Đồ tể của nhân loại - Đứa con Quái thai của sự hôn phối giữa CM Vô sản và ĐT giai cấp
Câu
nói để đời: “Tần Thuỷ Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ chặt đầu 460 nho
sĩ. Chúng ta đã chặt đầu 460.000 trí thức.”. Và “Mọi người cộng sản
phải nắm cho rõ chân lý này: ‘Quyền lực chính
trị lớn mạnh được là bắt đầu từ họng súng".
Mao đã sử dụng năm thủ đoạn kể sau để khống chế chặt chẽ xã hội dưới tay mình.
Thủ đoạn thứ nhất – Chế độ hộ khẩu
Chế độ hộ khẩu kiểu Trung Quốc phân tách thành thị và nông thôn. Nông
dân suốt đời bị cầm cố ở nông thôn, các hộ dân quê không có cách nào để
dời lên thành phố. Không có hộ khẩu thành phố thì không có chỗ làm,
không có hộ khẩu thành phố thì không có phân phối lương thực, không có
hộ khẩu thành phố không những không làm được bất cứ việc gì mà chính ra
là không thể sinh tồn. Dân thành phố cũng bị cầm cố tại chính nơi cư trú
của mình. Việc chuyển chỗ ở giữa các thành phố cũng vì chế độ hộ
khẩu mà chịu sự khống chế hoàn toàn. Chế độ hộ khẩu đó dẫn đến vấn đề
bất bình đẳng về mức sống, việc làm, đi học giữa nông thôn và thành phố.
Vậy nhưng chỗ giống nhau về quyền lợi chính trị mà dân nông thôn và dân
thành phố được hưởng đều là “không có gì”. Chế độ hộ khẩu Trung
Quốc còn có một công năng khác, đó là thông qua hộ khẩu cưỡng chế những
ai không phục tùng hay có kiến giải độc lập về nông thôn tiếp thu giáo
dục lao động cải tạo. Sự khác biệt giữa thành phố và nông thôn kiểu như
thế hoàn toàn là do con người tạo nên. Những ai có hiểu biết về thời kì
lịch sử đó đều thấy rõ như thế Thủ đoạn thứ hai – Chế độ tem phiếu phân phối
Mao Trạch Đông dùng chế độ phân phối tem phiếu để nắm chặt trong tay
mình nguồn nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân sinh. Bất cứ một số lượng
tiêu dùng nhu yếu phẩm nào cần thiết cho sinh hoạt đều được phân phối,
người dân không thể tự do có được các nhu yếu phẩm đó. Khi mua lương
thực không những cần có sổ mà còn cần cả tem phiếu, có tiền cũng không
mua được định mức quy định theo tháng. Điều cần phải chỉ rõ là, phiếu
lương thực còn chia thành loại phiếu thông dụng toàn quốc, loại phiếu
dùng ở địa phương các tỉnh và loại phiếu dùng cho các thành phố. Trừ
loại phiếu lương thực thông dụng toàn quốc ra, hai loại sau chỉ có thể
dùng trong phạm vi các tỉnh các thành phố. Người ta không thể
xoay trở được nếu như không có phiếu lương thực. Chỉ riêng với chế độ
phiếu lương thực đã có thể khống chế được quyền tự do hành động của dân
chúng. Nhưng chế độ phân phối của Mao gồm một nội dung hết sức rộng rãi.
Tất cả đều được phân phối theo phiếu – có phiếu dầu ăn, phiếu vải,
phiếu trứng, phiếu đường, phiếu thịt, phiếu máy khâu, phiếu xe đạp,… Đến
tết có phiếu hàng tết.Đủ loại tem phiếu quán xuyến toàn bộ đời sống
người dân Trung Quốc. Thủ đoạn thứ ba – Chế độ hồ sơ lí lịch
Chế độ hồ sơ lí lịch không xa lạ đối với mỗi người dân Trung Quốc. Cho
dù anh học ở trường, công tác ở các đơn vị cơ quan hay về hưu ở nhà (về
hưu hồ sơ lí lịch được chuyển về khối phố hoặc công xã nơi đương sự sinh
sống). Hồ sơ lí lịch theo liền với từng người cho đến hết đời. Chức
năng của chế độ hồ sơ lí lịch không thua kém gì một sự theo dõi ngầm của
cơ quan công an. Trường học và cơ quan sẽ ghi vào hồ sơ nếu đương sự bị
kỉ luật. Những nhận xét hay giới thiệu mà chính đương sự không
được đọc thấy hay không được chính đương sự xác nhận cũng được phê viết
vào hồ sơ lí lịch. Tính cách tiêu cực hay tích cực của những lời phê đó
ảnh hưởng đến đến cuộc sống giữa xã hội của chủ nhân bộ hồ sơ. Những ai
có dũng cảm phàn nàn, nêu ý kiến hay phát ngôn trái lạ đều bị ghi vào
trong hồ sơ lí lịch. Còn như việc sẽ chịu xử lí như thế nào thì chỉ còn
trông chờ vào may rủi. Chế độ hồ sơ lí lịch phi nhân tính đó trên thực
tế đã tước đi quyền tự do ngôn luận. Thủ đoạn thứ tư – Chế độ giáo dục lao động cải tạo
Giáo dục lao động cải tạo được nói là một loại xử phạt hành chính nhưng
trên thực tế rất gống với xử phạt hình sự. Chế độ giáo dục lao động có
tính tùy tiện, nó có thể do một đơn vị cơ quan quyết định. Như thế chế
độ giáo dục lao động khiến cho các cơ quan đơn vị trở nên rất gần với
một cấp tư pháp nhưng tùy tiện và vô pháp luật. Mặc dù nói là xử phạt
hành chính và được gọi là “trị bệnh cứu người” nhưng những người bị bắt
đi lao động không những mất quyền tự do nhân thân đồng thời họ cũng trở
thành “tiện dân” của xã hội và chịu sự kì thị. Nghiêm trọng hơn
là khi mãn hạn lao-giáo rồi người ta vẫn có thể cưỡng chế người bị giáo
dục bằng lao động đó ở làm việc tại chỗ. Trên thực tế đó là một thứ tù
không kì hạn, suốt đời bị giam thân cảnh tù, mất hẳn tự do. Việc có thể
tùy ý thực hiện chế độ lao-giáo đối với dân chúng là biểu hiện của sự
khủng bố chính trị thời Mao. Thủ đoạn thứ năm – Chế độ cơ quan đơn vị
Dưới thời Mao, “cơ quan/đơn vị” trên thực tế chính là chỗ để khống chế
cá nhân. Quyền tự do theo đuổi nghề nghiệp bị tước bỏ, tất cả mọi người
đều nhận công tác theo sự sắp xếp của nhà nước. Người ta không có quyền
chọn công việc và cũng không có quyền từ chối công việc được phân công.
Nhà nước không cho phép tùy ý từ chức hay đổi công tác. Mỗi một người
suốt đời làm việc ở những vị trí công tác đã được phân công. Tiền
lương do nhà nước quy định. Tình trạng đi làm cả đời không có tăng
lương là rất nổi bật. Một khi anh rời khỏi đơn vị hoặc bị đơn vị khai
trừ đồng nghĩa với việc hoặc là anh đã ra khỏi cái xã hội mà Mao đang
khống chế hoặc là anh bị cái xã hội đó khai trừ. Anh sẽ lâm cảnh đường
cùng, mất hết nền tảng sinh hoạt. Trong cái chế độ cơ quan-đơn vị đó, để
sinh tồn kiếm sống nuôi gia đình anh chỉ có thể phục tùng và phục tùng.
Nhân dân Trung Quốc không có tội và cũng không có trách nhiệm về Cách
mạng Văn hóa.Thời đại Mao Trạch Đông chính là dùng những thủ đoạn như
thế để khống chế toàn bộ xã hội Trung Quốc. Cộng thêm vào đó là hết cuộc
vận động chính trị trị này đến cuộc vận động chính trị kia. Tất cả
khiến cho nhân dân Trung Quốc thực không có lấy một cơ hội nào để thở
lấy hơi nữa. Cách mạng Văn hóa trong suốt quá trình của nó xem ra rất là
hỗn loạn nhưng cả xã hội vẫn được khống chế chặt trong tay Mao. Mà Cách
mạng Văn hóa là một cuộc vận động chính trị nhằm giải quyết chuyện
người thừa kế quyền lực. Nói cách khác Mao phát động Cách mạng
văn hóa là nhằm mục đích biến giang sơn của một đảng thành giang sơn của
một nhà, chuẩn bị cho Giang Thanh tiếp nối quyền hành[7] (Xem Lưu
Thông, “Mục đích của Cách mạng Văn hóa – Xác lập người thừa kế quyền
hành”). Trong Cách mạng Văn hóa, từ trên xuống dưới, từ trong đảng đến
người ngoài đảng tất cả đều bị cuốn vào trong đó. Người bị cuốn vào
không biết nguyên do sự việc nhưng kẻ phát động thì từng bước hướng cuộc
vận động đi đến mục tiêu đã dự định trước. Nhiều lãnh đạo cấp
cao bị cuốn vào mà không sao hiểu được nguyên do, họ lại còn đứng đó hô
hào học tập. Họ cảm thấy chuyện dường như là “cách mạng gặp phải vấn đề
mới”. Nhiều lãnh đạo bị lôi ra phê đấu bắt đầu công việc tự kiểm thảo đi
kiểm thảo lại. Mao Trạch Đông bày đặt mê hồn trận, khiến cho đám đông
những là “đối tượng của cách mạng” từ to đến nhỏ không biết phải như thế
nào cho phải, suốt này hoảng hốt giữa rầm trời tiếng hô khẩu hiệu và
tiếng hô đả đảo. Trong một không khí khủng bố chính trị như thế, quần
chúng dân đen không chút quyền hành sống khác gì chết. Họ đến nói năng
cũng phải giữ mồm, không cẩn thận là bị hàng xóm thậm chí chính vợ
(chồng) con cái mình phản ánh, tố giác http://nghiencuulichsu.com/…/cach-mang-van-hoa-la-toi-cua-…/
-NB- #NKYN
Giới thiệu tài liệu: Jonathan Spence,
“Mao”, nhà xuất bản Claasen: tiểu sử được thuật lại một cách dễ hiểu và
chứa đựng nhiều thông tin từ ngòi bút của một trong những nhà Hán học
nổi tiếng nhất thời chúng ta. Hung Chang & Jon Halliday, “Mao”,
Panteon: một trong những mô tả mới nhất, nhưng cũng bị tranh cãi nhiều
nhất về con người của ông chủ tịch vĩ đại. Các tranh luận mà quyển sách
này đã gây ra trên khắp thế giới được Gregor Benton & Lin Chun tập
trung lại trong quyển “Was Mao Really a Monster? The academic response
to Chang and Halliyday’s Mao: The Unknown Story”, Routledge.
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản.Quyển sách bao gồm các chương sau đây:
Tên cướp đỏ: 1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
Con người chuyên quyền kia: Tưởng Giới Thạch
Cuộc chạy trốn qua núi: 1934 – 1935: “Vạn lý Trường chinh”
Địa ngục Nam Kinh: Cuộc thảm sát tại Nam Kinh
Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc: 1946 – 1949: nội chiến
Khởi hành vào một kỷ nguyên mới: 1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
Cuộc chiến chống Mỹ: 1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
Sự điên khùng của một bạo chúa: 1958 – 1961: “Đại nhảy vọt”
Cuộc chiến của những đứa trẻ con: 1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa
Chuyến viếng thăm của kẻ thù giai cấp: Chuyến đi thăm Trung Quốc của Nixon
Henning Albrecht Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản Hơn 70.000 người đã bị người Nhật giết chết hay hãm hiếp trong thủ đô của Trung Quốc năm 1937 Khi quân đội Nhật chiếm được Nam Kinh thủ đô của Trung Quốc vào ngày
13 tháng 12 năm 1937, chính phủ đã bỏ chạy. Tròn 300.000 người còn ở lại
trong thành phố, trong đó có người tỵ nạn và quân nhân. Người Nhật đã
gây ra một trong những vụ thảm sát ghê gớm nhất của thế kỷ 20 tại những
người này. Bị thúc đẩy bởi những cảm giác ưu việt mang tính phân biệt chủng tộc
cũng như bởi sự khinh miệt người Trung Quốc – họ cho rằng những người
lính buông vũ khí xuống là không có danh dự – quân lính của Nhật hoàng
đã giết chết không biết bao nhiêu là tù binh. Như vào ngày 17 tháng 12,
họ đã xử tử 13.500 tù binh ở trước cổng thành. Nhiều nạn nhân bị giết
chết bằng kiếm, bị đổ xăng lên và đốt cháy hay bị chém đầu. Sau đó,
những kẻ giết người đã đứng để cho chụp ảnh, với đầu bị chặt ra như
chiến công.
Tôn
vinh anh hùng một cách đáng sợ trong báo chí Nhật: người ta cho rằng
hai sĩ quan này đã đua với nhau xem ai là người đầu tiên chặt đầu 100
người Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE
Người dân thường cũng không được tha. Người Nhật hãm hiếp hàng ngàn
phụ nữ, sau đấy đã làm cho tàn phế hay giết chết hàng trăm người, cắm
nhiều người lên cọc tre. Họ quẳng xác chết xuống Trường Giang, thiêu
cháy hay để nằm trên đường phố mặc cho chó gặm.Một trong số hàng ngàn nạn nhân là gia đình họ Hạ trên đường Hsing Lu
Kao ở phía Đông Nam của Nam Kinh: vào ngày 13 tháng 12, quân lính Nhật
xông vào nhà họ, bắn chết người chồng và hãm hiếp người vợ. Đứa con một
tuổi bị giết chết bằng lưỡi lê. Sau đó, những người lính giết chết cha
mẹ già của người vợ và hãm hiếp các cô con gái 14 và 16 tuổi của họ,
trước khi họ dùng lưỡi lê và một cây gậy chọc xuyên thủng qua người các
cô thiếu nữ; chỉ hai người con gái bốn và tám tuổi là có thể trốn thoát.Số người nước ngoài ít ỏi còn sống trong thành phố – nhà ngoại giao,
thương gia, nhà truyền giáo –, kinh hoàng. Ngay từ lúc đầu, họ đã thành
lập trong trung tâm một vùng bảo vệ rộng sáu kilômét vuông cho người dân
thường mà quân lính không được phép vào: các con đường dẫn vào đều bị
chặn lại với cờ biên giới và trạm canh. Chịu trách nhiệm cho vùng bảo vệ này là một “Ủy ban An ninh Quốc tế”.
Người đứng đầu là một người Đức: John Rabe, giám đốc chi nhánh Siemens
tại chỗ. Con người tin vào Quốc Xã này sống từ năm 1908 ở Trung Quốc.
Ông ấy cảm thấy phải có trách nhiệm với nhân viên của ông ấy, và thương
hại người dân. Nhật ký của ông ấy sau này sẽ trở thành một trong những
vật chứng quan trọng nhất về tội phạm này: “Người ta có thể nghĩ rằng
toàn bộ thế giới tội phạm của Nhật Bản đang xuất hiện ở đây trong quân
phục”, ông ấy ghi lại như thế vào ngày 3 tháng 2 năm 1938. Những người chiếm đóng chưa từng bao giờ công khai công nhận vùng bảo
vệ và lùng sục tìm lính Trung Quốc đào ngũ ở trong đó. Mặc dù vậy, ủy
ban đã bảo vệ hơn 200.000 người; chính Rabe đã cứu vô số người Trung
Quốc, bằng cách đeo một băng tay có chữ thập ngoặc để đối phó với người
Nhật. Cùng với các thành viên khác của Ủy ban, ông lo cung cấp gạo và
bột mì cho người dân. Vì nhân viên người Trung Quốc đã bỏ trốn nên trên
thực tế ông ấy là thị trưởng.
Người Đức John Rabe, lãnh đạo chi nhánh của Siemens ở Nam Kinh, đã bảo vệ hàng ngàn người trước quân lính Nhật. ảnh: GEO EPOCHE
Đợt khủng bố của người Nhật kéo dài hơn bảy tuần. Mãi cho đến khi một
sĩ quan nghiêm khắc tiếp nhận quyền chỉ huy trong tháng 2 năm 1938, và
thêm vào đấy là lực lượng của ông ấy có kỷ luật hơn, tình hình mới bình
thường trở lại. Những người trốn tránh dần dần rời khu vực bảo vệ. Từ
tháng 3, những người cuối cùng trong số 70.000 người bị giết chết cũng
được chôn cất trong các ngôi mộ tập thể (phía Trung Quốc còn cho rằng có
tới 300.000 nạn nhân). Mãi cho đến khi chiến tranh chấm dứt năm 1945,
người Nhật mới rút ra khỏi Nam Kinh.Ngay từ cuối tháng 2 năm 1938, John Rabe được Siemens rút khỏi Nam
Kinh, để bảo vệ cho cá nhân ông ấy. Ở Berlin, ông ấy cố gắng thuyết phục
giới lãnh tụ Quốc Xã phản đối hành động của Nhật – hoài công; thay vì
vậy, Gestapo [Mật vụ Đức] đã gọi ông ấy đến để hỏi cung, nhưng lại trả
tự do cho ông ấy.Sau 1945, Rabe không tìm được việc làm và bị đói ăn. Khi người dân
Nam Kinh biết được việc đấy qua ủy ban Quân sự Trung Quốc ở Berlin, họ
đã quyên tiền và thực phẩm và giúp đỡ người đã cứu sống họ qua được thời
gian sau chiến tranh. Năm 1950, John Rabe qua đời ở tuổi 67 trong
Berlin. Năm 1966, quyển nhật ký của ông ấy được công bố trong một triển
lãm về vụ thảm sát ở Nam Kinh – và Rabe đã nổi tiếng như “Oskar
Schindler của Trung Quốc”. Henning Albrecht Phan Ba dịch
Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc
1946 – 1949: nội chiến Johannes Schneider Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản Người Quốc gia và người Cộng sản tranh giành quyền lực từ năm
1927 – chỉ lần người Nhật tiến vào là đã có thể bắt buộc họ liên kết
lại với nhau. Sau Đệ nhị thế chiến, mối kình địch của các địch thủ ngày
xưa lại bùng nổ ra. Trước khi bay đến thành phố của kẻ tử thù Tưởng Giới Thạch của mình,
Mao đứng cho chụp ảnh, ông ấy cười mỉm: người lãnh tụ của ĐCS Trung Quốc
cố che đậy sự sợ hãi của mình. Mao đã ngần ngừ cả một thời gian dài, đã từ chối lời mời của Tưởng
Giới Thạch, thế nhưng cuối cùng, sau bức điện tín thứ ba, ông ấy cũng
nhượng bộ và nhận lời. “Người em của anh đang chuẩn bị để đến càng sớm càng tốt”, ông ấy trả
lời Tưởng với sự lịch sự truyền thống ở Viễn Đông. Ông phải bay về
Trùng Khánh – vào trung tâm quyền lực của Quốc Dân Đảng của Tưởng. Bây giờ, vào ngày 28 tháng 8 năm 1945, ngay trước khi khởi hành, Mao
đang hồi hộp. Ông ôm chầm lấy đứa con gái bé nhỏ của mình, hôn vợ từ
giã. Ông cần phải vượt khoảng cách tròn 800 kilômét từ Diên An ở giữa
Trung Quốc, căn cứ chính của những người Cộng sản, về đến Trùng Khánh
nằm ở phía Nam bằng một chiếc máy bay cánh quạt mà Tưởng đã gửi đến cho
ông. Nhưng Mao, 51 tuổi, chưa từng bao giờ bay. Ông không tin vào kỹ thuật
đấy, sợ rằng máy bay có thể bị phá hoại trước. Vì thế nên ông khăng
khăng đòi Patrick Hurley, đại sứ Hoa Kỳ ở Trung Quốc, đi cùng với ông
trong chuyến đi này. Người Mỹ là đồng minh của Tưởng. Có Hurley bay
cùng, Mao cảm thấy yên tâm hơn. Trên không, ông cố tìm cách sao lãng, viết một bài thơ. Và thật sự
thì chuyến bay diễn ra bình an vô sự, và sau một vài giờ, Mao đã nhìn
thấy dãy núi quanh Trùng Khánh. Trên sân bay, một phái đoàn của Tưởng đón tiếp ông. Hurley giới thiệu
nhiều đại diện của chính phủ Quốc Dân Đảng cho Mao; người lãnh đạo ĐCS
bắt tay, lại cười. Các nhà báo muốn biết ông nghĩ gì về máy bay. Mao ra
vẻ từng trải: “Rất hiệu quả.” Hẳn là không có quốc gia nào chăm chú theo dõi cuộc gặp gỡ giữa Mao
và Tưởng như Hoa Kỳ – vì người Mỹ muốn có một Trung Quốc thống nhất là
đồng minh ở châu Á. Lần cuối cùng mà Mao ở trong một thành phố lớn như Trùng Khánh cách
đây đã lâu rồi. Ở Diên An ông ấy sống trong một hang động qua những năm
vừa rồi; bây giờ Hurley chở ông trên một chiếc Cadillac đến một ngôi nhà
đầy tiện nghi. Ngay sau đấy, hai đối thủ đứng đối diện nhau trong buổi ăn tối. Tưởng
– khổ hạnh, gầy, đầu cạo trọc – mặc một bộ quân phục không chê vào đâu
được; Mao mặc một chiếc áo khoác nhăn nheo. Từ 20 năm nay, đó là lần đầu
tiên mà hai người đàn ông này nhìn vào mắt nhau. Vào cuối buổi gặp gỡ, Mao nâng ly chúc người chủ nhà, gọi to: “Tưởng Giới Thạch muôn năm!” Người đàn ông, người mà ông Chủ tịch uống để chúc tụng sức khỏe, đã
săn lùng những người Cộng sản của ông ấy xuyên qua khắp cả đất nước. Ông
ấy đã cho giết chết hàng chục ngàn người theo Mao. Từ khi Tưởng được
bầu làm lãnh tụ của Trung Quốc Quốc Dân Đảng năm 1925, ông không theo
đuổi một mục đích nào kiên trì nhiều năm hơn là tiêu diệt Đảng Cộng sản. Nhưng bây giờ Mao và Tưởng tỏ ra thống nhất, cười, nâng ly chúc tụng
nhau, đưa tay ra cho nhau. Nhưng đó không phải là một sự thay đổi ý
kiến, cái mang họ lại với nhau, không phải niềm mong muốn có hòa bình.
Mà là áp lực từ bên ngoài. Đã một lần, tám năm trước đó, cả hai đối thủ này đã bắt buộc phải
liên kết lại với nhau. Liên minh thời đó chỉ tồn tại được một thời gian
ngắn. THÁNG 12 NĂM 1936. Trong Quốc Dân Đảng, những lời
yêu cầu người đàn ông đầy quyền lực của Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch,
hãy đánh đuổi người Nhật ra khỏi đất nước, ngày càng to tiếng hơn.
Tưởng
Giới Thạch, sếp của Quốc Dân Đảng, từ 1928 là nhà lãnh đạo quân đội
nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc. Hoa Kỳ dựa vào ông ấy, giúp đỡ quân
đội của ông ấy bằng tiền và vũ khí. Ảnh: GEO EPOCHE
Từ năm 1931, đảo quốc đấy chiếm giữ Mãn Châu, một vùng đất ở miền
Đông Bắc của Trung Quốc. Năm 1932, người Nhật lập một chính phủ bù nhìn ở
đấy và từ lúc đó đã kiểm soát nhiều vùng rộng lớn ở miền Bắc của Trung
Quốc.Nước Nhật là quốc gia hùng mạnh nhất châu Á, những người lãnh đạo nó
muốn ngang hàng với các cường quốc châu Âu và thành lập một nước thuộc
địa – với Trung Quốc là cốt lõi. Lực lượng chiếm đóng hành hạ người dân
trong những vùng đất bị xâm chiếm, phá bỏ trường học, đại học, thánh vật
của họ.Trung Quốc trong thời gian này là một đất nước bị chia rẽ về chính
trị và lãnh thổ. Ở đấy có người Nhật, đã xâm chiếm được miền Bắc; ở đấy
là những người Quốc gia của Tưởng, thống trị các vùng đất rộng lớn ở
miền Nam và miền Đông; ở đấy là những người Cộng sản, đã nắm giữ được
nhiều lãnh địa ở miền Trung của nước này, trong số đó là căn cứ chính
của họ ở Diên An; và còn một vài warlord nữa, những nhà cầm quyền địa phương, kiểm soát các miền đất rộng lớn ở phía Tây. Từ nhiều tháng nay, các tướng lĩnh của Quốc Dân Đảng thúc giục Tưởng
đừng chấp nhận cứ bị Tokyo làm nhục mãi. Thế nhưng người này không muốn
tiến hành chiến tranh chống lại những kẻ chiếm đóng: ông ấy hoài nghi
rằng quân đội của ông có thể đương đầu được với đối thủ. Thêm vào đó,
ông muốn dùng quân đội của mình đế chống lại ĐCS hơn. Ngược lại, Mao lâu nay đã yêu cầu Tưởng hãy cùng nhau chống lại nước
Nhật. Quyền lợi của quốc gia bây giờ quan trọng hơn là cuộc đấu tranh
giai cấp. Nhưng cho tới nay, lời yêu cầu của ông ấy không được xem xét
đến. Nhưng rồi vào tháng 12 năm 1936, hai tướng của Quốc Dân Đảng dụ Tưởng
Giới Thạch về thành phố Tây An của hoàng đế và bắt giam ông ở đấy: họ
muốn bắt buộc ông phải liên kết với những người Cộng sản. Sau hai tuần
bị quản thúc tại gia, Tưởng nhượng bộ. Các cuộc thương lượng với ĐCS kéo dài nhiều tháng trời. Chu Ân Lai,
người được Mao tin cậy nhất, thường xuyên gặp Tưởng để trao đổi – hoài
công. Con người chống Cộng sản quyết liệt đấy cố gắng gây trở ngại cho
cuộc thống nhất bằng cách liên tục đưa ra các yêu cầu mới, ví dụ như
quyền tổng chỉ huy các lực lượng thống nhất. Ngay lúc Mao đe dọa hủy bỏ các cuộc đối thoại, người Nhật viện cớ một
cuộc chạm trán nhỏ ở gần Bắc Kinh trong tháng 7 năm 1937 để tiếp tục
tiến sâu vào Trung Quốc. Bây giờ thì Tưởng phải từ bỏ chiến thuật kéo
dài thời gian của ông ấy, mối đe dọa cho toàn bộ đất nước trở nên quá
lớn. Và vì thế mà từ lúc đấy trở đi, những người Quốc gia và những người Cộng sản cùng nhau chống lại kẻ xâm lược. Mặc dù vậy, họ vẫn bị bất ngờ bởi vận tốc tiến công của quân địch:
người Nhật chiếm Thượng Hải trong tháng 11, chiếm Nam Kinh vài tuần sau
đó, trụ sở chính phủ của Quốc Dân Đảng. Tưởng và các thành viên của bộ
máy hành chính ông ấy chạy về Trùng Kháng. Những người xâm lược hoành hành trong Nam Kinh. Quân lính Nhật làm ô
nhục thành phố bảy tuần liền. Hơn 70.000 người bị giết chết. Cuộc thảm sát đấy là màn mở đầu cho một cuộc chiến hầu như không thể
nào tàn bạo hơn được nữa: cuộc kháng chiến đã cướp đi ít nhất là 15
triệu sinh mạng người Trung Quốc. Trong diễn tiến của nó, các tư lệnh
người Nhật đã nghĩ ra một phương cách mà họ gọi là “ba lần tất cả”: cướp
hết tất cả, đốt cháy hết tất cả, giết chết hết tất cả.
Năm
1937 quân đội Trung Quốc thất bại trong tất cả các trận đánh chống
người Nhật, như ở đây trước Thượng Hải. Chỉ những người Cộng sản mới
mang lại chiến bại cho những kẻ đang tấn công năm 1938 – nhờ chiến thuật
du kích của họ. Ảnh: GEO EPOCHE
Trong vòng một năm, quân đội của Tokyo chiếm toàn bộ Đông Trung Quốc,
giữ tất cả các thành phố công nghiệp và thương mại quan trọng cũng như
vùng đất nông nghiệp màu mỡ nhất. Thế nhưng người Trung Quốc không đầu
hàng.Từ Trùng Khánh, Tưởng chỉ huy cuộc kháng chiến, liên tục lôi kéo
người Nhật vào những trận đánh mới. Để trì hoãn cuộc tiến quân của họ,
ông ấy cho phá đê trong nội địa: trận lụt làm ngập nhiều tỉnh, hàng trăm
ngàn người Trung Quốc chết.Trong khi người của Quốc Dân Đảng tiến hành những trận đánh lớn,
nhiều tổn thất, để chống người Nhật thì người Cộng sản tấn công kẻ địch ở
phía sau mặt trận: từ tỉnh Thiểm Tây là nơi trú ẩn của họ, họ tấn công
đường tiếp tế của người Nhật với những đơn vị nhỏ, linh hoạt, bắn các
đoàn xe, phá đường tàu hỏa. Sâu trong lãnh thổ của kẻ địch, họ thành lập căn cứ mới và động viên
người dân đứng lên chống những kẻ đang chiếm đóng. Vì người Nhật không
có khả năng kiểm soát toàn bộ các vùng đất đã chiếm được – Trung Quốc
quá rộng. Tưởng nghi ngại theo dõi các hoạt động của người Cộng sản: trong khi
vùng đất dưới quyền của ông ấy thu nhỏ lại thì dường như những người
đồng minh lại hưởng lợi từ cuộc chiến. Họ dùng cuộc chiến tranh phòng
ngự của họ ở phía sau chiến tuyến của người Nhật để tự phô diễn mình
trước quần chúng như là những người yêu nước thật sự, và thêm vào đấy
lại giảm bớt sự đóng góp cho những người nông dân nghèo nhất. Với thành công: chẳng bao lâu sau đó, con số những người theo Cộng
sản tăng vọt, cả lãnh thổ do họ kiểm soát cũng rộng lớn hơn nhiều, du
kích quân của họ ngày càng có sức chiến đấu cao hơn. Khi người của Mao còn bắt đầu chiếm cứ những ngọn núi ở phía Nam của
Trường Giang – một vùng đất của những người Quốc gia –, quân đội Quốc
Dân Đảng tấn công người đồng minh trong tháng 1 năm 1941, bắt buộc họ
phải lui về phía Bắc. 3000 Hồng quân đã chết trong các trận đánh này.
Bằng mọi giá, Tưởng muốn ngăn không cho người Cộng sản lan rộng ra. Đối với Mao, cuộc tấn công đó rõ ràng là đã phá vỡ “mặt trận thống nhất”, hai tháng sau đó, ông tuyên bố chấm dứt liên minh. Hai đối thủ bây giờ ra mặt trở thành địch thủ. Và cả hai đều đã có kế
hoạch cả cho thời gian sau chiến tranh. Như Mao ra lệnh cho các viên
chỉ huy của ông ấy không đưa hết toàn bộ các đơn vị vào trong cuộc chiến
chống người Nhật. Quan trọng hơn về lâu dài là phải xây dựng một đạo
quân có sức chiến đấu cao. Nhưng ngay cả khi những người Cộng sản không hy sinh tất cả trong
cuộc chiến chống người Nhật: những cuộc tấn công theo lối du kích của họ
cũng góp phần quyết định để cho Trung Quốc có thể chống cự được với một
địch thủ hùng mạnh. 53 tháng trời. Thế rồi, vào sáng sớm ngày 7 tháng 12 năm 1941,
người Nhật gửi 378 chiếc máy bay chiến đấu đến hòn đảo núi lửa Oahu ở
Hawaii, đến cảng chính của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ: Pearl Harbor. Các chỉ huy ở Tokyo đã quyết định tấn công Hoa Kỳ, thế lực mà từ
nhiều năm nay đã cho Tưởng, đối thủ của họ, vay bạc triệu; thế lực mà họ
đã cảnh cáo một cách dứt khoát rằng không nên tiếp tục bành trướng ở
châu Á nữa; và thế lực mà từ một vài tháng nay đã ban hành lệnh cấm vận
dầu hỏa đối với đảo quốc của họ, điều bây giờ đang đe dọa làm tê liệt
quân đội của Nhật hoàng. Quyết định tấn công Pearl Harbor của người Nhật cũng được đưa ra bởi
vì cuộc chiến chống Trung Quốc không thể kết thúc một cách nhanh chóng
bằng một chiến thắng được – và nó là một quyết định sai lầm lớn. Vì chỉ
một ngày sau cuộc tấn công, Hoa Kỳ tuyên chiến công khai với đế chế.
Bây giờ Trung Quốc có một cường quốc đứng cạnh mình. Hoa Kỳ lo liệu sao cho Liên bang Xô viết và Liên hiệp Anh công nhận
Trung Quốc là nước lớn và nhận đất nước này thêm vào nhóm tay ba đặc
biệt của họ: bắt đầu từ năm 1942, từ câu lạc bộ của “Ba nước lớn”, các
đồng minh quan trọng nhất trong cuộc chiến chống phe Trục của Đức, Ý và
Nhật, đã trở thành “Bốn nước lớn”. Trước khi Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến, mục đích duy nhất của Quốc Dân
Đảng là cố chống đỡ. Bây giờ thì dường như việc chiến thắng nước Nhật
chỉ còn là câu hỏi về thời gian. Và Tưởng làm tất cả mọi việc để sau khi
chiến thắng, ông ấy sẽ là người thống nhất Trung Quốc dưới sự lãnh đạo
của mình. Ông luôn yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ về mặt quân sự. Ông bi kịch hóa tình
hình, nói rằng những lần cung cấp vũ khí – xe tăng, xe tải, đại bác, máy
bay – là không đủ, ông còn cần nhiều hơn nữa. Người Mỹ huấn luyện quân đội Tưởng, cấp tiền xây dựng đường băng cho
máy bay chiến đấu loại mới. Năm 1944, họ còn thành công trong việc bảo
đảm cho Trung Quốc có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an sắp
được thành lập của Liên Hiệp Quốc. Nhưng Tưởng không thể ngăn cản được việc một phái đoàn của Hoa Kỳ bay
đến Diên An trong cùng năm, để gặp Mao và những người trung thành với
ông ấy – cuối cùng thì cả những người Cộng sản cũng chiến đấu chống Nhật
Bản, và người Mỹ tìm cách thống nhất tất cả các lực lượng Trung Quốc –
nếu có thể thì dưới quyền lãnh đạo của một viên tổng chỉ huy người Mỹ. Mao, người hy vọng sẽ nhận được vũ khí từ Washington, xuất hiện trước
những người khách đến thăm trong Diên An, nơi phần lớn đã bị phá hủy
bởi bom của người Nhật, như một nhà cải cách dung hòa chứ không phải là
một nhà cách mạng cực đoan. Ông chào mừng phái đoàn với một dàn nhạc quân đội, xin lỗi vì những ổ
gà trên đường băng, cho phép những người đến thăm tự do đi lại trong
trung tâm quyền lực của ông ấy. Ông ấy cho xe tải chở người Mỹ đến nơi
cư ngụ của họ: hang động được đào sâu vào trong sườn núi dốc. Vấn đề quan trọng nhất của ông ấy là lo cho người dân ở nông thôn được tốt hơn, Mao giải thích cho những người khách của ông ấy. Ông ấy giữ kín những tiết học chính trị mà trong đó cán bộ của ông ấy
giảng dạy cho người nông dân về các lý thuyết của Chủ nghĩa Cộng sản Xô
viết. Ông ấy cũng dấu cả việc những thành viên mới của chính phủ không
chính thức của ông ấy buộc phải đọc những bài luận văn về ý thức hệ ba
tháng trời, do Stalin, Lenin và chính ông viết. Thêm vào đó, ông cũng giấu giếm việc sử dụng các hình thức tra tấn để
khuất phục những người hoài nghi đường lối chính trị của ông ấy – và
cũng không nói về việc ông khuyến khích sự tôn sùng cá nhân của ông ấy,
kể từ khi ông cũng chính thức nhận lĩnh sự lãnh đạo của ĐCS với chức vụ
Chủ tịch Bộ Chính trị và Chủ tịch Ban Bí thư năm 1943. Ông ấy thích phô trương nhà trẻ hơn nhiều, nhà trẻ mà họ đã xây dựng
trong Diên An. Và nói về việc dân chủ mang tầm quan trọng đối với ông
như thế nào. Những người khách đến thăm bị gây ấn tượng. Nhưng Tưởng dứt khoát chống lại các đề nghị hỗ trợ Mao mạnh hơn nữa của người Mỹ. Và không có sự đồng ý của ông ấy thì người Mỹ không bước thêm bước
tiến nào để đến với những người Cộng sản. Con người Dân tộc Chủ nghĩa đó
– sự tính toán là như thế – cần phải là đối tác đáng tin cậy của họ cả
cho thời gian sau khi nước Nhật đã bại trận. Nhưng điều đấy không có nghĩa là họ hé lộ kế hoạch của họ cho ông ấy
biết. Vì khi quả bom nguyên tử đầu tiên của lịch sử rơi xuống Hiroshima
vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, Tưởng – cũng như Mao – vẫn còn chuẩn bị
tinh thần cho một cuộc chiến kéo dài nhiều năm chống lại láng giềng phía
Đông. Ông ấy hoàn toàn không biết gì về vũ khí kỳ diệu của Hoa Kỳ cả. Vẫn còn mang ấn tượng về lực tàn phá của loại bom
mới của người Mỹ, Tưởng trải qua lần quân đội Xô viết tấn công người
Nhật ở Mãn Châu vào ngày 8 tháng 8: tại Hội nghị Malta trong tháng 2 năm
1945, Stalin đã hứa với người Mỹ rằng trong vòng ba tháng sau khi chiến
thắng Hitler, ông ấy sẽ bước vào cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Bây giờ,
nhà độc tài đấy thực hiện lời hứa và gửi quân đội của ông ấy đến để
chống lại một địch thủ mà sau cơn sốc Hiroshima đã gần như bại trận. Chỉ một ngày sau khi chiến dịch tấn công của Xô viết bắt đầu, ba ngày
sau Hiroshima, quả bom nguyên tử thứ hai của Hoa Kỳ nổ tung trong
Nagasaki, và vào ngày 15 tháng 8, Tưởng – người đang ăn tối với đại sứ
Mexico ở Trùng Khánh – biết rằng Hoàng đế Hirohito đã tuyên bố đầu hàng
trong radio. Tám năm liền, Tưởng đã chiến đấu chống lại người Nhật hùng mạnh hơn,
chiến tranh dường như đã trở thành việc thường ngày. Thế nhưng bây giờ
bất thình lình lại là hòa bình (trong những năm trước đó, người tướng
lĩnh này đã lôi kéo cả các viên tư lệnh về phía mình: bằng áp lực hay
với lời hứa hẹn một chức vụ cao trong quân đội của ông ấy; bây giờ chỉ
còn người Cộng sản là chưa nằm dưới sự kiểm soát của ông ấy)
Chế
độ của Tưởng cố ngăn chận một cách dã man không cho người dân chạy đến
với người Cộng sản: năm 1948, địch thủ bị bắt ở Thượng Hải bị hành quyết
công khai trên đường phố bằng cách bắn vào đầu. Ảnh: GEO EPOCHE
Ở Mãn Châu, từ 1931 trong tay người Nhật, khoảng 900.000 người lính
bắt đầu rút quân; trong phần Trung Quốc còn lại, trước hết là ở vùng bờ
biển phía Đông, cả 1,25 triệu quân lính chiếm đóng bây giờ cũng rời khỏi
đất nước này.Để người của Tưởng có thể tiếp nhận được lần đầu hàng của người Nhật,
trong vòng hai tháng người Mỹ đã cho máy bay chở hơn 110.000 người lính
và sĩ quan của Quốc Dân Đảng đến những vủng bị chiếm đóng trước đây:
Mãn Châu cũng như các thành phố lớn của Trung Quốc.Những người chiếm đóng trước đây chỉ được phép đầu hàng họ, Tưởng ra lệnh. Nhưng những người Cộng sản cũng vội vã đi vào các tỉnh, thành phố và
làng mạc, ở những nơi mà các thống đốc người Nhật đang chờ để ký văn
kiện đầu hàng. Đó là một cuộc chạy đua giữa ĐCS và Quốc Dân Đảng, về việc ai được
phép đại diện cho quyền lực nhà nước – bây giờ, vì trong nước đã mở ra
một khoảng chân không quyền lực khổng lồ. Hoa Kỳ cố gắng thúc đẩy các đối thủ đi đến một giải pháp chung. Họ
muốn có một đối tác Trung Quốc mạnh và thống nhất, cũng là đối trọng với
Liên bang Xô viết. Và họ biết rằng mâu thuẫn giữa Quốc Dân Đảng và
những người Cộng sản có thể đẩy đất nước này vào một cuộc nội chiến. Vì thế mà trong tháng 8 năm 1945, đại sứ Hoa Kỳ Hurley đã thúc giục
Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch đi đến những cuộc hội đàm hòa bình ở
Trùng Khánh. VÀ THẬT SỰ: bảy tuần sau khi Mao đến Trùng Khánh,
đông đảo người dân đã vui mừng reo hò trên đường phố của thủ đô Trung
Quốc. Các cuộc thương lượng kéo dài 43 ngày, Tưởng và Mao đã trực tiếp
gặp nhau bốn lần để bàn về các hồ sơ do nhân viên thương lượng dưới
quyền trình lên. Vào ngày 10 tháng 10, cuối cùng hai người đã ký tên vào một văn kiện
mà trong đó họ tuyên bố ý định sẽ thống nhất lực lượng quân đội của họ;
thêm vào đó, họ muốn triệu tập một hội nghị nhằm đưa ra một Hiến Pháp
mới cho Trung Quốc. Cả hai người đàn ông tươi cười rạng rỡ sau khi ký vào văn kiện và ăn mừng. Thế nhưng khi Mao trở về đến Diên An, ông bị chứng tim đập nhanh và
choáng váng, ông nằm xuống giường nhưng không nghỉ ngơi được, toát mồ
hôi, run cả người. Con người lãnh đạo ĐCS dễ bị stress gây bệnh, và bây
giờ ông ấy căng thẳng tới mức thân thể của ông nổi loạn. Ông biết rằng cuộc đấu tranh giành Trung Quốc bây giờ chỉ vừa mới bắt đầu. Ngay trước khi khởi hành đến Trùng Khánh, Mao đã chỉ thị cho những
người đồng chí của ông ấy nắm lấy quyền chỉ huy trong càng nhiều vùng
đất càng tốt, ngay cả trong lúc đang thương lượng. Vì cuộc gặp gỡ Tưởng
Giới Thạch đối với ông trước hết chỉ là một sự nhượng bộ Hoa Kỳ: một mưu
mẹo để không đứng đấy như một người cản trở sự thống nhất trong hòa
bình. Mao không tin Tưởng. Nếu như không có Hoa Kỳ, ông ấy phỏng đoán như
thế, thì kẻ thù không đội trời chung của ông ấy đã tiến công từ lâu, để
tiêu diệt ông. Và vì thế mà cuộc chạy đua tranh giành vùng ảnh hưởng càng rộng càng
tốt cũng diễn ra trong thời gian ngưng bắn chính thức, người Quốc gia và
người Cộng sản tiếp tục việc mà họ đã làm chậm nhất là kể từ khi người
Nhật đầu hàng: chuẩn bị cho trận đại chiến cuối cùng. Trong những tháng tiếp theo sau đó thường xuyên xảy ra những trận
đánh nhỏ giữa quân đội Quốc gia và Cộng sản. Những người Cộng sản tấn
công trước hết là trong vùng Mãn Châu phát triển cao về công nghiệp, phá
hủy đường ray cũng như cột điện tín theo lối đánh du kích đã có nhiều
kinh nghiệm – và qua đó gây khó khăn cho Quốc Dân Đảng trong việc lấy
lại quyền kiểm soát ở miền Bắc Trung Quốc. Dù Tưởng và Mao có cam đoan muốn hòa bình đi nữa – thật sự là cả hai đều nói dối. Tuy Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cố gắng làm trung gian: Tổng thống Harry S.
Truman gửi George Marshall đến Trung Quốc, một trong những nhà ngoại
giao tài giỏi nhất của ông ấy (người sau này sẽ phát triển kế hoạch tái
xây dựng châu Âu được gọi theo tên mình). Nhưng khi người Cộng sản không tham dự hội nghị ban hành Hiến Pháp do
Quốc Dân Đảng triệu tập vào cuối năm 1946 thì cuối cùng người ta cũng
biết chắc rằng sẽ không có sự hợp nhất về chính trị. Mao không muốn là đối tác nhỏ hơn của Quốc Dân Đảng. Ông ấy muốn thống trị toàn Trung Quốc. Tháng 1 năm 1947, George Marshall thất vọng trở về Hoa Kỳ, và ngay
trong cùng tháng đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố trong một bản thông tin
báo chí gồm mười dòng, rằng họ đã gọi về tất cả các nhà ngoại giao có
nhiệm vụ làm trung gian giữa Tưởng và Mao. Washington không còn hy vọng có được một giải pháp hòa bình. Cuộc đấu
tranh giành quyền thống trị Trung Quốc bước vào giai đoạn quyết định.
Đó là về quyền thống trị nửa tỉ con người, tròn mười triệu kilômét vuông
đất. Về quyền thống trị dân tộc lớn nhất thế giới. NGAY LẬP TỨC Tưởng đẩy quân đội của mình lên phía
Bắc. Mặc dù người Cộng sản đã mạnh lên trong cuộc chiến chống Nhật, mở
rộng lãnh thổ của họ; bây giờ quân đội của họ đã có gần một triệu người
cầm súng. Thêm vào đó, quân đội Xô viết, lực lượng lại rút khỏi Mãn Châu
trong tháng 3 năm 1946, đã để lại cho họ toàn bộ xe tăng, máy bay và
súng ống mà họ đã lấy được từ người Nhật.
Năm
1946, khi cuộc nội chiến bùng nổ, quân đội của Tưởng hơn Hồng Quân gấp
ba lần. Họ đã có thể nhanh chóng chiếm nhiều vùng rộng lớn ở miền Bắc
Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE
Thế nhưng người của Mao thường không biết phải sử dụng vũ khí của
người Nhật như thế nào. Và với 3,5 triệu người, những người Quốc gia có
gần gấp bốn lần quân lính và thêm vào đó là sử dụng trang bị hiện đại
của người Mỹ.Khi Quốc Dân Đảng chiếm Diên An đã bị người Cộng sản bỏ đi trong
tháng 3 năm 1947, nhiều nhà quan sát đã nhìn thấy kết cuộc của cuộc
chiến đang tiến đến gần.Người Cộng sản phần lớn đã lui về miền Bắc của Mãn Châu, dưới áp lực
của những người Quốc gia, họ đã phải bỏ hơn 150 thị trấn – và bây giờ là
cả trung tâm quyền lực trước đây của họ nữa. Nhiều năm trời, Mao từ
thành phố trong núi này đã lãnh đạo Đảng Cộng sản; nó là căn cứ quân sự
của ông ấy và đồng thời cũng là nơi giáo dục tư tưởng. Tưởng cho máy bay chở mình đến trung tâm chỉ huy lúc trước của Mao,
thăm hai hang động được trang bị đơn sơ mà đối thủ của ông đã viết những
bài luận về triết học và làm thơ ở trong đó. Lầm chiếm được Diên An là một thành công lớn về tuyên truyền cho
những người Quốc gia: hân hoan khắp nơi trong Nam Kinh, thành phố mà bây
giờ lại chính thức là trụ sở chính phủ của Quốc Dân Đảng. Nhưng Mao, kịp thời rời thành phố trên một con ngựa, vẫn bình thản
(một điệp viên đã cảnh báo trước cuộc tấn công sắp được tiến hành của
những người Quốc gia cho ông). Bây giờ, ông ấy rút về phía bắc của tỉnh
Thiểm Tây và đưa ra chiến lược đấu tranh chiếm vùng Mãn Châu. Mãn Châu, theo Mao, giống như một cái ghế bành tiện lợi: với các quốc
gia Cộng sản Mông Cổ và Triều Tiên như tay ghế – và Liên bang Xô viết
như lưng ghế. Ông muốn dụ Tưởng, muốn khiến cho ông ta kéo căng chiến
tuyến ra quá dài. “Chúng ta cho Tưởng Diên An, ông ấy sẽ cho chúng ta
Trung Quốc”, ông trấn an các viên chỉ huy đang lo lắng. Quả thật, quân đội Tưởng đã không còn khả năng đáp ứng bởi cuộc tiến
quân đã diễn ra quá nhanh chóng; thay vì củng cố quyền lực của mình ở
miền Nam và miền Trung Trung Quốc, ông ấy muốn chiến thắng Mao một cách
nhanh chóng – và xem nhẹ các vấn đề được cho rằng không quan trọng bằng
các thành công về quân sự. Đảng của Tưởng, Quốc Dân Đảng, do Tôn Dật Tiên thành
lập năm 1912 để đại diện cho toàn thể người dân, đã trở thành một đảng
của giới tinh hoa dưới sự lãnh đạo của ông ấy. Người hỗ trợ họ là chủ
ngân hàng và thương gia trong các thành phố. Quốc Dân Đảng có nền tảng
quyền lực của họ ở đó, trong các trung tâm tài chính ở miền Nam và miền
Đông Trung Quốc. Nhưng sau khi người Nhật rút lui, các thành phố lớn của Trung Quốc
nằm trong một tình trạng đổ nát. Người Nhật không những áp đặt một loại
tiền tệ riêng cho chính phủ bù nhìn ở Bắc Kinh mà cũng phát hành các
loại tiền tệ địa phương khác nhau trong những vùng do họ chiếm đóng. Bây giờ, khi những người Quốc gia trở về các thành phố, sự tồn tại
song song của đồng “fabi” của họ và các loại tiền tệ của người chiếm
đóng trước đây đã gây ra hỗn loạn. Với những cú đánh cược của mình, giới
đầu cơ tài chính còn làm cho giá cả càng khác nhau nhiều hơn từ thành
phố này sang thành phố khác, và qua đó làm cho thương mại càng khó khăn
hơn. Thêm vào đấy, thường vẫn còn chưa rõ là các cửa hàng và doanh nghiệp
được người Nhật quản lý trước đây bây giờ thật ra là thuộc về ai – và
cho tới khi tình trạng sở hữu được giải quyết thì người ta đã mất nhiều
thời gian quý báu. Nạn thất nghiệp tăng lên, cũng vì sau khi chiến thắng
nước Nhật, Tưởng phải cắt giảm sản suất trong các nhà máy chế tạo vũ
khí được nhà nước tài trợ. Câu trả lời của chính phủ ông ấy cho các vấn đề cấp bách của kinh tế
và tài chính thật đơn giản cũng như có nhiều hậu quả: họ in nhiều tiền
hơn – và qua đó góp phần làm cho lạm phát tăng vọt, cái đã là một vấn đề
từ nhiều năm nay. Từ năm 1945 đến 1947, giá lương thực thực phẩm ở Thượng Hải tăng lên
gấp 30 lần. Những người chủ phải đi qua các cửa hàng của mình nhiều lần
trong một ngày để thay đổi bảng giá. Những người công nhân mà tiền lương của họ không còn có giá trị gì
nữa đình công ngày càng thường xuyên hơn; khi công nhân viên của các nhà
máy điện Thượng Hải đình công, các bên đang tranh cãi với nhau phải
thương lượng dưới ánh nến. Quốc Dân Đảng cố gắng kìm chế lạm phát bằng cách ấn định giá cả bằng
luật lệ; họ phân phát phiếu lương thực, lại phát hành một loại tiền mới:
đồng nhân dân tệ vàng. Nhưng đồng tiền này cũng không thể ngăn chận
được việc nước Cộng hòa Trung Hoa rơi dần dần về mức thương mại hàng đổi
hàng. Các cải cách của ngưởi Quốc gia cũng thất bại bởi vì tham nhũng đã
làm cho Quốc Dân Đảng bị hư hỏng. Thành viên cấp cao của Đảng biển thủ
tiền thuế, cả ở nông thôn, nơi mà thật ra bây giờ người Quốc gia cần
phải chiếm được thiện cảm của người dân ở đó. Tưởng đưa người từ bộ máy Đảng của ông ấy về những thị trấn và làng
mạc hẻo lánh, những nơi mà chính phủ trung ương của ông ấy nắm được
quyền kiểm soát sau khi thời chiếm đóng của người Nhật chấm dứt và người
Cộng sản rút lui về phương Bắc. Nhưng các thị trưởng Quốc gia thường ít hiểu biết về tình trạng ở địa
phương, và thường cũng không quan tâm đến những điều đấy. Họ phớt lờ
những lời ta thán của nông dân nghèo, thay vào đấy lại bảo vệ địa chủ,
những người đã bị xua đuổi đi dưới thời thống trị của những người Cộng
sản và bây giờ quay trở về với tài sản của mình – và vì thế mà đã khiến
cho người dân ở nông thôn căm ghét họ. Sau những năm chịu nhiều thiếu thốn dưới thời chiếm đóng của người
Nhật và sau những nỗi kinh hoàng của các chiến dịch “ba lần tất cả”, sau
khi đồng ruộng của họ đã bị nước của con sông Hoàng Hà tàn phá và sau
những mùa Đông khắc nghiệt của những năm vừa rồi, bây giờ những người
nông dân sẵn sàng hỗ trợ cho bất kỳ ai có thể làm giảm bớt sự nghèo nàn
của họ – kể cả những người Cộng sản. Ngược lại, khác với như đã hứa trước đây, người Quốc gia thường không
trả tiền cho những lần đóng góp đặc biệt mà trong thời chiến họ đã yêu
cầu nông dân đóng góp dưới dạng lúa mì, bắp hay đậu. Và nếu như có trả
thì họ đền bù cho những người nông dân đấy bằng những món tiền quá thấp
hay bằng những loại tiền tệ vô giá trị. Nhưng người của Tưởng lại càng nghiêm khắc hơn khi bắt buộc những
người nông dân lệ thuộc phải đáp ứng các yêu cầu của địa chủ trong những
vùng đã giành lại được quyền kiểm soát từ những người Cộng sản: nếu như
những người mắc nợ nghèo nàn không chịu trả tiền, họ sẽ bị người của
phe Quốc gia bắn chết. TRONG NHỮNG VÙNG do người Cộng sản kiểm soát thì
ngược lại, giới địa chủ phải chịu khổ. Mao tước quyền sở hữu của họ và
trao đất của họ về cho nông dân. Người của ông ấy dẫn địa chủ bị trói,
bị cho là là những kẻ thù của nhân dân, ra trước các ủy ban làng.
Bắn
chết một địa chủ đang bị trói: trong vùng do họ kiểm soát, người Cộng
sản tổ chức chia lại ruộng đất một cách dã man (ở đây là hình từ năm
1952 – không có hình ảnh từ cuộc nội chiến). Ảnh: GEO EPOCHE
Những người nông dân tố cáo, tường thuật lại về sự bóc lột nhiều năm
liền, về sự lạm dụng; họ chửi rủa những người cho họ thuê đất trước đây,
hét to sát vào mặt họ.Thường cuộc thanh toán đấy chấm dứt bằng cách người dân làng, được
các cán bộ Cộng sản xúi giục, dùng tay không, gậy gộc và gạch đá đánh
những người bị tố cáo cho tới chết. Nếu như lần nào mà sự tức giận của
đám đông không bùng phát thì một đại diện của ĐCS sẽ bắn vào đầu của kẻ
thù giai cấp.Từ 1945 cho tới 1949, có khoảng một triệu người sở hữu ruộng đất đã chết vì các “tòa án nhân dân” này. Năm 1947, khi Ngạn Anh, người con trai 25 tuổi của Mao, chứng kiến
một trong những lần hành hình như thế, anh ấy đã quỵ xuống và khóc lóc
hàng giờ. Cha của anh ấy đã gửi anh ấy đến các tòa án nhân dân để anh ấy học
tập được sự cứng rắn cách mạng cần thiết. Thế nhưng hình ảnh của tám
người bị đánh chết, Ngạn Anh ghi lại trong quyển nhật ký của mình như
thế, chỉ để lại sự đau đớn trong lòng anh ấy. Nhưng với chiến dịch chống giới tinh hoa ở đó, Mao được nhiều người
trong số những người dân ở nông thôn theo mình. Ngày càng có nhiều nông
dân sẵn sàng ủng hộ người Cộng sản trong cuộc chiến chống Quốc Dân Đảng
của họ; có không ít người đã tình nguyện gia nhập “Quân đội Giải phóng
Nhân dân” của Mao. Ngược lại, năm 1947 người Quốc gia bắt buộc phải ban hành một đạo
luật cho phép họ ép buộc bất kỳ một người đàn ông có khả năng chiến đấu
nào đều cũng phải phục vụ trong quân đội. Họ gửi những nhóm tuyển mộ đi vào làng, tìm kiếm tất cả những người
đang trốn tránh để không phải bị đi chiến đấu. Cho mỗi một người mà họ
bắt được, các nhóm tìm người này nhận được một món tiền thưởng hay một
khẩu phần ăn thêm. Trên đường về các căn cứ quân đội, những kẻ đi bắt người trói lính
mới tuyển mộ vào với nhau; vì thế nên họ đi thành hàng, theo nhóm mười
người. Quân lính của Tưởng trông giống như tù nhân. Gần một nửa số lính mới trốn ra khỏi các trại huấn luyện. Vì thế mà
mỗi người trong nhóm phải chịu trách nhiệm cho người chạy trước mình;
nếu một người trốn thoát được thì chỉ huy sẽ cắt bớt phần ăn vốn đã
không đủ rồi, trừng phạt thêm người đấy bằng cách đánh đập. Ai rớt lại sẽ bị đói. Vì các viên sĩ quan thường bán cho lái buôn phần gạo được cung cấp cho đơn vị của mình. Do vậy nên những người lính thường mang trong túi áo khoác của họ
cùng một chiếc bánh gạo đấy nhiều ngày liền, chỉ cắn một mẩu khi không
thể nào chịu đựng nỗi cơn đói nữa. Gần một phần năm đã chết vì đói ngay
trong thời gian huấn luyện. Đầu năm 1947: người của Mao dám thực hiện một cuộc
phản công lớn đầu tiên. Tính bạc nhược của cỗ máy quân đội được cho là
vượt trội hơn của Tưởng đã lộ ra nhanh chóng. Dưới những cuộc tấn công
của Hồng Quân, lực lượng của ông ấy rút lui nhanh chóng, nhiều người
lính lợi dụng sự hỗn loạn của chiến trường để bỏ trốn.
Năm
1948, chiến cuộc bắt đầu thay đổi, từ bây giờ trở đi không còn có thể
ngăn chận Hồng Quân tiến quân được nữa – ở đây là một đơn vị đang trên
đường tiến về Bắc Kinh. Ảnh: GEO EPOCHE
Chỉ trong vòng vài tháng, những người Cộng sản chiếm nhiều phần của
miền Đông Bắc Trung Quốc, họ ngạc nhiên về quy mô của sự thành công của
họ. Mao quyết định rằng bây giờ là đã đến lúc phải đương đầu trực tiếp
với địch thủ trên chiến trường.Các viên tướng của ông ấy nghi ngại. Tuy là họ đã tiếp tục hiện đại
hóa quân đội Cộng sản trong thành phố công nghiệp Cáp Nhĩ Tân trong vùng
Mãn Châu và đã tái cấu trúc quân đội thành các sư đoàn được tổ chức
chặt chẽ. Thêm vào đó, tù binh phe Quốc gia và cố vấn Xô viết thời gian
sau này đã giải thích cho họ cách sử dụng xe tăng và máy bay của Nhật.
Nhưng mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự vẫn còn chưa chắc chắn, liệu
một sự đối đầu với Quốc Dân Đảng là có quá sớm hay không.Nhưng Mao vẫn kiên quyết – và ra lệnh cho người của mình “đập tan hoàn toàn” quân đội của những người Quốc gia. Vào cuối mùa hè 1948, những người Cộng sản bắt đầu một cuộc tấn công
có quy mô lớn vào Thẩm Dương và Trường Xuân, hai thành phố lớn cuối cùng
còn do người Quốc gia kiểm soát. Trong lúc tiến công, quân đội của ĐCS
lần đầu tiên sử dụng nhiều súng đại bác. Và các đơn vị của Quốc Dân Đảng
lại thối lui. Sau khi quân đội của Mao chiếm được một giao điểm đường sắt quan trọng, họ bao vây cả hai trung tâm của phe Quốc gia. Trong Trường Xuân, sau năm tháng bị bao vây, nạn đói lớn tới mức thịt
người chết trở thành món hàng buôn bán được thèm muốn; những người cố
thủ vẫn bắn chết bất kỳ ai cố gắng chạy trốn. Khi những người Cộng sản
cuối cùng rồi cũng tiến vào thành phố, họ đã bước đi trên xác chết. Chỉ trong vòng ba tháng, người Quốc gia đã mất hơn 400.000 người, Hồng Quân bây giờ kiểm soát toàn bộ vùng Mãn Châu. Tưởng bị sốc, gọi các chiến bại đó là một “thảm họa thế giới”. Cuối
năm 1948, ông ấy liên lạc với cả Hoa Kỳ lẫn Liên bang Xô viết, hỏi rằng
họ có thể làm trung gian để thương lượng đình chiến giữa ông và những
người Cộng sản hay không. Nhưng Mao không quan tâm đến một thỏa hiệp. Chiến cuộc biến chuyển
thuận lợi cho ông ấy quá nhanh và quá rõ ràng. Và con đường chiến thắng
của quân đội ông ấy vẫn tiếp tục, họ chiến thắng hết trận đánh này sang
trận đánh khác. Tinh thần chiến đấu của lực lượng đói ăn của Tưởng ngày càng xấu đi.
Nhiều người trong số họ cố gắng tránh chạm trán với quân địch bất cứ lúc
nào có thể được. Cả ưu thế về không quân cũng không giúp đỡ được họ, vì
những người Quốc gia đã không chú ý đến việc đào tạo cho đủ phi công;
thêm vào đó, họ không thể bảo vệ các phi trường của họ trước Hồng Quân.
Thường những người lính đang rút lui của Tưởng đều bỏ lại vũ khí của họ
cho đối phương. Khi cuối cùng rồi những người Cộng sản cũng tiến
quân vào Bắc Kinh trong tháng 1 năm 1949, họ cử hành một cuộc duyệt binh
trong thành phố mang nhiều biểu tượng này. Hơn một giờ liền, một đoàn
xe chạy ngang qua những người dân hiếu kỳ: xe tăng, xe tải, đại bác, xe
Jeep.
Đầu
năm 1949, Quân đội Cách mạng Quốc gia cuối cùng đã tan rã, giữa tháng
1, quân đội của Mao tiến vào Bắc Kinh – chẳng bao lâu sau đó sẽ là thủ
đô của Trung Quốc. Ảnh: GEO EPOCHE
Một nhà quan sát người Mỹ hiện diện tại chỗ ngạc nhiên nhận ra rằng
những thiết bị quân sự được phô trương ra ở đấy phần lớn là đều sản phẩm
của Mỹ – những vũ khí mà thời trước Tưởng đã yêu cầu từ người Mỹ bây
giờ lại giúp cho những người Cộng sản.Trong tháng 4, họ chiếm Nam Kinh, một tháng sau đó là Thượng Hải.
Trên đường rút lui, Tưởng viếng thăm lần cuối cùng Khê Khẩu Trấn, là nơi
sinh của ông ấy, quỳ trước mộ của người mẹ và khóc hàng giờ liền.Ông ấy biết: cuộc chiến đã ngã ngũ. Từ gần hai năm nay, quân đội của ông không còn đánh thắng một trận lớn nào nữa. Mặc dù vậy, ông vẫn ra lệnh cho quân đội của ông tiếp tục chiến đấu.
Ông muốn kéo dài thời gian để chuẩn bị cho lần ra đi sang Đài Loan. Người Quốc gia đã giành lấy quyền kiểm soát hòn đảo trước bờ biển
Đông Nam của Trung Quốc năm 1947, đập tan sự chống đối của người Đài
Loan một cách đẫm máu. Bây giờ, cán bộ Đảng của Tưởng chuyển hàng triệu
dollar sang thủ đô Đài Bắc của hòn đảo. Lần cuối cùng, Quốc Dân Đảng tuyên bố Trùng Khánh là thủ đô của Cộng
hòa Trung Quốc, thế nhưng lời tuyên bố đấy không gì khác hơn là một động
thái vô nghĩa của một chính quyền đã bại trận. Ở Bắc Kinh, Mao triệu tập một đại hội chính trị vào cuối tháng 9, cái
mặc dù bị ĐCS chiếm thế áp đảo nhưng cũng lưu ý đến 14 đảng nhỏ hơn. Dưới sự lãnh đạo của Mao, các thành viên quyết định rằng Bắc Kinh ngay lập tức lại là thủ đô của Trung Quốc. Và họ cũng chọn một lá quốc kỳ mới: một ngôi sao lớn, năm cánh trên
nền đỏ, được bao quanh bởi bốn ngôi sao nhỏ hơn. Ngôi sao lớn là biểu
tượng cho ĐCS, bốn ngôi sao nhỏ là các trụ chống của nhà nước tương lai:
nông dân, công dân, tiểu tư sản và cả tư sản. Cuối cùng, hội nghị cũng quyết định thay thế lịch cách mạng của Quốc
Dân Đảng (chọn năm thành lập nền cộng hòa – 1912 – là “năm một”) bằng
lịch Gregory. Và vì thế mà ở Trung Quốc cũng là ngày 1 tháng 10 năm 1949, khi Mao
bước lên một khán đài ở Thiên An Môn, cổng chính để vào Cấm Thành. Nằm phía sau ông là các dinh thự to lớn mà từ trong đó, các hoàng đế
Trung Quốc đã cai trị đất nước này qua nhiều thế kỷ. Trước ông, trên
quảng trường Thiên An Môn, vào khoảng 300.000 người đang chờ đợi thông
điệp của ông. Với giọng nói cao của ông ấy, gần như hát, ông nói to với họ những
lời nói đánh dấu lần kết thúc cuộc nội chiến đã kéo dài bốn năm, cuộc
chạy đua chết người đấy vì quyền thống trị Trung Quốc: “Đồng bào, tôi
tuyên bố: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập!” Cho tới năm 1951, Mao sẽ đập tan các kháng cự cuối cùng trong những
vùng ở rìa của đất nước – và chiến thắng những người theo Quốc Dân Đảng
còn sót lại cũng như những người ly khai ở địa phương. Đối với người Mỹ, chiến thắng của Mao là một thất bại chính trị to
lớn, bây giờ, trong cuộc Chiến Tranh Lạnh, họ có thêm một đối thủ. Đối
với Tưởng Giới Thạch, đó có nghĩa là sự kết thúc giấc mơ của ông ấy,
thống nhất đất nước dưới dự lãnh đạo của mình. Ông ấy còn cai trị một cách độc tài tròn 25 năm nữa ở Đài Loan và đại
diện cho quê hương của ông ấy ở Liên Hiệp Quốc cho tới năm 1971; là
tổng thống của “Cộng hòa Trung Hoa” bé nhỏ, ông công khai theo đuổi
đường lối tái chiếm Trung Hoa lục địa cho tới khi qua đời năm 1975. Nhưng ở đấy, đối thủ của ông cuối cùng cũng đã giành được độc quyền năm 1949: Mao Trạch Đông.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét