Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 36

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Sứ mệnh tự sát của Anh hùng Liên Xô: Thả bom H mạnh nhất lịch sử, chỉ có 50% cơ hội sống


Sứ mệnh tự sát của Anh hùng Liên Xô: Thả bom H mạnh nhất lịch sử, chỉ có 50% cơ hội sống

Trang Ly |
Sứ mệnh tự sát của Anh hùng Liên Xô: Thả bom H mạnh nhất lịch sử, chỉ có 50% cơ hội sống

Để nổ thử quả "bom vua", Liên Xô cần một máy bay "khủng" cùng người lái xứng danh Anh hùng Liên Xô


Ngày 30/10/1961...
Cả thế giới chấn động sau khoảnh khắc "Gấu" khổng lồ Tupolev Tu-95 thả quả bom nhiệt hạch (bom H) RDS-220 từ độ cao 10.500m phía trên quần đảo Novaya Zemlya vùng Bắc Băng Dương.
Với sức mạnh tương đương 57 triệu tấn TNT, "Big Ivan" - mật danh của quả bom RDS-220 mà Liên Xô chế tạo - trở thành vũ khí hạt nhân mạnh nhất từng được thử trong lịch sử nhân loại.
Cả Mỹ và NATO choáng váng! Họ gọi thứ vũ khí có khả năng hủy diệt khổng lồ ấy là "Tsar Bomba" (Bom Sa Hoàng) hay "Bom Vua".
Đối với Liên Xô, "Big Ivan" chính là lời đáp trả đanh thép của nước này trước những mối đe dọa đầy thách thức của Mỹ và Anh giữa thập niên 40 của thế kỷ trước. Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô vì thế cũng "nóng" hơn bao giờ hết.
Trở thành "bá vương hạt nhân" nhờ "Big Ivan", người Liên Xô nhanh chóng vùi dập niềm kiêu hãnh mà Mỹ từng tạo dựng cách đó 16 năm sau sự kiện phát triển thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại (quả bom mang mật danh "The Trinity" ngày 16/7/1945).
Cho đến nay, khi cuộc chiến dai dẳng kéo dài hơn 4 thập kỷ đã tàn canh, thì "Big Ivan" vẫn là vũ khí hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử quân sự của loài người.
Quay trở lại thời điểm cách đây 5 thập kỷ có lẻ...
Tháng 7/1961, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchev tuyên bố, muốn khẳng định năng lực hạt nhân "không thể làm ngơ" của Liên Xô trong mắt phương Tây bằng một vụ thử hạt nhân "ngoạn mục chưa từng có trong lịch sử”.
Tính cho đến thời điểm đó, quả bom nhiệt hạch đầu tiên và lớn nhất mà Liên Xô đang có là quả RDS-37, nặng 3 tấn. Tuy nhiên, trước sự khiêu khích đầy toan tính của Mỹ và Anh, Khrushchev muốn một "thứ gì đó khủng khiếp hơn thế", một loại bom hủy diệt cực lớn khiến cho quả bom nhiệt hạch mật danh "Castle Bravo" có sức mạnh bằng 15 triệu tấn TNT mà Mỹ thử nghiệm năm 1954 trở thành "tép riu"!
Trước sức ép về thời gian, nhóm 4 nhà khoa học vũ khí Liên Xô tài năng nhất bao gồm Victor Adamskii, Yuri Babaev, Yuri Smirnov và Yuri Trutnev được thành lập, chịu trách nhiệm thiết kế và sản xuất thứ bom hủy diệt khổng lồ.
15 tuần sau, "Big Ivan" ra đời! Và đáp ứng được mọi yêu cầu của lãnh đạo Khrushchev: Quả bom nặng 27 tấn, dài 8m, đường kính 2,6m - hứa hẹn một vụ nổ gây chấn động thế giới, đè bẹp niềm kiêu hãnh hạt nhân bấy lâu của phương Tây.
Với trọng lượng khổng lồ, nặng gấp 9 lần quả bom H đầu tiên của Liên Xô, "Big Ivan" đòi hỏi một loại máy bay chuyên dụng tương xứng. Và không loại máy bay nào phù hợp hơn Tupolev Tu-95 - "Con gấu" khổng lồ (Tu-95 Bear Bomber) mà NATO đặt biệt danh cho loại máy bay ném bom & mang tên lửa chiến lược thành công nhất được Liên Xô chế tạo thời Chiến tranh Lạnh.
Sứ mệnh tự sát của Anh hùng Liên Xô: Thả bom H mạnh nhất lịch sử, máy bay bị hất xa 45km! - Ảnh 1.
Sứ mệnh tự sát của Anh hùng Liên Xô: Thả bom H mạnh nhất lịch sử, máy bay bị hất xa 45km! - Ảnh 2.
Cho đến nay, Tupolev Tu-95 vẫn là loại máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ tuốc-bin cánh quạt duy nhất từng hoạt động. Ảnh: Nationalinterest
“Gấu” Tu-95 ra đời dựa trên yêu cầu mang tính thời cuộc của Liên Xô năm 1950 về một loại máy bay ném bom xuyên lục địa 4 động cơ, có khả năng chở trên 12 tấn bom, với tầm hoạt động 8.000km, có thể tấn công mọi mục tiêu chiến lược trên đất Mỹ.
Sau khi Liên Xô xuất xưởng chiếc đầu tiên năm 1952, Lầu Năm Góc không mấy coi trọng Tupolev Tu-95. Tuy nhiên, hàng loạt biến thể của nó (mà giới quân sự về sau gọi là biểu tượng của Chiến tranh Lạnh) khiến phương Tây phải nể phục và đặt biệt danh là "Gấu".
Trong đó, biến thể của nó là Tupolev Tu-95 "Bear A" chính là chiếc máy bay đã mang quả bom nặng 27 tấn "Big Ivan" đến bãi thử trên không của quần đảo Novaya Zemlya vùng Bắc Băng Dương ngày 30/10/1961.
Nặng 90 tấn, chiều dài gần 50m với kích thước sải cánh là 50,5m cùng tốc độ tối đa đạt 920km/h, Tu-95 "Bear A" được giới quân sự Liên Xô tin tưởng giao cho nhiệm vụ là "người vận chuyển" của "Big Ivan".
Sứ mệnh tự sát của Anh hùng Liên Xô: Thả bom H mạnh nhất lịch sử, máy bay bị hất xa 45km! - Ảnh 3.
Tu-95 "Bear A" mang trong mình quả bom Sa Hoàng nặng 27 tấn. Ảnh: Thisdayinaviation
Máy bay chuyên ném bom đã có. Vậy ai sẽ là người điều khiển Tu-95 "Bear A"?
Người vinh dự nhận sứ mệnh gây chấn động thời Chiến tranh Lạnh này chính là Thiếu tá Không quân Liên Xô Andrei E. Durnovtsev, nắm vai trò chỉ huy của Tu-95 "Bear A".
Sứ mệnh tự sát của Anh hùng Liên Xô: Thả bom H mạnh nhất lịch sử, máy bay bị hất xa 45km! - Ảnh 4.
Sáng ngày 30/10/1961, Thiếu tá Andrei E. Durnovtsev và phi đội của mình cất cánh từ một sân bay trên Bán đảo Kola, tiến đến khu vực thử hạt nhân của Liên Xô phía trên Vòng Bắc Cực tại Vịnh Mityushikha, nằm trong quần đảo Novaya Zemlya.
Để hạn chế tác động từ quả bom, các nhà khoa học Liên Xô đã thiết kế cho "Big Ivan" một hệ thống dù 5 tầng để làm chậm tốc độ rơi của quả bom. Việc làm này giúp cho phi đội của Durnovtsev có đủ thời gian bay đến khoảng cách an toàn tính từ vị trí thả bom trên không. Khoảng cách yêu cầu là 45km.
11:32 phút (giờ Moskva) ngày 30/10/1961, thời điểm thể theo yêu cầu của lãnh đạo Khrushchev...
Thiếu tá Andrei E. Durnovtsev cùng đội của mình thả quả bom nặng 27 tấn "Big Ivan" ở độ cao cách mặt đất 10.500m.
Sau khi rơi khỏi máy bay 188 giây, ở độ cao 4.000m, "Big Ivan" phát nổ! Sức mạnh khủng khiếp của nó nằm ngoài cả dự kiến của chính các "cha đẻ Big Ivan".
Sứ mệnh tự sát của Anh hùng Liên Xô: Thả bom H mạnh nhất lịch sử, máy bay bị hất xa 45km! - Ảnh 5.
Sau khi rơi khỏi máy bay 188 giây, ở độ cao 4.000m, "Big Ivan" phát nổ! Nguồn: Thisdayinaviation
Khoan bàn đến sức mạnh hủy diệt của quả bom có đương lượng nổ bằng 57 triệu tấn TNT, trong thời khắc khủng khiếp nhất trong lịch sử quân sự đó, phi công Andrei E. Durnovtsev và phi đội bay phải đối mặt với "tử thần" như thế nào?
Trước khi đảm nhận sứ mệnh có 1-0-2 trong lịch sử Liên Xô này, phi đội của Thiếu tá Andrei E. Durnovtsev đã được báo trước rằng: Họ chỉ có 50% cơ hội sống sót sau thời điểm quả bom phát nổ!
Điều này khiến toàn đội đương nhiên hiểu được họ sắp thực hiện sứ mệnh tự sát.
"Khoảnh khắc sau khi bom phát nổ, "Big Ivan" tạo nên một cột mây nấm khổng lồ cùng một biển ánh sáng nóng hàng nghìn độ C. Quả cầu lửa mạnh mẽ và kiêu ngạo tựa như Mộc tinh, thách thức mọi sự sống bao quanh nó. Sức mạnh đó dường như nuốt chửng cả Trái Đất vào lòng... Thực sự là một khoảnh khắc không thể nào quên!" - một trong các phi công của Tu-95 "Bear A" về sau kể lại.
Vài giây sau khi "Big Ivan" phát nổ, quả bom 27 tấn giải phóng một nguồn năng lượng hủy diệt khổng lồ. Sóng xung kích từ quả bom hất văng Tu-95 "Bear A" nặng gần 100 tấn ra xa, và cách mặt đất chỉ 1.000m!
Vụ nổ làm Tu-95 "Bear A" chao đảo dữ dội khiến cho Thiếu tá Andrei E. Durnovtsev phải sử dụng hết sức mạnh và kinh nghiệm phi công để lấy lại tay lái cho "Bear A".
Sau giây phút đối mặt với tử thần, Thiếu tá 38 tuổi cùng phi đội của mình hét vang niềm vui chiến thắng. Họ không chỉ sống sót sau sứ mệnh chỉ có 50% cơ hội sống mà còn thực hiện thành công mong mỏi của giới lãnh đạo: Liên Xô sở hữu quả bom mạnh nhất trong lịch sử loài người.
Hẳn nhiên, sau nhiệm vụ quả cảm có 1-0-2 này, Andrei E. Durnovtsev được ghi nhận và vinh danh là Anh hùng Liên Xô, đồng thời nhận hàm Trung tá Không quân.
Sứ mệnh tự sát của Anh hùng Liên Xô: Thả bom H mạnh nhất lịch sử, máy bay bị hất xa 45km! - Ảnh 7.
Chính người chỉ huy trưởng của Tu-95 "Bear A" đã biến thời khắc ngày 30/10/1961 trở thành mãi mãi trong lịch sử vũ khí thế giới. Cán cân trong lĩnh vực vũ khí hủy diệt thời Chiến tranh Lạnh nhờ thế mà nghiêng hẳn về phía Liên Xô.
Trong khoảnh khắc "Big Ivan" phát nổ, máy bay do thám của Không quân Mỹ đã bí mật đo đạc sức mạnh của một vụ nổ trên không tại khu vực Bắc Băng Dương. Dữ liệu ngay lập tức được truyền về cho Hội đồng đánh giá vũ khí nước ngoài của Mỹ. Sau khi phân tích, quả bom mà Liên Xô cho nổ có sức mạnh vô cùng khủng khiếp, mạnh nhất trong tất cả các loại bom hạt nhân từng được thử tính cho đến năm 1961.
Sứ mệnh tự sát của Anh hùng Liên Xô: Thả bom H mạnh nhất lịch sử, máy bay bị hất xa 45km! - Ảnh 8.
Sứ mệnh tự sát của Anh hùng Liên Xô: Thả bom H mạnh nhất lịch sử, máy bay bị hất xa 45km! - Ảnh 9.
Quả cầu lửa sinh ra sau khoảnh khắc bom Sa Hoàng phát nổ có đường kính lên tới 8.000m! (Ảnh: Forbes)
Giờ là lúc nói đến sức mạnh hủy diệt khổng lồ của "bom quái vật" Sa Hoàng (theo cách gọi của BBC) mà người Liên Xô từng thử thành công cách đây 57 năm.
Sở hữu sức mạnh của 57 triệu tấn TNT, quả bom H mang mật danh Sa Hoàng mà phương Tây đặt cho mạnh gấp hơn 3.000 lần quả bom "The Little Boy" mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.
Khoảnh khắc sau khi phát nổ, bom Sa Hoàng tạo nên quả cầu lửa có đường kính 8.000m cùng cột mây nấm cao 64.000m.
Sóng xung kích từ quả bom có thể quan sát được trong không khí ở khoảng cách cách vị trí nổ 700km. Thông tin vô tuyến đã bị gián đoạn trong hơn một giờ.
Tất cả các toàn nhà tại thị trấn đảo Severny (cách tâm nổ 55km) bị phá hủy hoàn toàn; Các tòa nhà bằng gỗ ở khoảng cách 200km thì hư hỏng nặng nề; 800km từ tâm nổ, tất cả ngôi nhà có cửa sổ bằng kính cũng bị vỡ vụn; Nhân chứng cách tâm nổ 1.000km cũng có thể quan sát được luồng sáng hủy diệt từ quả bom.
Sức nóng từ quả bom có thể gây bỏng cấp độ 3 trong bán kính 100km.
Điều thú vị hiếm thấy là, "Big Ivan" là một trong những vũ khí hạt nhân "sạch" nhất từng được kích nổ, bởi vì thiết kế của bom đã loại bỏ được 97% lượng bụi phóng xạ có thể xảy ra.
----
Gần 30 năm sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, "Big Ivan" hay bom Sa Hoàng vẫn giữ kỷ lục của một "bom vua": Là loại bom mạnh nhất từng được thử nghiệm trong lịch sử nhân loại.
Dưới góc độ nhân văn, cuộc chiến không đổ máu của hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã sản sinh ra nhiều anh hùng thời cuộc: Từ những cuộc phát kiến vũ trụ vĩ đại đến những sứ mệnh cảm tử có 1-0-2, lịch sử vẫn phải nhìn nhận và trân trọng những cống hiến to lớn mà họ đã thực hiện!
Bài viết sử dụng nguồn: BBC, Air & Space Magazine, Nationalinterest
theo Helino


Phút cận kề cái chết của Anh hùng Liên Xô: Nếu sứ mệnh bất thành phải uống thuốc độc tự sát

Trang Ly |
Phút cận kề cái chết của Anh hùng Liên Xô: Nếu sứ mệnh bất thành phải uống thuốc độc tự sát

Để có được 12 phút cuộc đời quý giá đi bộ ngoài vũ trụ, người Anh hùng Liên Xô ấy đã phải trải qua những giây cận kề cái chết.

Phút cận kề cái chết của Anh hùng Liên Xô: Nếu sứ mệnh bất thành phải uống thuốc độc tự sát - Ảnh 1.
Có thể nói, thập niên 50, 60 của thế kỷ 20 ghi dấu những thành tựu khám phá vũ trụ rực rỡ của Liên Xô trong cuộc đua giành vương vị không gian với Mỹ thời Chiến tranh Lạnh nói riêng và trong hành trình chinh phục vũ trụ của nhân loại nói chung.
Sau thành công của sự kiện phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới Sputnik 1 vào ngày 4/10/1957, Liên Xô liên tiếp tạo các "cú hích" khiến người Mỹ nóng ruột.
Ngày 12/4/1961, phi hành gia Liên Xô Yuri Gagarin thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên của nhân loại ra ngoài không gian trên con tàu Vostok 1 (Phương Đông 1), chính thức mở ra kỷ nguyên khai phá vũ trụ đầy hứa hẹn của con người trong tương lai.
Sứ mệnh tiên phong của người Liên Xô không dừng ở chuyến bay kéo dài 108 phút của "huyền thoại vũ trụ" Gagarin, bởi 4 năm sau, vào năm 1965, người Liên Xô tiếp tục tạo dấu ấn không thể quên trong lịch sử bằng Chương trình Voskhod với thành quả đưa con người thực hiện những bước đi đầu tiên ngoài không gian.
Khoan nói đến phi hành gia Liên Xô quả cảm thực hiện sứ mệnh có 1-0-2 này, hay những sự cố xảy ra bất ngờ tại vùng không gian cách mặt đất 500km khiến sứ mệnh của anh suýt biến thành một trong những thảm kịch đen tối nhất lịch sử khai phá vũ trụ...
Hãy bàn đến hành trình đưa người du hành vào không gian thứ hai của Liên Xô trong những năm Chiến tranh Lạnh diễn ra căng thẳng nhất.
Đầu những năm 1960...
Ba năm sau ngày khi Liên Xô nổ phát súng đầu tiên trong công cuộc khám phá và chinh phục vũ trụ (qua sự kiện phóng vệ tinh Sputnik 1), người Mỹ lúc này nhận ra một "mặt trận" khác cần phải đối đầu với Liên Xô thay vì quá chú tâm cho những dự án phát triển siêu vũ khí (vũ khí hạt nhân) của mình.
Nói là làm. Chính phủ Mỹ không tiếc tay rót 1,5 tỷ USD cho một chương trình hoàn toàn mới do NASA trực tiếp thực hiện - Chương trình Mercury (1959 - 1963) với sứ mệnh đưa người vào vũ trụ đầu tiên trong lịch sử.
Vốn đã quen với danh xưng người tiên phong trong công cuộc khai phá không gian, Liên Xô ý thức được trọng trách không thể bị Mỹ đẩy về phía sau. Do đo, giới lãnh đạo Liên Xô nhanh chóng hạ lệnh cho triển khai dự án tương tự mang tên Chương trình Vostok.
Và họ lại tiếp tục thành công. Hơn thế, còn vượt Mỹ. Lịch sử nhân loại mãi không quên thời khắc huy hoàng mà người Liên Xô tạo dựng trong ngày 12/4/1961 khi đó. Yuri Gagarin trở về Trái Đất an toàn sau sứ mệnh bay chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
Cả thế giới ngỡ ngàng. Còn người Mỹ bàng hoàng khi họ nhận ra vương vị không gian vuột khỏi tầm tay một cách quá chóng vánh.
Không dễ nản chí, NASA tiếp tục triển khai Dự án Gemini, nhằm đưa người ra không gian thứ hai của mình. Gemini program thể hiện khát khao vượt mặt Liên Xô, bởi nó là dự án phối hợp của Chương trình Mercury và Chương trình Apollo.
Với quyết tâm đánh bại người Mỹ một lần nữa, Liên Xô tiếp trục triển khai Chương trình Voskhod.
Lịch sử một lần nữa chứng kiến người Mỹ thất bại trước một "siêu cường vũ trụ" bởi không chỉ là đưa người bay ra ngoài không gian, với Voskhod, Liên Xô còn đưa người thực hiện những bước đi đầu tiên ngoài vũ trụ.
Ngày 18/3/1965. Con tàu Voskhod 2. Phi hành đoàn gồm chỉ huy Pavel Belyayev và phi công Alexey Leonov... mãi trở thành niềm kiêu hãnh tột đỉnh của Liên Xô trước một nước Mỹ thất bại trong cuộc đua giành "ngôi vương vũ trụ" thập niên 1960.
Phút cận kề cái chết của Anh hùng Liên Xô: Nếu sứ mệnh bất thành phải uống thuốc độc tự sát - Ảnh 2.
Phi hành đoàn của tàu Voskhod 2. Trong đó, Pavel Belyayev là phi công lái máy bay chiến đấu có kinh nghiệm hơn 1.000 giờ bay thuộc Không quân Liên Xô, còn Alexey Leonov là Thiếu tướng phục vụ trong Không quân Liên Xô.
Phút cận kề cái chết của Anh hùng Liên Xô: Nếu sứ mệnh bất thành phải uống thuốc độc tự sát - Ảnh 3.
Ngay từ thập niên 1950, Liên Xô đã tuyển chọn được biệt đội phi hành gia sẵn sàng cho các sứ mệnh bay vào không gian. Từ 3.000 ứng viên trên toàn Liên Xô, giới lãnh đạo đã lựa chọn được 20 tài năng vũ trụ xuất sắc nhất đất nước.
Hai trong số những tài năng thuộc biệt đội phi hành gia đầu tiên của Liên Xô có Pavel Belyayev và Alexey Leonov - hai người hùng vũ trụ thực hiện thành công sứ mệnh trên tàu Voskhod 2 lịch sử.
Phút cận kề cái chết của Anh hùng Liên Xô: Nếu sứ mệnh bất thành phải uống thuốc độc tự sát - Ảnh 4.
Biệt đội 20 phi hành gia đầu tiên trong lịch sử Liên Xô. Nguồn: RIA Novosti
Ngày 18/3/1965...
Tên lửa đẩy Voskhod 11A57 đưa tàu Voskhod 2 nặng 5,6 tấn từ bãi phóng của sân bay vũ trụ Baikonur bay thẳng lên quỹ đạo Trái Đất.
Voskhod 2 mang theo hai phi hành gia quả cảm của Liên Xô là chỉ huy Pavel Belyayev và phi công Alexey Leonov để họ thực hiện sứ mệnh chưa từng có trong lịch sử: Đi bộ ngoài không gian!
Vào lúc 11:32:54 ngày 18/3, sau khi tàu Voskhod 2 tiến vào vùng quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, ở độ cao 500km so với mặt đất, chỉ huy tàu Pavel Belyayev mở chốt gió (airlock) của tàu để đồng đội của anh là Alexey Leonov tiến hành sứ mệnh đi bộ ngoài không gian.
Hai phút sau, phi hành gia Alexey Leonov trôi nổi hoàn toàn trong môi trường phi trọng lực ngoài không gian, với sợi dây bảo hộ dài 5,35m nối với con tàu.
Để toàn thế giới có thể chiêm ngưỡng Trái Đất ở độ cao 500km, các kỹ sư đã gắn một chiếc camera trên ngực áo của Alexey Leonov. Nhờ thế, người ta có thể xem trực tiếp những gì mà Alexey Leonov được may mắn chứng kiến.
Phút cận kề cái chết của Anh hùng Liên Xô: Nếu sứ mệnh bất thành phải uống thuốc độc tự sát - Ảnh 5.
Hình ảnh Alexey Leonov bên ngoài không gian. Ảnh: Central Press/Getty Images
12 phút 9 giây là tổng thời gian đi bộ ngoài không gian mà Alexey Leonov thực hiện khi con tàu Voskhod 2 trôi quanh Trái Đất theo quỹ đạo hình elip ở khoảng cách 500km.
"Sự tĩnh lặng xâm chiếm lấy tôi. Tôi có thể nghe rõ từng nhịp đập trái tim mình. Cả tiếng thở khi ấy cũng trở nên ồn ào hơn bao giờ hết tại vùng không gian rộng lớn vô cùng ấy ...", Alexey Leonov nhớ lại những giây phút một mình trôi nổi ngoài vũ trụ.
Đúng nghĩa ra, chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên trong lịch sử nhân loại do phi hành gia quả cảm Alexey Leonov thực hiện là sứ mệnh "thả" người trôi nổi ra bên ngoài không gian trong môi trường phi trọng lực mà chỉ có bộ đồ phi hành gia bảo vệ.
Trong lịch sử, chưa một ai từng thực hiện nhiệm vụ này, do đó, đây là một sứ mệnh đáng sợ bởi không ai biết chuyện gì sẽ diễn ra khi một phi hành gia thay vì được bảo vệ trong tàu vũ trụ đầy đủ thiết bị lại bước trực tiếp ra ngoài môi trường tiềm ẩn quá nhiều rủi ro nguy hiểm đến tính mạng đến thế.
Quả thực... sứ mệnh này suýt trở thành thảm kịch vũ trụ khi một sự cố xảy ra khiến thiếu chút nữa thì Alexey Leonov vĩnh viễn không thể trở lại khoang tàu và phải chết cô độc ngoài không gian!
Phút cận kề cái chết của Anh hùng Liên Xô: Nếu sứ mệnh bất thành phải uống thuốc độc tự sát - Ảnh 6.
Trong khi đang thực hiện nhiệm vụ đi bộ ngoài không gian, Alexey Leonov đột nhiên nhận thấy bộ đồ phi hành gia của mình phồng lên bất thường. Nếu không khắc phục được sự cố này, Alexey Leonov sẽ không thể nào trở lại khoang điều áp chật hẹp của tàu Voskhod 2.
Khó khăn chồng chất khó khăn khi chỉ huy Pavel Belyayev thông báo rằng chỉ còn 5 phút nữa là con tàu đi vào vùng tối (một nửa Trái Đất không được Mặt trời chiếu sáng). Không gian tĩnh lặng cộng thêm bóng tối đặc quánh có thể khiến việc trở lại tàu của anh khó khăn hơn rất nhiều.
Lúc này, thay vì báo cáo với trung tâm chỉ huy ở mặt đất, Alexey Leonov tự đưa ra một quyết định sống còn: Anh từ từ xả bớt không khí bên trong bộ đồ phi hành gia để áp suất bên trong giảm đi.
Việc làm này có thể giúp cho bộ đồ bớt phồng lên, tuy nhiên, Alexey Leonov phải đối mặt với hậu quả của việc giảm áp đột ngột.
Bằng nỗ lực phi thường, Alexey Leonov đã chiến thắng nỗi sợ khi tâm trí anh lúc đó thoáng nhớ về thời thơ ấu, lúc mẹ anh gọi về nhà. Anh tóm lấy dây bảo hộ và tiến vào khoang điều áp. Mặc dù bộ đồ phi hành gia đã xẹp xuống nhưng do cửa khoang hẹp nên anh phải xoay sở khá lâu.
"Thao tác đơn thuần trong môi trường phi trọng lực là chuyện không hề dễ dàng. Chỉ một cái nắm tay trong không gian cũng tương đương với việc kéo một vật nặng 25kg ở Trái Đất." - Alexey Leonov nói với báo chí về sau.
Dữ liệu y khoa từ Trái Đất nhận thấy rằng nhiệt độ cơ thể của Alexey Leonov tăng lên gần 2 độ C chỉ trong hơn 20 phút, khiến người phi hành gia có thể lâm vào tình huống sốc nhiệt nguy hiểm trước khi vào được tàu.
Cuối cùng, người hùng ấy cũng chiến thắng được thử thách to lớn ngoài vũ trụ để trở vào khoang an toàn trước khi gặp rủi ro từ việc sốc nhiệt.
Ít ai ngờ rằng, bên trong bộ đồ của Alexey Leonov có sẵn một viên thuốc độc Xyanua để anh tự sát* nếu như việc trở lại tàu Voskhod 2 thất bại. Điều này nhằm tránh đau đớn cho chính Alexey Leonov khi nguồn oxy cạn kiệt dần.
Mặc dù quá trình trở về Trái Đất và tiếp đất gặp chút khó khăn so với dự kiến, nhưng phi hành đoàn của con tàu Voskhod 2 cuối cùng cũng an toàn.
Họ trở về trong vòng vây thán phục và vui mừng của lãnh đạo và nhân dân Liên Xô. Hàng loạt báo chí trên thế giới dành trang nhất cho sự kiện có 1-0-2 này.
Người chỉ huy Pavel Belyayev và phi công Alexey Leonov đi vào lịch sử Liên Xô với danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Họ cũng đi vào lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại với thành tích "vô tiền khoáng hậu": Sống sót sau sứ mệnh đi bộ ngoài không gian!
Phút cận kề cái chết của Anh hùng Liên Xô: Nếu sứ mệnh bất thành phải uống thuốc độc tự sát - Ảnh 8.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Anh hùng Liên Xô Alexey Leonov tại Điện Kremlin. Ảnh: Mikhail Klimentyev/AP
*Nguồn: Trang 138, Cuốn "Survival and Sacrifice in Mars Exploration: What We Know from Polar Expeditions" của Giáo sư Erik Seedhouse, thuộc trường ĐH ERAU (Mỹ).
Bài viết sử dụng các nguồn: RT, Gizmodo, The Guardian
theo Helino

Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc "tử thần" ngủ quên, ám ảnh phi hành gia trẻ suốt đời!

Trang Ly |
Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc "tử thần" ngủ quên, ám ảnh phi hành gia trẻ suốt đời!

Sự cố trên Trạm Vũ trụ Quốc tế năm đó trở thành một trong những khoảnh khắc kinh hoàng nhất trong lịch sử của ISS.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, năm 1992, Nga và Mỹ nhanh chóng bắt tay nhau thực hiện dự án vũ trụ có 1-0-2 trong lịch sử: Xây dựng một trạm không gian quy mô quốc tế ngoài quỹ đạo Trái Đất.
Với kinh phí lên đến 100 tỷ USD, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chính thức đi vào hoạt động năm 1998, đồng thời trở thành vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất đắt đỏ nhất và lớn nhất trong lịch sử nhân loại tính cho đến nay.
20 năm sau khi ra đời, ISS đã đóng góp rất nhiều thành tựu vũ trụ có ích cho con người ở các lĩnh vực như khí tượng học, thiên văn học, vật lý, sinh học... nhằm tạo cơ sở khoa học phục vụ cho việc du lịch vũ trụ hoặc sinh sống ngoài vũ trụ của con người trong tương lai.
Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc tử thần ngủ quên, ám ảnh phi hành gia trẻ suốt đời! - Ảnh 1.
ISS là vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất đắt đỏ nhất và lớn nhất trong lịch sử nhân loại tính cho đến nay.
Là một trạm không gian quốc tế nên ISS hiện là nơi sinh sống và làm việc của rất nhiều phi hành gia đến từ nhiều nước khác nhau, trong đó, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đóng vai trò rất lớn trong việc đưa - đón người lên ISS.
Cách mặt đất khoảng 400km, "ngôi nhà di động" nặng 465 tấn luôn ẩn chứa những hiểm họa mang tầm vũ trụ mà thế hệ các phi hành gia và NASA nói riêng luôn đề cao ý thức.
Chỉ mới xảy ra cách đây 5 năm, sự cố phi hành gia người Italia suýt tử nạn ngay trên chính trạm ISS trở thành một trong những khoảnh khắc kinh hoàng nhất trong lịch sử NASA.
Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc tử thần ngủ quên, ám ảnh phi hành gia trẻ suốt đời! - Ảnh 2.
Chris Cassidy, phi hành gia NASA đồng thời là một lính đặc nhiệm của Hải quân Mỹ Navy SEAL, thức dậy vào buổi sáng thứ 43 của mình ngoài không gian. Việc đầu tiên anh làm là mở laptop để đọc báo cáo hàng ngày.
Trên màn hình, Chris Cassidy nhanh chóng nhận được báo cáo đột xuất từ trung tâm điều khiển: Xuất hiện sự cố bên ngoài trạm ISS.
Không phải là sự cố khẩn cấp nhưng Chris Cassidy tự nhủ trường hợp này phải được sửa chữa càng sớm càng tốt. Sau khi bàn bạc với 5 phi hành gia còn lại trong khoang phi hành (CAPCOM), Chris Cassidy quyết định đợi phi hành gia người Ý Luca Parmitano, người sắp lên ISS, cùng ra ngoài EVA (khu vực hoạt động ngoài không gian) để đánh giá và khắc phục vấn đề.
Là một kỹ sư hàng không trẻ tuổi tài năng thuộc Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), người có kinh nghiệm 4 năm ngoài không gian, đồng thời từng là cựu phi công chiến đấu thuộc Không quân Ý với 2.000 giờ bay trên 40 loại máy bay khác nhau và là một thợ lặn có kinh nghiệm, Luca Parmitano sớm có được thiện cảm từ Chris Cassidy.
Đó là lý do, người chỉ huy khoang CAPCOM quyết định cùng Luca Parmitano thực hiện sứ mệnh EVA lần này.
Khi Luca Parmitano "cập bến" thành công lên ISS, hai phi hành gia sớm tham gia luyện tập trước khi chính thức thực hiện sứ mệnh EVA đi bộ ngoài không gian để khắc phục sự cố bên ngoài ISS.
Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc tử thần ngủ quên, ám ảnh phi hành gia trẻ suốt đời! - Ảnh 3.
Một tuần sau, vào ngày 16/7/2013...
Sau khi chuẩn bị đầy đủ trang phục, Chris Cassidy và Luca Parmitano thực hiện nhiệm vụ đi bộ ra bên ngoài trạm ISS để khắc phục sự cố. Trong khi Chris Cassidy bám theo lan can thiết kế dọc theo trạm ISS đến khu vực nguồn cáp dữ liệu để sửa chữa phần chập mạch thì ở phía dưới, Luca Parmitano đang tiến đến khu vực đầu nối và đường ống dẫn bên ngoài một phần khung của trạm có tên là giàn Z1.
Cả hai đều hoàn thành nhiệm vụ nhanh 5 phút so với 45 phút dự kiến ngoài EVA. Khi Luca Parmitano chuyển đến khu vực khác của ISS để hàn các khe nứt xuất hiện ở mô-đun thì anh bỗng cảm thấy có chất lỏng ở sau gáy mình.
Lơ lửng ở độ cao cách mặt đất 400km, bên ngoài là khoảng không rộng lớn với đầy rẫy nguy hiểm mà chỉ một sơ suất dù là nhỏ nhất cũng có thể khiến phi hành gia bỏ mạng cộng thêm cảm giác có điều không ổn đang diễn ra khiến Luca Parmitano buộc phải trấn tĩnh mình nhanh nhất có thể.
Luca Parmitano nhận định tình hình: Mũ bảo hộ của anh có một lỗ nhỏ phía sau, nơi oxy được vận chuyển từ balo phía sau. Và tất nhiên, thứ mà lỗ nhỏ đó vận chuyển không thể là nước!
Hiểu rõ bộ đồ phi hành, anh biết rõ rằng, nước được bơm chảy liên tục qua hệ thống làm mát trong bộ đồ anh đang mặc nhưng chất lỏng đó được bọc kín hoàn toàn, không thể có trường hợp nước rò rỉ và xuất hiện ở gáy anh thế này được.
Điều tồi tệ nhất đã xảy ra khi nước bắt đầu dâng cao dần trong mũ bảo hộ của Luca Parmitano. Ban đầu nước xâm nhập vào bộ phận micro gắn trong tai nghe của anh khiến cho việc liên lạc với trung tâm cũng như với Chris Cassidy bị gián đoạn. Lúc này, Luca Parmitano quyết định quay trở về khoang ISS.
Tuy nhiên, việc di chuyển tỉ lệ thuận với mực nước dâng lên trong mũ bảo hiểm của Luca Parmitano. Nước bắt đầu xâm chiếm mũi và mắt của người phi hành gia 36 tuổi.
Thay vì được hít thở nguồn oxy tinh khiết, Luca Parmitano lúc này cảm nhận nước xâm nhập cả vào phổi anh. Do mất tầm nhìn vì nước, anh buộc phải lần bám theo hệ thống dây cáp và lan can dọc ISS để trở về khoang.
Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc tử thần ngủ quên, ám ảnh phi hành gia trẻ suốt đời! - Ảnh 5.
Nước xâm chiếm tai, mũi rồi đến mắt anh. "Cái chết đến rồi sao?" - Anh nhủ thầm cay đắng. Ảnh minh họa
Là một thợ lặn nhiều kinh nghiệm, Luca Parmitano có thể nhịn thở được trong vài phút, tuy nhiên, trong tình huống "ngàn cân treo sợi tóc" này, từng khoảnh khắc có giá bằng chính tính mạng của người phi hành gia.
Khi Chris Cassidy nhận ra sự bất thường của đồng đội, anh đã cố gắng di chuyển đến bên Luca Parmitano để giải cứu. Tuy nhiên, bản năng sống mạnh mẽ cùng bộ óc còn đủ tỉnh táo của một Trung tá Không quân đã giúp anh chiến đấu đến phút cuối cùng với tử thần.
Cuối cùng, Luca Parmitano đã chạm tay được đến chốt gió. May mắn thay, Chris Cassidy cũng vừa đến, anh giúp đồng đội trở vào khoang và nhanh chóng giải thoát Luca Parmitano khỏi chiếc mũ bảo hộ kín đầy nước.
Tuy nhiên, do là môi trường không trọng lực nên mũi, tai của Luca Parmitano vẫn đầy nước. Nhờ kỹ năng cấp cứu của đồng đội khác trong khoang, cuối cùng Luca Parmitano đã sống sót và tỉnh táo trở lại.
"Cảm giác lúc đó thật khủng khiếp. Tôi chưa bao giờ từng trải qua thứ gì đó tương tự trong đời. Giống như người bị bịt mắt rồi di chuyển ở độ cao 400km, trong khi nước cứ thể ngập miệng, mũi và mắt bạn. Tôi nghĩ mình sẽ bất tỉnh và rồi chuyện tồi tệ nhất (là cái chết) sẽ xảy ra chẳng sớm thì muộn.
Đã có lúc tôi muốn mở mũ bảo hiểm ra. Tôi biết việc làm đó thật khủng khiếp, nó sẽ khiến tôi mất đi ý thức ngay lập tức. Thế nhưng, cảm giác chết chìm ngay trong chiếc mũ nhỏ thực sự là một trải nghiệm ám ảnh suốt đời." - Luca Parmitano kể lại sự kiện khủng khiếp trong đời vài ngày sau đó.
Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc tử thần ngủ quên, ám ảnh phi hành gia trẻ suốt đời! - Ảnh 6.
Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc tử thần ngủ quên, ám ảnh phi hành gia trẻ suốt đời! - Ảnh 7.
Phi hành gia người Ý Luca Parmitano.
"Sự bình tĩnh cao độ cùng bản lĩnh được tôi luyện của Luca Parmitano đã giúp anh thoát nạn trong gang tấc." - theo ghi chép báo cáo dày 222 trang của ban điều tra Mishap Investigation Board của NASA.
Sau sự cố vũ trụ mà NASA gọi là "trường hợp cực kỳ nghiêm trọng" và trở thành một trong những khoảnh khắc đáng sợ nhất trong lịch sử của ISS thì cơ quan này đã lập hẳn một ban nhằm điều tra nguyên nhân khiến nước rò rỉ vào mũ bảo hộ của phi hành gia người Ý Luca Parmitano.
Tuy nhiên, 6 tháng sau sứ mệnh EVA của Luca Parmitano và Chris Cassidy, các kỹ sư vũ trụ vẫn không xác định được chính xác nguyên nhân nước rò rỉ, mặc dù họ nhanh chóng phát hiện phần bị hỏng và tiến hành cải tiến cho bộ đồ phi hành gia về sau.
Các kỹ sư đã thêm một ống thở dự phòng trong chiếc mũ bảo hiểm của bộ quần áo phi hành để phòng sự cố nguy hiểm này xảy ra môt lần nữa.
----
Sự việc xảy ra trong sứ mệnh EVA của phi hành gia Luca Parmitano ngày 16/7/2013 trở thành một trong những khoảnh khắc kinh hoàng trong lịch sử của Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Không có ai bị tử nạn nhưng tai nạn này khiến cho nhiều thế hệ phi hành gia quốc tế ý thức cao độ về những mối nguy hiểm luôn rình rập ngoài không gian.
Đối với những nhà phi hành gia làm việc trên trạm ISS nói riêng, họ không chỉ tài giỏi, có kỹ năng sinh sống và làm việc ngoài vũ trụ cùng một ý chí và bản lĩnh cao độ, thứ họ luôn trang bị bên mình chính là tâm lý "có thể mất mạng bất cứ lúc nào ngoài "nghĩa địa" không gian rộng lớn!"
Mọi điều tồi tệ luôn có thể xảy ra - Đó là lý do người ta gọi những phi hành gia là người hùng vũ trụ!
Bài viết sử dụng các nguồn: Space, Business Insider, Air & Space Magazine
theo Helino

Từ nỗi đau mất cha đến sứ mệnh bay chưa từng có trong lịch sử: Anh hùng Liên Xô này là ai?

Trang Li |
Từ nỗi đau mất cha đến sứ mệnh bay chưa từng có trong lịch sử: Anh hùng Liên Xô này là ai?

Cho đến nay, bà là nữ phi hành gia Liên Xô duy nhất hoàn thành sứ mệnh bay độc hành vào vũ trụ.

Ngày 12/4/1961, phi hành gia Liên Xô Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên trong lịch sử bay vào vũ trụ.
Trên con tàu Phương Đông 1 (Vostok 1), chàng trai 27 tuổi đã lập kỳ tích đáng nhớ trong lịch sử hàng không Liên Xô, thỏa mãn ước mơ ngàn đời của nhân loại thoát khỏi lực hút của Trái Đất để sải cánh bay vòng quanh địa cầu trong chuyến hành trình kéo dài 108 phút.
Sau sự kiện có 1-0-2 trong lịch sử đó, thế giới thán phục và không ngừng tôn vinh, ca ngợi anh. Tổng bí thư đương thời Nikita Khrushchev gọi anh là "Christopher Columbus của Liên Xô"
Trong những ngày đầu tháng 4 tươi đẹp năm 1961 năm ấy, một nữ đảng viên trẻ tuổi của Đảng Cộng sản Liên Xô nhen nhóm khát vọng bay ra ngoài vũ trụ giống như người hùng dân tộc Yuri Gagarin vừa thực hiện.
Tuổi trẻ, lòng nhiệt thành cùng sự quả cảm vốn có sẵn trong huyết mạch của người con gái có cha hy sinh anh dũng khi chiến đấu với phát-xít Đức đã giúp bà hoàn thành sứ mệnh và trở thành nữ du hành vũ trụ đầu tiên trong lịch sử thám hiểm không gian của loài người!
Bà chính là Valentina Vladimirovna "Valya" Tereshkova.
Từ nỗi đau mất cha đến sứ mệnh bay chưa từng có trong lịch sử: Nữ phi hành gia này là ai? - Ảnh 1.
Valentina Vladimirovna "Valya" Tereshkova (tên ngắn gọn là Valentina Tereshkova) sinh ngày 6/3/1937 tại ngôi làng nhỏ Maslennikovo gần sông Volga, cách thủ đô Moskva 277km về phía đông bắc.  
Cũng giống như bao người dân làng Maslennikovo khác, thời thơ ấu của Valentina Tereshkova trôi qua yên bình bên cha mẹ, những người làm nông hiền lành, chất phác.
Tuy nhiên, khi Chiến tranh Thế giới thứ hai xảy ra, cha của bà sớm nhập ngũ và tham gia chiến đấu dũng cảm trước quân phát-xít Đức. Trong những tháng ngày xa cha, Valentina Tereshkova ngước nhìn bầu trời tự do và ước mơ một ngày được sải cánh trên khoảng không rộng lớn ấy.
Hay tin cha hy sinh ngoài mặt trận, cô bé Valentina Tereshkova cùng mẹ nén chặt nỗi đau cùng nhau vượt qua những tháng ngày gian khó. 
Những năm tháng sống trong bom đạn chiến tranh cộng thêm nỗi nhớ cha khôn nguôi đã thắp sáng ý chí và giấc mơ của người con gái mới chớm tuổi đôi mươi. Ngày 21/5/1959, Valentina Tereshkova thực hiện chuyến nhảy dù đầu tiên trong đời khi mới 22 tuổi tại một câu lạc bộ hàng không ở địa phương. Chính sự kiện này về sau đã chắp cánh cho ước mơ thủa bé của Valentina Tereshkova bay xa.
Con đường sải cánh trên bầu trời của Valentina Tereshkova mở rộng hơn bao giờ hết khi đất nước và đồng bào của mình cùng hô vang tên của anh hùng dân tộc Yuri Gagarin trong cái ngày 12/4/1961 đầy huy hoàng đó. 
Liên Xô tự hào là quốc gia nổ phát súng đầu tiên đưa người ra vũ trụ. Và chính cái tên Yuri Gagarin đã truyền cảm hứng sâu sắc cho Valentina Tereshkova. Bà chuyên tâm luyện tập nhảy dù và tìm hiểu các kiến thức về tàu vũ trụ.
Mọi nỗ lực được đền đáp khi chỉ một năm sau, Liên Xô thông báo tuyển chọn nữ ứng cử viên cho chương trình đưa nữ phi hành gia đầu tiên bay ra ngoài vũ trụ dựa trên ý tưởng của Sergey Korolyov, kỹ sư trưởng của chương trình vũ trụ Liên Xô.
Đáp được đầy đủ các điều kiện: Lý lịch trong sạch; Gia đình có công với tổ quốc; Từng nhảy dù trước 30 tuổi; Thấp hơn 1,7m và nặng không quá 70kg, nên Valentina Tereshkova là một trong 5 người được chọn sau khi loại bỏ 400 ứng cử viên khác trên toàn đất nước.
Mặc dù không có bất cứ kinh nghiệm nào về lái máy bay hay tàu vũ trụ nhưng Valentina Tereshkova vẫn được gọi, bởi các chuyên gia ấn tượng thực sự về con số 126 lần nhảy dù thành công trước đó của bà.
Trước khi thực hiện sứ mệnh bay vào tháng 6/1963, Valentina Tereshkova và 4 ứng viên tiềm năng còn lại phải tham gia các khóa luyện tập dày đặc kéo dài 18 tháng, từ việc bay không trọng lượng, thực hiện 120 chuyến nhảy dù, lái máy bay phản lực MiG-15, thuần thục các kỹ năng trên tàu vũ trụ đến các cuộc kiểm tra cách ly, kiểm tra ly tâm và các bài lý thuyết liên quan khác.
Trong các buổi luyện tập ấy, Valentina Tereshkova may mắn được gặp gỡ và làm việc với "huyền thoại vũ trụ" Yuri Gagarin. Cả hai tham gia luyện tập việc trao đổi và kết nối qua bộ đàm.
Từ nỗi đau mất cha đến sứ mệnh bay chưa từng có trong lịch sử: Nữ phi hành gia này là ai? - Ảnh 3.
"Đàn anh" Yuri Gagarin và Valentina Tereshkova trong một buổi luyện tập điện đàm trước chuyến bay. Nguồn: IVLEV/SPUTNIK
Chính việc gặp gỡ và làm việc với "thần tượng" Yuri Gagarin đã giúp cho Valentina Tereshkova có thêm động lực tuyệt vời để vượt qua các bài thử nghiệm khắt khe của các chuyên gia.
Đó là lý do, sau một năm tham gia huấn luyện, đích thân Tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev quyết định và chọn Valentina Tereshkova thực hiện sứ mệnh bay vào vũ trụ chưa từng có trong lịch sử Liên Xô. Thời gian ấn định là ngày 16/6/1963.
Giấc mơ thủa nhỏ của bà đã thành hiện thực!
Từ nỗi đau mất cha đến sứ mệnh bay chưa từng có trong lịch sử: Nữ phi hành gia này là ai? - Ảnh 4.
55 năm sau chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Vostok 6 (Phương Đông 6) do Valentina Tereshkova thực hiện, cho đến nay bà vẫn nắm giữ kỷ lục là nữ phi hành gia duy nhất hoàn thành sứ mệnh bay độc hành vào vũ trụ. Chưa một ai phá được sứ mệnh quả cảm này của bà.
Quay trở lại thời điểm ngày 16/6/1963...
Sứ mệnh bay chưa có tiền lệ trong lịch sử Liên Xô do Valentina Tereshkova thực hiện được "huyền thoại vũ trụ" Yuri Gagarin đặt cho biệt hiệu là "Chaika" (nghĩa là Mòng biển).
Theo kế hoạch, trong suốt sứ mệnh bay, Valentina Tereshkova là người kết nối điện đàm trực tiếp với Yuri Gagarin và "huyền thoại thiết kế tên lửa Liên Xô" Sergei Korolyov.
Ngày 16/6 đã đến, tên lửa đẩy tại sân bay vũ trụ Baikonur nâng cánh con tàu Vostok 6 nặng gần 5 tấn thoát khỏi lực hút Trái Đất. Nữ phi hành gia tài năng 26 tuổi Valentina Tereshkova khi đó đã thực hiện chuyến hành trình dài 2 ngày, 22 giờ, 41 phút. Bà lái con tàu Vostok 6 bay vòng quanh Trái Đất 48 vòng, với tổng quãng đường là 1,97 triệu km!
Vào thời điểm đó, số lần bay quanh Trái Đất của bà còn nhiều hơn tổng số lần mà các nhà du hành vũ trụ Mỹ thực hiện được.
Từ nỗi đau mất cha đến sứ mệnh bay chưa từng có trong lịch sử: Nữ phi hành gia này là ai? - Ảnh 5.
Valentina Tereshkova chính là nữ du hành vũ trụ đầu tiên trong lịch sử thám hiểm không gian của loài người! Nguồn: NASA
Ngoài sứ mệnh bay vòng quanh Trái Đất, Valentina Tereshkova còn được giao nhiệm vụ ghi lại nhật ký hành trình bay, chụp ảnh đường chân trời...
Nếu như Vostok 6 khởi hành và đưa nữ phi hành gia của nó chu du vòng quanh Trái Đất thuận lợi thì quá trình trở về Trái Đất và đáp xuống mặt đất có phần khó khăn. 
Một sự cố trong phần mềm điều hướng tự động của con tàu đã khiến nó bay chệch hướng về Trái Đất. Nữ phi hành gia và các nhà khoa học Liên Xô ở mặt đất nhanh chóng nhận ra điều này và quyết định một phương thức hạ cánh dự phòng. 
Không lâu sau đó, bà đã nhảy dù an toàn xuống khu vực Altay gần biên giới Kazakhstan-Mông Cổ-Trung Quốc ngày nay.
Trở về Trái Đất an toàn, thực hiện sứ mệnh bay trên con tàu Vostok 6 thành công mỹ mãn giúp cho Valentina Tereshkova trở thành cái tên được cả nước vinh danh. Ước mơ thủa bé và khát khao chinh phục bầu trời thủa đôi mươi của bà đã hoàn toàn thành hiện thực.
Đất nước vinh danh bà với danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Bà còn nhận được Huân chương Lenin và Huy chương Sao Vàng. Sau sứ mệnh bay thành công trở thành nữ du hành vũ trụ đầu tiên trong lịch sử thế giới, bà còn nhận được Huân chương Hòa bình Vàng của Liên Hợp Quốc.
Sau này, khi nhìn lại quãng thời gian cống hiến sức mình cho sự nghiệp chinh phục vũ trụ của đất nước, bà từng nói: "Chỉ những ai từng bay vào vũ trụ mới hiểu tình yêu dành cho khoảng không ấy lớn đến nhường nào..."
Thế nhưng, tình yêu dành cho vũ trụ ấy của bà "yên ổn" nằm trong tim. Bởi sau sứ mệnh bay năm 1963 ấy, bà không bao giờ thực hiện nhiệm vụ bay một lần nào nữa. Là do...
Từ nỗi đau mất cha đến sứ mệnh bay chưa từng có trong lịch sử: Nữ phi hành gia này là ai? - Ảnh 6.
5 năm sau chuyến bay vũ trụ đi vào lịch sử của Valentina Tereshkova, "huyền thoại vũ trụ" Yuri Gagarin tử nạn đầy khó hiểu trong chuyến bay tập huấn trên chiếc MiG-15 tối tân ngày 27/3/1968 (đọc chi tiết, tại đây).
Người thầy, người bạn lớn và cũng là thần tượng truyền cảm hứng cho sự nghiệp bay vào vũ trụ của Valentina Tereshkova đã hy sinh! Cái chết của Gagarin khiến cho Valentina Tereshkova gần như bị sốc nặng.
Trước đó, sau chuyến bay thành công của bà, Liên Xô lên kế hoạch đào tạo đội nữ phi hành gia tài năng, sẵn sàng mọi sứ mệnh bay vào không gian.
Tuy nhiên, kế hoạch bị gián đoạn bởi một loạt các bi kịch khiến rất nhiều tài năng vũ trụ của Liên Xô hy sinh: Đầu tiền là "huyền thoại thiết kế tên lửa Liên Xô" Sergei Korolyov mất năm 1966; Tiếp theo, "huyền thoại vũ trụ" Yuri Gagarin tử nạn khó hiểu năm 1968; Đến năm 1971, phi hành đoàn trên con tàu Soyuz 11 gồm 3 người: Chỉ huy Georgy Dobrovolsky, kỹ sư lái tàu Vladislav Volkov và kỹ sư Viktor Patsayev cũng tử nạn khi trở về Trái Đất (đọc chi tiết tại đây).
Vì sự an toàn bay của các nữ phi hành gia, nên giới lãnh đạo Liên Xô quyết định thu hồi quyền bay vào vũ trụ của Valentina Tereshkova, bởi họ không muốn tiếp tục mất đi tài năng vũ trụ nào nữa.
Riêng đối với Valentina Tereshkova, chỉ trong đôi năm ngắn ngủi, bà đã phải chứng kiến hai đồng nghiệp mình từng có vinh hạnh làm việc cùng là Sergei Korolyov và Yuri Gagarin mất.
Cái chết của họ, đặc biệt là của Gagarin đã khiến bà gục ngã nặng nề. Chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ ngày 16/6/1963 trở thành chuyến bay cuối cùng trong sự nghiệp phi hành gia của bà về sau.
Khi được hỏi, bà vẫn ước mơ một ngày được bay đến Sao Hỏa mặc dù có thể đó là chuyến bay một chiều đến hành tinh đỏ, và không bao giờ trở về Trái Đất. Tình yêu dành cho vũ trụ của Valentina Tereshkova đến tận ngày nay vẫn còn ấm mãi trong tim.
Từ nỗi đau mất cha đến sứ mệnh bay chưa từng có trong lịch sử: Nữ phi hành gia này là ai? - Ảnh 8.
Bài viết sử dụng các nguồn: Sputniknews, Universetoday, Mentalfloss, Space
theo Helino

Giải mật "thành phố vô hình" của Liên Xô: Ẩn chứa sức mạnh hủy diệt khiến Mỹ lo sợ

Trang Ly |
Giải mật "thành phố vô hình" của Liên Xô: Ẩn chứa sức mạnh hủy diệt khiến Mỹ lo sợ

Chỉ trong vòng 4 thập kỷ, căn cứ này đã tạo ra 40 tấn nguyên liệu hủy diệt, đủ cho Liên Xô sản xuất khoảng 10.000 quả bom hạt nhân.

Giải mật thành phố vô hình của Liên Xô: Ẩn chứa sức mạnh hủy diệt khiến Mỹ lo sợ - Ảnh 1.
------
Chưa đầy một tháng sau khi chế tạo thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại (mang mật danh "The Trinity"), Mỹ ném hai quả bom nguyên tử là "The Little Boy" và "The Fat Man" xuống lần lượt hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki.
Mang trong mình năng lượng chết chóc của hai nguồn nguyên liệu phóng xạ là uranium và plutonium, "The Little Boy" và "The Fat Man" trở thành vũ khí hủy diệt đáng sợ, khiến hơn 100.000 người Nhật thiệt mạng, hai thành phố trúng bom cũng bị san phẳng, hủy hoại nặng nề.
Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc nhưng lại mở ra cuộc đối đầu mới trong một kỷ nguyên mới - "kỷ nguyên hạt nhân" giữa Mỹ và Liên Xô.
Để phục vụ cho cuộc chạy đua sản xuất vũ khí nguyên tử, cả hai địch thủ của Chiến tranh Lạnh đều dốc toàn sức lực cho việc tìm kiếm nguyên liệu, chế tạo và cho nổ thử loại bom hủy diệt này.
Xoay quanh câu chuyện về vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh là rất nhiều bí mật được hai bên che giấu: Từ việc âm thầm triển khai các dự án tiêu tốn hàng tỷ USD đến những bãi thử bom bí mật, không có tên trên bản đồ, cả những hồ sơ mà đôi bên giấu nhẹm trong hàng chục năm sau khi cuộc chiến đã tàn canh...
Về phía Liên Xô, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, có ít nhất 10 thành phố "vô hình" được lập ra nhằm che giấu các hoạt động làm giàu uranium hay plutonium, phục vụ cho việc sản xuất vũ khí nguyên tử. Krasnoyarsk-26 - mật danh "thành phố vô hình" của Liên Xô là một địa điểm tuyệt mật như thế.
Giải mật thành phố vô hình của Liên Xô: Ẩn chứa sức mạnh hủy diệt khiến Mỹ lo sợ - Ảnh 2.
Khi Liên Xô âm thầm thực hiện kế hoạch bí mật, phương Tây có đủ lý do để lo sợ!...
Hai tuần sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, giới lãnh đạo Liên Xô quyết định bước chân vào cuộc đua sản xuất vũ khí hủy diệt với Mỹ.
Lavrentiy Pavlovich Beria - Nguyên soái Liên Xô đồng thời là người phụ trách an ninh quốc gia thời đó, là người trực tiếp lãnh đạo nhóm chuyên gia vũ khí hàng đầu của Liên Xô thực hiện dự án chế tạo bom nguyên tử.
Trước yêu cầu cấp bách của giới lãnh đạo, ngày 29/8/1949, nhóm của Lavrentiy Pavlovich Beriya chế tạo và cho nổ thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nước mình.
Cuộc đua vũ khí hủy diệt, đối với người Liên Xô, chỉ mới bắt đầu. Nhu cầu khổng lồ về plutonium lớn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, lúc này Liên Xô vướng vào một vấn đề: Hậu quả khủng khiếp gì sẽ xảy ra nếu các cơ sở làm giàu plutonium của họ bị tấn công?
Tiên liệu sớm điều này, năm 1950, Nguyên soái Beria gửi một bức thư đến lãnh đạo Joseph Stalin, mô tả sự cần thiết cho một cơ sở làm giàu plutonium ở vùng núi của Krasnoyarsk Krai (đây là đơn vị vùng lớn nhất của Liên Xô với diện tích 2.339.700 km2, chiếm 13% diện tích của toàn Liên Xô).
Theo phác thảo của Beria, đây sẽ là cơ sở ngầm vừa tránh được con mắt nhòm ngó của tình báo Mỹ, cũng như bảo vệ được lượng plutonium đã làm giàu quý giá.
Lãnh đạo Joseph Stalin nhanh chóng đồng ý với kế hoạch của Beria. Nguyên soái nổi tiếng với khả năng lãnh đạo cứng rắn này tức tốc thuyên chuyển hàng chục nghìn thợ mỏ, công nhân, thậm chí là tù nhân từ nhiều nơi đến vùng rừng taiga rộng lớn để xây dựng căn cứ ngầm mang mật danh Combine No. 815 tại vùng Krasnoyarsk Krai rộng lớn.
Một năm sau khi Combine No. 815 đi vào xây dựng, ước tính đã có gần 30.000 người bí mật dốc sức đào sâu vào lòng núi bất kể ngày đêm.
Giải mật thành phố vô hình của Liên Xô: Ẩn chứa sức mạnh hủy diệt khiến Mỹ lo sợ - Ảnh 3.
Trong gần 8 năm, khoảng 30.000 công nhân miệt mài đào đường hầm sâu 230m vào ngọn núi ở vùng Siberia. Ảnh: Boredomtherapy
Cuối cùng, vào ngày 28/8/1958, gần 8 năm sau khi dự án được bắt đầu, Combine No. 815 (về sau đổi thành tên Mining & Chemical Combine) chính thức đi vào hoạt động.
Nằm sâu hàng trăm mét trong lòng một ngọn núi vùng Siberia, mục đích tồn tại duy nhất của Combine No. 815 là làm giàu plutonium - nguồn nguyên liệu tối quan trọng cho cuộc chạy đua hủy diệt của Liên Xô với Mỹ.
Lý do Liên Xô chọn ngọn núi này làm địa điểm tối mật để sản xuất plutonium đều xuất phát từ những tính toán kỹ lưỡng của Nguyên soái Beria. Thứ nhất, kết cấu đá của núi này là đá granit - rất bền chắc; thứ hai, tại sao người ta lại đào sâu 230m trong lòng núi? Đó là bởi, ở độ sâu này, một vụ tấn công bom hạt nhân cũng không thể chạm tới! Do đó, "mỏ" plutonium đã được làm giàu sẽ không hề hấn gì.
Yên tâm trước một căn cứ tuyệt mật và an toàn đó, Liên Xô bắt đầu hành trình chế tác thứ nguyên liệu ẩn chứa sự hủy diệt khổng lồ. Đối với thế giới, đặc biệt là địch thủ của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh (là Mỹ) thì căn cứ này tựa như một cơn ác mộng thực sự!
Giải mật thành phố vô hình của Liên Xô: Ẩn chứa sức mạnh hủy diệt khiến Mỹ lo sợ - Ảnh 4.
Nếu như người Mỹ có công phát minh ra plutonium (vào ngày 14/12/1940, của một nhóm các nhà khoa học do nhà vật lý hạt nhân người Mỹ Glenn Theodore Seaborg (1912-1999) đứng đầu), thì người Liên Xô nhanh chóng có được chìa khóa để sản xuất loại nguyên liệu quý giá này.
Nép mình trong vùng hoang dã lạnh lẽo của Siberia, thành phố mang mật danh Krasnoyarsk-26 là nơi căn cứ Combine No. 815 tồn tại bí mật nhằm thực hiện sứ mệnh sản xuất plutonium, thành phần quan trọng trong hầu hết vũ khí hạt nhân.
Trong vòng 4 thập kỷ kể từ ngày chính thức hoạt động, Combine No. 815 đã tạo ra 40 tấn nguyên liệu hủy diệt, đủ cho Liên Xô sản xuất khoảng 10.000 quả bom hạt nhân!*
Có khoảng 100.000 người sinh sống và làm việc tại Krasnoyarsk-26, trong đó, 8.000 người làm việc trực tiếp tại Combine No. 815. Chính phủ Liên Xô cung cấp cho họ một cuộc sống trong mơ với nhà cửa, thực phẩm hảo hạng và quần áo loại xịn.
Họ có thể có bất cứ thứ gì tại các siêu thị lớn trong vùng với một chế độ lao đông không thể ưu ái hơn. So với mức sống của người dân Liên Xô bấy giờ, họ thực sự sống một cuộc sống xa xỉ!
Tất nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó...
Cái giá của danh xưng "bá vương hạt nhân" mà Liên Xô sau này có được (nhờ sự kiện thử thành công quả "bom vua" Sa Hoàng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại vào ngày 30/10/1961 - đọc chi tiết), chính là cuộc sống bị cô lập của hàng nghìn người trong nhung lụa; và sinh mạng mỏng manh trước khả năng hủy diệt đến tận xương tủy của chất phóng xạ.
Vì là nơi ẩn giấu căn cứ sản xuất nguyên liệu hủy diệt (plutonium), lẽ dĩ nhiên, không có gì đảm bảo rằng gần 10.000 công nhân làm việc trực tiếp tại Combine No. 815 không bị nhiễm phóng xạ. Chưa hết, chất thải phóng xạ hoàn toàn có thể ngấm vào đất, nước và hủy hoại môi sinh, môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống tại Krasnoyarsk-26.
Hàng trăm nghìn người không được phép rời khỏi thành phố và phải cắt đứt mọi liên lạc với phần còn lại của thế giới! Bởi đường dây điện thoại duy nhất tồn tại ở Krasnoyarsk-26 được sử dụng bởi người đứng đầu Krasnoyarsk-26 nhằm liên lạc với các lãnh đạo ở Moskva.
Từ "plutonium" bị tước khỏi từ vựng của 100.000 con người sinh sống tại đây. Nếu có ai hỏi, họ phải nói đang làm việc tại một mỏ quặng sắt hoặc sống trên một căn cứ quân sự. Vì thành phố không có tên trên bản đồ chính thức của Liên Xô nên người dân sống tại đây gọi nó là Krasnoyarsk-26.
Giải mật thành phố vô hình của Liên Xô: Ẩn chứa sức mạnh hủy diệt khiến Mỹ lo sợ - Ảnh 6.
Một tháp canh gần hàng dây thép gai bao quanh Krasnoyarsk-26. Ảnh: Boredomtherapy
Krasnoyarsk-26 tựa như một pháo đài "nội bất xuất - ngoại bất nhập". Mọi động thái của họ đều trong tầm ngắm của các điệp viên KGB. Ngoài hệ thống dây thép gai dày đặc bao quanh khu vực, người ta còn trang bị quân đội vũ trang cùng vũ khí tối tân có khả năng ứng chiến bất cứ lúc nào nếu phát hiện đột nhập hoặc đào tẩu.
Thành phố ven sông Yenissei tuyệt mật đến mức, 8 năm sau ngày Liên Xô sụp đổ (năm 1991), Krasnoyarsk-26 vẫn được bảo vệ trong bí mật. Thậm chí, đến tên thật của nó cũng bị ẩn danh bằng một cái tên khác là Zheleznogorsk.
Tất nhiên, Krasnoyarsk-26 không thể chìm trong bí mật mãi mãi, đặc biệt trong con mắt dòm ngó đủ tỉnh táo của tình báo Mỹ. Năm 1962, Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) công bố một bản báo cáo về việc Liên Xô đang bí mật "chạy" một cơ sở sản xuất plutonium "ở một nơi nào đó" trong vùng Krasnoyarsk Krai.
CIA đã đúng về sự tồn tại của một căn cứ bí mật sản xuất plutonium mà Liên Xô đang thực hiện. Tuy nhiên, mọi việc chỉ dừng ở đó bởi địa điểm chính xác của căn cứ đó không hề được tình báo Mỹ phát hiện. Đởn giản vì nó nằm sâu 230m trong lòng núi, đủ an toàn trước một vụ tấn công của bom hạt nhân!
Giải mật thành phố vô hình của Liên Xô: Ẩn chứa sức mạnh hủy diệt khiến Mỹ lo sợ - Ảnh 7.
Ảnh minh họa.
Hơn 4 thập trải qua Chiến tranh Lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều là những nước khiến thế giới bất ngờ và lo sợ. Đã có lúc, xung đột hạt nhân tưởng chừng đã xảy ra sau những căng thẳng và động thái đáng ngờ từ hai bên.
Tuy vậy, nếu nhìn dưới góc độ khoa học và tiến bộ của loài người, cuộc chiến "cân não" này phần nào giúp con người có được những phát kiến vũ trụ vĩ đại cũng như những phát minh về hóa học giúp cải thiện cuộc sống về sau.
*Dữ liệu: CBSNews
Bài viết sử dụng các nguồn: New York Times, CBS News, Boredomtherapy
theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét