Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

BÍ ẨN LỊCH SỬ 67/8

(ĐC sưu tầm trên NET)
[​IMG]
Tình báo là một mặt trận thầm lặng nhiều khi không có tiếng súng nhưng vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi người chiến sĩ tình báo phải gan dạ, mưu trí, dũng cảm. Trong thời gian tồn tại của mình, cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) đã có những đóng góp đáng kể vào sự vững mạnh của đất nước cũng như thế cân bằng chiến lược Đông Tây. Cuốn Các chủ tịch KGB - Những hồ sơ lộ sáng của nhà sử học lừng danh người Nga Leonid Mlechin viết về những nhà lãnh đạo của KGB trong suốt thời gian cơ quan này hoạt động. Với những phân tích, đánh giá sâu sắc, tinh tế của mình, Leonid Mlechin sẽ đem đến cho bạn đọc cái nhìn đúng đắn, thoả đáng về vai trò, vị trí của các vị thủ lĩnh và cơ quan KGB trong lịch sử tồn tại của Liên bang Xô Viết. Đó là những người mà số phận gắn liền với cả vinh quang chói lọi và những thất bại cay đắng.
------------------------------------------------------------------

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn sách các bạn cầm trên tay của tác giả Nga Leonid Mlechin là một cuốn sách đặc biệt vì nó kể về những người lãnh đạo một công tác mà ở Liên Xô trước đây và Nga hiện nay gọi là "công tác đặc biệt"; và bản thân những người đó cũng có những số phận đặc biệt. Đó là các Chủ tịch KGB.
Cơ quan an ninh Liên Xô được thành lập từ những ngày đầu cách mạng tháng Mười với nhiệm vụ trấn áp các lực lượng phản cách mạng trong nước để bảo vệ chính quyền với tên gọi là Ủy ban đặc biệt, về sau đã trở thành một cơ quan kiểm soát toàn diện xã hội và một cơ quan tình báo quốc tế bậc nhất. Với tên gọi là KGB từ năm 1954, cơ quan quyền lực hùng mạnh này đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với số đông người và niềm kính nể đối với đồng nghiệp an ninh quốc tế.
KGB là một hiện tượng lịch sử trong thế kỷ 20, nó được xây dựng bằng công sức, trí tuệ và cả xương máu của nhiều thế hệ người Xô viết. Suốt 74 năm tồn tại Liên Xô (1917 - 1991); KGB sống song hành cùng Liên Xô.
Những chặng đường các Chủ tịch KGB đã đi là những chặng đường của lịch sử Liên Xô vinh quang và cay đắng. Và số phận cá nhân vừa oanh liệt vừa bi thảm của họ cũng không nằm ngoài lịch sử đó. Đây là lần đầu tiên, một cuốn sách kể về cuộc đời và sự nghiệp của tất cả các Chủ tịch KGB (mười bảy vị) từ thời Lênin cho đến khi Liên Xô tan rã.
Đọc cuốn sách này, người ta hiểu biết thêm nhiều về lịch sử chính trị và an ninh Liên Xô. Trong sách có đề cập đến những lãnh tụ và nhân vật lịch sử như Lênin, Stalin, Trotski và một số nhân vật còn có những đánh giá khác nhau như Beria, Tukhachevski và một số vụ việc còn nhiều bí ẩn như vụ ám sát Kirov, "Vụ án các bác sĩ", vụ "Đảng bộ Lêningrad "v.. v... Một số sự kiện lịch sử như việc Stalin bắt tay với Hitle để trì hoãn chiến tranh, sự biến ở Hung-ga-ri năm 1956 v.v... được đề cập và phân tích khá sâu trong mối quan hệ chính trị - ý thức hệ - an ninh.
Sách cũng cung cấp thêm tư liệu và lý giải về những diễn biến nhân sự ở hậu trường trong những bước ngoặt lớn chuyển giao lãnh đạo của Liên Xô. Hầu hết các nhà hoạt động nhà nước nổi tiếng của Liên Xô được nhắc đến trong sách này.
Đây không phải là cuốn sách về một ngành công tác. Đây là câu chuyện kể về những bước ngoặt lịch sử của đất nước Liên Xô, mà trên mỗi bước ngoặt đó đều có vai trò của KGB.
Do đó nó không chỉ bổ ích về nghiệp vụ mà còn có giá trị nghiên cứu, tham khảo rất quý đối với đông đảo bạn đọc.
L.Mlechin trong mấy năm gần đây là một tác giả ăn khách ở Nga, vì sách của ông thường viết về đề tài an ninh, trên cơ sở khai thác kho tư liệu lưu trữ phong phú của Liên Xô và KGB. Tuy nhiên, nằm trong trào lưu tư tưởng dân chủ cấp tiến của xã hội Nga hiện nay, tác giả có xu hướng phân tích một cách phê phán đối với lịch sử nước nhà, đối với Stalin.
Đó là điều phổ biến và khó tránh được hiện nay. Nhiều điều đã được biết hoặc trở thành bình thường đối với xã hội Nga có thể không được chấp nhận hoặc chia sẻ đối với chúng ta. Mặc dù vậy, giới thiệu cuốn sách này với độc giả kính mến, chúng tôi tin rằng cuốn sách có giá trị tái hiện lịch sử sinh động, lại được viết bằng giọng văn chính luận hấp dẫn, chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều điều bổ ích và phát hiện lý thú.
Dịch giả HÙNG SƠN


Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia (8/1951 - 3/1953)
Semion Denisovich Ignatiev sinh năm 1904 tại Kherson (Ucraina) trong một gia đình nông dân nghèo. Ông phải đi làm từ năm mười tuổi. Ông đã theo cha làm việc ở nhà máy lọc sợi bông, rồi làm phụ thợ tiện ở một xưởng xe lửa.
Năm 1919, Ignatiev làm Bí thư chi đoàn đoạn đầu máy Bukhara. Năm 1920, anh cán bộ Đoàn tích cực được lấy về làm ở Ủy ban đặc biệt. Anh đã tham gia chiến đấu chống quân phiến loạn Hồi giáo để bảo vệ chính quyền Xô Viết ở Bukhara. Năm 1924 Bukhara được tuyên bố là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Bukhara, và sau này được phân chia giữa Turkmenistan, Uzbekistan và Tatjikistan.
Năm 1926, Ignatiev vào Đảng, năm 1935 tốt nghiệp Học viện công nghiệp mang tên Stalin. Ông được lấy về công tác ở Ban công nghiệp Trung ương Đảng dưới sự lãnh đạo của Bí thư Trung ương Đảng A.A.Andreev.
Hai năm sau, năm 1937, do những nỗ lực của Ejov, các chức vụ trong các cơ quan của Đảng và Chính phủ được giải phóng quá nhiều, gần như hàng ngày, nên Ignatiev được cử làm Bí thư Tỉnh uỷ Buriat, và ở đây, trong hậu phương cho đến gần suốt cuộc chiến tranh.
Năm 1943, ông chuyển sang làm Bí thư tỉnh ủy Bashkiria.
Sau chiến tranh, năm 1946, Trung ương Đảng lập một Cục kiểm tra cán bộ Đảng và tuyển mộ các Bí thư Tỉnh ủy có kinh nghiệm vào làm. N.S.Patolichev - Bí thư Trung ương Đảng - được đề bạt làm Cục trưởng, Ignatiev là Cục phó thứ nhất. Đây là một công tác rất hợp với ông.
Stalin rất tín nhiệm Ignatiev. Một năm sau, Trung ương cử Ignatiev làm Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Belarussia phụ trách nông nghiệp, sau đó làm Bí thư thứ hai. Năm 1949, Ignatiev được cử về đầu kia của đất nước phụ trách Ban Trung Á của Trung ương Đảng và đại diện đặc trách của Trung ương tại Uzbekistan.
Malenkov đã để ý tới người cán bộ Đảng ít nói và đầy năng lực này, và đặt anh vào vị trí người phụ trách cán bộ chủ yếu của đất nước: Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng - chức vụ mà chính Malenkov trước đây vừa nắm giữ. Ignatiev ở cương vị này từ năm 1950 đến năm 1952.
CỞI BỎ GĂNG TAY TRẮNG
Trong thời gian vài tuần sau khi Abacumov bị bắt, quyền Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia là Thứ trưởng thứ nhất S.I.Ogolsov. Ông này là người đã tổ chức nhiều vụ án quan trọng, trong đó có vụ giết Giám đốc nghệ thuật của Nhà hát Do Thái, Nghệ sĩ nhân dân Liên Xô Solomon Mikhoels. Nhưng người cần đến bây giờ là một người ngoài cuộc, một người mới, một nhà tổ chức kết thúc công tác của Bộ An ninh theo tiến độ mong muốn.
Tháng 7 năm 1951 Ignatiev được quyết định cử làm đại diện của Trung ương Đảng tại Bộ An ninh quốc gia, và tháng tám năm 1951 làm Bộ trưởng.
Sau Menjinsky, Ignatiev là người lãnh đạo dân sự dân sự thứ hai của cơ quan an ninh. Ông không đi bộ đội, cũng không có hàm cấp quân đội hoặc an ninh. Ông đã thay cán bộ lãnh đạo Bộ và đưa về những người - cũng như ông - là cán bộ Đảng. Chức vụ quan trọng của Bộ là Thứ trưởng phụ trách cán bộ do A.A.Epishev - Bí thư Tỉnh uỷ Odessa, được Ignatiev lấy về - đảm nhiệm.
Một trong những việc làm đầu tiên của Epishev là thanh lọc Bộ khỏi các cán bộ người Do Thái hoặc bị nghi là ủng hộ âm mưu xi-ô-nit do Abacumov cầm đầu.
Lãnh đạo mới phổ biến cho cán bộ những ý kiến chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với công tác an ninh, trong đó có phê bình cán bộ, chiến sĩ thời gian qua đã không kịp thời phát hiện các ổ khủng bố, mất cảnh giác, "đeo găng tay trắng" khi tiến hành công việc, v.v... Bộ trưởng mới nhắc nhở anh em phải cởi bỏ "găng tay trắng" khi làm việc, và chú ý mức độ thận trọng khi đánh đập tù nhân. Thế là trong các nhà tù bắt đầu bố trí phòng riêng để tra tấn tù nhân và phân công hạn chế một số nhân viên chuyên trách làm việc đó.
Thiếu tướng An ninh P.A.Sudoplatov viết trong hồi ký rằng làm việc với Ignatiev, ông thường xuyên ngạc nhiên về sự kém hiểu biết chuyên môn của thủ trưởng.
Mỗi một tin tức tình báo đều được Bộ trưởng tiếp nhận như là sự phát hiện ra châu Mỹ. Theo Sudoplatov, Ignatiev hoàn toàn không hợp với công tác này. Ignatiev có nhiều kế hoạch phiêu lưu và đầy tham vọng. Chẳng hạn như ông đã cùng với Bộ trưởng Quốc phòng A.Vassilevski thảo kế hoạch đánh các căn cứ quân sự Mỹ và NATO, mà đòn đầu tiên dự kiến đánh vào trụ sở bộ tham mưu NATO, hoặc kế hoạch ám sát những kẻ cầm đầu các nhóm phản động lưu vong ở Đức và ở Pháp, để có thành tích vang dội báo cáo với Stalin. Năm 1952 Ignatiev nảy ra sáng kiến ám sát A.F.Kerenski nguyên là người đứng đầu Chính phủ lâm thời năm 1917 đang tập hợp một tổ chức chống Bônsêvích ở hải ngoại.
Nhưng sau đó Trung ương quyết định thôi không tiến hành.
Ignatiev cũng đã thảo luận với các phó của mình kế hoạch ám sát lãnh tụ Nam Tư I.B.Tito - người đã dám phản bác lại Stalin. Kế hoạch dự định giao cho I R.Grigulevich - một tình báo Liên Xô làm Đại sứ của Costa Rica ở Ý kiêm nhiệm Nam Tư - thực hiện. Nhưng kế hoạch cũng bị trên bác bỏ, vì bị coi là mạo hiểm. Vì thế mà tính mạng của Tito và của cả Grigulevich đã được cứu sống. Sau vụ này, Grigulevich trở về Matxcơva nghiên cứu khoa học, viết được vài cuốn sách và được phong danh hiệu Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học.
Tháng 10 năm 1952, Ignatiev được bầu vào Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trong số những người đứng đầu cơ quan An ninh trước đó, chỉ có Beria là chiếm vị trí cao như thế trong bộ máy Đảng.
CA TỬ VONG CỦA A.JDANOV 
Andrei Zhdanov Андре́й Жда́нов
Andrei Zhdanov (cropped).jpg
Chức vụ
Chủ tịch đoàn Xô Viết Liên bang
  Sau Thế chiến II, ông được cho là người kế nhiệm Joseph Stalin, nhưng ông Zhdanov đã chết trước Stalin.

Có một người nữ bác sĩ mà tên tuổi gắn với một vụ xcăng-đan lớn mà ý nghĩa thực sự của nó cho đến tận hôm nay vẫn còn chưa rõ. Đó là Lidia Fedoseevna Timashuk, tốt nghiệp bác sĩ năm 1926, từ đó công tác ở Cục điều trị - điều dưỡng Trung ương. Năm 1948, bà là trưởng phòng điện tim của Bệnh viện Kremli (Bệnh viện của Trung ương Đảng).
Mùa hè năm 1948, Bộ Chính trị quyết định cho Jdanov - người thứ hai trong Đảng - đi điều dưỡng, vì sức khoẻ ông bị sút kém. Jdanov nghỉ ở Valdai (một vùng núi ở phía Bắc - ND), nhưng sức khoẻ cũng không được cải thiện. Ông bị một cơn đau tim. Trung ương cử một số bác sĩ giỏi nhất đến Valdai để khám cho Jdanov, làm cả điện tâm đồ và các xét nghiệm cần thiết khác nhưng không tìm ra bệnh gì, cuối cùng khuyên bệnh nhân đi dạo nhiều hơn ngoài trời để hít thở không khí trong lành.
Riêng có một người không đồng ý với kết luận của các bác sĩ "gạo cội" của bệnh viện Trung ương là chị Lidia Timashuk trẻ tuổi - người làm điện tâm đồ. Chị được Trung ương đưa máy bay từ Matxcơva chở xuống để làm điện tâm đồ cho Jdanov. Sau khi làm xong, chị ghi kết quả là "co thắt động mạch vành ở vùng dạ dày trái và thành dạ dày". Nhưng các bác sĩ giàu kinh nghiệm của bệnh viện Kremli đã khám cho Jdanov thì bác bỏ chẩn đoán co thắt động mạch của Timashuk và yêu cầu chị chẩn đoán lại. Lidia Timashuk không tranh luận với các bác sĩ đồng nghiệp, mà viết thư gửi lên Cục trưởng Cục cảnh vệ Bộ An ninh quốc gia N.S.Vlasik là người phụ trách việc bảo vệ sức khoẻ các ủy viên Bộ Chính trị.
Trong thư, chị viết rằng các bác sĩ điều trị Jdanov đã không đánh giá đúng mức bệnh tình nguy hiểm của ông nên đã cho phép đi dạo chơi, xem phim trong khi đáng lẽ phải nằm tĩnh dưỡng, vì thế mà đã gây ra cơn đau tim và trong tương lai có thể dẫn đến tử vong".
Ngày 28 tháng 8, Jdanov lại bị một cơn đau tim nữa.
Timashuk lại được chở đến Valdai, nhưng người ta không bảo chị làm điện tâm đồ. Cùng ngày hôm đó, theo lời kể của Timashuk, "bệnh nhân dậy để đi vào nhà vệ sinh thì bị một cơn nhồi máu cơ tim nặng kèm phù phổi, giãn tim, dẫn đến đột tử".
Ngày 7 tháng 9, Timashuk viết tất cả những điều chị không tán thành cách chẩn đoán và điều trị đối với Jdanov mà theo chị đã dẫn bệnh nhân đến tử vong, gửi cho Bí thư Trung ương Đảng A.A.Kuznetsov.
Kết quả khám nghiệm tử thi và các đánh giá sau này chứng tỏ L.Timashuk đúng. Cục trưởng Cục cảnh vệ Vlasik đưa bức thư của Timashuk cho thủ trưởng của chị là P.I.Egorov - Cục trưởng Cục điều trị - điều dưỡng Kremli xem. Lãnh đạo Cục không hài lòng với việc làm của Timashuk, chuyển chị xuống làm ở một cơ sở phụ của bệnh viện Trung ương. Và câu chuyện coi như bị lãng quên. Về động cơ hành động của Timashuk, người ta cho là có thể chị làm như thế để gỡ bỏ trách nhiệm đối với việc chữa chạy bệnh nhân cho lương tâm được thanh thản.
Nhưng hầu như đồng thời lúc đó lại xảy ra một vụ xcăng-đan chính trị nữa trong đó tên của Jdanov lại được nhắc đến.
Ngày 20 tháng 11 năm 1948, Bộ Chính trị giao cho Bộ An ninh quốc gia nhiệm vụ "giải tán ngay ủy ban Do Thái chống phát xít, đóng cửa và tịch thu hồ sơ tất cả các cơ quan của tổ chức này, và hiện thời không bắt ai cả ". Việc bắt bớ chỉ đến năm 1952 mới tiến hành, và lúc bấy giờ người ta sẽ nhớ đến L.Timashuk.
Bức thư của chị vẫn còn được lưu giữ cẩn thận ở Bộ An ninh quốc gia. Người ta gọi chị lên bộ phận điều tra các vụ trọng án và hỏi chị tỉ mỉ về hoàn cảnh tử vong của Jdanov. Người ta gọi chị lên thẩm vấn mấy lần, và đến ngày 20 tháng 1 năm 1953 thì Bí thư Trung ương Đảng G.M. Malenkov mời chị đến Kremli để thay mặt đồng chí Stalin và Chính phủ Liên Xô cám ơn chị về tinh thần cảnh giác cách mạng.
Ngày hôm sau, các báo đăng quyết định của Xô viết tối cao tặng thưởng L.Timashuk Huân chương Lê nin vì đã có công giúp khám phá ra các "bác sĩ - sát nhân".
Đồng thời, Bộ An ninh quốc gia được lệnh bắt tất cả các bác sĩ đã điều trị cho Jdanov và cả một vài bác sĩ nổi tiếng khác. Tất cả bị buộc tội thực hiện chỉ thị của các cơ quan tình báo nước ngoài bằng cách điều trị sai để giết hại các cán bộ lãnh đạo Liên Xô. Bức thư của Timashuk đã được sử dụng để mở một chiến dịch mà người ta cho là chống Do Thái, vì nhiều người trong các bác sĩ nổi tiếng bị buộc tội là bác sĩ gián điệp, bác sĩ sát nhân là những người Do Thái.
Chiến dịch này đã gây nên một sự nghi ngờ, sợ sệt đối với bác sĩ và việc sử dụng thuốc men. Bác sĩ điều trị cho cán bộ Sứ quán Liên Xô tại Pháp bị quản thúc tại gia, mặc dù chồng chị là cán bộ Bộ An ninh quốc gia. Thật trớ trêu là lúc đó Thứ trưởng Bộ Ngoại giao A.A.Gromyko trên đường đi công tác qua cảnh Paris thì bị ốm. Bác sĩ Sứ quán khám cho Gromyko và đưa thuốc cho ông uống, ông gạt tay chị ra và không chịu nhận thuốc.
Nhưng sau khi Stalin chết, mọi sự bị đảo lộn. Tháng 4 năm 1953, Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng huỷ bỏ sắc lệnh của Xô viết tối cao về việc tặng Huân chương Lê nin cho Timashuk và quyết định đình chỉ việc điều tra và thi hành vụ án các bác sĩ, coi đó là vụ án ngụy tạo, thả và phục hồi danh dự cho 37 người bị buộc tội.
Hai ngày sau, báo chí đưa tin rằng Bộ trưởng An ninh quốc gia Ignatiev có lỗi trong vụ các bác sĩ.
A.Jdanov - ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, là nhân vật số hai sau Stalin, khi còn sống thường chèn ép các ủy viên Bộ Chính trị trẻ và có năng lực là Malenkov và Beria, do đó sau khi Jdanov chết, hai người phục thù, bằng cách bỏ tù Abacumov và dựng lên "vụ án Leningrad" để triệt hạ các tay chân của Jdanov. Mọi người bấy lâu nay vẫn cho là như vậy. Song thực tế không phải như vậy. "Vụ án Leningrad" được sắp xếp và bắt đầu diễn ra từ khi Jdanov còn sống. Thế lực của ông đã hết từ trước khi sức lực của ông cạn kiệt.
Ông đã không còn cần cho Stalin nữa, thậm chí vướng.
Các nhà nghiên cứu nói rằng Jdanov đã được giúp đi nhanh sang thế giới bên kia. Jdanov đã rất ốm yếu, đến các buổi họp Bộ Chính trị một cách khó nhọc, nét mặt xám xịt. Shepilov - khi đó công tác ở Cục cảnh vệ, hỏi Jdanov:
- Sao đồng chí không đi nằm bệnh viện một thời gian?
Jdanov trả lời:
- Không, Bộ Chính trị quyết định cho tôi đi điều dưỡng ở Valdai. Đồng chí Stalin bảo rằng ở đó không khí rất trong lành.
Vấn đề đi nghỉ hay điều trị ở đâu là do Bộ Chính trị, chứ không phải do Hội đồng y khoa quyết định.
Stalin còn dặn các bác sĩ:
- Các đồng chí dẫn đồng chí Jdanov đi dạo nhiều nhiều vào, kẻo đồng chí ấy hơi bị nặng nề đấy.
Sau khi Jdanov chết, những người trực tiếp ở bên cạnh Jdanov thời gian cuối cũng dần dần đi theo Jdanov. Bảy ngày sau khi Jdanov chết, người giúp việc của ông treo cổ tự tử. Sau đó bác sĩ đã mổ tử thi Jdanov cùng với giáo sư Vinogradov bị chết. Còn năm 1951, quản gia nhà nghỉ của Trung ương Đảng ở Valdai, nơi Jdanov chết, dùng súng tự sát.
*
Trong mấy năm, đặc biệt là mấy tháng cuối đời, Stalin bận tâm lo công việc của Bộ An ninh quốc gia nhiều hơn là công việc của Trung ương Đảng hoặc Hội đồng Bộ trưởng. Bộ trưởng An ninh quốc gia và các sĩ quan điều tra đến làm việc với Stalin hầu như hàng ngày. Đầu óc của vị lãnh tụ đã bắt đầu già bây giờ luôn bận bịu với việc đối phó với các âm mưu. Ông cùng Bộ trưởng An ninh cũng đang có kế hoạch kết thúc mấy vụ án lớn bằng việc xét xử công khai để gây tiếng vang như hồi những năm 30. Đầu năm 1953, Bộ Nội vụ có kế hoạch tăng số phòng giam trong các nhà tù và trại cải tạo.
Bất kỳ ai, kể cả những nhà lãnh đạo cao cấp cũng có thể bị thất sủng. L.M.Kaganovich - ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Hội đồng Quốc phòng - bị cách chức Bộ trưởng Bộ giao thông đường bộ vì không hoàn thành nhiệm vụ, và bị điều đi làm chính ủy phương diện quân ở Bắc Kavkaz. Nhưng may cho Kaganovich, một năm sau ông lại được gọi về Matxcơva, giữ chức Bộ trưởng.
Molotov, Mikoian, Voroshilov cũng bị liệt vào diện làm gián điệp cho nước ngoài. Sau này, khi Stalin đã chết rồi, họ vẫn còn kinh ngạc tự hỏi: làm sao mà Stalin có thể nghĩ được rằng họ làm gián điệp cho nước ngoài được nhỉ? Nhưng chẳng phải chính họ đã từng gán cho các đồng chí của mình trong Bộ Chính trị là Trotski, Kamenov, Zinoviev là tay sai cho tình báo nước ngoài hay sao? Tại sao họ, biết rõ lãnh tụ hơn ai hết, lại nghĩ rằng đến lượt họ thì không?
Năm 1960, Khruschov - lúc đó là Tổng Bí thư - có giao cho Chủ tịch Xô viết tối cao Voroshilov gọi Vassili (con trai Stalin) lên nhắc nhở về chuyện nghiện rượu.
Voroshilov đã nói chuyện trên tình cha chú với Vassili, và vẫn còn nhắc lại: "Trong mấy năm cuối, cha cháu có nhiều cái rất lạ: hỏi bác quan hệ với bọn Anh hồi này thế nào? Cha cháu coi bác là gián điệp của Anh".
Stalin mà sống thêm ít nữa, rất có thể Molotov và những người khác cũng bị rơi vào danh sách xử bắn.
Nhưng trước nhất có lẽ sẽ là Beria. Trong đội ngũ thân cận của mình, Stalin nể nhất Beria - con người cương quyết và mạo hiểm, không có ảo tưởng hão huyền.
Stalin không chấp nhận quan hệ thân thiết giữa những người thân cận của mình với nhau. Ông sai nghe trộm tất cả các nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước, cả Bộ trưởng An ninh. Một câu chuyện bất cẩn của ai đó cũng có thể phải trả giá bằng công danh, thậm chí sinh mạng. Beria lại là người biết điều đó hơn ai hết.
Mấy tháng trước khi chết, Stalin đã thay toàn bộ người phục vụ và bảo vệ biệt thự ở Volynski ngoại ô Matxcơva (nơi Stalin ở những tháng cuối đời - ND). Lúc đó ông mới yên tâm được rằng những người bảo vệ ông không dính dáng gì với Beria hay bất kỳ ai trong lãnh đạo trước đó của Bộ An ninh. Ông thay Bộ trưởng Abacumov bằng Ignatiev - một cán bộ Đảng trước đó không dính dáng gì đến bộ máy an ninh.
"Vụ các bác sĩ" là bộ phận của một kế hoạch to lớn nhằm tiến hành vài vụ xét xử mà trong đó các bị cáo tự thú nhận tội khủng bố và gián điệp cho đế quốc. Tuy nhiên, việc xét xử vụ ủy ban Do Thái chống phát xít Bộ An ninh quốc gia đã phải tiến hành không công khai, vì các bị cáo không chịu nhận mình là gián điệp. Đó là vào năm 1952.
Các bị cáo là người Do Thái: nữ Viện sĩ Lina Stern, diễn viên Veniamin Zuskin, các nhà văn Perets Markish, Lev Kvitko, David Gofsten, bác sĩ trưởng của bệnh viện Botkin - B.Shimeliovich, nguyên ủy viên Trung ương Đảng Bônsêvich Nga Solomon Lozovski...
Chủ toạ phiên toà là Thiếu tướng tư pháp Chepsov. Năm 1950, ông đã kết án tử hình về tội làm gián điệp và phản quốc hai người Do Thái là Mirian Jeleznova (nữ, họ thật là Aizenstadt) và Samuil Persov với những chứng cứ mà ông cho hoàn toàn là có cơ sở: gửi bài ra nước ngoài để đăng về nhà máy ô tô Matxcơva mang tên Stalin và về những người Do Thái là Anh hùng Liên Xô.
Nhưng khi, theo quyết định của Trung ương Đảng phải xử những người lãnh đạo ủy ban Do Thái chống phát xít (được thành lập năm 1941 nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh chống phát xít) và sau khi nghiên cứu hồ sơ và những lời buộc tội các bị cáo, thì Chepsov đi đến nghi ngờ các kết quả điều tra. Những người ngồi ở ghế bị cáo - các nhà văn, nghệ sĩ, bác sĩ không hề tham gia các vụ âm mưu khủng bố nhằm ám sát Stalin, không làm gián điệp, thậm chí không có hoạt động chống Liên Xô.
Chepsov thấy họ chỉ có một tội là chủ trương viết và xuất bản sách bằng tiếng mẹ đẻ, bảo tồn các đài kỷ niệm văn hoá dân tộc và giữ nhà hát dân tộc. Chỉ có một tội đó thì Chepsov thấy rằng không thể bắn họ được.
Bất chấp cực hình và sự xỉ nhục, những con người đã không còn trẻ nữa kia vẫn giữ được tinh thần gan dạ, chịu đựng thử thách. Chỉ có viên đạn cuối cùng mới kết liễu được họ mà thôi.
Chấp nhận nguy cơ mất thẻ Đảng, mất nghiệp, thậm chí cả mất mạng, Thiếu tướng Chepsov hoãn mở phiên toà để điều tra thêm.
Nhưng Georghi Malenkov không đồng ý với đề nghị đó: "Đồng chí định để chúng tôi phải quỳ gối trước những kẻ tội phạm này sao? Bản án đã được nhân dân phán quyết. Bộ Chính trị đã xem xét vụ này ba lần rồi. Đồng chí hãy thực hiện quyết định của Bộ Chính trị".
Thế là các bị cáo đã bị kết án, và bị xử tử chỉ vài tháng trước khi Stalin từ trần.
Việc xử lý các vụ án tiêu biểu trong những tháng cuối cùng của Stalin mang tính chất vội vã. Bộ An ninh Quốc gia cần phải lấy bằng được những chứng cứ về việc các bị cáo làm việc cho các cơ quan tình báo nước ngoài nào?
Họ đang thu thập tài liệu để chuẩn bị xử một sĩ quan cảnh vệ ở Điện Kremlin bị tình nghi là có liên lạc với Mỹ. Tất cả để phục vụ cho việc đưa ra những cáo trạng nghiêm khắc đối với Mỹ - không chỉ về việc can thiệp vào công việc nội bộ, mà còn về việc chuẩn bị tiến hành các hoạt động khủng bố nhằm ám hại Stalin và các nhà lãnh đạo khác của Liên Xô.
Năm 1937, đứng đầu cơ quan an ninh là nhà lãnh đạo an ninh chuyên nghiệp Yagoda đã bị thay thế bằng Bí thư Trung ương Đảng Ejov để bắt đầu một cuộc thanh trừng lớn. Bộ máy cơ quan an ninh bị thanh lọc khỏi lớp cán bộ cũ và đưa về các cán bộ Đảng. Còn những người bị bắt thì bị tình nghi là gián điệp cho Đức.
Nay, cán bộ an ninh chuyên nghiệp Abacumov bị thay thế bởi Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Ignatiev, thì bộ máy của Bộ An ninh Quốc gia được tăng cường bởi các cán bộ trẻ làm công tác Đảng và công tác Đoàn, còn những người bị bắt thì bị tuyên bố là làm gián điệp cho Mỹ. Nhưng tình hình xã hội năm 1937 và năm 1952 khác nhau. Lúc đó, trước chiến tranh, người dân Liên Xô lo sợ và cảm thấy mối đe doạ chiến tranh của Đức đang đến gần. Bây giờ, tình hình sau chiến tranh đã có nhiều cái khác. Do vậy, cần phải tiến hành những vụ xét xử tiêu biểu và công khai, thì mới kích động được dư luận.
Nhưng các cuộc xét xử đó đã không kịp được tiến hành . . .
BA GIẢ THUYẾT XUNG QUANH CÁI CHẾT CỦA STALIN
Trong ngày đưa tang Stalin, bên linh cữu cha, Vassili Stalin là người đầu tiên khóc và kêu to lên rằng:"Cha ơi? Người ta giết cha!". Lúc đó, không phải chỉ một mình anh ta nghĩ như vậy. 


Cái chết tức tưởi và khó hiểu của Stalin



Cuộc sống thiếu lành mạnh, nghiện rượu và kết quả là một cú đột quỵ hay là một vụ giết người được che đậy một cách khéo léo? Vẫn còn nhiều câu hỏi. 
  
Ông Putin sử dụng chiến lược của Stalin trong quan hệ với Mỹ-Trung? - Ảnh 2Ông Mao Trạch Đông và Nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin - đồ tể của đấu
tranhgiai cấp!
    
Trong Bách khoa toàn thư và trong tất cả các tiểu sử chính thức, ngày, tháng, năm sinh của Stalin là 21/12/1879. Nhưng trong sổ ghi danh của nhà thờ Uspenski ở thành phố Gori (nơi sinh của Stalin), trong chứng chỉ tốt nghiệp trường dòng Gori và trong một vài tài liệu khác ghi là năm 1878 và ngày khác.
Sớm muộn một năm vài ngày thật ra cũng không phải là vấn đề gì quan trọng. Song, một số nhà sử học cho rằng Stalin muốn che giấu một giai đoạn ngắn có quan hệ với cơ quan sen đầm của Sa hoàng trước khi tham gia cách mạng. Và nói chung, cuộc sống riêng và tình trạng sức khoẻ của Stalin là điều được giữ bí mật.
Trước chiến tranh, Stalin nói chung khoẻ mạnh. Sau chiến tranh, ông bắt đầu ốm đau - huyết áp cao. Bắt đầu từ năm 1945, mỗi năm ông ở miền Nam 3 - 4 tháng, thường trở về Matxcơva gần vào ngày 21/12 - ngày sinh của ông. Ở miền Nam, xa cách mọi người, ông chữa bệnh và củng cố sức khoẻ.
Mặc dù trong những năm cuối đời, Stalin có đau ốm, nhưng trông ông vẫn khoẻ mạnh, không có biểu hiện gì báo hiệu một sự suy yếu đột ngột. Khi Stalin bị ốm, ông không cho ai đến thăm. Khi Stalin bị nhồi máu cơ tim lần thứ hai, Beria muốn đến thăm, nhưng Stalin không cho, ông không chỉ không cần đến một sự an ủi, cảm thông mang tính chất thuần tuý con người, mà còn không muốn cho ai nhìn thấy mình đau ốm. Bệnh tình của ông cũng là một bí mật quốc gia.
Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Hungari Matiash Rakoshi, nhiều năm sống ở Liên Xô, kể rằng Stalin thường ăn cơm tối với các ủy viên Bộ Chính trị.
"Thức ăn và đồ uống bày trên bàn. Mỗi người, kể cả Stalin, tự lấy thức ăn cho mình. Buổi tối, Stalin cũng thỉnh thoảng uống rượu. Ông thường uống rượu vang đỏ hoặc sâm-panh trong một cái cốc dài và cao, không phải cốc dành cho sâm-panh, nhấm nháp từng ngụm nhỏ, giống như khi hút thuốc, ông dành cho việc quấn điếu "Herzegorina" hoặc nhồi thuốc vào tẩu và rít từng hơi chậm và ngắn nhiều thời gian hơn là cho bản thân việc hút thuốc . . .
Không khí trong các bữa cơm tối đó là thoải mái, mọi người kể chuyện tiếu lâm trêu chọc nhau và cùng cười...
Khi đã hơn 3 giờ sáng, Stalin đi ra ngoài phòng, tôi nói với các ủy viên Bộ Chính trị rằng đồng chí Stalin đã 73 tuổi, liệu có nên kéo dài các buổi tiệc như thế này đến tận đêm khuya hay không, thì các đồng chí bảo tôi cứ yên tâm, Stalin còn khoẻ lắm, và rất biết chừng mực. Quả thật, thấy Stalin quay lại ngồi vào bàn, nhưng một lúc sau lại đứng dậy, và mọi người cũng giải tán".
Hai tháng sau, Stalin qua đời.
Cho đến ngày hôm nay, vẫn nhiều người cho rằng Stalin bị sát hại. Giả thuyết có nhiều, sau đây là ba giả thuyết chính:
Giả thuyết thứ nhất: Stalin bị Beria ám hại, vì Beria biết rằng Stalin chuẩn bị gạt ông ta nên quyết định gạt Stalin trước.
Theo giả thuyết này, Beria đã diệt những cảnh vệ trung thành nhất với Stalin, sau đó đã dựng ra "vụ các bác sĩ" để diệt bác sĩ riêng của Stalin. Trong khi Stalin ốm và không tin vào các bác sĩ mới được cử đến, vào lúc nguy cấp Beria cử người của cơ quan An ninh đến tiêm cho Stalin một mũi quyết định.
Sự thật thì Beria đã không còn có quyền lực địa vị trong Bộ An ninh quốc gia nữa, và không phải ông là người cắt cử bảo vệ cho Stalin, không phải ông là người tổ chức "vụ các bác sĩ". Song giả thuyết về việc Beria chủ mưu vẫn tồn tại.
Giả thuyết thứ hai: Stalin bị Kaganovich hại, vì Lazar Kaganovich - ủy viên Bộ Chính trị, bản thân gốc Do Thái, là người đỡ đầu của những người Do Thái ở Liên Xô. Trong một cuộc tranh luận ở nhà nghỉ ngoại ô, Stalin muốn tống tất cả người Do Thái đi Sibêri, Kaganovich yêu cầu điều tra lại "vụ các bác sĩ". Stalin định gọi bảo vệ đến bắt Kaganovich, nhưng Kaganovich giữ chặt nút chuông không cho Stalin ấn vào. Stalin lên cơn đau tim và chết luôn.
Khảo dị của giả thiết này là Kaganovich dùng cô cháu gái xinh đẹp tên là Roza đến mê hoặc Stalin và thay thuốc độc vào tủ thuốc cá nhân của Stalin.
Giả thuyết thứ hai này ít người tin, vì chẳng có cô Roza nào mê hoặc được Stalin bao giờ cả, còn bản thân Kaganovich trong suốt cuộc đời là kẻ đầy tớ trung thành của Stalin, và tính người không đủ thẳng thắn và dũng cảm để làm trái ý Stalin đến một lần, chưa nói gì có thể tranh luận trực diện với Stalin.
Giả thuyết thứ ba: Trong phòng Stalin có một ấm điện đun nước. Bất kỳ ủy viên Bộ Chính trị nào cũng có thể bỏ thuốc độc vào đấy. Sau khi tiễn mọi người về, Stalin uống thêm nước, thì bị trúng độc. Khi Khruschov và một vài ủy viên Bộ Chính trị quay lại buổi sáng thì thấy Stalin nằm trên sàn nhà, vẫn còn sống, họ bóp cổ cho chết và thủ tiêu các nhân viên bảo vệ. Đây là một giả thuyết tưởng tượng.
Theo các tư liệu thu thập được thêm trong những năm gần đây, có thêm cơ sở để hình dung hoàn cảnh xảy ra sự việc có thể như sau:
Biệt thự ở Kunsevo (Matxcơva) được gọi là biệt thự "gần" của Stalin là ngôi nhà gỗ một tầng, sau có làm thêm tầng hai. Kề bên là ngôi nhà một tầng của bảo vệ và nhân viên phục vụ. Trong một phòng của ngôi nhà này có bảng trên đó ghi số các phòng trong ngôi nhà Stalin ở. Khi Stalin đang ở phòng nào thì đèn bật sáng ở số đó.
Như vậy để bảo vệ và phục vụ luôn theo dõi được Stalin đang ở đâu.
Khi Stalin ngủ lâu chưa thấy dậy, mọi người thường không dám đường đột vào gọi, cứ để yên cho Stalin ngủ.
Và một ngày kia, khi mọi người lâu không thấy Stalin dậy, mở cửa vào, thì thấy Stalin đang nằm trên nền nhà.
Tác giả của tất cả các giả thuyết đều khẳng định rằng sau khi sự việc xảy ra, Beria được cảnh vệ lập tức báo cho biết. Tại sao lại Beria?
Trên thực tế, các chiến sĩ cảnh vệ, theo đúng quy định, đã gọi điện cho Ignatiev - Bộ trưởng An ninh đầu tiên. Ignatiev nhận được điện thoại liền bảo cảnh vệ hãy gọi điện cho Beria hoặc Malenkov. Cảnh vệ gọi cho Malenkov là người lãnh đạo cao nhất sau Stalin.
Malenkov báo cho Beria, Bulganin và Khruschov. Và họ cùng đến bốn người.
Tại sao lại bốn người này? Vì thời gian cuối, Stalin chỉ mời bốn người này đến nhà mình. Những người khác: Molotov, Mikoian, Kaganovich và cả người bạn già Voroshilov thì số phận treo trên sợi tóc, không được bén mảng đến cửa nhà Stalin. Khi Stalin nói Molotov làm gián điệp cho Mỹ hoặc Voroshilov làm gián điệp cho Anh, đấy là ông nói thật, chứ hoàn toàn không phải nói đùa. Tại đại hội 19 của Đảng, khi Stalin nói chuyện với các ủy viên Trung ương Đảng phải làm gì, ủy viên Trung ương phải thế nào v.v... đấy là ông chuẩn bị trẻ hoá ban lãnh đạo Đảng.
Khi bốn ủy viên Bộ Chính trị đến, bảo vệ báo cáo rằng mở cửa thấy Stalin đang nằm trên nền nhà, họ đã đặt Stalin nằm lên đi văng, và bây giờ Stalin hình như đang ngủ. Họ nghe thế rồi ra về, vì không muốn rằng Stalin tỉnh dậy thấy họ ở bên cạnh ông trong trạng thái như thế. Khi bảo vệ gọi điện lần nữa thì tất cả các thành viên ban lãnh đạo đã tập hợp đầy đủ (có việc gì thì đã có toàn thể ban lãnh đạo cùng chịu trách nhiệm!) và đi cùng với các bác sĩ đến biệt thự của Stalin.
Không ai dám lại gần nâng Stalin dậy. Stalin đã gần kề cái chết mà mọi người còn sợ ông. Các ủy viên Bộ Chính trị cũng sợ ông. Khruschov kể lần cuối cùng ông đến gặp, Stalin đang ngồi sau chồng giấy tờ che lấp nửa mặt. Stalin bảo: "Cậu làm gì mà lẩn tránh thế? Tôi không bắt cậu đâu mà sợ. Gạt đống giấy sang một bên và ngồi gần lại đây".
Có người nói trong mấy tiếng cuối cùng, Stalin không có bác sĩ, không được ai chăm sóc y tế. Giáo sư V.S. Naumov - người đã nghiên cứu tất cả các giấy tờ cá nhân của lãnh tụ - nói:
- Không phải vậy. Các bác sĩ luôn có mặt, kể cả trong lần ốm cuối cùng của Stalin. Chỉ có điều tình trạng Stalin trong mấy tiếng đồng hồ cuối cùng thì còn nhiều điều chưa rõ ràng. Nhưng có một điều đã được xác định rõ, là đêm ấy Stalin không đi ngủ. Khi người ta tìm thấy ông trên nền nhà, ông vẫn còn mặc nguyên quần áo dài, và không tháo răng giả. Nếu ông đi ngủ, thì ông đã phải tháo răng giả ra. Còn Stalin tự chết hay có bị ai đầu độc không, thì vẫn chưa có câu trả lời tuyệt đối.
Stalin chết ngày 5/3/1953. Tại hội nghị Trung ương, Ignatiev được bầu làm Bí thư Trung ương Đảng phụ trách khối an ninh và nội chính. Đúng một tháng sau, Beria cách chức ông ta. Trung ương Đảng quyết định đình chỉ vụ án các bác sĩ, thả những người bị bắt và yêu cầu nguyên Bộ trưởng An ninh quốc gia Ignatiev giải trình với Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng về những sự vi phạm pháp luật và làm sai lệch kết quả điều tra của Bộ An ninh quốc gia.
Đáng lẽ Beria bắt Ignatiev rồi, nhưng Malenkov cứu ông ta. Ignatiev bị cách chức Bí thư Trung ương Đảng.
Nhưng đến tháng bảy, khi Beria bị bắt, thì Ignatiev lại trở thành "nạn nhân của Beria" và được phục chức ủy viên Trung ương Đảng, mặc dù chính ông ta là người chỉ đạo việc tạo dựng "vụ các bác sĩ" và xét xử vụ ủy ban Do Thái chống phát xít. Vì Ignatiev đã kịp chuyển từ Malenkov sang tranh thủ Khruschov. Tại đại hội 20, Khruschov đã nêu Ignatiev ra làm dẫn chứng cho việc Stalin ép cơ quan an ninh phải đối xử với tù nhân như thế nào. Khi đặt Ignatiev vào chức Bộ trưởng, Stalin hy vọng rằng Ignatiev sẽ trở thành một Ejov thứ hai, sẽ thanh lọc bộ máy an ninh, tự mình đi xuống nhà giam, hỏi cung và đánh đập tù nhân. Nhưng Ignatiev đã không đáp ứng được sự mong đợi đó. Ông ta chỉ là một cán bộ Đảng bình thường, một công chức, thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị của lãnh đạo, nhưng bản thân không chịu xông xáo vào việc. Stalin phải bảo: "Cậu đừng có ngồi bàn giấy, phải xắn tay áo lên mà làm việc chứ. Nếu cậu cứ thích ngồi một chỗ, tôi sẽ cho cậu biết cậu phải làm như thế nào. Nếu cậu không nghe, sẽ được ngồi ở phòng cạnh phòng Abacumov".
Nếu Stalin không chết năm 1953, thì chắc chắn Ignatiev cũng đã theo chân Abacumov. Ignatiev mới 56 tuổi nhưng đã bị Khruschov cho về hưu, ăn lương hưu trí của cán bộ cách mạng lão thành suốt hơn 20 năm, đến năm 1983 mới qua đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét