BÍ ẢN ĐƯỜNG ĐỜI 112/1 (Ngàn năm công tội)
(ĐC sưu tầm trên NET)

Nguyên tác của: Tân Tử Lăng(Xin Ziling)
Nhan đề: Mao Trạch Đông Thiên Thu Công Tội
xuất bản tại Hongkong năm 2007
Bản dịch Việt ngữ: Tủ Sách Tiếng Quê Hương
Tân Tử Lăng (Xin Ziling). Tác giả họ Tân năm nay đã gần 80 tuổi và hiện đang bị nhà nước Trung quốc tìm mọi cách gây khó dễ, ngăn cản không cho ông tự do phát biểu quan điểm rất thẳng thắn dứt khóat của mình về đường lối phát triển quốc gia theo chủ trương “Dân chủ Xã hội”, đặc biệt rút kinh nghiệm của các nước tại Âu châu. Tác giả kiên trì kêu gọi giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc phải triệt để và công khai lọai bỏ cái đường lối “cách mạng vô sản bạo lực” do Mao Trạch Đông đề xướng từ hồi thập niên 1950.
Việc này vào năm 2010 – 2011 gần đây đang gây tranh luận sôi nổi tại Trung quốc, giữa “phe trí thức tiến bộ” muốn Trung quốc hội nhập với trào lưu dân chủ hiện nay trên thế giới, đối nghịch với “phe cực tả” vẫn muốn khôi phục lại cái di sản tàn bạo độc ác của họ Mao trước đây, mà cao điểm là trong thời kỳ “đại cách mạng văn hóa” hồi những năm 1966 trở đi cho đến lúc Mao lìa đời năm 1976. Cơ quan tuyên truyền và an ninh của nhà nước Trung quốc đã tỏ ra ngả theo khuynh hướng cực tả này. Đây quả là mối nguy cơ cho công cuộc xây dựng dân chủ tại quốc gia có đông dân số nhất trên thế giới.
Bản Việt ngữ dày cỡ 400 trang, khổ chữ 12 được in trên giấy trắng phớt màu vàng nhẹ, với cách trình bày khá trang nhã, gáy đóng thật chắc với bìa cứng. Cuốn sách được dàn trải qua 40 chương, mỗi chương lần lượt trình bày chi tiết về các diễn tiến trong âm mưu thâm độc tai hại của Mao Trạch Đông, suốt trong hơn 25 năm giữ quyền hành gần như tuyệt đối tại lục địa Trung Hoa. Trước khi phân tích và giới thiệu chi tiết về cuốn sách, người viết xin ghi tóm lược về tiểu sử tác giả và trích dẫn một số đọan tiêu biểu của tác phẩm được sọan thảo rất công phu bởi một nhân vật rất am hiểu về nội tình sinh họat của giới lãnh đạo cộng sản Trung quốc kể từ thập niên 1950 cho đến cuối thập niên 1970.
Người viết xin trân trọng giới thiệu tác phẩm thực sự có giá trị này với các độc giả người Việt chúng ta. Đồng thời cũng xin ghi lời cảm ơn chân thành đối với Ban Chủ trương Tủ Sách Tiếng Quê Hương vì sự đóng góp quý báu này vào sự phân tích và tìm hiểu tận gốc rễ những vấn đề đã và đang gây ra bao nhiêu thảm họa cho con người trong thời đại hiện nay của chúng ta vậy.

Ảnh chân dung chính trị gia Mao Trạch Đông
----------------------------------------------------------
Tác giả Tân Tử Lăng nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá.
Đầu năm 2008, khi đề cập đến bối cảnh ra đời cuốn sách trên, Tân Tử Lăng nêu rõ: Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã thu được những thành tựu lớn lao, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, đáng chú ý là việc không thể ngăn cản có hiệu quả nạn tham nhũng, việc phân phối của cải không công bằng dẫn đến xã hội bị phân hóa, khiến dân chúng rất bất mãn, nhiều người thậm chí công khai t ố ra luyến tiếc thời đại Mao. Các thế lực cực tả ở Trung Quốc hiện nay muốn lợi dụng tâm trạng bất mãn này để phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa lần thứ hai”, gây cản trở cho việc thực thi các chính sách hiện hành. Nhân ngày giỗ Mao Trạch Đông 13-9-2005, nhiều cuộc mít tinh đã được tổ chức tại 18 thành phố lớn trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải. Thiên Tôn… với mục đích phê phán ban lãnh đạo hiện nay đã phản bội chuyên chính vô sản , phục hồi chủ nghĩa tư bản. Những người tham gia các cuộc mít tinh đã công khai hô các khẩu hiệu thời Đại cách mạng văn hoá, kêu g ợi dấy lên bão táp cách mạng.
Tình hình trên khiến tác giả thấy cần phải làm cho mọi người thấy rõ thực trạng đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Trung Quốc dưới thời Mao, để từ đó có thể đánh giá một cách công bằng những công lao cũng như sai lầm của Mao đối với đất nước Trung Hoa , nhằm loại bỏ sự chống đối của phái cực tả đối với tiến trình cải cách mở cửa. Tuy nhiên, trong khi cố g ắng làm điều đó, tác giả lại làm nổi lên một vấn đề quan trọng khác là: quan điểm của Trung Quốc về “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc " thực chất là gì ? Và đâu là lối thoát chỗ Trung Quốc hiện nay?
Nhiều trong số những vấn đề được nêu ra trong cuốn sách như đánh giá về công lao và sai lầm của Mao, cuộc Đại cách mạng văn hoá, cái gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng dựa trên bạo lực của Mao, chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay việc chuyển từ chủ nghĩa xã hội không tưởng sang chủ nghĩa xã hội dân chủ… hoàn toàn là những quan điểm riêng của tác giả.
Đây là cuốn sách có tính chất tham khao Về nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử và vấn đề lý luận của nước Trung Hoa đương đại, nhằm giúp bạn đọc có được những cái nhìn nhiều chiều về những vấn đề đang được nhiều người quan tâm này.
(Còn tiếp)
Cửu Bình 1: Đảng Cộng Sản là gì?
Mao Trạch Đông Ngàn năm Công Tội

Nguyên tác của: Tân Tử Lăng(Xin Ziling)
Nhan đề: Mao Trạch Đông Thiên Thu Công Tội
xuất bản tại Hongkong năm 2007
Bản dịch Việt ngữ: Tủ Sách Tiếng Quê Hương
Tân Tử Lăng (Xin Ziling). Tác giả họ Tân năm nay đã gần 80 tuổi và hiện đang bị nhà nước Trung quốc tìm mọi cách gây khó dễ, ngăn cản không cho ông tự do phát biểu quan điểm rất thẳng thắn dứt khóat của mình về đường lối phát triển quốc gia theo chủ trương “Dân chủ Xã hội”, đặc biệt rút kinh nghiệm của các nước tại Âu châu. Tác giả kiên trì kêu gọi giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc phải triệt để và công khai lọai bỏ cái đường lối “cách mạng vô sản bạo lực” do Mao Trạch Đông đề xướng từ hồi thập niên 1950.
Việc này vào năm 2010 – 2011 gần đây đang gây tranh luận sôi nổi tại Trung quốc, giữa “phe trí thức tiến bộ” muốn Trung quốc hội nhập với trào lưu dân chủ hiện nay trên thế giới, đối nghịch với “phe cực tả” vẫn muốn khôi phục lại cái di sản tàn bạo độc ác của họ Mao trước đây, mà cao điểm là trong thời kỳ “đại cách mạng văn hóa” hồi những năm 1966 trở đi cho đến lúc Mao lìa đời năm 1976. Cơ quan tuyên truyền và an ninh của nhà nước Trung quốc đã tỏ ra ngả theo khuynh hướng cực tả này. Đây quả là mối nguy cơ cho công cuộc xây dựng dân chủ tại quốc gia có đông dân số nhất trên thế giới.
Bản Việt ngữ dày cỡ 400 trang, khổ chữ 12 được in trên giấy trắng phớt màu vàng nhẹ, với cách trình bày khá trang nhã, gáy đóng thật chắc với bìa cứng. Cuốn sách được dàn trải qua 40 chương, mỗi chương lần lượt trình bày chi tiết về các diễn tiến trong âm mưu thâm độc tai hại của Mao Trạch Đông, suốt trong hơn 25 năm giữ quyền hành gần như tuyệt đối tại lục địa Trung Hoa. Trước khi phân tích và giới thiệu chi tiết về cuốn sách, người viết xin ghi tóm lược về tiểu sử tác giả và trích dẫn một số đọan tiêu biểu của tác phẩm được sọan thảo rất công phu bởi một nhân vật rất am hiểu về nội tình sinh họat của giới lãnh đạo cộng sản Trung quốc kể từ thập niên 1950 cho đến cuối thập niên 1970.
- Tóm lược về Tiểu sử của tác giả Tân Tử Lăng. Tân Tử Lăng gia nhập quân đội Trung quốc rất sớm khi vừa đến tuổi trưởng thành vào đầu thập niên 1950 lúc người cộng sản vừa mới lên nắm chính quyền trên khắp lục địa Trung Hoa. Ông say mê đi theo làn sóng cuốn hút cách mạng của Mao Trạch Đông và đã lên tới cấp bậc Đại tá chuyên về việc nghiên cứu biên tập tại Trường Đại học Quốc Phòng Trung quốc. Ông về hưu vào năm 1994. Nhờ biết quá rõ những sự việc tồi tệ độc ác tàn bạo của chế độ Mao Trạch Đông, tác giả đã tỉnh ngộ và dứt khóat tìm mọi cách vạch trần những sự thực đau lòng đó của Mao, và cảnh tỉnh giới lãnh đạo hiện nay phải dứt khóat đi theo con đường dân chủ xã hội tiến bộ hầu đưa đất nước Trung Hoa đạt tới tình trạng thịnh vượng và phát triển bền vững hài hòa cho tòan thể dân tộc. Tân Tử Lăng đã cực lực bác bỏ chủ trương phân biệt Dân chủ Tư sản và Dân chủ Vô sản của phe tả hiện nay ở Trung quốc, mà vẫn còn viện dẫn cái quan điểm cực đoan lỗi thời của Lenin để làm cái “lá bùa hộ mệnh” (protective amulet) cho mình. Quan điểm tiến bộ của ông đã được nhiều cán bộ đảng viên lão thành có uy tín, có tên tuổi tán đồng, điển hình như Lý Nhuệ là người đã từng giữ chức vụ Thứ trưởng và làm Thư ký riêng cho Mao Trạch Đông hồi thập niên 1960. Nhưng họ Tân cũng đang bị những phần tử cực tả chỉ trích và tìm cách sử dụng bàn tay của giới chức an ninh để triệt hạ ông và những người bạn đồng chí hướng tiến bộ cởi mở như ông. Vì thế mà gần đây đã có sự đàn áp nặng nề đối với giới trí thức văn nghệ sĩ, cụ thể như việc kết án tù 11 năm đối với Lưu Hiểu Ba là người vừa được trao giải thưởng Nobel về Hòa bình năm 2010.
Công cuộc tranh đấu cho những quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do phát biểu mà giới trí thức đã phát động từ hồi đầu thế kỷ XXI hiện đang là chuyện thời sự được giới thanh niên sinh viên tại Trung quốc rất quan tâm theo dõi, và tên tuổi của Tân Tử Lăng đã được nhiều người nhắc nhở đến trong các mạng lưới thông tín thường ngày. Chính cố Thủ tướng Triệu Tử Dương cũng đã từng nêu rõ quan điểm của mình, như được ghi lại trong cuốn Hồi ký được xuất bản năm 2009, sau khi ông lìa đời vào năm 2004, đó là “chế độ Dân chủ Đại nghị là chế độ chính trị tốt nhất mà Trung quốc phải áp dụng nhằm đưa đất nước tiến lên”.
- Trích dẫn một số đọan văn điển hình trong tác phẩm.
Là một chuyên gia nghiên cứu lâu năm, tác giả họ Tân đã trưng dẫn ra những số liệu thống kê và sự kiện rất cụ thể, chính xác trong suốt những chương của cuốn sách. Xin ghi ra một số đọan tiêu biểu như sau:- Con số 37,5 triệu người chết đói. Đây là con số do chính Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung quốc cho giải mật vào năm 2005. Tác giả đã nhắc đi nhắc lại đến trên 20 lần con số 37,5 triệu người chết đói này trong có mấy năm áp dụng chính sách “Đại Tiến Vọt” hay “Bước Nhảy Vọt” (Great Leap Forward) do Mao áp đặt lên tòan thể các vùng nông thôn và đô thị ở Trung quốc. Tác giả viết trong trang 132 – 133 và các trang sau, xin trích một vài đọan tiêu biểu như sau: “Số người chết đói ở Trung quốc trong thời gian 1959 – 1962 chiếm 5,11% dân số cả nước. 6 tỉnh nặng nhất là An Huy 18,37%, Tứ Xuyên 13,07%, Quý Châu 10,23%, Hồ Nam 6,81%, Cam Túc 6,45%, Hà Nam 6,12%…. Nạn ăn thịt người đã diễn ra ở Tứ Xuyên và nhiều nơi khác: khi chôn người chết người ta chỉ vùi sơ sài, tối đến mới bới lên xẻo lấy thịt mà ăn, hoặc tang chủ lóc thịt thân nhân trước khi mai táng… Tàn nhẫn hơn nữa là nạn ăn thịt trẻ con…” “Theo thống kê tương đối chuẩn xác, qua 3 năm Đại Nhảy Vọt trong 73 huyện ở An Huy có 6,33 triệu người chết đói, đứng đầu cả nước về tỉ lệ này” (trích phát biểu của ông Vạn Lý – trang 363)
- Cuộc phá họai của Vệ Binh Đỏ hồi giữa thập niên 1960. ” Khởi đầu phong trào bằng việc đập phá tượng Thích Ca Mâu Ni trên Phật Hương Các ở Di Hòa Viên, Hồng Vệ Binh đã phá họai 4,922 trong số 6.843 di tích lâu đời ở Bắc Kinh… Lăng mộ của nhiều nhân vật lịch sử hoặc danh nhân như lăng Viêm Đế, mộ Hạng Võ, Gia Cát Lượng, Thành Cát Tư Hãn, Chu Nguyên Chương, Ngô Thừa Ân, Từ Bi Hồng… cũng bị đập phá (trang 186)
- Mao Trạch Đông ra tay ám hại những nhân vật có công rất lớn như Lưu Thiếu Kỳ, Hạ Long, Bành Đức Hòai. “Khi chân lý trong tay, Mao Trạch Đông có thể bao dung các đối thủ, đòan kết với phe chống đối. Nhưng khi Mao đuối lý, phát hiện mình sai, thì ông ta không thể bao dung họ được, mà quyết tâm đẩy họ vào chỗ chết, để trừ hậu họa. Đó là lý do vì sao Mao bạc ác đến tận cùng đối với những người bạn cũ, như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hòai…” (trang 184) “Sự ra đi của hai vị nguyên sóai hiển hách Bành Đức Hòai và Hạ Long để lại nhiều tổn thất cho Trung quốc… Điều này lại một lần nữa chứng tỏ tâm địa đen tối, xảo quyệt của con người từng được xem là vị cứu tinh cho dân tộc Trung Hoa.” (trang 197)
- Giới thiệu về cuốn sách.
Như đã nói sơ qua ở trên, cuốn sách này đã trưng dẫn những chứng từ rất chính xác, khả tín về sự độc ác tàn bạo của Mao Trạch Đông xuyên qua bao nhiêu thủ đọan nham hiểm nhằm lọai trừ những người vốn có sự công tâm ngay thẳng muốn can ngăn những sự liều lĩnh cuồng tín quá khích của ông ta. Tác giả phơi bày hết sức rõ ràng cái tai họa khủng khiếp mà họ Mao đã gây ra cho nhân dân Trung quốc do các chính sách cực kỳ phi lý, sai trái như Bước Nhảy Vọt, Công Xã Nhân Dân, khiến gây ra nạn đói làm thiệt mạng hàng mấy chục triệu con người. Cuốn sách chứa đày những sự kiện cụ thể, chính xác (factual) dựa trên những tài liệu thống kê, kết quả điều tra và báo cáo của các giới chức có thẩm quyền, mà ai ai cũng có thể kiểm chứng một cách dễ dàng.Nhân tiện, người viết cũng xin lưu ý bạn đọc về sự thiếu chính xác của một vài từ ngữ liên quan đến mấy tác giả người Âu Mỹ. Lý do là vì đây là bản dịch từ nguyên tác tiếng Hoa, mà tác giả đã phiên âm danh từ tiếng Anh theo lối phát âm quen thuộc của riêng người Hoa, rồi khi chuyển từ bản tiếng Hoa ra tiếng Việt, thì đã bị biến dạng đi. Điển hình như tên nhà sử học nổi danh người Mỹ là Will Durant, thì trong bản dịch lại viết là W. Dulan (trang 340). Hay như tên của tác giả cuốn sách nổi tiếng “The Road to Serfdom” (Con Đường dẫn tới Nô Dịch) là người Áo quốc có tên là Frederick Hayek, thì trong bản dịch lại ghi lệch đi là Kharyek (trang 368). Mặc dầu đây chỉ là một vài hạt sạn nho nhỏ thôi, nhưng nó cũng khiến cho độc giả thắc mắc không làm sao mà hiểu rõ được tên thật của tác giả ngọai quốc đó như thế nào.- Có nhiều chương chỉ dài có 4 -5 trang mô tả về một sự kiện cụ thể mà độc giả nào cũng có thể đọc trong 7 – 8 phút một cách mau lẹ. Đặc biệt trong hai chương 18 & 19 với nhan đề: “Địa ngục Trần gian”, tác giả đã mô tả những đau khổ đày đọa mà nhân dân Trung Hoa phải gánh chịu do chính sách ngoan cố tàn ác của họ Mao. Người dân đói khổ cùng cực đến nỗi tại nhiều nơi đã xảy ra nạn ăn thịt người, mà tàn nhẫn hơn cả là nạn ăn thịt trẻ con. Điển hình như tại một thôn trong tỉnh Tứ Xuyên có 491 nhân khẩu thôi, thế mà trong có một năm từ tháng 12/1959 đến tháng 11/1960, đã có đến 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn làm thịt (trang 133).
- Nhiều chương khác viết chi tiết về các vụ “Mao tìm cách hãm hại thanh trừng những cộng sự thân tín trước kia của mình, từ Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hòai cho đến Đào Chú, La Thụy Khanh, Lâm Bưu v.v… Chương 28 với nhan đề “Mao Trạch Đông chơi trò chính trị lưu manh”, tác giả đã vạch trần tất cả mưu lược thâm độc của họ Mao để đưa đến cái chết thảm thương của hai vị nguyên sóai có công trạng rất lớn của Hồng quân Trung quốc, đó là Bành Đức Hòai và Hạ Long.
- Trong các chương gần cuối sách, tác giả còn ghi rõ về những âm mưu của “Bè Lũ Bốn Tên: Giang Thanh – Vương Hồng Văn – Trương Xuân Kiều – Diêu Văn Nguyên” được chính Mao dàn dựng để khuynh lóat nội tình chính trị trong nước. Và kết cục, sau khi Mao lìa đời thì “Tứ Nhân Bang” này bị thanh trừng thảm bại. Kể như đây là một kết thúc có hậu: Bè lũ gian tà bị trừ diệt để cho đất nước Trung Hoa lại có cơ hội được phục sinh với một tương lai đầy hứa hẹn nhờ áp dụng đường lối Dân chủ Xã hội đã được chứng nghiệm rất thành công ở Âu châu, đặc biệt ở Thụy Điển. Viễn tượng tươi sáng trong công cuộc phát triển và xây dựng một thể chế chính trị xã hội tốt đẹp cho Trung quốc như thế đó, tác giả họ Tân đã trình bày khá chi tiết nơi chương cuối cùng có nhan đề là “Lời Kết” dài đến trên 70 trang.
Người viết xin trân trọng giới thiệu tác phẩm thực sự có giá trị này với các độc giả người Việt chúng ta. Đồng thời cũng xin ghi lời cảm ơn chân thành đối với Ban Chủ trương Tủ Sách Tiếng Quê Hương vì sự đóng góp quý báu này vào sự phân tích và tìm hiểu tận gốc rễ những vấn đề đã và đang gây ra bao nhiêu thảm họa cho con người trong thời đại hiện nay của chúng ta vậy.
Ảnh chân dung chính trị gia Mao Trạch Đông
Chương 1: Cùng bạn đọc
Cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội" do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành, ra mắt tại Hông Công tháng 7-2007 và tới bạn tháng 6-2008, là một trong những cuốn sách đang được dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm, với những luồng ý kiến nhận xét trái ngược nhau, từ hoan nghênh đến bất đồng, thậm chí phản đối gay gắt.Tác giả Tân Tử Lăng nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá.
Đầu năm 2008, khi đề cập đến bối cảnh ra đời cuốn sách trên, Tân Tử Lăng nêu rõ: Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã thu được những thành tựu lớn lao, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, đáng chú ý là việc không thể ngăn cản có hiệu quả nạn tham nhũng, việc phân phối của cải không công bằng dẫn đến xã hội bị phân hóa, khiến dân chúng rất bất mãn, nhiều người thậm chí công khai t ố ra luyến tiếc thời đại Mao. Các thế lực cực tả ở Trung Quốc hiện nay muốn lợi dụng tâm trạng bất mãn này để phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa lần thứ hai”, gây cản trở cho việc thực thi các chính sách hiện hành. Nhân ngày giỗ Mao Trạch Đông 13-9-2005, nhiều cuộc mít tinh đã được tổ chức tại 18 thành phố lớn trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải. Thiên Tôn… với mục đích phê phán ban lãnh đạo hiện nay đã phản bội chuyên chính vô sản , phục hồi chủ nghĩa tư bản. Những người tham gia các cuộc mít tinh đã công khai hô các khẩu hiệu thời Đại cách mạng văn hoá, kêu g ợi dấy lên bão táp cách mạng.
Tình hình trên khiến tác giả thấy cần phải làm cho mọi người thấy rõ thực trạng đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Trung Quốc dưới thời Mao, để từ đó có thể đánh giá một cách công bằng những công lao cũng như sai lầm của Mao đối với đất nước Trung Hoa , nhằm loại bỏ sự chống đối của phái cực tả đối với tiến trình cải cách mở cửa. Tuy nhiên, trong khi cố g ắng làm điều đó, tác giả lại làm nổi lên một vấn đề quan trọng khác là: quan điểm của Trung Quốc về “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc " thực chất là gì ? Và đâu là lối thoát chỗ Trung Quốc hiện nay?
Nhiều trong số những vấn đề được nêu ra trong cuốn sách như đánh giá về công lao và sai lầm của Mao, cuộc Đại cách mạng văn hoá, cái gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng dựa trên bạo lực của Mao, chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay việc chuyển từ chủ nghĩa xã hội không tưởng sang chủ nghĩa xã hội dân chủ… hoàn toàn là những quan điểm riêng của tác giả.
Đây là cuốn sách có tính chất tham khao Về nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử và vấn đề lý luận của nước Trung Hoa đương đại, nhằm giúp bạn đọc có được những cái nhìn nhiều chiều về những vấn đề đang được nhiều người quan tâm này.
Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông. Nguồn: Duowei
Sau khi Hạ Tử Trân đi Liên Xô, ngày 20 tháng 11 năm 1938, Mao Trạch Đông
đã kết thúc cuộc sống độc thân bằng việc kết hôn với diễn viên Lam Bình
đến từ Thượng Hải. Cùng ngày, Diên An đột nhiên nổ ra vụ ném bom oanh
tạc của đế quốc Nhât, vì thế dân gian mới truyền nhau câu nói nổi tiếng:
"Chủ tịch kết hôn gây kinh thiên động địa". Sau khi kết hôn người phụ
nữ này đổi tên thành Giang Thanh và cái tên này đã nổi tiếng khắp Trung
Quốc suốt 30 năm sau. Ảnh: Mao Trạch Đông và Giang Thanh.
Cuối tháng 8/1938, Lam Bình được văn phòng bát lộ quân ở Tây An
giới thiệu đến Diên An. Sau khi đến Diên An, Lam Bình yêu cầu khôi phục
lại đảng tịch của mình, Trung ương Đảng đã tiến hành thẩm tra và tháng
11 cô bắt đầu vào học tại trường Đảng của Trung ương Đảng.
Mùa xuân năm đó, đoàn kịch cứu quốc Thượng Hải kết hợp với đoàn hí
kịch Diên An diễn vở kịch nói” Máu tế Thượng Hải”, Lam Bình cũng tham
gia diễn xuất. Sau buổi biểu diễn, bộ truyền thông Trung ương đã mở tiệc
thiết đãi toàn thể diễn viên. Lam Bình cũng dự tiệc và lần đầu gặp Mao
Trạch Đông.
Khi đó Mao Trạch Đông đã 44 tuổi còn Lam Bình mới 24 tuổi, vừa chân
ướt chân ráo đến Diên An. Việc kết hôn của hai người là chuyện lớn, hơn
nữa lại rất phức tạp. Trung ương Đảng rất quan tâm và cũng rất thận
trọng, thậm chí còn tổ chức họp Đảng để thảo luận và đưa ra phương án
hợp lý.
Chính Mao Trạch Đông khi kể lại với Chu Thế Chiêu (một người bạn
tốt thuở thiếu thời) về việc Trung ương Đảng đưa ra phương án nào về
chuyện kết hôn của ông và Giang Thanh đã chia sẻ: "Có những hôm, buổi
tối chúng tôi cũng họp, tôi còn nhớ họp đến 12 rưỡi đêm. Đột nhiên đồng
chí Chu Ân Lai bảo tôi: "Phiền Chủ tịch ra ngoài một chút, chúng tôi có
việc cần thảo luận và nghiên cứu".
Tôi đành phải sang phòng khác ngồi đọc sách, xem báo. Sau này tôi
mới biết, họ thảo luận về việc kết hôn của tôi với Giang Thanh. Ảnh:
Sihanouk (giữa) cùng với Mao Trạch Đông (trái) và Chu Ân Lai tại Bắc
Kinh năm 1970. Tôi cũng biết, Chu Ân Lai
đã bày tỏ rõ quan điểm không đồng ý. Nhưng Đảng có nguyên tắc thiểu số
phục tùng đa số, nên cuối cùng Trung ương Đảng vẫn đồng ý chuyện hôn sự
này. Tôi và Giang Thanh đã kết hôn ở Diên An". Ảnh: Mao Trạch Đông và
Chu Ân Lai.
Tuy Trung ương Đảng đã đồng ý để Mao Trạch Đông kết hôn với Giang
Thanh nhưng Trung ương cũng đề ra “ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời"
và yêu cầu Giang Thanh phải thực hiện: Thứ nhất: Khi mối quan hệ vợ
chồng của Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân chưa chấm dứt, Giang Thanh không
được phép mạo nhận mình là phu nhân của Mao Trạch Đông.
Thứ hai: Giang Thanh chịu trách nhiệm sống cùng và chăm lo sức khỏe
cho Mao Trạch Đông, sau này không ai có quyền đưa ra bất kỳ yêu cầu gì
tương tự đối với Trung ương Đảng. Thứ ba: Giang Thanh chỉ được quản công
việc và đời sống riêng tư của Mao Trạch Đông, trong vòng 20 năm sau kết
hôn, tuyệt nhiên không được đảm nhiệm bất kì một chức vụ nào trong Đảng
cộng sản Trung Quốc, đồng thời không được can dự vào những công việc
nội bộ Đảng và không được tham gia hoạt động chính trị.
“Ba điều lệ trong hiến pháp tạm thời" là bút tích của đồng chí
Vương Nhược Phi (năm 1947, sau khi quân đội của Quốc dân đảng tiến vào
Diên An, Vương Nhược Phi làm tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc) ghi
trong biên bản cuộc họp nên là nguồn tin đáng tin cậy. Hai người kết hôn
đến khi “Đại cách mạng văn hóa” nổ ra là hơn 20 năm. Trong khoảng thời
gian này, Giang Thanh đã làm tròn trách nhiệm chăm lo cuộc sống cho Mao
Trạch Đông và thực sự đã tuân thủ đúng “ba điều lệ trong hiến pháp tạm
thời". Giang Thanh không “tham gia chính trị”, cũng không “xuất đầu lộ
diện”.
Tháng 10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Không
lâu sau, Mao Trạch Đông công du đến Liên Xô. Khi đang ở Mát-xcơ-va , Mao
Trạch Đông đã nhận được điện báo của Giang Thanh xin được đến vùng giải
phóng mới để “xem xét”. Thực ra, đây là một đề nghị hoàn toàn chính
đáng và Mao Trạch Đông đã đồng ý. Nhưng ông đã thông qua điện báo gửi
Lưu Thiếu Kỳ – người phụ trách văn phòng Trung ương Đảng tại Bắc Kinh
chuyển cho Giang Thanh.
Nội dung bức điện:
"Gửi đồng chí Lưu Thiếu Kỳ! ( Đọc và chuyển tới Giang Thanh).
Tôi đã nhận được điện ngày 01 tháng 1, đồng ý cho Giang Thanh đến
vùng giải phóng mới, nhưng phải được sự đồng ý của đồng chí Lưu Thiếu
Kỳ. Nếu được sự đồng ý, Giang Thanh phải lấy danh nghĩa là nhân viên
nghiên cứu thuộc phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng, đồng thời
phải do bộ tổ chức của Trung ương Đảng viết giấy giới thiệu đến tổ chức
của vùng giải phóng. Vì thế, cần phải nói chuyện và có sự đồng ý của
đồng chí Liêu Lỗ Ngôn và do đồng chí ấy quyết định. Đến vùng giải phóng
mới chỉ được thu thập tài liệu, không được phát biểu ý kiến, không được
làm phiền quá nhiều đến đảng bộ chính quyền địa phương, mọi việc theo sự
sắp xếp của đồng chí Thiếu Kỳ và do đồng chí làm chủ".
Ký tên: Mao Trạch Đông.
Với bức thư này có thể thấy Mao Trạch Đông đưa ra những yêu cầu rất
nghiêm khắc với Giang Thanh, nhắc nhở bà về “ba điều lệ trong hiến pháp
tạm thời”. Ông đồng ý cho Giang Thanh đến vùng giải phóng mới nhưng
cũng đưa ra những điều kiện ràng buộc rõ ràng: Một là “ phải được sự
đồng ý của đồng chí Liêu Thiếu Kỳ”, đồng thời quy định “chỉ được dùng
danh nghĩa là nhân viên nghiên cứu thuộc phòng nghiên cứu chính sách” mà
không được phép lấy thân phận đặc biệt khác.
Hai là, nhất định phải được sự đồng ý của Tổng bí thư kiêm phó chủ
nhiệm phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Đảng. Ba là “Mọi việc theo
sự sắp xếp của đồng chí Thiếu Kỳ và do đồng chí làm chủ”. Sau khi nhận
được thư của chồng, được sự đồng ý của Lưu Thiếu Kỳ và sự giúp đỡ của
Liêu Lỗ Ngôn, Giang Thanh đã đi “xem xét” vùng giải phóng mới và thật sự
cũng không “làm phiền” gì đến lãnh đạo và các cơ quan chính quyền sở
tại.
Nhưng với dòng chảy của thời gian, nhược điểm của Giang Thanh bắt
đầu lộ rõ. Lâm Khắc - thư ký của Mao Trạch Đông phát hiện ra Giang Thanh
là người "yêu hư vinh, thích khoe khoang, ích kỉ đố kị, chuyên quyền,
thậm chí xúi giục trả thù”. Làm việc bên cạnh Mao Trạch Đông 12 năm, Lâm
Khắc dần dần phát hiện ra “Đang có một mối nguy hiểm tiềm ẩn ở Giang
Thanh đó chính là tham vọng quyền lực chính trị”.
“Sau khi 'Đại cách mạng văn hóa' nổ ra, “Giang Thanh không còn chú ý
quan tâm chăm sóc Mao Trạch Đông mà ngược lại còn thường xuyên quấy
nhiễu. Vết rạn nứt tình cảm giữa hai người càng ngày càng sâu. Đương
nhiên, việc li hợp là chuyện riêng của hai người nhưng sự lạnh nhạt của
Giang Thanh cũng liên quan không nhỏ đến hoạt động ngoại giao của Mao
Trạch Đông.
Theo Lâm Khắc thì khi “Đại cách mạng văn hóa” bắt đầu nổ ra, Mao
Trạch Đông và Giang Thanh đã ly thân, ông đã chuyển sang sống ở phòng
khác. Nhưng mối quan hệ vợ chồng của họ vẫn còn trên pháp lý, bởi vì nó
vẫn cần thiết cho chính trị.
Trong hồi ký “Những điều tôi biết về Mao Trach Đông” của mình, Lâm
Khắc cũng có nhận xét về con người Giang Thanh. Theo ông, trên chính
trường, Giang Thanh là người nhìn mặt đoán lời. Thời kì sau thập niên
50, bà ta đã dần dần phát triển tư tưởng cánh “tả” của mình. Nhân danh
cho việc đấu tranh giai cấp đã gây ra rất nhiều sóng gió trên chính
trường Trung Quốc.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét