Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

BÍ ẨN LỊCH SỬ 67/12

(ĐC sưu tầm trên NET)
Các Chủ Tịch KGB Những Hồ Sơ Lộ Sáng
Tình báo là một mặt trận thầm lặng nhiều khi không có tiếng súng nhưng vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi người chiến sĩ tình báo phải gan dạ, mưu trí, dũng cảm. Trong thời gian tồn tại của mình, cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) đã có những đóng góp đáng kể vào sự vững mạnh của đất nước cũng như thế cân bằng chiến lược Đông Tây. Cuốn Các chủ tịch KGB - Những hồ sơ lộ sáng của nhà sử học lừng danh người Nga Leonid Mlechin viết về những nhà lãnh đạo của KGB trong suốt thời gian cơ quan này hoạt động. Với những phân tích, đánh giá sâu sắc, tinh tế của mình, Leonid Mlechin sẽ đem đến cho bạn đọc cái nhìn đúng đắn, thoả đáng về vai trò, vị trí của các vị thủ lĩnh và cơ quan KGB trong lịch sử tồn tại của Liên bang Xô Viết. Đó là những người mà số phận gắn liền với cả vinh quang chói lọi và những thất bại cay đắng.
------------------------------------------------------------------

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn sách các bạn cầm trên tay của tác giả Nga Leonid Mlechin là một cuốn sách đặc biệt vì nó kể về những người lãnh đạo một công tác mà ở Liên Xô trước đây và Nga hiện nay gọi là "công tác đặc biệt"; và bản thân những người đó cũng có những số phận đặc biệt. Đó là các Chủ tịch KGB.
Cơ quan an ninh Liên Xô được thành lập từ những ngày đầu cách mạng tháng Mười với nhiệm vụ trấn áp các lực lượng phản cách mạng trong nước để bảo vệ chính quyền với tên gọi là Ủy ban đặc biệt, về sau đã trở thành một cơ quan kiểm soát toàn diện xã hội và một cơ quan tình báo quốc tế bậc nhất. Với tên gọi là KGB từ năm 1954, cơ quan quyền lực hùng mạnh này đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với số đông người và niềm kính nể đối với đồng nghiệp an ninh quốc tế.
KGB là một hiện tượng lịch sử trong thế kỷ 20, nó được xây dựng bằng công sức, trí tuệ và cả xương máu của nhiều thế hệ người Xô viết. Suốt 74 năm tồn tại Liên Xô (1917 - 1991); KGB sống song hành cùng Liên Xô.
Những chặng đường các Chủ tịch KGB đã đi là những chặng đường của lịch sử Liên Xô vinh quang và cay đắng. Và số phận cá nhân vừa oanh liệt vừa bi thảm của họ cũng không nằm ngoài lịch sử đó. Đây là lần đầu tiên, một cuốn sách kể về cuộc đời và sự nghiệp của tất cả các Chủ tịch KGB (mười bảy vị) từ thời Lênin cho đến khi Liên Xô tan rã.
Đọc cuốn sách này, người ta hiểu biết thêm nhiều về lịch sử chính trị và an ninh Liên Xô. Trong sách có đề cập đến những lãnh tụ và nhân vật lịch sử như Lênin, Stalin, Trotski và một số nhân vật còn có những đánh giá khác nhau như Beria, Tukhachevski và một số vụ việc còn nhiều bí ẩn như vụ ám sát Kirov, "Vụ án các bác sĩ", vụ "Đảng bộ Lêningrad "v.. v... Một số sự kiện lịch sử như việc Stalin bắt tay với Hitle để trì hoãn chiến tranh, sự biến ở Hung-ga-ri năm 1956 v.v... được đề cập và phân tích khá sâu trong mối quan hệ chính trị - ý thức hệ - an ninh.
Sách cũng cung cấp thêm tư liệu và lý giải về những diễn biến nhân sự ở hậu trường trong những bước ngoặt lớn chuyển giao lãnh đạo của Liên Xô. Hầu hết các nhà hoạt động nhà nước nổi tiếng của Liên Xô được nhắc đến trong sách này.
Đây không phải là cuốn sách về một ngành công tác. Đây là câu chuyện kể về những bước ngoặt lịch sử của đất nước Liên Xô, mà trên mỗi bước ngoặt đó đều có vai trò của KGB.
Do đó nó không chỉ bổ ích về nghiệp vụ mà còn có giá trị nghiên cứu, tham khảo rất quý đối với đông đảo bạn đọc.
L.Mlechin trong mấy năm gần đây là một tác giả ăn khách ở Nga, vì sách của ông thường viết về đề tài an ninh, trên cơ sở khai thác kho tư liệu lưu trữ phong phú của Liên Xô và KGB. Tuy nhiên, nằm trong trào lưu tư tưởng dân chủ cấp tiến của xã hội Nga hiện nay, tác giả có xu hướng phân tích một cách phê phán đối với lịch sử nước nhà, đối với Stalin.
Đó là điều phổ biến và khó tránh được hiện nay. Nhiều điều đã được biết hoặc trở thành bình thường đối với xã hội Nga có thể không được chấp nhận hoặc chia sẻ đối với chúng ta. Mặc dù vậy, giới thiệu cuốn sách này với độc giả kính mến, chúng tôi tin rằng cuốn sách có giá trị tái hiện lịch sử sinh động, lại được viết bằng giọng văn chính luận hấp dẫn, chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều điều bổ ích và phát hiện lý thú.
Dịch giả HÙNG SƠN


Chủ tịch KGB (12/1958 - 11/1961)

Vào một ngày cuối thu năm 1998, tất cả những người đã một thời làm việc với A.N.Shelepin đến nghĩa trang Novodeviche ở Matxcơva để tưởng nhớ thủ trưởng và người bạn của mình.
Đồng nghiệp từng gọi ông là "Sura sắt đá" - ám chỉ "Felix sắt đá" - vị Chủ tịch đầu tiên của cơ quan An ninh Liên Xô, vị tiền bối của cách mạng là Derjinski.
Vào thời điểm đường công danh đang lên vùn vụt, Shelepin được trong nước và quốc tế coi hầu như là người lãnh đạo Liên Xô.
Shelepin đã thắng nhiều trận, nhưng đã có một trận thua, mà lại là trận thua quyết định. Ông bị loại ra khỏi chính trường, bị hạ chân dung khỏi các công sở. Và người ta không nhắc đến tên ông nữa.
Nhưng Shelepin đã đi vào lịch sử như một trong những người tham gia cuộc đảo chính lật đổ Khruschov và được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vụ người đứng đầu đất nước. Nhưng ông đã không trở thành...
Tôi được gặp Shelepin khi ông đã thất sủng. Ít người chào hỏi ông. Còn ông cũng tránh mọi người. Tuổi già đã che phủ bớt khuôn mặt sáng sủa gợi cảm và cặp môi mím chặt cương quyết của Shelepin trẻ. Nhưng trong ánh mắt, trong dáng đi, trong cái bắt tay chắc chắn vẫn có một cái gì đó của một con người có ý chí và hoài bão lớn không thực hiện được.
Shelepin quả là một con người khác hẳn Brejnev.
Nếu như ông lãnh đạo đất nước, có thể đã không có thập kỷ "trì trệ" và biết đâu không có cả "cải tổ ".
*
Alexandr Shelepin sinh năm 1918 trong một gia đình công nhân đường sắt ở Voronej . Những phẩm chất của người đứng đầu đã bộc lộ ở ông từ sớm. Ông trở thành Bí thư Đoàn trường, tốt nghiệp phổ thông cũng xuất sắc được thưởng Huy chương vàng và chiếc đồng hồ quả quýt. Ngồi ở trường phổ thông, ông đã viết thư cho Stalin trình bày những kiến giải của mình về vấn đề xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở một nước riêng biệt, không chờ đợi thắng lợi của cách mạng thế giới. Tuy chưa được Stalin trả lời trực tiếp, nhưng báo có đăng câu trả lời của Stalin về vấn đề này cho một người có tên khác, và cậu học sinh Shelepin như thế cũng rất hài lòng.
Tốt nghiệp phổ thông, anh lên Matxcơva thi đỗ vào trường Đại học Triết - Văn - Sử - một trường đại học đầu ngành về khoa học xã hội và nhân văn. Ở đây, anh cũng lại được bầu làm Bí thư Đoàn trường.
Tháng 10/1940, Shelepin tình nguyện đi bộ đội và tham gia cuộc chiến tranh ngắn ngủi với Phần Lan.
Đúng lúc đó, Nhà nước ra quyết định học đại học phải trả tiền, chỉ trừ những sinh viên xuất sắc thì được cấp học bổng. Khi Shelepin ở bộ đội về học tiếp, bị nợ thi, không được xuất sắc nữa, nên không được học bổng.
Đang ngồi ở văn phòng Đoàn trường, thì Krasavchenko Bí thư Thành ủy Matxcơva bước vào, sau khi nói chuyện và hỏi thăm, Krasavchenko đề xuất đưa Shelepin về công tác ở Thành ủy, làm Trưởng ban Thể dục thể thao.
Cả nước biết đến tên Shelepin khi anh mới 24 tuổi.
Đấy là mùa thu năm 1941. Bí thư Thành đoàn Matxcơva Shelepin tuyển mộ thanh niên xung phong tham gia các đội du kích hoạt động trong lòng địch. Có một nữ sinh trường trung học số 201 ở Matxcơva đến đăng ký tình nguyện tên là Zoia Kosmodemianskaia. 


Tượng đài Dôi - A dựng gần nơi cô hy sinh.

 
Shelepin lưỡng lự không nhận, và cảm thấy cô có vẻ rụt rè, yếu đuối, nhưng cuối cùng cũng đồng ý nhận. Zoia đã bị quân Đức bắt và anh dũng hy sinh tháng 12 năm 1941, trước khi chết đã xử sự hết sức can đảm. Zoia Kosmodemianskaia được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Câu chuyện về người nữ anh hùng trẻ tuổi đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm yêu nước, trong đó có trường ca "Dôi-a" (Zoia) của Margarita Aliger có nhắc đến "đồng chí Shelepin".
Năm 1942, Shelepin được tặng thưởng Huân chương "Sao Đỏ" về công tác ở Thành ủy Matxcơva, sau đó được đề cử làm Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản.
Một năm trước khi qua đời, Stalin quyết định giao công tác Đoàn thanh niên Komsomol cho Iuri Jdanov - con trai của cố ủy viên Bộ Chính trị A.Jdanov - đang làm Trưởng Ban khoa học của Trung ương Đảng. Iuri Jdanov đến Trung ương Đoàn, gặp lãnh đạo Trung ương Đoàn thăm và tìm hiểu tình hình. Anh cũng nói thật với họ là Stalin muốn cử anh làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, và đề nghị kể cho biết về tình hình và công việc của Đoàn thanh niên. Nghe xong, anh nói: "Các cậu ạ mình thấy công tác này phức tạp quá, mình không lãnh đạo được các cậu đâu. Mình sẽ gặp lại Yossif Vissarionovich (tức Stalin, cách gọi tôn kính - ND) và xin từ chối thôi ".
Thế là Stalin cử Shelepin làm Bí thư thứ nhất.
Thời ấy, nhiều người trong bộ máy Đảng và Đoàn tìm cơ hội thăng tiến bằng cách viết các bức thư tố cáo.
V. I. Cochemasov nguyên Bí thư Trung ương Đoàn kể về một lần đang ở cơ quan. Shelepin gọi điện cho ông: "Cậu có bận không?... Rẽ qua đây một chút". Shelepin mở tủ tài liệu lấy ra một bức thư, đưa cho Kochemasov đọc.
Thư tố cáo lý lịch của Kochemasov: bố là Ku lắc, vợ là con một Bí thư Tỉnh uỷ bị xử bắn, và nói xấu bản thân Kochemasov. 'Shelepin bảo: "Cậu đừng để ý đến những cái đó, không phải bận tâm", rồi xé bức thư vứt vào sọt rác. Theo Kochemasov, Shelepin là người giản dị, biết điều thường không hay giáo huấn và không thích phong cách làm việc quan cách của lãnh đạo trước của Komsomol với những cuộc họp kéo dài.
Những năm công tác ở Đoàn thanh niên của Shelepin trùng vào thời mà Khruschov dựa nhiều vào thanh niên. Shelepin thuộc thế hệ cán bộ Đảng mà năm 1957 đã đứng về phía Khruschov để chống lại phái cận vệ già.
Shelepin là một trong số những ủy viên Trung ương trẻ, đã đứng ra bênh vực Khruschov một cách mạnh mẽ và kiên quyết nhất. Shelepin được cử làm Trưởng ban của Trung ương Đảng phụ trách các nước cộng hoà. Nhưng ông ở trên cương vị này chỉ được vài tháng. Ngày 25/12/1958, tròn 40 tuổi, ông trở thành Chủ tịch KGB.
NGÔI SAO ĐANG LÊN
Khác với các lãnh tụ trước và sau ông, Khruschov không có cảm tình với cơ quan an ninh và không yêu mến các chiến sĩ an ninh. Khruschov lấy làm khó chịu tại sao cơ quan nội vụ lại nhiều tướng đến thế, và yêu cầu giảm biên chế KGB. Thể theo nguyện vọng của Bí thư thứ nhất, Shelepin đã phải đề xuất một kế hoạch giảm 3200 biên chế, và được Khruschov đồng ý. Bản thân Shelepin cũng nêu gương từ bỏ hàm tướng (điều mà cuối đời ông sẽ hối tiếc).
Tháng 2/1960, Shelepin ký một sắc lệnh, trong đó có một ý nói rằng "vẫn còn chưa hết tình trạng bỏ công sức ra theo dõi những đối tượng mà thực tế không có vấn đề gì lớn xét từ góc độ an ninh quốc gia".
Bình luận của N.N.Mesiatsev - nguyên sĩ quan tình báo quân sự và cán bộ Bộ An ninh quốc gia:
- Shelepin cắt giảm mạng lưới thông tin ở cơ sở thường làm công việc chỉ điểm hoặc cung cấp thông tin sai lạc sự thật làm cho nhiều người vô tội hoặc không đúng tội bị chết oan. Đồng thời, ông đẩy mạnh công tác phòng ngừa: đối với một người có phát ngôn ngược chiều, thì không bắt vội, mà gặp để cảnh cáo và giải thích. Đối với thời đó, đấy đã là một bước tiến bộ lớn.
Shelepin đề nghị giảm bớt số lượng nhà tù do KGB trực tiếp quản lý. Dưới thời Shelepin (và gối sang thời Semichastnyi sau này), số lượng tù chính trị bị bắt giữ là thấp nhất. Năm 1961, có 207 người và năm 1961 có 323 người bị xử vì tội tuyên truyền chống chế độ.
Shelepin đã dũng cảm bắt tay vào cuộc cải tổ cơ quan an ninh. Ông tuyển lớp trẻ, có học từ Đoàn thanh niên vào để thay thế các cán bộ, chiến sĩ cũ mà nhiều người chưa học hết cấp hai. Trước Shelepin, trong kinh tế - xã hội có ngành nào thì KGB có bộ phận ấy. Shelepin bỏ cơ cấu đó và giảm bớt biên chế cồng kềnh, gộp tất cả các đơn vị ngành đó vào một tổng cục. Shelepin mở thêm mảng tình báo điện tử và giải mã (các điện mật của nước ngoài), và năm 1959 lập ban "D" (tức "desinformation" - làm thông tin giả hoặc nhiễu thông tin), sau gọi là ban "A" (từ chữ "Active" - tích cực, chủ động). Hoạt động của ban này nhằm chủ yếu vào Tây Đức lúc đó được coi là mối nguy cơ chủ yếu - từ đó bắt nguồn chủ nghĩa phục thù.
Shelepin quay trở lại ngưỡng mộ vị Chủ tịch đầu tiên của cơ quan an ninh là Dzerjinski hướng vào việc bảo vệ con người Xô viết. Ông cắt bớt những đặc quyền đặc lợi của ngành, trả các nhà nghỉ của Bộ cho Nhà nước, khiến các cán bộ nhân viên của cơ quan không vui.
Shelepin được cán bộ trong cơ quan ngưỡng mộ về tác phong làm việc dân chủ. Nghe cán bộ báo cáo trực tiếp, Shelepin lắng nghe và coi trọng ý kiến cá nhân của người báo cáo. Có một lần sau khi nghe báo cáo của một cán bộ lãnh đạo Tổng cục tình báo về tình hình thế giới, Shelepin đột nhiên hỏi thêm đánh giá của ông ta về chiều hướng phát triển tình hình ở Somali. Khi anh cán bộ Tổng cục không trả lời được và xin có thời gian để nghiên cứu và trả lời sau, thì Shelepin bèn yêu cầu cho số điện thoại của cán bộ theo dõi khu vực để trao đổi trực tiếp với cán bộ đó. Đấy cũng là một bài học của Shelepin cho anh em cấp dưới về tính dân chủ và tính tác chiến, kịp thời.
Tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô, Shelepin đã có bài phát biểu chống tệ sùng bái cá nhân và những khuyết điểm của Stalin, nêu ra những con số thanh trừng những năm 30 và 40, và báo cáo về những cải tổ để cải thiện công tác và hình ảnh của KGB. Shelepin được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Khruschov dựa rất nhiều vào lớp cán bộ lãnh đạo trẻ được đưa lên sau Đại hội 20, trong đó Shelepin chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu. Shelepin giữ một lúc mấy chức vụ: là ủy viên Trung ương Đảng, ông còn là Phó Thủ tướng - tức là phó của Khruschov và Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Đảng - Nhà nước. Việc tập trung những chức vụ Đảng và Nhà nước quan trọng đó làm cho ông trở thành một trong những nhân vật có thế lực nhất trong ban lãnh đạo. Đó là vì Khruschov kính nể Shelepin về trí thông minh và tính nghiêm khắc đối với công việc, lại biết giữ mình một cách đúng mực, đúng với cương vị của mình. Không có ai được Khruschov tin cậy và đưa lên nhanh như Shelepin.
LẬT KHRUSCHOV
Khruschov là một nhà lãnh đạo có nghị lực to lớn và tiềm lực dồi dào không được sử dụng hết. Nhưng sự thiếu học thức thường thúc đẩy ông tới những quyết định cách tân dớ dẩn và phi lý. Mặt khác, trong nội bộ cũng không tán thành việc ông phê phán Stalin, nâng đỡ Soljenitsyn và Trardovski, cắt giảm quốc phòng và tìm tiếng nói chung với phương Tây. Các Bí thư Tỉnh ủy thì có những lý do riêng để không yêu thích Khruschov. 

Nikita Khruchchev Colour.jpg
Nikita Sergeyevich Khrushchyov-người giết chết chủ nghĩa cộng sản

Họ khao khát được yên ổn, "toạ lạc" thì Khruschov lại liên tục khuấy động các cuộc cải tổ cán bộ, cho các ủy viên Trung ương về vườn như cho trẻ nhỏ nghỉ học.
Trước tình hình đó, một nhóm các nhà lãnh đạo Đảng, trong đó có Shelepin và Semichastnyi đã thống nhất gạt bỏ Khruschov.
Có lẽ thời gian gần cuối, Khruschov cũng đã linh cảm thấy điều đó, nên đã định gọi Jukov quay trở lại giúp đỡ. Trong một bữa tiệc chiêu đãi Tổng thống Indonesia, Khruschov thốt nhiên phát biểu một cách bộc bạch:
"Đây này, tôi vừa mới đi nghỉ về, mà ai cũng bảo trông tôi không được khoẻ, cần phải củng cố sức khoẻ, bác sĩ thì bảo cần phải chữa trị một thời gian. Được rồi, tôi sẽ đi. Nhưng mà xin báo trước nhé: khi mà tôi về ấy, tôi sẽ đập vỡ cái hộp rỗng này cho mà xem" - và lấy tay chỉ vào các ủy viên Bộ Chính trị đang ngồi quanh bàn.
Nhưng Khruschov đã nhầm, và sự ngạo mạn tự tin của ông ta chỉ càng chọc tức thêm Bộ Chính trị. Kết quả là người ta đã đưa ông về vườn trước khi ông đưa người khác về.
Sau hội nghị Trung ương mà tại đó Ban Chấp hành Trung ương thảo luận và quyết định hạ bệ Khruschov, các ủy viên Bộ Chính trị tập hợp lại để "chia tay" với Khruschov. Mọi người lần lượt bắt tay chào Khruschov.
Khi đến lượt Shelepin, Khruschov giữ tay Shelepin lại một lúc, nói: "Họ cũng sẽ làm như thế với cậu thôi".
Shelepin lúc đó trong bụng có lẽ cười thầm, không tin.
Nhưng những lời của Khruschov cáo già, giàu kinh nghiệm hoá ra là những lời tiên tri. 

media Khrushchev (trái) và Stalin năm 1936. Ảnh : Wikipédia

Lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông (trái) đón nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tại sân bay ngày 31/7/1958. (Ảnh tư liệu)
Lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông (trái) đón nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev tại sân bay ngày 31/7/1958. (Ảnh tư liệu)
 

Một tranh cổ động của Trung Quốc trong thập niên 1950 với dòng chữ Xô-Trung hữu nghị vạn tuế. (Ảnh tư liệu)
Một tranh cổ động của Trung Quốc trong thập niên 1950 với dòng chữ "Xô-Trung hữu nghị vạn tuế. (Ảnh tư liệu)
Liên Xô trở thành "kẻ thù nguy hiểm nhất" của Trung Quốc thế nào?

Cuộc đối đầu Kennedy-Khrushchev, đỉnh điểm của thời chiến tranh lạnh

Cuộc đối đầu Kennedy-Khrushchev, đỉnh điểm của thời chiến tranh lạnh
 
Nikita Khrushchev (T) và John F. Kennedy (P), tại Vienna, tháng 06/1961. CC/John F. Kennedy Presidential Library and Museum
 
Nhưng Shelepin không thể không tham gia đảo chính Khruschov, vì xu thế lúc đó là như thế. Đất nước không chịu nổi Khruschov lâu hơn được nữa. Việc lật đổ Khruschov không gây bất bình gì cả trong xã hội. Mọi người lại còn hài lòng. Thay Khruschov là những khuôn mặt mới, trẻ hơn và dễ chịu hơn. Sau Khruschov, người đáp ứng mọi tiêu chuẩn để đứng ở cương vị người thứ nhất là Brejnev: phụ trách công tác vũ trụ, tên lửa, công nghiệp quốc phòng, tính người ôn tồn, quảng giao. Tuy nhiên, ban đầu mọi người thấy rằng đất nước cần một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, cứng cỏi, mà Brejnev có vẻ hơi mềm, lãnh đạo tầm cỡ tỉnh, vùng, nước cộng hoà thì hợp, còn lãnh đạo cả một đất nước to lớn thế này thì hơi non. Cho nên ông được coi là người lãnh đạo quá độ, về lâu dài sẽ phải nhường chỗ cho người lãnh đạo mạnh mẽ hơn là Shelepin. Ai cũng nghĩ vậy, và Shelepin cũng nghĩ như vậy.
Nhưng Brejnev dẫn với Shelepin một cuộc chơi lòng vòng. Thời gian đầu Brejnev rất trọng dụng Shelepin, coi Shelepin là người thứ hai, nhưng khi đi đâu vắng dài ngày thì lại chia sẻ công việc của mình ra giao cho những người khác. Sau đó Brejnev giao cho Shelepin công tác tổ chức cán bộ và các nghĩa vụ quan trọng khác của người thứ hai. Nhưng rồi lại cắt bớt công tác tổ chức cán bộ giao cho Kapitonov. Có nghĩa là không tin tưởng Shelepin.
Đến đây, không còn là sự xung đột giữa người lãnh đạo thứ nhất và thứ hai nữa, mà là sự xung đột giữa hai lực lượng. Các ủy viên trẻ của Bộ Chính trị đã hạ bệ Khruschov, nhanh chóng nhận ra rằng Brejnev cũng không đáp ứng yêu cầu của họ. Họ chờ đợi những thay đổi to lớn trong chính trị, trong kinh tế, trong đời sống xã hội, chứ không phải lật Khruschov để Brejnev tập hợp lực lượng cho bản thân. Người ta đồn rằng Shelepin là con người cứng rắn, rất khắc nghiệt. Không phải ngẫu nhiên mọi người trong cơ quan gọi ông là "Shura sắt đá". Nhưng N.Mesiatsev - người từng công tác trong quân báo và trong Bộ An ninh quốc gia - lại cho rằng Shelepin về bản chất là một người dân chủ.
- Ông là một người có tác phong dân chủ và dễ gần - Mesiatsev nói - Tôi chỉ biết trong lãnh đạo đất nước có hai người tự tay cầm ống nghe nói chuyện là Kossygin và Shelepin. Còn những người khác đều nghe qua thư ký và trợ lý. Hơn nữa, nếu Shelepin đang bận họp thì ông trả lời là bận và sau đó bao giờ cũng chủ động gọi lại.
Xung quanh Shelepin tập hợp những người trẻ trung, năng động. Bộ phận trẻ tuổi trong bộ máy Đảng và Nhà nước dành toàn bộ cảm tình cho Shelepin. Những cán bộ từ cái "lò" Komsomol ra giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng và chính quyền: An ninh quốc gia, Nội vụ, Truyền hình, Thông tấn xã - đều có người của Shelepin. Có lẽ điều đó đã khiến cho Brejnev suy nghĩ: "Liệu rồi một ngày kia họ có thể sẽ lại gạt bỏ Bí thư thứ nhất như đã từng gạt Khruschov hay không? Một số ủy viên Bộ Chính trị thân Brejnev thậm chí còn nói đến việc dường như đã thành lập một danh sách nội các của Shelepin.
Ý kiến của Viện sĩ A.Yacovlev (ủy viên Bộ Chính trị thời Govbachov):
- Trong quá trình điều tra "tập đoàn thanh niên" người ta có tìm thấy một danh sách nào đó thật.
Nhưng liệu có phải đã có một âm mưu đảo chính lật đổ Brejnev hay không thì cũng khó kết luận. Shelepin là ngôi sao sáng trong Bộ Chính trị. Chỗ yếu của ông là từ công tác Đoàn chuyển sang Ủy ban An ninh, rồi Ban Chấp hành Trung ương Đảng, toàn lãnh đạo bộ máy và phong trào, chưa từng lãnh đạo một địa phương với mọi mặt sinh động của nó, đặc biệt là kinh tế. Tuy nhiên, ông là ủy viên trẻ nhất và có lẽ thông minh nhất trong Bộ Chính trị.
Còn quan điểm của Shelepin đối với vấn đề Stalin: trên cương vị Chủ tịch KGB, Shelepin đã làm nhiều việc để phục hồi cho các nạn nhân của Stalin. Ông kiên quyết lên án các cuộc khủng bố năm 1937. Nhưng về mọi thứ còn lại, đặc biệt là về công lao chiến thắng phát xít Đức, Shelepin cho rằng Stalin xứng đáng với sự kính trọng sâu sắc nhất. Ở đây, ông khác biệt về căn bản với Khruschov.
Leonid Zamiatin (nguyên Trưởng Ban tuyên truyền Trung ương Đảng):
- Shelepin là một người xta-lin-nít, kiểu như Andropov, thậm chí còn cứng rắn hơn. Ông là người thông minh, có học thức, đồng thời là người giáo điều, luôn nhấn mạnh quan điểm giai cấp trong các vấn đề đối nội và đối ngoại. Nhưng điểm đáng quý nhất mà ông để lại cho cuộc đấu tranh của các thế hệ sau là ông chỉ rõ: đổi mới phải bắt đầu từ Đảng. Ông nói về những đặc quyền đặc lợi như là một căn bệnh của bộ máy của Đảng và Nhà nước.
Có dư luận rằng Shelepin phát biểu phản đối tính chất tự do hoá của những nghị quyết của đại hội 20.
Không phải như vậy. Shelepin là người nguyên tắc.
Nhưng ông đề nghị mở rộng tư nhân hoá các cơ sở dịch vụ vì hiểu rằng sản xuất toàn những xe vận tải chỉ để chở vài ba cái thùng, khi mà có thể tổ chức mạng lưới dịch vụ nhỏ, cơ động hơn, là điều ngu ngốc. Nhưng đã tồn tại một đường lối chung của Đảng, và người ta thường ngại rời xa khỏi đường lối ấy.
Shelepin chính là đại biểu cho bộ phận trẻ, ưu tú của bộ máy Đảng lên nắm quyền sau chiến tranh. Họ tin rằng phải đổi mới, cải cách đất nước, phải hiện đại hoá kỹ thuật, trong khi cần giữ vững hệ tư tưởng. Cần phải nói thêm rằng vào thời gian đó, một nhóm nhà lãnh đạo có thế lực cũng muốn đưa Alexei Kossygin lên thay Brejnev lãnh đạo đất nước để tiến hành những cải cách kinh tế mạnh mẽ và tiến bộ.
BREJNEV
Brejnev có một lý lịch thật hoàn hảo: đã từng làm việc ở nhà máy, chiến đấu, đi khai hoang, làm Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Moldavia, Kazakhstan, có quan hệ tốt với cán bộ công nghiệp và quân đội. Còn lý lịch công tác của Shelepin chỉ có: Đoàn thanh niên, KGB và Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đấy là những công tác khiến người ta nể sợ nhưng không phải là những công tác làm cho người ta có thêm bạn. Người ta sợ Ủy ban Kiểm tra còn hơn cả KGB, vì Ủy ban kiểm tra của Đảng quyết định sinh mệnh chính trị. Mà Shelepin lại là người nguyên tắc và nghiêm khắc trong công tác. Trong khi đó Brejnev nhẹ nhõm, tươi cười, thông cảm với mọi người, Breinev về trình độ học vấn và chuyên môn không bằng Shelepin, nhưng là một chiến sĩ trên chiến trường, một người am hiểu công việc tổ chức, và có linh cảm chính xác về con người. Bên cạnh Brejnev là những bậc thầy về sắp xếp sau hậu trường, như Suslov và Kirilenko. Chính hai người này đã "lo" vụ Shelepin bằng cách gỡ dần các cơ cấu quyền lực dưới chân Shelepin. 

Brezhnev trên 17 Tháng tư 1967.
Brezhnev, .

 
Việc đầu tiên là Breinev tìm cớ đưa Semichastnyi ra khỏi chức Chủ tịch KGB và cử xuống Ucraina. Ba bốn mươi người trong "đội" của Shelepin thì được cử đi tứ tung - chủ yếu là đi đại sứ ở các nước không quan trọng: Egorychev đi Đan Mạch, còn Mesiatsev đi Úc.
Cuối cùng, bản thân Shelepin tại hội nghị Trung ương 9/1967 bị thôi chức Bí thư Trung ương Đảng. Tuy vẫn là ủy viên Bộ Chính trị, nhưng ông được giao lãnh đạo Tổng công đoàn. Trên công tác mới này, Shelepin, con người tích cực năng nổ đã đi xuống cơ sở, gặp gỡ công nhân để lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của họ và đề ra các chính sách trợ giúp xã hội cho người lao động, lên kế hoạch xây dựng nhà ở và nhà an dưỡng cho công nhân. Uy tín của Shelepin trong nhân dân lại vẫn cao.
Nhưng Shelepin làm việc rất khó khăn. Ông càng tích cực bao nhiêu, quan hệ giữa ông với Brejnev lại càng lạnh nhạt. Các kiến nghị do ông nêu ra với tư cách Chủ tịch Ủy ban chấp hành trung ương toàn Nga các công đoàn Liên Xô đều hoặc bị bác bỏ, hoặc bị ngâm, khiến cho Shelepin rơi vào tình thế bất tiện trước quần chúng và cơ sở: hứa hẹn, vạch kế hoạch thì nhiều, hoạt động thì tích cực, nhưng kết quả lại chẳng có gì. Năm 1975 Shelepin dẫn đoàn đại biểu công đoàn đi dự hội nghị ở Anh. Ông bị đoàn người biểu tình hô khẩu hiệu phản đối. Ở phương Tây, ông vẫn được tiếp nhận như là nguyên trùm KGB. Brejnev đã mượn thất bại của chuyến đi Anh làm cái cớ để đưa Shelepin ra khỏi Bộ Chính trị. Giữa hai người đã có một cuộc nói chuyện gay gắt về mọi vấn đề, cuối cùng Shelepin bất mãn nói: "Thế thì tôi không thể làm việc được". Brejnev nói: "Không làm được thì thôi". Và gọi điện cho tất cả các ủy viên Bộ Chính trị. Mấy tiếng sau, quyết định đã được thông qua. Cho Shelepin về hưu thì quá sớm, nên người ta xếp cho ông chức Phó chủ nhiệm ủy ban dạy nghề - cho một cán bộ lãnh đạo mà cả đời không biết cầm chiếc búa!
Điều đáng ngạc nhiên là sau khi Shelepin bị giáng chức và những người ủng hộ ông bị tan tác, các chiến hữu của ông vẫn giữ quan hệ tốt với ông. Egorychev giải thích:
- Đó là vì chúng tôi thấy rằng mình có quan hệ với một người tử tế, hiểu biết, thật lòng phục vụ tổ quốc mình. Shelepin là một người trung thực và liêm khiết - không nhà nghỉ ngoại ô, không ô tô con, và bản thân đã từng đấu tranh ở Bộ Chính trị để huỷ bỏ các đặc quyền đặc lợi đối với lãnh đạo, và vì thế chỉ gây thêm sự không ưa thích trong Bộ Chính trị đối với bản thân mình.
V. Kharazov, một chiến hữu khác của Shelepin nói:
- Shelepin là một trong số ít người mà quyền lực không làm thay đổi con người. Nhưng ông tiếp nhận và vượt qua việc bị gạt ra khỏi chính trường một cách đau đớn. Những người đã trải qua chiến trường như chúng tôi thường vượt qua dễ hơn.
Năm 1984, Shelepin về hưu, ông sống những năm cuối đời một cách túng thiếu, hay đau ốm, và rất tiếc là thời gian lãnh đạo KGB đã tự bỏ hàm tướng, nếu không khi về hưu ông đã có thêm chế độ phụ cấp và được điều trị tốt hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét