Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 38
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến ải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quítranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi ph. -Nhưng xét trên bình
diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn
nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con
người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn
vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! -Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì: trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc! -Chân lý là đây: Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau! -Như
vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham
và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai. -Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trận đại chiến Xích Bích, máu nhuộm Trường Giang
Trận chiến cổ đại thay đổi cách nói tiếng Anh ngày nay
Mỹ Huyền |
11
Chiến thắng của William Kẻ chinh phục trong trận Hastings vào
ngày 14/10/1066 đánh dấu sự sụp đổ của Anglo – Saxons và làm thay đổi
mãi mãi cách chúng ta nói tiếng Anh ngày nay.
Năm 1066, trong khi Vua Edward Sám hối của nước Anh nằm hấp
hối trên giường bệnh, yêu sách từ khắp châu Âu thi nhau đổ về đòi lập
người kế vị vì nhà vua không có con. Cuộc chiến vương quyền
Người
ta cho rằng từ nhiều năm trước, Edward đã hứa trao ngai vàng cho người
em họ là William, Công tước xứ Normandy. Nhưng có vẻ, nhà vua đã thay
đổi di chúc và lựa chọn em rể Harold Godwinson, Bá tước xứ Wessex, làm
người kế vị, trước khi trút hơi thở cuối cùng ngày 5/1/1066.
Hôm
sau, Godwinson lên ngôi tại Tu viện Westminster, tức vua Harold II,
tiếp nối các đời vua Anglo – Saxons đã cai trị nước Anh suốt sáu thế kỷ,
kể từ khi đế chế La Mã sụp đổ.
Việc đăng quang này dẫn đến một
cuộc tranh đoạt ngôi vị khốc liệt. Cháu trai của Edward cũng tuyên bố
lên ngôi, nhưng khi đó mới chỉ là một cậu thiếu niên.
Vua Harald
Hadrada của Na Uy nhòm ngó nước Anh từ lâu nên đã liên minh với người
anh lưu vong của Harold là Tostig, mở cuộc xâm lược vào tháng 9 năm đó.
Quân
đội của Harold ngăn chặn được quân xâm lăng và bao vây chúng trong trận
Stamford Bridge ngày 25/9/1066, trận chiến đẫm máu đã lấy mạng cả vua
Na Uy và ông anh trai nổi loạn của Harold.
Vua Harold chỉ có vài
ngày để tận hưởng chiến thắng trước khi nghe tin nước Anh lại bị tấn
công bởi một "ứng cử viên" cho ngai vàng khác.
Nhận thấy bờ biển
miền Nam nước Anh không được bảo vệ, William dẫn dắt khoảng 7000 bộ
binh, kỵ binh người Norman và lính đánh thuê Pháp vượt eo biển Anh, đổ
bộ vào Pevensey ngày 28/9.
Trước tình hình này, Harold II lãnh đạo
lực lượng về phía Nam Luân Đôn, dừng lại nghỉ ngơi và chờ đợi quân tiếp
viện, trước khi tiếp tục hành quân 250 dặm để nghênh đón kẻ thù.
Ngày
14/10, hai đạo quân đụng độ tại vị trí cách làng Hastings 7 dặm về phía
Tây Bắc. Cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc liệt kéo dài cả ngày trời.
Harold
triển khai lực lượng phòng thủ dọc theo sườn núi và ra lệnh cho binh sĩ
đứng sát kề nhau tạo thành một "bức tường khiên". Biện pháp này ngăn
chặn thành công những đợt tấn công dồn dập của kỵ binh và các trận mưa
tên của đội cung thủ thiện chiến người Norman.
Sau đó, quân xâm
lược giả vờ rút chạy khiến đội hình của Harold bị phá vỡ. Cơ hội đến,
người Norman dễ dàng xâm nhập và tiêu diệt quân đội Anglo – Saxons.
Đêm xuống, hàng ngàn thi thể nằm rải khắp chiến trường, trong đó có cả Vua Harold II với một mũi tên đâm vào mắt.
Sáu
thế kỷ người Anglo – Saxons cai trị nước Anh chấm dứt tại đây. William
hành quân dọc theo bờ biển nước Anh và tiến vào Luân Đôn mà không gặp
bất kỳ sự phản kháng nào.
William Kẻ chinh phục đăng quang trở
thành vị vua người Norman đầu tiên của nước Anh ở Tu viện Westminster
vào Lễ Giáng sinh, hoàn tất cuộc chinh phạt và cũng kết thúc một năm đầy
biến động.
Tiếng Anh và lịch sử thế giới mãi mãi thay đổi
Trước
cuộc chinh phạt của người Norman, Anh là một quốc đảo khép kín và có
mối liên hệ chặt chẽ với vùng Scandinavia hơn phần còn lại của châu Âu.
Kể
từ khi người Norman giành quyền kiểm soát eo biển, chế độ quân chủ ở
Anh có mối quan hệ khăng khít hơn với lục địa già, tạo dựng được vị thế
vững chắc để phô trương sức mạnh của họ với phần còn lại của châu Âu.
Trong
cuốn sách "Khoảng khắc chiến trận: Những cuộc đụng độ thay đổi thế
giới", hai tác giả James Lacey và Williamson Murray đã viết: "Nếu
không có sự đảm bảo từ lục địa, có thể chắc chắn rằng quân đội Anh
không bao giờ có cơ hội can thiệp ở Pháp hay nơi nào khác, ít nhất cho
đến khi bắt đầu kỷ nguyên hiện đại".
Cuộc chinh phạt của
William là cuộc xâm lược nước Anh thành công cuối cùng. Hàng thế kỷ sau
đó, Anh dần lớn mạnh và tiến hành bành trướng, cuối cùng dẫn đến sự hình
thành chế độ thực dân trên khắp thế giới.
Bên
cạnh địa chính trị, chiến thắng của người Norman trong trận Hastings
khởi đầu sự biến đổi văn hóa Anh, với những tác động mạnh mẽ từ luật
pháp đến tôn giáo, kiến trúc và ngôn ngữ.
Sau
khi William I lên ngôi, người Norman bắt đầu xây dựng những pháo đài
lớn, chưa từng có ở Anh trước đó, để bảo vệ vùng đất mới của họ và cản
lại những cuộc nổi dậy chống đối của người Anglo – Saxons.
Nắm quyền mới chỉ vài tháng, vị vua mới đã bắt đầu cho xây dựng Tháp Luân Đôn và phiên bản đầu tiên của lâu đài Windsor.
Bằng
chế độ lao dịch với người Anh, quý tộc Norman xây dựng những pháo đài
khổng lồ với hàng rào và hào nước vây quanh, lấn áp hoàn toàn những thái
ấp của người Anglo – Saxons. Đến năm 1087, có hơn 80 lâu đài nằm rải
rác trên các đồng quê nước Anh.
Giành được quyền kiểm soát nhà
thờ, người Norman cũng đẩy mạnh kiến tạo những tu viện, nhà thờ vào
thánh đường cao vút, trong đó có Canterbury, Winchester và Durham.
Ngoài
ra, đến tận ngày nay, ảnh hưởng của trận chiến Hastings vẫn còn được
nhận thấy qua lời nó của hàng trăm triệu người nói tiếng Anh trên thế
giới.
Sau
cuộc chinh phạt, tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ của nhà nước và giao
thương. Khẩu hiểu của chế độ quân chủ Anh trên huy hiệu hoàng gia vẫn
còn một cụm từ tiếng Pháp "Dieu et mon droit", nghĩa là "Chúa và quyền
của tôi".
William Kẻ chinh phục không biết nói tiếng Anh và chưa
bao giờ thành thạo nó trong suốt 21 năm trị vị, một phần vì ông coi đó
là ngôn ngữ của dân thường.
Cách nói tiếng Anh của người Anglo –
Saxons khá giống tiếng Đức. Người Norman pha trộn tiếng Anh kiểu cũ với
tiếng Pháp để tạo thành tiếng Anh hiện đại. Họ cũng thêm một số từ mới
vào tiếng Anh mà vẫn được sử dụng ngày này.
Những cái tên kiểu
Pháp như Henry hay Richard cũng được đưa vào Anh. Đến thế kỷ 13, William
– một cái tên cổ điển ở Pháp gồm các yếu tố Đức ("wil" nghĩa là mong
muốn, "helm" nghĩa là bảo vệ) trở thành tên đàn ông phổ biến nhất ở Anh.
theo Trí Thức Trẻ
Salamis - Trận hải chiến lớn bậc nhất lịch sử thế giới cổ đại!
Gabe |
20
Nói đến hải chiến mà không nhắc tới Salamis thì quá
thiếu sót. Đây không chỉ là 1 trận đánh với quy mô cực lớn mà nó còn có 1
vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử thế giới.
Salamis
là 1 trong những trận hải chiến lớn nhất thế giới tính cho đến nay, quy
mô của nó làm cho cả quân sự hiện đại phải kính nể. Đó là trận chiến
giữa các thành bang Hy Lạp và đế quốc Ba Tư hùng mạnh vào năm 480 TCN.
Với
quyết tâm dùng vũ lực để đàn áp các chư hầu cứng đầu như Athens, đế
quốc Ba Tư chuẩn bị đến hơn 1200 tàu chiến, tuy bị mất 1/3 số đó do gặp
bão biển nhưng họ vẫn còn đến hơn 800 tàu trước khi cuộc chiến khởi
tranh. Trong khi đó, bên phía đối diện, Hy Lạp chỉ có 370 tàu, chưa bằng
1 nửa so với Ba Tư.
Cụ
thể năm 491 TCN, Darius đại đế cử sứ giả đến các thành bang Hy Lạp đòi
tiến cống "đất và nước" với hàm ý quy thuận Ba Tư. Hầu như tất cả điều
khiếp sợ trước sức mạnh quân sự mà chấp nhận gật đầu, chỉ ngoại trừ
Athens và Sparta, ở đây các sứ giả lần lượt bị xử tử và đạp xuống giếng, đồng nghĩa với việc sẽ có 1 cuộc chiến lớn.
Năm
sau, Darius gửi 1 đội quân tới thăm dò nhưng bị những người con của
Athens tiêu diệt tại trận Marathon lịch sử. Từ đó, ông ta cho xây dựng 1
đội quân khổng lồ từ con người tới khí tài, vật chất để quyết tâm khuất
phục toàn Hy Lạp.
Sau nhiều biến cố, con trai của Darius là Xerxes
đã dẫn đội quân khổng lồ của Ba Tư đi chinh phục kẻ thù. Nhận ra sự
nguy hiểm đó, bên phía Athens cũng ráo riết củng cố lực lượng, chuẩn bị
cho trận chiến kinh hoàng sắp tới với Ba Tư. Diễn biến chính
Trước
sức ép đáng sợ từ đế quốc Ba Tư, các thành bang đã phải kết hợp lại tạo
thành liên minh Hy Lạp để cùng nhau chống lại kẻ thù.
Sau 2 trận thua đáng tiếc tại Thermoplylae và Artemisium, lãnh đạo của Athens
là Themistocles đã thả 1 vài nô lệ đến chỗ quân Ba Tư để cung cấp thông
tin sai lệch. Trúng kế của chính trị gia Hy Lạp, quân Ba Tư quyết tiến
đến dứt điểm đối thủ trong trận đánh cuối tại Salamis mà không hề hay
biết đây là nơi mà Hy Lạp đã chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng.
Không
tự nhiên mà quân Hy Lạp chọn Salamis làm chiến địa cho trận đánh cuối
cùng, địa hình có phần chật hẹp kết hợp với không gian được chuẩn bị kỹ
lưỡng sẽ triệt tiêu đi ưu thế về số lượng của đoàn thuyền chiến Ba Tư.
Theo như Themistocles là: "trận đánh trong khoảng chật hẹp như vậy sẽ tạo lợi thế cho chúng ta".
Khi
trận chiến vừa bắt đầu, quân Ba Tư tiếp cận đối thủ tại eo biển
Salamis, chính không gian chật hẹp nơi đây đã phá vỡ tính kỷ luật của
hạm đội dù cho trước đó họ đã chuẩn bị kỹ. Ở bên kia chiến tuyến, quân
Hy Lạp không vội vàng tấn công ngay mà quay ngược thuyền, giả vờ bỏ chạy
để lôi kéo quân địch.
Đến
thời gian thích hợp, 1 chiếc tàu bên phía Đồng Minh lao như tên bắn vào
chiến thuyền lớn nhất của Ba Tư, rồi lần lượt toàn bộ Hy Lạp theo sau
tấn công vào đội hình đang rối loạn của quân địch.
Thông thường,
các tàu chiến thời này có mũi nhọn ở phía trước nên khi đâm trực diện,
sẽ tăng cao khả năng đánh chìm tàu đối phương, trong trường hợp không
đạt mục đích, quân lính 2 bên sẽ nhảy sang thuyền của nhau để đánh tay
đôi.
Trong khi Ba Tư có ưu thế về
thuyền chiến nên chỉ trang bị vũ khí nhẹ thì quân Hy Lạp được chuẩn bị
đầy đủ vũ trang cho cuộc chiến. Cũng chính điều này giúp họ đẩy lùi được
đợt tấn công đầu tiên của kẻ địch,
Trong eo biển chật hẹp, những
xác thuyền của đợt tấn công đầu tiên lại biến thành chướng ngại vật, cản
trở đường tiến công của các hạm đội phía sau. Không những thế,
Ariabignes, đô đốc nhận trách nhiệm 1 cánh quân và cũng là em trai của
Xerxes đã bị giết khiến cho quân Ba Tư ngày càng trở nên rối loạn vì
thiếu người lãnh đạo.
Các
chiến thuyền của Ba Tư ngoài những chiếc bị tiêu diệt, cái thì mắc cạn,
cái thì bỏ chạy khiến cho sĩ khí ban đầu sụt giảm nặng nề. Dường như đế
quốc Ba Tư không gượng dậy nổi sau cú đánh phủ đầu quá nặng của Hy Lạp,
hạm đội bắt đầu rút lui về phía Phalerum nhưng tiếp tục bị đánh tơi bời
bởi quân phục kích khi đang cố gắng rời khỏi eo biển.
Thất bại
thê thảm tại Salamis, quân Ba Tư chỉ còn hơn 300 chiến thuyền, nghĩa là
họ đã mất hơn 1 nửa tổng số thuyền khi mới bắt đầu trận chiến, tổn thất
quá nặng nề cho đế quốc mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Ý nghĩa
Với
danh tiếng là trận hải chiến có ý nghĩa bậc nhất lịch sử cổ đại,
Salamis chính là bước ngoặt trong mối quan hệ giữa Hy Lạp và Ba Tư. Sau
trận này, toàn bộ Hy Lạp trở nên an toàn hơn trước sự uy hiếp của kẻ
thù. Ngược lại, thất bại đó đã giáng 1 đòn nặng nề vào tinh thần cũng
như vật chất của quân đội Ba Tư.
Tại các trận chiến lớn khác, quân Hy Lạp cũng tự tin hơn khi rời bỏ thế phòng thủ như tại trận Plataea hay Mycale về sau.
Giới
sử gia cổ đại cũng như bây giờ cho rằng, trận Salamis đã làm đảo lộn sự
phát triển của thế giới Hy Lạp cổ lẫn văn minh phương Tây; cũng như nó
làm giảm nghiêm trọng sức mạnh to lớn của đế quốc Ba Tư, khiến họ từ bỏ ý
định chinh phục Hy Lạp.
theo Trí Thức Trẻ
Cổng Lửa: Trận đánh làm nên danh tiếng của người Sparta!
Gabe |
12
Trận Cổng Lửa (tiếng anh là Thermopylae) là 1 trong
những trận đánh nổi tiếng nhất lịch sử thế giới giữa 2 xứ Sparta của
Leonidas I và đế quốc Ba Tư!
Nguyên nhân cuộc chiến
Có
lẽ ít người biết được, trận đánh Thermopylae nổi tiếng này thực ra có
nguồn gốc từ 1 trận đánh không kém phần oai hùng khác, đó chính là Marathon!
Lần xâm lược Hy Lạp này của Ba Tư thực ra là để cứu vãn lại thể diện
cho đế chế này khi bị quân Athens đánh tan tác tại trận Marathon 10 năm
về trước!
Để thực hiện cuộc chiến mang tính xâm lược
(cũng có cả tính chất trả thù) này, Xerxes, kẻ thống trị đế chế Ba Tư đã
tập hợp 1 đội quân khổng lồ để tiến đánh Hy Lạp. Theo các sử học gia
thời bấy giờ, với dã tâm to lón, Xerxes đã triệu tập hầu hết quân đội mà
hắn có, con số này lên tới 1 triệu người!
Trận Thermopylae
Kể
cả đối với thời hiện đại, đội quân lên tới 1 triệu người cũng không hề
đơn giản chứ không nói là cách đây hơn 2500 năm! Nhưng đối với các nhà
nghiên cứu bây giờ, họ đưa ra nhiều con số khác nhau, chỉ khoảng 300.000
quân cũng như không tin vào đội quân lớn như vậy.
Sự
thật thế nào thì chưa thể chứng minh, bởi Xerxes hoàn toàn có thể điều
động được số lượng như vậy bởi dân số Ba Tư thời bấy giờ có tới 50 triệu
người, chiếm 44% toàn thế giới!
Vào tháng 9 năm 480 TCN, nhận thấy dã tâm xâm lược của Xerxes, 1 vị tướng người Athens là Themistocles đã đề nghị lập 1 phòng tuyến trên cạn và trên biển chặn đánh quân Ba Tư lại Thermopylae (có nghĩa là Cổng Lửa) và Artemisium.
Diễn biến
Sau
khi thất bại tại trận Marathon trước người Athen, Darius I, "vua của
các vị vua" của đế chế Ba Tư buộc phải rút quân về châu Á, đương nhiên,
ông dự tính tập hợp 1 đội quân mới để chinh phục hoàn toàn Hy Lạp.
Nhưng
không may, do người dân nổi dậy ở Ai Cập nên Darius đành tạm gác ý định
này lại mà chuyển hướng đi dập tắt phản loạn. Trên đường hành quân,
Darius bất ngờ qua đời và truyền lại ngôi vị "vua của các vị vua" cho
con trai mình là Xerxes!
Với
sự thiện chiến có phần bạo ngược của mình, Xerxes dễ dàng dập tắt phản
loạn tại Ai Cập và tiếp tục chuẩn bị cho cuộc chiến thứ hai với Hy Lạp.
Hắn thực hiện chế độ cưỡng bức tòng quân và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những
con đường sẽ tấn công!
Và khi mọi thứ đã xong, quân Ba Tư như đã định hành quân đến Hy Lạp với tinh thần cao ngất cùng số lượng quân lính không tưởng!
Lúc
này, người lãnh đạo của Sparta đang tham gia lễ hội Carneia. Theo phong
tục thì trong thời điểm đó, không ai được phép xuất quân, cũng vì điều
này mà người Sparta không thể tham chiến trận Marathon lịch sử.
Đã
vậy, đây cũng là thời điểm diễn ra đại hội Olympic, mà theo phong tục
của Hy Lạp, tất cả các quốc gia không được phép đánh nhau, dù có đang
giao chiến cũng phải dừng lại, nếu không sẽ phạm luật thánh.
Cuộc
chiến xảy ra đúng vào thời điểm không thích hợp khiên cho hầu hết các
chính trị gia đều ngăn cản đức vua Leonidas mang theo đại quân đi tham
chiến cũng như không có được sự giúp đỡ của các thành bang khác do luật
thánh.
Dẫu biết vậy,
Leonidas vẫn quyết mang theo 300 tinh binh giỏi nhất với cái mác cận vệ
để lách luật, mục đích sau cùng là có thể cầm chân quân Ba Tư tại Cổng
Lửa. Trên đường, họ có thêm 1000 quân Phocea tiếp viện cùng với thu nhận
những người lính Hy Lạp khác cùng chí hướng trên đường hành quân!
Theo
các nhà nghiên cứu, xuất phát với chỉ 301 người, kể cả vua Leonidas
nhưng khi tới nơi, đội quân này đã tăng lên khoảng 7000 người. Dù vậy,
nó quá nhỏ bé nếu đem so sánh với quân Ba Tư của Xerxes! Chính Leonidas
cũng biết mình sẽ bỏ mạng trong trận chiến này vì không đủ lực lượng để
đối phó nhưng ông vẫn quyết tâm lao vào cuộc chiến vì lòng yêu nước của
mình!
Vua Leonidas.
Theo
truyền thuyết, trước trận Thermopylae, Xerxes có gửi sứ giả đến để
chiêu hàng người Sparta, hứa cho họ sống trên chính quê hương với danh
hiệu "Những người bạn của Ba Tư", tất cả những gì cần là sự đầu hàng vô
điều kiện!
Đương nhiên vua của người Sparta từ chối! Sứ
giả của Ba Tư đe dọa, nếu chống lại họ người Sparta sẽ phải đối mặt với:
"Những mũi tên của chúng tao sẽ che khuất ánh mặt trời!". Đáp lại điều
này, 1 vị tướng của Leonidas hiên ngang tuyên bố: " Vậy chúng tôi sẽ
chiến đấu trong bóng tối!".
Câu nói đó cũng phần nào thể hiện được ý chí sắt đá của những chiến binh Sparta. Họ tiến đến chiến trường với ý chí quyết tử.
Khi
trận chiến bắt đầu, địa hình hiểm trở của Cổng Lửa Thermopylae đã biến
nơi đây thành con đường độc đạo nếu quân Ba Tư muốn tiến vào Hy Lạp. Có
được "địa lợi", quân Sparta đã xóa nhòa chênh lệch về số lượng, họ chặn
đứng những cuộc tấn công vũ bão của Xerxes trong suốt 2 ngày.
Cuộc chiến trong "bóng tối".
Và có lẽ sẽ còn lâu hơn nếu như Leonidas và những chiễn binh dũng cảm không bị phản bội bởi Ephialtes
khi hắn chỉ điểm 1 con đường khác vòng qua phía sau quân Hy Lạp. Bị
đánh úp, dù chiến đấu dũng mãnh cách mấy, những người con Sparta cũng
không thể thay đổi được kết quả.
Thực
sự, có những đội quân Sparta đã phải chiến đấu dưới bóng tối của những
mũi tên Ba Tư, nhưng điều đó không làm mờ đi được tấm gương dũng cảm và
lòng yêu nước vô bờ của họ! Đó cũng là cảm hứng cho nhiều tác phẩm thơ
ca, điện ảnh mà điển hình là 300, bộ phim ngợi ca Leonidas và những
chiến binh của ông.
Tham khảo nhiều nguồn
theo Trí Thức Trẻ
Leuctra - Trận đại chiến phá hủy danh tiếng của người Sparta!
Gabe |
2
Trận Leuctra (đọc là Lớt) là 1 trong những trận đánh lớn và có
nhiều ý nghĩa nhất trong lịch sử thế giới. Nó cũng đánh dấu sự thất bại
của những người con ưu tú của Sparta.
Đội quân Sparta hùng mạnh
Với
Sparta, họ được biết đến như những chiến binh dũng mãnh nhất và cũng
nguy hiểm nhất thời bấy giờ. Được tôi luyện từ bé, những người đàn ông
Sparta luôn có được thân thể cường tráng và khả năng chiến đấu vô song.
Không
những vậy, khi có chiến tranh thì dù gái hay trai, già hay trẻ, người
Sparta đều có thể xông pha chiến trường mà không chút ngần ngại. Chính
tinh thần chiến đấu luôn rực lửa cộng với những rèn luyện hà khắc đã
biến quân đội Sparta trở thành nỗi ác mộng trên khắp Hy Lạp cổ đại.
Ngày
bấy giờ, những đứa bé trai mới chỉ 7 tuổi đã bị đưa đến những trường
quân sự để học cách sống và chiến đấu như những chiến binh. Ở đó, tất cả
những gì chúng biết tới và được dạy là chiến đấu, chiến đấu và chiến
đấu! Sống trong kỷ luật thép, tối ngủ giường cứng lót sậy, chỉ có độc 1
bộ quần áo mặc cả năm.
Trong trường, chúng được học những kỹ năng
giết địch, những chiến thuật nổi tiếng nhất của Sparta (trong đó, chắc
chắn phải có đội hình Phalanx nổi tiếng) và chấm hết! Không âm nhạc,
không hội họa hay nghệ thuật, tất cả là để xây dựng nên 1 chiến binh
hoàn hảo. Trận chiến Leuctra
Trận Leuctra (trong
tiếng Việt đọc là Lớt) là trận đại chiến giữa 2 đội quân nổi tiếng là
Thebes và Sparta. Khi đó, người Sparta đánh đâu thắng đó, họ lần lượt
tiêu diệt các thành bang lân cận để đi đến thống nhất Hy Lạp, tất cả đều
thuận lợi cho đến khi những chiến binh bất bại này đụng độ quân của
Thebes!
Với
đội hình Phalanx của mình, quân đội Sparta làm mưa làm gió khắp nơi. Đó
là đội hình quân sự số đông, hình chữ nhật, thường được trang bị giáo,
kích lớn cho bộ binh nặng! Nhìn từ xa nó sẽ như 1 con nhím khổng lồ với
những chiếc giáo dài chĩa ra xung quanh, sẵn sàng đâm thủng, nghiến nát
những kẻ thù phía trước.
Hơn thế nữa, quân Sparta được đánh giá
cao hơn nhiều bởi kinh nghiệm chiến đấu, vượt trội về tương quan lực
lượng khi có hơn 10.000 quân bộ và 1.000 kỵ binh, con số này ở quân
Thebes lần lượt là 6.000 và 1.000. Quá khác biệt đói với 1 trận đánh
thời cổ đại.
Đặc
biệt, việc đích thân vua Cleombrotus I đích thân dẫn quân ra trận càng
tăng thêm sĩ khí cho những chiến binh hùng mạnh của Sparta!
Khi
nhập cuộc, vua Cleombrotus I bố trí kỵ binh ở phía trước, bộ binh dàn
đội hình Phalanx ở phía sau với 12 hàng ngang. Toàn bộ sẽ được trang bị
giáo dory, dài từ 2-4m, với mong muốn nghiền nát quân Thebes trong thời
gian ngắn nhất có thể.
Kém hơn về quân số cũng như bị đánh giá
thấp trong kinh nghiệm chiến đấu cũng như sĩ khí ba quân (bởi đây là
thời điểm quân Sparta vừa tiêu diệt Athen, thành bang mạnh nhất nhì Hy
Lạp bấy giờ) nhưng tướng quân của Thebes là Epaminondas vẫn bình tĩnh, không dao động để đưa ra chiến thuật đối phó.
Cách
làm của ông là bố trí cánh trái dày đặc với đội hình phalanx lên tới 50
hàng, còn cánh phải thì chỉ để 8 hàng mà thôi khiến cho đội hình tạo
thành 1 tuyến nghiêng từ trái sang phải với mong muốn kiềm chế địch ở
cánh phải, còn cánh trái tập trung tiêu diệt quân chủ lực của định rồi
đánh nốt sang bên còn lại.
Và để thực hiện ý đồ này,
Epaminondas đã tập trung những tinh binh thiện chiến nhất gồm 300 người
tại cánh phải. Có nhiều người nói, những chiến binh này chính là vũ khí
bí mật làm nên thành công lịch sử của Thebes.
Bởi theo ghi chép từ
những văn kiện lịch sử trước đây, 300 người bọn họ thực ra là 150 cặp
đôi đồng tính, được tuyển chọn từ những thanh niên trai tráng, trẻ tuổi
trong nước. Ngoài sự dẻo dai, bền bi và những kỹ năng chiến đấu siêu
việt ra, họ còn có 1 sợi dây liên kết vô cùng đặc biệt.
Những
thanh niên này sẵn sàng chết vì nửa kia cũng như không ngại giết địch
như 1 món quà tặng ý nghĩa. Với sức mạnh đó 300 chiến binh thần thánh
này có đủ năng lực chống chọi với đội quân Sparta hùng mạnh
Đó
là sự thực hay không vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn nhưng có 1 sự
thật không thể phủ nhận rằng chính những con người thuộc cánh phải này
mới là chìa khóa then chốt dẫn đến chiến thắng của Thebes!
Khi
cuộc chiến mới bắt đầu, vua Cleombrotus nhận thấy sự mỏng manh bất ngờ
của cánh phải nên liền tung bộ binh nặng vào công phá nơi đây. Do chênh
lệch về quân số, cánh phải của Thebes dần bị đẩy lùi nhưng vẫn giữ được
đội hình để kiềm hãn quân Sparta.
Còn
về phía cánh trái, với quân số đội hình vượt trội hơn hẳn, những cánh
quân của Epaminondas đã giành thế áp đảo khi đụng độ quân Sparta ở đây,
họ đã giáng cho kẻ định những cú đấm đanh thép, cuối cùng, kế hoạch đánh
dạt sườn dần dần thể hiện được hiệu quả của mình nhờ vào đội hình
Phalanx lệch cánh!
Cuối trận đánh, quân Sparta thua thảm, vua
Cleombrotus cũng bỏ mạng trong khi số còn lại bắt buộc phải rút lui
trong sự kinh hãi bởi những điều không tưởng vừa xảy ra! Cũng từ đó, đế
chế Sparta hùng mạnh cũng dần lụi tàn, Thebes áp đặt sự thống trị của
mình lên toàn lãnh thổ Hy Lạp cổ đại!
Với chiến thắng này, lịch sử
thế giới không chỉ ghi danh quân đội Thebes mà còn cả tướng quân tài ba
Epaminondas. Ông là người đầu tiên sử dụng chiến thuật phân phối binh
lực không đồng đều, tập trung lực lượng chính tại những chiến tuyến nhất
định để tạo ra đòn công chủ lực giải quyết trận đánh.
Tham khảo nhiều nguồn!
theo Trí Thức Trẻ
Hỏa chiến đầm Thị Nại: Trận "Xích Bích" dữ dội trong lịch sử VN
Hoa Hướng Dương |
70
Các chiến thuyền lớn của Tây Sơn đều bị đánh chìm.
Nếu Xích Bích là trận hỏa chiến khốc liệt nhất lịch sử Trung Hoa
thì trong thời phong kiến Việt Nam, ít người để ý về một trận hỏa chiến
lớn diễn ra ở đầm Thị Nại.
Trận hỏa chiến kinh hoàng
Diễn ra sau trận Xích Bích
1600 năm, trận hỏa ngục Thị Nại cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Đây
cũng là trận chiến lớn nhất của Nguyễn Ánh với nhà Tây Sơn.
Thị
Nại là một đầm nước mặn khổng lồ thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định ngày nay. Khi nước triều lên, quang cảnh ngập nước mênh mông không
khác một mặt biển nhưng khi nước rút, để lại lòng sông với sình lầy lênh
láng.
Thị Nai có vị trí chiến lược rất quan trọng, vừa giúp quan Tây Sơn phòng thủ lại vừa giúp ẩn náu sức mạnh thủy quân.
Trận Thị Nại là trận hỏa chiến khốc liệt.
Đầm
Thị Nại có cửa hẹp thông ra biển nên được thủy quân Tây Sơn chọn làm
đại bản doanh, ngày ấy thủy quân chính là sức mạnh giúp quân Tây Sơn có
thể hùng bá thiên hạ, trở thành thế lực đáng gờm của vùng Đông Nam Á.
Trong đầm Thị Nại có gần 2000 chiến thuyền, số thuyền gấp 4 lần số
thuyền Ô Mã Nhi bị đánh đắm ở cửa sông Bạch Đằng bởi Trần Hưng Đạo.
Ngoài ra, trong số đó có tới 3 chiến hạm Định Quốc với 60 khẩu pháo hạng
nặng mỗi thuyền.
Ngay cửa vào đầm Thị Nại được trang bị các khẩu pháo hạng nặng trên hai pháo đài Gành Ráng và Phương Mai chĩa thẳng xuống. Tạo thành hệ thống phòng thủ vững chắc cho quân Tây Sơn.
Lúc bấy giờ, nước ta chia làm Đàng Trong Đông Định Vương Nguyễn Lữ đang tranh giành với Nguyễn Ánh và Đàng Ngoài do triều Tây Sơn quản lý.
Vốn
có mỗi thù sâu đậm với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh quyết tâm trả thù mà sau
này khi dành được chiến thắng, lật đổ nhà Tây Sơn, ông đã trừng trị
những người nhà Tây Sơn rất tàn bạo.
Thị Nại được ví như Xích Bích đại chiến của Việt Nam.
Sau khi chiếm được Gia Định cuối năm 1802, Nguyễn Ánh cùng tướng Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Võ Di Nguy, Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương bàn kế sách lật đổ vương triều Tây Sơn.
Vốn
hiểu rõ sức mạnh thủy quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cho rằng muốn đánh bại
được Tây Sơn, phải tập trung đánh bại thủy quân ở đầm Thị Nại.
Thế
nhưng phòng tuyến phòng thủ nghiêm ngặt này quân Nguyễn Ánh đã từng
phải thất bại ê chề trước đó, vì thế lần đánh này ắt phải dùng mưu!
Sau khi bàn bạc với các tướng, mọi người đều thống nhất hỏa kế được đưa ra. Rằm
tháng giêng năm Tân Dậu 1801, 2000 chiến chuyền và hơn 24 nghìn binh
lính Tây Sơn đang nghiêm giới như mọi ngày, không ai ngờ rằng một biến
cố kinh hoàng sắp xảy ra.
Thuyền chúa Nguyễn
âm thầm tiến sát đảo Hòn Đất. Quân chúa Nguyễn, để có thể dùng hỏa kế,
điều kiện là phải chờ cho trời nổi gió và thủy triều dâng lên.
Cửa đầm thông ra biển bỗng thành hỏa ngục.
Nguyễn
Ánh sai Nguyễn Văn Trương và Tống Phước Lương thi hành mưu kế khi thấy
điều kiện thuận lợi đã đến. Hai tướng lẻn vào Hồ Cơ tới chỗ súng đại
bác, châm ngòi cho một trận thủy chiến khủng khiếp nhất.
Đội đặc nhiệm 1200 người của Nguyễn Văn Thành nhanh chóng vô hiệu pháo đài Gành Ráng. Lê Văn Duyệt và Võ Di Nguy kéo toàn đội chiến thuyền xông vào.
Sự
bất ngờ khiến quân Tây Sơn không kịp trở tay, hỏa công đã bao vây tứ
phía, đánh chìm 3 con tàu lớn mang trên mình những khẩu pháo mạnh nhất.
Cơn ác mộng còn dữ dội hơn khi gió to nổi lên khiến các thuyền neo gần
nhau bị cháy lan.
Đầm Thị Nại biến thành một
biển lửa khổng lồ. Tiếng la hét, gào rú, đâm chém, đạn pháo,... khung
cảnh hỗn loạn như chính trận Xích Bích năm xưa tái diễn vậy. Kết quả và ý nghĩa lịch sử
Kết
quả, quân Nguyễn Ánh thiệt mạng hơn 4.000 còn phía Tây Sơn 20.000 quân
bị tiêu diệt, 1.800 chiến thuyền, hơn 600 đại pháo… bị phá hủy. Trận
chiến này, Nguyễn Ánh cũng gần như huy động tối đa binh lực của mình.
Ý
nghĩa của cuộc chiến cũng mang tính lịch sử với sự thay đổi cục diện và
tương quan sức mạnh giữa 2 thế lực mạnh nhất lúc bấy giờ.
Quân
Tây Sơn vốn có thế mạnh thủy quân bổng nhiên mất đi quyền kiểm soát vùng
biển, không còn có thể đe dọa khi chiến trên mặt nước như trước.
Quân
Nguyễn Ánh vốn yếu thế hơn nhưng sau cuộc chiến đã dành quyền kiểm soát
và giúp nâng cao sĩ khí, đẩy nhanh kết thúc của triều đại Tây Sơn.
Có bài thơ về cuộc chiến đầm Thị Nại như sau: Chúa Nguyễn kịch chiến quyết thư hùng. Thị Nại muôn thuyền phút hóa không! Lửa cháy xuyên đêm, trời nước đỏ, Gia Long một trận đại thành công!
Trận chiến sau này được nhà Nguyễn coi là "đệ nhất võ công". Thị Nại xưa kia vũng chiến trường, Nổi chìm thế sự mấy triều vương. Non mây nghi ngút nơi binh dữ, Biển ráng chưa tan bọt máu hường. Nhạn lãnh sóng vờn gương đế bá Phương Mai rừng đắp vết tang thương. Bùi ngùi ngắm cảnh quay trông lại Lớp lớp xe ai rộn phố phường... * Tham khảo từ các nguồn:
- Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, quyển 4, Sài Gòn 1961, tr.221-225.
- Huỳnh Minh, Gia Định xưa, Nxb VH-TT, 2006, tr. 148.
- Việt Nam sử lược', quyển 2, Trung tâm học liệu, Sài Gòn , 1971, tr.160
- Ngô Giáp Đậu, Hoàng Việt hưng long chí, Nxb Văn học, 1993, hồi thứ 21
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét