Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

BÍ ẢN ĐƯỜNG ĐỜI 111/1 (Mao Trạch Đông)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Mao Trạch Đô

 {{{caption}}} 

Đồ tể của nhân loại - Đứa con Quái thai của sự hôn phối giữa CM Vô sản và ĐT giai cấp

Câu nói để đời:  “Tần Thuỷ Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ chặt đầu 460 nho sĩ. Chúng ta đã chặt đầu 460.000 trí thức.”. Và “Mọi người cộng sản phải nắm cho rõ chân lý này: ‘Quyền lực chính trị lớn mạnh được là bắt đầu từ họng súng".

----------------------------------------

“7 tội ác lớn nhất” của Mao Trạch Đông được phơi bày sau 39 năm ngày ông mất

Ngày 9/9/2015 là tròn 39 năm ngày mất của cựu thủ lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Mao Trạch Đông. Truyền thông của ĐCSTQ đã có bài xã luận: “Khách quan và công bằng mà nói, ông Mao là người vĩ đại, chứ không phải là thần vĩ đại”. Có người chế nhạo trên mạng rằng, đối với các bình luận của truyền thông ĐCSTQ, chúng ta phải hiểu ngược lại mới đúng.
 
Ngày 10/9, “Thời báo Hoàn Cầu” – cơ quan truyền thông của ĐCSTQ có bài xã luận rằng: Chính quyền ĐCSTQ biểu thị sự tán dương và tôn trọng “hết sức khách quan” đối với “cống hiến” của Mao Chủ tịch đồng thời cũng “xác nhận” những “sai lầm” của ông. Sau khi chụp lên ông những danh hiệu khác nhau, bài viết đi đến kết luận rằng: “Ông Mao Trạch Đông không phải là người mà một cá nhân hay một nhóm người là có năng lực đánh giá, có thể đánh giá ông thì chỉ có toàn bộ nhân dân Trung Quốc.”
Sau khi bài viết được công bố, cộng đồng mạng lập tức bình luận về sự việc này. Một độc giả tại thành phố Chương Châu tỉnh Phúc Kiến châm biếm rằng: Xã luận của “Thời báo Hoàn cầu” chúng ta phải hiểu ngược lại thì mới đúng.
Một độc giả tại thành phố Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông thẳng thắn cho rằng: Chủ nghĩa ngoại lai của Mao đã làm trì hoãn Trung Quốc những 200 năm.
Độc giả tại Thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên thì bày tỏ: Chỉ có toàn bộ nhân dân Trung Quốc mới có thể đánh giá Mao Trạch Đông, vậy thì mang hết “công lao vĩ đại” và những “sai lầm” của ông ta, toàn bộ viết ra một cách chân thực, rồi đưa cho 1,4 tỷ người Trung Quốc bỏ phiếu. Như thế chẳng phải đưa ra được một đáp án công bằng nhất hay sao?
Có bình luận chỉ ra rằng, ĐCSTQ chỉ vì sự thống trị của chính mình, cho nên luôn luôn không dám thừa nhận sai lầm của Mao Trạch Đông, thực tế đáng xấu hổ nhất chính là lấy từ “tội ác” đổi thành “sai lầm” một cách xảo quyệt.
7 tội ác lớn nhất của Mao Trạch Đông

Tháng 12/2014 trên mạng có lưu truyền một bài viết ký tên tác giả là Trang Quế Tam, tổng kết 7 tội ác lớn nhất của nhân loại do ông Mao Trạch Đông gây ra. Cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nắm quyền 27 năm, lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh chủ yếu để tiến hành con đường cực tả. Trên đường lối đó, ông đã dùng dẫn dụ và cưỡng bức để gây ra biết bao thảm họa vô cùng tàn nhẫn cho xã hội mà mỗi thảm cảnh có thể được coi như là lớn nhất của nhân loại.
1. Năm 1957 “Phản cánh hữu”, chụp mũ và giám sát 550.000 người phe cánh hữu, lấy những lời phát biểu của những người phe cánh hữu lập hồ sơ, khống chế nội bộ phe cánh hữu, tổng số gần 1 triệu người. Những người trong phe cánh hữu này hầu hết là thành phần tri thức, họ trong khi phê đấu đã tự sát nhiều đến mức không kể xiết. Đây là cuộc chiến chống lại nhiều người trí thức nhất của nhân loại.
2. Năm 1958 “Đại nhảy vọt”, để hùa theo cách làm liều lĩnh của Mao Trạch Đông, toàn quốc hưởng ứng một cách quá khích. Các nơi đua nhau phóng đại sản lượng thu hoạch mùa vụ, sáng tạo ra con số không tưởng, sản lượng trên một mẫu là 5.000 – 60.000 kg lương thực, thậm chí ông còn “nghiêm trọng” đặt ra vấn đề “lương thực nhiều quá ăn không hết thì phải làm sao?” Đây là chuyện hoang đường nhất của lịch sử loài người.
3. Theo thống kê của Hồ sơ giải mật Quốc gia, từ mùa xuân năm 1958 đến mùa xuân năm 1962, tại Trung Quốc có 37 triệu 500 nghìn người chết đói. Người dân cho rằng, nếu như tính cả người chết đói, chạy nạn bị thất lạc, trẻ sơ sinh chết do không đủ sữa, chết do bị bội thực, chết vì đói rét, vì quá đói đi ăn trộm đồ ăn bị đánh chết, không cho chạy nạn bị đánh chết… Nếu như tính tất cả những nguyên nhân đó, thì con số người chết ước chừng 60 triệu người. Mao Trạch Đông đứng đầu về thảm họa liên quan đến tính mạng con người, là điều thê thảm nhất của nhân loại.
4. Năm 1957 sau khi chống lại phe cánh hữu, phần tử cánh hữu và cả người nhà bị đưa về nông thôn, họ đều bị giám sát lao động, đồng thời bất kể lúc nào cũng có thể bị lôi ra phê đấu, để làm tài liệu sống cho đấu tranh giai cấp. Các vùng nông thôn rộng lớn này biến thành một trại giam khổng lồ, không cần tường bao, không có thời hạn thi hành án. Mao Trạch Đông khai sáng ra một trại giam khổng lồ chưa từng có trong lịch sử, cũng như tương lai.
5. Mao Trạch Đông thông qua rất nhiều thủ đoạn, khi mới đề xuất thì rất rõ ràng, nhưng khi kết thúc thì rất đen tối, thực thi sự sùng bái cá nhân, mê tín cá nhân. “Sáng xin chỉ thị, chiều phải báo cáo”, “Kính nghênh hồng bảo thư”… Mê tín cá nhân và sùng bái cá nhân của Mao Trạch Đông đã lừa gạt con người mấy thế hệ, từ cổ chí kim, trong nước ngoài nước không ai sánh nổi.
6. Tháng 9/1962, bà Giang Thanh, vợ của ông Mao từ hậu trường bước ra khoa tay múa chân nói về việc chính trị quốc gia. Năm 1965 Mao Trạch Đông và bà ta ở trong phòng kín mưu đồ, đưa ra “Bình tân biên lịch sử kịch < hải thụy bãi quan>”, Giang Thanh được đề cử lên làm Phó Tổ trưởng Cách mạng Văn hóa Trung ương, sau đó lên làm Cố vấn Cách mạng Văn hóa Quân ủy, rồi Ủy viên Cục Chính trị. Ngoài Mao Trạch Đông ra, bà Giang Thanh trở thành cánh tay đắc lực với quyền lực vượt qua tất cả các lãnh đạo trong Trung ương ĐCSTQ. Bà Giang Thanh đã lợi dụng quyền lực mà Mao Trạch Đông giao cho để làm vô số việc ác, chuyện xấu và các vụ bê bối. Mao Trạch Đông trao quyền lực lớn nhất cho vợ của mình, chuyện này cũng chưa từng có trong lịch sử.
7. Mao Trạch Đông phát động kẻ thù chính trị đả kích Đại Cách mạng Văn hóa, khiến cho Trung Quốc lâm vào đại loạn. Trong 10 năm Đại Cách mạng Văn hóa, hơn 20 triệu người bị giết chết, tự sát và thảm sát. Đây là tội ác giết người vô tội, tàn khốc và vô nhân tính lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Theo Đại Kỷ Nguyên
-------------------------------------------------------------

Giới thiệu tài liệu: Jonathan Spence, “Mao”, nhà xuất bản Claasen: tiểu sử được thuật lại một cách dễ hiểu và chứa đựng nhiều thông tin từ ngòi bút của một trong những nhà Hán học nổi tiếng nhất thời chúng ta. Hung Chang & Jon Halliday, “Mao”, Panteon: một trong những mô tả mới nhất, nhưng cũng bị tranh cãi nhiều nhất về con người của ông chủ tịch vĩ đại. Các tranh luận mà quyển sách này đã gây ra trên khắp thế giới được Gregor Benton & Lin Chun tập trung lại trong quyển “Was Mao Really a Monster? The academic response to Chang and Halliyday’s Mao: The Unknown Story”, Routledge. 
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản.Quyển sách bao gồm các chương sau đây:
  • Tên cướp đỏ: 1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
  • Con người chuyên quyền kia: Tưởng Giới Thạch
  • Cuộc chạy trốn qua núi: 1934 – 1935: “Vạn lý Trường chinh”
  • Địa ngục Nam Kinh: Cuộc thảm sát tại Nam Kinh
  • Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc: 1946 – 1949: nội chiến
  • Khởi hành vào một kỷ nguyên mới: 1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
  • Cuộc chiến chống Mỹ: 1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
  • Sự điên khùng của một bạo chúa: 1958 – 1961: “Đại nhảy vọt”
  • Cuộc chiến của những đứa trẻ con: 1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa
  • Chuyến viếng thăm của kẻ thù giai cấp: Chuyến đi thăm Trung Quốc của Nixon
  • Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ: 1976 Mao qua đời
  • Kế hoạch cho lần trỗi dậy: Trung Quốc mở cửa
  • Cơn bão trên Thiên An Môn: Thảm sát Thiên An Môn
--------------------------------------------------------------

Tên cướp đỏ

1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
Tiến sỹ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Vào ngày 31 tháng 7 năm 1921, 13 người đàn ông trẻ tuổi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ở gần Thượng Hải, trong số đó là một người thầy giáo rụt rè từ tỉnh lẻ, người cả một thời gian dài không có mục đích.  Nhưng bây giờ con người 27 tuổi đấy đã tìm thấy một nhiệm vụ mà ông ấy muốn đấu tranh cho nó với tất cả sức lực: cuộc cách mạng. Mao Trạch Đông biến nó trở thành nghề nghiệp của mình – và chẳng bao lâu sau đó cũng dựa trên cả giết người, cướp của và tống tiền để thực hiện điều đấy.
Trời mưa như trút nước khi chiếc du thuyền rời bến trên “Hồ Uyên ương”, tròn 90 kilômét về phía Tây Nam của Thượng Hải. 13 người đàn ông trên thuyền không hề chú ý đến cơn mưa đang lan rộng ra vào ngày 31 tháng 7 năm 1921 đấy. Họ ngồi chen chúc quanh một cái bàn có những món cá, thức uống và cờ mạt chược. Và thảo luận.
Một bức tường bằng gỗ bảo vệ gian phòng hở ở mặt sau trước những cái nhìn tò mò. Ngay khi có thuyền khác đến gần, tất cả các câu chuyện đều câm lặng đi sau một tiếng gõ làm hiệu. Thế rồi những người đàn ông đó giả vờ trầm tư suy nghĩ chơi mạt chược, đẩy những con cờ qua lại trên cái bàn đã được đánh bóng. Họ biết: chỉ điểm của cảnh sát có thể cố nghe lén họ.
Những người đi trên du thuyền là sinh viên, giáo viên và nhà báo Mácxít. Họ đã mướn chiếc thuyền để ngụy trang cho cuộc gặp gỡ bí mật của họ như một chuyến vui chơi. Thật sự là họ muốn thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. 13 người đàn ông đó đại diện cho chưa tới 60 người Cộng sản – trong một đất nước có hơn 450 triệu dân.
Họ liên kết lại với nhau thành những chi bộ bé nhỏ chỉ trong năm thành phố Trung Quốc, họ thiếu tiền và kinh  nghiệm. Mặc dù vậy, họ vẫn quyết định thành lập chế độ chuyên chính vô sản ở Trung Quốc.
Một trong số những người đàn ông đó là một người trẻ tuổi, dáng cao với đôi mắt buồn. Ông ấy chải mái tóc đen khỏi trán. Trong những cuộc thảo luận, hiếm khi nào ông ấy cất tiếng nói, rõ ràng là sự xuất hiện thanh lịch của những người đồng chí nào đấy đã khiến cho ông e ngại, những người mặc quần áo comlê Phương Tây thay vì trang phục Trung Quốc và thêm vào đó hiểu biết lý thuyết Marx tốt hơn là ông ấy.
Con người 27 tuổi đấy là một nhà giáo dạy Sử ở tỉnh. Tên của ông ấy: Mao Trạch Đông.
Thế nhưng chính con người kín đáo đấy sẽ tạo cho ĐCS Trung Quốc trở thành một công cụ của quyền lực và khủng bố. Và nhờ vào nó mà thống trị một phần tư nhân loại.
Trong ngày đó, những người đàn ông thống nhất một chương trình hành động mang nét không tưởng: cần phải chiến thắng Chủ nghĩa Tư bản ở Trung Quốc và thành lập một xã hội không có giai cấp.
Khi chiếc thuyền trở về bờ hồ có sậy mọc bao quanh vào lúc trời chạng vạng, những người âm mưu đó không còn sợ chỉ điểm nữa. “Đảng Cộng sản muôn năm, Chủ nghĩa Cộng sản giải phóng nhân loại muôn năm”, họ gọi to trên hồ.
Vào ngày đấy, với chuyến đi chơi của một nhóm nhỏ những người cùng ý tưởng, lịch sử ĐCS bắt đầu – và cả lần thăng tiến khó tin trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc của một người con trai nhà nông.
MAO TRẠCH ĐÔNG, người sau này trở thành nhà cách mạng, sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893 trong ngôi làng Thiều Sơn hẻo lánh ở tỉnh Hồ Nam giữa Trung Quốc. Đó là một thế giới còn nguyên thủy, giữa những ngọn đồi thoai thoải và những khu rừng rộng lớn trên núi, một thế giới mà trong đó có một vài trăm gia đình nông dân trồng lúa, trà và tre, đặt con trâu đi trước cái cày như trước đấy hàng trăm năm.



Bức ảnh gia đình này được chụp ngay sau khi người mẹ qua đời: Mao, bác, cha và em (từ phải sang trái). Ảnh: GEO EPOCHE
Bức ảnh gia đình này được chụp ngay sau khi người mẹ qua đời: Mao, bác, cha và em (từ phải sang trái). Ảnh: GEO EPOCHE
Không có đường bộ, không có đường sông dẫn vào trong thung lũng, nơi có lợn rừng, báo và thỉnh thoảng cũng cả hổ đi ngang qua. Làng Thiều Sơn hẻo lánh tới mức tin về cái chết của hoàng đế Quang Tự chỉ đến với người dân làng sau nhiều năm.Cha của Mao, một cựu quân nhân của quân đội tỉnh, đã khá giả lên nhờ trồng lúa và ngũ cốc. Trong khi phần lớn các gia đình trong Thiều Sơn sống trong những ngôi nhà bằng đất sét và mái rơm thì gia đình Mao sống trong một ngôi nhà sáu phòng với mái ngói. Người con trai Trạch Đông của họ còn có cả một phòng riêng, một sự xa hoa khác thường cho con của một nhà nông.
Tuy vậy, cả trong gia đình này cũng không có nước máy – cho tới cuối đời, Mao vẫn thích kỳ cọ thân thể với một cái khăn được làm ướt bằng hơi nước, hơn là tắm rửa với xà phòng, và súc miệng bằng trà thay vì dùng một cái bàn chải đánh răng.
Bên cạnh nhà, những cánh đồng ruộng bậc thang của gia đình cao dần lên. Mao, cũng như tất cả những đứa bé khác trong làngg, phải phụ giúp làm việc ngay từ lúc còn nhỏ: thường ông phải chăn trâu bò hay chăn vịt.
Lúc tám tuổi, ông đi học trường làng; tiền học mà cha của ông ấy phải đóng nhiều bằng nửa năm lương của một người công nhân. Nhưng ông ấy vẫn trả – hẳn vì ông ấy hy vọng rằng người con trai sau này sẽ lo ghi chép sổ sách cho ông ấy.
Người thầy chỉ dạy cho Mao biết đọc và biết viết. Học trò, cũng như thần dân phái nam dưới triều nhà Thanh, luôn luôn phải thắt tóc bím, trích dẫn các tác phẩm kinh điển của Khổng Tử: những tác phẩm đã có từ nhiều thế kỷ, của chính triết gia đấy hay của các học trò ông ấy. Chúng nói về sự siêng năng, trung thực và về sự cải tiến liên tục tính chất cá nhân, cũng như về sự kính trọng cha mẹ.
Với 13 tuổi, Mao rời trường; theo ý của cha, ông cần phải làm việc trong trang trại và sau này trở thành người buôn gạo.
Thế nhưng người con đã khám ra một thế giới riêng cho mình từ lâu, thế giới của sách vở. Hàng đêm, bên ánh đèn dầu, ông ấy đọc biên niên sử, những quyển tiểu thuyết kể về những băng cướp, những cuộc nổi dậy và những chuyến đi hành hương. Ông lúc nào cũng che cửa sổ lại, để cho người cha không biết đến những lần đọc sách bí mật đấy.
Mao căm ghét con người gia trưởng nóng tính đấy, người cho rằng đọc những quyển sách đó chỉ là phí thời gian mà thôi và thường xuyên đánh đập ông. Qua những lần va chạm, người con đang lớn lên nhanh chóng có được một trải nghiệm đặt dấu ấn lên ông: nếu đối xử khúm núm, người cha chỉ đánh đập ông càng nhiều hơn. Ngược lại, nếu như bướng bỉnh thì ông lại có thể nhận được nhượng bộ bởi sự ương ngạnh của mình.  Khi người cha già mắng nhiếc ông là lười biếng và vô dụng trước mặt khách đến thăm, người thiếu niên đấy đã chạy đến một cái hồ và dọa sẽ tự tử. Người cha nhượng bộ và hứa sẽ không quát mắng ông nữa.
Thế nhưng người trưởng gia đình đấy ép buộc chàng trai 14 tuổi phải bước vào một cuộc hôn nhân đã được hứa hẹn trước với một người chị họ xa, lớn hơn ông bốn tuổi, [La] Nhất Tú. Nhưng Mao chưa từng bao giờ nhìn người chị họ này, người đã dọn vào ở trong gia đình (nhưng qua đời ba năm sau đó), như là người vợ của mình – và có lẽ cuộc hôn nhân cũng không bao giờ được tiến hành trọn vẹn.
Ông ấy thích học hơn. Có một quyển sách thu hút ông một cách đặc biệt: “Những lời cảnh báo về một kỷ nguyên của sự thừa thãi”. Trong quyển sách đó, nhà cải cách người Trung Quốc Trịnh Quan Ứng thúc giục người dân của mình hãy thích ứng với thế giới hiện đại với đường sắt, điện tín, thư viện và quốc hội của nó, trước khi các chính phủ ngoại quốc bóc lột toàn Trung Quốc. Những quyển sách mỏng như quyển sách này đã gợi lên nhận thức chính trị của Mao và khơi dậy trong ông lòng tự hào dân tộc.
Với 16 tuổi, ông rời ngôi làng quê hương năm 1910 và tự đăng ký đi học tại một trong những trường cải cách mới ở làng cạnh bên, loại trường mà thời gian vừa qua đã có hơn 100 trong tỉnh: một cố gắng tuyệt vọng của triều đình để thu ngắn khoảng cách tụt hậu của Trung Quốc so với Phương Tây.
Ở đấy, một thế giới mới mở ra cho Mao, ngay cả khi ông ấy bị nhiều ngươi đồng học – phần lớn là con trai của địa chủ – cười chê như người nhà quê vì trang phục nông dân của ông. Ông chỉ có một bộ quần áo duy nhất: một cái áo khoác bằng bông vải và một cái quần đã cũ.
Khác với những trường còn lại trong Trung Quốc, có trong thời khóa biểu  là những môn học như khoa học tự nhiên, lịch sử thế giới, tiếng Anh và âm nhạc. Lần đầu tiên, Mao được nghe về những nhân vật như George Washington, Abraham Lincoln, Napoleon Bonaparte: những con người đã thành lập, thống nhất hay dẫn dắt quốc gia đến một tầm vóc to lớn.
Người cha chỉ miễn cưỡng trả tiền học cho người con trai sắp trưởng thành. Và hẳn đã không nghĩ rằng ông ấy sẽ vĩnh viễn xa rời cái chật hẹp của một cuộc đời nhà nông.
Vì Mao không trở về ngôi làng quê hương nữa. Ông muốn được đi xa, vào tỉnh lỵ Trường Sa cách đó 50 kilômét, một thành phố lớn với 300.000 dân. Vì nghe rằng ở đấy có trường học còn tốt hơn nữa, ông lên đường đi đến đấy năm 17 tuổi.
Một bức tường thành bằng những khối đá màu xám lâu đời hàng thế kỷ bao bọc lấy Trường Sa. Dân quân đầu quấn khăn xanh canh gác những cánh cổng khổng lồ. Ngõ hẻm giống như đường hầm dẫn qua mê cung của thành phố, đến hai ngôi đền thờ Khổng Tử khổng lồ, biệt thự của quan lại, những người sống sau các bức tường cao, và khu phố mua bán với các cửa hàng,
Trên đường đi không nhìn thấy ô tô, không nhìn thấy xe đạp, xe lôi, thay vào đấy người ta bắt gặp những người gánh nước, ăn xin và các chiếc kiệu của người giàu.
Đấy là năm 1911, đêm trước của cuộc cách mạng Trung Quốc. Lực lượng đối kháng chống lại triều nhà Thanh đang nổi dậy trong hầu hết các tỉnh của đất nước này, phe đối lập yêu cầu triệu tập một quốc hội cho quốc gia.
Mao chăm chú theo dõi các sự kiện qua nhiều tờ nhật báo chính trị, những cái mới đây đã được in ra. Qua đó, ông biết về nhà đối lập cực đoan Tôn Dật Tiên, “Liên minh Cách mạng” của ông ấy – và về một cuộc nổi dậy trong thành phố cảng Quảng Châu mà có 72 người nổi dậy đã chết trong lúc đó.



Một đầy tớ thắt bím cho chủ. Theo lệnh của triểu nhà Thanh, tất cả đàn ông Trung Quốc đều phải để bím tóc. Ảnh: GEO EPOCHE
Một đầy tớ thắt bím cho chủ. Theo lệnh của triểu nhà Thanh, tất cả đàn ông Trung Quốc đều phải để bím tóc. Ảnh: GEO EPOCHE
Mao, cho đến thời điểm đấy là một người trung thành với triều đình, người cho rằng nhà vua và các quan lại của vua là những người thông thái và chính trực, lúc đầu còn hy vọng rằng triều đình sẽ tiếp tục tồn tại trong một chế độ quân chủ lập hiến.Thế nhưng chỉ sau một vài tuần ở Trường Sa, ông ấy đã suy nghĩ cực đoan hơn: ông thảo một tuyên ngôn mà trong đó ông yêu cầu hoàng đế thoái vị và Tôn Dật Tiên trở thành tổng thống Trung Quốc – và dán nó lên tường của ngôi trường ông đang theo học.
Như một dấu hiệu của sự phản đối, Mao cắt bím tóc của mình đi. Một hành động mà theo truyền thống trong vương quốc của nhà Thanh sẽ phải chịu hình phạt tử hình. Khi một vài học sinh ngần ngừ không chịu làm theo. Mao đã cầm lấy kéo và dùng bạo lực giải phóng họ khỏi cái bím tóc.
Những người Trung Quốc trẻ tuổi ở các trường khác cũng dám làm điều ghê gớm đó – rõ ràng là hiện giờ các cơ quan của hoàng đế đã thiếu uy quyền để truy xét việc làm phạm tội đấy.
Trong tháng 10 năm 1911, khi binh lính nổi dậy chống triểu đình trong thành phố Vũ Xương cách đó gần 300 kilômét về phía Bắc, Mao cùng một vài người bạn quyết định đi đến đấy để trợ giúp cho những người làm cách mạng. Nhưng ông ấy không đi ngay. Vì nghe nói rằng trời hay mưa ở Vũ Xương nên đầu tiên ông lên đường đi tìm giày không thấm nước – và vì vậy mà đã bỏ lỡ lần lật đổ.
Không có ông, cuộc cách mạng vẫn tiếp tục lan ra ngày càng rộng khắp và cuối cùng về đến Trường Sa. Mao tham gia lực lượng cách mạng, phục vụ vài tháng như một quân nhân, nhưng không bắn đến một phát súng duy nhất.



Năm 1920, Mao (thứ ba từ trái sang) cùng với một phái đoàn từ Hồ Nam về Bắc Kinh để phản đối một tư lệnh quân đội chuyên quyền ở địa phương. Ảnh: GEO EPOCHE
Năm 1920, Mao (thứ ba từ trái sang) cùng với một phái đoàn từ Hồ Nam về Bắc Kinh để phản đối một tư lệnh quân đội chuyên quyền ở địa phương. Ảnh: GEO EPOCHE
Sau lời tuyên bố thành lập nền cộng hòa và tuyên bố thoái vị của hoàng đế trẻ con Phổ Nghi trong tháng 2 năm 1912, con người 18 tuổi đấy tin rằng cuộc cách mạng đã thành công và bây giờ là thời gian để quay trở về với sách vở; thế nào đi nữa thì nhiều quân nhân cũng bị nhà nước sa thải để tiết kiệm tiền.Bây giờ, vào mỗi buổi sáng, ông ấy đi đến thư viện thành phố của Trường Sa và nghiên cứu các tác phẩm của những nhà tư tưởng châu Âu, trong đó là các tác phẩm của Adam Smith, lý thuyết gia đầu tiên của Chủ nghĩa Tư bản, của Jean-Jacques Rousseau, người khai sáng, và của Montesquieu, người đấu tranh cho tam quyền phân lập. Ở đây, lần đầu tiên Mao cũng nhìn thấy một tấm bản đồ thế giới.
Đó là một thời gian đọc sách vô phương thỏa mãn cũng như chẳng theo kế hoạch nào: người đàn ông trẻ tuổi đọc sách “như một con trâu lẻn vào vườn rau và ngốn ngấu ăn tất cả những gì mọc ở đấy”, như ông ấy sau này nhớ lại. Ông chỉ cho phép mình nghỉ vào giờ trưa, để ăn hai chiếc bánh làm từ gạo.
Với gần 20 tuổi, ông ấy vẫn còn chưa được đào tạo, không có nghề nghiệp, không có mục đích cho cuộc sống. Vì cha ông đe dọa không gửi tiền nữa nên Mao ghi danh học sư phạm năm 1913. Thêm năm năm học nữa bắt đầu.
Đó là một thời kỳ hỗn loạn, say sưa. Vì trong khi nước Cộng hòa tan rã, ảnh hưởng của chính phủ trung ương ở Bắc Kinh tan biến dần và các warlords chiếm lĩnh quyền lực – các tư lệnh độc lập, những người phần lớn đã từng là chỉ huy quân đội trước đây – thì những tư tưởng mới bắt đầu đến với đất nước này.
Cùng với bạn đồng học, Mao đã thảo luận nhiều về Chủ nghĩa Vô chính phủ, Chủ nghĩa Dân tộc, cách mạng.
Và về con đường tương lai của Trung Quốc. Lần đầu tiên, ông nghe được từ “Chủ nghĩa Cộng sản”, thế nhưng nó không để lại một ấn tượng gì đặc biệt. Còn phải qua nhiều năm nữa, cho tới khi ông quan tâm thật sự đến nó.
Nhiều điều là mới đối với ông, nhiều điều hỗn độn. Ông có, ông sẽ nói như thế sau này về thời gian đấy, “một hỗn hợp kỳ lạ” trong đầu: ông tuy tin rằng Trung Quốc phải học tập ở Phương Tây, nhưng cũng muốn rằng nó đừng khước từ truyền thống của nó trong lúc đó. Ông là một người có tư tưởng tự do cởi mở với cả thế giới – nhưng đồng thời ông lại hâm mộ những nhà cai trị đặc biệt tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc.



Bốn vòng tường thành đồ sộ bao bọc lấy trái tim của thủ đô Bắc Kinh. Ở phía Nam là cổng thành mang tên "Vĩnh Định Môn". Ảnh: GEO EPOCHE
Bốn vòng tường thành đồ sộ bao bọc lấy trái tim của thủ đô Bắc Kinh. Ở phía Nam là cổng thành mang tên “Vĩnh Định Môn”. Ảnh: GEO EPOCHE
Cuối cùng, một trong những người thầy đã để ý đến người con trai nhà nông đấy, người phác thảo những lời bình luận về tác phẩm của một triết gia đạo đức người Đức cũng như những bài thơ đa cảm. Ông ấy cho rằng con người ham học từ tỉnh lẻ đấy là một người có tài: “Gia đình nông dân thường là nơi xuất phát của những tài năng khác thường nên tôi khuyến khích anh ấy”, ông ấy viết. Và: “Tìm được một người thông minh và chân thật như anh ấy không phải dễ”.Mao tiếp nhận từ người nâng đỡ mình thói quen huấn luyện không chỉ tinh thần mà cả thể xác nữa, thích nhất là trần truồng hay chỉ mặc ít quần áo trong lúc đó – một niềm say mê cho tới cuối đời.
Mỗi buổi sáng, ông ấy đi đến một cái giếng và dội nước lạnh như băng lên người. Trong những kỳ nghỉ, ông đi dạo thật lâu với bạn bè, tắm nắng hay chạy bộ trong mưa, ngủ ngoài trời lúc có sương giá, bơi qua những con sông lạnh như băng trong tháng 11.
Khi cuối cùng rồi Mao cũng nhận được bằng sư phạm với 24 tuổi, ông ấy vẫn chưa có kế hoạch nào cho tương lai cả. Ông không tìm được việc làm trong Trường Sa. Vì thế nên ông đi theo người thầy, người năm 1918 được triệu về Bắc Kinh để nhận chức vụ giáo sư và đã tạo cho ông một việc làm như người phụ việc trong thư viện ở trường đại học.
Qua đó, Mao đã đến tới trung tâm của lần khởi đầu ở Trung Quốc.
Nằm cách không xa các giảng đường là Quốc Hội mới, cơ quan các bộ cũng như “Tử Cấm Thành” mà hoàng đế trẻ con Phổ Nghi đã thoái vị vẫn còn sống ở sau những bức tường của nó, có hàng trăm thái giám ở xung quanh. Trong năm cách mạng 1912, lãnh tụ quân đội bảo thủ Viên Thế Khải đã trở thành tổng thống Trung Quốc. Năm 1913, khi đảng dân tộc của Tôn Dật Tiên, Quốc Dân Đảng, thắng lớn trong các cuộc bầu cử tự do đầu tiên, Viên cấm tổ chức đó hoạt động, đẩy Tôn đi lưu vong và giải tán Quốc Hội. Năm 1916, Viên qua đời, người trước đó còn tuyên bố mình là hoàng đế của một triều đại mới. Tổng thống mới của Trung Quốc tập họp lại Quốc Hội đã được bầu.



Bắc Kinh. Ảnh: GEO EPOCHE
Bắc Kinh, vào khoảng năm 1900 đã có hơn một triệu người sống trong thủ đô của Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE
Tháng 6 năm 1917, một tướng lĩnh trung thành với hoàng đế làm đảo chính và lại đưa Phổ Nghi lên. Thế nhưng hai tuần sau đấy, các tướng lĩnh khác hành quân về Bắc Kinh và chấm dứt chế độ quân chủ vĩnh viễn. Nền cộng hòa được cứu thoát.Nhưng kể từ lúc đấy, Trung Quốc chỉ có một chính phủ trung ương yếu ớt và tham nhũng, các tư lệnh quân đội tiếm quyền ở nhiều vùng trong nước.
Ở cuối “Tử Cấm Thành” về phía Nam, ở “Thiên An Môn”, có một công viên mà sinh viên thảo luận ở đấy về tình trạng của đất nước.
Bắc Kinh là thành phố triệu dân. Ô tô chạy trên những đại lộ có từ nhiều thế kỷ, 20.000 xe kéo làm nghẽn đường phố, và có cả những đoàn lạc đà đi buôn cũng đi xuyên qua thành phố.
Mao phấn khởi. “Bắc Kinh là một cái nồi nung chảy hòa hợp tất cả mà ở trong đó người ta chắc chắn sẽ bị biến đổi”, ông ấy viết sau khi đến. Ông thường hay đi lang thang qua các khu vườn của hoàng đế, những cái vừa được mở cửa cho người dân, và xúc động vì vẻ đẹp của chúng: “Trong các khu vườn, tôi nhìn mùa Xuân miền Bắc mới bắt đầu, nhìn thấy hoa mận trắng, trong khi băng trên hồ Bắc vẫn còn rắn. Tôi nhìn thấy những cánh đồng bị phủ đầy tinh thể băng như hàng chục nghìn cây mận đang nở hoa.”
Ông sống trong một khu phố tồi tàn ở phía Tây của Cấm Thành. Ông chia sẻ một căn hộ – và giường ngủ – cùng với bảy sinh viên khác. Họ ngủ trên một cái bục bằng gạch có phủ nỉ, có thể sưởi ấm được. Vì thiếu tiền để mua than nên những người đàn ông trẻ tuổi nằm sát vào nhau: “Thường tôi phải báo trước với người ngủ ở hai bên mỗi khi tôi muốn trở mình”, Mao nhớ lại sau này.
Trong thời gian ở Bắc Kinh, ông thường xuyên đọc tờ “Tân Thanh Niên”, tạp chí hiện đại nhất của đất nước. Học giả của trường đại học viết ở trong đấy về Thuyết Tương đối, Chủ nghĩa Hòa bình, giải phóng phụ nữ và cuộc Cách mạng Thánh Mười. Mao cũng công bố một trong những bài viết đầu tiên của mình ở đấy: “Luyện tập thân thể”.
“Quốc gia của chúng ta thiếu sức mạnh”, ông viết. “Nếu thân thể của chúng ta không khỏe mạnh, chúng ta sẽ run rẩy trước những người lính của đối phương. Vậy thì làm sao chúng ta có thể đạt được những mục đích của chúng ta?”



Dương Khai Tuệ
Mao có ba người con trai với Dương Khai Tuệ. Bà ấy bị đối thủ của ông xử tử. Ảnh: GEO EPOCHE
Thế nhưng dù ông có cố gắng kết bạn với các tác giả của tờ “Tân Thanh Niên” cho đến đâu đi chăng nữa – giới trí thức không hề để ý đến con người phụ việc trong thư viện đấy; một sự xúc phạm mà hàng chục năm sau này ông vẫn còn nhớ đến: “Đối với phần lớn bọn họ, tôi không phải là một con người.”Ông không hạnh phúc ở Bắc Kinh. Cũng vì ông đã yêu cô con gái xinh đẹp của người đỡ đầu mình.
Dương Khai Tuệ trẻ hơn ông tám tuổi, một người phụ nữ đẹp được giáo dục theo lối Phương Tây, nhạy cảm và hùng biện, người được nhiều học trò của cha cô hâm mộ. Khai Tuệ khước từ các tập tục cưới hỏi cổ xưa, nhưng có những yêu cầu cao về tình yêu: “Thà chẳng có gì khi không toàn hảo”, là châm ngôn của cô. Cô làm ngơ trước sự theo đuổi của Mao, có lẽ là cô ấy nghi ngờ sự thật tình của ông ấy.
Mùa Xuân năm 1919, Mao thất vọng quay về Trường Sa. Ở đấy, ông tìm được việc làm là thầy giáo dạy Sử – và vì thế mà thêm một lần nữa lại bỏ lỡ mất một sự kiện lịch sử.
VÌ VÀO CHIỀU ngày 4 tháng 5 năm 1919, 3000 sinh viên ở Bắc Kinh đã đổ về “quảng trường Thiên An Môn” trước Cấm Thành. Đó hẳn là cuộc biểu tình lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Ngay trước đó, người trong thành phố vừa mới biết được về một quyết định của Hội nghị Hòa bình Versailles: các thế lực chiến thắng của Đệ nhất Thế chiến đã thỏa thuận không giao phần nguyên là tô giới của Đức trên bán đảo Sơn Đông ở cạnh Hoàng Hải trở về cho Trung Quốc. Triều đại hoàng đế cuối cùng đã phải cho Đức thuê dãy đất đó năm 1898.
Những người sinh viên tức giận: đó là phần thưởng cho việc Trung Quốc tuyên chiến với Đế chế Đức năm 1917 hay sao? Tuy Bắc Kinh không gửi người lính nào sang các chiến trường châu Âu, nhưng thay vào đấy là gần 100.000 người làm công nhật, những người đã đi lấy xác chết, đào hầm hố, tháo đạn dược, xây trại lính và bệnh viện. Ngược lại, Trung Quốc đã nhận được từ đối thủ của Đức trong chiến tranh, nước Nhật, khoản tiền cho vay tổng cộng là 145 triệu Yen.
Bây giờ, khi chiến tranh đã chấm dứt, người Nhật đòi vùng đất mang tầm quan trọng về chiến lược đó về cho họ: như một phần thưởng cho sự giúp đỡ trong chiến tranh của họ, họ muốn đóng quân lính riêng của họ ở Sơn Đông và giữ lấy toàn bộ thu nhập của một tuyến đường sắt sẽ được xây xuyên qua bán đảo.
Mãi đến Versailles, thành viên của phái đoàn Trung Quốc mới biết rằng người Anh, người Pháp và người Ý ủng hộ người Nhật.



Thiên An Môn
Năm 1919, trên quảng trường Thiên An Môn đã liên tục có nhiểu cuộc biểu tình: chống Nhật và chống chính sách của chính phủ. Ảnh: GEO EPOCHE
Còn gây sốc hơn nữa là phát giác, rằng ngay trước khi đình chiến, một chính phủ Trung Quốc trước đây đã nhận hối lộ để bí mật bảo đảm rằng lời yêu cầu đấy sẽ được chấp thuận. Vì hiệp định đấy có hiệu lực về mặt pháp lý nên cuối cùng rồi Hoa Kỳ cũng đồng ý. Các thành viên của phái đoàn Trung Quốc bất lực và vắng mặt trong lúc ký kết để phản đối.Căm phẫn vì sự phản bội của phe Đồng minh và tức giận chính phủ của chính mình, nhiều người xuống đường cả trong các thành phố khác. Sinh viên, công nhân và thương gia kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật.
Ở Bắc Kinh, số đông đã thông qua một bản tuyên ngôn do một lãnh tụ sinh viên xướng lên: “Ngày hôm nay, chúng tôi thề với tất cả đồng bào của chúng tôi hai lời thề trang nghiêm: Lãnh thổ Trung Quốc có thể bị xâm chiến, nhưng không thể bị từ bỏ. Thứ nhì: Dân nhân Trung Quốc có thể bị thảm sát, nhưng không bao giờ đầu hàng.”
Rồi những người biểu tình kéo đến nhà của một trong số các bộ trưởng tham nhũng và bị căm ghét, xông vào nhà và phóng hỏa nó. Chính trị gia này bỏ trốn – nhưng trong lúc ấu đả với cảnh sát đã có một sinh viên bị thiệt mạng.

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét