Maurice Leblanc (1864 –1941) / Đọc truyện
(ĐC sưu tầm trên NET)

Sách là ngọn đuốc soi rọi chân lý, là chiếc khăn thấm đẫm máu, nước mắt và lòng nhân ái của loài người!
--------------------------------------------------------------------
Maurice Leblanc (1864 –1941) và nhân vật Arsene Lupin. Trong khi Sherlock Holmes là thám tử còn Lupin lại là trộm đạo (nhiều lúc kiêm luôn thám tử). Holmes lạnh lùng, sống độc thân còn Lupin lãng mạn, cặp hết cô này đên cô kia. Truyện Holmes theo tỉ lệ 7 phần trinh thám/3 phần phiêu lưu mạo hiểm còn Lupin thì phiêu lưu mạo hiểm là chính.
---------------------
--------------------------------------------------------------
Tuyển Tập Arsene Lupin
Sách là ngọn đuốc soi rọi chân lý, là chiếc khăn thấm đẫm máu, nước mắt và lòng nhân ái của loài người!
--------------------------------------------------------------------
Maurice Leblanc (1864 –1941) và nhân vật Arsene Lupin. Trong khi Sherlock Holmes là thám tử còn Lupin lại là trộm đạo (nhiều lúc kiêm luôn thám tử). Holmes lạnh lùng, sống độc thân còn Lupin lãng mạn, cặp hết cô này đên cô kia. Truyện Holmes theo tỉ lệ 7 phần trinh thám/3 phần phiêu lưu mạo hiểm còn Lupin thì phiêu lưu mạo hiểm là chính.
Maurice Leblanc
Maurice Leblanc dưới bóng Arsène Lupin
Chính óc tưởng tượng phong phú và văn phong điêu luyện, cộng với phương pháp học lóm vừa nhắc tới trên, đã dọn cho Arsène Lupin / Maurice Leblanc một chỗ ngồi xứng đáng trên văn đàn của loại hình tiểu thuyết trinh thám ở Pháp một trăm năm tròn.
Trần Thiện Đạo -
(Kỷ niệm 100 năm ngày nhân vật Arsène Lupin ra đời)
Trong nền văn chương thế giới hiếm có những trường hợp
mà tác giả được người đọc nhắc tới không qua tên mình ký trên tác phẩm,
mà qua tên nhơn vật do mình thai nghén. Đếm không đầy năm ngón trên một
bàn tay. Trong số trường hợp ít ỏi này nổi bật hơn hết - hơn cả Sir
Arthur Conan Doyle (1859-1930), cha đẻ thám tử lừng danh Sherlock Holmes
- là nhà văn Pháp đầu thế kỷ 20 Maurice Leblanc (1864-1941), chuyên
viết feuilletons, khiến chúng tôi không khỏi nghĩ tới nhà văn Lê Xuyên (1927-2004) vừa qua đời, cũng chuyên viết truyện đăng từng kỳ trên báo, ở miền Nam trước 1975, và cũng nổi tiếng không ít. Lê Xuyên thường được độc giả thân mật gọi là Chú Tư Cầu,
nhơn vật chánh trong tác phẩm cùng tên (1965) của ông. Maurice Leblanc
cũng vậy - tuy cuối đời không gặp những hoàn cảnh éo le như Lê Xuyên -
ít khi được nhớ đúng tên mình (ngoại trừ trong giới nghiên cứu văn học):
độc giả không ngừng đồng hóa tác giả với nhơn vật Arsène Lupin,
chào đời vào năm 1905 dưới ngòi viết của ông. Từ đó cho tới ngày ông từ
trần ba mươi sáu năm sau, cặp Maurice Leblanc / Arsène Lupin chẳng nói
chẳng rằng đã mặc nhiên hóa thành một, như tác giả có lần đã bộc
lộ, xem chừng tự ái vì bị xúc phạm: “Tôi với nó tuy hai mà một. Có điều,
nó đâu phải là hình bóng của tôi, mà chính tôi mới là hình bóng của
nó”.
Một nhận xét chủ quan, nhưng rất chánh xác. Sự việc đã xảy ra và diễn tiến như thế nào để dẫn tới hậu/hiệu quả ấy?
Arsène Lupin chào đời
Đầu năm 1905, Pierre Lafitte, đồng nghiệp và bạn thân của Maurice Leblanc, cho ra mắt một tập san lấy tên là Je sais tout (Gì
cũng biết). Một cái tên bình dân, dành cho đại chúng bấy giờ đang mê
mệt theo dõi các cuộc điều tra, diễn ra đâu đó ở tận phía bên kia bờ
biển, ở tận xứ Hồng mao, của thám tử Sherlock Holmes. Pierre Lafitte cần
có một nhơn vật mới cho truyện đăng từng kỳ trên báo của mình, cũng hấp
dẫn như vậy, nhưng phải tác động ở ngay trong nước, gần gũi hơn, thích
hạp với bổn sắc dân tộc Pháp hơn, hầu thâu hút độc giả. Và ông đã chọn trúng tủ Maurice Leblanc để giao việc này: nhơn vật Arsène Lupin lập tức chào đời trong hoàn cảnh đó.
Vừa cười cợt vừa nghịch ngợm. Tác giả đã chẳng khởi
đầu mọi chuyện bằng cách mượn tên Arsène Lopin của một uỷ viên hội đồng
thành phố Paris khét tiếng bấy giờ, lấy chữ u thay chữ o, để đặt tên nhơn vật của mình đó sao? Đã chẳng sáng tạo một thứ gentleman cambrioleur, một thứ ăn trộm lịch lãm lạ đời - ngay trong nhan đề tác phẩm Arsène Lupin, gentleman cambrioleur (1907)
- đối trọng với thám tử Sherlock Holmes chuyên nghề điều tra bắt trộm
đó sao? Đã chẳng gián tiếp (hay trực tiếp?) chơi chữ để nhạo báng đồng
nghiệp của mình bấy giờ là Conan Doyle qua nhan đề mấy tập Arsène Lupin contre Herlock Sholmes (Arsène Lupin cụng đầu với Herlock Sholmes - thay vì Sherlock Holmes); hay Herlock Sholmes arrive trop tard (Trễ
quá rồi Herlock Sholmes ơi) đó sao? Đã chẳng... và còn biết bao sự việc
nữa cũng không kém phần ngổ ngáo, bướng bỉnh, khó bề kể hết qua các
dòng ngắn ngủi này.
Thể theo mục tiêu do tạp chí vạch sẵn, Maurice Leblanc
tạo nên một nhơn vật quả tình độc đáo, có một không hai vào thời ấy -
phải đợi vài ba năm sau mới có người bắt chước. Thứ ăn trộm chỉ ăn trộm
nhà giàu và, hơn nữa, lại còn dám đương đầu với cảnh sát và hiến binh -
hai tác phong đánh trúng tâm lý giới bình dân sống trong cảnh bần hàn và
thường xuyên bị hà hiếp. Thế là chẳng mấy chốc Arsène Lupin nghiễm
nhiên trở thành người hùng dưới mắt đại đa số quần chúng
bấy giờ. Họ quên lửng tên tác giả để chỉ còn nhớ tới nhơn vật họ đang
hồi hộp theo dõi từng hành tích trên trang báo, trang sách.
Hành tích ăn trộm Ăn trộm có quy hoạch
hẳn hoi chớ không ăn trộm vặt. Biết lựa chọn, chớ không hẩu lốn gì cũng
quịt hết. Bằng chứng là Arsène Lupin, vào một đêm khuya nọ, đã lẻn vô
dinh cơ của Nam tước Shormann, nhưng tuyệt nhiên không thèm rớ tới một
món nhỏ nhặt nào, mà chỉ để lại cho... thân chủ của mình tấm danh thiếp
giải thích nguyên do: “Arsène Lupin xin sẽ trở lại khi đồ vật trong nhà được thay thế bằng thứ thiệt”, rồi, tay không, nhẹ nhõm chui lọt ra ngoài, biến mất.
Đòi hỏi và thái độ lịch thiệp nói trên đủ để chúng ta
nhận thấy ngay rằng Arsène Lupin quả là một tay ăn trộm lạ đời, và đáng
nể. Còn đáng nể hơn nữa khi xét tới hành tung của hắn qua các trang viết
ca ngợi thành tích hắn thâu lượm được hằng ngày và qua bộ dáng lúc nào
cũng có vẻ tưng tửng nghịch ngợm và ngổ ngáo.
Nhưng nhìn kỹ hơn, thì hắn lại xuất hiện như một con
người không mấy xa lạ với anh và tôi. Nghĩa là tùy lúc tùy thời tùy
cảnh, khi thì nhạy cảm quá mức, khi thì cười vui rộn rã, khi thì nét mặt
buồn hiu, khi thì..., hệt như mỗi người chúng ta. Và có không ít cá
tánh và sở thích, tài tử mà vẫn cứ cầu toàn, mê nhạc kịch và vũ khúc cổ
điển, đủ khả năng, lợi dụng thời gian xen kẽ giữa hai vụ trộm, để chú
giải tập Vies pararallèles des hommes illustres (Chơn dung các
nhơn vật lừng lẫy) của nhà văn Hy Lạp cổ Plutarque. Không những thế, mà
ngoài đời hắn còn biết ứng đối mau lẹ, biết mát mẻ chua cay, biết lòe
mắt thiên hạ khi cần. Riêng về mục... người đẹp, hắn lại có biệt tài
chinh phục ít ai bì kịp, có điều là hắn thích giao... dịch với từng lớp
quý phái - chỉ giai cấp này mới có đủ tài sản để hắn lấy trộm - nhiều
hơn là với giới bình dân. Cứ nghĩ tới danh tánh các cô nường hắn đã ôm
ấp trong lòng là chúng ta thấu rõ ngay liền, nào là - chữ de kèm tên họ phải được hiểu như chữ tôn nữ trong tiếng ta - Angélique de Zarzeau-Vandôme, Raymonde de Saint-Véran hay công chúa de Casgliostro và nhiều nữa, kể sao cho hết.
Tóm lại, Arsène Lupin là một nhơn vật tiểu thuyết đầy đủ tính người, trình độ học thức chẳng thua kém ai, mà hành vi ăn trộm là cả một tác phong nghệ thuật.
Mặc sức tung hoành
Trong mười sáu truyện dài, ba mươi bảy truyện vừa và
ngắn và bốn vở kịch (chỉ kể các tác phẩm trong đó Arsène Lupin thủ vai
chánh, các truyện khác không mấy thành công) đăng từng kỳ trên báo chí
trước khi in thành sách, từ cuốn đầu tựa là Arrestation d’Arsène Lupin (Arsène Lupin bị tóm cổ, 1905) tới cuốn chót La Cogliostro se venge (Tôn nữ Cogliostro phục thù, 1935) qua các kiệt tác như L’Aiguille creuse (Ngọn đá rỗng, 1909) hay Les Huits Coups de l’horloge (Đồng hồ vừa điểm tám tiếng, 1923), Arsène Lupin đã mặc sức tung hoành qua mắt công an, cảnh sát và hiến binh. Binh vực quả phụ và trẻ côi, để thỏa nguyện mối thù nung nấu từ thuở còn thơ.
Một mối thù chớm và sớm nở vào thời mẹ hắn buộc phải bán sức nuôi con, đi ở đợ (domestique, nói theo tiếng Pháp, hay làm oshin,
nói như hiện nay) cho nhà họ quý tộc Dreux-Soubise. Đầu tắt mặt tối
ngày đêm, bị bọn trưởng giả hành hạ còn hơn súc vật. Bấy giờ Arsène
Lupin mới vừa lên bảy, vậy mà đã phải ra tay, trộm lấy chiếc kiềng của
hoàng hậu, trong truyện Ngọn đá rỗng - khai mào cho sự nghiệp của
mình. Một sự nghiệp đầy sóng gió mà cũng thâu lượm được nhiều điều đắc ý
suốt trọn thời gian ba bốn chục năm ròng trên bao nhiêu trang báo,
trang sách.
Để qua mắt cảnh sát và hiến binh hằng dốc sức bảo vệ
tài sản của từng lớp thượng lưu, Arsène Lupin phải thường xuyên thay
hình đổi dạng trong khi hành nghề. Các nhà nghiên cứu đã
bỏ và bõ công đếm thử, quả quyết rằng Arsène Lupin cải trang tất cả là
47 lần (xin bạn đọc cứ tin như vậy, tác giả bài này chưa có dịp kiểm
tra), khi thì lái xe mướn, khi thì làm thầy thuốc, nhà cái đua ngựa hay
giám định nghệ thuật... ôi thôi đủ ngón đủ ngành, dưới những tên vay
mượn như hoàng thân Paul Sermine hay don Luis Perenna (lấy mười một chữ tên Arsène Lupin đảo lộn nhau), dễ bề xâm nhập vô sào huyệt của bọn nhà giàu mà tha hồ hôi của.
Khác nào anh chàng anarchiste Marius Jacob theo phái vô chánh phủ,
lừng danh vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đã trổ tài trấn lột tài sản
của bọn nhà giàu đem chia cho dân nghèo. Hơn một trăm năm mươi vụ trộm,
giựt của, êm ru không đổ một giọt máu đào, vậy mà cuối cùng - và đây là
chỗ khác biệt giữa nhơn vật có thật này với nhơn vật tiểu thuyết - cũng
bị đày biệt xứ suốt trọn hai mươi bốn năm trời, trong lúc Arsène Lupin
không bị trầy da sướt thịt lần nào. Tuy vậy, đa số các nhà nghiên cứu
nhắc tới trên đây vẫn nghĩ rằng Marius Jacob đã làm mẫu cho nhơn vật
Arsène Lupin. Nhưng cho tới nay, chẳng hề nghe thấy cặp Maurice Leblanc /
Arsène Lupin lên tiếng bàn tới việc này.
Bậc thầy Dầu
sao chăng nữa thì giới nghiên cứu và phê bình, đồng tình với độc giả,
vẫn cứ xem Maurice Leblanc là bậc thầy số một trong nền tiểu thuyết
trinh thám Pháp. Nhơn vật Arsène Lupin rất ăn khách của ông đã được
nhiều tiểu thuyết gia đương thời nhại theo, chẳng hạn như Gaston Leroux,
cha đẻ thám tử Rouletabille lai cả Arsène Lupin lẫn Sherlock Holmes, hay Marcel Allain và Pierre Souvestre, đồng tác giả bộ Fantômas, tên
đạo chích kỳ tài chuyên nghề trộm cướp thiên hạ. Còn độc giả thì vẫn
tiếp tục theo dõi mọi hành tích mạo hiểm của Arsène Lupin trên trang
sách như trước kia và nhứt là sau này trên màn ảnh phim nhựa và vô tuyến
truyền hình.
Nhưng cần phải nói rằng, ngoài óc tưởng tượng vô song
tạo nên nhơn vật Arsène Lupin, Maurice Leblanc còn có một văn phong hấp
dẫn lạ thường. Một thứ văn phong lôi kéo, mà giới phê bình chỉ định bằng tính từ lupinien (đặc biệt Lupin, chớ không phải đặc biệt Leblanc),
vô vàn sanh động, giàu màu sắc và rất nên thơ, không một vết nhăn nào
tròn một thế kỷ qua và, hơn nữa, được tạo dựng đúng theo phương pháp của
tiểu thuyết gia lịch sử Alexandre Dumas (1802-1870) đề xướng hơn bảy
mươi năm trước, như sau:
“Phải biết thâu hút tâm trí độc giả tức thì thay vì
làm cho họ thấy ngán; khai mào bằng một pha sống động thay vì giảng
giải dông dài; chỉ bàn tới nhơn vật khi đã bắt họ hành động thay vì bắt
họ hành động sau khi đã bàn tới họ.” 1
Paris 12/11/2004 ---------------------
Nét hấp dẫn vượt thời gian giữa Sherlock Holmes và Arsene Lupin
Được
ví như giọt nước và ánh lửa, như cái lạnh của sương mù thành London và
dáng vẻ sôi nổi, hào nhoáng của thành Paris, hai nhân vật hư cấu cùng
thời Arsène Lupin và Sherlock Holmes cho đến nay vẫn hấp dẫn độc giả
trên toàn thế giới.
Arsène Lupin là một nhân vật hư cấu xuất hiện trong loạt truyện thám tử, tiểu thuyết trinh thám của nhà văn trinh thám Pháp Maurice Leblanc (1864 – 1941) (tác gia cùng thời với “cha đẻ của Sherlock Holmes” Arthur Conan Doyle (1859 – 1930)).
Nhiều người cho rằng, Lupin được xây dựng dựa trên hình tượng Marius Jacob – một tên trộm thông minh có thật nổi tiếng ở Pháp. Arsène Lupin là một siêu đạo chích có tài hóa trang, một tên trộm quý tộc chuyên trộm đồ của nhà giàu trong khi núp bóng quý ông lịch thiệp.
Arsène Lupin là một nhân vật có thể sánh ngang cùng với các nhân vật khác như Holmes cua Conan Doyle, Hercule Poirot của Agatha Christie.

Arsène Lupin vs. Sherlock Holmes
Nếu ai đã từng ham mê đọc Sherlock Holmes thì không thể bỏ qua nhân vật cũng không kém tài năng đó là Arsène Lupin. Arsène Lupin có óc phán đoán, sự tinh nhạy và tài phá án “ngang ngửa” với Sherlock Holmes.
Song khác với sự công khai của người bảo vệ công lý Sherlock Holmes, Arsène Lupin luôn ẩn hiền, mờ tỏ, rắc rối và phức tạp hơn nhiều. Lupin thực thi công lý theo một cách thức khác: lên án chống lại những kẻ giàu sang, lấy tiền bạc và của cải của họ giúp đỡ cho những người nghèo khó.
Có thể nói, Lupin là kẻ trộm chính nghĩa và Sherlock Holmes là người bảo vệ công lý.
Nét hấp dẫn song hành giữa Arsène Lupin và Sherlock Holmes
Được ví như giọt nước và ánh lửa, như cái lạnh của thành sương mù London và dáng vẻ sôi nổi, hào nhoáng của thành Paris – lộng lẫy kinh đô Ánh sáng, hai nhân vật hư cấu cùng thời Arsène Lupin và Sherlock Holmes cho đến nay vẫn hấp dẫn độc giả và gợi nguồn cảm hứng sâu sắc tới các đạo diễn tài ba trên toàn thế giới.
Cả hai gần như khác biệt về phạm vi hoạt động, về tính cách và mục đích, nhưng ở họ, có 2 điểm chung là trên tài cả giới cảnh sát điều tra và ẩn chứa nét hấp dẫn tuyệt vời:
Phần lớn những cuộc điều tra của thám tử Sherlock Holmes lịch lãm, quyết đoán diễn ra tại London và những vùng phụ cận, đặt trong khoảng thời gian từ năm 1886 đến năm 1904, thấm đẫm phong vị thời Victoria cường thịnh.
Ngược lại, những phi vụ của Lupin – tên trộm phong độ, hào hoa, yêu chiều phụ nữ – lại tập trung chủ yếu ở Paris nước Pháp, vào “Thời kỳ tươi đẹp” (Belle Époque).
Về thời gian, ra đời sớm hơn so với Lupin (1887 so với 1905), hình tượng Holmes gắn liền với những dấu ấn thời đại, những phương tiện kỹ thuật riêng, được phản chiếu vào trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Ở những thiên truyện của Conan Doyle, Holmes hãy còn xuất hiện cùng cỗ xe ngựa hai bánh và đoàn tàu lửa hơi nước.
Trong khi ấy, ở những khung cảnh đầu tiên mà Lupin xuất hiện và hành động, đã bắt gặp bóng dáng của những máy chụp hình Kodak, những chiếc Limousine 24CV do Peugeon chế tạo.
Đi sâu vào bản chất hình tượng, cả Holmes và Lupin đều là những biểu tượng cho tinh thần dân tộc, có quan hệ mật thiết với việc giữ vững lợi ích quốc gia, cưu mang niềm tự hào nòi giống. Trong truyện “Con bảy cơ”, viết vào năm 1907, Leblanc đã để cho Lupin dùng tài năng siêu việt của mình đánh cắp một bản kế hoạch chế tạo tàu ngầm tối mật của nước ngoài.
Hơn một năm sau, Conan Doyle đã đáp trả bằng việc sáng tác câu chuyện Holmes kỳ công phá án và tìm lại được kế hoạch tuyệt mật ấy. Holmes luôn là một ngườ ái quốc, một người Anh lịch lãm, lạnh lùng; trong khi Lupin hào hoa được gọi là “tên trộm của đất nước” và luôn mang bên mình giấc mộng Napoléon nồng cháy.
Cả hai nhân vật, tồn tại trong thế giới với những luật chơi riêng, nhưng đều có chung thái độ khinh thường những thiết chế rất đỗi quan liêu, máy móc, kém hiệu năng của luật pháp hiện thời. Bộ máy cảnh sát và các viên thám tử là một chiếc đinh ốc trong trò chơi vượt thoát đầy khôi hài và mai mỉa của Lupin: “không viên cảnh sát nào có thể ngăn hắn làm điều hắn muốn”.
Trong khi đó, thái độ của Holmes với giới cầm quyền được biểu hiện thông qua cảm nhận của ông về thanh tra Lestrade: nhanh nhẹn nhưng cứng nhắc, quá nghèo trí tưởng tượng và hết sức thiển cận.
Mặc dù khác biệt trong mục đích, hành động và nhiều quan điểm khác, nhưng hình tượng văn học Arsene Lupin và Sherlock Holmes lại có sức hấp dẫn người hâm mộ không thể chối bỏ.
Nếu tinh ý, độc giả hoàn toàn có thể thấy 2 hình tượng này được tái hiện trong cuộc đấu trí, so tài của thám tử Conan và Siêu đạo chích Kaito Kid trong bộ truyện tranh Nhật Bản Thám tử lừng danh Conan của tác giả Aoyama Gōshō.
Trang Ly (T/h)
Arsène Lupin là một nhân vật hư cấu xuất hiện trong loạt truyện thám tử, tiểu thuyết trinh thám của nhà văn trinh thám Pháp Maurice Leblanc (1864 – 1941) (tác gia cùng thời với “cha đẻ của Sherlock Holmes” Arthur Conan Doyle (1859 – 1930)).
Nhiều người cho rằng, Lupin được xây dựng dựa trên hình tượng Marius Jacob – một tên trộm thông minh có thật nổi tiếng ở Pháp. Arsène Lupin là một siêu đạo chích có tài hóa trang, một tên trộm quý tộc chuyên trộm đồ của nhà giàu trong khi núp bóng quý ông lịch thiệp.
Arsène Lupin là một nhân vật có thể sánh ngang cùng với các nhân vật khác như Holmes cua Conan Doyle, Hercule Poirot của Agatha Christie.
Arsène Lupin vs. Sherlock Holmes
Nếu ai đã từng ham mê đọc Sherlock Holmes thì không thể bỏ qua nhân vật cũng không kém tài năng đó là Arsène Lupin. Arsène Lupin có óc phán đoán, sự tinh nhạy và tài phá án “ngang ngửa” với Sherlock Holmes.
Song khác với sự công khai của người bảo vệ công lý Sherlock Holmes, Arsène Lupin luôn ẩn hiền, mờ tỏ, rắc rối và phức tạp hơn nhiều. Lupin thực thi công lý theo một cách thức khác: lên án chống lại những kẻ giàu sang, lấy tiền bạc và của cải của họ giúp đỡ cho những người nghèo khó.
Có thể nói, Lupin là kẻ trộm chính nghĩa và Sherlock Holmes là người bảo vệ công lý.
Nét hấp dẫn song hành giữa Arsène Lupin và Sherlock Holmes
Được ví như giọt nước và ánh lửa, như cái lạnh của thành sương mù London và dáng vẻ sôi nổi, hào nhoáng của thành Paris – lộng lẫy kinh đô Ánh sáng, hai nhân vật hư cấu cùng thời Arsène Lupin và Sherlock Holmes cho đến nay vẫn hấp dẫn độc giả và gợi nguồn cảm hứng sâu sắc tới các đạo diễn tài ba trên toàn thế giới.
Cả hai gần như khác biệt về phạm vi hoạt động, về tính cách và mục đích, nhưng ở họ, có 2 điểm chung là trên tài cả giới cảnh sát điều tra và ẩn chứa nét hấp dẫn tuyệt vời:
Phần lớn những cuộc điều tra của thám tử Sherlock Holmes lịch lãm, quyết đoán diễn ra tại London và những vùng phụ cận, đặt trong khoảng thời gian từ năm 1886 đến năm 1904, thấm đẫm phong vị thời Victoria cường thịnh.
Ngược lại, những phi vụ của Lupin – tên trộm phong độ, hào hoa, yêu chiều phụ nữ – lại tập trung chủ yếu ở Paris nước Pháp, vào “Thời kỳ tươi đẹp” (Belle Époque).
Về thời gian, ra đời sớm hơn so với Lupin (1887 so với 1905), hình tượng Holmes gắn liền với những dấu ấn thời đại, những phương tiện kỹ thuật riêng, được phản chiếu vào trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Ở những thiên truyện của Conan Doyle, Holmes hãy còn xuất hiện cùng cỗ xe ngựa hai bánh và đoàn tàu lửa hơi nước.
Trong khi ấy, ở những khung cảnh đầu tiên mà Lupin xuất hiện và hành động, đã bắt gặp bóng dáng của những máy chụp hình Kodak, những chiếc Limousine 24CV do Peugeon chế tạo.
Đi sâu vào bản chất hình tượng, cả Holmes và Lupin đều là những biểu tượng cho tinh thần dân tộc, có quan hệ mật thiết với việc giữ vững lợi ích quốc gia, cưu mang niềm tự hào nòi giống. Trong truyện “Con bảy cơ”, viết vào năm 1907, Leblanc đã để cho Lupin dùng tài năng siêu việt của mình đánh cắp một bản kế hoạch chế tạo tàu ngầm tối mật của nước ngoài.
Hơn một năm sau, Conan Doyle đã đáp trả bằng việc sáng tác câu chuyện Holmes kỳ công phá án và tìm lại được kế hoạch tuyệt mật ấy. Holmes luôn là một ngườ ái quốc, một người Anh lịch lãm, lạnh lùng; trong khi Lupin hào hoa được gọi là “tên trộm của đất nước” và luôn mang bên mình giấc mộng Napoléon nồng cháy.
Cả hai nhân vật, tồn tại trong thế giới với những luật chơi riêng, nhưng đều có chung thái độ khinh thường những thiết chế rất đỗi quan liêu, máy móc, kém hiệu năng của luật pháp hiện thời. Bộ máy cảnh sát và các viên thám tử là một chiếc đinh ốc trong trò chơi vượt thoát đầy khôi hài và mai mỉa của Lupin: “không viên cảnh sát nào có thể ngăn hắn làm điều hắn muốn”.
Trong khi đó, thái độ của Holmes với giới cầm quyền được biểu hiện thông qua cảm nhận của ông về thanh tra Lestrade: nhanh nhẹn nhưng cứng nhắc, quá nghèo trí tưởng tượng và hết sức thiển cận.
Mặc dù khác biệt trong mục đích, hành động và nhiều quan điểm khác, nhưng hình tượng văn học Arsene Lupin và Sherlock Holmes lại có sức hấp dẫn người hâm mộ không thể chối bỏ.
Nếu tinh ý, độc giả hoàn toàn có thể thấy 2 hình tượng này được tái hiện trong cuộc đấu trí, so tài của thám tử Conan và Siêu đạo chích Kaito Kid trong bộ truyện tranh Nhật Bản Thám tử lừng danh Conan của tác giả Aoyama Gōshō.
Trang Ly (T/h)
Tuyển Tập Arsene Lupin
Nhận xét
Đăng nhận xét