Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

HIỆN THỰC KỲ ẢO 160

(ĐC sưu tầm trên NET)

                           10 sự thật về việc chụp "tử thi sống" gây ám ảnh giấc mơ của bạn

                                     Đau đớn với câu chuyện của con voi bị treo cổ để trả thù

                                     Lạnh gáy với những ca phẫu thuật thời không có thuốc tê

 


Người có biệt tài “bắt tử thi sống dậy tố cáo hung thủ”

CAND

Giữa ngày hè oi bức, nóng nực, Thượng úy Trần Bá Dương – Phó Đội trưởng Đội Giám định truyền thống, Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an Hòa Bình) vẫn miệt mài bên dụng cụ khám nghiệm, làm rõ các vật chứng thu lượm tại hiện trường. Những giọt mồ hôi nhễ nhại, hốc mắt đen sạm. Đó là chưa kể những lần xuống hiện trường, khám nghiệm tử thi khi thời tiết khắc nghiệt, tử thi thối rữa, bốc mùi.
Từ gần 10 năm nay, Thượng úy Dương quen với công việc gian khổ ấy mà có lẽ không phải ai cũng dám làm, dù chỉ là suy nghĩ. Sự đam mê, khát khao cháy bỏng được làm rõ sự thật, minh oan người vô tội, bắt “tử thi sống dậy tố cáo hung thủ”. Điều đó làm nên thành công cho Trần Bá Dương, gương tiêu biểu trong phong trào CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy của Công an tỉnh Hòa Bình.
Ấn tượng lần đầu khám nghiệm..
Năm 2005, tốt nghiệp Đại học dân lập Đông Đô Hà Nội, khoa Điện tử viễn thông, người thanh niên trẻ Trần Bá Dương được tuyển dụng vào Công an Hòa Bình, phân công làm công tác khám nghiệm hiện trường tại phòng Kỹ thuật hình sự. Đây là một công việc đầy rẫy khó khăn, vất vả, nguy hiểm bởi đối tượng tiếp xúc là những xác chết, những bộ phận cơ thể thối rữa, phân hủy, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Nếu không có bản lĩnh, niềm đam mê với nghề, chắn hẳn không phải ai cũng dám nhận nhiệm vụ.
Trong thực tế, nhiều cán bộ khám nghiệm do không chịu nổi áp lực công việc, ám ảnh về nghề, làm đơn chuyển đơn vị khác. Với Thượng úy Dương, ngay từ khi vào nghề, anh xác định cho mình bản lĩnh vững vàng, dù nhiệm vụ đó khó khăn, vất vả, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng mình. Ấn tượng đầu tiên với người giám định viên trẻ chập chững vào nghề là tham gia khám nghiệm tử thi 2 vụ tai nạn giao thông gây chết người đọng lại trong tâm trí.
Đó là buổi tối cuối tháng 11/2005, vừa nhận công tác được 10 ngày, đang trực ban tại đơn vị, Trần Bá Dương và đồng đội nhận được tin tại xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) xảy ra vụ tai giao thông nghiêm trọng giữa xe ôtô và xe máy. Vụ va chạm mạnh khiến người đi xe máy tử vong ngay tại chỗ. Điều đáng nói, những bộ phận cơ thể bị vỡ nát, tổ chức cơ thể, óc, tim, phổi bám vào thành xe, máu loang lổ khắp mặt đường.
Thượng úy Trần Bá Dương đang giám định tài liệu.
Lần đầu tiên được cử đi công tác, lại chứng kiến vụ tai nạn kinh hoàng, anh không tránh khỏi cảm giác hồi hộp, lo lắng. Nhưng vì nhiệm vụ chàng thanh niên trẻ Trần Bá Dương đã dũng cảm, tiến hành mổ tử thi, chụp ảnh, lấy vân tay và vẽ hiện trường khi nỗi sợ chỉ còn đọng lại ở phía sâu, tận cùng trong đôi mắt. Nhìn thao tác thuần thục của anh, nhiều người nghĩ anh là một cán bộ lâu năm trong nghề chứ không phải “lính mới tò te”. Sau khi làm xong thủ tục khám nghiệm, anh cẩn thận lau sạch vết máu, bàn giao tử thi cho gia đình làm thủ tục mai táng. Vừa kết thúc công việc, người mệt nhoài, anh tiếp tục nhận được tin tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình), cách đó khoảng 15km xảy ra vụ tai nạn giao thông làm chết 1 người. Lần đầu làm nhiệm vụ, anh thực sự choáng ngợp trước khó khăn, nặng nề, bản thân anh trước đó không hề nghĩ tới. Được mọi người động viên, chia sẻ, anh có thêm quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ.
Ngay sau khi nhận thông tin, anh lại cùng đồng đội thu dọn hành lý, phương tiện di chuyển đến hiện trường. Lúc này đã là 12h đêm, trời tối đen, các anh phải sử dụng thiết bị chiếu sáng dự phòng khám nghiệm hiện trường. Nạn nhân bị tử vong sau vụ va chạm mạnh giữa 2 xe máy đi ngược chiều. Có được chút ít kinh nghiệm từ lần khám nghiệm trước đó, Trần Bá Dương lao ngay vào công việc, vẽ hiện trường, thu thập dấu vết, vật chứng, xác định nguyên nhân chết. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngay lần đầu tham gia tổ khám nghiệm, Trần Bá Dương được lãnh đạo và anh em trong đơn vị chia vui, động viên khích lệ. “Nói thật, cái cảm giác lần đầu tiếp xúc với tử thi khiến tôi mất ăn, mất ngủ nhiều ngày liên tục. Hình ảnh nạn nhân chết thảm ám ảnh, bao trùm tâm trí. Vì nhiệm vụ, mình phải nỗ lực, cố gắng vượt qua” – Thượng úy Trần Bá Dương chia sẻ.
Khi chúng tôi có nhã ý muốn nghe anh kể về những kỷ niệm sâu sắc, mà anh tham gia khám nghiệm, anh cười bảo: Nhiều lắm, khó mà có thể nhớ ngay được, bởi quá nhiều vụ. Bình quân mỗi năm, lực lượng KTHS phải khám nghiệm khoảng 200 tử thi. Như vậy, làm một phép tính đơn giản, hơn 8 năm gắn bó với nghề, anh cùng đồng đội tham gia khám nghiệm khoảng 1.600 tử thi các loại. Con số trên thực sự làm chúng tôi giật mình. Anh học được ở đàn anh đi trước tính thận trọng, tỷ mỷ, say sưa với nghề. Khi nhìn nhận, đánh giá vấn đề cần thực hiện một cách khách quan, toàn diện, chính xác bởi chỉ một nhận định chủ quan, duy ý chí, sẽ gây hậu quả khôn lường, làm sai lệch bản án, chệch hướng điều tra của cơ quan chức năng. Tính cách đó ăn sâu vào con người Trần Bá Dương, anh ít nói về mình. Chỉ có công việc mới thực sự lôi cuốn anh vào câu chuyện.
Bắt tử thi sống lại tố cáo hung thủ...
Vào khoảng tháng 7/2008, trong quá trình khai thác than tại xóm Mường Vọ, xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi (Hòa Bình), những người công nhân đã phát hiện dưới đáy hầm sâu gần 100m có một xác người đang ở giai đoạn phân hủy, chỉ còn lại bộ hài cốt. Theo ghi nhận, hầu hết người dân địa phương cho rằng đây là vụ “tai nạn rủi ro”, nạn nhân không may rơi xuống mỏ than dẫn đến tử vong.
Ngay sau đó, Trần Bá Dương cùng bộ phận khám nghiệm, phòng Kỹ thuật hình sự được điều động tới hiện trường. Hiện trường là khu vực khá vắng vẻ, hoang sơ, nằm cạnh con suối. Việc triển khai khám nghiệm gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Không quản ngại khó khăn, vất vả, anh đã trực tiếp xuống dưới đáy hầm than để tiến hành khám nghiệm. Lúc này, quần áo của anh lấm lem bùn đất, khuôn mặt xám xịt, không gian ngột ngạt, khiến nhiều đồng đội cảm thấy e ngại. Khắc phục khó khăn, không lâu sau anh tiếp cận được bộ hài cốt ghê rợn. Thông qua công tác khám nghiệm, các giám định viên phát hiện xương sọ bộ hài cốt bị rạn nứt, phía sau gáy đỉnh đầu có một vết lõm tròn và vỡ một mảnh nhỏ. Với kinh nghiệm trong nghề, anh chú ý tới những vật chứng để lại tại hiện trường gồm: 1 đôi giày, 1 bộ quần áo và 1 chùm chìa khóa. Thông qua đó, các giám định viên khẳng định đây là vụ án giết người hết sức dã man. Tuy nhiên, việc xác định tung tích nạn nhân rất khó khăn, phức tạp vì không thể nhận dạng với các thông tin như vậy. Anh và các cộng sự thận trọng đánh giá hiện trường, tử thi và các vật chứng để lại tại hiện trường. Đây rất có thể là chi tiết quan trọng, gợi mở hướng điều tra của vụ án.
Trên cơ sở các kết luận của giám định viên, Ban chuyên án đã xác định nạn nhận là chị Quách Thị Vẹn, 31 tuổi, ở xã Cuối Hạ, Kim Bôi. Tiến hành điều tra, xác minh các mối quan hệ của chị Vẹn, chỉ 2 ngày sau, cơ quan điều tra đã làm rõ đối tượng phạm tội là tên Bùi Văn Cương, sinh năm 1963 ở xóm Mòi, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình). Đáng chú ý, tên Cường lại chính là bạn trai của chị Vẹn. Một kết cục đáng buồn của mối tình vụng trộm.
Ngoài ra vụ án mạng giết người, đốt xác xảy ra tháng 3/2007, tại xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu (Hòa Bình) lại mang đến cho anh trải nghiệm khác. Hiện trường là đống tro tàn, xác người phụ nữ bị đốt cháy tư thế bị cột chặt, còn hằn trên lớp da cháy xạm, biến dạng. Nhìn cảnh tượng thương tâm đó, ai nấy đều cảm thấy xót xa, đau đớn thân phận người phụ nữ bị chết oan uổng. Tuy nhiên, việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn, tưởng chừng rơi vào bế tắc, nhân chứng duy nhất đã chết, những tài liệu thu được không rõ nét. Song anh và đồng đội quyết tâm làm sáng tỏ vụ án, sử dụng chính hiện trường vụ án tố cáo tội ác hung thủ. Cũng để người phụ nữ xấu số ở thế giới bên kia yên lòng. Với tinh thần trách nhiệm cao, anh cùng đồng đội thận trọng, tỷ mỷ thu lượm các vật chứng tại hiện trường, xem xét, đánh giá dấu vết một cách khách quan, chính xác, tiến hành các thao tác mổ xẻ tử thi nhằm xác định nguyên nhân chết. Qua đó, tổ khám nghiệm phát hiện có vết nứt trên hộp sọ, cơ thể hằn lên các vết buộc, thâm tím. Bên cạnh đó, tổ khám nghiệm thu được một thanh gỗ tại hiện trường. Trên cơ sở kết luận của giám định viên, Ban Chuyên án tìm ra quy luật hình thành dấu vết tử thi, từ đó xác định thủ đoạn gây án của hung thủ.
Theo đó, nạn nhân bị lừa vào phía trong Hang Khoài, sau đó, lợi dụng nạn nhân sơ hở, mất cảnh giác, đối tượng bất ngờ sử dụng thanh gỗ tấn công từ phía sau dẫn tới tử vong. Sau khi chết, đối tượng sử dụng dây thừng buộc nạn nhân, sau đó dùng xăng đốt xác phi tang. Kết hợp với các nguồn tin do quần chúng cung cấp, cơ quan điều tra đã xác định nạn nhân là chị Phùng Thị Minh, 39 tuổi, ở xóm Hữu Tiến, xã Xăm Khòe, Mai Châu.
Những thông tin mang tính bước ngoặt của bộ phận khám nghiệm đã hé mở hướng điều tra tiếp theo của cơ quan Công an. Không lâu sau đó, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Ban chuyên án đã bắt 2 đối tượng phạm tội là Lê Thị Hoa, 47 tuổi và Bùi Văn Trưởng, 39 tuổi đều trú tại xóm Hữu Tiến, xã Xăm Khòe. Những thông tin do đối tượng khai nhận tại cơ quan điều tra hoàn toàn trùng khớp với nhận định, phán đoán trước đó của anh và đồng đội.
Đối với một cảnh sát điều tra nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, là một giám định viên thì nhiệm vụ lại càng nặng nề gấp bội. Xét ở góc độ tâm linh, việc khám nghiệm tử thi là làm thay người chết để nói lên lẽ phải, thay người chết tố giác tội phạm và tìm nguyên nhân xảy ra. Tuy nhiên, để vạch trần bộ mặt của kẻ phạm tội, Thượng úy Trần Bá Dương cùng đồng đội đã phải đánh đổi nhiều mồ hôi, công sức, trí tuệ, thậm chí cả sức khỏe, tính mạng của bản thân. Nhiều lúc vì áp lực công việc, gia đình, anh định chuyển sang lĩnh vực khác, vừa an nhàn, lại tránh được rủi ro thường trực. Song vượt lên trên hết, niềm đam mê cống hiến, góp phần làm sáng tỏ vụ án, trả lại sự công bằng cho xã hội, Trần Bá Dương sẽ tiếp tục cống hiến, làm nên nhiều thành công mới

10 sự thật về việc chụp "tử thi sống" gây ám ảnh giấc mơ của bạn

| 20:00 - 03/08/2016
Vì quá thương tiếc người thân của mình mà nhiều gia đình đã tìm đến các nhiếp ảnh gia với mong muốn ghi lại những khoảnh khắc họ ở bên nhau, kể cả khi người đó đã không còn tồn tại.
Các nhiếp ảnh gia có nhiệm vụ chỉnh sửa sao cho bức ảnh sống động đến mức đối tượng đó trông như vẫn đang sống. Ban đầu, mục đích của việc sử dụng công nghệ chụp là nhằm lưu lại hiện trường những vụ án. Tuy nhiên, theo thời gian, nó trở nên phổ biến hơn nhằm phục vụ nhu cầu của mọi khách hàng. Các thành viên khác trong gia đình hi vọng rằng, họ có thể cùng nhau xem lại các bức ảnh như khi người kia vẫn còn sống.
1. Đó là tấm ảnh duy nhất mà một vài người có được
10 sự thật về việc chụp tử thi sống gây ám ảnh giấc mơ của bạn
Trong thời đại của chúng ta, việc chụp ảnh rất phổ biến, bạn có thể tự chụp, nhờ người khác chụp hay thậm chí vô tình được chụp. Tuy nhiên, vào những năm 1800, người ra chỉ cần chụp ảnh khi thực hiện khám nghiệm tử thi, vì vậy mà rất khó tìm thấy những bức ảnh nghệ thuật, chân dung hay ảnh gia đình.
Khi một người qua đời, cơ thể của họ sẽ rất nhanh chóng bị phân hủy, nên việc chụp ảnh là một điều hết sức quan trọng. Đây cũng là 1 trong những cơ hội hiếm hoi được chụp ảnh của một số người. Bằng cách đó, khi một đứa trẻ mất, người ta thường sẽ nhớ đến hình dáng của chúng.
2. Phải mất khoảng thời gian "rất dài" để chụp được 1 bức ảnh
10 sự thật về việc chụp tử thi sống gây ám ảnh giấc mơ của bạn
Ngày nay, chúng ta chỉ cần một cú chạm nhẹ là có ngay 1 bức ảnh, thậm chí nhiều máy chụp còn hỗ trợ cả tính năng hẹn giờ hay chụp liên tiếp. Nhưng tại thời điểm chỉ có "công nghệ chụp hình tử thi", các nhiếp ảnh gia phải mất từ 30s đến 15 phút để cho ra đời một bức ảnh. Điều đó có nghĩa là bạn phải giữ nguyên tư thế của mình bên cạnh người đã mất trong một khoảng thời gian "khá dài", một việc mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thực hiện. Trong bức ảnh trên, đứa bé sơ sinh trên ghế đã qua đời và xung quanh là anh chị của nó.
3. Người "đã khuất" luôn xuất hiện rõ hơn những thành viên còn lại 
10 sự thật về việc chụp tử thi sống gây ám ảnh giấc mơ của bạn
Trong suốt thời gian dài phơi sáng, người chết luôn xuất hiện rõ ràng hơn so với những người còn lại. Đó là bởi vì thời gian chụp khá lâu, nên thậm chí dù họ có cố gắng không cử động thì những xê dịch nhỏ trên cơ thể là điều khó tránh khỏi. Điều này khiến cho hình ảnh của những người sống trở nên mờ và thiếu vững chắc. Bạn có thể thấy rõ trong bức ảnh trên: Cô gái rõ ràng trông sắc nét hơn hẳn bố mẹ của mình. Nếu bạn quan tâm đến những hình ảnh thuộc lĩnh vực này, hãy ghi nhớ rằng mọi vật thể sẽ hiện lên rất rõ ràng khi chúng chết đi, nếu hình ảnh mờ thì có nghĩa là chúng vẫn còn sống.
4. Memento Mori có nghĩa là "ai rồi cũng phải chết"
10 sự thật về việc chụp tử thi sống gây ám ảnh giấc mơ của bạn
Những hình ảnh khám nghiệm tử thi cũng có thể hiểu là 1 dạng memento mori, cụm từ thường có ý nghĩa nhắc nhở về cái chết. Câu nói này không chỉ gợi cho chúng ta nhớ về hình ảnh của người đã khuất mà còn hàm ý rằng "ai rồi cũng phải chết", đó là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy thay vì sợ hãi thì chúng ta nên học cách chấp nhận nó. Những bức hình này có thể khiến bạn cảm thấy khủng khiếp, tuy nhiên, đây là một trong số những cách tưởng niệm người chết tốt đẹp nhất. Các nhiếp ảnh gia chụp lại khoảnh khắc cuối cùng của họ khi còn sống bởi vì cách này sẽ giúp gia đình cảm thấy họ đang hiện hữu rất gần.
5. Cách chụp ảnh này thường sử dụng phổ biến với những đứa trẻ
10 sự thật về việc chụp tử thi sống gây ám ảnh giấc mơ của bạn
Trong nhiều bức ảnh chụp người chết, trẻ con thường là đối tượng phổ biến nhất. Bởi vì trong thời đại đó, người ta không có các loại vắc xin phòng ngừa cho trẻ từ khi mới sinh. Các gia đình thường có nhiều con cái bởi vì họ e sợ con của mình sẽ tử vong vì bệnh tật. Hơn nữa, người lớn còn cả cuộc đời để có những bức ảnh cho bản thân mình nhưng trẻ em thì không. Phụ nữ cũng là đối tượng phổ biến trong giai đoạn này, bởi vì họ cũng có nguy cơ chết khi sinh nở là rất cao.
6. Người chết được đặt tại một vị trí nào đó để khiến họ trông như đang còn sống
10 sự thật về việc chụp tử thi sống gây ám ảnh giấc mơ của bạn
Nhiều gia đình đặt người chết tại vị trí quen thuộc để trông họ như đang thực hiện những công việc hằng ngày. Cô gái trong bức ảnh có vẻ như ngủ quên khi đang đọc sách. Vệt mờ trên mặt cô ấy xuất hiện là do cơ thể bị trượt xuống khi đang chụp.
7. Người chết được chụp ảnh với những món đồ vật mà mình ưa thích
10 sự thật về việc chụp tử thi sống gây ám ảnh giấc mơ của bạn
Tương tự như cách người ta chôn người chết với những món đồ của họ khi sống. Trong những bức ảnh, trẻ con thường được đặt chung với búp bê, đồ chơi, còn người lớn thì là những quyển sách mà họ ưa thích. Đây cũng là một cách giúp những người còn lại nhớ về họ. Đôi khi, trẻ con được chụp cùng với những đứa bé cùng tuổi để trông như đang chơi đùa. Dù sao thì chúng ta cũng rất may mắn, vì sống trong một thời đại mà công nghệ chụp hình đã cực kì phát triển.
8. Thỉnh thoảng những "vật" chụp chung cũng là người đã mất
10 sự thật về việc chụp tử thi sống gây ám ảnh giấc mơ của bạn
Trong bức ảnh trên, người mẹ chết trong lúc đang làm việc, còn những đứa trẻ qua đời là do sinh non và bị suy dinh dưỡng. Có rất nhiều khả năng cho những trường hợp chết cùng lúc như thế, nguyên nhân cũng có thể là do những căn bệnh truyền nhiềm. Hiện nay, khi một đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh truyền nhiễm, người đó sẽ được mang đi cách li và chữa trị ngay lập tức. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, chứng bệnh này xuất hiện tràn lan và rất khó kiểm soát. Do đó, chụp ảnh chung là để ghi dấu lại những khoảnh khắc cuối cùng của những con người đoản mệnh này.
9. Những bức ảnh này có giá rất đắt
10 sự thật về việc chụp tử thi sống gây ám ảnh giấc mơ của bạn
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng chụp ảnh và in ra, sau đó chia sẻ "tràn lan" trên mạng xã hội. Tuy nhiên, trong thời đại đó, một tấm ảnh chụp người chết có giá rất đắt. Họ phải trả toàn bộ chi phí cho các công cụ hỗ trợ in ấn, nhưng mỗi tấm ảnh chỉ có duy nhất một bản sao. Không chỉ tốn kém chi phí để chụp, mà việc thuê người đề tương tác với người chết thậm chí còn cao giá hơn. Bởi vì nguy cơ mắc các chứng bệnh gây ra bởi tử thi là rất cao, đó là lí do vì sao hầu hết các bức hình kể trên đều là của những nhà có gia thế.
10. Đôi mắt trong các bức ảnh có thể được "ngụy tạo"
10 sự thật về việc chụp tử thi sống gây ám ảnh giấc mơ của bạn
Thỉnh thoảng, để khiến ánh nhìn của người chết trông như thật, người ta đã phải vẽ lên đó một đôi mắt giả. Ban đầu, bức ảnh không đáng sợ đến thế, nhưng chính đôi mắt đã làm cho khuôn mặt có phần ghê rợn hơn. Trong bức ảnh trên, người chết đã được "trang điểm" để trở nên thật sống động. Thành thật mà nói, nếu chỉ nhìn sơ qua, bạn sẽ không có cảm giác gì đặc biệt, nhưng khi biết đây là một người đã mất thì bạn sẽ giật nảy mình và run lên bần bật đấy.
(Ảnh: Internet)

Giải mã căn bệnh quái đản của những người 'ái tử thi'

PNNews 1 liên quan

Những người bị bệnh "ái tử thi" thường chỉ thích quan hệ tình dục với xác chết, luôn nghĩ người chết có thể cảm nhận được mọi thứ như lúc còn sống.
Giai ma can benh quai dan cua nhung nguoi 'ai tu thi' - Anh 1
Một bệnh nhân ái tử thi được các nhà nghiên cứu ghi nhận. Ảnh: wikipedia.
Các nhà nghiên cứu định nghĩa ái tử thi là hội chứng bị hấp dẫn bởi xác chết. Khi những người thân yêu như vợ, chồng, nhân tình hay thậm chí mẹ hoặc con ruột qua đời, người ái tử thi vẫn muốn giữ lại thi thể thân nhân và chăm sóc như lúc còn sống. Trạng thái này được chia làm 2 dạng: Ái tử thi kiềm chế và bệnh ái tử thi.
Các chuyên gia về tâm thần tin rằng người bệnh ái tử thi mắc các triệu chứng rối loạn tâm thần. Họ nghĩ người quá cố đã chết về phần xác nhưng linh hồn vẫn còn sống nên có thể cảm nhận được mọi thứ. Người bị bệnh nhẹ thường dừng ở mức mong muốn giữ lại xác chết để chăm sóc, âu yếm, ngủ chung. Người bệnh nặng thì thích quan hệ, thậm chí hành hạ xác chết.
Căn bệnh này xuất hiện ở mọi nơi, không phân biệt quốc gia, sắc tộc. Y văn thế giới từng ghi nhận trường hợp chàng trai Tim Bayes (Italy) đã ở cùng bạn gái trong nhà mồ hơn 2 ngày liền sau khi cô qua đời. Trang Health nhắc đến ông cụ Edmundo ở Mexico qua đời hơn một năm nhưng cái chết của ông không được công bố. Đến khi những người hàng xóm than phiền về mùi thối kỳ lạ bốc ra từ nhà ông, cơ quan điều tra mới vào cuộc. Khi lực lượng cảnh sát phá cửa xông vào nhà chỉ thấy vợ của ông Edmundo là bà Mercedes Velarde. Họ tìm thấy xác chết đã thối rữa của người đàn ông và xác định là Edmundo nằm trên sàn phòng ngủ của vợ. Báo chí địa phương thuật: "Con trai của bà Velarde thường xuyên phụ giúp mẹ bắt lũ dòi bọ từ thi thể của bố”.
Năm 1989, bài báo của 2 tác giả Rosman và Resnick mô tả 34 trường hợp mắc hội chứng ái tử thi. Bài viết trích một nghiên cứu cho thấy có những lý do phổ biến khiến một người mắc chứng ái tử thi. Họ muốn giữ người quá cố, có thể là bạn tình, trong tình trạng không kháng cự (68%), muốn sum họp với người tình cũ (21%), vì lý do dục tính (15%) và để tránh cảm giác cô đơn (15%).
Theo VnExpress

Nam thanh niên treo cổ chú chó rồi đánh đập dã man để trả thù chủ nhân gây phẫn nộ

Chú chó đã bị nam thanh niên treo cổ, dùng cán chổi đập liên tiếp vào đầu hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Đánh chó dập nội tạng, chấn thương não
Theo chia sẻ của bạn D.C.T, đường Võ Duy Ninh, phường 22, quận Bình Thạnh, vào khoảng hơn 14h ngày 8/4, khi nghe tiếng chó kêu la đau đớn hàng xóm mới chạy sang xem thì phát hiện một nam thanh niên đang đánh đập chú chó dã man.
Nam thanh niên này tên là Khoa, chú chó tên Bittet, là của anh L.T.N, bạn cùng phòng với Khoa.
Nam thanh niên treo cổ chú chó rồi đánh đập dã man để trả thù chủ nhân gây phẫn nộ - 1
Chú chó bị nam thanh niên treo cổ và dùng cán chổi đập vào đầu.
Điều đáng nói là sau khi bị hàng xóm ngăn cản, tên Khoa không những không dừng tay lại mà còn dùng dây buộc mõm và liên tiếp đập cán chổi vào đầu chó. Chú chó tội nghiệp đau đớn, máu bắn tung tóe cả lên tường và xuống sân nhà. Thậm chí, Khoa còn bóp cổ không cho chó thở trong sự hung hãn của mình.
Do nam thanh niên này khóa cửa nên hàng xóm không xông vào cứu chú chó được. Sau khi bị chụp ảnh đe dọa, Khoa với dừng tay để mọi người giải cứu và đem đi bệnh viện. Bác sĩ thú ý cho biết con chó bị đa chấn thương, xuất huyết não, dập nội tạng.
Được biết, Bittet bị đánh chỉ vì đùa nghịch quần áo của Khoa ở dây phơi.
Nam thanh niên treo cổ chú chó rồi đánh đập dã man để trả thù chủ nhân gây phẫn nộ - 2
Chú chó được giải cứu trong tình trạng đa chấn thương.
Chú chó bị hành hạ nhiều lần
Liên quan đến vụ việc, Tổ trưởng tổ dân phố nơi đây cho biết, Khoa cùng 3 thanh niên khác thuê căn nhà này ở. Ban ngày họ đi làm, chú chó bị cột xích trước sân trông nhà. Tuy nhiên, do nhà ông ở ngay sau lưng nên biết chú chó thỉnh thoảng bị đánh.
"Vì đây là chuyện cá nhân nên chúng tôi và hàng xóm chỉ nhắc nhở để thanh niên kia kiềm chế hành vi của mình", vị tổ trưởng bày tỏ.
Bà Phạm Thị Sâm, người hàng xóm đã đem chú chó bị đánh về chăm sóc cho biết, bà cùng con gái đưa Bittet đi chích thuốc, truyền nước biển liên tục. Bị thương nặng, chú chó chỉ uống được sữa bằng cách đưa ống vào miệng. Đến ngày 18/4, chú chó được nhập viện thú y quận 7 để điều trị.
Nam thanh niên treo cổ chú chó rồi đánh đập dã man để trả thù chủ nhân gây phẫn nộ - 3
Bittet đang được điều trị tại bệnh viện.
Hiện tại, chú chó Bittet đang được một mạnh thường quân đứng tên kêu gọi giúp đỡ. Tuy nhiên, sự sống của chú chó đáng thương này rất mong manh.
Chủ nhân của Bittet cho biết, nguyên nhân Khoa đánh chó suýt chấn vì Khoa giận dỗi với anh. Có thể do trước đó anh không trả lời khi Khoa hỏi chuyện nên đã trút giận lên chú chó.
Sau khi hành hạ chó, Khoa cũng rời khỏi nhà trọ.
Tào Nga

Chú voi duy nhất trong lịch sử bị treo cổ trước 3000 người, câu chuyện sau đó khiến cả thế giới sững sờ

In Chuyện Lạ


CON VOI
Cho đến ngày nay, nó vẫn là con voi duy nhất bị treo cổ trong lịch sử, vụ hành quyết khiến cả thế giới sững sờ và chấn động.
Vào một buổi chiều cuối năm 1916, những chú voi trong đoàn xiếc Sparks World Famous Shows của ông Charlie Sparks lặng lẽ thực hiện tất cả những bài biểu diễn mà chúng được dạy để giải trí cho đám đông khán giả bên dưới. Chúng ngồi trên ghế, đứng trên hai chân, gác chân lên lưng nhau, và thổi kèn trumpet vang khắp sàn diễn. Thế nhưng, dù đã trải qua biết bao đòn roi của người huấn luyện, không con voi nào có thể biểu diễn xuất sắc bằng chú voi cái khoảng 22 tuổi và nặng 5 tấn có tên Mary.
Mary, con voi duy nhất bị treo cổ trong lịch sử nhân loại.
Mary, chú voi duy nhất bị treo cổ trong lịch sử nhân loại.
Mary có thể thổi được 25 giai điệu khác nhau bằng chiếc vòi của mình và ném bóng chày siêu hạng. Thế nhưng, nó đã bị lột hết đồ biểu diễn trên người và bị xích phía bên ngoài rạp. Nó đứng buồn bã trong cơn mưa rả rích và sợ hãi trước số phận khủng khiếp mà nó biết sắp giáng xuống đầu nó.
Mary đã giết chết một người đàn ông da trắng nhưng lỗi đó lớn hơn khi mà nó đã phạm lỗi ngay tại thị trấn Erwin, thuộc tiểu bang Tennessee, nơi đánh người da trắng được xem là trọng tội trong giai đoạn 1882-1930.
Xiếc voi từ xưa đến nay luôn rất được quan tâm và yêu thích.
Xiếc voi từ xưa đến nay luôn rất được quan tâm và yêu thích.
Vào ngày 11/09/1916, chuyến tàu hỏa chở đoàn xiếc của ông Charlie Sparks dừng bánh tại thị trấn có tên Kingsport, cách Erwin khoảng 64km. Một người tên là Red là người trực tiếp huấn luyện những chú voi này trong đó có Mary. Vì để cho những chú voi này thành thục nên chúng thường xuyên bị đánh và tập luyện không ngừng nghỉ.
Những người quản tượng luôn sử dụng những biện pháp tra tấn đầy đau đớn để bọn voi phục tùng mệnh lệnh.
Những người quản tượng luôn sử dụng những biện pháp tra tấn đầy đau đớn để voi phục tùng mệnh lệnh.
Trên đường đi đến nơi diễn, đói quá nên  Mary đã nhặt vỏ chuối lúc mà Red ăn xong vứt trên đường để ăn, vô tình làm cả đoàn voi bước chậm lại vì nó dẫn trước đoàn. Nhưng vì Mary bị đau răng nên nó loay hoay mãi mà chưa ăn được. Thấy vậy tên Red – người huấn luyện đã dùng cây gậy thúc thẳng vào miệng nó, nơi mà răng nó bị đau để ra lệnh cho nó tiếp tục bước đi.
QEQ
Tức giận quá, Mary đã phản ứng khiến cho tất cả mọi người đều không kịp trở tay. Nó vung chiếc vòi lên cao, quấn lấy Red rồi ném mạnh vào một quầy đồ uống. Rồi sau đó, nó xông tới giơ chân lên đạp vào đầu và lên người Red. “Máu cùng những thứ khác bắn tung tóe khắp mặt đường,” một nhân chứng kể lại.
Những con voi sống trong rạp xiếc không khác nào sống ở địa ngục.
Những con voi sống trong rạp xiếc không khác nào sống ở địa ngục.
Khi sự việc xảy ra người ta đã tìm cách giết chú, trong đó có 1 người đàn ông đã dùng súng và bắn vào ngươi nó 5 phát, nhưng do lớp da dày nên nó không bị đạn xuyên thủng. Ngay lúc đó tất cả những con người máu nóng xung quanh nó đồng loạt hô vang “Giết con voi đi! Giết nó đi!”
Lo sợ rằng buổi diễn của mình ở các thị trấn khác sẽ bị hủy bỏ nếu vẫn còn chứa chấp một con voi giết người trong đoàn xiếc, ông Charlie Sparks quyết định rằng cách duy nhất để có thể tiếp tục làm ăn đó là giết chết con voi một cách công khai. Charlie Sparks đã nghỉ mọi cách để giết Mary, cuối cùng ông ta đã nghĩ ra 1 cách độc ác nhất đó là treo cổ chú voi này.
Chiếc cần cẩu dùng để hành quyết Mary.
Chiếc cần cẩu dùng để hành quyết Mary.
Sang ngày hôm sau, 13/09/1916, một chiếc cần cẩu nặng 100 tấn dùng để cẩu các toa tàu lên và xuống khỏi đường ray, đủ chắc chắn để treo được một con voi, được đưa đến chỗ đoàn tàu của Charlie Sparks. Khi Mary được dẫn đến nơi hành quyết, 4 con voi khác trong đoàn nối đuôi đi theo nó, con này dùng vòi nắm lấy đuôi con kia như trong mọi lần chúng cùng nhau biểu diễn. Charlie Sparks hy vọng rằng sự có mặt của chúng sẽ giúp cho Mary cảm thấy yên lòng, thế nhưng khi một sợi xích được tròng qua cổ nó, chúng bỗng rống vang đầy thê lương như thể đang tiễn biệt người bạn của mình.
Đám đông tụ tập chứng kiến cảnh Mary bị treo cổ.
Đám đông tụ tập chứng kiến cảnh Mary bị treo cổ.
Đám đông 3.000 người tụ tập chứng kiến buổi hành quyết, cảnh tượng thật thương tâm và Mary đã chết. Lúc chú chết bốn chân giãy giụa trong không khí, trong tư thế bị treo cổ trên cao, tiếng kêu gào và gầm rú đau đớn của nó át mọi tiếng cười đùa và vỗ tay phát ra từ đám đông dưới chân nó. Cuối cùng nó cũng yên lặng, lơ lửng trên không trung suốt một tiếng rưỡi đồng hồ, cho đến khi một bác sĩ thú y trong vùng tuyên bố nó đã chết.
Nó đã trải qua cái chết đầy đau đớn.
Nó đã trải qua cái chết đầy đau đớn.
Đêm đó, buổi biểu diễn vẫn tiếp tục diễn ra như bình thường. Thế nhưng khi buổi diễn kết thúc, một con voi trong bầy bất ngờ bỏ chạy hướng về phía đường ray, có lẽ là nó đi tìm Mary, hoặc tìm đến thi thể của cô voi mà nó đã gắn bó suốt nhiều năm nay. Con voi nhanh chóng bị bắt và đưa trở lại với cuộc sống giam cầm thống khổ mà nó phải chịu đựng cho đến hết đời.
Về phần Mary, nó thực sự đã được giải thoát, dù theo một cách đau đớn không sao tả xiết. Cho đến ngày nay, nắm xương tàn của nó vẫn còn nằm bên dưới một nấm mồ khổng lồ được đào bằng máy xúc. Có người nói rằng lỗ huyệt ấy lớn bằng cả một cái chuồng ngựa, nhưng không ai biết chính xác nó nằm ở đâu, mà cũng không ai nhọc công tìm kiếm nó.
Video: Báo ứng vì giết thịt chó ở Nhật Tân
Quang Huy (TH)

Rùng mình với hình ảnh phẫu thuật thời chưa có thuốc tê

Bạn hãy tưởng tượng về một ca phẫu thuật không có thuốc gây tê, gây mê. Nó sẽ như thế nào? Năm 1846 là lúc những viên thuốc giảm đau đầu tiên được đưa vào sử dụng khi phẫu thuật. Trước đó, hoàn toàn không có gây mê hay tê.
Tàn bạo và có khi vụng về, các bác sỹ phẫu thuật cứ thế mổ bệnh nhân ra, cắt xương họ và gắn các động mạch trong khi họ hoàn toàn tỉnh táo.
Trang Daily Mail cho biết, một cuốn sách mới mang tên Crucial Interventions, do nhà viết sử y học Richard Barnett, thuật lại, đã đăng tải những bức ảnh vô cùng chi tiết về các ca phẫu thuật hiếm hoi từ các thế kỷ 17, 18 và 19. Những hình ảnh khủng khiếp này tái hiện lại giây phút nhãn cầu mắt bị xuyên thủng, não bị cắt lát và bàn chân bị "chém ngọt" – tất cả đều được thực hiện khi bệnh nhân không hề được gây tê, mê.
Hầu hết bệnh nhân chết vì sốc sau phẫu thuật, vì nhiễm trùng hoặc mất máu. Tại một số bệnh viện ở Luân Đôn, tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật lên tới 80%.
Sau đây là những hình ảnh về các ca phẫu thuật như thế. Xin được cảnh báo trước có những hình ảnh thực sự rất đáng sợ, bạn đọc nên cân nhắc trước khi xem, dù đã được đồ họa và toát lên vẻ đẹp mang hơi hướng nghệ thuật. Dù sao, các bức ảnh đã giúp mang lại cái nhìn sâu sắc vào thế giới rùng rợn của y học cận đại:
Hình ảnh này lấy từ một cuốn sách giáo khoa năm 1846 lột tả cuộc phẫu thuật mắt để chữa tật 'lác mắt'. Trong thế kỷ 19 kỹ thuật phẫu thuật đã được nâng cao, được minh họa bằng màu sắc và lần đầu tiên được in ra sách.
Các bác sĩ đang thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ các tế bào ung thư lưỡi, bằng cách cắt nó ra làm đôi và cắt các khối u, rồi khâu lại với nhau. Gây mê và thuốc sát trùng sau đó đã được phát minh trong thế kỷ này.
Một hình ảnh vào năm 1841 cho thấy các bác sĩ cắt bỏ các ngón chân và bàn chân như thế nào. Đơn giản, họ chỉ cắt chúng ra bằng một con dao. Hầu hết các bệnh nhân đều chết vì sốc hậu phẫu, nhiễm trùng hoặc mất máu.
Bức ảnh lột tả một quá trình đau đớn khi sinh mổ em bé, lúc đó thuốc gây mê vẫn chưa được sử dụng. Trước thế kỷ 19, tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật là 80% tại một số bệnh viện ở Luân Đôn (Anh).
Khủng khiếp: Hình ảnh lấy từ một cuốn sách phẫu thuật năm 1841 cho thấy các bác sĩ sẽ tái tạo hàm dưới như thế nào nhằm ngăn ngừa các bệnh về miệng. Năm 1865, Joseph Lister đã phát hiện ra chất khử trùng, cho phép bác sĩ phẫu thuật thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn
Hình ảnh vào năm 1841 cho thấy các bác sĩ đã khâu động mạch ở vùng háng bằng đường khâu và một cái móc khâu, đồng thời phải nén bụng để giảm lưu lượng máu
Hình ảnh lấy từ một cuốn sách giáo khoa hồi năm 1841, về những dụng cụ phẫu thuật mà các bác sỹ sử dụng trong các ca phẫu thuật xương và nội tạng.
Hình ảnh này là vào khoảng năm 1675 mô tả một ca điều trị rò lệ đạo (một tổn thương nhỏ ở gần mắt), cho một nữ tu.
Hình ảnh vào năm 1866 cho thấy bác sĩ đã buộc các động mạch ở cánh tay và khuỷu tay như thế nào để ngăn chặn chảy máu.
Bức ảnh từ khoảng năm 1675 miêu tả ca cắt bỏ một bên vú.
Một hình ảnh khác vào khoảng năm 1675, miêu tả ca lấy máu.
Một sơ đồ trong một cuốn sách năm 1856 cho thấy hình ảnh các bác sỹ mổ xẻ ngực, để lộ các mạch máu phổi, tim.
Hoàng Lan

Bác sĩ thời chiến: Đau đớn khi phẫu thuật không có thuốc gây mê cho người lính


Hiền Anh - Theo "Chân trần chí thép"

Trong suốt ca phẫu thuật, bệnh nhân kêu gào liên tục và do quá đau đớn, nhiều lúc ngất đi. Đôi lúc bệnh nhân từ chối phẫu thuật không gây mê nhưng sau khi hiểu ra vấn đề, anh ta biết rằng không có lựa chọn nào khác.

Trên cơ thể Võ Hoàng Lê hằn những vết thương của một người lính chiến. Ông đã bị thương tới 6 lần trong 43 năm binh nghiệp, trong đó có hai lần thời chống Pháp và bốn lần thời chống Mỹ.
Đối với ông, năm 1967 không phải là một năm may mắn. Trong một trận không kích, ông bị bom napalm làm chảy phỏng khuỷu tay phải. Sau đó, trong một trận tấn công mặt đất, ông bị mảnh đạn phóng lựu M-79 văng trúng phần trên cánh tay trái.
Rồi trong một trận pháo kích, ông bị găm vài mảnh vào lưng do quả đạn nổ quá gần. Nhưng vết thương khủng khiếp nhất đối với ông Võ Hoàng Lê vào năm sau đó. Một quả đạn từ khẩu súng máy M-60 đã xuyên trúng tay ông, cắt đứt một phần bàn tay và ngón út.
Khi tới nơi chữa trị, người y tá ngần ngại trong việc cắt phần dưới bàn tay đang đu đưa của ông. Thế là ông lôi con dao từ trong túi ra, không cần thuốc gây tê, cắt đứt phần tay vốn đã trở thành vô dụng.
Một ca phẫu thuật trong chiến tranh chống Mỹ. 
Giành giật sự sống từ lòng đất
Nhân vật Võ Hoàng Lê nói trên không phải là một người lính bộ binh nơi tiền tuyến, ông là một bác sỹ chuyên ngành phẫu thuật. Ông đã trả lời phỏng vấn cựu trung tá thủy quân lục chiến Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, James G.Zumwalt, trong cuốn sách “Chân trần chí thép”. Tác giả gọi ông là “bác sỹ đau đớn”.
Suốt 15 năm hoạt động ở miền Nam, bác sỹ Võ Hoàng Lê chủ yếu làm việc ở Củ Chi. Chiến dịch rải thảm chất độc dioxin được người Mỹ ráo riết thực hiện nơi đây đã buộc bệnh viện của ông phải chuyển vào lòng đất. Ông kể:
Chúng tôi khoét các phòng cách mặt đất khoảng 3-4m rồi lắp xà đỡ và tấm trần, sau đó dùng đất lấp lại và ngụy trang bằng cây bụi. Các phần của bệnh viện được nối với nhau bằng đường hầm…. Phòng mổ đủ rộng để chứa một bác sỹ, một trợ lý, thiết bị phẫu thuật, bác sỹ gây mê và y tá.
Đôi khi, đối với những cuộc đại phẫu như mổ dạ dày, chúng tôi cần hai trợ lý nên có cả thảy sáu người trong phòng. Máy phát cung cấp điện chiếu sáng để mổ nhưng trong trường hợp tiếng máy nổ có thể làm lộ bí mật, chúng tôi dùng đèn pin gắn trên mũ để phẫu thuật.
Chúng tôi thường không có thuốc gây mê. Khi đó, chúng tôi dùng thuốc Novocain (thuốc gây tê tại chỗ dùng trong nha khoa) đối với tiểu phẫu; với các ca phẫu thuật lớn, chúng tôi tiêm Novocain vào xương sống hoặc tĩnh mạch của tủy sống. Bệnh nhân vẫn thức nhưng không có cảm giác gì hết.
Tuy nhiên, ngay cả Novocain cũng thiếu và chúng tôi buộc phải pha loãng. Khi điều này xảy ra, tôi thông báo trước với bệnh nhân rằng hiện chỉ có đủ Novocain để gây tê đối với các cơ quan nội tạng, không đủ để gây tê  trên da nơi chúng tôi thực hiện vết rạch đầu tiên. Mổ dạ dày được tiến hành như thế.
Trong nhiều ca, chúng tôi thiếu cả thuốc gây mê lẫn Novocain, nhưng do tình trạng khẩn cấp của bệnh nhân mà không thể trì hoãn việc phẫu thuật. Một người lính có thể đang bị thương nặng và vết thương đang hoại tử trầm trọng, dần thối rữa và cần phải cưa một chi ngay lập tức mà không có bất kỳ loại thuốc gây tê nào.
Sau khi thông báo, chúng tôi giải thích thêm rằng nếu không phẫu thuật ngay thì nhiễm trùng sẽ lan rộng và có thể chết. Đó là việc làm cực kỳ khó cho cả bác sỹ lẫn bệnh nhân, nhưng không có lựa chọn nào khác, chúng tôi buộc phải thực hiện thôi.
Nếu phải cưa một tay, chúng tôi buộc con quay cầm máu ngay trên chỗ sẽ cưa rồi dùng dao cắt thịt ở tay. Sau khi cắt đến tới xương, chúng tôi dùng cưa. Chúng tôi cố gắng hoàn tất việc cắt tay trong vòng 15 phút. Trong suốt ca phẫu thuật, bệnh nhân kêu gào liên tục và do quá đau đớn, nhiều lúc ngất đi. Đôi lúc bệnh nhân từ chối phẫu thuật không gây mê nhưng sau khi hiểu ra vấn đề, anh ta biết rằng không có lựa chọn nào khác. Đó là một cuộc vật lộn giữa sự sống và cái chết”.
Phẫu thuật kiểu… Quan Vân Trường
Có lẽ, sự tồi tệ khủng khiếp của điều kiện y tế mà người chiến binh phải chịu đựng trong một vài cảnh ngộ được bác sỹ Lê minh họa rõ nhất khi ông kể về phẫu thuật não:
Đôi khi chúng tôi phẫu thuật sọ não mà không có thuốc gây mê hoặc Novocain. Loại phẫu thuật này rất quan trọng trong việc cứu sống một bệnh nhân; chẳng hạn khi phải lấy đầu đạn ra khỏi hộp sọ người lính, nếu còn ít Novocain, chúng tôi sẽ tiêm vào da đầu sau khi đã cạo tóc. Sau khi rạch da đầu, thách thức lớn nhất là phải cắt xuyên qua hộp sọ để phẫu thuật trên não.
Để làm điều này, cần phải khoan nhiều lỗ vào hộp sọ. Thông thường, người ta có một loại khoan y tế đặc biệt để giảm nguy cơ đâm thủng vào não. Chúng tôi không có loại khoan đó nên phải dùng khoan tay thông thường, vì thế thường phải đối mặt với nguy cơ đâm thủng não trong suốt cuộc phẫu thuật.
Chúng tôi tẩm chất khử trùng lên mũi khoan trước khi bắt đầu. Hộp sọ có hai lớp, một lớp màu trắng và lớp kia màu hồng. Bác sỹ phải biết cách khoan sâu bao nhiêu là vừa. Chúng tôi phải dựa vào kinh nghiệm và kiến thức về độ dày của các lớp hộp sọ để quyết định nên khoan sâu chừng nào.
Nếu tôi viết một cuốn sách về chuyện này chắc độc giả sẽ không bao giờ tin, nhưng đó là sự thật. Sau khi khoan một dãy lỗ tạo thành hình tròn, chúng tôi sử dụng một công cụ đặc biệt – cái kềm (kìm)– kẹp các mảnh xương sọ nằm giữa các lỗ khoan để hoặc tách các mảnh hộp sọ ra hoặc nới rộng các lỗ khoan. Đôi khi chúng tôi dùng kềm nha khoa.
Thay cho kềm, một kỹ thuật khác được sử dụng là lấy dây thô làm cưa, đưa dây thô vào một lỗ và đưa đầu kia ra lỗ kế cận, sau đó cầm hai đầu dây kéo đi kéo lại để cắt mảnh xương ở giữa. Thủ thuật này được lặp lại liên tục để tách xương hộp sọ ra, từ đó có thể thấy não ở bên trong.
Cuối cuộc phẫu thuật, rất khó kiếm được một mảnh hộp sọ đủ lớn để trám lại chỗ phẫu thuật do xương bị vỡ vụn và rơi vãi nhiều. Chúng tôi buộc phải để nguyên lỗ thủng như vậy và chỉ khâu phần da đầu bên ngoài. Làm như vậy, người ta có thể thấy phần da ở chỗ mảnh hộp sọ bị khuyết “phập phồng” – như trái tim đang đập vậy. Những bệnh nhân này cần phẫu thuật thêm để đặt một mảnh kim loại trám vào chỗ não bị hở.
Chúng tôi phải thường xuyên có những sáng kiến như thế để cứu chữa thương binh….Để giảm chảy máu, chúng tôi thường buộc chặt dây xung quanh chỗ chi bị cưa, nhưng không phải bằng chỉ y tế mà bằng các sợi dây dù của lính Mỹ.
Chúng tôi thường sáng tạo ra nhiều cách để chữa bệnh. Nghệ và mật ong được bôi lên vết thương để khử trùng. Khi thực hiện mở khí quản bệnh nhân, chúng tôi thiếu các ống y tế thông thường để đặt vào khí quản bệnh nhân, vì thế chúng tôi dùng ống tre non.
Để cố định lại chỗ xương gãy, chúng tôi tới nơi có xác máy bay rơi tìm đinh vít nhỏ về dùng. Các loại đinh vít này rất hữu dụng. Chúng tôi cũng dùng sọ dừa để làm chai truyền dịch. Ống thải của một chiếc trực thăng hoặc máy bay rơi cũng hữu ích, chúng tôi cắt chúng ra làm đôi để nẹp xương gãy”.
Quân y viện nơi ông Lê công tác chứng kiến số lượng thương vong lớn, nhất là chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.
"Bệnh viện chúng tôi chỉ là một cơ sở trung chuyển,” ông Lê kể, “Thương binh trước hết được chăm sóc tại đây nhưng sau đó sẽ được chuyển tới các bệnh viện cố định hơn để được điều trị đặc biệt. Đối với các ca mà chúng tôi chữa trị được, bệnh nhân sau khi bình phục sẽ trở lại chiến trường. Chúng tôi có thể xử lý một lúc 60-70 bệnh nhân.
Suốt đợt Tết đó, chúng tôi tiếp nhận tới 1.000 thương binh. Họ được chữa trị một thời gian rồi chuyển đến các bệnh viện tốt hơn. Chúng tôi thường đợi tới thời gian ngưng giữa các trận đánh để chuyển thương binh đi”.
Do bị cắt cụt tay và không thể thực hiện phẫu thuật, bác sỹ Lê đành làm giám sát các ca phẫu thuật – một nhiệm vụ mà ông đảm trách cho tới ngày thống nhất đất nước.
Ông Võ Hoàng Lê nhập ngũ năm 1947 trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ban đầu được đào tạo để trở thành y tá, rồi sau đó là bác sỹ. Ông hoàn thiện các kỹ năng chủ yếu nhờ thực nghiệm, rồi dần trở thành một chuyên gia phẫu thuật sọ não đầu ngành. Năm 1960, giữa lúc cuộc chiến chống Mỹ ác liệt, ông lại được điều vào chiến trường miền Nam, nơi ông gắn bó suốt 15 năm sau đó.
Cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ đã cướp đi mạng sống của 7 thành viên trong gia đình bác sỹ Lê. Cha của ông bị giặc Pháp bắt tù đày và đã chết trong tù năm 1947. Mẹ của ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam và tra tấn, sau khi được thả một thời gian thì bà mất vào năm 1961.
Trong bốn anh chị em của ông Lê, gồm 3 người anh em và một người chị, tất cả đều gia nhập quân ngũ và đều hy sinh trong cuộc chiến với Mỹ. Năm 1969, vợ ông-bà Nguyễn Thị Thản, một bác sỹ quân y cùng đơn vị với ông – cũng hy sinh ở tuổi 38 sau một đợt ném bom B-52 của Mỹ.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét