Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 39
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bí Mật Tên Lửa Xuyên Lục Địa Liên Xô (Thuyết minh)
Là sản phẩm của thời kỳ “chiến tranh lạnh”, căn cứ tên lửa của Liên Xô
tại ngoại ô Berlin từng là mục tiêu theo dõi gắt gao của rất nhiều lượt
máy bay do thám nhưng chưa từng bị phát hiện...
Vào thời điểm năm 1954 cánh rừng Brandenburg, ngoại ô Berlin ngày nay
khi ấy vẫn là lãnh thổ Đông Đức do Liên Xô kiểm soát. Và căn cứ tên lửa
hạt nhân Vogelsang được Liên Xô xây dựng chính là để chuẩn bị cho tình
huống xấu nhất khi chiến tranh nổ ra giữa phe Tây Âu và Đông Âu.
Được xây dựng 3 năm trước khi cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba nổ ra và
trang bị những tên lửa có sức công phá gấp 20 lần quả bom nguyên tử
từng tàn phá Hiroshima, mục tiêu của các tên lửa này chính là các căn cứ
quân sự của phương Tây trong đó có các căn cứ tên lửa hạt nhân của Anh.
Để ngụy trang cho căn cứ này quân đội Liên Xô đã cho xây dựng nhiều công
trình để khiến khu vực này thoạt trông cũng giống như một thị trấn bình
thường với những tượng đài, bức bích họa dành cho thiếu nhi, những con
thuyền nhỏ đi lại trên hồ và một vài chiếc xe tăng tuần tiễu án ngữ bên
ngoài.
Nhưng căn cứ thật sự nằm ở phía đầu kia của thị trấn với những lô cốt
được phủ bằng cát chứa tên lửa và nhiều căn hầm bê tông bọc thép để chứa
đầu đạn. Và cách đó không xa là một khu rừng thưa, rất phù hợp để phóng
tên lửa. Với những hàng cây bao quanh, khó có gián điệp nào có thể thấy
rõ, và ngay cả các máy bay do thám thời đó cũng đành bất lực.
Chính ở giữa khu rừng này có một khu bệ phóng bằng bê tông sẵn sàng làm
bệ đỡ cho các ống phóng tên lửa. Với tầm bắn tới 1200 km, những tên lửa
này có thể dễ dàng bao phủ nước Pháp và vươn tới London cách đó 1000 km.
Theo một bản báo cáo bí mật của CIA được công bố sau “Chiến tranh lạnh”,
khác với khu căn cứ tên lửa tại Cuba dễ dàng bị phát hiện từ trên
không, căn cứ của Liên Xô tại Đông Đức rất khó phát hiện. Và phe Tây Âu
lúc đó chỉ có thể biết đến căn cứ này sau các phán đoán thông qua những
sự kiện rời rạc.
Đầu tiên người Mỹ biết đến một loại tên lửa mới cùng một hệ thống xe
chuyên chở đang được Liên Xô sử dụng sau khi những khí tài này được đưa
ra diễu hành trong ngày 1/5/1957 và 1960. CIA đặt tên cho loại tên lửa
này là Shyster hay SS-3 (người Nga gọi là R-5). Nhưng câu hỏi lớn nhất
là Liên Xô sẽ đặt chúng ở đâu bởi khoảng cách từ Liên Xô tới các mục
tiêu của phương Tây vượt ngoài tầm bắn.
Nhưng các thông tin bắt đầu được ghép nối. “Không lâu sau nửa đêm ngày
20/4/1959, một đoàn xe quân sự Liên Xô dẫn đầu bởi 2 xe tải loại GAZ-69A
đã được nhìn thấy đi về từ hướng sân bay Jueterbog-Damm và một đường xe
lửa ở phía Tây Bắc dọc ngoại ô phía Tây Jueterbog”, báo cáo của CIA
viết.
Một vài tháng sau, một thông tin quan trọng khác được ghi nhận khi một
đoàn 8 xe tải lớn giống loại xe từng sử dụng trong lễ diễu hành tên lửa
Shyster bị nguồn tin của CIA nhìn thấy đang được chuyển vào Đông Đức
bằng xe lửa ngày 9/9/1959. Ngoài ra các chuyến hàng quân sự đặc biệt
được vận chuyển bằng tàu hỏa, bị nghi chở các tên lửa không xác định của
Liên Xô cùng các thiết bị liên quan cũng được phát hiện tại nhiều địa
điểm ở Đông Đức trong năm 1959.
Người kiến tạo “thời kỳ trăng mật” giữa tình báo Mỹ và Liên Xô
Quang Hiếu |
0
Ông William J.Donovan tại văn phòng của OSS.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử tình báo, trước Thế chiến thứ
II, nước Mỹ chưa có cơ quan tình báo thống nhất. Khi nước Mỹ sửa soạn
tham chiến, Tổng thống Roosevelt quyết định thành lập cơ quan tình báo
trung ương thống lĩnh tất cả các cơ quan tình báo hiện hữu.
Tư tưởng chống Nga ở Mỹ đang mạnh hơn thời Chiến
tranh Lạnh Từ Hội nghị Yalta đến cuộc khủng hoảng đầu tiên của Chiến
tranh Lạnh Căng thẳng Nga – Mỹ có leo thang… đến Chiến tranh lạnh?
Việc
này bị giới lãnh đạo nhiều cơ quan tình báo khác nhau chống đối, đặc
biệt là Bộ Hải quân. Nhưng Tổng thống Roosevelt không nao núng. Ngày
11-7-1941 ông chỉ định Đại tá (sau này là Thiếu tướng William Joseph
Donovan) soạn thảo dự án thành lập tổ chức đó.
Trong cuốn
sách “Hoạt động tình báo - chìa khóa phòng vệ”, Donovan nhớ lại lời
Tổng thống Roosevelt đã nói với ông vào ngày hôm đó: “Anh bắt đầu hoàn
toàn từ đầu là rất tốt. Bởi vì nước Mỹ chưa có cái gọi là một cơ quan
tình báo đúng nghĩa”.
Mối quan hệ giữa “Bill Hoang dã” và cha đẻ của điệp viên 007
William
J.Donovan sinh trưởng trong một gia đình công chức người Ireland theo
Thiên chúa giáo tại thành phố Buffalo. Từng là một luật sư và có thời
gian tham gia Thế chiến thứ I, William Donovan bắt đầu hoạt động tình
báo từ năm 1919 ở vùng Siberia, nơi ông đi hưởng tuần trăng mật với vợ.
Trợ
lý tin cậy hàng đầu của ông là nữ đầu bếp Julia Child. Do OSS chú trọng
việc cần tuyển dụng các nhà trí thức và những người giỏi nhất thuộc các
lĩnh vực nên OSS bị đọc trại từ “Office Strategies Service” thành “Oh
So Social”, hiểu nôm na là “xã hội hóa” cơ quan tình báo này.
Còn
Wiliam Donovan, với tính cách ưa cầu toàn, rất dễ “nổi điên” với đồng
nghiệp và thuộc cấp nhưng lại có thành tích chiến đấu can đảm, giàu trí
tưởng tượng và cứng rắn nên ông được đặt cho biệt danh “Bill Hoang dã”.
Chức vụ mà Donovan được chỉ định vào ngày 11-7-1941 ban đầu được gọi là
“Người phối hợp cơ quan tình báo”.
Nhưng bất chấp lệnh
của tổng thống gửi tất cả các cơ quan chính phủ yêu cầu cung cấp cho
Donovan thông tin mang tính chiến lược và chiến thuật, viên đại tá đã
vấp phải sự chống đối ra mặt, sự không thông hiểu, sự ghen ghét của
những người đại diện cho quyền lợi cục bộ của các cơ quan và họ đã dùng
đủ cách cản trở khiến công việc của ông gần như không thể thực hiện nổi.
Thông
tin do Ngoại Vụ viện, Quân đội và Hạm đội Hải quân cung cấp cho ông
chẳng thể sử dụng vào mục đích gì. Những người có kinh nghiệm hoạt động
tình báo trước yêu cầu đề nghị chuyển sang làm việc cho Donovan đều từ
chối.
Cánh tình báo quân sự miễn cưỡng chia sẻ thông
tin, họ vin vào chuyện bẻ khóa mật mã từng bị Bộ Ngoại giao Mỹ cấm từ
năm 1929, do Ngoại trưởng Henry Stimson nhận định “người lịch sự thì
không xem thư người khác”.
Khi đó William Donovan bèn
chuyển hướng hành động và mời làm việc toàn những người ngoài cuộc, chưa
hề hoạt động tình báo bao giờ như nhân viên các công ty, nhân viên các
ngân hàng, luật sư, giáo sư các trường đại học, thậm chí là các linh
mục.
Tháng 6-1942, theo lệnh của Tổng thống Roosevelt,
Cục Thông tin quân sự được thành lập, còn sau đó là Cục Chiến lược do
Donovan đứng đầu. Có ba nhiệm vụ được đặt ra cho ông là: tiếp tục thu
thập những thông tin khoa học phi chính thức; tiến hành tuyên truyền phá
hoại; hoạt động phá hoại (có sự phối hợp của quân đội).
Lúc
lập OSS, “Bill hoang dã” cũng tư vấn các bậc thầy chiến tranh tình báo
Anh như Ian Fleming (cha đẻ nhân vật tiểu thuyết James Bond 007) lúc đó
là sĩ quan ngành tình báo hải quân Hoàng gia Anh.
Vì lẽ
đó, có thể nói nhà văn này cũng là cha đẻ OSS cùng Donovan. Trong Thế
chiến II, Fleming là trợ lý của John Godfrey, chỉ huy Cục Tình báo hải
quân và cũng là mẫu hình cho nhân vật M chỉ huy của 007. Một phần nhiệm
vụ của Fleming là quan hệ chuyên môn với “Bill hoang dã”.
Ian
Fleming còn viết “đề cương” 72 trang để giúp Donovan lập OSS, trong đó
định nghĩa “một điệp viên bí mật phải được huấn luyện kỹ năng quan sát,
phân tích và đánh giá, tuyệt đối kín miệng, tỉnh táo, xem nhiệm vụ là
trên hết, giỏi ngoại ngữ và dày dạn kinh nghiệm sống, tuổi từ 40 đến
50”. Hiện tập đề cương này vẫn được trưng bày tại Bảo tàng chiến tranh ở
London.
Ngoài ra, Ian Fleming cũng giúp OSS huấn luyện
điệp viên ở Canada, theo lời William Stephenson, một chuyên gia tình báo
Canada và có mật danh Intrepid. Một thông tin khác kể “Bill hoang dã”
trả ơn Fleming bằng món quà tặng là khẩu súng colt.
Trong
khi đó, nhiều nguồn tư liệu cho biết, nhân vật Felix Leiter, điệp viên
CIA là bạn thân của James Bond trong các tập truyện 007 chính là dựa
theo hình mẫu của “Bill hoang dã”.
Cơ quan tình báo hợp tác với thành phần “ngoại đạo”
William
Donovan nhanh chóng xây dựng được một cơ quan tình báo riêng rất mạnh,
hoạt động lấn át cả những tổ chức tình báo khác, từ đó OSS nhận được
nguồn kinh phí dồi dào.
Lúc này Donovan đã có thể mời
những chuyên gia cao cấp, nhà khoa học, giáo sư trong tất cả các lĩnh
vực khoa học hiện đại, các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, các chuyên viên kỹ
thuật, thợ lành nghề và thậm chí cả những tên lừa đảo chuyên nghiệp và
những tay “anh chị” trong thế giới ngầm... làm việc cho mình.
Một lớp huấn luyện các điệp viên OSS.
Điều
thú vị là tất cả những con người này không phải là các nhà tình báo
chuyên nghiệp, đã sáng tạo ra những phương pháp hoạt động tình báo và
phá hoại độc đáo của riêng mình, mà những gián điệp chuyên nghiệp thường
bị hạn chế bởi thói quen, nguyên tắc.
OSS có tài khoản riêng, từ quỹ khẩn cấp của Tổng thống Roosevelt nên không phải báo cáo tài chính với Quốc hội Mỹ.
Trong
thời chiến, OSS tiêu số tiền khoảng 135 triệu USD, tức hơn 1 tỷ USD vào
thời buổi hiện tại. Một trong những thành tựu lớn của họ trong Thế
chiến 2 là xâm nhập vào Đức, huấn luyện khoảng 200 điệp viên - hầu hết
là tù nhân chống phát xít - hoạt động tình báo.
Bên cạnh
đó là hoạt động thu thập thông tin về các kế hoạch quân sự, chiến tranh
du kích, hỗ trợ và huấn luyện các lực lượng vũ trang kháng chiến, bẻ
khóa mật mã. Các chiến dịch tâm lý của họ gồm rải truyền đơn, “xào nấu
thông tin” hay tạo tin giả để đánh lừa và làm suy yếu ý chí chiến đấu
như “tung tin đồn nhảm” về sức khỏe, chứng điên của Hitler.
Từ
năm 1943-1945, William Donovan đã tổ chức thành công các chiến dịch
tung gián điệp vào hậu phương của đối thủ ở Pháp, Italy, Miến Điện, Thái
Lan, Algérie và các nước khác. Cuối năm 1943, Tổng thống Roosevelt đã
tán thành đề nghị của William Donovan về việc bắt đầu hợp tác với tình
báo Liên Xô. Trước Giáng sinh năm 1943, William Donovan bay sang Moskva.
Ngày
25-12, ông cùng với đại sứ Harriman được Ngoại trưởng Molotov tiếp.
Donovan trình bày cặn kẽ về OSS, về các nhiệm vụ, chức năng và hoạt động
cụ thể của OSS ở hàng loạt các nước, trong đó có các nước vùng Balkan.
Sau
đó Donovan gặp gỡ với người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài Fitin.
Kết quả các cuộc đàm phán được trình lên Stalin. Stalin đồng ý việc
trao đổi đại diện và hoạt động hợp tác của cơ quan tình báo Xôviết với
Cục Chiến lược của Mỹ.
Trở về Mỹ, Donovan gửi đến tất cả
các phòng ban chỉ thị về việc: “Cục chiến lược có thể cung cấp cho Nga
thông tin tình báo giá trị, hữu ích cho đất nước đang tiến hành cuộc
chiến tranh chống Đức”.
Trong thời kỳ “trăng mật” giữa
hai cơ quan tình báo Mỹ- Liên Xô, phía Mỹ đã cung cấp những thông tin
chính trị và quân sự đặc biệt có giá trị gồm: tin về tình hình tại Đức
và các nước bị chiếm đóng, các bản tổng hợp tin tình báo về các vấn đề
riêng rẽ, bản tổng kết phân tích khả năng của nền công nghiệp Đức; đánh
giá tình hình trong giới lãnh đạo quốc xã của Đức, thông tin về tình
hình Hungary, Rumani và Bungary.
Trong thời gian diễn ra
các cuộc đàm phán, Donovan phát biểu nguyện vọng muốn trao đổi tài liệu
về máy móc kỹ thuật cho hoạt động phá hoại, nhưng ông chỉ cung cấp được
một cuốn danh mục có ảnh minh họa loại vũ khí và máy chuyên dụng nhưng
cũng khiến các chuyên gia quan tâm.
Về phần mình, tình
báo Liên Xô đã chuyển cho đối tác các báo cáo về tình hình quân đội Đức,
tình trạng vũ trang, đánh giá tương lai chính trị của nước Đức; thông
tin về các nhà máy hóa chất bí mật tại Đức và Ba Lan chuyên sản xuất
chất độc; về nhà máy ngầm ở Svinemunde; về trạm thử nghiệm tên lửa tại
Merzeburg; về tình hình Bungary với đánh giá tình thế chính trị bên
trong nước này…
Năm 1944 -
đầu năm 1945, tình báo Xôviết đã giúp đỡ các đồng nghiệp Mỹ rất nhiều
trong việc làm sáng tỏ số phận của một số nhóm điệp viên Mỹ nhảy dù
xuống Tiệp Khắc và của những phi công lái máy bay đã bị giết ở đó. Toàn
bộ những thông tin do tình báo Liên Xô cung cấp được phía Mỹ đánh giá
rất cao.
Những kẻ phá bĩnh
Đột
nhiên, ngày 16-3-1944 từ Mỹ có một bức điện do Roosevelt gửi yêu cầu
tạm hoãn vô thời hạn việc trao đổi các đoàn đại biểu. Quyết định đó được
thông qua theo yêu cầu khẩn khoản của Giám đốc FBI là E. Hoover, người
cho rằng mục đích “kết giao hữu hảo” của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô
(KGB) là thâm nhập vào các cơ quan nhà nước của Mỹ.
William
Donovan thực sự tức giận vì sự can thiệp của Hoover nhưng tổng thống
không thay đổi quyết định. Mặc dù vậy, cuộc tiếp xúc giữa hai cơ quan
tình báo vẫn được ấn định, nhưng chỉ thông qua người lãnh đạo phái đoàn
đại diện quân sự của Mỹ tại Liên Xô.
Tháng 7-1944, sau
khi Thế chiến thứ II kết thúc, William Donovan thông báo cho Fitin về
việc chỉ huy mạng lưới tình báo ở các nước vùng Balkan là Huttle đã bị
bắt giữ tại Áo vì đây là kẻ “mong muốn gây bất đồng giữa Liên Xô và Mỹ,
sẵn sàng chuyển giao toàn bộ phần còn lại của mạng lưới tình báo đang
tồn tại cho Mỹ để sử dụng chống người Nga”.
Donovan đề
xuất việc thảo luận các giải pháp phối hợp nhằm xóa bỏ mạng lưới của
Huttle và thông báo đã giao nhiệm vụ này cho trợ lý của mình là Allen
Dulles.
Donovan không ngờ mình đã “giao trứng cho ác” vì
trong thời gian đó, Allen Dulles cùng với chỉ huy cơ quan tình báo của
quân đội đã tiến hành những cuộc thương lượng với người đứng đầu cơ quan
tình báo của Hitler ở mặt trận phía Đông - tướng Gehlen - về các hoạt
động phối hợp chống người Nga.
Chống lại đề xuất của
Donovan còn có cả nhóm liên minh chỉ huy các bộ tham mưu. Họ cho rằng
nhất thiết phải “thảo luận vấn đề nên hay không nên hợp tác với các sĩ
quan Đức không thuộc đảng Quốc xã để thu thập tin tức tình báo về tiềm
lực và các dự định của người Nga”. Từ đây, hoạt động hợp tác giữa tình
báo Liên Xô và Mỹ xem như kết thúc.
William Donovan còn
lại một mình đơn độc. Tổng thống Roosevelt mất ngày 12-4-1945, tổng
thống kế nhiệm Harry Truman lại là người giữ lập trường chống Liên Xô
kịch liệt. William Donovan đành bùi ngùi viết trong một bức thư thể hiện
sự ủng hộ cá nhân gửi Fitin rằng:
“Tôi
tin tưởng thành công đã đạt được bấy lâu trong sự nghiệp chung của
chúng ta chứng tỏ chúng ta có thể là những đồng minh trong các hoạt động
hợp tác, ít ra là trong lĩnh vực tình báo”.
Sau khi đế
quốc Nhật đầu hàng Đồng minh, ngày 20-9-1945, Tổng thống Truman ra lệnh
giải tán Cục Chiến lược. Tướng Donovan xin từ chức và trở về với nghề
luật sư ở thành phố New York. Hoạt động tình báo thời kỳ này lại được
trao về dưới sự điều khiển của các chủ nhân cũ của nó là Ngoại Vụ viện
và Bộ Quốc phòng.
Gần 2 năm sau, vào ngày 15-9-1947, Tổng
thống Truman ban hành Đạo luật An ninh Quốc gia và lại một lần nữa
thống nhất ngành tình báo làm một, chính thức đặt bước khởi đầu cho việc
thành lập Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA.
Bản thân
William Donovan khi nhớ về quãng thời gian xông xáo cùng OSS, ông cũng
nhận ra rằng “Làm tình báo không là một việc hay, cũng chẳng có phương
pháp điển hình nào, không có bom hủy diệt hoặc khí độc. Chúng ta đối
diện một địch thủ tin rằng một trong những vũ khí chủ đạo là khủng bố.
Nhưng chúng ta cũng dùng khủng bố để chống lại địch thủ ấy”.
theo An ninh thế giới
Hồ sơ mật: BBC phối hợp với chính quyền để thanh lọc đặc vụ Liên Xô
Trung Hiếu |
1
Trụ sở Đài BBC. Ảnh: AP.
Cơ quan truyền thông BBC được cho là đã từng theo dõi các nhà
báo của chính mình để phát hiện những người cánh tả thân Liên Xô và muốn
tạo phản.
Theo các tài liệu của Nội các Anh, Tổ hợp Phát thanh Truyền
hình Anh Quốc (BBC) đã tìm kiếm sự giúp đỡ của một cơ quan thuộc chính
quyền Anh để nhận diện các “phần tử lật đổ” trong hàng ngũ nhà báo của
cơ quan truyền thông này,
Các tài liệu trên được công bố vào ngày 24/7/2018 cho Tàng thư Quốc gia ở London, Anh Quốc. Đối phó với tuyên truyền của Liên Xô
Hồi
năm 1974, Charles Curran khi đó là Tổng Giám đốc BBC, yêu cầu triệu tập
một cuộc họp giữa Ban quản trị BBC và một cơ quan chính quyền có tên
gọi Cục Nghiên cứu Thông tin (IRD) thuộc Bộ Ngoại giao Anh.
IRD
được thành lập vào đầu Chiến tranh Lanh, vào năm 1948 nhằm “chống lại
mối đe dọa do hệ thống tuyên truyền lật đổ của Liên Xô tung ra nhằm vào
lợi ích của Anh và phương Tây”.
Dựa trên các nguồn thông tin mở
hoặc không quá mở, cục này đã chuẩn bị các báo cáo ngắn, làm rõ các
chính sách và chiến thuật của khối XHCN, và cung cấp các báo cáo này cho
các cá nhân và tổ chức được lựa chọn ở nước ngoài (thông qua Bộ Ngoại
giao Anh) và bên trong lãnh thổ Anh. Những cá nhân và tổ chức này có thể
sử dụng thông tin từ các báo cáo để thông báo lại cho công chúng.
Về
sau các báo cáo này được mở rộng để phản ánh mọi hoạt động, tổ chức
hoặc các nhóm nào bị xem là có tính chất “tạo phản”, không chỉ ở Anh mà
còn ở châu Âu và trong khối Thịnh vượng chung Vương quốc Anh. Và, thẩm
quyền của việc báo cáo này được điều chỉnh từ chỗ chỉ đơn thuần “thông
báo” sang “gây ảnh hưởng”, “để giúp công chúng hiểu chính xác hơn các
vấn đề đối ngoại, và do đó tham gia gây ảnh hưởng, ủng hộ các mục tiêu
của Anh Quốc”.
Các báo cáo này được cung cấp với điều kiện là không nêu công khai nguồn tin chính thức.
Một
cách khác để phát tán thông tin “chống lật đổ” là làm rò rỉ thông tin
này cho “các nhà bình luận đáng tin cậy”, thí dụ như các nhà báo. Theo dõi nội bộ các cơ quan của Anh
Trong
suốt quá trình tồn tại của IRD, các mối liên hệ của tổ chức này với Cơ
quan Mật vụ Anh cũng như với một tổ chức tư nhân chuyên theo dõi chống
cộng tên là IRIS (cơ quan thông tin nghiên cứu công nghiệp) là một
nguyên nhân gây bối rối cho nhiều đời chính phủ Anh. IRIS là một tổ chức
tích cực trong việc “vạch trần và chống lại” các xu hướng cánh tả trong
các công đoàn.
Bức thư mà Tổng Giám đốc BBC gửi cho IRD vào năm 1974. Ảnh: Tàng thư Quốc gia London.
Công
việc của IRD quá nhạy cảm bởi vì liên quan đến mối quan tâm đặc biệt
của các quan chức chính phủ Anh dành cho các hoạt động của các chính
đảng hoàn toàn hợp pháp (như Đảng Cộng sản Anh) hay các phong trào như
Chiến dịch Giải trừ Hạt nhân.
Năm 1969,
sự ủy thác của Ủy ban Nội các (chủ quản của IRD) đã được mở rộng để “bao
trùm lên tất cả các hoạt động lật đổ trong nước... như là các hoạt động
biểu tình của sinh viên, phong trào quyền lực của người da đen (Black
Power), chủ nghĩa khủng bố, và chủ nghĩa cực đoan Ireland, kể cả của
người Cộng hòa và người Tin lành”.
Mối liên hệ của IRD với Cục
Nghiên cứu CRD của đảng Bảo thủ Anh và IRIS kéo theo việc ngay cả các
đảng viên của Công đảng Anh cũng không hoàn toàn miễn trừ trước sự xoi
mói của các tổ chức này. Nỗi ám ảnh của nhóm đào tẩu từ khối XHCN
Việc
BBC mời IRD tham gia thanh lọc nội bộ bắt nguồn từ 2 hoặc 3 nhân vật
bất đồng chính kiến chạy khỏi khối Đông Âu XHCN sang Anh và làm việc cho
Đài BBC. Các nhân vật này lo ngại về tình hình bên trong BBC. Nhóm “cận
vệ già” này lo rằng mỗi làn sóng người di tản mới từ khối Xô viết sang
và được tuyển về làm việc tại Thế giới vụ của BBC đều là điệp viên của
cơ quan tình báo Xô viết.
Khi đó Thế giới vụ của BBC có tới hơn
2.000 nhân viên. Nhưng lời phàn nàn từ 2 hoặc 3 người trong số đó cũng
đủ để BBC đề nghị IRD giúp họ biết về “các phương pháp kinh điển để xâm
nhập vào lĩnh vực phát thanh truyền hình”.
Các
quan chức trong nội các Anh thấy đề nghị này của BBC là quá nhạy cảm về
chính trị và lo rằng BBC có thể gây khó xử cho chính quyền.
Nhưng
IRD đã chớp lấy cơ hội này để phát triển “một cuộc đối thoại bí mật với
ban lãnh đạo cấp cao của BBC về các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực này,
như là việc kết nối với các tổ chức lật đổ của các cá nhân nhà sản xuất
chương trình”.
Người đứng đầu IRD, Barker, viết rằng vấn đề ảnh
hưởng của phong trào lật đổ trong truyền thông, đặc biệt là ngành phát
thanh truyền hình, “đã từ lâu giành được sự quan tâm của cơ quan An ninh
và chính tổ chức IRD”.
Lĩnh vực này quả thực nhạy cảm đối với không chỉ chính quyền Anh mà cả BBC.
Theo
một ghi chú mật về IRD, tổ chức này tham gia hoạt động tuyên truyền mật
chủ yếu hướng ra nước ngoài. Và Thế giới vụ của BBC là một đối tác hoàn
hảo cho IRD.
Năm 2015 BBC bị tố đã theo dõi chính nhân viên của
mình sau khi lộ thông tin gần 150 tài khoản email của nhân viên hãng này
bị truy cập hoặc theo dõi trong thời gian 2 năm vì nhiều lý do. BBC
tuyên bố họ có lý do hợp pháp để làm vậy nhưng Liên minh Nhà báo Quốc
gia (của Anh) không tin vào điều đó./.
theo VOV
Cận cảnh boong-ke bí mật của lãnh tụ Liên Xô Stalin thời Thế chiến 2
Trung Hiếu |
1
Cánh cửa nhỏ dẫn vào boong-ke của ông Joseph Stalin, lãnh tụ của Liên Xô trước đây. Ảnh: Reuters.
Stalin là lãnh đạo tối cao của Liên Xô trong cuộc chiến tranh
chống phát xít Đức. Thời kỳ đó, ông có một boong-ke kiên cố bí mật nằm ở
Samara.
Cầu thang dẫn lên boong-ke của Stalin.
Khu boong-ke này được xây dựng ở thành phố Samara, Nga, vào năm 1942 để
làm tổng hành dinh dự phòng cho ông Stalin. Ảnh: Reuters.
Áp phích và các biểu tượng Xô viết bên trong boong-ke của Nguyên soái Stalin. Ảnh: Reuters.
Phòng họp có treo bản đồ chiến sự. Ảnh: Reuters.
Một chiếc điện thoại kiểu quay số bên trong boong-ke. Ảnh: Reuters.
Phòng nghỉ trong Boong-ke. Boong-ke này sâu 40m và chứa được 600 người, theo RBTH. Ảnh: Reuters.
Phòng vệ sinh. Ảnh: Reuters.
Thang máy. Ảnh: Reuters.
Đèn bàn cạnh chiếc điện thoại cổ. Ảnh: Reuters.
Đèn chiếu sáng ở hành lang boong-ke. Ảnh: Reuters.
Tòa nhà nằm phía trên boong-ke Stalin. Ảnh: Reuters.
Du khách vào tham quan boong-ke Stalin. Ảnh: Reuters.
Một du khách chụp ảnh với quân phục Liên Xô. Ảnh: Reuters.
Các bộ quân phục thời Liên Xô treo trên hàng rào lối vào boong-ke. Ảnh: Reuters.
Khám phá tiếp hành lang boong-ke Stalin. Ảnh: RBTH.
Cửa sắt bên trong boong-ke. Ảnh: RBTH.
Boong-ke được xây dựng để đề phòng trường hợp phát xít Đức chiếm được Moscow trong Thế chiến 2. Ảnh: RBTH.
Các tầng của boong-ke. Ảnh: RBTH.
Đến thập niên 1990, giới chức Nga mới "bạch hóa" khu phức hợp bí mật này. Ảnh: RBTH.
Giờ boong-ke này của Stalin đã được chuyển đổi thành một bảo tàng. Ảnh: RBTH.
Thời Thế chiến 2, nơi đây được coi là tuyệt mật, với chế độ bảo vệ đặc biệt. Ảnh: RBTH.
Góc chụp rộng về phòng họp. Ảnh: RBTH.
Ảnh lãnh tụ vô sản Lenin treo trên tường trong boong-ke . Ảnh: RBTH.
theo VOV
Điệp viên hiếm hoi sống sót khi chạy trốn khỏi KGB
Năm 1991, khi Liên Xô sụp đổ, cơ quan tình báo của nước này là KGB
cũng chính thức dừng hoạt động. Tuy nhiên, 16 năm kể từ khi không còn
tồn tại, cái tên KGB vẫn thường xuyên được nhắc tới với sự ngưỡng mộ và
nể trọng. Người đó là Oleg Gordievsky, một trong những điệp viên sừng sỏ
nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cũng là điệp viên quan trọng nhất
của cơ quan tình báo Anh MI6 trong hàng ngũ tình báo Liên Xô KGB.
Cuộc đào thoát ngoạn mục
Trong thùng của chiếc xe hiệu Ford chật hẹp, một người đàn ông 46
tuổi toát hết mồ hôi khi cố cởi chiếc áo khoác ngoài cho bớt nóng. Người
đàn ông là một nạn nhân bị bắt cóc?
Không hề, ông ta đã chọn có mặt ở đó. Ông ta chưa từng gặp lái xe
cũng như những người có mặt trên xe nhưng những người này đang là hy
vọng sống sót duy nhất của ông ta. Bởi, nếu họ không thể đưa ông ta ra
khỏi được nước Nga, ông ta sẽ bị đưa về Moscow và có thể phải lĩnh án tử
hình do phản bội tổ quốc.
Ngược lại, ông ta sẽ an toàn nếu đặt chân được sang đất Phần Lan vốn
chỉ còn cách đó vài km. Thế nhưng, để làm được điều này, đoàn xe phải
vượt qua 5 trạm kiểm soát có sự hiện diện dày đặc của các nhân viên an
ninh của Nga.
Khi những chiếc xe đi qua chốt thứ nhất, người đàn ông kéo “chiếc
chăn” bằng bạc quanh người để tránh bị máy ảnh nhiệt của các lính gác
phát hiện. Ở trong thùng xe, tim người đàn ông đập mạnh khi xe dừng lại
trong vài phút và chỉ thở phào khi thấy xe tiếp tục lăn bánh. Trong 2
trạm kiểm soát sau đó, mọi việc khá suôn sẻ.
Tuy nhiên, đến trạm thứ 4, tình hình trở nên rắc rối khi những người
lái xe được yêu cầu mang theo hộ chiếu vào một tòa nhà. Người đàn ông
trong thùng xe không nhìn được nhưng ông ta biết chắc ở đó toàn là những
hàng rào dây thép gai, tháp canh, lính gác và cả những khẩu súng. Khi
những người lái xe vào xuất trình hộ chiếu ngoại giao thì 2 bà vợ ở
ngoài chờ.
Trong một khoảnh khắc lạnh người, người đàn ông nghe thấy tiếng đánh
hơi và tiếng sủa của những chú chó nghiệp vụ. Bị nhốt trong thùng xe
nóng nực lại thêm căng thẳng khiến mồ hôi của ông ta vã ra như tắm nên
chó nghiệp vụ chắc chắn sẽ đánh hơi ra. Và như vậy mọi thứ sẽ kết thúc.
Giây phút nghẹt thở, người đàn ông đã nghĩ đến tình huống xấu nhất
thì bất ngờ những chú chó lại rời đi về phía chiếc xe ở phía trước.
Nguyên nhân không phải ngẫu nhiên mà do người phụ nữ trên chiếc xe đã cố
tình đánh đổ pho mát và hành tây chiên ra xe để đánh lạc hướng.
Cùng lúc này, người phụ nữ còn lại “vô tình” bế con ra ngoài, thay tã
cho đứa trẻ ở ngay trên nắp thùng xe rồi cố ý vứt xuống đất, khiến mùi
tã át cả mùi người.
Nhờ đó mà vài phút sau đó, chiếc xe đã được rời đi. Ở chốt kiểm soát
cuối cùng, đoàn xe chỉ dừng lại trong chốc lát rồi đi. Bản nhạc
Finlandia vang lên và người đàn ông biết được rằng điều đó có nghĩa là
ông ta đã bỏ trốn thành công.
Đây là câu chuyện thực, xảy ra cách nay gần 33 năm. Và người đàn ông
trong thùng xe có tên Oleg Gordievsky – điệp viên có giá trị nhất của
MI6 tại KGB trong những năm tháng cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh. “Át chủ bài” trong lòng KGB
Oleg Gordievsky sinh năm 1938 trong một gia đình có cả cha và mẹ đều
là những cán bộ an ninh của Liên Xô. Thế nên cũng dễ hiểu khi ông ta
chọn KGB là nơi làm việc sau khi tốt nghiệp Học viện Quan hệ quốc tế
Moscow vào đầu thập niên 60.
Ít lâu sau khi được tuyển dụng, Gordievsky được cử sang Đan Mạch với
tư cách là tùy viên của Đại sứ quán Liên Xô ở nước này. Song, đó chỉ là
vỏ bọc để che giấu hoạt động tuyển mộ và tổ chức các điệp viên của KGB ở
nước ngoài.
Theo các nguồn tin, Gordievsky bắt đầu phản bội nước Nga và làm việc cho cơ quan tình báo Anh MI6 từ năm 1974.
Trong vòng 3 năm kể từ đó, ông ta đã làm việc cho cả KGB lẫn MI6. Đặc
biệt, do nắm được nội tình của cả 2 bên nên các thông tin mà ông ta
cung cấp đều có giá trị và được trọng dụng. Cuối những năm 1970,
Gordievsky bị triệu về nước làm việc nhưng đến tháng 6/1982, ông ta đã
được điều tới London, Anh.
Oleg Gordievsky.
Để hỗ trợ cho hoạt động 2 mang của Gordievsky, tình báo Anh đã dần
đẩy các nhân viên tình báo của KGB tại nước này về nước. Trong tình thế
đó, vì không muốn kích động một cuộc chiến visa người Anh, KGB đã phải
đưa Gordievsky lên giữ chức phụ trách các hoạt động tình báo của Liên Xô
tại Anh.
Việc này, ngoài việc giúp Gordievsky tiếp cận được nhiều thông tin
còn giúp ông ta ít có nguy cơ bị tố giác hay bị phát hiện hơn. Quả thực,
các thông tin mà Gordievsky đã giúp tình báo Anh vạch mặt được 25 điệp
viên của Liên Xô hoạt động tại nước này.
Ngoài ra, ông ta cũng giúp Anh và các nước đồng minh hiểu được các
suy nghĩ và tính toán của Liên Xô ở giai đoạn vô cùng quan trọng của
cuộc Chiến tranh Lạnh, trong đó phải kể đến việc Gordievsky đã giúp ngăn
chặn được khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Liên Xô và
NATO.
Cụ thể, tháng 11/1983, khi NATO tiến hành cuộc diễn tập quân sự có
tên Able Archer 83, Liên Xô đã tưởng rằng đối thủ đang chuẩn bị cho một
cuộc tấn công hạt nhân nên đã đưa lực lượng hạt nhân chiến lược của nước
này vào tình trạng báo động.
Cùng với đó, các đơn vị không quân của Liên Xô ở Đức cũng đã được yêu
cầu sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào. Trong tình thế mà bất cứ tính
toán sai lầm nào cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường như vậy, chính
các thông tin mà Gordievsky chuyển về cho Liên Xô đã giúp dẹp tan những
lo sợ của người Nga, kéo bầu không khí “căng như dây đàn” lúc đó hạ
nhiệt.
Cũng nhờ thông tin của Gordievsky mà Anh và các đồng minh của nước
này biết được rằng ông Mikhail Gorbachev sẽ trở thành lãnh đạo của Liên
Xô. Các thông tin sâu trong nội bộ của Nga do Gordievsky cung cấp và một
số thông tin khác đã giúp Thủ tướng Anh lúc bấy giờ là bà Margaret
Thatcher và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan hiểu được rõ hơn về lập trường
của Liên Xô quanh bàn đàm phán, từ đó giúp các bên có thể kết thúc được
Chiến tranh Lạnh một cách hòa bình. Nghi vấn bị đầu độc
Tuy nhiên, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Với các tiết lộ do
điệp viên CIA Aldrich Ames cung cấp, KGB dần đoán được Gordievsky đã
phản bội họ. Năm 1985, Gordievsky lại được triệu về nước. Lần này, ông
ta đã phải trải qua một cuộc phỏng vấn dài nhưng do đã được chuẩn bị từ
trước nên đã vượt qua được. Mặc dù vậy nhưng ông ta biết rõ sự nghiệp
của mình đã kết thúc và việc bị phanh phui là không thể tránh khỏi.
Do đó, Gordievsky đã quyết định khởi động kế hoạch trốn chạy đầy mạo
hiểm đã được MI6 chuẩn bị sẵn. Trở về từ phòng thẩm vấn, tại căn nhà ở
số 103 Leninsky Prospect tại Moscow, Gordievsky đã lấy bản copy một bài
thơ của Shakespeare và nhúng vào một dung dịch đặc biệt để bóc ra. Ở bên
trong, ông ta phát hiện một tờ giấy bóng kính có ghi chi tiết về kế
hoạch trốn chạy.
Theo chỉ dẫn trong đó, vào lúc 19h00 ngày 16/7/1985, Gordievsky đứng ở
một góc phố với một chiếc túi xách hiệu Safeway. Đó chính là tín hiệu
để các điệp viên của Anh làm việc tại một văn phòng ở bên kia đường biết
được rằng ông ta đã bị phát hiện và cần trốn sớm nhất có thể. Đúng 24
phút sau, một người đàn ông xách chiếc túi Harrods và cầm một chiếc Mars
Bar đi ngang qua. Người đàn ông đó là nhân viên của MI6 và đó là tín
hiệu cho thấy kế hoạch bỏ trốn sẽ được tiến hành. Gordievsky và người
đàn ông đánh mắt cho nhau.
Sau đó, Gordievsky bắt tàu tới Leningrad, tới thị trấn Vyborg giáp
biên giới Phần Lan. Tại đó, ông ta đứng ở một tảng đá lớn để chờ người
Anh tới đón. Trong lúc này, theo kế hoạch của MI6, các điệp viên người
Anh cũng lái xe chở những bà vợ và trẻ con tới điểm hẹn.
Trong suốt quá trình này, KGB đã theo sát đoàn xe của Anh nhưng vẫn
bị cắt đuôi. Cuối cùng, đến rạng sáng ngày 20/7, 2 chiếc xe của người
Anh đã gặp được Gordievsky đang chờ sẵn. Sau khi bảo Gordievsky chui vào
thùng chiếc Ford, 2 chiếc xe nổ máy, hướng về Phần Lan. Sau khi vượt
qua 5 trạm kiểm soát nghẹt thở như đã nói ở trên, chiếc thùng xe cuối
cùng cũng đã được mở ra ở Phần Lan.
Sau khi Gordievsky đào tẩu thành công, dù ông ta không còn giá trị sử
dụng và khai thác nhưng tình báo Anh vẫn tiếp tục bảo vệ ông ta khá
nghiêm ngặt. Song, Gordievsky sau đó cho biết ông ta đã bị đầu độc tại
nhà riêng vào năm 2007.
Phía Anh cho rằng Gordievsky đã bị đồng nghiệp người Nga đầu độc
nhưng cũng có thông tin cho rằng chính Gordievsky đã cố tình tạo ra sự
cố này để gây áp lực buộc giới chức Anh phải tăng các chế độ chính sách
đối với ông ta.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét