Biến nghề đao phủ thành môn nghệ thuật tột đỉnh hào hoa
Sự
nghiệp của Nesta có thể còn hào hùng hơn rất nhiều nếu không vì những
chấn thương mãn tính. Nhưng những vết đau thể xác vốn là nỗi ám ảnh
thường trực với Nesta không bao giờ che mờ tài năng sân cỏ của anh. Với
những ai yêu bóng đá phòng ngự, đặc biệt là tín đồ của trường phái
Catenaccio, Nesta xứng đáng đứng trong hàng ngũ 5 trung vệ xuất sắc nhất
mọi thời đại. Dưới bước chân Nesta, "phòng ngự" đã thực sự trở thành
môn nghệ thuật, mang đậm tính mỹ học nhưng dư thừa độ chính xác.
Tháng 3/1976, kiệt tác điện ảnh "Bay trên tổ chim
cúc cu" của đạo diễn Milos Forman đang khuynh đảo rạp vé và thu hút sự
quan tâm đặc biệt của các nhà phê bình văn hóa. Trong khi đó, ở tòa án
Italia là cuộc tranh luận không hồi kết về tai nạn thảm khốc tại khe núi
Cermis, thung lũng Fiemme cướp đi sinh mạng của 6 du khách nước Nga.
Ở thành phố Seveso thì xảy ra thảm họa năng lượng khi nhà máy
hóa học phát nổ biến khu vực này thành nơi có mức nhiễm xạ Dioxin cao
nhất thế giới. Ngoài đường phố, dân tình không giấu nổi nỗi lo về cuộc
đảo chính quân sự do Jorge Rafael Videla cầm đầu, giật dây bởi một người
anh họ làm việc trong chính phủ Argentina.
Nhưng ngày 19/03/1976 là một sự kiện mà sau này đã đánh dấu sự
thay đổi trong văn hóa và lý tưởng thanh niên Italia: Alessandro Nesta,
trung vệ hào hoa bậc nhất xứ sở chiến thuật, chào đời. Nesta không chỉ
là hiện thân của một tư tưởng bóng đá lớn, anh còn là đại diện cho vẻ
đẹp truyền thống Italia ngày một thui chột: Tinh tế nhưng kỷ luật.
GIỮA HAI NỬA THÀNH ROME
Ở khu tập thể của nhân viên xí nghiệp đường sắt vận tải Roma,
ông Giuseppe Nesta đang thả lỏng thư giãn trên chiếc ghế bành theo dõi
chặng đua có sự tham dự của cua-rơ huyền thoại Eddy Merckx. Trong phòng
ngủ, bà Maria Laura đang mang trong mình giọt máu thứ 3 của gia tộc
Nesta trở dạ. Cả gia đình nháo nhào lấy xe và đưa Laura tới bệnh viện
Policlinico Umberto. Ngày hôm đó, Alessandro Nesta, nặng 4,1kg, chào
đời.
Chứng khó phát triển cột sống bẩm sinh của Nesta làm cha mẹ đau
đầu. Bác sỹ gợi ý nên cho cậu chơi một môn thể thao nào đó nếu không
muốn căn bệnh biến tướng sang xương thủy tinh. Bóng đá là lựa chọn của
Nesta, đứa trẻ 3 tuổi bấy giờ. Hoạt động đá bóng vào các buổi chiều được
Nesta liên tục duy trì với sự tham gia của hai người anh là Fernando và
Katia cùng đám bạn cùng trang lứa trong thị trấn.
Vào một buổi chiều tháng 9 năm 1984, tức là khi Nesta lên 8, ông
Giuseppe đưa cậu cả Fernando tới tham gia buổi chiêu sinh của Cinecitta
- CLB địa phương ký thỏa thuận hợp tác với đại gia AS Roma. Nesta cũng
ngồi trong xe ngày hôm ấy và cậu tỏ rõ thái độ bất bình khi cha chỉ cho
anh trai đi thi.
Không muốn đứa con út vốn sinh ra đã chẳng lành lặn buồn,
Giuseppe rút 30.000 lire (đơn vị tiền tệ của Italia) cuối cùng trong ví
đang ký hồ sơ cho Nesta. Hôm ấy, là Nesta chứ không phải Fernando được
nhận tuyển. Nhưng ông Giuseppe và cả bà Laura đều không kỳ vọng vào giấc
mơ sân cỏ nhà nghề của con trai. Trên tất cả, thứ họ cần là sức khỏe,
là một Nesta lành lặn không đau ốm.
Tuy nhiên, Nesta sớm cho thấy tài năng hơn người. Chỉ sau 3 năm,
Nesta đã là đội trưởng đội U13 Cinecitta. Một cậu bé với cái cột sống
khiếm khuyết bắt đầu trở thành đề tài bán tán trong cộng đồng bóng đá
Thủ đô. Francesco Rocca - huyền thoại của Roma - được cử đi "soi giò".
Sau 4 hay 5 trận đấu gì đó theo dõi, ông "chấm" ngay Nesta. Một cuộc
điện thoại từ tổng hành dinh Ca-pi-tôn điện tới văn phòng Cinecitta: Đổi
Nesta lấy 10 triệu lire.
Nesta hội tụ đủ những phẩm chất ưu
việt của một cầu thủ Italia: mắt xanh thăm thẳm như nước biển Địa Trung
Hải, mái tóc dài loăn xoăn lãng tử, gương mặt thanh tú đốn tim biết bao
nàng thiếu nữ và lối chơi bóng cực kỳ hào hoa, phong nhã.
Nesta tưởng mình đang mơ giấc mộng Nam Kha và sống ở tầng mây
thứ bảy. Nhưng với ông Giuseppe, địa ngục đã ở rất gần. Ông là fan cuồng
của Lazio - đối thủ không đội trời chung với Roma. Sẽ là không chấp
nhận nổi và thật sự vô lối nếu con trai của một CĐV nhiệt thành Lazio
khoác lên mình sắc áo bã trầu.
"Con trai tôi với chiếc áo Roma ư? Không, tôi đi chết đây. Tôi
sẽ tới Lazio, quỳ xuống chân nhà tuyển trạch và xin cho Nesta vào. Đừng
bao giờ đưa cái áo màu rượu vang và chiếc quần vàng nhờ vào nhà tôi",
Giuseppe nói trên tờ nhật báo Nhân dân Milano.
Bỏ qua 10 triệu lire và 0 xu trong tài khoản, Giuseppe đưa Nesta
tới sân San Basilio, nơi 300 bạn khác tầm tuổi Nesta tới thi tuyển đầu
vào học viện trẻ Lazio. Hỏi Nesta cảm giác sao, cậu chắc chắn sẽ nói
"không hài lòng". Nhưng một thiên tài với tố chất bẩm sinh như Nesta
không bao giờ để tình cảm chi phối đức chuyên nghiệp của mình trên sân.
Filice Pulici, trưởng ban giám khảo buổi tuyển chọn hét lên: "Ôi
lạy chúa, ai dạy đứa trẻ kia xoạc bóng vậy?". Volgango Patarca, người
đứng đầu chương trình huấn luyện trẻ khẳng định: "Cậu bé ấy sẽ là thủ
lĩnh của bóng đá Italia trong tương lai". 3 tuần sau, Nesta nhận thông
báo: "Chúc mừng bạn trúng tuyến". Torneo Aquilotto - nơi hội quân của
những gương mặt mới trong đội - chào đón Nesta.
TỪ HÀNH LANG CÁNH TỚI TRUNG TÂM HÀNG THỦ
Nesta khởi nghiệp ở vị trí hậu vệ phải. Bắt đầu ở đội U16, tấm băng đội trưởng thuộc về đặc quyền của Nesta.
Ở Roma, có một thần tượng bóng đá khác: Francesco Totti, người
sinh ra và lớn lên ở quận Porta Metronia, giống như Nesta. Nhưng nếu như
Totti sớm được dự báo là một số 10 kiểu Italia điển hình, là hậu duệ
tiếp bước thế hệ đàn anh như niềm tự hào Trequartista của bóng đá Italia
gồm Valentino Mazzola, Sandro, Rivera, Antognoni, Roberto Baggio hay
Del Piero thì ngược lại, giới chuyên môn vẫn chưa tài nào khái quát
phương pháp phòng ngự Nesta đang thi triển thành triết lý.
Anh sở hữu tốc độ lý tưởng của một hậu vệ cánh, tổ chức bắt
người theo khu vực đúng như sách giáo khoa nhưng luôn thực hiện những
động tác cắt bóng ở mức độ tinh tế và đẹp mắt hơn rất nhiều. Đồng thời,
khả năng đánh chiếm không gian và biến phòng ngự bằng tấn công chỉ bằng
cú chuồi bóng đặc trưng của Nesta là những nét mới trong hệ thống chiến
thuật ở Calcio ngày ấy.
Một giáo sư chuyên ngành khoa học - chính trị đã tuyên bố "Xem
Nesta khiến người khác thèm được chơi phòng ngự". Đấy là một nghịch
lý... dễ hiểu vì trước nay, người ta chỉ mơ ước đá tấn công tổng lực chứ
mấy ai hào hứng với trò đổ bể tông.
Locadeli, tác giả của cuốn "Biến đổi xã hội Italia trước thế kỷ
21" cho rằng Nesta là hiện thân của những nhà xã hội học Italia cũ, tầng
lớp chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc cách mạng văn hóa cộng đồng trong
những năm 1970. Nesta có xu hướng lạc quan, nhiều khát vọng, sở hữu năng
lực cạnh tranh, giàu lòng vị tha và cất giấu cái Tôi lớn dưới lớp vỏ
bọc của người nghệ sỹ vĩ cầm ít nói.
Tuy nhiên, sự cố sớm xuất hiện. Sau một mùa Hè tăng trưởng thể
chất kỳ diệu (cao thêm 22cm), Nesta - ở tuổi 16 - có dấu hiệu "chững
lại". Nhân viên y tế của Lazio dự đoán Nesta không thể cao thêm và chấp
nhận dáng đứng gù lưng trong phần còn lại của cuộc đời. Hàng tháng, gia
đình anh phải chi số tiền tương đương 3.000 euro để chữa triệt để cái
lưng tai hại.
Mất 3 tháng ngồi ngoài, Nesta quay lại trong trận giao hữu giữa
hai đội U18 của Lazio và Roma. 6-2 là kết quả chung cuộc nghiêng về
Lazio, và Totti - thủ lĩnh hàng công của Roma hoàn toàn tắt điện trước
Nesta.
Nếu như AS Roma tự hào với Hoàng tử
Francesco Totti thì Lazio cũng rất hãnh diện với viên ngọc Alessandro
Nesta. Tuy nhiên, định mệnh đã khiến Nesta không thể trở thành biểu
tượng của đội bóng.
Đội một Lazio bấy giờ chưa cho thấy dấu hiệu của một kẻ sẵn sàng
thách thức ngôi vô địch, Đấy chưa phải tập thể của những Nedved, Veron,
Almeyda, Salas, Simeon hay Mancini. Nhưng đấy là một đội bóng với nhiều
gương mặt giàu tiềm năng: Luca Marchegiani, Favalli Boksic và
Casiraghi. Cộng thêm Paul Gascoigne, bản hợp đồng kỷ lục của Lazio và
cũng là ngôi sao bóng đá hàng đầu ở xứ Sương mù.
Cùng thời điểm, ở Lazio tồn tại thông lệ "cho phép những cầu thủ
tốt nhất ở tuyến trẻ tham gia tập cùng đội một". Nesta tất nhiên nằm
trong số ấy và có cơ hội đứng cùng hàng ngũ với Gascoigne.
Phải nói thêm, Gascoigne ngày ấy nổi tiếng là tốc độ, khéo léo
và lắm chiêu trò. Vậy mà đứng trước Nesta, một cậu bé ít hơn anh ta cả
chục tuổi, Gascoigne lại gục ngã. Đó là cuộc đấu đã đi vào giai thoại
tại Lazio như câu chuyện minh họa rõ nét phẩm chất của Nesta.
Gascoigne đã có vài hành vi xấu chơi nhưng Nesta chọn cách im
lặng. Anh chỉ chăm chú vào công việc được giao phó. Trong một tình huống
cầm bóng sát biên, Gascoigne cố gắng khoa trương năng lực kỹ thuật bằng
cú phi nước đại ở tốc độ cao xộc thẳng vào vòng cấm. Nesta, bằng pha
chuồi bóng kinh điển, ôm gọn quả bóng vàongười. Còn Gascoigne bắn thẳng
lên trời vì quán tính lớn trước khi tiếp đất và nhận hậu quả: Gãy xương
mác.
Nhưng không ai có thể trách Nesta, vì anh chơi đúng luật. Đến
bản thân một gã sẵn máu côn đồ như Gascoigne cũng "ngậm bồ hòn làm
ngọt". Dino Zoff đứng ngoài đường biên ghé vào tai ông chủ tịch Sergio
Cragnotti: "Không phải mua người nữa đầu. Đúng là cặp trung vệ tốt nhất
của đội đang dưỡng thương nhưng tại sao phải tốn kém khi đã có Nesta?".
Dù vậy, phải tới khi "gã điên" Zdenek Zeman về nắm quyền, khán
giả mới thực sự chứng kiến bước chuyển mình của Nesta. Ngày 12/03/1994,
trong trận hòa 2-2 với Udinese, Zeman tung Nesta vào sân thay Casiraghi ở
phút 78. Chỉ 12 phút ngắn ngủi nhưng là đủ để Nesta khẳng định tên
tuổi. Sau ngày hôm ấy, anh là sự lựa chọn nghiễm nhiên trong đội hình
xuất phát.
Ở 4 vòng cuối cùng mùa 1994, 3/4 trung vệ của Lazio đồng loạt
chấn thương dài hạn. Zeman, với lời gợi ý từ người tiền nhiệm, đưa Nesta
vào trung tâm hàng thủ. Từ đó, vị trí trung vệ gắn chặt với sự nghiệp
Nesta, đồng thời đưa anh lên vũ đài thế giới.
Cesare Maldini gọi anh vào đội U21, Arrigo Sacchi điền tên
anh vào thành phần dự tuyển Azzurri. Cậu bé nhút nhát năm nào ở
Cinecitta đã trưởng thành thực sự.
PHẬN ĐỜI LONG ĐONG
France 1998 là giải đấu lớn đầu tiên của Nesta. 22 tuổi, tương
lai đang rộng mở trước mắt Nesta. Trước ngày hội bóng đá lớn nhất hành
tinh, giới chuyên môn và các nhà cái cũng đánh giá rất cao ĐT Italia.
Trong thời đại vô hồn và dập khuôn tới nhạt nhẽo của sơ đồ
4-4-2, Italia rõ ràng là làn gió mới. Độ tuổi trung bình thấp hơn 26,
với hệ thống phòng ngự toàn anh tài như Costacurta, Maldini và
Cannavaro. Phía trên, Del Piero và Vieri tạo thành cặp bài trùng đáng
sợ.
Đang hừng hực năng lượng tuổi trẻ, Nesta nhận cái tát vỗ mặt.
Chấn thương dây chằng gặp phải trong trận đấu cuối cùng vòng bảng gặp Áo
buộc Nesta phải nghỉ thi đấu 6 tháng. Hồ bơi, phòng vật lý trị liệu và
xe đạp là bạn đồng hành của Nesta trong nửa năm đằng đẵng.
Ở Lazio, ông chủ tịch Cragnotti lên cơn tam bành. Cragnotti chỉ
trích LĐBĐ Italia và yêu cầu đơn vị này bồi thường 6,5 triệu lire vì đợt
tập trung đội tuyển đã khiến "báu vật" Nesta chấn thương.
Thực ra, Cragnotti đâu thương xót gì Nesta. Ông ta lo sợ việc
nghỉ đá quá lâu của Nesta sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới giá trị chuyển
nhượng của anh trên sàn giao dịch. Suy nghĩ này kéo theo cuộc kiện tụng
liên bang suốt 2 tháng Hè. Rốt cuộc, Cragnotti cũng không nhận được xu
nào.
Trở về từ trung tâm hồi phục Collecchio. Nesta tỏ ra buồn bã.
Bởi tại World Cup 1998, việc anh dừng cuộc chơi giữa chừng và những
tranh cãi xoay quanh quyết định không triệu tập Francesco Totti vào đội
hình đi World Cup làm dấy lên cuộc xung đột trong lòng thành phố Roma.
Chấn thương luôn luôn người bạn đời
khó chịu của Nesta, điều khiến anh đau khổ còn hơn sự phản bội của người
đời. Ngay cả khi hào hứng trên đỉnh vinh quang cùng AC Milan, Nesta vẫn
nhói đau khi bị biến thành nạn nhân của tiền bạc và thế nhân: bị bán
khỏi đội bóng nhưng vẫn mang tiếng là kẻ phản bội.
Những lời lẽ tục tĩu được dành trọn cho Nesta và bản thân Totti
cũng không phải dạng vừa. "Hoàng tử" thành Rome đổ thêm dầu vào lửa với
châm ngôn "ĐT Italia là cơ thể mục ruỗng với quá nhiều chất độc trong
nội tạng", ý ám chỉ thành kiến với giai cấp công nhân ở Roma và ưu ái
dành cho Nesta.
Mùa giải 1998/99 cũng khiến nỗi buồn của Nesta thêm nặng nề.
Lazio đã chơi hay trong cả chặng đường mùa giải nhưng không thể vô địch.
Một năm sau, khi đã thỏa ước nguyện Serie A, Nesta lại khóc tức tưởi
khi Italia thua Pháp trong trận chung kết EURO 2000 dù sớm vượt lên dẫn
trước.
Sau đấy lại là trận đấu tai tiếng gặp chủ nhà Hàn Quốc ở World
Cup 2002, trận đấu mà Nesta không kìm nổi nước mắt khi cầm micro trả lời
phỏng vấn Sky Italia: "FIFA muốn Italia thua, và chúng tôi phải thua".
Chấn thương cũng không buông tha Nesta. Không một giải đấu lớn
nào mà Nesta không gặp chấn thương. Ít thì vài tuần, lâu thì vài tháng
ngồi ngoài. Mà chủ yếu là "lâu", nguyên nhân khiến sự nghiệp của Nesta
có phần kém nổi bật hơn so với những người đồng đội. Dù chẳng ai dám phủ
nhận, anh là một huyền thoại.
Bộ trưởng quốc phòng Italia ngày ấy, Francesco Cervoni vốn là
CĐV lâu năm của Lazio. Ông đã trực tiếp tìm gặp Nesta và động viên anh:
"Muốn chiến thắng, cậu phải học cách đón nhận thất bại". Nesta đáp: "Hễ
khi nào tôi gượng dậy là cuộc đời lại quật tôi xuống. Ông bảo phải làm
sao?".
PHÚT CHIA LY ĐỊNH MỆNH
Hè 2002, tập đoàn Cirio - chủ sở hữu Lazio gặp khó khăn tài
chính. Lượng tiền mặt của công ty đã cạn kiệt và ông chủ Cragnotti cần
tiền trả lương cho nhân viên. Cragnotti đã gọi điện cho Nesta và nói
rằng đội bóng sẽ bán đi tất cả các ngôi sao để giảm gánh nặng tài chính.
Nesta lúc này đã là đội trưởng và trong thâm tâm, anh chưa bao giờ có ý
định rời Lazio.
Inter, Milan, M.U và Real Madrid là những đội chào giá Nesta.
Cragnotti thông báo Sir Alex đã hỏi mua Nesta suốt 5 mùa chuyển nhượng
hè gần nhất. Ở một diễn biến khác, Abramovich trong kế hoạch chuẩn bị
mua lại Chelsea đã bay sang Italia gặp Cragnotti và đề nghị "giữ chỗ"
ngay sau khi giao dịch ở London hoàn tất.
Nesta cương quyết khước từ. Nhưng thực quyền không nằm trong tay
anh. Cragnotti hiểu rằng cách nhanh nhất đẩy Nesta lên sàn mua bán là
khiến các CĐV Lazio quay lưng với anh.
Một chiếc trực thăng đợi sẵn và Nesta được yêu cầu đi cùng ông
chủ tịch. Lúc hạ cánh, anh mới té ngửa là mình đang có mặt ở San Siro
theo dõi trận giao hữu mùa Hè của Rossoneri. Trên khán đài, Hernan
Crespo vô tình bắt gặp và hỏi: "Ơ Nesta, cậu làm gì ở đây vậy?". Nesta
đơ người. chết lặng: "Hình như tôi bị bán cho Milan".
Quả không sai. Cragnotti đã thuê vài thợ ảnh đi theo và chụp lại
những cảnh Nesta ở San Siro, sau đó phát tán cho các tờ báo địa phương
Roma. NHM vì không hiểu thâm cung bí sử câu chuyện nay quay sang miệt
thị Nesta, bảo anh là kẻ dối trá.
Nhưng dẫu sao, trong suốt 1 thập kỷ,
từ 2002 đến 2012, Nesta luôn được coi là Hậu vệ xuất sắc nhất thế giới.
Để có được điều đó, Nesta đã biến nghề đao phủ thành môn nghệ thuật
triệt phá đỉnh cao. Dù anh đã chia tay sân cỏ, nhưng những cú chuồi bóng
kinh điển vẫn sẽ sống mãi trong lòng các tifosi.
Nếu Roma luôn tự hào vì có Totti thì Lazio cũng sở hữu Nesta.
Các Lazieli vốn chắc mẩm Nesta sẽ ở đây trọn đời hóa ra nhận lại vụ lừa
đảo lịch sử, mà Nesta quả thực chẳng hề có lỗi.
Ngày 01/09/2002, một kênh truyền hình địa phương ở Rome đã quay
lại cảnh Nesta - đứng bên ngoài ban công tòa thị chính Milan cùng
Berlusconi - vẫy tay chào khán giả Milan. Vụ chuyển nhượng tiêu tốn gần
60 triệu lire, nhưng quan trọng hơn nó đánh dấu cuộc chia ly trong nước
mắt và hận thù: Sự sụp đổ của một biểu tượng bóng đá Lazio.
Về Milan, Nesta không còn "đói" danh hiệu. Scudetto và Champions
League đều đủ đầy. Nhưng cái lưng và chiếc bả vai đau thì không bao giờ
buông tha Nesta. Mức độ nghiêm trọng của các chấn thương tới nỗi Nesta
phải bay nửa vòng trái đất sang Florida phẫu thuật.
Vinh quang thì nhiều, nhưng đau đớn cũng không chẳng thiếu. Vết
thương lòng thậm chí còn lớn hơn. Sau khi giải nghệ, Nesta có mong muốn
quay về Italia theo đuổi nghề huấn luyện, nhưng anh không đủ dũng cảm
đối mặt với Lazio trên cương vị huấn luyện Milan, để rồi gắn bó với
Miami FC.
Khi còn đá bóng, sự nghiệp của Nesta luôn bị đứt quãng vì chấn
thương. Tới lúc làm HLV, xuất phát điểm của Nesta cũng chỉ là một MLS
với chất lượng chuyên môn trung bình. Cuộc đời Nesta là cơn giông bão
không hồi kết, dù những gì anh mang tới thế giới bóng đá là tập hợp tất
cả những chủ nghĩa hoàn hảo trong bóng đá phòng ngự.
Ngày Nesta rời Lazio, cựu hoa hậu Italia Tania Zamparo đã bay từ
Paris về Rome và kêu gọi hàng trăm CĐV Lazio phản đối quyết định bán
Nesta sang Milan. Những ai hâm mộ Nesta chắc chắn sẽ không bao giờ quên
được hình ảnh ấy: Chàng trung vệ hào hoa nhưng bạc phận.
Alessandro Nesta: Người nghệ sĩ cuối cùng của nghệ thuật phòng ngự Italia
By Nguyễn Nam Khánh |
Thứ 4 - ngày 06/12/2017
Ngày nay, bóng đá liên tục tạo ra những
cầu thủ độc nhất vô nhị, không giống với bất kỳ môn thể thao nào khác.
Điều đó bắt nguồn từ những khác biệt về khu vực địa lý, ảnh hưởng xã
hội, và sự tác động của chúng lên phương pháp chuẩn bị, phong cách thi
đấu, và quan trọng nhất, là niềm tự hào khi được đại diện cho một quốc
gia thi đấu tại những giải đấu danh giá nhất.
Sự đa dạng về văn hóa và lối sống đã cho
phép các cầu thủ tự do thể hiện mình trên sân bóng, qua đó, tạo nên
những dấu ấn mà hiếm nơi nào khác trên thế giới có được. Bóng đá chính
là thứ ngôn ngữ chung được chia sẻ phổ quát trên toàn thế giới, cho dù
nó có tiến hóa và thay đổi đến mức nào đi chăng nữa, thì đây vẫn là một
sự thật vĩnh viễn trường tồn với thời gian.
Có thể thấy, sự “lãng mạn” trong khái
niệm “beautiful game” (bóng đá đẹp) bắt nguồn từ việc được được chơi
bóng một cách tự do và kiêu hãnh trình diễn những “món đặc sản” độc nhất
vô nhị gắn liền với mỗi quốc gia - Đối với người Italia, đó chính là
“nghệ thuật phòng ngự”.
Vẻ đẹp thơ mộng và lịch sử lừng danh về
nghệ thuật của Italia bắt đầu có từ thế kỷ XIV, khi kỷ nguyên Phục hưng
tại đất nước này đã phát triển thành nền văn hóa mà chúng ta thấy ngày
nay. Nhiều thế kỷ đã trôi qua kể từ khi tác phẩm Creation of Adam của
Michelangelo, và The Last Supper của Da Vinci được tạo ra, những ảnh
hưởng của phong trào nghệ thuật này – theo một cách nào đó – đã để lại
dấu ấn đậm nét trong văn hóa bóng đá của đất nước hình chiếc ủng và góp
phần tạo nên một phong cách phòng ngự không nền bóng đá nào trên thế
giới học theo được.
Trong nhiều thập niên, phòng ngự chính
là nền tảng đã tạo nên sự hùng bá của Italia trong môn thể thao vua, bắt
đầu từ những năm 1930, khi Azzurri đang là vị vua của thế giới bóng đá
với chức vô địch World Cup đầu tiên trong lịch sử. Xuyên suốt chiều dài
lịch sử đất nước, “nghệ thuật phòng ngự Italia” như một ngọn đuốc được
các thế hệ hậu vệ của nền bóng đá này chuyền tay nhau, luôn giữ cho ngọn
lửa rực cháy.
Thập niên 1950-1960 là thời đại của
những tượng đài như Giovanni Trapattoni, Tarcisio Burgnich và Cesare
Maldini; lòng trung thành và vinh quang mà họ đạt được là những thứ đã
được biết bao thế hệ ngước nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ. Nhiều năm sau,
Calcio tiếp tục bước vào một “kỷ nguyên vàng” khác trong thập niên
1980-1990, với những cái tên khét tiếng như Gaetano Scirea của Juventus,
và Franco Baresi của A.C Milan.
Dưới sự kèm cặp, hướng dẫn của Franco
Baresi, Paolo Maldini đã kế thừa xuất sắc chiếc vương miện từ người đàn
anh vĩ đại, anh đeo nó lên một cách đầy trân trọng và kiêu hãnh cho đến
khi kết thúc sự nghiệp trọn đời gắn bó với màu áo đỏ đen. Sau đó, đến
lượt Fabio Cannavaro giúp bóng đá Ý vươn tầm thống trị thế giới. Chức vô
địch World Cup 2006 đã giúp chàng trai đến từ Naples đánh bại Gianluigi
Buffon và Thierry Henry trong cuộc đua Quả bóng Vàng, đồng thời anh
cũng trở thành hậu vệ đầu tiên trong lịch sử đoạt được danh hiệu này.
Những cái tên đã nêu trên đều là những
người thừa kế xuất sắc của các bậc đàn anh đi trước, nhưng có một chàng
trai mặc dù không thuộc dòng dõi truyền nhân của các huyền thoại, vẫn vô
cùng nổi bật khi đem so sánh với các hậu vệ còn lại, nhờ phong cách
phòng ngự đậm chất nghệ thuật của mình. Sinh ra ở Rome, Alessandro Nesta
đã được chứng kiến mối thù truyền kiếp giữa hai đội bóng cùng thành phố
Lazio và Napoli từ khi còn rất nhỏ. Tại thủ đô của Italia, bạn chỉ có
thể chọn một đội bóng để ủng hộ và giữ vững lòng trung thành đến cuối
đời.
Năm 1985, mặc dù được tuyển trạch viên
Francesco Rocca của Roma tiếp cận, nhưng cha của Alessandro đã thay mặt
anh thẳng thừng từ chối Giallorosso, ông muốn cậu con trai của mình được
giữ trọn vẹn tình yêu dành cho màu áo xanh Lazio, đội bóng mà cậu bé đã
ký hợp đồng từ năm chín tuổi. Thuở nhỏ, Nesta đã được thử nghiệm ở rất
nhiều vị trí khác nhau, từ tiền đạo cho tới tiền vệ, nhưng cuối cùng,
khi đã tìm thấy mục tiêu của sự nghiệp, anh quyết định chơi sẽ trở thành
một hậu vệ cho Bianconcelesti - một bước ngoặt định mệnh.
Dưới sự hướng dẫn và giám sát của HLV
Zdeněk Zeman trong mùa giải 1995/96, Nesta chính là người được hưởng lợi
nhiều nhất từ chiến thuật tấn công khác thường của vị chiến lược gia CH
Czech, khi ông luôn chủ trương chỉ đạo đội bóng của mình thực hiện
build-up ngay từ hàng phòng ngự. Với tư cách là nhân vật có quyền lực
lớn nhất trên băng ghế huấn luyện ở Lazio, vị thuyền trưởng đến từ
Prague đã chứng kiến sự trưởng thành và bước lên đỉnh cao của
Alessandro Nesta, chính hậu vệ người Italia cũng đã thừa nhận những ảnh
hưởng của Zeman trong sự nghiệp của mình: “Tôi sẽ không bao giờ quên
người đã đưa mình vào cuộc chơi. Zeman đóng một vai trò rất quan trọng
trong sự nghiệp của tôi, vì ông ấy luôn tin vào tài năng mà tôi có. Ông
ấy là một thiên tài chưa được đánh giá đúng thực lực.”
Sở hữu thể hình tốt, kỹ thuật cá nhân
chuẩn mực và tâm lý thi đấu vững vàng, cầu thủ người Roman đã tỏ ra vượt
trội trong khả năng đọc trận đấu và tung ra những đường chuyền đầy tính
toán với sự tự tin cực điểm vào mùa giải năm 1997 dưới sự dẫn dắt của
HLV Sven-Göran Eriksson. Mỗi mùa giải trôi qua, “tay nghề” của
Alessandro Nesta lại càng hoàn thiện hơn và mau chóng biến anh thành một
bậc thầy ở hàng phòng ngự. Một hậu vệ cực kì chắc chắn, sở hữu hình lý
tưởng và khả năng chọn vị trí thông minh, có thể giúp đội bóng triển
khai cả hai thế trận zonal-marking và tight-marking, Alessandro Nesta đã
trở thành một cầu thủ mà mọi HLV, mọi đội bóng đều khao khát chiêu mộ.
Phong cách phòng ngự đầy lạnh lùng, kiêu hãnh và chặn đứng mọi nguy hiểm
mà Nesta trình diễn đã giúp Lazio quay trở lại với đấu trường châu Âu,
đó cũng chính là những phẩm chất kỹ thuật của Nesta dưới thời Zeman đã
khiến anh trở nên khác biệt so với các hậu vệ còn lại.
Những chiếc cúp và các danh hiệu cá nhân
là thứ có thể khiến cho dư luận nhận thức sai lệch về khả năng của một
cầu thủ, nhưng Nesta không bị như vậy; những danh hiệu cá nhân và tập
thể mà anh giành được đủ để xếp chật kín một chiếc tủ lớn.
Sau mùa giải 1998/99 để tuột Scudetto
với chỉ 1 điểm ít hơn đội vô địch Internazionale ở vòng đấu cuối cùng,
Chủ tịch Sergio Cragnotti của Eagles đã bạo chi cho Lazio để mang về
những ngôi sao hàng đầu thế giới bên cạnh Nesta, ngay trong mùa giải
tiếp theo, Diego Simeone, Juan Sebastián Verón, Pavel Nedvěd và Roberto
Mancini lập tức mang về cho Lazio một cú đúp danh hiệu.
2 năm sau chiến tích ấy, tình trạng cạn
kiệt tài chính đã khiến Cragnotti phải cắn răng bán đi những ngôi sao
trong đội hình; Nesta đã phải ra đi trong sự đau đớn vô hạn, bởi vì tình
yêu với màu áo xanh của Lazio đã khắc sâu trong trái tim anh - với tư
cách là một Laziale từ thuở bé. Chủ tịch AC Milan Silvio Berlusconi vì
muốn chứng minh tham vọng xây dựng một triều đại thống trị mới của
Rossoneri, đã chi ra 30 triệu Euro để mang Alessandro Nesta về San Siro,
đây đã trở thành một trong những quyết định đúng đắn nhất của ông trên
chiếc ghế chủ tịch đội bóng, bởi sau đó, gã hậu vệ có mái tóc dài này đã
cùng với những người đồng đội tạo nên một hàng phòng ngự khét tiếng
trong thế giới bóng đá, nổi danh “không thể xuyên thủng.”
Sát cánh bên cạnh Nesta ở hàng thủ 4
người của Rossoneri chính là người đội trưởng huyền thoại Paolo Maldini,
Cafu - cầu thủ đã cùng Brazil hai lần vô địch thế giới, “thượng nghị
sĩ” Alessandro Costacurta và “hòn đá tảng” người Hà Lan, Jaap Stam;
những bật thầy phòng ngự này đã giúp Carlo Ancelotti tạo nên một đội
bóng đầy mạnh mẽ, đưa AC Milan vô địch Coppa Italia và Champions League
ngay trước kình địch Juventus.
Một thập niên chơi bóng của Nesta tại AC
Milan không thiếu những khoảnh khắc đáng nhớ, bao gồm 2 Scudetto, chiếc
cúp Champions League lần thứ 2 vào năm 2007 sau màn trả thù ngọt ngào
trước Liverpool và thi đấu hơn 224 trận trong màu áo đỏ-đen. Mặc dù một
loạt các chấn thương đã bắt đầu hạn chế khả năng thi đấu của Nesta trên
sân, nhưng sự tự tin cũng như kinh nghiệm đã biến anh thành một chai
rượu vang – càng để lâu càng đậm đà – và tiếp tục gắn bó với Rossoneri
cho tới những ngày cuối cùng của sự nghiệp đỉnh cao.
Năm 2012, Nesta rời AC Milan. Anh nằm
trong số những người cận vệ già, bao gồm Clarence Seedorf, Pippo
Inzaghi, Gennaro Gattuso và Andrea Pirlo đã quyết định tìm cho mình một
bến đỗ mới trong giai đoạn xế chiều của sự nghiệp. Nhiều tháng sau khi
tay Milan, anh đến Bắc Mỹ thi đấu, chơi cho Montreal Impact ở MLS 18
tháng trước khi tới Ấn Độ đầu quân cho Chennaiyin FC.
Mặc dù từng có 4 năm liền được bầu chọn
là hậu vệ hay nhất Serie A (từ năm 2000 đến năm 2004), nhưng những đóng
góp của Alessandro Nesta cho Azzurri lại rất ít ỏi, bởi những chấn
thương dai dẳng mà anh thường xuyên dính phải trong sự nghiệp. Điều đó
khiến anh không thể đóng góp hết mình cho chiến dịch vô địch World Cup
2006 dưới thời HLV Marcello Lippi.
Việc đã có rất nhiều cầu thủ phòng ngự
nhìn vào Alessandro Nesta như một tấm gương để học hỏi – chính là minh
chứng rõ ràng nhất về tài năng của anh. Cách Nesta chơi bóng ở hàng thủ
đã truyền cảm hứng cho rất nhiều hậu vệ sau này, bao gồm tân binh
Leonardo Bonucci của AC Milan, người đã từng cố gắng mô phỏng phong cách
phòng ngự của thần tượng mà anh ngưỡng mộ. Cầu thủ 30 tuổi này đã góp
công rất lớn trong 6 danh hiệu Scudetto liên tiếp và hai lần lọt vào
trận chung kết Champions League của Juventus, trước khi chuyển sang
Milano vào kì chuyển nhượng mùa hè với giá 42 triệu Euro. Bonucci đã bày
tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc với Nesta trong một lần trả lời phỏng vấn cho
acmilan.com: "Tôi vô cùng ngưỡng mộ Alessandro Nesta, bởi vì anh ấy
là người đã đánh dấu một phương thức phòng ngự mới, một kiểu chơi bóng
mới. Anh ấy luôn là một người thanh lịch và căn thời gian cực kì chuẩn
xác. Nesta là một tấm gương mẫu mực. Tôi thật may mắn khi từng đối đầu
với anh ấy trên sân cỏ và lần đầu tiên trong đời tôi thấy cảm xúc trào
dâng chính là khi được đổi áo đấu với anh ấy sau trận."
Người đồng đội lừng danh Paolo Maldini
cũng dành những lời tốt đẹp nhất để nói về Nesta, trong một cuộc trò
chuyện cùng Milan Channel vào tháng 5 năm 2012: “Tôi nghĩ cậu ấy là
một phần không thể tách rời trong lịch sử Milan và nền bóng đá Italia.
Không dễ tìm được một cầu thủ Italia nào đẳng cấp như cậu ấy. Cả về mặt
kỹ thuật, con người lẫn chiến thuật, cậu ấy nằm trong số ít những người
mà bóng đá Italia không thể lãng quên. Cậu ấy đã tiếp lửa cho truyền
thống những hậu vệ tài năng của AC Milan".
Sau khi giải nghệ, Alessandro Nesta đã
áp dụng sự sắc sảo và thanh lịch đã tạo nên thương hiệu phòng ngự của
mình – trong vai trò HLV CLB Miami FC, truyền đạt cho các học trò nghệ
thuật phòng ngự đã được anh nâng tầm trong suốt 20 năm.
Trong nhiều năm, chiến thuật Catenaccio
đã mang lại những thành tích xuất sắc cho bóng đá Italia, nhưng trong
thời gian nền bóng đá này đi xuống, Catenaccio cũng đã phải nhận vô số
chỉ trích như một lối chơi khô khan và xấu xí. Mặc dù vậy, trong những
năm đầu của thập niên 90, rất nhiều người vẫn nhìn nhận rằng, thứ chiến
thuật khét tiếng này của Calcio hoàn toàn không thiếu đi sự tinh tế và
sáng tạo.
Artistic (nghệ nhân) là những người đi
theo chủ nghĩa cầu toàn; họ tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ nhất cho đến
nét cọ cuối cùng và kiên trì trong việc tạo ra một phong cách nghệ thuật
độc nhất vô nhị; Nesta cũng giống như vậy, chỉ cần hỏi Lionel Messi là
biết, cho đến tận bây giờ, người ta vẫn tự hỏi, làm thế nào mà một ông
già 36 tuổi lại có thể khuất phục được cầu thủ tấn công xuất sắc nhất
thế giới. Nhưng đó chính là thương hiệu của Alessandro Nesta: Duyên
dáng, lịch lãm và thi đấu như một bậc thầy phòng ngự cho đến ngày cuối
cùng của sự nghiệp.
Theo These football times
Alessandro Nesta - Vị tướng đầu ngành Trung vệ
Bài viết của Phương Linh 5/21/2016 5:55:52 PM
Người ta thường nói, một cầu thủ
được coi là giỏi là người luôn làm tròn nhiệm vụ, như vị trí riêng và
yêu cầu của Huấn luyện viên đề ra. Và một tay gọi là chơi bóng xuất sắc
thì phải chơi hay, lại nổi bật hơn một người giỏi. Nhưng lại có những
người, chẳng thể gọi hay mà cũng không nên bảo là xuất sắc, bởi vì họ
không đi theo cách mà mọi người thường hay đánh giá một cầu thủ xuất
sắc, chính họ tạo ra sự khác biệt, chính họ gây dựng nên một cuộc cách
mạng. Vị tướng đầu ngành Alessandro Nesta cũng khiến mọi người có một
cái nhìn khác về “Trung vệ”.
Một trong những trung vệ xuất sắc nhất của bóng đá hiện đại
Điều gì khiến Alessandro Nesta không ngồi cùng mâm với những tay
giỏi, xuất sắc ở vị trí của mình? Bởi vì, trong cái bàn tiệc ấy, chỉ
toàn là những hậu vệ to lớn, lực lưỡng như vị thần chắn ngang vòng cấm
địa, hay những gã hung hăng, máu lửa và quyết liệt tựa muốn ăn tươi nuốt
sống trái bóng đang lăn kia, rồi đẩy nó đi thật xa ra khỏi tầm mắt.
Alessandro Nesta không phù hợp, cũng không muốn ngồi vào cái bàn ấy, bởi
lẽ tuy anh vẫn là “trung vệ”, anh không giống và cũng chẳng muốn giống
họ. Anh cùng Franco Baresi tọa riêng một chiếc bàn nhỏ, hàn huyên chuyện
trò, thưởng thức những ly Vang Ý theo đúng cách hào hoa nhất của gã đàn
ông Ý đích thực.
Nhẹ nhàng và khoan thai. Nesta, một Trung vệ, không phải là những
Libero, lại có lối phòng ngự đầy tinh tế, những chốt chặn cuối cùng chơi
đầu óc nhất. Ở đó, anh bật lên khả năng đọc vị trận đấu, tài lãnh đạo
tuyệt vời, kiểm soát bóng trong chân tuyệt hảo, chơi đầu giỏi, điều bóng
và dắt bóng cũng không hề kém cạnh với cái biệt tài tắc bóng của mình.
Một “nàng thơ” trên sân bóng, với cái dáng đẹp như những pho tượng tạc
nên bởi Michelangelo, đôi mặt sâu thẳm trên gương mặt góc cạnh cùng mái
tóc bồng bềnh, lãng tử theo đúng chất Ý, nhẹ nhàng, theo cách nhẹ nhàng
nhất có thể, đoạt bóng trong chân đối thủ theo cách tinh tế nhất, đá quả
bóng đi theo cách hào hoa nhất, anh là diễn viên hoàn hảo nhất mà không
cần kịch bản. Bởi với anh, quả bóng là bạn, hãy giành lấy người bạn
thân thiết thật nhẹ thôi, đừng để quả bóng phải đau bởi những cú sút của
những gã tiền đạo lạnh lùng kia.
Nesta trở thành thủ lĩnh của Lazio khi chỉ mới 21 tuổi
“Who is better than Nesta?” Ai là kẻ giỏi hơn Nesta vậy? Thật khó
để đưa ra câu trả lời đầy đủ nhất. Anh không phải là người của danh hiệu
như Cannavaro, như cách Cannavaro đoạt Cúp thế giới, vậy Cannavaro có
giỏi hơn anh không, quả là khó cân đo đong đếm, bởi Nesta trầm lặng sau
cánh cửa hào nhoáng kia như chính bản chất con người anh. Có người cho
rằng, anh hiện diện, để kéo dài thêm sự nghiệp của người đồng chí
Maldini, và khiến Thiago Silva trông có vẻ nho nhã, nhưng với tôi, Nesta
có mặt trên thế giới này để phục vụ các tifosi, các Laziali và những
Milanista mà anh yêu mến. Đừng so sánh Nesta với bất kỳ ai, bởi chẳng ai
dám đối mặt và chặn đứng Zidane khi hoàng kim, Ronaldinho thời đỉnh
cao, Ronaldo người Bồ khi đang sung sức, và kể cả Messi khi anh ta tốt
nhất. Chưa kể đến Figo, Totti, Henry, Batistuta nữa. Nếu ai đó vẫn còn
muốn so kè, câu này sẽ là lời thích hợp nhất: “Chỉ có phụ nữ mang lại sự
thăng hoa cho đàn ông. Và chỉ có Alessandro mới cản nổi Messi thôi”.
Bởi, anh đâu giống những gã trung vệ còn lại.
Người ta luôn nói Nesta là gã không may mắn, luôn gặp phận rủi
trong suốt sự nghiệp của mình, nhiều người có cảm giác tiếc cho anh. Anh
phải có hơn 10 lần phẫu thuật cho những đau đớn của mình. Anh có một kỳ
Euro 2000 ở phong độ đỉnh cao, nhưng chỉ về nhì. Anh có một đêm
Istanbul huyền ảo, nhưng cũng chỉ về nhì. Italia của anh về nhất, lúc đó
anh đã về nước. Và thế giới bóng đá cũng suýt được ghi vào sách kỷ lục
rằng, đã có một cầu thủ vừa vô địch World Cup, vừa đứng nhất Euro lại 3
lần đeo trên cổ chiếc huy chương UEFA Champions League. Nhưng, với tôi,
anh là một tay may mắn, may mắn đến lạ. Năm 9 tuổi, anh quyết định gia
nhập Lazio, đó là quyết định may mắn nhất đời anh, để đến khi 17 tuổi,
anh có trận ra mắt, 22 tuổi thành đội trưởng, và khiến cả thủ đô khóc vì
anh và đòi giết cả tên Chủ tịch Lazio chỉ vì chuyển nhượng anh sang
miền Bắc. Năm 26 tuổi, anh thành một trong những hậu vệ đắt giá nhất
lịch sử, đến nay vẫn còn tạc tên, anh may mắn được thi đấu cùng một hàng
hậu vệ trứ danh nhất, Maldini, Cafu, Costacurta, Stam. Và anh cũng may
mắn chiếm trọn trái tim của cả nước Ý, từ người Rome ở miền Trung cho
tới người Milan ở miền Bắc, cả những trái tim người yêu Calcio như tôi,
hay những giọt nước mắt của những hâm mộ toàn thế giới khi anh rời Milan
sau 10 năm gắn bó. Và anh có lẽ cũng thấy may mắn khi, chính cái phong
cách của anh, giúp anh duy trì đẳng cấp đỉnh cao, không phải là 10 năm
như hầu hết những người khác, mà đó là 20 năm, từ ngày anh đá trận đầu
tiên cho Biancocelesti đến trận anh chia tay Rossoneri, và cuối cùng là
giành chức vô địch Canada với Montreal Impact.
Một Messi ở thời kỳ đỉnh cao cũng không thể vượt qua được lão tướng Sandro Nesta
Jerome Boateng, ở cái tuổi sung sức nhất sự nghiệp, người mới đây
viết loạt bài định nghĩa thế nào là một trung vệ giỏi, từng ngã sõng
soài khi đối mặt với Messi, phải thốt lên: “Chẳng ai kiểm soát nổi
Messi”. Nhưng chắc anh quên, có một tay, ở cái tuổi 35 hay 36, đã khiến
cậu bé Vàng ấy tức điên máu, đấm thùm thụp xuống mặt sân mà tỏ rõ sự
thất vọng nặng nề, sau một tắc bóng sắc như dao cạo của anh, Alessandro
Nesta.
Nếu thời gian có quay trở lại, tôi chỉ mong giá như một ngày, đội
hình toàn nghệ sĩ này được đá với nhau một lần, chỉ một lần thôi, kia là
Barthez trong khung thành, Messi, Bergkamp lĩnh xướng hàng công, Kaka,
Pirlo, Ronaldinho, Zidane, Beckham vững vàng nơi hàng tiền vệ, Maldini,
Lahm chắn trước khung thành, và một người khác đang bận đoạt bóng nhẹ
nhàng trong chân đối thủ, đó là Alessandro Nesta.
Who’s next to Nesta? Romagnoli. No! Nesta’s one and undivided.
(Ai sẽ người kế tiếp sau Nesta? Romagnoli ư? Không, Nesta là duy nhất).
Alessandro Nesta - Gabriella Pagnozzi và những cặp đũa lệch nổi tiếng nhất làng túc cầu
Những "mỹ nam" của làng túc cầu như Nesta, Marchisio... đều không lựa chọn ý trung nhân có ngoại hình nổi bật.
1. Claudio Marchisio - Roberta Sinopoli
Sở
hữu vẻ nam tính đậm chất Địa Trung Hải nhưng Claudio Marchisio lại
không có sở thích sưu tập các bóng hồng. Thay vào đó, anh là mẫu đàn ông
chung tình, một lòng hướng về gia đình. Đó là lí do anh quyết định tổ
chức đám cưới với cô bạn gái lâu năm Roberta Sinopoli vào năm 2008.
Roberta Sinopoli có vẻ ngoài khá thô kệch. Điều này càng thấy rõ khi cô đứng cạnh đức lang quân điển trai ở các sự kiện. 2. Alessandro Nesta - Gabriella Pagnozzi
Thời
còn thi đấu đỉnh cao, Alessandro Nesta được coi là một trong những cầu
thủ điển trai nhất làng túc cầu. Được cả tá người đẹp "xin chết" nhưng
trái tim của anh lại chỉ hướng về bà xã Gabriella, người vốn có nhan sắc
rất tầm thường nếu không muốn nói là xấu. Chính
bởi vậy, chuyện tình của Nesta và Gabriella đã tiêu tốn không biết bao
giấy mực của giới truyền thông xứ mỳ ống trong suốt thời gian dài.
Chia
sẻ về chuyện tình của mình, Nesta chỉ nói rất ngắn gọn: "Hồi World Cup
1998, tôi đã gặp chấn thương và gặp Gabriella trên đất Pháp. Sau đó,
chấn thương đã hồi phục, còn cô ấy ở bên tôi mãi mãi". 3. David Villa - Patricia González
Từ
trước đến nay, David Villa không chỉ được biết đến như là một chân sút
thượng hạng mà còn là "soái ca" đẹp trai nức tiếng. Ấy vậy mà thay vì
chọn những siêu mẫu nóng bỏng như đồng nghiệp Ronaldo, anh lại quyết
định "góp gạo thổi cơm chung" với cô bạn gái lâu năm Patricia Gonzalez. Theo
lời kể của Patricia, David Villa chính là người chủ động làm quen. Anh
thậm chí còn ngại ngần đến mức nhiều tháng sau khi quen nhau mới dám nói
lời yêu. "Anh ấy đem theo một bông hoa hồng và hẹn tôi đi ăn uống, sau đó nói lời yêu ngay trước cửa nhà tôi", Patricia González thuật lại. 4. Joachim Low - Daniela
Đã 56 tuổi nhưng trông HLV người Đức vẫn trẻ đẹp như mới ngoài 40. Chính bởi điều này nên khi Joachim Low đứng cạnh phu nhân Daniela, nhiều người nhận thấy rõ sự chênh lệch về ngoại hình. Bất chấp điều này, Joachim Low và vợ vẫn sống vô cùng hạnh phúc. Tính tới thời điểm này, họ đã bên nhau được tròn 30 năm. 5. Fabio Cannavaro - Daniela Arenoso
Fabio
Cannavaro kết hôn với Daniela Arenoso vào năm 1996, bất chấp ngoại hình
có sự chênh lệch rất lớn. Hai người quen nhau từ thời cựu trung vệ này
còn đang ăn tập cùng đội trẻ Napoli. Lúc mới yêu nhau, Canavaro thường
hay viết những lời "có cánh" dành cho Daniela trên tường khu nhà nàng.
Đáng
buồn là chuyện tình đẹp của họ đã kết thúc vào năm 2015. Lý do là bởi
việc Canavaro liên tục phải làm việc xa nhà đã khiến tình cảm đôi bên
sứt mẻ, dẫn đến không thể hàn gắn. 6. Ryan Giggs - Stacey Cooke
Ryan
Giggs kết hôn với Stacey Cooke vào năm 2007, sau khi đã có hai con
chung là Liberty và Zach. Cựu danh thủ người Xứ Wales không quá đẹp
trai, nhưng nếu đem nhan sắc của Stacey lên bàn cân, cặp đôi này vẫn
được xem là "đũa lệch".
Đó
có thể là một trong những lý do khiến Giggs liên tục ngoại tình với
hàng loạt người đẹp, thậm chí là với cả... em dâu. Đầu năm 2016, Stacey
được cho là đã quyết định chia tay Giggs vì không thể chịu đựng được
hơn.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét