Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC 43 (Ninh Thuận)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bản đồ của Ninh Thuận
  
Kết quả hình ảnh cho (Ninh Thuận

                                                                   Du lịch Ninh Thuận

                                                    Những bài hát hay về Ninh Thuận

Ninh Thuận
Tỉnh của Việt Nam
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Wikipedia
Diện tích: 1.297 mi²
Dân số: 587.400 (1 thg 7, 2013)
Trường đại học: Đại học Thủy Lợi, Phan Rang-Tháp Chàm
 
                                                             Tiềm năng Ninh Thuận

                                                          NINH THUẬN QUÊ MÌNH



7 thắng cảnh hút khách của Ninh Thuận


Tháp Chăm Po Klong Garai, làng gốm Bàu Trúc, vịnh Vĩnh Hy... là những địa danh chân mà mọi du khách đều muốn ghé thăm khi đến vùng đất "nắng như rang, gió như phan".
kingdomofcactus
1. Vịnh Vĩnh Hy thuộc thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, cách TP Phan Rang 42 km. Đây là một trong những vịnh được đánh giá đẹp nhất Việt Nam. Các hoạt động nên có ở vịnh là đi thuyền đáy kính ngắm san hô, tham quan nhà bè, thưởng thức hải sản. Ảnh: Kingdomofcactus.
7 thang canh hut khach cua Ninh Thuan hinh anh 1
Bạn cũng đừng quên kết hợp tham quan suối Lồ Ồ, bãi Bà Điên, Cà Tiên, bãi Cốc, bãi Hời, bãi Thùng, bãi Lớn, mũi Đá Vách... Ảnh: Nguyenle's.
A3bg: Vincedang.
2. Bãi biển Ninh Chữ thuộc xã Văn Hải, TP Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Biển Ninh Chữ xanh, nước trong, cát trắng. Ảnh: Vincedang.
7 thang canh hut khach cua Ninh Thuan hinh anh 2
Ngoài tắm biển, thưởng thức hải sản, ăn vặt ở khu chợ chiều, ngắm bình minh hay hoàng hôn được xem là trải nghiệm nhất định phải có của du khách tại bãi biển này.  Ảnh:Vincedang.
Ảnh: Phạm Hoàng Hải.
3. Bãi biển Cà Ná dài khoảng 3 km thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, cách TP Phan Rang 32 km. Ảnh: Phạm Hoàng Hải.
Ảnh: Phạm Hoàng Hải.
Biển Cà Ná tuyệt đẹp với mặt nước xanh nối liền bầu trời, triền cát trắng, các tảng đá lớn nhỏ rải rác từ trên bờ đến dưới biển.  Ảnh:Phạm Hoàng Hải.
7 thang canh hut khach cua Ninh Thuan hinh anh 3
4. Tháp Poklong Garai nằm trên đường Bác Ái, TP Phan Rang. Quần thể này gồm tháp chính, tháp cổng, tháp phụ và tường gạch được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 thờ vua Po Klaong Garai (1151-1205). Ảnh: Inrajaya. 
7 thang canh hut khach cua Ninh Thuan hinh anh 4
Tháp còn khá nguyên vẹn và hiện là nơi hành hương của đồng bào Chăm vào dịp lễ hội Katê tháng 10 hàng năm. Lưu ý tháp tọa lạc trên đồi cao, nắng nóng, vì thế bạn nên ghé tháp trước 8h hay 16h. Ảnh: Tamngu. 
www.citypassguide
5. Làng nghề gốm Bàu Trúc thuộc khu phố 7, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách TP Phan Rang 10 km. Đây là làng gốm lâu đời nhất Đông Nam Á. Ảnh: Citypassguide.
Ảnh: cinet
Làng có truyền thống truyền nghề cho nữ, không truyền cho nam. Ghé làng gốm, bạn sẽ được xem thợ tạo đường nét cho gốm bằng các vật dụng đơn giản, mua sản phẩm về làm quà... Ảnh: Cinet.
wildtussah
6. Làng dệt Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách TP Phan Rang 10 km. Với truyền thống truyền nghề cho nữ, nơi đây phản ánh đậm nét chế độ mẫu hệ của người Chăm. Ảnh: Wildtussah.
wildtussah
Đến đây, bạn sẽ không rời mắt khỏi những khung cửi đầy màu sắc, những tiếng lách cách vui tai. Đừng quên chọn mua túi xách, quần áo, ba lô, cà vạt, ví... về làm quà cho bạn bè, người thân. Ảnh: Wildtussah.
7-themes.
7. Vườn nho Thái An thuộc thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, cách TP Phan Rang 30 km. Ảnh: 7-themes.
7 thang canh hut khach cua Ninh Thuan hinh anh 5
Đến đây, bạn có thể tìm hiểu cách trồng nho, cách hái, phương pháp chế biến các loại đặc sản hay ủ rượu. Ảnh: Theitalianwinelist.

An Huỳnh
 
Hang Rái Ninh Thuận
 

                                          Đến Ninh Thuận thưởng thức bánh căn, bánh xèo



5 điểm đến số một của du lịch Ninh Thuận

Trịnh Lâm | 14:41 25/03/2016

Du lịch Ninh Thuận, một vùng đất đầy nắng và gió, với nhiều điểm đến tuyệt đẹp khiến cho du khách phải ngỡ ngàng. Mùa hè 2016, đừng quên lựa chọn địa danh này cho hành trình khám phá của mình nhé!

5 điểm đến số một của du lịch Ninh Thuận

Hang Rái, Ninh Thuận
Từ thành phố Phan Rang (Ninh Thuận) đi theo tuyến đường biển Ninh Chữ đến cầu Tri Thủy, rẽ phải và men theo tỉnh lộ 702 khoảng 35 km về phía Đông Bắc Ninh Thuận, bạn sẽ đến với Hang Rái ở thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.
Bãi Hang Rái đang được “đánh thức” khi ngày càng nhiều du khách nhất định dừng chân tại đây trong hành trình du lịch Ninh Thuận. Đặc biệt vào mùa biển động từ tháng 11 đến tháng 3 là thời điểm lý tưởng để tham quan và là cơ hội tốt để khai thác các bức ảnh độc và đẹp về sóng biển, về những lớp rêu phủ xanh mướt trên rặng san hô cổ.
Rêu xanh phủ trên các bãi đá san hô cổ tạo nên cảnh tượng thật đẹp. Ảnh: Duy Nguyễn.
Rêu xanh phủ trên các bãi đá san hô cổ tạo nên cảnh tượng thật đẹp. Ảnh: Duy Nguyễn.
Hang Rái là nơi các nhiếp ảnh gia tha hồ sáng tác. Ảnh: Lê Minh Ngọc
Hang Rái là nơi các nhiếp ảnh gia tha hồ sáng tác. Ảnh: Lê Minh Ngọc
Ngắm hình ảnh đầy vẻ ma mị, kỳ bí của rêu và sóng hòa quyện ở Hang Rái, bạn sẽ phải không ngớt trầm trồ trước tuyệt tác của thiên nhiên. Các mảng rêu mọc đầy trên san hô hiện ra dưới làn nước trong vắt, nhìn từ xa như những tảng ngọc xanh khổng lồ vô cùng độc đáo.
Vịnh Vĩnh Hy
Men theo tỉnh lộ 702, bạn sẽ băng qua những đoạn đường đèo ngoạn mục và nên thơ, những con đường đưa bạn đến sát biển tưởng chừng như với tay là tới sóng biển dạt dào, nhưng đôi lúc lại dẫn bạn vào sâu sát vách đá, núi non trùng điệp và chốc lát bạn lại sung sướng khi nhìn thấy những làng mạc ven triền núi, những cánh đồng muối trắng xóa… Vĩnh Hy hiện ra như một bức tranh thủy mặc, đưa bạn vào tầm ngắm và quyến rũ bạn từ phương xa.
Vịnh Vĩnh Hy nhìn từ trên cao. Ảnh: Tiểu Duy
Vịnh Vĩnh Hy nhìn từ trên cao. Ảnh: Tiểu Duy
Mùa hè là thời điểm thích hợp tổ chức các chuyến đi tới vịnh Vĩnh Hy.Ảnh:Nguyễn Đình Thành
Mùa hè là thời điểm thích hợp tổ chức các chuyến đi tới vịnh Vĩnh Hy. Ảnh:Nguyễn Đình Thành
Đến với Vĩnh Hy, ngoài việc đi thuyền đáy kính khám phá san hô, du khách có thể tung tăng, đắm mình trên bãi tắm Bà Điên, lặn biển, thưởng thức hải sản tươi ngon tại các nhà bè hoặc trải nghiệm môn thể thao mạo hiểm như lướt sóng.
Biển Ninh Chữ
Bãi biển Ninh Chữ thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Khánh Hải, tỉnh Ninh Thuận, nổi tiếng là một trong những bãi biển và bãi tắm đẹp nhất, hoang sơ nhất ở miền Trung vì có thắng cảnh đẹp và là khu du lịch tiềm năng, thu hút khách thập phương đến tham quan, thưởng lãm và giải trí. Bãi biển Ninh Chữ có chiều dài 10km, bờ biển bằng phẳng hình vòng cung, nước biển Ninh Chữ trong xanh, cát trắng mịn, không khí trong lành, quanh năm sóng vỗ rì rào… rất thích hợp cho các hoạt động du lịch như tắm biển, lướt ván, câu cá, du thuyền, leo núi,…
Hoàng hôn trên biển Ninh Chữ. Ảnh: Dailytravelvietnam.
Hoàng hôn trên biển Ninh Chữ. Ảnh: Dailytravelvietnam.
Biển Ninh Chữ rất thích hợp cho môn thể thao lướt ván diều. Ảnh: Thiện Nhân
Biển Ninh Chữ rất thích hợp cho môn thể thao lướt ván diều. Ảnh: Thiện Nhân
Di tích tháp Po Klong Garai
Tháp Poklong Garai nằm trên đường Bác Ái, thành phố Phan Rang là một quần thể bao gồm tháp chính, tháp cổng, tháp phụ và tường gạch. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII trong vương triều vua Simhavarman III (Chế Mân) thờ vua Po Klaong Garai (1151 – 1205).
Tháp Po Klong Garai nằm trên ngọn đồi Trầu, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Ảnh: Bảo Nghi
Tháp Po Klong Garai nằm trên ngọn đồi Trầu, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Ảnh: Bảo Nghi
Tháp Cổng cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi, tĩnh tâm trước khi vào tháp Chính.Ảnh: Bảo Nghi
Tháp Cổng cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi, tĩnh tâm trước khi vào tháp Chính.Ảnh: Bảo Nghi
Nét đặc trưng của Po Klong Garai là tháp còn nguyên vẹn và là cụm tháp đẹp nhất trong những tháp Chăm còn tồn tại đến nay. Đây là nơi hành hương của đồng bào Chăm vào dịp lễ hội Katê tháng 10 hàng năm.
Cách quốc lộ 27 khoảng 300 m, tháp Po Klong Garai nằm ở vị trí rất thuận tiện cho khách du lịch đến tham quan và trở thành địa điểm tham quan được biết đến nhiều nhất hiện nay của du lịch Ninh Thuận.
Biển Bình Tiên
Bãi biển Bình Tiên nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 30 km theo hướng Nam – Bắc và cách thành phố Nha Trang 70 km theo hướng Bắc – Nam. Xuất phát từ Phan Rang men theo quốc lộ 1A đến km số 1.525, du khách sẽ thấy một con đường nhựa nhỏ chạy vào khoảng 10 km, bãi biển Bình Tiên sẽ lộ ngay trước mặt du khách với vẻ hoang sơ, bình yên và tĩnh lặng.
Con đường đèo dốc uốn lượn dọc bãi biển Bình Tiên. Ảnh: Mai Huu Hanh
Con đường đèo dốc uốn lượn dọc bãi biển Bình Tiên. Ảnh: Mai Huu Hanh
Con đường ven biển tuyệt đẹp nối liền Bình Tiên – Vĩnh Hy. Ảnh: FB Biển Bình Tiên
Con đường ven biển tuyệt đẹp nối liền Bình Tiên – Vĩnh Hy. Ảnh: FB Biển Bình Tiên
Biển Bình Tiên nhìn từ mũi Cà Tiên. Ảnh: FB Biển Bình Tiên
Biển Bình Tiên nhìn từ mũi Cà Tiên. Ảnh: FB Biển Bình Tiên
Nằm trong một vòng cung du lịch gồm vịnh Vĩnh Hy, vườn quốc gia Núi Chúa, biển Bình Tiên, du khách sẽ thỏa lòng trải nghiệm những cung bậc khám phá thú vị khi đến đây. Dọc con đường đi biển Bình Tiên là những con đường đèo dốc uốn lượn, qua những con suối, hai bên đường mòn là mảng cây xanh với những mỏm đá làm cho du khách như bước vào thế giới kỳ ảo của thiên nhiên.
Cắm trại qua đêm ngay trên bãi biển là một trải nghiệm vô cùng thú vị – Ảnh: phuot
Cắm trại qua đêm ngay trên bãi biển là một trải nghiệm vô cùng thú vị – Ảnh: phuot
Theo Tiểu Lam

                                                       Đến với biển Ninh Thuận

Tháp Pô Rômê được xây dựng vào thế kỷ XVII, cách quốc lộ 1 ba km về phía Tây Nam. Tháp thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây được coi là một bản sao không hoàn hảo của tháp Pô Klông Girai. Công trình là một tổng thể gồm hai tháp: Tháp chính thờ vua Pô Rômê (1627- 1651), một trong những vị vua được người Chăm hóa thần, có công phát triển nông nghiệp, thủy lợi ở vùng Panduranga và tháp phụ thờ hoàng hậu Bia Thanh Chanh. Tháp xây trên đồi Bolcho gần làng Hậu Sanh (Play Thor).
Dưới chân đồi có một khe nước chảy qua, bao quanh đồi là những cánh đồng lúa trông rất ngoạn mục.
Tháp Pô Rômê xây còn đơn sơ, kém kỹ thuật so với tháp Pô Klông Girai hay Pônagar. Mặc dù không trang nhã và tinh tế như các tháp cổ hơn nhưng tháp Pô Rômê vẫn là một kiến trúc bằng gạch bề thế, hùng tráng của người Chăm, có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc, là một trong rất ít tháp còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Cửa ra vào tháp chính ngoảnh về hướng Đông. Phía trước tháp trước kia có một cái nhà làm bằng gỗ mái lợp tranh để bà con tụ họp nghỉ ngơi làm tế lễ trong những ngày khánh tiết. Từ lâu nhà này đã không còn nữa. Ngoài tháp chính còn có một tháp nhỏ ở phía Nam xây cũng rất sơ sài. Tháp này đã bi sụp đổ không còn dấu vết. Ngoài hai tháp trên còn có hai miếu nhỏ. Một ở phía Tây Nam của tháp chính thờ tượng hoàng hậu Bia Thanh Chanh, một ở phía Đông Bắc, bên trong có để một cái bia hình vuông, miếu này hiện không còn. Dưới đồi tháp có tượng hai con sư tử, người Chăm gọi là Rác đã bị rơi xuống khe suối vỡ nát.
Tháp Pô Rômê có 3 tầng  mái tuân theo mẫu cổ, mỗi tầng có 4 tháp góc, trên đỉnh mỗi tháp góc có trang trí búp sen bằng đá và hình ngọn lửa trang trí ở 4 góc. Trong mỗi hốc giả là hình ảnh một vị thần đang ngồi chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Mỗi tầng có 4 vị thần trấn giữ. Thần nào rớt xuống thì nhân dân làm miếu thờ và đặt tên riêng . Tượng xây trong miếu năm 1962 đã bị đổ là tượng của một vị thần bị rớt. Bên góc lối đi vào tháp có tượng thần bò Nandin được tạc từ một phiến đá xanh đen. Tháp cao khoảng 8m, cạnh đáy rộng gần 8m, bên trong thân tháp có tượng vua Pô Rômê được thờ cúng cao khoảng 1,2m. Ngoài tượng vua, còn có một tượng bán thân nữ mà người Chăm gọi là tượng hoàng hậu Bia Thanh Chanh cao khoảng 0,75m, còn bên ngoài tháp là tượng bà hoàng hậu Bia Thanh Chih.
Trong năm 1992, Nhà nước đã bỏ ra một phần kinh phí đầu tư, trùng tu gia cố lại, do đó tháp Pô Rômê nay rất khoáng đạt, tao nhã, thể hiện nét tôn nghiêm ám màu cổ kính. Hằng năm vào đầu tháng 7 Chăm lịch, khoảng tháng 10 âm lịch, đồng bào Chăm ở các xã lân cận tháp như Mỹ Nghiệp, Hậu Sanh, Hữu Đức, Vụ Bổn, Bàu trúc và một số địa phương Hồi giáo trong tỉnh như An Nhơn, Phước Nhơn,Văn Lâm, Lương Tri đều có mang lễ vật, mâm quả lên tháp cúng tạ ơn ngài, cầu khẩn linh hiển ngài phù hộ và tổ chức văn nghệ mừng tết Katê dân tộc. Tháp đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chăm cấp quốc gia vào ngày 31/08/1992.
Thanh Phương
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Ninh Thuận  
Bác Ái là một huyện vùng cao của tỉnh Ninh Thuận, đa số người dân tộc Raglai sinh sống, với 9 đơn vị hành chính xã, 57 thôn, kinh tế phát triển chủ yếu là tự cung, tự cấp, tỉ lệ hộ đói nghèo 40,52% cao nhất tỉnh, 9 xã nhận trợ cấp từ chính phủ, về dân trí còn thấp. Trong kháng chiến, đồng bào đã một lòng một dạ theo Đảng làm cách mạng, với bề dày truyền thống văn hóa văn hóa dân tộc và cách mạng. Vùng Bác Ái nổi tiếng với những huyền thoại của thời đại Hồ Chí Minh và di sản văn hóa dân tộc. Nơi đây, mỗi tên làng, tên núi, tên sông, ngọn cỏ, cành cây cũng ghi dấu tích một thời oai hùng của đồng bào dân tộc Raglai, đó là trận đánh đồn Tà lú – Maty (30/8/1960) đã quét sạch bóng quân thù, Bác Aí đã trở thành căn cứ địa bất khả xâm phạm và là huyện đầu tiên ở miền Nam được giải phóng.
Núi Tà Năng nơi đây có rất nhiều hang động và là nơi đóng quân của các cơ quan Tỉnh Uỷ Ninh Thuận, mà trong số đó nổi tiếng có hang 403, đèo Ya Túc, thắng cảnh núi Bà Thầy, sông Trương… Nếu có điều kiện kinh tế phát triển, quy hoạch các tuyến du lịch từ các tháp Chăm, đèo Ngoạn Mục, núi Tà Năng thì thật là thú vị.
Khi nhắc đến truyền thống đấu tranh cách mạng của Raglai, chúng ta không thể nào không nhắc đến những chiến công hiển hách của anh hùng Pinăng Tắc, chiến công của ông là niềm tự hào của đồng bào Raglai, đó là chiến công phá trại tập trung Bà Râu giải thoát 3.000 dân và khu tập trung Đồng Mé được 1.500 người dân Bác Ái về núi lập chiến khu chống giặc. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, Mỹ Diệm đem máy chém đi khắp miền Nam để đàn áp phong trào cách mạng của ta, bọn giặc ở Phan Rang đã huy động gần một tiểu đoàn càn quét vào chiến khu Bác Ái để hòng tập trung đồng bào trở lại ấp chiến lược và tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta tại chiến khu. Nắm rõ âm mưu của địch, anh hùng Pinăng Tắc đã dẫn đường cho đồng bào vượt rừng Chà Panh, Tà Lọt, Sa vin (Phước Hòa) lên Hành N’ Rạc, Ya É (Phước Bình) để bảo toàn lực lượng và lập căn cứ tiếp tế cho phong trào cách mạng của huyện nhà. Tại đèo Gia Túc, anh hùng Pi năng Tắc đã chỉ huy một trung đội du kích xây dựng trận địa phục kích địch bằng bẫy đá, cung tên. Do đèo dốc hiểm trở, chỉ có một con đường độc đạo, bên dưới là khu vực sâu con sông Trương bao quanh, với lợi thế ông đã cùng trung đội du kích tiêu diệt hơn 160 tên địch, làm cho tiểu đoàn địch tan rã, bọn chúng khiếp sợ không dám càn quét vào chiến khu Bác Ái nữa.
Trận đánh của anh hùng Pinăng Tắc đã đi vào lịch sử chiến tranh của dân tộc Việt Nam bởi tính độc đáo của nó, tức là dùng vũ khí thô sơ của núi rừng để tiêu diệt giặc. Bẫy đá được ông dựng lưng đèo Ya Túc (Phước Bình) với cách bố trí lợi dụng triền dốc đứng, ông cho dựng 12 bẫy đá đón lõng địch kéo dài hơn 100m trên đèo. Cách dựng bẫy cũng thật độc đáo, ông dùng cây rừng làm trụ, trên đầu trụ ông cột dây rừng, mỗi bẫy có khoảng 3 - 4 trụ đó là các cây gỗ hoặc tre dài 2 - 4 m. Trên đó ông chất đầy đá hộc, mỗi bẫy đá như thế ông phân công 3 – 4 du kích cầm sẵn dao, rựa lọt vào ổ phục kích, được lệnh của ông tất cả các dây néo giữ bẫy đồng loạt chặt đứt, đá hộc to nhỏ từ độ cao 30m đồng loạt đổ xuống làm chết hơn 100 tên địch, số còn lại tháo chạy tán loạn sập hầm chông, bị du kích dùng ná tiêu diệt, cả tiểu đoàn địch tan rã.
Cùng với trận đánh lịch sử đó và chiến công xây dựng lực lượng du kích, ông được chính phủ Lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện nay tại địa điểm dựng bẫy đá Anh hùng Pinăng Tắc trên đèo Gia Túc (Phước Bình) đã được ghi bia chiến thắng và được quy hoạch, di tích bảo vệ nằm trong rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia.
Di tích bẫy đá Pinăng Tắc đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng quốc gia. Bẫy đá đã trở thành niềm tự hào và niềm kiêu hãnh của đồng bào Raglai Bác Ái nói riêng và của tỉnh Ninh Thuận nói chung.
Thanh Phương
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Ninh Thuận
 
                                                                    Biển Cà Ná
Núi Chà Bang cao hơn 430m, nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 15km về hướng tây nam, thuộc địa phận xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Và cũng ít ai biết rằng hàng năm người Chăm hành hương lên núi Chà Bang để làm lễ cúng Po Nai.
Theo truyền thuyết Po Nai là công chúa út của vua Porome, có sắc đẹp chim sa, cá lặn, do muốn tạo sự gần gũi với các tộc láng giềng nên vua Porome quyết định gã Po Nai cho chàng trai Raglay Po Kei Maw tài giỏi. Không chịu kết hôn, công chúa Po Nai bỏ lên núi tu hành, do quá yêu Po Nai nên Po Kei Maw quyết tâm đi tìm, qua bao tháng tìm kiếm không thành nên Po Kei Maw tức giận lấy nỏ thần bắn lên ngọn núi nơi công chúa trú ẩn, khiến ngọn núi nứt làm đôi, người Chăm gọi là núi “Cek Cambang”, có nghĩa là núi hình dáng như cây nạng. Còn người Việt đọc chệch từ chăm ra thành “Chà Bang”.

Po Nai được người Chăm thờ phụng trên núi Chà Bang với biểu tượng Linga – Yoni bằng đá đen. Và cứ vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, tại đây đều diễn ra lễ hội Po Na của người dân địa phương cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Tham dự lễ hội, du khách sẽ thưởng thức tất cả các nghi thức lễ hội đặc trưng: lễ làm phép tẩy uế thân thể, nghi thức thỉnh nước thánh, lễ tắm tượng và mặc lễ phục cho tượng Po Nai; các điệu múa dân giang, các nhạc cụ truyền thống: Gineng, kèn Saranai,… Múa hầu Po Nai là một phần rất quan trọng của lễ hội.

Núi Chà Bang, bên cạnh tham gia lễ hội Po Nai, bạn còn có thể ngắm nhìn cảnh đẹp hoang sơ kỳ vĩ rất linh thiên của vùng đất này.
Minh Trân
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Ninh Thuận

                       Món quà cá thu từ vịnh Vĩnh Hy, Ninh Thuận

Xét toàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay và trong bản đồ của tỉnh, địa danh Ô Cam, có khi gọi Ô Căm, Ô Câm chỉ còn lưu hành là sông Ô Căm, đập nước Ô Căm thuộc địa phận xã miền núi Phước Trung, huyện Bác Ái được người xưa khởi dựng, bồi đắp.
Thật vậy, theo Nhà báo Sơn Ngọc trong bài “Lễ tế sắc Po Klong Kachhat“ mô tả đồng bào Chăm Bà ni thôn Lương Tri tổ chức cúng tế Po Klong Kachhat thì hệ thống thủy lợi Ô Câm xuất phát từ việc ông Po Klong Kachhat có tài xây dựng hệ thống thủy lợi và kiến thiết ruộng đồng, được vua Po Klong Girai (1151 – 1205) trọng dụng. Po Klong Kachhat đã tổ chức đắp đập Ô Câm và hướng dẫn dân chúng đào mương dẫn nước từ xã Phước Trung về tưới cho đồng ruộng Chà Vum. Nhờ đó người dân địa phương có cuộc sống ấm no. Khi Po Klong Kachhat qua đời, người dân Lương Tri lập đền thờ phụng. Năm Tự Đức thứ 31 (1881), vua có sắc phong ghi nhận công lao của ông. Sắc phong hiện còn lưu giữ tại đền thờ Po Klong Kachhat.
Suối Lô Pa là mạch nguồn chính của đập Ô Cam và hồ chứa nước Phước Trung chứa trên 2,3 triệu mét khối nước bảo đảm tưới cho hàng trăm hecta đất canh tác.
Ghi nhận từ thực địa và theo hồ sơ thủy lợi thì hiện nay có địa danh hồ Ô Cam/Căm vị trí ở xã Phước Trung, dung tích 0,31 triệu mét khối. Hồ này khác với hồ Phước Trung mới xây dựng sau này.
Đến đây chúng ta bằng lòng với địa danh Ô Cam. Nhưng trong các sách xưa, như sách Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc Sử quán Triều Nguyễn biên soạn dưới thời vua Tự Đức thì địa danh Ô Cam xuất hiện hoàn toàn khác và “bất ngờ”. Phần miêu tả về núi, sách ghi: “Đường núi ngăn chặn có núi Ô Cam“, “Núi Ô Cam: ở phía Đông Nam huyện kề bãi biển. Đầu bản triều, Chưởng cơ Tống Phước Hòa đánh nhau với Tây Sơn, đóng binh ở Ô Cam, tức là đây“. Đại Nam nhất thống chí, tập 3, NXB Thuận Hóa, 2006, trang 154.
Ở đây lưu ý là thời điểm biên soạn sách, Ninh Thuận thuộc phủ Bình Thuận có 2 huyện: Yên Phước và Tuy Phong; huyện Tuy Phong từ phía Nam sông Lu trở vào Long Hương, Bình Thạnh.
Từ những miêu tả trong sách Đại Nam nhất thống chí nêu trên, chúng tôi cho rằng địa danh núi Ô Cam chính là núi sát eo biển Cà Ná trong phần đất thuộc Ninh Thuận ngày nay. Bởi vì phần miêu tả có nêu chi tiết: “kề bãi biển” và ở phần đền miếu của sách có ghi: “Đền thần Ô Cam: ở trên núi Ô Cam huyện Tuy Phong, thờ Phu Nhân Cố Hỉ rất thiêng”, Đại Nam nhất thống chí, tập 3, NXB Thuận Hóa – 2006, trang 175.
Khảo sát tại Cà Ná, hiện nay còn đền thờ Cố Hỉ Phu Nhân trên núi đá, gọi là dinh Cố, Cố Hỉ Mẫu Nương Nương, 5 sắc phong, khôi phục sửa chữa năm 1989.
Địa danh núi Ô Cam này lại rắc rối khi còn có tên khác là núi Ô Rem, (có khi trùng phát âm Hán Việt). Vì trước khi sách Đại Nam nhất thống chí ra đời 70 năm, sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí do Lê Quang Định, Thượng thư Bộ Binh biên soạn thời Gia Long 1806, đã mô tả đường thiên lý Bắc Nam: “Trạm Thuận Lãng: Đặt lính thường trực ở trạm gồm 17 suất... phía Đông có con đường nhỏ đi 580 tầm thì đến cửa biển Cà Ná, phía bờ Bắc là thôn Lạc Nghiệp, dân cư rất trù mật, làm nghề chài lưới... Đến Bãi Chùy, dài 150 tầm, phía Đông chạy dọc theo bãi biển, đường toàn bằng đá san hô nhỏ lẫn với cát thô, phía Tây là rừng cây tươi tốt, đến lũy Ô Rem, phía Đông là lũy biển, phía Nam gần một dãy núi, tục gọi là núi Ô Rem, phía bên phải là phủ do Kính Quận công sai lính đắp bằng đá để trấn giữ chỗ hiểm yếu để chống lại quân Tây Sơn trước đây... đi 770 tầm, đây là giồng Ô Rem, phía đông Đường là bãi biển, phía Tây ven theo chân núi”, Lê Quang Định: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, (Phan Đăng dịch, NXB Thuận Hóa – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2005, trang 60.
Chúng tôi khẳng định chắc chắn vùng này là eo biển Cà Ná, vì những miêu tả phù hợp hiện nay, có chi tiết về lũy chống quân Tây Sơn... và núi này xưa kia có tên: Ô Cam và Ô Rem!
Nguồn: Báo Ninh Thuận Online

                                                      CHÙA TÔI - NINH THUẬN

Núi Đình và mái đình Mỹ Phương in bóng trên mặt nước Đầm Nại xanh trong luôn là niềm tự hào của người dân Phương Cựu. Hơn 200 năm lập làng, sân đình quây quần các bậc cao niên gắn kết nghĩa xóm tình làng. Núi Đình ghi dấu chiến tích hào hùng của quân dân xã Phương Hải (huyện Ninh Hải) trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
 
Đình làng Mỹ Phương dưới chân núi Đình làng Phương Cựu
Ít nơi nào có được phong cảnh sơn, thủy hữu tình như ở làng Phương Cựu. Nhiều người dân xa quê đã nhờ nghệ nhân vẽ tranh cát, vẽ tranh sơn dầu núi Đình và mái đình Mỹ Phương như gởi gắm tất lòng thương nhớ quê hương. Ông Nguyễn Văn Nghiêm 63 tuổi, Trưởng Ban quản lý Di tích đình Mỹ Phương cho biết làng Phương Cựu được hình thành vào năm 1775. Khi đó, một số cư dân ở các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên đến đây sinh cơ lập nghiệp. Buồi đầu Phương Cựu có tên là làng Đăng do số đông bà con mưu sinh bằng nghề lưới đăng trên Đầm Nại. Năm 1793, các bậc bô lão huy động sức dân xây dựng nơi thờ Thành hoàng bổn xứ đặt tên đình Mỹ Phương. Làng Đăng được đổi tên Mỹ Phương; năm 1802 đời vua Gia Long đổi tên Hương Cựu; năm 1850 đời vua Tự Đức đổi tên làng Phương Cựu tồn tại đến ngày nay. Đình Mỹ Phương được UBND tỉnh Ninh Thuận công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh năm 2010. Đình thờ tiền hiền và thờ Bác Hồ có thủ đình phụng sự hương khói. Hàng năm, làng Phương Cựu cúng đình vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, quy tụ con em sum họp chung tay xây dựng thôn xóm.

Bác Hồ được người dân Phương Cựu thờ phụng tại đình Mỹ Phương
Phía sau đình Mỹ Phương là ngọn núi Đình cao khoảng 30 mét ghi dấu chiến công của quân dân địa phương. Chúng tôi có dịp gặp anh Phạm Hồng Nam chỉ huy du kích xã Bắc Trạch (tên gọi xã Phương Hải trước năm 1975) với trận tấn công đồn địch đóng trên núi Đình. Anh kể với lợi thế đóng quân trên đỉnh núi cao có nhiều gộp đá tạo thành lá chắn vững chắc nên bọn địch tuyên bố đồn Phương Cựu “bất khả xâm phạm”. Huyện uỷ Thuận Bắc chỉ đạo du kích xã Bắc Trạch phối hợp bộ đội đánh đồn Phương Cựu làm tiêu hao sinh lực địch. Đây là trận đánh mở màn bảo đảm thắng lợi củng cố phong trào cách mạng trên địa bàn chiến khu 19. Đêm 23- 10- 1965, quân ta chỉ có một tiểu đội vũ khí thô sơ đã tiến công đánh thắng đại đội ngụy được trang bị vũ khí hiện đại. Nhân dân địa phương phấn khởi ủng hộ cách mạng, giữ vững niềm tin vào đường lối giải phóng dân tộc của Đảng. Trận đánh núi Đình ghi chiến công oanh liệt vào trang sử vàng của xã Phương Hải được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT năm 2001.

Ngọn núi Đình lưu dấu chiến công hào hùng của quân dân xã Phương Hải
Xã Phương Hải ngày nay có 1.600 hộ với trên 7.000 dân phát huy truyền thống văn hóa và tinh thần tự lực tự cường đoàn kết vươn lên xây dựng nông thôn mới no ấm, thanh bình. Với nghề nuôi trồng thủy sản, làm muối, canh tác ruộng lúa kết hợp chăn nuôi gia súc đưa đời sống người dân phát triển sung túc bền vững. Mái đình Mỹ Phương và núi Đình làng Phương Cựu mãi mãi là niềm tự hào của mỗi người dân địa phương hôm nay và mai sau.

                                                             Hòn Cò - Cà Ná

Cách Phan Rang 25 km về phía Tây Nam, tháp Pô Rômê là một tháp cổ còn khá nguyên vẹn ở Ninh Thuận ngày nay. Tháp được xây dựng khoảng thế kỷ XVII trên một ngọn đồi thuộc làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, người Chăm xây dựng tháp để thờ Pô Rômê (1627 - 1651), là một vị vua có công phát triển nông nghiệp, thủy lợi ở vùng Panduranga.
Tháp Pô Rômê xây dựng 4 tầng, có một cửa chính ở hướng Đông, cấu trúc dạng vòm trở thành tiền sảnh; phía trên có gắn phù điêu thần Siva. Ba mặt Nam, Bắc, Tây là 3 cửa giả, trên mỗi cửa giả đều có một vòm đặt một tượng người ngồi chắp tay cầu nguyện. Ở 3 tầng trên, khắp 4 mặt đều có những vòm cung, có gắn tượng người tương tự ở tầng dưới. Những tượng này tạo cho tháp một vẻ uy nghiêm, trầm mặc. Ở 4 góc của 4 đỉnh có gắn những phù điêu hình ngọn lửa, lên tầng trên có là những tượng thú vật nhô ra. Đỉnh tháp là một tảng đá lớn tạc theo hình một linga. Các trụ đá ở cửa ra vào có khắc chữ Chăm cổ, song do thời gian, mưa nắng bị mòn không đọc được. Trong vòm tiền sảnh có đặt 2 tượng bò thần Nanđin bằng đá nằm quay đầu vào bên trong tháp.
Bên trong tháp, chính giữa người Chăm đặt một tượng vua Pô Rômê gắn liền một tấm bia phía sau. Vua Pô Rômê đã được thần hóa nên tượng thể hiện như một thần Siva: ngoài 2 tay chính để trên bụng, còn có 6 tay ở tư thế Siva đang múa. Trên tấm bia còn có chạm chân dung hình 5 nhân vật mà theo các nhà nghiên cứu thì đây là 5 đại thần trong triều vua Pô Rômê. Ở 2 bên tượng vua còn có tượng 2 bò thần Nanđin nhỏ, vật cưỡi của thần Siva nằm phủ phục. Tất cả đều được tạc trên bệ yoni.
Phía bên phải cạnh tượng vua Pô Rômê, có đặt một tượng bà hoàng Bia Thanh Chanh. Bên ngoài tháp có một ngôi miếu nhỏ mới xây sau này, trong đó có thờ tượng bà hoàng khác có tên Bia Thanh Chih, cách tháp 2km về phía Nam, giữa cánh đồng, người Chăm đặt tượng bà hoàng người Kinh tên là Ngọc Khoa. Ngoài ra, ngày trước ngay đường dốc lên tháp có 2 tượng sư tử bằng đá. Rất tiếc hiện nay các tượng này không còn.
Pô Rômê là vua có công chỉ đạo dân tộc Chăm trong vùng khai phá đất đai, làm thủy lợi, phát triển nông nghiệp đem lại ấm no cho nhân dân.
Năm 1992, Bộ VHTT đã ra quyết định xếp hạng công nhận tháp Pô Rômê là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.
Ngày nay, trong xu thế phát triển du lịch, tháp Pô Rômê trở thành một điểm du lịch mang tính du khảo lý tưởng; bởi vì tháp Pô Rômê vừa nằm trong vùng đồi núi thiên nhiên hoang sơ, không xa quốc lộ IA, lại vừa ở cách làng người Chăm rất gần, chỉ 2 km, một làng thuần túy nông nghiệp, mặt khác tháp có cự ly gần, khoảng 6 km cách làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng gốm Bàu Trúc vốn nổi tiếng của người Chăm ở Ninh Thuận.

                                                   Chùa Trùng Sơn Cổ Tự Ninh Thuận

Tháp Pôklông Garai được xem là trung tâm điểm rực rỡ nhất của nền văn minh Chăm, do vua Chế Mân chỉ đạo xây dựng từ cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 đạt đỉnh cao trong kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc của dân tộc Chăm.
Tháp nằm ở phía tây thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận gần ga xe lửa mang tên ga Tháp Chàm, cách trung tâm thành phố khoảng 7km.
Ðây là một nhóm gồm 6 tháp nay còn lại 4 tháp tương đối nguyên vẹn.
Tháp chính thờ vua Pôklông Garai (1151 - 1205). Ông đã có nhiều công lao to lớn đối với dân tộc Chăm ở vùng đất phía nam mới được khai khẩn, nhất là trên lĩnh vực thuỷ lợi (đập Nha Trinh, đập Sông Cấm ở phía tây Phan Rang). Hơn thế nữa dưới triều vua Pôklông Garai trị vì, đất nước Chăm được hưng thịnh, nhân dân được ấm no. Theo truyền thuyết, đây là ông vua bị bệnh hủi nhưng rất dũng cảm.
Tháp này còn khá nguyên vẹn có hình tứ giác. Tháp cao 21,59m. Trong quá trình khai quật nghiên cứu và tu sửa tháp trước kia người Pháp đã tìm thấy một số bát bằng vàng, bạc và đồ trang sức. Gần đầy khi tu sửa tháp, ngành khảo cổ Việt Nam cũng tìm thấy một số bát vàng.
Ở mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các họa tiết đá, gốm với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần...
Tháp Pôklông Garai còn lại tương đối nguyên vẹn, quý và hiếm trên đất nước ta và trên thế giới về loại hình kiến trúc này và đã được Bộ Văn hóa thông tin công nhận di tích năm 1979.

                                                           Phan Rang - Tháp Chàm


Cụm tháp Hòa Lai nằm sát quốc lộ 1A, cách Phan Rang – Tháp Chàm 15 km về phía Bắc. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ IX, nguyên khởi có 3 tháp: Tháp Bắc, Tháp Giữa và Tháp Nam, một bờ thành và lò gạch. Tháp Giữa xây dở dang nên hiện nay chỉ còn nền tháp.
Cụm tháp Hòa Lai là một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, cũng do đó Hòa Lai được đặt tên mở đầu một phong cách kiến trúc Chăm: phong cách Hòa Lai.
Tháp Bắc cao, được xây bằng gạch, mặt tường gạch chạm khắc hoa văn mặt chim, thú huyền thoại, lá hoa… rất tinh xảo. Ở hướng Đông tháp có một cửa vào, 3 hướng còn lại chỉ là cửa giả. Vào trong tháp xây dựng gạch nhỏ dần lên, có các ô hình tam giác để gắn đèn khi cúng tế. Tháp Nam cao hơn, cũng được xây bằng gạch, mặt tường gạch chạm khắc hoa văn nhưng ở dạng đang phác thảo.
Năm 1986, trong khi khảo sát, Bảo tàng tỉnh đã phát hiện một linga bằng đá (sa thạch) ở khu vực Tháp. Tháp Hòa Lai là một tháp rất đẹp, đã làm say lòng bao du khách trên đường thiên lý Bắc Nam khi ngang qua đây. Tháp Hòa Lai có giá trị về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc và Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia năm 1997.
Những năm 2006 – 2008, Tháp được đầu tư lớn để trùng tu hoàn chỉnh 2 tháp Bắc và Nam.

                                                              Món Ngon Ninh Thuận

                                                             Cơm gà Ninh Chữ


9 đặc sản của vùng đất Phan Rang, Ninh Thuận

Hiếu Võ | 18:22 26/08/2016

Ninh Thuận không chỉ có nho, táo hay cừu dê. Vùng đất của nắng gió này còn mang đến những món ăn vô cùng đặc biệt như bánh tráng mắm ruốc, bánh căn, bánh xèo mà ai đã một lần thử qua chắc chắn sẽ rất nhớ.

9 đặc sản của vùng đất Phan Rang, Ninh Thuận

1. Bánh căn – bánh xèo
Góc quán quê. Ảnh: Minh Triết
Góc quán quê. Ảnh: Minh Triết
Đặt chân đến vùng đất nhỏ miền trung này, hương vị của món bánh căn và bánh xèo chắc chắn sẽ làm mềm lòng bất kỳ du khách nào. Bánh căn có mặt ở nhiều nơi trên dải đất miền Trung, nhưng nhiều người cho rằng món này xuất hiện đầu tiên ở Phan Rang, và phải ăn bánh căn ở Phan Rang mới cảm được hết cái ngon, cái độc đáo và thú vị của món ăn này. Bánh xèo Phan Rang khác hẳn bánh xèo Nam Bộ.
Những nguyên liệu làm nên chiếc bánh căn thơm lừng. Ảnh: Việt Phương
Những nguyên liệu làm nên chiếc bánh căn thơm lừng. Ảnh: Việt Phương
Mỗi chiếc bánh nho nhỏ như hình một chiếc đĩa con, bột tráng mỏng mà không rách, tôm mực thịt hành giá phủ bên trên thơm lựng, màu bột chín hơi ửng vàng thật bắt mắt. Chiếc bánh giòn rụm, vị béo thơm ngọt bùi, ăn một miếng thì ngay lập tức muốn ăn miếng thứ hai.
Ảnh: Việt Phương
Ảnh: Việt Phương
Bánh xèo Phan Rang. Ảnh: Tiểu Duy
Bánh xèo Phan Rang. Ảnh: Tiểu Duy
Nước chấm của hai loại bánh này ở Phan Rang cũng khá đặc biệt. Người sành ăn thì sẽ pha trộn vào tô của mình cả bốn loại nước chấm là nước mắm chua ngọt, nước mắm đậu phộng, nước mắm nêm và nước cá kho. Rau ăn kèm bánh căn, bánh xèo phải là rau xanh mướt, có vị thơm như húng lủi, quế, diếp cá… kèm thêm dưa leo xắt mỏng, khế xắt lát hay xoài xanh bằm nhuyễn. Thưởng thức món ăn dân dã và tuyệt ngon này, như càng yêu thêm miền đất gió nóng cát bỏng nhưng nặng tình nặng nghĩa của người dân Phan Rang.
2. Bánh canh chả cá
Ảnh: Thuỳ Dương
Ảnh: Thuỳ Dương
Vốn là món ăn quen thuộc từ những nguyên liệu sẵn có như gạo và cá của người dân miền biển Ninh Thuận, bánh canh chả cá là món ăn mà bất cứ khách du lịch nào cũng nên thử qua khi đến với vùng đất nắng gió này. Tô bánh canh nghi ngút khói, ngon mắt với màu vàng của những lát chả cá chiên, chả cá hấp, màu xanh của lá hẹ xắt nhỏ. Sợi bánh canh dai vừa đủ, lát chả cá đậm đà, nước lèo ngọt thanh làm nên món ăn dân dã tròn vị xứ biển.
3. Bánh tráng mắm ruốc
Bên trong chiếc bánh tráng mắm ruốc. Ảnh: Minh Triết
Bên trong chiếc bánh tráng mắm ruốc. Ảnh: Minh Triết
Bánh được cắt nhỏ ra cho dễ cầm. Ảnh: Tiểu Duy
Bánh được cắt nhỏ ra cho dễ cầm. Ảnh: Tiểu Duy
Nhắc đến đặc sản Ninh Thuận nhất định không thể nào thiếu món bánh tráng mắm ruốc thần thánh. Mỗi miếng bánh là tổng hòa của vị đậm đà mắm ruốc, béo ngậy mỡ hành và trứng, cay ngọt tương ớt, giòn giòn vỏ bánh, bùi bùi vị mè. Người ăn ít khi dừng lại ở một cái vì chẳng mấy ai cưỡng lại được vị ngon đặc biệt của bánh tráng nướng mỡ hành xứ này. Bánh tráng nướng ngon nhất khi ăn nóng trong buổi chiều tắt nắng, rộn ràng gió và bên bạn bè thân thương.
4. Nem chua
Ảnh: ST
Ảnh: ST
Ảnh: xaluan
Ảnh: xaluan
Nem chua Phan Rang được sử dụng rất đa dạng, có thể làm mồi nhậu cho cánh đàn ông trong những buổi sum họp gia đình, những xiên nem nướng cho cánh phụ nữ vừa ăn vừa trò chuyện hay làm những tô bún nem nướng cho lũ trẻ trong nhà. Để làm được những miếng nem ngon người Ninh Thuận phải tất bật từ lúc sáng sớm, đi mua những miếng thịt tươi ngon, mới cho ra lò những miếng nem màu đỏ au trông bắt mắt.
5. Cơm gà Phan Rang
Ảnh: thanhnien
Ảnh: thanhnien
Cơm gà thì ở đâu cũng có, nhưng nếu các bạn đã từng ăn cơm gà Phan Rang cho dù chỉ một lần thì e rằng khó lòng mà quên được. Hiện tại Phan Rang đã có nhiều nơi mở tiệm bán cơm gà, bởi khách rong ruổi Bắc Nam dừng lại nơi này giữa trưa hoặc chiều tối ai cũng đều muốn thưởng thức một đĩa cơm gà Phan Rang. Đất trời Phan Rang bốn mùa nắng gắt, loài gà thả vườn thịt gà dai, thơm, không bở như gà công nghiệp. Có một loại nước chấm tạo thành hương vị riêng của cơm gà Phan Rang đó là: nước mắm pha với ớt tỏi giã nhuyễn hay với muối ớt rang khô.
6. Thịt cừu, dê
Ảnh: dulichvinhhy
Ảnh: dulichvinhhy
Nét ẩm thực rất riêng và nổi tiếng của Ninh Thuận chính là các món được chế biến từ thịt dê hoặc cừu. Các món ăn được nhiều du khách yêu thích phải kể đến như cừu nướng, cừu rô ti… hay dê 7 món, lẩu dê.
7. Nho
Ảnh: Thuỳ Dương
Ảnh: Thuỳ Dương
Không đâu trên đất Việt trồng nho đạt và ngon như ở Ninh Thuận. Chính vì thế, nhiều người vẫn cứ nhớ nơi này là quê hương của cây nho tại Việt Nam. Đến đây vào mùa nho, nhìn từng giàn trĩu quả cũng đã no mắt. Vượt qua khí hậu nắng nhiều mưa ít, đầy gió quanh năm, cây nho ở đây đặc biệt năng suất, lại rất ngọt, an toàn hơn hẳn loại nho dán mác nhập khẩu bị phun thuốc bảo quản. Bởi vậy ai qua Ninh Thuận cũng mua cho gia đình và bạn bè vài ký nho để làm quà.
8. Táo
Ảnh: hcmuaf
Ảnh: hcmuaf
Táo Ninh Thuận có vị ngọt tự nhiên, không gắt, ăn rất giòn, không ngán. Táo Ninh Thuận còn có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt. Vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da, rất tốt cho phụ nữ.
9. Tỏi
Ảnh: ST
Ảnh: ST
Ninh Thuận là miền đất có diện tích đất trồng tỏi lớn nhất nước. Với thời tiết vô cùng khắc nghiệt và diện tích đất liền ven biển rộng, cát sạch nên rất phù hợp với cây tỏi, vì thế tỏi ở Ninh Thuận được đánh giá là có giá trị thương phẩm cao nhất Việt Nam (hơn cả tỏi Lý Sơn). Tỏi Phan Rang rất thơm ngon và chứa dược tính cao, đặc biệt là loài tỏi Cô Đơn (tỏi Mồ Côi) được nhiều người ưa chuộng hay mua để dùng hoặc làm quà biếu.

                                                Ẩm thực của người Chăm ở Ninh Thuận

Khám phá 5 món tinh túy nhất của ẩm thực Ninh Thuận

Đến Ninh Thuận, đồng hành cùng những điểm đến hấp dẫn như bãi biển Ninh Chữ, Hang Rái, vườn quốc gia Núi Chúa hay tháp Chàm PôKlông Garai là một nền ẩm thực mang những nét đặc sắc mà mỗi du khách đến đây đều nên thử qua.

1. Bánh căn trứng
“Bánh Căn” – một món ăn khá quen thuộc với những người dân của xứ biển Phan Rang.
Bánh căn Phan Rang nhìn có vẻ giống bánh khọt ở các tỉnh phía Nam nhưng có rất nhiều điểm khác, tạo nên một hương vị khác hẳn. Ðể đổ bánh căn, người ta dùng một lò đất nung, thân tròn, trên mặt lò có đặt các chén đất cạn đáy, có nắp đậy; phần thân lò để chứa than hồng, có lỗ thông gió.
Nguyên liệu để làm bánh căn là gạo tẻ ngâm nước rồi đem xay thành bột loãng giống như bột đổ bánh bèo hay bánh xèo. Bánh Căn làm từ bột gạo rồi được đổ trong khuôn. Bánh chín được nạy ra, 2 cái úp vào nhau giữa là lá hành thái nhỏ, bánh căn không tính từng cái mà tính theo cặp.

Khám phá tinh túy ẩm thực Ninh Thuận - hình ảnh 1
Trước khi đổ bánh, muốn cho bánh được thơm người bán tường thoa dầu chuối. Có cả bánh căn trứng cho khách có nhu cầu thưởng thức. Thường thường người ta dùng nước cá có chế biến thêm gia vị hoặc có nơi thì dùng nước mắm pha thêm đường cát trắng nấu sôi cho thêm cà chua phi dầu phụng, ớt và chanh tươi, có cả mắm nêm đặc trưng của Phan Rang.
2. Bún sứa
Sứa biển có quanh năm nhưng kiếm được con sứa già thì phụ thuộc vào mùa vụ. Những tháng sứa hơi hiếm, phải dùng thêm sứa khô. Sứa tươi được đặt mua từ các ngư dân ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, đưa về làm sạch, cắt thành từng miếng nhỏ như trái nhãn đã bóc vỏ trong vắt.

Khám phá tinh túy ẩm thực Ninh Thuận - hình ảnh 2

Các loại xương heo, đầu cá thu, cá cơm… được nấu chung, dùng làm nước xáo. Trong nồi nước xáo có cà chua, quả thơm, hành tây…, màu vàng óng trông rất hấp dẫn. Bún được đặt ở dưới, phía trên là sứa, rắc vài hạt đậu phụng rang, hành lá và nước xáo chan ngập tô... Khi ăn cho thêm mắm ruốc, ớt xanh thái nhuyễn, kèm với rau sống trộn đều.
3. Thịt dông
Ðặc sản của đồi cát là dông. Dông sống trong hang, sáng tinh mơ ra đồi cát tìm ăn chồi non và uống sương đêm, vì thế mà thịt thơm, săn và ngọt, được xem là một vị thuốc bổ. Thịt dông trắng như thịt gà, mà lại ngọt, bùi và mềm hơn. Xương rất mềm, gần như là sụn. Còn da thì giòn sừng sựt. Tuy nhiên khi chế biến người ta thường lột vứt bỏ vì trông không bắt mắt.

Khám phá tinh túy ẩm thực Ninh Thuận - hình ảnh 3
Người Ninh Thuận chế biến 7 món thịt dông: Dông nướng, dông rô ti, dông hấp, chả dông, gỏi dông, cháo dông và dông nấu dưa hồng, món nào cũng ngon.
Nhưng theo dân sành điệu thì thức ngon nhất trong con dông là mật và trứng. Mật dông có vị béo nhân nhẫn và để lại cái hậu thật ngọt. Trứng dông rất béo, rất bùi mà không ngậy, được xem là một loại sơn hào hải vị.
4. Mực một nắng
Để làm mực một nắng ngon, người ta phải rửa mực bằng nước biển, sau đó sẽ đem ra phơi nắng. Phải chọn nơi nhiều ánh nắng, nắng to để mực được ngon hơn. Điều quan trọng ở đây là mực chỉ phơi đủ "một nắng" chứ không phơi nhiều lần.
Loại thức ăn này phải được bảo quản trong tủ lạnh. Nên nướng mực bằng lửa than chứ không dùng bếp ga hoặc lò vi sóng. Điều này giải thích vì sao rất nhiều người đã mua mực từ tận nơi, đem về nhà nướng nhưng không thấy ngon như khi ăn trên biển, trong quán ăn.

Khám phá tinh túy ẩm thực Ninh Thuận - hình ảnh 4
Mực một nắng cũng có nhiều loại, nhưng ngon nhất là Mực Ống. Côn Đảo, Cù lao Chàm, Phan Rang, Phan Thiết, Phú Quốc là những nơi nổi tiếng về mực một nắng.
Những vùng biển có nước biển càng mặn thì mực một nắng sẽ càng ngon. Đặc biệt là các khu vực miền Trung.
Mực một nắng ở các vùng biển từ Ninh Thuận (Phan Rang) đến Bình Thuận (Phan Thiết) là ngon hơn cả vì khu vực này không những nước biển mặn hơn các vùng khác mà còn có các rạn san hô, tạo điều kiện rất thuận lợi cho mực nói riêng và các loại hải sản khác phát triển mạnh.
5. Cơm gà Ninh Chữ
Thịt gà làm món cơm là giống gà ta nuôi thả vườn mà phải là loại gà mái vừa mới đẻ trứng lần đầu, vì thịt gà tơ sẽ nhạt và rất mềm, gà qua hai lứa thì thịt dai, còn gà mới đẻ trứng lứa đầu tiên thì thịt mới ngon.
Để nấu được món cơm gà, phải luộc thịt gà với lượng nước vừa đủ, để khi nấu xong nước đạt độ sánh quyện để dùng làm nước nấu cơm. Việc chọn gạo đòi hỏi rất khéo léo và tỉ mỉ với gạo mới, thơm và dẻo vừa để khi nấu cơm thật ngon và không bị khô cũng không dễ bị nhão.

Khám phá tinh túy ẩm thực Ninh Thuận - hình ảnh 5
Gạo khi được vo sạch, người ta trộn vào vài lát gừng giã dập, phi tỏi bằng mỡ gà cho thật thơm rồi đổ gạo vào xào, sau đó châm nước luộc gà và nấu thành cơm.
Khi gà và cơm đã được chuẩn bị xong, người ta bới cơm ra đĩa, chặt gà thành từng miếng lớn để một đĩa riêng cùng với trang trí ít ngò, cà chua, dưa leo, dưa muối, rau răm cho thật đẹp mắt và dọn phục vụ thực khách kèm theo một chén nước chấm rất đặc biệt.
Đặc sản của Ninh Thuận rất nhiều không thể kể hết, cùng nhau thu xếp dạo chơi Ninh Thuận hè này để thêm yêu mến con người, phong cảnh và nền ẩm thực nơi đây.
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét