Những vũ khí hạt nhân của Anh có thể dễ dàng xóa sổ một quốc gia
QS |
42
Vào bất cứ thời điểm nào, cũng sẽ có hàng chục tên lửa hạt nhân Anh sẵn sàng khai hỏa trong vòng vài phút.
Sự ra đời của lực lượng tàu ngầm
Vương quốc Anh duy trì một hạm đội gồm 4 tàu ngầm hạt nhân
mang tên lửa đạn đạo, có khả năng phá hủy cả quốc gia lớn nhất trên thế
giới. Hạm đội này ra đời sau khi đồng minh của họ - Mỹ - quyết định hủy
bỏ một hệ thống vũ khí quan trọng, hứa hẹn trở thành nền tảng cho kho
vũ khí hạt nhân của London.
50 năm sau, lực lượng tàu
ngầm tên lửa trở thành phương tiện duy nhất mang vũ khí hạt nhân của
Anh, mang lại cho nước này sức mạnh răn đen bất biến trước các cuộc tấn
công hạt nhân.
Trong những năm 1960, lực lượng hạt nhân của Anh
phụ thuộc vào các máy bay ném bom chiến lược Avro Vulcan, Handley Page
Victor và Vickers Valiant. Những máy bay này dự kiến được trang bị tên
lửa đạn đạo phóng từ trên không Skybolt của Mỹ, với tốc độ lên tới Mach
12,4, có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không Liên Xô.
Không may, Skybolt đã gặp phải các vấn đề kỹ thuật, khiến chính phủ Mỹ hủy bỏ chương trình này vào năm 1962.
Tên lửa đạn đạo phóng từ trên không GAM-87 Skybolt (Ảnh: Wiki)
Quyết
định trên đặt ra mối đe dọa đối với năng lực răn đe hạt nhân của Anh,
vì thế, cả 2 quốc gia đã gấp rút tìm kiếm giải pháp mới: Mỹ đồng ý cung
cấp cho Anh các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Polaris để thay thế
Skybolt. Tuy nhiên, khi ấy, Anh không có trong tay tàu ngầm nào có thể
mang tên lửa Polaris, họ phải bắt tay chế tạo chúng.
Một
nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Anh kết luận rằng, giống như Pháp, Anh cần
ít nhất 5 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo để duy trì vị thế răn đe hạt
nhân đáng tin cậy. Con số này sau đó giảm xuống 4 tàu.
Tàu ngầm
Anh được định danh là lớp Resolution, có nhiều điểm giống lớp Lafayette
của Hải quân Mỹ, với 8 ống phóng tên lửa. Hầu hết các bộ phận của tàu
ngầm do Anh chế tạo nhưng ống phóng tên lửa, hệ thống điều khiển hỏa lực
được sản xuất tại Mỹ.
Tàu ngầm HMS Resolution. Ảnh: Wiki
Mỗi
tàu ngầm lớp Resolution trang bị 16 tên lửa Polaris A-3, tầm bắn khoảng
4.000km và ban đầu lắp một đầu đạn duy nhất của Anh. Về sau, phiên bản
nâng cấp Polaris A-3TK mang theo 6 đầu đạn dẫn hướng độc lập Chevaline
với sức công phá 150 kiloton mỗi đầu đạn.
HMS
Resolution, chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp này, được đặt ky năm 1964
và đưa vào biên chế năm 1967. Tiếp đó là 3 chiếc Repulse, Renown (biên
chế năm 1968) và Revenge (năm 1969). Tháng 2/1968, tàu ngầm lớp
Resolution lần đầu tiên phóng tên lửa thành công ngoài khơi bang
Florida. Hàng chục tên lửa sẵn sàng khai hỏa
Tới đầu
những năm 1980, Anh nhận thấy họ cần thay thế các tàu Resolution. Mặc dù
Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và Liên Xô tan rã nhưng London vẫn duy trì
các cơ sở đóng tàu và thi công 4 chiếc tàu mới. Lần này, Anh lại quyết
định tự chế tạo tàu ngầm và trang bị cho chúng tên lửa Mỹ.
Kết quả
cho ra đời 4 tàu ngầm lớp Vanguard: Vanguard (biên chế năm 1993),
Victorious (1995), Vigilant (1996) và Vengeance (1999). Tàu ngầm
Vanguard lần đầu tiên phóng tên lửa Trident II vào năm 1994 và thực hiện
đợt tuần tra đầu tiên trong năm 1995.
Với lượng giãn nước 15.000
tấn, các tàu ngầm lớp Vanguard có kích cỡ gấp đôi lớp tàu tiền nhiệm
Resolution. Mặc dù mỗi tàu ngầm có 16 ống phóng nhưng năm 2010, Anh
quyết định chỉ trang bị cho mỗi tàu 8 tên lửa đạn đạo Trident II D-5.
Tầm
bắn lên tới 7.400km cho phép Trident II D-5 có thể tấn công các mục
tiêu trên khắp lãnh thổ Nga ở châu Âu một cách dễ dàng. Mỗi tên lửa D-5
mang 8 đầu đạn dẫn hướng độc lập với sức công phá 475 kiloton mỗi đầu
đạn.
Tương tự như Mỹ, các tàu ngầm Anh duy trì 2 kíp thủy thủ mỗi
tàu để tăng khả năng sẵn sàng tác chiến.Theo chương trình Răn đe hạt
nhân liên tục trên biển (CASD), Anh sẽ luôn có ít nhất 1 tàu ngầm hạt
nhân tuần tra vào bất cứ thời điểm nào.
Tàu ngầm lớp Vanguard. Ảnh: Wiki
Năm
2016, Bộ Quốc phòng Anh ra thông báo về lớp tàu ngầm hạt nhân thế hệ
mới, định danh là Dreadnought. Dự kiến, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ chế
tạo 4 tàu Dreadnought, mỗi tàu có lượng giãn nước 17.200 tấn và bắt đầu
khởi đóng từ tháng 9/2016.
Mỗi tàu ngầm lớp Dreadnought
sẽ có 12 ống phóng tên lửa, thay vì 16 như lớp Vanguard và sẽ kế thừa
các tên lửa Trident II D-5 từ lớp tàu tiền nhiệm. Chúng dự kiến được đưa
vào biên chế Hải quân Anh trong những năm 2030 và có tuổi thọ kéo dài
30 năm.
Theo nhà phân tích Kyle Mizokami, các tàu ngầm lớp
Dreadnought sẽ mang lại cho Hải quân Anh khả năng răn đe chiến lược mạnh
mẽ cho tới năm 2060 và thậm chí có thể xa hơn nữa.
Vào bất cứ
thời điểm nào, cũng sẽ có hàng chục tên lửa hạt nhân sẵn sàng khai hỏa
trong vòng vài phút cảnh báo. Dù không thể sánh bằng năng lực răn đe hạt
nhân chiến lược của Mỹ nhưng những vũ khí hạt nhân này đã quá đủ để Anh
ngăn chặn bất cứ đối thủ nào của họ có ý định tấn công phủ đầu.
Trong
thời gian tới, lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Hải quân
hoàng gia Anh sẽ tiếp tục gánh vác nhiệm vụ đã kéo dài nhiều thập kỷ, đó
là bảo vệ quốc gia của mình từ biển.
theo Trí Thức Trẻ
Kho vũ khí hạt nhân của thế giới đang được cất trữ ở những đâu?
Hoàng Trang |
5
Tên lửa hạt nhân di động Topol-12M của Nga. Ảnh: Reuters
Có 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân ở trên thế giới hiện nay,
nhưng chỉ 8 trong số họ - trừ Triều Tiên – được giới chuyên gia tin
tưởng có vũ khí đủ phát triển để sẵn sàng kết hợp chặt chẽ với kho vũ
khí của lực lượng vũ trang nước họ.
Kênh truyền hình CNN dẫn dữ liệu từ Sách hạt nhân
được xuất bản hàng tháng trên trang Bulletin of the Atomic Scientists
cho thấy 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân hiện nay là Nga, Mỹ, Anh,
Trung Quốc, Pháp, Israel, Pakistan, Ấn Độ, Triều Tiên và Iran.
Một
quan chức Triều Tiên tuần qua đã đe dọa nước này sẽ thử bom nhiệt hạch
trên Thái Bình Dương sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi nhà lãnh đạo
Triều Tiên Kim Jong-un là "gã tên lửa" và Bình Nhưỡng đáp trả ông Trump
là "ông già lẩm cẩm".
Con đường dẫn tới tiềm lực vũ khí của Triều
Tiên đã trải qua nhiều thập kỷ thăng trầm trong khi các cường quốc hạt
nhân như Mỹ và Nga đã xây dựng và tháo dỡ những chương trình của họ.
Hiện
nay, Nga được cho là quốc gia sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất với
khoảng 4.300 vũ khí. Cách không xa phía sau là Mỹ với 4.000 vũ khí.
Trong xấp xỉ 15.000 vũ khí hạt nhân trên toàn cầu, 9.400 trong số chúng
nằm trong kho vũ khí quân sự. Số vũ khí còn lại hiện đã hết hạn sử dụng
và chờ được tháo dỡ.
Đáng lưu ý, khoảng 4.000 vũ khí hạt nhân đang hoạt động và 1.800 sẵn sàng để sử dụng trong thời gian cảnh báo ngắn.
Tuy
nhiên sau các nỗ lực giải trừ quân bị quy mô lớn của các nước lớn,
chẳng hạn như Mỹ, lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới đang ở mức thấp.
Khoảng
cuối thập niên 80, Liên Xô cũ nắm trong tay khoảng 40.000 đơn vị vũ khí
hạt nhân và Mỹ có gần 24.000. Thực tế Liên Xô ngày đó sở hữu gần gấp 3
số lượng vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới hiện nay. Tất cả số vũ khí
Nga từng được cất trữ trong gần 500 cơ sở vào đầu thập niên 90. Hiện
nay, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng được rút gọn lại còn 48 cơ sở.
Về
phần Triều Tiên, quốc gia Đông Bắc Á này được cho là đã phát triển năng
lực vũ khí hạt nhân, song việc nước này thực tế đã xây dựng được vũ khí
hay chưa còn là điều chưa chắc chắn. Tuy nhiên, không có ý kiến bất
đồng này về việc Bình Nhưỡng đã sản xuất ra vật liệu phân rã để chế tạo
vũ khí hạt nhân.
Washington cho rằng Bình Nhưỡng sẽ đạt được khả
năng phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn đầu đạn hạt nhân vào đầu
năm 2018, một quan chức Mỹ nắm được thông tin tình báo mới nhất đã xác
nhận với CNN vào tháng 7 vừa qua.
Ông Hans Kristensen, Giám đốc Dự
án thông tin hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, trả lời CNN
qua email rằng "đánh giá tình báo cho thấy họ đã sản xuất được vật liệu
phân rã đủ để chế tạo 30 - 60 đầu đạn". Các chuyên gia khác lại cho rằng
số đầu đạn của Bình Nhưỡng còn cao hơn nhiều.
http://baotintuc.vn/ho-so/kho-vu-khi-hat-nhan-cua-the-gioi-dang-duoc-cat-tru-o-nhung-dau-20170924102813155.htm
theo Báo tin tức
Việt Nam thuộc 59 nước có khả năng về vũ khí hạt nhân?
02/04/2016 13:04
(Tin Nóng) Ngày 1.4, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại cuộc
họp báo kết thúc Hội nghị an ninh hạt nhân thế giới, nói rằng 14 nước và
lãnh thổ, trong đó có Việt Nam gần đây đã cam kết loại bỏ nguyên liệu
có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân. Còn trang tin wearethemighty ngày
31.3 cho hay Việt Nam nằm trong số 59 nước có khả năng phát triển vũ khí
hạt nhân. Vậy ta nên hiểu vấn đề như thế nào?
Vận chuyển số uranium đợt 2 từ lò phản ứng Đà Lạt về sân bay Biên Hòa để đưa trả sang Nga, ngày 3.7.2013 - Ảnh: IAEA
Theo hãng tin TASS ngày 2.4, phát biểu tại cuộc họp báo nhân kết thúc
Hội nghị an ninh hạt nhân thế giới, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn
mạnh không để những “kẻ điên” có cơ hội nắm giữ nguyên liệu chế tạo vũ
khí hạt nhân. Ông cũng biểu dương hai khu vực Trung Âu và Đông Nam Á
những năm gần đây đang loại bỏ các nguyên liệu có thể dùng chế tạo vũ
khí hạt nhân.
"Hiện tại, 14 quốc gia và lãnh thổ, trong đó có Argentina, Chile,
Libya, Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia và Việt Nam hoàn toàn loại bỏ uranium làm giàu
và plutonium có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân… Nay Nam Mỹ cũng như
vậy. Khi Ba Lan sẽ loại bỏ nguyên liệu có thể chế tạo vũ khí hạt nhân
trong năm nay thì Trung Âu sẽ hoàn tất việc này. Ở Đông Nam Á còn
Indonesia đang tiến hành loại bỏ”, Tổng thống Mỹ nói, theo TASS.
Trước đó ngày 31.3, trang tin wearethemighty có liệt kê 9 điểm quan
trọng về tình hình vũ khí hạt nhân trên thế giới, có nhắc đến việc Việt
Nam nằm trong nhóm 59 nước và lãnh thổ có khả năng tiến hành các chương
trình vũ khí hạt nhân. Số nước có khả năng này gồm 9 nước trong “Câu lạc
bộ hạt nhân” gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan,
Israel và Triều Tiên. Và 50 nước và lãnh thổ còn lại có Việt Nam.
Thực ra thông tin này wearethemighty dẫn lại của website Globalzero,
tổ chức kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân trên thế giới. Globalzero trong
phần thông tin chung cho biết có 59 quốc gia và vùng lãnh thổ sở hữu
nguyên liệu hạt nhân và có khả năng tiến hành các chương trình chế tạo
vũ khí hạt nhân. Đi kèm là bản đồ vị trí 59 nước và lãnh thổ, trong đó
có Việt Nam.
Bản đồ 59
nước và vùng lãnh thổ sở hữu nguyên liệu hạt nhân và có khả năng tiến
hành các chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân - Nguồn: Globalzero.org
Lực lượng
công an và quân đội được huy động đông đảo trong đợt vận chuyển và trao
trả 106 thanh uranium từ lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cho phía Nga vào
ngày 2.7.2013 - Ảnh: IAEA
Ngày 1.7.1968, Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (Nuclear
Non-proliferation Treaty – NPT) ra đời. Việt Nam tham gia NPT vào ngày
14.6.1981 và ký hiệp định thanh sát đầy đủ với Cơ quan năng lượng nguyên
tử thuộc LHQ (IAEA) vào năm 1990.
Hồi tháng 7.2013, Việt Nam đã vận chuyển và trao trả
106 thanh uranium từ lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cho phía Nga, dưới sự
giám sát nghiêm ngặt của đại diện IAEA và hơn 40 chuyên gia hạt nhân của
Mỹ, Nga. Đây là đợt 2 của dự án trao trả 141 thanh uranium (16 kg) cho
Nga mà Việt Nam khởi động từ năm 2004.
Năm 2007, đợt 1 của dự án được thực hiện bằng việc trao trả cho Nga
35 thanh uranium có độ làm giàu cao chưa qua sử dụng. Đợt 2 này, Việt
Nam trả cho phía Nga 106 thanh uranium (11 kg), theo đúng cam kết với
IAEA.
Ngày 22.7.2014, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua thỏa
thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Việt Nam. Thỏa thuận trên, được Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam
Phạm Bình Minh ký kết hồi tháng 10.2013 bên lề Hội nghị thượng đỉnh
Đông Á tại Brunei, đã được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn hồi tháng
2.2014.
Khi đó một số nghị sĩ Mỹ lo ngại thỏa thuận trên không cấm Việt Nam
tự làm giàu uranium hoặc tái chế plutonium có thể được sử dụng để phát
triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ không
ràng buộc về pháp lý với Mỹ rằng không có ý định tìm kiếm năng lực đó.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Hội nghị an ninh hạt nhân thế giới ở thủ đô Washington ngày 1.4.2016 - Ảnh: Reuters
Một mô hình nhà máy điện hạt nhân do phía Nga giới thiệu tại triển lãm điện hạt nhân ở Hà Nội năm 2013 - Ảnh: AFP
Thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Việt-Mỹ, còn được gọi là Hiệp định
hợp tác hạt nhân 123, sẽ cho phép các công ty Mỹ thâm nhập vào thị
trường đang mở rộng của Việt Nam về phát triển điện hạt nhân. Theo đánh
giá của Bộ Thương mại Mỹ, thỏa thuận mà chính quyền Tổng thống Barack
Obama đã ký với Việt Nam sẽ mở cửa thị trường Việt Nam cho các công ty
của Mỹ, mang lại cho lĩnh vực xuất khẩu hạt nhân của Mỹ từ 10 - 20 tỉ
USD, đồng thời tạo ra hơn 50.000 việc làm mới cho Mỹ.
Theo kế hoạch phát triển điện hạt nhân (ĐHN), từ năm 2020 - 2030,
Việt Nam dự kiến xây dựng và đưa vào vận hành trên 10 tổ máy ĐHN với
tổng công suất khoảng 15.000 - 16.000 MW, chiếm khoảng 10% tổng công
suất nguồn điện toàn hệ thống, theo Bộ Công thương Việt Nam.
Như vậy có thể nói rằng Việt Nam hoàn toàn không có và không muốn
phát triển vũ khí hạt nhân, theo đúng những gì đã cam kết với quốc tế,
và chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hoà bình.
Xem clip quá trình vận chuyển các thanh uranium từ Đà Lạt về Biên Hòa và lên máy bay sang Nga hồi tháng 7.2013 (nguồn: NNSA/IAEA):
Anh Sơn
12 vụ thử hạt nhân mạnh nhất thế giới
08/01/2016 16:35
(Tin Nóng) Kể từ vụ thử hạt nhân
đầu tiên ngày 15.7.1945 ở Mỹ với thiết bị nổ mạnh 20 kiloton (20.000
tấn thuốc nổ TNT), đến nay thế giới đã chứng kiến 2.051 vụ thử hạt nhân
trên toàn cầu, mới nhất là vụ Triều Tiên tuyên bố thử bom nhiệt hạch
“thành công” ngày 6.1.2016 qua.
Quả bom vua
hạt nhân của Liên Xô là vũ khí mạnh nhất thế giới: hơn 50 megaton, gấp
3.000 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản
Trong vòng 20 năm từ 1945, Liên Xô và Mỹ đã thử nghiệm những loại vũ
khí hạt nhân có sức nổ lớn hơn 10 megaton, tức tương đương 10 triệu tấn
thuốc nổ TNT, mạnh gấp 500 lần quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Nhật
Bản. Business Insider ngày 6.1 thống kê 12 vụ thử hạt nhân mạnh nhất thế giới thời gian qua, đều do Mỹ và Liên Xô thực hiện
Thứ 12 và 11: Vụ thử hạt nhân lần 158 và 168 của Liên Xô
Nguồn: Nukemap
Ngày 25.8.1962 Liên Xô thử hạt nhân lần 158, và ngày 19.9.1962 thử
hạt nhân lần 168, đều diễn ra ở bãi thử vùng Novaya Zemlya phía bắc Liên
Xô, gần Bắc Cực. Hai vụ thử này mỗi vụ đều có sức nổ mạnh 10 megaton,
thiêu hủy tất cả mọi thứ trong khu vực 4,6 km2 và gây ra độ bỏng cấp ba
trong khu vực có diện tích 2.800 km2. Không có hình ảnh hay phim ghi lại
vụ thử này.
10. Vụ nổ Ivy Mike, Mỹ
Vụ nổ hạt nhân Ivy Mike, 1952 - Ảnh: CTBTO
Mỹ thử nghiệm quả bom khinh khí đầu tiên tên Ivy Mike phía trên quần
đảo Marshall ở Thái Bình Dương ngày 1.11.1952, sức mạnh 10,4 megaton,
gấp 700 lần quả bom nguyên tử đầu tiên Mỹ ném xuống Hiroshima.
Vụ nổ bom khinh khí này mạnh đến nỗi làm bốc hơi đảo Elugelab, nơi nó
phát nổ, để lại một hố khổng lồ như miệng núi lửa sâu 50 m, tạo ra cột
mây hình nấm bốc lên cao 48 km.
9. Vụ nổ Castle Romeo, Mỹ
Vụ nổ Castle Romeo - Ảnh: Wikimedia
Romeo là vụ nổ thứ hai trong chuỗi thử nghiệm hạt nhân của Mỹ mang
tên Castle, tiến hành từ năm 1954, diễn ra ở rạn san hô Bikini Atoll.
Castle Romeo là thử nghiệm mạnh thứ 3 trong chuỗi này và mạnh 11
megaton. Đây cũng là lần đầu Mỹ cho nổ bom hạt nhân trên mặt biển thay
vì trên đảo san hô, đã hủy diệt mọi thứ trong khu vực 5 km2.
8. Lần thử hạt nhân thứ 123, Liên Xô
Nguồn: Nukemap
Ngày 23.10.1961, Liên Xô thử hạt nhân lần 123 ở Novaya Zemlya với quả
bom mạnh 12,5 megaton, san bằng mọi thứ trong khu vực 5,5 km2, gây bỏng
độ 3 trong khu vực 3.400 km2.
7. Vụ nổ Castle Yankee, Mỹ
Vụ nổ hạt nhân Castle Yankee - Ảnh: YouTube
Castle Yankee là vụ nổ mạnh thứ hai trong chuỗi vụ nổ Castle do Mỹ
thử nghiệm vào ngày 4.5.1954, với quả bom mạnh 13,5 megaton. Bốn ngày
sau, phóng xạ của nó lan tới Mexico City, cách đó 11.426 km.
6. Vụ nổ Castle Bravo, Mỹ
Castle Bravo là vụ thử hạt nhân mạnh nhất Mỹ từng thực hiện - Ảnh: Bộ Năng lượng Mỹ
Castle Bravo là vụ thử hạt nhân đầu tiên của chuỗi Castle vào ngày
28.2.1954, và là vụ thử hạt nhân mạnh nhất Mỹ từng thực hiện. Bravo ban
đầu được dự kiến là vụ nổ mạnh 6 megaton, tuy nhiên khi nổ nó tạo ra sức
mạnh đến 15 megaton, đám mây hình nấm của nó bốc cao 35 km.
Mỹ đã tính toán sai ảnh hưởng vụ nổ này nên làm 665 người dân ở quần
đảo Marshall bị nhiễm xa, và làm một ngư dân Nhật chết vì phóng xạ khi
đang ở cách điểm xảy ra vụ nổ 129 km.
5, 4, 3: Các lần thử hạt nhân thứ 173, 174 và 147, Liên Xô
Nguồn: Nukemap
Từ ngày 5.8 – 27.9.1962, Liên Xô thử một loạt vụ nổ hạt nhân ở Novaya
Zemlya. Cả ba vụ thứ 173, 174 và 147 là các vụ nổ hạt nhân mạnh thứ 5,
4, 3 trong lịch sử. Cả 3 vụ này đều tạo ra sức nổ mạnh 20 megaton, hơn
1.000 lần quả bom nguyên tử đầu tiên. Một quả thế này hủy diệt mọi thứ
trong phạm vi 7,8 km2.
2. Lần thử hạt nhân 219, Liên Xô
Nguồn: Nukemap
Cũng tại Novaya Zemlya, ngày 24.12.1962, Liên Xô thử hạt nhân lần 219
với quả bom nổ mạnh 24,2 megaton, hủy diệt mọi thứ trong khu vực gần 10
km2 và gây bỏng độ 3 trong khu vực 5.827 km2.
Những lần thử này của Liên Xô đều không công bố phim ảnh gì.
1. Bom vua hạt nhân, Liên Xô
Vũ khí hạt nhân mạnh nhất mọi thời đại là quả bom hạt nhân mệnh danh
Bom vua hạt nhân (Tasr Bomba) do Liên Xô thử nghiệm ngày 30.10.1961. Gọi
là bom vua vì nó có sức nổ 50 - 58 megaton, mạnh gấp 3.000 lần quả bom
nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima.
Máy bay Tu-95 thả thử nghiệm quả “vua bom hạt nhân” tháng 10.1961 - Ảnh: tư liệu
Bom vua này nặng 27 tấn, thử nghiệm cũng tại Novaya Zemlya, được máy
bay ném bom Tu-95 thả từ độ cao 10,5 km và rơi từ từ xuống bằng dù để
máy bay có thể thoát ra khu vực an toàn, vì họ chỉ có 188 giây. Ba phút
sau, khi cách mặt đất 4 km, quả bom vua phát nổ, tạo ra một quả cầu lửa
chói loà có đường kính gần 8 km và một đám mây hình nấm cao 72 km, vào
tận tầng bình lưu.
Khi đó đội máy bay thử nghiệm (gồm chiếc Tu-95 và chiếc Tu-16 quan
sát) đã bay xa được khoảng 48 km. Quả cầu lửa bùng lên, sức chấn động
mạnh đến nỗi chiếc Tu-95 bị rơi xuống gần 1 km trước khi lấy lại được độ
cao. Lớp sơn trắng của 2 máy bay đều bị đốt cháy.
Quả cầu lửa khổng lồ đường kính 8 km tạo ra từ vụ nổ quả bom vua - Ảnh: Youtube
Novaya Zemlya, nơi thử nghiệm quả bom vua của Liên Xô
Vụ nổ này được ghi nhận tạo ra chấn động mạnh 5 độ Richter. Ánh sáng
của vụ nổ có thể nhìn thấy từ xa 1.000 km, các sóng xung kích từ vụ nổ
đã lan đi vòng quanh trái đất ba lần, và làm nứt cửa sổ của một số nhà
cửa ở Na Uy và Phần Lan cách đó 900 km. Còn các tòa nhà tại thị trấn bị
bỏ hoang Severny ở bãi thử nghiệm đều bị san bằng trong phạm vi 55 km.
Xem lần thử nghiệm quả bom vua hạt nhân của Liên Xô năm 1961:
Hơn 5 thập niên qua, Triều Tiên
cương quyết đeo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân bất chấp phản đối của
nhiều nước, kể cả đồng minh Trung Quốc.
Một cơ sở thuộc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon - Ảnh: Reuters
Tuyên bố “thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch” của CHDCND Triều
Tiên hôm 6.1 một lần nữa khiến thế giới chấn động. Đây là lần thử hạt
nhân thứ tư của nước này. Dù vẫn còn nhiều ý kiến nghi ngờ nhưng diễn
biến mới vẫn đánh dấu thêm một bước tiến nữa trong chương trình vũ khí
hạt nhân mà Bình Nhưỡng gần như tự thân phát triển trong hàng chục năm
qua.
Cái lắc đầu của Trung Quốc
Theo chuyên san The Asia-Pacific Journal, năm 1964, ngay
sau khi Trung Quốc thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên, đích thân Chủ
tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) dẫn đầu một phái đoàn đến Bắc Kinh để
kêu gọi đồng minh hỗ trợ phát triển loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.
Trong thư gửi Chủ tịch Mao Trạch Đông, Chủ tịch Kim nhấn mạnh “chia
sẻ bí mật bom hạt nhân là chuyện “thiên kinh địa nghĩa” giữa 2 quốc gia
anh em cùng vào sinh ra tử như Triều Tiên và Trung Quốc”. Tuy nhiên,
Chủ tịch Mao thẳng thừng từ chối với lập luận rằng một quốc gia nhỏ như
Triều Tiên không cần vũ khí hạt nhân.
Đến nay, dù hai bên vẫn giữ quan hệ khắng khít nhưng Bắc Kinh vẫn
giữ lập trường không bao giờ chấp nhận Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí hạt
nhân vì điều này sẽ tác động mạnh đến an ninh và ảnh hưởng chiến lược
tại khu vực.
Trong khi đó, dù cũng từ chối tiếp tay cho Triều Tiên chế tạo vũ
khí hạt nhân, nhưng Liên Xô đồng ý hỗ trợ nước này phát triển chương
trình sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Thế là nhiều
chuyên gia từ Moscow đến hỗ trợ tham gia xây dựng Trung tâm nghiên cứu
khoa học hạt nhân Yongbyon, cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 90 km về phía
bắc với một lò phản ứng nhỏ, đồng thời giúp đào tạo chuyên gia hạt
nhân.
Hoạt động tại Yongbyon bắt đầu vào năm 1965 và từ đó đến năm 1973,
Liên Xô cung cấp cho Triều Tiên các thành phần nhiên liệu được làm giàu
đến 10% để vận hành lò phản ứng trên. Năm 1974, các chuyên gia Triều
Tiên đã tự lực hiện đại hóa lò phản ứng, đồng thời chuyển sang sử dụng
nhiên liệu được làm giàu đến 80%. Cùng năm này, chính quyền Bình Nhưỡng
một lần nữa đánh tiếng hợp tác hạt nhân với Trung Quốc nhưng vẫn chỉ
nhận được những cái lắc đầu, còn Liên Xô cũng dần rút tay sau khi nhận
ra ý định thật sự của Triều Tiên.
Không chịu thua, nước này bắt đầu tự xây lò phản ứng nghiên cứu thứ
2 và một nhà máy sản xuất thanh nhiên liệu vào năm 1979 và chính thức
chuyển hẳn sang phát triển vũ khí hạt nhân, đồng thời thử nghiệm những
vụ nổ có sức công phá lớn, theo chuyên trang GlobalSecurity.
Tuy nhiên, bước ngoặt thực sự được ghi nhận khi Triều Tiên đưa vào hoạt
động lò phản ứng công suất 5 MW tại Yongbyon vào năm 1986. Số phận của
cơ sở này thăng trầm sau các giai đoạn hòa hoãn rồi căng thẳng giữa
Triều Tiên với bên ngoài khi nó liên tục bị đóng cửa rồi nối lại hoạt
động.
Đến nay, BBC dẫn lời các chuyên gia phương Tây cho rằng lò phản ứng
ở Yongbyon là nơi cung cấp chính vật liệu hạt nhân, chủ yếu gồm
plutonium, cho các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Mặt khác, tuy bị các “anh lớn” ngoảnh mặt và cấm vận từ Liên Hiệp
Quốc nhưng Triều Tiên vẫn xoay xở để tiếp cận được công nghệ hạt nhân
của Pakistan vào thập niên 1990, theo tờ TheJapanTimes
dẫn tiết lộ của nhiều quan chức Islamabad hồi năm 2002. Điều này càng
khiến Bình Nhưỡng thêm tự tin đương đầu với áp lực từ Cơ quan Nguyên tử
quốc tế (IAEA) và nhiều bên khác để rồi rút khỏi Hiệp ước không phổ biến
vũ khí hạt nhân và tự nhận mình đã bước vào hàng ngũ những quốc gia hạt
nhân vào năm 2005.
100 vũ khí hạt nhân
Trước tuyên bố ngày 6.1, Triều Tiên đã 3 lần thử hạt nhân vào các
năm 2006, 2009 và 2013 với sức mạnh tăng liên tục, từ khoảng 0,2 kiloton
trong lần đầu tiên đến khoảng 6 - 7 kiloton vào năm 2013. Tất cả đều
diễn ra tại bãi thử Punggye-ri ở tỉnh Bắc Hamgyeong. Khu vực này khá
biệt lập, ít dân cư và gần bờ biển đông bắc CHDCND Triều Tiên nên thích
hợp cho các vụ thử hạt nhân. Nơi đây cũng là một trong những địa điểm bí
ẩn nhất tại Triều Tiên và cả thế giới. Hầu như chưa có thông tin chính
thức hay chuyến thăm công khai nào của các phái đoàn nước ngoài đến
Punggye-ri. Thế giới bên ngoài chỉ biết về nơi này chủ yếu từ thông báo
của Hàn Quốc và Mỹ cùng hình ảnh chụp từ vệ tinh.
Theo GlobalSecurity, từ cuối thập niên 1990,
chính quyền Hàn Quốc đã loan tin về những hoạt động đào đường hầm sâu
trong lòng núi Mantap để cho nổ thiết bị hạt nhân dưới lòng đất. Dù Bình
Nhưỡng không thông báo chi tiết nhưng giới chuyên gia tin rằng lần thử
mới nhất vừa qua cũng diễn ra tại Punggye-ri.
Yonhap dẫn thông tin từ quân đội Hàn Quốc cho biết sức nổ của vụ
thử ngày 6.1 chỉ vào khoảng 6 kiloton và “không giống” một vụ thử nhiệt
hạch. Vì thế, nhiều chuyên gia tin rằng Triều Tiên chưa thực sự sở hữu
được bom H mà có thể đang phát triển vũ khí phân hạch tăng cường, chỉ
các loại bom nguyên tử có sử dụng quá trình nhiệt hạch để tăng thêm năng
lượng công phá.
Dù sao, giới quan sát cảnh báo Triều Tiên đang trên đường trở thành
một thế lực hạt nhân không thể coi nhẹ. Theo chuyên san quốc phòng TheNationalInterest,
Bình Nhưỡng được cho là hiện có 10 - 16 vũ khí hạt nhân, còn Trường
Nghiên cứu quốc tế cao cấp thuộc Đại học John Hopkins (Mỹ) dự đoán kịch
bản mà bên ngoài lo sợ nhất là Triều Tiên sở hữu đến 100 vũ khí hạt nhân
vào năm 2020.
Gương mặt khiến thế giới rúng động
Ảnh: CNN
Dù về hưu từ lâu và đã bước qua tuổi 73, bà Ri Chun-hee (ảnh) vẫn được giao trọng trách loan báo thông tin về vụ thử nhiệt hạch ngày 6.1.
Theo tờ SouthChina Morning Post, bà
Ri là xướng ngôn viên thời sự huyền thoại của CHDCND Triều Tiên, đã gắn
bó với Đài truyền hình trung ương từ năm 1971. Hơn 40 năm qua, khán giả
trong và ngoài nước quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ mặc trang phục
truyền thống, nét mặt nghiêm nghị cùng ngữ điệu trầm bổng đầy cảm xúc
thông báo những thông điệp quan trọng nhất của chính quyền Bình Nhưỡng
như sự qua đời của lãnh đạo Kim Jong-il năm 2011 hay đợt thử hạt nhân
năm 2013.
Triều Tiên công bố thử tên lửa đạn đạo
Dường như để tăng thêm áp lực cho Mỹ và các đồng minh
trong giai đoạn căng thẳng đang dâng cao, Đài truyền hình trung ương
Triều Tiên ngày 8.1 chiếu đoạn phim về đợt thử tên lửa đạn đạo phóng từ
tàu ngầm (SLBM) mới của nước này.
Đoạn phim cho thấy lãnh đạo Kim Jong-un đứng trên tàu
quân sự quan sát một tên lửa được phóng thẳng đứng từ dưới nước. Tuy
nhiên, truyền thông Hàn Quốc loan tin đoạn phim là phiên bản được biên
tập lại của đợt thử SLBM lần thứ 3 hồi tháng 12.2015.
Cần biết, chế tạo được thiết bị nổ hạt nhân là một
chuyện nhưng đạt được công nghệ thu nhỏ chúng đủ để gắn lên tên lửa hay
mang lên máy bay lại là chuyện khác. Từ năm ngoái, Triều Tiên tuyên bố
chế tạo thành công đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để gắn trên tên lửa với tầm
bắn có thể vươn tới Mỹ, theo KCNA. Mặc dù Washington và giới quan sát
không tin vào điều này nhưng Lầu Năm Góc lẫn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng
thừa nhận miền Bắc đạt được bước tiến “đáng kể” về công nghệ chế tạo
đầu đạn hạt nhân.
Cùng ngày, truyền thông Triều Tiên cũng phát cảnh
khoảng 100.000 người, bao gồm nhiều quan chức cấp cao, tham gia tuần
hành, thưởng thức pháo hoa hoặc nhảy múa trên đường phố ở Bình Nhưỡng để
chào mừng cuộc thử nhiệt hạch. “Sự kiện này cho thấy sức mạnh của đất
nước và thái độ cứng rắn của chúng tôi”, một người dân tên Im Guk-jin hồ
hởi nói với Đài phát thanh CRI.
Trong khi đó, giới chức Hàn Quốc ngày 9.1 khẳng định
với Yonhap sẽ tiếp tục hoạt động phát loa phóng thanh tuyên truyền chống
miền Bắc dọc giới tuyến liên Triều, đồng thời thảo luận với phía Mỹ về
cách thức để Washington triển khai thêm khí tài chiến lược đến bán đảo,
trong đó có oanh tạc cơ B-52, để phản ứng vụ thử hạt nhân. Đáp lại, KCNA
dẫn lời Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim
Ki-nam chỉ trích Mỹ và các đồng minh “đang đẩy tình hình tới bờ vực
chiến tranh”.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét