Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 27

(ĐC sưu tầm trên NET)

      Đồng Tâm Mới ở Tây Nguyên: Dùng Gậy Gộc chống lại súng và lựu đạn của CSCĐ Cưỡng Chế Đất

Quảng Ngãi: Một phụ nữ tự thiêu chống cưỡng chế đất



Bạn đọc Danlambao - Quá uất ức trước việc bị CA, cán bộ kéo đến cưỡng chế để bảo vệ người khác xây nhà trên phần đất của gia đình, một phụ nữ tại Quảng Ngãi đã phải tưới xăng lên người tự thiêu phản đối. 
Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 12/8/2015. Nạn nhân là bà Phạm Thị Lê, 52 tuổi, cư ngụ tại xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo bản tin trên báo Dân Trí, người tự thiêu sau đó đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Trước khi xảy ra vụ việc, bà Phạm Thị Lê có xảy ra tranh chấp đất đai đối với ông Thạch Cảnh Phổ. Đây vốn là mảnh đất thuộc sở hữu của gia đình bà Lê, nhưng đã bị người khác chiếm đoạt và bán lại cho ông Phổ để xây nhà.
Sau khi UBND huyện Đức Phổ ngang nhiên công nhận đây là mảnh đất thuộc sở hữu của ông Phổ, bà Lê đã nhiều lần gửi đơn khiếu kiện đến UBND tỉnh Quảng Ngãi và toà án nhưng đều bị bác đơn.

Một phụ nữ tự thiêu chống cưỡng chế đất

Khi vụ tranh chấp chưa được giải quyết thì vài sáng ngày 12/8/2015, giới chức địa phương đã huy động hàng chục CA, cán bộ kéo đến cưỡng chế để bảo vệ cho ông Phổ xây nhà.
Để phản đối hành vi bao che cướp đất của các quan chức địa phương, bà Phạm Thị Lê đã xông đến phản đối việc thi công nhưng bị ngăn cản. Quá uất ức, người phụ nữ này đã tưới xăng lên người và doạ sẽ tự thiêu. 
Video tại hiện trường cho thấy cảnh bà Lê bị bao vây bởi nhiều người mặc sắc phục. Có thể nghe được giọng nói một người chỉ đạo: “Đề nghị các đồng chí đưa cô đi. Khẩn trương. Mời về cơ quan làm việc, vi phạm mấy lần mà nãy giờ chưa nói gì”. 
“Đề nghị đưa đi, mời cô về...”, khi người này chưa dứt lời thì ngọn lửa đã bất ngờ bùng lên bao lấy khắp người bà Lê.
Lực lượng cưỡng chế và những người có mặt tại hiện trường đã nhanh chóng dập tắt ngọn lửa. Nạn nhân sau đó được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng và nguy kịch đến tính mạng.

Cưỡng chế đất, người dân bị bắn, công an bị đâm thủng bụng

Lực lượng công an đi cùng đoàn cưỡng chế đã dùng súng, dùi cui điện trấn áp người thân trong gia đình bị cưỡng chế và gặp sự chống trả quyết liệt.
cuong-che-dat-nguoi-dan-bi-ban-cong-bi-dam-thung-bung
Hiện trường xảy ra vụ xô xát – Ảnh: C.P.
Ngày 17-9, nguồn tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã ra quyết định tạm giữ bảy đối tượng để điều tra hành vi chống người thi hành công vụ.
Bảy đối tượng gồm: Dũng Văn Quang (31 tuổi), Dũng Văn Hai (29 tuổi), Dũng Văn Tài (32 tuổi), Dũng Văn Vi Nam (29 tuổi), Lý Minh Thân (46 tuổi), Dũng Văn Thuận (25 tuổi) và Dũng Văn Sinh (43 tuổi). Các đối tượng có họ hàng ruột thịt, cùng ngụ thôn 5, xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.
Thông tin ban đầu, sáng 15-9, đoàn cưỡng chế thi hành án dân sự huyện Phú Riềng đến cưỡng chế tài sản của bà Lý Thanh Luân (50 tuổi, ngụ thôn 5, xã Long Bình) với diện tích 4.500m2 đất trồng cây lâu năm và tài sản trên đất thuộc thửa đất số 253, tờ bản số 2.
Do không đồng ý với quyết định cưỡng chế, hàng chục người thân của bà Luân kéo đến phản ứng quyết liệt dẫn đến xô xát với đoàn cưỡng chế.
Lực lượng công an đi cùng đoàn cưỡng chế đã dùng súng, dùi cui điện trấn áp người thân trong gia đình bà Luân và gặp sự chống trả quyết liệt khiến xung đột đẩy lên đỉnh điểm.
Do bị dùi cui điện của công an gí vào người nên Dũng Văn Hai đã dùng dao nhọn đâm thủng bụng thượng úy Lê Xuân Mạnh (32 tuổi) thuộc Công an huyện Phú Riềng.
Trước hành vi quá manh động, một chiến sĩ công an cũng dùng súng bắn vào người Dũng Văn Quang gây chấn thương, chảy máu, đồng thời ra đòn trấn áp với những người còn lại.
Loading...
Thượng úy Mạnh sau khi bị đâm thủng bụng đã được chuyển đến bệnh viện cấp cứu, tạm thời không ảnh hưởng đến tính mạng. Dũng Văn Quang cũng được người thân đưa đi cấp cứu.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Riềng cho biết trước đây bà Luân có vay của ông Phạm Tiến Sáng (54 tuổi, sống cùng xóm) một số tiền nhưng chưa trả nên ông Sáng kiện bà Luân ra tòa.
Năm 2010, tòa án có quyết định công nhận thỏa thuận giữa các đương sự, trong đó bà Luân thừa nhận còn nợ ông Sáng 50,2 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau khi có quyết định của tòa, bà Luân không tự nguyện thi hành án nên cơ quan thi hành án đã kê biên một phần tài sản của gia đình bà Luân là 4.500m2 đất và tài sản trên đất (trồng cây điều).
Cách nay hai năm, đã có người mua trúng đấu giá số đất và tài sản trên đất nói trên nhưng không thể nhận được tài sản do gia đình bà Luân không bàn giao.
Vì vậy, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Riềng đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua đấu giá.
Đồng thời để bảo vệ việc thi hành án, chi cục này cũng báo cáo UBND huyện Phú Riềng để cử công an bảo vệ khi cưỡng chế. Tuy nhiên, khi đang cưỡng chế thi hành án thì xảy ra vụ việc xô xát như trên.

Xử lý dứt điểm việc tranh chấp để giữ rừng Tây Nguyên

Nhân Dân 1 đăng lại 1 liên quan
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, qua kiểm tra cho thấy, UBND các cấp và Ban quản lý rừng phòng hộ để mất rừng nhiều nhất.
Cụ thể, UBND các cấp để mất 209.993 ha; các Ban quản lý rừng để mất 112.130 ha; doanh nghiệp nhà nước để mất 87.192 ha; hộ gia đình để mất 25.553 ha; các tổ chức kinh tế để mất 23.446 ha; các đơn vị vũ trang để mất 21.436 ha; cộng đồng dân cư để mất 5.167 ha và các tổ chức khác để mất 2.179 ha...
Kết quả kiểm tra của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tại năm tỉnh Đác Lắc, Đác Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng cho thấy, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên hiện có là 3.326.647 ha, trong đó diện tích có rừng là 2.558.646 ha, chiếm 76,21% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn vùng Tây Nguyên đã được giao cho các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ; doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; lực lượng vũ trang; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư; UBND các cấp và các tổ chức khác quản lý sử dụng....
Cụ thể, các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng được giao quản lý 1.263.270 ha; các công ty lâm nghiệp nhà nước được giao 920.242 ha; các tổ chức kinh tế khác được giao: 193.743 ha; các đơn vị vũ trang được giao 72.755 ha; hộ gia đình, cá nhân được giao 102.102 ha; cộng đồng dân cư được giao 26.679 ha; UBND các cấp được giao 716.320 ha và các tổ chức khác được giao là 17.527 ha...
Mặc dù trong thời gian qua, các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) và đất lâm nghiệp được giao nhưng do dân di cư tự do kéo đến sinh sống đông, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để lấy đất sản xuất, làm nương rẫy gia tăng... Bên cạnh đó, một số đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được giao QLBVR và đất lâm nghiệp với diện tích lớn nhưng thiếu năng lực, buông lỏng công tác QLBVR, đất lâm nghiệp... nên đến thời điểm hiện nay trong tổng số diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao có đến 282.896 ha đang bị người dân tranh chấp, chiếm 8,43% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó, tranh chấp trong diện tích đất đã giao quyền sử dụng đất là 197.365 ha, chiếm 70%; tranh chấp trong đất chưa giao quyền sử dụng đất là 85.261 ha, chiếm 30%. Diện tích tranh chấp tập trung chủ yếu trong diện tích rừng, đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý là 164.920 ha; các ban quản lý rừng phòng hộ là 56.456 ha; các doanh nghiệp nhà nước là 51.750 ha và diện tích tranh chấp còn lại thuộc các chủ rừng khác.
Qua phân tích của Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, nguyên nhân diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đang bị tranh chấp và bị phá nhiều là do: Việc sắp xếp lại các công ty lâm nghiệp trong vùng còn chậm, ảnh hưởng đến việc hoàn thiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phê duyệt phương án sử dụng đất.
Các công ty được giao QLBVR tự nhiên không thuộc diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Chính phủ, các công ty này không được khai thác gỗ, không thể tổ chức sản xuất, kinh doanh nên gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm nguồn thu để hiện nhiệm vụ QLBVR.
Diện tích rừng do các công ty bị giải thể quản lý hiện địa phương chưa xác định được phương án giao quản lý, bảo vệ phù hợp do không tìm được chủ để giao. UBND cấp xã được giao quản lý diện tích rừng lớn nhưng không được giao kinh phí và cũng không có cơ chế, trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu sự kiểm tra, giám sát dẫn tới diện tích rừng này trên thực tế không có chủ quản lý, bảo vệ. Việc phân công, phân trách nhiệm và xử lý trách nhiệm trong quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp chưa rõ ràng; việc xử lý trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là cấp huyện, xã và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ rừng còn nhiều bất cập, thiếu kiên quyết. Cơ chế hưởng lợi từ rừng còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm thu nhập để thu hút các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Công tác thu hồi đối với diện tích đất rừng bị phá, lấn chiếm trái phép gặp nhiều khó khăn do diện tích đất rừng đang bị lấn chiếm với diện tích lớn, người dân đã canh tác lâu năm, các đối tượng vi phạm chống đối quyết liệt, khiếu kiện đông người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong điều tra, xử lý các hành vi phá rừng, chống người thi hành công vụ như: mua bán, vận chuyển gỗ, phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp... thiếu chặt chẽ, chưa nghiêm và chưa kịp thời dẫn đến tình trạng các đối tượng vi phạm coi thường pháp luật và tiếp tục vi phạm...
Xu ly dut diem viec tranh chap de giu rung Tay Nguyen - Anh 1
Một khu vực tranh chấp đất lâm nghiệp giữa người dân địa phương và dự án đầu tư trồng cao-su trên địa bàn tỉnh Đác Lắc.
Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm, tranh chấp đất rừng và đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên, Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên kiến nghị các bộ, ngành Trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông-lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên, kịp thời tháo gỡ những khó khăn phát sinh và có giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành Trung ương cũng cần hỗ trợ kinh phí để tổ chức thực hiện việc rà soát, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với rà soát đất đai của các công ty lâm nghiệp với giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với diện tích đất lâm nghiệp đã bị người dân lấn chiếm lâu năm và đang sản xuất nông nghiệp ổn định, nhất là các khu vực dân di cư tự do đã ổn định thành cộng đồng đã nhiều năm, các bộ, ngành cần nghiên cứu, cho chủ trương rà soát, chuyển mục đích sử dụng đất và giao lại cho địa phương quản lý để bố trí đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất hoặc có cơ chế để các công ty lâm nghiệp hợp đồng giao khoán, cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuê đất để họ yên tâm sản xuất.
Đối với các tỉnh Tây Nguyên cần đổi mới và nâng cao năng lực, trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền từ tỉnh đến xã, thôn, buôn, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm địa bàn. Đẩy mạnh việc giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp do UBND cấp xã quản lý hiện nay, bởi diện tích rừng này đang bị phá và lấn chiếm nhiều nhất. Các tỉnh cần có giải pháp và lộ trình cụ thể hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp trên địa bàn, bởi hầu hết các công ty lâm nghiệp đều có đất tranh chấp, khiếu nại, nhiều công ty để xảy ra tranh chấp nhiều năm liền nhưng chưa giải quyết được, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Tiếp tục tổ chức cưỡng chế, giải tỏa đối với các diện tích rừng bị phá, lấn chiếm rồi giao lại cho chủ rừng trồng, phục hồi và QLBVR, không để phát sinh tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép.
Vấn đề quan trọng nữa là các tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, trên cơ sở đó kiên quyết đình chỉ, thu hồi, xử lý các dự án có sai phạm, để xảy ra phá rừng, không thực hiện dự án hoặc thực hiện nhưng hiệu quả kém. Đồng thời tính toán giá trị thiệt hại về tài nguyên rừng tại các dự án xảy ra phá rừng để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm và buộc phải bồi thường thiệt hại do để xảy ra phá rừng...
Hơn 282 nghìn ha rừng, đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang bị tranh chấp là số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên sau hơn bốn tháng tiến hành kiểm tra, rà soát, nắm bắt tình hình việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và phát triển rừng; Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22-7-2016 của Văn phòng Chính phủ tại hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn năm tỉnh Tây Nguyên từ tháng 2-2017 đến nay.

Doanh nghiệp tự ý 'cưỡng chế' đất của dân là sai luật

Zing 55 liên quan
Các luật sư cho rằng hành động tự ý san ủi, "cưỡng chế" đất của công ty Long Sơn thay chính quyền địa phương là trái pháp luật.
Theo luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn Luật sư TP.HCM), các tranh chấp đất đai tại hai xã Đắk Ngo và Quảng Trực (huyện Tuy Đức, Đắk Nông) thời gian qua hết sức phức tạp, dù vậy việc thu hồi đất cũng phải làm theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Ông Hưng cho rằng việc doanh nghiệp tự phát tổ chức lực lượng đi san ủi, “cưỡng chế” đất đang tranh chấp là hành động hoàn toàn sai pháp luật. Bởi, trước đó ông Ngô Xuân Lộc (Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông) cho biết Công ty Long Sơn đã tự phát san ủi vườn điều đang tranh chấp với người dân mà chưa thông báo với chính quyền địa phương.
Theo luật sư Hưng khi nhà nước giao đất cho doanh nghiệp, bao gồm cả phần đất bị người dân xâm canh thì nguyên tắc vẫn phải xem xét hỗ trợ, bồi thường tài sản trên đất.
Doanh nghiep tu y 'cuong che' dat cua dan la sai luat - Anh 1
Hiện trường vụ xả súng khiến ba người chết tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông. Ảnh: Phước Tuần.
Ông phân tích, theo quy định khoản 3, điều 70 Luật đất đai năm 2013, “chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế”. Đồng thời việc cưỡng chế để thực hiện quyết định thu hồi đất phải căn cứ theo quy định tại Điều 71 Luật đất đai 2013.
Người dân cũng có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định cưỡng chế do chính quyền địa phương ban hành và tòa sẽ phân xử. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp không được tự ý tổ chức lực lượng với gậy gộc, dao rựa đi “cưỡng chế”, làm thay việc chính quyền.
Đồng quan điểm, luật sư Tạ Quang Tòng, Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk cho biết trong trường hợp này Công ty TNHH Thương mại Long Sơn không có thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất. Nên việc công ty đứng ra tổ chức, đưa dụng cụ đến cưỡng chế là vi phạm pháp luật.
Về mặt hậu quả, việc cần quan tâm chính là sự chống trả của người dân dẫn đến thương vong. Người dân vi phạm pháp luật là điều đã thấy rõ. Tuy nhiên, cần phải biết được nguyên nhân là bắt nguồn từ đâu.
Theo ông Tòng, ở đây có thể thấy trách nhiệm của chính quyền địa phương cho thuê đất nhưng không tiến hành thực địa và giao nhận trên địa bàn mà chỉ giao nhận trên giấy. Từ đó không ghi nhận được có bao nhiêu vùng đất người dân đang canh tác, đất hoang hóa.
"Cơ quan chức năng không lên được phương án đền bù giải tỏa thỏa đáng cho người dân nên quyền lợi của họ bị đe dọa dẫn đến phản ứng. Việc phản ứng của người dân là sai nhưng trong việc này có trách nhiệm của chính quyền địa phương", luật sư Tòng nói.
Trao đổi với Zing.vn, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, thông tin hiện cơ quan chức năng chưa thể khẳng định chính xác khu vườn xảy ra tranh chấp thuộc quyền quản lý của Công ty Long Sơn hay không. Vì khi giao đất cho công ty, tỉnh chỉ xác định tọa độ trên bản đồ còn mốc ở thực địa thì chưa cắm.
Tuy nhiên, trước đây để giữ trật tự, tránh xung đột giữa người dân và công ty, UBND tỉnh Đắk Nông đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đang có hoạt động tranh chấp đất với người dân giữ nguyên hiện trạng.
Sáng 23/10, ba người cầm súng dạng hoa cải và thể thao xông đến bắn nhóm công nhân đang san ủi vườn điều tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Trong số các nạn nhân nằm la liệt tại hiện trường, 3 người không qua khỏi, 16 người bị thương.
Phước Tuần - Tây Nguyên

Mang quan tài đặt trước nhà để chống cưỡng chế đất

Thứ tư, 07/01/2015 | 19:17 GMT+7
(ĐSPL) - Khi lực lượng chức năng đến cưỡng chế giải tỏa mặt bằng, thu hồi đất, một hộ dân đã mang quan tài đặt trước cửa nhà để phản đối, thách thức lực lượng làm nhiệm vụ.
Sự việc trên xảy ra tại thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang).
Thông tin từ lãnh đạo huyện Phụng Hiệp cho biết, để thực hiện Dự án Khu dân cư và trung tâm thương mại thị trấn Cây Dương, chiều ngày 6/1, ngành chức năng huyện Phụng Hiệp tới nhà 2 hộ dân là ông Nguyễn Văn Út và bà Nguyễn Thị Huệ, cùng trú tại ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương để cưỡng chế đất.
Khi đoàn chức năng đang tiến hành các thủ tục cưỡng chế, gia đình ông Út và bà Huệ đã có hành vi gây cản trở. Đặc biệt, người nhà bà Huệ còn mua một chiếc quan tài đặt trước cửa nhà, thách thức ngành chức năng.
Ngoài ra, một số người trong gia đình hai hộ dân trên còn có những hành vi quá khích, lăng mạ, ném đá, nằm vạ… chống đối lại lực lượng chức năng.
Mang quan tài đặt trước nhà để chống cưỡng chế đất - Ảnh 1
Gia đình bà Huệ mang quan tài để trước nhà chống đoàn cưỡng chế. Ảnh: T.L
Được biết, dự án Khu dân cư và trung tâm thương mại thị trấn Cây Dương, có khoảng 180 hộ dân bị ảnh hưởng. Phần lớn các hộ dân này đã đồng ý nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng, chỉ còn hộ ông Út và bà Huệ chưa chịu bàn giao dẫn đến vụ cưỡng chế nêu trên.
Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã tạm giữ 8 người có hành vi cản trở đoàn cưỡng chế giải phóng mặt bằng.

VNTB- Đắc Lắc: Ea Nao náo động trong ‘bạo lực cách mạng’

Nhóm phóng viên VNTB
(VNTB) – Ea Nao, một buôn làng đẹp và bình yên nằm sát thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã trở nên náo động, xáo trộn vì vụ việc cưỡng chế đất đai có một không hai trên địa bàn Tây Nguyên từ trước đến nay.
Vào lúc 6 giờ sáng ngày 14-7-2016, dọc đường liên huyện dẫn đến buôn Ea Nao bỗng nhiên xuất hiện hàng trăm xe cảnh sát đủ các kiểu. Tiếng còi , tiếng xe gầm rú rung chuyển cả núi đồi. Hàng ngàn người dân hai bên đường đứng lặng… người đang ngồi, kẻ đang đứng ngơ ngẩn nhìn nhau…

Theo thông tin mà VNTB có được, chính quyền tỉnh Đắc Lắc đang thực hiện việc cưỡng chế gần 100 hec ta đất của đồng bào người sắc tộc thiểu số Ê Đê cư ngụ hàng bao đời nay ở buôn Ea Nao. Vào năm 1984, chính quyền tỉnh Đắc Lắc vận động và cưỡng ép nhiều hộ dân Ê Đê ở buôn Ea Nao tham gia vào nông trường bằng hình thức góp đất, rồi sau đó trồng cây cao su. Điều trớ trêu đã đến: đất của người dân bỗng biến thành đất của nông trường, và người dân có trách nhiệm nộp tô cho nông trường.
Vài năm gần đây, do cây cao su đã già cho năng suất thấp, và giá cao su xuống thấp nên thu nhập của người dân buôn Ea Nao bị ảnh hưởng mạnh, cuộc sống lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Vào năm 2012, nông trường 30 tháng 4 đã tiến hành chặt cây cao su, và đất đã bị bỏ hoang. Người dân Ea Nao đã gửi đơn lên chính quyền, yêu cầu trả lại đất để người dân yên tâm trồng trọt, nhưng chính quyền đã không chấp nhận. Các hộ dân đã trồng cây cà phê và một số loại cây khác trên đất bỏ hoang này- thực chất là nương rẫy thuộc quyền sở hữu chính đáng của họ từ rất xa xưa.
Theo nhiều nguồn tin, chính quyền tỉnh Đắc Lắc đã không đồng tình với việc bà con tộc người Ê Đê ở buôn Ea Nao tự ý chuyển đổi cây trồng, họ sợ những vấn đề “nhạy cảm”-“bạo loạn”, nên chính quyền đã quyết định cưỡng chế đất bằng cách cày phá nát hàng chục hec ta cà phê đang non xanh.
Người dân Ê Đê buôn Ea Nao chỉ biết đứng nhìn cảnh tàn phá hoa màu của mình. Mặc dù một số người dân phản đối bằng hình thức ôn hòa nhưng đã bị lực lượng cảnh sát trấn áp quyết liệt.
Theo nguồn tin của VNTB, các lực lượng cưỡng chế đã tiến hành bắt giữ 7 người Ê Đê, bao gồm: 1 / Y SAN ÐI (AMA SAI), 2/ Y SOM HWING, 3 /AMA XUYÊN, 4/ Y TLŬK HWING ( AMA NHI ), 5 / Y P.I NA NIÊ, 6 / H NUUEN ADRƠNG (con gái), 7/Y HÁI NIÊ… Một số người dân phải nhập viện trong các ngày 14,15/7/2016. Một phụ nữ mang thai bị dí điện té ngã, hàng chục người bị thương trong lúc xô xát với công an vẫn chưa được khám chữa trị. Các bệnh viện không chịu nhận khám chữa cho người sống trong buôn Ea Nao trừ khi được công an đưa tới. Trong cuộc cưỡng chế, có người bị đánh gãy sống mũi, một bé gái vị thành niên thấy bất công, lấy mấy ảnh,điện thoại ra chụp hình đã bị hàng chục nữ công an và nam công an xông vào bóp cổ, giật máy ảnh và điện thoại khiến em ngất xỉu.
Những người bị bắt đi đã bị thẩm vấn, đánh đập, bắt viết tờ khai, viết cam kết, và mỗi người phải chịu phạt 5 -10 triệu đồng theo giấy phạt của công an.
Công an cho rằng những người bị tạm bắt giữ là những người ”gây rối trật tự công cộng”.
Một lần nữa, để “xử lý” một vấn đề thuần túy xã hội, chính quyền và công an Tây Nguyên đã sử dụng “bạo lực cách mạng”. Lực lượng cảnh sát, dân phòng, dân quân… cùng các loại xe đặc chủng mà có thể ví như đội “binh chủng hợp thành” đang khiến cho vai trò của Ban chỉ đạo Tây Nguyên được vinh thăng ý nghĩa chính trị trong công cuộc “phòng chống các thế lực thù địch”, thay vì chia sẻ với kế mưu sinh khốn khó của những người dân tộc sắp lâm vào cơn đói kém.

Cưỡng chế, thu hồi đất có nguồn gốc của một quan thượng thư Bộ Lại

Các tuyến đường bị phong tỏa để phục vụ công tác cưỡng chế /// Bùi Ngọc Long
Các tuyến đường bị phong tỏa để phục vụ công tác cưỡng chế

                 Gia đình "Đoàn Văn Vươn" thứ 2 chống trả quyết liệt CSCĐ cưỡng chế đất ở Đắk Lắk

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét