Vụ
án Năm Cam và đồng bọn là một trong những vụ án lớn nhất trong lịch sử
ngành Tư pháp Việt Nam cùng tên tuổi của Trung tướng công an Nguyễn Việt
Thành (quen gọi là Tư Bốn) cũng đã đi vào lịch sử phòng chống tội phạm
của ngành công an Việt Nam.
Năm
Cam sinh ra ở "vùng trũng" của Sài Gòn, cuộc sống khốn khó khiến y sớm
phải bươn chải, nếm "mùi đời" từ nhỏ. Nhưng nó như định mệnh "gieo nhân"
đưa Năm Cam sau này trở thành ông trùm giang hồ gian manh, xảo quyệt
bậc nhất trong thế giới ngầm Sài Gòn từ trước tới nay…
Ông trùm xã hội đen Năm Cam đã ra pháp trường đền nợ tội ác. Hơn 10
sau khi vụ án xảy ra, các tư liệu về vụ án này nhất là tác phẩm "Hồ Sơ
Z501" của nhà báo Nguyễn Như Phong và những cuộc tiếp xúc nới những
người có liên quan được nhà báo Nguyễn Thiện tổng hợp chọn lọc từ nguyên
mẫu cuộc đời của Năm Cam và tướng Tư Bốn để tiểu thuyết hoá thành tác
phẩm "Ông trùm Sài Gòn". Báo Câu chuyện Pháp luật khởi đăng loạt bài
phác họa chân thực về cuộc đời và hành trình trở thành ông trùm thế giới
ngầm giang hồ Sài Gòn của Năm Cam Ruột thịt như nước lã
Cuộc đời Năm Cam có lúc liền một mạch, có lúc bị ngắt quãng như những
đoạn phim được chiếu chậm. Vùng ven Sài Gòn nơi Năm Cam sinh ra vào
những năm đầu thập kỷ 50 vẫn còn là vùng đất thưa người, cảnh vật hoang
vắng. Thuở ấy, kênh Ruột Ngựa chạy dài từ đầu Cầu Quay đến tận Chợ Lớn
còn sạch lắm. Nước lên xuống theo thủy triều và đủ để cho lũ trẻ con ở
truồng nhồng nhỗng lặn hụp suốt ngày chơi trò thủy chiến.
Ông Trương Văn Bưởi (cha của Năm Cam) từ Quảng Nam vào Sài Gòn lập
nghiệp hồi những năm đầu thế kỷ 20, lúc đó nơi này vẫn còn cả lũ cá sấu
hoa cà dữ tợn từ Rừng Sác, Cần Giờ tìm về gây họa người khẩn hoang.
Ngoài Tư Xẩm (chị gái Năm Cam), Năm Cam, cha mẹ y còn 2 đứa con nhưng đã
qua đời ở quê vì bạo bệnh. Năm Cam sinh ra trong căn nhà cất trên miếng
đất đầy ao vũng, sình lầy muỗi mòng bay như trấu gần chợ Xóm Chiếu
(quận 4). Lớn lên trong khu xóm lụp xụp tối tăm, vùng ven đô thị đầy
khốn khó nên Năm Cam luôn có tham vọng đổi đời.
Năm Cam cứ ngỡ rằng ngoài cha mẹ và chị Tư Xẩm, chẳng còn ai là bà
con trên mảnh đất phương Nam này. Vào một buổi chiều tối, Năm Cam và Tư
Xẩm được ông Bưởi giới thiệu với người đàn bà chủ vựa củi ngoài chợ Xóm
Chiếu và được đeo tang ông chồng của bà này vừa qua đời. Từ đó, trong
trí óc non nớt của Năm Cam đã ghi nhận được rằng cha y có một người em
gái tên Trương Thị Quýt.
Ông
Bưởi dắt Tư Xẩm và Năm Cam đi đám tang của em rể trở về thì bắt đầu ngã
bệnh, các triệu chứng của căn bệnh lao phổi thời kỳ cuối tấn công ông
ác liệt. Đó là hệ quả của việc lao động quá sức để nuôi vợ và hai con.
Gần 2 năm sau, ông Bưởi qua đời. Năm Cam nhớ lại, lúc cha y chết, những
chiếc xe của phòng thông tin chạy rông khắp ngõ phát ra rả trên loa:
"Nghe vẻ nghe ve, nghe vè Bảo Đại". Nhờ vậy sau này, một người bạn trí
thức của Năm Cam có thể khẳng định được năm ông Bưởi qua đời là năm
1955, năm Thủ tướng Ngô Đình Diệm trưng cầu dân ý để phế truất Bảo Đại
khỏi cương vị Quốc trưởng và bắt đầu lập nền Đệ nhất Cộng hòa.
Cô Quýt được báo tin dữ bởi đích thân bà chị dâu nghèo khổ là mẹ Năm
Cam. Cô Quýt ghé đến đám ma ông anh ruột thắp một nén nhang, uống vội
một ngụm trà, dúi vào tay chị dâu một ít tiền phúng điếu rồi vội vã bước
lên xe ra về không khác gì một người dưng. Nét mặt cô như một tảng nước
đá, không buồn cũng chẳng vui. Ngày hạ huyệt anh ruột, cô Quýt cũng
không thèm có mặt. Lúc ấy, trí óc non nớt của Năm Cam chưa hiểu rằng
người cô cư xử như vậy hết sức tồi tệ với gia đình mình. Sau này, khi đã
chớm hiểu cuộc đời, Năm Cam nhận ra một điều rất đơn giản nhưng cũng là
nỗi ám ảnh suốt một đời phải giàu có dù bằng bất cứ cách nào. Nếu nghèo
khó, những điều đơn giản và dễ hiểu nhất như tình thân bằng quyến cũng
không có.
Bài học càng rõ nét hơn khi mẹ y vì quá bế tắc, dắt y đến tìm đứa con
trai đầu của cô Quýt tên là Sang (nghe đâu rất khá giả) để cậy nhờ. Hai
mẹ con cùng đi chân đất, đầu trần giữa buổi trưa Sài Gòn đầy nắng và
bụi, đứng tần ngần trước cửa hàng tạp hoá bề thế của Sang. Anh ta thờ ơ
theo kiểu con buôn, lạnh lùng nói: "Xin lỗi, tôi không có người bà con
nào, nếu có hẳn mẹ tôi nói cho chúng tôi biết rồi!"
Bà Bưởi tủi thân bật khóc rồi dắt Nam Cam quay về. Cuộc sống nghèo
khó trên vùng đất dữ đầy u tối và tủi nhục. Để duy trì cuộc sống, mỗi
buổi sáng, bà Bưởi lọ mọ mua về ít khoai, bắp bên vựa, luộc chín bán
quẩn quanh trong xóm cho lũ trẻ con. Năm Cam, dù mới chỉ 12-13 tuổi cũng
biết cùng trang lứa đá cá lăn dưa qua khu chợ cá Cầu Ông Lãnh, Cầu Muối
để nhặt từng con cá, củ khoai về giúp mẹ. Đối với những cư dân làng
Khánh Hội (quận 4) lúc bấy giờ, đó là lẽ tất nhiên, chẳng có gì là lạ.
Sống tươm tất, đó mới là chuyện đáng lưu ý.
Mối quan hệ bà con duy nhất giữa gia đình Năm Cam và nhà cô Quýt dạy
gã bài học đầy chua xót, thế giới quan khắc nghiệt định hình dần bản
chất thù đời, hận người của Năm Cam. Vào đời…
Trong
xóm nghèo của gia đình Năm Cam có chàng ca sĩ Bảy Xi, không đẹp trai,
chân bị khập khiểng, bù lại có giọng ca khá mượt đủ làm xiêu đổ trái tim
các cô gái lối xóm. Bằng giọng ca trời phú, mỗi ngày Bảy Xi hát tân cổ
thời thượng đi bán khắp các hóc hẻm Sài Gòn. Tất nhiên, muốn bán được
một cách dễ dàng với số lượng nhiều, Bảy Xi phải ca thử, ca hết sức ai
oán mùi mẫn. Tư Xẩm (chị gái Năm Cam) nghe Bảy Xi hát đâm ghiền rồi yêu
tự lúc nào chẳng hay. Như bất kỳ một cuộc tình nào khác diễn ra ở một
vùng đất nghèo khổ, Bảy Xi yêu và cưới Tư Xẩm gọn gàng bởi một mâm cơm
với chỉ 1 khách mời duy nhất. Tư Xẩm chóng vánh làm vợ khi chớm bước qua
tuổi 18, tình nghèo thuở ấy như vậy còn mong gì hơn.
Bảy Xi sống bên vợ ở căn nhà rách nát trong xóm nghèo một thời gian
ngắn, trước khi đưa vợ về ở chung cùng cha mẹ mình. Rồi Bảy Xi tiếp tục
kiếm tiền nuôi vợ bằng xấp bài ca tân cổ thời thượng và tiếng hát mùi
mẫn của mình. Từ đây, Năm Cam theo chân anh rể và bắt đầu biết đến một
Sài Gòn khác hẳn vùng Khánh Hội bên quận 4. Sài Gòn với những đường phố
rộng thênh thang, nhà cửa nguy nga tráng lệ, người mua kẻ bán tấp nập
với trò lừa lọc và lối cư xử tàn nhẫn là môi trường hình thành nên nhân
cách, đủ sự ma mọi của ông trùm đầy xảo quyệt sau này.
Tư Xẩm buôn bán nồi niêu xoong chảo nhôm, chuẩn bị cho đứa con đầu
lòng chào đời. Bảy Xi đưa vợ về hẻm 148 đường Tôn Đản thuê nhà ở. Hẻm
này người ta gọi là hẻm Sáu Căn. Đúng với tên gọi của nó, hẻm 148 bấy
giờ chỉ lèo tèo vài căn nhà nằm lọt thỏm giữa một bãi tha ma tiêu điều
quạnh vắng. Lý do gia đình Năm Cam thuê nhà tại đây vì Bảy Xi được tay
kỳ bẽo (tức là chỉ những kẻ chuyên chơi trò cờ bạc bịp, cò con) có tầm
cỡ nhất nhì Sài Gòn nhưng nghèo rớt mồng tơi là Bảy Huê Kỳ rủ về.
Sau này, chính Bảy Huê Kỳ là thầy dạy chơi những ngón nghề cờ bạc bịp
cho Năm Cam. Đã có thời gian, Năm Cam sử dụng những ngón nghề này vào
sòng đỏ đen để kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình cả thảy có cả gần
chục đứa con. Có "tay nghề" giỏi nhưng vẫn có thể chết đói nếu không
biết liên kết bè đảng, Năm Cam nghiệm ra được như vậy ở tấm gương Bảy
Huê Kỳ.
Bảy
Xi tất bật đi bán bài nhạc tân cổ một cách lương thiện. Thọ (sau này có
biệt danh là Thọ "Đại úy") là con trai đầu của Bảy Xi và Tư Xẩm, ra đời
trong căn nhà mái lá, vách phên tre năm 1957. Vài năm sau khi về ở hẻm
Sáu Căn, Bảy Xi sinh tật có thêm vợ bé. Dù vậy, anh ta vẫn quan tâm đến
Tư Xẩm và đứa con mới chập chững biết đi. Hai mẹ con Năm Cam ở căn nhà
phía ngoài, còn Tư Xẩm ở trong sâu. Hai vợ chồng cãi nhau kịch liệt về
việc vợ bé của Bảy Xi. Tư Xẩm dứt khoát bảo: "Hoặc thôi vợ bé, hoặc đi
luôn!". Bảy Xi bỏ đi. Tư Xẩm bồng đứa con trai về với mẹ trong căn nhà
tồi tàn rách nát cách đó không xa.
Năm Cam theo bạn bè gia nhập đội ngũ bán xà bông bột quanh chợ Bến
Thành cho mẹ bớt cực. Mỗi bịch xà bông bán được chỉ đem đến 10 xu lãi
nhưng nếu mỗi ngày chịu khó đi cho đến cặp chân mõi rũ rượi, Năm Cam
cũng có thể mang về nhà được hơn chục đồng bạc. Năm Cam có một người bạn
thân mồ côi cha mẹ cũng làm nghề đi bán dạo xà bông tên Bé Tám. Bé Tám ở
chung nhà với anh chị nhưng cũng được giành cho một không gian riêng
biệt phía sau và thường rủ Năm Cam về ngủ qua đêm trên chiếc ghế bố hẹp
bốc mùi nước tiểu ngai ngái.
Tuy là đứa trẻ con loắt choắt vì thiếu ăn và phải bươn chải nhưng Năm
Cam thực sự "trưởng thành" theo cách nhìn của bọn giang hồ lưu manh từ
năm 14 tuổi. Y theo chân các "ông anh trời ơi" ở khu Cống Lấp, đón xe
buýt lên ngã ba Chú Ía để trở thành đàn ông. Tay Năm Cam cầm chặt tờ
giấy bạc hai mươi đồng đứng thập thò sau lưng gã anh chị mặt mũi cô hồn,
người xăm chằng chịt. Cô gái mặt bự phấn cười rũ rượi hỏi: "Nó à?". Sau
lần nếm mùi đàn bà đầu tiên trong đời, Năm Cam trở nên dạn dĩ, y sẵn
sàng đi một mình khi thấy rủng rỉnh ít tiền trong túi. Tệ hại hơn, như
những hạt cỏ dại khác mọc xô bồ ở mảnh đất phức tạp ở quận 4, y cũng
tham gia hầu hết các trò đồi bại của bọn trẻ con quỉ quái. Y thường bơi
dọc theo bờ kênh để rình rập những phụ nữ trong lúc tắm táp để thỏa mãn
trí tưởng tượng hết sức phong phú về tình dục của tuổi mới lớn. Nguồn: Báo Pháp Luật
Sơn “Bạch Tạng” - Nhân vật “cầm trịch” dân đao búa đất Hà thành
Trong giới giang hồ miền Bắc từ trước đến
nay, cái tên Sơn “bạch tạng” được nhắc đến với nhiều câu chuyện thêu
dệt về nhân vật “cầm trịch” dân đao búa đất Hà thành. Không giống như
Khánh “trắng”, Phúc “bồ”, Vinh “đồng”, Dương Tử Anh… hay nhiều anh chị
có máu mặt khác thích “trống giong cờ mở”, Sơn lặng lẽ thu mình thống
lĩnh việc cờ bạc và các hoạt động “đen” khác. “Tảng băng chìm” này của
Sơn mang lại rất nhiều lợi nhuận và danh thế…
Sơn “Bạch Tạng”
Kẻ cầm tinh con hổ
Là một trong những tay anh chị nổi tiếng nhất trong giang hồ nên Sơn
“bạch tạng” luôn được các đơn vị công an “chăm sóc” kỹ lưỡng, đặc biệt
là Phòng CSĐT tội phạm về TTXH của Công an TP Hà Nội. Tuy nhiên với sự
khôn ngoan của kẻ đã lăn lộn trên giang hồ, Sơn “bạch tạng” vẫn giữ được
“chất” của mình và luôn khiến dân đao búa đất Hà thành bái phục.
Trên khắp đất nước, bất kỳ một dân chơi nào cũng đều biết tiếng Trần
Quốc Sơn tức Sơn “bạch tạng” như là một ông trùm thực sự của giang hồ Hà
Nội. Các đại ca khét tiếng như Cu Nên, Cu Lý, Lâm “già”, Minh “xăm”,
Thành “xăm”… đều phải kiêng nể Sơn trong các cuộc ân oán.
Khi giang hồ vào thời loạn, thế kiềng ba chân Sơn “bạch tạng” – Phúc
“bồ” – Khánh “trắng” tan vỡ. Sơn có cơ hội thống lĩnh xã hội đen Hà Nội.
Không bỏ qua thời khắc quý giá này, Sơn “chiêu binh mãi mã”, xưng hùng
xưng bá ở khu vực chợ xe Phùng Hưng và các sòng bạc lớn ở Hà Nội.
Sinh năm 1962, Sơn cầm tinh con hổ. “Chúa sơn lâm” luôn ngồi ghế tiên
chỉ của dân đao búa trong mọi cuộc chơi. Tính Sơn nhỏ nhẹ, ít rượu chè,
trong thời gian đấu đá với các đối thủ, Sơn lại càng lặng lẽ. Mỗi khi
Sơn xuất hiện tại các vũ trường, tất cả những cô đào đẹp nhất phải ra
hầu rượu. Mỗi khi Sơn “trót” sa chân vào vòng lao lý, tất cả các phạm
nhân đều phải thừa nhận Sơn là “huynh trưởng”. Đã nói là làm, đã làm là
tới cùng, tính cách ấy thể hiện rõ trong các phi vụ làm ăn cũng như
những cuộc thanh trừng bằng máu khiến bọn đàn em vô cùng khiếp sợ.
Khi Khánh “trắng” bị bắt, Sơn đã “lên ngôi” và trở thành “anh cả” tại
giang hồ miền Bắc. Thế và lực của Sơn rất lớn bởi tiền và những gã đàn
em máu lạnh, sẵn sàng xuống tay dao mỗi khi đại ca ra lệnh.
Cùng lúc đó ở Hải Phòng, Minh “sứt” cùng “tứ đại hộ pháp” của mình là
Dũng “Bắc Kạn”, Dũng AK, Dũng “đui”, Dũng K cũng phô trương thanh thế
thống lĩnh giang hồ đất Cảng. Minh đi buôn lậu hàng điện tử, hêrôin,
xăng dầu… nên nguồn tài chính của gã hết sức khổng lồ. Đây là sự hậu
thuẫn rất lớn cho Minh trong việc phong tỏa giang hồ cả nước. Ngoài ra,
“tứ Dũng” của Minh đi đâu cũng vác hàng nóng đi theo nên băng nhóm của
Minh ngày càng lừng lẫy thanh thế. Thậm chí chúng còn có cả súng AK đi
áp tải hàng lậu.
Ngay từ đầu, Sơn và Minh đã chẳng ưa gì nhau nên mối quan hệ của giới
hắc đạo hai thành phố rơi vào tình trạng “chiến tranh lạnh”. Ngoài việc
buôn ma tuý ra, đàn em của Minh là Dung “hà” mở các sới bạc tại Thuỷ
Nguyên, Kiến An… cạnh tranh với Sơn và Thắng trong nghề đỏ đen bịp bợm.
Không những thế, Dung còn cậy thế anh mình phong toả “giới tín dụng đen”
tại Casino Hải Phòng khiến Hạnh “sự”, một người em kết nghĩa của Thắng,
mất đất làm ăn… Chân dung “đại ca đao búa”
Quê gốc của Sơn “bạch tạng” ở phường Phương Liệt, Thanh Xuân nhưng
sau đó chuyển về phố Ngô Thì Nhậm sinh sống. Là con út trong một gia
đình nề nếp nhưng từ nhỏ Sơn đã quậy phá, ngỗ ngược và liên tục bị chính
quyền địa phương tập trung cải tạo. Mới 15 tuổi, Sơn đã bị công an quận
Hoàn Kiếm bắt vào vì tội móc túi (năm 1977).
Đến ngày 20.3.1978, Sơn tiếp tục bị tra tay vào còng cũng về tội “hai
ngón”. Ngày 19.1.1979, TAND quận Hoàn Kiếm xử Sơn 8 tháng tù, 12 tháng
thử thách. Đến ngày 16.3.1980, Sơn lại tiếp tục bị bắt về tội danh trên.
Không những thế, khi còn trẻ, ông trùm này còn rất nổi tiếng vì “máu
lạnh” trong những cuộc đánh lộn, đâm chém. Trước những hành vi phạm tội
liên tiếp đó của Sơn, chính quyền địa phương buộc phải lập hồ sơ đưa đi
cải tạo tại trại Thanh Lâm, Thanh Hoá.
Do đã gây dựng được “số má” ở ngoài đời nên khi vào trại, Sơn được
ngồi ghế “đại bàng”. Ở đây, ông trùm máu lạnh này thu phục hàng loạt đàn
em trong Nam ngoài Bắc để nhân rộng thanh thế. Đặc biệt là những đàn em
ở Hải Phòng, Nam định được “đại ca” biệt đãi hơn cả.
Ngoài bản lĩnh do những ân oán giang hồ tạo nên, Sơn còn được đàn em
hết sức nể phục vì sự điềm đạm, ăn nói khéo léo nhẹ nhàng và tính cách
“nhất ngôn cửu đỉnh”. Đã nói là làm và đã làm là hết mình nên Sơn được
đàn em nể trọng không kém gì Thắng. Hơn nữa, ít ai thấy Sơn nói tục chửi
bậy, uống rượu, không bao giờ sử dụng ma tuý nhưng đã ra tay thì hết
sức lạnh lùng.
Sau những phi vụ làm ăn, Sơn bao giờ cũng tỏ ra cưu mang đàn em và
không nhận phần nhiều về mình. Thậm chí, khi những cuộc xung đột trong
hai giới hắc bạch xảy ra, Sơn cũng đứng ra dàn xếp tránh đổ máu cho đàn
em và các băng nhóm khác. Khi cải tạo trong trại, mỗi lần nhận được quà
cáp gửi vào, Sơn “bạch tạng” thường chia đều cho đàn em nhưng kẻ nào có ý
định vượt mặt thì Sơn không bao giờ bỏ qua.
Không sống một cách vương giả tại Hải Phòng được nữa, mang theo mối
hận trong lòng, Dung “hà” vào TPHCM theo hai đàn anh của mình là Minh
“sứt” và Thành “chân” lập nghiệp giang hồ. Tuy nhiên, đi đến đâu cũng bị
Thắng cản mũi, niềm uất hận của Dung lại càng cháy bỏng. Im hơi lặng
tiếng hơn Dung nhưng Ngô Chí Thành tức Thành “chân” là đại ca giang hồ
thực sự của Hải Phòng. Thành không thích trống giong cờ mở, phô trương
thanh thế nhưng có thực lực trên giang hồ. Cu Lý, Cu Nên, Lâm “già”,
Dũng “Bắc Kạn”, Oanh “hà”, Dũng AK, Dũng “đui”, Dung “hà” đều sợ Thành
“chân” một phép.
Vào thời gian này, tại các vũ trường như Mưa rừng nhiệt đới, Đêm màu
hồng, Phi thuyền… hàng đêm, Thành ngồi uống rượu một mình. Hầu hết các
dân chơi, bảo kê có số má như Tài “ba đô”, Dũng “lợn”… đi qua đều phải
cúi chào lễ phép.
Khi mâu thuẫn của Dung “hà” và Thắng “tài dậu”, Sơn “bạch tạng” lên
tới đỉnh điểm, Thành đã khuyên răn cô em đồng bóng của mình rất nhiều.
Là kẻ lọc lõi trên giang hồ, Thành hiểu độ nham hiểm và sự tàn bạo của
đối thủ. Thấy Dung không nghe, Thành liền bỏ đi Canađa sinh sống…
Khi Sơn “bạch tạng” và Thắng “tài dậu” bị đàn em Dung “hà” săn đuổi
thì Hạnh vẫn có những mối quan hệ mật thiết với giang hồ đất Cảng. Còn
Sơn bay vào TPHCM để “yểm bùa” đám giang hồ “Ba Ke” đang quấy nhiễu tại
các vũ trường, nhà hàng. Vào thời gian này, dân dao búa miền trong rất
ngại những tay anh chị từ Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội mò vào. Những cái
tên như Hưng “mi nhon”, Trường “xoăn”, Tuấn “tăng”, Thuỷ “lẩm”, Dũng
“heo”, Dũng “paléttin”… khiến dân giang hồ miền Nam toát mồ hôi hột.
Những trận huyết hận tương tàn của vài chục tên côn đồ miền Nam cùng
lắm chỉ làm đổ máu chút ít. Lâu lâu mới nhỡ tay đao khiến có kẻ vong
mạng. Nhưng khi giang hồ miền Bắc đã ra tay thì không tàn phế suốt đời
cũng hồn lìa khỏi xác. Với sở trường lạnh lùng như thế, giới hắc đạo
miền Nam ngại dân anh chị miền Bắc một vành. Vì vậy, Sơn “bạch tạng”, kẻ
cầm tinh con hổ lẫy lừng này cũng như hàng chục đàn em trung thành của
Sơn luôn là “bức tường thép” lấy le với giới hắc đạo Hải Phòng, Nam
Định…
Ngày 16.3.2002, Đội đặc nhiệm, Phòng Cảnh sát hình sự bắt Sơn ngay
tại đầu ngõ Lương Sử A và di lý ông trùm đao búa này vào miền Nam phục
vụ việc điều tra mở rộng các vụ án liên quan…
Theo PV (Dân Trí)
Cái chết của giang hồ du đãng Sài thành Lâm 'Chín ngón'
Một người làm công trong quán thịt chó cho gia đình Lâm kể rằng:
Sau khi bị Năm Cam tạt axit, Lâm “Chín ngón”
trở thành một con người khác hẳn, không nói, không cười, suốt nhiều năm
ở lì trong căn nhà nhỏ ở ngoại thành, không hề cho ai biết địa chỉ.
Lâm không nhắc lại chuyện cũ nhưng đôi lúc, Lâm thở dài và nói một mình rằng:
Ân
oán giang hồ thì phải trả nhưng vẫn cảm ơn trời vì kẻ nào đó, dù có
hiểm ác thì vẫn ‘hạ thủ lưu tình’, không làm tổn hại đến vợ con.
Theo
người giúp việc ở nhà Lâm thì tay giang hồ này tự vẫn tại trang trại
của gia đình ở huyện Nhà Bè, TP HCM, vào tháng 10.2006, kết thúc một
cuộc đời giang hồ đầy bi kịch cũng lắm ai oán.
Những người làm công bất ngờ khi Lâm chọn cách từ giã cuộc sống, vợ con đau đớn như vậy.
Lâm “Chín ngón” thời trẻ
Bí
ẩn nơi an táng của Năm Cam và đàn emNăm Cam ‘lấy số’ giang hồ Sài Gòn
như thế nào?Đại gia đình tướng cướp khét tiếng miền Đông (Kỳ 2): Lai
lịch tướng cướp Trần Văn Rốp
Anh T. là người làm công cho gia đình Lâm ở trang trại cùng chủ nhân kể:
‘Sau khi tôi ra tắm cho heo. Tôi quay lại chỗ nồi cám heo thì nhìn phát hiện 1 thi thể.
Quá hoảng sợ, tôi cấp báo cho những người xung quanh và chính quyền địa phương biết.
Cơ quan chức năng đã đến làm việc, vớt người trong nồi cám heo ra và xác định đó chính là Lâm “Chín ngón”.
Sau đó,
thi thể Lâmđược đưa về quán thịt chó tại đường 3/2 để phúng viếng và đưa đi hỏa thiêu tại lò thiêu Bình Hưng Hòa’.
Ông P. (cựu dân phòng tại quận 10, TP HCM) cho hay:
‘Sự
ra đi của Lâm là cái chết của một giang hồ đã hết thời, một giang hồ
không còn tìm được chỗ đứng và cái chết này là điều mà người thân của
hắn đã dự báo trước.
Tại tang lễ, người ta vẫn
thấy một số đàn em trước đây của Lâm đến phúng viếng. Có lẽ, đám đàn em
nghĩ rằng, đó là cái nghĩa, cái tình’.
Bà K.L.,
vợ của Lâm cho biết, sau khi trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của Năm Cam,
gia đình đã mua trang trại ở Nhà Bè để cho Lâm vui thú tuổi già mà vượt
qua mặc cảm.
Tuy nhiên, cuộc sống với Lâm lúc đó
không còn bao nhiêu ý nghĩa. Đối thủ đã chết, chẳng giúp gì được vợ
con, lại là gánh nặng cho họ nên Lâm nhiều lần có ý rời xa cuộc sống.
Biết
được điều đó, bà K.L. đã cho người ở cùng với chồng, luôn để ý động
thái của chồng và đã một vài lần cứu Lâm thoát cái chết.
Lâm cũng đã từng nắm tay vợ, gạt nước mắt nói rằng, ‘anh không muốn làm gánh nặng cho đời em và con cái’.
Thế nhưng, bà đã động viên chồng sống để chứng kiến con cái lớn và sống tốt như thế nào…
Quán thịt chó của gia đình Lâm “Chín ngón
Lâm
“chín ngón” và ca a-xít xóa sổ giang hồ Linh Thái hậu thời Bắc Ngụy -
Ác mẫu dâm đãng bậc nhất Trung QuốcBí mật chuyên án ĐB99 chấn động (Kỳ
4): Sự kỳ lạ bức chân dung lật mặt "yêu râu xanh"
Bà L. kể về tình yêu đặc biệt của mình với người đàn ông mà giới giang hồ trước và sau năm 1975 đều biết danh.
“Tôi quen anh Lâm từ khi còn trẻ, cùng là dân di cư. Tôi ấn tượng về anh là người trắng trẻo, cao lớn, khá trầm, ít nói.
Gặp tôi, anh thường nhìn tôi mình rất lâu rồi không nói gì.
Đặc biệt sau này, anh Lâm kể với tôi là anh say mê nụ cười tỏa nắng của tôi từ ngày gặp tôi lần đầu tiên”.
Nếu
so với những tên tuổi cùng thời thì đoạn kết của Lâm có phần bớt bi
thảm hơn nhưng cũng gây đau đớn cho người thân không kém.
Dù sao, Lâm cũng được sống những ngày cuối đời trong vòng tay yêu thương, sự chăm sóc tận tình của vợ con.
Tất nhiên, Lâm tự vẫn nhưng cái chết đó cũng là một sự ra đi thanh thản của người đã trả nợ đời.
Đệ
tử một thời của Lâm chín ngón nói rằng: “Anh Lâm là người hạnh phúc.
Giang hồ cũng từng trải, du đãng cũng từng qua, tất cả đều có ngọt bùi,
đắng cay.
Anh ấy được tự kết thúc cuộc sống của mình lúc mình muốn cũng là tốt. Đó là điều không phải giang hồ nào cũng làm được”.
Theo PV/Người Đưa Tin
Cái kết của gã giang hồ đất Cảng "nẫng tay trên" vợ bạn
Nguyễn Song |
5
Cu Nên và đồng bọn (Ảnh: CAND)
Mặc dù biết là vợ bạn nhưng Cu Nên vẫn mê người phụ nữ
ấy và quyết chiếm được. Sau khi bị bắt, người chồng đã khai ra nhiều
thông tin, góp phần đưa gã giang hồ tới án tử.
Gã giang hồ đất Cảng có 22 tiền án, tiền sự
Nhắc đến giới giang hồ đất Hải Phòng không thể bỏ qua cái tên khuấy
đảo một thời, Phạm Đình Nên (hay còn gọi là Cu Nên, SN 1957). Nên là
người gốc Hải Phòng, là con trai út trong gia đình có 4 anh chị em.
Tuy nhiên, người anh trai của Nên đã hi sinh trong kháng chiến chống
Mỹ nên gia đình chỉ còn lại mỗi gã là con trai. Vì vậy mọi sự yêu
thương, chiều chuộng gia đình dồn hết cho cậu út.
Nên có vẻ ngoài khá đẹp trai với dáng người cao ráo, trắng trẻo nhưng đi cùng với đó là gương mặt lạnh lùng, lì lợm đến đáng sợ.
Có lẽ những yếu tố đó khiến không nhiều người ngạc nhiên khi năm mới
13 tuổi (1970), Nên đã bị cưỡng chế đi cải tạo sau một lần bị Công an
quận Lê Chân bắt vì trộm cắp nhưng được gia đình bảo lãnh.
Thương con trai mới hơn chục tuổi đầu phải khổ nên mẹ Nên lại khóc
lóc để xin bảo lãnh hắn về nhà. Nhưng máu giang hồ như chảy trong huyết
quản nên dù đã bị đi cải tạo nhưng gã ngày càng ngang tàng, khó bảo hơn
rồi lại tiếp tục vướng vào tội đánh bạc, trộm cắp tài sản.
Tháng 9/1980 Nên bị bắt đến tháng 4/1981 hắn lại được tha.
Mỗi lần vào tù không phải là lúc Cu Nên suy nghĩ để thay đổi con
người mà khiến hắn ngang tàn, xoáy sâu hơn vào vòng tội lỗi sau khi được
ra tủ.
Sau mỗi lần được trở về với xã hội là Cu Nên lại gây ra đủ các tội
như chống người thi hành công vụ, buôn hàng cầm, giả danh công an đi thu
đồ...
Đến năm 1986, Cu Nên lại tiếp tục vào tù. Chỉ từ năm 1970 đến năm 1989, Phạm Đình Nên có tới 11 tiền sự.
Nếu tính cả về sau này, Nên là tên tội phạm có nhiều tiền án, tiền sự nhất với con số 22 trong lịch sử tội phạm Việt Nam. Gã giang hồ đào hoa phải lòng vợ bạn
Bên cạnh con người ngang tàn, côn đồ của Cu Nên thì gã còn là một kẻ mê phụ nữ. Nên say đắm những người phụ nữ đẹp.
Có thể nói, phụ nữ đẹp là một trong những niềm đam mê bất tận của gã
giang hồ đất Cảng này. Ngay từ khi còn chưa có số má gì trong giang hồ,
mới chỉ là một thanh niên côn đồ nhưng Cu Nên đã nổi tiếng là kẻ đào
hoa, có khá nhiều phụ nữ thích.
Tuy vậy, vốn là một kẻ lì lợm và côn đồ nên nhiều cô gái cũng sợ Cu
Nên và cả những phụ huynh có con gái xinh đẹp đều không muốn tiếp cận
gã.
Vì điều này mà Cu Nên chỉ tiếp cận được với những cô gái ăn chơi,
hoặc các cô gái quê, ngoan hiền ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Chính hắn cũng lấy vợ từ khá sớm nhưng đến năm 1986, khi Nên đi tù
lần thứ 2. Hơn 1 năm sau, khoảng cuối năm 1987, ở tù về thì hắn một mực
ly hôn với vợ, bỏ 2 đứa con thơ ở nhà để tìm đường vượt biên dang Hồng K
ông hi vọng thay đổi cuộc đời.
Tuy nhiên, cuộc vượt biên không thành công như hắn mong đợi, Cu Nên
bị bắt và đưa vào trại tị nạn dành cho những người vượt biên trái phép
của Hồng K ông trong 2 năm.
Khoảng thời gian này, Cu Nên đã nhanh chóng quen với người vợ thứ 2, con của gã cũng được sinh ra từ đây.
Khi ở trong trại, Cu Nên cũng đã thu nạp được một cơ số đệ tử, đầu trâu mặt ngựa chấp nhận dưới quyền cai quản của hắn
Tháng 12/1989, Cu Nên cùng vợ mới cưới bị buộc trả về nước. Giang hồ
đất Cảng đồn rằng, chuyến hồi hương này, trong chiếc va-li của Nên có
đến gần 300 cây vàng, kết quả của những ngày “gom góp” bên trại tị nạn.
Sau khi về nước, bằng những gì chứng kiến được trong 2 năm ở trại tị
nạn, Cu Nên đã gây dựng được tên tuổi, thanh thế của mình và kiếm bộn
tiền từ nghề lái súng.
Đầu những năm 90, Cu Nên là một tên giang hồ giàu có bậc nhất ở đất
Cảng với chiếc xế hộp bằng vài chục cây vàng và ngôi nhà to nhất trên
mặt đường Lạch Tray được mua lại đất của 5 căn hộ.
Khi đã có thế vững trong giới giang hồ đất Cảng, Cu Nên bắt đầu phát
tiết cái gọi là tình yêu đối với phái yếu mạnh mẽ hơn. Cái thứ tình cảm
nó bị lắng xuống trong thời điểm Nên “xây dựng cơ đồ giang hồ” thì lúc
đứng danh, nó phát tiết trở lại khá mạnh mẽ.
Đáng chú ý, Nên chỉ mê đắm những người phụ nữ đã có gia đình, đẹp nền
nã, dịu dàng hoặc phụ nữ có cá tính, khác người. Thời ấy, nhiều người
đồn lại rằng Cu Nên đã “chết” ngay từ lần đầu tiên gặp vợ một người bạn
trong giang hồ.
Bài thơ Cu Nên viết trong những ngày ở tù chờ thi hành án tử (Ảnh: Internet)
Chị này dù biết nhưng cũng hiểu được vị trí của Cu Nên và chồng mình nên sợ ảnh hưởng mà không dám ho hé nửa lời khi bị yêu.
Lúc này, người bạn giang hồ kia đang thuộc hàng dưới cơ so với Cu Nên
nên gã chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngot khi chứng kiến đàn anh lén lút
"yêu" vợ mình.
Mặc dù rất ức vì bị bạn trắng trợn cướp mất vợ đẹp, gã giang hồ kia âm thầm tìm cách đẩy Cu Nên vào vòng lao lý.
Cu Nên bị Trung tá Trường Tam bắt sống trong lần đội hình sự đặc
nhiệm H88 tung quân vây bắt tại nhà riêng của hắn ở số 112 Lạch Tray,
quận Ngô Quyền, tp Hải Phòng vào ngày 15/3/1995.
Sau khi Cu Nên bị bắt, chính "tình địch", kẻ bị hắn cướp vợ đã khai
báo với cơ quan công an nhiều thông tin quan trọng để phá án. Cũng là
dân trong giang hồ, người này nắm khá rõ dường đi nước bước, cách kiếm
tiền bẩn của gã giang hồ đa tình.
Chuyện này gã giang hồ đa tình không hề hay biết cho tới lúc lĩnh án tử hình.
Những hành vi và thông tin mà cơ quan điều tra có được về Cu Nên đã
đưa ông trùm này đến cái án tử hình vào 5 giờ 30 phút ngày 7/4/1997.
theo Trí Thức Trẻ
Cái chết ứng trước của chị cả giang hồ đất Cảng Dung Hà
08:28 08/11/2014
Lúc Năm Cam ra Hải Phòng gặp Dung Hà, "bà trùm" giang hồ đất Cảng này đã
nói ra những câu rất “gở miệng” mà sau này trở thành sự thật.
Chị cả giang hồ đất Cảng
Con phố Trạng Trình nằm gần Chợ Sắt và bến xe Tam Bạc nên rất thuận
lợi cho việc thông thương buôn bán. Nhưng đã là quy luật, những chỗ chợ
búa tấp nập, dân tứ xứ tụ hội lại cũng là nơi nảy sinh những vấn đề xã
hội phức tạp. Buôn gian bán lận, trộm cắp, bảo kê, anh chị... cũng từ đó
mà ra.
Nhà của Dung Hà nằm trong con hẻm nhỏ số 23 phố Trạng Trình. Chính sự
phức tạp của cuộc sống bên lề chợ Sắt cộng với bản tính ngỗ ngược vốn
có đã khiến Dung “ra đường” từ rất sớm. Nhắc đến “cô Dung”, ông tổ
trưởng dân phố và những người hàng xóm ở đây vẫn còn nhớ rất rõ.
Hiện nay cha mẹ Dung đều đã mất, căn nhà cũ chỉ còn vợ chồng người
anh cả sinh sống nhưng kinh tế cũng không ổn định. Dung Hà tên đầy đủ là
Vũ Thị Kim Dung (SN 1956). Dung được sinh ra trong một gia đình lao
động với cha quê ở Hưng Yên, mẹ quê ở Hải Dương.
Những năm bao cấp, đời sống kinh tế gia đình Dung gặp rất nhiều khó
khăn. Cũng may nhờ cái nghề chạy xe lam của người cha và việc tham gia
tổ dịch vụ mua bán của người mẹ mà 6 anh em Dung đều được cho đi học,
người ít nhất cũng học đến lớp 7, lớp 8. Thậm chí, Dung còn từng được đi
học nghề ở nước ngoài.
Tiếc rằng khi về nước, Dung không kiếm sống bằng cái nghề mình học
được mà vào đời bằng những trò trộm cắp, giật đồ lặt vặt quanh khu vực
chợ Sắt. Người dân địa phương thời ấy đã quá quen với hình ảnh một cô
gái mặt còn non choẹt nhưng nom rất ngông nghênh.
Bà trùm Dung Hà bị bắn chết giữa đường năm 2000.
Dung thường diện cho mình bộ trang phục “cực dị” đầy nam tính
nhưng là mốt thời đó với quần bộ đội thùng thình, áo mông-tơ-ghi cổ bẻ,
dép đúc ăn vận. Giữa năm 1986, trong một lần cướp giật người đi đường,
Dung bị bắt rồi lãnh án 12 tháng tù. Tiền án đó là “con thuyền” chở Dung
vào thế giới ngầm.
Dung có hai mối tình với hai người đàn ông thì cả hai đều tên Hùng.
Đó là Hùng “chim chích”, và Hùng “cốm” đều là những tay “cộm cán”, có
máu mặt ở đất cảng. Phần nào nhờ vào hai mối quan hệ này, số má trong
giới giang hồ Hải Phòng của Dung cũng được nâng lên.
Lúc người yêu Hùng “cốm” mang án tử hình, Dung đã bày ra âm mưu đưa
lựu đạn vào trại giam, giải cứu người tình rất táo tợn. Dù kế hoạch
không thành nhưng danh tiếng của “chị Dung” bắt đầu nổi như cồn từ thời
điểm ấy.
Thời kỳ từ năm 1993 - 1995 được coi là hoàng kim của Dung Hà. Lợi
nhuận thu được từ việc tổ chức đánh bạc quá lớn nên song song với việc
hùn hạp vốn đóng tẩy vào các “công ty cờ bạc” ở nhiều nơi, Dung còn trực
tiếp mở một sòng bạc ở tư gia với hệ thống “ong ve” dày đặc. Sới bạc
của Dung không chỉ có hoạt động cờ bạc mà còn là một hệ thống khép kín
bao gồm cả cho vay nặng lãi, cầm đồ ngay trên chiếu bạc.
Không biết có phải để tranh thủ thiện cảm của người dân địa phương
hay không nhưng trong quan hệ với bà con lối xóm, Dung luôn hòa nhã,
chào hỏi thân tình hàng xóm láng giềng. Trong xóm, gia đình nào có hiếu
hỷ, Dung đều có mặt. Những dịp lễ tết hay đi chùa về, Dung cũng đều mang
quà bánh sang chia lộc với người dân xung quanh.
Cái chết được ứng trước
Trong khi Dung Hà trở thành một thế lực đáng gờm ở Hải Phòng thì ở
trời Nam cũng xuất hiện một “ông trùm của các ông trùm”. Tháng 10/1997,
sau một thời gian tập trung cải tạo được tha về, Trương Văn Cam (Năm
Cam) với tham vọng trở thành thống lĩnh các băng nhóm tội phạm đã xảo
quyệt đề ra sách lược “tiền - chính quyền - thế lực đen” để phục vụ âm
mưu đen tối của hắn.
Thời gian này, lực lượng công an thường xuyên tổ chức các đợt truy
quét tội phạm hình sự ở phía Bắc khiến đám giang hồ “trà Bắc” cộm cán
như Thành “chân”, Thắng “chập”; Hải “Bánh”, Dũng “Bắc Cạn”... lần lượt
phải vào Nam nương náu.
Thông qua Thắng “Tài Dậu”, Năm Cam biết tiếng và bắt quen với Dung
Hà. Thật là trùng hợp khi lúc này “chị cả” cũng đang cần “bóng” của anh
Năm để nâng tầm tên tuổi của mình trong giới giang hồ. Vì thế khi chị
ruột của Năm Cam chết, Dung đã điều gần 20 đàn em thân tín bay từ Hải
Phòng vào TP.HCM để viếng đám ma.
Vậy mà ít lâu sau, khi cha của Dung qua đời, Năm Cam lại tỏ ra coi
thường khi chỉ nhờ Thắng “Tài Dậu” cho một đệ tử từ Hà Nội mang vòng hoa
xuống Hải Phòng viếng. Vụ này đã làm cho “cọp cái đất Cảng” giận sôi
máu.
Năm 1999, Năm Cam dự định mở rộng lĩnh vực cá độ bóng đá ra các tỉnh
phía Bắc, tiến tới hợp nhất giới giang hồ cả nước. Muốn đạt được mục
đích đó, tất nhiên Năm Cam phải bước qua “cửa ải” Dung Hà.
Mùa đông năm đó, Hải Bánh tháp tùng Năm Cam bay ra Hà Nội. 2 ngày
sau, Năm Cam xuống Hải Phòng để gặp Dung Hà. Bà trùm cho đàn em lái xe
hơi ra Hà Nội đón nhưng “anh Năm” đề phòng Dung chơi xấu nên nhảy sang
ngồi cùng xe với Hải “Bánh”. Gặp Dung, Năm Cam vờ hạ giọng xin lỗi và
xin được ra mộ thắp hương cho cha của Dung.
Chính ở nghĩa trang hôm đó, “bà trùm” đã nói ra những câu rất “gở
miệng” mà sau này trở thành sự thật. Nguyên do là ở gần ngôi mộ của cha
Dung lúc ấy có mấy cái huyệt đã được đào sẵn, Dung bất ngờ kêu Hải
“Bánh” tới rồi lạnh lùng nói: “Trên cõi đời này người giết tao chỉ có
mày! Nếu tao chết, đừng bó chiếu mà hãy hòm ván đàng hoàng và đưa tao về
nằm chỗ cái huyệt này nhé”. Năm Cam thấy Dung nói nhảm liền ngăn lại,
ai dè bà trùm tuyên bố “xanh rờn”: “Tôi chết còn có chỗ chôn, còn anh
chết không biết chôn ở chỗ nào đâu!”.
Sau này, khi chỉ đạo Hải “Bánh” lấy mạng Dung Hà, không biết trùm Năm
Cam có khi nào mảy may giật mình nhớ lại chuyện cũ hay không? Chỉ biết
rằng chính phi vụ trừ khử Dung Hà đã trở thành điểm khởi đầu cho hành
trình sụp đổ “đế chế giang hồ” của Năm Cam với việc ông trùm này bị cơ
quan công an đem ra trước ánh sáng công lý.
Sau ngày Năm Cam nhận án tử, mộ huyệt bị đồn đại là bị lung xục đào
bới và rất ít người biết đích xác mộ huyệt của ông trùm này đang được
chôn cất ở đâu. Từ đó mới thấy câu nói tưởng như vô căn cứ của Dung Hà
ngày nào đã vô tình có vài điểm ứng nghiệm.
Người đàn bà từng là nỗi khiếp sợ của tiểu thương ở các chợ trung tâm Hà Nội vào những năm 90 của thế kỉ trước đã qua đời tại một viện dưỡng lão.
Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin vào ngày 18/7, cán bộ
Trung tâm dưỡng lão Thiên Đức (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bà Nguyễn
Thị Phúc (tức Phúc “Bồ) đã qua đời tại trung tâm vì tai biến.
Cũng theo nguồn tin riêng từ PV, sáng ngày 18/7 người nhà bà Nguyễn Thị Phúc đã đến nhận thi thể và đưa về nhà mai táng.
Nhắc đến bà Phúc “Bồ” người ta liền nhớ ngay tới người đàn bà to béo,
dữ tợn từng trở thành nỗi ám ảnh cho người dân và bà con tiểu thương
quanh khu vực chợ tạm Phùng Hưng, Đồng Xuân (Hà Nội).
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Phúc là một phụ nữ ngang tàng,
kiếm tiền bằng cách chỉ đạo một đội ngũ ô hợp, núp danh đội bốc xếp để
bắt chẹt, vòi tiền người kinh doanh ở các khu chợ khác nhau. Dưới trướng
của người đàn bà có khuôn mặt sắc sảo này là một đám đàn em, lúc nào
cũng mang sẵn các vũ khí, để khi có lệnh của “nữ tướng” là chiến ngay.
Bằng các thủ đoạn độc quyền vận
chuyển, bốc xếp, thu tiền bến bãi, ép giá, bắt phạt, đe dọa báo cán bộ
thuế vụ, chúng đã thu tiền trái phép đối với người kinh doanh buôn bán
hoặc người từ địa phương khác đến giao hàng.
Không chỉ thế, chúng đã xâm phạm chỗ ở, bắt giữ người trái pháp luật,
cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, và tiến hành hàng chục vụ đâm thuê chém
mướn gây thương tích cho người dân vô tội. Tham gia giải quyết các vụ
mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân bằng “luật rừng”, cho đàn em khống chế
đe dọa buộc bên đối phương phải chấp nhận những điều kiện và luật lệ do
chúng đặt ra, băng nhóm của chúng đã khiến cho bao nhiêu người phải điêu
đứng.
Trung tâm dưỡng lão nơi Phúc “Bồ” qua đời.
Nhóm “xã hội đen” tồn tại vỏn vẹn 21 tháng, nhưng trong khoảng thời
gian ấy tiếng tăm lưu manh giang hồ của Phúc nổi khắp Hà Nội. Cuối cùng
thì Phúc cùng các đệ tử cũng đã bị pháp luật trừng trị đích đáng. Phúc
“bồ” lĩnh án tù 11 năm ở trại 5 Thanh Hóa.
Phúc được ân xá ra tù vào cuối năm 2002. Sau khi ra tù chỉ còn bàn
tay trắng, được sự giúp đỡ của anh trai và cô em gái, chị ta mua được
một căn nhà ở phố Trần Khát Chân, mở hàng nước trà chén, sau đó chuyển
qua buôn bán mỹ phẩm và điện thoại di động.
Sau ba lần tai biến, Nguyễn Thị Phúc (Phúc “Bồ”) được gửi đến Trung tâm dưỡng lão Thiên Đức.
Nghẹt thở ngày ‘ông trùm’ Khánh ‘trắng’ đền tội, đàn em theo tiễn độ
Thứ sáu, 11/12/2015, 12:10 (GMT+7)
(Pháp luật) - Ngày
ông trùm Khánh trắng đền tội, thông tin bị lộ, đám “đàn em” chạy theo
xe tù tiễn độ, rú còi xe ầm ĩ, lực lượng THA lo lắng, dẫu biết cướp tù
khó hơn lên trời. Ông trùm rúng động trước cái chết!
Ngày Dương Văn Khánh (Khánh “trắng”), một trùm giang hồ khét tiếng,
tội ác chất chồng là nỗi ám ảnh của người lương thiện lẫn các băng nhóm
tội phạm phải đền tội cũng đến. Rạng sáng ngày 13/10/1998, bản án tử
hình Khánh ‘trắng’ được thực thi tại trường bắn Cầu Ngà. Thời điểm áp
giải tử tù từ trại giam ra trường bắn, mặc dù có nhiều vòng chốt an toàn
nhưng các lực lượng thi hành án (THA) tử hình vẫn phảng phất nhiều nỗi
lo, dù ai cũng biết chuyện cướp tù khó hơn …lên trời. Đến bây giờ,
Thượng tá Hồ Như Vọng còn tâm sự báo Người đưa tin: “Người nhà, đàn em
của Khánh ‘trắng’ chạy theo xe phạm hàng dài không lo sao được…”
“Ông trùm” Khánh “trắng” nỗi ám ảnh của tiểu thương chợ Đồng Xuân những năm 90 của thế kỷ trước.
Tử tù thư sinh, mối thâm thù với Dung Hà
Mặc dù nhiều năm trôi qua, nhưng nhắc đến Khánh trắng thì tiểu thương
chợ Đồng Xuân vẫn lắc đầu, le lưỡi. Khánh “trắng” có vẻ ngoài nho nhã,
thư sinh song lại được xem là một sát thủ máu lạnh đội lốt một ông đội
trưởng bốc xếp. Với vẻ ngoài hào hoa lịch lãm và làm nhiều công tác từ
thiện đều là để che mắt thiên hạ nhưng để tranh giành lãnh địa, Khánh
“trắng” và Phúc Bồ (kẻ thù truyền kiếp mang mối thâm thùm không đội trời
chung) đã có nhiều trận huyết chiến. Chuyện chém, giết của hai nhóm tội
phạm này xảy ra như cơm bữa, và chính Khánh cũng đã bị người của Dung
Hà từ Hải Phòng lên tạt cho cả ca a-xít vào bộ mặt trắng trẻo thư sinh
ấy.
Ngày đầu mới “nhập kho”, Dương Văn Khánh không hổ danh là một ông
trùm thế giới ngầm. Khánh khá bình thản, ăn nói lễ phép. Hắn bình tĩnh
được là do nghĩ mình bị bắt chỉ vì vụ cướp trên phố Kim Mã, còn những vụ
án trước đã khép hồ sơ, không ai lục lại làm gì. Khánh “trắng” có một
đặc điểm không bao giờ nhìn thẳng vào người đối diện mà thường nhìn
xuống chân. Thỉnh thoảng hắn mới liếc trộm bằng ánh mắt sắc như dao đầy
gian xảo. Lúc nào Khánh bực tức, cái sẹo – hậu quả của vụ tạt a-xít lại
đỏ rực lên. Tuy nhiên, phải thừa nhận Khánh rất giỏi trong việc tiết chế
cảm xúc.
Năm 1997, Khánh bị đưa ra xét xử với khung hình phạt cao nhất- tử
hình. Theo bản án sơ thẩm và phúc thẩm thì Khánh “trắng” phạm 4 tội:
giết người, cướp tài sản công dân, trốn thuế và che giấu tội phạm. Khánh
phải nhận án tử hình và phải nộp cho Nhà nước gần 3,9 tỷ đồng. Lãnh án
tử hình, Khánh được đưa vào buồng biệt giam tại trại giam T16 (Bình Đà).
Trước đó, bằng thế lực của mình, Khánh cứ nghĩ vào trại giam cũng chỉ
là “tạm nghỉ ngơi, dưỡng sức” rồi chẳng bao lâu lại được ra vẫy vùng
trong lãnh địa hắn đã gây dựng bằng những trận thanh toán đẫm máu. Nhưng
khi lãnh bản án tử hình, rồi đơn xin ân giảm cũng bị bác thì Khánh biết
cái chết đã đến rất gần mà không có một phép mầu nào có thể cứu vãn
nổi. Khuôn mặt của Khánh không còn che giấu nổi sự thất vọng, hắn lầm lì
đối diện với bốn bức tường bê tông như cái bóng.
Phiên tòa xét xử Khánh “trắng”.
Khánh lặng lẽ, đối diện với chính mình. Không còn bóng dáng của một
tên giang hồ cộm cán, Khánh “trắng” bỗng trở nên hiền khô, nền nã rất có
dáng thư sinh. Ông Vọng kể rằng, thời điểm ấy nhìn thấy Khánh, ít người
có thể tưởng tượng được hắn là nỗi ám ảnh của nhiều tiểu thương buôn
bán tại chợ Đồng Xuân, giới kinh doanh nhà nghỉ, quán bar, các nhóm tội
phạm có tổ chức tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành từ Hải Phòng đến TP.Hồ
Chí Minh.
“Tôi không hiểu đến khi đối mặt với bản án tử hình, ngồi thúc thủ
trong buồng biệt giam, hàng ngày nhìn qua lỗ khoá đếm thời gian trôi,
mỗi sáng bình minh lại biết mình sống thêm một ngày thì Khánh nghĩ gì?
Có lúc nào, trong hắn rằn vặt, hối hận về những tội ác mình đã gây ra
khiến nhiều người vợ sớm phải vĩnh biệt chồng, con cái mất cha mẹ hay
không? Chỉ biết rằng, những lúc sắp kết thúc đời người thì những hỉ nộ
ái ố, những cảm xúc đan xen lẫn lộn trong con người Khánh. Ngày hắn lầm
lỳ là vậy, nhưng đêm đến vẫn lầm rầm khấn nguyện cả người sống, người
chết tha thứ. Sự thanh thản chờ ngày ra pháp trường của Khánh chỉ là vỏ
bọc bên ngoài, chứ sâu thẳm hắn cũng rúng động khi biết mình sắp phải từ
giã cuộc sống mà đã là con người ai cũng yêu quý”, ông Vọng kể lại. Ngày cuối đời vẫn gây hồi hộp và lo lắng…
Trong câu chuyện kể lại với PV báo Người đưa tin, ông Vọng còn nhớ
như in cái ngày 13/10/1998, ngày Khánh ‘trắng’ phải đền tội. Đêm ấy,
nghe tiếng bước chân của cán bộ quản giáo đến gần buồng mình, rồi tiếng
mở khoá lách cách, Khánh biết thời khắc phải ra đi. Mà cũng có thể,
Khánh đã biết thông tin này trước đó (vì ngày tử hình Khánh đã bị lộ).
Không ngạc nhiên khi cửa mở, cán bộ quản giáo gọi tên Khánh đi làm thủ
tục. Khánh bình tĩnh đón nhận ngày hôm nay với vẻ mặt lạnh băng của trùm
băng đảng xã hội đen khét tiếng một thời.
Rạng sáng, áp giải Khánh từ trại giam T16 ra trường bắn Cầu Ngà. Do
lộ thông tin tử hình Khánh nên từ cổng trại giam những đoàn xe máy của
người nhà, đàn em của Khánh đã ém quân chờ sẵn. Khi xe chở tử tù xuất
hiện ngay lập tức cả đoàn xe máy bám theo. Đám “ong” bám theo xe chở
phạm không thể cắt nổi. Mặc dù có đủ lực lượng cảnh giới đảm bảo an toàn
bằng ba vòng chốt chặn, nhưng nghe thông tin có “khách không mời” đến
đưa tiễn, công việc ngoài trường bắn ông Vọng và đồng đội đã chuẩn bị
xong mà vẫn thấy lòng như lửa đốt. Những người giữ trọng trách THA Khánh
“trắng” đều phập phồng nỗi lo…cướp tù, dẫu biết điều đó là khó hơn lên
trời!
Tháng 10, sương mù dày đặc, những ánh đèn xe máy loang loáng bám theo
xe chuyên dụng chở tử tù Khánh “trắng”. Mùa đông nên gần 5 giờ sáng,
giáp mặt người không thể nhìn rõ. Đoàn xe máy gầm rú, xé toang đêm yên
tĩnh của một vùng quê. Có lẽ chúng muốn gầm lên như thế để Khánh biết có
“đàn em” trung thành đang đưa tiễn, và dường như để Khánh biết con
đường đến ngày cuối cùng của hắn không đơn độc?!
Không thể để sự lộn xộn diễn ra trong thời điểm THA tử hình một tử tù
nguy hiểm, lực lượng công an đã “hốt” trọn đám “ong” đó lên xe tải, về
tạm giữ tại công an huyện Từ Liêm (ngày ấy giờ đã thành quận của Hà
Nội), với lý do gây rối trật tự nơi công cộng. Về đây, dám “ong” này
được hỏi qua loa, trong khi đó, Khánh “trắng” được “độc hành” trên đường
ra trường bắn Cầu Ngà.
Khánh “trắng” bình tĩnh trong phiên tòa xét xử y và đồng phạm.
Vẫn giữ sự bình tĩnh, Khánh “trắng” đến dựa cột. Hắn liếc nhìn chiếc
quan tài màu đỏ đã chuẩn bị sẵn cho mình. Phải chăng, sự bình tĩnh ấy có
được bởi hắn là tên trùm giang hồ “nặng số”, và trước đó hắn cảm nhận
được sự không cô đơn? Làm xong mọi thủ tục, Khánh dựa đầu ngay ngắn vào
thanh tre chờ đợi. Sự im lặng nơi trường bắn, trong cái bóng sáng lờ mờ,
nhạt nhoà, tiếng xào xạc của những cành cây nghiêng ngả trước gió. Cành
cây khẳng khiu, gầy guộc dang dài ra như những bàn tay đen ngòm đầy
móng vuốt của quỹ dữ được Diêm Vương đưa đến đón nhận linh hồn của một
con người khi sống đầy tội lỗi.
Đội xạ thủ vào vị trí. Tiếng người chỉ huy dõng dạc hô: “Mục tiêu!
Đối tượng! Bắn!”. Màn sương dày đặc, sâu thẳm bị xuyên thủng bởi loạt
đạn súng trường khô khốc. Ông Vọng dẫn người đội trưởng đến làm nhiệm
vụ. Sau tiếng súng lục vang lên, trường bắn lại chìm vào im lặng như
chưa có chuyện gì xảy ra. Lúc này, ông Vọng lại đối diện với công việc
thường nhật của mình.
Ông Hồ Như Vọng người “tiễn” nhiều tử tù về bên kia thế giới, trong đó có Khánh “trắng”.
Ông Vọng từ từ, hạ Khánh “trắng” xuống, gỡ những khăn che mặt, bóc
băng dính gắn miệng. Đã nhiều lần đối diện với sự sống và cái chết,
nhưng với mỗi tử tù là một ám ảnh khác nhau. Ông thoáng giật mình, theo
phản xạ, khi nhìn thấy đôi mắt trắng dã, trợn tròn, trừng trừng giãn hết
đồng tử của Khánh.
Đôi mắt ấy, mở căng hết cỡ như muốn xé toang tấm khăn bịt mắt để một
lần cuối nhìn thấy thế giới của sự sống. Đôi mắt ấy là minh chứng cho
một chân lý rằng: Dù có “yên hùng” đến cỡ nào, dù có coi cái chết như
không nhưng khi đối mặt với cái chết con người ta đều run sợ. Và Khánh
“trắng”, trong lúc dựa cốt cũng đã rúng động với cái nhìn thất thần, hãi
hùng tột độ.
Ông Vọng, đưa tay vuốt mắt cho Khánh. Vĩnh biệt một con người đã tự
sớm kết thúc cuộc đời, về bên kia bình đẳng với các linh hồn…
(Theo Người Đưa Tin)
Thành Chân: Phó tướng Dung Hà, Cái tên khiến Năm Cam cũng phải lạnh gáy
Thứ tư, 03/12/2014, 10:35 (GMT+7)
(Xã hội) - Sở
dĩ Năm Cam phải kiêng dè Dung “hà” vì dưới trướng của thị có cả đống kẻ
giết người không gớm tay. Cái tên khiến ngay cả những kẻ đâm thuê chém
mướn chỉ nghe đã lạnh gáy, đó là kẻ mà tất cả các đại ca giang hồ gọi là
kẻ độc cô cầu bại Thành “chân”. Đa mưu như Thành “chân”
Thành “chân” tên thật là Ngô Chí Thành.Thành rất thích đọc tiểu
thuyết “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng, rất thích tính cách tên tướng
cướp ở bến Bính ngày xưa và không cậy thế, hiếp người yếu, người lành mà
giúp họ khi họ bị ăn hiếp, bị cướp bóc… Với người thường không có liên
quan, họ nghĩ Thành là người lạnh lùng nhưng có tâm. Với giới tội phạm,
chúng nhận xét: Thành bản lĩnh, khôn ngoan, mọi va chạm đều muốn giải
quyết bằng đối thoại, không đạt kết quả, khi đó huyết chiến thì Thành
luôn là kẻ nắm phần thắng trong tay vì y biết tiên liệu, sắp xếp và đặc
biệt là hiểu đối thủ.
Cái
tên khiến ngay cả những kẻ đâm thuê chém mướn chỉ nghe đã lạnh gáy, đó
là kẻ mà tất cả các đại ca giang hồ gọi là kẻ độc cô cầu bại Thành
“chân”
Nếu giang hồ Hải Phòng nhắc đến Cu Nên với sự cay cú thì lại nhắc đến
Thành “chân” với thái độ vừa nể, vừa sợ. Khi bước qua tuổi 20, Thành
“chân” đã nổi tiếng với sự lạnh lùng, bản lĩnh và khôn ngoan. Một giang
hồ đất cảng 25 tuổi cho biết: “Khi còn 15 tuổi, mỗi lần có va chạm, em
đều tự nhận là cháu Thành “chân”. Như có bùa mê, chỉ xưng một cái tên mà
nhiều thằng đang vung dao lên lại phải hạ xuống rồi lủi mất”.
Tay anh chị này cũng thuật lại một câu chuyện về Thành “chân”, thực
hư thế nào không rõ nhưng với cách nói nể trọng từ miệng một kẻ có đến 3
tiền án về tội “Cố ý gây thương tích” thì xem ra cái tên Thành “chân”
không phải là hư danh. Năm 26 tuổi, Thành “chân” chém một tên lưu manh
chuyên móc túi ở khu vực chợ Sắt bị thương. Đại ca của tên lưu manh kia
có quan hệ khá gần gũi với Cu Nên, Cu Lý nên thách Thành “chân” đến khu
vực cầu Niệm để “chiến”. Sợ bị liên lụy đến đàn em, Thành “chân” xách
kiếm lên đường và nhất định không cho lũ đàn em đi theo. Đến gần khu vực
cầu Niệm, hàng chục tên giang hồ lượn lờ không làm nét mặt Thành “chân”
biến sắc. Một trận hỗn chiến đã diễn ra, cho dù “cán cân lực lượng” là
vênh nhau tới mức một chọi đến hàng chục tên. Thành vẫn bản lĩnh chống
chọi đến lúc bị chém … Khi người Thành “chân” đầy máu và sắp khụy ngã
thì đám đàn em mới dám xông đến kịp thời giải cứu. Từ đó, nhân vật này
được đặt ngang hàng với Cu Nên, Lâm “già”, Dũng “Bắc Kạn”…
Dung “Hà” nhận Thành “chân” làm anh trai. Có người kể lại, Dung quý
Thành bởi Thành không ỷ mạnh hiếp yếu, không gây sự với người lương
thiện (?). Khi Dung vào Nam, Thành “chân” được cô em đưa vào danh sách
trốn chạy cùng đầu tiên và được phong làm phó tướng của băng nhóm. Thành
đi theo Dung “Hà” như một sự trả ơn nhưng cũng là sự chạy trốn thực tại
đã quá quen thuộc với dao, kiếm, máu ở đất Cảng.
Dù không muốn phải chia chác thị phần nhưng ông trùm Năm Cam đành
ngậm bồ hòn làm ngọt, cắt lãnh địa cho Dung “hà” để tránh phiền phức.
Thực ra, cái tên Dung “hà” không khiến ông trùm xã hội đen Sài Gòn lúc
đó phải e ngại, kẻ mà Năm Cam phải kiềng mặt chính là Thành “chân”,
người không thích trống giong cờ mở và có bộ mặt lúc nào cũng lạnh như
băng. Thành “chân” có sở thích hết việc là đến các vũ trường Mưa rừng
nhiệt đới, Đêm màu hồng, Phi thuyền… ngồi uống rượu một mình. Thành ngồi
chỗ nào là quanh khu vực đó tuyệt nhiên không có đám giang hồ nào dám
bén mảng tới ngồi gần vì vừa không dám “nổ” trước mặt đàn anh, sợ bị vạ
miệng.
Với khuôn mặt lạnh, với cách “làm việc” đầy ma lanh, tìm hiểu đối thủ
trước khi hành xử, Thành “chân” đã giúp em Dung rất nhiều để có được
tiền nuôi đám đàn em lâu la từ Hải Phòng “chân ướt, chân ráo” mới vào.
Ngày đó, Dung “Hà” choáng ngợp trước cách làm tiền và sự giàu có cũng
như uy lực của Năm Cam và Thành đã giúp cô em lấy lại được phong thái
“bà trùm” như khi còn ở đất Cảng. Đàn em của Năm Cam đã từng thừa nhận
rằng: Trong số giang hồ đất Bắc, Năm Cam chỉ ngán nhất và đánh giá cao
cái đầu của Thành “chân”. Thành thường chỉ đến 3 vũ trường và khi nào
cũng ngồi đúng một góc: Đến Phi Thuyền, nếu có người ngồi đó rồi thì đến
Mưa nhiệt đới, nếu tiếp tục hết chỗ thì đến Đêm màu hồng. Cứ thế, sau
mỗi phi vụ, Thành đến đó ngồi, uống rượu một mình. Tuy nhiên hầu hết các
dân chơi, bảo kê có số má như Châu Phát Lai Em, Tài “ba đô”, Dũng
“lợn”… đi qua đều phải cúi chào lễ phép, kẻ “độc cô cầu bại” đó là Thành
“chân”.
Thành Chân: phó tướng Dung Hà, Cái tên khiến Năm Cam cũng phải lạnh gáy
Biệt xứ là tối ưu
Khi “công việc” làm ăn rơi vào bế tắc, Thành “chân” đã “tư vấn” cho
Dung “Hà” rất nhiều đường đi, nước bước để trụ lại ở nơi giang hồ hiểm
ác xứ người. Thành chỉ rằng: Thế lực của mình không thể bằng Năm Cam nên
đừng tham. Hơn nữa, Năm Cam cũng không thể giành thị phần quá nhiều cho
mình vì còn đám đàn em Hà thành chạy vô ẩn náu, cần “việc làm” và tiền
bạc để sinh sống. Dung “Hà” không nghe, nghe theo lời Minh “sứt”. Mà
Minh “sứt” xuất thân là dân buôn “hàng trắng”. Ngón nghề về buôn “hàng
trắng”, chắc chắn Minh thạo nhưng không thể thạo dao, kiếm, súng bằng
Thành được. Khi can ngăn đàn em không được, để tránh một kết cục bi thảm
cho mình và không muốn vướng thêm vào vòng tội lỗi của quá khứ, Thành
“chân” đành chia tay cô em trong bình yên để sang Canada định cư. Sự ra
đi của Thành “chân” đã làm Dung “Hà” hẫng hụt trong một thời gian.
Kết cục mà Thành “chân” báo trước cho cô em đã xảy ra. Dung “Hà” bị
chính đàn anh kết nghĩa của mình dùng giang hồ đất Bắc “khử” giang hồ
đất Cảng
Trong các huynh trưởng của Dũng “Bắc Kạn”, Thành “chân”
là người giống phong cách của Dũng hơn cả. Dù rất im hơi lặng tiếng
nhưng Ngô Chí Thành (Thành “chân”) mới là đại ca giang hồ thực sự của
Hải Phòng trong những năm 2000. Thành “chân” hiện nay đang ở Canada. Các
đàn anh trên giang hồ như Cu Lý, Cu Nên, Lâm “già”, Dũng “Bắc Kạn”,
Oanh “Hà”, Dũng “AK”, Dũng “đui”, Dung “Hà” và kể cả là Năm Cam đều sợ
Thành “chân” một phép. Thậm chí Năm Cam còn phải nhường nhiều vũ trường,
nhà hàng cho Thành “chân” và đàn em bảo kê.
(Theo Người Đưa Tin)
Phương 'Ninh Hột': Ông trùm gỗ sưa vùng biên khét tiếng
13/08/2015 10:35 GMT+7
Kẻ
từng khoác áo “doanh nhân thành đạt” nhưng gây bao sợ hãi cho người dân
khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) là ông trùm “xã hội đen” Phương “Ninh
Hột”. Kẻ ngông cuồng, ngạo mạn từng nói “đủ tiền xếp từ Móng Cái về tới
cầu Bãi Cháy” đã bị bắt như thế nào? Chuyện phá án đã được các chiến sĩ
Cục Cảnh sát hình sự kể lại.
1. Từ vụ án kinh hoàng ở Lục Chắn
Một
đêm cuối tháng 5/2009, một người đàn ông chạy đến trụ sở của Công an TP
Móng Cái trình báo. Xe chở hàng đông lạnh của công ty ông, khi đi đến
khu vực thôn Lục Chắn (Móng Cái) đã bị một nhóm người đi trên 2 xe ôtô
ào xuống tấn công bằng súng. Hai nhân viên của ông bị đánh đập dã man và
bị bắt đi đâu không rõ. Người trình báo là ông Lê Hữu Vinh, Phó giám
đốc Công ty Xuất nhập khẩu Hồng Kông có trụ sở tại Móng Cái.
Sự
việc nghiêm trọng trên đã được Công an tỉnh Quảng Ninh tích cực điều
tra, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an cũng nhanh chóng vào cuộc. Cuối
cùng đã tìm ra nhóm người đi trên 2 xe ôtô trong đêm đó do Chung “Ninh
Hột” cầm đầu, cùng bọn đàn em gây án.
Hai nạn nhân xấu số là anh
Lê Văn Điệp và anh Nguyễn Văn Sĩ đã được bọn chúng đưa sang bên kia biên
giới sát hại. Nhưng kẻ chủ mưu vụ giết người tàn bạo này là ai? Đó
chính là ông trùm “xã hội đen” Phương “Ninh Hột”, kẻ đội lốt một “doanh
nhân thành đạt” ở Quảng Ninh đã chỉ đạo em ruột là Chung “Ninh Hột” cùng
bọn đàn em gây án…
Tên thật của hắn là Nguyễn Tiến Phương, SN
1957. Bố mẹ Phương đều là những người làm ăn chất phác, từng làm nghề
thợ rèn kiếm sống. Ngay từ nhỏ Phương đã hành nghề "cắt bom" (nghĩa là
bám theo xe đạp, cắt dây cao su để lấy cắp hàng). Nhiều người đã réo cả
tên bố mẹ của Phương là ông Ninh, bà Hột mà chửi. Và cái tên Phương
"Ninh Hột", Chung “Ninh Hột” gắn với anh em Phương từ đó.
Nguyễn Tiến Phương (áo trắng) tại phiên tòa xét xử.
Tuy nhiên, khi đã "xưng hùng, xưng bá" ở đất Móng Cái, Phương bắt bọn
đàn em phải gọi chệch cái tên kỵ húy của mình thành Phương "linh hồn",
để chứng minh với thiên hạ rằng, Phương là linh hồn, là đại ca của giang
hồ Quảng Ninh.
Lớn lên từ một đứa trẻ bất trị, sống ở một vùng
sầm uất giao thương như Móng Cái đã khiến Phương ngày càng trở thành bất
hảo. Bỏ trộm cắp vặt, Phương đứng lên tổ chức bảo kê cho những người
buôn lậu nhỏ lẻ qua biên giới. Thấy làm ăn ngày càng hốt bạc, Phương đi
xa hơn là mở các bến bãi thâu tóm dịch vụ bốc xếp và trung chuyển hàng
hóa.
Cho đến một ngày, Phương muốn độc quyền một số mặt hàng xuất
khẩu như động vật hoang dã, hải sản đông lạnh, bất cứ tiểu thương nào
muốn xuất hàng qua biên giới đều phải dưới trướng của Phương. Hắn đã có
hẳn một bến tự tạo vận chuyển hàng theo đường sông và coi đó là con
đường riêng của hắn. Một số mặt hàng quý hiếm, cấm xuất khẩu như gỗ sưa,
tê tê, cá sấu… vẫn dễ dàng chui qua bên kia biên giới.
Vào thời
kỳ năm 2006-2007, gỗ sưa là loại gỗ quý hiếm, cấm xuất khẩu, nhưng
trong tay Phương vẫn có tới vài container. Phương đứng ra làm đại lý để
thu mua gỗ sưa và độc quyền về mặt hàng này từ các ngả chảy về. Các đầu
mối thu gom buôn bán gỗ sưa đều bị Phương "thôn tính" hết, mua cũng
không được mà bán cũng chẳng xong, đành ngậm ngùi bán lại cho Phương với
giá rẻ. Hoặc có muốn chuyển sang bên kia biên giới thì phải để trùm bao
biên đưa giá cắt cổ…
Phương còn vơ tiền bằng cách sát phạt, thôn
tính bạn hàng để thống lĩnh những mặt hàng béo bở. Nếu kẻ nào không hợp
tác, hắn báo cho cơ quan chức năng bắt hàng của họ. Nhiều chủ hàng
trắng tay, còn ông trùm thì mỗi tháng thu bạc tỷ. Có nhiều tiền, nhiều
tay chân, Phương tính chuyện mở công ty kinh doanh đa lĩnh vực mang tên
Quang Phát.
Chẳng bao lâu tên tuổi của Phương nổi như cồn ở vùng
đất mỏ, một bước lên hàng "đại gia", với những ngành nghề kinh doanh như
xây dựng các công trình đường sá, cảng biển. Mở rộng quan hệ, Phương đã
được nhận nhiều công trình. Từ kiểu làm ăn bất chấp pháp luật như vậy
nên chẳng mấy chốc Nguyễn Tiến Phương đã giàu sụ.
Hắn bỏ vợ già,
lấy vợ trẻ, biến vợ bạn thành vợ mình. Phương còn xây nhà to chiếm cả
dãy phố, sắm xe "khủng". Với mác doanh nhân, Phương càng dễ bề làm ăn và
ngày càng táo tợn "coi giời bằng vung". Cho tới một ngày, tội ác đã
được phơi bày, khi Phương chỉ đạo đám đàn em sát hại hai nhân viên của
Công ty Hồng Kông chỉ vì tranh giành địa bàn, bến bãi, gây thanh thế… 2. Kết thúc một thời lộng hành của “ông trùm”
Trở
lại vụ án xảy ra đêm cuối tháng 5/2009. Trước đó, ông Lê Hữu Vinh, Phó
Giám đốc Công ty TNHH Hồng Kông đã gọi điện xin đi nhờ đường qua xã Hải
Sơn để xuất hàng đông lạnh sang Trung Quốc, nhưng Nguyễn Tiến Phương
kiên quyết không đồng ý. Vì thế, khi xe hàng của Công ty Hồng Kông đi
qua, Phương liền sai em trai là Chung “Ninh Hột” mang ngay súng, lựu đạn
và đám đàn em đến để xử lý dẫn tới hậu quả đau lòng.
Và, những chuyện như vậy cũng đã từng xảy ra ở khu vực
vùng biên này, Phương “Ninh Hột” tự cho mình cái quyền thích cho ai qua
thì mới được qua, nếu trái lời sẽ chịu hậu quả. Tội ác cuối cùng cũng là
đoạn kết của một ông trùm.
Một ban chuyên án được thành lập dưới
sự chỉ đạo của Công an tỉnh Quảng Ninh, Phòng 5 - Cục Cảnh sát hình sự
là thành viên chuyên án. Ban chuyên án chỉ đạo ra lệnh bắt khẩn cấp đối
với Nguyễn Tiến Chung (tức Chung “Ninh Hột”). Chung từng được anh trai
Nguyễn Tiến Phương giao cho quản lý bến Lục Lầm ở Móng Cái. Hắn đã từng
dùng dao chém người, đã từng gây rối ở nơi công cộng… Nguyễn Tiến Chung
được chuyển lên Trại tạm giam của Bộ Công an, hắn vẫn nuôi hy vọng anh
trai sẽ cứu hắn.
Trên đường bị dẫn giải từ Quảng Ninh về Hà Nội,
Chung tuyệt vọng dần. Hắn biết rằng đang xa dần tầm với của Phương "Ninh
Hột". Trên xe, các điều tra viên của Phòng 5 bắt đầu khơi gợi cho hắn
về tình thương với gia đình, vợ con vì biết hắn rất yêu họ. Mặt Chung
thuỗn ra, rồi khóc hu hu, hắn bảo rằng chính người anh trai đã hại đời
hắn.
Sau khi củng cố lời khai các đối tượng và chứng cứ, Nguyễn
Tiến Phương đã bị triệu tập. Bị ốp lên xe, Phương vẫn hùng hổ nói rằng
anh ta không có liên quan gì đến sự việc này. Nhưng sự cứng cổ của một
tên trùm tội phạm không được bao lâu. Khi biết rằng 5 tên đàn em trong
đó có cả em trai của hắn cũng đã bị bắt và khai báo đầy đủ, Phương bắt
đầu lo lắng, hoang mang…
Vụ án đã nhanh chóng được điều tra dưới
sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát; sự phối hợp
tích cực nhịp nhàng giữa các cán bộ điều tra của Cục Cảnh sát hình sự và
Công an tỉnh Quảng Ninh, sự hỗ trợ tích cực của Công an tỉnh Quảng Tây
(Trung Quốc)…
Kết quả điều tra cho biết, sau khi 2 nạn nhân bị
thương nặng, chúng đưa lên xe chở ra bến sông thường gọi là bến Lợn (nơi
trước đây bọn Phương thường xuất lợn sang Trung Quốc). Nhóm người Trung
Quốc đưa 2 anh lên chiếc thuyền sắt chở về Trung Quốc, số còn lại quay
về Việt Nam. Lúc này hai anh vẫn còn sống, chúng lấy băng dính bịt mồm
họ lại.
Tới đất Trung Quốc thì anh Sĩ đã chết vì mất quá nhiều
máu. Chúng cho vào bao tải, nhét thêm đá vào và vứt xác anh xuống sông.
Anh Điệp còn thoi thóp thì chúng đâm đến chết, đưa xác vào bao tải, buộc
đá và ném xuống vùng núi hiểm trở Thập Đại Vạn Sơn, nơi cách Đông Hưng
gần 100km...
Nằm trong trại giam, Phương vắt tay lên trán ngẫm
ngợi từng đêm khiến tóc hắn bạc trắng. Khi được trải lòng, ông trùm một
thuở đã nói rằng sẽ thay đổi tất cả nếu được sống, để sống một cuộc đời
bình thường. Nhưng đã quá muộn, với tất cả những tội ác gây ra, hắn đã
phải lĩnh án tử hình. Còn người em ruột của hắn, Chung “Ninh Hột” được
anh dắt díu vào vòng xoáy của đồng tiền tội lỗi, sau khi nghe tòa tuyên
án tù chung thân, hắn cứ ôm mặt khóc hu hu… (Theo CAND)
Sự thật về quan hệ giữa Dương Tự Trọng và Dũng "Bắc Kạn"?
Thứ ba, 07/01/2014 | 13:07 GMT+7
(ĐSPL)
- Giữa nguyên Đại tá công an Dương Tự Trọng và giang hồ Dũng "Bắc Kạn"
có mối quan hệ thế nào mà Dương Tự Trọng lại nhờ Dũng "Bắc Kạn" tham gia
tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn?
Một
cán bộ có biệt tài đánh án, một cái tên mà chỉ nghe nhắc đến, những
giang hồ cộm cán đất Cảng phải nể sợ, giờ sắp phải hầu tòa vì một chữ
"Tình".
Hai anh em Dương Tự Trọng và Dương Chí Dũng.
Chuyện bên lề
Có
lẽ, tôi là người được ngồi trà dư tửu hậu với đồng nghiệp và có thể là
"đặc tình" của nguyên đại tá nhiều nhất (so với một số người ngồi ít -
PV). "Đặc tình" là thuật ngữ ngành nghề, còn nói chuyện chơi người ta
hay gọi là "zích".
Một vị tướng
công an đã về hưu, cũng "bầm dập" với công việc, với đời, với vòng lao
lý, tuyên bố rất bình thản rằng: "Làm lính hình sự, không có "zích"
không thể đánh chuyên án lớn, không thể thành công được. Thực tế, cảm
hoá được "zích" thì họ chính là anh em của mình. Cảm hoá được đến đâu và
như thế nào, đó là cái tài của lính hình sự".
Vị tướng này thừa nhận rằng, nguyên đại tá Dương Tự Trọng
là một thương hiệu lớn và nghe đến tên thôi, tội phạm cộm cán đã phải
nể, phải sợ. Để có được điều đó, không phải lính hình sự nào cũng làm
được, cũng mơ ước được trong đời làm việc của mình. Tội phạm băng nhóm,
tội phạm cộm cán không đơn giản như chúng ta nghĩ, chúng có những mối
quan hệ xã hội, ràng buộc lợi ích với những cá nhân nổi tiếng nên để
chúng sợ và nể rồi chấp nhận làm "đặc tình" cho mình là cả một nghệ
thuật của người lính hình sự. "Ở khía cạnh công việc, tôi cho rằng,
Trọng đã kế thừa và phát huy được cái gọi là tố chất của lính hình sự,
cảm hoá được tội phạm để chúng làm theo ý mình. Tất nhiên, làm theo như
thế nào thì lại là chuyện khác và làm theo đúng hay không còn phụ thuộc
vào cái nội dung mà người cảm hoá đó đưa ra.
Trong
chuyện này, tôi không so sánh và trách móc hay mổ xẻ sai đúng. Vì có
sai thì Trọng mới bị bắt. Song, cái sai của Trọng không thể đồng nhất
với ai đã từng ở vụ Năm Cam. Sai vì tình thân thì cái "chết" ấy có thể
chấp nhận được. Ở khía cạnh tình thân, ruột thịt, đó là "cái chết" thanh
thản", vị tướng về hưu phân tích.
Cuộc chiến giữa các "zích"
Thông
tin tôi có được ở giới giang hồ đất Cảng thì cuộc chiến ngầm giữa các
"zích" của lính hình sự, sau khi nguyên đại tá chuyển công tác và bị bắt
rất nhộn nhịp. Những anh chị giang hồ trước đây, đã từng bị nguyên đại
tá "sờ gáy" thì mừng ra mặt. Hình như, chúng được hưởng lợi từ những
chuyên án dang dở của vị nguyên đại tá này.
Dương Tự Trọng là một cán bộ có biệt tài đánh án.
Chúng
sợ nhưng lại rất thích thú khi có thông tin, ông ta bị bắt. Những nhóm
mới nổi thì ngơ ngác nhưng cũng a dua rằng, khắc tinh đó không thể ảnh
hưởng đến hoạt động phạm pháp của mình nữa. Còn những giang hồ cộm cán
thì bắt đầu cuộc chiến ngầm để xem "zích" nào "nhập kho" trước, "zích"
nào được vớt lên, lôi từ đường phố vào trong phòng...
Một lần ngồi cà phê chém gió, Đ. đen một giang hồ được cho là già đơ ở đất Cảng bảo rằng: "Người ta cứ nói, D. "Bắc Cạn"
là đệ tử ruột của ông ấy (tức nguyên đại tá Trọng - PV) nhưng cũng
chẳng phải. Nếu là đệ tử ruột, khi bị bắt, sao nó lại dám khai ra chủ.
Tóm lại, mối quan hệ cũng chỉ dừng lại ở "zích" bình thường và có thể,
nó đã lợi dụng danh của ông ấy để "làm mưa, làm gió" hoặc cũng không
phải vậy." "Hiện đang có cuộc chiến ngầm giữa các "zích", anh tham gia
không?", tôi tò mò. Đ. đen trả lời ráo hoảnh: "Đời dạy rồi, đã thờ thì
thờ một chủ còn không thờ thì cứ gió chiều nào, theo chiều đó. Tôi là
dân "làm ăn" nên quan nào, tướng nào cũng giống nhau, lựa để được việc
của mình, cũng chẳng nhận làm "zích" gì cả. Tất nhiên, trong những việc
nhất định, khi lính hình sự yêu cầu, tôi hợp tác ngay, còn không hợp tác
được, cũng từ chối ngay. Thế nên, hai chữ "đặc tình" không nằm trong
đầu của tôi. Và, tôi cũng chưa bao giờ vì hai chữ đó để "nổi tiếng".
Đ.
"đen" cũng thừa nhận, vị nguyên đại tá này rất có uy với tội phạm, rất
nhiều dân anh chị tự nhận là "zích" của vị ấy nhưng hình như không phải.
Vị ấy cũng chưa bao giờ công bố điều đó, thế nên, chuyện dân anh chị
lợi dụng lính hình sự để bày chiêu trò, khoe mẽ với nhóm khác là điều dễ
hiểu. "Thực ra, tôi cũng nghe về mối quan hệ thân mật giữa nguyên đại
tá với D. "Bắc Cạn". Thế nhưng, tôi không tin đó là sự thật hoàn toàn.
Bởi gia đình và nhân cách của vị ấy, làm dân anh chị nể, muốn làm thân
nhiều hơn là vị này "bao" cho D. Vì, từ khi trở về Hải Phòng sống sau
khi mãn hạn tù, nhóm của D. cũng bình lặng, không thấy "nổi sóng", đám
đệ tử thì chẳng đứa nào có máu mặt. Từ năm 2010 trở lại đây, nhóm giang hồ
có máu mặt ở đất Cảng là những bọn trẻ, "chíp hôi", chúng manh động, tự
phát chứ không toan tính như bọn giang hồ già. Nếu "zích" là chúng nó,
nhiều khi công an hỏng cả chuyên án đã công phu chuẩn bị. Vì, đám giang
hồ mới nổi, hầu như đứa nào cũng va vào ma tuý, mà đã sử dụng "món" đó,
khi đói thuốc, chúng làm sao bí mật được".
Chân dung "zích"?
Đ.
"đen" trả lời tôi bằng câu hỏi: "D. "Bắc Cạn" là "zích" của vị ấy thật
à?". Thế rồi chính Đ. "đen" lại bảo: "Không phải đâu. Khai thế nào nên
thế!?". Nghe xong, tôi thấy khó hiểu. Bởi rõ ràng, có thông tin rằng, D.
"Bắc Cạn" khai, nhận được chỉ đạo của nguyên đại tá, tập hợp thêm người
để bày mưu, tính kế cho anh trai nguyên đại tá trốn. Và, D. "Bắc Cạn"
còn khai rằng, họ dùng biệt danh để liên lạc với nhau...
Dân
"làm ăn" đất Cảng thừa nhận rằng, khi còn tại chức, nguyên đại tá có
những hành động thể hiện sự ưu ái đối với nhóm của D. "Bắc Cạn". Thế
nên, thông tin, vị này "bao" cho nhóm tội phạm của D. là chuyện không
mới. Và, chính D. cũng nghiễm nhiên tự nhận là "zích" của vị này. Thông
tin của người thạo tin thì cho rằng, D. "Bắc Cạn" không phải là "zích"
chuẩn. Hình như giữa D. với ai đó đã có những sự trao đổi, thế nên mới
có sự lật kèo. Lần mò lại thông tin, tôi cho rằng, thông tin của người
thạo tin nhiều phần trăm đúng. Bản chất của kẻ giang hồ không thay đổi.
D. từng làm liên luỵ đến rất nhiều người vô tình đã từng giúp y trong
quá trình trốn chạy tội lỗi của mình. Thế nhưng, khi ra tù, D. cũng quên
rất nhanh. Vì thế, khi có cơ hội để có một mối quan hệ mới thông qua sự
trao đổi hợp về lý nhưng trái về tình, D. lộ nguyên hình là dân giang
hồ lật lọng, hiểm ác là điều có thể lý giải được.
Thế thái nhân tình
Hôm
qua, mở mạng ra, thấy hàng loạt những dòng tít về anh em gia đình danh
gia vọng tộc đất Cảng. Người ta gán cho họ đủ những mỹ từ chẳng ra gì
nhất, y như lúc họ đương chức thì dành cho họ những lời tán dương đến
mức khó hiểu. Người ta đem nguyên đại tá ra so sánh với nguyên Trưởng
phòng PC45 - Công an TP. Hồ Chí Minh. Dẫu biết, sự so sánh này là khập
khiễng, thế mà họ vẫn gán ghép đến mức lạ thường để rồi, chẳng có gì để
nói, họ quay ra chốt rằng, nguyên đại tá thích sửa chữa đồ điện tử, làm
thơ hay và nhất là thơ về mẹ. Chuyện cũ rích này, ai chẳng biết. Có một
điều, người ta cố tình không biết, đó là với những người con giỏi giang,
họ có thể "chết" vì tình thân thì chuyện yêu mẹ là lẽ đương nhiên trong
tâm thức của họ. Người ta mơ hồ rằng, ra trại, nguyên đại tá sẽ có
những bài thơ để đời.
Phóng viên
Dương Tự Trọng: Cán bộ biệt tài đánh án lụy một chữ 'tình"?
Thứ tư, 25/12/2013 | 16:23 GMT+7
(ĐSPL)
- Sau án tử của anh trai, Dương Tự Trọng sắp phải ra trước vành móng
ngựa và đối diện với bản án dành cho mình về tội tổ chức đưa người trốn
đi nước ngoài với vai trò là chủ mưu.
Cán bộ có biệt tài đánh án
Dương Tự Trọng là con trai của ông Dương Khắc Thụ, nguyên Đại tá Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng trong thập niên 70-80.
Dưới
thời ông Dương Khắc Thụ làm Giám đốc, Công an TP Hải Phòng luôn được
đánh giá là đơn vị mạnh của công an toàn quốc. Và thật tự hào, trong gia
đình có một người đã theo được nghiệp của ông - đó là Dương Tự Trọng.
Có
một điều mà không mấy người biết, đó là Dương Tự Trọng sinh ra trong
một gia đình công an nòi, nhưng bản thân anh lại không phải theo nghiệp
công an từ đầu. Trọng là sinh viên Đại học Bách Khoa và chữa tivi, đồ
điện tử rất giỏi.
Sắp diễn ra phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng
Trong
khoảng hơn chục năm trước, về đánh án hình sự ở phía Bắc này, có những
cán bộ công an được coi là có biệt tài đánh án là Phan Văn Vĩnh (GĐ Công
an tỉnh Nam Định - nay anh Vĩnh là Trung tướng, Tổng Cục trưởng Tổng
cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm), Nguyễn Đức Nhanh (Trưởng
phòng Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội, rồi sau là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Giám đốc Công an TP Hà Nội - Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh vừa mới nghỉ hưu năm ngoái) và Dương Tự Trọng.
Đất
Hải Phòng vốn là đất “dữ” và là nơi sản sinh ra nhiều băng nhóm tội
phạm và với nhiều tên tội phạm hình sự khét tiếng. Nói về chất giang hồ
thì giang hồ Hải Phòng là dữ nhất, mưu mẹo nhất và cũng lạnh lùng nhất.
Nhiều năm làm Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, rồi sau được đề bạt làm Phó
giám đốc Công an thành phố.
Vì "chữ tình" với anh trai, mà Dương Tự Trọng (người đứng vỗ tay) đã rơi vào vòng lao lý
Chiều
17/5/2012, hai tháng sau khi lên chức Cục trưởng Hàng hải, cựu chủ tịch
HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng nhận được thông tin bị Cơ quan Cảnh sát
điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam về tội Cố ý làm
trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngay
sau khi được báo tin như trên, Dũng đã lập tức “cầu cứu” em trai là
Dương Tự Trọng, khi đó đang đương chức Phó Giám đốc Công an Hải Phòng.
Để giúp anh “đi càng xa Việt Nam càng tốt”,
ngay lập tức, một phương án trốn chạy được cựu đại tá công an lên kế
hoạch, với sự giúp sức của Vũ Tiến Sơn. Cựu Phó phòng CSHS Công an TP
Hải Phòng không quên nhắc “sếp” Trọng trực tiếp gọi điện cho giang hồ
cộm cán Dũng "Bắc Kạn" để “nhờ vả”. Cuộc đào tẩu bất thành và Dương Chí
Dũng đã bị tuyên án tử tại phiên tòa sơ thẩm vừa qua.
Theo khung
hình phạt truy tố, cựu Phó giám đốc Công an Hải Phòng, Dương Tự Trọng,
"khắc tinh" của giang hồ đất Cảng một thời, sẽ phải đối mặt với khung
hình phạt cao nhất (từ 12 đến 20 năm tù) của tội Tổ chức đưa người khác
trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Cựu phó phòng hình
sự Sơn được xác định chỉ huy việc thực hiện tội phạm nên cũng bị truy tố
cùng khung hình phạt.
Và những ngày sau tuổi 52 của ông Trọng,
việc phải sống sau song sắt giống như bao nhiêu tên tội phạm mà ông đã
bắt ở những năm bên kia của cuộc đời, vẫn chưa phải là kịch bản đau đớn
nhất. Bố mẹ ông, đã chạm cái ngưỡng gần đất xa trời, vẫn còn phải quặn
ruột về đứa con không còn nhỏ dại. Ở tuổi 90, người cha Nguyễn Khắc Thụ
đã rất yếu, hầu như không biết gì, vẫn chưa biết cái tin động trời này.
Tất cả gánh nặng nghìn cân ấy dồn lên vai người mẹ đang nuôi chồng bệnh
tật.
Chỉ trong một thời gian ngắn, gia đình "danh gia vọng tộc" đã từng có nhiều cống hiến cho đất nước lại rơi vào cảnh xót xa khi các con trai Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng bị
bắt; con rể Nguyễn Bình Kiên bị khai trừ Đảng và hàng loạt những người
thân tín như Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh đều vướng
vào vòng lao lý.
Phiên xét xử Dương Tự Trọng sẽ kéo dài 2 ngày
Ngày
24/12, TAND TP Hà Nội cho biết chuẩn bị đưa vụ án Dương Tự Trọng –
nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng cùng đồng phạm ra xét xử. Phiên
tòa sẽ kéo dài trong hai ngày từ 7-8/1.
Theo
cáo buộc của Viện Kiểm sát Tối cao, bị can Dương Tự Trọng là người khởi
xướng, chủ mưu, chỉ đạo và giao cho các đồng phạm tổ chức đưa Dương Chí Dũng –
nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải – nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines trốn
sang Campuchia ngày 23/5/2012 qua khu vực biên giới cửa khẩu Mộc Bài,
tỉnh Tây Ninh.
Với vai trò chủ
mưu, cầm đầu, Dương Tự Trọng bị truy tố theo Khoản 3, Điều 275, Bộ Luật
hình sự. Trong quá trình điều tra, bị can Dương Tự Trọng chưa thành khẩn
thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Nhưng
lời khai của các bị can và các đối tượng có liên quan phù hợp với tài
liệu, chứng cứ khác đã được điều tra, thu thập trong vụ án. Các cơ quan
điều tra khẳng định có đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị can
Dương Tự Trọng.
Liệu bản án nào dành cho Dương Tự Trọng là phù hợp?
Kết
luận truy tố cũng khẳng định, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phạm
tội có tổ chức, do Dương Tự Trọng là người chủ mưu, cầm đầu. Bằng nhiều
thủ đoạn tinh vi như sử dụng sim rác, thường xuyên thay đổi số điện
thoại, thay đổi địa điểm để trốn.
Các đối tượng thực hiện từng phần việc khác nhau nhằm che dấu hành vi phạm tội đã xâm hại trực tiếp đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh.
Vụ
việc cản trở, gây khó khăn rất lớn đến quá trình điều tra vụ án “Cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng” và “Tham ô tài sản”
xảy ra tại Vinalines do Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an khởi tố
điều tra mà Dương Chí Dũng là bị can chính trong vụ án; Tạo dư luận xã
hội không tốt, gây mất lòng tin của nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng
đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Với
việc bị truy tố theo theo Khoản 3, Điều 275, Bộ Luật hình sự, bị can
Dương Tự Trọng sẽ phải đối mặt với án từ 12 đến 20 năm tù giam.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét