Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I - 6
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí. -Nhưng xét trên bình
diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn
nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con
người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn
vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! -Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì: trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc! -Chân lý là đây: Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau! -Như
vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi
và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai. -Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hồ Sơ Mật - Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 6/10
Chùm ảnh đen trắng ấn tượng về tuổi thơ của những đứa trẻ thế kỷ 20
Kiều Anh |
0
Những bức ảnh đen trắng dưới đây đem tới cái nhìn chân
thực và ấn tượng về tuổi thơ nhiều cung bậc cảm xúc của những đứa trẻ
thế kỷ 20.
Vòi hoa sen tự chế đầy sáng tạo của một cô bé ở Raizeux, Pháp năm 1949.
Các cô bé, cậu bé hàng xóm mỉm cười vui vẻ ở Nebraska, Mỹ năm 1910.
Những đứa trẻ cùng nhau trượt tuyết trên đường phố Berlin năm 1910.
Niềm
vui giản dị của một cô bé khi có "người bạn" gà ở bên. Bức ảnh này được
chụp ở vùng tây bắc Carolina trong thời gian từ 1914 - 1917.
Niềm hạnh phúc vô bờ của một cậu bé khi nhận được đôi giày mới trong thời Thế chiến thứ nhất.
Bức ảnh một bé gái đang nâng niu con búp bê của mình đươc chụp vào năm 1930.
Những đứa trẻ trong bệnh viện cùng với những con búp bê xung quanh ở Washington DC năm 1931.
Biểu cảm trái ngược của hai cô bé đáng yêu khi trời mưa năm 1934.
Bức ảnh chụp vào năm 1936 ghi lại hình ảnh một bé gái đang cho búp bê ăn.
Một cậu bé ngồi trên chiếc xe tải chở đá lạnh ở Boston, Mỹ năm 1937.
Niềm vui giản dị của các cậu bé tinh nghịch ở New York, Mỹ năm 1937.
Cô
bé Eileen Dunne, 3 tuổi nằm trên giường bệnh cùng với con búp bê của
mình ở Bệnh viện Great Ormond sau khi bị thương vì một trận không kích
xảy ra ở London vào tháng 9/1940.
Những người bạn thật sự. Bức ảnh này được chụp năm 1944 của nhiếp ảnh gia Henri Cartier Bresson.
"Điều
quan trọng không phải bạn đi đâu mà là đi cùng ai". Tình bạn đáng yêu
và giản dị của những đứa trẻ được David Peat ghi lại năm 1945.
Những đứa trẻ chơi đùa trên đường ray năm 1948.
Khoảnh khắc dễ thương và ấm áp giữa những người bạn nhỏ làm tan chảy mọi trái tim. Bức ảnh được chụp năm 1950.
Tiệc trà, năm 1951.
Món quà bất ngờ, năm 1955.
Một cô bé nhân hậu che mưa cho "người bạn" người tuyết năm 1956.
Cùng nhau chia sẻ niềm hạnh phúc. Bức ảnh được chụp vào những năm 1960.
"Chúng ta là những người bạn tốt".
Câu cá.
Chỉ cần có một người bạn tốt, mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn./.
Niềm vui giản dị của các cậu bé tinh nghịch ở New York, Mỹ năm 1937.
Cô
bé Eileen Dunne, 3 tuổi nằm trên giường bệnh cùng với con búp bê của
mình ở Bệnh viện Great Ormond sau khi bị thương vì một trận không kích
xảy ra ở London vào tháng 9/1940.
Những người bạn thật sự. Bức ảnh này được chụp năm 1944 của nhiếp ảnh gia Henri Cartier Bresson.
"Điều
quan trọng không phải bạn đi đâu mà là đi cùng ai". Tình bạn đáng yêu
và giản dị của những đứa trẻ được David Peat ghi lại năm 1945.
Những đứa trẻ chơi đùa trên đường ray năm 1948.
Khoảnh khắc dễ thương và ấm áp giữa những người bạn nhỏ làm tan chảy mọi trái tim. Bức ảnh được chụp năm 1950.
Tiệc trà, năm 1951.
Món quà bất ngờ, năm 1955.
Một cô bé nhân hậu che mưa cho "người bạn" người tuyết năm 1956.
Cùng nhau chia sẻ niềm hạnh phúc. Bức ảnh được chụp vào những năm 1960.
"Chúng ta là những người bạn tốt".
Câu cá.
Chỉ cần có một người bạn tốt, mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn./.
theo VOV
Sự ấm lên toàn cầu đang làm rã đông... những xác chết từ thời Thế chiến thứ nhất
Tấn Minh |
0
Đầu tiên là những khẩu súng được rã đông, sau đó đến
những cuốn nhật ký, những lá thư, và rồi... những cơ thể người!
Trong một biến cố được xem là kết quả kinh hoàng
nhất của sự nóng lên toàn cầu cho đến thời điểm này, một con sông băng ở
dãy Alps phía Bắc nước Ý đang tan chảy làm lộ ra thi hài của những
người lính tử trận trong Thế chiến thứ nhất.
Sau gần một thế kỷ,
những cơ thể đông lạnh được bảo quản một cách hoàn hảo nằm im lìm trong
những tảng băng đã trở lại để kể về cuộc chiến hùng vĩ bậc nhất trong
lịch sử - "Chiến tranh trắng".
Tháng 5 năm 1915, khi Thế chiến thứ
nhất đã diễn ra được 10 tháng, nước Ý mới thống nhất quyết định gia
nhập Quân Đồng minh. Ý, mong muốn mở rộng biên giới của mình, quyết định
phát động chiến tranh với Áo nhằm sáp nhập các khu vực núi Trentino và
miền nam Tirol.
Cuộc xung đột này dẫn đến kết quả mà chúng ta
được biết đến với tên gọi "Chiến tranh trắng": tình thế bế tắc trong
suốt 4 năm dài lạnh lẽo giữa đạo quân tác chiến miền núi Alpini của Ý và
đối thủ bên phía Áo của họ là đạo quân Kaiserschutzen.
Cuộc
chiến diễn ra ở nơi núi cao, với những vũ khí và cơ sở vật chất đặc biệt
như hào băng và các phương tiện chuyên chở bằng cáp. Thông thường, hai
bên sẽ sử dụng hỏa lực để cố gây tuyết lở trên doanh trại của bên còn
lại nhằm tạo nên "cái chết trắng" cướp đi hàng ngàn sinh mạng.
Ngày
nay, trải qua hàng thập kỷ của sự nóng lên toàn cầu, con sông băng
Presena trong cuộc chiến năm xưa đang dần tan chảy, để lộ ra những tàn
tích của Chiến tranh trắng.
Đáng chú ý trong số đó là những món
đồ tạo tác được bảo quản một cách cẩn thận trôi theo dòng sông băng tan
chảy từ đầu những năm 90: một bức thư tình từ năm 1918 không bao giờ đến
tay một cô gái tên Maria; một vài câu thơ cho người bạn cũ, được viết
nghệch ngoạc trong nhật ký; một bức tranh về một người phụ nữ đang ngủ
được ký tên bằng tiếng Séc, "Người vợ bị bỏ rơi của bạn".
Sau gần
như một thế kỷ, các thi hài vẫn như trước. Vì giá lạnh, những thân thể
xuất hiện từ dưới lớp băng còn gần như nguyên vẹn, vẫn trong trang phục
trước đây của họ. Tháng 9 năm trước, hai người Áo nổi lên từ lớp băng,
17 và 18 tuổi, đều có mắt xanh và tóc vàng, với những lỗ đạn trên sọ.
Franco Nicolis từ văn phòng di sản khảo cổ địa phương nói với tờ Telegraph: "Điều
đầu tiên tôi nghĩ đến là những người mẹ của họ; những người lính hiện
lên từ lớp băng giống như lúc họ bị nhấn chìm, những người mẹ có lẽ sẽ
chẳng bao giờ biết về số mệnh những đứa con của mình".
Chính
quyền địa phương đã nỗ lực làm việc trong nhiều năm để vén màn những tàn
tích về cuộc chiến bị lãng quên này. Năm 2004, Maurizio Vicenzi, một
hướng dẫn viên địa phương và là người đứng đầu bảo tàng chiến tranh
Peio, đã khám phá ra thi thể bị treo ngược của ba người lính tại một bức
tường băng ở độ cao 3.657 mét – nạn nhân của một trong những tiền tuyến
ác liệt nhất trong lịch sử.
Tiếp
sau đó là hàng loạt những phát hiện khác. Trong một phát hiện hiếm có,
nhóm đã phát hiện ra một đường hầm băng bị che khuất. Sau khi sử dụng
những chiếc quạt thông gió cỡ lớn để làm tan chảy băng, phía bên trong
dần hiện ra một kết cấu bằng gỗ khổng lồ được sử dụng như trạm vận
chuyển đạn dược và quân nhu.
Phần lớn các thi hài được phát hiện
đều được chuyển đến văn phòng của Daniel Gaudio, một nhà pháp y nhân
chủng học được giao nhiệm vụ truy tìm danh tính các nạn nhân chiến
tranh.
Mặc dù phần lớn các trường hợp ông đều có thể trích xuất
được DNA, nhưng khả năng tìm ra danh tính của các thi hài là rất hiếm
bởi thiếu thông tin về ngữ cảnh - vốn rất cần thiết để xác định nguồn
gốc nơi chốn của gia đình các nạn nhân chiến tranh.
Cho đến nay,
đã có hơn 80 thi thể được tìm thấy từ sông băng, và chắc chắn sẽ còn
nhiều nữa. Theo nhà sử học Mark Thompson, tác giả của cuốn Chiến tranh
trắng, chỉ riêng phía Ý đã có hơn 750.000 binh lính tử trận trong cuộc
chiến.
Mùa hè tới, các nhóm khảo cổ học sẽ tiếp tục công cuộc tìm
kiếm những gì còn sót lại trong những lớp băng và các thi hài chắc chắn
sẽ được tìm thấy khi mà biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ tiếp diễn và giúp
đẩy nhanh sự tan băng.
Còn hiện tại, mùa đông vẫn đang hiện diện.
Không xa vị trí thi thể các binh sỹ đầu tiên được phát hiện là Peio -
một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, nơi các công dân Ý, Áo, Đức và Nga một
lần nữa cùng nhau tận hưởng không khí núi cao, tất nhiên là trong hòa
bình!
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét