Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

DƯ LUẬN XÃ HỘI 47

-Sự thực về hiện tượng TXT ra đầu thú?
-Trốn khỏi Việt Nam và đang xin tị nạn ở Đức là đã có quyết tâm chạy tội. Do đó, không có tự giác đầu thú.
-Bắt cóc gần với sự thật hơn!
-Nhưng tại sao phải bắt cóc mà không chờ hiệp ước dẫn độ?
-Nếu đã thành người Đức thì có thể vĩnh viễn không đưa được TXT về chịu tội và nếu lúc đó mới bắt cóc thì VN sẽ gặp nhiều phiền toái ngoại giao gay gắt hơn rất nhiều (vì lúc đó là bắt cóc một công dân Đức!).
-Cho nên phải khẩn trương và bắt cóc TXT vào lúc này là hợp lý nhất. Chắc chắn VN biết chính phủ Đức phản ứng, nhưng mức độ quyết liệt có thể hóa giải được và vì thế, đã có sự chuẩn bị kỹ càng.
-Một trong những sự chuẩn bị kỹ càng đó là sự tác động động viên TXT ra đầu thú đối với bố mẹ TXT. nên nhớ bố TXT là một lão thành cách mạng. Có thể TXT sẽ thoát án tử hình.
-Việc đưa TXT lên truyền hình tự nhận đầu thú là một hành động "knockout" của chính phủ VN đối với chính phủ Đức.
-Vụ bắt cóc TXT là hành động tài giỏi của công an VN, hợp đạo lý, nhân dân cả nước vui mừng.

-----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 

                                                   TRỊNH XUÂN THANH ra đầu thú

                     Đức công bố các bằng chứng Việt Nam bắt cóc và đưa Trịnh Xuân Thanh về nước
                               Trịnh Xuân Thanh trả lời trên VTV gây chấn động mạng xã hội

Việt Nam phản hồi cáo buộc của Đức về Trịnh Xuân Thanh

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay cho biết lấy làm tiếc trước thông cáo của Đức liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh. 

Trả lời các câu hỏi về việc Bộ Ngoại giao Đức cáo buộc phía Việt Nam "bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh" và yêu cầu một nhân viên sứ quán Việt Nam tại Berlin về nước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Tôi lấy làm tiếc về phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức".
Khi được hỏi "điều gì xảy ra với ông Trịnh Xuân Thanh, ông có bị các sĩ quan an ninh Việt Nam bắt khỏi Đức không, trong tình huống thế nào", bà Hằng khẳng định: "Theo thông báo từ Bộ Công an Việt Nam ngày 31/7, ông Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra đầu thú. Các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra vụ việc".
"Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức", bà Hằng nói thêm.
Cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao hôm nay đông bất thường. Nhiều câu hỏi tập trung vào thông cáo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Martin Schaefer ngày 2/8. Theo đó, ông Schaefer cáo buộc "cơ quan tình báo và đại sứ quán Việt Nam tham gia vào việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức" và "vi phạm luật pháp Đức và quốc tế".
Theo Schaefer, hôm 1/8 Đức triệu tập đại sứ Việt Nam và sau đó yêu cầu một viên chức của Đại sứ quán Việt Nam rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ. Berlin còn đề nghị Hà Nội cho phép Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức "để nhà chức trách Đức có thể xử lý đơn xin tị nạn của ông Thanh và đề nghị dẫn độ của Việt Nam theo quy trình".
Trịnh Xuân Thanh bị Bộ Công an Việt Nam truy nã quốc tế từ 9/2016. Ông Thanh từng giữ chức Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). Năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ Công Thương, Vụ trưởng, Trưởng ban đổi mới tại Bộ Công Thương, Vụ trưởng, chánh văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương.
viet-nam-phan-hoi-cao-buoc-cua-duc-ve-trinh-xuan-thanh
Ảnh: Công an Nhân dân
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với ông Thanh để điều tra cáo buộc có nhiều sai phạm trong quản lý dẫn đến thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) giai đoạn 2007 - 2013. Ông Thanh xin nghỉ phép với lý do ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng hết phép, ông không trở lại nhiệm sở, mọi liên lạc bị cắt đứt. 
Vụ án Trịnh Xuân Thanh được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Việt Nam xác định là một trong những đại án của năm 2016-2017, yêu cầu các cơ quan chức năng tập trung điều tra, truy bắt. 10 người liên quan vụ án đã bị bắt, trong đó có 4 cựu lãnh đạo PVC.
Đường thăng tiến của Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. Đồ họa: Tiến Thành.
"Quan lộ" thăng trầm của ông Trịnh Xuân Thanh. Đồ họa: Tiến Thành.
Như Tâm - Việt Anh

Trịnh Xuân Thanh: 'Tôi đã xin tự thú'

Với gương mặt mệt mỏi, ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên Truyền hình Việt Nam nói lý do khiến ông trốn chạy rồi sau đó quay về.

Hơn 19h ngày 3/8, ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên bản tin Thời sự VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam. Trong chiếc áo phông đỏ, gương mặt và giọng nói có phần mệt mỏi, ông Thanh cho biết: "thấy mình đã làm những điều rất nông nổi, suy nghĩ không chín chắn" và "cần phải về để đối diện với sự thật".
VTV cũng đăng tải "đơn xin tự thú" đề Hà Nội ngày 31/7/2017. Trong lá đơn ký tên Trịnh Xuân Thanh có một số lỗi chính tả và vết gạch xóa, người làm đơn nhận trách nhiệm người đứng đầu trong thua lỗ của PVC (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).
"Do lo sợ, suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn lại Đức. Thời gian này cuộc sống trốn tránh, bấp bênh, luôn lo sợ. Được sự động viên của gia đình và bạn bè tôi đã về Việt Nam và ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng", đơn có đoạn.
trinh-xuan-thanh-toi-da-xin-tu-thu
Đơn xin tự thú ký tên Trịnh Xuân Thanh.
Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trả lời phỏng vấn xuất hiện ngay sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời truyền thông trong nước và quốc tế rằng "Việt Nam rất lấy làm tiếc" với thông tin Bộ Ngoại giao Đức cáo buộc "bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh".
Trước đó một ngày, nhiều hãng tin quốc tế lớn trích lời Bộ Ngoại giao Đức cho rằng "các cơ quan và đại sứ quán Việt Nam có liên quan tới việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức", "vi phạm luật pháp Đức và quốc tế".
Đức đã triệu tập đại sứ Việt Nam, đồng thời yêu cầu một viên chức sứ quán Việt Nam rời khỏi Đức trong vòng 48 giờ. Berlin còn đề nghị Hà Nội cho phép Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức "để nhà chức trách Đức có thể xử lý đơn xin tị nạn của ông Thanh và đề nghị dẫn độ của Việt Nam theo quy trình".
Việt Nam phản hồi cáo buộc "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh"
Trịnh Xuân Thanh bị Bộ Công an Việt Nam truy nã quốc tế từ tháng 9/2016. Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố ông Thanh tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) giai đoạn 2007 - 2013. 
Vụ án Trịnh Xuân Thanh được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Việt Nam xác định là một trong những đại án của năm 2016-2017. 10 người liên quan đã bị bắt, trong đó có 4 cựu lãnh đạo PVC.
Xuân Hoa

"Không bỗng dưng Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú"

XUÂN QUANG
(GDVN) - Trịnh Xuân Thanh chính là mắt xích quan trọng nhất trong việc mở rộng điều tra vụ thua lỗ tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC)

Cử tri trông đợi vụ án được xét xử nghiêm minh 
Đánh giá về việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, hôm 2/8, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền (Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội) cho rằng, đây là tín hiệu rất đáng mừng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.
"Tại rất nhiều kỳ họp của Quốc hội, Trung ương Đảng, các cuộc tiếp xúc cử tri, đều nhấn mạnh đến vấn đề phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là việc xem xét, xử lý dứt điểm các đại án trong lĩnh vực kinh tế.
Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú thể hiện rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bởi đây là vụ án lớn và gây rất nhiều bức xúc trong dư luận.
Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú cũng được coi là thông điệp đầu tiên của đối tượng trong việc hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ những vi phạm có liên quan.
Việc xét xử vụ án đúng người, đúng tội chắc chắn sẽ đem lại niềm tin rất lớn của người dân đối với Đảng, Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng", Đại biểu Xuyền đánh giá.
Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền (ảnh: quochoi.vn).
Vị Ủy viên Ủy ban Pháp luật Quốc hội nhận định, việc đối tượng Thanh ra đầu thú là một trong những yếu tố, mắt xích rất quan trọng để mở rộng điều tra vụ án.
"Trịnh Xuân Thanh là người từng giữ trọng trách rất quan trọng ở Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - đơn vị để xảy ra thua lỗ nghiêm trọng.
Đây là mắt xích quan trọng nhất trong toàn bộ vụ án. Đối tượng đầu thú sẽ tạo điều kiện cho cơ quan điều tra mở rộng điều tra vụ án, xem xét xử lý những người khác có liên quan, thậm chí ở cấp cao hơn (nếu có)", Đại biểu Xuyền nhận định.
Ông Xuyền cũng cho rằng, việc bị can khai nhận, xác nhận những hành phạm tội là căn cứ để làm rõ thêm nguyên nhân thua lỗ tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những yếu tố quan trọng để buộc tội đối tượng.

Nhiều câu hỏi lớn vụ Trịnh Xuân Thanh có điều kiện được làm rõ

"Ngoài các nhân chứng, các tài liệu thu thập được trong quá trình thanh tra, điều tra, một yếu tố quan trọng khác là sự xác nhận của bị can.
Bởi dù sao chăng nữa đối tượng cũng là người bị khởi tố và có liên quan trực tiếp tới khoản thu lỗ hàng nghìn tỷ đồng.
Theo quy định, Thanh được quyền mời luật sư, khai báo, xác nhận các tài liệu, chứng cứ buộc tội của cơ quan điều tra.
Trường hợp đối tượng thừa nhận hành vi vi phạm theo kết quả điều tra thì càng dễ dàng cho cơ quan thực thi pháp luật sớm kết thúc vụ án", Đại biểu Bùi Văn Xuyền nói.
Đánh giá chung về những vụ án tham ô trong lĩnh vực kinh tế đã đưa ra xét xử, Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho biết, nếu nhìn một cách toàn diện, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của chúng ta hiện nay đạt được kết quả khá tốt.
Bên cạnh đó cũng còn một số ý kiến cử tri cho rằng, cần đưa ra hình phạt nghiêm khắc hơn nữa đối với những đối tượng vi phạm, nhằm ngăn chặn tình trạng buông lỏng quản lý, dẫn đến tham ô, tham nhũng, gây thất thoát nghiêm trọng về kinh tế và ngân sách.
Không bỗng dưng Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú
Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho rằng, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có một phần yếu tố tự nguyện.
Tuy nhiên yếu tố về mặt nghiệp vụ của cơ quan điều tra, trong việc gây sức ép kết hợp với tuyên truyền, vận động, để bị can hiểu rõ hành vi vi phạm, có vai trò rất quan trọng dẫn đến quyết định đầu thú của Thanh.
Trịnh Xuân Thanh chịu trách nhiệm chính trong khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng tại PVC. ảnh: Thanh Niên.
"Bị can, bị cáo khi phạm tội đều rất muốn được pháp luật khoan hồng. Rõ ràng, cơ quan điều tra trong trường hợp này đã khai thác triệt để yếu tố đó.
Việc thông báo truy nã đối tượng vi phạm ngay cả khi bị can đang lẩn trốn, sẽ có tác động lớn về mặt tư tưởng, tâm lý, đối với Thanh.
Và trên thực tế, rất nhiều đối tượng có liên quan tới vụ việc tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã bị bắt.
Chắc chắn một mình Thanh cũng không thể sống chui lủi, yên thân hưởng thụ", Đại biểu Bùi Văn Xuyền nhận định.
Đại biểu Xuyền nói thêm: "Trong trường hợp bị can đầu thú, tự nguyện khai báo, khai báo trung thực, hợp tác giúp cơ quan điều tra kết thúc nhanh vụ án, khắc phục những thiệt hại do mình gây ra thì có thể coi là những tình tiết giảm nhẹ".
Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và điều tra ban đầu, nhóm cán bộ chủ chốt của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).
Dưới thời điều hành của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trịnh Xuân Thanh và Tổng giám đốc Vũ Đức Thuận cùng các thuộc cấp, Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã sử dụng phần vốn điều lệ đầu tư góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết.
Do yếu kém trong điều hành sản xuất kinh doanh nên việc góp vốn không mang lại hiệu quả.
Riêng năm 2012, một số dự án trọng điểm của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam bị ngừng, giãn tiến độ hoặc vướng mắc chưa thể triển khai khiến Tổng công ty thua lỗ gần 1.850 tỷ đồng.
Trước khi Trịnh Xuân Thanh đầu thú, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam đối với 10 bị can nguyên là cán bộ của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
XUÂN QUANG

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét