Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

BÍ ẨN KHOA HỌC 74/3 (Bộ não)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                            Vũ trụ trong bộ não

Vẫn sống tốt dù thiếu mất nửa bộ não

  • 1 2 3 4 5
  • 1.290
Một người đàn ông đã thực sự sốc khi ông tới bệnh viện khám về cái chân đau của mình. Kết quả quét não cho thấy anh ta chỉ có một bên não.

Người ta sẽ sống thế nào nếu chỉ có một bên não?

Ở độ tuổi 44, là cha của 2 đứa con, một bệnh nhân người Pháp đã phát hiện ra mình chỉ có một nửa bộ não. Thời điểm năm 2007, khi thông tin về anh chàng này được tiết lộ, các nhà nghiên cứu chỉ biết rằng nửa bộ não của bệnh nhân này đã biến mất, mà không thể giải thích tại sao anh ta vẫn sống tốt với nửa bên não.
Vẫn sống tốt dù thiếu mất nửa bộ não
Người đàn ông không hề hay các biết vấn đề về não của mình.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ điều này. Người ta cho rằng kích thước của bộ não không liên quan gì tới khả năng làm việc của nó. Một nghiên cứu năm 2007 về trường hợp kỳ lạ này được xuất bản trên tạp chí khoa học "The Lancet", tiết lộ rằng bệnh nhân đã bị mất một lượng đáng kể các chất có trong não, ước tính khoảng 50-75%.
Vẫn sống tốt dù thiếu mất nửa bộ não
Các ảnh chụp X-quang về trường hợp này.
Trả lời phỏng vấn, đồng tác giả nghiên cứu Lionel Feuillet cho biết "Toàn bộ não đã bị thu nhỏ - thùy trán, thùy đỉnh, thái dương và chẩm - cả 2 bên não. Những khu vực kiểm soát hành động, sự nhạy cảm, ngôn ngữ, thị giác, âm thanh, tình cảm và nhận thức".
Mặc cho thiếu sót trên, người đàn ông trung niên nói trên đã lập gia đình, làm việc và không hề có bất kể dấu hiệu nào về vấn đề này. Anh có chỉ số IQ dưới trung bình một chút và vẫn có nhận thức bình thường trong cuộc sống.
Vẫn sống tốt dù thiếu mất nửa bộ não
Phần nửa não của bệnh nhân bị tiêu giảm.
Nguyên nhân của căn bệnh này có thể do "não ủng thủy sau khi sinh", tức là bị đọng nước trên đầu. Chất lỏng bị tích tụ trong sọ não và gây ra phình bộ não. Sau khi chuẩn đoán, các bác sĩ đã giúp bệnh nhân này tiêu hao chất lỏng dư thừa. Việc này xảy ra khi bệnh nhân trên mới 14 tuổi, chất lỏng tiếp tục tích tụ trong não anh ta tới 30 năm mới bắt đầu dừng lại và bắt đầu tạo ra các vấn đề về não.
Về việc bệnh nhân có thể sống lâu tới như vậy, các chuyên gia chỉ ra khái niệm "não dẻo". Như bạn thấy, mặc dù các phần khác nhau của bộ não được sử dụng cho các nhiệm vụ riêng biệt, các nhà khoa học giờ đây tin rằng não bộ có thể tổ chức lại các nhiệm vụ thần kinh để các khu vực trong não bộ thực hiện các nhiệm vụ của các khu vực khác.
Tiến sĩ Max Muenke, một chuyên gia về khiếm khuyết não bộ thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Human Genome nói têm: "Nếu một phần nào đó không hoạt động trong thời gian dài, các phần khác của bộ não sẽ hy sinh tạm chức năng bình thường để giúp thực hiện các chức năng bị khiếm khuyết".
Vì vậy, hãy yên tâm rằng chúng ta vẫn có thể sống tốt dù chỉ có nửa bộ não. Thật tuyệt vời đúng không?
Cập nhật: 19/08/2015 Theo genK.vn

Thực hư chuyện điều khiển bộ não

  • 1 2 3 4 5
  • 2.439
Khánh An
Những tài liệu mới giải mật cho thấy, trong những thập niên 70, nhiều quốc gia tăng tốc trong cuộc đua công nghệ “điều khiển bộ não con người” hay còn được gọi với tên khác như “tẩy não”, “tình báo ngoại cảm” hay “phân loại con người”.
Tình báo đặc biệt
Nhiều tài liệu của Chính phủ Mỹ được giải mật gần đây cho thấy vào những năm 70, có ít nhất 3 cơ quan tình báo của họ trong đó có CIA đã tiến hành nhiều nghiên cứu thí nghiệm “phân loại con người” trong chương trình có tên là “Grill Flame” và “Stargate”.
Thực ra, từ những năm 30 đã xuất hiện những nghiên cứu về khả năng liên lạc của con người với nhau bằng sóng điện não, trong đó nổi tiếng nhất là thí nghiệm của Upton Sinclair. Các kết quả thí nghiệm đầy ấn tượng đó được ghi lại và công bố trong hơn 100 tài liệu minh họa của các thí nghiệm việc “truyền” những bức ảnh bằng sóng ngoại cảm giữa ông và bà vợ.
Những chương trình này được thổi bùng lên nhờ sức nóng sau cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên và cuộc chiến tranh lạnh. Các kỹ thuật điều khiển con người được chia thành 2 dạng chính được gọi là Remote Viewing (RV-gián điệp thấu thị) và Micro-PK (PK-can thiệp hệ thống bằng ngoại cảm).
Hệ thống RV tập hợp những người có khả năng đặc biệt để theo dõi các nhân vật, địa điểm, sự kiện ở những khoảng cách xa về không gian và thời gian.
Các thí nghiệm của CIA vào những năm 70 được thực hiện như xác định nội dung của các bức ảnh dán kín trong phong bì hoặc xác định chuyển động của một đối tượng đang di chuyển trong thành phố. Đặc điểm của các phương pháp thu thập thông tin tình báo của CIA là trải rộng, thiếu tập trung vào chi tiết do đó hạn chế khả năng phân tích. CIA muốn sử dụng hệ thống RV nhằm phân loại và tập trung vào một số chi tiết cụ thể để khẳng định sự tin cậy và hữu dụng của các thông tin đã thu thập được.
Hệ thống PK nghiên cứu sử dụng năng lượng sinh học để tác động đến các hệ thống máy tính, thiết bị điện tử như can thiệp vào hệ thống vũ khí quân sự, hệ thống điều khiển tên lửa, ra đa... Các thí nghiệm cho thấy việc sử dụng thành công các nhà ngoại cảm để can thiệp vào hệ thống thiết bị lượng tử, những máy phát sóng kỹ thuật số... Theo báo cáo, với hệ thống thiết bị càng tối tân, sự can thiệp của PK càng hiệu quả.
CIA đã sử dụng các công cụ như thôi miên thấu thị, phẫu thuật ngoại cảm để tiến hành nghiên cứu trên người. Thậm chí, để tăng hiệu quả chi phối con người, CIA còn sử dụng các loại thuốc phối hợp rất phức tạp mà sau này trở thành nguồn gốc của các loại ma túy tổng hợp như LSD, ketamine... Hơn nữa, CIA còn sử dụng phẫu thuật thùy não, cấy điện cực nhằm điều khiển con người một cách trực tiếp.
Trong cuốn sách nổi tiếng “The control of Candy John” liên quan đến người mẫu nổi tiếng Candy John, tác giả đã xem một cuốn băng hàng giờ đồng hồ của 2 vợ chồng người mẫu này có liên quan đến một chương trình có tính chất hệ thống nhằm tạo ra và thay thế nhân cách của con người.
Nếu như các nghiên cứu thành công, một kỷ nguyên mới của kỹ thuật quân sự sẽ ra đời. Nhưng trên thực tế, các kết quả thu được chưa đạt được như ý muốn của CIA. Ngược lại, các phương pháp tiến hành của CIA đã khiến nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới lên tiếng chỉ trích. Hơn nữa, sau những năm 70 học thuyết quân sự của Mỹ đã thay đổi, vì thế những chương trình tốn kém của CIA đã phải ngừng lại.
Tuy vậy, gần đây trên tờ U.S News&world Report đã đưa tin CIA vẫn tiếp tục sử dụng một số nhà ngoại cảm và các thiết bị hỗ trợ để nhằm khai thác lời khai của các đối tượng bị họ bắt giữ.
Những ứng dụng hòa bình
Điều khiển bộ não là ước mơ của con người. (Ảnh: SK & ĐS)
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn đang tìm hiểu công nghệ “tẩy não” nhưng với mục đích hòa bình hơn. Mới đây nhất, các nhà khoa học Đức đã trình làng một sản phẩm rất gần với khả năng đọc các ý nghĩ của con người. Thiết bị có tên máy điện não-vi tính (BBCI) hay còn gọi là “máy chữ ngoại cảm” có thể thực hiện các “đàm thoại trực tiếp” với con người. Nó sử dụng các bộ cảm biến để “đoán” xem con người nghĩ gì. Người sử dụng chỉ cần đội chiếc mũ có gắn những bộ cảm biến giống như máy đo điện não đồ (EEG) và được nối với máy tính. Các bộ cảm biến sẽ ghi nhận và phóng đại sóng não của người sử dụng chuyển dịch sang con trỏ, điều khiển nó dịch chuyển trên loạt ký tự trên màn hình và cho biết người sử dụng đang mong muốn điều gì.
Theo giới chuyên môn, BBCI sẽ mang lại cơ hội lớn cho các bệnh nhân bị liệt. Họ có thể biến suy nghĩ của mình thành các văn bản, hoặc các mệnh lệnh để điều khiển máy tính mà không cần đến sự hoạt động của chân tay. Công nghệ này cũng mang nhiều tiềm năng đưa vào sử dụng trong công nghệ giải trí, sáng tạo nhiều loại trò chơi video mới...
Các nhà khoa học Nhật Bản đã chế tạo ra loại cánh tay robot có khả năng đọc được ý nghĩ của con người và làm theo mệnh lệnh. Cánh tay robot này bắt chước sự chuyển động của cánh tay người dựa vào sự nhận dạng cộng hưởng từ trường trong tính năng thời gian thực (fMRI) của hoạt động não người. Sau một khoảng thời gian ngắn huấn luyện, máy tính có khả năng nhận dạng các hoạt động của não tương thích với từng dấu hiệu khác nhau và các lệnh này sẽ được đưa qua bộ phận điều khiển cánh tay robot. Một máy fMRI sẽ thăm dò các hoạt động trong não bằng cách kiểm tra lưu lượng máu tại các vùng khác nhau. Nó sử dụng từ trường kết hợp với xung tần số vô tuyến để thăm dò trạng thái từ của nguyên tử hydro trong phân tử nước của các mô thần kinh.
Ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác đang được phát triển như tivi điều khiển bằng ý nghĩ (Nhật Bản), xe lăn điều khiển bằng ý nghĩ (Hoa Kỳ), máy vi tính điều khiển bằng ý nghĩ... Và mới đây nhất là bộ sản phẩm Trò chơi điều khiển bằng ý nghĩ được Công ty Emotiv Systems đưa ra. Thiết bị điều khiển trò chơi bằng ý nghĩ mang tên Project Epoc, được thiết kế dựa trên hệ thống các cảm biến thu nhận các tín hiệu từ vỏ não. Sản phẩm này có sự đóng góp của 2 tác giả là người Việt Nam.
Cập nhật: 07/09/2007 Theo Sức Khỏe & Đời Sống

10 điều kỳ lạ của bộ não

  • 1 2 3 4 5 26
  • 6.227
Não là một trong những bộ phận phức tạp nhất trong cơ thể người, với nhiều bí ẩn có thể khiến con người kinh ngạc.

Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh cực nhanh

Xung thần kinh đến và rời khỏi não di chuyển với vận tốc khoảng 273km/h, tương đương với tốc độ một chiếc xe hơi thể thao công suất lớn. Vì vậy, cơ thể con người phản ứng gần như ngay lập tức với những tác động xung quanh.

Năng lượng hoạt động tương đương một bóng đèn 10W

Hình ảnh bóng đèn phát sáng thường được vẽ trên đầu ai đó khi họ nghĩ ra ý tưởng mới. Não tiêu thụ năng lượng như một bóng đèn nhỏ ngay cả khi chúng ta đang ngủ.

Khả năng lưu trữ thông tin lớn

Tế bào não con người có thể lưu trữ lượng thông tin lớn gấp năm lần cuốn Bách khoa toàn thư Britannica. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được dung lượng chính xác của não, nhưng ước tính từ 3 tới 1.000 terabyte. Trong khi đó, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh lưu trữ dữ liệu hơn 900 năm lịch sử khi chỉ chiếm 70 terabyte. Con số này cho thấy sức mạnh ghi nhớ ấn tượng của não.
10 điều kỳ lạ của bộ não
Não bộ là cơ quan phức tạp trong cơ thể người. (Ảnh: CBS News)

Nhu cầu cao về oxy

Bộ não chỉ chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể nhưng tiêu thụ 20% lượng oxy trong máu, nhiều hơn bất kỳ cơ quan nào khác. Do đó, nó rất dễ tổn thương nếu thiếu oxy.

Não hoạt động vào ban đêm nhiều hơn ban ngày

Nhiều người nghĩ rằng hoạt động di chuyển, tính toán phức tạp, làm việc và tương tác của con người vào ban ngày khiến bộ não hoạt nhiều hơn so với ban đêm. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Giới khoa học vẫn chưa thể giải thích hiện tượng trên, nhưng theo họ, nhờ hoạt động của não trong lúc ngủ mà con người có thể có những giấc mơ đẹp.

Người thông minh thường mơ nhiều

Theo giới nghiên cứu, người có chỉ số IQ càng cao thì giấc mơ xuất hiện trong lúc ngủ càng nhiều. Tuy nhiên, độ dài trung bình của giấc mơ thường chỉ kéo dài từ hai đến ba giây, quá ngắn để não có thể nhớ được.

Tế bào thần kinh phát triển suốt cuộc đời con người

Dù không hoạt động theo cách thức tương tự như các mô trong nhiều bộ phận khác của cơ thể, nhưng tế bào thần kinh vẫn có khả năng phát triển trong suốt cuộc đời con người. Phát hiện này mở ra hướng đi hoàn toàn mới trong nghiên cứu não bộ và các bệnh liên quan đến não.

Tốc độ truyền thông tin khác nhau

Không phải tất cả nơron thần kinh trong cơ thể đều giống nhau. Tốc độ truyền thông tin dọc theo các loại nơron thần kinh khác nhau này có thể chậm( khoảng 0,5m/s) hoặc nhanh (120m/s)

Bộ não không thể tự cảm nhận đau đớn

Não là trung tâm cảm nhận đau đớn khi chúng ta cắt vào tay hoặc bị bỏng. Tuy nhiên, não không thể tự cảm thấy đau khi bị tổn thương do không có thụ thể cảm nhận đau.

80% bộ não là nước

Bộ não không phải là một khối rắn chắc màu xám chúng ta thường thấy trên tivi. Các mô não rất mềm, màu hồng, giống như thạch, do chứa lượng nước lớn và máu bên trong.
Cập nhật: 12/12/2014 Theo Vnexpress, Vivid Times

Dùng nam châm điều khiển não bộ

  • 1 2 3 4 5
  • 499
Một nhóm nhà nghiên cứu ở Estonia tuyên bố họ có thể dùng nam châm tác động lên não của một người để khiến người này không thể nói dối.
Theo tờ Daily Mail, các nhà nghiên cứu Estonia phát hiện, khi cho nam châm can thiệp vào phía bên phải hoặc bên trái của vùng vỏ não trán trước lưng bên (Dorsolateral prefrontal cortex) ở ngay phía sau trán người, nó sẽ khiến bạn nói dối hoặc nói thật, phụ thuộc vào bên nhận kích thích. Khi hướng tác động của nam châm vào phần khác của bộ não - vùng thùy đỉnh, việc đưa ra quyết định của chủ thể không hề bị thay đổi.
Dùng nam châm tác động lên não có thể điều khiển được việc nói dối hay nói thật. (Ảnh: DailyMail)
Dùng nam châm tác động lên não có thể điều khiển được việc nói dối hay nói thật. (Ảnh: DailyMail)
"Lựa chọn tự nhiên về việc nói dối nhiều hơn hay ít hơn có thể chịu ảnh hưởng của kích thích vào não", các nhà nghiên cứu Inga Karton và Talis Bachmann viết trong báo cáo công bố trên tạp chí Behavioural Brain Research.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với 16 tình nguyện viên bằng cách trao cho họ những đĩa có màu khác nhau. Một nửa số đối tượng này nhận kích thích từ tính vào phía bên phải vùng vỏ não trán trước lưng bên, số còn lại nhận kích thích từ tính vào phía bên trái.
Những người tình nguyện được đề nghị lựa chọn nói dối hoặc nói thật về màu sắc của các đĩa phân phát trước đó. Kết quả cho thấy, những người nhận kích thích vào bên trái nói dối nhiều hơn, trong khi những người nhận kích thích bên phải tỏ ra trung thực hơn.
Năm ngoái, các nhà khoa học Mỹ từng phát hiện, nam châm cũng có thể được sử dụng để phá vỡ "la bàn đạo đức" của não. Vùng nằm ngay phía sau tai phải đã tăng hoạt động khi chúng ta nghĩ về những hành động sai lầm hoặc đúng đắn của người khác.
Trong một thí nghiệm khác thường, các nhà nghiên cứu Mỹ đã có thể sử dụng nam châm mạnh để gây rối khu vực này của não và làm cho chủ thể tạm thời ít tuân thủ các nguyên tắc đạo đức hơn. Nghiên cứu cho thấy, cảm nhận của chúng ta về cái đúng và cái sai không chỉ dựa trên nền tảng nuôi dưỡng, tôn giáo hay triết học mà còn phụ thuộc vào cấu trúc sinh học của bộ não chúng ta.
Cập nhật: 12/09/2011 Theo Vietnamnet

Con người hoạt động thế nào nếu chỉ còn nửa bộ não?

  • 1 2 3 4 5
  • 2.120
Bạn có tin không khi thiếu đi một nửa bộ não, bạn vẫn hoàn toàn có thể sống tốt.
Não bộ đảm nhiệm chức năng tối quan trọng, chi phối và lãnh đạo mọi hành động, suy nghĩ của chúng ta. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, nếu mất đi một phần của bộ não, chúng ta sẽ trở nên như thế nào chưa?
Câu trả lời là trong một số trường hợp, con người ta vẫn hoàn toàn khỏe mạnh mặc dù khuyết đi một khối lượng não bộ không nhỏ. Những lý giải khoa học dưới đây sẽ giúp bạn hiểu bản chất thật của loại chất xám này.
Trường hợp có thật về người phụ nữ bị khuyết một phần bộ não...
Có một sự thật là không ít người trong chúng ta hiện nay hoàn toàn chưa hiểu hay hiểu sai về cỗ máy đang hoạt động từng giây này.
Vào đầu năm 2014, các nhà nghiên cứu khá bất ngờ khi phát hiện trường hợp một người phụ nữ 24 tuổi ở Trung Quốc bị thiếu hoàn toàn phần tiểu não - cấu trúc đặc biệt nằm phía sau bộ não - chứa hầu hết tế bào não.
Con người hoạt động thế nào nếu chỉ còn nửa bộ não?
Đây không phải là trường hợp do bị tổn thương mà bẩm sinh, cô đã bị khuyết thiếu đi một phần não. Tuy nhiên, cô vẫn có cuộc sống bình thường như bao người khi vẫn đi học, tốt nghiệp, kết hôn, mang thai và có con. Vấn đề duy nhất mà cô gặp phải đó là phát âm hơi lắp bắp, không thực rõ ràng.
Việc phát hiện ra trường hợp này đã mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học khi đây được coi là một minh chứng rõ nét cho sự kỳ diệu, linh hoạt của não bộ.

...đến lý giải của khoa học

Một phần của bí ẩn này được các nhà khoa học lý giải là, chính bởi não có cấu trúc tương đối đàn hồi nên đã giúp thích nghi với mọi biến động đã trải qua.
Con người hoạt động thế nào nếu chỉ còn nửa bộ não?
Tuy nhiên, nhà thần kinh học Gerald Edelman - người dành 30 năm nghiên cứu về bí ẩn não bộ và đoạt giải Nobel về Y học lại đề cập tới một giả thuyết khác.
Theo ông, chức năng sinh học của não được hỗ trợ bởi rất nhiều cầu trúc vật lí nên khi có phần nào bị thiếu sót thì vẫn hoàn toàn có thể được bù đắp bởi những phần não khác.
Trên thực tế, rõ ràng là mỗi bộ não đều đảm đương một chức năng riêng biệt song chúng vẫn hỗ trợ lẫn nhau và sẵn sàng thay thế khi cần thiết.
Điều này lí giải tại sao các chuyên gia thần kinh học giàu kinh nghiệm lại tốn nhiều công sức để nghiên cứu chức năng của các vùng não đến vậy.
Con người hoạt động thế nào nếu chỉ còn nửa bộ não?
Nhà thần kinh học Gerald Edelman chia sẻ: "Nếu bạn cứ cố hiểu theo giả thuyết rằng mỗi bộ phận của não đảm đương một chức năng khác nhau thì bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi mớ bòng bong của chức năng và cấu trúc như đã đề cập ở trên.
Việc hỏi xem phần nào là quan trọng nhất của bộ não thật sự là ngớ ngẩn bởi chúng đều quan trọng như nhau. Ta có thể lấy ví dụ về bộ nhớ, các chức năng sinh học của bộ nhớ được đảm đương bởi nhiều phần khác nhau của não bộ".
Mặc dù tiểu não được xem là phần quan trọng nhất trong điều khiển hoạt động con người thì vẫn có một số bộ phận như hạch não và vỏ não đảm đương chức năng quan trọng không kém.
Con người hoạt động thế nào nếu chỉ còn nửa bộ não?
Nếu vô tình chạm mặt ai đó đã gặp trước kia, bạn có thể dần nhớ ra rằng người đó rất tốt, người đó làm điều gì khiến cho bạn cảm thấy họ tốt hay chỉ đơn giản là một cảm giác rằng họ tốt... Tất cả những hình thái này sẽ làm cho bạn tin tưởng người đó và đương nhiên chúng được thực hiện bởi rất nhiều vùng của não bộ khác nhau.
Edelman và đồng nghiệp Joseph Gally đã gọi hiện tượng này là “thứ tài sản sinh học rải rác hay một tổ hợp phức tạp” và đây là một cấu trúc hết sức tự nhiên.
Chính bởi não bộ vô cùng phức tạp nhưng lại chứa đựng nhiều điều lý thú nên hiện nay, các nhà khoa học vẫn miệt mài nghiên cứu về bộ phận đặc biệt này.
Cập nhật: 20/01/2015 Theo Trí Thức Trẻ, BBC, Livescience

Bộ não con người và những điều khoa học chưa thể giải thích (Phần I)

GL , Theo Trí Thức Trẻ 3 năm trước
Bình luận 0

Bộ não của con người – trung tâm thần kinh xử lý mọi hành động suy nghĩ của chúng ta tuy nhỏ bé (chỉ nặng khoảng 1,4 kg ở người trưởng thành ) nhưng lại vô cùng phức tạp.

Bộ não của con người – trung tâm thần kinh xử lý mọi hành động suy nghĩ của chúng ta tuy nhỏ bé (chỉ nặng khoảng 1,4 kg ở người trưởng thành ) nhưng lại rất phức tạp. Chúng ta đã có nhiều nghiên cứu từ giải phẫu đến phân tích tế bào, phỏng đoán … Tuy nhiên điều đó cũng không giúp chúng ta hiểu rõ được bộ não. Và mỗi bộ não lại có những đặc điểm khác nhau do hoàn cảnh môi trường tác động hay có sẵn từ khi ai đó sinh ra.
Bộ não con người và những điều khoa học chưa thể giải thích (Phần I)
Ngày nay, công nghệ khoa học phát triển đã giúp chúng ta ngày càng biết thêm về sự đặc biệt của bộ não. Ví dụ như bộ não của các thám tử, nhà thần kinh học có dường như sẽ năng động và hiệu quả hơn trong việc giải quyết các bí ẩn. Hay như người thuận tay trái có phần não phải với thiên hướng nghệ thuật hoạt động tốt hơn và ngược lại người thuận tay phải có xu hướng giỏi về tính logic hơn. Chúng ta đã biết nhiều điều, nhưng còn nhiều điều chúng ta không biết hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Genk điểm về một số vấn đề lớn nhất của bộ não con người mà khoa học cần nghiên cứu.
Bẩm sinh và sự nuôi dưỡng, điều gì có vai trò lớn hơn ?
Bộ não con người và những điều khoa học chưa thể giải thích (Phần I)
Những cặp song sinh là một món quà dành cho cha mẹ họ đồng thời cũng là đầu mối quan trọng giúp nhìn nhận rõ hơn trường hợp của bộ não trước tác động của việc nuôi dưỡng với những tố chất bẩm sinh tự nhiên.
Bình thường điều cơ bản nhất ảnh hưởng tới cả tính cách và ngoại hình con người chính là bộ gen. Đó là thứ chúng ta sẽ được nhận từ cha mẹ tổ tiên, được lưu truyền và cải thiện, tiến hóa trong từng thế hệ. Câu hỏi đặt ra ở đây là phải chăng chính bộ gen quy định mức độ thông minh của chúng ta ? Liệu rằng cuộc đời của chúng ta khi sinh ra đã được quyết định hay những yếu tố bên ngoài như cha mẹ, trường học, thần tượng … sẽ là thứ ảnh hưởng đến chúng ta nhiều hơn ? Cách tốt nhất để nghiên cứu chính là so sánh giữa các cặp song sinh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về các tác động của gen trên mọi thứ từ khả năng toán học đến khuynh hướng về một loại bệnh nào đó. Những cặp song sinh trong lễ hội Twinsburg tại Ohio hàng năm thường là nguồn tư liệu dành cho những nghiên cứu này.
Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp tách các cặp song sinh để kiểm tra tác động của việc nuôi dưỡng. Tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có một cặp được tách riêng biệt từ trong trứng cho tới tuổi trưởng thành và kết quả sẽ chỉ có vào khoảng năm 2066. Trong những thời gian năm 1960, 1970 và 1980, bác sĩ nghiên cứu về tâm thần trẻ em Peter Neubauer và nhà tâm lý học trẻ em Viola Bernard đã thực hiện một nghiên cứu trong đó có sử dụng các cặp anh em sinh đôi và sinh ba. Trong thử nghiệm này, các cặp được tách ra và đưa đi làm con nuôi tại New York cho dễ theo dõi và nghiên cứu cuộc sống của họ. Sau đó, cha mẹ nuôi của những đứa trẻ sẽ được yêu cầu phỏng vấn và đánh giá thường xuyên. Tuy nhiên nghiên cứu này lại không chuyên sâu hoàn toàn về sự ảnh hưởng của việc nuôi dưỡng và yếu tố bẩm sinh. Năm 1981, New York không cho phép tách các cặp sinh đôi ra nữa mà phải được nhận nuôi cùng một nơi. Kết quả của thời gian trước đó được niêm phong và giữ tại đại học Yale cho tới năm 2006.
Cuốn hồi ký "Identical Strangers” là câu chuyện của của Paula Bernstein và Elyse Schein – những người là một phần của nghiên cứu. Hai người này đã được đoàn tụ vào năm 35 tuổi. Trong quá trình viết cuốn sách, Bernstein và Schein đã thể hiện một phần nào đó kết quả nghiên cứu của Neubauer và Bernard. Không thể phủ nhận rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng, theo Bernstein nhận xét là ảnh hưởng tới khoảng 50%. Họ có cùng thói quen hay mút tay và cùng chuyên ngành trong thời gian học đại học. Về những vấn đề khác thì dường như họ là hai người xa lạ với hai cuộc sống riêng. Có thể là cho tới năm 2066 vấn đề này sẽ được hé lộ nhiều hơn, tuy nhiên để đạt được một kết quả hợp lý và rõ ràng thì chúng ta sẽ còn phải đợi một thời gian dài nữa.
Tại sao não lâm vào trạng thái rối loạn, dừng làm việc
Bộ não con người và những điều khoa học chưa thể giải thích (Phần I)
Với một số vụ án diễn ra trên màn bạc hoặc tiểu thuyết, đôi khi thám tử phải chạy đua với thời gian để nắm bắt được thủ phạm trước khi hắn gây ra chiến tích mới. Ở ngoài đời, việc khẩn cấp có tầm vóc tương đương như vậy có lẽ là việc tìm hiểu xem làm thế nào các tế bào não chết do các bệnh thần kinh thoái hóa. Hằng triệu cá nhân và gia đình trên thế giới đều có thể chứng minh cho chúng ta thấy rằng rối loạn hay chấn thương não là rất đáng sợ, hầu như cuối cùng đều sẽ dẫn tới tử vong. Một trong những lý do làm nó đáng sợ hơn các chấn thương ngoài da hay nhìn thấy khác là có những vấn đề chúng ta không hiểu nổi để mà tìm ra cách chữa trị. Tiêu biểu cho sự rối loạn không rõ nguyên nhân và tiến triển là bệnh Alzheimer – một chứng mất trí phổ biến nhất. Các manh mối cho thấy căn bệnh này có liên quan với các mảng và đám rối trong não, tuy nhiên người ta không biết rằng nó hiện diện ngay khi bắt đầu quá trình bệnh hay phát sinh như hệ quả của bệnh. Hiện tại vẫn không có tiến triển trong phương pháp chữa bệnh này.
Năm 1990, Tổng thống George H.W. Bush tuyên bố rằng thập kỉ cuối cùng của thế kỉ 20 sẽ được gọi là “Thập kỷ của não”. Công bố này đã thừa nhận những tiến bộ trong việc tìm hiểu hoạt động của não cũng như chỉ ra rằng còn quá nhiều điều về bộ não mà chúng ta phải nghiên cứu. Ngài tổng thống trích dẫn một số rối loạn thần kinh ông hy vọng sẽ được hiểu sâu hơn bao gồm bệnh Alzheimer, đột quỵ , tâm thần phân liệt, tự kỷ, bệnh Parkinson, bệnh Huntington và loạn dưỡng cơ.
Như chúng ta cũng đã thấy, chúng ta đã đi xa hơn 1 thập kỉ rất nhiều nhưng cho tới hiện tại khoa học và những nỗ lực vẫn không đủ để giải quyết được tất cả các bệnh liên quan đến não đã được đề cập tới. Để hiểu được lý do và cơ chế bệnh của bộ não, thật sự cần một bước đột phá lớn. Sau khi giải quyết được vấn đề bệnh, chúng ta cũng lại phải hiểu xem vì sao bộ não có thể xử lý được nhiều thứ cùng một lúc, chỉ đạo toàn bộ cơ thể. Có vẻ như con đường đang còn rất dài và gian nan.
Vấn đề trí nhớ - cơ chế nhớ và quên
Bộ não con người và những điều khoa học chưa thể giải thích (Phần I)
Vấn đề thứ ba được đề cập ở đây là về bộ nhớ của trí óc. Trong bộ phim "Eternal Sunshine của Spotless Mind” năm 2004, hai nhân vật chính do Kate Winslet và Jim Carey đảm nhận đã trải qua một quá trình để xóa đi mọi ký ức về mối quan hệ giữa họ. Và nó đã trở thành một cuộc chạy đua khi nhân vật của Jim Carey không muốn điều đó nữa và tim mọi cách bảo vệ những kỉ niệm về người kia bằng cách giấu chúng trong những kỉ niệm không liên quan. Tất nhiên đó chỉ là một bộ phim giả tưởng và trong thực tế thì các nhà khoa học còn chưa chắc chắn được việc trí nhớ hình thành như thế nào, làm thế nào ta nhớ được và làm thế nào ta quên. Bộ não của chúng ta có thể nhớ được mọi thứ nhưng không đủ chỗ nên chỉ lưu giữ một số thông tin nhất định còn một số thì cất sâu khi không hiển thị. Tuy nhiên bộ não chọn gì để cất đi, khi chúng ta cần những thông tin bị cất đó thì làm thế nào để nó quay trở lại ?
Các nhà khoa học đã có thể xác định được nơi (thuộc bộ não) một số loại trí nhớ được lưu trữ. Họ cũng đã phát hiện tế bào thần kinh và khớp thần kinh được tăng cường khi lưu trữ ký ức. Nhưng họ không rõ làm cách nào các ký ức đi vào bộ nhớ hoặc làm cách nào để quên đi 1 ký ức. Tháng 9 năm 2008, trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các tế bào thần kinh hoạt động trong quá trinh gợi nhớ cũng là những tế bào thực hiện việc ghi nhớ kí ức khi một sự việc xảy ra. Vì vậy khi bạn hồi tưởng lại kỉ niệm cũ thì não bộ đang làm lại chính xác những gì nó đã làm khi bạn ghi nhớ lần đầu tiên.
Và với một sự kiện chưa hề xảy ra thì sao ? Đó là một vấn đề như kiểu sự đánh lừa não rằng nó đã xảy ra bằng cách tổng hợp các thông tin bên ngoài và biến nó thành một ký ức ảo. Ví dụ ngày 07 tháng 7 năm 2005, London đã bị đánh bom. Một nghiên cứu dõi thấy rằng 4 trong số 10 người dường như có ký ức sai lầm về sự kiện này khi tuyên bố đã nhìn thấy một đoạn phim truyền hình không tồn tại (tức là đoạn phim này không hề được phát trên TV nhưng sau khi xem và được hỏi họ nhớ rằng mình chắc chắn đã xem đoạn phim đó). Nhìn chung đây là một vấn đề tương đối rối rắm và vẫn đang trong thời kì nghiên cứu, mọi kết quả ban đầu chỉ ở mức tương đối.
(Còn tiếp ...)

Bộ não con người và những điều khoa học chưa thể lý giải (Phần II)

GL , Theo Trí Thức Trẻ 3 năm trước
Bình luận 0

Sự liên hệ của bộ não với giấc ngủ, giấc mơ và nhận thức là những điều khoa học vẫn chưa tìm ra được lời giải.

Trong phần 1 lần trước chúng ta đã đề cập tới yếu tố di truyền và ngoại cảnh tác động tới bộ não, bí ẩn về bệnh não và thắc mắc vì sao não ghi nhớ được mọi thứ. Tiếp theo đây chúng ta sẽ xem xem liệu bộ não còn những điều bí ẩn mạnh mẽ nào nữa và thách thức cho chúng ta là gì.
Giấc ngủ và giấc mơ
Bộ não con người và những điều khoa học chưa thể lý giải (Phần II)
Con người chúng ta đi ngủ không ai là chưa từng mơ, có thể đó là những giấc mơ ngọt ngào hoặc những ác mộng. Đây là những trải nghiệm, những ảo tưởng trong trí óc khi ngủ. Hiện tượng mơ không chỉ xảy ra với con người mà cũng có thể xảy ra ở các động vật có vú và một số loài chim. Tuy nhiên khi nói đến giấc mơ chúng ta thường chỉ đề cập đến hiện tượng này ở con người. Các sự việc trong giấc mơ thường không thể xảy ra được hoặc không giống với thực tế, chúng thường nằm ngoài sự điều khiển của người mơ.
Ngoại trừ trường hợp giấc mơ sáng suốt, trong đó người nằm mơ nhận ra rằng họ đang nằm mơ, đôi khi có thể làm thay đổi thực tại giấc mơ của họ. Những người nằm mơ có thể trải qua những cảm xúc mãnh liệt khi đang mơ, và điều này có thể tạo cảm hứng cho âm nhạc. Tuy nhiên cho tới giờ lý do vì sao chúng ta mơ, giấc mơ được những yếu tố nào tạo thành, vì sao trẻ em sơ sinh cần ngủ rất nhiều vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp thích đáng và mọi điều chúng ta biết hầu như chỉ dựa vào phỏng đoán.
Bộ não con người và những điều khoa học chưa thể lý giải (Phần II)
Việc ngủ và ngủ đủ với chúng ta là rất quan trọng. Các nhà khoa học cho rằng việc ngủ đủ không chỉ giúp con người đảm bảo được đồng hồ sinh lý, sức khỏe mà còn là một yếu tố phục vụ lợi ích tiến hóa. Trong giấc ngủ, con người thường mơ một đến hai giờ và có thể có bốn đến bảy giấc mơ mỗi đêm. Mọi người đều mơ nhưng chỉ một số người nhớ được giấc mơ của họ, hoặc nhớ nhưng chỉ trong khoảng 30 phút đầu sau khi ngủ dậy.
Cũng có suy nghĩ cho rằng giấc ngủ dài trong thời đại bây giờ là làm tốn thời gian (trung bình 1/3 thời gian sống của con người). Cũng có giả thuyết cho rằng trong khi chúng ta ngủ, bộ não được thực hành và tập dượt để giải quyết vấn đề trước khi hành động trong thế giới thực. Có vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiến thức con người học tập ban ngày sẽ được củng cố hơn nhờ giấc ngủ.
Một số các nghiên cứu này có thể có những tác động tới sinh viên. Một nhà khoa học đã tuyên bố rằng sẽ tốt hơn cho sinh viên nếu họ đọc, nghiên cứu thông tin cho tới khi mệt nhoài và đi ngủ so với việc thức trắng cả đêm. Một số trường đã thay đổi thời gian học để học sinh trung học có thể có thời gian ngủ nhiều hơn một chút, sau khi tỉnh dậy chúng ta thường sẽ minh mẫn và tiếp thu kiến thức tốt hơn (nguồn : Boyce, Brink).
Bộ não con người và những điều khoa học chưa thể lý giải (Phần II)
Một số nhà khoa học thì cho rằng giấc mơ có tác động một chiều đối với chu trình của giấc ngủ. Những giấc mơ thường xảy ra trong giai đoạn "Mắt đảo nhanh" (Rapid Eye Movement, REM) khi ngủ. Giai đoạn này đóng một số chức năng quan trọng: Thư giãn một phần của não bộ (vì một số khu vực hoạt động trong khi một số khác thì không) và bổ sung thêm một số chất hóa học quan trọng cho não như các chất dẫn truyền thần kinh. Điều này khiến nhiều học giả cho rằng giấc mơ là điều bình thường mỗi khi người ta chìm vào giai đoạn REM. Trạng thái mơ trong giai đoạn REM đã được phát hiện vào năm 1951 và được mô tả như một “lục địa mới trong não”. Và cho dù rất cố gắng những chúng ta vẫn chưa khai thác được hết các bí ẩn xung quanh giai đoạn thú vị này. Ngoài ra, tác động của giấc mơ xấu (ác mộng) liệu có làm ảnh hưởng tiêu cực đến bộ não hoặc làm tổn thương các tế bào hơn cũng là những câu hỏi được đặt ra cần giải quyết.
Các câu hỏi hóc búa xung quanh ý thức
Bộ não con người và những điều khoa học chưa thể lý giải (Phần II)
Bộ não là cơ quan thần kinh trung ương của chúng ta. Rõ ràng đây cũng là cơ quan giúp hình hành, thu nhận và điều khiển ý thức của con người. Thực sự thì đây là một vấn đề tưởng như rất dễ hiểu nhưng về mặt khoa học thì nó lại là một bí ẩn và thách thức lớn. Ý thức liệu chỉ hình thành vào điều khiển do hoạt động của tế bào não bộ hay còn liên quan tới yếu tố tâm linh như linh hồn chẳng hạn. Bản thân khía cạnh tâm linh lại luôn là khúc mắc gây tranh cãi trong giới khoa học và cả giữa những người bình thường. Ý thức được quan niệm và tìm hiểu bởi hai trường phái chính là khoa học và triết học.
Trong một thời gian dài, việc nghiên cứu về ý thực không được coi trọng trong nghiên cứu khoa học bởi ranh giới giữa khoa học và triết học của nó khá mong manh và người ta cũng không biết bắt đầu từ đâu. Ý thức rõ ràng là một cái gì đó mang tinh chất rất chủ quan và làm cách nào để nghiên cứu khoa học một thức như vậy ? Làm thế nào mà cảm xúc của một người trở thành một thứ gì đó có thể cân đo, định lượng. Nhưng trong thời hiện đại này, khoa học đã không còn là giới hạn và người ta đang nỗ lực tìm hiểu điều gì xảy ra với ý thức và sự liên kết của nó với hoạt động của bộ não.
Quan niệm thường là ý thức được tạo ra nhờ quá trình hoạt động giao tiếp giữa mọi người  bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, tự nhận thức, tự đánh giá ,phân tích hành vi của mình. Những yếu tố đó phản ánh lên não và não sẽ xử lý thông tin đó chứ không phải não tạo ra ý thức như một hình thức tạo ra vật chất. Hiện tại các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng về những tác động vật lý, hóa học lên não liệu có thể ảnh hưởng tới ý thức hay không.
Với công nghệ ngày nay, họ đã có thể chụp cắt từng phần của não bộ, xem xét các hình ảnh để thấy được những tác động. Tuy nhiên những thứ đó chỉ phản ánh được kết quả sau tác động còn về quá trình phát sinh thì lại không hề có manh mối nào. Họ cho rằng những thứ tạo nên ý thức có thể được rải rác khắp não bộ. Các bộ phận khác nhau trong não chịu trách nhiệm về các phần khác nhau nên nếu ý thức được tạo ra bởi não thì chắc chắn không phải phần riêng biệt nào đó có chức năng tạo ra nó. Nhìn chung, về cách các não bộ làm việc thì chúng ta có cả tấn bí ẩn nữa cần tìm hiểu.
Các nhà khoa học cũng nỗ lực tìm hiểu mối quan hệ giữa ý thức và vô thức. Có một số điều như thở và duy trì một nhịp tim bình thường là những điều chúng ta thường không nghĩ tới mà nó cứ hoạt động như một điều dĩ nhiên. Máu chảy trong cơ thể cũng như vậy, rõ ràng những hoạt động sinh lý bình thường như thế xảy ra một cách rất dĩ nhiên và nếu chẳng may nó không bình thường nữa thì chúng ta mới có nhận thức và suy nghĩ về những dấu hiệu đó. Một nghiên cứu gần đây sử dụng máy quét não đã dự đoán được rằng một người có khả năng sẽ hành động trước 7 giây trước khi nhận thức được hoàn toàn quyết định của mình.
Ýthức của chúng ta trong trường hợp này có thể chỉ là một ảo tưởng hoặc một kết quả đến sau của hành động. Đó có thể là điều tương tự như ý chí ăn nhập với hành động. Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng thử nghiệm này chỉ đúng trong những trường hợp đơn giản như phản ứng tức thời, trong những trường hợp phức tạp hơn thì chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu sâu cả. Nói chung, đây là một vấn đề đầy phức tạp và có lẽ cần sự kết hợp của nhiều lĩnh vực để giải quyết.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét