Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

LƯỚI TRỜI LỒNG LỘNG 25

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trinh sát kể chuyện - Tập 2: ĐƯỜNG CÙNG MANH MỐI
Một nhóm thiếu niên với tuổi đời còn rất trẻ, sống lang thang tại khu vực vòng xoay Phú Lâm, khu vực giáp ranh Q.6 và Bình Tân đã liên tục ra tay sát hại nhiều tài xế xe ôm và thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Vụ án tưởng chừng rơi vào thế bế tắc tuy nhiên bằng những nhận định sắc bén, các trinh sát hình sự công an Q. Bình Tân đã triệt phá băng nhóm này.

Manh mối lần ra đường dây đánh bạc liên quan cựu Cục trưởng C50

Điều tra vụ án lừa đảo, Công an Phú Thọ lần ra đường dây đánh bạc nghìn tỷ liên quan Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương và cựu Cục trưởng C50 (Bộ Công an).
Trước khi ông Nguyễn Thanh Hóa (sinh năm 1958, nguyên thiếu tướng, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) bị tạm giam, Công an tỉnh Phú Thọ đã bắt giữ 37 người liên quan đường dây đánh bạc nghìn tỷ.

Thu lợi gần 2.800 tỷ từ đánh bạc qua mạng

Đường dây tổ chức đánh bạc qua mạng được phát hiện giữa năm 2017 khi Công an tỉnh Phú Thọ nhận đơn trình báo của bà Võ Minh Phương (ở phường Nông Trang, TP Việt Trì). Theo Tạp chí cảnh sát của Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an), bà Phương bị một người sử dụng Facebook lừa đảo, chiếm đoạt 110 thẻ cào điện thoại trị giá 55 triệu đồng.
Manh moi lan ra duong day danh bac lien quan cuu Cuc truong C50 hinh anh 1
Phan Sào Nam được xác định là một trong số những người cầm đầu đường dây đánh bạc. Ảnh: VTC.
Lập chuyên án đấu tranh, cuối tháng 7/2017, Công an tỉnh Phú Thọ đã bắt giữ Lê Văn Huy (sinh năm 1997, ở Quảng Trị) - người đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bà Phương.
Qua đấu tranh, Huy khai sau khi chiếm đoạt 55 triệu đồng, thanh niên này đã đổi thành tiền ảo để đánh bài trực tuyến qua hình thức game bài Rikvip.

Tiếp tục đấu tranh mở rộng chuyên án, Phòng An ninh kinh tế, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ phối hợp với Cục An ninh mạng (Bộ Công an) đã bắt, khám xét khẩn cấp các những kẻ cầm đầu tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng gồm: Nguyễn Văn Dương (sinh năm 1975, Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao) và Lưu Thị Hồng (sinh năm 1976, Tổng giám đốc Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao).
Một người khác được xác định cùng cầm đầu đường dây đánh bạc là Phan Sào Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT VTC Online - doanh nghiệp chuyên về game online được thành lập năm 2008. Ông Nam là một trong số 37 người bị bắt tạm giam tính đến tháng 10/2017.
Qua điều tra ban đầu, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ làm rõ số tiền các đối tượng thu lợi bất chính từ hành vi đánh bạc là 2.777 tỷ đồng, tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản ngân hàng 381 tỷ đồng tiền mặt và sổ tiết kiệm, 20 căn hộ trị giá gần 190 tỷ đồng và 13 ôtô các loại.

Cựu cục trưởng C50 tiếp tay trùm cờ bạc

Theo Thanh Niên, đường dây trên hoạt động theo phương thức kinh doanh các game đánh bạc trá hình trên mạng Internet với số lượng hàng chục nghìn người trong và ngoài nước tham gia, với khoản tiền giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đường dây đánh bạc trên hoạt động trong thời gian dài có sự tiếp tay của một số cán bộ công an, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hóa.
Manh moi lan ra duong day danh bac lien quan cuu Cuc truong C50 hinh anh 2
Ông Nguyễn Thanh Hóa bị bắt tạm giam về tội Tổ chức đánh bạc. Ảnh: CAND.
Từ cuối năm 2017, ông Hóa và nhiều cán bộ thuộc C50 đã bị đình chỉ chức vụ, công tác để kiểm điểm các sai phạm có liên quan.
Sáng 11/3, Ban Bí thư họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nghe Đảng ủy Công an Trung ương và các cơ quan chức năng liên quan báo cáo kết quả điều tra vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền. Ban Bí thư cho rằng, đây là vụ án có quy mô đặc biệt lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, liên quan đến cán bộ của lực lượng công an, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Ban Bí thư yêu cầu Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan, xử lý nghiêm minh với tinh thần kiên quyết, chặt chẽ, khách quan, chính xác, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật.
Cũng trong sáng 11/3, Chủ tịch nước đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Nguyễn Thanh Hóa.
Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Thanh Hoá về tội Tổ chức đánh bạc. Ông Hóa được xác định một trong số gần 80 bị can bị khởi tố do liên quan vụ án sử dụng mạng Internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành.
Rikvip là game bài online đổi tiền thật đa nền tảng gồm website, mobile, wap. Với hàng chục loại game, người chơi có thể thỏa thích chơi  tá lả, 3 cây, tiến lên miền nam, xì tố, mậu binh, chắn...
Đáng chú ý, nhiều tháng trước, mạng xã hội lan truyền thông tin nghi một số cán bộ công tác và từng công tác tại Bộ Công an có liên quan đến vụ án đánh bạc lớn đang được Công an tỉnh Phú Thọ điều tra.
Trả lời báo chí hồi đầu năm 2018, trung tướng Trần Đăng Yến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an), không đề cập chi tiết vai trò những người liên quan. Ông Yến cho hay vụ án này xuất phát từ các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan công an, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo các cục nghiệp vụ phối hợp với Công an tỉnh Phú Thọ điều tra làm rõ. Theo Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an), vụ án này đã được khởi tố và đang trong quá trình điều tra. Trung tướng Yến khẳng định quá trình điều tra nếu phát hiện sai phạm, quan điểm của lãnh đạo Bộ Công an là sẽ xử lý nghiêm.


Tùng Lâm

Ai điều hành đường dây đánh bạc nghìn tỷ liên quan cựu cục trưởng C50?

Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương là những người cầm đầu đường dây đánh bạc nghìn tỷ liên quan ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu Cục trưởng cảnh sát công nghệ cao (C50, Bộ Công an).
Ngày 11/3, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng ông Nguyễn Thanh Hoá (sinh năm 1958, cựu Cục trưởng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50 - Bộ Công an) về tội Tổ chức đánh bạc. Ông Hóa là một trong khoảng 80 bị can bị khởi tố, trong đó có nguyên Chủ tịch HĐQT VTC Online Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH CNC.

Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương là ai?

Theo báo Tuổi Trẻ, tháng 9/2017, Công an tỉnh Phú Thọ ra quyết định khởi tố vụ án khi chính thức đánh sập một đường dây đánh bạc xuyên quốc gia. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng phát hiện đường dây đánh bạc này có sự tham gia của một số cán bộ công an.
Sau đó, Bộ Công an giao các đơn vị nghiệp vụ phối hợp Công an Phú Thọ thụ lý vụ án. Sau khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Dương (trú tại Hà Nội).
Ai dieu hanh duong day danh bac nghin ty lien quan cuu cuc truong C50? hinh anh 1
Phan Sào Nam.
Ông Dương được xác định là một trong những bị can cầm đầu đường dây đánh bạc. Theo Nhà Đầu Tư, Nguyễn Văn Dương (sinh năm 1975) là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC). Công ty này được thành lập trong tháng 9/2011, với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, trong đó Nguyễn Văn Dương góp 18 tỷ đồng.
Người thứ hai cơ quan điều tra xác định cùng cầm đầu đường dây là ông Phan Sào Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT VTC Online - doanh nghiệp chuyên về game online được thành lập từ năm 2008.
Phan Sào Nam chính là người “đem về” 10 triệu USD của Quỹ đầu tư DWS Việt Nam cho VTC Online và giúp công ty này có những bước phát triển mạnh mẽ. Tháng 1/2018, VTC Online đã thay đổi người đại diện pháp luật.
Ngoài VTC Online, ông Nam còn là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV truyền thông đa phương tiện VTC HCM. Nhưng công ty này đã ngừng hoạt động.
“Đánh hơi" được việc bị cơ quan công an "sờ" tới nên ông Nam bỏ trốn nhưng không thoát. Hiện Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Tổ chức đánh bạc.
Theo Thanh Niên, đây là đường dây hoạt động theo phương thức kinh doanh các game đánh bạc trá hình trên mạng Internet với số lượng hàng chục nghìn người trong và ngoài nước tham gia, với khoản tiền giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đường dây đánh bạc trên hoạt động trong thời gian dài có sự tiếp tay của một số cán bộ công an, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hóa. Từ cuối năm 2017, ông Hóa và nhiều cán bộ thuộc C50 đã bị đình chỉ chức vụ, công tác để kiểm điểm các sai phạm có liên quan.
Đến nay, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố khoảng 80 bị can, tiến hành bắt giữ 38 người về các hành vi Tổ chức đánh bạc, Đánh bạc, Rửa tiền, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Quá trình thụ lý vụ án, cơ quan công an thu giữ tài sản, tang vật liên quan lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.

Vì sao ông Nguyễn Thanh Hóa bị bắt?

Ông Nguyễn Thanh Hóa sinh năm 1958, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội. Trước khi bị bắt, ông Hóa từng công tác tại Cục cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế (C46 - Bộ Công an). Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Phó cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng rồi giữ chức Cục trưởng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khi đơn vị này được thành lập năm 2009.
Quá trình công tác tại C50, ông Hóa được phong hàm thiếu tướng, trực tiếp chỉ đạo các chuyên án quan trọng như vụ Công ty cổ phần đào tạo trực tuyến (MB24) lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công ty Cộng Đồng Việt, Tâm Mặt Trời kinh doanh đa cấp hay vụ đấu tranh với ổ nhóm tổ chức đánh bạc xuyên quốc gia thuê đường truyền Internet tốc độ cao, thiết lập mạng VPN, lập các trạm thu phát tín hiệu Wi-Fi trái phép tại khu vực biên giới ở Quảng Ninh, Tây Ninh để kết nối với các sòng bạc ở Campuchia tổ chức đánh bạc trực tuyến…
Ai dieu hanh duong day danh bac nghin ty lien quan cuu cuc truong C50? hinh anh 2
Ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng C50. Ảnh: CAND.
Cuối năm 2017, ông Hóa bị đình chỉ công tác để kiểm điểm các sai phạm có liên quan. Sau đó, ông Hóa nhập viện chữa bệnh. Thời điểm bị bắt, ông Hóa đang nằm điều trị tại Bệnh viện 198 (Hà Nội).
Bộ Công an cho biết ông Hóa bị bắt vì liên quan đến vụ án sử dụng mạng Internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành.
Qua hơn nửa năm điều tra vụ án, Cơ quan an ninh điều tra xác định ông Hóa cùng nhiều bị can khác tham gia tổ chức đánh bạc qua mạng Internet trên hai trang web. Có hàng trăm con bạc là "khách hàng" thường xuyên của các trang web này. Số tiền đánh bạc qua đây có thời điểm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Ngày 11/3, ông Hóa bị Chủ tịch nước ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân. Nguồn tin của Thanh Niên cho biết việc điều tra này chưa dừng lại ở truy trách nhiệm cá nhân ông Nguyễn Thanh Hóa, mà có thể còn một số cán bộ từng giữ chức vụ cao hơn.
Điều 249 -BLHS 1999: Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Tùng Lâm

Những đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng bị triệt phá

Trước khi đường dây đánh bạc liên quan thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bị triệt phá, công an cả nước đã khám phá nhiều vụ án cá độ qua mạng quy mô lên tới cả nghìn tỷ đồng.
Ngày 11/3, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng với ông Nguyễn Thanh Hoá (sinh năm 1958, nguyên thiếu tướng, Cục trưởng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50 - Bộ Công an) về tội Tổ chức đánh bạc, quy định tại khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo đánh giá của Ban Bí thư, vụ án liên quan ông Hóa có quy mô đặc biệt lớn, sử dụng công nghệ cao, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, liên quan đến cán bộ của lực lượng công an, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Trước khi vụ án này được phanh phui, Bộ Công an và công an các địa phương đã triệt xóa nhiều đường dây đánh bạc có quy mô hàng triệu USD, được điều hành hoạt động một cách tinh vi.

'Nữ quái' miền Tây điều hành đường dây cá độ nghìn tỷ

Giữa năm 2017, Công an tỉnh An Giang bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Khéo (35 tuổi, Phó giám đốc công ty phần mềm ở TP.HCM) về tội Tổ chức đánh bạc. Cùng bị bắt còn có em ruột của Khéo là Nguyễn Văn Sang (28 tuổi) và Trương Văn Diệu (47 tuổi, em họ Khéo, cùng ở An Giang).
Theo điều tra, Khéo móc nối với nhóm chuyên tổ chức đánh bạc qua mạng tại tỉnh Svay Riêng (Campuchia), sau đó mở 2 trang cá độ qua Internet tại Việt Nam.
Nhung duong day danh bac nghin ty qua mang bi triet pha hinh anh 1
Cảnh sát khám xét nơi ở của những người có liên quan trong đường dây.
Từ năm 2013, kiều nữ này nhờ người thân đứng tên mở tài khoản đại diện cho trang cá độ bóng đá và đánh bài. Mỗi tháng, Khéo được trả lương hơn 100 triệu đồng. Sau khi tham gia vào đường dây tổ chức đánh bạc, Khéo từ một người học lớp 5 đã mua bằng đại học, thành lập công ty tại TP.HCM nhằm che giấu hành vi phạm pháp.
Hàng ngày, Khéo trực tiếp điều hành đường dây, thống kê số thắng thua. Việc chuyển tiền đánh bạc được Sang, Diệu và một số người khác thực hiện thông qua gần 100 tài khoản ngân hàng. Sau mỗi lần giao dịch rút hoặc chuyển tiền, kiều nữ yêu cầu người liên quan xóa bỏ toàn bộ tin nhắn, xé hoặc đốt chứng từ hóa đơn.
Đề phòng bất trắc, những người được Khéo tuyển dụng để tổ chức đánh bạc không biết mặt nhau. Ngay cả em trai trùm cá độ cũng không nắm rõ những bí mật về đường dây.
Xác minh 70 tài khoản, cơ quan điều tra phát hiện số tiền Khéo và đồng phạm giao dịch liên quan đến hoạt động đánh bạc là trên 1.500 tỷ. Trong đó, Sang và Diệu mở 16 tài khoản ngân hàng, thực hiện số tiền giao dịch 393 tỷ đồng. Riêng Khéo mở thêm 10 tài khoản giao dịch gần 29 tỷ đồng30.000 USD.

Những bí mật đường dây cá độ nghìn tỷ của chủ salon ôtô

Giữa năm 2016, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Công an tỉnh Điện Biên đồng loạt bắt, khám xét khẩn cấp 4 nghi phạm chủ chốt trong đường dây cá độ bóng đá nghìn tỷ do Phạm Văn Thái (40 tuổi, quê Điện Biên) và vợ là Trần Thị Thủy (37 tuổi) cầm đầu. Ngoài vợ chồng trùm cá độ, cảnh sát đã bắt giữ hai đệ tử thân tín của họ là Nguyễn Văn Ngân (23 tuổi, quê Thái Nguyên) và Nguyễn Thị Phương Hà (25 tuổi, ở Hà Nội).
Chuyên án thành công đánh dấu 1.000 ngày trinh sát Bộ Công an ngược xuôi tây bắc nắm thông tin về nghi phạm. "Vợ chồng trùm cá độ có vỏ bọc kín kẽ, chỉ kết nạp người cùng huyết thống vào đường dây. “Mác” doanh nhân thành đạt giúp họ che giấu những bất minh về kinh tế", một cán bộ tham gia phá án nói với Zing.vn.
Theo vị này, tại TP Điện Biên Phủ, Thái được biết đến là chủ salon ôtô. Anh ta thường xuất hiện cùng chiếc Range Rover màu đỏ. Còn vợ của trùm cá độ bóng đá là chủ tiệm vàng, hay đi chiếc Mercedes S500.
Bằng biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát xác định đường dây cá độ của vợ chồng Thái - Thủy có máy chủ đặt ở nước ngoài. Tại Việt Nam, họ mở hàng chục đại lý cấp dưới nhận kèo cá cược khắp cả nước qua 3 website.
Nhung duong day danh bac nghin ty qua mang bi triet pha hinh anh 2
Cảnh sát đọc lệnh bắt đối với Phạm Văn Thái. Ảnh: Trung Long.
Tại Điện Biên, Nguyễn Văn Ngân (cháu họ của Thủy - Thái) đảm nhận vai trò trợ lý thống kê, giao nhận kèo cho trùm cá độ. Ăn ở tại nhà Thái, thanh niên 23 bị bắt khi cảnh sát ập vào bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở của người đàn ông cầm đầu đường dây.
Còn ở Hà Nội, Nguyễn Thị Phương Hà (cháu của Thủy) được trưng dụng với vai trò tương tự. Cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở khu chung cư hạng sang, hàng ngày làm nhiệm vụ nhận bảng từ những đầu mối do chú họ chỉ định.
Ít giờ trước lúc lệnh phá án được đưa ra, hàng trăm click đặt cửa được thực hiện trên hệ thống cá độ. Sau đó, 4 mũi cảnh sát có sự hỗ trợ của CSCĐ đồng loạt áp sát các địa điểm nghi vấn ở TP Điện Biên Phủ và Hà Nội.
Quá trình khám xét, ban chuyên án thu giữ 1 khẩu súng ngắn, 3 ôtô, nhiều tiền mặt và vật chứng liên quan. Kiểm tra hệ thống đánh bạc do vợ chồng chủ tiệm vàng điều hành, cảnh sát phát hiện lượng tiền giao dịch trong 3 năm qua lên đến gần 1.000 tỷ đồng.

Ông trùm Singapore cầm đầu đường dây cá độ nghìn tỷ

Cuối năm 2015, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Cục cảnh hình sự (Bộ Công an) bắt khẩn cấp 4 nghi can trong đường dây cờ bạc do Wong Boon Leong (hay gọi là Lawrence, 36 tuổi, quốc tịch Singapore) cầm đầu đường. Đây là lần đầu tiên công an Việt Nam bắt giữ người nước ngoài tham gia điều hành đường dây đánh bạc quy mô lớn.
Thực hiện lệnh bắt, khám xét nơi ở của Lawrence tại TP.HCM, lực lượng chức năng thu giữ nhiều sổ sách, chứng từ giao dịch ngân hàng và máy móc, thiết bị công nghệ cao sử dụng vào mục đích tổ chức cờ bạc.
Nhung duong day danh bac nghin ty qua mang bi triet pha hinh anh 3
Lawrence bị cảnh sát bắt giữ tại quận Bình Thạnh. Ảnh: Công an cung cấp
Theo nhà chức trách, Lawrence nhập cảnh vào Việt Nam từ khoảng năm 2013, mục đích là tổ chức một chi nhánh của đường dây cá độ bóng đá, đua ngựa, đua chó và các trò chơi casino với trang chủ là dafabet.
Lawrence xây dựng đường dây quy mô lớn, chặt chẽ từ người tổ chức thu thập đầu mối mua thẻ tài khoản ngân hàng, phụ trách quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường… Trang web có giao diện bằng nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt, máy chủ đặt tại Philippines.
Nghi can cho nhiều nhân viên đi quảng bá sản phẩm tại các quán cà phê, cửa hàng tạp hóa, quán nhậu để tặng hộp quẹt, móc khóa có gắn logo của dafabet.
Theo công an, có một chi nhánh khác tổ chức cho người mở rất nhiều tài khoản để thu gom tiền cá độ giao lại cho Lawrence và trả tiền thắng cho người chơi.
Để triệt phá được đường dây cờ bạc xuyên quốc gia, Cục cảnh sát công nghệ cao đã mất hơn một năm theo dõi. Quá trình xác minh thông tin ban đầu cho thấy, đường dây này đã thu hút rất đông người tham gia, tổng số tiền đánh bạc lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Người chơi phải mở tài khoản bằng tiền Việt, USD hoặc ngoại tệ khác tùy thích. Sau đó, tiền được đổi thành điểm và đánh bạc trực tiếp theo tỉ lệ ăn thua có trên trang web.

Đường dây cá độ hoạt động kiểu 'xã hội đen'

Triệt phá đường cá độ nghìn tỷ do Lê Thành Minh (tức Minh Đen, 36 tuổi, ở TP Thanh Hóa) điều hành là một trong những chuyên án kỳ công được Công an Thanh Hóa phối hợp với C50 thực hiện cuối năm 2015. Dư luận thời điểm đó chú ý tới vụ án này bởi  tham gia đường dây các độ đều là những thành phần cộm cán, chuyên nghiệp, hoạt động theo kiểu "xã hội đen", manh động.
Nhung duong day danh bac nghin ty qua mang bi triet pha hinh anh 4
Cảnh sát ghi lời khai với người liên quan. Ảnh: CAND.
Khó khăn lớn nhất đối với ban chuyên án là toàn bộ dữ liệu trên đường truyền Internet đều được nhóm cá độ mã hóa với giao thức bảo mật cao, thời điểm đó chưa có giải pháp kỹ thuật giải mã. Đặc biệt, băng nhóm này còn thay đổi đường link liên tục và cài cắm chế độ xóa dữ liệu hoàn toàn trong vòng 2 phút nếu bị phát hiện.
Sau hơn 3 tháng trinh sát, ban chuyên án quyết định di chuyển toàn bộ lực lượng gồm hơn 100 cán bộ, chiến sĩ cùng trang thiết bị kỹ thuật đến một địa điểm bí mật cách trụ sở Công an TP Thanh Hóa hơn 10 km. Lệnh tấn công phát ra, 12 tổ công tác đồng loạt ập vào 12 địa điểm nghi vấn.
Trong số 29 người bị khởi tố có cả bác sĩ, chủ doanh nghiệp và các thành phần chuyên tổ chức đánh bạc ở TP Thanh Hóa, thường sử dụng "xã hội đen" dằn mặt các con bạc thua nợ.
Cảnh sát xác định nhóm tổ chức đánh bạc do  Lê Thành Minh điều hành chỉ cá độ các trận bóng đá quốc tế với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này còn đánh lô, đề qua mạng Internet hơn 16 tỷ đồng.
Theo nguồn tin Thanh Niên, cuối 2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án hình sự Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành. Quá trình điều tra đã phát hiện đường dây đánh bạc thông qua mạng có quy mô cực lớn, có sự tham gia của cả nghìn người trong và ngoài nước.
Đường dây đánh bạc này được điều hành bởi Phan Sào Nam, nguyên Chủ tịch công ty VTC Online và Nguyễn Văn Dương, ở Hà Nội.
Đáng chú ý, với trách nhiệm của lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, khi phát hiện hành vi sai phạm, ông Nguyễn Thanh Hóa thay vì ngăn chặn, còn có những hoạt động mang tính chất tiếp tay “bảo kê” cho đường dây này. Điều này cũng lý giải việc đường dây này hoạt động trong một thời gian dài với số lượng tiền giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng thì mới bị phát hiện, bắt giữ.


Tùng Lâm

Manh mối lần ra vụ Á hậu và MC bán dâm ngàn đô ở Sài Gòn

Viết Dũng |
Manh mối lần ra vụ Á hậu và MC bán dâm ngàn đô ở Sài Gòn
Á hậu T.D tại cơ quan công an. Ảnh công an cung cấp.

Sau hơn 1 năm theo dõi, Cảnh sát Hình Sự Công an TP.HCM đã xác lập chuyên án và triệt phá đường dây mua bán dâm quy mô lớn.

Ngày 6/9, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Kiều Đại Dũ (tự Pi, SN 1996, quê tỉnh Bình Định) để điều tra làm rõ về hành vi "môi giới mại dâm".
Liên quan đến vụ việc, công an đã bắt quả tang 2 cặp đang bán dâm, trong đó có Á hậu T.D; người dẫn chương trình (MC) C.V.
Quá trình đấu tranh khai thác, cảnh sát xác định thêm Á hậu T.M.L cũng tham gia bán dâm trong đường dây này.
Theo điều tra của công an, Dũ vừa tốt nghiệp Khoa công nghệ và Quản lý môi trường của trường Đại học Văn Lang. Thời còn là sinh viên, Dũ chạy xe ôm công nghệ GrabBike kiếm thêm thu nhập.
Quá trình chạy xe, Dũ thường xuyên tiếp xúc, chở các chân dài đến khách bán dâm nên nảy sinh ý định lập đường dây mại dâm cao cấp ở trên mạng.
Để thực hiện mục đích, thanh niên này lập một trang web đăng tải nhiều hình ảnh cô gái ăn mặc hở hang lên để câu khách.
Khi khách có nhu cầu, Dũ quảng cáo các chân dài bằng cách gửi Zalo cá nhân của từng cô gái bán dâm cho khách lựa chọn.
Trường hợp khách đồng ý với giá vài chục triệu đồng trở xuống thì gã yêu cầu chuyển tiền qua tài khoản trước, rồi điều gái đến khách sạn bán dâm cho khách.
Manh mối lần ra vụ Á hậu và MC bán dâm ngàn đô ở Sài Gòn - Ảnh 2.
Đối tượng Kiều Đại Dũ. Ảnh công an cung cấp.
Trong trường hợp khách yêu cầu gái cao cấp với giá lên đến hàng trăm triệu đồng thì Dũ sẽ cho khách gặp trực tiếp gái mại dâm, nếu khách gật đầu thì Dũ sẽ nhận tiền mặt.
Thông qua các đối tượng chăn dắt trên các trang mạng, Dũ tiếp cận được các gái mại dâm cao cấp như các Á hậu, người mẫu, diễn viên… núp bóng trong giới showbiz.
Đường dây bán dâm của Dũ đa số là sinh viên, hot girl, đi khách với giá từ 300 – 1.000 USD/lượt.
Riêng Á hậu, người mẫu, diễn viên giá mỗi lần bán dâm từ 7.000 USD – 25.000 USD/lượt. Nếu các đại gia muốn "mây mưa" với những gái cao cấp này qua đêm thì phải trả giá cao gấp 3 lần, sex tour cao gấp 10 lần.
Bắt 2 Á hậu, 1 MC đang bán dâm
Với manh mối nhỏ giọt từ các trinh sát tổ công nghệ cao, Đội 6 (Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP.HCM) đã đeo bám, lần theo dấu vết các các đối tượng trên mạng. Sau hơn 1 năm theo dõi, đến tháng 1/2018, Đội 6 đã xác lập chuyên án.
Đến 16h45 ngày 30/8, khoảng 40 trinh sát Đội 6 ập vào kiểm tra hành chính 2 khách sạn trên đường Nam Quốc Cang (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) và đường Trần Hưng Đạo (phường 2, quận 5), bắt quả tang 4 đôi nam nữ đang có hành vi mua bán dâm.
Manh mối lần ra vụ Á hậu và MC bán dâm ngàn đô ở Sài Gòn - Ảnh 4.
1 trong số các "chân dài" được công an mời về làm việc. Ảnh công an cung cấp.
Tại khách sạn trên đường Nam Quốc Cang có Á hậu T.D đi khách với giá 7.000 USD/lượt, còn diễn viên kiêm MC tên C.V đi khách giá 1.500 USD/lượt.
Tại khách sạn ở Trần Hưng Đạo, công an phát hiện 2 cô gái là sinh viên đi khách với giá 300 USD – 500 USD/lượt.
Quá trình môi giới, Dũ thường đẩy giá bán dâm rất cao để hưởng tiền chênh lệch. Như vụ Á hậu T.D bán dâm, Dũ đẩy giá lên tới 7.000 USD để hưởng số tiền thêm 2.000 USD. Còn MC C.V ra giá 600 USD, Dũ đẩy lên 1.500 USD để hưởng lợi.
Á hậu, MC bán dâm khai gì?
Trao đổi với PV, một lãnh đạo Đội 6, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP.HCM (Đơn vị trực tiếp triệt phá đường dây môi giới mại dâm) cho biết, quá trình lấy lời khai, 3 người này bình thản thừa nhận hành vi bán dâm cho khách.
"Cả 3 người này khai nhận đã nhiều lần bán dâm cho các đại gia đi khách với giá từ 7.000 - 25.000 USD. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên cả 3 đi theo đường dây bán dâm do Kiều Đại Dũ cầm đầu. Những đối tượng này khai lí do bán dâm là vì cuộc sống mưu sinh, cần tiền", vị lãnh đạo này thông tin.
Cũng theo vị này, sau khi lấy lời khai, 3 người này cùng 10 người khác liên quan trong đường dây môi giới mại dâm đã được cho về nhà, đến sáng thứ 2 sẽ mời lên làm việc tiếp.
"Đây là đường dây bán dâm quy mô lớn, quy tụ nhiều người mẫu, MC có tiếng. Hiện chúng tôi đang lấy lời khai, củng cố hồ sơ để mở rộng điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng liên quan", vị này khẳng định.
theo Trí Thức Trẻ

Chú chó cứu chủ thoát án tù oan 50 năm nhờ vào một manh mối chẳng ai ngờ tới

Duy Vu, Theo Helino 19:31 13/09/2018

Chú chó Lucy đã trở thành một manh mối quan trọng khiến tòa hủy bỏ án tù oan 50 năm dành cho người đàn ông sống ở tiểu bang Oregon, Mỹ, người bị cáo buộc tội xâm hại tình dục.

Vào ngày 12/4/2017, ông Joshua Horner, một thợ sửa ống nước ở thành phố Redmond, tiểu bang Oregon, Mỹ, đã bị kết tội xâm hại tình dục một cô bé trong độ tuổi vị thành niên, và bị tòa tuyên án 50 năm tù giam.
Cô gái được cho là kẻ bị hại đã khai với tòa rằng Joshua từng đe dọa giết vật nuôi trong nhà của cô nếu cô có ý định đi báo cảnh sát. Cũng theo lời cô gái này, Joshua đã dùng súng bắn chết con chó của chính mình trước mặt cô để chứng tỏ rằng ông không hề nói suông. Và chính lời khai này đã trở thành một manh mối quan trọng giúp Joshua Horner được minh oan.
Chú chó cứu chủ thoát án tù oan 50 năm nhờ vào một manh mối chẳng ai ngờ tới - Ảnh 1.
Theo lời cô gái này, Joshua đã dùng súng bắn chết con chó của chính mình trước mặt cô để chứng tỏ rằng ông không hề nói suông.
Sáu tháng sau khi bị bồi thẩm đoàn kết tội, Joshua đã tự mình liên hệ tới Oregon Innocence Project - một tổ chức chuyên đi tìm hiểu và minh oan cho những người bị kết án nhầm, để tìm kiếm sự giúp đỡ. Sau một thời gian xem xét kĩ lưỡng trường hợp của Joshua, tổ chức này đã nhận lời giúp ông giải oan.
Theo như Joshua, ông khẳng định rằng mình chưa hề sát hại con chó nào hết. Vì vậy nếu tìm ra được con chó ấy còn sống, điều này sẽ chứng minh rằng nhân chứng đã nói dối trước tòa cho dù đã tuyên thệ sẽ nói sự thật.
Nhưng điều quan trọng nhất là giờ con vật nuôi của Joshua đang ở đâu nếu như nó vẫn còn sống?
Chú chó Lucy, theo lời khai của ông Joshua, đã được đem đi cho người khác. Chỉ dựa vào hình dạng miêu tả là một chú chó giống Labrador có lông đen, các nhân viên tại tổ chức đã lùng sục khắp nước Mỹ để tìm kiếm chú chó này, song đều phải ra về tay trắng.
Tuy nhiên, sau cùng nhóm cũng đã tìm được Lucy ở vùng biển Oregon. Hai người chủ mới của chú chó đã đồng ý hẹn gặp các nhân viên tại một sân gôn ở thành phố Gearhart, phía Tây Bắc Portland.
"Ngay khi nhìn thấy chú chó, tôi đã biết rõ nó chính là Lucy." - cô Lisa Christon, một nhân viên của tổ chức giải oan cho biết. "Lúc đó nó đang ngồi uống nước trong bóng râm trước hiên nhà."
Chú chó cứu chủ thoát án tù oan 50 năm nhờ vào một manh mối chẳng ai ngờ tới - Ảnh 2.
Lucy vẫn đang sống khỏe mạnh gần bãi biển Oregon.
Rõ ràng là chú chó Lucy không hề bị người chủ cũ của mình bắn chết, dẫn đến sự mâu thuẫn nghiêm trọng trong lời khai của cô gái trẻ kia. Theo ông John Hummel, luật sư biện hộ của ông Joshua Horner, điều này cho thấy toàn bộ lời khai của cô gái đó đều không đáng tin chút nào.
"Con chó đó không hề bị bắn! Nó vẫn sống khỏe mạnh đấy thôi." - ông Hummel xác nhận.
Vì thế, thẩm phán quận Deschutes County, ông Michael Adler, ra phán quyết hủy bỏ vụ án này vào ngày 10/9 vừa qua, khép lại nỗi ác mộng 50 năm tù oan của người đàn ông tội nghiệp kia chỉ nhờ vào sự hiện diện của một chú chó.
Chú chó cứu chủ thoát án tù oan 50 năm nhờ vào một manh mối chẳng ai ngờ tới - Ảnh 3.
Ảnh chụp ông Joshua Horner với nụ cười nhẹ nhõm trên mặt vào ngày được minh oan.
Theo AP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét