CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I - 8
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hồ Sơ Mật - Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 8/10
Điều chưa biết về Hitler trong chiến tranh thế giới thứ 1
Trùm phát xít Adolf Hitler từng tham chiến trong chiến tranh
thế giới thứ nhất và thực hiện một trong những nhiệm vụ nguy hiểm nhất
trong cuộc chiến này.
Adolf Hitler
sinh ngày 20/4/1889 tại Áo, ông thực hiện nghĩa vụ quân sự vào đúng
thời điểm nổ ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và đảm nhận vị trí
“Chân chạy” (hay Runner). Đây là một trong những vị trí nguy hiểm nhất
trong biên chế quân đội của châu Âu thời chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ảnh: Hitler trong cuộc CTTG 1 (khoanh tròn đỏ). Nguồn ảnh: Ribalych.
Nhiệm
vụ của một chân chạy đó là cầm theo các công điện, mệnh lệnh chạy giữa
tiền tuyến và hậu phương để báo cáo tình hình chiến đấu, gọi pháo yẻm
trợ hoặc gọi quân tiếp viện. Do các cách thức liên lạc thời kỳ này rất
kém nên song song với việc kéo dây điện thoại hữu tuyến, dùng pháo sáng
và dùng… chim bồ câu liên lạc thì “Chân chạy” là một trong những cách
thức liên lạc hữu hiệu nhất. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Việc
phải chạy băng qua giữa trận địa với cả hỏa lực của địch và ta là một
công việc hêt ssức nguy hiểm, tuy nhiên với bản lĩnh và sự mưu trí của
mình, Hitler đã từng được thưởng huân chương Chữ thập Sắt hạng Nhì vào
tháng 12/1914 và huân chương Chữ thập Sắt hạng Nhất cho những cống hiến
của mình. Cần phải nói thêm, Huân chương Chữ thập Sắt hạng Nhất là một
phần thưởng cực kỳ cao quý trong quân đội Đức và có rất ít binh người
từng được nhận huân chương này trong quân đội Đức hồi chiến tranh thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tất
nhiên là với công việc mạo hiểm của mình, ông đã từng rất nhiều lần bị
thương. Lần Hitler bị thương nặng nhất là vào ngày 7/10/1916 khi ông
đang làm nhiệm vụ liên lạc tại trận địa Bapaume. Một mảnh bom đã cắm sâu
vào đùi trái và găm vào tận xương đùi của Hitler nhưng rất may nó đã
không làm đứt động mạch dùi. Hitler đã được sơ tán khỏi chiến trường này
ngay sau đó và phải nằm viện mất 5 tháng. Ngay sau khi hồi phục, ông đã
xin quay lại chiến trường. Ảnh: Hitler ngồi ngoài cùng bên phải. Nguồn
ảnh: Historyplace.
Bên
cạnh việc là một người lính bản lĩnh và kiên trung, Hitler còn là một
trong số ít những binh lính Đức tham chiến liên tục trong suốt 4 năm của
chiến tranh thế giới thứ nhất mà vẫn trở về nhà một cách nguyên vẹn.
Những kinh nghiệm với tư cách là một người lính trong cuộc chiến tranh
này đã giúp ông rất nhiều trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và ảnh
hưởng đến cả các học thuyết chiến tranh của Đức sau này. Ảnh: Hình ảnh
của Hitler trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Nguồn ảnh: Lainking.
Trong
cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lần đầu tiên trong đời Hitler
được chứng kiến sức mạnh kinh hoàng của các loại xe tăng. Đây cũng là
lần đầu tiên các loại xe tăng bọc thép được đưa ra chiến trường và nhiều
sử gia cho rằng chính nỗi khiếp sợ với những chiếc xe tăng của quân Anh
trong chiến tranh thế giới thứ nhất đã khiến cho Hitler điên cuồng đòi
Quân đội Đức phải phát triển các loại xe tăng hạng nặng trong chiến
tranh thế giới thứ hai. Ảnh: Hitler ngoài cùng bên phải. Nguồn ảnh:
Dailymail.
Những chiến công của
Hitler trong thế chiến thứ nhấtkhông phải là ít, ông đã có mặt ở những trận địa ác liệt nhất của cuộc chiến và thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất với sự liều lĩnh và can đảm nhất của một người lính. Nhiều tài liệu còn ghi lại việc Hitler không có mặt nạ phòng độc chạy băng qua làn khói độc được quân Anh thả ra để mang theo tài liệu liên lạc mặc dù đã nhận được lệnh ở yên tại chiến hào. Ảnh: Hình ảnh được cho là của Hitler tại điểm đăng kí nhập ngũ ở Đức trước khi chiến tranh nổ ra. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Hitler trong thế chiến thứ nhấtkhông phải là ít, ông đã có mặt ở những trận địa ác liệt nhất của cuộc chiến và thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm nhất với sự liều lĩnh và can đảm nhất của một người lính. Nhiều tài liệu còn ghi lại việc Hitler không có mặt nạ phòng độc chạy băng qua làn khói độc được quân Anh thả ra để mang theo tài liệu liên lạc mặc dù đã nhận được lệnh ở yên tại chiến hào. Ảnh: Hình ảnh được cho là của Hitler tại điểm đăng kí nhập ngũ ở Đức trước khi chiến tranh nổ ra. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tính
đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Adolf Hitler đã có bốn
năm phục vụ quân đội Đức, tham gia vào 12 trận đánh lớn nhỏ khác nhau
trong đó có nhiều trận chiến có quy mô và độ ác liệt được xếp vào hàng
bậc nhất chiến tranh thế giới thứ nhất, ông cũng tham gia vào hơn 20
cuộc càn quét lớn nhỏ khác, được thưởng 5 huy chương xuất sắc và bị
thương ba lần. Nguồn ảnh: Dailymail.
Sau
này, khi đã trở thành người đứng đầu nước Đức Phát Xít, Hitler kể rằng
kể từ lúc trưởng thành ông chỉ khóc đúng hai lần, một lần là trước mộ mẹ
ông, và một lần là khi nghe thông tin nước Đức đầu hàng sau thế chiến
thứ nhất. Cũng dễ hiểu với một người thanh niên can đảm đã trải qua 4
năm cống hiến cho đất nước ở những nơi ác liệt nhất của cuộc chiến thì
việc nước Đức thua trận là một nỗi sỉ nhục và đau đớn tột cùng. Ảnh:
Hitler được đánh dấu "AH". Nguồn ảnh: Dailymail.
Với
bản thân Hitler, việc tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất
với tư cách của một người lính liên lạc cho Quân đội Đức có lẽ là một
trong những điều làm ông tự hào nhất. Huân chương Chữ thập Sắt hàng Nhất
mà ông giành được sau những chiến công hiển hách của mình ở thế chiến
nhất chính là tấm huân chương được Adolf Hitler đeo trên ngực khi tự sát
trong Hang Sói vào ngày cuối cùng trước khi Liên Xô chiếm được Berlin,
kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Ảnh: Hitler thứ hai từ phải sang.
Nguồn ảnh: Derfuehrer.
Nhật Vi
Chùm ảnh: Lịch sử 150 năm được tái hiện lại qua những bức ảnh được phục chế đầy màu sắc
Những bức ảnh mang tính lịch sử trong suốt 150 năm qua đã được nghệ sĩ người Brazil Marina Amaral phục chế màu, đem lại hơi thở mới cho chúng.
Nghệ sĩ Marina Amaral đã thổi hồn vào những bức ảnh đen trắng bằng cách phục chế lại màu cho những tấm hình này.
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, khuynh hướng làm ảnh phục chế từ những bức hình cổ xưa đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Qua những bức ảnh phục chế này, quá khứ như được sống lại, đôi khi màu sắc có thể không hoàn toàn chính xác nhưng nó mang lại cho những khoảnh khắc lịch sử ấy một diện mạo mới mẻ, tươi sáng và dễ cảm thụ hơn.
Những bức ảnh dưới đây, một phần được trích trong quyển sách "Sắc màu của thời gian" của nghệ sĩ Dan Jones và Marina Amaral được xuất bản vào mùng 9 tháng 8 tới đây, phần còn lại được tổng hợp từ những bức ảnh phục chế màu nổi tiếng khác.
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, khuynh hướng làm ảnh phục chế từ những bức hình cổ xưa đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Qua những bức ảnh phục chế này, quá khứ như được sống lại, đôi khi màu sắc có thể không hoàn toàn chính xác nhưng nó mang lại cho những khoảnh khắc lịch sử ấy một diện mạo mới mẻ, tươi sáng và dễ cảm thụ hơn.
Những bức ảnh dưới đây, một phần được trích trong quyển sách "Sắc màu của thời gian" của nghệ sĩ Dan Jones và Marina Amaral được xuất bản vào mùng 9 tháng 8 tới đây, phần còn lại được tổng hợp từ những bức ảnh phục chế màu nổi tiếng khác.
Vào tháng 3 năm 1958, Elvis Presley - ông hoàng nhạc rock, đã gia nhập quân đội Hoa Kỳ, phục vụ ở Tây Đức với sư đoàn xe bọc thép số 3. Bức ảnh này được chụp khi ông kết thúc quãng thời gian làm lính của mình. Elvis xuất ngũ trong vinh quang vào năm 1960, lúc đó đã lên chức trung sĩ.
Nhà sư Rasputin, người đã chữa trị cho người thừa kế 11 tuổi của hoàng gia Nga - Alexei Nikolaevich. Rasputin đã có quyền lực vô cùng lớn đối với nhà Romanovs cho đến ngày 30 tháng 12 năm 1916, khi nhà sư này bị giết bởi những kẻ vô danh ở St Petersburg, Nga.
Vũ công gián điệp: Là một vũ công khiêu dâm, người biểu diễn xiếc và gái điếm hạng sang, Mata Hari được sinh ra tại Hà Lan. Cô nói rằng mình là một công chúa Hindu đam mê nghiệp nhảy múa. Nhưng thực chất cô không chỉ là một vũ công xoàng xĩnh. Bức ảnh này được chụp lúc cô ấy trong khoảng từ 29 đến 30 tuổi vào năm 1906, chỉ 11 năm trước khi cô bị cáo buộc là gián điệp của Đức và bị các binh sĩ Pháp hành hình trong Thế chiến thứ nhất.
Cậu bé vàng của Ai Cập: Vào tháng 11 năm 1922, nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter đã làm cả thế giới sững sờ khi ông và nhóm khảo cổ của mình tìm thấy ngôi mộ của pha-ra-ông trẻ Tutankhamun. Bức ảnh dưới đây ghi lại khoảnh khắc Carter xem xét chiếc quan tài vàng chứa những gì còn sót lại của người cai trị 19 tuổi.
Thiên đường Plutonium: Bức ảnh chụp vụ nổ bom plutonium mang biệt danh "Helen of Bikini" ở Quần đảo Marshall vào ngày 25 tháng 7 năm 1946. Đảo san hô Bikini ở Tây Thái Bình Dương đã trở thành địa điểm cho các cuộc thử nghiệm bom hạt nhân của Mỹ. 167 cư dân duy nhất của quần đảo đã di tản khỏi quê hương bị ô nhiễm của họ.
Ảnh chụp Cung điện kỳ diệu vào năm 1851, khi Anh mới khai trương triển lãm. Hơn 100.000 đồ vật được trưng bày tại Cung điện Pha lê đã được dựng lại trong Công viên Hyde của Luân Đôn. Trong năm tháng, gần sáu triệu du khách đã tới xem các vật thể bao gồm đầu máy xe lửa, sứ và lụa, đàn piano gấp, một bộ áo giáp Cossack, những đồ trang sức như viên kim cương Koh-i-Noor khổng lồ và khối vàng 50kg của Chile. Ảnh được chụp ở đây là hình hai pho tượng thạch cao được đúc từ phôi lấy tại đền Abu Simbel, Ai Cập.
Tai nạn thảm khốc: Ảnh chụp tàu bay Đức LZ 129 Hindenburg với hành trình vượt Đại Tây Dương trong ba ngày, chở 36 hành khách và 72 người trong phi hành đoàn, khi nó cập bến tại Nhà ga Hải quân Lakehurst ở New Jersey, Mỹ vào ngày 6 tháng 5 năm 1937. Hàng chục phóng viên và thợ quay phim đã đứng chờ để ghi lại hình ảnh của một kiệt tác kỹ thuật. Thay vào đó, họ lại được xem phim kinh dị khi con tàu Hindenburg chứa đầy khí hydro dễ cháy bị bắt lửa và rơi xuống đất. Những người trên tàu đã cố chạy trốn, nhưng trong chưa đầy một phút chiếc tàu bay đã bị phá hủy, giết chết 13 hành khách và 22 phi hành đoàn.
Bé trai bị bỏ rơi cầm trên tay món đồ chơi của mình, London năm 1945 - Nhiếp ảnh gia Toni Frissell
Các cung thủ Nhật Bản, khoảng năm 1860
Otto Frank, cha của Anne Frank và là người sống sót duy nhất của gia đình trong thảm hoạ diệt chủng người Do Thái, đến thăm gác mái nơi ông từng sống trong thời chiến tranh, ngày 3/5/1960.
Nhà bác học Einstein thư giãn cùng bạn bè bên bãi biển gần ngôi nhà của ông ở Long Island.
Những cô gái giao đá: Bức ảnh trắng đen phục chế màu này được chụp vào tháng 9/1918, khi Chiến tranh Thế Giới Thứ Nhất sắp kết thúc. Do chiến tranh, hầu hết đàn ông đều ra chiến trường nên thời kỳ này phụ nữ bước lên và tiếp quản những công việc nặng nhọc vốn chỉ dành cho nam giới.
Quảng trường thời đại, năm 1947
Nhà văn Mark Twain, khoảng năm 1900
Theo Daily Mail, Tổng hợp
Nhận xét
Đăng nhận xét