Chuyển đến nội dung chính

KIẾP GIANG HỒ 203

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tiểu Sử SÁU NGỌ - PAUL NGỌ
Saigon vào những ngày đầu thế kỷ 20 nổi lên những tay lục lâm, nhưng lại thích tự nhận mình là hảo hán. Trong số này phải kể đến trước tiên là Tư Mắt và Sáu Ngọ. Tư Mắt thuộc hàng "anh chị", thuộc hàng "bố già" vào thời ấy. Khắp Saigon, Chợ Lớn, thậm chí cả Nam Kỳ Lục Tỉnh hể nghe danh Tư Mắt là đều nổi da gà. Ở bài này, chúng tôi chưa nói đến Tư Mắt, mà chỉ xin nhắc qua Sáu Ngọ, một người có số phận gắn với "lịch sử đỏ đen" của Sài gòn năm xưa.

Ái thiếp 10 năm và ngôi nhà ‘ma ám’ của ông vua cờ bạc

A-A A+ ‹Đọc›
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Câu chuyện bắt đầu từ hôm có đôi vợ chồng, một người tuổi gần 60 trực tiếp đến tận nhà của ông để nhờ giải giúp cho một cái hạn mà họ gọi là nạn kiếp từ đâu giáng xuống.
Ái thiếp 10 năm và ngôi nhà ‘ma ám’ của ông vua cờ bạc
ảnh minh họa
Sáu Ngọ là cái tên nôm na mà mọi người hay gọi, chớ còn riêng ông ta thì còn có một cái tên Tây rất kêu, gọi là Paul Daron. Ông ta có quốc tịch Pháp mà nhờ đó đã hành nghề cờ bạc lậu nhiều năm, làm giàu và nhảy lên hạng đại gia ở Sài Gòn Chợ Lớn thời bấy giờ. Ngay như nhà chức trách Pháp cũng phải nể nang và biệt đãi, để cho ông ta hành nghề và trở thành trùm, tức là một loại vua không ngai: Vua cờ bạc!
Câu chuyện này tuy không kể trực tiếp đến bản thân ông vua cờ bạc Sáu Ngọ, tuy nhiên nhân vật chính lại là những người có liên quan tới Thầy Sáu mật thiết: Đó là một ái thiếp của ông vua cờ bạc.
Khi ấy Sài Gòn còn là vùng đất mới phát triển, việc tổ chức thành phố vẫn còn đang chưa chặt chẽ lắm và đặc biệt các giới giang hồ, hảo hán rộng đường sinh sống hoạt động, cho nên một con người lừng lẫy, tiếng tăm như Sáu Ngọ được xem là giàu nứt đố đổ vách và có thê, có thiếp đầy nhà là chuyện thường tình.
Chuyện này liên quan đến một ái thiếp mà thời đó khi sự việc xảy ra hầu như đã được bít kín. Bởi lẽ thứ nhất là vì ông vua cờ bạc Sáu Ngọ không muốn lùm xùm làm mất uy tín của ông ta, đồng thời ảnh hưởng tới công cuộc làm ăn mà yếu tố bí mật và kín tiếng chừng nào tốt chừng ấy.
Cho nên chuyện chỉ vỡ lở khi có một nhà tướng số lừng danh thời bấy giờ là ông Vy Kính Trang vô tình tiết lộ, bởi chính ông ta là người chứng kiến được câu chuyện đầy bí hiểm này. Nhà tướng số Vy Kính Trang vừa nói đã kể lại câu chuyện cho một nhà báo lão thành, thuộc lớp đàn anh, đàn chú của người viết bài này vào sáu bảy chục năm trước tại Sài Gòn, để rồi nhờ đó mà ngày hôm nay mới có tư liệu cho bài viết. Thầy tướng số Vy Kính Trang đã quả quyết qua câu chuyện: "Trong đời hành nghề của tôi tuy tôi chỉ chuyên về bói toán nhưng lần ấy buộc lòng tôi phải chuyển hướng sang làm một nghề khác đó là nghề vừa bói toán vừa giải bùa, giải nạn cho một người mà tôi thấy họ lâm vào hoàn cảnh nguy cấp, rất đáng thương, rất tội...".
Lần theo những gì của thầy Vy Kính Trang kể lại thì câu chuyện đã bắt đầu từ hôm có đôi vợ chồng, một người tuổi gần 60 trực tiếp đến tận nhà của ông để nhờ giải giúp cho một cái hạn mà họ gọi là nạn kiếp từ đâu giáng xuống. Họ vô cùng sợ hãi, chẳng biết chống đỡ bằng cách nào! Nhìn thấy họ vừa lo sợ vừa đau đớn thể xác khi van lơn thầy để được giúp đỡ, thì ông thầy tướng số đã động lòng phá lệ.
Nói phá lệ ở đây là vì khi hành nghề tướng số thì thầy Vy Kính Trang đã thề trước tổ nghiệp là chỉ làm đúng một nghề đó là nghề bói toán, để giúp đời chớ không bao giờ lạm dụng qua những nghề khác. Nhưng với trường hợp này thì thầy biết rằng mình sẽ không thể nào giữ được lời thề trước tổ nghiệp, bởi đôi vợ chồng kia nói thẳng rằng họ bị một chứng bệnh lạ mà họ nghĩ rằng đó không phải là bệnh thông thường mà có thể liên quan đến bùa chú, trấn yểm!
Ái thiếp của "vua cờ bạc"

Quả thật khi nghe như vậy thì thầy tướng số họ Vy hiểu rằng mình không thể nào giữ vững lập trường theo lời thề trước tổ nghiệp. Bởi qua tiếp xúc với đôi vợ chồng kia, và nhất là sau khi nghe họ kể tỉ mỉ về bệnh tình của mình, thì thầy họ Vy biết chắc rằng hai người họ không bị bệnh thông thường như những bệnh nhân khác mà chắc chắn có yếu tố thần bí nào đó nữa. Nhất là khi lão nghe chính từ miệng đôi vợ chồng kể lể hết sự tình: "Vợ chồng chúng tôi tự dưng phát nhức đầu, giống như ai cầm cây đinh dài đóng thẳng vào xương sọ. Những cơn nhức buốt cứ đeo đẳng suốt ngày đêm mà bệnh tình cứ càng ngày càng tăng dần".
Dĩ nhiên là họ đã không tiếc tiền để chạy chữa đủ thầy bà, uống đủ loại thuốc. Nhưng bệnh tình chẳng có chút thuyên giảm nào… Người chồng xưng mình là một kỹ sư công chánh, tức là người có học thức tân thời, hiểu biết chớ không phải là ngu dốt, nhưng ông ta vẫn tả bệnh tình của mình bằng giọng sợ hãi: "Tôi bị đau nửa bên đầu, lúc đầu đau xoáy vào óc khiến tôi lăn lộn đau đớn. Sau khi uống thuốc cũng không thấy thuyên giảm nên tôi vào thẳng nhà thương của người Pháp để nhờ điều trị, tuy nhiên những đốc tờ (bác sỹ) giỏi nhất trong nhà thương ấy sau khi khám, định bệnh và cho thuốc để uống thì càng uống thuốc tôi càng bị đau nhiều hơn.
Lão họ Vy chưa kịp hỏi thêm thì bà vợ của ông kỹ sư công chánh này đã bổ sung thêm bằng giọng đau khổ và đầy sợ hãi: "Tưởng đâu chỉ mình nhà tôi đau mà thôi, nhưng qua ngày hôm sau thì lại tới phiên tôi đau y như vậy! Những cơn nhức buốt khiến tôi, do sức yếu hơn chồng, đã ngất xỉu từng lúc, bất kể ngày đêm. Những cơn đau nhức chẳng khác nào ai cầm khoan mà khoan sâu vô hộp sọ của tôi. Tóm lại cơn đau đầu của tôi và chồng tôi giống hệt như nhau, nhưng sức chịu đựng mỗi người mỗi khác cho nên tôi luôn nặng hơn và càng lúc tôi càng kiệt sức, tưởng chừng như thà chết còn sướng hơn!".
Thầy tướng số họ Vy nghe kể tới đó thì nhẹ lắc đầu tìm cách từ chối: "Nghe ông bà kể thì tôi cũng lo cho ông bà lắm. Tuy nhiên tôi xin nói thẳng tôi chỉ là nhà tướng số, chuyên bói toán, vì vậy nếu ông bà cần xem vận mệnh của mình tốt xấu hay những gì liên quan tới nạn kiếp thì tôi có thể trả lời mà không cần ngần ngại. Tuy nhiên trường hợp của ông bà đây là bệnh, mà bệnh thì tôi không thể chữa được, bởi tôi không phải là thầy thuốc".
Dẫu lão ta đã nói như thế nhưng đôi vợ chồng vẫn cố nài nỉ nhờ giúp đỡ. Sợ lão vẫn tiếp tục từ chối, cho nên người vợ đã nói thẳng về nhân thân của mình: "Tui nói thiệt để thầy nghe và cố giúp giùm. Tôi đây vốn là người Singapore, đã sang Việt Nam từ mười năm trước, trong một cuộc thi sắc đẹp, được các quan chức người Pháp và các đại thương gia người Hoa ở Sài Gòn tổ chức. Bởi tôi được thầy Sáu Ngọ bảo trợ...".
Nghe nói tới thầy Sáu Ngọ thì lão tướng số họ Vy giật mình và có phần nể nang hỏi, bởi lão là chỗ quen thân với Sáu Ngọ: "Cô nói rõ hơn xem, cô là gì của thầy Sáu?" Người phụ nữ thành thật nói thêm: "Như tôi vừa nói mà không dám giấu diếm thầy. Bởi tôi biết nếu có giấu cũng không qua mặt được thầy. Tôi là ái thiếp của Sáu Ngọ".
Nhìn người đàn ông gọi là chồng của bà ta bên cạnh, lão Vy thắc mắc hỏi thì được người phụ nữ này nói rõ hơn: "Nói phải có đầu có đuôi: Tôi từ Singapore qua xứ này và cặp với thầy Sáu khi mới ở tuổi đôi mươi. Mối quan hệ của chúng tôi kéo dài khoảng mười năm. Cho đến khi tôi ở tuổi 30 thì cuộc tình giữa tôi với thầy Sáu chấm dứt, do tôi không muốn phá hoại gia đình của thầy ấy. Đồng thời tôi cũng muốn tạo ra một mái ấm gia đình riêng, cho nên tôi chia tay với thầy Sáu, để rồi gặp chồng tôi đây. Nói công bằng thì cũng nhờ thầy Sáu giúp đỡ trong những năm chúng tôi có quan hệ, mà tôi có một số vốn kha khá. Đến khi tôi gặp nhà tôi đây thì với vốn của hai vợ chồng, chúng tôi đã cùng nhau dựng lên một cơ sở làm ăn khá phát đạt".
NGƯỜI KHĂN TRẮNG
đăng bởi: d.o.i.s.o.n.g.p.h.a.p.l.u.a.t...c.o.m.

đại Thế Giới - Từ Thiên đàng đến địa Ngục

Tác giả Thương Hồng.

TỪ SÁU NGỌ ĐẾN ĐẠI THẾ GIỚI

Saigon vào những ngày đầu thế kỷ 20 nổi lên những tay "yên hùng", những tay lục lâm, nhưng lại thích tự xưng mình là hảo hán. Trong số này phải kể đến trước tiên là Tư Mắt và Sáu Ngọ. Tư Mắt thuộc hàng "anh chị", tức dân giang hồ, dao búa, một loại trùm du đãng thuộc hàng "bố già" vào thời ấy. Khắp Saigon, Chợ Lớn, thậm chí cả Nam Kỳ Lục Tỉnh hể nghe danh Tư Mắt là đều khiếp sợ (tất nhiên chỉ trong giới giang hồ và lương dân). Ở bài này, chúng tôi chưa nói đến Tư Mắt, mà chỉ xin nhắc qua Sáu Ngọ, một người có dính líu tới "lịch sử đỏ đen" của Saigon năm xưa.

Người ta nói, người Pháp đến Việt Nam vào hạ bán thế kỷ 20 nói là khai phá một nước chậm tiến, nhưng lại mang theo hai thứ họa lớn: sự xâm lược đô hộ và một nếp sống sa đọa, ngoại lai. Sự sa dọa đầu tiên là nạn cờ bạc, hút xách. Nói như thế không có nghĩa là ở Việt Nam trước đó không có cờ bạc, và các tệ nạn xã hội, tuy nhiên nếu có thì cũng ở mức độ nhỏ, một thứ tệ nạn "nội địa". Phải đợi khi người Pháp có mặt, đồng thời được sự tiếp tay của một số người Hoa Kiều, thì những gì của ngoại bang mới thực sự xâm nhập vào Việt Nam, đặc biệt là vùng đất phía Nam của nước ta (Saigon là tiêu biểu). Người dân Saigon đã bắt đầu nghe nói về những "thiên đàng" đỏ đen ở Macau, Monte-Carlo và Las Vegas. Và một hậu quả của tất yếu của sự lây nhiễm này là sự ra đời của các sòng bạc, những nơi mang hình thức casino, và sự nổi lên của những "ông trùm", trong số này có Sáu Ngọ.

Sáu Ngọ được dân Saigon gọi bằng Thầy Sáu, không phải do có chức tước gì, hay giàu sang phú hộ gì, mà chỉ vì là "Trùm". Ông nổi lên từ hàng dân đen, có máu giang hồ và có mộng làm "dân cậu". Đầu tiên "Thầy Sáu" bắt chước Tây, đứng ra làm các "xẹc" (Cerle - câu lạc bộ giải trí) riêng cho người Việt Nam. Thực chất đây là các sòng bạc, được tổ chức lén lút, trong phạm vi hẹp, tuy nhiên mức sát phạt thì không nhỏ.

Vào những năm đầu thế kỷ, hệ thống sòng bạc của Sáu Ngọ hiện diện khắp Saigon - Chợ Lớn và các vùng phụ cận, Sáu Ngọ là chủ chứa, là trùm hay gọi là đầu nậu cũng được, và nếu cần cũng có thể gọi là "bố già" của một dạng mafia thời đó. Ông ta tổ chức tổ chức băng nhóm những tay anh chị, du côn để bảo vệ công việc làm ăn, đồng thời để trấn áp những địch thủ dám phá bĩnh việc "kinh doanh" của Thầy Sáu, giống như kiểu mafia Ý, Sáu Ngọ gần như mua đứt làng lính, mua cả quan tòa, biện lý người Pháp nổi tiếng là dữ dằn, để vô hiệu hóa mọi sự cản trở hoạt động của ông ta. Sáu Ngọ còn chơi trội, dùng tiền mua luôn quốc tịch Pháp, lấy tên là Paul, và lộng hành càng dữ.

Đứng trước tình hình đó, một số quan tòa Pháp tỏ ra cứng rắn hơn, trong số này có biện lý Lafrique. Ông này quyết bằng mọi cách triệt hạ cho được Sáu Ngọ, đôi lần làm cho "vua cờ bạc" phải điêu đứng. Nhưng rồi bằng nhiều mánh khóe, thủ đoạn, Sáu Ngọ vẫn tồn tại, và nạn cờ bạc vẫn lan rộng ở Saigon và các tỉnh Nam Kỳ. Và đây là nguyên nhân dẫn tới việc ra đời một casino qui mô lớn hơn, đó là Đại Thế Giới và Kim Chung.

Đại Thế Giới (Grand Monde) được người Pháp chính thức cho thành lập với các lý do: thà cho cờ bạc công khai, có lấy thuế, còn hơn để kiểu cờ bạc lén lút nhưng tràn lan như kiểu Sáu Ngọ, vừa thất thu thuế, vừa bị xúc phạm đến quyền lực của chính phủ bảo hộ Pháp.

Đồng lúc thành lập với Đại Thế Giới có sòng bạc Kim Chung ở khu vực Cầu Muối (nay là Khu Dân Sinh, phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1) Nhưng Kim Chung có qui mô kém hơn, đối tượng chơi thuộc loại bình dân, nên mỗi khi nhắc tới casino tiêu biểu của Saigon, người ta hay nói đến Đại Thế Giới.

Đại Thế Giới tọa lạc trên đường Gallieni (nay là Trần Hưng Đao, quận 5) trong một khuôn viên rộng lớn mênh mông, vòng rào tường cao, cửa ra vào có bảo vệ mặc đồng phục canh gác cẩn mật, người ra vào tự do, nhưng không phải ai cũng mạnh dạn vào, bởi muốn bước vào phải có tiền và bởi cái 'Sát Khí' của Thần đỏ đen luôn vừa quyến rũ thiên hạ, lại vừa hù dọa mọi người. Trên cổng lớn sáng rực ánh đèn néon, hàng chữ Grand Monde (Đại Thế Giới) như một lời xác nhận với mọi người dân Saigon rằng nơi đó là sòng bạc được nhà nước bảo trợ, cứ mặc tình mà sát phạt!.

Cuộc đấu súng giành gái và những cái chết!

16:42 05/05/2011

Giang hồ Sài Gòn biết bao chuyện thêu dệt. Những cuộc thanh trừng trong thế giới ngầm thường diễn ra rất thầm lặng và nhiều khi không để lại dấu vết. Nhưng cũng có những cuộc đấu súng đẫm máu của những băng nhóm giang hồ, gây hoang mang dư luận một thời.

AI LÀ CHỦ NHÂN ĐẠI THẾ GIỚI

Phép hoạt động là của nhà nước cấp, nhưng tư nhân điều hành. Ngay từ đầu khai trương, ai cũng thưởng Sáu Ngọ hay vài tay có máu mặt sở tại sẽ được cho đứng thầu, nhưng không, chủ thầu là một tay nào đó từ Hong Kong đến. Sở dĩ người Pháp cho các tay Hong Kong trúng thầu vì họ hiểu rằng , chỉ có những người từng am tường về tổ chức sòng bạc tầm cở thì mới có khả năng đưa Đại Thế Giới lên ngang tầm với các sòng bạc ở Á Châu. Người trúng thầu vốn xuất thân từ các sòng bạc ở Macau, đã sành sỏi về tổ chức casino, do đó ông ta đã rập khuôn từ mọi hình thứcđến mọi mánh khóe. Cùng kéo sang "miền đất hứa" mới với chủ còn có những cô hồ - lì (người đứng điều khiển cuộc chơi của từng môn đỏ đen, theo cách gọi của người trung Hoa) xinh đẹp và sành điệu, thừa sức làm vui lòng khách chơi, dù có bị thua cháy túi!.

Ngay từ lúc mới mở cửa, Đại Thế Giới đã thu hút ngay con số khách đỏ đen kỷ lục : tuần lễ đầu luôn có một vạn người tới thử thời vận mỗi ngày, nhà chứa thu vô không dưới một triệu đồng (một triệu đồng bạc Đông Dương hồi đó hết sức lớn, bằng bạc tỷ bây giờ). Tiền nộp cho nhà nước không phải ít, từ 200.000 sau lên 300.000 và có lúc lên đến 500.000/ngày, vậy mà chủ chứa vẫn hốt đậm hơn bất cứ nghành kinh doanh nào khác.

Khách chơi lúc đầu còn giới hạn trong giới trung lưu, đến người nhiều tiền, lần hồi thu hút tới những giới bình dân, cả phu kéo xe, phu bốc vác bến tàu, vì có đủ hình thức chơi, từ hốt me, tài xỉu, đến ru-lét ..v..v. Người chơi không cần phải động não nhiều, và cũng không cần có nhiều vốn. Nhiều thua nhiều, ít thua ít, chỉ không đánh mới không thua! Vậy mà Đại Thế Giới như có bùa, như ma túy gây nghiện, nó có thứ ma lực lạ lùng càng lúc càng lôi cuốn người chơi lao vào như con thiêu thân trước ánh đèn. Thế là bước đầu người Pháp thắng một keo quan trọng. Loại được Sáu Ngọ một cách nhe nhàng hiệu quả....

CUỘC CHIẾN ĐỎ ĐEN

Gọi là cuộc chiến vì không còn từ ngữ nào để dùng cho sát nghĩa hơn. Cuộc chiến giữa khách chơi và nhà cái, cuộc chiến giữa bản thân người chơi và gia đình họ, và cuộc chiến cực kỳ quyết liệt, quyết liệt giữa những thế lực để giành quyền chi phối sòng bạc Đại Thế Giới. Từ ngày Đại Thế Giới mở ra, đã có không biết bao nhiêu thảm cảnh gia đình xảy ra. Có người là công chức cấp cao của nhà nước, giàu sang tột bực, vậy mà chỉ trong vài tuần "làm quen" với Grand Monde đã nướng hết sản nghiệp vào đó, và tất nhiên là nướng cả cuộc đời. Có những người vợ, những cô này bà nọ, chỉ vì ham vui, vào thử vài lần rồi bắt bén vào tiếp và..... cuối cùng lột hết vòng vàng nữ trang, lấy cắp cả tiền nhà, "cúng" sạch, và sau đó là "cúng" luôn cả cái ngàn vàng của mình! Thời đó cầu Bình Lợi được xem là nơi kết liễu những cuộc đời bất hạnh, sau một đêm cháy túi ở Đại Thế Giới....

Cả Saigon, vùng phụ cận, cả Nam Kỳ Lục Tỉnh nữa, và cũng không thiếu người ở những miền xa của đất nước đổ xô về Saigon, về với Đại thế Giới lập lòe ánh sáng ma quái, để chơi, để khóc và cà để chết. Vậy mà như một luồng thác lũ, không thể ngăn nổi. Trong khi đó một cuộc đổ xô khác, ở phía những thế lực muốn nắm Đại Thế Giới, cũng đến hồi quyết liệt. Hồi ông vua cuối cùng của triều Nguyễn, Bảo Đại, Đại Thế Giới như rồng lên mây, như được chắp thêm cánh bay. "Đức Quốc Trưởng" Bảo Đại đã được người Pháp giao lại nguồn lợi Đại Thế giới, như một món quà ân thưởng, làm cho ông vua sành cờ bạc này thích thú không gì bằng. Đệ nhị thế chiến nổ ra, tình hình sôi sục, nhưng vẫn không ảnh hưởng gì đến sòng bạc Đại Thế Giới, nếu không muốn nói nó còn chuẩn bị sức để phất mạnh hơn ở tương lai.

Giai đoạn "sục sôi" nhất của Đại Thế Giới là thời điểm yên hùng lục lâm và vài tay chính trị hàng đầu chĩa mủi dùi vào sòng bài. Từ năm 1947 đến 1953, đã nhiều lần Đại Thế Giới nằm trong tầm ngắm của nhiều người. Đến khi xảy ra cuộc đối đầu chính trị giữa phe ông Ngô Đình Diệm và phe trung thành của vua Bảo Đại, thì rỏ ràng có một người rắp tâm nuốt chửng cái "máy hốt bạc "này. Người đó là Bảy Viễn, thủ lãnh của nhóm Bình Xuyên. Vốn là tay "anh chị", từng nuôi mộng như Sáu Ngọ, nên khi được quyền lực trong tay, được vua Bảo Đại ủng hộ, được các tướng lãnh thân Pháp hậu thuẫn, Bảy Viễn đã làm một cuộc "đảo chánh", lật đổ sự thống trị của các nhà thầu Hong Kong khỏi lãnh địa Đai Thế Giới. Bình Xuyên đã trúng thầu khai thác Đại Thế Giới với giá 500 ngàn đồng mỗi đêm, thừa sức có tiền nuôi quân đóng bên kia cầu chữ Y của họ, và thả sức ăn tiêu, bỏ túi riêng. Đại Thế Giới như một mỏ vàng vô tận, ai nắm được nó thì nắm được sức mạnh chính trị về tay mình. Đã có lúc người ta ngỡ là Bảy Viễn sẽ trở thành nhân vật hàng đầu nhờ khai thác quyền lợi béo bở đó. Kịp đến khi nổ ra cuộc "huynh đệ tương tàn" trong nội chính - chính phủ miền Nam lúc đó, giữa tổng thống Ngô Đình Diệm và Bình Xuyên, mà cuối cùng Bình Xuyên bị thua, tan rã và Đại Thế Giới cũng bị khai tử luôn. Những ngày đầu năm 1955 đã đánh dấu ngày tàn của Grand Monde, khi chính quyền thời đó trước áp lực của đồng bào quần chúng, đã phải ngậm ngùi ký sắc lệnh dẹp sòng bạc lớn nhất Đông Nam Á. Người Saigon thở phào nhẹ nhõm mỗi khi đi ngang qua nơi vừa "Thiên Đàng" vừa "Địa Ngục" mà không còn nhìn thấy mấy chữ Grand Monde - Đại Thế Giới.....  

Những hoa hậu đầu tiên đất Sài Gòn xưa

    Truyện bây giờ mới kể, về những những hoa hậu đầu tiên đất Sài Gòn – Gia Định xưa

    1. Nguyễn Thị Liễu:
    Không thể khẳng định được cuộc thi hoa hậu có từ lúc nào, bởi lẻ thời đó chiến tranh loạn lạc, những cuộc thi tổ chức trong vũ trường là thường xuyên. Nhưng lịch sữ ghi lại rằng cuộc thi hoa hậu đầu tiên đã diễn ra tại vườn Ông Thượng tức vườn Tao Đàn hiện thuộc địa bàn quận 1, TP.HCM vào năm 1937. Cuộc thi theo gọi theo tiếng Pháp là Concours élégantSaigon (thi tuyển người lịch sự Sài gòn) được một nhóm công chức và một số nhà kinh doanh lúc bấy giờ đang hoạt động ở Sài Gòn đứng ra tổ chức.
    Cuộc thi trên đất “Bến Nghé xưa”, phạm vi “tuyển sinh” đến các thành phố và nông thôn xa Sài Gòn, đã có 19 cô gái là hoa khôi lục tỉnh nam kỳ được bình chọn dự thi. Một trong những hạng mục thi là có phần thi trang phục áo dài Việt Nam. (Được ghi chép lại là nhà may Phúc Thịnh thiết kế). Có nghĩa là cuộc thi hoa hậu này từ người đẹp đến trang phục đều là nội hóa “rất ViệtNam”. Kết quả, người đẹp được nhận danh hiệu hoa hậu đầu tiên vào năm 1937 là cô gái 25 tuổi.
    Nguyễn Thị Liễu sinh năm 1912, quê ở Hóc Môn. Nguyễn Thị Liễu lấy chồng năm 17 tuổi nhưng chỉ được 6 tháng thì chồng cô vắn số qua đời, cô hoa hậu bất đắc dĩ sống cuộc đời góa bụa. Đến nay vẫn chưa tìm thấy chân dung của hoa hậu Nguyễn Thị Liễu.
    2. Cô Ba Xà Bông:
    Đứng tốp đầu trong danh sách những người đẹp vang bóng trên đất Sài Sài thành vào cuối thế kỷ 19 phải kể đến đó là “cô Ba Xà Bông”

    Hoa hậu Việt Nam – cô ba xà bông
    Có tài liệu xưa cho rằng cuộc thi hoa hậu đầu tiên tại Việt Nam 1965 mang tên Miss Sài Gòn. Kết quả là hoa hậu là một người con gái đẹp không ai bì, đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhân tạo, tóc dài chấm gót, da trắng mướt và thơm phức dầu dừa, đẹp không vì son phấn giả tạo đã vượt qua tổng số lượng thí sinh tham dự là 100 người đẹp đến từ các tỉnh thành khác gần Sài Gòn, không ai khác đó là cô ba – con gái ông Chánh – cô làm nghề thư ký.
    Trước đây hãng xà bông Việt Nam do ông Trương Văn Bền là chủ. Đã dùng hình cô Ba in trên nhãn xà bông với nhiều cỡ 250 gr, 500 gr, 1kg… vì thời xưa người ta mua xà bông về và cắt từng khúc ra sử dụng và xài dần. Sản phẩm xà bông Việt Nam mang hình cô Ba – nên người dân quen gọi cô bằng tên “cô Ba xà bông” – xà bông cô Ba được phân phối rộng khắp lục tỉnh được mọi người ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn loại xà bông mang tên Marseille của Pháp thời bấy giờ.

    Chân dung cô ba trên cục xà bông
    Tuy là người nổi tiếng nhưng cô Ba lại là người “rất Việt Nam” và giản dị khi cô từ chối mọi lời đề nghị yêu đương và chụp hình áo tắm từ các sĩ quan người Pháp mà lấy người chồng Việt Nam. Có lẻ vì nét rất Việt Nam của cô Ba nên chân dung của cô Ba đã được chọn in trên xà bông và in trên con tem của sở dây thép thời bấy giờ.

    Chân dung cô ba trên tem của sở dây thép
    Nét giản dị của cô lại khác xa với các hoa khôi cùng trang lứa như Tư Nhị, Sáu Hương, Hai Thời… vốn là những người đẹp đã làm nghiêng ngả nhà cửa ruộng vườn của nhiều tay hiếu sắc. Theo đó, các cô mỗi chiều ngồi trên xe Delage để mui trần, có tài xế riêng, hoặc ngồi trên xe Hoa Kỳ mới cáu cạnh để lượn đi lượn lại quanh các đường phố chính của Sài Gòn từ chợ Bến Thành qua đường Bonard (đường Lê Lợi ngày nay) vòng qua trường Chasseloup – Laubat (trường Lê Quý Đôn ngày nay), xuống khu Chợ Lớn, khoe sắc trên đường nhựa “để lên Thủ Đức ăn nem hoặc đến tắm suối Xuân Trường… Tối lại dưới bóng đèn, các cô như bướm tề tựu đủ mặt cạnh sòng bài sòng me, hoặc năm ba người gầy mâm hút có đờn ca giúp vui, báo hại các cậu con chủ điền muốn lên mặt với chị em đành phải trốn về bán lúa vay bạc Chà, cố cầm sự nghiệp ông bà để lại” mà chạy theo cho kịp nếp ăn chơi của các hoa khôi đương thời.
    Lịch sử về cuộc đời cô và cái chết của cô được ghi chép thành 2 hướng:
    1. Người đã dám cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin, bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19.6.1893 và bị xử tử ngày 18.1.1894 tại Trà Vinh
    2. Theo 1 nhà thơ ở Trà Vinh thì lại ghi chép rằng, chính cha của cô Ba (Thầy Thông Chánh) đã bắn Biện lý Jaboin vào ngày Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 – Thực tế ngày bắn là 14 tháng 5 năm 1893. Theo nhà nghiên cứu Trần Dũng giải thích nguyên nhân lùi ngày và mục dích là đổi ngày 14/5 thành ngày 14/7 ngay ngày quốc khánh của Pháp để tạo tiếng vang lớn hơn. Còn cô Ba sau khi cha bị xử tử thì dùng súng trả thù cho cha… nhưng chưa kịp bắn thì cô bị bắt giam. Sau đó, cô cũng bị xử tử chết.
    3. Nguyễn Hữu Thị Lan:
    Đất Sài Gòn xưa còn nhắc đến 1 người con gái tên Nguyễn Hữu Thị Lan xuất thân từ nguồn gốc thế gia vọng tộc, cô là cháu ngoại của ông Lê Phát Đạt tức Huyện Sỹ, người đứng đầu trong tứ đại danh gia: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định… cô gái này cũng làm nhiều đại gia và sĩ quan đảo điên vì sắc đẹp và tính tình thuỳ mỵ của cô.

    Chân dung Nguyễn Hữu Thị Lan 
    Nguyễn Hữu Thị Lan (Marie Thérèse) sau khi tốt nghiệp tú tài ở Pháp về nước, Cô Lan tình cờ quen biết với Vĩnh Thụy khi Vĩnh Thụy đăng cơ trở thành vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, cô trở thành Nam Phương hoàng hậu vào ngày 20/3/1934, và cũng trở thành biểu tượng nhan sắc của cả nước.

    Nguyễn Hữu Thị Lan trở thành Nam Phương hoàng hậu
    4. Cô Ba Trà:
    Nhan sắc của cô ba Trà (Yvette Trà) cũng rất nổi tiếng toàn Nam Kỳ. Những người quen biết và từng giao thiệp với Yvette Trà đều xem đó là niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp, đủ để hiểu ngoài việc xinh đẹp cô còn là một thương hiệu hiếm có, có lẽ do thông minh và hiểu tâm lý đàn ông!
    Sinh năm 1906, được mệnh danh là Étoile de Saigon – ngôi sao Sài gòn. Với nhan sắc hiếm có cộng với trí thông minh của mình, cô lần lượt “đốn ngã” hàng loạt những tay chơi hào hoa giàu có bậc nhất Sài Gòn như Hắc – Bạch công tử, công tử Bích (người dám một lúc tặng cho cô 70.000 đồng trong lúc vàng 60 đồng một lượng).
    Những tay trí thức, máu mặt chốn quan trường thời Pháp thuộc cũng đổ gục vì cô: Quan tòa Trần Văn Tỷ, trạng sư Dương Văn Giáo, bác sĩ Lê Quang Trinh, Nguyễn Văn Áng, chủ sòng bạc Paul Ngọ tức Sáu Ngọ…
    Cô ba Trần Ngọc Trà còn được mệnh danh bà hoàng vũ trường, sòng bài Sài Gòn hồi cuối thế kỷ 19. Những bậc “máu mặt” đều biết rất rõ, cô Ba Trà chỉ thích chia cho mỗi ngưòi một mảnh tình gặm chơi đỡ buồn, chứ đừng ai mong lấy được Ngôi sao Sài Gòn làm của riêng hay làm người yêu vĩnh viễn vì cô Ba đã lập gia đình vài ba lần và rồi tan vỡ.
    Chân dung cô Ba Trà
    Trái ngược với nhan sắc sinh đẹp là tuổi thơ của cô lại nhiều cay đắng và tủi nhục: Cha của cô đem lòng nghi ngờ sự chung thủy của vợ (mẹ cô), ông không thừa nhận Trà là con đẻ. Và cũng vì quá ghen tuông nên cha cô đã qua đời vì thổ huyết. Người bác ruột của cô dựa vào cớ đó cũng đã sỉ nhục, đánh đuổi mẹ con cô ra khỏi nhà.
    Vì quá đau khổ, nhục nhã nên được bao nhiêu uất ức, mẹ cô đều trút lên vai đứa con nhỏ dại. Những trận đòn roi vô cớ liên tục ập xuống đầu cô nhiều đến nỗi, cô không còn thấy đau đớn. Chính điều này đã làm cho cô Ba Trà sau này luôn nhìn đời bằng một con mắt lạnh lùng, vô cảm.
    Tình duyên, hôn nhân của cô cũng rất lận đận. Cô bắt đầu kết hôn ở tuổi 14, và đã trải qua 4 cuộc hôn nhân lần lượt là: viên quan ba người Pháp, con rai tỷ phú đất Phan Rang, bác sĩ Trần Ngọc Án, và cuối cùng là 1 triệu phú trẻ tuổi, nhưng tất cả đều tan vỡ. Kể từ đó, cô lao vào ăn chơi, cặp kè hết người này đến người khác và dấn sâu vào con đường bài bạc
    Những canh bạc lớn đã đốt sạch gia sản của người đẹp. Khi còn trẻ, cô Ba Trà được nhiều người săn đón bao nhiêu thì đến lúc già, cô lại cô độc bấy nhiêu. Kể cả người tình nghĩa hiệp Lâm Kỳ Xuyên cũng ra đi không một lần ngoái lại. Đến cuối đời, hoa khôi Trần Ngọc Trà lâm vào cảnh nợ nần, túng bấn và phải đi làm công ở một cửa tiệm tồi tàn để sinh kế. Cuộc đời của đóa hoa đẹp nhất Sài Gòn lúc bấy giờ đã khép lại bằng những nốt trầm buồn bã.
    5. Marianne nhị (tư nhị):
    Bạn đời cô ba Trà chính là “Marianne Nhị” hay còn gọi là Tư Nhị, cô Tư Nhị có nhan sắc đậm đà và hoang dã hơn YvetteTrà. Marianne Nhị là “đứa con hai dòng máu”, cha gốc Khơ-me, mẹ Việt (quê Sa Đéc – Đồng Tháp), gia đình sinh sống lâu năm ở Nam Vang – Campuchia.
    Khi cô lớn lên, Tư Nhị về Sài Gòn với 2 bàn tay trắng. Để có chỗ nương thân, Nhị lúc đầu xin làm em nuôi dưới trướng của chị Ba Phò và sống trong nhà chị ấy ở khu vực chợ Thái Bình. Sau này, Tư Nhị được cô ba Trà dìu dắt, từ đó, cô lao vào cuộc chơi với giới thượng lưu Sài Gòn và nhanh chóng trở thành tình nhân của “Fanchini”, một trùm giang hồ chuyên buôn thuốc phiện toàn cõi Đông Dương và phần thưởng của cô là được một căn biệt thự khang trang ở đường Verdun (tức đường Cách Mạng Tháng Tám bây giờ).
    Với bản tính man dại Tư Nhị, bị ảnh hưởng của chị đỡ đầu của mình, Tư Nhị lao vào các cuộc chơi như một con thiêu thân. Người tình của Tư Nhị thay xoành xoạch và thú hút thuốc phiện đã nhanh chóng đẩy Tư Nhị vào bi kịch.
    Sau vài năm ngắn, trong lúc cô ba Trà vẫn còn là một bông hoa đầy hương sắc, thì Tư Nhị bỗng dưng biến mất. Sau này một người quen kể lại, tình cờ gặp Tư Nhị trong một quán ăn ở đường”George Guynemer” trong hình dáng: môi thâm đen, đôi chân nõn nà quấn quanh mấy lớp vải dính máu mủ với đám ruồi bu đen không ngớt, trông dơ dáy bẩn thỉu…
    HDV Sưu tầm – Tổng hợp

    Đỏ đen ở Đại Thế Giới


    do-den-o-dai-the-gioi1
    Ảnh minh hoạ và chú thích của một tờ báo Mỹ ghi rằng: Sòng bạc Đại Thế Giới là sòng bạc lớn nhất ở Đông Dương, mỗi năm thu về 9 triệu đô la tiền thuế
    Qua người bạn lớn tuổi giới thiệu, tôi gọi điện cho ông M. ở Dallas – một người ở tuổi thất thập cổ lai hy để nghe vài câu chuyện về thời đỏ đen của ông tại sòng bạc Ðại Thế Giới (Casino Grande Monde) nổi tiếng nhất Sài Gòn cách nay hơn nửa thế kỷ. Sài Gòn thuở ấy còn có sòng bạc Kim Chung ở khu vực chợ Cầu Ông Lãnh sau khi TT. Ngô Ðình Diệm ra lệnh đóng cửa vào năm 1955 trở thành chợ Dân Sinh). Riêng miếng đất rộng gần ba hécta thuộc sòng bạc Ðại Thế Giới thì nghe ông M. nói trở thành khu tập võ và múa lân của các đội võ thuật Chợ Lớn, cho đến sau năm 1975 không biết miếng đất đó được trưng dụng cho công trình gì rồi trở thành Trung tâm Văn hoá Q.5.
    Ông M. kể thời đó đâu phải Sài Gòn chỉ có hai sòng bạc Ðại Thế Giới và Kim Chung, mà còn một sòng bạc không tên nằm ở khu vực chợ Bình Tây ngày nay chuyên mở các sòng tài-xỉu thu hút hầu hết người Hoa Chợ Lớn. Ông nhớ hồi thời tướng Bảy Viễn – khi ấy làm Ðô trưởng cảnh sát Sài Gòn và được vua Bảo Ðại bổ nhiệm làm Tổng trấn Sài Gòn – Gia Ðịnh nắm quyền điều hành sòng bạc Ðại Thế Giới vào năm 1952 – thì sòng bạc này lúc nào cũng tấp nập người đến tìm vận may. So với sòng bạc Kim Chung đa phần khách đánh bạc là dân đen, phu phen thợ thuyền chợ búa, thì Ðại Thế Giới sang trọng hơn bội phần, đủ mọi hạng khách, nhiều nhất là công chức, sĩ quan và các tay nhà giàu trong nước và cả triệu phú châu Á vẫn thường ghé qua Sài Gòn làm ăn tìm thời vận qua gái gú bài bạc. Hàng ngàn bóng đèn màu sáng choang từ trong ra tới ngoài dọc theo đường Trần Hưng Ðạo. Các tiệm ăn, vũ trường nhờ đó được ăn theo, phát triển, kẻ tới người đi như một khu vui chơi hào nhoáng thực thụ.
    do-den-o-dai-the-gioi3
    Chợ Dân Sinh ở khu vực cầu Ông Lãnh hồi xưa là sòng bài Kim Chung – Ảnh: Internet
    Khách đánh bạc tới đây, có người lắm của bạc tiền làm ăn lớn ở Sài Gòn và điền chủ các tỉnh, không hiếm hoa khôi mệnh phụ phu nhân cũng tìm tới. Những giai thoại đầy trên sách báo về các hoa khôi đam mê cờ bạc được nhiều người nhắc đến như cô Ba Trà về sau chết không chỗ chôn thân, hay người đẹp Hà Thị Tám may mắn trở thành vợ của Bảy Viễn; sau khi ông Diệm cắt quyền kinh doanh các sòng bạc ở Sài Gòn, dẹp tan Bình Xuyên, Bảy Viễn thoát thân mang gia đình lưu vong sang Pháp.
    Việc dọn dẹp các sòng bài của ông Diệm, nhất là khu Ðại Thế Giới – một ổ kinh doanh sòng bạc, phòng hút thuốc phiện và mãi dâm làm dân chúng thời đó vui mừng vì thân nhân, vợ chồng, con cái của họ không còn cơ hội bước chân đến địa ngục trần gian nộp tiền cho chủ, vướng vào cảnh nợ nần cầm cố nhà cửa, có người thắt cổ tự vận, có người nhảy cầu Bình Lợi chấm dứt cuộc đời, đầu thai làm con ma đỏ đen. Việc triệt tiêu các sòng bài cũng là một mũi tên bắn trúng hai đích: dứt bỏ “loạn quân” với mục tiêu chính trị và quét sạch ổ tệ nạn xã hội đem bình yên cho dân chúng làm ăn. Nhưng dẹp các sòng bạc công khai thì những con ma mê đánh bạc lại tụ tập những ổ đánh bạc chui được tổ chức khắp nơi ở Sài Gòn.
    Lần theo chuyện xưa tích cũ trong “Bến Nghé xưa” của nhà văn Nam Sơn, ngay từ lúc chiếm Gia Ðịnh, người Pháp đã cho phép người Hoa Chợ Lớn thầu sòng bạc để thu ngân sách và làm cho dân chúng lãng quên chính trị. “Nghị định ngày 26/7/1861 cho phép công khai các sòng bạc ở Chợ Lớn. Ðại khái, có nội quy, thí dụ cấm cờ bạc ngoài đường sá, cấm đàn bà trẻ con vào sòng, có nhân viên cảnh sát kiểm soát trật tự, định giờ mở cửa và đóng cửa nhưng chỉ là hình thức. Cuối năm 1861, lại cho phép mở rộng sòng bạc đến Sài Gòn, rồi năm sau cho phép ở các tỉnh miền Ðông. Ði đôi với sòng bạc, cho phép mở ổ mãi dâm”. Chính quyền Pháp cho công khai cờ bạc nhằm thu thuế, còn hơn để con bạc chơi lén lút, tệ nạn tràn lan mà ngân khố không có thêm đồng nào.
    Tác giả Thượng Hồng viết trong bài “Trùm tài phiệt đỏ đen Sáu Ngọ” rằng: Sau thập niên 20 của thế kỷ trước, cuộc sống người dân còn nghèo nên thú vui là trò đỏ đen. Ðánh bạc mong đổi đời, lại vừa thoả tính ngông cuồng như những tay hảo hán Tư Mắt, Sáu Ngọ trước đó và đương thời của các ông trùm sòng bạc chui ở Chợ Lớn – Sài Gòn. Bấy giờ thầy Sáu Ngọ nổi danh như cồn, người ta thường có câu cửa miệng: “Cờ bạc mà được như Sáu Ngọ thì hãy nên cờ bạc!” Nhờ làm trùm cờ bạc mà Sáu Ngọ trở thành tỷ phú của đất Sài Gòn. Và Sáu Ngọ đương nhiên trở thành cái gai trong con mắt của chính quyền, gần như ông trở thành kẻ đối đầu, thách thức, trong khi nhà nước đang bảo hộ các sòng bạc hợp pháp công khai.
    do-den-o-dai-the-gioi2
    Bảy Viễn một thời từng làm chủ sòng bạc Đại Thế Giới trước khi TT Diệm ra sắc lệnh đình chỉ hoạt động ngành cờ bạc tại Sài Gòn năm 1955 Ảnh: LIFE
    Những sòng bạc do nhà nước dựng lên có quy mô nhỏ do đó thuế thu vào cũng rất cò con. Trong cuốn “Giai thoại về các tỷ phú Sài Gòn xưa”, tác giả Thượng Hồng ghi tiếp: “Vào năm 1937, khi Sài Gòn thành lập hai sòng bạc Ðại Thế Giới và Kim Chung thì Lâm Giống, người Hồng Kông, có cổ phần tại hai sòng bạc lớn ở Macau đã có mặt. Giai thoại về ông này được thêu dệt một cách tình tiết. Từ một người nghèo đánh giày, chạy bàn quán ăn, rồi trở thành trùm cờ bạc y như phim “Thần bài” của Hồng Kông, trở nên giàu có. Nghe nói ông ta đấu thầu được quyền khai thác sòng bạc Ðại Thế Giới với giá 10 triệu đồng (nên nhớ vào những năm đó, giá một lượng vàng chỉ trên dưới 100 đồng) và chịu đóng thuế 200 ngàn đồng mỗi ngày cho công quỹ. Ngay từ lúc mở cửa, khách đánh bạc tới Ðại Thế Giới nườm nượp. Theo một tài liệu khác ở các báo chí thời đó, tiền đóng vào công quỹ tăng lên, 300 ngàn rồi 500 ngàn đồng một ngày. Ngành kinh doanh cờ bạc trở thành miếng đất béo bở cho các tay trùm giang hồ mafia dòm ngó cho dù chiến tranh thế giới lần 2 đang diễn ra, người Nhật vào Việt Nam.
    “Trong suốt thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ 2, khi khắp nơi điêu đứng vì chiến tranh, kinh tế suy sụp thì ở Sài Gòn – Chợ Lớn, hai sòng bạc Ðại Thế Giới và Kim Chung vẫn bình yên mở cửa ngày đêm… Khi Thế chiến chấm dứt, cũng là lúc Lâm Giống ngự trên đỉnh cao giàu sang. Cho đến đầu thập niên 50, một ‘khắc tinh’ của Lâm Giống đã loại y ra khỏi cuộc chơi” (Trích “Làm giàu từ Ðại Thế Giới – Thượng Hồng).
    Người đó là Bảy Viễn, ông giành lấy quyền thầu Ðại Thế Giới bằng cách chơi súng đạn. Một trái phá được ném vào Ðại Thế Giới giữa lúc đông người sát phạt đỏ đen, làm thương vong hàng chục người. Lâm Giống đành trao quyền lực lại cho Bảy Viễn khi ấy còn là đầu đảng thảo khấu Bình Xuyên, “Tư lệnh” lực lượng võ trang Bình Xuyên, chủ sòng bài Ðại Thế Giới kiêm… tỷ phú! Sau này khi làm Ðô trưởng Sài Gòn, sòng bạc Ðại Thế Giới tổ chức thêm loại hình giải trí cho thêm hoành tráng.
    Tôi cứ nghĩ casino ngày xưa đẹp lộng lẫy, có khách sạn, hý trường sân khấu như các casino ngày nay, nhưng ông M. nói, chẳng có gì ngoài khu chơi trò xe điện có cảnh sát đứng xét giấy tờ tùy thân. Loại trò chơi này dành cho con nít, nhưng người Sài Gòn thấy lạ lắm. Ðèn màu trên xe kêu chíp chíp, chạy qua chạy lại, xe này đụng xe kia rầm rầm. Lúc vào, ai nấy hớn hở, sau một hồi ghé mấy sòng tài xỉu, khi trở ra ai cũng lặng thinh với cái mặt đưa đám.
    do-den-o-dai-the-gioi
    Sòng bạc tại Ma Cao trong thế kỷ trước
    Ông M. kể tiếp chuyện của mình: “Sở dĩ tuần nào tôi cũng lui tới Ðại Thế Giới trong nhiều năm là do cha tôi có tiệm buôn lụa vải rất lớn ở Sài Gòn, chỉ cần hỏi tiền là ổng đưa. Tôi ham đến đó, một mặt vì không biết trò gì tiêu khiển cuối tuần, nhậu nhẹt cũng không, dù thanh niên Sài Gòn hồi xưa cũng nhậu như điên chẳng khác gì ngày nay. Hút xách cũng không, trong khi khắp nơi đầy các tiệm hút thuốc phiện cám dỗ, chỉ cà phê thuốc lá, chơi bài bạc chút ít cũng không đến nỗi. Vậy mà bước vào thế giới này rồi, hình như con ma bài nó nhập, thua riết cháy túi, cha tôi giận quá ra lệnh nếu tôi không bỏ bài bạc, ổng đăng báo từ tôi.
    “Trong Ðại Thế Giới có roulette, hốt me (có người gọi đánh me), tài xỉu. Không thấy có bài lá bài cào, xì dách hay xì phé. Có cả ghi đánh số đề xổ tận Hồng Kông nhưng ít người chơi. Thời gian sau này không còn các sòng bài thì người chơi bạc hào hứng với số đề. Hốt me là người ta dùng hột me mà hốt với cái chén sau đó giở ra, phân thành từng nhóm bốn hạt. Số hạt còn lại tương ứng với các cửa đặt cược: yêu (1), lượng (2), tam (3), cúc (4). Còn Tài xỉu là chơi 3 hột xí ngầu với tổng số điểm lớn – nhỏ. Xỉu từ 4 đến 10. Tài từ 11 đến 17, ngoài ra còn có Bảo: tức là ra ba con giống nhau và vài luật khác, nói ra dông dài. Ba hột xí ngầu được lắc trong cái ống gỗ sơn mài màu đen úp lên cái dĩa gỗ phẳng mặt. Con xẩm hồ lì nào cũng xinh đẹp, mặc xường xám xẻ hông, trên ngực áo bên trái đính chiếc khăn voan (không biết làm dáng hay lau mồ hôi tay), cầm ống lắc đưa tay lên cao lắc lắc, miệng kêu dẻo quẹo: ‘Hối… chỏ’ (chuẩn bị mở, rồi lại tiếp tục kêu: ‘Hối tắc…. la’ (khui), con bạc nào thua, cô nàng quơ cây que cào gom đống tiền mặt, ai trúng cứ thế mà chung, lại tiếp tục ván khác.
    “Có lần tôi đặt xỉu thua đến sáu lần liên tiếp, mà con xẩm lắc cứ ra tài. Theo kinh nghiệm, ít ai thua liên tiếp từ ván thứ bảy trở đi, tôi quyết định dồn hết tiền vào cửa xỉu. Tim tôi đập mạnh hơn, con xẩm lắc hộp xí ngầu đặt xuống bàn hô mấy tiếng ‘hối… tắc… la’ mà lòng tôi đau điếng: ‘lại tài’. Lúc đó đầu tôi choáng váng muốn ngã xuống xỉu luôn. Sau lần đó, nếu không nhờ cha tôi ra biện pháp mạnh, chắc tôi đã trở thành con ma bài chết không mồ chôn rồi chứ đâu có cửa sau này tôi lấy vợ, tiếp nhận công việc buôn bán của cha tôi. Thế nhưng sau 1975, tôi không đánh bạc mà thua bại sản, gia đình tôi bị đánh tư sản, lần này thua trắng mới đau.”
    TN

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    MIỀN TÂY HOANG DẠI

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/153

    VẪN THẾ MÀ!