Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

BÍ ẢN ĐƯỜNG ĐỜI 111/7 (Mao Trạch Đông)

(ĐC sưu tầm trên NET)
  
                       Bí mật kế hoạch mưu sát Mao Trạch Đông và đảo chính của Lâm Bưu                       

Mao Trạch Đông

 {{{caption}}} 

Đồ tể của nhân loại - Đứa con Quái thai của sự hôn phối giữa CM Vô sản và ĐT giai cấp

Câu nói để đời:  “Tần Thuỷ Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ chặt đầu 460 nho sĩ. Chúng ta đã chặt đầu 460.000 trí thức.”. Và “Mọi người cộng sản phải nắm cho rõ chân lý này: ‘Quyền lực chính trị lớn mạnh được là bắt đầu từ họng súng".

------------------------------------------

Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông, ai gây hại cho Trung Quốc nhiều hơn?

(TríThứcVN) Do Đặng Tiểu Bình đã mở ra con đường cải cách kinh tế của Trung Quốc, nên tình hình của phần tử trí thức so với thời Mao Trạch Đông được cải thiện đáng kể. Rất nhiều phần tử trí thức và nhân sĩ tinh anh đều hận Mao Trạch Động nhưng lại có thiện cảm với Đặng Tiểu Bình.

 
(Từ trái sang): Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh và Mao Trạch Đông
Rất nhiều người Quảng Đông, đặc biệt là người Thâm Quyến, cảm thấy thật sự mang ơn Đặng Tiểu Bình, coi Đặng Tiểu Bình như “người cha hiền từ”, coi như một vị cứu tinh. Sự yêu mến Đặng Tiểu Bình của những người này không hề suy giảm sau bi kịch của cuộc thảm sát Lục Tứ. Bức ảnh cỡ lớn của Đặng Tiểu Bình cho đến nay vẫn được treo ở quảng trường thành phố Thâm Quyến, so với ảnh của Mao Trạch Đông ở Thiên An Môn thì còn to hơn, cao hơn, và từ trước đến nay chưa hề bị làm bẩn. Tuy nhiên trên thực tế, cách cai trị của Đặng Tiểu Bình, không chỉ không tốt hơn của Mao Trạch Đông, từ một ý nghĩa nào đó mà nói thì độc hại và tai họa mà Đặng Tiểu Bình mang lại cho Trung Quốc so với Mao Trạch Đông còn nặng nề hơn. Dưới đây là bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Tằng Tiết Minh, năm 2007 lần đầu đăng tại “Ngọn lửa Tự do”.
Đặng Tiểu Bình dám làm những điều Mao Trạch Đông không dám

Những năm 1930, ĐCSTQ quét sạch phần tử “phản cách mạng” ở khu Xô Viết
Từ những năm 20 của thế kỷ trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ) thành lập, những việc như sát nhân phóng hỏa, diệt tuyệt đông đảo quần chúng nhân dân, “đánh cường hào”, giết địa chủ, “cắt xường xám”, “ăn nhà giàu”, giết đoàn thể xyz, “túc phản”, trồng thuốc phiện, “chỉnh phong” (chỉnh đốn tác phong), thông đồng với địch bán nước v.v.. không có chiến dịch nào mà Đặng Tiểu Bình không góp mặt. Mao Trạch Đông là chủ mưu, còn Đặng Tiểu Bình là người trợ giúp; những phong trào sau “giải phóng” như “trấn phản”, “cải cách ruộng đất”, “chống cánh hữu”, “đại nhảy vọt”, “công xã nhân dân”, việc gì Đặng Tiểu Bình cũng tham gia. Rõ ràng nếu Mao Trạch Đông là chủ mưu, thì Đặng Tiểu Bình là tòng phạm. Lúc bấy giờ khi Đặng Tiểu Bình giữ cương vị Tổng Bí thư thì còn là tướng cốt cán hàng đầu “chống cánh hữu”.
Cùng là khi đối diện với cuộc tập trung kháng nghị quy mô lớn của người dân, Mao Trạch Đông có tàn bạo đến mấy, vào tháng 4/1976 khi người dân tập trung đông đảo biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, thì ông ta cũng không dám nổ súng, chỉ dám xuất dân quân dùng gậy giải tán. Còn Đặng Tiểu Bình lại dám chọn dùng thủ đoạn hung ác gấp vạn lần so với quân phiệt Bắc Dương năm xưa là điều động mấy chục vạn quân dã chiến giữa thanh thiên bạch nhật nổ súng thảm sát, đó là chỗ mà Đặng Tiểu Bình so với Mao Trạch Đông thì còn hung hãn và tàn ác hơn.
Điều đó cho thấy, tất cả những tội lỗi mà Mao Trạch Đông phạm phải trong lịch sử, thì Đặng Tiểu Bình đều phạm và những việc mà Mao Trạch Đông không dám làm, thì Đặng Tiểu Bình lại dám làm.
Đặng Tiểu Bình dập tắt nhiệt tình của người dân đối với chính trị, khiến người dân sa đọa trở thành “động vật kinh tế”
Chỗ mà Đặng Tiểu Bình gây độc hại nặng nề hơn so với Mao Trạch Đông chính là việc dập tắt nhiệt tình chính trị và đam mê lý tưởng của dân chúng Trung Quốc, khiến họ quay trở lại thành “động vật kinh tế”. Điều này không chỉ khiến cho người dân Trung Quốc quên đi “thuyết về đặc quyền” và vận động “bức tường dân chủ”, ngoài ra còn một lần nữa dần dần dập tắt đam mê theo đuổi tiến bộ chính trị, khiến tập tính của người Trung Quốc quay trở lại những tật xấu thâm căn cố đế truyền thống.
Văn hóa Trung Quốc vừa không phải là một loại văn hóa có truyền thống tôn giáo, cũng không phải là một loại văn hóa có truyền thống triết học, mà là văn hóa truyền thống Nho gia. Chịu ảnh hưởng của văn hóa trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền, người Trung Quốc vẫn luôn là một dân tộc chỉ chú trọng thực chất về kinh tế mà thờ ơ cực đoan về tự do chính trị, người Trung Quốc thông thường là chỉ cần có một bữa cơm, thì sẽ không quan tâm đến chính trị. Dưới ảnh hưởng của văn hóa, người Trung Quốc trở thành một dân tộc mà ngay đến nhiệt tình quan tâm về chính trị cũng khiếm khuyết, động lực và cảm hứng để truy cầu tiến bộ thể chế chính trị từ đâu tới? Cho dù bị bức bách đứng lên tạo phản, người Trung Quốc có chăng cũng chỉ là những xung động về thay đổi triều đại, mong mỏi đối với việc giảm lao dịch thuế má và Hoàng đế tốt, hoặc là ngay cả như vậy thôi cũng không được, chỉ là phát tiết tâm trạng cực đoan hận kẻ giàu, kẻ làm quan, điển hình nhất thì chỉ như Trương Hiến Trung (lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối đời nhà Minh, từng kiến lập chính quyền Đại Tây)…
Chú trọng thực chất kinh tế mà thờ ơ cực đoan với tự do chính trị, đó chính là nguyên nhân mà trải qua hai nghìn năm Trung Quốc thường xuyên thay đổi bao nhiêu triều đại, sinh linh lầm than cũng không hề có tiến bộ thể chế chính trị gì, đó chính là nguyên nhân mà dưới ảnh hưởng đến từ phương Tây từ thời cận đại tới nay, người Trung Quốc học cái gì cũng không thành, chính đạo không đi nổi, tà đạo lại đi nhanh vô cùng, đến nay vẫn không kiến lập nên nền chính trị dân chủ lập hiến.
Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, mặc dù mưu đồ lấy văn hóa đảng để diệt tận gốc văn hóa truyền thống Nho gia, nhưng vẫn chưa thành công, ngược lại còn khiến cho văn hóa Trung Quốc càng thêm hỗn tạp, trở thành một thứ văn hóa méo mó pha tạp với văn hóa đảng.
Nhưng ở một phương diện khác mà nhìn thì việc thi hành ngang ngược điên cuồng của Mao Trạch Đông là một lần thay đổi hoàn toàn tập tính của người Trung Quốc chỉ chú trọng thực chất kinh tế mà không quan tâm đến chính trị. Mao Trạch Đông thông qua một loạt các cuộc vận động chính trị cuồng nhiệt, khiến cho toàn dân trở thành “con người chính trị”, người Trung Quốc vào thời đại Mao Trạch Đông, từ “động vật kinh tế” qua hai nghìn năm bỗng chốc trở thành “động vật chính trị”, điều này gây ra hai hậu quả:
Một là dưới quyền uy cực đại của Mao Trạch Đông và sự cổ vũ cuồng nhiệt về hình thái ý thức, người dân Trung Quốc cho dù có ăn đói mặc rét cũng có thể âm thầm nhẫn chịu, chứ không liên hệ điều ấy đến phương diện chính trị do họ có niềm đam mê về lý tưởng cách mạng. “Đại nhảy vọt” khiến cho 40 triệu người chết đói, vẫn không xảy ra bạo loạn lớn, đã chứng minh cho điều đó.
Hai là việc Mao Trạch Đông kích phát nhiệt tình chính trị và đam mê lý tưởng, có thể sẽ trở thành một động lực theo đuổi tiến bộ chính trị lớn mạnh, sau khi Mao Trạch Đông chết, rất dễ dàng tích tụ thành trào lưu lịch sử lật đổ sự thống trị chuyên chế của ĐCSTQ. Từ “Thuyết đặc quyền” của Trần Ương Triều, Đại tự báo của Lý Nhất Triết, “Tuyên ngôn nhân quyền” của Nhậm Uyển Đinh, câu khẩu hiệu “hiện đại hóa lần thứ năm” của Đại tự báo của Ngụy Kinh Sinh…
Rõ ràng việc chính trị hóa của Mao Trạch Đông vô hình chung, một cách phản diện đã khiến cho dân chúng Trung Quốc bừng tỉnh giác ngộ về chính trị; từ trong ký ức lịch sử của cuộc vận động bức tường dân chủ, người ta có thể hồi tưởng lại rõ ràng nhiệt tình cực đại mà người Trung Quốc những năm đó theo đuổi: bộ quần áo kiểu Tôn Trung Sơn kham khổ đơn giản, đôi giày mỏng thô kệch, diễn giả với nhiệt tình trào dâng, độc giả khán giả đông như nước triều chăm chú theo dõi, cho dù là diễn giả, hay là khán giả, độc giả, trong mắt đều ánh lên niềm đam mê lý tưởng và khát vọng chân thành, trên khuôn mặt trông không hề nhìn thấy sự thờ ơ lãnh cảm và sự bất cần đời như trên mặt người Trung Quốc hiện nay…
Trung Quốc năm ấy, lực lượng quần chúng cự đại với khát khao tiến bộ chính trị và hoàn cảnh xã hội chân thành như thế đó.
Rất nhiều người cho rằng năm 1989 là cơ hội tốt nhất để Trung Quốc được dân chủ hóa từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, kỳ thực thời kỳ chuyển giao giữa những năm từ 1978-1981 mới là cơ hội dân chủ hóa tốt hơn.
Các giai tầng ở Trung Quốc lúc bấy giờ, đối với việc kết thúc nền bạo chính chuyên chế đều có một nhận thức thống nhất cao độ hơn so với năm 1989: Lúc bấy giờ kể cả hầu như tất cả các giai tầng trong giai tầng đặc quyền của ĐCSTQ, đều cảm nhận sâu sắc cái khổ của Cách mạng Văn hóa, đối với căn nguyên xảy ra Cách mạng Văn hóa – thể chế độc tài chuyên chế – đều có nhận thức ở các mức độ khác nhau. Những “lão cán bộ” như Đặng Tiểu Bình do hiểu rõ sự vận hành của thể chế ĐCSTQ, nên đối với cái hại của độc tài chuyên chế thậm chí còn có nhận thức sâu sắc hơn so với đại đa số dân thường, điều này cũng là nguyên nhân cao giọng hô hào dân chủ trong nội bộ ĐCSTQ vào cuối những năm 70 thậm chí đầu những năm 80 của thế kỷ trước.
Do Cách mạng Văn hóa gây hại trên diện rộng lớn, toàn bộ xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, từ trên xuống dưới đều nổi lên phong trào tư tưởng lớn mạnh xét lại về Cách mạng Văn hóa, tiếp thu bài học của Cách mạng Văn hóa, những yêu cầu cải cách thể chế chính trị như yêu cầu thật sự dân tuyển cho Đại hội Đại biểu Nhân dân, yêu cầu tách bạch đảng – chính quyền, yêu cầu tự do xuất bản tin tức so với thời năm 1989 thì còn rõ rệt hơn, còn có “bối cảnh” hơn.
Hơn nữa, thời kỳ chuyển tiếp từ 1978-1981, do không có kinh tế hàng hóa, giai tầng đặc quyền ĐCSTQ vốn đã có được lợi ích về kinh tế chỉ dừng lại ở [hưởng] đãi ngộ theo thứ hạng, từ cấp quyền quý nhất trong ĐCSTQ cho đến các quan chức ở địa phương các cấp chưa từng nếm trải qua vị ngọt của tư bản đặc quyền như việc câu kết giữa quyền lực và thị trường, thao túng thị trường, lũng đoạn thị trường, lại chưa hình thành nên “tập đoạn mua bán quan chức” như năm 1989, càng chưa hình thành nên kiểu tập đoàn lợi ích quan liêu đặc quyền kết hợp với thị trường, ngoan cố đối kháng với bất kể sự cải cách chính trị nào như về sau này. Quy luật tâm lý của con người chính là: Với những thứ có được trong tay, những thứ đã được nếm vị ngọt so với những thứ chưa được nếm trải vị ngọt thì càng khó buông bỏ hơn. Trước và sau năm 1978 tuyệt đại đa số người trong tầng lớp quyền quý của ĐCSTQ và quan chức các cấp, trước giờ chưa từng nếm trải qua “vị ngọt” của kết hợp đặc quyền và thị trường, bởi vậy không tồn tại ý chí ngoan cường đối kháng với cải cách vì lợi ích đã có.
Bởi vậy, Trung Quốc lúc đó, việc thúc đẩy dân chủ hóa chính trị đối với tầng lớp quyền quý của ĐCSTQ và quan chức các cấp chỉ là vấn đề chuyển biến quan niệm, hoàn toàn không chịu sự ngoan cố đối kháng do lợi ích đã có được như hiện nay, chỉ cần kiến lập nên chế độ mà bảo đảm đãi ngộ hưởng thụ khi về hưu của tầng lớp quyền quý cao nhất và quan chức của ĐCSTQ, thì việc thực hiện quá trình chuyển đổi dân chủ hóa thể chế chính trị của Trung Quốc lúc bấy giờ sẽ là việc vô cùng thuận lợi.
Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình với tư cách đứng đầu của phe thiểu số nắm quyền tối cao của ĐCSTQ, vì để mưu đồ lợi ích lớn nhất cho cá nhân và gia tộc, tại thời khắc của lịch sử, đã khăng khăng một mực nắm lấy Trung Quốc đi theo con đường phát-xít của chủ nghĩa tư bản quyền quý. Những người như Đặng Tiểu Bình biết rất rõ, thậm chí trong tình huống cảm thụ sâu sắc cái hại của độc tài chuyên chế của Mao Trạch Đông, biết rõ nhưng cố phạm, đã đi ngược lại trào lưu lịch sử, khi mới lên nắm quyền, đã gấp rút thủ tiêu chút tự do ngôn luận trong Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ_ tự do của “tứ đại” (Đại minh, Đại phóng, Đại tự báo, Đại biện luận), rồi tiếp đến là cuộc vận động “bức tường dân chủ” bị trấn áp, bắt giữ và xét xử nặng những lương tâm của Trung Quốc như Trần Ương Triều, Ngụy Kinh Sinh, Từ Văn Lập. Đặng Tiểu Bình đưa ra “bốn cái kiên trì” (tức “kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản”), đối với nghiên cứu lịch sử thì “khái lược tốt hơn chi tiết“, tìm mọi cách cản trở dân chúng Trung Quốc phán xét kỹ càng đối với Cách mạng Văn hóa, cho đến thể chế độc tài chuyên chế của ĐCSTQ; Đặng Tiểu Bình từ việc tiếp thu “thực sự cầu thị” của Khơ-rút-xốp một cách phản diện mà phủ định Stalin, dẫn đến bài học về sự lung lay của chuyên chế đảng cộng sản, một cách xảo trá đưa ra đánh giá Mao Trạch Đông là “ba phần tội bảy phần công“, để tiếp tục duy trì sinh mệnh chuyên chế của đảng cộng sản…
Đặng Tiểu Bình sau khi kế nhiệm Mao Trạch Đông đã tiếp tục thực hiện chủ nghĩa phát xít, dùng gậy gộc bạo lực và hệ thống tuyên truyền lừa gạt, thẳng tay đàn áp và bào mòn đam mê theo đuổi tiến bộ chính trị của dân chúng Trung Quốc, đồng thời, Đặng Tiểu Bình còn đánh lạc hướng chú ý người dân theo các cách như sau:
1. Dẫn dụ toàn bộ nhân dân hướng ánh mắt vào tiền – ngăn cản việc xét lại tội ác của ĐCSTQ
Ở nông thôn Đặng Tiểu Bình phế bỏ công xã nhân dân, đấy mạnh “chế độ khoán trách nhiệm sản xuất”, khoán sản đến từng hộ.
Về mặt kinh tế, buông lỏng cho người nông dân ở mức độ nhất định; ở thành phố, dần dần giảm thiểu kế hoạch kinh tế chỉ huy, nới lỏng cho xí nghiệp nhà nước ở mức độ nhất định, cho phép các cơ chế khuyến khích khen thưởng nhiều hơn… Đồng thời với việc bố thí những ân huệ nhỏ nhoi, ĐCSTQ với Đặng Tiểu Bình làm thủ lĩnh, thông qua bộ máy tuyên truyền đã không ngần ngại tuyên dương những nhân sinh quan dung tục nhìn đâu cũng ra tiền, nào là “làm giàu là vinh quang, bần cùng là hổ thẹn”, “giai điệu chính” của truyền hình điện ảnh truyền thông đầy rẫy những tác phẩm tô vẽ như “sự nghiệp ngọt ngào sự nghiệp ngọt ngào vui vẻ đẹp vô hạn…..”, “ở trên đồng ruộng hy vọng“, gắng hết sức dẫn dụ nhân dân chú tâm vào những ân huệ nhỏ nhoi trước mắt, làm “cuộc đời mới những năm 80“, đừng nhớ lại quá trình bạo chính khủng bố đầy máu tanh vừa mới trải qua, từ đó hết mực ngăn cản dân chúng Trung Quốc xem xét và suy xét lại về tội ác chuyên chế của ĐCSTQ.
Một mặt khác, ĐCSTQ với sự dẫn dắt của Đặng Tiểu Bình luôn bám chắc lấy bánh lái và cái gốc độc tài chuyên chế của ĐCSTQ, không hề buông lơi chút nào. Đặng Tiểu Bình thi hành chính sách khoán sản đến từng hộ, nhưng lại từ chối khôi phục chế độ tư hữu về ruộng đất, thật sự trả lại cho nông dân ruộng đất ở nông thôn. Cải cách khập khiễng mà Đặng Tiểu Bình khai sáng, cải tới cải lui mãi cho đến hiện nay, đều không hề buông lơi một chút nào cái cơ sở là độc tài chuyên chế của ĐCSTQ. Chế độ công hữu về ruộng đất thực chất phục vụ cho ĐCSTQ thao túng thị trường, cưỡng bức di dời, cưỡng bức trưng thu đem lại sự bảo đảm cho chế độ, chống đỡ cho chút hơi tàn của sự thống trị chuyên chế của ĐCSTQ.
Đặng Tiểu Bình từ chối thủ tiêu việc kỳ thị nông dân, chế độ hộ tịch hạn chế tự do đi lại của người Trung Quốc; từ chối thủ tiêu chế độ lao động cải tạo vi phạm nhân quyền được kiến lập từ thời của Mao. Đặng Tiểu Bình không chỉ từ chối bất kể chuyển biến hướng đến pháp trị hóa thật sự – độc lập tư pháp nào, ngược lại còn lấy danh nghĩa “đánh tội phạm hình sự“, mà giơ lên thanh đao “đánh tàn khốc”, lạm sát vô cớ, xem mạng người như cỏ rác, sau “Cách mạng Văn hóa” lại tiếp tục phá hoại pháp chế trên quy mô lớn, lại một lần nữa tạo ra một lượng lớn án oan sai.
Về lĩnh vực kinh tế, Đặng Tiểu Bình đã buông lỏng sự trói buộc của kinh tế kế hoạch hóa, nhưng lại đưa ra “sinh đẻ kế hoạch“, tiếp tục sau thời đại của Mao, lấy phương thức xảo trá hơn nữa xâm phạm dã man quyền lợi tự do của dân chúng Trung Quốc là quyền tự do sinh đẻ. ĐCSTQ do Đặng Tiểu Bình lèo lái không quy hậu quả của việc nước nghèo gây ra bởi sự bạo chính chuyên chế của ĐCSTQ, mà lại đổ lỗi cho việc người Trung Quốc sinh sản quá nhiều, dựa vào thiên kiến của một bộ phận chuyên gia làm quốc sách, thi hành cưỡng chế, dùng thủ đoạn lưu manh để “điều tiết” nhân khẩu, vì điều ấy mà không tiếc sát hại trẻ sơ sinh trên quy mô lớn… Sau khi Stalin chết, Liên Xô với Khơ-rút-xốp làm thủ lĩnh đã đình chỉ bức hại trên quy mô lớn; còn Đặng Tiểu Bình sau khi Mao Trạch Đông chết, lại dùng phương thức xảo trá hơn nữa, tiếp tục tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ trong thời kỳ của Mao Trạch Đông, điều này về mặt khách quan đã kéo dài sinh mệnh chuyên chế tà ác của ĐCSTQ.
2. Lấy “cải cách” làm danh nghĩa để gia cường bộ máy chuyên chế
Liên Xô cũ sau khi Stalin chết, bắt đầu chú trọng bảo đảm phúc lợi cho công dân, đến thời kỳ của Bonie Brezhnev đã thành lập hệ thống bảo hiểm xã hội công dân của Liên Xô hoàn chỉnh. Đặng Tiểu Bình lại vừa đồng thời duy trì chế độ chính trị xâm hại nhân quyền của ĐCSTQ từ thời của Mao, lấy danh nghĩa “cải cách”, vắt óc suy tính nhằm dứt bỏ trách nhiệm phúc lợi của quốc gia đối với người dân: Ở nông thôn, thuận theo việc loại bỏ công xã nhân dân, đã thủ tiêu toàn bộ chút “phúc lợi” của nông dân là cơ cấu hợp tác xã y tế có từ thời Mao. Ở thành phố, đầu tiên là yêu cầu xí nghiệp quốc doanh phải “hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm”, rũ bỏ trách nhiệm về những vấn đề mà ĐCSTQ một tay gây ra cho xí nghiệp quốc doanh, sau đó lấy các loại danh nghĩa “cải cách”, dần dần rũ bỏ trách nhiệm chi phí y tế công của quốc gia đối với cư dân thành thị… Đến thời kỳ của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ lại dứt khoát rũ bỏ toàn bộ trách nhiệm đối với bất kỳ phúc lợi quốc dân nào, thực hành “thị trường hóa” hoàn toàn mà bất chấp sự sống chết của nhóm người yếu nhược…
Cho đến nay, hệ thống bảo hiểm xã hội của Trung Quốc vẫn cứ chầm chậm không thể dựng lên được, nguyên nhân không phải là Trung Quốc không có tiền để dựng lên hệ thống bảo hiểm xã hội, mà là ĐCSTQ hoàn toàn không có ý muốn dựng lên hệ thống bảo hiểm xã hội. Bắt đầu Từ thời Đặng Tiểu Bình trở đi, mưu tính như ý của ĐCSTQ chính là tận sức bòn rút của cải xương máu của nhân dân Trung Quốc, dùng tỷ lệ lãi suất lớn ứng dụng vào tiền bảo hiểm phúc lợi của người dân đem “tiết kiệm” lại, để bảo đảm đặc quyền đãi ngộ của cán bộ cao cấp, mở rộng quân đội cảnh sát, tăng cường trang bị vũ khí, làm ra dự án “Golden Shield” để tăng cường giám sát khống chế nhân dân…, tóm lại là tận hết khả năng đem tiền dùng vào tăng cường bộ máy chuyên chế.
3. Thảm sát Lục Tứ: Làm tê liệt ý chí chiến đấu của nhân dân
Vì để làm tê liệt ý chí chiến đấu của nhân dân Trung Quốc, chuyển dịch ánh mắt, một mặt là “buông lỏng”, cho được lợi; hai là vì để bịt kín cánh cửa cải cách chế độ chính trị, không ngại nổ súng Lục Tứ, “giết hai mươi vạn, bảo đảm ổn định trong hai mươi năm”. Đặng Tiểu Bình giữ lấy đường lối chuyên chế, có thể nói là vắt óc tính toán và dụng tâm chặn đứng con đường phát triển dân chủ của nhân dân Trung Hoa.
 
Cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An môn 1989.
Kỳ thực, điều nguy hại thâm sâu hơn so với thảm sát Lục Tứ, chính là chủ trương giết người của Đặng Tiểu Bình làm tê liệt ý chí chiến đấu của nhân dân. Bắt đầu từ khi trấn áp cuộc vận động bức tường dân chủ, ĐCSTQ do Đặng Tiểu Bình làm thủ lĩnh, đã dùng đủ mọi cách để dẫn dụ người Trung Quốc chú tâm vào những lợi ích thực chất kinh tế trước mắt và tất cả những vấn đề vụn vặt không liên quan, để làm “động vật kinh tế” không thắc mắc về chính trị, thờ ơ về vấn đề tự do chính trị. Đây chính là độc kế xảo trá âm hiểm hơn cả khi Mao Trạch Đông thống trị. Bởi lẽ quyền tự do chính trị là một sự bảo đảm cho tất cả các quyền tự do khác của các thành viên trong xã hội, đối với kẻ thống trị mà nói, tước bỏ một cách chắc chắn quyền tự do chính trị của kẻ bị thống trị, đồng thời lại cho họ hưởng các quyền tự do về kinh tế và ở những phương diện khác một mức độ nhất định nào đó, vừa có thể làm yếu đi ý chí tranh đấu của người bị thống trị, vừa có thể căn cứ vào nhu cầu của hình thế mà gia cường hoặc buông lỏng quản lý khống chế ở những lĩnh vực cụ thể, làm được “thu phóng như ý”.
Mao Trạch Đông dựa vào cực quyền (xã hội bị phong bế hoàn toàn và bị tẩy não nhồi nhét) xúi bẩy cuồng nhiệt về hình thái ý thức và sùng bái cá nhân để duy trì sự thống trị, vừa dễ dẫn đến “vật cực tất phản“, lại cũng khó duy trì được lâu dài, bởi vì một khi “đại cứu tinh” chết đi, thì trụ cột thống trị rất có khả năng sẽ sụp đổ. Nếu sau khi Mao Trạch Đông chết, Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình đoạt quyền thất bại, những người như Giang Thanh kế nhiệm thành công, thì chính quyền ĐCSTQ rất có khả năng sẽ sụp đổ vào thập niên 80, tuyệt đối không thể duy trì được cho đến nay.
Cách làm của Đặng Tiểu Bình lại là lợi dụng một cách đầy đủ những tật xấu thâm căn cố đế của người Trung Quốc để duy trì sự thống trị chuyên chế của ĐCSTQ. Do ảnh hưởng văn hóa, người Trung Quốc vốn dĩ đặc biệt coi trọng thực chất kinh tế, coi nhẹ tự do chính trị, lịch sử và hiện thực đều đã chứng minh: đối với sự thống trị độc tài chuyên chế, người Trung Quốc thậm chí là người Hoa ở hải ngoại vẫn bảo trì văn hóa Trung Quốc so với người phương Tây có một sức nhẫn nại bền bỉ, chỉ cần về kinh tế có được chút thực chất, thì bạo chính của độc tài chuyên chế, nền chính trị hà khắc đối với người Hoa vẫn có thể duy trì được thời gian rất lâu, hơn nữa còn tương đối ổn định, sau khi độc lập Singapore chính là một ví dụ như thế, chỉ cần có một miếng cơm, người Trung Quốc sẽ khó mà tạo phản được, trong lịch sử Trung Quốc tuyệt đại đa số cuộc bạo động nông dân, đều là do nguy cơ về sinh tồn dẫn đến. Đặng Tiểu Bình đã sáng tạo ra cải cách khai phóng, cực lực phóng đại tật xấu của người Trung Quốc là coi trọng thực chất kinh tế, mà coi nhẹ tự do chính trị. Bởi vậy, biện pháp thống trị của Đặng Tiểu Bình, là một biện pháp thống trị kéo dài trong khả năng hết mức nền bạo chính chuyên chế của ĐCSTQ, đường lối “làm sống lại kinh tế, làm chết đi chính trị” của Đặng Tiểu Bình, mặc dù không thể vĩnh viễn giữ được sự thống trị của ĐCSTQ, nhưng lại có thể làm tăng cái giá chuyển đổi của Trung Quốc đến tối đa.
Có câu nói rằng: “Cái đau dài không bằng cái đau ngắn”. Bạo chính của Mao Trạch Đông về cơ bản là người mất thì chính trị sinh sôi, còn đường lối “cải cách khai phóng” của Đặng Tiểu Bình để duy trì chuyên chế, sau khi họ Đặng chết lại tiếp tục làm hại Trung Quốc, duy trì chút hơi tàn của nền chuyên chế ĐCSTQ, từ ý nghĩa này mà nói, ảnh hưởng độc hại của Đặng Tiểu Bình đối với người Trung Quốc so với Mao Trạch Đông còn ghê gớm sâu xa hơn.
Giang Trạch Dân dẫn đầu kích động truy cầu về thanh sắc vật dục – tiêu diệt sự theo đuổi đam mê lý tưởng về tiến bộ chính trị của nhân dân
 
Ông Giang Trạch Dân và Tống Tổ Anh
Độc kế duy trì chuyên chế của Đặng Tiểu Bình có thể nói là tính toán “không chê vào đâu được”, nhưng điều Đặng Tiểu Bình không ngờ tới chính là, do lương tri của người kế nhiệm ông ta là Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, vào những năm 80, việc chấp hành độc kế này của Đặng Tiểu Bình rất không triệt để, đến nỗi lần lượt xảy ra phong trào học sinh sinh viên năm 86 và vận động nhân dân năm 89, ĐCSTQ xém chút nữa thì bị lật nhào, mãi đến cuối mới chọn Giang Trạch Dân làm người kế nhiệm, mới triệt để quán triệt đường lối duy trì chuyên chế của Đặng Tiểu Bình.
Giang Trạch Dân không chỉ tiến thêm một bước lấy lợi ích kinh tế để chuyển dịch triệt để làm tiêu tan nhiệt tình chính trị của người dân, hơn nữa còn tự làm gương, dẫn đầu kích động toàn bộ xã hội Trung Quốc truy cầu thanh sắc vật dục, Giang Trạch Dân lấy kinh nghiệm dùng tiệc tùng để làm tan rã thành công cuộc vận động của dân chúng ở Thượng Hải những năm 80, đã tiêu diệt một cách triệt để niềm đam mê lý tưởng theo đuổi tiến bộ chính trị của toàn bộ xã hội Trung Quốc.
Ngày nay, không thể không nói Đặng Tiểu Bình có sách lược “hai cánh tay” một tay cứng, một tay mềm đã thu được hiệu quả rất lớn khiến người Trung Quốc hầu như chỉ quan tâm đến ví tiền của bản thân, còn vô cùng khiếm khuyết nhiệt tình theo đuổi tiến bộ chính trị_ khuyển Nho hóa và con buôn hóa một cách phổ biến. Người Trung Quốc ngày nay so với người Trung Quốc cuối những năm 70 cứ như là hai dân tộc khác nhau; ngày nay, nền bạo chính chuyên chế của ĐCSTQ so với những năm 80 thì có phần còn tệ hơn. Vận động dân quyền và chống bạo lực của người Trung Quốc thông thường chỉ dừng lại ở việc cầu xin Trung ương ĐCSTQ chủ trì chính nghĩa, đòi hỏi về phương diện kinh tế như tổn thất cá nhân, chứ không hề có ý thức về theo đuổi tiến bộ chính trị, vận động dân quyền cũng bởi vậy mà không thể hình thành vận động nhân quyền giành lấy quyền lợi chính trị công dân. Điều này sẽ không thể tiêu trừ cái gốc bệnh, mà cái gốc đó là thể chế chuyên chế một đảng ĐCSTQ vốn không ngừng xâm hại quyền lợi của con người, bức bách người ta phải đứng lên đòi dân quyền.
Bởi vậy, phong trào vận động dân quyền của Trung Quốc hiện nay mặc dù thanh thế lớn mạnh, mặc dù có trường hợp cá biệt thành công, nhưng chẳng thể mảy may uy hiếp được sự thống trị chuyên chế của ĐCSTQ. Trừ phi kinh tế Trung Quốc phá sản hoặc lực tấn công chính trị từ bên ngoài cường đại, nếu không sự thống trị chuyên chế của ĐCSTQ không thể trong thời gian ngắn mà diệt vong. Đây chính là một trong những thể hiện của hậu quả mà đường lối của Đặng Tiểu Bình khiến cho cái giá để chuyển biến Trung Quốc tăng đến tối đa.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Tằng Tiết Minh, năm 2007 lần đầu đăng tại “Ngọn lửa Tự do”.

-------------------------------------------------------------------

Giới thiệu tài liệu: Jonathan Spence, “Mao”, nhà xuất bản Claasen: tiểu sử được thuật lại một cách dễ hiểu và chứa đựng nhiều thông tin từ ngòi bút của một trong những nhà Hán học nổi tiếng nhất thời chúng ta. Hung Chang & Jon Halliday, “Mao”, Panteon: một trong những mô tả mới nhất, nhưng cũng bị tranh cãi nhiều nhất về con người của ông chủ tịch vĩ đại. Các tranh luận mà quyển sách này đã gây ra trên khắp thế giới được Gregor Benton & Lin Chun tập trung lại trong quyển “Was Mao Really a Monster? The academic response to Chang and Halliyday’s Mao: The Unknown Story”, Routledge. 
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản.Quyển sách bao gồm các chương sau đây:

  • Tên cướp đỏ: 1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
  • Con người chuyên quyền kia: Tưởng Giới Thạch
  • Cuộc chạy trốn qua núi: 1934 – 1935: “Vạn lý Trường chinh”
  • Địa ngục Nam Kinh: Cuộc thảm sát tại Nam Kinh
  • Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc: 1946 – 1949: nội chiến
  • Khởi hành vào một kỷ nguyên mới: 1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
  • Cuộc chiến chống Mỹ: 1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
  • Sự điên khùng của một bạo chúa: 1958 – 1961: “Đại nhảy vọt”
  • Cuộc chiến của những đứa trẻ con: 1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa
  • Chuyến viếng thăm của kẻ thù giai cấp: Chuyến đi thăm Trung Quốc của Nixon
  • Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ: 1976 Mao qua đời
  • Kế hoạch cho lần trỗi dậy: Trung Quốc mở cửa
  • Cơn bão trên Thiên An Môn: Thảm sát Thiên An Môn
--------------------------------------------------------------
(Tiếp theo)

BÂY GIỜ KHẮP NƠI Ở NÔNG THÔN Đảng đã thành lập hàng trăm trạm dân quân mà người chạy trốn bị chặn lại ở đấy, bị bắt giam và rồi thường là lại được chở trở về. Ở Tín Dương, người nông dân đặc biệt chịu nhiều rủi ro: họ gọi dân quân trong vùng cực đoan nhất của tỉnh cực đoan Hà Nam là “đội đánh đập”. Vào lúc nạn đói bắt đầu, giới lãnh đạo đã cho phong tỏa Tín Dương và để cho đánh đập hàng chục ngàn người tỵ nạn cho tới chết.
Nhưng những người đàn ông từ Judong đã thoát qua được và đến được một cao nguyên trong tỉnh Thanh Hải cách đó hơn 1000 kilômét. Ở đó, người ta cần dùng sức lao động của họ, họ khai khẩn đất hoang trong một nông trại nhà nước và nhận được 360 gram ngũ cốc trong ngày cho việc đó.
Nông dân từ khắp nơi trong Trung Quốc kéo đến đây. Ở dưới bầu trời bao la của vùng cao nguyên, họ trao đổi những câu chuyện, không cần phải sợ có cán bộ nghe lén. Wu Tiancheng nghe về nạn đói và sự khốn khó trong tất cả các miền của đất nước: về những người cha người mẹ đã nấu thịt các đứa con đã chết đói của họ, để mà có thể sống sót được.
Cùng lúc đó, giới lãnh đạo Cộng sản của vùng Tín Dương bắt đầu một chiến dịch tàn bạo: họ cho rằng các thành viên công xã đã dấu đi vụ thu hoạch thành công thật sự của họ, để có thể phân phát ngũ cốc nhiều hơn cho chính người của họ. Vì thế, nhiều làng đã đưa ra hạt giống cũng như những phần ngũ cốc cuối cùng của người nông dân.
Người dân ở Hà Nam bây giờ xay nát cùi bắp và làm từ đấy một “viên bột Đại Nhảy Vọt”. Họ ăn vỏ cây và lá cây. Ở một bờ sông, họ dùng đất sét và nghiền nát đá ra để làm “mì sợi” từ đấy.
Chẳng bao lâu sau đó, phần lớn người dân trong Judong đã yếu sức đến mức không thể ra đồng ruộng được nữa. Cơ thể của họ phù lên vì đói. Họ chết, vì đã nuốt những thứ không thể ăn được. Người thân dấu xác chết trong nhà, để nhận khẩu phần của người chết: một cục bột hấp, một cái bánh bằng đậu.
Người nông dân đã biết nạn đói từ những thời trước. Nhưng lần này thì họ không có lối thoát: không ai có dự trữ hay tiết kiệm, họ đã phải đưa ra tất cả cho các công xã nhân dân. Họ không có đất để bán. Họ hầu như không được phép trồng củ cải và khoai, vì ở Bắc Kinh chỉ lượng ngũ cốc là quan trọng. Đảng cấm đi ăn xin cũng như bỏ trốn. Người dân ở Judong chết vì yếu sức: họ quỵ xuống mà không kêu lên được một tiếng. Và đã có nhiều người chết: năm đứa con của bà Liu Xinghong, chồng của bà ấy đã chết vì hậu quả của một cuộc họp kiểm điểm, chết đói. Cả người vợ góa của một “đại địa chủ” cũng chết vì thiếu dinh dưỡng.
Và mặc dù vậy, năm 1959 tỉnh Hà Nam đã cung cấp cho Bắc Kinh hơn 400.000 tấn ngũ cốc. Hơn 1,2 triệu người có thể sống nhờ vào đấy cả một năm trời.

Năm 1958 không có máy móc hạng nặng để làm việc. Thiếu xe ủi đất và xe xúc đất, người công dân dùng số lượng khổng lồ của họ để bù đắp vào đó: hàng triệu người dùng xẻng đào kênh dẫn nước, xây đập nước hay xúc đi cả một ngọn núi như ở Thiểm Tây. Ảnh: GEO Epoche.
Năm 1958 không có máy móc hạng nặng để làm việc. Thiếu xe ủi đất và xe xúc đất, người công dân dùng số lượng khổng lồ của họ để bù đắp vào đó: hàng triệu người dùng xẻng đào kênh dẫn nước, xây đập nước hay xúc đi cả một ngọn núi như ở Thiểm Tây. Ảnh: GEO Epoche.
Tháng 7 năm 1959 giới lãnh đạo Đảng họp lại. Vào thời điểm này đã có một triệu người Trung Quốc chết đói. Bây giờ thật ra là cơ hội để chấm dứt xuất khẩu và yêu cầu trợ giúp. Thế nhưng Mao không để cho người khác làm cho mình lúng túng: “Hoàn cảnh hết sức tốt đẹp. Còn nhiều vấn đề, nhưng tương lai của chúng ta xán lạn.”Bây giờ, sai lầm đáng sợ của Mao trở thành tội phạm lớn nhất của ông ấy.Chỉ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bành Đức Hoài, được những người thân cận hỗ trợ, là dám nói chống lại người chủ tịch trong một bức thư – với hậu quả tai hại cho ông ấy và cho toàn Trung Quốc. Bành mất chức vụ bộ trưởng của ông ấy, các lãnh đạo ĐCS khác đi theo ý của Mao: ngoại trừ một vài khó khăn, cuộc Đại Nhảy Vọt là một thành công. Trong một nghị quyết, giới lãnh đạo Đảng lên án những người phê bình Mao như là những kẻ hữu khuynh.
Trong những tháng sau đó, hàng ngàn người Cộng sản bị khai trừ ra khỏi Đảng hay bị bắt giam như những “tiểu Bành Đức Hoài”. Cán bộ không còn dám báo cáo nạn đói và số thu hoạch thật sự lên cấp trên.
Đồng thời, dân quân kéo qua làng mạc, đập phá tường, đào hầm lên, đập nát sàn nhà để tìm những dự trữ cuối cùng. Bất cứ những gì tìm thấy được ở nông thôn đều được mang về Bắc Kinh hay Thượng Hải hay về tỉnh Liêu Ninh, trung tâm của công nghiệp nặng. Cán bộ nhận được thêm khẩu phần riêng.
ĐCS, tự gọi mình là đảng cho người nông dân, bảo vệ quyền lực của mình bằng cái chết của hàng triệu người ở nông thôn.
Mãi đến tháng 10 năm 1960, giới lãnh đạo Đảng mới biết đến cách tiến hành dã man của giới lãnh đạo ở Tín Dương và quy mô của nạn đói ở đó. Chỉ riêng trong huyện của công xã mẫu Sputnik, cứ mười người thì có một người chết. Trong toàn vùng có lẽ đã có hơn 2,4 triệu người chết kể từ 1959 – phần lớn chết đói, hàng chục ngàn người bị đánh chết.
Mao gửi 30.000 lính đến Tín Dương, để cho chiếm đóng vùng này, bắt giam giới lãnh đạo, cung cấp lương thực và thuốc men cho người nông dân. Thế nhưng ông ấy vẫn bám chặt vào cuộc Đại Nhảy Vọt: ông ấy quy các diễn tiến trong Tín Dương về cho các thế lực phong kiến, những cái, đầy căm thù Chủ nghĩa Xã hội, đã thâm nhập vào trong Đảng. Và vì thế mà cuộc hành quân của những người lính cũng không mang tên cứu hộ thảm họa mà là “giáo dục cách mạng dân chủ”.

Trong khi bộ máy tuyên truyền đưa ra những con người hạnh phúc đứng xung quanh Mao thì nạn đói ghê gớm nhất từ trước tới nay đang hoành hành trong Trung Quốc. Và chính người chủ tịch này chịu trách nhiệm cho thảm họa đó: vì ngay khi ông ấy đã biết có người chết hàng loạt, ông ấy cũng vẫn không thay đổi các kế hoạch của mình. Ảnh: GEO Epoche.
Trong khi bộ máy tuyên truyền đưa ra những con người hạnh phúc đứng xung quanh Mao thì nạn đói ghê gớm nhất từ trước tới nay đang hoành hành trong Trung Quốc. Và chính người chủ tịch này chịu trách nhiệm cho thảm họa đó: vì ngay khi ông ấy đã biết có người chết hàng loạt, ông ấy cũng vẫn không thay đổi các kế hoạch của mình. Ảnh: GEO Epoche.
TẠI SAO người Chủ tịch lại cứ khăng khăng giữ lấy chiến lược của ông ấy, khi nạn đói trong nước từ lâu đã quá rõ ràng? Cho tới chừng nào mà tài liệu lưu trữ của ĐCS vẫn còn khép kín thì sẽ không có câu trả lời thỏa đáng. Có lẽ ông ấy sợ bị lật đổ. Có lẽ ông ấy lo ngại cho chỗ đứng của ông ấy trong lịch sử Trung Quốc, năm 1956 ông ấy đã theo dõi việc những người Cộng sản Xô viết lên án đường lối của Stalin sau khi người này qua đời như thế nào.Có lẽ ông ấy vẫn còn tin rằng những hy sinh đấy sẽ mang lại thành quả, rằng Trung Quốc thật sự đứng trước ngưỡng của một quốc gia công nghiệp. Cả một thời gian dài, ông ấy không muốn thừa nhận toàn bộ quy mô của nạn đói.Chắc chắn rằng: chậm nhất là trong mùa Hè năm 1961, ông ấy cũng không còn có thể nhắm mắt trước thảm họa đấy được nữa. Thành viên của giới lãnh đạo Đảng đã đi xuyên qua đất nước và đã tự mình nhìn thấy lần chết hàng loạt đó. Họ báo cáo tỉ mỉ cho ông. Thêm vào đó, các dự trữ ở Thượng Hải và Bắc Kinh cũng hết dần. Đại Nhảy Vọt đã thất bại – ngay cả khi nó không bao giờ được chính thức tuyên bố chấm dứt.
Sau đấy, Mao lui về phía sau và để cho những người lãnh đạo khác cứu lấy người dân của ông ấy.
Bây giờ, Trung Quốc nhập khẩu ngũ cốc để cung cấp cho những người đang đói ăn. Một đạo luật khẩn cấp lại cho phép người nông dân mướn đất và có việc làm phụ. Được phép họp chợ ở địa phương. Hàng ngàn dự án công nghiệp không hiệu quả được đình chỉ. Bếp nhân dân được bãi bỏ, công xã được thu hẹp lại. Khoảng 25 triệu người Trung Quốc, những người đã trốn vào thành phố, phải trở về làng của họ.
Các chỉ thị mới lan truyền đi nhanh chóng. Trong tỉnh Thanh Hải, Wu Tiancheng và bạn bè của anh ấy nghe nói rằng đất đai được chia lại ở quê hương. Hai năm sau chuyến đi trốn, họ trở về Judong.
Họ về một ngôi làng không còn dân cư. Hẳn phân nửa người dân đã chết. Chỉ một ít trẻ em là sống sót qua cuộc Đại Nhảy Vọt. Và chết chóc vẫn còn chưa chấm dứt. Cứ hai người Trung Quốc chết năm 1963 thì có một người dưới mười tuổi: suy yếu vì đói ăn nhiều năm liền.
Trong tháng 1 năm 1962, 7000 cán bộ họp ở Bắc Kinh. Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, người từng thân cận với Mao, đã dũng cảm nói về sự thất bại của giới lãnh đạo Đảng: “Phải nói rõ rằng trách nhiệm chính cho các khó khăn và lỗi lầm trong công việc của chúng ta trong những năm vừa qua là nằm tại Trung ương Đảng.”
Ông ấy đã tận mắt nhìn thấy sự khốn khó của người nông dân, và ông ấy không đồng ý với đánh giá của Mao, rằng tỷ lệ giữa thất bại và thành công tương ứng với “chỉ một của mười ngón tay.”
“Nói chung thì chắc đấy là ba”, Lưu nói, “và trong vài vùng còn nhiều hơn thế nữa, như trong vùng Tín Dương.” Nhưng Đảng giữ kín quy mô thật sự của nạn đói. Đảng gọi thời gian của cuộc Đại Nhảy Vọt là “ba năm cay đắng”, đổ lỗi, ngoài những điều khác, cho hạn hán và Liên bang Xô viết, nước được cho là cứ khăng khăng buộc Trung Quốc phải thực hiện các hợp đồng của mình ngay cả trong nạn đói.
Nhưng thật sự thì thảm họa này là do con người gây ra: bởi Mao, người đã đích thân quyết định về chiến lược của cuộc Đại Nhảy Vọt, và bởi những cán bộ khác mà trong số đó có nhiều người – từ những thành viên nhiều quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho tới cán bộ Đảng đơn giản trong làng – sẵn sàng hy sinh con người cho viễn cảnh  của một Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc.
Với lời hứa, không để cho người Trung Quốc nào còn phải đói nữa và dẫn dắt đất nước đến một tương lai xán lại, Đảng đã gửi không biết bao nhiêu là người Trung Quốc đi đến cái chết. Phần lớn không được nước ngoài Phương Tây nhận biết, trong vòng ba năm có lẽ đã có 30 triệu người chết trong các làng mạc Trung Quốc. Và không phải tất cả đều chết đói: hàng triệu người bị đánh chết, đâm chết, bắn chết. Không phải bởi một đạo quân thù địch, mà bởi chính người của họ.
Đại Nhảy Vọt là sai lầm lớn nhất của Mao Trạch Đông, tội phạm lớn nhất của ông ấy. Và ông ấy sẽ không quên rằng ai đã dám nói lên sự thật về thảm họa này: Lưu Thiếu Kỳ.
Người đấy, người mà cả một thời gian dài được xem là người thừa kế Mao, sẽ phải trả giá bằng mạng sống của mình cho những lời nói công khai đấy một vài năm sau này. Ông ấy là nạn nhân cuối cùng của 30 triệu nạn nhân mà nhân dân Trung Quốc phải gánh chịu vì sự điên rồ của mỗi một người: vì ý tưởng, rằng người ta có thể quất roi thúc một đất nước đang phát triển nhanh chóng đi vào hiện đại.
Gesa Gottschak
Phan Ba dịch
Giới thiệu tài liệu: Kimberley Ens Manning/Felix Wemheuer (xuất bản), “Eating Bitterness”, University of British Columbia Press: tập hợp những bài viết thể hiện một cách ngắn gọn và đầy đủ các kết quả nghiên cứu mới nhất về từng đề tài riêng lẻ một.

Cuộc chiến của những đứa trẻ con

1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa
Hè 1966. Thanh thiếu niên nắm lấy quyền lực trong các thành phố Trung Quốc. Học sinh hành hạ thầy giáo của họ cho tới chết, sinh viên làm nhục giáo sư của họ, lứa mới lớn đập nát những tượng đài kỷ niệm của một nền văn hóa lâu đời hàng ngàn năm. Chính Mao đã mở cửa cho cuộc nổi dậy của “Hồng Vệ Binh” này – để lật đổ đối thủ của ông ấy trong Đảng, đập tan xã hội và thực hiện giấc mơ của ông ấy: cuộc cách mạng liên tục.
Bài: Walter Saller; Ảnh: Li Zhensheng
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản
Khi cô giáo Biện Trọng Vân mặc quần áo vào buổi sáng ngày hôm sau đó, mỗi một cử động đều gây đau đớn, những vết sưng, những lằn roi và những vết bầm tím trên thân thể của bà gây đau rát. Bà cầm lấy cái túi xách, như thể chờ đợi một ngày dạy học bình thường. Bà nhét chứng minh nhân dân vào đấy, thêm quyển sách nhỏ màu đỏ với những câu trích dẫn Mao, bài văn “Người ta trở thành một người Cộng sản tốt như thế nào” của Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và một quyển nhỏ về “Cuộc cách mạng vĩ đại làm xúc động tâm hồn.”
Đó là ngày thứ sáu, 5 tháng 8 năm 1966.

Khủng bố: Cô giáo Biện Trọng Vân (với chồng và ba trong số bốn người con của bà) se là người chết đầu tiên trong số các nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa. Bà làm việc tại một trường trung học nổi tiếng ở Bắc Kinh và bị chính các nữ sinh của mình hành hạ cho tới chết. Những người đấy đã đánh đập và xỉ nhục bà nhiều tuần liền vì cho rằng bà phản bội lý tưởng Cộng sản. Ảnh: GEO Epoche
Khủng bố: Cô giáo Biện Trọng Vân (với chồng và ba trong số bốn người con của bà) se là người chết đầu tiên trong số các nạn nhân của cuộc Cách mạng Văn hóa. Bà làm việc tại một trường trung học nổi tiếng ở Bắc Kinh và bị chính các nữ sinh của mình hành hạ cho tới chết. Những người đấy đã đánh đập và xỉ nhục bà nhiều tuần liền vì cho rằng bà phản bội lý tưởng Cộng sản. Ảnh: GEO Epoche
Người đàn bà 50 tuổi đó sống với chồng và bốn đứa con trong một căn hộ trên đường Fu Wai, số 6, cách nơi làm việc của bà khoảng hai kilômét, trường nữ trung học ở đường Erlong. Đó là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Bắc Kinh, một thể chế cho giới tinh hoa mà nhiều con cái của những người có quyền lực đến đấy học. Cả những đứa con gái của Mao cũng học ở đó. Khuôn viên rộng lớn bao gồm văn phòng, lớp học, phòng ngủ cũng như một sân vận động và nằm cách khu vườn Trung Nam Hải của các hoàng đế ngày xưa, nơi Mao ngụ ở sau những bức tường đỏ, vào khoảng một kilômét về phía Tây.Bian dạy học ở trường này từ 17 năm nay, bà là đảng viên Đảng Cộng sản và cũng là hiệu phó. Nhưng bây giờ thì chính những người học trò của bà đã tuyên bố chiến tranh với bà.Trường đã ngưng dạy hơn 50 ngày nay rồi. Tường của các ngôi nhà đầy bích báo – những dãy giấy, có những chữ to được viết ở trên đấy. “Trâu quỷ rắn ma hãy cút đi!”, các nữ sinh đã viết như thế. “Giải phóng toàn thể nhân loại là nhiệm vụ không thể chối bỏ của chúng ta!”
Ngày này qua ngày khác, có những bài hát vang ra điếc tai từ loa phóng thanh: “Đông phương hồng. Mặt trời lên.” Các nữ sinh đồng thanh hét to và nắm tay lại thành nắm đấm. Nhiều người trong số họ mặc quần và áo khoác màu xanh, dây thắt lưng nâu với khóa sắt và giày ủng da giống như những người lính. Thêm vào đó là dãy băng đỏ trên cánh tay trái.
Nhóm nữ sinh này tự gọi mình là “Hồng Vệ Binh”; có những người còn chưa quá 14 tuổi. Một trong số những người dẫn đầu họ là Song Binbin, một cô con gái cao gầy với chiếc kính đeo mắt to, con gái của một cán bộ Đảng cao cấp.
Trước đây vài tuần, các cô gái đã xông vào trong căn hộ của Bian, đã dán áp phích lên tường và cửa. “Đồ ma cáo! Đồ Quỷ nữ kinh khiếp! Đừng tưởng mày an toàn!”, họ đã viết như thế bằng mực Tàu trên báo cũ.
Những người xông vào nhà đã khám xét mọi thứ: ghi chép, sách, thư từ. Ngay đến sàn nhà cũng bị họ giật lên. Họ không tìm thấy một manh mối nào cho việc Bian là một kẻ phản bội.
Mặc dù vậy, trong một cuộc họp, họ đã hạ nhục người cô giáo, đá bà ấy và nhét đất vào miệng của bà ấy và sau đó đã phỉ báng bà ấy trong các báo tường: “Mày đã run rẩy như một cái lá, miệng đầy đất sét vàng, đánh khinh như một con heo chết đuối.”
Từ đấy, họ khủng bố Biện Trọng Vân hầu như hàng ngày. Chế diễu, nhổ nước miếng, đánh đập bà ấy. Và những cuộc tấn công của họ mỗi lần một dữ dội hơn.
Hôm qua, vào chiều ngày 4 tháng 8, một đám con gái đã xông vào phòng hiệu trưởng. Họ đã đánh Brian bằng gậy và bằng thắt lưng da, chửi rủa bà là “yêu tinh”.
Bây giờ, bà ấy đến cạnh giường của chồng bà và đưa tay cho ông ấy. Bà im lặng. Hai người là vợ chồng từ hơn 20 năm nay, bà chưa từng bao giờ từ giã như thế trước đây. Rồi Bian rời căn hộ và đi đến trường trên đường Erlong. Đến với những người hành hạ bà.
Vào buổi chiều, các nữ sinh sẽ lại hành hạ bà – và khiến cho bà trở thành nạn nhân đầu tiên đã chết của một chiến dịch sẽ làm cho Trung Quốc tê liệt mười năm trời. “Cuộc Cách mạng Văn hóa vô sản vĩ đại”. Cái trông giống như một vụ nổi điên thì thật sự là đã đi theo tính toán sát nhân của một người đàn ông duy nhất: hàng triệu thanh thiếu niên nổi loạn, đánh đập và giết người, vì Mao Trạch Đông già nua đã khuyến khích họ làm điều đó.
Để trả thù. Để lập trật tự trong đảng của ông ấy. Và để thúc đẩy cuộc cách mạng.

Nhiều Hồng Vệ Binh, như ở đây trong cuộc diễu hàng nhân ngày Quốc Khánh 1966, vẫn còn là trẻ con. Ảnh: GEO Epoche.
Nhiều Hồng Vệ Binh, như ở đây trong cuộc diễu hàng nhân ngày Quốc Khánh 1966, vẫn còn là trẻ con. Ảnh: GEO Epoche.
VÀO ĐẦU NHỮNG NĂM 1960, ảnh hưởng của Mao đến 17 triệu đảng viên Trung Quốc suy yếu dần. Tuy ông ấy vẫn còn là người đứng đầu cỗ máy quyền lực to lớn nhất thế giới, nhưng uy thế, cái mà ông ấy đã có được qua tranh đấu như là nhà lãnh tụ cách mạng và người thành lập nhà nước, không còn bảo vệ ông trước sự bất mãn của các cán bộ được nữa. Ngay đến những người đồng hành thủa xưa từ những ngày của cuộc Vạn Lý Trường Chinh cũng quay mặt đi, như người đã được chỉ định làm người kế thừa ông, chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, hay Đặng Tiểu Bình, tổng bí thư Đảng, hai trong số những người Cộng sản có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc.Họ yêu cầu chấm dứt những cuộc thử nghiệm gây tai họa, những cái mà người đứng đầu ĐCS luôn bắt buộc đất nước của ông ấy tiến hành.Chậm nhất là từ mùa Hè 1961, Lưu đã cho rằng cuộc Đại Nhảy Vọt, thử nghiệm của Mao, tăng tốc dẫn dắt Trung Quốc đến Chủ nghĩa Cộng sản, đã thất bại. Trong diễn tiến của chiến dịch này đã có hơn 30 triệu người chết đói, bị đánh chết hay chết do làm việc quá sức, vì Mao đã cải tạo nền nông nghiệp một cách tàn nhẫn, để nuôi dưỡng được con số ngày càng tăng của công nhân công nghiệp. Và vì người nông dân không còn được phép tạo dự trữ để đề phòng cho những lúc đói kém nữa.
Xã hội dao động, kinh tế tê liệt. Tính đáng tin cậy của Mao bị lay động. Bây giờ Lưu và Đặng chờ đợi một sự chừng mực ở ông ấy; đầu tiên là phải thực hiện một trật tự nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ổn định, rồi người ta mới có thể xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ở trên đó. Nhưng trước hết là phải chấm dứt nạn đói.
Trong mùa Xuân năm 1962, Lưu dám làm một việc kinh thiên động địa: ông ấy phê bình chính sách của Mao: “Không có Đại Nhảy Vọt tới phía trước”, ông ấy nói trước 7000 cán bộ Đảng, “chúng ta đã rơi lại xa ở phía sau.” Sau chủ tịch nước, cả những đại biểu khác cũng đòi hỏi một thay đổi về chính trị kinh tế.
Mao nhìn đấy như là một sự phản bội tổ quốc. Rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vẫn còn chưa phải là thiên đàng Cộng sản Chủ nghĩa, điều đấy không phải là vì ông mà là vì những sai lầm của cán bộ. Những người đấy chỉ tiến hành các chiến dịch một cách ngần ngừ và cẩu thả.
Thế nhưng thế lực của ông ấy đã suy yếu sau thảm họa của cuộc Đại Nhảy Vọt. Vì thế mà ông ấy nhận trách nhiệm cho thảm họa đói ăn trước 7000 cán bộ. Đó là thất bại nặng nề nhất của ông ấy kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bây giờ ông ấy phải để cho những người chống ông ấy làm việc, mặc dù ông ấy phản đối đường lối của họ.
Và ông nhận ra trong người đồng chí ngày xưa đã cùng chiến đấu với mình, Lưu, đối thủ nguy hiểm nhất của ông ấy. Vì Lưu và những người theo ông ấy đã đảo ngược chính sách của Mao: họ cải tổ lại ngân sách, vì thế mà phải sa thải hàng triệu công nhân thiếu việc làm ra khỏi các nhà máy quốc doanh – dẫn đến việc thành hình một tầng lớp vô sản nghèo khổ mới, gồm giới tội phạm nhỏ và bán dâm.
Thêm vào đó, cán bộ của Lưu làm tăng sản lượng thu hoạch bằng cách cho những người nông dân đang bị gộp lại trong các hợp tác xã được phép mướn và tự gieo trồng trên những đồng ruộng nhỏ. Họ giảm chi phí vũ trang và thay vào đó hỗ trợ cho công nghiệp hàng tiêu dùng. Và họ giảm thời gian làm việc, để con  người lại có thời gian thư giản và cho gia đình.
Đất nước hồi phục lại từ những thiếu thốn càng nhiều thì các đồng chí dường như lại càng ít cần đến người “Chủ tịch vĩ đại” của họ chừng đấy. Ảnh hưởng của các nhà cải cách quanh Lưu, Đặng cũng như Bành Chân, thị trưởng của Bắc Kinh, liên tục tăng lên.
Bây giờ Mao phải tính đến việc bị tước quyền lực dần dần. Ông chỉ nhìn thấy “cánh hữu” ở khắp nơi, những người – như Lưu – phản bội lý tưởng cách mạng.
Vì thế mà hai người có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc đứng đối diện với nhau: sếp ĐCS Mao và chủ tịch nước Lưu. Tả chống hữu. Cuộc đấu tranh vì đảng, cái cuối cùng trở thành cuộc Cách mạng Văn hóa, được khai mào. Và Mao tập hợp những người theo ông ấy lại.
Trong lúc Lưu còn cải cách đất nước, Mao đã nắm chắc được sự ủng hộ của những người Cộng sản quá khích. Thuộc trong số đó cũng là người vợ thứ tư của ông ấy, Giang Thanh, nguyên là một nữ diễn viên. Trước khi Mao đâm yêu bà năm 1937, bà ấy tự gọi mình là Lam Tần và là một đề tài được ưa thích của giới báo chí lá cải. Từ năm 1963, bà làm việc trong Bộ Văn hóa, nơi bà ấy kiểm duyệt phim và kịch. Mặc dù cá nhân bà ấy vẫn thưởng thức phim truyện nước ngoài đã bị cấm.

Tranh giành quyền lực: Sau thảm họa của "Đại Nhảy Vọt", Mao bị cô lập trong giới lãnh đạo ĐCS, ông ấy mất ảnh hưởng. Cũng vì vậy mà ông ấy huy động đội Hồng Vệ Binh – đội ngũ ngoài những việc làm khác cũng tấn công các đối thủ của ông ấy ở trong Đảng. Ảnh: GEO Epoche
Tranh giành quyền lực: Sau thảm họa của “Đại Nhảy Vọt”, Mao bị cô lập trong giới lãnh đạo ĐCS, ông ấy mất ảnh hưởng. Cũng vì vậy mà ông ấy huy động đội Hồng Vệ Binh – đội ngũ ngoài những việc làm khác cũng tấn công các đối thủ của ông ấy ở trong Đảng. Ảnh: GEO Epoche
Chồng của bà coi thường khả năng chính trị của Giang, nhưng ông ấy đánh giá cao tính vô lương tâm và cứng rắn của vợ mình: “Bà ấy nguy hiểm chết người và độc hại như một con bọ cạp”, ông ấy phán xét. Đối với ông, đấy là một công cụ toàn hảo để đe dọa các đối thủ của mình. Sau này, Giang sẽ bảo vệ mình: “Tôi là con chó của Mao Chủ tịch. Ông ấy ra lệnh thì tôi cắn.”Nhưng người trung thành nhất với ông là Lâm Bưu: nguyên soái của nước Cộng hòa Nhân dân, người đánh chiếm Bắc Kinh và là Bộ trưởng Quốc phòng cũng là người chỉ huy “Quân Giải phóng Nhân dân” có lực lượng ba triệu lính – bên cạnh Đảng và bộ máy nhà nước là cột trụ quan trọng thứ ba của quyền lực trong nước.Người sĩ quan gầy gò đó – sau sự xa cách vào lúc ban đầu thời Vạn lý Trường chinh – từ gần bốn thập niên nay là một đồng minh của Mao: không một ai khác quanh Mao hưởng được một sự tự chủ như thế. Đổi lại, ông ấy đứng cạnh Mao bất cứ lúc nào mà người này cần sự giúp đỡ. Tham vọng của Lâm không có ranh giới. Ông ấy muốn vươn lên trở thành người đàn ông thứ hai của Trung Quốc – và trở thành người kế vị Mao.
Nhờ người lãnh đạo Đảng mà ông ấy mới có chức vụ bộ trưởng của mình. Lâm trả ơn, bằng cách gắn kết những người lính của mình vào viên chủ tịch. Quyển “Mao Chủ tịch ngữ lục”, một quyển sách nhỏ có bìa đỏ với những câu trích dẫn của người sếp ĐCS, là sáng kiến của ông ấy. Bắt đầu từ năm 1964, Lưu cho người phân phát nó cho các sĩ quan và người lính. Đã từ lâu, không chỉ khả năng quân sự của một người nào đó quyết định rằng người này là một người lính tốt, mà cả lòng trung thành của người đó với Mao nữa.
Nhưng mặc dù biết rằng các nòng súng đứng sau lưng mình, ông ấy vẫn không muốn tước quyền lực các đối thủ của ông ấy quanh Lưu Thiếu Kỳ bằng một cuộc đảo chính quân sự. Mà là qua một cuộc cách mạng.
Không phải quân nhân mà chính các nhà cách mạng là những người xua đuổi vô số kẻ giúp đỡ Lưu ra khỏi các chức vụ – những kẻ quan liêu đấy, những người điều hành các phương tiện sản xuất trong các nhà máy và cơ quan như “nhà tư bản”, hưởng đặc quyền và cản trở công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.

Chiến dịch: Hồng Vệ Binh công bố khẩu hiệu của mình trên những tờ báo tường viết tay. Trong đó, họ yêu cầu lật đổ "Băng nhóm Đen", họ gọi đối thủ của Mao là vậy. Ảnh. GEO Epoche
Chiến dịch: Hồng Vệ Binh công bố khẩu hiệu của mình trên những tờ báo tường viết tay. Trong đó, họ yêu cầu lật đổ “Băng nhóm Đen”, họ gọi đối thủ của Mao là vậy. Ảnh. GEO Epoche
Cú đánh đầu tiên của ông ấy là để chống lại văn hóa: “Tất cả các hình thức nghệ thuật – ca kịch, nhà hát, nghệ thuật nhân dân, hội họa và văn học”, người đồng chí cao cấp nhất trong Đảng tuyên bố vào cuối năm 1963, đều là “phong kiến hay tư bản”, ngay cả phần lớn các tác phẩm thành hình dưới chế độ của ông. Cần phải có một nền văn hóa mới, ông ấy yêu cầu, “làm sạch” Trung Quốc – khỏi các cán bộ đã xa rời nhân dân.Trong khi đấy thì Mao rất thích ca kịch Trung Quốc, sở hữu trên 2000 băng thu thanh, nghiên cứu lịch sử của các hoàng đế Trung Quốc và làm thơ. Tuy vậy, ông vẫn nguyền rủa văn hóa “tiểu tư sản” mà không cần phải cố gắng tí nào.Ông cũng phê bình các phương pháp giảng dạy thường gây nhàm chán trong trường học và đại học – ông muốn tranh thủ giới thanh thiếu niên cho cuộc cách mạng của ông ấy. Vì họ “ít bảo thủ nhất trong suy nghĩ”.
Cho đến nay, ông chống lại đối thủ của ông trước hết là qua những chiến dịch, được tổ chức và thực hiện bởi bộ máy của Đảng. Nhưng bây giờ chính ĐCS lại là kẻ thù – tổ chức thống trị nhà nước và trên thực tế là tất cả những cái khác trong cuộc sống của người Trung Quốc: các ủy ban nhà nước do họ kiểm soát quy định người ta phải làm việc ở đâu và sống trong thành phố nào; họ phân chia cho mỗi người nơi ở và cái ăn; và họ đánh giá, liệu người ta có phải là một đồng chí tốt hay không hay là một trường hợp để cải tạo.
Giới lãnh đạo Đảng tuy chấp thuận cho ông Chủ tịch vĩ đại cuộc Cách mạng Văn hóa của ông ấy – thế nhưng họ không giao cho một người theo Mao lãnh đạo chiến dịch này mà lại giao cho Bành, thị trưởng của Bắc Kinh.
Qua đó mà người Chủ tịch nhận được tòa án của ông ấy. Nhưng vai trò quan tòa của tòa án dị án thì Đảng lại để cho một trong những người theo dị giáo cao cấp nhất đóng: một điều lăng nhục.

Tôn sùng cá nhân: Với một lần diễu hành bơi lội ở gần Bắc Kinh, những người Cộng sản chào mửng người Chủ tịch Vĩ đại của họ - và đồng thời qua đó cố nhắc đến sức lực hoạt động của con người trên 70 tuổi này. Ảnh: GEO Epoche
Tôn sùng cá nhân: Với một lần diễu hành bơi lội ở gần Bắc Kinh, những người Cộng sản chào mửng người Chủ tịch Vĩ đại của họ – và đồng thời qua đó cố nhắc đến sức lực hoạt động của con người trên 70 tuổi này. Ảnh: GEO Epoche
Trong tháng 10 năm 1964, Nikita Khrushchev, người lãnh đạo ĐCS Xô viết, bị chính các đồng chí của mình lật đổ. Kể từ lúc đấy, Mao càng đa nghi hơn, nhìn thấy người âm mưu, tên phản bội và kẻ thù ở khắp mọi nơi.Và đối thủ của ông ấy cũng tạo cho ông ấy nhiều cơ hội để mà nghi ngờ.Vào ngày 3 tháng 1 năm 1965, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ được xác nhận trong chức vụ của ông ấy. Lúc bổ nhiệm ông ấy năm 1959, người dân hầu như không hề chào mừng ông ấy, nhưng bây giờ, vì ông ấy đã giải thoát Trung Quốc khỏi nạn đói, ông ấy được tôn sùng qua những cuộc duyệt binh lớn. Và hình ảnh của ông ấy được mang đi trên đường phố bên cạnh hình ảnh của Mao. Trong báo chí, bây giờ ông ấy cũng ngang hàng: “Chủ tịch Mao và Chủ tịch nước Lưu là các lãnh tụ mến yêu của chúng ta”, các báo viết.
Một lãnh tụ thứ nhì, trên cùng bậc với chính mình: đối với Mao, đấy là một cuộc tổng tấn công vào vị thế có một không hai của ông ấy.
“Mày nghĩ mày là ai chứ?”, có lần ông ấy đã rít lên như thế với Lưu. “Tao chỉ cần búng ngón tay là sẽ chẳng còn có mày nữa đâu!”
Nhưng Mao đã lầm. Trong mùa Thu năm 1965, ông ấy hầu như bị cô lập trong giới lãnh đạo của ĐCS. Điều này thể hiện ở việc khi ông yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó có đại diện của Đảng, quân đội và các thể chế nhà nước, phải hành động chống Ngô Hàm, phó trị trưởng Bắc Kinh: vì vở kịch được cho là phản động “Hải Thụy bãi quan” mà sử gia đó – một người theo Lưu Thiếu Kỳ – đã viết lời. Ủy ban từ chối lời đề nghị đó. Mao không còn có đa số trong nhóm đứng đầu ĐCS nữa.
Sau đấy, ông ấy dùng đoàn tàu đặc biệt của mình đi về Thượng Hải, một thành trì của “phe tả”. Trong những tháng sau đó, ông ấy ở trong cơ ngơi của mình ở miền Nam Trung Quốc trong Hàng Châu, thăm thành phố Thiều Sơn là quê hương của ông ấy, đi dạo trên núi, tổ chức tiệc khiêu vũ.
Ở nước ngoài, có những nhà quan sát nào đó phỏng đoán rằng người chủ tịch đang bệnh nặng, bị tước quyền lực – hay đã chết nữa. Thế nhưng con người thất lạc đó đang chuẩn bị cuộc phản công của mình từ xa.
Vào ngày 10 tháng 11 năm 1965, một tờ báo ở Thượng Hải đăng một bài phê bình gay gắt vở kịch “Hải Thụy bãi quan”. Chính Mao đã viết nó củng với vợ của ông ấy và hai người thân cận nữa. Lời kết tội: vở bi kịch mà trong đó một ông quan bị cho thôi chức vì đã phê bình người chủ của mình, là một ám chỉ đến người Chủ tịch, đặt ông ấy cùng hàng với kẻ chuyên chế (năm 1959, Mao đã sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vì người này đã phê bình ông trong một bức thư; từ đấy Lâm Bưu chiếm chức vụ này). Bài viết báo hiệu: cuộc tranh giành quyền lực vẫn còn được tiếp tục.

Cổ vũ: tháng 8 năm 1966, Mao tiếp đón cô nữ sinh Song Binbin, nhóm của người này đã giết chết cô giáo Biện Trọng Vân. Ảnh: GEO Epoche
Cổ vũ: tháng 8 năm 1966, Mao tiếp đón cô nữ sinh Song Binbin, nhóm của người này đã giết chết cô giáo Biện Trọng Vân. Ảnh: GEO Epoche
MỘT THÁNG SAU ĐÓ, Mao tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lâm trong ngôi biệt thự hoàng đế của ông ấy ở Hàng Châu, tròn 200 kilômét về phía Nam của Thượng Hải. Ở đây, ông ấy hứa với người chỉ huy quân đội, rằng sẽ nâng ông ấy lên thành con số hai mới trong Đảng sau khi lật đổ Lưu theo kế hoạch và đập tan những “kẻ hữu khuynh”.Lâm Bưu trẻ hơn Mao 14 tuổi, tức là cũng có thể có hy vọng, rằng một ngày nào đó sẽ thăng tiến lên đến tột đỉnh. Mối liên kết của hai người giờ đây càng chặt chẽ hơn bao giờ hết.Mao cố nắm chắc sự giúp đỡ của những người trung thành khác. Rất có thể là ông ấy cũng đã tiếp xúc với Đặng Tiểu Bình trong thời gian này. Vì ông đánh giá cao sự hiểu biết và tài tổ chức của người này. Lúc trước, Đặng đã hỗ trợ cho viên Chủ tịch trong tất cả các chiến dịch chống lại kẻ thù của ông ấy. Thế nhưng sau cuộc Đại Nhảy Vọt, ông ấy không muốn tiến hàng những cuộc thí nghiệm chính trị nữa.
Trong mùa Xuân năm 1966, Giang Thanh vợ Mao yêu cầu trong tuyên ngôn “Giết chết văn hóa” do chính Mao biên tập một cuộc “Đại Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở mặt trận văn hóa để tiệt trừ những lực lượng đen tối độc tài có khuynh hướng chống Đảng và chống Chủ nghĩa Xã hội”.
Thế nhưng Mao vẫn còn chưa tấn công trực tiếp Chủ tịch nước Lưu. Ông chỉ yêu cầu sa thải một “Nhóm chống Đảng” bốn người, được cho là phá hoại cuộc Cách mạng Văn hóa. Người nổi tiếng nhất trong bốn người đấy là là Bành, thị trưởng Bắc Kinh.
Trong khi đó, Lâm Bưu chuẩn bị điều động quân đội về Bắc Kinh – được cho là để đàn áp một cuộc “đảo chính phản cách mạng” sắp xảy ra.
Dưới tình hình đó, Bộ Chính trị đã họp vào ngày 16 tháng 5 mà trong đó cần phải biểu quyết về danh sách của Mao. Viên Chủ tịch vẫn tiếp tục ở miền Nam Trung Quốc – có lẽ vì ông đã chắc chắn rằng mình sẽ chiến thắng.
Lưu Thiếu Kỳ khai mạc cuộc họp của ủy ban cao nhất trong ĐCS: “Chúng ta nhận được chỉ thị phải thảo luận về văn kiện này, nhưng chúng ta không được phép thay đổi nó”, ông ấy nói. “Điều này không phải là độc tài hay sao?”
Rồi ông hỏi Bành rằng người này có phản đối lời yêu cầu của Mao hay không. Ông ấy phủ nhận. Và rồi ông ấy giơ tay lên như tất cả các thành viên khác của Bộ Chính trị khi biểu quyết về sự sa thải của chính mình.
Thêm vào đó, các cán bộ đứng đầu đang hội họp này ủng hộ cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao. Tại sao họ lại biểu quyết như thế, hai ngày sau đó mới rõ, khi Lâm Bưu tiếp tục đe dọa Bộ Chính trị theo yêu cầu của Mao: “Bất cứ ai chống lại Mao”, ông ấy tuyên bố, “sẽ bị Đảng và nhân dân trừng phạt.”
Qua đó Mao đã tạo nên một Bộ Chính trị tuân theo ý muốn của mình. Nhưng các nghị quyết của Bộ Chính trị – cả việc tước quyền lực của Bành Chân – tạm thời vẫn được giữ kín. Mao muốn tiếp tục im lặng, cho tới khi chuẩn bị xong cho cuộc “thanh trừng” lớn.
Một “Nhóm Trung ương của Cách mạng Văn hóa” dưới sự lãnh đạo của vợ Mao bây giờ thay thế cho các nhóm làm việc của Bành đã bị tước quyền lực. Thêm vào đó, Giang Thanh kiểm soát một tòa án có nhiệm vụ tổ chức những vụ bắt giam các đối thủ của Mao.
Và ngay sau cuộc họp của Bộ Chính trị, một chiến dịch báo chí chống lại các “cán bộ xét lại” và “trí thức tiểu tư sản” bắt đầu.
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét