Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

HIỆN THỰC KỲ ẢO 91

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những tính toán kĩ thuật sai lầm nhất trong lịch sử

Một lỗi sai lầm ngớ ngẩn trong tính toán đã làm tàu đổ bộ Schiaparelli tận số

Dân trí Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đã tiết lộ thông tin mới về vụ va chạm của tàu độ bổ sao Hỏa ExoMars Schiaparelli. Ngay sau khi triển khai bung dù, con tàu đã thực hiện một tính toán sai lầm khiến nó tưởng mình đã ở bên dưới bề mặt sao Hỏa, trong khi thực tế nó vẫn cách mặt đất gần 3,22 km.
 >> Schiaparelli đã ra đi – bị vỡ tan trên bề mặt sao Hỏa
 >> 5 điều cần biết về tàu thăm dò Schiaparelli


Lá chắn bị cháy sém của tàu Schiaparelli (Ảnh: ESA)
Lá chắn bị cháy sém của tàu Schiaparelli (Ảnh: ESA)
Cuộc điều tra của ESA về vụ va chạm này vẫn chưa kết thúc, tuy nhiên tin tức tiết lộ mới nhất này đã vẽ ra một bức tranh rõ ràng hơn về những gì đã xảy ra trong quá trình hạ cánh thất bại ngày 19/10.
Schiaparelli đã triển khai dù một cách bình thường ở độ cao 12km và tốc độ 1.730km/h. Theo kế hoạch, tấm chắn nhiệt của con tàu sẽ được đẩy ra khi nó đạt độ cao 7,8km. Nhưng từ lúc đó, mọi thứ đã hoàn toàn vô nghĩa.
Đây là cách mà đáng lẽ ra Schiaparelli sẽ xâm nhập và hạ cánh. Tuy nhiên, một lỗi ở Trung tâm đo lường quán tính (IMU) đã ảnh hưởng tới hệ thống chuyển hướng và làm cho máy tính trên con tàu hoạt động như thể tàu đã hạ cánh (Ảnh: ESA)
Đây là cách mà đáng lẽ ra Schiaparelli sẽ xâm nhập và hạ cánh. Tuy nhiên, một lỗi ở Trung tâm đo lường quán tính (IMU) đã ảnh hưởng tới hệ thống chuyển hướng và làm cho máy tính trên con tàu hoạt động như thể tàu đã hạ cánh (Ảnh: ESA)
Khi vận tốc đã chậm lại, Trung tâm đo lường quán tính (IMU) của Schiaparelli tiến hành công việc tính toán tốc độ quay của con tàu. Vì một vài lý do nào đó, IMU đã tính thời gian bão hòa tối đa kéo dài hơn 1-2 giây so với dự kiến như bình thường ở giai đoạn này. Khi IMU gửi thông tin giả này đến hệ thống chuyển hướng của con tàu, nó đã tính toán theo hướng tiêu cực. Nói cách khác, nó cho rằng tàu đổ bộ đã ở bên dưới mặt đất.
Sự tính toán sai lầm định mệnh này đã gây ra các nỗi tuyệt vọng nối tiếp nhau, làm cho dù và lớp vỏ phía sau bung sớm, nhanh chóng làm nóng các động cơ đẩy phanh, và kích hoạt các hệ thống trên mặt đất như thể Schiaparelli đã chạm tới bề mặt. Tất cả những điều này xảy ra khi con tàu vẫn còn cách mặt đất 3,7km gây ra thảm họa rơi tự do làm con tàu lao thẳng xuống với vận tốc 300km/h.
Hình ảnh có độ phân giải cao của khu vực xảy ra va chạm (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)
Hình ảnh có độ phân giải cao của khu vực xảy ra va chạm (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)
Nói một cách khích lệ, hành động này đã được nhân rộng trong các mô phỏng trên máy tính, có nghĩa là các nhà hoạch định nhiệm vụ này có cơ may để điều chỉnh sự bất thường này. Nguyên nhân chính xác của sự tính toán sai lầm của IMT không được tiết lộ, nhưng nếu nó mắc phải sai lầm do vấn đề về kỹ thuật, thì đó sẽ là một tin xấu. ESA đang lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ tương tự vào năm 2020, nên không còn nhiều thời gian cho một cuộc đại tu kỹ thuật.
Mặt khác, nếu là trục trặc ở phần mềm thì dường như sẽ dễ dàng sửa chữa hơn. Theo dự kiến, báo cáo đầy đủ của cuộc điều tra này sẽ được đưa ra vào đầu năm 2017.
Schiaparelli là nửa thứ hai của chương trình ExoMars. Bộ phận chính của nửa đầu chương trình là tàu quỹ đạo Trace Gas Orbiter, con tàu đã thành công đi vào quỹ đạo sao Hỏa và đang hoạt động tốt. Trace Gas Orbiter sẽ bắt đầu một loạt các thao diễn để đạt được quỹ đạo hoạt động vào cuối năm 2017.
Anh Thư (Tổng hợp)

9 sai lầm dẫn đến thất bại của Webvan, startup có IPO khủng nhất thế giới

Thất bại 800 triệu đô la (khoảng hơn 1 tỷ đô thời điểm hiện tại) vào đầu thế kỉ 21 của Webvan là một trong những thất bại kinh điển mà mọi nhà khởi nghiệp thành công trên thế giới đều nằm lòng.
Bài viết dựa trên câu chuyện của 2 doanh nhân Steve Blank và Bob Dorf, đồng thời là tác giả của cuốn sách: “Bách khoa toàn thư về khởi nghiệp”.

Một công ty khởi nghiệp không phải là phiên bản thu nhỏ của một công ty lớn

Trong cuốn sách “Bách khoa toàn thư về khởi nghiệp”, tác giả Steve Blank và Bob Dorf nhận định, Webvan không thất bại trong điều hành. Startup lịch sử này đã làm mọi việc mà ban quản trị và các nhà đầu tư yêu cầu.
Cụ thể, công ty đã đi theo mô hình giới thiệu sản phẩm mới truyền thống mà một công ty lớn thường dùng là “lợi thế của công ty đầu tiên khai phá thị trường” và “mở rộng thật nhanh”. Đây chính là mô hình Mô hình Phát triển Sản phẩm, mô hình phổ biến nhất văn hóa khởi nghiệp cuối thế kỉ 20. Thế nhưng, cũng chính mô hình ảo tưởng này đã dẫn đến con đường diệt vong của một startup có IPO lớn nhất lúc bấy giờ.
Steve Blank và Bob Dorf đã chỉ ra 9 sai lầm của Webvan, và cũng là 9 sai lầm lớn nhất dẫn đến thất bại của hàng trăm nghìn startup Việt:

Sai lầm thứ nhất: Cho rằng “Tôi biết khách hàng muốn gì”

Niềm tin không nao núng của nhà sáng lập Webvan rằng họ hiểu rất rõ khách hàng là ai, họ muốn gì và cách thức bán hàng như thế nào. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng nhận thấy rằng ngay từ đầu, một công ty khởi nghiệp chưa hề có một vị khách nào. Bởi ngay từ đầu, một công ty khởi nghiệp là một sáng kiến cá nhân.
The Startup Owner's ManualThế nhưng các nhà sáng lập Webvan đã cho công ty là một mô hình kinh doanh thực sự. Họ bắt tay ngay vào thiết kế một sản phẩm và chi tiền mạnh nhằm chạy đua đến “chuyến hàng đầu tiên đến khách hàng” – ngay cả trước khi đối thoại với một khách hàng thực sự.
Trong khi đó, điều họ nên làm là ra khỏi trụ sở, hỏi khách hàng xem những giả thiết đó có đúng không, nếu sai thì phải lập tức thay đổi.

Sai lầm thứ hai: “Tôi biết những tính năng cần được xây dựng”

Chính vì cho rằng mình biết rõ về khách hàng nên các nhà sáng lập cũng cho rằng họ biết tất cả về những tính năng mà khách hàng cần. Các nhà sáng lập Webvan sử dụng những phương pháp phát triển sản phẩm cũ. Họ thiết kế và sản xuất một sản phẩm đầy đủ các tính năng mà không hề rời khỏi trụ sở của mình lần nào.
Nhưng chờ đã – đó có phải là điều mà các công ty khởi nghiệp nên làm không? Không – đó là điều mà các công ty đã có sẵn khách hàng thường làm.

Sai lầm thứ ba: Tập trung vào thời điểm ra mắt

Nhiều công ty khởi nghiệp chỉ tập trung vào thời điểm ra mắt. Tại Webvan, trước ngày ra mắt, khi chưa có đơn hàng nào được chuyển đi tại Webvan đã có gần 400 nhân viên. Sáu tháng sau, họ tuyển thêm hơn 500 người nữa. Tháng 5/1999, công ty đã mở trung tâm phân phối 40 triệu đô-la đầu tiên và cam kết mở thêm 15 trung tâm phân phối khác có quy mô tương tự.
Cuối cùng, quan trọng nhất, chính vì tập trung vào ngày giao hàng mà đội ngũ phát triển sản phẩm của phòng kĩ thuật nghĩ rằng họ đã hoàn thành việc xây dựng sản phẩm. Họ dừng lại và bắt đầu bật sâm panh ăn mừng.
Họ đâu biết rằng: Ngày bắt đầu giao hàng không có nghĩa là công ty hiểu được khách hàng của mình hay biết cách marketing và bán hàng cho họ. Và khách hàng trong ngày ra mắt có phải là khách hàng phổ thông…?

Sai lầm thứ tư: Nhấn mạnh vào việc thực hiện thay vì học hỏi

Cứ liên tục thực hiện mà không biết mình đang thực hiện điều gì là một tội ác. Văn hóa khởi nghiệp nhấn mạnh: “phải hoàn thành và hoàn thành thật nhanh”. Vì vậy hiển nhiên khi những người đứng đầu nhóm Kỹ thuật, Bán hàng và Tiếp thị đều tin rằng họ được thuê vì những thứ họ biết làm chứ không phải vì thứ họ có thể học.
Tập trung vào việc thực hiện và phân phối một sản phẩm hay dịch vụ dựa trên những giả thiết ban đầu, chưa được kiểm định là một chiến lược phá sản.
Song trên thực tế, các công ty khởi nghiệp bắt đầu với một mớ lý thuyết, mà phần lớn đều sai. Bởi vậy, tập trung vào việc thực hiện và phân phối một sản phẩm hay dịch vụ dựa trên những giả thiết ban đầu, chưa được kiểm định là một chiến lược phá sản.
Cũng giống như các công ty khởi nghiệp thất bại khác, Webvan tuyển dụng ngay các Phó Giám đốc Kinh doanh, Tiếp thị và Quản lý sản phẩm để thực hiện doanh số đã định thay vì lắng nghe khách hàng và tìm hiểu thêm nhu cầu của họ. 60 ngày sau chuyến hàng đầu tiên tới khách hàng, ba vị phó giám đốc này tuyển dụng thêm 50 người nữa.

Sai lầm thứ năm: Những kế hoạch kinh doanh cho rằng không có phép thử và sai

Lộ trình tài chính được đo lường bằng các báo cáo như kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thậm chí cả khi không có nguồn thu nhập nào để đo lường. Trên thực tế, không yếu tố nào trong số đó hữu ích với các công ty khởi nghiệp.
Webvan đạt được 2.000 đơn hàng mỗi ngày và dự báo đạt 8.000 đơn hàng trong kế hoạch. Trước khi có sự phản hồi ý nghĩa nào của khách hàng được gửi về, và chỉ 1 tháng sau khi ra mắt sản phẩm, Webvan đã ký một hợp đồng khổng lồ, trị giá 1 tỷ đô-la với Bechtel để xây dựng 26 trung tâm phân phối bổ sung trong vòng 3 năm nữa.

Sai lầm thứ sáu: Tuyển dụng những chức vị cao từ các doanh nghiệp lớn

Các khách hàng mục tiêu, quy cách và mẫu mã sản phẩm tại các công ty khởi nghiệp có thể thay đổi mỗi ngày, nên các nhà lãnh đạo cần những kỹ năng khác biệt so với những nhà lãnh đạo đang làm việc trong các công ty lâu đời, bán những sản phẩm quen thuộc.
Nhu cầu khám phá của khách hàng yêu cầu mọi người phải thích nghi với sự thay đổi, lộn xộn và rút ra bài học từ sự thất bại cũng như thoải mái làm việc trong những tình huống mạo hiểm, không ổn định, không có lộ trình. Người mà các công ty khởi nghiệp cần phải có yếu tố sáng tạo, sẵn sàng học hỏi và khám phá với mức độ tò mò cao, đủ nhanh nhẹn để đối phó với những thay đổi, điều hành mà không cần bản đồ có sẵn, luôn lạc quan chấp nhận thất bại.
Giám đốc Điều hành và các phó giám đốc của Webvan đều xuất thân từ những nền tảng, kinh nghiệm tại các doanh nghiệp lớn. Họ rất ngạc nhiên, không thoải mái với sự lộn xộn của một công ty khởi nghiệp và cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách mở rộng công ty thật nhanh.

Sai lầm thứ bảy: Thực hiện một kế hoạch dựa trên sự đo lường ảo

Việc tuyển dụng các phó giám đốc và ban điều hành với đúng chức danh nhưng sai kỹ năng sẽ dẫn đến rắc rối lớn hơn cho một công ty khởi nghiệp. Và mọi thứ thường sẽ diễn ra như sau:
Hội đồng quản trị và các nhà sáng lập nhất trí về kế hoạch được dựng sẵn. Phó giám đốc bán hàng bắt đầu thuê đội ngũ, thiết kế các buổi chào hàng, bổ nhiệm và cố giành được những khách hàng mồi đầu tiên. Đội ngũ bán hàng dùng kết quả doanh thu để theo dõi tiến độ. Trong lúc đó thì Phó Giám đốc tiếp thị bận rộn với thiết kế webiste, logo, thuyết trình giới thiệu sản phẩm, bảng số liệu và tài sản thế chấp, thuê các công ty dịch vụ truyền thông để tạo cơn sốt. Ban quản lý và các thành viên Hội đồng quản trị sẽ chú trọng vào các hoạt động điều hành bởi đó là thứ họ biết cách làm.
Kế hoạch trên đối với các công ty lâu đời rất có ý nghĩa. Nhưng trong phần lớn các công ty khởi nghiệp, kế hoạch trên dựa vào sự đo lường giả tạo, bởi nó xa rời thực tế, thiếu phản hồi thực sự của khách hàng.
Webvan khởi đầu bằng tiếp thị nước rút bởi đã bị kế hoạch điều khiển. Trong tháng đầu, họ thu hút được 47.000 khách hàng mới, nhưng 71% trong số 2.000 đơn hàng hằng ngày là đơn nhắc lại. Nghĩa là họ chưa đạt nổi 30% công suất của toàn bộ hệ thống, 70% còn lại ngồi chơi, tiêu tốn hoang phí một số tiền vô cùng lớn.
Điều khiến mọi việc tệ hơn là Webvan đã tăng chi phí dựa vào những phỏng đoán chưa được kiểm chứng về thị trường, và hóa ra đó là những phỏng đoán quá lạc quan.

Sai lầm thứ tám: Dự đoán về thành công dẫn tới “chín ép”

Kế hoạch kinh doanh, dự báo doanh thu và mô hình giới thiệu sản phẩm giả định rằng mọi bước trong quá trình khởi nghiệp đều diễn ra trơn tru. Mô hình này không dành nhiều chỗ cho những sai lầm, bài học hay sự phản hồi của khách hàng. Điều này dẫn tới thảm họa tiếp theo của công ty khởi nghiệp là “chín ép” – phát triển quá sớm.
Với những doanh nghiệp lớn, sai lầm không đem lại thứ gì giá trị đối với họ. Như Microsoft và Google, đều ra mắt sản phẩm liên tiếp như Orkut, Google Wave, Deskbar, Dodgeball, Talk và Finance của Google; Kin”, Vista, Zune, “Bob”, WebTV, MSNTV, PocketPC của Microsoft – theo mô hình cứng nhắc và giả định về thành công. Không lâu sau đó, việc thiếu tương tác với khách hàng đã dẫn đến cái chết nhanh chóng và lặng lẽ cho sản phẩm và kiểu quản lý như vậy. Nhưng đó là công ty có tiềm lực mạnh, công ty lâu năm, còn các công ty khởi nghiệp, họ chỉ có một sản phẩm duy nhất.
Việc tuyển dụng các phó giám đốc và ban điều hành với đúng chức danh nhưng sai kỹ năng sẽ dẫn đến rắc rối lớn hơn cho một công ty khởi nghiệp.
Tại Webvan, nếu chỉ nhìn vào 71% khách hàng quay lại dùng sản phẩm thì đây là một con số tuyệt vời. Nhưng nếu nhìn lại về hiệu suất chỉ đạt gần 30% của Webvan thì đây là một thảm họa. Họ mở rộng qui mô một cách quá nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn họ đã kí hợp đồng xây dựng các trung tâm phân phối 1 tỷ đô và tuyển dụng thêm 500 người. Đây hoàn toàn là một sự lãng phí.
Khách hàng ít, lượng cầu phát triển chậm, bộ phận marketing lò dò tìm kiếm những chiến lược marketing mới, qui mô nhân sự ngày càng tăng khiến quỹ lương tăng chóng mặt, tiền phải chi để duy trì các nhà kho, hệ thống xe tải, trung tâm phân phối ngày càng nhiều, chi phí bán hàng tăng cao ngất ngưởng. Chỉ trong một khoản thời gian rất nhỏ, Webvan thâm hụt doanh thu và áp lực nặng nề đặt lên cả bộ máy, đặc biệt là bộ phận marketing và bán hàng.

Sai lầm thứ chín: Quản lý bằng khủng hoảng dẫn đến một Vòng xoáy chết

Với Webvan, hậu quả của tất cả những sai lầm bắt đầu từ thời điểm vận chuyển chuyến hàng đầu tiên. Bộ phận Bán hàng bắt đầu không hoàn thành chỉ tiêu và ban quản trị trở nên lo lắng. Ban quản trị nhướn mày. Phó Giám đốc trở về phân xưởng để hô hào đội quân làm việc tích cực hơn. Bộ phận Bán hàng yêu cầu bộ phận Kỹ thuật xây dựng những phiên bản sản phẩm quen thuộc cho những khách hàng đặc biệt, bởi đó là cách duy nhất để đạt doanh thu. Những cuộc họp ngày càng trở nên căng thẳng. Không lâu sau, Phó Giám đốc kinh doanh bị đình chỉ như một phần của “giải pháp”.
Một Giám đốc Kinh doanh mới được tuyển dụng và nhanh chóng kết luận rằng công ty không nắm được khách hàng và không biết làm thể nào để bán hàng cho họ. Lúc này, bộ phận Tiếp thị lý giải rằng bất cứ thứ gì công ty tạo ra đều sai.
Vấn đề của Webvan không phải là chiến lược bán hàng hay tuyên ngôn định vị không đúng đắn. Vấn đề nằm ở chỗ không có kế hoạch kinh doanh nào tồn tại sau cuộc liên lạc đầu tiên với khách hàng. Những giả thiết kinh doanh của Webvan là một loạt giả thiết chưa được kiểm chứng. Khi những kết quả thực sự xuất hiện, họ biết rằng những phỏng đoán của họ đã sai. Nhưng thay vì khắc phục đúng hướng, Webvan đã tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới bằng cách sa thải những người điều hành.

Kết luận

Webvan ra mắt công chúng năm 1999, và sự thua lỗ nặng nề của họ được báo cáo hằng quý để mọi người cùng thấy. Thay vì nhận thức ra kế hoạch phi thực tế của mình và thu nhỏ quy mô hoặc hạn chế chi tiêu, công ty này tiếp tục tiêu tiền vào những chiến lược phi lý của mình dẫn đến thâm hụt chồng chất với con số là 612 triệu đô-la trong suốt quá trình. Bảy tháng sau khi phát hành cổ phiếu, Webvan nộp hồ sơ phá sản.
Nhìn lại, thất bại của Webvan không phải là ở khâu triển khai, không nằm ở đội ngũ nhân lực trình độ cao, thất bại của Webvan cốt lõi nằm ở mô hình triển khai để biến những ý tưởng trên trang giấy thành hiện thực.
Ngọc Hưng
* Nguồn: Trí thức trẻ

Thảm họa bùn đỏ Hungary : Chính quyền và tập đoàn quản lý nhà máy bauxite bị quy trách nhiệm

media Vùng Devecser bị bùn đỏ ô nhiễm. Ảnh chụp qua vệ tinh tháng 7/2010 (REUTERS)
Ngày 27/10/2011 vừa qua, Ủy ban chuyên trách trực thuộc Quốc hội Hungary vừa công bố tờ trình gần 80 trang trên trang chủ của Quốc hội nước này, về vấn đề trách nhiệm trong sự cố bùn đỏ năm ngoái và đề xuất ngăn chặn những thảm họa tương tự trong tương lai. Báo cáo đã quy kết trách nhiệm chính cho Tập đoàn Nhôm Hungary MAL Zrt.
Thông Tín Viên Hoàng Nguyễn từ Budapest 02/11/2011 Nghe
Từ Budapest, thông tín viên Hoàng Nguyễn phân tích về tiến trình và kết quả của gần một năm điều tra vế nguyên nhân thảm họa sinh thái này.
Sau khi thảm họa sinh thái xảy ra vào đầu tháng 10/2010, Ủy ban điều tra kể trên được thành lập vào ngày 21/12 theo đề xuất của một dân biểu đảng cực hữu JOBBIK, ông Kepli Lajos, người về sau được đề cử cương vị Chủ tịch Ủy ban.
Gồm 10 thành viên là các dân biểu đại diện cho 5 chính đảng trong Quốc hội Hungary, trong 1 năm hoạt động, Ủy ban đã họp 18 phiên (trong đó có 16 phiên công khai, 1 phiên không công khai và 1 phiên nội bộ), đã thẩm vấn 48 người, trong đó có Ban lãnh đạo Tập đoàn Nhôm Hungary (MAL Zrt.), lãnh đạo các cơ quan có liên quan, các chuyên gia, giám định viên, các nhà khoa học, cũng như một số yếu nhân trong công nghiệp bauxite Hungary.
Trong quá trình làm việc, Ủy ban đã tỏ ra dân chủ ở chỗ trước khi công bố bản báo cáo, họ có gửi toàn văn dự thảo tờ trình cho các Bộ, Ngành có liên quan, và cho cả MAL Zrt. để tham khảo ý kiến của doanh nghiệp. Một số phản hồi, đính chính... của MAL Zrt. đã đưa đưa vào văn bản chính thức.
Bản báo cáo trình lên Quốc hội Hungary quy trách nhiệm chính cho doanh nghiệp MAL Zrt., nhưng cũng khẳng định rằng rất nhiều yếu tố phức tạp và phức hợp, hàng loạt thiếu sót và bất cẩn về thiết kế, công nghệ, vận hành và quản lý là nguyên nhân phụ dẫn tới thảm họa sinh thái này.
Trách nhiệm chính yếu : MAL Zrt.!
Ủy ban khẳng định, MAL Zrt. phải chịu trách nhiệm chính trong tai nạn công nghiệp này vì hồ chứa số 10 bị tràn bùn đã bị sử dụng quá tải, gấp nhiều lần so với mức quy định. Cụ thể, trên lớp bùn đỏ được trữ trong bể, theo quy định, lượng nước có chỉ số pH (tức nồng độ kiềm) cao không được quá 1,5m (trung bình là 1m), nhưng tại hồ chứa số 10, con số này là 4,45m (trung bình), có nơi lên tới 8m.
Về phần MAL Zrt. cho dù hàng tuần có cử người đi đo đạc mực nước chứa trong bể, nhưng doanh nghiệp này đã không làm gì để cải thiện tình hình. Thêm nữa, cách đo đạc hiện tại là không chính xác, nhiều khi đưa ra những kết quả mâu thuẫn. Những tính toán cho thấy lượng dung dịch có nồng độ kiềm rất mạnh này gấp ba con số cho phép, nên đã tạo ra một áp suất vô cùng lớn cho các đê chắn.
Hồ chứa số 10 được xây năm 1989 với những kích thước khổng lồ, bắt đầu chứa bùn đỏ từ năm 1998 và trong thực tế, lượng dung dịch kiềm rất mạnh đã đầy vào giữa năm 2010. Áp lực lớn đè lên thành vách khiến bể bị rạn và vào ngày 4/10 định mệnh năm ngoái, vết rạn trong thời gian ngắn đã biến thành một khe có bề rộng 60m, gây nên thảm họa.
Vô vàn thiếu sót đi kèm
Tuy nhiên, cạnh nguyên nhân cụ thể nói trên, bản báo cáo đã liệt kê tỉ mỉ nhiều sự cố kỹ thuật, nhiều sai sót đã góp phần cho quá trình rạn vỡ thành hồ chứa số 10. Theo tờ trình, nếu các bên có liên quan lưu ý đến tầm kích và độ nguy hiểm của hồ chứa để có những biện pháp kịp thời, thì đã có thể ngăn chặn được những yếu tố này.
Cụ thể, về mặt thiết kế, việc xây hồ chứa với những kích thước khổng lồ như vậy ở nơi từng là lòng một con suối, nền đất yếu - mà không lưu tâm đầy đủ tới những lực căng bên trong một công trình có độ cao mấy chục mét và những hậu quả khả dĩ của chúng - là một sai lầm.
Về mặt vận hành và quản lý, hầu như tất cả các ban, ngành có liên quan đều phạm sai sót khi cấp phép xây dựng và hoạt động của hồ chứa. Cơ quan quản lý mỏ - nơi lẽ ra cần đưa ra ý kiến giám định khi xây dựng - đã không được hỏi ý kiến, trong khi đó, lãnh đạo hành chính khu vực, tuy không có chuyên môn về kỹ thuật nhưng lại là bên cấp phép.
Thay vì coi bùn đỏ là chất thải độc hại, tại hồ chứa số 10, doanh nghiệp đã “lách luật” khi báo cáo đó không phải là chất độc hại để không phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt nhất trong việc xử lý bùn đỏ. Trong việc này, cơ quan chuyên trách là Ủy ban Phân loại Rác thải đã hoàn toàn không được hỏi ý kiến khi cần đánh giá và phân loại rác thải!
Tiếp đó, Cơ quan Phòng chống Thảm họa cũng sai lầm khi không xếp hạng đúng đắn hồ chứa bùn đỏ và do đó, đã không có quyền giám sát cơ sở công nghiệp nguy hiểm này. Thêm nữa, sự phối hợp giữa các cơ quan, chính quyền rất lỏng lẻo, do đó, những quy định của chính quyền đã không được thực hiện ở mức độ đáng kể.
Bản báo cáo cũng đề cập tới và bác bỏ một số giả thiết cho rằng những điều kiện thời tiết, khí hậu (mưa, gió...) đã gây nên vỡ vách chắn, và khẳng định rằng: về căn bản, đây không phải là một thảm họa thiên nhiên, mà rõ ràng là thảm họa công nghiệp có nguồn gốc từ hoạt động công nghiệp.
Bài học từ sự cố tràn bùn Hungary
Tờ trình của Ủy ban điều tra đã được thực hiện một cách công tâm để trả lời một câu hỏi vẫn khiến công luận Hungary nhức nhối: ai phải chịu trách nhiệm về thảm họa đã gây nên cái chết của 10 người, khiến vài trăm người bị thương nặng, hàng ngàn người mất nhà cửa, sạt nghiệp, hơn 1 ngàn hec-ta đất canh tác nông nghiệp bị tiêu hủy, thiệt hại lên tới 35 tỉ Ft (tương đương 167 triệu USD).
Kết quả điều tra cho thấy, chính yếu tố con người (sự bất cẩn, chủ quan, vô trách nhiệm...) đã đóng vai trò trọng yếu trong tai nạn công nghiệp này, chứ không phải sự yếu kém và lạc hậu của công nghệ khai thác bauxite - alumin của Hungary, như ý kiến của đoàn công tác Việt Nam tới khảo sát tại hiện trường tai nạn, từng được các quan chức Việt Nam viện dẫn để trấn an những quan ngại trước đề án bauxite Tây Nguyên.
Bởi lẽ, công nghệ của Hungary không lạc hậu và trong nhiều thập niên, nước này cũng từng là cường quốc trong công nghiệp nhôm. Thậm chí, tờ trình cũng thừa nhận rằng, từ năm 2009, Tập đoàn Nhôm Hungary đã đầu tư 750 triệu Ft để thiết lập một hệ thống kỹ thuật làm giảm độ ẩm trong bùn đỏ và sau này, vì sự đầu tư đó, MAL Zrt. cũng chỉ cần chưa đầy nửa năm để chuyển sang công nghệ thải bùn khô vào mùa hè năm nay.
Một vấn đề khác cũng rất đáng được lưu tâm: tờ trình đã nhận định một cách khách quan rằng không phải chỉ doanh nghiệp phải chịu “chịu trận”, mà nhà nước và cơ quan quản lý cũng phải có phần trách nhiệm trong tai nạn. Lý do là vì nhiều quy định chưa được hợp lý về mặt pháp luật và hành chính khiến các ban, ngành có liên quan (thủy lợi, xây dựng, bảo vệ môi trường...) đã không có sự phối hợp hiệu quả trong quá trình kiểm tra và giám sát hồ chứa.
Những cuộc kiểm tra định kỳ các hồ chứa để gia hạn các giấy phép chỉ được tiến hành một cách qua quít, không thực chất, sự giám sát rất hạn chế và đơn thuần chỉ mang tính hành chính chứ không đi sâu vào nội dung kỹ thuật tỉ mỉ. Do đó, khiến sự cố bùn đỏ vẫn xảy ra trong khi, như đại diện doanh nghiệp thường nhấn mạnh trong quá trình điều tra, MAL Zrt. có đủ các giấy phép do chính quyền cấp, chứng tỏ họ đã thực hiện hết cả bổn phận.
Báo cáo cũng nhắc tới một điểm mấu chốt khác: người dân trong vùng đã không được cung cấp các thông tin cần thiết về trạng thái và sự nguy hiểm của các hồ chứa bùn đỏ, họ hoàn toàn không được chuẩn bị cho những tình huống đặc biệt, khi sự cố xảy ra. Chính quyền khu vực cũng không hề có trong tay những kế hoạch phòng vệ để có thể xử lý và chế ngự được những thảm họa công nghiệp và môi trường ở mức độ như thế.
Hậu quả nói trên của việc doanh nghiệp và chính quyền không thực hiện bổn phận minh bạch thông tin với cư dân, không duy trì quan hệ đối tác với cư dân, là khi tai nạn xảy ra thì nó kéo theo những hậu quả thảm khốc và không lường trước nổi !
Những kết luận của Ủy ban chuyên trách cũng cho thấy, trong một ngành công nghiệp hàm chứa những nguy hiểm đối với môi trường như công nghiệp chế biến quặng bauxite và alumin, ngay cả trong trường hợp công nghệ được áp dụng là tương đối hiện đại như ở Hungary, vì rất nhiều lý do khác nhau, vẫn không thể loại trừ hoàn toàn khả năng thảm họa xảy ra...

Những sai lầm kinh doanh lớn nhất trong lịch sử

Sai lầm trong kinh doanh là điều hiếm công ty nào không mắc phải. Tuy nhiên, có những thương vụ tiêu tốn hàng tỷ USD, thậm chí tiêu diệt cả một đế chế kinh doanh hùng mạnh.

1. Excite đáng lẽ đã mua được Google với giá chưa đến 1 triệu USD

Năm 1999, Excite là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai, trong khi Google chỉ mới "chân ướt chân ráo" bước vào lĩnh vực này. Larry Page sẵn sàng bán Google cho Excite với giá 750.000 USD (với điều kiện Excite sẽ thay thế công nghệ của mình bằng công nghệ tìm kiếm của Google), Inc. đưa tin.
Có nhiều cách giải thích cho lựa chọn của Excite, nhưng dù thế nào thì kết quả cũng đã rõ. Cuối cùng, Excite bị mua lại bởi Ask.com - hãng sở hữu dưới 2% thị phần công cụ tìm kiếm. Google đang sở hữu hơn 60% thị phần công cụ tìm kiếm ở Mỹ, và con số còn lớn hơn trên phạm vi toàn cầu.
Nhung sai lam kinh doanh lon nhat trong lich su hinh anh 1
Google sở hữu hơn 60% thị phần công cụ tìm kiếm ở Mỹ và con số còn lớn hơn trên phạm vi toàn cầu. Ảnh: Sfweekly.
Hiện Google có khối tài sản trên 130 tỷ USD, gấp 173.333 lần số Excite trước đó đáng lẽ chỉ phải bỏ ra.

2. Daimler-Benz mất 20 tỷ USD cho thương vụ Chrysler

Chrysler là một trong 3 nhà sản xuất ôtô lớn của Mỹ, nhưng hãng luôn gặp vấn đề trong việc thiết lập thị trường quốc tế. Daimler-Benz đã chớp lấy cơ hội và sáp nhập Chrysler với giá 30,7 tỷ USD năm 1998.
Tuy nhiên, kết quả của vụ sáp nhập này lại không như mong muốn. Mặc dù trên lý thuyết tỷ lệ phân chia sẽ là 50/50, nhưng năm 2006, doanh số của Chrysler chỉ đóng góp chưa đầy 1/3 tổng doanh thu của toàn bộ công ty.
Nhung sai lam kinh doanh lon nhat trong lich su hinh anh 2
Chrysler ngốn của Daimler-Benz 20 tỷ USD. Ảnh: Car-logos. 
Cuối cùng, Daimler-Benz quyết định "chia tay" và bán đi 80% cổ phần ở Chrysler vào năm 2007 với giá 7,4 tỷ USD. Vụ mua bán này đã gây ra tổn thất 20 tỷ USD cho Daimler-Benz.

3. Kodak sở hữu máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên từ năm 1977

Kodak đã trình đơn xin cấp bằng sáng chế cho một trong những máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên (máy ảnh dùng băng từ để lưu trữ ảnh có kích cỡ khoảng 100kb) từ năm 1977. 
Nhung sai lam kinh doanh lon nhat trong lich su hinh anh 3
Kodak hết thời do sự xuất hiện của máy ảnh kỹ thuật số. Ảnh: Huhmagazine.
Tuy nhiên, do kiếm được quá nhiều tiền từ phim máy ảnh, hãng đã không giới thiệu công nghệ này ra công chúng ngay khi đó. Kodak tiếp tục tập trung vào các máy ảnh phim truyền thống, bất chấp việc thị trường đang chuyển dần sang máy ảnh kỹ thuật số.
Đến khi bước chân vào thị trường mới này, hãng liên tục thua lỗ và không có khả năng đấu lại các nhà sản xuất có kinh nghiệm nhiều năm với công nghệ kỹ thuật số. 

4. News Corp và cuộc khủng hoảng Myspace

Trong một thế giới bị chi phối bởi truyền thông xã hội, cái tên Myspace, một trong những anh cả của các trang mạng xã hội, lại hiếm khi được nhắc tới. Nếu cho rằng Myspace bị Facebook đá phăng thì chưa hẳn, bởi hiện nay vẫn có nhiều trang mạng cùng tồn tại với Facebook.
Trong khi tên tuổi của Myspace đang lên thì năm 2005, New Corps mua lại mạng xã hội này với giá 580 triệu USD. Tuy nhiên ông chủ mới lại vận hành Myspace một cách tệ hại.
Nhung sai lam kinh doanh lon nhat trong lich su hinh anh 4
Giá trị của Myspace được ước tính ở mức 12 tỷ USD năm 2008. Ảnh: Myspace.
Giá trị của Myspace được ước tính ở mức 12 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên, 3 năm sau đó, con số này giảm mạnh. Theo một vài ước tính, năm 2011, News Corp bán Myspace với giá chỉ 35 triệu USD. Người sử dụng đã chuyển sang các trang mạng xã hội khác.

5. Blockbuster nhiều lần từ chối mua Netflix

Trước đây đã có thời các cửa hàng cho thuê băng đĩa như Blockbuster Video là một phần không thể thiếu cho các dự định cuối tuần. Tuy nhiên, các dịch vụ video trực tuyến như Netflix hay những hệ thống cho thuê trên cơ sở ki ốt đã khiến mô hình cho thuê băng đĩa trở nên lỗi thời.
Blockbuster đã chậm chân, mặc dù cơ hội đến sớm là không thiếu. Năm 2000, Netflix đề xuất sẽ chịu trách nhiệm mảng trực tuyến cho Blockbuster, còn Blockbuster xử lý mảng cửa hàng. Sự hợp tác này sẽ giúp loại bỏ nhu cầu chuyển phát DVD.
Nhung sai lam kinh doanh lon nhat trong lich su hinh anh 5
Netflix hiện là một trong những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Ảnh: Orcon.
Barry McCarthy, cựu CFO của Netflix, cho biết: "Họ đã cười khẩy và mời chúng tôi ra khỏi văn phòng". Sau đó, Blockbuster đi xuống còn Netflix phát triển mạnh, trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

6. Lỗi sai toán cấp một tiêu tốn của NASA 125 triệu USD

Số thập phân và phân số có thể làm khó nhiều trẻ em, và có lần đã gây đau đầu cả những bộ óc vĩ đại nhất nước Mỹ. Năm 1999, một tàu thăm dò sao Hoả do Lockheed Martin thiết kế cho NASA đã biến mất trong không gian, do một lỗi đơn giản: các kỹ sư ở Lockheed sử dụng hệ thống đo lường kiểu Anh, trong khi đội ngũ của NASA sử dụng hệ thống đo lường quốc tế.
Nhung sai lam kinh doanh lon nhat trong lich su hinh anh 6
NASA thiệt hại 125 triệu USD chỉ vì lỗi sai toán tiểu học. Ảnh: Country959.
Sự cố này đã dẫn đến hỏng hóc và tàu thăm dò vũ trụ bị mất, tổng thiệt hại 125 triệu USD. Thật không bình thường khi Lockheed sử dụng hệ thống đo lường kiểu Anh cho một thiết kế của NASA (NASA đã sử dụng hệ thống đo lường quốc tế từ nhiều năm nay).
Trên thực tế đã có rất nhiều cơ hội để hãng phát hiện ra lỗi này, nhưng cuối cùng không ai tìm ra.

7. Quaker mất hơn 1 tỷ USD vì Snapple

Vào những năm 90, đồ uống Snapple từng là một tên tuổi lớn với những nhà bán lẻ. Quaker mua lại Snapple với giá 1,7 tỷ USD, tuy nhiên mọi việc không theo kế hoạch.
Những nhà sản xuất đồ uống khác đã nhận thấy sự phát triển của Snapple (và con số Quaker sẵn sàng trả cho nó). Họ tất nhiên không thể khoanh tay đứng nhìn Quaker làm mưa làm gió tại thị trường đồ uống hoa quả trong chai: Coca-Cola phát triển Fruitopia năm 1994, còn SoBe thì xuất hiện năm 1996. 
Nhung sai lam kinh doanh lon nhat trong lich su hinh anh 7
Quaker mua lại Snapple với giá 1,7 tỷ USD, tuy nhiên mọi việc lại không theo kế hoạch. Ảnh: Drpeppersnapplegroup.
Trong hoàn cảnh đó, Snapple đã không thể mang lại lợi nhuận như Quaker dự tính. Cuối cùng, Quaker phải bán lại Snapple cho Triac với giá 300 triệu USD năm 1997. 3 năm sau, Triac bán Snapple cho Cadbury Schweppes với giá 1,43 tỷ USD.

10 quyết định tệ hại nhất trong lịch sử kinh doanh

Đánh giá thiếu chính xác, thiếu tầm nhìn khiến nhiều công ty như Motorola, Western Union, 20th Century Fox... đưa ra những quyết định sai lầm tệ hại nhất trong giới kinh doanh.
Tô Đức

7 ứng xử sai lầm của cha mẹ khiến trẻ không thành công

Không tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm rủi ro, quá bao bọc, dễ nổi giận… là 3 trong số những sai lầm lớn mà cha mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy trẻ. Những sai lầm này có thể khiến bé trở nên kém tự tin từ thời thơ ấu và khó thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống riêng về sau. Chuyên gia hàng đầu và tác giả các cuốn sách tâm lý bán chạy nhất, tiến sĩ Tim Elmore (Mỹ), đã khám phá ra điều này trong quá trình nghiên cứu.



1. Không tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm rủi ro
Chúng ta sống trong một thế giới mà hiểm nguy rình rập khắp nơi.Á m ảnh “ an toàn là trên hết” càng làm cho nỗi lo sợ mất con của các bậc cha mẹ trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh thường làm mọi thứ có thể để bao bọc bọn trẻ. Bảo vệ con cái đúng là trách nhiệm của cha mẹ, tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tách biệt con khỏi những cơ hội trải nghiệm lành mạnh.
Các chuyên gia tâm lý ở châu Âu khám phá ra rằng những trẻ không được ra ngoài chơi và chưa bao giờ được phép trải nghiệm những sự cố như trầy xước ở chỗ này, bị thương ở chỗ kia, khi lớn lên thường đối mặt với nhiều sợ hãi. Phỏng vấn những người trẻ tuổi chưa bao giờ chơi trò leo trèo và đánh đu trên các thanh ngang và thanh dọc ở sân chơi trẻ em phát hiện nhóm người này sợ các nguy cơ rất bình thường và sợ đưa ra cam kết. Sự thật là trẻ cần vấp ngã vài lần để nhận ra rằng ngã là chuyện bình thường. Đau chính là người thầy cần thiết. Chính vì vậy, căn bệnh hủi là một thảm họa. Nó khiến cơ thể mất cảm giác đau, và khi thiếu cảm nhận về cái đau, nạn nhân có thể bị bỏng hay dẫm lên đinh nhọn mà không hề hay biết, họ chỉ nhận ra tổn thương hay nhiễm trùng khi đã quá muộn. Cảm giác đau là một phần của sức khỏe và sự trưởng thành. Cũng vậy, thông qua đổ vỡ tình cảm với bạn khác giới, thanh thiếu niên sẽ hiểu được rằng, cảm xúc chín chắm là rất cần thiết để một mối quan hệ có thể tồn tại lâu dài.
Khi cha mẹ loại bỏ hết các nguy cơ trong cuộc sống của con, trẻ có thể trở thành người bên ngoài thì tự cao nhưng thẳm sâu bên trong lại rất thiếu tự trọng. Nguyên nhân là do rất nhiều ‘thành công’ của trẻ chỉ là trò phô diễn và không hề mang lại điều gì ý nghĩa cho cuộc đời của đứa trẻ.
2. Giải thoát quá nhanh
Thế hệ những người trẻ ngày nay không phát triển một số kỹ năng sống như thời kỳ 30 năm trước đó bởi vì chưa gì người lớn đã nhảy vào cuộc và chăm lo mọi khó khăn cho chúng rồi. Khi cha mẹ giải thoát quá nhanh và nuông chiều con cái quá mức bằng sự ‘hỗ trợ’, họ đã vô tình tước đi nhu cầu được vượt khó và khả năng tự giải quyết vấn đề của trẻ. Đó chỉ là kỹ năng làm cha mẹ ngắn hạn mà bỏ qua những yếu tố nuôi dạy những lãnh đạo trong tương lai- nghĩa là trang bị cho con trẻ kỹ năng tự giải quyết vấn đề không cần sự giúp đỡ của người khác. Như thế, không sớm thì muộn, bọn trẻ con sẽ quen với việc có ai đó xuất hiện cứu nguy: “Nếu tôi thất bại hoặc không đạt được điều mình muốn, người lớn sẽ xử lý ổn thỏa và loại bỏ mọi hậu quả từ hành vi sai trái của tôi”. Trong thực tế, điều này chẳng liên quan gì tới cách vận hành của cuộc sống, và vì vậy nó khiến con cái chúng ta không thể trở thành người đủ năng lực khi trưởng thành.
3. Khen ngợi quá dễ dàng
Xu hướng đề cao lòng tự tôn xuất hiện từ khi thế hệ sinh vào thời kỳ bùng nổ dân số còn là những đứa trẻ. Tuy nhiên nó bén rễ vào hệ thống giáo dục (Mỹ) từ những năm 1980. Tham gia vào một trận bóng chày và bạn sẽ nhận thấy tất cả đều là người thắng cuộc. Tư duy “ai cũng có cúp” có thể khiến cho bọn trẻ cảm thấy bản thân đặc biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu lại chỉ ra rằng phương pháp này cho ra những kết quả ngoài dự kiến. Sớm muộn gì những đứa trẻ cuối cùng sẽ nhận ra chỉ có bố hoặc mẹ là những người duy nhất cho rằng chúng tuyệt vời bởi vì ngoài họ ra không ai nói như thế với lũ trẻ. Chúng bắt đầu nghi ngờ tính khách quan của cha mẹ rằng lời khen này làm cho chúng vui thích trong chốc lát, nhưng hoàn toàn không có mấy liên quan tới thực tế. Khi chúng ta khen ngợi trẻ quá dễ dàng và phớt lờ những hành vi xấu, bọn trẻ cuối cùng sẽ tiêm nhiễm vào đầu thói gian lận, phóng đại và nói dối và né tránh những tình huống khó khăn. Lý do là bởi trẻ không được tạo điều kiện để đối mặt với điều đó.
4. Để mặc cảm tội lỗi xen vào con đường đi đúng đắn
Con bạn không cần phải yêu cha mẹ từng phút từng giây. Bọn trẻ sẽ vượt qua cảm giác thất vọng nhưng sẽ không thể cưỡng lại được hậu quả của việc được nuông chiều. Vì thế, hãy mạnh dạn nói với con “ Không” hoặc “ Không phải bây giờ” và để chúng đấu tranh cho những điều mà chúng thực sự cần hoặc thực sự coi trọng. Cha mẹ nào cũng có xu hướng giành cho con những gì chúng muốn như một cách khen ngợi, đặc biệt với gia đình có nhiều con. Khi một đứa làm tốt việc gì đó, cha mẹ thường cảm thấy áy náy nếu thưởng cho đứa này mà đứa kia lại không. Tuy nhiên, suy nghĩ này thật không thực tế và điều này vô tình làm mất đi của trẻ cơ hội để củng cố niềm tin rằng thành công phụ thuộc vào những hành động tốt của từng cá nhân. Hãy thận trọng không hứa hẹn với trẻ rằng điểm tốt sẽ được thưởng đi mua sắm. Nếu mối quan hệ của bạn chỉ dựa trên những tiêu chí về vật chất thì bọn trẻ sẽ chẳng bao giờ hiểu được ý nghĩa của nhưng động lực từ bên trong hoặc cảm giác yêu thương vô điều kiện.
5. Không chia sẻ với con những sai lầm trong quá khứ của mình
Những thanh thiếu niên khỏe mạnh luôn khao khát thỏa sức bay bổng trên đôi cánh của riêng chúng và chúng cần được tự mình trải nghiệm cảm giác ấy. Người lớn phải tạo điều kiện cho bọn trẻ nhưng không có nghĩa là bỏ mặc con mà không có sự định hướng. Chia sẻ với con những sai lầm tương tự mà cha mẹ đã mắc ở độ tuổi của con và điều đó có thể giúp chúng đưa ra những lựa chọn tốt hơn. (Cần tránh những “bài học đã được học” liên quan tới thuốc lá, rượu và ma túy…)
Cũng vậy, con cái chúng ta cũng phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với những sai lầm, và chịu trách nhiệm về kết quả của các quyết định. Cha mẹ cần chia sẻ cảm giác của mình khi đối mặt với những trải nghiệm tương tự, điều gì khi ấy đã xui khiến cha mẹ làm việc đó và kết quả bài học rút ra là gì. Cha mẹ nên nhớ rằng họ không chỉ là người ảnh hưởng duy nhất và còn phải là tấm gương tốt nhất của con.
6. Nhầm lẫn trí tuệ, năng khiếu và ảnh hưởng tới sự trưởng thành
Trí tuệ thường được coi là một công cụ đánh giá sự trưởng thành của bọn trẻ. Kết quả là, cha mẹ thường cho rằng chỉ cần thông minh là đủ đối diện với cả thế giới. Đáng tiếc, mọi chuyện không hoàn toàn như vậy. Một số vận động viên chuyên nghiệp và ngôi sao Hollywood mới nổi sở hữu tài năng vượt trội song vẫn vướng vào những bê bối. Đó là bởi vì năng khiếu chỉ hiện diện ở một mặt trong cuộc đời của trẻ, chứ không phải ở tất cả các mặt. Không có khuôn thước về độ tuổi trẻ biết tự chịu trách nhiệm, cũng không có chỉ dẫn được kiểm chứng khi nào nên trao cho trẻ một số quyền tự do nhất định, nhưng có một quy tắc giá trị là hãy quan sát bạn bè đồng trang lứa của con. Nếu bạn nhận thấy những người bạn đó làm được nhiều việc hơn con bạn thì có thể nên trì hoãn trao cho con quyền tự lập.
7. Không làm gương tốt
Là cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm sống như cách chúng ta muốn con cái chúng ta sẽ sống, để trẻ có thể trở thành con người nghị lực, đáng tin cậy và có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình.
Với vai trò là người định hướng trong gia đình, cha mẹ có thể bắt đầu dạy con bằng cách chỉ nói chân thật-những lời nói dối dù là vô hại cũng có thể hủy hoại nhân cách của trẻ.
Ví dụ, nếu cha mẹ không gian dối thì bọn trẻ con sẽ hiểu chúng không được làm như vậy. Hãy chỉ cho con ý nghĩa của hành động cho và nhận bằng cách cùng con tham gia các hoạt động tình nguyện với cộng đồng.
Hãy cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ về đạo đức vì con bạn sẽ đủ tinh tế để nhận ra chúng. Ví dụ nếu bạn không tìm cách đi đường tắt, các con sẽ hiểu rằng chúng không được phép làm điều đó. Hãy cho trẻ thấy ý nghĩa của việc vui vẻ cho đi không hề tính toán bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện với cộng đồng. Hãy góp sức mình để cuộc sống của những người bạn gặp trở nên tốt đẹp hơn, rồi con bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của việc làm này và vui vẻ tiếp bước cha mẹ.
Lê Mai (biên dịch)
Nguồn: Brightside

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét