Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I - 7

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ Sơ Mật - Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 7/10

Những “chiến binh đặc biệt” trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất


Thứ ba, 20/05/2014 | 16:00 GMT+
(ĐSPL) – Ngựa, lạc đà hay bồ câu là những “chiến binh” đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Những “chiến binh đặc biệt” trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 1
Một chiến binh trên lưng ngựa trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Bắt đầu cuộc chiến tranh, mỗi nước đều có lực lượng kỵ binh mạnh. Tuy nhiên, sau đó, sự phát triển của súng cơ và các thiết bị quân sự khác khiến cho việc chiến đấu trên lưng ngựa trở nên tốn kém hơn và không hiệu quả ở mặt trận phương Tây. Mặc dù vậy, các đội kỵ binh đã chứng minh tác dụng trong suốt cuộc chiến tranh cả ở mặt trận miền Đông và Trung Đông.
Những “chiến binh đặc biệt” trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 2
 Cuộc tấn công bằng khí độc ở mặt trận miền Tây, gần St. Quentin năm 1918. Những chú chó được sử dụng trong chiến tranh để canh gác, tìm kiếm, cứu người hay đưa tin,…
Những “chiến binh đặc biệt” trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 3
Một chú chó Anh mang băng đến cho người lính năm 1915. 
Những “chiến binh đặc biệt” trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 4
 Một chú chim bồ câu với chiếc máy quay nhỏ được gắn trên mình. Công dân người Đức Julius Neubronner đã sử dụng thử nghiệm những con chim được huấn luyện này trước và trong suốt những năm xảy ra chiến tranh.
Những “chiến binh đặc biệt” trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 5
La cũng là loài vật được sử dụng trong chiến trận. Trong ảnh là một con la đang được đưa xuống ở Alexandria, Ai Cập năm 1915.
Những “chiến binh đặc biệt” trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 6
 Và lạc đà
Những “chiến binh đặc biệt” trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 7
Người lính đang bế một con gấu túi có nguồn gốc ở Cairo năm 1915.
Những “chiến binh đặc biệt” trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 8
 Một con voi Ấn Độ, đến từ sở thú Hamburg, được người Đức sử dụng ở Valenciennes, Pháp để vận chuyển các khúc gỗ năm 1915.
Những “chiến binh đặc biệt” trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 9
 Lính Anh đang gắn thông điệp lên bồ câu đưa thư ở mặt trận miền Tây năm 1917.
Những “chiến binh đặc biệt” trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 10
 Những người dân tị nạn rời khỏi Brussels (Bỉ). Đồ đạc của họ được một chú chó chuyên chở năm 1914.

Câu chuyện đầy bí ẩn về người phụ nữ "5 lần 7 lượt" thoát chết, được mệnh danh là "quý bà không chìm"

Minh Hân, Theo Trí Thức Trẻ 1 năm trước

Trong cả cuộc đời của mình, không những đã đánh bại được căn bệnh chết người, người phụ nữ này còn sống sót kỳ diệu qua 3 thảm họa tàu biển, trong đó có thảm họa Titanic.

Người phụ nữ đang được nhắc đến này là bà Violet Jessop, sinh ra vào những năm 1880 tại Argentina. Nhắc đến người phụ nữ đặc biệt này, nhiều người nói rằng nếu có ai đó một mình sống sót trên Đại Tây Dương, người đó chỉ có thể là bà Jessop bởi sự sống sót kỳ diệu qua 3 thảm họa tàu biển lớn nhất trong lịch sử đã chứng minh rằng bà là người phụ nữ "không thể chìm".
Câu chuyện đầy bí ẩn về người phụ nữ 5 lần 7 lượt thoát chết, được mệnh danh là quý bà không chìm - Ảnh 1.
Chân dung người phụ nữ được mệnh danh là "quý bà không chìm".
Từ khi còn nhỏ, mới là một đứa trẻ 3 tuổi, Jessop đã một lần thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhờ "đánh bại" được căn bệnh chết người. Khi đó, Jessop được chuẩn đoán mắc bệnh lao và theo lời bác sĩ, bà sẽ không thể sống quá một năm. Thế nhưng, dường như "thần chết" không thể mang bà đi một cách dễ dàng như vậy, bà đã khỏi bệnh một cách kỳ diệu.
Lần thứ nhất thoát chết trong tai nạn tàu
Vận xui bắt đầu đến với bà Jessop vào năm bà vừa tròn 21 tuổi. Là một cô gái trẻ với ngoại hình xinh xắn, ước mơ của Jessop là trở thành một nhân viên tiếp tân trên tàu biển. Thế nhưng, các chủ tàu thường chỉ muốn thuê những người phụ nữ hơn Jessop đến cả chục tuổi và đã có gia đình, đơn giản vì họ cần những người có thể đi tàu và làm việc cho họ chứ không cần những cô gái trẻ đẹp. Tuy nhiên, với đam mê của mình, bà đã cố gắng và vượt qua vòng phỏng vấn cho vị trí tiếp viên trên con tàu Orinoco, rồi đến Magestic và sau đó là con tàu uy tín mang tên Olympic vào năm 1910.
Câu chuyện đầy bí ẩn về người phụ nữ 5 lần 7 lượt thoát chết, được mệnh danh là quý bà không chìm - Ảnh 2.
Lần đầu tiên Jessop thoát chết trên con tàu Olympic.
Mọi thứ dường như có vẻ rất suôn sẻ với Jessop khi được làm việc trên con tàu Olympic, con tàu được đánh giá là lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Thế nhưng, câu chuyện của Jessop bắt đầu được viết những dòng đầu tiên khi trong một lần ra khơi, chiếc tàu Olympic đã bất ngờ va chạm với một con tàu khác có tên là RMS Hawke. Với cú đâm đó nhiều người nói rằng RMS có thể khiến tàu Olympic chìm. Tuy nhiên, rất may, tổn thất sau tai nạn là không đáng kể. Và đó được coi là khởi đầu của những vận xui sau này mà bà Jessop gặp phải.
Sống sót thần kỳ trong thảm họa Titanic
Trong suốt khoảng thời gian làm việc trên Olympic, Jessop đã hoàn thành xuất sắc với cương vị một nhân viên phục vụ trên tàu. Tuy nhiên, tai nạn xảy ra với con tàu đã khiến bà từ bỏ những tháng ngày lênh đênh trên biển để làm việc tại đất liền. Thế nhưng 2 năm sau đó, khi con tàu RMS Titanic, "chị em" với con tàu Olympic trước đó, ra đời, biến cố lại một lần nữa xảy đến với bà. Do đã quen việc ở tàu Olympic trước đó nên bà Jessop nhận được lời mời từ quản lý tàu. Ban đầu, bà Jessop khá băn khoăn và ngập ngừng trước lời đề nghị tuy nhiên được biết Titanic là chiếc tàu "bất khả chiến bại" nên bà đã đồng ý làm việc trên con tàu này. Không ai có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra với con tàu và cả bà Jessop cũng vậy.
Câu chuyện đầy bí ẩn về người phụ nữ 5 lần 7 lượt thoát chết, được mệnh danh là quý bà không chìm - Ảnh 3.
Thảm họa tàu Titanic khiến cả thế giới bàng hoàng - Ảnh minh họa.
Khi Titanic đâm vào tảng băng và từ từ chìm xuống, Jessop lúc đó đang ngủ trong phòng. Tiếng đâm mạnh cùng với tiếng người hoảng hốt kêu la đã khiến bà tỉnh giấc. Chạy vụt ra ngoài, lên boong tàu, bà vội vã giúp những hành khách trên tàu đang sợ hãi tìm thuyền cứu hộ.
Một lúc sau, ai đó đã đẩy Jessop xuống chiếc thuyền cứu sinh phía dưới và ấn vào lòng bà một đứa trẻ nhỏ. Bà và tất cả những người trên chiếc thuyền sau đó đã được Carpathia, một trong những con tàu cứu hộ, đưa vào đất liền. Cứ như thế mọi chuyện xảy ra trước sự ngỡ ngàng của Jessop và cũng cứ như thế mà bà sống sót qua tai nạn tàu thứ hai trong cuộc đời của mình.
Lần thứ 3 thoát khỏi tay "tử thần"
Đến năm 1916, trên chiếc Britannic, cũng là một tàu "chị em" khác với con tàu Olympic, biến cố tiếp theo đã xảy đến với bà Jessop. Lần này, không lựa chọn công việc làm nhân viên phục vụ, bà Jessop đã nhận nhiệm vụ làm y tá tình nguyện cho con tàu. Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, tàu Britannic cũng không thể tránh khỏi số phận như 2 con tàu trước. Khi đang cách đảo Kea bốn dặm, một vụ nổ lớn xé toạc mạn phải tàu. Con tàu nhanh chóng ngậm đầy nước, không còn gì để mất, bà liều mình nhảy xuống biển, cú nhảy đó gần như tự sát vì đầu bà bị đập mạnh vào thân tàu. Jessop tưởng mình đã bị tử thần nắm chặt trong tay thì có một chiếc xuồng lớn gần đó, những người trên chiếc xuồng đã kéo bà khỏi lưỡi hái của thần chết. Đó là lần thứ 3 bà Jessop thoát chết một cách kỳ diệu.
Câu chuyện đầy bí ẩn về người phụ nữ 5 lần 7 lượt thoát chết, được mệnh danh là quý bà không chìm - Ảnh 4.
Và lần thứ 3 Jessop thoát chất thần kỳ trên con tàu Britannic.
Điều đáng nói là cả 3 con tàu Jessop gặp nạn đều thuộc loại tàu chở khách hạng sang, đều được đóng tại xưởng đóng tàu Harland & Wolff (Ireland), và được sản xuất theo đơn đặt hàng của hãng White Star Line.
Sau liên tiếp những thảm họa xảy đến với mình, nhiều người đã khuyên bà Jessop nên từ bỏ biển khơi, tuy nhiên, nhiều năm tiếp đó, bà vẫn lựa chọn bám tàu, bám biển.
Bà từ bỏ công việc và nghỉ hưu khi bước sang tuổi 61 và đến năm 84 thì bà qua đời. Sau khi vĩnh biệt con người đầy may mắn ấy, người ta mới thấy rằng hóa ra trên đời này chẳng ai có thể bất tử, chỉ là số phận đã sắp sẵn một cái chết khác cho bà.
Workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" là một hoạt động đặc biệt của chiến dịch We Are Family được tổ chức hoàn toàn miễn phí dành cho 100 người phụ nữ được sống với những sở thích, đam mê của bản thân tại Hà Nội (29/07) và Hồ Chí Minh (05/08).
Tại đây, bạn không chỉ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ với rất nhiều người phụ nữ đồng điệu mà còn được sở hữu những tấm hình cực kì xinh đẹp bên niềm đam mê của bản thân. Cùng với đó là những trải nghiệm thỏa thích khi được làm những điều mình yêu, học hỏi và gặp gỡ nhiều phụ nữ cùng chung đam mê ở các lĩnh vực: ẩm thực, handmade, homemade, mỹ phẩm organic… với sự hướng dẫn của các chuyên gia nổi tiếng.
Hãy chia sẻ ngay đam mê của bạn tại http://waf.afamily.vn để có cơ hội tham dự workshop "Ngày thứ 8 của mẹ" và mang về nhiều phần quà giá trị ngay bây giờ nhé!
(Nguồn: History)

[Ảnh] Chiến tranh thế giới thứ nhất qua những bức ảnh màu phục chế

05:05 06/08/2014

BizLIVE - Năm 2014 đánh dấu 100 năm kể từ ngày chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Để kỷ niệm sự kiện này, Đại học Open (Anh) đã nhờ đến sự giúp đỡ của một chuyên gia phục chế ảnh, biến những bức ảnh đen trắng một thời thành những bức ảnh màu độc đáo và gần gũi hơn.

[Ảnh] Chiến tranh thế giới thứ nhất qua những bức ảnh màu phục chế
Một nhóm binh sĩ đang rồi chiến hào. Ảnh chụp tại Pháp năm 1915.
Tại một chiến hào ở Albania trước năm 1918, một người lính đang được người thợ cắt tóc tên là Alpine cắt tóc cho.


Ảnh gốc.
Một người lính và chú ngựa mặc mặt nạ phòng độc tại Bộ Tư Lệnh quân đội Canada.

Ảnh gốc.
"Sự trợ giúp của bạn là cần thiết" đó là câu khẩu hiệu trên chiếc xe đồ chơi mà một cậu bé và một cô bé đang ngồi. Chiếc xe này đã được trang trí để quảng bá cho Hội Chữ thập đỏ trong một sự kiện gây quỹ từ thiện ở Adelaide, Australia.

Ảnh gốc.
Bộ binh Ấn Độ đeo mặt nạ phòng độc trong một chiến hào để chuẩn bị cho một cuộc tấn công có dùng khí độc. Bức ảnh được công bố năm 1915.

Ảnh gốc.

Các thành viên của đội quân hoàng gia Úc tại doanh trại (khoảng năm 1916).

Ảnh gốc.
Một chuồng chim bồ câu đưa thư di động, chuyên chịu trách nhiệm gửi tin tức từ các vùng chiến sự về căn cứ. Theo BBC, có khoảng 100.000 con chim bồ câu đưa thư đã được sử dụng như là sứ giả trong suốt Thế chiến thứ nhất, và có tới 95% trong số này có thể chuyển tải thông điệp đến đúng địa chỉ.

Ảnh gốc.
Một nhóm binh sĩ đang rời khỏi chiến hào được đắp bằng các bao cát. Bức ảnh được chụp vào khoảng năm 1915.


Ảnh gốc.
Một tiểu đội pháo binh của Đức. Ảnh chụp vào năm 1914.

Ảnh gốc.
"Welcome Home" - biểu ngữ chào đón những người lính ở Cleveland Frank Snoswell, Australia trở về nhà từ chiến tranh thế giới thứ nhất.

Ảnh gốc.
H.T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét