MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 770
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tin tức Đông Tây - 21/8/2017
Tổng hợp tin nóng ngày 20-8-2017
Thời Sự Biển Đông Sáng 21-8-2017
tin quân sự
Nhật Ký SEA Games
Kỷ niệm 72 năm Ngày Truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945-
19/8/2017), Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang có bài viết
"Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình
mới".
Từ đầu thế kỷ 21, thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là cuộc cách mạng gắn liền với sự phát triển của không gian mạng, hợp nhất công nghệ vật lý, kỹ thuật số và sinh học, kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể, làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên "cuộc cách mạng" về tổ chức các chuỗi sản xuất-giá trị. Sự kết nối và tương tác thông qua Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới thúc đẩy tiến trình phát triển xã hội của nhân loại.
Không gian mạng đã trở thành một bộ phận cấu thành và đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Do vậy, phát triển và làm chủ không gian mạng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các nước trên thế giới.
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà không gian mạng đem lại, các nước cũng phải đối mặt với các nguy cơ, như: Chiến tranh mạng, gián điệp mạng, tấn công mạng, tội phạm mạng và nhiều vấn đề phức tạp mới. Đối với Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tội phạm mạng gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm thu thập thông tin, bí mật Nhà nước, bí mật nội bộ, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống mạng thông tin; sử dụng Internet, nhất là các trang mạng xã hội với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm gây chia rẽ nội bộ, xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia.
Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ trên không gian mạng của các thế lực thù địch diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng lớn, có trọng tâm, trọng điểm; sử dụng các trang mạng, blog liên tục đăng tải các bài viết có nội dung xấu, độc hại; tổ chức các chiến dịch công kích, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Những hoạt động đó đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật và giải pháp thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong các lĩnh vực gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng; xây dựng không gian mạng an toàn, trở thành nguồn lực mạnh mẽ để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Đặc biệt, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16/9/2013 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/014 về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ban, ngành, địa phương, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng đã đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới có bước phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng được tăng cường. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ viễn thông, Internet, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông được xác lập và từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về bảo đảm an toàn, an ninh mạng được xây dựng và từng bước hoàn thiện.
Công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia, tội phạm mạng được tiến hành khẩn trương, có hiệu quả. Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật nội bộ trên không gian mạng được chú trọng. Công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được tăng cường.
Tuy nhiên, tình hình mất an toàn thông tin mạng tại một số nơi còn diễn ra phức tạp. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng thông tin quốc gia chưa đồng bộ, hiệu lực thi hành chưa cao. Công tác quản lý Nhà nước về an toàn, an ninh mạng còn sơ hở, chưa theo kịp tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là đối với báo điện tử, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, thuê bao di động trả trước, hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet.
Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn chủ quan, sơ hở trong quản lý thông tin nội bộ, bí mật Nhà nước; chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng cũng như tính chất nguy hiểm trong âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm mạng chống phá ta trên không gian mạng; công tác phòng ngừa còn để lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí mật nội bộ trên mạng…
Thời gian tới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam nhanh chóng đón bắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập sâu rộng và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, phát triển văn hóa-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Cùng với đó, sự phát triển của các dịch vụ, nhất là mạng xã hội, trò chơi trực tuyến và xu hướng chuyển dịch hoạt động các mặt của đời sống xã hội lên không gian mạng đang đặt ra những thách thức gay gắt với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Với xu hướng kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể, Internet kết nối vạn vật và các hệ thống, hoạt động tấn công mạng của các thế lực thù địch, tội phạm mạng sẽ ngày càng gia tăng, không chỉ dừng lại ở mục đích thu thập thông tin bí mật, mà còn phá hoại cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, thậm chí trở thành những loại vũ khí nguy hiểm, có sức tàn phá nặng nề, được sử dụng song hành cùng các loại vũ khí truyền thống một khi xung đột vũ trang xảy ra.
Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu cấp bách phải tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương về tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Gắn kết chặt chẽ giữa "xây" và "chống" trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo sức đề kháng trước những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, phá hoại của các thế lực thù địch và phần tử xấu. Nâng cao nhận thức và năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, kịp thời ứng phó với những nguy cơ tấn công, phá hoại từ không gian mạng. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể, giữa Trung ương và địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, an ninh mạng; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong bảo vệ an toàn, an ninh mạng và có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tập trung xây dựng, ban hành Chiến lược An ninh mạng quốc gia, Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy định rõ các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, an ninh mạng và quy trình thẩm định phương án, biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng mà đặc biệt là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin liên quan đến hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án, biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng trước khi triển khai. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá dưới góc độ an toàn, an ninh mạng từ giai đoạn thiết kế, xây dựng đến khâu vận hành.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ viễn thông, Internet theo kịp sự phát triển của khoa học-công nghệ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tập trung quản lý các loại hình thông tin trên mạng, nhất là các mạng xã hội, trang thông tin điện tử, blog; có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn các trang thông tin điện tử, blog có nội dung xấu, độc hại, tin nhắn rác; quản lý chặt chẽ thuê bao di động trả trước và dịch vụ Internet.
Có quy định để doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia và lợi ích của người sử dụng; phải đặt cơ quan đại diện và máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước ta. Ban hành bộ quy tắc ứng xử của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phòng, chống hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, bôi nhọ, vu khống trên không gian mạng.
Rà soát, quy hoạch các cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội và quản lý Nhà nước về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, giám sát chặt chẽ các luồng kết nối Internet quốc tế; kịp thời ngăn chặn các hoạt động tấn công mạng và chặn lọc thông tin gây nguy hại đến an ninh quốc gia; phân định rõ hoạt động cung cấp dịch vụ mang mục đích thương mại và hoạt động của các cơ quan hành chính nhằm bảo đảm hiệu lực quản lý Nhà nước.
Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý cả về hành chính và kỹ thuật. Xây dựng cơ chế phối hợp, thực hiện tốt công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Tăng cường quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, nhất là trang thông tin điện tử, báo điện tử theo quy định của pháp luật; kịp thời định hướng để báo chí tuyên truyền có hiệu quả, cung cấp thông tin chính thống đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về các sự kiện phức tạp, nhạy cảm, nhất là các sự kiện được dư luận quan tâm. Xây dựng quy chuẩn văn hóa của những người đưa thông tin lên mạng, như không đưa tin thất thiệt, không rõ nguồn lên mạng…; đồng thời, phải có chế tài đối với những người vi phạm, đưa tin thất thiệt, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, xã hội. Chấn chỉnh trật tự, kỷ cương, chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, tích cực góp phần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Kiện toàn tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng bảo vệ an toàn, an ninh mạng tinh nhuệ, hiện đại. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt làm việc trong các cơ quan, tổ chức bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Có cơ chế huy động, hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp về công nghệ bảo đảm an toàn, an ninh mạng; phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trong nước lớn mạnh, làm chủ thị trường; tạo điều kiện để các doanh nghiệp đủ năng lực tham gia cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Tham gia các công ước, thoả thuận quốc tế về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Triển khai có hiệu quả các nghị định thư, thỏa thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm mạng đã ký kết với các nước. Chủ động rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an toàn, an ninh mạng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức, tập đoàn kinh tế có trình độ phát triển cao về công nghệ thông tin để đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thu công nghệ mới và kinh nghiệm bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Văn Toàn ghi bàn đầu tiên ở SEA Games 29 - Ảnh: Minh Tuấn
89': VÀO! Văn
Thanh bằng động tác đánh gót cực hay tạo điều kiện cho Văn Kiên băng
vào khoảng trống để Tuấn Tài sút chéo góc lạnh lùng vào góc xa khung
thành. Bàn thứ 2 của Hồ Tuấn Tài.
Hình ảnh được cho là cuộc ẩu đả giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc

Các đại biểu cắt băng khai trương phố đi bộ Bùi Viện.

Người dân thích thú đi bộ trên phố đi bộ thứ hai của TP.HCM.

Người dân và du khách đi bộ không còn lo xe cộ chạy vào gây nguy hiểm.

Biểu diễn nghệ thuật đường phố tại phố Bùi Viện trong tối khai trương.

Để đảm bảo lưu thông cho người đi bộ và du khách, các cơ sở kinh doanh tại đây chỉ được phép bày bán trên toàn bộ phần vỉa hè, không được tràn xuống lòng đường. Đặc biệt, các ngành hàng được quy hoạch rõ ràng, đa dạng, không trùng lắp, cơ sỏ kinh doanh phong phú....

Trẻ nhỏ cùng gia đình vui chơi trên phố đi bộ Bùi Viện.

Ban tổ chức sẽ nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch trong các tuyến hẻm và triển khai một số sự kiện lễ hội có tính đặc trưng cho tuyến phố đi bộ, gắn liền với điều kiện thực tế của khu phố.
QUỐC VŨ - HOÀNG GIANG
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Tập trung quản lý các thông tin trên mạng
Đó là một trong những nội dung mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ đạo về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Nội dung như sau: |
Từ đầu thế kỷ 21, thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là cuộc cách mạng gắn liền với sự phát triển của không gian mạng, hợp nhất công nghệ vật lý, kỹ thuật số và sinh học, kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể, làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên "cuộc cách mạng" về tổ chức các chuỗi sản xuất-giá trị. Sự kết nối và tương tác thông qua Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới thúc đẩy tiến trình phát triển xã hội của nhân loại.
Không gian mạng đã trở thành một bộ phận cấu thành và đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Do vậy, phát triển và làm chủ không gian mạng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các nước trên thế giới.
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà không gian mạng đem lại, các nước cũng phải đối mặt với các nguy cơ, như: Chiến tranh mạng, gián điệp mạng, tấn công mạng, tội phạm mạng và nhiều vấn đề phức tạp mới. Đối với Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tội phạm mạng gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm thu thập thông tin, bí mật Nhà nước, bí mật nội bộ, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống mạng thông tin; sử dụng Internet, nhất là các trang mạng xã hội với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm gây chia rẽ nội bộ, xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia.
Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ trên không gian mạng của các thế lực thù địch diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng lớn, có trọng tâm, trọng điểm; sử dụng các trang mạng, blog liên tục đăng tải các bài viết có nội dung xấu, độc hại; tổ chức các chiến dịch công kích, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Những hoạt động đó đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật và giải pháp thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong các lĩnh vực gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trên không gian mạng; xây dựng không gian mạng an toàn, trở thành nguồn lực mạnh mẽ để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Đặc biệt, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16/9/2013 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/014 về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ban, ngành, địa phương, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng đã đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới có bước phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh mạng được tăng cường. Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ viễn thông, Internet, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông được xác lập và từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về bảo đảm an toàn, an ninh mạng được xây dựng và từng bước hoàn thiện.
Công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia, tội phạm mạng được tiến hành khẩn trương, có hiệu quả. Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật nội bộ trên không gian mạng được chú trọng. Công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được tăng cường.
Tuy nhiên, tình hình mất an toàn thông tin mạng tại một số nơi còn diễn ra phức tạp. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng thông tin quốc gia chưa đồng bộ, hiệu lực thi hành chưa cao. Công tác quản lý Nhà nước về an toàn, an ninh mạng còn sơ hở, chưa theo kịp tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là đối với báo điện tử, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, thuê bao di động trả trước, hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet.
Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn chủ quan, sơ hở trong quản lý thông tin nội bộ, bí mật Nhà nước; chưa nhận thức đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng cũng như tính chất nguy hiểm trong âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm mạng chống phá ta trên không gian mạng; công tác phòng ngừa còn để lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí mật nội bộ trên mạng…
Thời gian tới, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam nhanh chóng đón bắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập sâu rộng và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, phát triển văn hóa-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Cùng với đó, sự phát triển của các dịch vụ, nhất là mạng xã hội, trò chơi trực tuyến và xu hướng chuyển dịch hoạt động các mặt của đời sống xã hội lên không gian mạng đang đặt ra những thách thức gay gắt với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Với xu hướng kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể, Internet kết nối vạn vật và các hệ thống, hoạt động tấn công mạng của các thế lực thù địch, tội phạm mạng sẽ ngày càng gia tăng, không chỉ dừng lại ở mục đích thu thập thông tin bí mật, mà còn phá hoại cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, thậm chí trở thành những loại vũ khí nguy hiểm, có sức tàn phá nặng nề, được sử dụng song hành cùng các loại vũ khí truyền thống một khi xung đột vũ trang xảy ra.
Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu cấp bách phải tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương về tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Gắn kết chặt chẽ giữa "xây" và "chống" trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo sức đề kháng trước những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, phá hoại của các thế lực thù địch và phần tử xấu. Nâng cao nhận thức và năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, kịp thời ứng phó với những nguy cơ tấn công, phá hoại từ không gian mạng. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể, giữa Trung ương và địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, an ninh mạng; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong bảo vệ an toàn, an ninh mạng và có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tập trung xây dựng, ban hành Chiến lược An ninh mạng quốc gia, Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy định rõ các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, an ninh mạng và quy trình thẩm định phương án, biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin quan trọng mà đặc biệt là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin liên quan đến hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án, biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh mạng trước khi triển khai. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá dưới góc độ an toàn, an ninh mạng từ giai đoạn thiết kế, xây dựng đến khâu vận hành.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ viễn thông, Internet theo kịp sự phát triển của khoa học-công nghệ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tập trung quản lý các loại hình thông tin trên mạng, nhất là các mạng xã hội, trang thông tin điện tử, blog; có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn các trang thông tin điện tử, blog có nội dung xấu, độc hại, tin nhắn rác; quản lý chặt chẽ thuê bao di động trả trước và dịch vụ Internet.
Có quy định để doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia và lợi ích của người sử dụng; phải đặt cơ quan đại diện và máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước ta. Ban hành bộ quy tắc ứng xử của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phòng, chống hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, bôi nhọ, vu khống trên không gian mạng.
Rà soát, quy hoạch các cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội và quản lý Nhà nước về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, giám sát chặt chẽ các luồng kết nối Internet quốc tế; kịp thời ngăn chặn các hoạt động tấn công mạng và chặn lọc thông tin gây nguy hại đến an ninh quốc gia; phân định rõ hoạt động cung cấp dịch vụ mang mục đích thương mại và hoạt động của các cơ quan hành chính nhằm bảo đảm hiệu lực quản lý Nhà nước.
Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm triển khai có hiệu quả các biện pháp quản lý cả về hành chính và kỹ thuật. Xây dựng cơ chế phối hợp, thực hiện tốt công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Tăng cường quản lý hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, nhất là trang thông tin điện tử, báo điện tử theo quy định của pháp luật; kịp thời định hướng để báo chí tuyên truyền có hiệu quả, cung cấp thông tin chính thống đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về các sự kiện phức tạp, nhạy cảm, nhất là các sự kiện được dư luận quan tâm. Xây dựng quy chuẩn văn hóa của những người đưa thông tin lên mạng, như không đưa tin thất thiệt, không rõ nguồn lên mạng…; đồng thời, phải có chế tài đối với những người vi phạm, đưa tin thất thiệt, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, xã hội. Chấn chỉnh trật tự, kỷ cương, chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, tích cực góp phần bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Kiện toàn tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng bảo vệ an toàn, an ninh mạng tinh nhuệ, hiện đại. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt làm việc trong các cơ quan, tổ chức bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Có cơ chế huy động, hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp về công nghệ bảo đảm an toàn, an ninh mạng; phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trong nước lớn mạnh, làm chủ thị trường; tạo điều kiện để các doanh nghiệp đủ năng lực tham gia cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Tham gia các công ước, thoả thuận quốc tế về bảo đảm an toàn, an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Triển khai có hiệu quả các nghị định thư, thỏa thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm mạng đã ký kết với các nước. Chủ động rà soát, đề xuất bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an toàn, an ninh mạng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức, tập đoàn kinh tế có trình độ phát triển cao về công nghệ thông tin để đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thu công nghệ mới và kinh nghiệm bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang (Theo website Chính phủ)
U22 Việt Nam 4-0 U22 Philippines
U22 Việt Nam giành chiến thắng 4-0 trước Philippines với các pha lập công của Công Phượng, Văn Thanh, Văn Toàn và Tuấn Tài.
U22 Việt Nam 4-0 U22 Philippines (Công Phượng 38', Văn Thanh 45'+1, Văn Toàn 50', Tuấn Tài 89')
U22 Thái Lan 3-0 U22 Campuchia (Weerawatnodom 37', Puangchan 76', 87')
Đội hình thi đấu
U22 Việt Nam: Minh
Long, Văn Kiên, Văn Khánh, Tiến Dũng, Văn Thanh, Văn Toàn, Tuấn Anh
(Lâm Ti Phông 78'), Đông Triều, Hồng Duy (Quang Hải 58'), Công Phượng
(Thanh Bình 66'), Tuấn Tài.
U22 Philippines: Ray
Joyel, Jeremiah Rocha (Koizumi 52'), Julian Clarino, Joshua Crommen,
Talaroc Richard, Reymart Cubon, Dylan Bruycker, Kou Belgira, Christian
Lapas, Jeremiah Borlongan (Gayoso 75'), Roberto Corsame.
|
18h45':
Ở trận đấu diễn ra trước đó, U22 Indonesia thắng sát nút 1-0 trước U22
Đông Timor. Với kết quả này, U22 Indonesia tạm vượt lên dẫn đầu bảng B,
hơn Việt Nam 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 1 trận.
18h50': HLV
Hữu Thắng có khá nhiều sự thay đổi ở đội hình xuất phát so với chiến
thắng 4-1 trước U22 Campuchia. Do Xuân Trường và Văn Hậu bị treo giò,
Đông Triều và Văn Kiên được trao cơ hội đá chính. Một số gương mặt dự bị
ở trận đấu trước cũng góp mặt từ đầu là trung vệ Văn Khánh, tiền vệ
Tuấn Anh, Hồng Duy và tiền đạo Tuấn Tài.
Tuấn Anh có thể thay Xuân Trường - Ảnh: Minh Tuấn
18h55': Đội hình ra sân của U22 Việt Nam
Minh Long, Văn Kiên, Văn Khánh, Tiến Dũng, Văn Thanh, Văn Toàn, Tuấn Anh, Đông Triều, Hồng Duy, Công Phượng, Tuấn Tài.
19h00':
Như vậy hàng tiền vệ có sự thay đổi khi Tuấn Anh và Đông Triều sẽ chơi
ở vị trí tiền vệ trung tâm. Xuân Trường treo giò trong khi Duy Mạnh dự
bị.
19h05': Đội hình ra sân của U22 Việt Nam
19h10': Đội hình ra sân của U22 Philippines
Ray
Joyel, Jeremiah Rocha, Julian Clarino, Joshua Crommen, Talaroc Richard,
Reymart Cubon, Dylan Bruycker, Kou Belgira, Christian Lapas, Jeremiah
Borlongan, Roberto Corsame.
19h15': Thống kê về Công Phượng sau 2 trận đấu đầu tiên.
19h20':
Trong đội hình xuất phát của U22 Việt Nam ở trận đấu này, hậu vệ Trần
Văn Kiên là cầu thủ có lần đầu tiên được thi đấu ở SEA Games trong sự
nghiệp.
19h25': Ghi
nhận từ các phóng viên đang có mặt ở sân Shah Alam, một tấm vé vào sân
theo dõi trận đấu giữa U22 Việt Nam và U22 Philippines khá rẻ, chỉ
khoảng hơn 50.000 VNĐ.
19h30': Đánh
giá về những kép phụ, cựu tuyển thủ Vũ Như Thành cho biết: "Dù là dự
bị, nhưng những Văn Khánh, Đình Trọng, Văn Kiên, Đông Triều, Tuấn Tài...
vẫn vượt trội so với các đồng nghiệp Philippines. Nên nhớ, các cầu thủ
này có quãng thời gian dài thi đấu ở V.League và đương nhiên bề dày kinh
nghiệm trận mạc cũng như năng lực chuyên môn là điều không cần bàn cãi.
Tôi khá mừng vì các cầu thủ đều là quân chủ lực ở cấp CLB chứ không
phải đóng vai kép phụ nên đương nhiên họ sẽ bắt nhịp nhanh khi được xếp
đá chính ở U22 Việt Nam. Ngay như trung vệ Đình Trọng, người khá thấp bé
nhưng ở V.League, cậu ấy “săn Tây” rất hiệu quả, xem rất an tâm".
Hồ Tuấn Tài đã có một bàn thắng tại SEA Games 29 - Ảnh: Minh Tuấn
19h35': Tính đến hiện tại, sau gần 3 ngày thi đấu, Đoàn Việt Nam đã đạt 3 HCV, 3 HCB, 3 HCĐ.
19h40': Hai
đội ra sân thực hiện nghi thức hát quốc ca. U22 Việt Nam mặc trang phục
áo đỏ, quần đỏ. Trong khi U22 Philippines mặc áo trắng, quần trắng.
1': Hiệp 1 trận đấu bắt đầu. U22 Philippines giao bóng.
3': Văn
Kiên dâng cao bên cánh phải hỗ trợ cho Nguyễn Văn Toàn. Song nỗ lực
cướp bóng của Kiên khiến anh phạm lỗi với đội trưởng bên phía
Philippines.
4': U22 Philippines là đội được hưởng quả đá phạt góc đầu tiên trong trận đấu.
6': Tuấn
Anh xâm nhập nhanh trong vòng cấm. Hậu vệ Joshua Crommen phải phá bóng
ra khỏi sân. Phạt góc bên cánh phải cho U22 Việt Nam.
9': Hồng
Duy chọc khe sang cánh trái cho Văn Thanh dâng lên xâm nhập vòng cấm.
Sau một nhịp ngoặt bóng đánh lừa hậu vệ Philippines, Văn Thanh sút chân
phải trúng người thủ môn Ray Joyel.
13': Tiền vệ Talaroc Richard từ tuyến 2 sút bóng sống vọt xà U22 Việt Nam đầy nguy hiểm.
18':
Gặp sức ép từ hai cầu thủ U22 Philippines nhưng Công Phượng vẫn kịp đè
người để làm tường cho Tuấn Anh mở bóng sang phải cho Văn Toàn. Tiếc là
số 9 của U22 Việt Nam bị trượt chân.
Tuấn Anh chưa thể ghi bàn - Ảnh: Minh Tuấn
20':
Không có bàn mở tỷ số cho U22 Việt Nam! Hồng Duy nỗ lực đi bóng bên
cánh trái vượt qua các cầu thủ Philippines rồi căng ngang vào vòng cấm
cho Tuấn Tài. Nhưng trung phong của U22 Việt Nam sút hụt bóng. Ngay sau
đó đến lượt Văn Toàn băng vào đánh cầu cận thành nhưng chệch cầu môn.
Trước sức ép của hậu vệ đối phương, Công Phượng vẫn đủ sức chuyền bóng cho đồng đội - Ảnh: Minh Tuấn
22': Hồng Duy, Công Phượng và Tuấn Anh phối hợp đập nhả trước khi Tuấn Anh cứa lòng chệch cột dọc phải khung thành Philippines.
25': Đông Triều ngã trong vòng cấm nhưng trọng tài không thổi phạt lỗi của hậu vệ Philippines.
32': Tuấn
Anh thực hiện liên tiếp 2 động tác xoay compa để vượt qua vòng vây của 3
cầu thủ Philippines. Nhưng anh vô tình giẫm vào chân của cầu thủ đội
bạn. Trọng tài thổi phạt Tuấn Anh.
Tuấn Anh đang là cầu thủ chơi nổi bật nhất của U22 Việt Nam - Ảnh: Minh Tuấn
36':
Công Phượng sục bóng vào vòng cấm để Văn Kiến thoát bẫy việt vị. Ở góc
sút quá hẹp, Văn Kiên chỉ kịp chạm bóng thay vì có thể điều hướng sút về
cầu môn.
U22 Việt Nam 1-0 U22 Philippines (Công Phượng 38')
38': VÀO!
Công Phượng vượt qua sự truy cản của 3 hậu vệ Philippines trước khi sút
ở góc rất hẹp tung lưới đội bạn. Ngay ở cú sút đầu tiên trong trận đấu,
Công Phượng đã ghi bàn.
Công Phượng mở tỷ số - Ảnh: Minh Tuấn
Cập nhật: U22 Thái Lan 1-0 U22 Campuchia (Weerawatnodom 37')
VÀO! Ở phút 37, sau lầm của thủ môn Campuchia tạo điều kiện để Weerawatnodom đệm bóng trước cầu môn mở tỷ số cho U22 Thái Lan.
45': Hiệp 1 có 2 phút bù giờ.
U22 Việt Nam 2-0 U22 Philippines (Văn Thanh 45'+1)
45'+1: VÀO!
Công Phượng cướp được bóng trong vòng cấm, cố gắng nhoài người trước
sức ép từ hai cầu thủ Philippines để chuyền cho Văn Thanh ghi bàn. Pha
lập công đầu tiên của Văn Thanh ở SEA Games 29.
Văn Thanh nhân đôi cách biệt - Ảnh: Minh Tuấn
45'+2: Hiệp 1 trận đấu khép lại với hai bàn thắng cho U22 Việt Nam trước U22 Philippines.
46': Hiệp 2 trận đấu trở lại.
U22 Việt Nam 3-0 U22 Philippines (Văn Toàn 50')
50': VÀO!
Tuấn Anh chọc khe sang cánh phải cho Văn Toàn xâm nhập vòng cấm trước
khi đánh bại thủ môn đối phương. Pha kiến tạo đầu tiên của Tuấn Anh ở
SEA Games trong sự nghiệp. Bàn thắng đầu tiên của Văn Toàn ở SEA Games
29.
52': U22 Philippines thay người đầu tiên. Koizumi vào thay cho Rocha.
58': U22 Việt Nam thay người. Quang Hải vào thay cho Đông Triều bị đau đùi phải.
62': Tuấn
Anh cướp bóng và băng lên rất nhanh trước vòng cấm. Hậu vệ Crommen buộc
phải kéo áo phạm lỗi. Đá phạt cách khung thành 22 mét cho U22 Việt Nam
nhưng Quang Hải sút trúng hàng ráo.
64': Không vào! Thủ môn Philippines xuất sắc cứu thua cho đội nhà sau 2 cú sút hiểm hóc trong vòng cấm liên tiếp của Văn Thanh và Công Phượng.
66': U22 Việt Nam thay người thứ 2. Thanh Bình vào thay cho Công Phượng.
72':
Tuấn Anh từ cánh phải tạt bóng rất khéo cho Thanh Bình băng vào đánh
đầu cắt mặt. Nhưng thủ môn Joyel băng ra đấm bóng kịp thời. Ngay sau đó,
thủ thành của Philippines lao ra khỏi vòng cấm phá bóng đập chân Tuấn
Tài dội ngược lại nhưng không trúng cầu môn.
75': U22 Philippines thay người thứ 2. Gayoso vào thay cho Borlongan.
78': Pha
phối hợp cực hay giữa Quang Hải và Văn Thanh. Quang Hải xâu kim qua hai
chân hậu vệ Philippines tạo điều kiện để Văn Thanh ra chân rất nhanh
tung mép lưới ngoài cầu môn.
79': U22 Việt Nam thay người cuối cùng. Lâm Ti Phông vào thay cho Tuấn Anh.
Tuấn Anh rời sân sau một trận đấu chơi nổi bật - Ảnh: Minh Tuấn
Cập nhật: U22 Thái Lan 2-0 U22 Campuchia (Puangchan 76' pen)
Trên chấm phạt đền, Puangchan đánh bại thủ môn Campuchia nâng tỷ số lên 2-0.
85': Không vào! Lê Thanh Bình đánh đầu ngược sau pha chuyền bóng chuẩn xác của Hồ Tuấn Tài. Chưa có bàn thứ 4 cho U22 Việt Nam.
U22 Việt Nam 4-0 U22 Philippines
Cập nhật: U22 Thái Lan 3-0 U22 Campuchia (Puangchan 87')
87': VÀO! U22 Thái Lan nâng tỷ số lên 3-0 và người ghi bàn lại là Puangchan.
90'+2: Hết giờ! U22 Việt Nam giành chiến thắng 4-0 trước Philippines với các pha lập công của Công Phượng, Văn Thanh, Văn Toàn và Tuấn Tài.
Xuất hiện đoạn phim về vụ đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc
Hình ảnh được cho là cuộc ẩu đả giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc
Tờ Times of India ngày
20.8 đưa tin đoạn phim được cho là hình ảnh vụ ẩu đả ngày 15.8 giữa
binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đang được lan truyền trên mạng.
Trong đoạn phim, có thể thấy lính Trung Quốc cầm gậy gộc và đá
khiêu khích binh sĩ Ấn Độ tại địa điểm được cho là ven hồ Pangong, nằm
vắt ngang giới tuyến đang tranh chấp và là một trong những khu vực so kè
của lực lượng hai bên.
Tuy nhiên, các nguồn tin quân đội chưa xác nhận về độ xác thực của đoạn phim.
Trước đó, Reuters dẫn nguồn tin tại New Delhi cho biết lực lượng Ấn
Độ phát hiện khoảng 50 binh sĩ Trung Quốc vượt qua giới tuyến mang tên
Đường kiểm soát thực tế (LAC) nên lập tức có động thái ngăn chặn và đã
xảy ra ẩu đả khiến cả hai phía đều bị thương nhẹ.
Ấn Độ và Trung Quốc thường tố binh sĩ đối phương xâm phạm lãnh thổ
nhưng hiếm khi xảy ra va chạm. Tướng BS Jaswal, cựu Tư lệnh Quân khu
miền bắc Ấn Độ, nhận định tuy khu vực hồ Pangong nằm cách xa cao nguyên
Doklam nhưng vụ việc mới nhất “có liên quan đến căng thẳng hiện nay”.
Theo ông, Bắc Kinh sẽ không gây chiến nhưng tiếp tục gây áp lực dọc LAC
nhằm khiến New Delhi lùi bước ở Doklam.
Căng
thẳng bùng lên từ giữa tháng 6 khi quân đội Trung Quốc điều công binh
đến Doklam, đang do Bhutan quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ
quyền, để xây đường. Bhutan lẫn Ấn Độ phản đối quyết liệt và New Delhi
quyết định đưa quân tới hỗ trợ láng giềng ngăn chặn công trình của Bắc
Kinh. Từ đó đến nay, hàng trăm binh sĩ 2 nước đối mặt nhau và chưa có
bên nào tỏ dấu hiệu sẽ rút lui.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar ngày 20.8 xác nhận vụ việc xảy ra tại khu vực hồ Pangong.
“Sự cố như vậy không góp phần vào hòa bình ở biên giới và không đem lại lợi ích cho bên nào cả”, Times of India dẫn lời ông Kumar phát biểu.
Khánh An
Chính thức khai trương phố đi bộ thứ 2 ở TP.HCM
(PLO)- Tối 20-8, phố đi bộ Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM) chính thức
đi vào hoạt động.
Hoạt động này do phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 và Ủy ban nhân dân quận 1 phối hợp Sở Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Đến dự có ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ
tịch UBND TP.HCM, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Du Lịch TP.HCM, ông
Huỳnh Thanh Hải - Chủ tịch HĐND Q.1 cùng đông đảo người dân thành phố và
khách du lịch.
Các đại biểu cắt băng khai trương phố đi bộ Bùi Viện.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Du Lịch TP.HCM cho biết, việc ra mắt phố đi bộ Bùi Viện nhằm
đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại thành phố, thu hút khách du lịch trong
nước và quốc tế, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du
khách tại thành phố; đồng thời tạo thêm các hoạt động vui chơi giải trí
về đêm cho du khách và người dân, góp phần quảng bá, giới thiệu đất
nước, con người Việt Nam thân thiện, mến khách, giàu truyền thống văn
hóa, dân tộc.
Người dân thích thú đi bộ trên phố đi bộ thứ hai của TP.HCM.
Phố đi bộ Bùi Viện hoạt động từ 19 giờ
đến 2 giờ sáng hôm sau các ngày thứ bảy và Chủ nhật hàng tuần. Tại đây
sẽ diễn ra các hoạt động biểu nghệ thuật đường phố, âm nhạc dân tộc và
đương đại, phục vụ nhu cầu giải trí tinh thần và giao lưu tương tác với
bạn bè quốc tế.
Người dân và du khách đi bộ không còn lo xe cộ chạy vào gây nguy hiểm.
Trong thời gian diễn ra hoạt động, BTC
sẽ thông báo cấm phương tiện lưu thông vào khu vực tuyến đường Bùi Viện
(đoạn từ đường Đề Thám đến Đổ Quang Đẩu). Du khách có thể gửi xe tại
Trung tâm Thương mại Sense Market (số 04 Phạm Ngũ Lão) và các bãi xe của
Lực lượng TNXP quanh khu vực Phố đi bộ.
Biểu diễn nghệ thuật đường phố tại phố Bùi Viện trong tối khai trương.
Để đảm bảo lưu thông cho người đi bộ và du khách, các cơ sở kinh doanh tại đây chỉ được phép bày bán trên toàn bộ phần vỉa hè, không được tràn xuống lòng đường. Đặc biệt, các ngành hàng được quy hoạch rõ ràng, đa dạng, không trùng lắp, cơ sỏ kinh doanh phong phú....
Trẻ nhỏ cùng gia đình vui chơi trên phố đi bộ Bùi Viện.
Ban tổ chức sẽ nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch trong các tuyến hẻm và triển khai một số sự kiện lễ hội có tính đặc trưng cho tuyến phố đi bộ, gắn liền với điều kiện thực tế của khu phố.
Bắt giữ một hành khách mang vũ khí quân sự lên máy bay
Pháp luật | 16:38 Chủ Nhật ngày 20/08/2017
(HNMO)
- Ngày 20-8, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất -
Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị vừa tạm giữ một hành khách
31 tuổi, người Đài Loan (Trung Quốc) khi đang làm thủ tục xuất cảnh đi
Kaohsiung (Đài Loan) từ TP Hồ Chí Minh vì hành vi vận chuyển trái phép
trang thiết bị quân sự, quân trang quân dụng qua đường hàng không.
Tang vật lực lượng chức năng thu giữ. |
Tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, lực
lượng hải quan và an ninh hàng không Tân Sơn Nhất phối hợp với Đội Kiểm
soát Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, cơ quan an ninh của Bộ Công an kiểm
tra hành lý của đối tượng trên và phát hiện số lượng lớn trang thiết bị
quân sự mà hành khách này mang theo khi xuất cảnh.
Tang vật bị thu giữ gồm 79 bộ báng súng ngắn mới 100%, 2 máy truyền tin dùng trong quân sự, 1 mặt nạ phòng độc và một số vũ khí, quân trang khác như vỏ đạn M79, vỏ đạn AR15, vỏ lựu đạn, balo quân dụng, quần áo quân phục của lực lượng NATO... đã qua sử dụng.
Đây là các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định. Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Trung tâm An ninh hàng không Tân Sơn Nhất đã lập biên bản vi phạm, phối hợp với công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất và các cơ quan chức năng để tiến hành điều tra, xử lý.
Tang vật bị thu giữ gồm 79 bộ báng súng ngắn mới 100%, 2 máy truyền tin dùng trong quân sự, 1 mặt nạ phòng độc và một số vũ khí, quân trang khác như vỏ đạn M79, vỏ đạn AR15, vỏ lựu đạn, balo quân dụng, quần áo quân phục của lực lượng NATO... đã qua sử dụng.
Đây là các mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định. Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Trung tâm An ninh hàng không Tân Sơn Nhất đã lập biên bản vi phạm, phối hợp với công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất và các cơ quan chức năng để tiến hành điều tra, xử lý.
Bắt nam thanh niên giao bán khẩu súng 45 triệu đồng
Khi Tô Tấn Đạt mang khẩu súng bắn
đạn chì dài nửa mét với độ sát thương cao đến quán cà phê chờ giao cho
khách thì bị người dân phát hiện, báo công an bắt giữ.
Nhận xét
Đăng nhận xét