Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 156

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Oscar Là Ai? Câu Chuyện Về Cuộc Đời Bi Kịch Của “Thiên Tài Bị Xã Hội Vùi Dập”
Ít ai biết rằng, giải thưởng danh giá của làng điện ảnh – Oscar - được lấy theo tên của nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde. Năm 1854, khi rửa tội cho con trai thứ hai nhà Wilde, Đức cha Prideaux Fox không hề biết rằng cậu bé này rồi sẽ là “thiên tài bất thường” của Ireland. Về sau, Oscar Wilde đã trở thành một trong những nhân vật đặc biệt nổi bật của giới văn chương, người luôn ở giữa tôn vinh và hạ nhục, giữa cái đẹp và sự tăm tối, giữa sa hoa và khốn cùng.

Không nhiều người có thể trả lời câu hỏi: "Oscar là ai?"

Quang Thạch |
Không nhiều người có thể trả lời câu hỏi: "Oscar là ai?"

Theo một video phỏng vấn ngay trước thềm Oscar 2016, các diễn viên tới dự giải Oscar cũng không thể trả lời câu hỏi: "Oscar là ai?".

Hỏi: Oscar là ai?
Đáp: Oscar là giải thưởng được lấy theo tên của nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde.
Tiểu sử nhà văn Oscar Wilde
Ông ra đời vào ngày 16/10/1854 tại Dublin, Ireland và mất tại Paris vì viêm não, ngày 30/11/1900.
Oscar Wilde tốt nghiệp trường Trinity College tại Dublin với kết quả học tập xuất sắc. Sau đó, ông tiếp tục học tại trường Magdalen Oxford.
Ở trường đại học, Oscar là một học giả xuất sắc và là một nhà thơ đầy hứa hẹn. Ông được biết đến như một nhà mĩ học nổi bật.
Ngoài ra, Oscar còn là người đầu tiên giảng giải về phong trào "nghệ thuật vị nghệ thuật" lúc bấy giờ.
Ông nổi tiếng về tài tranh luận và phong cách ăn mặc lịch lãm. Điều này khiến ông bị các bạn học trêu chọc và ông đã không ngần ngại tự vệ bằng... nắm đấm, cách phản ứng phần nào trái ngược với hình ảnh bảnh bao của ông.

Chân dung nhà văn Oscar Wilde
Chân dung nhà văn Oscar Wilde
Năm 1878, Oscar Wilde được trao giải Newdigate nhờ bài thơ ông làm về thành phố Ravenne (Ý).
Tốt nghiệp trường Magdalen, Wilde trở về Dublin, tại đây, ông gặp và phải lòng Florence Balcome. Khi biết tin Florence đính ước với Bram Stoker, ông đã nói với nàng ý định mãi mãi rời bỏ Ireland của mình.
Năm 1879 ông nhận được bằng khen danh dự cao quý nhất từ trường đại học Oxford. Wilde sau đó ông rời đến London và trở nên nổi tiếng trong giới thượng lưu như một người có trí tuệ tuyệt vời.
Năm 1884, Oscar Wilde kết hôn với Constance Lloyd và có hai con trai, Cyril và Vyvyan.
Năm 1886, ông gặp Robert Ross, người sau này trở thành người tình và thẩm định tác phẩm của ông.
Từ 1887 đến 1889, ông làm việc cho tờ tạp chí Women's World với tư cách tổng biên tập. Năm 1888 ông công bố cuốn sách về những câu chuyện dành cho trẻ em mang tên "The Happy Prince and Other Stories".

​
Năm 1890, ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết duy nhất với tựa đề " The picture of Dorian Gray”. Ngay lập tức, tác phẩm nhận được chỉ trích gay gắt từ các nhà phê bình.
Từ giữa những năm 1891 và 1895 ông sản xuất một loạt các vở kịch thành công vang dội như: Lady Windermere's Fan, A Women of No Importance, An Ideal Husband and The Importance of Being Earnest.
Và tất cả những tác phẩm trên đều là bằng chứng rõ nét để khẳng định và củng cố danh tiếng cho Oscar Wilde.
Sự nghiệp văn học đồ sộ của Oscar Wilde
Oscar Wilde là tác giả của khối tác phẩm văn học đồ sộ trong đó có 5 tập thơ, 9 vở kịch, 2 truyện dài, 1 truyện ngắn, 1 tiểu thuyết.
“Bức chân dung của Dorian Gray” là tác phẩm nổi tiếng nhất được viết bởi tác giả này. Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim điện ảnh và gây tiếng vang rất lớn.
Điều thú vị là những câu nói trích dẫn từ các tác phẩm của ông nổi tiếng khắp thế giới, còn hơn cả chính tác phẩm của ông, trong đó điển hình như:
- Tôi không thích thời kỳ hẹn hò kéo dài. Nó khiến cho người ta biết hết mọi thứ về nhau trước khi kết hôn.
- Tôi có thể cưỡng lại mọi thứ, trừ sự cám dỗ.
- Chính là sự thú tội, chứ không phải các linh mục, khiến cho chúng ta cảm thấy được tha thứ.
- Cách duy nhất để thoát khỏi sự cám dỗ là đầu hàng nó.
- Điều duy nhất tồi tệ hơn việc bị mọi người bàn tán là không còn được ai bàn tán đến nữa.
- Trẻ con thường bắt đầu bằng tình yêu dành cho bố mẹ. Nhưng càng lớn lên, chúng càng hay phán xét bố mẹ. Thỉnh thoảng, chúng mới tha thứ cho họ.
- Không có cách gì hiệu quả để làm mất giá trị một con người bằng cách nói rằng, họ là kẻ phạm tội.
- Thế nào là một kẻ hoài nghi? Là người biết giá cả của mọi thứ nhưng không biết giá trị của bất cứ thứ gì.
- Kinh nghiệm là cái mà người ta dùng để đặt tên cho sai lầm của mình.
- Thật đáng buồn nếu trong cuộc đời, chúng ta chỉ nhận được những bài học mà chúng không còn giá trị sử dụng nữa.
Đời sống cá nhân đầy tai tiếng của Oscar Wilde
Một điều đặc biệt về nhà văn Oscar là đời sống tình ái đầy tai tiếng của ông. Năm 1891, Oscar Wilde gặp Alfred Douglas. Hai người yêu nhau đắm đuối và sống cuộc đời buông thả và không giấu giếm mối quan hệ đồng tính của họ. .
Chính sức cám dỗ của người đàn ông trẻ hơn ông vài tuổi đã kéo nhà thơ ra khỏi cuộc hôn nhân với Constance Lloyd. Tình yêu ngang trái của họ bị hầu tước Queensberry phát hiện.
Ông đã tố cáo nhà thơ quan hệ bừa bãi. Cảm thấy bị xúc phạm, nhà thơ đệ đơn kiện nhưng bị thua và phải lĩnh án hai năm tù khổ sai vì những hành vi tục tĩu, nhơ bẩn.

Nhà văn Oscar Wilde và người tình đồng tính tai tiếng
Nhà văn Oscar Wilde và người tình đồng tính tai tiếng
Trong phiên tòa, nhà thơ đã tự biện hộ cho mình rằng: “Thứ tình yêu không dám gọi tên trong thế kỷ này chính là niềm đam mê mãnh liệt giữa David và Jonathan, hay như những gì Platon đã đề cập đến trong triết học của ông.
Như những gì các vị đọc được trong các bài sonnet của Michelangelo và Shakespeare... Chẳng có gì là trái tự nhiên ở đây cả”.
Kể từ đó, cuộc đời Oscar Wilde bắt đầu xuống dốc. Ông không bao giờ bước ra khỏi nhà. Dù được bạn bè giúp đỡ, ông vẫn sống những ngày tháng cuối đời trong cô độc và nghèo khổ.
Ngày 30 tháng 11 năm 1900, Oscar Wilde qua đời vì bệnh viêm não tại Paris.
Oscar Wilde được Vatican tôn vinh
Oscar Wilde - nhà thơ, nhà viết kịch, người đã cải đạo thành tín đồ Thiên chúa vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời - đã bất ngờ nhận được đặc ân hiếm hoi từ phía tòa thánh Vatican.
Những câu nói nổi tiếng của ông được trích dẫn trong tuyển tập cách ngôn dành cho các tín đồ của Chúa.

Bức chân dung của Dorian Gray - tác phẩm nổi tiếng nhất của Oscar Wilde
"Bức chân dung của Dorian Gray" - tác phẩm nổi tiếng nhất của Oscar Wilde
Trong cuốn Aphorisms for an Anti-conformist Christianity do Đức cha Leonardo Sapienza, rất nhiều câu nói nổi tiếng của Oscar được trích dẫn lại như:
“Tôi có thể cưỡng lại mọi thứ, trừ sự cám dỗ” (I can resist everything except temptation) và “Cách duy nhất để thoát khỏi sự cám dỗ là đầu hàng nó” (The only way to get rid of a temptation is yield to it).
Cha Sapienza giải thích, ông làm như vậy bởi dù Oscar là một nhà thơ tai tiếng, nhưng đã để lại nhiều cách ngôn sắc sảo, mang tính luân lý.
Ông còn cho rằng, Oscar là nhà thơ có sức hấp dẫn khủng khiếp với trí thông minh đáng kinh ngạc.
Nhà thơ được người đời sau tôn vinh chủ yếu không phải bởi lối sống cẩu thả mà bởi những tác phẩm vĩ đại như The Importance of Being Earnest, An Ideal Husband và The Picture of Dorian Gray.

theo Trí Thức Trẻ

Bất ngờ với nguồn gốc của tấm thảm đỏ trong lễ trao giải Oscar

Zeus |
Bất ngờ với nguồn gốc của tấm thảm đỏ trong lễ trao giải Oscar

Từ khi nào trong các lễ trao giải Oscar, tấm thảm đỏ đã trở thành một dấu hiệu đặc trưng gắn liền với sự xuất hiện của các ngôi sao?

Lễ trao giải Oscar 2016 đang đến gần với sự háo hức mong đợi từ tất cả các fan hâm mộ môn "Nghệ thuật chiều thứ 7".
Không rõ lần này chàng diễn viên tài hoa điển trai nhưng hẩm hiu Leonardo Dicaprio có được xướng tên hay không, nhưng chúng ta hãy tạm bỏ qua điều này.
Thay vào đó, hãy hướng sự chú ý tới một thứ khác: tấm thảm đỏ của lễ trao giải Oscar.
Ngay cả trong bài viết này, Leo cũng bị bỏ qua...
Ngay cả trong bài viết này, Leo cũng bị bỏ qua...
"Thảm đỏ Oscar" - cái tên nghe thôi cũng đã lột tả được phong cách, sự sang trọng, cũng như sự quyến rũ rồi ấy.
Không những thế, thảm đỏ còn được coi là trọng tâm của những lễ trao giải Oscar, là điểm nhấn của các nghi lễ, sự kiện và các buổi công chiếu trên toàn thế giới, biến ngôi sao điện ảnh càng trở nên long lanh hơn.
Nhưng liệu bạn có tò mò vì sao "thảm đỏ" lại được gắn liền với Oscar? Và tại sao lại phải là màu đỏ? Hãy thử tìm hiểu xem.
Tấm thảm không dành cho người bình thường
Lội ngược dòng lịch sử, từ lâu tấm thảm đỏ đã không được thiết kế dành cho những người bình thường.
Một ví dụ điển hình là trong vở kịch Agamemnon của nhà biên soạn Aeschylus, hoàng hậu Clytemnestra đã trải thảm đỏ lên con đường chào đón chồng mình trở về sau chiến thắng ở thành Troy.
Nhưng khi ấy, ngay cả hoàng đế Agamemnon cũng ngập ngừng, không dám bước lên tấm thảm bởi ông tự nhận mình chỉ là "một người phàm" chứ không phải một vị thần.
Ngài từng chia sẻ: "Ta không thể giẫm lên thứ nguy nga thắm màu này mà không chút lo ngại sẽ bị ngã khỏi đường đi!". Tuy nhiên sau đó, ông vẫn đặt chân của mình lên sau lời sám hối.
Thảm nói chung và thảm đỏ được sử dụng khá nhiều trong nghệ thuật thời Phục Hưng. Chúng thường có màu sắc lấp lánh, có những họa tiết trang trí theo khuôn mẫu rất phong cách và xuất hiện nhiều trong bức tranh về vị thần, các thánh và hoàng gia.
Tại sao lại vậy? Theo Sonnet Stanfill - chuyên viên cao cấp tại Viện bảo tàng Victoria & Albert:
"Đó là màu sắc từ lâu đã gắn liền với thanh thế, hoàng gia và các tầng lớp quý tộc. Thuốc nhuộm màu đỏ là một trong những loại thuốc nhuộm giá trị nhất. Lí do là bởi chúng rất khó sản xuất và có giá thành rất cao".
Thuốc nhuộm màu cánh kiến và màu đỏ son đã và vẫn được sản xuất bằng cách sử dụng chiết suất từ những loài côn trùng có màu sắc tương ứng.
Ở thế kỉ 15, chúng đã được người Aztec và Maya ở Bắc Trung Mĩ dùng làm thuốc nhuộm vải. Đến thế kỉ 17, thuốc nhuộm màu cánh kiến đã là một mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.
Sự xuất hiện của khái niệm "thảm đỏ Hollywood"
Năm 1821, Tổng thống Mỹ - James Monroe được chào đón khi bước xuống từ thuyền của mình bằng một tấm thảm đỏ.
Sự kiện đó đã ghi dấu tầm quan trọng của vật dụng này, khiến việc sử dụng thảm đỏ trở thành tiêu chuẩn trong các sự kiện chính trị cấp cao.
Cho đến đầu thế kỉ 20, thuật ngữ "trải thảm đỏ" mới xuất hiện - ám chỉ việc đón tiếp thượng khách – nhờ một dịch vụ độc đáo của hãng đường sắt Trung Tâm Newyork (New York Central Railroad).
Theo đó, hãng này đã sử dụng thảm đỏ để chào đón cũng như chỉ đường khách lên tàu, được xem là mốc khởi đầu cho thuật ngữ "tiếp đón bằng thảm đỏ".
Tổng thống Mỹ Barrack Obama bước xuống máy bay trên thảm đỏ
Tổng thống Mỹ Barrack Obama bước xuống máy bay trên thảm đỏ
Nhưng mãi cho đến tận năm 1920, tấm thảm đỏ và Hollywood mới thực sự trở thành một phần không thể thiếu của nhau.
Năm 1922, thảm đỏ đã được trải dài trước nhà hát Egyptian cho buổi công chiếu phim Robin Hood của nam diễn viên Douglas Fairbanks.
Tấm thảm đỏ đầu tiên gắn với Hollywood được trải vào năm 1922
Tấm thảm đỏ đầu tiên gắn với Hollywood được trải vào năm 1922
Stanfill chia sẻ: "Thật thú vị khi thảm đỏ đã trở thành một phần không thể thiếu với những ngôi sao điện ảnh, những người được coi như ông hoàng bà chúa ngày nay.
Sự phát triển của các nhà đài cuối thế kỉ 20 đã biến họ thành những cung điện của con người.
Rõ ràng là có một sự tương đồng, khi trước kia thảm đỏ được dùng để chào đón thành viên của hoàng tộc, thì nay được dùng để chào đón những ông vua trong làng điện ảnh".
Từ năm 1964 trở đi, tấm thảm đỏ xuất hiện nhiều hơn trong các sự kiện của điện ảnh và được toàn cầu công nhận là một vật trang trí tâm điểm cho các nam, nữ diễn viên bước xuống từ xe limousine của họ.
Ngày nay, tấm thảm đỏ Oscar có diện tích hơn 1.500 mét vuông và phải mất hai ngày để trải xong ở nhà hát Dolby, thành phố Los Angeles.
Phải mất 2 ngày để trải xong tấm thảm đỏ có diện tích hơn 1500m vuông ở nhà hát Dolby, Los Angeles.
Những điều thú vị xung quanh thảm đỏ
Như một hệ quả tất yếu đi kèm, khi thời trang và điện ảnh gắn liền với nhau, tấm thảm đỏ bỗng dưng trở thành sân khấu trình diễn của các ngôi sao hàng đầu thế giới.
Thậm chí, nhiều hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới đã cho ra đời những dòng sản phẩm riêng cho thảm đỏ, đặc biệt là các thiết kế của Valentino và Giorgio Armani.
"Trả tiền để mặc đẹp" đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với các ngôi sao khi họ phải đặt thiết kế riêng hoặc thuê nhà tạo mẫu, để chuẩn bị cho những lần ra mắt trên thảm đỏ.
Có thể vì những lý do trên mà xu hướng hiện nay, các ngôi sao đang dần quay trở lại với những lựa chọn "an toàn" hơn thay vì trang phục phá cách, dễ bị đánh giá.
Sự thay đổi này bất ngờ lại giúp cho tấm thảm đỏ trở về với đúng phong cách vốn có của nó: dành cho sự quý phái, sang trọng.
Chiếc váy thiên nga và khoảnh khắc đó đã đi vào lịch sử của thảm đỏ Oscar.
Chiếc váy thiên nga và khoảnh khắc đó đã đi vào lịch sử của thảm đỏ Oscar.
Tuy nhiên, thảm đỏ Oscar vẫn chứng kiến nhiều sự phá cách bất ngờ đến… hoảng hốt. Năm 2001, nữ ca sĩ Björk đã gây sốc khi diện một bộ váy thiên nga và lại còn "đẻ" luôn một quả trứng trên thảm đỏ.
Tất nhiên, cô được liệt vào top những bộ váy xấu nhất khi đấy, nhưng 15 năm sau, bộ váy của cô lại được trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại và khoảnh khắc "đẻ trứng" đó của Björk đã vĩnh viễn đi vào lịch sử của thảm đỏ Oscar.
Giải thưởng Viện Hàn lâm (tiếng Anh: Academy Awards), thường được biết đến với tên Giải Oscars là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (tiếng Anh: Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS).
Kể từ năm 1928, giải Oscar được trao hàng năm tại thành phố Los Angeles để ghi nhận những thành tựu xuất sắc của điện ảnh trong năm của các đạo diễn, diễn viên, kịch bản và nhiều lĩnh vực khác.
Nguồn: BBC

“Oscar là người đàn ông khả kính nhất Hollywood”, vì sao?

Dân trí “Oscar là người đàn ông khả kính nhất Hollywood, hãy nhìn anh ấy xem. Anh ấy để bàn tay của mình ở nơi mà tất cả chúng ta đều thấy, không bao giờ để bàn tay ấy vào chỗ khuất, để làm chuyện mờ ám”. Lần đầu tiên, tượng vàng Oscar được “khen ngợi” tại giải Oscar.
 >> Phim hay nhất Oscar 2018 dự báo cuộc “thay máu” của điện ảnh

MC Jimmy Kimmel (50 tuổi) trở lại sân khấu lễ trao giải Oscar lần thứ hai liên tiếp qua hai mùa giải. Sau một năm căng thẳng với nhiều vụ bê bối quấy rối tình dục khiến bầu không khí ở Hollywood bỗng trở nên “khó thở”, tại đêm trọng đại của giới điện ảnh, Jimmy Kimmel phải đảm đương một trọng trách khó khăn.
Anh vừa phải điểm xuyết lại đời sống Hollywood trong một năm qua, vừa phải đảm bảo sự hấp dẫn, hài hước để “lên không khí” cho sự kiện lớn được hàng triệu người theo dõi trên khắp thế giới. Kimmel đã hoàn thành nhiệm vụ bằng những câu đùa tếu ngắn gọn, hài hước, duyên dáng, chứa đựng nhiều ngụ ý sâu xa, nhưng không hề khiến không khí đêm trao giải bị chùng xuống.
Kimmel đã nói về những vụ bê bối quấy rối tình dục làm chao đảo Hollywood thời gian qua, liên quan tới hàng loạt những nhân vật nổi tiếng và quyền lực của kinh đô điện ảnh, bằng một sự ví von về… bức tượng Oscar:
“Oscar là người đàn ông khả kính nhất Hollywood, hãy nhìn anh ấy xem. Anh ấy để bàn tay của mình ở nơi mà tất cả chúng ta đều nhìn thấy, không bao giờ để bàn tay ấy vào chỗ khuất để làm chuyện mờ ám, lại không bao giờ nói ra một lời thô lỗ, và điều quan trọng nhất ư, anh ấy không có… ‘cái ấy’. Anh ấy thực sự là một hình tượng của những giới hạn phép tắc lịch thiệp”.

MC Jimmy Kimmel đã có một câu đùa tếu vừa đủ hài hước vừa đủ tổng hợp về đời sống Hollywood trong một năm qua.
MC Jimmy Kimmel đã có một câu đùa tếu vừa đủ hài hước vừa đủ tổng hợp về đời sống Hollywood trong một năm qua.

Jimmy Kimmel là một trong những MC “cứng” của truyền hình Mỹ. Phong cách dẫn ấn tượng của anh đã trở thành thương hiệu và là sự bảo đảm cho những chương trình lớn.
Jimmy Kimmel là một trong những MC “cứng” của truyền hình Mỹ. Phong cách dẫn ấn tượng của anh đã trở thành thương hiệu và là sự bảo đảm cho những chương trình lớn.

Kimmel cũng đề cập tới sự “vùng lên” mạnh mẽ của phụ nữ trong nền công nghiệp điện ảnh thời gian gần đây khi chứng kiến nhiều dự án phim, trong đó, nghệ sĩ nữ đóng vai trò chủ chốt. Kimmel đề cập cụ thể tới nữ diễn viên người Israel hiện đang hoạt động ở Hollywood - Gal Gadot, với mỹ từ “Wonder Woman” (Nữ thần chiến binh).
Đây cũng chính là tên bộ phim nữ siêu anh hùng thành công cả về mặt nghệ thuật và thương mại mà Gal Gadot thủ vai chính. “Tôi nhớ từng có một thời kỳ khi các hãng phim lớn không tin rằng một nữ diễn viên có thể làm nên thành công với phim bom tấn, phim siêu anh hùng”, Kimmel đề cập vấn đề này một cách thẳng thắn hơn câu chuyện về nạn quấy rối.

Những lùm xùm quấy rối thực sự khiến bầu không khí Hollywood trở nên căng thẳng suốt thời gian qua, Kimmel lựa chọn cách đề cập có phần hài hước và lấy tượng Oscar ra để dẫn dắt.
Những lùm xùm quấy rối thực sự khiến bầu không khí Hollywood trở nên căng thẳng suốt thời gian qua, Kimmel lựa chọn cách đề cập có phần hài hước và lấy tượng Oscar ra để dẫn dắt.

MC Jimmy Kimmel (giữa) trong sự cố trao nhầm giải ở hạng mục quan trọng - Phim hay nhất - tại giải Oscar năm ngoái. Phim “La La Land” đã bị xướng nhầm, thực tế, “Moonlight” mới đoạt giải.
MC Jimmy Kimmel (giữa) trong sự cố trao nhầm giải ở hạng mục quan trọng - Phim hay nhất - tại giải Oscar năm ngoái. Phim “La La Land” đã bị xướng nhầm, thực tế, “Moonlight” mới đoạt giải.

MC nổi tiếng với khiếu hài hước duyên dáng cũng đả động lại sự cố trao nhầm giải Oscar ở hạng mục Phim hay nhất hồi năm ngoái. Khi đó, cặp đôi xướng giải - hai nghệ sĩ gạo cội của Hollywood - Faye Dunaway và Warren Beatty đã vô tình gọi tên phim “La La Land” thay vì “Moonlight” do bị đưa nhầm phong bì trao giải.
MC Kimmel tếu táo đề cập: “Một số người trong số các bạn ngồi đây đêm nay sẽ trở về nhà với tượng vàng Oscar. Năm nay, khi nghe tên mình được xướng lên, đừng vội bước lên ngay nhé. Chuyện xảy ra hồi năm ngoái quả thực đáng tiếc”.
“Năm ngoái, ban tổ chức đã gợi ý tôi trêu đùa một chút với các kiểm toán viên làm nhiệm vụ tại đây, nhưng tôi đã nói rằng: Không, tôi không bao giờ muốn đùa cợt với hoạt động kiểm toán. Và rồi các kiểm toán viên xuất hiện và họ đã tự đùa tếu rất khôi hài mà không cần đến tôi”.
Bích Ngọc
Theo Esquire

9 điều chưa biết về giải thưởng Oscar

Thùy Hương (Dịch)-Thứ bảy, ngày 21/02/2015 14:00 GMT+7

Bạn biết gì về Oscar – giải thưởng điện ảnh danh giá nhất thế giới? Chắc chắn những bí mật sau đây sẽ khiến bạn giật mình.

Đã có thời điểm khán giả chỉ phải trả $5 để vào xem lễ trao giải Oscar
Lễ trao giải Oscar lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 16/5/1929 và những tấm vé được bán ra khi ấy chỉ có giá $5. Buổi lễ được tổ chức tại khách sạn Hollywood Roosevelt, Los Angeles.
Tượng Oscar được mô phỏng theo một người có thật
Vào năm 1928, ông Cedric Gibbons – Giám đốc nghệ thuật của hãng MGM được giao nhiệm vụ thiết kế chiếc cúp giành cho người chiến thắng. Sau khi được vợ giới thiệu đạo diễn/diễn viên người Mexico Emilio El Indio Fernandez, Gibbon đã cố thuyết phục anh này tạo dáng trong tư thế “không mảnh vải che thân” và từ đó, tượng vàng Oscar được ra đời.
Không ai biết “Oscar” đến từ đâu
Tên chính thức của giải thưởng là Academy Award of Merit nhưng cái tên Oscar đến từ đâu thì chưa ai giải thích được. Có hai lý giải được đưa ra, một trong số đó thuộc về nữ diễn viên nổi tiếng Bette Davis. Bà cho rằng tên Oscar được đặt theo tên của chồng bà – Harmon Oscar Nelson. Tuy nhiên, một lý giải khác được nhiều người biết đến hơn bắt nguồn từ năm 1931 khi bà Margaret Herrick – Thư ký điều hành Viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh Mỹ - cho rằng bức tượng khiến bà nhớ tới người bác Oscar (cái tên thân mật dùng để chỉ người họ hàng Oscar Pierce). Nhà báo Sidney Skolsky cũng có mặt ở đó đã lập tức chộp lấy cái tên đó để làm tựa đề cho bài báo của ông có tên: một nhân viên đã trìu mến gọi bức tượng nổi tiếng là Oscar và từ đó, cái tên này được ra đời.
Câu nói cấm kỵ tại lễ trao giải Oscar
Khi mở phong bao công bố giải thưởng, các nghệ sỹ không được phép nói “Và người chiến thắng là …” mà phải nói “Giải thưởng Oscar thuộc về…”.
Người nhỏ tuổi nhất đoạt giải Oscar
Tatum O’Neal là người nhỏ tuổi nhất đoạt giải trong lịch sử Oscar. Cô bé đánh bật các tên tuổi khác để chiến thắng ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất với bộ phim Paper Moon vào năm 1973 khi vừa tròn 10 tuổi.
Người lớn tuổi nhất đoạt giải Oscar
Năm 2013, ở tuổi 82, Christopher Plummer chiến thắng ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất với vai diễn trong bộ phim Beginners.
Chưa từng có nữ diễn viên gốc Latin hay châu Á nào đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Trong lịch sử 85 năm diễn ra Oscar, chưa từng có nữ diễn viên gốc Latin hay gốc Á nào có vinh dự đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Salma Hayek là nữ diễn viên Latin duy nhất từng nhận được đề cử Oscar (năm 2003 với bộ phim Frida). Trong khi đó, Merle Oberon là nữ diễn viên châu Á duy nhất từng được đề cử ở hạng mục này (với vai diễn trong bộ phim The Dark Angel năm 1935). Nữ diễn viên da màu duy nhất từng đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar chính là miêu nữ Halle Berry với vai diễn trong bộ phim Monster’s Ball năm 2001.
Lord of the Rings là bộ phim thắng đậm nhất trong lịch sử
The Lord of the Rings: The Return of the King chiến thắng ở tất cả những hạng mục được đề cử tại lễ trao giải Oscar lần thứ 76. Tổng cộng, bộ phim đình đám nhận được tới 11 tượng vàng.
Angelina Jolie bị đồn làm mất tượng vàng Oscar
Tuy nhiên, Angelina Jolie không phải là người duy nhất dính tin đồn đánh mất tượng vàng Oscar danh giá. Hàng loạt các diễn viên nổi tiếng như Matt Damon, Jeff Bridges và Marlon Bradon cũng bị cho là đã làm mất tượng vàng.

Các nghệ sỹ “trượt” giải Oscar có thực sự ra về tay trắng?

Thùy Hương (Theo Variety)-Thứ bảy, ngày 14/02/2015 09:00 GMT+7
Chủ nhân các đề cử Oscar 2015 sẽ nhận được một túi quà trị giá lên tới 2,6 tỷ đồng

VTV.vn - Dù phải ra về khi không có tượng vàng trong tay tuy nhiên, không một nghệ sỹ nào được đề cử giải Oscar lại ra về tay trắng. Đó là tiết lộ mới nhất của tờ Variety.

Theo tờ Variety, tất cả các nghệ sỹ được đề cử giải thưởng Oscar năm nay đều nhận được một túi quà tặng với trị giá lên tới 125.000 USD (khoảng 2,6 tỷ đồng).
Ngoài việc được nhận hàng loạt các loại kem dưỡng da đắt tiền và các phụ kiện xa xỉ, năm nay, túi quà của các chủ nhân đề cử Oscar 2015 còn bao gồm: 3 đêm nghỉ dưỡng tại Tuscany trị giá 1.500 USD; 1 chuyến tàu hạng sang tới rặng núi đá Rockies ở Canada trị giá 14.500 USD; muối biển Địa Trung Hải trị giá 1.500 USD; một chiếc vòng cổ trị giá 150 USD đến từ thương hiệu Lat&Lo có khắc tọa độ và kinh độ của nhà hát Dolby – nơi diễn ra lễ trao giải Oscar; một chuyến du lịch cắm trại sang trọng trị giá 12.500 USD; phiếu quà tặng buffet kẹo và đồ tráng miệng trị giá 800 USD; thuốc lá điện tử của thương hiệu Haze trị giá 250 USD; một gói chăm sóc làn da của Wellness 360 trị giá 1200 USD; phí thuê xe Audi A4 trong vòng một năm trị giá 20.000 USD; một gói tư vấn thay đổi lối sống trị giá hơn 14.200 USD và nhiều phần quà thú vị khác.
Món đồ có giá trị nhất trong túi quà tặng năm nay chính là phiếu quà tặng trị giá 20.000 USD để trò chuyện cùng chị Olessia Kantor – người sẽ giải mã những giấc mơ và ý nghĩa cung hoàng đạo của các nghệ sỹ trong năm 2015. Bên cạnh đó, cô còn hướng dẫn các chủ nhân của đề cử Oscar các kỹ năng kiểm soát tâm lý.

Giá trị thật sự của tượng vàng Oscar là bao nhiêu?

Bài viết của
Xuất bản: | Chỉnh sửa: 03/03/2018 19:44:52
Dù được mạ vàng nhưng giá trị thực của tượng vàng Oscar lại khá khiêm tốn, chưa kể đến việc chiếc cúp danh giá này hiện đã bị cấm mua bán trên thị trường.
Giải Oscar năm nay sẽ diễn ra vào ngày 4/3 với những ứng cử viên nổi trội như Margot Robbie, Meryl Streep, Saoirse Ronan, Timothée Chalamet và Daniel Kaluuya. Theo dõi Oscar bấy lâu nay, liệu bạn có biết được trị giá thực sự của tượng vàng danh giá mà giải thưởng này trao tặng cho người chiến thắng?
Trên thực tế, tượng vàng Oscar không có giá trị như bạn tưởng tượng, ít nhất là về mặt tiền tệ. Theo đạo diễn Cedric Gibbons, tượng vàng Oscar được mạ vàng 24 cara được làm từ Nhà máy Mỹ nghệ Polich Tallix ở New York và chỉ tiêu tốn của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh 400 đô la để làm ra một chiếc. Tuy nhiên, giá bán trên thị trường của nó thậm chí còn rẻ hơn nữa – chỉ 10 đô la Mỹ.
Oscar
Ảnh: CNN Money
Giải thích cho mức giá thấp đến đáng kinh ngạc này, tạp chí TIME từng tiết lộ rằng đây là do một quy định mà Viện Hàn lâm đặt ra nhằm cấm người thắng giải hoặc gia đình của họ bán chiếc cúp dát vàng này. Nếu ai đó cố gắng tìm mua và bắt gặp tượng vàng trên thị trường, họ sẽ nhận được một cú điện thoại từ cơ quan pháp lý của Viện Hàn lâm. Sau đó, họ sẽ được nhắc nhở rằng Viện Hàn lâm có quyền ưu tiên mua lại tượng vàng Oscar mà chỉ phải trả 10 đô la cho một tượng.
Oscar
Ảnh: 3DOcean
Theo ông John B. Quinn – luật sư riêng của Viện Hàn lâm, phát biểu trên tờ Los Angeles Times hồi năm 2016, quy định này tồn tại để bảo vệ tính toàn vẹn nghệ thuật của tượng, rằng chúng “không nên trở thành các mặt hàng thương mại có thể mua và bán trên thị trường”. Quyết định này thậm chí còn được thừa nhận bởi Tòa phúc thẩm thứ 9 của Hoa Kỳ bằng một phán quyết ban hành vào năm 1991 nhằm bảo vệ giải thưởng này theo luật bản quyền liên bang.
Giải Oscar lần thứ 90: Những điểm đáng lưu ý từ một năm đầy sóng gió
Năm vừa qua quả thực là một năm sóng gió với nền điện ảnh Mỹ khi mà những câu chuyện hậu trường được công chúng quan tâm hơn cả những bộ phim bom...
Đây có thể là tin tức không vui đối với những người kế thừa của Michael Jackson khi nam ca sĩ quá cố này từng chi trả 1,5 triệu đô la để có được tượng vàng của Giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất năm 1939 – giải thưởng được trao cho bộ phim Gone With the Wind. Bên cạnh đó, dù là một người thắng giải Oscar nhưng nhà làm phim lừng danh Steven Spielberg cũng đã phải trả 607.500 đô la cho tượng vàng của Giải Nam diễn viên xuất sắc nhất dành cho Clark Gable trong bộ phim It Happened One Night, thông qua một buổi đấu giá vào năm 1996. Lẽ đương nhiên, sau quy định của Viện Hàn lâm, không còn những buổi đấu giá tượng vàng Oscar công khai nào nữa (nhưng vẫn có những cuộc mua bán lén lút).
Oscar
Ảnh: Reader’s Digest
Tất nhiên, khi nói đến niềm vinh dự, danh vọng và những phần thưởng khác mà giải Oscar đem lại cho người thắng giải, thì những tượng vàng quả thật là vô giá. CBS News dẫn lời các nhân viên và nhà quản lý của các diễn viên cho biết, họ ước tính rằng thù lao mà “gà” của họ nhận được cho bộ phim tiếp theo sẽ tăng 20% ​​nếu giành được giải thưởng Nam diễn viên hay Nữ diễn viên xuất sắc nhất.
Trở lại giá trị của chiếc cúp, nhiều người hài hước bình luận rằng nếu không thể mua bán trên thị trường, Viện Hàn lâm có lẽ chỉ nên làm cúp bằng sô cô la mà thôi, bởi khi đó sẽ chẳng còn ai quan tâm đến việc mua đi bán lại nó nữa và mọi người đều vui vẻ!

Phía sau Oscar là cả núi tiền

Thứ Hai, 27/02/2017 08:03 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Lễ trao giải Oscar 2017 sẽ diễn ra sáng nay (theo giờ Việt Nam). Bên cạnh việc tôn vinh nghệ thuật, “miếng bánh” Oscar còn vô cùng “béo bở” khiến ai cũng muốn được dự phần và ngay Viện Hàn lâm cũng có được khoản lợi nhuận rất lớn nhờ cuộc chay đua nghệ thuật này.
Lễ trao giải Oscar là đêm tôn vinh nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng cũng đồng thời là chương trình giải trí rất thu hút khán giả; và do đó, là nơi sinh lợi khổng lồ.Hái ra tiền nhờ tổ chức giải Oscar
Không quá khi so sánh Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ với một doanh nghiệp ăn nên làm ra.
Báo cáo tài chính thường niên của Viện Hàn lâm đều chi tiết các khoản phát sinh để làm nên một đêm trao giải Oscar thành công. Trong năm 2016, Viện Hàn lâm đã chi 44 triệu USD cho giải Oscar “và các hoạt động liên quan”. Con số này bao gồm lễ trao giải; chuỗi các sự kiện liên quan, bao gồm cả tiệc công bố đề cử (260.000 USD), trao giải thành tựu trọn đời (865.000 USD), tiệc sau Oscar (1,8 triệu USD).

Người dẫn Oscar năm nay, Jimmy Kimmel, dự kiến nhận được mức tiền công tối thiểu là 15.000 USD
Riêng đêm trao giải, chi phí ước tính từ 21-22 triệu USD. Bù lại, Viện thu vềđược một khoản lớn hơn nhiều sốchi ra. Năm ngoái, họ có được 113,1 triệu USD nhờ trao giải, tức có lợi nhuận là 69,1 triệu USD. Phần lớn khoản thu đến từ Disney. Đơn vị này hàng năm chi 75 triệu USD để phát sóng lễ trao giải trên kênh ABC (ngược lại, Disney thu về hàng trăm triệu USD khác nhờ tiền quảng cáo vào giờ vàng, khoảng 2 triệu USD cho 30 giây).
Viện Hàn lâm cũng thu tiền vé tham dự với giá cho một ghế trong tổng số 3.4000 ghế dao động từ 150 – 750 USD.
Viện cũng để công ty Distinctive Assets tặng những người nhận đề cử các túi quà đặc biệt. Năm nay, túi này có trị giá 160.000 USD, bên cạnh các món đồ đắt tiền là ba ngày nghỉ dưỡng ở Lost Coat Ranch (40.000 USD), 10 buổi tập với các huấn luyện viên nổi tiếng (900 USD).Năm ngoái, Viện đã kiện công tynày vì đưa những món đồ nhạy cảm vào túi quà.
Đường tới giải Oscar trải đầy tiền
Đưa được phim lên “vũ đài” là bước đầu tiên và cũng là khó nhất với tất cả các phim do sự cạnh tranh mạnh mẽ, và ngày một khắc nghiệt theo năm tháng. Để làm nổi bật phim của mình trước khối lượng lớn các sản phẩm, đầu tiên, phải thuê một chuyên gia vận động Oscar. Họ sẽ liên hệ và lên chiến lược để tiếp xúc những nhà “cầm cân nẩy mực” tại giải Oscar và điều quan trọng, là  họ hiểu các nguyên tắc.

Vị ngọt của thành công… Tượng Oscar được làm bằng sô cô la và rắc vàng 24 carat sẽ được phục vụ ở đêm tiệc trao giải
“Ve vãn thành viên Viện Hàn lâm là cả một nghệ thuật”, cố vấn quảng bá phim kỳ cựu Bumble Ward cho biết. “Các thành viên Viện Hàn lâm có thể ra ngoài ăn trưa và tối mỗi ngày trong mùa. Đây là một phần của trò chơi: Bạn nên đưa ai tới để khiến mọi người thích thú? Cuối cùng thì, mọi người vẫn luôn vui thích khi được gặp các ngôi sao điện ảnh”.
Chọn một đường đúng để dẫn phim ra khỏi phòng biên tập là rất quan trọng: từ lễ ra mắt hoành tráng tới tổ chức các sự kiện thu hút công chúng. Các nhà phê bình cũng đóng vai trò lớn trong tạo tín nhiệm với Viện Hàn lâm. “Một người làm truyền thông giỏi phải hiểu rõ cánh báo chí, về khẩu vị và phản ứng của họ”, theo bà Ward. Từ đó, phải biết cho ai xem phim đầu tiên để có được những phê bình tích cực.
Thường các chi phí này do những nhà phân phối phim Mỹ bỏ tiền ra chứ không phải nhà sản xuất. Chiến dịch tranh giải Oscar là một phần của quá trình quảng bá phim, bắt đầu từ khi phim ra mắt. Bà Ward cho rằng thủ thuật ở đây là phải “duy trì” – chứ không phải chỉ tập trung vào hai tuần trước khi phim ra định dạng DVD như nhiều nhà quảng bá phim vẫn làm. Tất nhiên, “để một bộ phim trông thú vị, tươi mới sau nhiều tháng, hoặc sau một năm, là một điều rất khó để làm”.
Các chi phí dự kiến gồm:  Chuyên gia tư vấn quảng bá (10.000 – 15.000 USD), quảng cáo (1 triệu USD trước khi được đề cử, 800.000 USD sau đó), lên sóng TV và đẩy mạnh hình ảnh (1,5 triệu USD), chi phí tài năng (như tiền đi lại, ăn ở cho sao tới dự sự kiện, lễ ra mắt… 900.000 USD), chiếu phim (khoảng 160.000 USD), làm DVD và SCR (khoảng 300.000 USD. Bản này cũng rất quan trọng vì nhiều người lười nhác, thích xem phim ở nhà hơn là ra rạp), chi cho các giải khác (như chiến dịch Quả cầu vàng để tạo ảnh hưởng tới giải Oscar, 500.000 USD).
Dù vậy, theo số liệu phân tích của Edmund Helmer, Oscar chỉ giúp phim đoạt giải tăng doanh thu phòng vé khoảng 3 triệu USD, thấp hơn nhiều nếu thắng Quả cầu vàng (14,1 triệu USD). Tất nhiên, cũng có những ngoại lệ như Million Dollar Baby, tăng 56% doanh thu phòng vé sau khi thắng giải Phim xuất sắc nhất. Đặc biệt, American Sniper tăng tới 90% sau khi được đề cử Oscar. Tuy nhiên, có vẻ, nó là nhờ một chiến lược quảng bá khôn ngoan chứ không phải do quyết định của Viện Hàn lâm.
Nhưng rõ ràng, chiến thắng giải Oscar không chỉ là để đạt doanh thu phòng vé mà thật sự tạo nên hiệu ứng domino cho nhiều bên. Thế nên, các cuộc đua vào Oscar cứ mỗi năm lại càng thêm khốc  liệt và đẫm mùi tiền bạc.
Thư Vĩ (tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét