Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

TIẾNG THƠ 21





(ĐC sưu tầm trên NET)
  

Tiếng thơ - nhạc hiệu - Đài tiếng nói Việt Nam
----------------------------------------------------------------------------------- 
                                  

                                                                Qua đèo Ngang

qua đèo ngang

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
 

                                                             Chiều hôm nhớ nhà 

Đăng bởi Vanachi vào 31/05/2004 19:23, số lượt xem: 14419
Vàng toả non tây, bóng ác tà,
Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa.
Ngàn mai lác đác, chim về tổ,
Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà.
Còi mục thét trăng miền khoáng dã,
Chài ngư tung gió bãi bình sa.
Lòng quê một bước nhường ngao ngán,
Mấy kẻ tình chung có thấu là?


Phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của bà Huyện Thanh Quan.


Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mãi mãi đưa đến cho chúng ta những cảm xúc chân thành, đậm đà trước nét buồn thanh tao, đưa đến những suy nghĩa sâu xa hơn về con người và xã hội.

       Trong làng thơ Việt Nam, có những nữ sĩ để lại cho thơ ca ciàn tộc những dấu ấn đẹp. Nếu thơ Hồ Xuân Hương tài ba, ngạo mạn thì thơ bà Huyện Thanh Quan lại trang nhã, trữ tình và duyên dáng. Đọc thơ bà, ta thấy nỗi buồn man mác, tâm trạng hoài cổ thật thanh cao đượm sự cô đơn, trống vắng. Một trong những bài thơ đó là tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà. Tìm hiểu bài thơ ta sẽ thấy tài thơ điêu luyện của Bà:
Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
ở hai câu đề, khoảng thời gian là trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Ánh sáng vẫn còn dó, nhưng chỉ còn là ánh lờ mờ của ngày tàn và đêm sắp tới. Câu thơ chỉ giới thiệu thời gian mà người đọc như cảm thấy cả không gian một vùng quê rộng lớn. Trước thiên nhiên ấy, giữa trời và đất, có một cái gì đó tràn ngập con người nhạy cảm. Buổi chiều là thời gian dễ buồn nhất và đó cũng là khoảng thời gian thường xuất hiện trong thơ của bà Huyện Thanh Quan. Con người trong cuộc sống hỗn độn, ồn ào vẫn có một lúc nào đó trở về với cái bình yên muôn thuở của thiên nhiên, về với chính lòng mình. Và lúc này chính là khoảnh khắc đó của nữ sĩ.
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
Âm thanh từ xa vẳng đến như thúc giục, nhưng vẫn có cái trầm lặng trong đó báo hiệu cho mọi người: ngày sắp hết. Ta như gặp một nét thân quen, man mác của câu ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Tâm trạng của tác giả đã phần nào được ngầm hiểu trong cách lựa chọn thời gian, không khí và thanh âm.
Trong cảnh chiều, trong tiếng gọi tàn ngày đó, con người hiện ra:
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Câu thơ với nhịp 2/5 làm cho ta có cảm giác hoạt động con người đang giảm dần, đang đi tới kết thúc. Phép đối rất chuẩn cùng với những từ Hán Việt đã góp phần tạo nên vẻ trang nhã, cổ kính của hai câu thơ gợi tả này. Trước cảnh thiên nhiên to lớn, con người thật nhỏ, yếu thế và có phần đơn độc. Đó cũng là đặc điểm của thơ Thanh Quan. Gặp cảnh và người ở đây ta không thể không liên tưởng đến cảnh và người.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Trong Qua đèo Ngang của cùng tác giả, cảnh và người đều vậy: lặng lẽ, đượm buồn. Ta có cảm giác nhà thơ cũng đang lặng lẽ, thẩn thờ. Và con đường trước mắt bà thì sao, hai câu luận đã vẽ ra khung cảnh:
Ngàn mây gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Khoảng đường trước mắt như vô tận. Chim bay mỏi mà chưa tới nơi, khách bước dồn mà chưa tới chốn. Con đường đi hay con đường đời đang dàn trải? Phép đối từng cặp hình ảnh ngàn mây  dặm liễu, gió cuốn - sương sa, chim bay mỏi - khách bước dồn làm ý thêm nhấn mạnh. Những từ ngữ bước dồn, bay mỏi cho thấy tâm trạng chán chường, mỏi mệt của nhà thơ. Tâm trạng ấy tất dẫn đến hai câu thơ kết thúc:
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
Không có ai để tâm sự, trời đất thì bao la, vắng lặng, trống trải, khiến tác giả quay về với nội tâm, với lòng buồn sẵn có của mình. Câu thơ cuối, vừa như một câu cảm, vừa như một câu hỏi. Ta đã từng bắt gặp những câu thơ tài ba đó trong thơ bà:
Dừng chân dứng lại, trời non nước
 Một mảnh tình riêng, ta với ta
(Qua đèo Ngang)
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường
(Thăng Long hoài cổ)
Qua đó, ta càng hiểu được nỗi niềm tâm sự của tác giả. Mang tiếng nói của tầng lớp quý tộc phong kiến đang trên đường suy thoái, thơ Thanh Quan biểu hiện một khía cạnh tư tưởng của văn chương thế kỷ 18 - 19, phản ánh tâm tư của lớp nho sĩ chán nản bế tắc. Tiếng thơ đó cũng biểu hiện tâm trạng hoài cổ, thiết tha nhớ nhà Lê đã suy vi. Phải chăng đó cũng là tâm tình của tập đoàn phong kiến đã hết thời vàng son, hết vai trò lịch sử? Đặt bài thơ của nữ sĩ vào bối cảnh lịch sử như thế, ta có biểu hiện sâu thêm cái buồn trong lòng bà: cái buồn thời đại.
Thơ bà buồn, nhưng không vì thế mà mất vẻ đẹp gợi cảm. Trái lại, nhờ vậy càng tăng thêm phần đặc sắc. Thơ bà đẹp một cách trầm lặng như chính tâm hồn bà.
Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mãi mãi đưa đến cho chúng ta những cảm xúc chân thành, đậm đà trước nét buồn thanh tao, đưa đến những suy nghĩa sâu xa hơn về con người và xã hội. Một bài thơ đóng lại nhưng còn mở ra, tạo nên một dư âm trong lòng người đọc.
Trích: loigiaihay.com

                                                         Thăng Long thành hoài cổ

Tạo hoá gây chi cuộc hý trường,
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn chau mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.

 

"Thăng Long thành hoài cổ" - bài thơ tuyệt bút của Bà Huyện Thanh Quan

Cập nhật lúc 10:33, Thứ Sáu, 13/04/2012 (GMT+7)
(QBĐT) - Từ xưa đến nay, người Quảng Bình và Hà Tĩnh coi đèo Ngang như bức thành chung, tình người giao lưu với câu ca: "Đèo Ngang hai mái chân vân/ Nửa về Hà Tĩnh nửa ái ân Quảng Bình".
Hai bên đường lên xuống đèo có những vạt lúa, nương khoai, cây hoa màu chen với cây phi lao che những mái nhà lúp xúp. Đèo cũng một thời là nơi quân Trịnh bố trí đồn lũy trong cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh "Đàng ngoài" và "Đàng trong", để lại những địa danh, truyền thuyết trong dân gian.
Còn rõ đến ngày nay là "Hoành Sơn Quan", một cửa quan xây bằng đá từ thời vua Minh Mạng (1820-1840) đặt theo hướng ngang lên núi xuống biển. Con đèo cùng với Hoành Sơn Quan từng là đầu đề cho các vị danh nhân, thần tướng đã đặt chân tới đây như Lý Thường Kiệt, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Lê Quý Đôn,vv... ngẫu hứng thi đàn, có nhiều bài thơ vịnh cảnh đèo liền với khe suối, cây cỏ, nhưng được truyền tụng nổi tiếng là bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ" của Bà Huyện Thanh Quan.
Bà Huyện tên gốc là Nguyễn Thị Hinh, sinh ở Nghi Tàm, quận Tây Hồ, từ nhỏ đã nổi tiếng văn thơ, làm cho giới thi nhân ở Thăng Long hâm mộ, nhất là thể loại thơ Đường luật. Bà là người có đức hạnh, học vấn xuất chúng, đã có những bài viết tỏ rõ nỗi buồn thấy cảnh Thăng Long từ khi vua nhà Nguyễn trị vì chỉ chăm xây dựng, tu bổ kinh thành Huế, bỏ những đền đài ở Thăng Long phong rêu, đổ gãy... Tiêu biểu như bài "Thăng Long thành hoài cổ" dưới đây:
"Tạo hóa gây chi cuộc hí trường Đến nay thắm thoắt mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đó người đây luống đoạn trường!".
Hai câu mở đầu của bài thơ nêu vấn đề về thế thời và lời oán trách: "Tạo hóa gây chi cuộc hý trướng/ Đến nay thắm thoắt mấy tinh sương...". Lời trách tạo hóa sinh ra cho con người bao nỗi khổ đau, sinh ra cuộc sống với vũ trụ lại xui nên những cuộc tranh giành đẫm máu! Đời người và xã hội đi vào cảnh có rồi không, không lại có. Cái đẹp của hôm qua và hôm nay đã thành cái xấu ngày mai, thành giấc chiêm bao! Bà Huyện Thanh Quan coi thời ở Thăng Long như thời vàng son mà câu tâm sự hoài cổ kín đáo tạo nên đặc điểm trong bài thơ Đường luật nổi tiếng của bà.
Bà giữ gìn trân trọng sự tốt đẹp của lịch sử, coi đó là thiêng liêng với người quân tử, mượn lời trách tạo hóa mà lên án triều đình nhà Nguyễn đã để bao công trình kiến trúc, cũng là di tích văn hóa của kinh thành Thăng Long hoang tàn để dời đô vào Huế, xây một cõi quyền uy ăn chơi bậc nhất thế gian lúc bấy giờ khiến dân tình ai oán! Đi trên thành xưa mà lòng Bà Huyện quặn đau: "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...". Cảnh hoang tàn vẽ lên sự sầu bi của thành cổ Thăng Long. Sống trong thời đó, tác giả càng chạnh lòng khi nghĩ tới chuyện xưa: "Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt/ Nước còn cau mặt với tang thương...".
Hai câu luận tỏ rõ thái độ mãnh liệt, các từ đá/ nước thể hiện lòng con người: "trơ gan, cau mặt", cũng là sự tố cáo triều Nguyễn thời bấy giờ... Sự đổi thay của thành cũ hướng tới chủ đề: "Ngàn năm gương cũ soi kim cổ/ Cảnh đấy người đây luống đoạn trường...!". Mấy câu này mang tính ẩn dụ, soi gương cũ, từ soi được nhân cách hóa nhằm đi sâu váo ý nhà Nguyễn đã tàn phá Thăng Long, chuyện cũ đã qua rồi mà không thể xóa nhòa. Bài thơ làm cho giới nho sĩ ở Bắc Hà sửng sốt và lan tới giới văn thần ở kinh đô Huế.
Bà Nguyễn Thị Hinh đã theo chồng vào kinh đô Huế, giữ chức "Cung trung giáo tập", dạy các cung tần mỹ nữ, được vua Minh Mạng cùng hoàng gia tin dùng, quý mến. Đang thanh thản với nghề dạy học trong cung thì một tai họa coi như "án văn chương" xẩy đến. Một người tên là Nguyễn Thị Đào dâng đơn lên quan huyện về việc bị người chồng khinh rẻ, bạc đãi, xin được ly dị. Đang lúc quan huyện  đi vắng, bà huyện xem đơn, thông cảm nỗi niềm oan ức của người phụ nữ nên với tài thi phú sẵn có bà phê vào đơn 4 câu thơ: "Phó cho con Nguyễn Thị Đào/ Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?/ Chữ rằng: Xuân bất tái lai/ Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già".
Mấy câu thơ phê vào đơn với ý tứ làm vui nhưng người chồng đem kiện quan trên, cho rằng quan huyện đã ăn của đút lót, phê đơn chia rẽ gia đình mình, hậu quả dẫn đến ông huyện bị cách chức khi vừa mới được thăng "Viên ngoại lang". Quan hệ giữa hoàng gia với gia đình ông huyện và bà Hinh bị rạn nứt. Một thời gian sau, năm 1847 ông huyện mất ở tuổi 44 vào triều vua Thiệu Trị (1841 - 1847), lòng bà Hinh càng trở nên dửng dưng với cung triều, viện cớ sức yếu, chồng mất, bà xin từ chức "Cung trung giáo tập". Cuộc sắp xếp để trở về Thăng Long được chuẩn bị, bà gửi 4 đứa con trở về Nghi Tâm trước và một mình trở về quê nhà.
Trên đường về quê, Bà Huyện Thanh Quan càng nhìn cảnh vật càng xót xa như khắc vào tâm trí cảnh trời, non, nước bao la, trùng điệp nơi đèo Ngang này mà riêng lòng mình càng đơn độc trống trải trong chiều tà của thiên nhiên cũng như chiều tà của cuộc đời.
Những câu thơ chắt lọc từ khối óc, tim gan của nữ sĩ, đặc biệt những câu thực, câu luận, những tứ đối từng cặp câu thơ khó có bài thơ nào đạt đến như vậy...!
                                                                        Nguyễn Văn Hiệp

Những gánh phở rong sẽ gợi nhớ một Hà Nội xưa cũ (ảnh minh họa).  Nguồn: Internet Những gánh phở rong sẽ gợi nhớ một Hà Nội xưa cũ (ảnh minh họa).  Nguồn: Internet

 Chương trình
 Chương trình "Ký ức Hà Nội" sẽ giúp iới trẻ được khám phá Thủ đô của những năm 1980 của thế kỷ trước (ảnh minh họa).  Nguồn: Internet

                                                               THỀ NON NƯỚC

Nước non nặng một nhời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Giời tây chiếu bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi nhời thề


soan-van-mau-ngu-van-lop-11-bai-the-non-nuoc-cua-tan-da-hinh-anh-2


Theo Nguyễn Khắc Xương trong Tuyển tập Tản Đà thì bài thơ này được viết vào năm 1920. Sau đó, từ bài thơ, Tản Đà viết thành một truyện ngắn cũng lấy tên Thề non nước và in trong tập Tản Đà tùng văn. Trong truyện, bài thơ được đề lên bức tranh sơn thuỷ với cô đầu Vân Anh. Năm 1925, Tản Đà lại in riêng bài thơ vào tập Thơ Tản Đà (Nghiêm Hàm ấn quan, Hà Nội, 1925) và có đổi 5 chữ như trong chú thích.


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEifP0efXhVAg-NuIz4dkiS9eJuSSeXVvcJycS5wdsPozxPVvPpHUxxeoPmaHnc-hzTyMYwMTNkS0yv3nEZZXtzsrsqEzdHFsqZoWr9a9yVfMiz8iDQ5nj1xCJwTNrldrvmWX9dMjTpIn6U/s1600/th%25C4%2583m+quan+du+l%25E1%25BB%258Bch+h%25C3%25A0+giang+%25286%2529.jpg

Phân tích bài thơ Thề non nước của thi sĩ Tản Đà.


Ngoài những chi tiết nghệ thuật vịnh bức cổ họa, bài thơ "Thề non nước" còn ca ngợi một mối tình chung thuỷ sắt son của đôi lứa, đồng thời gửi gắm một tình yêu nước thầm kín sâu nặng.

   Tản Đà (1889 - 1939) có câu thơ tuyệt bút:
"Tài cao, phận thấp, chí khí uất,
Giang hồ mê chơi quên quê hương".
(Thăm mộ cũ bên đường)
Người đọc xưa nay vẫn tìm thấy bóng dáng Tản Đà qua vần thơ ấy. Tên là Nguyễn Khắc Hiếu, lấy núi Tản, sông Đà làm bút danh. "Giấc mộng lớn", "khối tình con", "Thề non nước" là những tác phẩm nổi tiếng của Tản Đà. Chất tài hoa tài tử, lãng mạn, giang hồ... in đậm trong thơ, văn Tản Đà. Những năm XX của thế kỷ này, Tản Đà là thi bá trên thi đàn Việt Nam. Ông được nhà văn Hoài Thanh trân trọng ngợi ca là "Người của hai thế kỉ”, vì thơ văn của Tản Đà chính là gạch nối giữa hai nền văn học của dân tộc: cổ điển và hiện đại.
Bài thơ "Thề non nước" là một kiệt tác của Tản Đà. Bài thơ nằm trong truyện ngắn cùng tên, được Tản Đà sáng tác năm 1921. Cô đào Vân Anh là một du tử - hai nhân vật trong truyện, ngồi uống rượu, cùng nối lời nhau, làm thơ vịnh bức trranh sơn thuỷ - bức cổ họa - có ba chữ triện, chữ Nôm "Thề Non nước" mà thành bài thơ này. Bức cổ họa chỉ có một dãy núi, không có vẽ sông nước, dưới chân núi có một ngàn dâu gợi cảnh tang thương biến đổi. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, gồm có 22 câu thơ. Bốn câu đầu là lời vịnh của du khách, 10 câu tiếp theo của cô đào Vân Anh, 6 câu nối tiếp lại là lời của du khách, 2 câu cuối là tiếng thơ của Vân Anh.
Ngoài những chi tiết nghệ thuật vịnh bức cổ họa, bài thơ "Thề non nước" còn ca ngợi một mối tình chung thuỷ sắt son của đôi lứa, đồng thời gửi gắm một tình yêu nước thầm kín sâu nặng.
1 - Hình ảnh bức tranh sơn thuỷ.
Nói là bức tranh sơn thuỷ nhưng không có '"thuỷ" vì "Nước đi đi mãi không về cùng non". Chỉ có núi, một dãy "Non cao những ngóng cùng trông". Có cây mai già trụi lá trơ cành (xương mai). Có sương tuyết và mây phủ dày trên đỉnh núi. Có ngàn dâu xanh tốt dưới chân núi gợi màu tang thương biến đổi. Bao phủ toàn bức tranh là màu vàng tà dương:
"Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha".
Có thể nói, đó là một bức tranh cổ rất đẹp mà buồn, thấm đượm cái tình thương nhớ, tang thương.
Nước non nặng một lời thề.
Cũng như thuyền và bến, trong bài thơ này "non" và "nước" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lứa đôi, cho trai và gái, cho giai nhân và người tình chung. Lứa đôi, non và nước đã yêu nhau, đã thề nguyền, đã "nặng lời thề". Lời thề sâu nặng và sắt son, bền vững như non như nước. Cảnh ngộ thật éo le và đáng thương. Lứa đôi đang trải qua những năm dài li biệt "Nước đi chưa lại, non còn đứng không”. Khi ngắm nhìn bức tranh, du khách đã cảm động nói: "núi tương tư”.
Sau những năm dài đợi chờ, thương nhớ và đau buồn, giai nhân (non) đã trở thành nàng cô phụ "non còn đứng không". Khóc than thảm thiết, bao nhiêu nước mắt đã khô cạn: "Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày". Thân hình tiều tuỵ đáng thương như một gốc mai già trụi lá trơ cành: "Xương mai một nấm hao gầy". Mái tóc xanh mềm mại như mây ngày nào, nay đã bạc trắng: "Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương". Tình lang đi mãi chưa về, giai nhân tuổi mỗi năm một cao, đã chiều tà ngả bóng, nhan sắc phai tàn. Còn đâu nữa "vẻ ngọc" và "nét vàng" thời con gái xa xưa: "Trời tây ngả bóng tà dương - Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha".
Tản Đà đã sáng tạo nên những hình ảnh ẩn dụ để đặc tả nỗi buồn cô đơn, tương tư của giai nhân. Có không ít câu thơ trong bài "Thề non nước" vừa đẹp vừa hay không thua kém những câu Kiều của Nguyễn Du. ''Tóc mây", "xương mai", "nét vàng", "vẻ ngọc", đặc biệt "suối khô dòng lệ",. là những hình ảnh mĩ lệ nói về sắc tài và bi kịch trong tình yêu của giai nhân. Còn nước mắt đâu nữa mà "tuôn". Chữ "khô" thể hiện cách chọn từ, dùng từ của Tản Đà rất tinh luyện, chính xác.
Chẳng cần xem bức hoạ mà chỉ đọc vài câu thơ cũng thấy như hiện ra trước mắt chúng ta một cái "núi tương tư" vậy:
"Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời gây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha".
Càng tương tư càng tủi hờn: "Non còn nhớ nước, nước mà quên non". Nhưng nàng cô phụ vẫn đinh ninh lời thề:
"Dù cho sông cạn đá mòn
Cồn non cồn nước hãy còn thề xưa".
"Dù... hãy..." niềm tin được khẳng định. "Sông cạn đá mòn" là một thành ngữ, nêu lên một giả định không bao giờ có thể xảy ra. Và cho dù có xảy ra trong muôn một, thì giai nhân vẫn son sắt thuỷ chung "hãy còn thề xưa". Ba chữ "còn" được láy lại trong vần thơ đã thể hiện sâu sắc, cảm động mối tình son sắt, thuỷ chung, bền đẹp của nàng cô phụ.
Nước đã đi xa, tình lang đã đi xa, chỉ còn lại tiếng đồng vọng trong không gian và thời gian li biệt. Hẹn ngày trở lại. Hẹn ngày tái ngộ, hội ngộ của lứa đôi. Chia sẻ nỗi buồn, an ủi tình nhân:
"Non mơ đã biết hay chưa?
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bao cho non chớ có buồn làm chi".
"Ngàn dâu xanh tốt" như một chứng tích của thời gian, như một nổi tang thương đã biến đổi, và còn lại như một kỉ vật, vì thế "non thì cứ vui".
Hai câu kết như sự chung đúc một lời thề, "thề non nước":
"Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước, chưa nguôi lời thề".
Đã có lời "thệ hải minh sơn” trong tình sử. Đã có "đám cưới bạc". Cũng có “đám cưới vàng"... Đời người hữu hạn trăm năm. Nhưng lời thề của "non" và "nước" là lời thề "nghìn năm" kết đôi, thuỷ chung bền vững. Đó là một lời thề sâu nặng, bền đẹp đến muôn đời.
Nghệ thuật sử dụng biện pháp "phân - hợp" ngôn ngữ của Tản Đà rất điêu luyện để gợi tả và hiểu cảm thần tình. "Ngóng trông" được viết thành "những ngóng cùng trăng” diễn tả cái dằng dặc của sự đợi chờ, trông ngóng. Trong li biệt, hình ảnh ''non'' và "nước" nằm ở hai phía không gian - đầu, cuối câu thơ "Nước đi đi mãi không về cùng non". Trong cảnh sum họp, hội ngộ của lứa đôi thì non và nước sẽ thành non non nước nước gắn bó keo sơn, bền vững, lời thề chẳng bao giờ "nguôi", chẳng bao giờ "quên” được!
Tóm lại, lời thề của non và nước được nói đến một cách thắm thiết, thủy chung và cảm động.
3. Nước đi chưa lại...
Bài thơ "Thề non nước" là một bài thơ đa nghĩa. Có nội dung vịnh cảnh trong tranh. Có nội dung phong tình cố hữu của Tản Đà. Và còn có tấm lòng tha thiết gắn bó của nhà thơ với Tổ quốc giang sơn trong cảnh ngộ mất chủ quyền. Đầu thế kỉ XX, có một số nhà thơ nói lên lòng yêu nước, một cách thầm kín:
"Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ".
(Cuốc kêu cảm hứng" – Nguyễn Khuyến)
"... Nặng gánh em trở ra về!
Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya...
Vì thương nước cạn, nặng nề em dám kêu ai!
(...) Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùng
Nước non gánh nặng, cái đức ông chồng hay hỡi có hay!".
(Gánh nước đêm – Trần Tuấn Khải)
 "Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
 Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây rách tả tơi...".
(Vịnh bức địa đồ rách – Tản Đà)
Trong bài thơ "Thề non nước", hai chữ "non" và "nước" xuất hiện ở tần số rất cao: 27 lần, lúc thì nước nhớ non, lúc thì non nhắn nước, lúc thì, non non nước nước... Một giọng thơ thiết tha, có không ít câu thơ để lại nhiều ám ảnh:
''Nước đi đi mãi, không về cùng non,"
''Nước đi chưa lại, non còn đứng không,
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày"...
"Non còn nhớ nước, nước mà quên non...''.
Có đặt bài thơ "Thề non nước" bên cạnh các bài thơ "Chim họa mi trong lồng", "Vịnh bức địa đồ rách", v.v... ta mới thấy tình yêu nước được nhà thơ kín đáo gửi gắm vào các chữ "nhớ nước", "quên non”. Tình yêu nước dào dạt cả bài thơ. Dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, trên thi đàn công khai. Tản Đà đã có một cách nói thật hay, thật xúc động về tấm lòng gắn bó thiết tha với giang sơn Tổ quốc. Trong thời Pháp thuộc, bài thơ "Thề non nước" như một vạch nối dẫn dắt người đọc, nhất là thế hệ thanh niên cảm nhận sầu hơn những vần thơ của Phan Bội Châu, của PhamTất Đắc, v.v...
"Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn
Khói tuân khí uất, sóng cuồn trận đau”.
("Hải ngoại huyết thư”- Phan Bội Châu)
"Nghĩ thân thế héo hon tấc dạ
Trông non sông lã chã dòng châu..."
(''Chiêu hồn nước" - Phạm Tất Đắc)
Tóm lại, "Thề non nước" là một bài thơ kiệt tác của thi sĩ Tản Đà, sắc điệu trữ tình dào dạt trong những vần thơ nói về sự thương nhớ, chờ mong. Chờ người yêu nặng lời thề, xa vắng. Nhớ hồn nước bơ vơ. Các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ, biện pháp phân - hợp v.v... đã tạo nên những câu thơ lục bát tuyệt hay, đọc qua một lần nhớ mãi.
Thi sĩ Tản Đà đã nói hộ chúng ta những tình cảm đang nảy nở trong lòng. “Thề non nước" thể hiện tuyệt đẹp cốt cách phong tình tài hoa của thi sĩ Tản Đà.
Lời thề xưa cứ ngân nga mãi trong lòng ta. Cả một trời yêu thương, mong nhớ, đợi chờ mênh mang:
"Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước chưa nguôi lời thề”.
Trích: loigiaihay.com

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét