Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 760

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                      Tin tức Đông Tây - 11/8/2017
                                                   Tổng hợp tin nóng ngày 10-8-2017
                                                  Thời Sự Biển Đông Sáng 11-8-2017
                                                                      tin quân sự

                                         Video Lễ đón Đại tướng Ngô Xuân Lịch thăm Mỹ

Guam - lãnh thổ nhỏ bé giữa trung tâm khẩu chiến Mỹ - Triều

Vùng lãnh thổ Mỹ nhỏ bé ở giữa Thái Bình Dương bị đẩy ra ánh đèn sân khấu sau khi Triều Tiên đe dọa tấn công.

guam-lanh-tho-nho-be-giua-trung-tam-khu-chien-my-trieu
Diễu hành kỷ niệm ngày Mỹ giành độc lập đảo Guam từ tay Nhật Bản hôm 21/7. Ảnh: Nancy Browick.
Guam là một trong những vùng lãnh thổ Mỹ nằm xa lục địa Bắc Mỹ nhất với khoảng cách tới 9.420 km, trong khi chỉ cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên khoảng 3.410 km.
Theo New York Times, đó là nguyên nhân Guam trở thành trung tâm cuộc khẩu chiến toàn cầu, khi Triều Tiên đe dọa tấn công hòn đảo, còn Mỹ được cho là đang chuẩn bị kế hoạch tấn công phủ đầu Triều Tiên.
Tuy nhiên, trên hòn đảo nhỏ bé bao quanh bởi những bãi biển xinh đẹp, nơi Mỹ đặt căn cứ không quân chiến lược, cuộc sống vẫn đang tiếp diễn như thường. Người dân vẫn thong thả đi ăn hàng, nhưng cũng liếc qua tivi đưa tin về những đe dọa mới nhất của Bình Nhưỡng sẽ tấn công quê hương.
"Mọi người vẫn đang sinh hoạt như bình thường, nhưng ai cũng bàn luận về sự đe dọa này", Josie Sokala, sống tại làng Mangilao, bờ đông hòn đảo, nói.
Giống như những cư dân khác trên đảo, Sokala đang ngập trong các tin nhắn hỏi han từ bạn bè trên đất liền, rằng cô đang làm gì.
"Ai cũng căng thẳng, nhưng tôi nghĩ người nhà ở đất liền còn đang lo lắng hơn chúng tôi ở đây", Sokala nhận xét.
guam-lanh-tho-nho-be-giua-trung-tam-khu-chien-my-trieu-1
Ba thập kỷ Triều Tiên phát triển tên lửa, vũ khí hạt nhân. (Nhấn vào hình để xem chi tiết). Đồ hoạ: Việt Chung.
Guam trở thành lãnh thổ Mỹ từ năm 1989, khi Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ sau chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Nơi đây có dân số 163.000 người, tương đương một thành phố nhỏ ở vùng Trung Tây nước Mỹ.
Đa số dân trên đảo là người dân tộc Chamorro, tộc người bản xứ đã sống hàng nghìn năm trên hòn đảo và văn hóa của họ là chuẩn mực cho lối sống của người dân trên đảo.
Cuộc sống ở Guam cũng gắn chặt với các căn cứ quân sự và quân nhân đồn trú ở đây. Căn cứ không quân Andersen và căn cứ hải quân Guam có khoảng 13.000 quân nhân và gia đình. Một phần ba hòn đảo đều là lính Mỹ.
Hôm 9/8, giới chức đảo Guam kêu gọi bình tĩnh, khi Tổng thống Trump thề sẽ "trút lửa giận" lên Triều Tiên. 
Nhà thờ là lực lượng có ảnh hưởng trên đảo, nơi đa số cư dân theo Công giáo. Tổng giáo phận Agana, thủ phủ đảo Guam, hay còn gọi là Hagatna đã khuyên con chiên "hướng về Chúa trời trong thời điểm khó khăn này, khi hòa bình thế giới bị đe dọa". Nhà thờ cũng kêu gọi con chiên "cầu nguyện để lãnh đạo đất nước và những quốc gia khác có trí tuệ, hiểu biết, để xúc tiến hòa bình chứ không phải chiến tranh".
Eddie Baza Calvo, thống đốc đảo Guam, khẳng định tình hình an ninh trên đảo không có gì thay đổi, bất chấp những lời tuyên chiến hùng hổ. Ông Calvo nhấn mạnh, cư dân và du khách sẽ không gặp bất kỳ mối đe dọa nào. Ngoài việc là một căn cứ chiến lược, đảo Guam còn là điểm đến du lịch thu hút lượng lớn du khách hồi tháng 6.
"Bây giờ, điều quan trọng là truyền thông điệp để người dân đảo Guam hiểu được đây không phải lúc để hoảng loạn", ông Calvo phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua.
guam-lanh-tho-nho-be-giua-trung-tam-khu-chien-my-trieu-2
Lính Mỹ trong một quán cà phê ở đảo Guam hồi đầu tuần. Ảnh: Nancy Browick.
Bà Madeleine Z.Bordallo, nữ nghị sĩ đảo Guam, nói rằng những lời đe dọa từ hai phía trong thời gian gần đây mang tính "nguy hiểm", gia tăng căng thẳng trong khu vực. Bà lưu ý những đe dọa tương tự vào năm 2013 từng khiến Lầu Năm Góc triển khai một khẩu đội THAAD (hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối) để bảo vệ hòn đảo trước Bình Nhưỡng.
"Hành vi liều lĩnh của Kim Kong-un không thể tha thứ", bà nói, đề nghị Tổng thống Trump tránh tiếp tục leo thang tình hình.
Trên đảo Guam, nhiều cư dân khẳng định lòng tin với lãnh đạo địa phương.
"Thống đốc đảm bảo với chúng tôi rằng không cần phải hoảng loạn trước mối đe dọa này. Chúng tôi tin tưởng ông ấy. Chúng tôi đang cố không nghĩ nhiều về chuyện này", Sokala nói.
Hồng Hạnh

Clip gây sốc: Chủ chuỗi tiệm trà - cafe nổi tiếng Sài Gòn tát nữ nhân viên bán hàng tại Trung tâm thương mại

Khánh Linh, Theo Thời Đại 01:10 11/08/2017

Tối 10/8, một đoạn clip xuất hiện trên F.B có tên Gabi P. quay lại việc một người đàn ông thẳng tay tát nhân viên nữ được cho là đang mang thai. Nhiều người nhận ra đây chính là ông Vũ Khánh hay còn gọi là K.C, chủ chuỗi tiệm trà cafe cùng tên nổi tiếng ở trung tâm Sài Gòn.

Theo chia sẻ từ người đăng tải, sự việc xảy ra cách đây 2 ngày, vào lúc 8h tối tại cửa hàng của mình ở tầng 4 tòa nhà Saigon Center, quận 1, Tp.HCM.
"Nạn nhân là em họ mình, bé ấy đang mang thai 2 tháng. K.C. là khách hàng, anh ta đến xem máy pha cà phê, anh ta hỏi nhiều câu hỏi cắc cớ em mình không trả lời được, vậy là em mình nhờ bạn nhân viên khác tiếp K.C. Anh này tức giận và xấn tới tát. Bảo vệ Saigon Center tới lập biên bản thì anh không thừa nhận mình là K.C. Em mình hiện đang rất sốc"
Video tạm dừng
Clip người đàn ông đươc cho là tên K.C tát nhân viên ở Sài Gòn. Facebook
Chia sẻ với chúng tôi, người post clip đã cung cấp biên bản tường trình của người đàn ông trong clip. Người đàn ông khai trong biên bản mình tên Phạm Hoàng Nam (tên giả - PV), do không hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên gian hàng bán máy cafe nên đã tát cô nhân viên. Theo nhân viên ở cửa hàng, người đàn ông này nói dối tên của mình. Tên thật của anh ta là Vũ Khánh, hay còn gọi là K.C.
Xôn xao clip chủ cửa hàng K.C nổi tiếng tát nữ nhân viên bán hàng tại Trung tâm thương mại ở Sài Gòn - Ảnh 2.
Người đàn ông khai trong biên bản tên mình là Phạm Hoàng Nam.
Cô gái bị tát trong đoạn clip tên Ngô Thị L.N, nhân viên của cửa hàng và được cho là đang mang thai 2 tháng.
Xôn xao clip chủ cửa hàng K.C nổi tiếng tát nữ nhân viên bán hàng tại Trung tâm thương mại ở Sài Gòn - Ảnh 3.
Biên bản do chủ cửa hàng có nhân viên bị tát cung cấp
Chứng kiến hành động đó, chủ cửa hàng đã gọi bảo vệ đến giải quyết. Sau đó, trưởng ca bảo vệ đã lập biên bản ghi nhận sự việc, báo cáo với ban quản lý tòa nhà. Sự việc được nhiều người chứng kiến và có camera ghi nhận.
Theo bản tường trình, L.N cho hay: "Tôi có nhờ đồng nghiệp khác ra hỗ trợ tư vấn cho khách, nhưng khách không đồng ý và có những lời lẽ xúc phạm. Khách không chịu hiểu và động tay (tát vào mặt tôi)".
Xôn xao clip chủ cửa hàng K.C nổi tiếng tát nữ nhân viên bán hàng tại Trung tâm thương mại ở Sài Gòn - Ảnh 4.
Biên bản có xác nhận và chữ kí của các bên liên quan.
Cũng trong tối 10/8, chị Bảo Minh, đại diện truyền thông cho K.C cũng xác nhận với chúng tôi người trong clip là Vũ Khánh tức K.C.
Xôn xao clip chủ cửa hàng K.C nổi tiếng tát nữ nhân viên bán hàng tại Trung tâm thương mại ở Sài Gòn - Ảnh 5.
Người đàn ông trong clip được xác nhận là K.C. Ảnh cắt từ clip.
Chị chia sẻ: "Tôi đã trao đổi với anh Khánh, anh nói đây là câu chuyện mang tính chất cá nhân, mọi người chưa hiểu sự tình mà chỉ share clip hoặc những hình cắt trong clip thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến anh Khánh. Chúng tôi sẽ làm rõ sự việc này và nếu như lỗi thuộc về bên tôi thì bên tôi sẵn sàng xin lỗi bạn ấy. Nhưng nếu lỗi từ bạn nhân viên ấy thì bên cửa hàng bạn ấy phải xin lỗi bên tôi. Chúng tôi cũng tôn trọng nhau, văn minh chứ không cho rằng mình luôn luôn đúng".
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Mẹ già 85 tuổi tần tảo nuôi con ngây dại giữa Sài Gòn


Hàng ngày bà Lưu Thị Thà (85 tuổi) thường bán trái cây bên vệ đường tại khu phố 5, P.An Lạc A, Q.Bình Tân TP.HCM /// Phan Định
Hàng ngày bà Lưu Thị Thà (85 tuổi) thường bán trái cây bên vệ đường tại khu phố 5, P.An Lạc A, Q.Bình Tân TP.HCM
Chồng bà Thà mất sớm do di chứng của chiến tranh, để lại cho bà 9 đứa con nheo nhóc. Trong số 9 người con, có 2 người bị nhiễm chất độc da cam. Từ ngày đó, một thân một mình bà chạy vạy, buôn bán đủ nghề để kiếm tiền nuôi đàn con thơ dại.
Khổ sở với bàn tay bị nứt xương do té ngã khi trời mưa trơn trượt, phải bó bột, bà Lưu Thị Thà (85 tuổi, ngụ ấp 1, xã Tân Quý Tây, H.Bình Chánh) ngồi nép sát người vào bức tường bên vệ đường tại khu phố 5, P.An Lạc A, Q.Bình Tân để bán trái cây.
Mẹ già 85 tuổi tần tảo nuôi con ngây dại giữa Sài Gòn - ảnh 1
VIDEO: Mẹ già 85 tuổi cơ cực nuôi con bị chất độc da cam
Bà Thà ngồi đây bán cũng đã gần 10 năm, sau một khoảng thời gian dài rày đây mai đó hồi trước. Dưới cái nắng như đốt da đốt thịt, bà Thà phải bán từng cân trái cây để kiếm tiền nuôi anh Bột, là con trai út của bà bị nhiễm chất độc da cam.

Mẹ già 85 tuổi tần tảo nuôi con ngây dại giữa Sài Gòn - ảnh 2

tin liên quan

Mẹ 92 tuổi nhặt ve chai nuôi con gái trong nhà 8 mét giữa trung tâm
Căn nhà chật hẹp, chỉ gần 8m² thấp trũng, nhưng chất đầy đồ đạc. Lúc mọi người chưa thức giấc thì bà Trương Thị Biết (92 tuổi, ngụ hẻm 42 Hồ Hảo Hớn, P.Cô Giang, Q.1) lại đi khắp xóm tìm kiếm nhặt nhạnh lon nước ngọt, chai nhựa bán kiếm tiền nuôi con gái mắc bệnh tâm thần…
Gánh nặng trên vai người mẹ già 85 tuổi
Mỗi sáng, bà Thà phải thức dậy thật sớm đón xe buýt đi từ ấp 1, xã Tân Quý Tây, H.Bình Chánh đến P.An Lạc A, Q.Bình Tân, để chuẩn bị dọn hàng trái cây bán cho kịp phiên chợ sáng. Vì tiện đường vào chợ Khiếu Năng Tĩnh, Q.Bình Tân, nên nhiều người đi đường hay ghé vào mua ủng hộ cho bà nải chuối, trái đu đủ,… mà không lấy lại tiền thối.
Mẹ già 85 tuổi tần tảo nuôi con ngây dại giữa Sài Gòn - ảnh 3
Ngày qua ngày, bà Thà vẫn ngồi bên vệ đường để bán trái cây kiếm tiền nuôi con
“Nếu bữa nào bán đắt thì 2 ngày bà xuống chợ đầu mối lấy trái cây 1 lần, còn bán chậm thì 3 ngày bà mới lấy. Tầm 2 giờ - 3 giờ sáng là bà bắt đầu đón xe đò đi lấy trái cây, thường là chủ vựa không lấy tiền bà trước, chừng nào bán hết bà mới trả sau. Vì thấy bà khổ nên họ bán chịu cho bà, mỗi kg bà lời được 3.000 đồng”, bà Thà nói.
Trừ những ngày đau ốm, ngoài ra ngày nào bà Thà cũng ngồi bán tại góc đường này. Chỗ bà buôn bán không có lấy một tấm bạt để che chắn nắng mưa.
Lấy trong túi ra chiếc khăn đã cũ, bà lau vội những giọt mồ hôi đang nhễ nhại trên trán, bà nói: “Bà quen rồi nắng chút xíu có gì đâu, bà bán tới 3 giờ chiều hà, về sớm để lo cơm nước cho thằng Bột, chứ sáng bà chỉ gửi cho bà chủ tap hóa gần nhà 30.000 đồng, để nó muốn ăn gì thì bả mua giúp, giờ còn có mình nó sống với bà”.


Ông Phan Văn Mỹ (phó trưởng ban nhân dân ấp 1, X.Tân Quý Tây, H.Bình Chánh TP.HCM), cho biết: “Tất cả người dân trong ấp ai cũng biết bà Thà có hoàn cảnh khó khăn, bà có tất cả 9 người con nhưng đã chết hết 4 người. Hiện giờ, bà Thà đang sống với người con trai út bị nhiễm chất độc da cam không có khả năng lao động”. Ông Mỹ cho biết thêm: “Vào các dịp lễ tết, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện hỗ trợ cho bà một ít tiền mặt và quà, góp phần mang niềm vui và lạc quan cho bà lúc tuổi già”..


Hằng ngày, người dân trong con đường nhỏ thay phiên nhau cho bà cơm, nước, vì thương phận đời gian truân, bất hạnh của bà.
Thậm chí những chị bán hàng rong, anh bán hủ tiếu, bà con đi chợ về ngang cũng ghé vào biếu bà hộp cơm, chai nước hay bó rau, trái ớt,…
Chị Ngô Thị Tâm (40 tuổi, ngụ Q.Bình Tân) buôn bán nước sâm kiếm sống, mỗi khi đi ngang đoạn đường này, chị đều ghé vào cho bà chai nước, hộp cơm.
Chị chia sẻ: “Thấy bà cụ cũng khổ, già rồi mà phải ngồi ngoài nắng, ngoài mưa bán trái cây, có hôm đi ngang chị ghé hỏi bà ăn gì chưa, bà nói chưa. Chị thấy xót quá mới mua cho bà hộp cơm. Từ đó, hễ đi ngang là chị ghé cho cụ đồ ăn”.
Số phận nghiệt ngã
Chồng bà Thà mất sớm do di chứng của chiến tranh, để lại cho bà 9 đứa con nheo nhóc. Trong số 9 người con, đã hết 2 người bị nhiễm chất độc da cam. Từ ngày chồng qua đời, một thân một mình bà chạy vạy, buôn bán đủ nghề để kiếm tiền nuôi đàn con thơ dại.
Bà Thà rưng rưng nước mắt, như xót thương cho chính số phận nghiệt ngã của mình. Bà nghẹn ngào kể: “Trong 9 đứa con thì đứa đầu và đứa út bị nhiễm chất độc da cam. Ngày sinh đứa đầu tiên, bà hoảng hồn khi nhìn thấy đứa con trai đầu lòng lại có đầu to khác người. Sau khi biết con trai bị nhiễm chất độc, bà rất buồn và thương con, không lâu sau đứa con đầu lòng của bà mất”.

Mẹ già 85 tuổi tần tảo nuôi con ngây dại giữa Sài Gòn - ảnh 5
Nhiều người đi đường hay ghé vào mua ủng hộ bà nải chuối, trái đu đủ,… mà không lấy lại tiền thối
Trong suốt hơn 40 năm phiêu bạt, bươn chải, bà Thà đi hết nơi này đến nơi khác tìm kế sinh nhai. Đã từng có người muốn cùng bà chia sớt nỗi cực nhọc, nhưng nghĩ đến đàn con thơ, bà quyết định sống vậy để chăm nuôi mà không đi thêm bước nữa.
Rồi năm tháng trôi qua, các con bà cũng dần trưởng thành. Bà đã từng nghĩ, cũng đã đến lúc mình được hưởng thụ, sống cảnh an nhàn bên con cháu. Nhưng biến cố ập đến, ước mơ của bà vụt tắt, khi mà người con thứ hai, thứ ba và thứ tư của bà lần lượt qua đời vì bạo bệnh. Sau sự mất mát quá to lớn đó, bà gần như gục ngã.
Sau này, những người con còn lại của bà cũng lập gia đình rồi đi làm ăn tứ xứ. Bây giờ, chỉ còn người con út tên Bột bị nhiễm chất độc da cam ngây ngây dại dại ở cùng bà. Dù tuổi cũng đã ngoài 40 nhưng anh Bột cứ như một đứa trẻ, không phụ giúp được gì cho bà.
“Dựng vợ gả chồng cho chúng nó xong, mạnh đứa nào đứa nấy ra riêng cũng không về thăm bà được ngày nào. Có lúc bà muốn bỏ hết để vào chùa tu nhưng vì thằng út nó khù khờ bỏ đâu được, nên giờ bà ráng bán kiếm tiền nuôi nó, đến đâu hay đến đó”, bà Thà thở dài.

Ngồi co ro bên vệ đường, một lần nữa nước mắt bà rơi, hai hàng lệ chảy dài trên gương mặt sạm đen vì những tháng ngày tảo tần cho trọn tình mẫu tử.
Bà Thà than thở: “Sinh 9 đứa con giờ còn có 5 đứa mà cũng không tròn vẹn. Đứa út nó bị chất độc da cam, ngây ngây dại dại, suốt ngày đập phá đồ đạc, đập đầu xuống đất, bà buồn mà không biết than thở với ai”.
Ngày qua ngày, bà Thà vẫn ngồi bên vệ đường bán từng cân trái cây để kiếm tiền nuôi người con ngây dại của mình. Bà chờ đợi và mong mỏi một ngày nào đó bà thật sự được nghỉ ngơi vì cả cuộc đời bà đã quá cực khổ rồi, nhưng cuộc sống và cả chính bản thân bà vẫn chưa cho phép bà làm điều đó.
Phan Định

Bắc Kạn: Tượng đài 'đổ sập'

  • 10 tháng 8 2017Bắc Kạn


Bản quyền hình ảnh Bao Cong Ly
Image caption Hiện trường vụ sập tượng đài Chiến Thắng ở Bắc Kạn

Một kiến trúc sư ở Hà Nội nói với BBC rằng vụ đổ sập tượng đài ở Bắc Kạn "đánh động các công trình tượng đài đang xây dựng".
Cụm tượng đài Chiến Thắng tại thành phố Bắc Kạn bị đổ sập một phần, khiến một em bé đang chơi dưới tượng bị thương, theo báo Thanh Niên hôm 10/8.
Theo báo Thanh Niên, ông Hà Văn Trường, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn khẳng định nói tượng đài bất ngờ đổ sập là "không chính xác, đây chỉ là một bức tượng nhỏ nằm trong cụm tượng và nằm trong dự án tượng đài Chiến thắng Bắc Kạn".
Ông nói dự án này do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 14 tỉ đồng nhưng cụm tượng có kinh phí dự toán được phê duyệt là 4 tỉ 536 triệu đồng.
Việt Nam 'làm tượng đài hoành tráng quá'
Tìm thấy tượng 'thiên thần' ở Campuchia
Anh quốc: Có nên xây tượng thủ tướng?

'Khiếm khuyết'

Hôm 10/8, trả lời BBC, Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, cựu Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, nói: "Tượng đài mới xây mà đã đổ sập thì thật đáng tiếc, nhưng vụ này cũng hy hữu, tôi chưa thấy bao giờ."
"Nguyên nhân vụ đổ sập tượng đài ở Bắc Kạn thế nào thì còn phải đợi người ta điều tra."
"Đó có thể là do khiếm khuyết của người thiết kế hoặc bên thi công."
"Vụ này cũng đánh động các công trình tượng đài đang xây dựng phải cẩn trọng hơn."
Đề cập về việc dư luận đặt vấn đề về chất lượng của các công trình tượng đài tiền tỷ có khả năng bị "rút ruột", kiến trúc sư Luyện nói: "Trong xây dựng ở Việt Nam thì công trình bị rút ruột chỗ nào cũng có."
"Vấn đề là tùy mức độ nào thôi."
Ông cũng nói thêm: "Với các công trình tượng đài Hồ Chí Minh, người ta rất coi trọng, giám sát chặt chẽ nên không có nguy cơ bị đổ."
Hồi tháng 5/2017, báo Công An Nhân Dân cho hay, công trình tượng đài 'NTrang Lơng và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 1912-1936' của tỉnh Đắk Nông "đang xây dựng nhưng phát sinh nhiều sự cố kỹ thuật, không đảm bảo đúng chất lượng, thiết kế."
"Tổng kinh phí tượng đài này lên đến 146 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2018, nhưng 9/10 vị trí không đạt chất lượng bê tông, mẫu để tiếp tục thi công, 1/3 sàn móng không đạt yêu cầu, sai với thiết kế gây thiệt hại hàng tỷ đồng," báo này viết.
Tháng 6/2017, báo Zing tường thuật, do thiếu kinh phí xây dựng, ngoài việc xã hội hóa, tỉnh Đắk Nông còn "chủ trương huy động đóng góp tiền lương của cán bộ công nhân viên để xây dựng tượng đài N'Trang Lơng."
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng được báo Tuổi Trẻ dẫn lời: "Hiện đang có xu hướng xã hội hóa trong xây dựng tượng đài. Song, dù tiền nhà nước hay tiền có được từ việc xã hội hóa thì cũng là tiền của dân."
"Việc xây tượng đài tràn lan không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn làm nghèo thêm văn hóa."




Số phận của hàng ngàn bức tượng Lenin bị phá bỏ tại Ukraine.

Mỹ trục xuất hai nhà ngoại giao Cuba

Washington trục xuất hai nhà ngoại giao Cuba sau khi các nhân viên sứ quán Mỹ tại thủ đô Havana bị mất thính lực.

my-truc-xuat-hai-nha-ngoai-giao-cuba
Trước cửa đại sứ quán Cuba tại thủ đô Washington, Mỹ. Ảnh: AP.
Dù người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết "chưa có câu trả lời chính xác về nguồn gốc hoặc nguyên nhân gây ra" các triệu chứng kỳ lạ ở các nhân viên ngoại giao Mỹ, Washington vẫn quyết định trục xuất hai nhà ngoại giao Cuba, BBC đưa tin hôm 10/8.
Hãng tin AP dẫn lời một số quan chức Mỹ nói rằng các nhân viên sứ quán ở thủ đô Havana bị mất thính lực bởi một thiết bị âm thanh đặt bên ngoài nơi ở của các nhà ngoại giao, phát ra sóng âm có thể gây ra tình trạng điếc tai và họ có thể bị điếc vĩnh viễn.
Theo lời bà Nauert, các nhân viên đại sứ quán bắt đầu than phiền về những triệu chứng lạ vào cuối năm ngoái. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao khẳng định chính phủ Mỹ "xem đây là việc rất nghiêm trọng và đang tiến hành điều tra".
Hôm qua, Cuba tuyên bố không bao giờ có các hành động gây hại những nhà ngoại giao và gia đình của họ.
"Cuba chưa bao giờ và cũng không bao giờ cho phép các hành động chống lại những nhà ngoại giao hay gia đình của họ xảy ra trên lãnh thổ Cuba", theo thông báo của Bộ Ngoại giao nước này.
Washington và Havana bình thường hóa quan hệ vào năm 2015 sau hơn nửa thế kỷ gián đoạn.
An Hồng

Trung Quốc đòi Ấn Độ rút hết quân


(PL)- Bắc Kinh nhất quyết không chịu “xuống nước” để giải quyết căng thẳng biên giới với New Delhi tại cao nguyên Dokalam.
Trong một tuyên bố được đăng ngày 9-8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc (TQ) nói rằng vẫn còn 53 binh sĩ cùng một xe ủi đất của Ấn Độ nằm “phi pháp” trong lãnh thổ TQ trên cao nguyên Dokalam (TQ gọi là Donglang) tính tới ngày 7-8, theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP).
Tăng hiện diện quân sự
“TQ muốn nhấn mạnh rằng Ấn Độ phải rút toàn bộ quân nhân và vũ khí về phần biên giới của Ấn Độ. Bất kỳ binh sĩ Ấn Độ nào vẫn còn hiện diện trên phần đất TQ đều là một hành vi xâm phạm nghiêm trọng lãnh thổ TQ” - Bộ Ngoại giao TQ tuyên bố.
Trước đó, Bộ Ngoại giao TQ hôm 2-8 công bố một tài liệu dài 15 trang cho biết có hơn 40 lính Ấn Độ còn có mặt ở cao nguyên Dokalam. Tuy nhiên, phía Ấn Độ thời điểm đó đã bác bỏ thông tin này. Tờ Hindustan Times dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết số binh sĩ Ấn Độ hiện vẫn giữ nguyên và duy trì vị trí đóng quân trước đây.
Trong khi đó Bắc Kinh vẫn tăng cường hiện diện quân sự cả trong và gần điểm nóng Dokalam, tờ Indian Express ngày 10-8 cho biết. Ở cách cao nguyên Dokalam khoảng 1 km, quân đội TQ đã dựng lên 80 lều dã chiến. Số binh sĩ TQ trong khu vực hiện được ước tính gần 800 người. Trong đó có khoảng 300 binh sĩ TQ được triển khai ngay trong cao nguyên Dokalam. Ở phía đối diện, New Delhi triển khai tại khu vực 350 quân để giám sát phía TQ với 30 lều dã chiến.
Trung Quốc đòi Ấn Độ rút hết quân - ảnh 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm Ấn Độ của ông Tập hồi năm 2014. Ảnh: PRESS TRUST OF INDIA
Liên tiếp đe dọa
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj ngay từ đầu đã khẳng định cả hai bên phải cùng rút quân thì mới có thể tiến tới giải quyết căng thẳng. Thế nhưng TQ vẫn cương quyết đòi Ấn Độ chủ động rút quân vô điều kiện thì mới có đối thoại. Bắc Kinh trong bảy tuần qua đã từ chối phản hồi nhiều đề nghị cùng rút quân của Ấn Độ, Reuters ngày 9-8 cho biết.
Hôm 8-8, Hiệp hội Nhà báo toàn quốc TQ (ACJA) đã mời một phái đoàn báo chí Ấn Độ để nói về lập trường của Bắc Kinh. Bà Vương Văn Li, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và hải đảo Bộ Ngoại giao TQ, nói tại buổi họp: “Dù chỉ còn một binh sĩ Ấn Độ ở lại, thậm chí trong một ngày thì đó vẫn là hành động xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi. Sẽ không có cuộc đối thoại nào cho đến khi phía Ấn Độ rút hết quân khỏi lãnh thổ TQ”.
Bà Vương còn chỉ trích tuyên bố của Ấn Độ nói rằng việc TQ xây đường ở Dokalam đã làm thay đổi hiện trạng khu vực. Bà cũng cảnh báo Ấn Độ nên nghĩ lại về lập luận này, bóng gió đến khả năng TQ can thiệp vào vấn đề Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan. “Chúng tôi không nghĩ phía Ấn Độ lại có thể dùng ngã ba biên giới Dokalam như một cái cớ. Vậy chuyện gì sẽ diễn ra nếu chúng tôi cũng dùng một cái cớ tương tự và đi vào khu vực Kalapani nằm giữa TQ - Ấn Độ - Nepal hoặc thậm chí đi vào khu vực Kashmir giữa Ấn Độ-Pakistan” - bà Vương nói.
Theo Press Trust of India, đây là lần đầu tiên một quan chức TQ lôi kéo vấn đề Kashmir vào căng thẳng ở Dokalam.
Dokalam hiện là khu vực tranh chấp giữa Bhutan và TQ. Căng thẳng ở Dokalam tăng nhanh kể từ tháng 6 năm nay sau khi Bắc Kinh đơn phương xúc tiến xây một con đường chạy xuyên qua cao nguyên này. Bộ Ngoại giao Bhutan tháng 6-2017 nhấn mạnh: “Việc xây con đường bên trong lãnh thổ Bhutan là hành động vi phạm trực tiếp các thỏa thuận năm 1988 và 1998 giữa Bhutan và TQ, đồng thời ảnh hưởng tới quá trình phân định biên giới giữa hai nước”.
________________________________
Khả năng xảy ra một cuộc xung đột ở Dokalam là khá thấp. Chủ tịch TQ Tập Cận Bình sẽ không đi tới chiến tranh.
SRIKANTH KONDAPALLI, GS ĐH Jawaharlal Nehru
tại New Delhi
BẢO ANH

Nhật cấp phụ tùng trực thăng cho Philippines để giành ảnh hưởng khu vực


Nhật sắp viện trợ phụ tùng máy bay trực thăng cho Philippines (ảnh tư liệu, 12/2014)

Theo 4 nguồn tin khác nhau, quân đội Nhật Bản sẽ viện trợ hàng ngàn phụ tùng trực thăng để duy trì hoạt động của các máy bay trực thăng quân sự Philippines. Động thái này cũng giúp Tokyo giành được thế mạnh với Manila trong cuộc chạy đua với Trung Quốc để giành ảnh hưởng đối với quốc gia ở Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược này.
Đây có thể là thỏa thuận đầu tiên trong một loạt các thỏa thuận tương tự giữa lúc Tokyo tăng cường ngoại giao quốc phòng với các quốc gia Đông Nam Á háo hức muốn nhận các tàu tuần tra, tàu lớn và các thiết bị quân sự khác.
Một chỉ huy không quân cao cấp của Philippines nói với Reuters: "Đây là một minh chứng cho quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược mạnh mẽ của hai đồng minh". Vị chỉ huy nói thêm rằng Nhật Bản sẽ cung cấp khoảng 40.000 phụ tùng theo thỏa thuận này. Không rõ tổng giá trị của số phụ tùng là bao nhiêu.
Các nguồn tin cho hay các phụ tùng đó dành cho các máy bay trực thăng UH-1 của Philippines.
Malaysia, Philippines và Việt Nam cũng đã đề nghị được nhận máy bay tuần tra săn ngầm P3-C của Nhật, một khi nước này thay thế bằng máy bay P-1, hai nguồn tin cho hay.
Nhật Bản lo ngại Bắc Kinh có thể làm yếu đi những tiếng nói phản đối đòi hỏi chủ quyền của họ ở Biển Đông bằng cách bán vũ khí và cấp viện trợ phát triển cho các nước ở quanh tuyến đường thủy bận rộn này.
Chính phủ của ông Abe tin rằng Nhật Bản đang ở vị trí thuận lợi hơn so với Washington để lôi kéo các nước Đông Nam Á ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, vì Nhật không bị ràng buộc bởi những quy định cấm Hoa Kỳ can dự đầy đủ với các chế độ phi dân chủ, như Thái Lan và Việt Nam.
Các điều kiện do Hoa Kỳ đặt ra đã buộc Philippines phải tìm nguồn cung vũ khí ở Trung Quốc và Nga, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines.
Trung Quốc đã ngỏ ý viện trợ thiết bị quân sự trị giá 14 triệu đôla cho Philippines, bên cạnh khoản vay ưu đãi 500 triệu đôla để mua vũ khí Trung Quốc.

Câu được cá thác lác 7 kg

(NLĐO) - Một người dân ở tỉnh Quảng Nam đã câu được con cá thác lác này trên hồ thủy điện Sông Tranh 2

Khoảng 16 giờ ngày 9-8, khi cùng một số người bạn câu cá ở lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2, anh Đỗ Ngọc Thọ (ngụ thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã câu được một con cá thác lác nặng gần 7 kg.
Câu được cá thác lác 7 kg - Ảnh 1.
Anh Thọ bên chiến lợi phẩm câu đượcẢnh: CTV
"Tôi mất hơn 10 phút mới đưa được cá lên bờ. Nhiều năm câu cá ở đây nhưng đây là lần đầu tôi câu được con cá thác lác to như vậy" - anh Thọ cho hay.
Theo anh Thọ, nếu cá này bán cho người ta mua làm cảnh thì có giá khoảng 10 triệu đồng, nếu bán làm thịt thì được khoảng 800.000 đồng. Tuy nhiên, anh đã làm thịt con cá cho mọi người cùng thưởng thức vì người đi câu có quan niệm nếu bán cá thì lần sau không câu được con khác to hơn.
Tr.Thường

Vụ nhận chìm: Cách chức ông Hà Quốc Quân

(PL)- Chính phủ sẽ họp các bên liên quan để gút phương án xử lý khối lượng vật chất nạo vét ở nhiệt điện Vĩnh Tân.
Theo một nguồn tin của chúng tôi, tới đây Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sẽ chủ trì cuộc họp để nghe các bộ báo cáo phương án giải quyết liên quan đến phương án xử lý khối lượng bùn, cát nạo vét ở nhiệt điện Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận).
Trước đó, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai cùng lãnh đạo các cơ quan liên quan vừa có văn bản thỏa thuận, thống nhất không nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát nạo vét của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xuống vùng biển Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.
Theo phương án mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đề xuất, toàn bộ khối lượng vật chất gần 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sẽ được đổ vào khu vực cảng tổng hợp Vĩnh Tân.
Bộ TN&MT đánh giá chất nạo vét phát sinh trong quá trình hoạt động của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân là rất lớn, lên đến 5 triệu m3 trong khi phương án nhận chìm vật liệu này ra biển tại khu vực này rất phức tạp. Do đó, cần thời gian để các nhà khoa học kiểm nghiệm và cần có các giải pháp lâu dài.
Vụ nhận chìm: Cách chức ông Hà Quốc Quân - ảnh 1
Lượng bùn, cát nạo vét ở các dự án nhiệt điện Vĩnh Tân có thể sử dụng vào việc làm kè lấn biển  ở những nơi bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng. Trong ảnh: Một địa điểm sạt lở nặng ở thôn Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Ảnh: PHƯƠNG NAM
Bên cạnh đó, tỉnh Bình Thuận có chiều dài bờ biển 192 km, trong đó có nhiều nơi tại huyện Tuy Phong, TP Phan Thiết, thị xã La Gi bị sạt lở cần có giải pháp san lấp. Phương án mở rộng cảng tổng hợp Vĩnh Tân cần được tiếp tục xem xét. Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng cần tính toán thêm các phương án khác để có thể sử dụng đổ vật liệu nạo vét, trong đó có phương án sử dụng để san lấp vào các vị trí bị xói lở, xâm thực.
Trong một diễn biến khác liên quan, chiều ngày 10-8, viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công Thương đã ban hành quyết định kỷ luật đối với ông Hà Quốc Quân, Giám đốc Trung tâm Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp. Ông Quân cũng đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam - là đơn vị tư vấn cho dự án nhận chìm hơn 900.000 m3 bùn, cát nạo vét của Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xuống vùng biển Tuy Phong, Bình Thuận.
Theo đó, ông Quân bị kỷ luật bằng hình thức cách chức giám đốc vì đã có hành vi vi phạm pháp luật là thành lập doanh nghiệp tư nhân; tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân; kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, không đầy đủ. Các hành vi nêu trên đã vi phạm các quy định về những việc viên chức không được làm và quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với viên chức.
Trước đó, viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp đã tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Quân để kiểm điểm, làm rõ các vi phạm và sẽ xem xét xử lý kỷ luật vì có liên quan đến dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát xuống biển Bình Thuận.
Bộ Công Thương cũng đã thành lập tổ công tác làm việc với Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp để xác minh một số thông tin báo chí về việc ông Quân tham gia điều hành doanh nghiệp trong khi đang là viên chức tại Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp.
Từ kết quả xác minh cho thấy ông Quân vi phạm Điều 37 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2012, Luật Viên chức. Cụ thể, theo các luật trên, viên chức không được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Quân vừa là viên chức của Bộ vừa tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng cảng biển Việt Nam.
Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh trong nhiều số báo trước đây, cả hai hồ sơ dự án nhận chìm (một ký vào tháng 2-2017 để trình các thành viên hội đồng thẩm định tại cuộc họp ngày 20-2 và một ký vào tháng 4-2017 để làm thủ tục cho Bộ TN&MT cấp phép nhận chìm) đều do ông Hà Quốc Quân ký tên, đóng dấu với tư cách là tổng giám đốc đơn vị tư vấn. Một số nhà khoa học có tên trong danh sách các nhà khoa học tham gia thực hiện dự án kèm theo trong các hồ sơ này đều đã phản ứng là không tham gia vào việc lập dự án này.
Trao đổi với chúng tôi sau đó về vấn đề này, ông Quân cho hay dự án này trước đây do đơn vị khác thực hiện. Theo ông Quân, dự án nhận chìm ở Bình Thuận mà ông có ký tên với tư cách là tổng giám đốc đơn vị tư vấn được phía công ty ông “kế thừa” và tiếp tục thực hiện.
“Khi tôi nhận lại dự án này thì đã có tên các nhà khoa học và cũng chưa hề gặp các nhà khoa học này. Hơn nữa, tôi chỉ là người kế thừa dự án này nên không thể bỏ tên các nhà khoa học đi vì mình phải tôn trọng người ta chứ”.
Khi PV đề cập đến vấn đề tại sao khi tiếp tục thực hiện dự án lại không kiểm tra chặt chẽ thì ông Quân thừa nhận: “Đây là lỗi kỹ thuật do mình không kiểm soát được…”.
TRÀ PHƯƠNG - NGHĨA NHÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét