Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

BIỂU DIỄN GIANG HỒ 28

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Màn biểu diễn TUYỆT VỜI của nghệ sĩ guitar đường phố

Quản lý biểu diễn đường phố: Nước ngoài nghiêm ngặt thế nào?

Tranh vẽ Nghệ thuật đường phố (Street Art) của họa sĩ Mỹ Romare Bearden.
Dư luận và truyền thông trong những ngày vừa qua đã có khá nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề biểu diễn đường phố tại Việt Nam, sau khi một thiếu niên 15 tuổi không được kéo violin tại khu bờ hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội vì chưa được cho phép.
Trong bài báo Biểu diễn nghệ thuật nơi công cộng vẫn cần xin phép của hai tác giả Nguyên Vân-Ngọc An, báo Thanh Niên gần đây, chúng ta đọc được một số thông tin ghi nhận rằng, việc quy định biểu diễn ở các nước bạn “rất nghiêm ngặt”. Nhưng nghiêm ngặt là nghiêm ngặt thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Biểu diễn đường phố: Kinh tế, Nghệ thuật và Chính trị
Biểu diễn đường phố (Street performing/Busking) không đơn thuần chỉ là câu chuyện độc quyền của nghệ thuật. Nó thường được định nghĩa là hoạt động mà các cá nhân trình diễn những tiết mục âm nhạc hoặc phi âm nhạc tại các khu vực công cộng và có thể nhận quyên góp của những người qua đường. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, có rất nhiều ý nghĩa xung quanh hoạt động này.
Trong một nghiên cứu viết về nghệ thuật biểu diễn đường phố và mối tương quan của nó với xã hội, chính quyền năm 2011, Tiến sĩ Paul Simpson của Đại học Plymouth, Anh Quốc đã trích dẫn quan điểm của nhà nghiên cứu Jon McKenzie, người cho rằng biểu diễn đường phố (dù có chủ ý hay vô ý) là một phương thức biểu đạt sự kháng cự, chống trả và thách thức các giá trị xưa cũ của xã hội.
Còn theo Sally Harrison-Pepper, biểu diễn đường phố là sự can thiệp và thay đổi không gian đô thị xưa cũ. Với sự năng động của các tiết mục biểu diễn, chúng có thể tác động lên cộng đồng dân cư về các yếu tố như ‘mật độ, sự tụ hội, quá trình và thời điểm, sự phân tán và lưu lượng’.
Đối với Susie J. Tanenbaum, thì biểu diễn đường phố là một ‘nghi thức thành thị’ (urban ritual), thách thức những quy phạm chúng ta hiểu về không gian công cộng bằng cách thúc đẩy sự tương tác, tụ họp, tinh thần dân chủ, và cả những cuộc gặp gỡ thân tình trong những môi trường xa cách và thường nhật nhất.
Nghệ sĩ Mstislav Rostropovich đã ngẫu hứng biểu diễn kéo đàn ngay tại Bức tường Berlin hai ngày sau khi nó chính thức sụp đổ. Ảnh: Classic FM
Với những tính chất trên, không có gì bất ngờ khi phần lớn lịch sử của sự can thiệp vào môi trường công cộng bằng hình thức nghệ thuật này thường được ghi nhận bởi chính những quy định hạn chế và ngăn cấm nó.
Thế nên, đây không còn là vấn đề trắng đen, nơi mà chúng ta là đen còn các quốc gia phương Tây là trắng. Tuy nhiên, sự minh bạch, cởi mở và dám bàn luận về những quy định kiểm soát biểu diễn đường phố là những thứ khiến họ khác biệt với chúng ta.
Chỉ trích giới chính quyền cấm biểu diễn đường phố là những kẻ độc tài, ngu xuẩn; hay ngược lại, chụp mũ những người ủng hộ biểu diễn đường phố là bọn thích gây náo loạn, phản động, lợi dụng môi trường công cộng, v.v., đều chỉ khiến cho hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hạn chế hơn.
Thiết nghĩ, chúng ta cần phải tìm hiểu chính sự cần thiết và sự cởi mở của những quy định tương tự ở các nước khác.
Pháp luật nước ngoài: Quản lý phù hợp với địa phương
Một trong những điểm cần chú ý trước tiên của các hệ thống quy định liên quan đến quản lý biểu diễn đường phố ở nước ngoài, đó là các hệ thống này thường do mỗi địa phương tự quy định. Điều này giúp cho các quy định có tính phù hợp với tình hình giao thông, nhu cầu nghệ thuật của từng khu vực cũng như các vấn đề cục bộ khác.
Ví dụ, tại thành phố Bath, Anh Quốc, một trong những Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1987, nhu cầu sử dụng nghệ thuật đường phố để tạo ‘trải nghiệm Bath’, sự hòa hợp của thắng cảnh, thực phẩm, không gian thân thiện và con người xứ Bath rất được coi trọng.  Hội đồng thành phố Bath và Đông Bắc Somerset đã xây dựng bản Nguyên tắc ứng xử (Code of Conduct), dựa trên tham vấn với các hội nhóm người biểu diễn đường phố.
Một ví dụ khác là New York, sự rộng lớn và phức tạp của thành phố này khiến Metropolitan Transit Authority (MTA)  cũng có những quy định riêng của mình về vấn đề này tại các khu vực ga tàu điện ngầm, chủ yếu vì lý do an ninh và giải quyết các tranh chấp không đáng có. Sự khác biệt thậm chí chia theo từng ga. Các ga công cộng đông đúc người sẽ yêu cầu giấy phép, trong khi một số ga khác vắng vẻ hơn thì không yêu cầu.
Nghệ sĩ đường phố New York hòa tấu bài La Marseillaise, Quốc ca Pháp để tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố tại thành phố Nice năm 2016. Ảnh ClassicFM
Tại Úc, sự khác biệt cũng theo từng thành phố. Tại Melbourne, khung quy định về ‘Giao dịch thương mại trên đường phố và các sự kiện đặc biệt’ (Street Trading and Special Events) ghi nhận:
‘Nhằm quản lý và củng cố hoạt động thương mại và biểu diễn đường phố có trách nhiệm tại các khu vực công cộng, đồng thời tăng cường sự thu hút và tạo ra bầu không khí dễ chịu tại các địa điểm này; những hoạt động nhằm thu hút tiền, quà tặng, hoạt động văn nghệ và các hoạt động tương tự sẽ được quản lý’.
Ở thành phố Sydney, các quy định về việc biểu diễn cũng được ghi nhận tương đối rõ ràng và dễ tiếp cận tại trang nhà của chính quyền thành phố. Trong đó liệt kê đầy đủ các yêu cầu, loại hình biểu diễn, số điện thoại liên lạc hay hoạt động nào cần có bảo hiểm.
Nước ngoài quản lý biểu diển đường phố “nghiêm ngặt” ra sao?
Nghiêm ngặt là một tính từ dùng cho các quy định có mục tiêu kiểm soát chặt chẽ hay hạn chế những hoạt động nhất định.
Như vậy rõ ràng là đối với hầu hết các thành phố nước ngoài có quy định về biểu diễn đường phố, thì việc theo đuổi mục tiêu mong muốn xây dựng một không gian nghệ thuật có sức hút, đồng đều và tạo thêm sức sống cho đô thị của họ không thể nào đồng hành cùng việc áp dụng các quy định “nghiêm ngặt” được. Điều này được thể hiện khá rõ qua hệ thống nguyên tắc và phương pháp cung cấp thông tin của các hội đồng thành phố.
Trở lại với hệ thống tàu điện ngầm New York, có hai phương thức để người biểu diễn có thể sử dụng không gian công cộng này.
Một là hoạt động độc lập. Những người có nhu cầu sẽ tự tìm những không gian được thiết kế sẵn cho hoạt động biểu diễn đường phố mà chưa có người nào sử dụng. Hai là hoạt động dưới danh nghĩa của nhóm nghệ sĩ Âm nhạc dưới lòng New York (Music Under New York). Tiện ích của việc tham gia nhóm nghệ sĩ này là họ có thể gọi cho một số điện thoại cố định để đặt chỗ trước, như chúng ta đi nhà hàng ăn món thịt nướng vậy, nhưng nhóm nghệ sĩ này thì có một số yêu cầu cao hơn.
Ảnh bìa Quy định về Biểu diễn đường phố tại Bath do thành phố ấn hành năm 2016. Nguồn: bathnewseum.com
Tại thành phố Bath, với tư cách là một thành phố Di sản văn hóa thế giới, các quy định về hoạt động văn hóa lại càng dễ dàng hơn. Người biểu diễn có thể biểu diễn ở mọi địa điểm, nhưng không được vi phạm vào bán kính 50m của khu vực biểu diễn khác. Cũng có giới hạn về thời gian, mà cụ thể là người biểu diễn chỉ có thể sử dụng địa điểm đó trong vòng một giờ, và không được tiếp tục sử dụng cùng địa điểm trong vòng hai giờ kế tiếp. Điều này khiến cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Bath rất dễ dàng và công bằng cho mọi nghệ sĩ đường phố.
Quản lý “nghiêm ngặt” kiểu Việt Nam
Theo quy định của Điều 15 của Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật:
“Khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật quần chúng, không phải đề nghị cấp giấy phép nhưng phải thực hiện các quy định như khi tổ chức trong khu dân cư, trong nội bộ nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị hoặc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cơ sở do người tổ chức chịu trách nhiệm; khi tổ chức ngoài phạm vi nội bộ, phải thông báo bằng văn bản về mục đích, phạm vi, nội dung chương trình, thời gian, địa điểm biểu diễn với Sở VH-TT-DL nơi biểu diễn ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày biểu diễn”.
Như vậy, mục tiêu của thủ tục hành chính này là thông báo. Nhưng sao trong suốt các ví dụ được đưa ra trong bài báo nói trên, Nghệ sĩ Nguyễn Quang Long hay Giám đốc Lê Hữu Luận của Trung tâm tổ chức biểu diễn và điện ảnh TP.HCM đều cho rằng, hoạt động này phải xin phép?
Vậy cuối cùng, người biểu diễn phải xin phép hay thông báo?
Tại sao biểu diễn cá nhân lại bị đánh đồng với một hội nhóm đông đảo có liên kết với Trung tâm văn hóa thể thao Quận Hoàn Kiếm?
Tại sao phố đi bộ – một con đường được tạo ra để nâng cao khả năng tiếp cận các hoạt động văn hóa nghệ thuật của người dân – lại bị so đo với các trạm tàu điện ngầm vô hồn và không cảm xúc?
Trong so sánh giữa những thực tế khó hiểu này tại Việt Nam, với tình trạng tại các quốc gia mà bài viết đã nhắc qua, phải đặt câu hỏi: liệu các quy định pháp luật của các quốc gia đó còn có thể bị gọi là “nghiêm ngặt” hay không?
***
Bộ môn Pháp luật so sánh (comparative law) có lợi ích rất lớn trong xã hội. Việc so sánh sâu sắc, có sự phản tỉnh giúp cho các quốc gia đang phát triển ‘đứng trên vai người khổng lồ’ để từ đó hoàn thiện mình hơn. Nhưng sử dụng pháp luật so sánh một cách sơ sài nhằm bao biện cho thiếu sót và các mục đích kiểm soát khác của mình và không chấp nhận sửa đổi là vô cùng không nên. Không những chính quyền, mà các nhà báo và cả dân thường chúng ta, ai cũng phải tránh.
Tài liệu tham khảo:
Bạn có biết...
... Luật Khoa là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận. Với mong muốn mang lại trải nghiệm đọc báo tốt nhất cho bạn đọc, chúng tôi không đặt quảng cáo và do đó không có doanh thu. Luật Khoa chi trả mọi chi phí bằng các khoản đóng góp của bạn đọc.
Mỗi ngày, các phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Luật Khoa đều tận tâm với từng con chữ và từng mối quan tâm của bạn đọc, nhằm mang lại cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ và đa chiều về những vấn đề pháp luật, chính trị.
Nếu tất cả bạn đọc đều đóng góp cho Luật Khoa, dù là 20 nghìn đồng, tờ báo độc lập và khai phóng này của chúng ta sẽ hoạt động hiệu quả và bền vững hơn rất nhiều. Mỗi đồng bạn đóng góp đều giúp cho Việt Nam của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn, và bạn chỉ mất một phút để trở thành nhà tài trợ của Luật Khoa. Xin cảm ơn.




  
Nhạc chế GUITAR đường phố vui
  
NHẠC ĐƯỜNG PHỐ SONG TẤU GUITAR - Nguyen Thai Hoa

Ý kiến trái chiều vụ cậu bé bị truy giấy phép biểu diễn trên phố đi bộ

Trong khi người mẹ bày tỏ bức xúc trước việc con trai bị cảnh sát hành xử thiếu văn minh thì tổ công tác liên ngành lại báo cáo gia đình cậu bé đã có phát ngôn phản cảm.
Nghệ sĩ đường phố nói về việc biểu diễn trên phố đi bộ Các nghệ sĩ đường phố biểu diễn kiếm tiền trên phố đi bộ Hà Nội đều phải có thẻ hành nghề do Sở Văn hóa Thể thao cấp.
Hai ngày qua, mạng xã hội ồn ào trước câu chuyện của chị Hằng Karose (Bùi Thị Thanh Hằng, ở Hà Nội) chia sẻ về việc con trai mình (15 tuổi) đứng kéo đàn ở bờ hồ Hoàn Kiếm (đường Đinh Tiên Hoàng) vào tối 28/7 bị lực lượng chức năng yêu cầu xuất trình giấy phép biểu diễn...
Trên Facebook cá nhân, chị Hằng cho biết tối 28/7, con trai chị là cháu V.D.H.N (15 tuổi) ra khu vực phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng chơi đàn violin. Khi đó nhiều người dân và du khách dừng chân xem cháu biểu diễn một cách thích thú.
Lúc này, lực lượng công an xuất hiện, yêu cầu cháu không được chơi đàn violin ở khu vực phố đi bộ vì cần phải có giấy phép biểu diễn.
Y kien trai chieu vu cau be bi truy giay phep bieu dien tren pho di bo hinh anh 1
Chị Hằng chia sẻ hình ảnh con trai mình kéo đàn biểu diễn trên phố đi bộ. Ảnh: Facbook nhân vật.
Chị Hằng cho biết tiền của cháu N. biểu diễn thu được dùng để ủng hộ từ chương trình cơm có thịt, các hoàn cảnh éo le, trường học, bệnh viện.
Người mẹ này cho rằng hoạt động chơi đàn của con mình ở phố đi bộ có thể sai, khi chưa xin phép biểu diễn nhưng lực lượng công an hành xử với một đứa trẻ như vậy là một hành động thiếu văn minh.
Liên quan đến sự vệc, tổ liên ngành trực tiếp tham gia cuộc kiểm tra tối cùng ngày đã có báo cáo về vụ việc.
Theo báo cáo, khoảng 19h40 ngày 28/7, trong khi đi làm nhiệm vụ kiểm tra hoạt động trên tuyến phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, tổ liên ngành đến khu vực đối diện UBND Hà Nội thì thấy cháu bé khoảng kéo đàn violin. Trước mặt cháu bé có 2 tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng, 1 tờ tiền 10.000 đồng.
Một cán bộ nhắc nhở cháu bé đóng hộp đàn lại và giải thích cho cháu bé không được phép xin tiền bởi vì điều đó gây phản cảm.
Sau khi nghe tổ công tác giải thích, bố cháu bé đã lấy chân đạp vào nắp cây đàn. Sau đó, người đàn ông này nói: “Mẹ cái bọn nhà quê, xxx hiểu gì về nghệ thuật làm con tao phải khóc”. Thậm chí cháu bé cũng chỉ vào tổ liên ngành nói: “Chúng mày tưởng tao sợ chúng mày à”.
Tổ liên ngành và toàn bộ những người có mặt tại đó đều sững sờ trước phát ngôn của cháu bé. Vì sợ ảnh hưởng đến tuyến phố đi bộ, họ chỉ nhắc nhở mà không xử lý trường hợp này.
Phát biểu trên báo Dân Trí, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên cho rằng, việc lực lượng an ninh quận Hoàn Kiếm đến to tiếng và truy giấy phép biểu diễn với cậu bé 15 tuổi đang đứng kéo đàn ở bờ hồ Hoàn Kiếm là không ổn.
“Mình nên động viên một đứa trẻ dám ra nơi công cộng biểu diễn âm nhạc để phục vụ mọi người. Luật Nghệ thuật biểu diễn cũng không quy định hình thức biểu diễn như thế phải có giấy phép mới được biểu diễn”, ông Biên nói.
Thứ trưởng Vương Duy Biên cũng cho biết, ông sẽ trao đổi thêm với lãnh đạo Sở VH-TT Hà Nội để có sự thống nhất trong việc quản lý những hoạt động biểu diễn nghệ thuật tương tự trên địa bàn Hà Nội.

Thắng Quang - Văn Chương

  
Đắp Mộ Cuộc Tình- Xuân Hoà ca sĩ mù Hát Rong Đường Phố

Đà Nẵng: Biểu diễn âm nhạc đường phố bị quy tắc phường tịch thu nhạc cụ!

HẢI CHÂU

Sáng 4/7, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip về cách hành xử "kém văn hóa, thiếu tình người" của lực lượng quy tắc, dân phòng phường An Hải Tây (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) khiến nhiều người dân và du khách bất bình.
Clip này cho thấy, vào buổi tối (chưa rõ thời điểm cụ thể), một nhóm gồm 3 – 4 thanh niên (được cho là sinh viên từ Huế, Quảng Nam) đến khu vực vỉa hè – bồn hoa cạnh bến du thuyền và cầu tình yêu DHC – Marina (thuộc địa bàn phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) biểu diễn “âm nhạc đường phố” tự phát.
Người đàn ông áo xanh chỉ tay hăm he "không được chụp ảnh" (Ảnh cắt từ clip đang được lan truyền trên mạng xã hội Facebook)
Nhóm sinh viên này chơi nhạc, phát ra loa và có khá nhiều người đứng xem. Theo các thông tin đăng tải kèm theo clip thì đây là lần đầu tiên các em đến Đà Nẵng, biểu diễn “âm nhạc đường phố” để vừa giải trí, vừa tranh thủ kiếm thêm chút ít thu nhập.
Tuy nhiên trong khi các em đang chơi nhạc thì lực lượng quy tắc đô thị, dân phòng phường An Tây xuất hiện cùng với chiếc xe tải. Không những việc chơi nhạc của nhóm bạn trẻ này bị dừng lại mà họ còn bị tịch thu các nhạc cụ đưa lên xe tải.
Clip cho thấy rõ một người đàn ông mặc áo thun màu xanh, đeo thẻ chỉ tay hăm he: “Nè, không có quyền chụp hình đâu nghe chưa!”. Người này đứng chống nạnh hỏi mấy bạn trẻ khép nép cạnh các nhạc cụ: “Ai cho phép đờn (đàn) ở đây?”. Các bạn trẻ trả lời họ nghĩ đây là khu vực vui chơi công cộng nên không biết là phải xin phép mới được chơi nhạc.
Người đàn ông áo xanh chống nạnh thị uy với nhóm bạn trẻ chơi nhạc đứng sau lưng
Mặc dù vậy, người đàn ông mặc áo xanh vẫn tuyên bố “đem hết về cơ quan xử lý”. Sau đó anh ta tự tay kéo chiếc loa của các bạn trẻ đưa lên xe tải. Rất nhiều người dân, du khách có mặt tại chỗ đã lên tiếng can ngăn, cho rằng các bạn trẻ chơi nhạc rất đàng hoàng, lịch sự chứ không phải ăn cắp, ăn trộm gì cả.
Có người còn rất nhiều lần nói đi nói lại với người đàn ông áo xanh rằng các bạn trẻ từ nơi khác đến đây chơi âm nhạc đường phố nên không biết quy định. Nếu các em có vi phạm gì đó thì cũng là lần đầu, chỉ nên khuyến cáo, nhắc nhở hoặc xử lý nhẹ nhàng chứ không nên nặng nề quá, làm mất hình ảnh đẹp, thân thiện của một TP du lịch.
Các bạn trẻ cố sức xin người đàn ông áo xanh đừng tịch thu nhạc cụ. Người đàn ông này miệng thì bảo “Anh không làm khó các em đâu”, nhưng tay thì vẫn kiên quyết kéo loa, đưa đàn guitar… của các bạn trẻ lên xe tải. Thấy vậy, nhiều người lên tiếng phản đối tổ quy tắc, dân phòng của phường An Hải Tây hành xử như vậy là thiếu tình người đối với một hoạt động văn hóa lành mạnh của giới trẻ.
Bất chấp sự can ngăn của nhiều người...
Nhiều người bất bình khi chung quanh khu vực này, tình trạng buôn bán, giữ xe tràn lan trên vỉa hè không thấy ai xử lý, còn các bạn trẻ chỉ biểu diễn âm nhạc đường phố thì lại bị lực lượng quy tắc, dân phòng đến dẹp bỏ, tịch thu nhạc cụ. Vụ việc xảy ra ở một TP du lịch, một điểm đến du lịch trên địa bàn, trước sự chứng kiến của đông đảo du khách từ các nơi đến nên càng hết sức phản cảm.
“TP du lịch mà các anh làm cái chi hay rứa? Đây là phố đi bộ du lịch, các em chơi nhạc thì để cho nó chơi một xíu. Các anh làm như vậy trước mắt bao nhiêu du khách nhìn vào, còn gì hình ảnh của TP nữa? Một mình các anh làm như rứa là ảnh hưởng đến cả TP này.  Chuyện gì đáng thì xử lý, còn cái này có đáng gì đâu, mấy đứa nhỏ chỉ chơi nhạc thôi mà. Các anh làm ghê gớm như rứa thì được cái gì chứ!” – tiếng nhiều người đàn ông, phụ nữ vang lên trong clip.
Bất chấp mọi sự can ngăn, phản đối của người dân và du khách, người đàn ông áo xanh cùng những người trong tổ quy tắc, dân phòng phường An Hải Tây vẫn đưa hết các nhạc cụ của nhóm sinh viên lên xe tải. Người đàn ông áo xanh vừa hối thúc những người khác trong tổ tịch thu nhạc cụ của các bạn trẻ, vừa nói: “Sợ chi ba chuyện đó!”. Có người dân đã hét lên: “Các anh làm như vậy là kém văn hóa, không có tình người!”.
Người đàn ông áo xanh vẫn tịch thu đàn...
Ngay trong sáng 4/7, chúng tôi đã liên hệ với bà Trần Thị Thanh Tâm, Chủ tịch UBND quận Sơn Trà. Bà Trần Thị Thanh Tâm cho biết đã xem clip nêu trên và xác nhận vụ việc xảy ra trên địa bàn phường An Hải Tây. Lãnh đạo quận Sơn Trà đã chỉ đạo phường An Hải Tây xử lý, báo cáo gấp về vụ việc này.
Do đang bận dự hội nghị nên bà Trần Thị Thanh Tâm cho chúng tôi số điện thoại của ông An, Chủ tịch UBND phường An Hải Tây để nắm thêm thông tin. Khi PV Infonet gọi điện, ông An trả lời đang bận họp Ban Thường vụ Đảng ủy phường và hẹn đến… sáng mai mới gặp và làm việc với PV.
PV Infonet lưu ý nhiều lần là vụ việc đang gây nhiều bức xúc, phản cảm trên mạng xã hội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, hình ảnh, thương hiệu của TP Đà Nẵng vốn lâu nay được bạn bè trong và ngoài nước yêu mến bởi sự thân thiện, mến khách, hành xử có văn hóa, có tình người.
...loa của các bạn trẻ, đưa lên xe tải của quy tắc đô thị phường An Hải Tây!
Vì vậy, lãnh đạo phường An Hải Tây cần sớm có câu trả lời về vụ việc này để phản hồi cho công luận. Tuy nhiên ông An vẫn hẹn đến cuối giờ chiều hôm nay mới có thể gặp PV.
Báo Infonet sẽ tiếp tục theo dõi, phản ánh về vụ việc này.

  
Nghệ sĩ đường phố cực hay, chơi nhạc cụ quá chuẩn

4 bước để bắt đầu biểu diễn ảo thuật đường phố

By on March 23, 2018
4 bước để bắt đầu biểu diễn ảo thuật đường phố
Trên thế giới, ảo thuật được phân loại rất đa dạng. Tuy nhiên, ảo thuật được chia thành 2 loại chính là: Ảo Thuật Đường Phố và Ảo Thuật Sân Khấu. Với những người mới bắt đầu niềm đam mê ảo thuật thì thật khó để có thể được diễn tại các sân khấu ảo thuật. Vậy làm thế nào để có thể quen với cảm giác biểu diễn cũng như luyện tập màn biểu diễn với khán giả?
Đến đây, chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ đến Ảo thuật đường phố. Tuy vậy, ảo thuật đường phố có phải là một con đường dễ dàng hay không với hàng tá câu hỏi bắt đầu nối tiếp nhau hiện ra trong đầu bạn: nên diễn ở đâu thì phù hợp? Diễn với kiểu khán giả như thế nào? Diễn bao lâu? Nên bắt chuyện thế nào?
Hãy cùng tìm hiểu 4 bước đơn giản để bắt đầu màn biểu diễn ảo thuật đường phố sau nhé!
1. Xác định rõ mục tiêu
Dù làm việc, học tập hay đơn giản chỉ là một việc mà bạn đang phải làm thì việc xác định rõ mục tiêu đều là điều hết sức cần thiết. Nắm rõ mục tiêu sẽ giúp bạn thêm động lực để hoàn thành tốt công việc bạn đang làm. Tương tự, ảo thuật cũng vậy. Bạn nên đặt ra những câu hỏi như: “Tại sao bạn lại bỏ công sức ra công viên, một quán nước hay một nơi công cộng nào đó để diễn ảo thuật?”. Nếu bạn không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ rất khó tìm được lợi ích từ ảo thuật đường phố.
Có rất nhiều lí do để bạn diễn trên đường phố như: tập luyện giao tiếp, thử nghiệm cốt truyện, luyện tập bài diễn, học hỏi, kiếm thêm thu nhập,… Vậy còn bạn? Lí do bạn tìm hiểu và muốn biểu diễn ảo thuật đường phố là gì?
Hãy tự xác định mục tiêu mà bạn đang hướng tới nhé!
Hãy xác định rõ mục tiêu trước khi thực hiện!
2. Chọn địa điểm và thời gian
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TpHCM hay Đà Nắng đều có rất nhiều nơi bạn có thể biểu diễn ảo thuật đường phố. Nói như vậy không có nghĩa là các nơi khác không thể thực hiện được màn biểu diễn này. Vì luật chung cho những địa điểm này chỉ là những nơi có nhiều bạn trẻ tới ngồi chơi, uống nước, tán gẫu; tránh những nơi nhiều người nhưng họ lại di chuyển liên tục như trạm xe bus hay trong khu trung tâm thương mại. Ngoài ra, các quán cafe cũng là địa điểm lí tưởng cho một màn diễn ảo thuật đường phố đặc sắc.
Chú ý thời gian địa điểm phù hợp với màn biểu diễn của mình nhất.
3. Bắt chuyện và biểu diễn
Đây chính là thời điểm của sự tự tin! Để bắt đầu màn biểu diễn, bạn không cần phô trương hay quá cầu kì với câu mở đầu. Hãy nghĩ một cách đơn giản với một câu chào hỏi và tự giới thiệu bản thân và mục đích của bạn khi ngỏ ý muốn làm quen. Hãy tự tin nói rõ ràng, nói lớn với một nụ cười vì Những gì bạn nói không quan trọng bằng cách bạn nói.
Một điều nữa, Hãy nhớ bạn diễn đường phố là cho lợi ích của bạn. Nếu họ làm khó bạn, cứ tự nhiên và lịch sự chào tạm biệt. Bạn không cần tốn thời gian đối phó với họ. Bạn chỉ nên bỏ ra tư 3-5 phút cho 1 nhóm là đủ rồi.
Nụ cười là một sự mở đầu hoàn hảo!
4. Rút kinh nghiệm và phát triển
Không có ai hoàn hảo cả. Chắc chắn sẽ có những lần bạn thất bại khi biểu diễn. Nhưng đó chính là mục tiêu mà bạn bắt đầu. Các cụ có câu “Thất bại là mẹ thành công”. Có thất bại mới giúp bạn tiến bộ và phát triển hơn được.
Đừng tự trách móc bản thân mỗi lần diễn không thuận lợi, vì điều đó chỉ khiến bạn ngày càng tệ hơn mà thôi. Thay vào đó, Hãy lắng nghe phản ứng của khán giả. Hãy coi mỗi lời chê, lời nhận xét của những khán giả khó tính là một thành quả khác mà bạn giành được.
Và sau đó là suy nghĩ về màn diễn vừa rồi của mình cùng những ý kiến của khán giả để rút ra những bài học và không để nó lặp lại lần nữa.
Chúc các bạn biểu diễn thành công!
Không sao chép dưới mọi hình thức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét