Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
MẶT TRÁI NHÂN TÍNH 19
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Thường, để nói lên sự tàn ác của một con người, chúng ta hay so sánh: "Ác như dã thú!", hay: "Man rợ như thú vật!". -Nói
như thế là hoàn toàn sai, là vu oan giá họa cho động vật hoang dã. Động
vật hoang dã không thể hành động ác hơn hay thiện hơn loài người được. -Vì
loài vật sống thiếu tư duy, hành động của chúng hầu hết theo bản năng,
thiếu tính ý chí, nên tính "tội ác", "man rợ", "ghê rợn" cũng thể hiện
lờ mờ, không rõ ràng và hầu như chỉ là sự vô thức, vô tình. -Loài
người có trí khôn, tình cảm đã trở nên sâu sấc, hành động có ý chí, có
hoạch định nên tính "tội ác", "man rợ" và "ghê rợn" cũng thể hiện nổi
bật, rõ ràng hơn hẳn loài vật. -Nếu
bản tính thiện - ác thể hiện ra ở hoạt động sống của loài vật chỉ là sự
giả tạo, chỉ là sự gán ghép của loài người cho chúng, thì ở loài người,
bản tính thiện - ác ấy là hiện thực, thể hiện thường xuyên trong hoạt
động sống của con người, hun đúc nên tính cách đặc thù ở con người, chỉ
loài người mới có -Nhân tính như một tấm huân chương có hai mặt tương phản nhau. Mặt phải thường được qui ước là "thiện" và mặt trái là "ác". -Do
tình cảm đã trở nên sâu sắc nên hoạt động tinh thần, thể hiện "hỉ, nộ,
ái, ố" của con người cũng hơn hẳn con vật, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà
có thể phát triển đến trạng thái cực đoan: "thiện" đến tột cùng "thánh
thiện" mà "ác" cũng hết cỡ "ác quỉ". -Như vậy, rõ ràng loài người tốt hơn loài vật bao nhiêu thì cũng có thể xấu hơn loài vật bấy nhiêu! -Một
con người, được định nghĩa là xấu hay tốt, hiền hay ác trong khoảng
thời gian nhất định hay suốt cuộc đời, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh
đưa đẩy mà mặt nào trong hai mặt tương phản đó của nhân tính thể hiện
nổi trội, lấn át.
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tận cùng tội ác
Tận cùng tội ác: Yêu râu xanh xông vào nhà hãm hiếp rồi thiêu sống thiếu nữ
Một thiếu nữ 17 tuổi đang ở trong tình trạng nguy kịch sau
khi bị một tên yêu râu xanh xông vào nhà ở bang Jharkhand ở miền đông Ấn
Độ hãm hiếp rồi thiêu sống.
Các nhà hoạt động đốt một hình nộm đại diện cho những kẻ hiếp dâm để phản đối nạn cưỡng hiếp ở Ấn Độ. Ảnh Reuters.
Theo
Sputnik, thiếu nữ đang ở tại nhà 1 người họ hàng ở bang Jharkhand ở
miền đông Ấn Độ thì tên yêu râu xanh xông vào nhà không chế, hãm hiếp
cô. Hành sự xong, hắn tàn nhẫn thiêu sống thiếu nữ để che đậy tội ác.
Hàng
xóm đã nghe thấy tiếng thét thất thanh cầu cứu của nạn nhân và chạy đến
đưa thiếu nữ xấu số tới bệnh viện. Các bác sĩ cho biết, thiếu nữ bị
bỏng độ 1 đến 70% cơ thể.
Được biết, yêu râu xanh không được nêu danh là người quen biết trước đó của nạn nhân.
Cảnh sát địa phương, ông Shrawan Kumar cho biết, sau khi lấy lời khai của nạn nhân, nghi phạm đã bị bắt giữ.
Vụ án này xảy ra chỉ một hai ngày sau khi một thiếu nữ 16 tuổi trong cùng bang Jharkhand bị hãm hiếp và thiêu sống đến chết.
Các
quan chức cảnh sát tin rằng thiếu nữ đã bị bắt cóc và sau đó bị cưỡng
hiếp trong khi gia đình cô gái đang dự một đám cưới.15 người được cho là
có liên quan đến tội ác khủng khiếp này đã bị bắt giữ.
Ước
tính, hơn 40.000 trường hợp hiếp dâm xảy ra ở Ấn Độ mỗi năm. Vụ hiếp
dâm và giết hại Asifa Bano, một cô bé tám tuổi ở huyện Kathua thuộc bang
Kashmir do Ấn Độ quản lý hồi tháng trước đã dẫn đến những cuộc biểu
tình rộng khắp cả nước.
Phương Đăng
Tuyên án tử hình đối tượng “đi đến tận cùng của tội ác”
Cập nhật: Thứ ba, 10/7/2018 - 6h30'
Ngày
9-7, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) xét xử sơ thẩm,
tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tình (sinh ngày 29-1-2000) mức án tử hình
về tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Bị cáo đã ra tay giết hại 5 người
trong một gia đình tại Q. Bình Tân, TPHCM vào đúng ngày 28 Tết Mậu
Tuất.
Tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM luận
tội, hành vi của Tình thuộc trường hợp giết nhiều người, giết người dưới
16 tuổi, hành vi phạm tội có tính chất côn đồ, nghiêm trọng. Đại diện
VKS đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo mức án cao nhất tử hình về
tội “Giết người”, mức án từ 7-8 năm tù về tội “Cướp tài sản”; tổng hợp
hình phạt bị cáo phải chấp hành là tử hình.
Trả lời tại tòa, bị
cáo Nguyễn Hữu Tình thừa nhận hành vi phạm tội. Nói lời sau cùng, bị cáo
Nguyễn Hữu Tình xin lỗi gia đình bị hại, xin lỗi cha mẹ, đồng thời muốn
hiến tạng sau khi thi hành án.
Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo
phạm tội giết người với nhiều tình tiết nghiêm trọng, man rợ, giết người
liên tiếp và giết người để che giấu hành vi phạm tội, thực hiện hành vi
phạm tội đến cùng. Hành vi của bị cáo đã đi đến tận cùng của tội ác,
gây đau thương cho người thân gia đình bị hại và hoang mang cho xã hội.
Thậm chí sau khi gây án, bị cáo còn bình tĩnh uống nước ngọt, ăn trái
cây. Sau khi lấy tài sản ra khỏi nhà, bị cáo còn đâm thêm khiến nạn nhân
Hồng tử vong hẳn. Những tình tiết này thể hiện bị cáo không còn khả
năng cải tạo, cần loại bỏ khỏi đời sống xã hội để răn đe phòng ngừa
chung. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Tình mức án tử hình
về tội “Giết người”, 8 năm tù về tội “Cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt
là tử hình. Bên cạnh đó, tòa tuyên buộc bị cáo phải bồi thường số tiền
gần 200 triệu đồng là tiền mai táng cho gia đình bị hại.
Theo cáo
trạng, năm 2017, Tình làm thuê cho vợ chồng ông Mai Xuân Chinh (46 tuổi)
và bà Mai Thị Hồng (37 tuổi) ở Q. Bình Tân, TPHCM. Tình và hai công
nhân khác ăn, ở trong nhà cùng vợ chồng và ba con ông Chinh. Tối
12-2-2018 (nhằm 27 Tết Mậu Tuất), Tình nằm trên gác nghe vợ chồng ông
Chinh nói về việc Tình lười làm, ngủ nhiều và có ý định qua Tết sẽ không
thuê nữa nên Tình tức giận không ngủ được. Đến 4 giờ ngày 13-2, Tình
lấy viên bi sắt cầm đi qua đi lại trên gác và làm rơi viên bi xuống sàn
gây ra tiếng động. Bà Hồng giật mình thức giấc, đi ra khỏi phòng ngủ và
mắng Tình. Tình tức giận lấy con dao xếp (mua sẵn trước đó để phòng
thân) xông đến đâm 2 nhát vào ngực trái bà Hồng. Tiếp đó, Tình dùng dao
đâm ông Chinh cùng 3 con là Mai Xuân Triệu (13 tuổi), Mai Huyền Diệu (11
tuổi) và Mai Hoàng Diệp (6 tuổi) tử vong.
Sau khi đâm cả 5 người,
Tình còn kéo két sắt của gia đình tới chỗ ông Chinh nằm gục để đòi mật
mã mở két. Tuy nhiên, thấy ông Chinh đã bất động nên Tình bỏ két sắt lại
(két sắt chứa hơn 90 triệu và một số nữ trang). Tiếp đó, Tình lấy điện
thoại di động, một bộ trang sức, một laptop cho vào ba lô, một xe máy
Wave RSX (tổng trị giá hơn 18 triệu đồng) rồi bỏ đi.
Trên đường
đi, do tay chảy nhiều máu vì giằng co trong lúc gây án nên Tình đến Bệnh
viện Quân y 175 (Q. Gò Vấp) để băng bó và khai vết thương do bị máy dệt
chém. Do hai ngón tay bị đứt gân nên bệnh viện yêu cầu phải có người
nhà đến ký tên bảo lãnh trước khi làm phẫu thuật. Tình gọi điện cho
người bạn đến bảo lãnh và đưa điện thoại, laptop cướp được nói của mình,
nhờ đi bán lấy tiền đóng viện phí. Hai ngày sau, Tình viết giấy cam kết
xin ra viện và đến ở nhờ phòng trọ của người bạn tại Long An. Chiều
mồng 1 Tết năm 2018, khi Tình đang ở nhà bạn tại Long An thì bị Công an
bắt giữ.
Một lần nữa, thế giới lại rùng mình
kinh tởm, khi quân Nhà nước Hồi giáo tung ra đoạn video cảnh phóng viên
Mỹ James Foley bị chặt đầu ngày 19/08/2014. Xin miễn tả lại ở đây hành
động phi nhân tính này, cũng như xin miễn đưa link bản chính không bị
cắt xén, vì vượt quá sức chịu đựng của con người.
Còn phải nói thêm gì nữa không, hay là
lời kể của những người tị nạn cũng đã đủ để hình dung: trẻ con bị chặt
đầu, phụ nữ bị mổ bụng, các thiếu nữ đẹp bị bán đi như súc vật với cái
giá từ 15 đến 25 đô la mỗi cô. Như lời cựu chủ tịch Phóng viên Không
biên giới: “Nhà nước Hồi giáo là Trung cổ cộng với truyền thông” – những
hành động như trong đêm trường Trung cổ, nhưng được tuyên truyền với
những phương tiện của thế kỷ 21.
Ảnh chụp từ video
.
Ngay cả Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đã
phải kêu gọi can thiệp để cứu giúp các cộng đồng thiểu số bị vùi dập –
kể cả bằng quân sự vì không còn có cách nào khác – và dưới sự lãnh đạo
của Liên Hiệp Quốc. Theo Le Figaro, đây không chỉ là cảm xúc hay vì
trong số đó có cộng đồng người Công giáo.
Trước khi xảy ra sự kiện tàn bạo này,
Le Figaro trong bài xã luận hôm qua nhận định: “Người Công giáo đang bị
đe dọa ngay trên mảnh đất khai sinh ra Công giáo. Đối diện với quân Nhà
nước Hồi giáo, mà cái gọi là thánh chiến thực ra chỉ là một cuộc chiến
tôn giáo, những người Công giáo đã thức tỉnh lương tâm chúng ta (…) Họ
chẳng phải là kẻ thù của ai cả, họ chỉ muốn được sống trong hòa bình
trên đất nước mình, nhưng bọn chúng đã buộc họ phải chọn lựa: di tản,
cải đạo hoặc cái chết”. Tờ báo cho rằng một cuộc chiến chính nghĩa là
một cuộc chiến tranh không ai muốn, nhưng lại cũng không thể trốn tránh.
James Foley đang làm nhiệm vụ của một phóng viên chiến trường.
.
…Nhà báo, đặc biệt là các phóng viên
chiến trường, những chứng nhân của chiến tranh thường là nạn nhân ưa
thích của bọn khủng bố. Năm 2013, nhà báo James Harkin đã đến Syriađể cố
gắng tìm dấu vết của phóng viên James Foley và Austin Tice – một phóng
viên tự do khác cũng bị mất tích. Từ sau cái chết của phóng viên ảnh
Marie Colvin ở Homs năm 2012, đa số phương tiện truyền thông đều ngưng
gởi thông tín viên đếnSyria. Harkin ước lượng 80% phóng viên chiến
trường tạiSyria đều là phóng viên viên tự do như Foley.
Bài báo của Harkin hồi tháng Năm cho
biết, các nhà báo bị bắt cóc thường được thả ra sau khi trả tiền chuộc.
Ban đầu các nhóm nổi dậy bảo vệ cho các phóng viên vì muốn những tội ác
của Assad được công bố, nhưng sau vài năm chiến đấu mà phương Tây không
hề can thiệp, một số nhóm bắt đầu sử dụng việc bắt cóc nhà báo để kiếm
tiền. Tuy nhiên trong trường hợp Foley, bị mất tích từ tháng 11/2012,
không có nhóm nào đòi tiền chuộc cả, nên có thể kết luận là do quân
thánh chiến.“James là một nhà báo can đảm, độc lập và khách quan” –
Emmanuel Hoog, Tổng giám đốc hãng thông tấn Pháp AFP khẳng định.
Nhà báo “ra trận” không khác một chiến binh.
.
Những bài phóng sự mà chúng ta được
đọc, những bức ảnh được gởi về từ những điểm nóng nhất trên thế giới là
từ những nhà báo can trường, yêu nghề như James Foley. Chắc chắn là
những phóng viên tự do như anh không làm giàu được với những tin bài
được đổi bằng mồ hôi, nước mắt và cả mạng sống, tuy vẫn bị những chế độ
thiếu vắng tự do gọi là “thế lực thù địch”.
James Foley
.
Sự tàn bạo phi nhân của quân “thánh
chiến” khiến những người xa lạ như chúng ta cũng phải ghê tởm. Thế nhưng
người mẹ của James Foley lại cho đăng lên trang Facebook của những người ủng hộ anh một thông điệp rất nhân văn:
“Chúng tôi chưa bao giờ hãnh diện vì
Jim, con trai của chúng tôi như thế. Jim đã hiến dâng mạng sống của mình
khi cố gắng chứng tỏ cho thế giới nỗi đau của dân tộc Syria.
Chúng tôi khẩn nài những người bắt cóc
không sát hại những con tin còn lại. Cũng giống như Jim, họ đều vô tội.
Họ không hề kiểm soát được chính sách của chính phủ tại Irak, tại Syria
hay bất kỳ nước nào khác trên thế giới”.
Liệu lương tâm nhân loại có thể kìm hãm
được những con người mê muội – còn có thể gọi là con người hay không –
đang đi đến tận cùng tội ác ???
Tận cùng tội ác man rợ của chế độ diệt chủng Pol Pot
Thứ 2, 06/01/2014 | 08:08
0
Với
sự giúp đỡ to lớn, kịp thời, có hiệu quả của quân tình nguyện Việt Nam,
Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia đã lật đổ chế độ diệt
chủng.
vn/103/2014/1/5/polpot-%20%281%29.jpg" >
Lực lượng quân đội tình nguyện Việt Nam phản kích quân Pol Pot.
Chị Dương Thị Niên (Tây Ninh, Việt Nam) đau xót nhìn nhà cửa, tài sản bị khơ me đỏ sang đốt phá, cướp bóc (1978).
Người dân Campuchia chạy sang lánh nạn trên vùng biên giới Tây - Nam của Việt Nam để tránh bị khơ me đỏ hành quyết.
Những
hố chôn người tập thể được khai quật ở Campuchia sau ngày 7/1. Hơn 3
triệu người Campuchia đã bị giết hại một cách man rợ dưới chế độ cai trị
của Pol Pot.
Lực lượng vũ trang Cách mạng Campuchia tiến vào Hoàng cung giải phóng Phnom Penh.
Lực
lượng quân đội tình nguyện Việt Nam liên tiếp làm nên những chiến
thắng: Giải phóng Kro chê, Xtung Treng, Bát tam boong, Xiêm Riệp, hải
cảng Công pông Xom...ở Campuchia.
Người
dân Campuchia bị đày đọa trong chế độ diệt chủng Pônpốt. Hàng triệu
người Campuchia đã bị giết trong những năm cầm quyền của khơ me đỏ tại
nước này.
Chứng
tích tội ác dã man của khơ me đỏ ở xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An
Giang. Từ 18 đến 30/4/1978, 3.157 dân thường Việt Nam ở xã này đã bị
chúng giết hại dã man bằng cách: bắn, chém và chặt đầu.
Người
dân Campuchia bị đày đọa trong chế độ diệt chủng Pônpốt. Hàng triệu
người Campuchia đã bị giết trong những năm cầm quyền của khơ me đỏ tại
nước này.
Hàng
trăm binh sĩ khơ me đỏ bị quân ta bắt khi chúng xâm lấn biên giới Việt
Nam ở 2 huyện Bảy Núi và Tịnh Biên, tỉnh An Giang (19/1/1978).
Theo TTXVN
Tội ác mang áo blouse trắng!
Tại Sài Gòn đang diễn ra toà xét xử Nguyễn Minh Hùng –
nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty Cổ phần VN Pharma cùng 8
đồng phạm bị cáo buộc đã nhập khẩu lô thuốc H-Capita 500mg chữa ung thư
kém chất lượng.
Kết luận giám định của Bộ Y tế thể hiện lô thuốc H-Capita 500mg
nói trên chứa 97% hoạt chất capecitabine- là thuốc không rõ nguồn gốc,
kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.
(Nguyễn Minh Hùng ở phiên xét xử. Ảnh: Tuổi Trẻ).
Vụ án này có chi tiết rất đáng sợ, ” Quá trình điều tra, Ngô Anh Quốc
(cấp dưới của Nguyễn Minh Hùng) đã giao nộp cho cơ quan điều tra một số
giấy biên nhận chi tiền cho nhân viên phòng bán hàng để chi phí cho bác
sĩ các bệnh viện mà VN Pharma cấp thuốc. Tổng cộng các hóa đơn này
khoảng 7,5 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, các bị can đều khai mục đích của việc nâng khống
giá thuốc trên hợp đồng nhập khẩu thuốc là để lấy tiền chi phí cho việc
bán thuốc vào các bệnh viện”.
Nghĩa là đã có những lãnh đạo của các bệnh viện, những bác sĩ nhận
tiền hoa hồng của Hùng và đồng bọn để đưa loại thuốc chữa ung thư kém
chất lượng cho bệnh nhân ung thư điều trị.
Câu hỏi được đặt ra là Toà cần phải công bố bệnh viện nào đã phân
phối thuốc cho Nguyễn Minh Hùng, bác sĩ nào đã nhận tiền để kê toa có
loại thuốc này cho bệnh nhân?
Người bị ung thư đã trăm nỗi khổ, gia đình có người thân mắc chứng
ung thư đã tận cùng mỏi mệt, thì nay với tội ác mang dáng dấp blouse
trắng này thì quả thật đã tận cùng man rợ rồi.
Vì tiền, những lãnh đạo bệnh viện, những bác sĩ vô lương tâm sẵn sàng
tiếp tay cho những kẻ ác nhân như Nguyễn Minh Hùng đâm thêm một vết dao
vào cơ thể vốn không còn khỏe mạnh của bệnh nhân, lại thêm lần thò bàn
tay tham làm vào túi tiền vốn đã cạn đáy của người bệnh.
Có lẽ, lãnh đạo Bộ Y Tế nên chủ động phối hợp với Cơ quan Công An,
Toà Án để có giải pháp thích hợp làm trong sạch đội ngũ, trả lại danh dự
cho các bác sĩ còn lại.
Bởi những kẻ mặt người dạ không người ấy không xứng đáng khoác lên mình tấm áo blouse trắng!
Nhất định phải công bố để các bệnh nhân đòi lại quyền lợi của mình, để họ có thể khiếu kiện giành lại sự công bằng của chính họ.
Đó đích xác là tội ác! Nguyệt Hữu
Tận cùng nỗi đau của người mẹ có con bị chồng giết rồi chôn xác
Đến giờ hễ ai nhắc đến nỗi
đau mất con, chị Nguyễn Thị Chính (SN 1975) lại òa khóc nức nở. Nỗi đau
hiển hiện trên khuôn mặt khắc khổ của người đàn bà bất hạnh.
Bi kịch gia đình
Chị Chính kể lại
trong vẻ đau buồn, chị và anh Nguyễn Minh Tâm (SN 1982, trú tỉnh Hà
Tĩnh, tạm trú tỉnh Đồng Nai) nên duyên vợ chồng từ 8 năm trước và đến
nay đã có với nhau 4 mặt con.
Cuộc sống gia
đình dù bộn bề khó khăn nhưng anh Tâm thường xuyên nhậu nhẹt, bỏ bê vợ
con. Do đó đứa con lớn của vợ chồng chị gửi về quê nhờ cha mẹ nuôi giúp.
Cách đây chừng 1
năm, nhờ vào vốn dành dụm được và từ sự giúp đỡ của một số người thân,
gia đình chị mua được một căn nhà nhỏ ở tổ 25B3, khu phố 4, phường Trảng
Dài, TP.Biên Hòa.
Chị Chính bên cạnh vị trí hố mà Tâm đã phi tang thi thể của đứa con trai
“Tôi tưởng đã an
cư thì chồng lập nghiệp, làm ăn để cùng tôi phụ giúp nuôi các con ăn học
tử tế chứ ai ngờ anh ấy vẫn chứng nào tật nấy... ăn nhậu bê tha, chơi
bời trai - gái”, chị Chính kể. Người đàn bà khắc khổ còn nói thêm, hễ cứ
nhậu về thì anh Tâm lại kiếm cớ chửi bới vợ con rồi đánh đập chị. Thậm
chí cách đây vài tháng anh Tâm còn công khai mối quan hệ tình cảm với
một người phụ nữ bán quán cà phê ở TP.Biên Hòa. Nhiều lúc anh Tâm chở
nhân tình về nhà, nhưng chị Chính không dám lên tiếng vì lo sợ bị đánh,
chị nuốt nước mắt vào trong để tiếp tục sống, phần vì bản thân mình,
phần là vì các con.
Chị Chính kể lại
trước thời điểm xảy ra bi kịch gia đình, chị bị chồng đánh đập dã man,
đuổi ra khỏi nhà và thông báo không cho có tên trong sổ hộ khẩu gia
đình. Không thể cam chịu nổi, chị Chính đành ra ngoài thuê phòng trọ ở
tạm, làm công nhân cho một công ty ở địa phương kiếm tiền trang trải, lo
cho con - “đến giờ tôi không thể nào tin đó là sự thật nhưng sự thật đó
lại xảy ra rồi, sao đời tôi lại khổ như thế này”.
Nỗi đau nọ chồng
chất lên nỗi đau kia. Chồng đã phụ bạc lại còn bị đuổi ra khỏi nhà. Thôi
thân mình khổ đã đành, làm sao để con khổ. Nghĩ vậy chị cũng chẳng dám
mang con theo. Trước thời điểm phát hiện chuyện tày trời khoảng một
tuần, chị về thăm con. Khi không thấy đứa con trai là Nguyễn Minh Thắng
(SN 2010) ở nhà, hỏi thì anh Tâm trả lời đã gửi con cho người quen ở
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trông giúp. Lúc đó chị Chính cũng tin như
thế.
Những ngày sau
chị Chính lại liên tục về thăm con nhưng không thấy Thắng đâu, nghi ngờ
nên chị Chính đã đi hỏi han khắp hàng xóm rồi trình báo công an. Lúc
này, chồng chị mới thú nhận với chị Chính là con bị sốt xuất huyết nặng,
chẳng may qua đời và anh đã mang đi hỏa thiêu. Chị Chính đau buồn vật
vã nhưng rồi cũng tin đó là sự thật cùng chồng lập bàn thờ để hương khói
cho con. Chính vì sự kham khổ, sự ngược đãi của chồng đã khiến cho
người đàn bà ấy trở nên yếu đuối và không dám truy hỏi sự thật về cái
chết của đứa con trai.
Sau đó, đêm 23/9
chị Chính thấy lực lượng công an tìm đến nhà, chị cũng phát hoảng không
biết chuyện gì xảy ra. “Rồi tôi nghe thông tin chồng giết hại con. Tôi
không tin nhưng khi thông tin đó là sự thật thì trời đất quanh tôi như
đổ sập tất cả” chị Chính tâm sự trong nước mắt. Nguyễn Minh Tâm bị công
an bắt giữ sau khoảng 10 ngày gây án. Cơ quan công an tiến hành khai
quật một hố sâu trong nhà và phát hiện thi thể cháu Thắng đang trong
giai đoạn phân hủy.
VOV.VN -Ép các con thơ chết còn
mình tự tử là hành vi cần lên án mạnh mẽ. Một phần do họ kém hiểu biết,
bế tắc nhưng lại không có nơi để giải tỏa, chia sẻ.
Mới
đây, khi Tâm thực nghiệm lại hiện trường, diễn biến gây án với hình nộm
là búp bê thì những người chứng kiến không khỏi bàng hoàng, căm phẫn.
Thế nhưng điều đáng nói là sau khi gây án Tâm vẫn có tâm lý ổn định đến
lạ lùng, vẫn sống, sinh hoạt trong chính ngôi nhà mà mình đã giết con
một cách bình thản như không hề có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên khi diễn
lại hành vi tội lỗi, Tâm đã không thể còn bình thản nữa mà bật khóc.
Giọt nước mặt quá muộn màng và đầy tội lỗi của một người cha...
Hành vi tội đồ của người cha
Theo hồ sơ điều
tra, khi chị Chính bị đánh, đuổi khỏi nhà thì Tâm vẫn cùng các con sinh
sống bình thường. Chiều 15/9, Tâm cho cháu Thắng ăn như bình thường.
Theo lời Tâm khai, lúc ăn cháu Thắng đã không chịu ăn mà quấy khóc, đòi
theo mẹ nên Tâm đã nổi cáu đạp vào bụng khiến Thắng văng vào tường. Thấy
con nằm im, Tâm bế con vào buồng ngủ rồi ra ngồi nhậu. Đến sáng hôm
sau, Tâm phát hiện con tử vong.
Điều đáng nói là
dù hoảng sợ nhưng sau đó một khoảng thời gian ngắn, Tâm đã lấy lại được
sự bình tĩnh và đào hố chôn con tại khu vực hẻm thông gió cạnh nhà. Sau
ngày phi tang xác con, Tâm vẫn bình tĩnh, phao tin với mọi người, con bị
bệnh đưa đi gửi nhờ người quen chăm sóc. Rồi Tâm cũng từng bước nói dối
vợ và làm cho chị Chính tin đó là sự thật. Thế nhưng gần 10 ngày sau
khi xảy ra vụ việc, đến sáng 23/9, hàng xóm của Tâm phát hiện trong nhà
của Tâm phát mùi hôi nên báo công an. Cuối cùng người cha tội lỗi này
biết là khó có thể trốn tránh nên đã thừa nhận hành vi sát hại con rồi
chôn xác phi tang ngay trong nhà. Từ khai báo đó công an tiến hành khai
quật, tìm thấy thi thể của cháu Thắng.
Đêm 15/9, sau khi Tâm giết chết
con trai 5 tuổi của mình, một số người đã nhìn thấy Tâm chạy xe máy chở
theo một cô gái ngồi sau ôm đứa con vào lòng.
Một vấn đề khác
là khi phát hiện thấy khả năng việc làm tàn độc của mình bị lộ, Tâm đã
có dấu hiệu bỏ trốn. Sau khi bắt giữ Tâm, cơ quan công an làm rõ, Tâm
đã bí mật đặt mua vé xe khách để sáng 24/9 sẽ âm thầm ra đi mà chị Chính
hoàn toàn không hay biết gì. Tuy nhiên lưới trời lồng lộng, ý định đó
của Tâm đã không kịp thực hiện. Cuối cùng người cha đó cũng phải đối
diện với tội ác của chính mình.
Với Tâm bây giờ
có thể là sự ăn năn, hối hận nhưng không thể níu kéo được tất cả. Điều
đáng quý là gia đình nhưng vì ham chơi, mê nhậu, cuối cùng Tâm đã đánh
mất tất cả, tự mình đạp đổ hạnh phúc của mình. Dư luận địa phương đang
chờ ngày người cha này phải trả giá cho những hành động mất nhân tính đã
gây ra, tuy nhiên người đau đớn nhất sau tất cả những chuyện này vẫn là
nỗi đau của một người mẹ mất con./.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất