Trận Đánh Khốc Liệt Nhất Trong Lịch Sử Việt Nam
Nụ cười người lính trẻ trong chiến tranh
Thứ sáu, 27/01/2012 | 20:17 GMT+7
Nụ cười của những người lính trẻ trên đường hành
quân, khi mừng chiến thắng, lúc chuẩn bị chiến đấu hay niềm vui bên lá
thư từ hậu phương..., tất cả được nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính ghi lại
trong những bức ảnh lịch sử.
Nguồn : VnExpress
Nhà
nhiếp ảnh chiến trường Đoàn Công Tính sinh năm 1943 tại Hải Phòng và
lớn lên tại quê mẹ ở huyện Vụ Bản, Nam Định. Cha là cán bộ hoạt động
thời kháng chiến chống Pháp nên ông Tính sớm tiếp bước truyền thống cách
mạng của gia đình. Ông nhập ngũ từ rất sớm, năm 1962, khi đang học dở
lớp 9 trường Thành Trung (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, thành
phố Nam Định). Chính những năm tháng trong quân ngũ, ông đã đến với
nhiếp ảnh bằng tình yêu và lòng say mê hiếm có.
Đoàn Công Tính cộng tác với báo Quân đội nhân dân
bằng những mẩu chuyện ngắn trong mục "Ống kính chụp nhanh" và nhanh
chóng trở thành cộng tác viên xuất sắc của tờ báo này. Qua một số bức
ảnh, Ban Biên tập phát hiện thấy có triển vọng nên đã nhận ông vào làm
việc năm 1969 và sau đó được phân công đi chiến trường ngay. Lúc bấy giờ
đang vào thời điểm ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
ông đi dọc một mạch từ Bắc vào Nam, băng mình trong lửa đạn để ghi lại
những hình ảnh hào hùng của một thời khó quên.
Không
chỉ được sử dụng rộng rãi trên các báo, nhiều tác phẩm của Đoàn Công
Tính đã đạt được giải thưởng ảnh có giá trị cả trong nước và quốc tế. Để
ghi nhận những cống hiến của ông cho nghệ thuật nhiếp ảnh, năm 2007 ông
được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (chuyên ngành
ảnh).
|
<>Hữu Nguyên
(Ảnh do Nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính cung cấp)
(Ảnh do Nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính cung cấp)
“Nụ cười chiến thắng”
Thứ 2, 15.05.2017 | 09:06:51
873 lượt xem
Trong một chuyến đi cơ sở, tôi may mắn
được gặp cựu chiến binh (CCB) Lê Xuân Chinh, quê ở thôn Phương La, xã
Thái Phương (Hưng Hà) nhân dịp ông về thăm quê và các đồng đội cùng
chiến đấu. CCB Lê Xuân Chinh là nhân vật chính trong bức ảnh “Nụ cười
chiến thắng” dưới chân Thành cổ Quảng Trị (15/8/1972) - bức ảnh nổi
tiếng đăng trên Báo Nhân dân đúng dịp 2/9/1972 được đánh giá cao bởi đã
thể hiện được sự lạc quan của người chiến sĩ giữa chiến trường ác liệt.
Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” do phóng viên Đoàn Công Tính, Báo Quân đội nhân dân chụp dưới chân Thành cổ Quảng Trị.
Tháng
6/1972, Lê Xuân Chinh lên đường nhập ngũ, được biên chế về Đại đội 18
thông tin liên lạc của Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B cùng các đồng đội
hành quân vượt sông Thạch Hãn tiến vào Thành cổ Quảng Trị. Nhiệm vụ
chính của ông và đồng đội là hàng ngày dẫn lực lượng chủ lực, đem công
văn, mệnh lệnh từ chỉ huy xuống các đơn vị chiến đấu vào trong Thành cổ.
Mưa bom bão đạn thi nhau dội xuống trận địa, đường dây vô tuyến, hữu
tuyến gần như không hoạt động nên mệnh lệnh của chỉ huy chủ yếu được
truyền đạt qua đơn vị thông tin liên lạc.
CCB
Lê Xuân Chinh chia sẻ: Hồi đó, mỗi chiến sĩ đưa tin chúng tôi coi cái
chết nhẹ tựa như lông hồng, mưa bom bão đạn nhưng anh em đều vượt qua,
đem thông tin kịp thời cho đơn vị.
Chiến
dịch Thành cổ Quảng Trị kéo dài 81 ngày đêm (từ 28/6/1972 đến
16/9/1972) thì CCB Lê Xuân Chinh bám trụ đến 70 ngày. Mỗi ngày, ông và
đồng đội không biết phải bao lần đối mặt, vượt qua cái chết chỉ trong
gang tấc. Thế nhưng đến chiều ngày 5/9/1972, trên đường mang công văn từ
chỉ huy Trung đoàn xuống Ái Tử, ông bị mảnh pháo của địch găm vào sườn
trái, máu ướt sũng áo quần. Khi tỉnh dậy ông mới biết mình đã được
chuyển ra bệnh viện dã chiến ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).
Cựu chiến binh Lê Xuân Chinh (áo trắng) trong một lần về thăm quê.
Ngồi
bên các đồng đội và kể về bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” chụp dưới chân
Thành cổ Quảng Trị, CCB Lê Xuân Chinh chia sẻ: Khi ấy tôi nhận nhiệm vụ
dẫn phóng viên ảnh Đoàn Công Tính, Báo Quân đội nhân dân vào Thành cổ
Quảng Trị. Khi đến chốt của quân ta ở gần sông Thạch Hãn, thấy có một
nhóm chiến sĩ vui cười, nói chuyện giữa lúc pháo địch chuyển làn, phóng
viên Đoàn Công Tính bảo: “Các anh em cứ ngồi ở đó cười thật tươi, tôi
chụp bức ảnh”. Gia đình tôi khi ấy chỉ có một mình tôi là con trai nên
bản thân cũng muốn chụp bức ảnh để gia đình ở quê biết là tôi còn sống
và chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Lúc đó anh em chẳng ai nghĩ sẽ
sống sót và nổi tiếng cả nên ai cũng cười thật tươi cho khí thế.
Năm
1974, Lê Xuân Chinh phục viên. Vừa bước ra từ chiến trường đổ máu, ông
quyết định cùng vợ con lên làm kinh tế mới ở Điện Biên. Đối mặt với nỗi
lo cơm áo gạo tiền, giấy tờ khi tại ngũ lại thất lạc nên cuộc sống sau
này của gia đình ông khá vất vả. Mãi đến năm 2002, khi bạn bè chiến đấu
phát hiện ra ông chưa hy sinh, đồng đội đã giúp ông xây dựng căn nhà
tình nghĩa, ông được cấp thẻ thương binh hạng 4/4. Cuộc sống của người
lính già tuy đỡ vất vả hơn nhưng di chứng chất độc da cam/Điôxin lại
khiến cho hạnh phúc gia đình không trọn vẹn. Người con trai duy nhất bị
nhiễm chất độc da cam/Điôxin; người cháu bị bại não, chỉ nằm một chỗ...
Khó
khăn là thế nhưng nụ cười lạc quan ngày nào vẫn luôn hiện hữu trên
khuôn mặt người lính cựu, để rồi đây, cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước, ông lại trở về quê hương Hưng Hà, gặp gỡ
những người đồng đội cùng tham gia chiến đấu. Bên ly trà nóng, họ cùng
nhau ôn lại truyền thống hào hùng của quân và dân ta khi đã đánh bại
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Tiến Đạt
Thành cổ Quảng Trị - Khúc Thành tráng ca bất tử
(ANTV) - Đã 42 năm sau mùa hè đỏ lửa 1972 và cũng từng ấy năm, Thành cổ
Quảng Trị với 81 ngày đêm bão lửa mãi mãi trở thành huyền thoại trong
niềm tưởng vọng về khúc tráng ca bi hùng của cuộc kháng chiến chống kẻ
thù xâm lược.
Nghĩa trang có gần 600 ngôi mộ liệt sỹ mà chỉ có 22 ngôi mộ có tên, toạ lạc trên đồi cao lộng gió. Nằm yên nghỉ ở đây, các anh có thể nhìn thấy Thành Cổ yên bình nghiêng mình bên dòng Thạch Hãn huyền thoại.
Mảnh đất hơn hai cây số vuông, dưới lớp cỏ non thanh bình của hôm nay đã có hàng ngàn bộ đội và đồng bào ta nằm lại. Nơi ''mỗi mét vuông đất là một mét vuông máu''. Hỏi có nơi đâu cái giá của hoà bình đắt đến như vậy.
|
Bây giờ cỏ đã xanh trên Thành cổ thanh bình, nhưng để có sự bình yên của buổi hôm nay, tại nơi công trình kiến trúc cổ này, mỗi ngày trung bình một chiến sỹ của ta phải hứng chịu trên 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Bốn bức tường thành bốn phía của Thành cổ Quảng Trị dày tới 12m đổ sụp bởi đạn pháo và những sang chấn của nó".
Ngã ba Long Hưng - Chốt bảo vệ phía Nam Thành Cổ. Bao nhiêu đơn vị, bao nhiêu chiến sỹ của ta đã xả thân ở đó? Khó có câu trả lời cụ thể. Chỉ biết rằng lời thề quyết tử “còn người còn trận địa” của chiến sỹ ta còn văng vẳng đâu đây.
Ngã ba Cầu Ga, nơi đây có 20 chiến sỹ của Trung đội 2 Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304 án ngữ đầu cầu, ngăn chặn đường tiến công của quân thù thì có 19 đồng chí đã ngã xuống. Trung đội anh hùng này mãi mãi mang tên người Trung đội trưởng quả cảm Mai Quốc Ca.
|
Những bức ảnh, những hiện vật trong nhà bảo tàng Thành Cổ gây trong chúng tôi niềm thành kính và ngưỡng vọng. Những khuôn mặt của tuổi hai mươi hơn bốn mươi năm về trước, mà khi ngã xuống, nói như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thì, ''Họ đâu mong được phong anh hùng và có hoa tươi trên mộ'' mà "Họ chết vì lẽ công bằng và nhân phẩm".
Một Phan Văn Ba nát một bàn tay vẫn xin ở lại trận địa, một Hán Duy Long dùng trung liên kẹp nách truy kích địch diệt 58 tên, 3 lần bị thương vẫn giữ vững trận địa hay Nguyễn Xuất Hiện - con chim sơn ca của Thành Cổ mới có 14 tuổi đầu.
Cuộc chiến đấu anh hùng 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị ghi dấu sức mạnh kiên cường, ý chí mạnh mẽ, bền bỉ của quân và dân ta trong cuộc chiến chống kẻ xâm lược. Ở đó, mảnh đất nhỏ bé thiêng liêng bên dòng Thạch Hãn hiền hoà - nơi một thế hệ tuổi hai mươi nằm lại. Ở đó một thế hệ thanh niên đã được luyện tôi thành thép. Nhưng người ta đã nói rất nghiêm trang, rằng không thể ví những người trai Việt kiên cường ấy là thép, bởi thép có thể chảy ra trong lửa - Còn các anh - những chiến sỹ của 81 ngày đêm giữ thành Quảng Trị, họ đã làm nên một Thành Cổ oai hùng rung động khắp năm châu./.
Khúc tráng ca thành cổ Quảng Trị
20/10/2014
3003
Đạn
bom cũng đã đi qua, thời hoa lửa lùi xa trong trí nhớ nhưng dấu chân
lịch sử với những thương đau và oanh liệt thì sẽ chẳng bao giờ nhòa đi,
trong tâm thức, trong những di tích lịch sử một thời lưu giữ lại. Về
Quảng Trị hôm nay, gạt đi những nước mắt rơi của ngày trước, ta đến
thành cổ và thắp nén hương, gửi niềm chân thành và cảm kích tới lớp
người đi trước.

Thành
cổ Quảng Trị được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX với lối kiến trúc thành
trì đặc trưng của Việt Nam. Thành được bao quanh bằng tường gạch nung cỡ
lớn với bốn cửa Đông, Tây, Nam, Bắc vòm cuốn, phía trên có vọng lâu,
mái lợp ngói.

Thời
trước, thành cổ vừa là công trình thành lũy quân sự vừa là trụ sở chính
của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị . Đầu thế kỷ XX, thành cổ có thêm nhà
lao, tòa mật thám, trại lính… Nhà lao thành cổ Quảng Trị là nơi giam
cầm các chiến sĩ cộng sản, những nhà yêu nước. Nhà lao nơi đây có thể là
nơi cầm chân thể xác, nhưng chẳng thể nào cầm chân ý chí. Những bài học
về ý chí sắt son được nung lên truyền từ người này qua người khác.

Thành cổ Quảng Trị 1967, nhìn về hướng đông, nơi từng là nhà lao của rất nhiều tù chính trị. - Ảnh: sưu tầm
Gắn
liền với những dấu mốc khốc liệt và bi tráng, những năm 1968, 1972
thành cổ chìm trong đạn bom hoa máu. Chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972 đã
khiến thành cổ gần như bị san phẳng. Duy chỉ có cửa phía đông giữ được
vẻ nguyên vẹn nhất dù cũng chi chít dấu bom.

1972
và 81 ngày đêm đẫm máu. Quảng Trị trở thành túi bom lớn nổ suốt ngày
đêm. Chưa có cuộc tấn công nào để đánh chiếm tòa thành chỉ vì 2000m mà
phải huy động một lực lượng lớn máy bay, tên lửa, bom đến vậy. Hơn 300
nghìn tấn bom trong gần ba tháng, mảnh đất Quảng Trị không biết đã bị nổ
bao nhiêu lần. Máu rơi thấm đẫm vào lòng đất, bao linh hồn ngã xuống
đổi lại bình yên cho mảnh quê hương.

Dù
bom đạn rơi đỏ trời Quảng Trị, nhưng mảnh đất này vẫn kiên cường, bất
khuất, dồn nén đau thương mà tiến lên phía trước. Ngày hôm nay, thành
được công nhận là di tích quốc gia, di tích một thời đọng lại. Dưới cái
lớp nền đất Quảng Trị ta đứng hôm nay hòa lẫn mất mát thương đau nhưng
cả quật cường của dân tộc.

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Trị
Thành
cổ được tu sửa, lập đài tưởng niệm với những hàng dừa bao quanh. Giữa
những ngày bình yên ta tới nơi đây để thắp lấy nén nhang tưởng nhớ cho
một thời hào hoa bi tráng của dân tộc.


Hoa lại lớn lên trên mảnh đất anh hùng. - Ảnh: Lùn
Đài
tưởng niệm đắp lên là tấm mộ chung cho những con người đã quật cường mà
ngã xuống. Ta đi khắp mọi miền tổ quốc yêu thương. Đẹp và tự hào ngày
hôm nay ta hưởng, không đâu khác chính là một phần máu thịt mà Quảng Trị
đổ xuống. Nhớ ơn những người đi trước, ta ý thức được giá trị cuộc sống
của mình.


Người đến dâng hương với lòng biết ơn, thành kính. - Ảnh: ctv11 news!
Chạm
tay vào những mảnh di tích, những dấu vết thời gian, lịch sử và đạn
bom. Từng di vật lịch sử đặt trong bảo tàng, trong linh hồn cỏ cây, hoa
lá đất trời. Ta dẫu đi muôn nơi xa xôi ở khắp mọi nẻo đường nhưng ta sẽ
chẳng bao giờ quên mất đi tấm lòng biết ơn tổ quốc gian lao ngày trước.


Nhìn lại năm xưa, ta nhìn lại sự kiên cường dân tộc. - Ảnh: Khánh Hmoong
Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Trị

Ngày nào đó, ta tìm về nơi đây với tình yêu tổ quốc. - Ảnh: vovworld.vn_Hoài Nam
Một
ngày nắng gió nhẹ gió bay bay, thôi vi vu nơi những đèo chênh vênh mây
núi, thôi tận hưởng cái mùi biển xanh. Ta học cách yêu thương một phần
máu hoa tổ quốc. Trên chặng đường ta đi phía trước, tổ quốc gọi tên và
sẽ mãi nâng đỡ đôi cánh tự do bằng tất cả tâm sức của mình.
Iki Oleo - Mytour.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét