Dân trí Đoàn tàu khách SP2 từ Lào Cai về Hà Nội trong
khi chạy chậm trong ga Yên Viên đã bị trật bánh khiến 1 toa tàu nghiêng
45% ra ngoài đường ray. Thời điểm gặp nạn trên tàu có 120 hành khách. Sự
việc vừa xảy ra hôm nay (6/8).
Hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa tại ga Yên Viên sáng 6/8 (ảnh: Báo Giao thông)
Theo đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, khoảng 4h25 sáng 6/8,
tàu khách SP2 từ Lào Cai về Hà Nội trong khi chạy chậm trong ga Yên Viên
đã bị trật bánh. Toa tàu bị trật bánh là toa thứ 16 của đoàn tàu.
Đoàn tàu bị nạn có công suất khoảng 500 khách, tuy nhiên chuyến tàu
này từ Lào Cai về Hà Nội vào tối thứ 7 nên trên tàu chỉ có khoảng 120
khách.
Nói về thiệt hại từ vụ tai nạn, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt
Nam cho hay, rất may không có hành khách bị ảnh hưởng về sức khỏe. Sự cố
này không gây tắc đường hay ảnh hưởng chậm tàu các đoàn tàu khác.
Tuy nhiên, sự cố làm hư hỏng nhẹ 2 giá chuyển hướng toa xe khách và hỏng nhẹ đường tàu; làm chậm tàu SP2 58 phút.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, các đơn vị đường sắt đã nhanh chóng cứu
viện, cắt toa bị trật bánh lại. Hành khách đi tàu được chuyển sang các
toa xe còn lại của tàu SP2 và về ga Hà Nội an toàn.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị
trong khu vực điều động nhân lực, phương tiện, thiết bị cứu hộ đến hiện
trường để giải quyết khắc phục hậu quả vụ tai nạn; phân tích, tìm nguyên
nhân vụ tai nạn.
Khoảng 11h cùng ngày, ngành đường sắt đã giải quyết xong vụ việc, đưa
toa xe bị trật bánh lên đường ray. Hành trình trên tuyến Hà Nội - Lào
Cai vẫn diễn ra bình thường.
Châu Như Quỳnh
Bí ẩn ngôi miếu thờ hai thiếu nữ ở bãi giữa sông Hồng
Từ
giữa cầu Long Biên (Hà Nội), men theo con đường dẫn ra bãi “tắm tiên” ở
cuối bãi giữa sông Hồng, chúng tôi bắt gặp một ngôi miếu nằm ẩn mình
dưới những tán cây um tùm. Ngôi miếu khá đơn sơ với hai ngôi mộ và một
ban thờ nhỏ có hai bát hương cắm đầy chân hương.
Ban thờ không có bài vị cũng không có di ảnh, chỉ có duy nhất tấm bia
màu đen khắc dòng chữ: “Miếu Hai Cô - Câu lạc bộ những người yêu sông
Hồng công đức 2009”.
Miếu Hai
Cô ở bãi giữa sông Hồng khá đơn sơ, được người dân nơi đây và các thành
viên Câu lạc bộ bơi sông Hồng quyên góp tiền xây dựng.
Hỏi thăm những người dân sinh sống ở đây và những người đi tắm ở sông
Hồng, không ai biết lai lịch của hai người nằm dưới mộ. Người ta chỉ
biết rằng trước đây, hai ngôi mộ tách rời nhau, lẩn khuất trong những
khóm cây dại ven sông.
Sau khi thắp nén nhang trong miếu, chúng tôi may mắn gặp ông Cao Văn
Hùng (SN 1950, quê ở Bắc Ninh), người trông coi ngôi miếu. Ông cho
biết mình chính là một trong hai người đầu tiên dạt về bãi giữa sông
Hồng này để sinh sống. Hiện, ông đang sống ở xóm Phao, cách ngôi miếu
vài trăm mét.
Ông Cao Văn Hùng trông coi ngôi miếu đã được 2 năm nay
Trò chuyện với ông, câu chuyện về ngôi miếu Hai Cô mới dần dân được
sáng tỏ. Theo ông Hùng, “hai cô” chính là hai xác chết trôi dạt về bãi
giữa sông Hồng nhiều năm về trước. Tuy hai nạn nhân được tìm thấy cách
nhau về thời gian nhưng lại có những đặc điểm rất giống nhau khi chết.
Bởi vậy, dân làng mới cảm thấy kỳ lạ và những câu chuyện liêu trai quanh
số phận hai cô gái cũng bắt đầu từ đó.
"Những người làm ăn, buôn bán đến đây thắp hương thấy công việc thuận
lợi nên họ hay lui tới, chứ thực ra chẳng có cây chuyện liêu trai nào
cả", ông Hùng nói.
Công việc của ông Hùng là dọn dẹp sạch sẽ quanh ngôi miếu và hướng dẫn những người đến cầu khấn
Ông Hùng kể, vào một chiều hè năm 2004, người dân ở xóm Phao phát
hiện thi thể một thiếu nữ trôi dạt vào chân cầu Long Biên, cái xác vẫn
còn mới, hai ngón tay cái trói vào nhau trong một tư thế lạ lùng. Sau
khi được tắm rửa sạch sẽ, cái xác hiện lên là một cô gái trẻ khoảng 17
tuổi, xinh đẹp. Công an vào cuộc, xác nhận cô gái bị hiếp, giết thả trôi
sông. Sau đó, công an bàn giao lại thi thể nạn nhân cho người dân địa
phương chôn cất. Họ chôn ngay dưới chân bãi bồi sông Hồng, những năm sau
vẫn không có người thân đến đón.
Câu chuyện về cô gái trẻ chết oan nghiệt ngỡ như đã bị lãng quên
trong kí ức những người từng chứng kiến lại bất ngờ được nhớ đến hai năm
sau đó khi một câu chuyện tương tự khác xảy ra. Người dân xóm Phao lại
phát hiện một cái xác nhấp nhô trôi dạt gần nhà mình, đó là một thi thể
nữ đang phân hủy, trên người mặc bộ quần áo ngủ, họa tiết hoa. Lạ lùng
thay, lần này cũng là một cô gái trẻ có hai ngón chân bị cột chặt vào
nhau, chi tiết này ám ảnh người dân nơi đây.
Mang thi thể cô gái lên bờ, người dân báo cho công an và chính quyền
địa phương. Sau khi điều tra, công an xác định nạn nhân bị cưỡng
bức trước khi bị dìm chết. Hai cô gái chết trẻ với những chi tiết
giống nhau khiến nhiều người sợ hãi.
Để bày tỏ lòng thương cảm với người đã khuất, ông Hùng- một người
trong Câu lạc bộ bơi sông Hồng đã quyên góp tiền xây mộ cẩn thận cho hai
cô ở bãi giữa sông Hồng.
Gần 4 năm sau khi phát hiện xác cô gái thứ 2, người dân và những
người thuộc câu lạc bộ những người tắm ở sông hồng có ý tưởng đưa hai
người về "ở chung" với nhau. Người góp tiền, người góp công và miếu Hai
Cô ra đời.
Những người xuống sông Hồng tắm phải đi qua ngôi miếu này, họ hay dừng lại cầu khấn trước khi xuống tắm.
Kết thúc câu chuyện, ông Hùng nói: "Dọc bờ sông Hồng mỗi năm có biết
bao nhiêu số phận hẩm hiu trôi dạt vào nương náu, nhưng cái chết oan
nghiệt của hai cô đến nay vẫn chưa được sáng tỏ...".
Taxi 'chặt chém' du khách cuốc xe 50.000 thành... 700.000 đồng
Chủ Nhật, ngày 06/08/2017 17:17 PM (GMT+7)
Chờ khách từ sân bay Đà Nẵng về đường An Thượng 26 (phường Mỹ An, quận
Ngũ Hành Sơn), tài xế lấy của nữ du khách Hàn Quốc 700.000 đồng, trong
khi tiền cước chỉ hết... 50.000 đồng.
Cuộc họp khẩn sáng 6/8 tại Sở GTVT Đà Nẵng. Ảnh: Tấn Việt (Báo Giao thông)
Ngày 6/8, Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã
yêu cầu hãng taxi Hải Vân phải liên hệ với một nữ du khác Hàn Quốc để
xin lỗi và hoàn trả số tiền 700.000 đồng mà một tài xế đã thu của nữ du
khách này. Sở cũng yêu cầu Hiệp hội taxi Đà Nẵng và các hãng taxi giám
sát rất chặt chẽ hoạt động của các tài xế taxi trên địa bàn, kiên quyết
xử lý nghiêm vi phạm theo quy định.
Trước đó vào 5/8, ông Lê Văn Trung, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải
thành phố Đà Nẵng nhận được tin nhắn điện thoại phản ánh có 1 du khách
Hàn Quốc đi taxi khoảng từ 22h – 22h30 ngày 4/8 từ sân bay Đà Nẵng về
đường An Thượng 26 (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn) bị hét giá 700.000
đồng.
Ông Trung sau đó đã chỉ đạo Hiệp hội taxi Đà Nẵng tìm kiếm tài xế và
hãng taxi bị phản ánh. Tối cùng ngày, đại diện của 8 hãng taxi tại Đà
Nẵng có mặt tại đường An Thượng 26 để xác minh thông tin.
Qua sàng lọc, hãng taxi Hải Vân có 5 cuốc xe từ sân bay Đà Nẵng về
khu vực kể trên vào khoảng thời gian được phản ánh. Lãnh đạo taxi Hải
Vân xác minh thông tin từ 5 tài xế, phát hiện tài xế Nguyễn Trường Giang
là người đã chở nữ du khách Hàn Quốc nói trên và thu tiền với giá cao.
Tài xế Nguyễn Trường Giang thừa nhận hành vi của mình. Anh này cho
biết: sau khi chở khách về khách sạn trên đường An Thượng 26, giá cước
taxi hiển thị hơn 50.000 đồng. Tuy nhiên, anh đã thu của nữ du khách
700.000 đồng, gồm 1 tờ 500.000 đồng và 2 tờ 100.000 đồng.
Sáng 6/8, Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng đã họp với Hiệp
hội taxi và lãnh đạo hãng taxi Hải Vân để xử lý vụ việc. Ông Bùi Thanh
Thuận, Phó giám đốc Sở yêu cầu lãnh đạo taxi Hải Vân liên hệ ngay với
phía khách sạn để xin lỗi, hoàn trả tiền chênh lệch cho du khách, đồng
thời khắc phục các hậu quả khác.
Cùng ngày, hãng taxi Hải Vân cho biết, hãng đã gặp nữ du khách người
Hàn Quốc xin lỗi và hoàn trả lại 700.000 đồng. Hãng này cũng sẽ đài thọ
toàn bộ chi phí đi lại bằng taxi cho du khách, cử riêng 1 tài xế biết
tiếng Hàn phục vụ trong những ngày du khách này lưu lại Đà Nẵng. Đồng
thời sẽ đàm phán để hỗ trợ tiền khách sạn cho du khách. Vị nữ du khách
đã vui vẻ nhận lời.
Hãng taxi Hải Vân cho hay, họ sẽ sa thải tài xế Giang vì hành vi sai trái này.
Vụ nhận chìm:Bình Thuận mở hướng cứu Hòn Cau và ngư dân
(PL)- Trước đề xuất của Bình Thuận, thay
vì nhận chìm, có thể sử dụng chất nạo vét vào những việc hữu ích hơn
như dùng để lấn biển ở những vị trí sạt lở, đông đảo ngư dân và dư luận
đã đồng tình, ủng hộ.
Liên quan đến vụ nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát nạo vét xuống vùng biển cạnh Khu bảo tồn Hòn Cau (Tuy Phong, Bình Thuận), trao đổi với Pháp Luật TP.HCM,
ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình
Thuận, nhấn mạnh: “Quan điểm của tỉnh là việc xử lý vật chất nạo vét
phải đảm bảo không tác động, không gây bất cứ tổn hại nào đến môi trường
và tận dụng được hiệu quả kinh tế từ đó”.
Đưa 1 triệu m3 bùn, cát về cảng tổng hợp Vĩnh Tân
Về hướng xử lý khối lượng bùn, cát trên,
ông Hùng cho hay hiện nay cảng tổng hợp Vĩnh Tân có thể sẽ tiếp nhận
khối lượng vật chất nạo vét này. Và để kịp tiến độ cho công trình trọng
điểm này, theo ông Hùng có thể ưu tiên xem xét giải quyết gần 1 triệu m3 bùn, cát dự kiến cho Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm xuống vùng biển Tuy Phong theo hướng trên.
Đối với hồ sơ dự án của Tổng Công ty Phát điện 3 xin phép nhận chìm 2,4 triệu m3 bùn,
cát nạo vét luồng và vũng quay tàu cho các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân
3, 4 và 4 mở rộng, ông Hùng cho biết tỉnh Bình Thuận đã đề nghị trung
ương nghiên cứu tận dụng tối đa vào mục đích san lấp mặt bằng các công
trình lấn biển lân cận. “Có thể làm kè bằng bê tông cốt thép để đưa khối
lượng này vào san lấp các khu vực ven biển của tỉnh hiện nay đang bị
sạt lở nghiêm trọng hoặc cho phép xuất khẩu cát nhiễm mặn nhằm tận dụng
tối đa vật liệu san lấp, thay cho phương án nhận chìm” - ông Hùng nói
thế và cho hay đã ký văn bản gửi đến các cơ quan trung ương về hướng
giải pháp này.
Về kinh phí xây kè lên hàng trăm tỉ
đồng, theo ông Hùng, dự tính kinh phí là thế nhưng xây kè như thế nào
các nhà chuyên môn sẽ tính toán, lựa chọn kết cấu kè phải phù hợp. “Kè
phải đảm bảo tiếp nhận, lưu giữ vật chất nạo vét không thẩm thấu ra môi
trường biển. Quan điểm của tỉnh là việc xử lý vật chất nạo vét phải đảm
bảo không tác động, không gây bất cứ tổn hại nào đến môi trường và tận
dụng được hiệu quả kinh tế từ khối lượng vật chất nạo vét”. Ông Hùng nói
thế và cho hay nếu chọn phương án này thì cần cho các chuyên gia khoa
học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng kè biển nghiên cứu, khảo sát, đánh
giá, thiết kế mới có thể tiến hành xây dựng.
Liên
quan đến việc đề xuất các khu vực để tiếp nhận bùn, cát nạo vét từ
Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, ông Mai Kiều, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho
biết Sở đã có báo cáo phương án tận dụng vật chất nạo vét sau khi đã làm
việc với các ban ngành, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam và Ban quản lý
dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng (giữa) cho hay tỉnh này đã đề xuất nhiều phương án xử lý chất nạo vét thay vì nhận chìm xuống biển. Ảnh: PHƯƠNG NAM
Cứu Khu bảo tồn biển Hòn Cau và hàng vạn ngư dân
Bày tỏ ý kiến với chúng tôi về phương án
mà tỉnh Bình Thuận đưa ra trên đây, đại biểu HĐND tỉnh Bình Thuận, luật
sư Nguyễn Toàn Thiện, cho hay bản thân ông rất hoan nghênh đề xuất của
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng. Theo ông Thiện, việc không sử dụng
phương pháp nhận chìm trên biển mà đề xuất cho đổ vào dự án lấn biển của
cảng tổng hợp Vĩnh Tân cạnh đó là rất khả thi.
Cùng ngày, ông Huỳnh Quang Huy, Chủ tịch
Hội Nghề cá tỉnh Bình Thuận, cho biết Hội Nghề cá tỉnh rất vui mừng khi
nhận được thông tin Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản đề xuất
không nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển.
“Hội Nghề cá chúng tôi tiếp tục đề nghị
lãnh đạo tỉnh lắng nghe tâm nguyện của người dân, việc thay thế phương
pháp nhận chìm ngoài việc giúp giữ vững môi trường sinh thái của Khu bảo
tồn biển Hòn Cau mà còn giúp cho sinh kế của hàng vạn ngư dân hoạt động
trên vùng biển này”. Ông Huy nói thế và cho hay Tổng cục Thủy sản vừa
có thông báo ý kiến sẽ chọn Hòn Cau là một trong ba điểm của Việt Nam
triển khai dự án bảo vệ nguồn lợi thủy sản di cư.
Theo ông Huy, đây là dự án của Việt Nam
phối hợp với một số quốc gia trong khu vực ASEAN và sẽ triển khai trong
ba năm từ 2017 đến 2020. Dự án này được sự tài trợ của Tổ chức Phát
triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC). “Với việc chọn lựa phương pháp xử lý
vật chất nạo vét như hướng ra của bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đã nói, Khu
bảo tồn biển Hòn Cau ngoài việc không bị đe dọa mà còn sẽ mang lại sự
hồi phục tích cực của nguồn lợi thủy sản của tỉnh trong những năm tới” -
ông Huy khẳng định.
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội
Tôm tỉnh Bình Thuận, cho biết ông cùng Hiệp hội Tôm và các doanh nghiệp
nuôi tôm giống ở Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận) cũng bày tỏ sự ủng hộ
mạnh mẽ khi đón nhận thông tin đề xuất của Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận về
thay đổi phương án xử lý bùn, cát nạo vét ở Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.
Theo ông Anh, ngành tôm Bình Thuận đang
đứng trước thách thức rất lớn và sống còn khi dự án nạo vét và nhận chìm
bùn, cát xuống biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 chuẩn bị hoạt
động. “Việc nhận chìm sẽ ảnh hưởng đến thủy sinh và hoạt động nuôi tôm
giống vì nạo vét sẽ làm tăng độ đục, tăng hàm lượng hóa chất độc hại. Do
đó khi làm việc với các nhà khoa học của Viện Công nghệ môi trường,
Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, chúng tôi đã yêu cầu phải
ký quỹ trước khi thực hiện nhằm đảm bảo việc bồi thường khi xảy ra sự
cố. Tuy nhiên, với đề xuất của tỉnh Bình Thuận, Hiệp hội Tôm và những
doanh nghiệp nuôi tôm tại Vĩnh Tân đã phần nào yên tâm” - ông Anh nói.
Theo ông Anh, nếu môi trường biển thuận
lợi không bị xâm hại thì ngành tôm Bình Thuận sẽ góp phần lớn vào mục
tiêu mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra cho ngành tôm
phải xuất khẩu đạt 10 tỉ USD.
Cần tạm dừng việc cấp phép cho nhận chìm
Quan điểm chỉ đạo của tỉnh trong toàn bộ vụ việc này là
phải bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; không
vì kinh tế mà đánh đổi môi trường. Tỉnh đã có văn bản báo cáo trung
ương, các bộ, ngành có liên quan và đề xuất trung ương cho chủ trương
tạm dừng việc tiếp tục cấp phép nhận chìm vật chất nạo vét tại vùng biển
tỉnh Bình Thuận; nghiên cứu, tìm phương án khả thi nhất để xử lý khối
lượng vật chất nạo vét, kể cả các phương án khác thay cho phương án nhận
chìm.
Bí thư Tỉnh ủy Bình ThuậnNguyễn Mạnh Hùng
PHƯƠNG NAM
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu phải ‘dẹp trắng’ quán nhậu tràn ra đường
Ông Trần Vĩnh Tuyến
UBND TP.HCM yêu cầu Chủ tịch UBND 24 quận, huyện trên địa bàn bắt buộc phải tuân thủ nghiêm.
Ngày 5.8, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết tình hình thực hiện
công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP với sự
tham dự của lãnh đạo UBND 24 quận, huyện trực thuộc.
Ngày 19.6, Văn phòng UBND TP.HCM thông báo kết luận
của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong về đề án thu phí sử dụng tạm
thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP (gọi tắt là vỉa hè) mà Sở GTVT
đã trình trước đó.
Tại hội nghị này, Phó chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến nêu ra 4
tiêu chí ‘dẹp loạn’ vỉa hè, đồng thời yêu cầu các quận, huyện thực hiện
nghiêm.
Thứ nhất: nơi nào ảnh hưởng đến giao thông cho người đi bộ và
phương tiện thì phải kiên quyết xử lý, không viện dẫn bất kỳ lý do nào.
“Nơi nào ảnh hưởng như thế thì phải dẹp, chợ tự phát phải dẹp, bởi
đây không phải đơn thuần là chuyện mỹ quan, trật tự mà quan trọng hơn
là vấn đề an toàn giao thông, tính mạng con người nữa”, ông Tuyến giải
thích.
Ông đưa thêm dẫn chứng: “Có nơi tình trạng mua bán lấn chiếm lòng
lề đường trái phép lấy hết 1 làn xe, làn còn lại dồn hết các xe dẫn đến
bị kẹt”.
Thứ hai: những vấn đề gây phản cảm thì phải xử lý nghiêm. Ông Tuyến
nêu ví dụ điển hình như quán nhậu, đã lấn chiếm lòng lề đường mà còn
tạo hình ảnh xấu về nhậu nhẹt bê tha. Ông cho rằng: Pháp luật không cấm
buôn bán ăn uống, nhưng mà anh tràn ra vỉa hè, lòng đường kinh doanh là
không được. Vi phạm thì phải dẹp trắng, không nói lý do gì hết.
Thứ ba: mua bán gây mất trật tự, không đảm bảo vệ sinh là phải xử
lý nghiêm. Theo ông Tuyến, nếu như quận, huyện, phường, xã có nhu cầu
giải quyết cho bà con diện hộ nghèo có nơi buôn bán, mưu sinh thì cũng
phải đảm bảo trật tự, vệ sinh. TP cho chủ trương để Q.1 và Q.4 làm thí
điểm, nhưng nếu để mất trật tự, vệ sinh cũng bị dẹp luôn.
Thông tin trên được ông Trần Thế Thuận, Chủ tịch
UBND Q.1 (TP.HCM), công bố trong Hội nghị sơ kết công tác quản lý trật
tự đô thị 5 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn Q.1, diễn ra chiều 14.6.
“Mục
tiêu là thống nhất vậy. Tôi không nói cái gì cho hay không cho nhưng về
nguyên tắc quản lý phải là như vậy. Nơi nào để mất trật tự, vệ sinh thì
buộc phải dẹp, dù TP trước đó có cho chủ trương cũng phải dẹp, bởi chủ
trương của TP là tạo điều kiện cho buôn bán trật tự, hợp vệ sinh mà
không đảm bảo được thì các hộ tham gia phải chịu trách nhiệm”, ông Tuyến
nói. Ông cũng nhắn gửi: “TP đã chia sẻ thì mong bà con buôn bán trật
tự, vệ sinh. Vỉa hè chỉ cho phân nửa thôi mà cố tình lấn thêm phân nửa
còn lại là không được. Tôi đề nghị quận, huyện phải thống nhất nguyên
tắc đó”.
Thứ tư: đó là vấn đề các bãi xe ở vỉa hè. Ông Trần Vĩnh Tuyến lưu ý
vấn đề này phải được quản lý nghiêm túc hơn nữa. Các bãi xe ở vỉa hè
nên chấm dứt, trừ các trường hợp sau: những hoạt động lễ lớn cần trưng
dụng tạm một phần vỉa hè làm nơi trông giữ xe cho người dân đến tham
gia, nhưng hết lễ phải chấm dứt. Cơ quan nhà nước nếu không có không
gian phù hợp thì có thể tạm trưng dụng vỉa hè giữ xe cho người dân đến
liên hệ công việc, giải quyết thủ tục hành chính, nhưng việc giữ xe này
không được thu tiền; đến hết năm 2017, tất cả các bãi xe trông giữ như
thế thì không thu phí nữa nên các quận, huyện phải lo tính. “Dứt khoát
là phải tính để tránh sinh chuyện tiêu cực”, ông Tuyến quả quyết.
Theo ông Tuyến, đó là 4 mục tiêu phải đạt được để lập lại trật tự
lòng lề đường, và quan điểm của UBND TP là không can thiệp sâu vào từng
nhiệm vụ cụ thể mà TP đã có chỉ đạo cho các quận, huyện. “Nếu các anh
làm đạt 4 tiêu chí đó, tôi xin thưa là dư luận hoan nghênh các anh 2 tay
2 chân”, ông Tuyến nói.
Bãi giữ xe trái phép trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 (đường Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Q.1) Ảnh: Trác Rin
Ngoài ra, theo ông Tuyến, những vi phạm khác của người dân so với
quy định của nhà nước về quản lý trật tự đô thị, thì chúng ta lập biên
bản và để cho người dân thực thi là tốt nhất. Lộ trình làm như thế nào
thì do quận, huyện quyết định, TP không gây áp lực lớn. TP chỉ yêu cầu
cao đối với 4 tiêu chí trên, bắt buộc phải làm vì đó là trách nhiệm quản
lý nhà nước.
“Bây giờ cứ muôn hình muôn vẻ, mỗi nơi làm một cách khác nhau, tạo
ra một xung đột xã hội. Nơi làm ít quá thì dư luận nói không chịu làm.
Nơi làm mạnh quá thì người dân nơi khác so bì”, ông Tuyến nhìn nhận.
Theo ông Tuyến, khi người dân đồng tình, có sự đồng thuận thì kết
quả chỉ có tốt trở lên, không bao giờ xấu được. “Mình tuyên truyền vận
động để làm sao người dân thấy rằng tâm phục khẩu phục rồi tự làm là tốt
nhất, và nếu như đến lúc mình hành động người ta cũng phải tâm phục
khẩu phục”, ông nói thêm.
Ông Trần Vĩnh Tuyến nói thêm: Đối với người vi phạm nhưng không ảnh
hưởng cấp bách đến 4 mục tiêu mình đặt ra, thì mình cũng nên trao cho
họ một cơ hội “tự xử”, nếu không chịu “tự xử” thì mình căn cứ vào biên
bản, cam kết trước đó để xử lý.
Đình Phú
Eximbank cho phép 4 phó tổng giám đốc nghỉ việc
05/08/2017 22:56
(TBTCO) - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông
báo nghị quyết của Hội đồng Quản trị (HĐQT) thông qua việc thay đổi nhân
sự Ban Điều hành.
Cụ thể, HĐQT Eximbank chấp thuận cho 4 phó tổng giám đốc nghỉ việc
theo nguyện vọng. Đó là các ông Lê Hải Lâm, Nguyễn Quốc Hương, Nguyễn
Quang Triết và bà Bùi Đỗ Bích Vân.
Đồng thời, bổ nhiệm chức danh giám đốc cao cấp đối với 5 người gồm:
ông Nguyễn Văn Hào, phụ trách khu vực miền Đông Nam Bộ và miền Trung Tây
Nguyên; ông Lê Anh Tú, phụ trách miền Bắc; ông Bùi Văn Đạo, phụ trách
khu vực miền Tây Nam bộ; ông Yutaka Moriwaki, Trưởng ban Dự án và tái
cấu trúc chiến lược Eximbank; ông Masashi Mochizuki, phụ trách khách
hàng Nhật Bản và Phòng Định chế tài chính.
Eximbank cũng thay đổi chức danh của ông Trần Tấn Lộc - Phó tổng giám
đốc Thường trực sang chức danh mới là Phó tổng giám đốc và bổ nhiệm ông
Võ Quang Hiển - Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp lớn giữ chức danh
Phó tổng giám đốc.
Theo Eximbank, việc sắp xếp lại nhân sự Ban Điều hành là để phù hợp với cơ cấu tổ chức mới của dự án tái cấu trúc ngân hàng này.
D.A
Mưa lũ làm 48 người chết, mất tích, bị thương tại các tỉnh miền núi phía Bắc
05/08/2017 16:08
Huy động lực lượng để khắc phục giao thông, nhất là các tuyến đường
quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện và các khu vực bị cô lập, chia cắt. Kiểm
tra các hồ chứa nước, nhất là các hồ xung yếu, các hồ đã đầy nước hoặc
gần đầy nước, các hồ chứa nước nhỏ do địa phương quản lý, xử lý kịp thời
các sự cố; chủ động tiêu nước thoát lũ để đảm bảo an toàn các hồ
chứa./.
Theo dangcongsan.vn
Lo Trung Quốc bủa vây, Ấn Độ chi bộn tiền sắm tàu ngầm
Bình Giang |
5
Tàu ngầm INS Kalvari. Ảnh: Getty Images.
Sau nhiều năm trì hoãn, hải quân Ấn Độ đang chuẩn bị tiếp nhận một
trong những công cụ chiến đấu đáng gờm và có khả năng tàng hình tốt nhất
thế giới: INS Kalvari - tàu ngầm tấn công được đặt tên theo một loài cá
mập hổ dưới biển sâu.
Sự kiện đưa vào biên chế tàu ngầm lớp Scorpene vào cuối tháng này sẽ là một dấu mốc trong nỗ lực của Ấn Độ
nhằm tái thiết lực lượng chiến đấu dưới nước đã quá cũ kỹ. Tàu ngầm mới
sẽ là chiếc đầu tiên trong 6 đơn đặt hàng sẽ được bàn giao.
Sự
kiện diễn ra trong bối cảnh quân đội Trung Quốc mở rộng đội tàu ngầm
của họ lên gần 60 chiếc (trong khi Ấn Độ có 15 chiếc) và tăng cường hoạt
động trên Ấn Độ Dương khiến các nhà chiến lược Ấn Độ coi là một thách
thức an ninh quốc gia.
Một tàu ngầm
chạy diesel lớp Yuan đã đi vào vùng biển Ấn Độ hồi tháng 5 và vẫn lẩn
trốn đâu đó, một quan chức giấu tên của hải quân Ấn Độ tiết lộ. Đó là
lời nhắc nhở rằng Trung Quốc mở rộng sức mạnh hải quân nhanh chóng trong
lúc quân đội hai nước vẫn đang đối đầu nhau trên vùng ngã ba cao nguyên
Himalaya.
Sự kiện Trung Quốc vừa
khai trương căn cứ hải quân đầu tiên của họ ở Djibouti vào tháng 7 vừa
qua ở phần tây Ấn Độ Dương, việc Trung Quốc bán tàu ngầm cho Pakistan và
Bangladesh và chuyến viếng thăm vào năm ngoái của một tàu ngầm hạt nhân
Trung Quốc đến Karachi cũng cho thấy hải quân Ấn Độ chưa chuẩn bị nhiều
để đối mặt những thách thức dưới biển.
“Việc
thiếu kế hoạch dài hạn và cam kết mua sắm quốc phòng có thể coi là sự
lơ là” của chính phủ Ấn Độ, ông Pushan Das, nhà nghiên cứu tại Chương
trình an ninh quốc gia của Quỹ nghiên cứu quan sát viên tại New Delhi,
nhận xét.
Nhà nghiên cứu này cho
rằng, Ấn Độ cần “chống lại các hoạt động ngày càng tăng của hải quân
Trung Quốc trong khu vực”. Người phát ngôn Nitin Wakankar của Bộ Quốc
phòng Ấn Độ không bình luận về kế hoạch đội tàu ngầm của hải quân nước
này.
Kể từ năm 1996, đội tàu tấn công
của Ấn Độ giảm từ 21 xuống còn 13 tàu ngầm chạy bằng điện-diesel vì
nước này không thay thế những tàu đã nghỉ hưu. Nhưng toàn bộ hạm đội gồm
những chiếc tàu ngầm lớp Kilo xuất xứ từ Nga và tàu ngầm HDW của Đức ít
nhất đã 20 tuổi. Tất cả số tàu này có thể hoạt động cho đến năm 2025.
Ngược
lại, lực lượng tàu dưới nước của Trung Quốc có ít nhất 5 tàu ngầm tấn
công hạt nhân và 54 tàu ngầm tấn công chạy diesel. Đến năm 2020, lực
lượng này có thể sẽ tăng lên 69 - 78 chiếc, theo số liệu trong đánh giá
mới nhất của Lầu Năm Góc về quân đội Trung Quốc.
Nỗ lực dài hơi
Các
nhà phân tích cho rằng, phải nhiều năm nữa Trung Quốc mới có thể trở
thành mối đe dọa thực sự đối với Ấn Độ trên Ấn Độ Dương. “Vị trí địa lý
đơn thuần cũng giúp Ấn Độ có lợi thế chiến lược lớn trên Ấn Độ Dương”,
ông David Brewster, nhà nghiên cứu cấp cao tại ĐH Quốc gia Úc ở
Canberra, nhận định.
“Và dù Trung
Quốc đang phái các tàu ngầm tới, bạn cũng phải hiểu rằng họ cần mấy chục
năm nữa để có thể trở thành thách thức nghiêm trọng đối với Ấn Độ ở đó,
đặc biệt khi Mỹ cũng đang hiện diện”, ông Brewster nói.
Hải
quân Trung Quốc cần vào Ấn Độ Dương sau khi đi qua vài điểm chết rất
hẹp như eo biển Malacca giữa Indonesia và Malaysia. Các máy bay giám sát
của Ấn Độ trên vùng đảo Andaman và Nicobar có lần đã phát hiện tàu ngầm
Trung Quốc vào tháng 5 năm nay.
Trong
lúc đó, Ấn Độ nâng cấp hạm đội tàu dưới nước của họ một cách chậm chạp.
INS Kalvari là chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm lớp Scorpene do Pháp
sản xuất mà Ấn Độ đặt hàng với giá 236 tỷ rupee (gần 85 nghìn tỷ đồng)
vào năm 2005.
Hãng đóng tàu quân sự
Mazagon Dock Shipbuilders và hãng Naval Group (tên cũ là Tập đoàn DCNS)
là hai đơn vị thực hiện đơn đặt hàng. Quan chức quốc phòng Ấn Độ Subhash
Bhamre hồi tháng 7 nói rằng, chiếc tàu đầu tiên sẽ được bàn giao vào
tháng 8 này.
Tháng 2/2015, Ấn Độ
thông qua kế hoạch mua sắm 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Rất ít thông
tin về chương trình trị giá 600 tỷ rupee được tiết lộ.
Ngày
21/7 vừa qua, Ấn Độ khởi động một chương trình khác để trang bị thêm 6
tàu ngầm diesel nữa. Delhi đã gửi yêu cầu đến 6 nhà sản xuất của Đức,
Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Nga - Ý và Nhật Bản. Dự án này trị giá
khoảng 500 tỷ rupee.
Bên cạnh việc
mua thêm tàu ngầm tấn công, Ấn Độ còn đang phát triển năng lực răn đe
hạt nhân dưới nước. Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên có thể phóng tên lửa hành
trình đã được đưa vào biên chế năm 2016, và theo chương trình, sẽ có ít
nhất 3 tàu như vậy được trang bị.
Hải
quân Ấn Độ đang sử dụng một tàu ngầm hạt nhân của Nga cho thuê trong 10
năm, bắt đầu từ năm 2012, để huấn luyện. Trong khi đó, Trung Quốc có 4
tàu ngầm hạt nhân có thể phóng tên lửa hành trình.
Nhưng
ngay cả với những chương trình đã công bố, Ấn Độ khó có thể hoàn thành
hạn chót vào năm 2030 cho việc tăng cường lực lượng tàu ngầm. Để ngăn
ngừa cả Trung Quốc và Pakistan, các nhà lập kế hoạch xác định Ấn Độ cần
ít nhất 18 tàu ngầm diesel, 6 tàu ngầm hạt nhân và 4 tàu ngầm hạt nhân
tấn công.
Trung Quốc đòi Ấn Độ rút quân khỏi biên giới
Trung
Quốc hôm qua nói rằng, Ấn Độ đang tăng cường lực lượng ở khu vực biên
giới và yêu cầu Delhi "rút quân ngay lập tức", trong bối cảnh lực lượng
hai nước vẫn đang đối đầu căng thẳng trên vùng ngã ba cao nguyên giao
giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan.
"Đã
hơn 1 tháng kể từ khi xảy ra sự việc, và Ấn Độ vẫn đang không chỉ hiện
diện trái phép trên đất Trung Quốc mà họ còn đang sửa đường ở phía sau,
tăng cường quân sự, tập hợp số quân vũ trang lớn", Bộ Ngoại giao Trung
Quốc tuyên bố.
Trong khi đó, Ấn Độ
phủ nhận việc tăng cường quân sự. Trong một báo cáo hôm 3/8, Ngoại
trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj thúc giục đối thoại dựa trên thỏa thuận chung
đã được đưa vào văn bản liên quan vùng ngã ba biên giới mà các bên đạt
được năm 2012.
Vụ đối đầu trên khu
vực Doklam mà Trung Quốc gọi là Donglang là một trong những sự cố tồi tệ
nhất giữa hai đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân trong hơn 30 năm qua.
theo Tiền Phong
5 vũ khí nhái làm nên tiềm lực quân sự Trung Quốc
Nhiều vũ khí trụ cột của Trung Quốc đều bị cho là sản phẩm sao chép từ công nghệ quân sự của nước khác.
Tiêm kích J-7 là bản sao gần như giống hệt mẫu MiG-21 Liên Xô. Ảnh: Sina.
Để đuổi kịp với Nga và Mỹ trong công nghệ quân sự, Trung Quốc đã tiến
hành nhiều hoạt động gián điệp ở nước ngoài. Giới chuyên gia quân sự cho
rằng có ít nhất 5 hệ thống vũ khí trụ cột của Trung Quốc được sản xuất
nhờ việc đánh cắp, sao chép khí tài của các cường quốc, theo National Interest.
Tiêm kích J-7
Năm 1961, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu căng thẳng đang lên cao giữa hai nước, Liên Xô đã chuyển giao thiết kế và vật liệu chế tạo, cũng như giấy phép sản xuất tiêm kích đánh chặn MiG-21 tối tân cho Trung Quốc. Với hành động này, Moscow muốn thể hiện nỗ lực thu hẹp bất đồng, cho thấy việc hợp tác song phương vẫn khả thi.
Tuy nhiên, thiện ý của Liên Xô không có tác dụng, căng thẳng Xô-Trung
tiếp tục gia tăng đến mức suýt nổ ra chiến tranh cuối thập niên 1960. Từ
bản thiết kế do Moscow chuyển giao, Bắc Kinh phát triển mẫu tiêm kích
J-7 với tính năng không thua kém bản MiG-21 nguyên gốc. Trung Quốc còn
tự khắc phục nhiều vấn đề thiết kế của J-7 mà không cần tới sự trợ giúp
của Liên Xô.
Nước này về sau cho ra đời phiên bản xuất khẩu F-7 để cạnh tranh trực
tiếp với dòng MiG-21. Trung Quốc còn bán nhiều chiếc J-7 cho Mỹ, giúp
không quân Mỹ huấn luyện và xây dựng kinh nghiệm giao chiến với tiêm
kích Liên Xô.
Tiêm kích J-11
Sau khi Liên Xô tan rã, Nga rất cần khách hàng để vực dậy nền công
nghiệp quốc phòng trì trệ, trong khi Trung Quốc cũng tìm mua khí tài
công nghệ cao sau khi bị Mỹ và châu Âu áp đặt lệnh cấm vận vũ khí vào
năm 1989.
Trong thập niên 1990, Moscow và Bắc Kinh đã ký nhiều thỏa thuận vũ khí
lớn, trong đó bao gồm hợp đồng bán, chuyển giao công nghệ và cấp phép
sản xuất tiêm kích hạng nặng Su-27. Trung Quốc trở thành quốc gia đầu
tiên ngoài các nước thuộc Liên Xô cũ sở hữu tiêm kích Su-27 với giá
30-40 triệu USD/chiếc trong giai đoạn 1992-2000.
Tuy nhiên, vào năm 1995, Bắc Kinh tuyên bố không muốn mua những chiếc
Su-27 lắp ráp hoàn chỉnh từ Moscow, mà muốn được cấp phép tự sản xuất
loại máy bay này trong nước. Hai bên ký hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD, cho
phép Trung Quốc sản xuất 200 chiến đấu cơ Su-27 mang định danh nội địa
là J-11, với điều kiện chúng phải dùng động cơ và hệ thống điện tử Nga.
Tiêm kích J-11 trong biên chế không quân Trung Quốc. Ảnh: People.
Nga nếm trái đắng vào năm 2004, khi hợp đồng mới thực hiện được một
nửa. Sau khi lắp ráp xong 100 chiếc đầu tiên, Trung Quốc tuyên bố hủy
hợp đồng 100 chiếc còn lại, lấy lý do Su-27 không còn đáp ứng nhu cầu
của họ về khả năng mang vũ khí dẫn đường chính xác.
Ba năm sau, Trung Quốc tuyên bố Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương
đang sản xuất J-11B, mẫu tiêm kích được cho là có tới 90% bộ phận nội
địa. Dù Bắc Kinh khẳng định J-11 không liên quan tới Su-27, nhưng giới
quân sự dễ dàng nhận ra sự giống nhau giữa hai dòng máy bay.
Vụ việc này cùng sự cố tương tự trong hợp đồng bán tên lửa S-300 khiến
Nga ngày càng thận trọng hơn trong việc chuyển giao công nghệ quân sự
cho Trung Quốc.
Tiêm kích tàng hình J-31
Trước khi mạng lưới gián điệp công nghiệp của Trung Quốc bị phát hiện,
nhiều chuyên gia phân tích Mỹ đã nghi ngờ nước đánh cắp thông tin về dự
án siêu tiêm kích F-35. Nghi vấn này càng rõ hơn khi Bắc Kinh ra mắt
tiêm kích tàng hình J-31.
J-31 có vẻ ngoài tương đồng với máy bay F-35, chỉ thiếu khả năng cất
cánh thẳng đứng của biến thể F-35B. Mẫu tiêm kích Trung Quốc không sở
hữu hệ thống điện tử tối tân như tiêm kích Mỹ, nhưng nó có thể hoạt động
trên tàu sân bay, trở thành đối thủ cạnh tranh F-35 trên thị trường
xuất khẩu.
Máy bay không người lái
Năm 2010, Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ trong công nghệ máy bay không
người lái (UAV). Trong những năm qua, Bắc Kinh đã dần bắt kịp và đang
sản xuất nhiều loại UAV đủ sức cạnh tranh với Washington trên thị trường
vũ khí quốc tế.
Một UAV Trung Quốc có vẻ ngoài giống mẫu MQ-1 Predator của Mỹ. Ảnh: Popsci.
Tình báo Mỹ cho rằng hacker Trung Quốc đã đánh cắp công nghệ từ nhiều
nguồn, gồm chính phủ Mỹ và những công ty tư nhân liên quan đến dự án sản
xuất UAV.
Năm 2016, khi Tập đoàn Khoa học Công nghệ Hàng không Trung Quốc (CASC)
ra mắt mẫu UAV vũ trang CH-4B, các quan sát viên lập tức nhận ra sự
giống nhau kỳ lạ giữa nó với mẫu MQ-9 Reaper nổi tiếng của Mỹ. Hai UAV
này có hình dáng giống hệt nhau, cùng thực hiện các chức năng trinh sát
và tấn công như nhau.
Công nghệ nhìn đêm
Cuối thập niên 1970, quân đội Mỹ đầu tư nhiều tiền của để chế tạo thiết
bị nhìn đêm. Chúng được trang bị cho binh sĩ, xe thiết giáp và chiến
đấu cơ để giành lợi thế lớn trong các cuộc xung đột từ thập niên 1980.
Để chấm dứt lợi thế này, Trung Quốc đã tổ chức hoạt động gián điệp để
thu thập và sao chép thiết bị Mỹ thông qua việc ăn cắp dữ liệu, cũng như
sử dụng vỏ bọc doanh nhân để mua công nghệ bị Mỹ kiểm soát.
Báo cáo thường niên năm 2013 về Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ cho
biết Bắc Kinh đã thành công trong các nỗ lực đánh cắp công nghệ quân sự
hiện đại của Washington, trong đó có các thiết bị nhìn đêm tối tân.
Duy Sơn
Syria thắng vang dội, giành lại thành phố lớn cuối cùng ở Homs từ tay IS
Thành phố al-Sukhna nằm cách thành cổ Palmyra 50km về phía đông bắc. Palmyra được giải phóng hồi tháng 3 năm nay.
Một đơn vị truyền thông của Hezbollah cho hay, quân chính phủ Syria
và đồng minh đang có những tiến bộ đáng kể bên trong thành phố
al-Sukhna. Các chiến binh Hezbollah của Lebanon ủng hộ Tổng thống Bashar
al-Assad trong cuộc xung đột Syria.
Hãng thông tấn SANA cùng ngày 5.8 đưa tin, quân đội tiến công vào al-Sukhna từ 3 hướng.
IS đang mất lãnh thổ nhanh chóng ở Syria sau các chiến dịch tấn công
của quân chính phủ do Nga hậu thuẫn và của lực lượng người Kurd do Mỹ
chống lưng.
Lực lượng chính phủ do không quân Nga và dân quân Iran hậu thuẫn cũng
giành nhiều thắng lợi trước IS ở tỉnh Hama và tỉnh Raqqa. Các hoạt động
do Mỹ dẫn đầu hiện đang tập trung chủ yếu ở Raqqa, miền bắc Syria.
Bắt Trầm Bê, Trịnh Xuân Thanh đầu thú và lá đơn từ chức của Thứ trưởng Thoa
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa không nằm trong diện được xin thôi việc do đang bị kỷ luật.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa viết đơn xin thôi việc
Đầu tuần qua, Bộ Công Thương xác nhận thông tin Thứ trưởng Hồ Thị Kim
Thoa đã gửi đơn xin thôi việc đến lãnh đạo Bộ. Trong đơn, bà Thoa cho
biết, việc xin nghỉ là vì "lý do cá nhân".
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, theo các quy định hiện hành, việc
giải quyết đơn xin nghỉ việc của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa thuộc thẩm
quyền của Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của
Ban Bí thư và các cơ quan có liên quan.
"Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem
xét, giải quyết đơn của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Sau khi nhận được
chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền, Bộ Công Thương sẽ tổ chức triển
khai thực hiện", Bộ này cho hay.
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 vừa diễn ra, ông Mai
Tiến Dũng - Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP cho biết, Thứ trưởng Hồ Thị Kim
Thoa do Ban Bí thư quản lý. Sau khi Ban Bí thư có ý kiến thì các cơ quan
chức năng sẽ có chỉ đạo. Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành, bà
Thoa không thuộc diện được xin thôi việc do đang trong thời gian bị kỷ
luật.
Trước đó, Dân Trí cũng đã có bài viết cho thấy một số vấn đề bất thường
trong quá trình cổ phần hóa, niêm yết Công ty Bóng đèn Điện Quang.
Chẳng hạn như trước thềm niêm yết, Bóng đèn Điện Quang phát hành cổ
phiếu để tăng vốn tới 4 lần trong 1 năm. Và thời điểm SCIC thoái vốn Nhà
nước thì giao dịch lại được thực hiện qua phương thức thỏa thuận. Người
ta băn khoăn, tiền đâu để các thành viên trong gia đình Thứ trưởng Hồ
Thị Kim Thoa mua cổ phần, trong đó có cả những người vừa mới học xong,
chưa đi làm...
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DQC đang trải qua chuỗi giao dịch đầy khó khăn
khi liên tục mất giá mạnh trong tuần qua. Tính từ đầu tuần tới nay, cổ
phiếu DQC có 4 trên 5 phiên giảm giá. So với tuần trước, mỗi cổ phiếu
DQC mất 5.500 đồng. So với thời điểm này một năm về trước, cổ phiếu DQC
giảm tới 48,12% (đóng cửa phiên 4/8/2016, giá DQC là 77.100 đồng/cổ
phiếu). Diễn biến bất lợi này đã khiến tài sản cổ phiếu nhà Thứ trưởng
bị tác động lớn, giảm tới gần 65 tỷ đồng.
Trong một diễn biến khác, Điện Quang mới đây đã bị Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính 120 triệu đồng
do chậm công bố thông tin và công bố thông tin không đầy đủ với một
loạt các báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, quản trị,
tình hình giao dịch với công ty con… trong giai đoạn 2015 đến nay.
Sau hơn 300 ngày lẩn trốn, Trịnh Xuân Thanh đã ra cơ quan công an đầu thú vì lo sợ.
Trịnh Xuân Thanh đầu thú sau hơn 300 ngày lẩn trốn
Trước đó, vào 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an)
đã chính thức khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với ông Trịnh Xuân Thanh (50 tuổi) để
điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Xây lắp dầu
khí Việt Nam (PVC) trong thời gian làm lãnh đạo tại đây.
Cùng với việc góp phần gây ra khoản lỗ lũy kế 3.200 tỷ đồng tại PVC,
Trịnh Xuân Thanh còn liên quan đến một loạt vụ việc khác gây thua lỗ,
thất thoát tài sản Nhà nước nghiêm trọng như: vụ việc chuyển nhượng cổ
phần của CTCP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) tại CTCP
Xuyên Thái Bình Dương; nhà máy xăng sinh học Ethanol Phú Thọ, PVC tham
gia với tư cách là tổng thầu EPC - một trong 12 đại dự án thua lỗ, kém
hiệu quả của ngành công thương... Độc giả có thể đọc thêm tại bài viết Những "vết chân" ăn chia tài sản Nhà nước của Trịnh Xuân Thanh.
Ngoài ra, theo điều tra của PV Dân Trí về khu biệt thự rộng
trên 3.300 m2 trên đỉnh núi Tam Đảo (thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)
đứng tên sở hữu của Công ty TNHH Mai Phương, do ông Trịnh Xuân Giới (cha
của Trịnh Xuân Thanh), nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Chủ
tịch. Khu đất này đã bị cơ quan chức năng yêu cầu phong tỏa, ngừng mọi
hoạt động giao dịch. Về mặt giấy tờ là vậy, nhưng thực tế, nó đã được
bán cho một cá nhân khác.
Người này đứng trước rủi ro lớn là mất trắng khoản tiền mua khu đất
và biệt thự này do số tài sản trên có khả năng bị thu hồi nếu được chứng
minh nó hình thành từ các khoản tiền do Trịnh Xuân Thanh tham nhũng mà
có và nhờ Công ty của ông Trịnh Xuân Giới đứng tên.
Nếu cơ quan chức năng khẳng định số tài sản trên thực chất của Trịnh
Xuân Thanh thì các hoạt động nhằm mua bán, giao dịch số tài sản này
trước thời điểm ông Thanh được cho là trốn khỏi Việt Nam thì có thể nói,
đó là dấu hiệu tẩu tán tài sản khi biết trước nguy cơ bị điều tra, khởi tố.
Ông Trầm Bê (trái) và ông Phan Huy Khang (phải) - hai cựu lãnh đạo Sacombank bị khởi tố và bắt tạm giam.
Khởi tố, bắt tạm giam "đại tỷ phú" Trầm Bê
Ngày 1/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) cho biết vừa ra
quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trầm Bê, cựu
Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và ông Phan Huy Khang -
Nguyên Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Sacombank.
Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, vào tháng 4/2013, để có nguồn tiền
thanh toán khoản vay 1.700 tỷ đồng tại ngân hàng BIDV, Phạm Công Danh đã
trực tiếp đến gặp ông Trầm Bê - lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm
Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, để đề nghị cho vay tiền.
Do có mối quan hệ với ông Danh từ trước và biết rõ ông Danh không thể
vay tiền của VNCB nên ông Trầm Bê đã đồng ý và chỉ đạo cho 6 công ty
của ông Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản bảo đảm là tiền gửi của VNCB
tại Sacombank.
Sacombank dẫn kết luận giám định của NHNN khẳng định: Sacombank không
có thiệt hại trong việc cho vay đối với 6 công ty liên quan đến ông
Phạm Công Danh. Các khoản vay trên, Sacombank đã thu hồi vốn và lãi đầy đủ từ tháng 4/2014.
Việc ông Trầm Bê liều lĩnh cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng chỉ
vì “có mối quan hệ từ trước”. Điều này phần nào lý giải, vì sao hoạt
động lâu năm trong ngành ngân hàng, nhưng ông Trầm Bê vẫn không thể là
một “banker” thành công, và những dấu vết mà ông này để lại cho cả Southern Bank và Sacombank đều rất “nghiệt ngã”.
Theo thống kê, hiện ông Trầm Bê vẫn đang còn sở hữu (trực tiếp lẫn
gián tiếp) 9,523% vốn điều lệ ngân hàng Sacombank với 179,3 triệu cổ
phiếu STB. Ngoài ra, ông Trầm Bê còn sở hữu 2.657.343 cổ phiếu BCI tại
Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh, tương ứng với 3,06% vốn điều lệ
công ty này. Tổng tài sản cổ phiếu ước tính hơn 2.400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một thông tin gây "sốc" vừa được Chủ tịch HĐQT Sacombank
Dương Công Minh cung cấp, cho thấy đến nay ông Bê vẫn còn 2 khoản nợ tại
ngân hàng này, một là khoản nợ liên quan tới bất động sản khoảng 33.000
tỷ đồng và khoản nợ liên quan đến cổ phiếu khoảng 10.000 tỷ đồng, tổng
cộng 43.000 tỷ đồng.
Theo định giá sơ bộ của Sacombank về tài sản đảm bảo của những khoản nợ
nói trên của ông Trầm Bê thì các khoản nợ đều có khả năng thu hồi và
cần thời gian khoảng 3 năm.
Mới đây, Sacombank công bố thông tin đã thoái toàn bộ trên 11,2 triệu
cổ phiếu BCI tương ứng 12,93% vốn điều lệ Công ty CP Đầu tư xây dựng
Bình Chánh và thu về khoảng 325 tỷ đồng. Đây là công ty mà ông Trầm Bê
từng có 17 năm gắn bó.
4 lãnh đạo cấp cao của Vinachem đã bị đề nghị kỷ luật.
Đề nghị kỷ luật 4 lãnh đạo cao nhất tại Tập đoàn Hóa chất
Theo đánh giá của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 đã
thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác
kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên…
Điều này dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn thua lỗ
nghiêm trọng, trong đó nhiều công ty thua lỗ liên tục 2 năm trở lên,
điển hình như Công ty Đạm Ninh Bình lỗ 4 năm liền (2.500 tỷ đồng). Một
số công ty của Tập đoàn góp vốn thành lập các công ty cổ phần, công ty
liên doanh, liên kết không hiệu quả (có 4 dự án khác lỗ luỹ kế 4.200 tỷ
đồng). Vi phạm trong quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả và việc
trích lập quỹ. Việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, quản lý và sử dụng đất tại doanh nghiệp lãng phí, kém hiệu
quả....
Độc giả xem thêm thông tin về loạt dự án thua lỗ khiến dàn lãnh đạo Vinachem "lao đao" tại bài viết này.
Có 4 lãnh đạo cao cấp trong thời kỳ này của Vinachem đã bị đề nghị kỷ
luật, gồm: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Nguyễn
Danh Dũng; nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản
trị Tổng công ty Đỗ Quang Chiêu; Nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch
Hội đồng quản trị Tổng Công ty, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập
đoàn Nguyễn Quốc Tuấn và Nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan; nguyên Ủy
viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty; nguyên Thành viên
Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đỗ Duy Phi.
Trao đổi với báo giới sau đó, một số nguyên lãnh đạo của Vinachem
trải lòng cho biết, chuyện lỗ, lãi có nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan. Thời điểm đó thua lỗ là điều không may. Về phần mình, ông
Nguyễn Quốc Tuấn nói: "Là Đảng viên, tôi tuân thủ các mức kỷ luật mà tổ
chức Đảng đưa ra, với trách nhiệm là người đứng đầu tập đoàn, tôi phải chịu trách nhiệm".
TTO - Bé xuất hiện các cơn co giật, phải thở oxy, tri giác lơ mơ và vẫng đang trong tình trạng phải chăm sóc đặc biệt.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi T.Ư cho hay bé 1 tuổi bị bạo hành
và bỏ rơi ở viện này từ ngày 4-8 đã được chuyển sang Khoa Hồi sức ngoại
theo dõi từ sáng 6-8. Tuy nhiên, sức khỏe của bé bất ngờ có diễn biến
xấu: có cơn co giật, phải thở oxy, tri giác lơ mơ…
Thời điểm hiện tại tình trạng bé có ổn hơn nhưng do bé có máu tụ
trong não và có chấn thương sọ não, nên chưa thể nói trước về kết quả
điều trị.
Thông tin từ Bệnh viện cũng cho hay ngày 6-8 có một người thân của bé
đã đến bệnh viện nhưng Khoa Hồi sức ngoại có đặc thù là bệnh nhân cần
chăm sóc đặc biệt, nên nhân viên y tế vẫn đang chăm sóc cho cháu 100%.
Trước đó, theo thông tin từ cơ quan công an, em bé là con thứ 5 của một phụ nữ 34 tuổi ở Hà Nội.
Tháng 7 vừa qua mẹ bé bị bắt giữ do liên quan đến vụ án ma túy và gửi bé cho một người bạn trông nom.
Đầu tháng 8 vừa qua, người bạn này lại gửi bé cho một người khác và
đến ngày 4-8 bé đã được đưa đến Bệnh viện trong tình trạng chấn thương
sọ não, thâm tím ở trán và nhiều vị trí trên cơ thể nghi do bị bạo hành.
L.ANH
Vụ xả nước thải đen ngòm ra biển: Đà Nẵng tìm ra 'thủ phạm'
17:09 06/08/2017
Sở Xây dựng phát hiện công trình do Công ty CP TMS Hotel Đà Nẵng làm chủ
đầu tư xả thải ra môi trường và đã đình chỉ thi công dự án.
Bãi biển đẹp nhất Đà Nẵng bị ô nhiễm nghiêm trọng
Nhiều khu vực gần các bãi tắm ở Đà Nẵng như Mỹ Khê, Thọ Quang... đang
bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước sinh hoạt từ các khách sạn, nhà hàng
chưa được xử lý xả thẳng ra môi trường.
Ngày 6/8, ông Lê Tùng Lâm, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết
sau khi báo chí phản ánh tình trạng nước thải tràn ra khu vực biển gần
bãi tắm Mỹ Khê, Sở Xây dựng đã cho người kiểm tra.
Lực lượng chức năng phát hiện, việc nước thải xả tràn ra biển tại cửa
xả Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) có liên quan đến công trình khách sạn tại
vị trí lô A3 đường Võ Nguyên Giáp (thuộc khu phức hợp đô thị, TMDV Royal
Era 1 do Công ty CP TMS Hotel Đà Nẵng là đơn vị chủ đầu tư và Công ty
cổ phần Xây dựng Hồng Trí Việt là nhà thầu thi công).
Công trình này được Sở Xây dựng cấp giấy phép ngày 26/6, với quy mô 2
tầng hầm và 25 tầng nổi. Tại thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư đang triển
khai đào đất xây dựng hầm và bơm nước ra khỏi công trình vào hệ thống
thoát nước thải tại khu vực.
Nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường biển Đà Nẵng. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Sở Xây dựng nhận thấy việc bơm nước hạ mực nước ngầm để thi công móng
của dự án góp phần làm gia tăng lưu lượng cần xử lý của hệ thống thoát
nước tại khu vực, làm quá tải hệ thống bơm nước thải của thành phố, gây
hiện tượng tràn nước thải ra khu vực ven biển tại cửa xả thải Mỹ An.
Do chủ đầu tư đã tiến hành đấu nối xả thải khi chưa có văn bản chấp
thuận của cơ quan có thẩm quyền, ngày 4/8 Thanh tra Sở Xây dựng đã lập
biên bản đình chỉ thi công công trình.
Sở Xây dựng Đà Nẵng giao Đội kiểm tra quy tắc đô thị quận Ngũ Hành
Sơn phối hợp UBND phường Mỹ An giám sát việc ngừng thi công công trình,
kịp thời báo cáo các đơn vị chức năng trong trường hợp chủ đầu tư không
chấp hành.
"Thanh tra Sở Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan
rà soát xử lý vi phạm đối với trường hợp nêu trên và các trường hợp khác
có liên quan việc đấu nối xả nước vào hệ thống thoát nước khi chưa được
phép", văn bản nêu.
Sở này cũng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Chi cục Môi
trường, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải thường xuyên kiểm tra việc
xả nước không phép tại các công trình xây dựng vào hệ thống thoát nước
thành phố, đặc biệt là khu vực ven biển, ven sông…
Ngày 4/8, Zing.vn phản ánh về tình trạng xả nước thải đen
ngòm ra các bãi biển Đà Nẵng. Cùng ngày, văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cử
cán bộ xuống hiện trường - nơi Zing.vn phản ánh để kiểm tra. Sau đó, đơn vị này có văn bản truyền đạt ý kiến của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng gửi đến UBND thành phố.
Trong văn bản này, Thường trực Thành ủy đề nghị UBND Đà Nẵng chỉ đạo
các Sở, ngành chức năng sớm kiểm tra, có biện pháp khắc phục tình trạng
trên.
Dân trí Có thể những Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay
Myanmar đều không chủ đích giấu bài ở vòng loại U23 châu Á vừa rồi.
Nhưng hiện giờ, lực lượng của họ đã rất khác so với lúc dự vòng loại
giải châu lục, nên lối chơi và các phương án tiếp cận cầu môn đối phương
của họ cũng sẽ khác. >> Các đội bóng Đông Nam Á đều mạnh hơn so với vòng loại U23 châu Á
Ví dụ như Indonesia đã có thêm tiền đạo Erza Walian, người từng
khoác áo đội tuyển U19 Hà Lan, từng trưởng thành từ CLB lừng danh Ajax
Amsterdam (Hà Lan). Nhiều khả năng ở SEA Games tới đây, đội bóng xứ vạn
đảo sẽ sử dụng lối đá tập trung nhiều bóng cho Walian dứt điểm, thậm chí
có thể bóng bổng, để tận dụng sức mạnh mang yếu tố châu Âu của chân sút
này.
Đây là điều mà Indonesia ít sử dụng, hoặc người ta ít gặp nơi chính
đội bóng xứ vạn đảo ở vòng loại U23 châu Á vài tuần trước. Thành ra, lối
chơi của đội bóng trong tay HLV Luis Milla (người Tây Ban Nha) cũng sẽ
có ít nhiều thay đổi.
Bản thân HLV Milla cũng thừa nhận sai lầm của mình tại vòng loại U23
châu Á, mà từ đó Indonesia mất vé dự VCK. Có nghĩa là sau khi rút ra
được các bài học cần thiết, ông Milla nhiều khả năng sẽ cho các học trò
chơi khác tại SEA Games.
Lực lượng của U22 Thái Lan đã khác hẳn so với hồi vòng loại U23 châu Á
Một trường hợp khác liên quan đến Thái Lan. Chắc chắn đội bóng xứ
Chùa Vàng không chủ định giấu bài ở vòng loại U23 châu Á hồi cuối tháng
7. Tuy nhiên, ở giải đấy họ không sử dụng lực lượng mạnh nhất trong lứa
tuổi.
Với Thái Lan, chưa cần bung hết sức họ vẫn có thể giành vé vào VCK
U23 châu Á, trước Malaysia, Indonesia và Mông Cổ (tại bảng H). Thành ra,
đoàn quân của HLV Worrawoot Srimaka dĩ nhiên không dại gì đá theo kiểu
một mất một còn ở vòng loại U23 châu Á, để có khả năng dính chấn thương
lãng xẹt.
Giờ thì Thái Lan trước thềm SEA Games bổ sung lực lượng khá mạnh, với
thêm 3 tuyển thủ quốc gia cùng 2 cầu thủ trưởng thành từ bóng đá châu
Âu được gọi vào đội tuyển U22 (một về từ Pháp và một từ Thuỵ Điển).
Con người khác, lối chơi chắc chắn sẽ khác, và Thái Lan mà ta nhìn
thấy tại SEA Games có thể sẽ khác so với chính U22 Thái Lan vừa dự vòng
loại U23 châu Á.
U22 Việt Nam sử dụng cùng một đội hình cho vòng loại U23 châu Á và SEA Games 29
Trường hợp tương tự cũng xảy ra với Malaysia, đội có đến 6 sự bổ sung
so với hồi vòng loại U23 châu Á, toàn là cầu thủ quan trọng, đến từ các
CLB hàng đầu của giải nghề Malaysia.
Một khi các đội bóng đã thay đổi về mặt con người thì khả năng những
ghi chép và nghiên cứu của chúng ta về họ, thông qua vòng loại U23 châu Á
sẽ mất đi ít nhiều tác dụng. Bởi, khi đó, chúng ta đâu ghi chép được
thói quen di chuyển, thói quen chơi bóng, hay tầm hoạt động của những vị
trí chưa hề xuất hiện tại vòng loại U23 châu Á vừa rồi.
Các đội bóng mạnh nhất Đông Nam Á không chủ đích giấu bài ở vòng loại
giải châu lục. Chỉ có điều, họ nhận thấy rằng họ dùng lực lượng vừa
phải vẫn có thể cạnh tranh vé dự VCK giải châu Á, nên chưa tập trung hết
những cầu thủ tốt nhất trong lứa tuổi tại vòng loại giải đấu ấy.
Ngược lại, U22 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á và SEA Games gần như xài cùng một đội hình, ở các giải đấu trước nữa cũng vậy.
Chúng ta có ưu điểm là cầu thủ đá với nhau nhiều giải, trưởng thành
chung với nhau nhiều năm nên các vị trí ăn ý với nhau, hiểu nhau. Nhưng
ngược lại, con người của chúng ta ra sao, mạnh ở vị trí nào, yếu ở vị
trí nào, thậm chí từng cụ thể của chúng ta có ưu điểm, nhược điểm như
thế nào, có lẽ đối thủ đã nắm hết.
Giờ chỉ chờ HLV Nguyễn Hữu Thắng phải cao tay ấn hơn đối thủ!
Trọng Vũ
Tân sinh viên Học viện Quân y suýt phải "trả giá" vì chủ quan
Tân sinh viên Học viên Quân y chia sẻ về bài học chủ quan
Với 29,25 điểm (Toán 10, Vật lý 9, Hóa học 9,75, cộng 0,5 điểm ưu
tiên khu vục), em Trần Trung Kiên (lớp 12A1, Trường THPT Huỳnh Thúc
Kháng, TP Vinh, Nghệ An) trúng tuyển vào Học viện Quân y (điểm chuẩn 29
điểm). Có thể nói, ước mơ trở thành bác sỹ của em đã trải qua mốc quan
trọng nhất.
Nếu không có 0,5 điểm khu vực, Kiên sẽ phải lỡ hẹn với ước mơ. Nếu
trường hợp đó xảy ra, có thể em sẽ day dứt và tự trách bản thân rất
nhiều bởi cái sự lỡ hẹn ấy bắt nguồn từ sự chủ quan của cậu học sinh
giỏi này.
Tân sinh viên Học viên Quân y Trần Trung Kiên.
Năm 2015-2016, Trần Trung Kiên đoạt giải Ba kỳ thi Học sinh giỏi cấp
tỉnh môn Vật lý. Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, Kiên đặt mục tiêu
điểm 10 môn này tuy nhiên em chỉ đạt 9 điểm. Đối với Kiên, đây là bài
học "đau đớn" vì tính chủ quan của mình.
“Em đã để sai ở những câu dễ, trong đó có câu hết sức cơ bản mà bất
cứ bạn nào có học lực trung bình đều có thể làm được. Em toàn học “trên
ngọn”, hứng thú với câu khó mà bỏ qua phần gốc cơ bản. Chạy nhanh quá sẽ
vấp, và khi đã vấp thì sẽ ngã đau”, Kiên chia sẻ về việc mất 1 điểm môn
Vật lý.
“Kinh nghiệm có thể nói là "bài học xương máu" của em hi vọng sẽ hữu
ích đối với các em khóa sau. Dù khó hay dễ thì điểm số mỗi câu vẫn bằng
nhau là 0,25 điểm/câu. Vì thế, đừng vì cố gắng làm nhanh, vội những câu
dễ để đến câu khó mà chủ quan, mất điểm oan. Hãy đọc thật kỹ đề và từng
đáp án để đưa ra lựa chọn chính xác nhất”, Kiên nói.
Trần Trung Kiên và bố mẹ. Trước thời điểm
em bước vào kỳ thi quan trọng, mẹ bị tai biến mạch máu não phải đi viện
điều trị dài ngày
Ít ai biết rằng, thời điểm Trần Trung Kiên tham gia kỳ thi THPT quốc
gia cũng là lúc gia đình em trải qua một biến cố lớn - mẹ em phải nhập
viện điều trị vì tai biến mạch máu não. Cuộc sống vốn đã khó khăn, khi
mẹ ngã bệnh, bố Kiên phải xin nghỉ việc bảo vệ ở một cửa hàng để vào
viện chăm sóc vợ. Trong khi các bạn cùng trang lứa được bố mẹ “chăm sóc
tận răng” để dồn sức cho kỳ thi quan trọng này thì Kiên vẫn "làm bạn"
với mì tôm, nhiều hôm học quên cả ăn.
Sau thời gian dài điều trị tích cực tại Hà Nội, chị Trần Thị Dần - mẹ
Kiên được chuyển về Nghệ An để phục hồi chức năng. Bố quay trở lại công
việc để kiếm thêm tiền trang trải chi phí điều trị, em gái thay bố vào
viện, Kiên tiếp tục tự lo cho bản thân.
Trước khi chính thức nhập học, sống trong
môi trường quân ngũ, Trần Trung Kiên kiên trì giúp mẹ tập phục hồi chức
năng sau cơn bạo bệnh
Không có điều kiện để đi học thêm, Kiên chủ yếu học trên lớp và học
nhóm hoặc nhận làm “gia sư” cho các bạn để củng cố kiến thức. Thương cậu
học trò hiếu học, học giỏi, thầy cô, các bạn và một số phụ huynh trong
lớp giúp đỡ em bằng nhiều cách. Khi biết Kiên vì hoàn cảnh gia đình mà
chưa thể hoàn thành việc đóng nạp các khoản cho nhà trường, một phụ
huynh đã bí mật giúp em. Tình yêu thương, tin tưởng của mọi người đã
tiếp thêm cho cậu học trò này niềm tin và nghị lực, vượt qua khó khăn
trước mắt để giành được kết quả cao trong kỳ thi vừa qua.
“Nằm viện, cứ nghĩ đến con mà vừa thương vừa lo nhưng tôi tin tưởng
vào con trai bởi cháu là đứa có tính tự lập cao. Suốt gần 1 tháng chờ
đợi kết quả, cả gia đình cứ thấp thỏm vì điểm trúng tuyển vào Học viện
Quân y thường ở rất cao. Hôm nghe thông tin về điểm chuẩn, biết chắc
chắn con đậu, đúng là còn hơn cả trăm liều thuốc bổ”, chị Dần chia sẻ.
... hay hướng dẫn em gái củng cố kiến thức trước khi bước vào năm học mới
Kiên đăng kí vào Học viện Quân y, một phần là để thực hiện ước mơ trở
thành bác sỹ, phần khác cũng để đỡ một phần gánh nặng chi phí học tập
cho bố mẹ. Hiện toàn bộ chi tiêu sinh hoạt gia đình và chi phí điều trị
phục hồi chức năng của mẹ Kiên đều trông chờ vào đồng lương bảo vệ ít ỏi
của bố.
“Chặng đường phía trước vẫn còn rất dài. Còn nhiệm vụ trước mắt của
em là luyện tập lấy lại phong độ, thể lực sau thời gian “ngược đãi bản
thân” để đáp ứng tiêu chí sức khỏe khi nhập trường”, Trần Trung Kiên
cười.
Hoàng Lam
NASA trả mức lương cao ngất ngưởng cho “Nhân viên bảo vệ trái đất”
NASA
(Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ) vừa đăng tuyển một “nhân viên bảo vệ
trái đất” với trách nhiệm chính là đảm bảo con người không làm ô nhiễm
không gian, và ngược lại bảo vệ trái đất khỏi bị các chất gây ô nhiễm
cũng “như sinh vật ngoài trái đất” tấn công.
Công việc này có phần giống trong bộ phim "Man in black" nổi tiếng
Trên thực tế, mức độ công việc của “nhân viên bảo vệ trái đất” chính
là giúp Hoa Kỳ tuân thủ Hiệp ước Không gian Quốc tế năm 1967, tạo ra
khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý không gian và khẳng định rằng "việc
thăm dò và sử dụng không gian vũ trụ sẽ được thực hiện vì lợi ích của
tất cả Quốc gia ".
Bất cứ ai cảm thấy mình có đủ điều kiện và đam mê đều có thể dự tuyển
Theo Newsweek tất cả những người đam mê không gian, có trình độ
chuyên môn cao, bằng cấp cử nhân hoặc cao hơn ở các lĩnh vực sau: Kỹ
thuật, khoa học vật lý hoặc toán học đều có thể dự tuyển. Các ứng viên
cũng phải hoàn thành "24 giờ học về khoa học vật lý và / hoặc khoa học
kỹ thuật liên quan như cơ học, động lực hoặc điện tử."
Công việc này được mời chào với mức lương từ 124.406 đến 187.000 USD (~ 2,8 - 4,2 tỷ đồng) mỗi năm.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét