Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÂM LINH 159
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bao nhiêu Thầy C.úng cao tay cũng bỏ chạy vì ngôi nhà này chính là...
Bao nhiêu Thầy cúng cao tay cũng bỏ chạy vì ngôi nhà này chính là...
Câu chuyện đầy bí ẩn xảy ra tại Bắc Giang đã lấy đi không biết bao bút
mực của các nhà báo . Nhưng câu trả lời chỉ là những cái lắc đầu ngao
ngán . Vậy điều gì đã xảy ra tại vùng quê yên bình này ? mời các bạn
cũng theo dõi video này nhé !
Ngôi nhà 'ma ám' khiến hai đại gia đình chết thảm ở Bắc Giang
Sau khi 3 người nhà ông Khanh lần lượt qua đời, gia đình mới chuyển đến cũng gặp tai họa.
Một ngôi nhà ở thôn Xuân Biều (xã Xuân
Cẩm, Hiệp Hòa, Bắc Giang) trở nên nổi tiếng trong huyện bởi những chuyện
rợn người. Sở dĩ, người ta sợ hãi ngôi nhà đó, là bởi hai gia đình đã
sinh sống ở ngôi nhà này gặp vận rủi khiến nhiều người mất mạng.
Ngôi
nhà tan hoang, nằm trên doi đất rìa làng. Cạnh doi đất ấy là cái ao rất
lớn, nhưng bèo chen chúc kín mít. Giữa ao, có một mô đất, với ngôi nhà
hoang, xung quanh không một bóng người. Khu nhà hoang không có cổng,
giếng nước chơ vơ trước nhà, nước nhiều ăm ắp, nhưng cỏ mọc trùm kín
thành giếng. Cảnh tượng bên trong hoang tàn, u ám. Gian nhà chính chỉ có
chiếc bàn thờ lạnh lẽo, không có khói hương.
Ngay
phía sau ngôi nhà hoang tàn đổ nát, là ngôi nhà của vợ chồng bà Nguyễn
Thị Gái và ông Tạ Văn Hìu. Bà Gái kể, năm 1976, vợ chồng ông Tạ Văn
Khanh tìm đến san đất, lập vườn ngay cạnh nhà bà.
Theo
bà Gái, tại đây, khá nhiều bộ đội đã hy sinh, chôn cất ở quanh khu vực.
Gò đất nơi gia đình ông Khanh đến ở cũng có nhiều mồ mả hoang, mà người
xưa chôn vùi qua loa, chứ không xây mộ kiên cố như bây giờ. Những người
chết đuối trôi nổi ở sông Cầu, mắc vào đoạn sông này, người dân trong
làng cũng vớt lên, chôn vùi quanh đó. Chính vì thế, mảnh đất này khá u
ám, ít người dám qua lại.
Ngôi nhà gạch hoang tàn sau khi hai đại gia đình gặp nạn.
Vợ
chồng ông Khanh có với nhau được 5 người con, gồm 4 gái và một trai.
Cuộc sống yên bình trôi qua, những người con khôn lớn, được học hành đầy
đủ. Thế rồi, một ngày, ông Khanh bỗng đổ bệnh, nằm liệt trong nhà. Gia
đình đã đưa ông đi khắp các bệnh viện nhưng không tìm ra bệnh gì, cơ thể
ông cứ héo dần, xơ xác rồi ông qua đời không rõ nguyên do ở tuổi 60
tuổi.
Sau khi ông Khanh qua đời, bà Phụng đã gửi
mấy người con gái ở nhà người thân, còn bà cùng người con trai vào miền
Nam với suy nghĩ đi càng xa càng tốt mới tránh được vận hạn. Bà Phụng
đã bán mảnh đất, ngôi nhà cùng toàn bộ gia sản với giá rẻ mạt, chỉ đủ
tiền vé xe và sinh sống một thời gian trong Nam. Tuy nhiên, vào Tây Ninh
lập nghiệp chưa được bao lâu, bà Phụng cũng qua đời.
Sau
cái chết của bà Phụng không lâu, người con trai duy nhất của gia đình
này, cũng đã qua đời vì tai nạn giao thông do tự đâm vào cột mốc trên
đường. Cái chết của anh chỉ sau cái chết của mẹ có vài tháng. Từ khi bố,
mẹ, anh trai chết, 4 người con gái càng sợ hãi, không dám quay về mảnh
đất, ngôi nhà cũ.
Chuyện hãi hùng xảy đến với
đại gia đình ông Tạ Văn Khanh đã khép lại nhưng bi kịch tiếp tục mở ra
với đại gia đình ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Đức, người mua
ngôi nhà của ông Khanh.
Vợ chồng ông Minh có
nghề đóng gạch, làm ngói lâu đời, nên rất khá giả. Ông Minh là cũng là
cao thủ đốt lò, chưa từng hỏng lò gạch, mẻ ngói nào. Thế nhưng, điều kỳ
lạ là từ khi nhào đất, đóng gạch, đúc ngói và đốt lò ở mảnh đất này liên
tục thất bại, thua lỗ liên miên. Từ một gia đình khá giả ở làng, kinh
tế gia đình ông Minh mỗi ngày thêm sa sút, khó khăn chồng chất.
Bà
Gái, hàng xóm nhà ông Minh kể: “Chiều hôm đó, tôi thấy bà Đức lúi húi
cắt cỏ ở bờ ao. Bà ấy kể rằng, đợt này khó ngủ, đầu óc cứ lúc nhớ lúc
quên, đêm thì toàn gặp ác mộng. Mấy hôm trước, thi thoảng tôi thấy bà ấy
thơ thẩn ngoài bờ ao, cứ ngơ ngơ như người mất hồn". Đến gần trưa hôm
sau, thấy bên nhà ông Minh ồn ào, có người khóc lóc, bà Gái mới biết bà
Đức đã qua đời, xác được tìm thấy dưới ao.
Sau
cái chết của bà Đức, lần lượt đàn ông trong gia đình đều qua đời. Hiện
giờ, nhà chỉ còn mỗi chị Tạ Thị Huệ (sinh năm 1991), vợ anh Nguyễn Văn
Tuấn, con trai bà Đức còn sống ở làng. Mảnh đất rộng mênh mông, nhà
chính, nhà ngang bỏ hoang hoàn toàn. Bên trong nhà, đồ đạc phủ bụi, bàn
thờ cũng phủ một lớp bụi trắng. Di ảnh xếp trên bàn thờ cũng mờ nhòe bởi
mạng nhện giăng khắp nơi.
Không ai dám bén bảng tới khu vực này.
Từ
hồi anh Tuấn mất, bát hương, di ảnh vẫn để dưới chiếc bàn, dưới chân
tủ. Chị Huệ không dám động vào. Huệ bảo: “Ngày thì em đi ra đồng mò cua
bắt ốc, tối thì hai mẹ con chui vào giường ngủ. Thú thật là cũng không
dám ra phòng khách. Nhìn cái bàn thờ, toàn thấy di ảnh bố mẹ, anh em,
nên sợ lắm. Em cũng không dám động vào bát hương, vì sợ động vào, nhỡ
lại phạm việc gì”.
Theo lời Huệ, tháng 4/2008,
mẹ chồng qua đời không rõ là do sảy chân rơi xuống ao hay nhảy xuống ao
tự tử. Sau khi bà Đức mất được 6 tháng, người con trai út là Nguyễn Văn
Tú cũng qua đời. Tú sinh năm 1983, là giáo viên, dạy học ở xã Đông Lỗ,
cùng huyện.
Hôm đó là 28 Tết năm 2008, Tú ra
ngoài gặp bạn thì gặp tai nạn giao thông. Ông Minh và hai người con hớt
hải phóng xe đến hiện trường thì thấy con trai nằm trên vũng máu, chiếc
xe máy văng xuống vệ đường. Mặc dù được đưa xuống Hà Nội chạy chữa nhưng
chàng trai đã không qua khỏi. Cái chết của thầy giáo Nguyễn Văn Tú
khiến cả nhà bấn loạn. Tú mất cách mẹ có mấy tháng khiến mọi người nghĩ
đến chuyện trùng tang.
Ông Nguyễn Văn Minh đang
từ một người khỏe mạnh, suy nghĩ nhiều về cái chết của vợ, rồi trở nên
ốm yếu, bệnh tật. Vào đầu năm 2011, ông Minh cũng đi theo vợ, con một
cách bí ẩn.
Chị Huệ kể: “Từ ngày mẹ mất, rồi em
chồng mất, gia đình tan tác cả, không ai còn sức lực làm gì nữa. Đi xem
bói, thì thầy bói bảo gia đình phạm vào long mạch, rồi thì động vào đất
thiêng nên những người đàn ông trong nhà bị bắt đi hết, không có cách
nào tránh được. Hôm ấy, là đầu năm 2011, đang dọn cơm ăn sáng, thì ông
chú chạy vào nhà thông báo bố em đã mất. Chúng em chạy ra, thì ông đã
tím tái hết rồi. Ông mất từ đêm mà không ai biết. Vợ chồng anh cả ngủ ở
buồng trong, mà cũng không biết bố qua đời lúc nào”.
Theo
Huệ, cho đến bây giờ, mọi người vẫn không biết ông Minh chết vì bệnh
gì, nguyên do thế nào. Lúc ông qua đời mới ngoài 60 tuổi một chút. Chiều
hôm trước, ông vẫn đi chơi, vào làng bế cháu nội.
Ngay
sau cái chết bất đắc kỳ tử của ông Nguyễn Văn Minh, thì đại họa tiếp
tục xảy đến với gia đình người con cả Nguyễn Văn Tình. Anh Tình đang là
trụ cột, là lao động chính, trực tiếp chăm sóc bố, bỗng lên cơn điên,
nói năng lảm nhảm, không kiểm soát được nữa. Đêm xuống, anh này gào khóc
khiến cả làng sợ hãi. Người vợ sợ hãi quá, bế con bỏ đi mất. Ngay khi
vợ bỏ đi, anh Tình cũng đi mất. Có người nhìn thấy anh Tình nhặt rác vệ
đường rồi ngủ vạ vật ở chợ. Cũng có người bảo gặp anh Tình ở trại tâm
thần trên Thái Nguyên.
Người con trai cuối cùng
là anh Tuấn cũng không thoát khỏi cái chết. Tháng 5/2012, trời hè nóng
như đổ lửa, mà cái quạt điện bị hỏng. Ăn cơm xong, chị Huệ bế con lên
giường nằm, còn anh Tuấn ngồi ngay dưới nền nhà, cạnh giường sửa chiếc
quạt điện.
Chị Tạ Thị Huệ, con dâu ông Minh, người duy nhất của gia đình còn sống ở làng.
Chị
Huệ đang ru con, thì giật mình nghe tiếng “úi giời”, rồi tiếng đổ rầm
của chiếc quạt cây. Chị vùng dậy, thấy chồng giật đùng đùng dưới đất.
Chị chạy sang nhà hàng xóm kêu cứu. Mọi người làm hô hấp nhân tạo nhưng
anh bị điện giật quá lâu, nên đã qua đời.
Chị
Huệ cho biết, từ bấy đến nay, chị làm gì cũng không được nữa. Cái ao rất
lớn ở nhà ngoài cứ thả cá thì cá chết, ruộng lúa có đến cả mẫu, nhưng
chị chỉ cấy được hai sào. Tuy nhiên, mùa vụ vừa qua, chị mất trắng.
Không ai hiểu vì sao, các ruộng lúa bên cạnh tốt bời bời, mà riêng ruộng
lúa nhà chị Huệ thì cháy sạch, như thể có ai phun thuốc diệt cỏ cho
chết cháy.
Chị Huệ phải mò cua, bắt ốc kiếm
miếng ăn, nuôi cậu con 4 tuổi ăn học. Cậu con trai là niềm hy vọng cuối
cùng của gia đình ông Nguyễn Văn Minh. Hàng ngày, chị thắp hương cầu
nguyện những người đã khuất phù hộ cho con mình.
Ông
Nguyễn Văn Giản, trưởng thôn Xuân Biều: “Những cái chết trong gia đình
ông Minh, rồi trước đó là gia đình ông Khanh là có thật. Tuy nhiên tôi
khẳng định, chuyện ma quỷ vật người chỉ là lời đồn, toàn chuyện nhảm
nhí, mê tín dị đoan. Những cái chết của những người từng sống tại căn
nhà này chỉ là do sự trùng hợp, ngẫu nhiên mà thôi. Thi thoảng tôi vẫn
ra đó mà có làm sao đâu. Lâu nay, tôi vẫn liên tục bắc loa tuyên truyền
nhân dân không tin vào ma quỷ nhưng họ không nghe”.
Tiến
sĩ Vũ Thế Khanh (Giám đốc Liên hiệp UIA) cho biết: "Tôi thường xuyên
cùng các nhà ngoại cảm, cảm xạ đến những ngôi nhà có lời đồn ma ám, quỷ
hành, khiến gia chủ tâm thần, chết chóc, nhưng chưa từng phát hiện
chuyện gì. Không có ma quỷ nào hại được người. Thảm họa với gia đình
sống ở mảnh đất này chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Nhiều khi,
những lời đồn thổi lại chính là nguyên nhân gây ra sự hoang mang, sợ
hãi, là nguồn cơn của những thảm họa bệnh tật, chết chóc. Người ta có
thể bệnh tật, chết chóc chỉ vì sống trong lo âu sợ hãi".
Theo VTC
Bí ẩn “giếng thiêng” có trăm tấn vàng ở Bắc Giang?
Giếng sâu chưa đầy 2m, nhưng mạch nước
phun lên có thể làm ngập cả một vùng. Tương truyền dưới chiếc giếng cổ
này có cả trăm tấn vàng, khiến những kẻ "săn" kho báu không lúc nào rời
mắt khỏi "giếng thiêng".
Những
ngày trước và sau Tết Nguyên đán 2014, khắp tỉnh Bắc Giang đặc biệt ở
huyện Lục Nam, ở đâu người dân cũng bàn tán chuyện giếng "thiêng" ngàn
năm tuổi ở xã Vô Tranh. Câu chuyện sẽ chẳng có gì ly kỳ nếu như cái
giếng ấy không gắn liền với nhiều câu chuyện nửa hư, nửa thực.
Tương truyền đáy giếng chứa rất nhiều vàng.
Để
tận mắt chứng kiến giếng này, chúng tôi xuôi từ thị trấn Đồi Ngô vượt
qua 20 cây số đường đất trơn trượt đang trong thời gian nâng cấp về xã
Vô Tranh. Ở địa phương này, người ta gọi giếng này bằng cái tên thuần
Việt là giếng Bà Cô hay giếng Chợ.
Chiếc giếng nằm sát đường liên
thôn, cạnh góc vườn nhà ông Nguyễn Văn Phụng ở thôn Tranh. Ông Phụng
thấy chúng tôi đến nhưng vẫn không giấu vẻ nghi ngờ vì trước đó, rất
nhiều kẻ mạo danh làm trong ngành này ngành nọ đến để thăm thầm dò tìm
kho báu phía dưới chiếc giếng.
Ông Phụng dẫn chúng tôi ra mục sở
thị giếng. Chiếc giếng đã được xây bằng bê tông ở phía trên và có một
chiếc nắp đậy rất cẩn thận. Khi lật nắp giếng lên đã thấy rõ đáy vì nước
rất trong. Theo đo đạc, từ đáy giếng tới mặt nước sâu chưa đầy 2m nhưng
lúc nào phía đáy cũng có một mạch nước phun trào rất rõ.
Ông
Phụng bảo: "Ở đây ngày trước là một khu chợ rộng lớn, năm 1960 khi thành
lập hợp tác xã thì người ta dùng giếng làm nguồn nước tưới tiêu ruộng
đồng. Để mở rộng giếng, các bô lão cho người tháo gỗ lim xung quanh
thành giếng và thấy rõ những dòng chữ Nho trên đó. Người làng cứ ước
lượng giếng hơn một nghìn năm tuổi".
Sau đó trường Đại học Thủy
lợi sơ tán lên Vô Tranh, đồng thời mở mang mương máng nội đồng dẫn nước
và đã lấp chiếc giếng này đi. Cho mãi đến năm 1990, chiếc giếng mới được
khai quật lại và sử dụng lấy nước đến ngày nay.
Chuyện liêu trai có thật?
Xung
quanh giếng đã có những câu chuyện mang tính liêu trai chí dị nhưng
người dân xã Vô Tranh ai cũng gật đầu chứng nhận. Đó là chuyện người Tàu
đã xây dựng giếng để yểm long mạch.
Cụ Nguyễn Văn Nội (90 tuổi)
cho hay, ngay từ khi còn nhỏ các cụ trong làng đã kể, để yểm được bùa
ngải ma thuật thì ngày đó một thầy phù thủy người Trung Quốc đã tìm chọn
và bắt trong làng một cô gái trinh nguyên để làm "thần giữ của".
Trước
khi yểm bùa, phù thủy đã bắt cô gái đó ngậm một loại sâm khoảng chừng 3
tháng rồi sau đó mới nhấn chìm xuống giếng nước trong. Sau khi cô gái
bị nhấn chìm xuống giếng nước thì chưa thể chết ngay mà còn sống được
một thời gian bằng khoảng thời gian được ngậm sâm. Tên gọi giếng đình
đổi thành giếng chợ Bà Cô cũng không phải bỗng dưng mà có. Nó xuất phát
từ việc yểm bùa này.
Người thôn Tranh phải làm nắp đậy tránh sự đào bới.
Người
dân cho rằng chính vì giếng bị yểm bùa nên rất thiêng. Theo cụ Nội,
nhiều người ngoài làng không biết nên khi đi đến giếng tự tiện múc nước
uống. Kẻ thì chết, người lại điên dại nên người làng Vô Tranh phải làm
cái nắp đậy lại để tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra.
Một câu
chuyện khác và còn là thảm họa của làng là trước những năm chiến tranh.
Do xúc phạm đến giếng nên mạch nước dưới đáy phun trào không ngớt khiến
nước tràn ra khắp ruộng đồng. Hằng tháng trời như vậy khiến cả một vùng
rộng lớn ngập trong nước lũ. Người và gia súc chết không biết bao nhiêu
mà kể, đó là cơn "đại hồng thủy" khủng khiếp nhất mà "giếng Tàu" gây ra
cho người địa phương.
Hiện nay, ở làng Tranh có một loại rượu hảo
hạng mà người ta lấy nước để nấu từ chính chiếc giếng cổ kỳ quái này.
Theo người địa phương, chỉ có nước trong giếng cổ mới có thể cho loại
rượu thơm ngon đến thế. Nếu lấy nước ở nơi khác để nấu thì rượu sẽ biến
chất hoặc mùi vị sẽ kém hơn. Cho nên, giếng "thiêng" hiện nay không chỉ
là nỗi ám ảnh mà còn là kho báu đối với người Vô Tranh.
Giếng giấu bao nhiêu vàng?
Theo
ông Nguyễn Văn Phụng, giếng "thiêng" còn liên quan đến chuyện giấu kho
báu nên thu hút rất nhiều kẻ hám của đến tìm kiếm. Chuyện bắt đầu từ năm
1990 khi ông Phụng khai quật chiếc giếng đã bị lấp. Khi đào sâu xuống
dưới thì phát hiện một con chó đá nặng 150kg.
Ông Phụng liền để
con chó đá bên vệ đường nhưng một thời gian sau lại bị lấy trộm. Đúng
một năm sau thì con chó đá lại xuất hiện ở chỗ cũ nhưng phía dưới đã bị
đục khoét để lấy đi vật gì đó phía trong. Một thời gian sau thì con chó
đá tiếp tục bị lấy trộm cho đến nay chưa thấy ai trả.
Từ đó,
thỉnh thoảng lại có những nhóm người Trung Quốc xuất hiện quanh quẩn bên
giếng. Họ đem máy dò vàng rồi đào khoét phía dưới. Dân làng phát hiện
ra đuổi thì họ chạy. Cứ như thế năm lần bảy lượt, họ đến rồi lại chạy
chỉ vì "kho báu" phía đáy giếng.
Ông Trần Văn Mạnh (Chủ tịch UBND xã Vô Tranh).
Cụ
Nội cho hay: "Các cụ ngày xưa kể lại là người Tàu có vơ vét được rất
nhiều vàng của người Việt khi đó nên đã chôn xuống giếng để giấu. Họ yểm
bùa bằng cô gái trinh nguyên để giữ của. Đồng thời, nhét bản đồ kho báu
vào trong con chó đá để sau này biết lối mà tìm". Có lẽ vì thế, mà từ
khi con chó đá bị lấy trộm và đục lấy di vật bên trong nên các nhóm truy
tìm kho báu đến giếng quấy rầy.
Ông Phụng tiết lộ: "Vì nhà tôi ở
gần giếng nên có đêm nghe tiếng động, khi chạy ra thì thấy một nhóm
người đang đào bới phía cạnh giếng. Tôi tri hô cho dân làng biết thì
nhóm đào bới này chạy hết".
Hôm sau, ông Phụng cùng dân làng thuê
3 máy bơm công suất lớn để bơm nước hòng tìm kiếm xem có gì hay không.
Ba chiếc máy bơm liên tục 1 tuần lễ nhưng nước trong giếng không cạn
chút nào. Càng bơm, mạch ngầm dưới đáy càng phun trào dữ dội hơn.
Thấy
lạ, ông Phụng cùng các cao niên bàn bạc với chính quyền địa phương cho
xây dựng lại giếng bằng cách đổ bê tông, kè đá 4 xung quanh hòng ngăn
chặn sự đào bới của nhóm người Trung Quốc.
Câu chuyện giếng có
giấu vàng cho đến nay vẫn còn là sự bí ẩn. Và câu hỏi bao nhiêu tấn vàng
được giấu dưới đáy giếng vẫn là điều chưa có lời giải đáp.
"Rất nhiều chuyện mang tính tâm linh xảy ra xung quanh chiếc giếng cổ
thôn Tranh mà theo tôi chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Việc máy dò vàng
phát ra tín hiệu là có thật nhưng có lẽ, do tục lấy nước đầu năm phải
vứt xuống vài đồng xu nên thấy kim loại, máy phát ra tín hiệu là có lý.
Chứ việc giấu kho báu phía dưới đến nay chỉ do tin đồn từ xưa truyền lại
chứ không có gì chứng thực".
Ông Trần Văn Mạnh (Chủ tịch UBND xã Vô Tranh)
Theo Kiến Thức (Theo Kiến Thức)
Cái chết bí ẩn của 5 mẹ con trong hang máng lợn
10:31 26/12/2013
Câu chuyện về cái chết của họ khiến người dân huyện Định Hóa, Thái
Nguyên, vô cùng hoang mang. Người dân đồn rằng những con rắn độc ở trong
hang đã ra tay trừng trị họ.
Cái chết bí ẩn trong hang của 5 mẹ con
Để tìm hiểu những câu chuyện bí ẩn xung quanh việc rắn thiêng canh
giữ kho tiền, chúng tôi tìm các vị cao niên trong làng để nghe kể lại
những điều mà họ cho rằng là sự linh thiêng có một không hai trong đời
sống nơi đây. Qua giới thiệu, chúng tôi tìm đến cụ Hoàng Văn Mậu, một
cao niên trong làng, người được cho là nắm tường tận sự việc.
Cụ Hoàng Văn Mậu cho biết: “Hang máng lợn nằm ở lưng chừng núi thuộc
thôn Hồng Tiến, xã Trung Lương, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Trước đây,
hang là kho bạc nhà nước, được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng sau đó kho bạc
đã được rời đến một địa điểm khác. Kể từ khi kho bạc được dời đi, nguời
dân đã vào bên trong để khám phá những điều mà họ vẫn cho là rất bí
hiểm. Khi vào trong hang, người dân phát hiện ra tảng đá trũng xuống
giống hình máng lợn. Từ đó họ gọi là hang máng lợn”.
Trầm lắng trong giây lát, cụ Hoàng Văn Mậu kể chuyện về cái chết tức
tưởi của 5 mẹ con nhà nọ trong hang máng lợn: “Vào khoảng năm 1945, bà
Cải Xương đang mang bầu dắt theo 3 đứa con, từ miền xuôi lên đây để làm
ăn. Không hiểu vì một lý do nào đó, khi gia đình họ xuất hiện ở nơi đây
thì người dân gặp rất nhiều tai ương, biến cố trong cuộc sống.
Người dân làm ăn thất bát, nhiều người bị đau ốm triền miên. Cho rằng
việc xuất hiện của người lạ là nguyên nhân nên họ vô cùng bức xúc.
Một hang ma ở Thái Nguyên.
Trước việc người dân bức xúc, bà Cải Xương khi đó đang mang bầu đã
dẫn 3 người con cùng đi vào hang máng lợn để sinh sống, tránh sự ghẻ
lạnh của người dân. Không lâu sau đó, mọi người hay tin cả mấy mẹ con bà
Cải Xương đều chết ở trong hang một cách bí ẩn.
Câu chuyện về cái chết của họ khiến người dân nơi đây vô cùng hoang
mang. Người dân đồn rằng, những con rắn độc ở trong hang đã ra tay trừng
trị những kẻ dám xâm phạm đến lãnh thổ của chúng, nơi có kho tiền mà
những con rắn độc đó đang canh giữ”.
Cụ Mậu cho biết thêm: “Đã có lần người dân cùng rủ nhau đánh liều đi
vào trong hang để xem hình dáng bên trong hang ra sao. Khi vào trong đó,
người dân đã tìm thấy bản in tờ 2.000 đồng. Hang máng lợn thiêng lắm,
bên trong hang có nhiều rắn nữa nên không ai dám vào. Hồi trước, chúng
tôi đi cùng một đoàn vào bên trong hang gặp ngay con rắn, cổ màu đỏ,
mình nó to như cổ tay người lớn. Lúc đó, tất cả mọi người đều hoảng sợ,
nghĩ là rắn thiêng không ai dám động vào, một lúc sau, con rắn tự bò
đi”.
“Do hang nằm ở lưng chừng núi, khu rừng xung quanh rậm rạp, ít người
xuất hiện, nhiều loại rắn bò đến đây trú ngụ. Cho dù đã có người vào
hang nhưng người dân vẫn đồn rằng, ẩn chứa trong các vách đá là nơi cất
giữ một số lượng tiền lớn nhưng được bầy rắn độc xuất hiện canh giữ
không cho kẻ xấu xâm phạm đến. Ngay trong hang, gành đá có hình dáng như
người mẹ đang bế con, người ta vẫn đồn đó là hình ảnh cụ bà Cải Xương”,
cụ Mậu nhớ lại.
Chị Chu Thị Bẩy cho biết chị có nghe bà nội kể rằng ngày xưa người
dân vẫn thờ cúng trong hang máng lợn nên ao làng có nhiều cá to lắm. Khi
dân làng đi đánh bắt, họ chỉ cần hú thôi, càng hú to thì càng có nhiều
cá lên. Nhưng giờ đây thì ao làng không còn nhiều cá. Ao cá của 40 hộ
dân trong làng, của hai dòng họ này mới được đánh bắt, những người khác
thì không ai được động đến và cho dù có được xuống bắt thì cũng không hề
thấy con cá nào. Thám hiểm hang máng lợn
Trước những câu chuyện đầy rùng rợn về chiếc hang có từ xa xưa, cộng
thêm chuyện rắn thần canh giữ kho tiền, chúng tôi quyết tâm muốn được
vào tận hang mang lợn để mục sở thị những hình dáng bên trong của hang.
Để có thể đến được hang, chúng tôi cần một hoa tiêu, anh Ma Ngọc Hùng –
công an viên của xóm, đồng ý dẫn đường.
Vừa đi đường anh Hùng vừa cho biết những câu chuyện mà người xưa kể
lại: “Ngày xưa, thời chiến tranh có mấy lớp học sơ tán vào trong đó, học
ở bên ngoài cửa hang. Khi trong làng bị ném bom, cả làng đã vào trong
đó ẩn náu mấy ngày, còn nấu ăn ở trong đó. Ở bên trong hang có một hũ
nước rộng hình như lòng chảo, nước từ trong hang chảy ra. Người dân còn
phát hiện có cá ở trong đó, có người còn đi vào sâu tận bên trong các
ngõ ngách nhưng giờ thì không thể vào được”.
“Đi qua cửa hang chừng khoảng 1 mét, các anh sẽ thấy trong đó có một
tảng đá, nước chảy từ trên hang xuống lách tách, tảng đá đó trông giống
như bà mẹ đang bế con. Đứng ở đằng xa, rọi ánh sáng đèn pin vào đó,
người ta thấy lấp lánh ánh vàng. Trước đây, người dân thấy đá ở đó óng
ánh nên đã đập một ít đem về làm kỷ niệm, nên giờ không được nguyên vẹn
như trước. Đi sâu vào bên trong đó có nhiều rắn”, anh Hùng nói thêm.
Sau gần nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi mới đi đến cửa hang máng lợn, ở
trước cửa hang, tảng đá đã bị tụt xuống che lấp gần một nửa cửa. Khi đi
vào bên trong hang tối đen như mực, chúng tôi phải dùng đến đèn pin để
có thể lần đường vào bên trong.
Hang máng lợn rộng chừng bằng 4 gian nhà, có nhiều ngóc ngách. Để đi
đến được cái máng lợn, chúng tôi phải chui qua một khe đá nhỏ rất chật
vật mới có thể vào được bên trong. Máng lợn dài khoảng 1 - 1,2 mét rộng
chừng khoảng 40 cm. Trên bề mặt thành máng lợn nhẵn bóng, khi sờ vào
không có cảm giác gợn tay. Ở ngay bên cạnh có con rắn màu giống đá nằm
cuộn tròn khiến chúng tôi vô cùng hoảng sợ.
Trước sự xuất hiện của con rắn màu xám, cả đoàn bất giác nghĩ đến lời
người dân đồn đoán về chuyện rắn độc ngự trong hang để canh giữ kho
tiền được cất giữ trên vách đá. Mọi người bình tĩnh rọi đèn xung quanh
để quay ra. Chúng tôi cũng không quên chiếu đèn pin lên các vách đá để
tìm kiếm xem có dấu vết gì của kho tiền như lời đồn của người nơi đây. Giải mã
Trước những thắc mắc về nguyên nhân cái chết bí ẩn của 5 mẹ con có
tên Cải Xương, cụ Hoàng Văn Mậu giải thích: “Nếu tôi nhớ không nhầm, vào
khoảng năm 1945, bà Cải Xương đang mang bầu, dắt theo 3 đứa con nhỏ, từ
miền xuôi lên đây làm ăn. Người dân nơi đây đã nghi ngờ phản cách mạng,
cũng vì đó là thời loạn lạc, trước những thông tin đó nên đã bị người
dân xử họ trong hang. Quả thật, cái chết của mấy mẹ con họ thật tức
tưởi. Còn chồng bà Cải Xương đã chạy thoát được, đất nước hòa bình ông
ấy sống ở dưới phố Quán Vuông, Định Hóa”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Vịnh – Chủ tịch UBND xã Trung
Lương cho biết: “Hang máng lợn là tên người dân vẫn thường quen gọi,
thực chất hang đó gọi là hang Thắm. Chính quyền địa phương đã đề nghị là
di tích vì ngày xưa kháng chiến người dân di dời vào trong để cư trú ở
đó. Địa phương đã khoanh vùng, trong các danh mục di tích nhưng vẫn chưa
được xây dựng”. Chỉ là những hình ảnh do thiên nhiên tạo hóa
“Những hình ảnh giống bà mẹ đang bế con chỉ là do thiên nhiên tạo
nên. Những nơi có người chết, theo tâm linh của người dân thì đó thường
là nơi thiêng liêng.
Ngày xưa, hang Thắm để giấu ngân khố Nhà nước, chúng tôi đã nghe nói
về việc người dân vào trong hang thấy tiền trong đó nhưng không rõ là
tiền giấy hay bản in tiền. Rắn ở trong hang quả thật có nhiều vì đó là
khu rừng rậm rạp, có nước nên thường ẩm ướt, là nơi cư trú của nhiều
loài rắn, có cả những loại rắn độc nhưng giờ người dân không ai vào
trong hang.
Chính quyền địa phương cũng không cho khai thác đá, còn trồng cấy
những khu đất bên cạnh vẫn cho người dân làm”, ông Vịnh giải thích thêm.
Theo Hôn nhân và Pháp luật
Những uẩn khúc quanh vụ vợ mang thai đôi, đi đẻ nhưng không mang con về khiến chồng quẫn trí tự tử ở Bắc Giang
MINH KHÔI - MINH NGỌC |
14
Theo chia sẻ của anh L., anh và chị Trịnh Thị M. (ở xã Tân
Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) kết hôn từ tháng 10/2017. Trước
khi 2 người tổ chức hôn lễ, vợ anh có bầu được khoảng 2 tuần. Dự tính
đến giữa tháng 6/2018 là sinh nở và đó là thai đôi.
Mang thai đôi đi đẻ nhưng không thấy con: Câu chuyện nhiều uẩn khúc
Mới
đây, mạng xã hội đăng tải chia sẻ của ông bố trẻ với nội dung nhờ cộng
đồng tìm giúp thi thể 2 con mất tích khi vừa lọt lòng mẹ. Theo đó, ông
bố trẻ ấy là anh Nguyễn Ngọc L. (ở phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang, tỉnh
Bắc Giang).
Theo chia sẻ của anh L., anh và chị Trịnh Thị M. (ở xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) kết hôn từ tháng 10/2017.
Trước khi 2 người tổ chức hôn lễ, vợ anh có bầu được khoảng 2 tuần. Dự tính đến giữa tháng 6/2018 là sinh nở và đó là thai đôi.
Bài chia sẻ của anh L. thu hút sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, theo anh L., sau khi vợ anh đi sinh thì không thấy mang con về, chỉ có thông tin không rõ ràng là con đã mất.
Chị
M. sau khi vượt cạn đã bỏ về nhà ngoại, gia đình anh L. hỏi gì cũng
không nói, gặng hỏi "nếu con mất thì chôn cất ở đâu?" chị M. cũng không
cho biết thông tin chính xác.
Quá bất lực và tuyệt vọng vì mất
con, chiều ngày 27/6, anh L. tiếp tục lên mạng và để lại tâm thư "xin
lỗi người thân". Anh L. quyết định tự tử để... đi tìm con.
Trước khi nghĩ quẩn và uống thuốc chuột tự tử, chiều 27/6, anh Nguyễn Ngọc L. đã có cuộc trao đổi với PV.
Anh L. cho biết: "Lẽ
ra tuần trước tôi đã được làm bố rồi, nào ngờ con của mình bây giờ ở
đâu chính tôi cũng không biết, hỏi vợ cũng không nói gì".
Theo anh L., khoảng thời gian chị M. mang thai, anh chưa từng được vợ cho đi siêu âm cùng.
Thậm
chí, khi anh đề cập đến việc đưa vợ đi siêu âm cũng bị chị M. từ chối.
Không muốn cãi nhau nên anh đành chiều vợ, để chị M. đi khám một mình.
Anh L. cho biết trước đó chị M. từng mang thai đôi.
"Đến
tháng thứ 3, vợ tôi chụp ảnh gửi phiếu siêu âm về cho tôi xem có tên
tuổi của vợ, và hình hài 2 thai nhi. Cũng kể từ đó, vợ tôi đều đi khám 1
mình, rồi lại chụp ảnh con về cho tôi xem", anh L. nói.
Bẵng
đi một thời gian, tháng 5/2018, anh có về Lạng Sơn lo tang lễ cho người
thân bên vợ. Hôm sau, mẹ anh có gọi điện cho anh bảo chị M. đi làm về
sớm mẹ đưa đi khám vì đã tháng cuối rồi nhưng mẹ anh thấy thai nhi vẫn
bé, không phát triển.
Sau đó, anh L. gọi cho vợ để yêu cầu đưa vợ
đi khám nhưng chị M. vẫn từ chối và muốn tự đi khám 1 mình. Thấy vợ
khóc nên anh L. lại chiều theo ý vợ.
Tuy nhiên, đến ngày 15/5, một
người bạn của vợ anh tên T. (ở Hà Nội) có lên nhà anh chơi rồi ngỏ ý
muốn chăm vợ giúp anh sau sinh 1 đến 2 tuần. Tối cùng ngày, cả gia đình
anh L. gồm: Mẹ anh L., 2 vợ chồng anh và bạn đi uống nước.
Ngày
16/6, chị M. nghỉ làm để chờ sinh nở nên đã đi thăm khám cùng bạn tên T.
Đến khoảng 17h cùng ngày, sau khi tan ca, anh L. gọi điện hỏi thăm
tình hình của vợ và được thông báo, chị M. đã đi khám thai và 1 bé 2kg
và 1 bé 1,7kg.
Nói về cảm xúc lúc đó, anh L. vẫn không khỏi nghẹn ngào: "Thật sự lúc đó tôi mừng lắm, đi được đoạn tôi lại gọi cho vợ tiếp để hỏi xem vợ đang ở đâu. Khi về nhà, khoảng18h18, tôi tiếp tục gọi cho vợ về ăn cơm thì vợ bảo em vẫn đang chuẩn bị về nói mẹ con tôi ăn cơm trước".
Tuy
nhiên, niềm vui đến chưa được bao lâu thì khoảng gần 19h, anh L. nhận
được tin nhắn của vợ thông báo mất con, mong chồng tha thứ và xin lỗi
với nội dung như sau:
"Vợ xin lỗi vì bỏ đi đột ngột như thế
này. Nhưng vợ chẳng biết phải làm sao. Từ đầu tuần vợ đi kiểm tra tim
thai của con kém lắm. Hôm nay đi kiểm tra thì không còn đập nữa... Vì
sợ mẹ mắng, chồng chửi nên vợ mới phải làm như thế, sáng nay vợ bị ra
máu, chiều đi kiểm tra thì con bị như vậy. Bây giờ có thể chẳng bao giờ
đẻ được nữa. Vì ảnh hưởng đến buồng trứng, dạ con nhiều quá. Cả
cuộc đời vợ có mỗi đứa con mà cũng làm mất đi rồi, vợ sống không bằng
chết nữa.... Vợ muốn xuống chùa ở với con. Cả cuộc đời này không đẻ được
thì coi như chết rồi, còn tác dụng gì nữa. Thai đôi, ngay từ đầu bác sĩ khuyên em không nên để, nếu bị xuất huyết ra máu thì ảnh hưởng...", trích đoạn tin nhắn của vợ anh L.
Tin nhắn vợ anh L. nhắn thông báo mất con
Đón nhận cú sốc bất ngờ, anh L. hoảng loạn, gào thét muốn đi tìm con. Sau đó, bác sĩ phải tiêm thuốc an thần để anh trấn tĩnh.
"Mẹ
tôi và bạn bè có đi tìm khắp các Bệnh viện Bắc Giang xem có bệnh án tên
vợ tôi không nhưng tất cả đều không thấy. Đến giờ tôi không thể hiểu 2
con của tôi đang ở đâu?", anh L. chia sẻ. Cô vợ chối loanh quanh, không nhớ đã chôn xác con ở đâu?
Sự
việc đau lòng xảy ra quá đường đột khiến anh L. vô cùng bất ngờ và đau
khổ, sáng 17/6, anh L. về dưới nhà ngoại . Đến 17h chiều, chị M. về
nhưng trong tình trạng sợ hãi, bị sốc nên anh đã tránh mặt để hôm sau
xuống.
Sáng 18/6, hai mẹ con anh L. xuống nhưng chị M. chỉ gào
thét, nói không muốn gặp, anh có sờ lên bụng vợ thì không thấy con đâu
nữa, hỏi chỉ khóc.
"Mẹ tôi quá bất ngờ muốn làm đơn trình báo
để tìm cháu nhưng tôi không muốn vì nghĩ sẽ ảnh hưởng đến tình cảm gia
đình 2 bên thông gia. Do đó, tôi đã cãi nhau với mẹ và bỏ về chăm sóc
vợ", anh L. kể lại.
Anh L. hiện đang cấp cứu tại bệnh viện nhưng đã qua cơn nguy kịch.
Sau
khi về chăm sóc vợ cho ổn định lại tâm lý, anh L. lại cố gắng hỏi vợ
xem chôn con ở đâu thì vợ cho biết, đã cho con vào chùa Phổ Linh ở đường
Đặng Thai Mai (Tây Hồ, Hà Nội).
Thế nhưng, ngày 24/6, vợ chồng
anh xuống chùa Phổ Linh, nhưng khi thắp hương, làm lễ xong, anh hỏi con
chôn cất ở đâu, vợ anh lại nói không biết. Sư thầy ở đây nói rằng, chùa
không nhận thai nhi đã mất hay bị hỏng?.
Khi ra ngoài cổng chùa,
anh L. cố gặng hỏi vợ đẻ mổ, hay tiêm thuốc ở phòng khám nào để anh ra
hỏi nhưng vợ anh nói không nhớ (?).
Cũng theo anh L. khi trở về
đến cầu Như Nguyệt, vì quá chán nản nên anh định nhảy cầu tự tử thì vợ
ngăn lại và nói, ngay từ đầu chị M. đã không có con, đấy là khối u của
vợ.
Tuy nhiên, anh L. không tin vì quá trình vợ có bầu, chị M.
thường xuyên dùng kem chống rạn, thậm chí còn cảm nhận được con cử động
và thấy vợ có sữa non khi thai nhi gần đến kỳ sinh nở.
Anh L. cũng
cho biết, chị M. uống rất ít sữa bầu, anh cũng có nhắc nhở tuy nhiên vợ
chồng anh từ trước không có xích mích gì to lớn.
Hiện giờ, gia
đình anh L. quá bất lực, nên đã gửi đơn lên phường Dĩnh Kế, UBND xã Tân
Thịnh và gặp trực tiếp cán bộ công an xã Tân Thịnh viết đơn với mong
muốn cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ vấn đề về thai nhi mất tích bí ẩn
và mang con anh L. về chôn cất.
Trao đổi với PV, một cán bộ tiếp
nhận đơn của anh L. ở phường Dĩnh Kế cho biết, có nhận được đơn trình
báo của anh L., đơn vị đã hướng dẫn, giới thiệu gia đình anh L. gửi đơn
xuống xã Tân Thịnh và công an huyện theo thẩm quyền.
Trước sự việc
trên, trao đổi với PV, ông Đặng Minh Khôi - Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh
(Lạng Giang - Bắc Giang) cho biết, ông sẽ cho kiểm tra và thông tin lại
sự việc trên.
Trước đó, như đã đưa tin, do quá bất lực và tuyệt
vọng vì mất con, chiều ngày 27/6, anh L. tiếp tục lên mạng và để lại tâm
thư "xin lỗi người thân".
Anh L. sau đó quẫn trí nên đã uống
thuốc chuột tự tử. Tuy nhiên, may mắn có bạn bè anh đọc được và đến phá
cửa vào nhà, đưa anh L. đi bệnh viện cấp cứu kịp thời nên may mắn sức
khỏe anh L. đã tạm qua cơn nguy kịch.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét