Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 757

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                         Tin tức Đông Tây - 8/8/2017
                                                   Tổng hợp tin nóng ngày 7-8-2017

                                                     Thời Sự Biển Đông Sáng 8-8-2017
                                                                    tin quân sự

                                    Lộ Mặt Tên Phản Động "NGƯỜI BUÔN GIÓ" Là Ai ?



Trịnh Xuân Thanh bị tạm giam


Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra lệnh tạm giam bị can Trịnh Xuân Thanh để làm rõ những sai phạm xảy ra tại PVC và Dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land.
Ngày 7/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra lệnh tạm giam bị can Trịnh Xuân Thanh (51 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) để điều tra hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.




Trịnh Xuân Thanh nói về quyết định đầu thú Xuất hiện trong chương trình thời sự tối 3/8, Trịnh Xuân Thanh cho biết, gia đình đã động viên ông về đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật.
Biện pháp ngăn chặn được cơ quan công an áp dụng đối với bị can Thanh để làm rõ vai trò của ông ta trong vụ gây thất thoát gần 3.300 tỷ đồng ở Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam và vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land.
Trinh Xuan Thanh bi tam giam hinh anh 1
Sau khi bỏ trốn, ông Trịnh Xuân Thanh bị truy nã quốc tế. Ảnh: Bá Chiêm.
Trước đó, vào chiều 31/7, Bộ Công an cho biết bị can Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đầu thú sau gần một năm trốn lệnh truy nã quốc tế.
Ông Thanh bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng vào tháng 9/2016.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tài liệu điều tra, Trịnh Xuân Thanh và nhóm cán bộ chủ chốt của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).
Ban Bí thư kết luận ông Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm và thua lỗ ở PVC. Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam dưới thời điều hành của ông Trịnh Xuân Thanh đã sử dụng vốn điều lệ đầu tư góp vốn vào các công ty con và công ty liên kết.
Tuy nhiên, các đơn vị này sản xuất kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến tình trạng thua lỗ. Riêng năm 2012, một số dự án trọng điểm bị ngừng, giãn tiến độ hoặc vướng mắc chưa triển khai khiến PVC thua lỗ hơn 1.848 tỷ đồng.
Năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số đơn vị thành viên, qua đó phát hiện PVC đã tham gia liên kết, liên doanh với nhiều doanh nghiệp bên ngoài gây thua lỗ và thất thoát vốn của nhà nước.
Tại nhiều công trình, dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVC tham gia với tư cách là Tổng thầu hoặc nhà thầu lớn nhưng sau khi nhận công trình, PVC lại chỉ định cho các công ty con hoặc bán thầu cho doanh nghiệp bên ngoài thi công. Việc lãnh đạo PVC thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế đã để lại hậu quả lớn.
Liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh, đến nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định khởi tố 5 bị can tội Tham ô tài sản. Những người liên quan gồm 3 cán bộ Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch, Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC): Lương Văn Hoà (37 tuổi), nguyên Giám đốc Ban điều hành dự án; Lê Xuân Khánh (41 tuổi), Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp; Nguyễn Lý Hải (53 tuổi), nguyên Trưởng phòng kỹ thuật (hiện là nhân viên phòng kỹ thuật thi công Ban điều hành Dự án nhiệt điện Thái Bình 2).
Hai người còn lại là Nguyễn Thành Quỳnh (44 tuổi), Giám đốc Ban kỹ thuật Công nghệ, Tổng công ty Miền Trung và Lê Thị Anh Hoa (38 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quỳnh Hoa. Cảnh sát đã bắt giam 4 người và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Hoa.
Ngoài ra, 2 bị can khác bị khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Họ gồm: Đỗ Văn Hồng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty PVC-KB và Nguyễn Mạnh Tiến, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty PVC.






2 tội danh Trịnh Xuân Thanh có thể phải đối mặt Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản là 2 tội danh Trịnh Xuân Thanh có thể phải đối mặt sau khi đầu thú.


Trịnh Xuân Thanh: Tôi về đầu thú để đối diện với sự thật


Hơn 300 ngày trốn truy nã và nút thắt trong vụ Trịnh Xuân Thanh

Bá Chiêm


Ông Đoàn Ngọc Hải đang xử lấn chiếm vỉa hè sau 4 tháng tạm hoãn


Ông Đoàn Ngọc Hải (thứ hai từ trái sang) tiếp tục ra quân xử lý lấn chiếm hè phố tối 7.8


Ông Đoàn Ngọc Hải (thứ hai từ trái sang) tiếp tục ra quân xử lý lấn chiếm hè phố tối 7.8
Sau 4 tháng tạm ngưng ra quân xử lý lấn chiếm hè phố, tối 7.8, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND Q.1, TP.HCM tiếp tục ra quân xử lý lấn chiếm.
Lúc 19 giờ 15 phút tối 7.8, đoàn công tác do ông Hải dẫn đầu bắt đầu xuất phát từ trụ sở UBND Q.1.
Ông Đoàn Ngọc Hải đang xử lấn chiếm vỉa hè sau 4 tháng tạm hoãn - ảnh 1
Sau 4 tháng tạm hoãn, ông Đoàn Ngọc Hải lại xuống đường - Thực hiện: An Huy
Vừa ra khỏi trụ sở khoảng 200m, đoàn công tác phát hiện hai xe taxi ngang nhiên đậu trên vỉa hè trước số nhà 31 Lê Duẩn, ông Đoàn Ngọc Hải đã lập tức chỉ đạo lực lượng lập biên bản xử lý tại chỗ.


Ông Đoàn Ngọc Hải đang xử lấn chiếm vỉa hè sau 4 tháng tạm hoãn - ảnh 2

tin liên quan

Lập tổ công vụ kiểm tra trật tự vỉa hè Q.1
Thông tin trên được ông Trần Thế Thuận, Chủ tịch UBND Q.1 (TP.HCM), công bố trong Hội nghị sơ kết công tác quản lý trật tự đô thị 5 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn Q.1, diễn ra chiều 14.6.
"Tôi rất khuyến khích tài xế taxi truyền thống hoạt động, nhưng điều tiên quyết là phải tuân thủ luật pháp, không thể ngang nhiên đậu bừa bãi như vậy được. Trong thời gian 4 tháng tạm ngưng, thấy vỉa hè lấn chiếm trở lại, tôi bức xúc quá. Từ nay tôi sẽ tiếp tục ra quân như công việc đánh răng rửa mặt hằng ngày vậy. Tôi làm việc trong 1 tổ chức có cấp trên cấp dưới, khi nào cấp trên không đồng ý tôi thi hành thì tôi mới ngưng", ông Hải nói.
Ông Đoàn Ngọc Hải đang xử lấn chiếm vỉa hè sau 4 tháng tạm hoãn - ảnh 3
Xử lý chiếc taxi đậu bừa bãi đầu tiên trong đêm ra quân Ảnh: An Huy
Dân nhậu Sài Gòn "trở tay không kịp"
Đến 19 giờ 30 phút, khi đoàn đến trước một nhà hàng trên đường Hoàng Sa, phường Đa Kao (quận 1), thấy nhà hàng đặt bàn ghế lấn chiếm vỉa hè, ông Hải đã cho dừng xe và bất ngờ ập vào, gọi chủ quán ra lập biên bản xử lý. Đồng thời, những chiếc bàn ghế lấn chiếm cũng bị dọn lên xe chuyên dụng chở đi. Khách đang thưởng thức cũng phải tạm ngưng dời vào phía trong nhà hàng.
Ông Đoàn Ngọc Hải đang xử lấn chiếm vỉa hè sau 4 tháng tạm hoãn - ảnh 4
Ông Đoàn Ngọc Hải đang xử lấn chiếm vỉa hè sau 4 tháng tạm hoãn - ảnh 5
Ông Hải chỉ đạo xử lý nghiêm quán nhậu để bàn ghế tràn ra vỉa hè. Hoạt động ra quân chống tái lấn chiếm hè phố quá bất ngờ, khiến các hàng quán "trở tay không kịp"Ảnh: An Huy
Đến 20 giờ, đoàn tiếp tục đến đường Hai Bà Trưng (quận 1), khi đến cây xăng số 136 trên đường này, đoàn công tác phát hiện hàng loạt xe taxi và ô tô đậu tràn lan. Ông Hải lập tức chỉ đạo niêm phong lập biên bản 4 chiếc, đồng thời điều xe cẩu đi.

"Tôi chỉ ngưng thời gian mà vỉa hè bầy hầy như vậy rồi, mọi người không có ý thức gì cả. Để xem tôi ra quân thường xuyên thì tình trạng này có tiếp diễn không", ông Hải nói
Ông Đoàn Ngọc Hải đang xử lấn chiếm vỉa hè sau 4 tháng tạm hoãn - ảnh 7

"Tôi sẽ đề nghị tăng nặng mức phạt đến khung cao nhất"
"Những tuyến đường trước đây đã xử lý lấn chiếm, nhưng lần này tôi quay lại vẫn y nguyên như cũ, tôi sẽ đề nghị tăng nặng mức phạt đến khung cao nhất. Tất cả đều bình đẳng, tôi không du di một ai cả. Tôi mong sau lần ra quân như thế này, người dân sẽ ý thức được việc sai trái trong vấn đề sử dụng không gian đô thị", ông Hải nói.
Ông Đoàn Ngọc Hải đang xử lấn chiếm vỉa hè sau 4 tháng tạm hoãn - ảnh 8
Sau 4 tháng tạm hoãn ra quân xử lý lấn chiếm hè phố, ông Đoàn Ngọc Hải vẫn giữ nguyên phong thái quyết liệt trong xử lý lấn chiếmẢnh: An Huy
Đến 20 giờ 30 phút, khi đoàn lưu thông trên đường Lý Tự Trọng, đến trước quán nhậu số 62, phát hiện một bếp than nướng có quạt thổi lửa bay tung tóe ra đường, ông Hải đã dừng xe chỉ đạo dập lửa gấp. Đồng thời, khi thấy đoàn kiểm tra, hàng loạt nhân viên nhà hàng cũng nháo nhào ra vỉa hè dắt xe máy đang dựng lấn chiếm vỉa hè chạy đi chỗ khác.
Tuy nhiên, một số bàn ghế lấn vỉa hè cũng được đưa lên xe chuyên dụng chở đi. Có thể thấy sau 4 tháng im ắng, việc kiểm tra của ông Đoàn Ngọc Hải tối nay diễn ra quá bất ngờ, khiến nhiều quán nhậu trở tay không kịp.
Ông Đoàn Ngọc Hải đang xử lấn chiếm vỉa hè sau 4 tháng tạm hoãn - ảnh 9
"Vỉa hè quận 1 tối nay như bãi chiến trường, một số đường không còn khoảng trống nào cả. Ô tô, xe máy đậu quá lộn xộn. Tôi sẽ chỉ đạo làm quyết liệt vấn đề này. Tôi cam đoan, tôi còn làm ở quận 1, thì vỉa hè trên địa bàn nơi tôi quản phải là của người đi bộ. Tôi sẽ kiên quyết xử lý", ông Hải tỏ rõ quyết tâm.
Đặc biệt, lúc 21 giờ, đoàn đến đường Nguyễn Thị Nghĩa, P.Bến Thành (quận 1) thấy vỉa hè dài hơn 400m tại đây bị lấn chiếm dày đặc để cơ man là xe máy, bàn ghế, xe bán đồ uống, cá viên chiên..., ông Đoàn Ngọc Hải lập tức chỉ đạo lực lượng ập vào chụp hình lập biên bản, thu giữ các vật dụng lấn chiếm trái phép.
Ông Đoàn Ngọc Hải đang xử lấn chiếm vỉa hè sau 4 tháng tạm hoãn - ảnh 10
Ông Hải đang giải thích cho người dân hiểu vấn đề chấp hành nghiêm quy định về trật tự hè phốẢnh: An Huy

Lập tức, các thành viên tại một quán trên đường Nguyễn Thị Nghĩa lấn ra giằng co với lực lượng chức năng lấy lại bàn ghế, buông lời phản đối. Ông Hải nhất quyết chỉ đạo lập biên bản xử lý.
Đai diện chủ quán "chất vấn": Tại sao cơ quan chức năng đi làm mà không thông báo trước, thật quá đáng. Làm gì cũng phải nói cho người dân biết rồi hãy làm.
Trong quá trình đoàn công tác xử lý tại khu vực này, một cụ ông khoảng 75 tuổi ra giành lại hai chiếc xe bán đồ uống và cá viên chiên. Thấy vậy, ông Đoàn Ngọc Hải đã chỉ đạo ngưng và cho lập biên bản hẹn người dân lên P.Bến Thành xử lý sau.
Vụ việc thu hút rất đông người dân hiếu kì tập trung theo dõi, trong đó có nhiều khách du lịch nước ngoài, ai nấy đều tỏ ra bất ngờ trước hành động trên.
"Giữa trung tâm TP, vỉa hè đẹp mà để xảy ra tình trạng nhếch nhác thế này thì thành phố văn minh chỗ nào nữa. Cái này là lãnh đạo phường Bến Thành lơ là, không quan tâm đến trật tự lòng lề đường", ông Hải bức xúc nói.
Đến 21 giờ 30, ông Đoàn Ngọc Hải tiếp tục thị sát qua tuyến phố ăn nhậu trên vỉa hè đại lộ Võ Văn Kiệt (P.Cô Giang và P.Cầu Kho, Q.1) hầu hết những quán nhậu tại đây đều lấy vỉa hè thông thoáng làm mặt bằng dựng bàn ghế kinh doanh, khách ăn nhậu ngồi chật cứng.
Thấy đoàn kiểm tra, các quán nhậu tại đây nháo nhào thu dọn bàn ghế mời khách vào trong quán. Tuy nhiên, do quá bất ngờ, một số quán trở tay không kịp bị lập biên bản, thu giữ hàng chục bộ bàn ghế đem đi. Sau khi có lực lượng chức năng đi qua, vỉa hè trên đường Võ Văn Kiệt đã thông thoáng trở lại.
Ông Đoàn Ngọc Hải đang xử lấn chiếm vỉa hè sau 4 tháng tạm hoãn - ảnh 11
Ông Hải xử lý khu vực vỉa hè đại lộ Võ Văn KiệtẢnh: An Huy
An Huy

Bắt nhà báo tống tiền doanh nghiệp tại Cần Thơ: Có tiếp tay của người khác!

Dân trí Liên quan đến vụ bà Phạm Lê Hoàng Uyển, phóng viên tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập bị bắt quả tang khi nhận 280 triệu đồng của doanh nghiệp, Giám đốc Công an TP.Cần Thơ cho biết, nghi phạm không làm việc một mình mà có sự tiếp tay của một số người khác...


Bà Phạm Lê Hoàng Uyển vừa bị cơ quan công an bắt quả tang khi đang nhận 280 triệu đồng từ một doanh nghiệp
Bà Phạm Lê Hoàng Uyển vừa bị cơ quan công an bắt quả tang khi đang nhận 280 triệu đồng từ một doanh nghiệp
Trao đổi về sự việc, ông Nguyễn Ngọc Quyết - Tổng Biên tập Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập cho biết, khoảng 10h sáng nay (7/8) ông nhận được tin báo từ Công an Cần Thơ, sau đó là thông tin từ một số cơ quan báo chí đăng tải.
“Khi nhận được thông tin tôi rất bất ngờ, Uyển mới về công tác ở tạp chí được hơn 3 tháng nay, nhưng trước đó đã công tác ở một số cơ quan báo chí khác. Hoàng Uyển là nhà báo đã được cấp thẻ nhiều năm. Trước khi bị bắt quả tang về vụ việc trên, Hoàng Uyển là người làm nghề có năng lực, không có biểu hiện gì tiêu cực hay vi phạm đạo đức nghề nghiệp”, ông Quyết nói.
Cũng theo lời ông Quyết: “Tôi thấy đây là một sự việc đáng tiếc. Ngay lập tức, tôi đã triệu tập cuộc họp ban biên tập, yêu cầu kiểm soát nội dung toàn cơ quan, trong đó có nội dung hoạt động của Hoàng Uyển. Ban biên tập xác định, nội dung Hoàng Uyển làm việc với các doanh nghiệp ở Cần Thơ, Hậu Giang hoàn toàn không nằm trong chỉ đạo của tòa soạn. Trong quá trình làm việc, Hoàng Uyển cũng không báo cáo nội dung này với bất kỳ ai trong tòa soạn”.
Số tiền khi Uyển đang nhận của doanh nghiệp thì bị bắt quả tang
Số tiền khi Uyển đang nhận của doanh nghiệp thì bị bắt quả tang
“Những ngày trước đó, tôi có chỉ đạo Hoàng Uyển tập trung phát triển Tạp chí in của toà soạn đến bạn đọc; các hoạt động cơ hội dạy nghề cho người khuyết tật và gia đình chính sách. Thời gian gần đây, Hoàng Uyển chưa tham gia viết bài về vấn đề chống tiêu cực cho toà soạn. Tuyến bài đăng trên Báo Phụ nữ TPHCM thì toà soạn càng không biết”, ông Quyết khẳng định.
Tổng biên tập Nguyễn Ngọc Quyết cũng cho biết, vụ việc hiện đang do Công an Cần Thơ điều tra xử lý, tòa soạn sẽ phối hợp với Công an Cần Thơ và cơ quan chức năng để giải quyết theo đúng các quy định của pháp luật. Sau khi có kết luận của các cơ quan chức năng, tòa soạn tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập sẽ xử lý vụ việc theo trình tự quy định của Luật Báo chí, luật lao động và quy chế của tòa soạn.
Liên quan tới vụ việc, Đại tá Trần Ngọc Hạnh – Giám đốc Công an TP Cần Thơ cho biết, lời khai ban đầu của nghi phạm Uyển cho thấy bà Uyển không làm việc này một mình mà có sự tiếp tay của một số người khác. "Hiện một mũi trinh sát của Công an TP Cần Thơ đang tiếp cận làm việc với các đối tượng này để làm rõ”, đại tá Hạnh nói.
Chiếc xe ô tổ chở bà Uyển đến quán cà phê nhận tiền đang bị tạm giữ
Chiếc xe ô tổ chở bà Uyển đến quán cà phê nhận tiền đang bị tạm giữ
Như Dân trí đã thông tin, 20h ngày 6/8, tại 1 quán cà phê địa bàn quận Ninh Kiều, Công an TP Cần Thơ đã bắt giữ Phạm Lê Hoàng Uyển (SN 1976) – Phóng viên của tạp chí Hướng nghiệp và Hoà nhập đang nhận tiền của 2 doanh nghiệp bất động sản ở Cần Thơ và Hậu Giang số tiền 280 triệu đồng.
Qua điều tra ban đầu, Công an TP Cần Thơ xác định, từ ngày 31/7-4/8 trên Báo Phụ nữ TP.HCM có đăng 3 bài viết với các tiêu đề: “Lần theo dấu vết đường dây huy động 600 tỷ đồng cho dự án “ma”; “Ve sầu thoát xác và “Vẽ khu du lịch 1.000 tỷ bằng miệng”.
Sau khi các bài báo được đăng, Uyển đã thông báo cho Giám đốc doanh nghiệp có liên quan nếu muốn gỡ 3 bài viết trên phải đưa số tiền 700 triệu đồng, nếu chậm thì báo sẽ tiếp tục đăng thêm 1 bài nữa. Khi đó, muốn gỡ bài xuống phải đưa 1 tỷ. Sau khi thống nhất số tiền trên, Uyển từ TPHCM xuống Cần Thơ nhận tiền thì bị bắt quả tang. Tang vật do cơ quan công an thu giữ là 280 triệu đồng, 3 điện thoại di động và các tài liệu có liên quan.
Hoàng Tùng

Tàu '5 sao' Sài Gòn – Nha Trang giảm giá vé đến 30%

Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn giảm giá vé trên hàng loạt tuyến, trong đó vé chặng Sài Gòn - Nha Trang và ngược lại giảm giá 20-30%.

Theo công ty vận tải đường sắt Sài Gòn, chương trình giảm giá vé sau hè 2017 sẽ áp dụng từ ngày 14/8 đến 27/12, trừ các dịp nghỉ lễ, Tết.
Du khách mua vé lẻ đi suốt chặng Sài Gòn – Nha Trang bằng tàu "5 sao" SNT1/2 được giảm giá từ 20% đến 30%. Đây cũng là mức giá giảm áp dụng cho các tàu khu đoạn phía Nam gồm SE25/26 Sài Gòn – Quảng Ngãi, SQN1/2 Sài Gòn – Quy Nhơn, SPT1/2 Sài Gòn – Phan Thiết.
 Bên trong tàu '5 sao". Video: Thanh Tuyết.
Với tàu Thống Nhất, khách mua vé lẻ được giảm giá 20-50% nếu đi từ 1.000 km trở lên. Không áp dụng giảm giá cho loại vé giường nằm khoang 4 điều hòa đôi tàu SE1/SE2, SE3/SE4.
Mức giảm vé lẻ chỉ áp dụng cho hành khách đặt mua trước khi tàu khởi hành 20 ngày trở lên.
Đối với khách mua vé tập thể, mức giá giảm 6-12%, tùy số lượng người (tối thiểu 10 người).
Công ty vận tải đường sắt Sài Gòn cũng áp dụng chính sách giảm 60% giá vé cho hướng dẫn viên du lịch theo số lượng đoàn từ ngày 5/9 đến 31/12. Trong đó, đoàn khách 20-50 người, số hướng dẫn viên được giảm giá vé là một người, 2 hướng dẫn viên tương ứng với đoàn 51-100 người, và 3 hướng dẫn viên cho đoàn từ trên 100 người.
Các Công ty du lịch tham gia Chương trình kích cầu du lịch trong năm 2017 với các Hiệp hội Du lịch được giảm 25-40% giá vé, giảm thêm 10% khi mua vé trước 30 ngày có ga đi từ Sài Gòn đến Diêu Trì, Bình Định; ga đến từ Đông Hà, Quảng Trị đến Hà Nội và ngược lại, thời gian từ ngày 14/8 đến 27/12, trừ dịp lễ 2/9.
Ngoài ra, công ty còn giảm giá các đối tượng chính sách, đoàn viên công đoàn, trẻ em, người cao tuổi, học sinh, sinh viên...
Tàu "5 sao" khởi hành từ ga Sài Gòn lúc 20h30 và đến Nha Trang lúc 5h30 sáng hôm sau. Tuyến ngược lại rời ga Nha Trang lúc 19h10. Giá vé từ 265.000 đến 423.000 đồng, tùy vào giường nằm hay ghế ngồi.
Vy An   |

Nghi án bị bắt lên ô tô hãm hiếp tập thể tại TP.HCM

Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM đang tập trung xác minh thông tin trình báo của nạn nhân về việc bị một nhóm người bắt lên ô tô cưỡng bức.

Chồng chị VTHQ (quê Tây Ninh) vừa có đơn kêu cứu về việc chị Q. bị một nhóm người bắt lên ô tô hãm hiếp, cướp tài sản khi chị đang đi trên đường.
Theo chị Q., sự việc xảy ra trên đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa phận huyện Bình Chánh, TP.HCM đã hơn nửa tháng nhưng công an vẫn chưa tìm ra hung thủ.
Lời kể hãi hùng của nạn nhân
Trong căn nhà trọ ở xã Xuân Thới Đông (huyện Hóc Môn, TP.HCM), chồng chị Q. cho hay từ ngày vợ gặp chuyện, anh bỏ luôn việc để ở nhà chăm sóc vì chị tỏ ra sợ hãi khi thấy đàn ông. “Khi phải đi làm, tôi phải gửi cho bà ngoại ở gần trông chừng, chăm sóc… Cuộc sống đang bình yên bỗng đảo lộn và gia đình mong muốn công an nhanh chóng tìm ra hung thủ” - anh nói.

Nạn nhân kể chuyện bị cướp kéo lên ô tô giữa đường. Ảnh: N.TÂN
Nạn nhân kể chuyện bị cướp kéo lên ô tô giữa đường. Ảnh: N.TÂN
Theo chị Q., ngày 11-7, chị chạy xe máy đi giao hàng cho khách ở quận 7. Khi chạy trên đường Nguyễn Văn Linh, tới giữa cầu Ông Bé (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) thì bị hai người đàn ông đi trên xe máy chặn đầu hỏi đường.
Khi chị trả lời “không biết” thì người ngồi sau nắm tóc lôi chị lên ô tô 16 chỗ vừa chạy tới rồi nhanh chóng đóng cửa xe.
Theo chị Q., trong xe lúc đó có sẵn ba người. Xe chỉ có hai hàng ghế dài.
“Bốn người lôi tôi đến cuối xe khống chế, hãm hiếp trong khi xe vẫn chạy chậm. Tôi nhớ rất rõ trong số này có một thanh niên cắt tóc đầu đinh, chân mày rậm…” - chị kể.
Cũng theo chị Q., sau khi hãm hiếp, nhóm người ép chị uống một chai nước và khi tỉnh dậy, chị thấy mình đang ở tại một công trình xây dựng trên địa bàn phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM, lúc này trời đã tối.
“Nhóm người khống chế, lấy chiếc Attila màu đỏ biển số 52S... và giỏ xách, trong đó có giấy tờ tùy thân, điện thoại cùng 23,5 triệu đồng tiền mặt” - nạn nhân cho hay.
Công an huyện Bình Chánh vào cuộc
Theo người chồng, gần 20 giờ ngày 11-7, anh nhận được điện thoại của vợ báo tin. Khi anh tìm gặp thì chị hoảng loạn nên anh đưa về nhà.
Trưa hôm sau anh chở vợ đến Công an phường Tân Phong (quận 7) trình báo sự việc thì nơi đây hướng dẫn qua xã Phước Kiển trình báo. “Khi tới xã Phước Kiển, công an bảo về chữa bệnh xong rồi quay lại… Vợ đang hoảng loạn nên tôi đưa vợ đến phòng khám chữa trị. Vợ tôi quá hoảng loạn nên tôi tiếp tục đưa đến BV Tâm thần để các bác sĩ trấn an tâm lý” - người chồng nói.

Sổ khám bệnh của nạn nhân.
Sổ khám bệnh của nạn nhân.
Đến ngày 15-7, anh lại đưa vợ đến Công an phường Tân Phong trình báo. Lực lượng chức năng đã cử hai người chở chị Q. cùng đi đến địa điểm bị hại và địa điểm tỉnh dậy. Sau đó Công an phường Tân Phong đã lập hồ sơ chuyển cho Công an xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh) xử lý theo thẩm quyền.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh, cho biết: Công an xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh đã tiếp nhận vụ việc.
“Do nạn nhân chưa ổn định tinh thần nên Công an xã Bình Hưng chưa thể lập hồ sơ được. Công an đang xác định các manh mối qua hệ thống camera an ninh để làm rõ. Chúng tôi đã điều động lực lượng cảnh sát điều tra, cảnh sát hình sự Công an huyện Bình Chánh tiến hành phối hợp với Công an xã Bình Hưng để điều tra làm rõ vụ việc” - ông Dũng nói.
Theo Pháp luật TPHCM

Nhiều tài xế xe tải né trạm thu phí Cai Lậy

Các tài xế chạy xe vào đường huyện nhỏ hẹp để không đi qua trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang).

nhieu-tai-xe-xe-tai-ne-tram-thu-phi-cai-lay
Nhiều xe tải, ôtô khách đi vào đường huyện nhỏ hẹp để né trạm thu phí Cai Lậy. Ảnh: Hoàng Nam.
Ngày 7/8, theo ghi nhận của VnExpress, tại trạm thu phí Cai Lậy không xảy ra ùn ứ, nhân viên cũng không ghi nhận tài xế trả phí bằng tiền lẻ như những ngày trước.
Trong khi đó, tại hai tuyến đường huyện 63 và 67, lượng ôtô tăng đột biến so với trước đây. "Từ lúc có trạm thu phí, xe tải, xe khách ùn ùn vào đường này. Đường đã nhỏ lại nhiều ổ gà, bụi, nay thêm nhiều xe khiến người dân đi lại khó khăn hơn trước", bà Lê Thị Liên, người dân địa phương, nói.
Để né thu phí, ôtô từ TP HCM về miền Tây, khi đến đầu tuyến tránh thị xã Cai Lậy, thay vì chạy thẳng theo Quốc lộ 1 hoặc vào tuyến tránh rồi đến trạm thu phí, nhiều tài xế chọn cách đi theo hai huyện lộ, sau đó vẫn trở lại Quốc lộ 1.
Đoạn đường này dài khoảng 5 km, trong khi đi theo Quốc lộ 1 phải mất 7 km. Nhưng do đường hẹp, xe có tải trọng trên 10 tấn di chuyển khó khăn nên thời gian đi gần như bằng nhau.
"Ngoài đi sai tuyến có thể bị CSGT phạt, đôi khi chúng tôi còn gặp người dân phàn nàn. Nhưng cũng đành làm liều, ai cũng vì mưu sinh thôi chứ đâu muốn gây thêm phiền hà cho nhau", tài xế Trần Văn Hải nói.
Ông Trần Văn Bon - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang - cho biết, cơ quan này vừa nhận văn bản của đơn vị thu phí đề nghị hạn chế xe tải vào hai đường huyện nhằm tránh gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Sở đang cập nhật lại lượt xe qua lại mỗi ngày tại hai đường này, để có phương án tiếp theo.
"Quan điểm của chúng tôi là tài xế vi phạm tải trọng, hay xe đăng ký tuyến cố định khác đi vào đường này mới xử lý được. Còn bình thường đường huyện cũng là đường của dân, tài xế đi đúng luật thì đâu thể cấm họ", ông Bon nói.
Chưa có quy định xử phạt tài xế bỏ tiền lẻ vào chai mua vé qua trạm
Liên quan đến hành vi đưa tiền lẻ của tài xế khi qua trạm thu phí, ông Đào Kim Trường - Phó giám đốc Công ty TNHH BOT đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang - khẳng định tài xế không vi phạm pháp luật. Nhưng nếu tài xế cố tình trả tiền lẻ từng tờ, hoặc cho vào chai, bịch nylon nhằm gây ách tắc giao thông, đơn vị sẽ nhờ công an mời họ chạy ra vị trí khác để cho các xe sau đi tiếp.
Đại tá Trần Hoài Bảo - Trưởng phòng CSGT đường bộ, Công an tỉnh Tiền Giang - cho biết, hiện chưa có quy định nào xử lý hành vi đưa tiền lẻ bỏ trong chai, bịch nylon hoặc đưa chậm từng tờ. "Họ vẫn trả tiền qua trạm thôi, tuy nhiên, lực lượng CSGT sẽ tiếp cận, nhắc nhở các tài xế tránh làm ảnh hưởng đến giao thông địa phương", ông Bảo nói.
Cùng quan điểm, đại diện Sở Giao thông vận tải Tiền Giang nhận định hành vi đưa tiền lẻ, nhét tiền lẻ trong chai, bịch nylon hoặc đưa chậm từng tờ có gián tiếp gây ảnh hưởng đến giao thông. Tuy nhiên, từ trước đến nay, địa phương chưa từng gặp trường hợp tương tự, cũng chưa có quy định nào cụ thể xử lý hành vi này.
Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động từ ngày 1/8, thời gian thu phí 6 năm 5 tháng. Trạm có 8 làn xe cơ giới, mỗi chiều có một làn thu phí tự động với 85 nhân viên phục vụ, mức phí mỗi lượt từ 35.000 đến 180.000 đồng. 
Trạm thu phí nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 khởi công năm 2014. Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới dài 12 km, xây mới 7 cầu, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Phần sửa chữa Quốc lộ 1 dài 26,5 km với vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.
Sau một tuần hoạt động, nhiều tài xế dùng tiền lẻ 200, 500, 1.000 đồng vo tròn bỏ vô chai, bịch nylon hoặc đưa chậm từng tờ khi qua trạm để phản đối vì cho rằng cách đặt trạm ở Quốc lộ 1 là bất hợp lý. Họ yêu cầu dời trạm thu phí vào tuyến đường tránh, vì đây mới là đường được đầu tư.
Đơn vị thu phí lý giải phí bảo trì đường bộ hàng năm với phí đóng để sửa chữa ở đoạn này là khác nhau. Trong dự án này còn có hạng mục tăng cường, sửa chữa quốc lộ nên phải thu phí hoàn vốn. Việc đặt trạm đã được Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Tiền Giang chấp thuận.
Hoàng Nam

Hoàn cảnh bi đát của nữ công nhân bị nhánh cây “trên trời” đập trúng

Thứ Hai, ngày 07/08/2017 20:20 PM (GMT+7)
Sự kiện:

Tin ngắn

Trên đường mưu sinh kiếm tiền cho con nhỏ mổ tim, người phụ nữ không may bị nhánh cây “trên trời” rơi trúng, nguy kịch.

Hoàn cảnh bi đát của nữ công nhân bị nhánh cây “trên trời” đập trúng - 1
Nhánh cây rơi trúng nữ công nhân khiến nạn nhân đang nguy kịch
Ngày 7.8, đại diện Công đoàn Công ty TNHH Domex Việt Nam (Khu chế xuất Linh Trung 1, quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, sáng cùng ngày chị Lâm Thị Diễm (quê Bạc Liêu) khi chuẩn bị quẹt thẻ vào cổng để vào ca làm thì bị nhánh cây trên đường nội bộ rơi ở độ cao hàng chục mét xuống đè lên người.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Thắng, quận Thủ Đức. Tại đây, các bác sĩ xác định nạn nhân bị gãy chân, gãy xương sườn thứ 3 đến thứ 7, gãy cổ, dập lá lách, chấn thương sọ não…Bệnh nhân sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức và tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy.
“Các bác sĩ thông báo tình trạng chị Diễm có diễn biến xấu. Người thân của chị ấy dưới quê cũng đang lên. Chị ấy có hoàn cảnh rất khó khăn và đáng thương, làm việc tại công ty từ đầu năm đến giờ”, đại diện Công đoàn Công ty TNHH Domex nói và cho biết, công nhân trong công ty đã quyên góp được 16 triệu đồng hỗ trợ đồng nghiệp. Ngoài ra, lãnh đạo công ty cũng đã đến thăm và hỗ trợ công nhân gặp nạn.
Theo người thân, hoàn cảnh của chị Diễm rất khó khăn. Vợ chồng chị có 2 con nhỏ, trong đó có một cháu bị bệnh tim. Hằng ngày, chồng chị Diễm đi thu gom rác cho các hộ dân với thu nhập khoảng 4 triệu đồng/tháng. Cả hai vợ chồng chị ráng làm dành dụm để mổ tim cho con, chi phí ca mổ lên đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, khi chị đang trên đường mưu sinh kiếm tiền để mổ tim cho con thì gặp tai họa giáng xuống.
Ngồi bên đường ăn sáng, cô gái nguy kịch vì họa ”trên trời” rơi xuống
Ngồi bên đường ăn ổ bánh mì để chờ vào ca làm, cô gái không may bị nhánh cây ở độ cao gần 40m rơi xuống đập trúng...
Theo Dương Thanh (Dân Việt)


Đào thoát khỏi Triều Tiên, giờ lại khát khao muốn trở về


Chạy trốn sang Hàn Quốc với hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn, ông Kwon Chol Nam nếm đủ cay đắng để rồi giờ đây, ông đang tranh đấu để được quay về quê nhà ở Triều Tiên.
Ly hôn và khánh kiệt, Kwon Chol Nam trốn khỏi Triều Tiên sang Trung Quốc vào năm 2014 bằng cách lội qua con sông ở biên giới, rồi bò dưới hàng rào dây thép gai. Sau chuyến đi đầy nguy hiểm, ông đến Thái Lan và bay tới Hàn Quốc để bắt đầu cuộc sống mới.
Giờ đây sau tất cả những rắc rối và chông gai, ông Kwon lại đổi ý và mong muốn được trở về Triều Tiên.

Cưỡi con ngựa mới biết có phù hợp không 

"Bạn phải cưỡi con ngựa mới biết nó có phù hợp với bạn không", ông Kwon trả lời New York Times trong cuộc phỏng vấn ở Seoul. "Tôi đã thử và miền Nam không dành cho tôi. Tôi muốn về miền Bắc, đoàn tụ cùng vợ cũ và đứa con trai 16 tuổi".
Triều Tiên là một trong những quốc gia kỷ luật nặng nhất thế giới. Với ông Kwon, điều đó chẳng có nghĩa lý gì. Ông Kwon nói rằng ông đã vỡ mộng với cuộc sống nơi Hàn Quốc tư bản. Ở đó, những người như ông bị đối xử như công dân hạng hai.
"Họ gọi tôi bằng nhiều cái tên khác nhau, coi tôi như một thằng ngốc, và tiền công tôi nhận được thì không bằng những người khác làm cùng công việc, chỉ vì tôi đến từ Triều Tiên", ông Kwon tức giận kể.
Ông đã tổ chức những cuộc họp báo, đệ trình kiến nghị lên Liên Hợp Quốc và đứng cầm bảng hiệu trước các tòa nhà chính phủ ở Seoul.
Kể từ những năm 1990, hơn 30.000 người Triều Tiên đã trốn chạy sang Hàn Quốc kể từ khi nạn đói xảy ra ở quê hương họ. Trong số đó, 25 người đã hồi hương một cách bí ẩn.
Giới chức Hàn Quốc nghi ngờ những người này đã bị dụ dỗ sang Trung Quốc và bị bắt cóc trở lại Triều Tiên. Ở đó, chính phủ sử dụng họ để lên tiếng chống lại cuộc sống "địa ngục" họ đã nếm trải ở Hàn Quốc.
Dao thoat khoi Trieu Tien, gio lai khat khao muon tro ve hinh anh 1
Ông Kwon Chol Nam công khai yêu cầu chính phủ Seoul cho phép trở lại Triều Tiên. Ảnh: New York Times.

Vào trại giam 

Nỗ lực tìm đường trở về quê nhà đưa ông Kwon vào trại giam ở Hàn Quốc trong vài tháng. Như những người đào thoát khác, khi đến đây ông đã trở thành công dân Hàn Quốc, và bất cứ người Hàn Quốc nào đến Triều Tiên mà không có sự cho phép của chính phủ đều là trái pháp luật.
Giờ đây, ông Kwon công khai yêu cầu chính phủ Seoul cho phép hồi hương. Ông mới là người thứ hai làm điều này. Trước ông, bà Kim Ryen Hi, một thợ may Triều Tiên cũng thực hiện chiến dịch tương tự vào năm 2015.
Hai miền trên bán đảo Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Người dân thậm chí còn không được trao đổi thư. Vậy nên, vượt biên giới về nhà là điều gần như không thể. Không có cách thức hợp pháp nào giúp những người như ông Kwon.
"Những trường hợp này là minh chứng nổi bật cho sự phức tạp của ly tán gia đình hai miền Triều Tiên từ 70 năm trước", Tomás Ojea Quintana, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, nói sau cuộc gặp với ông Kwon hồi tháng 7. "Tình trạng này tiếp tục phát triển theo nhiều hình thức mới và ảnh hưởng sâu sắc đến người dân bán đảo Triều Tiên".

Triều Tiên không bỏ qua trường hợp của ông Kwon để đẩy mạnh tuyên truyền. "Từ tiếng khóc đau buồn của Kwon Chol Nam, nói rằng không thể tiếp tục sống ở địa ngục mang tên Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy còn rất nhiều đồng bào của chúng ta bị cưỡng ép sống ở đó trong khi vẫn khát khao trở về đất mẹ", một thông cáo của Bình Nhưỡng hồi tháng 6 viết.
Thông cáo cũng cho rằng tình trạng của ông Kwon cho thấy những gì Hàn Quốc nói về chủ nghĩa nhân đạo thực chất chỉ là "đạo đức giả".

Ảo mộng

Năm 2014, ông Kwon, 44 tuổi, bỏ trốn sang Trung Quốc cùng một người phụ nữ. Người này từng ở Trung Quốc, và nói với ông Kwon rằng ông có thể kiếm tiền, thật nhiều tiền ở đó. Mọi thứ xảy ra đều không như mong đợi.
Người phụ nữ biến mất. Ông Kwon gặp một tay buôn người hứa hẹn sẽ đưa ông sang Hàn Quốc, với giá khoảng 2.500 USD. Sau hành trình gian khổ kéo dài một tháng, ông cuối cùng cũng đến Hàn Quốc vào tháng 11/2014. Ông cư trú tại Ulsan, một thành phố công nghiệp phía Đông Nam.
Như những người đào thoát khỏi Triều Tiên khác, ông chật vật trong việc làm quen với cuộc sống đầy cạnh tranh ở miền Nam. Từ trang trại, ông chuyển sang công trường. Ông thường bị chế giễu bởi không hiểu được những từ tiếng Anh mà người Hàn Quốc vẫn sử dụng trong hội thoại hàng ngày. Vóc dáng nhỏ bé cũng là cản trở khiến ông không có được công việc đòi hỏi thể chất.
Dao thoat khoi Trieu Tien, gio lai khat khao muon tro ve hinh anh 2
Ông Kwon trong căn phòng thuê tại Seoul. Ảnh: New York Times.
Càng chật vật, ông Kwon càng nhớ gia đình, nhất là đứa con trai. Ông tiết kiệm được 4.500 USD, và bởi việc chuyển tiền bằng ngân hàng giữa 2 miền Triều Tiên là không được phép, ông phải nhờ những người trung gian chuyển tiền về cho vợ cũ. Bà cũng muốn đoàn tụ cùng ông.
Ông Kwon còn cảm thấy tội lỗi sau khi biết cha mình đã qua đời trong thời gian ông bỏ đi.  Trong khi đó, tay môi giới cho ông từ Trung Quốc đến Thái Lan còn kiện ông, cáo buộc ông không trả đủ phí.
Và rồi đến tháng 5/2016, ông Kwon kể, đời ông đã "vỡ vụn". Khi không nhận được tiền bê gạch như đã được hứa hẹn, ông yêu cầu cảnh sát can thiệp. Và họ đứng về phía tay chủ người Hàn, người dĩ nhiên bác bỏ cáo buộc của ông Kwon.
"Tôi sẽ trở lại miền Bắc, tổ chức họp báo để nói lên sự thật về cuộc sống ở miền Nam này", ông hét lên trước tòa, theo ghi chép trong hồ sơ tòa án.

Đấu tranh để quay về

Nhớ nhà, ông Kwon theo dõi tin tức về Triều Tiên trên internet. Ông nộp đơn xin hộ chiếu Hàn Quốc và thị thực du lịch sang Trung Quốc để có thể trở lại Triều Tiên.
Ông chuyển các khoản tiết kiệm sang đồng đôla, và còn gửi tin nhắn tạm biệt tới một viên cảnh sát mà ông đã kết bạn cùng, nói rằng mình sẽ "ra nước ngoài". "Tôi không còn muốn sống một cách đau khổ ở đây", ông nhắn.
Ngày 22/6/2016, cảnh sát xông vào nhà ông Kwon, bắt ông vì tội âm mưu chạy trốn sang Triều Tiên. Tội hình này có thể bị phạt đến 7 năm tù giam. Ông được thả tháng 9/2016 sau khi một thẩm phán đình chỉ án phạt 1 năm của ông.
Từ đó, ông mất việc. Những người cùng hoàn cảnh cũng lánh xa ông. Ông cùng quẫn tới mức phải hút những mẩu thuốc lá nhặt từ dưới đất.
Dao thoat khoi Trieu Tien, gio lai khat khao muon tro ve hinh anh 3
Trong những lần phản ứng trước các tòa nhà chính phủ, ông Kwon cầm bảng hiệu ghi "Tôi là công dân Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Tôi muốn về nhà". Nhiều người nói ông là kẻ liều lĩnh. Nhưng ông chẳng bận tâm. Ảnh: New York Times.
"Ở miền Nam, tôi phải trải qua những khó khăn tôi chưa từng biết đến khi ở miền Bắc", ông Kwon nói. "Tôi sợ sống ở miền Nam".
Hồi tháng 3 năm nay, ông chuyển đến Seoul, ở trong nhà tạm trú cho người vô gia cư trước khi tìm được một căn phòng với giá thuê 267 USD một tháng. Ông tìm được sự trợ giúp và cảm thông từ những người theo đạo Thiên Chúa.
"Mong muốn trở về nhà, đó là điều tự nhiên nhất", Cha Moon Dae Gol nói. "Một quốc gia không chấp nhận quyền tự nhiên đó thì cũng không hơn loài quái vật".
Ông Kwon không sợ bị trừng phạt ở Triều Tiên vì đã trốn chạy, mặc dù ông biết sẽ phải trả giá bằng việc bị gửi đi cải tạo một thời gian. Ông nói ông tự hào về những vũ khí hạt nhân của đất nước mình. Ông không chấp nhận bất kỳ lời chỉ trích Triều Tiên nào, và thề "trung thành mãi mãi".
"Ở miền Bắc, tôi có thể không giàu, nhưng tôi hiểu rõ hơn về những người sống quanh tôi, và tôi sẽ không bị đối xử như rác rưởi, giống như ở miền Nam", ông Kwon nói.




Vùng đất nguy hiểm nhất bán đảo Triều Tiên Làng đình chiến Bàn Môn Điếm nằm trong khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên không có dân thường sinh sống, thay vào đó là sự hiện diện dày đặc của binh lính và vũ khí hai nước.


Hơn 60 năm, hàng chục nghìn gia đình Triều Tiên vẫn chờ đoàn tụ

Hoa Hạ


Trung Quốc khiến Mỹ "sôi ruột" khi mang F-16 ra làm bia tập bắn

Nam Đồng |
Trung Quốc khiến Mỹ "sôi ruột" khi mang F-16 ra làm bia tập bắn

Hai cường quốc quân sự Mỹ - Trung Quốc vừa có những màn đáp trả qua lại lẫn nhau mang đầy tính khiêu khích.




Trang Sina của Trung Quốc vừa cho đăng tải chùm ảnh về nội dung thi tấn công mục tiêu mặt đất (bắn rocket và ném bom) dành cho máy bay chiến đấu trong khuôn khổ hội thao Aviadarts 2017 tổ chức cùng với Không quân Nga.
Có một điều rất đặc biệt đã diễn ra, đó là đối tượng được lựa chọn để "hứng đạn" lại là những chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon do Mỹ sản xuất.
Trung Quốc khiến Mỹ sôi ruột khi mang F-16 ra làm bia tập bắn - Ảnh 1.
Tiêm kích F-16 Fighting Falcon bị Trung Quốc mang ra làm mục tiêu tập bắn
Hiện chưa rõ nguồn gốc số F-16 trên có xuất xứ từ đâu, nhưng có vẻ như chúng là khung vỏ của "Chim ưng chiến" thật đã bị loại biên và được Trung Quốc mua về chứ không phải mô hình tỷ lệ gần đúng do họ tự chế tạo trong nước.
Trung Quốc khiến Mỹ sôi ruột khi mang F-16 ra làm bia tập bắn - Ảnh 2.
Từ trái sang phải: cường kích JH-7, tiêm kích hạng nhẹ J-10B, máy bay huấn luyện phản lực K-8 và chiến đấu cơ hạng nặng J-11 ào ạt phóng rocket xuống phía dưới
Việc bắn vào mô hình F-16 có lẽ sẽ khiến các phi công Trung Quốc cảm thấy rất thích thú, tạo cho họ cảm giác được hủy diệt đối phương trong thực chiến.
Tờ Sina còn bình luận rằng đây là nguyên nhân quan trọng khiến chiến đấu cơ nước này oanh kích với tỷ lệ chính xác 100%, trong khi Su-24 của Nga đã ném bom trượt.
Trung Quốc khiến Mỹ sôi ruột khi mang F-16 ra làm bia tập bắn - Ảnh 3.
Tiêm kích F-16 "oằn mình" dưới làn mưa đạn trút xuống cấp tập từ trên không
Tuy nhiên sự việc không chỉ dừng lại tại đây, nó đã được mang ra so sánh với hành động Không lực Hoa Kỳ vừa sơn màu F-16 giống với tiêm kích tàng hình thế hệ năm FC-31 mà Trung Quốc sắp đưa vào biên chế, nhằm mục đích sử dụng trong chương trình đào tạo không chiến nâng cao đối với phi công quân sự.
Khi cho F-16 đóng giả FC-31 để luyện tập không chiến quần vòng cự ly ngắn, rõ ràng người Mỹ đang đánh giá rất cao sức mạnh của Không quân Trung Quốc, họ xác định rằng đây sẽ là đối thủ lớn, sớm thay thế vị trí của Nga trong tương lai không xa nên cần phải xây dựng ngay phương án đối phó thích hợp.
Trung Quốc khiến Mỹ sôi ruột khi mang F-16 ra làm bia tập bắn - Ảnh 4.
Tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ được sơn màu đen rất giống với FC-31 của Trung Quốc
Nhưng dù sao đi nữa, bị mang ra làm đối tượng tập bắn cho Không quân Mỹ chắc chắn làm cho Trung Quốc cảm thấy bị "nóng mũi". Do vậy, hành động lôi mô hình F-16 ra để trút giận được xem như lời đáp trả không mấy thân thiện từ Bắc Kinh.
Hy vọng rằng hai quân đội hàng đầu thế giới hiện nay vẫn giữ được sự bình tĩnh và không leo thang đẩy sự việc đi quá xa bằng những hành động thiếu kiểm soát.
theo Trí Thức Trẻ

Đau lòng vì điểm trúng tuyển vào ngành sư phạm quá thấp

Dân trí Trong khi mặt bằng điểm thi của thí sinh năm nay cao hơn năm ngoái thì điểm đầu vào của các trường sư phạm lại không tăng mà ngược lại nhiều trường điểm chuẩn chỉ thấp bằng điểm sàn. Lãnh đạo trường sư phạm đã phải thốt lên rất "đau lòng" về việc này.

Chỉ hai trường điểm chuẩn ổn định
Trái ngược với việc nhiều trường y, quân đội, công an có mức điểm trúng tuyển rất cao, thậm chí 29 điểm vẫn có khả năng trượt đại học thì khối các trường ĐH có đào tạo ngành sư phạm điểm chuẩn ở mức thấp kỉ lục.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm ngoái
Trong số các trường đầu ngành đào tạo giáo viên trong cả nước chỉ 4 trường có điểm trúng tuyển khá ổn định ở mức trên 20 điểm. Nhưng so với số ngành khác như công an, quân đội, y dược, kinh tế thì mức điểm chuẩn đầu vào vẫn thấp hơn rất nhiều.
Trong đó, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, năm nay, ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh có điểm chuẩn cao nhất là 27,75 điểm. Mức điểm chuẩn thấp nhất của trường năm 2017 là 17 điểm đối với ngành Giáo dục Công dân và Giáo dục Quốc phòng - An ninh. Tương tự, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh năm nay điểm chuẩn cao nhất là ngành sư phạm Toán với 26,25 điểm và ngành thấp nhất là sư phạm tiếng Nga với 17,75 điểm.
Vẫn là trường có điểm chuẩn trên 20 nhưng so với năm ngoái điểm trúng tuyển các ngành đào tạo sư phạm của trường ĐH Sài Gòn đều giảm ngoại trừ hai ngành Giáo dục chính trị, Sư phạm Âm nhạc. Chẳng hạn, dù vẫn là ngành có điểm chuẩn cao trường năm nay nhưng mức điểm của ngành Sư phạm Toán học lại thấp hơn năm ngoái tới 6 điểm, hay như ngành Sư phạm Vật lý thấp hơn 7 điểm. Còn lại, mức giảm từ 1 đến 4,5 điểm.
Hàng loạt trường sư phạm điểm trúng tuyển bằng “sàn”
Thống kê điểm chuẩn trúng tuyển của các trường sư phạm tại các địa phương cho thấy, đa phần các trường đều lấy điểm chuẩn bằng hoặc nhích hơn một chút so với điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Nằm trong số 7 trường đại học được đặt hàng xây dựng các chương trình đào tạo giáo viên mới và bồi dưỡng giáo viên phổ thông thế nhưng điểm chuẩn của nhiều ngành sư phạm của trường ĐH Vinh (Nghệ An) thấp kỷ lục. Ngoài một số ngành học là Sư phạm tiếng Anh, Giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non và giáo dục thể chất có điểm chuẩn từ 20-27 điểm, tất cả các ngành sư phạm còn lại đều lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn là 15,5 điểm.
Tương tự, nhiều ngành sư phạm của Trường ĐH Sư phạm Huế năm nay cũng lấy điểm chuẩn bằng với mức điểm sàn, trong đó có ngành sư phạm văn. So với điểm chuẩn năm 2016, dễ nhận thấy nhiều ngành sư phạm của trường có chuẩn giảm mạnh như ngành Sư phạm Toán giảm 5,5 điểm, Sư phạm Hoá giảm 3 điểm.
Điểm chuẩn trúng tuyển vào sư phạm ở nhiều trường ĐH thấp khiến nhiều người lo lắng cho đội ngũ giáo viên tương lai (ảnh minh hoạ)
Điểm chuẩn trúng tuyển vào sư phạm ở nhiều trường ĐH thấp khiến nhiều người lo lắng cho đội ngũ giáo viên tương lai (ảnh minh hoạ)
Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) cả 10 ngành sư phạm hệ ĐH lấy điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT quốc gia là 15,5. Trường ĐH Tân Trào (Tuyên Quang) cũng lấy chuẩn đầu vào cả 4 ngành sư phạm hệ ĐH gồm giáo dục mầm non, tiểu học, sư phạm Toán, Sinh là 15,5 điểm.
Những năm trước các ngành sư phạm Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh luôn có điểm chuẩn cao, vì được coi là ngành hot của trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên nhưng năm nay cũng chỉ lấy 15,5 điểm. ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tại Vĩnh Phúc năm nay tuyển 13 ngành sư phạm thì có 4 ngành có điểm trúng tuyển từ 19 trở xuống...
Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ), hết 8/10 ngành đào tạo sư phạm có mức trúng tuyển bằng điểm sàn. Nhiều trường công lập ở vùng miền như ĐH Tây Nguyên, trường ĐH An Giang điểm trúng tuyển ngành sư phạm cũng rất thấp.
Đầu vào sư phạm thấp khiến nhiều người lo lắng chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai. Điều đáng nói là dự kiến năm 2018, chương trình phổ thông mới sẽ được áp dụng. Hàng loạt câu hỏi đặt ra rằng liệu những lứa sinh viên điểm chuẩn vào ngành sư phạm chỉ bằng điểm sàn có đủ sức “gánh” được những gì mà mục tiêu đổi mới đưa ra?
Trong khi đó, Hiệu phó một trường ĐH có tiếng ở ĐBSCL còn cho rằng thực trạng chất lượng người học ngành sư phạm đã diễn ra mấy mươi năm qua với quan điểm “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, rất đau lòng. Vị này cho rằng để khắc phục việc này bản thân các trường ĐH không thể làm được, cần phải có cấp cao hơn vào cuộc.
Lê Phương

Vì sao chưa công bố kết luận thanh tra biệt phủ ở Yên Bái?

Thứ Hai, ngày 07/08/2017 19:35 PM (GMT+7) 

Thanh tra Chính phủ tiết lộ lý do chưa công bố kết luận thanh tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái, em trai Bí thư Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà.

Vì sao chưa công bố kết luận thanh tra biệt phủ ở Yên Bái? - 1
Vài ngày tới, Thanh tra Chính phủ sẽ họp báo công bố kết luận thanh tra tài sản của ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở TN-MT, em trai Bí thư Yên Bái.
Liên quan đến kết luận thanh tra về tài sản của ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở TN&MT, em trai Bí thư Yên Bái, trao đổi với Báo Giao thông, ông Phạm Trọng Đạt, Trưởng đoàn thanh tra, Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết, hiện đoàn thanh tra đã hoàn tất kết luận thanh tra, cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị liên quan đến vụ việc.
Trước đó, ông Phạm Trọng Đạt cho biết kết luận này dự kiến được công bố vào cuối tuần qua. Tuy nhiên, đúng vào thời điểm đó, tại Yên Bái xảy ra trận mưa lũ lịch sử, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, chính vì thế, cơ quan chức năng quyết định lùi lại thời điểm công bố kết luận thanh tra cho "hợp tình hợp lý", cũng là để Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả của trận mưa lũ lịch sử, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
"Tới đây, trong vài ngày tới, chúng tôi dự kiến tổ chức một cuộc họp báo, trong đó có mời lãnh đạo tỉnh Yên Bái cùng các cơ quan báo chí tham dự, để công bố công khai kết luận thanh tra về việc này", Cục trưởng Phạm Trọng Đạt cho hay.
Như Báo Giao thông đã đưa tin, theo Quyết định số 1614/QĐ-TTCP ngày 26/6/2017, đoàn thanh tra của Cục Chống tham nhũng tiến hành thanh tra việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép của UBND tỉnh Yên Bái đối với thửa đất tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái có liên quan đến hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ - vợ ông Phạm Sỹ Quý; việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với người có nghĩa vụ kê khai liên quan đến thửa đất tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân của gia đình bà Hoàng Thị Huệ.
Thời gian thanh tra 15 ngày làm việc thực tế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra (27/6). Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2010 đến tháng 6/2017, khi cần thiết có thể xem xét đến trước và sau thời kỳ nêu trên.
Việc thanh tra này bắt nguồn từ thông tin mà báo chí và dư luận phản ánh về việc chỉ trong một ngày (20/7/2015), có 6 quyết định liên tiếp nhau được ông Nguyễn Yên Hiền - Phó Chủ tịch UBND TP Yên Bái ký để chuyển đổi hơn 13.000 m2 đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở cho gia đình ông Phạm Sỹ Quý.
Người đứng tên sở hữu khu đất này là vợ ông Quý - bà Hoàng Thị Huệ (SN 1975, thường trú tại tổ 51, phường Minh Tân, TP Yên Bái).
Tất cả tài sản nhà Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái đứng tên vợ
Nguồn tin từ Thanh tra Chính phủ cho biết, tất cả tài sản nhà ông Phạm Sỹ Quý đều đứng tên vợ ông.
Theo Anh Thư (Báo Giao thông)

Giám đốc Sở KHCN Ninh Bình tát lái xe khi cấp dưới đã xin lỗi


Thấy ông Dũng xuống xe vì bị chở đi nhầm đường, anh Linh chạy theo xin lỗi. Bất ngờ, vị Giám đốc Sở tát vào mặt nam tài xế trước nhiều cán bộ khác.




Lái xe Sở KHCN Ninh Bình: 'Tôi chấp nhận lời xin lỗi của Giám đốc' Sau ngày bị cấp trên tát trong chuyến đi công tác, anh Vũ Hàm Linh cho biết Giám đốc Sở đã xin lỗi mình 3 lần.
Chiều 7/8, trao đổi với Zing.vn, ông Giang Tuấn Anh, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình (KHCN), cho biết cả ngày nay ông Vũ Đức Dũng - Giám đốc Sở KHCN - bị triệu tập làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình nhằm làm rõ vụ “tát lái xe vì đi nhầm đường”.
Theo ông Tuấn Anh, sau khi việc xảy ra, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình đã triệu tập họp chi ủy để nghe tường trình của các bên liên quan, đồng thời đưa ra hình thức xử lý.

Lái xe bị sếp tát trước mặt nhiều cán bộ khác

Theo báo cáo của những người liên quan, ngày 13/7, anh Vũ Hàm Linh (lái xe Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình) nhận lệnh từ văn phòng chở ông Dũng và hai chuyên viên khác cùng cơ quan đi Nghệ An công tác. Tối cùng ngày, các đoàn được Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An mời cơm.
Sau bữa cơm tối đoàn ông Dũng ra về. Trên xe khi đó còn chở 2 cán bộ đoàn bạn đi nhờ về một khách sạn khác.
“Đi một đường, về một đường, lại do trời tối nên anh Linh đi nhầm lối. Anh Dũng lúc đó rất khó chịu, yêu cầu lái xe cho xuống xe để tự đi bộ về” - Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Ninh Bình thông tin.
Giam doc So KHCN Ninh Binh tat lai xe khi cap duoi da xin loi hinh anh 1
Trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Quang Anh.
Dẫn tường trình của những người liên quan, ông Tuấn Anh cho hay khi thấy Giám đốc xuống xe, một chuyên viên chạy theo sếp để tìm taxi cho ông Dũng, còn tài xế Linh chạy theo xin lỗi, mời lãnh đạo trở lại xe.
“Anh Dũng khó chịu, trong lúc vung vẩy tay có tát anh Linh. Giám đốc Sở và một cán bộ trong đoàn sau đó tự đi taxi về”, ông Tuấn Anh kể.
Vị Phó giám đốc cho biết thêm trong bữa ăn ông Dũng có uống rượu nhưng không nhiều. Sau khi bị sếp tát, anh Linh và một số cán bộ trên xe khá bất ngờ. Họ cùng ngồi lại uống nước bên đường.  Nam tài xế cùng những người cùng đi sau đó về khách sạn ngủ.
“Anh Linh tủi thân khóc và điện cho vợ và đồng chí Chánh văn phòng Sở thông báo sự việc”, ông Tuấn Anh nói.
Hôm sau, họ lại đưa ông Dũng đi làm việc ở Nghệ An bình thường. Đoàn công tác về Ninh Bình vào chiều 14/7.

Muốn xử lý nội bộ

Theo ông Tuấn Anh, tối 15/7, vợ lái xe Linh điện cho ông chia sẻ sự việc chồng mình bị Giám đốc Sở đánh. Sau khi động viên, ông Tuấn Anh hứa sẽ xem xét.
Theo tường trình, tối 19/7, Giám đốc Vũ Đức Dũng đã điện thoại cho anh Linh với mục đích xin lỗi nhưng lái xe này không nghe máy. Ông Dũng sau đó nhắn tin xin lỗi và nhận mình đã sai.
Giam doc So KHCN Ninh Binh tat lai xe khi cap duoi da xin loi hinh anh 2
Lái xe Vũ Hàm Linh, người bị Giám đốc Sở KHCN Vũ Đức Dũng tát khi chạy theo xin lỗi, mời trở lại xe. Ảnh: Quang Anh.
Một tuần sau khi sự việc xảy ra, Giám đốc Sở đề nghị triệu tập cuộc họp Chi ủy và lãnh đạo Sở nhằm báo cáo lại sự việc xảy ra ở TP Vinh.
"Anh Dũng giải trình lại sự việc như tôi đã nói. Anh nói đã nhận thức hành vi của mình là sai trái, bày tỏ sự ân hận và xin chịu trách nhiệm, đề nghị Chi ủy xem xét xử lý theo thẩm quyền”, ông Tuấn Anh nói với Zing.vn.
Ở cuộc họp Chi ủy do ông Tuấn Anh chủ trì, tập thể lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Ninh Bình đã nghe trình bày của 3 người liên quan và "thấy sự việc trùng khớp nhau". Tại đây, ông Dũng bày tỏ mong muốn xem xét sự việc trong khuôn khổ nội bộ, đồng thời công khai xin lỗi lái xe Linh trước mặt các lãnh đạo Sở khác. Lái xe Linh chấp nhận lời xin lỗi của Giám đốc Sở.
“Sau khi sự việc xảy ra, xác định đây là xô xát cá nhân ngoài giờ làm việc. Chi ủy yêu cầu anh Dũng nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và đã phê bình”, ông Tuấn Anh dẫn kết luận biên bản họp.
Vị Phó giám đốc Sở sau đó gặp trực tiếp lãnh đạo Tỉnh ủy Ninh Bình để báo cáo và gọi điện thông báo sự việc với Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy. Lãnh đạo Sở này cũng thông báo hướng giải quyết sự việc.
Trao đổi với Zing.vn, ông Vũ Đức Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, cho biết bản thân đã báo cáo sự việc trong chuyến đi công tác tại Nghệ An đến tập thể lãnh đạo Sở.
“Hiện tôi là đối tượng đang bị kiểm tra, nên theo nguyên tắc tôi không thể trả lời gì thêm. Phóng viên muốn biết thêm có thể liên hệ về Sở để gặp lãnh đạo khác về vụ việc để nắm thông tin cho khách quan”, ông Dũng nói.
Lái xe Vũ Hàm Linh cho biết, ông Dũng đã 3 lần xin lỗi trực tiếp, trước đó có nhắn tin. "Tôi chấp nhận lời xin lỗi của ông Dũng", anh Linh nói.
Theo lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Ninh Bình, ông Dũng (52 tuổi) nhậm chức Giám đốc Sở Khoa học công nghệ hồi tháng 1/2016. Trước đó, ông từng giữ các chức vụ Phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy, Phó giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn, Chánh văn phòng Tỉnh ủy.
Theo ông Giang Tuấn Anh, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình, một số người nhận xét Giám đốc Vũ Đức Dũng là người nóng nảy.

Giám đốc Sở KHCN Ninh Bình hành hung lái xe vì đi nhầm đường

Quang Anh - Nguyễn Dương

Tạm dừng thu phí tại trạm Tào Xuyên từ 10/8 vì “nhà đầu tư đã quá lãi”

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu dừng thu phí tại trạm BOT Tào Xuyên - Thanh Hóa từ ngày 10/8...

Tạm dừng thu phí tại trạm Tào Xuyên từ 10/8 vì “nhà đầu tư đã quá lãi”
Dừng thu phí trạm Tào Xuyên từ 10/8.
Kiều Linh
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, bộ này vừa có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam tạm dừng thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ tại Trạm Tào Xuyên tại Km286+397 quốc lộ 1A Dự án BOT xây dựng quốc lộ 1A đoạn tránh Tp.Thanh Hóa từ ngày 10/8.

Bộ Giao thông Vận tải cho hay, theo hợp đồng và các phụ lục hợp đồng dự án giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam và nhà đầu tư thì tổng mức đầu tư dự án này là 822 tỷ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn là 27 năm 8 tháng, thời gian thu phí tạo lợi nhuận là 3 năm.

Tuy nhiên, trong thời gian thu phí, quyết toán chi phí đầu tư và rà soát lại hợp đồng dự án, một số chỉ tiêu tính phương án tài chính thay đổi.

Cụ thể, tổng vốn đầu tư của dự án giảm 36 tỷ đồng, từ 822 tỷ đồng xuống còn 786 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư là 156 tỷ đồng, vốn vay là 489 tỷ đồng, vốn Ngân sách Nhà nước là 141 tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư giảm, lưu lượng phương tiện thực tế qua trạm thu phí lại tăng cao hơn so với dự kiến tại hợp đồng. Lý do là vì di dời vị trí trạm thu phí từ Tào Xuyên đến Dốc Xây là khu vực có lưu lượng xe cao hơn so với vị trí cũ; sự tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội những năm gần đây; tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình đi vào khai thác, đồng thời tuyến quốc lộ 1 Thanh Hóa - Vinh được mở rộng, tạo điều kiện giao thông dễ dàng, thu hút lượng xe lớn lưu thông qua trạm thu giá của dự án.

Bên cạnh đó, phương án tài chính của phụ lục Hợp đồng số 3/38-CĐBVN/HĐ/2008 tính trùng lãi phần vốn BOT.

Những chỉ tiêu đầu vào để tính phương án tài chính thay đổi dẫn đến thời gian thu hoàn vốn của dự án giảm xuống còn 7 năm 2 tháng, do đó, thời điểm thu tạo lợi nhuận của nhà đầu tư sớm hơn dự kiến 20 năm.

“Việc giữ nguyên thời gian thu phí tạo lợi nhuận là 3 năm như hợp đồng ban đầu là chưa hợp lý”, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.

Bộ Giao thông Vận tải đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam đàm phán với nhà đầu tư điều chỉnh mức lợi nhuận. Song, sau nhiều vòng đàm phán, các bên vẫn chưa thống nhất mức lợi nhuận của dự án.

Theo phụ lục hợp đồng dự án, thời gian thu phí hoàn vốn cho dự án đã kết thúc. Tính đến ngày 31/7/2017, nhà đầu tư đã thu tạo lợi nhuận được hơn 1 năm. Số thu tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư đến hết 31/7/2017 đã lớn hơn số cao nhất so với các phương án đàm phán mức lợi nhuận của nhà đầu tư Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đưa ra.

“Vì những lý do trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ tạm dừng thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ tại Trạm Tào Xuyên để tiếp tục đàm phán và xử lý theo quy định”, Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ.

Sau khi nhận “lệnh” của Bộ Giao thông Vận tải, chiều 7/8, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ra ngay quyết định tạm dừng thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ trạm thu phí Tào Xuyên.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thông báo công khai việc tạm dừng thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Các đơn vị trực thuộc là Cục Quản lý đường bộ II, Vụ Pháp chế - Thanh tra giám sát việc tạm dừng thu tại trạm thu phí Tào Xuyên theo quy định.

Cũng theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, thời gian qua, bộ và các nhà đầu tư dự án BOT đã nghiêm túc rà soát, đàm phán để điều chỉnh giá được 35 dự án; 27 dự án có mức vé thấp hơn mức bình quân; 11 dự án chưa giảm do lưu lượng xe thấp hơn so với phương án tài chính.

Bộ Giao thông Vận tải thỏa thuận quyết toán 51 dự án BOT, đã đàm phán điều chỉnh thời gian thu phí của 23 dự án và đang tính toán điều chỉnh phương án tài chính của 28 dự án theo hướng ưu tiên giảm mức phí so với dự kiến trước đây.

Ngày 28/8, mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm 
Bị cáo Hà Văn Thắm trước vành móng ngựa hôm 3/3/2017. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Ngày 28/8, mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm 

Thứ Hai, 07/08/2017 21:10 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết: Ngày 28/8 tới sẽ mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm (sinh năm 1972, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương) cùng các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank). Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài trong 20 ngày. 
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có 5 người do thẩm phán Trần Nam Hà làm chủ tọa, thẩm phán Trương Việt Toàn và 3 hội thẩm nhân dân. Do tính chất quan trọng của phiên tòa, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội còn bố trí thêm 1 thẩm phán dự khuyết và 2 hội thẩm nhân dân dự khuyết. Hai kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội giữ quyền công tố tại Tòa, ngoài ra còn có 1 kiểm sát viên dự khuyết.
Phiên tòa giữ kỷ lục về số lượng người tham gia tố tụng lên tới 600 người (bao gồm các nhân chứng, giám định viên, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…) và hơn 50 luật sư tham gia bào chữa tại Tòa. 
Ra trước vành móng ngựa có tổng số 51 bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội: “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại Điều 179, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 280 và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự. 
Bộ Công an ra hàng loạt quyết định mới về vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm

Bộ Công an ra hàng loạt quyết định mới về vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm

Theo quy định tại các Điều 165, 179 và 281 của Bộ luật Hình sự, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ vụ án để tiến hành điều tra bổ sung thêm một số nội dung.
Trong số 51 bị cáo này, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã truy tố bổ sung thêm 4 bị cáo gồm: Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam), Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông tại Ngân hàng Đại Tín), Trần Văn Bình (Tổng Giám đốc Công ty Trung Dung) và Hoàng Thị Hồng Tứ (nguyên Chủ tịch Công ty BSC, công ty sân sau của Hà Văn Thắm).
Trong đó, Hoàng Thị Hồng Tứ bị truy tố tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” với vai trò đồng phạm của Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Oceanbank) và Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN). Ba bị cáo còn lại bị truy tố tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. 
Đáng chú ý, tại phiên tòa lần này, cơ quan tố tụng đã chuyển tội danh của các bị cáo liên quan đến hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sang tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Đồng thời cơ quan tố tụng cũng truy tố bổ sung Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn về tội “Tham ô tài sản” với khoản tiền các bị cáo tham ô là hơn 49 tỷ đồng.
Kim Anh/TTXVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét