TAI NẠN MÁY BAY 7
(ĐC sưu tầm trên NET)
>> Rơi máy bay tại Nhật Bản
>> Máy bay của quân đội Mỹ bị rơi ngoài khơi Australia
>> Mexico: Rơi máy bay, 7 người thiệt mạng
Theo Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp Venezuela Nestor Reverol, chiếc máy bay Learjet 25 có trọng tải 12 người, đã biến mất khỏi màn hình radar sau khi cất cánh ít phút.
Theo lịch trình, chiếc máy bay khởi hành từ sân bay quốc tế Simon Bolivar, cách trung tâm thủ đô Caracas 21 km, đến thành phố Barcelona, phía Đông bang Anzoategui.
Lực lượng chức năng Venezuela đã phát hiện nhiều mảnh vỡ và vết dầu loang trên mặt biển tại vùng biển gần khu vực dân sinh ở bang Vargas.
Đây được cho là nơi chiếc máy bay rơi xuống. Hiện lực lượng cứu hộ đã được triển khai tại khu vực này để tìm kiếm những người mất tích.
Ít nhất 4 người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông đường biển xảy ra ngày 19/8 tại vùng biển phía Nam của Iraq.
Theo Bộ Giao thông nước này, tai nạn xảy ra vào lúc 20 giờ 30 phút (giờ địa phương) khi một tàu Iraq đâm phải một tàu quốc tế, khiến tàu Iraq bị chìm.
Thủy thủ đoàn gồm 21 người có mặt trên tàu vào thời điểm xảy ra tại nạn.
Cho đến nay, lực lượng cứu hộ đã cứu sống 8 người và phát hiện 4 thi thể.
Số thủy thủ còn lại vẫn chưa rõ tung tích. Công tác tìm kiếm cứu nạn vẫn đang được triển khai.
TTXVN
Viên phi công chính và người phụ tá của một chuyến bay chở
hàng hóa của công ty UPS đã tử nạn hôm thứ sáu 5/5 khi chiếc máy bay của
họ đã chạy trật ra khỏi phi đạo lúc đang đáp xuống ở West Virginia.
Tai nạn xảy ra ở phi trường Yeager Airport của thành phố Charleston vào khoảng 7 giờ sáng hôm nay, chiếc máy bay chúi luôn xuống một sườn dốc có nhiều cây cối. Hiện nay danh tính hai nạn nhân chưa được tiết lộ.

Thoạt đầu có tin là có 4 người trên phi cơ, sau đó có cải chính là
chỉ có 2 viên phi công. Mike Plante, phát ngôn nhân của phi trường
Yeager Airport, cho báo chí hay công ty chủ nhân chiếc máy bay lâm nạn
là Air Cargo Carriers.
Ông Plante cho hay trước khi tai nạn xảy ra, không có bất cứ dấu hiệu này cho thấy chiếc máy bay đang chuẩn bị đáp xuống có trục trặc gì. Hiện nay cơ quan National Transportation Safety đang cho điều tra nguyên nhân.
Được biết chiếc máy bay cargo này đã cất cánh từ phi trường ở thành phố Louisvile của Kentucky. Các viên chức của Charleston từng đề nghị một tài khoảng 290 triệu đô la nhằm xây dựng lại phi đạo và kéo dài nó ra.
Vào năm 2015 một vụ bùn trôi đã cuốn mất một nhà thờ và một căn nhà bỏ hoang cạnh phi đạo này và nó cũng bị hư hại, vì thế có đề xuất tăng độ dài của nó hiện nay là 6,800 feet lên 8,000 feet, tạo thêm an toàn cho máy bay đáp xuống.
tai nạn máy bay 447
15 người sống sót trong vụ tai nạn máy bay quân sự Myanmar
Báo The Mirror dẫn nguồn tin quân đội
Myanmar cho biết đã tìm thấy ít nhất 15 người còn sống trong vụ tai nạn
máy bay quân sự xảy ra chiều 7/6.
Tờ báo dẫn nguồn tin cho biết, "15
hành khách đã sống sót" sau khi chiếc máy bay vận tải Shaanxi Y-8F-200
của Quân đội Myanmar "chở 120 người" lao xuống biển.
Vụ tai nạn máy bay quân sự này
xảy ra vào 13h35 ngày 7/6 (theo giờ địa phương), khi chiếc Shaanxi
Y-8F-200 bốn động đang trên đường từ thành phố Myeik tới Yangon. Các
mảnh vỡ máy bay đã được tìm thấy gần Dawei sau khi có tin chiếc máy bay gặp nạn. Hiện lực lượng hải quân Myanmar vẫn đang tiếp tục công tác tìm kiếm ở khu vực này.
Theo tờ Mirror, chưa có thông tin chi
tiết về tình trạng sức khoẻ của 15 người sống sót. Quân đội Myanmar cũng
chưa xác nhận về thông tin này.
Hiện vẫn còn những thông tin khác nhau
về số người đi trên máy bay. Trong khi giới chức hàng không cho biết có
105 hành khách và 11 thành viện phi hành đoàn trên chuyến bay xấu số thì một người phát ngôn quân đội lại thông báo con số 120 người.
Các hành khách được cho là quân nhân
đóng tại vùng duyên hải Myeik và người thân của họ. Một số nguồn tin cho
biết có trên 10 trẻ em đi trên chuyến bay.
Được biết chiếc máy bay gặp nạn là
loại Shaanxi Y-8F-200 bốn động cơ, do Trung Quốc sản xuất và thường được
quân đội Myanmar sử dụng để vận chuyển hàng hoá. Quân đội Myanmar cho
hay, chiếc máy bay được tiếp nhận hồi tháng 3 năm ngoái và mới trải qua
809 giờ bay.
Những năm gần đây, quân đội Myanmar đã
chứng kiến một loạt vụ tai nạn máy bay. Tháng 2 năm ngoái, đoàn bay 5
người đã tử nạn khi một chiếc máy bay của không quân Myanmar bốc cháy
sau khi cất cánh khỏi thủ đô Naypidaw. Tháng 6/2016, 3 sĩ quan quân đội
cũng thiệt mạng khi chiếc trực thăng Mi-2 chở họ lao vào vách núi và nổ
tung ở tỉnh Bago.
Các chuyến bay thương mại cũng xảy ra
một số tai nạn đáng tiếc. Vụ tai nạn nghiêm trọng nhất gần đây tại
Myanmar xảy ra vào năm 2012, khi một máy bay của hãng hàng không Air
Bagan gặp nạn trong điều kiện trời sương mù và bốc cháy trên đường băng ở
sân bay Heho, làm 2 người thiệt mạng.
Tai nạn máy bay tại Venezuela
>> Rơi máy bay tại Nhật Bản
>> Máy bay của quân đội Mỹ bị rơi ngoài khơi Australia
>> Mexico: Rơi máy bay, 7 người thiệt mạng
BNEWS.VN Giới chức Venezuela ngày 19/8 thông báo một chiếc máy bay chở khách hạng nhẹ đã bị rơi ngay sau khi cất cánh từ thủ đô Caracas.
Chiếc
máy bay Learjet 25 có trọng tải 12 người, đã biến mất khỏi màn hình
radar sau khi cất cánh ít phút. Ảnh minh họa: Pinterest
Hiện chưa xác định được tung tích của 5 người có mặt trên máy bay.Theo Bộ trưởng Nội vụ và Tư pháp Venezuela Nestor Reverol, chiếc máy bay Learjet 25 có trọng tải 12 người, đã biến mất khỏi màn hình radar sau khi cất cánh ít phút.
Theo lịch trình, chiếc máy bay khởi hành từ sân bay quốc tế Simon Bolivar, cách trung tâm thủ đô Caracas 21 km, đến thành phố Barcelona, phía Đông bang Anzoategui.
Lực lượng chức năng Venezuela đã phát hiện nhiều mảnh vỡ và vết dầu loang trên mặt biển tại vùng biển gần khu vực dân sinh ở bang Vargas.
Đây được cho là nơi chiếc máy bay rơi xuống. Hiện lực lượng cứu hộ đã được triển khai tại khu vực này để tìm kiếm những người mất tích.
Ít nhất 4 người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông đường biển xảy ra ngày 19/8 tại vùng biển phía Nam của Iraq.
Theo Bộ Giao thông nước này, tai nạn xảy ra vào lúc 20 giờ 30 phút (giờ địa phương) khi một tàu Iraq đâm phải một tàu quốc tế, khiến tàu Iraq bị chìm.
Thủy thủ đoàn gồm 21 người có mặt trên tàu vào thời điểm xảy ra tại nạn.
Cho đến nay, lực lượng cứu hộ đã cứu sống 8 người và phát hiện 4 thi thể.
Số thủy thủ còn lại vẫn chưa rõ tung tích. Công tác tìm kiếm cứu nạn vẫn đang được triển khai.
Ba Lan kể chi tiết tai nạn máy bay cố Tổng thống
(Tin tức 24h) - Một vụ nổ đã xảy ra tại cánh trái trước khi chiếc máy bay chở cố Tổng thống Ba Lan và 94 quan chức khác va quệt với tán cây bạch dương.
Ngày 9/8, Ủy ban đặc biệt điều
tra về vụ tai nạn máy bay chở cố Tổng thống Ba Lan Lech Kaczyński hồi
năm 2010 khiến gần 100 quan chức nước này tử nạn, đã tuyên bố một tình
tiết bất ngờ.
Theo đó, cánh bên trái của máy bay TU 154M đã bị hư hỏng nặng trước khi nó bị va quệt với tán cây bạch dương tại Smolensk, Nga.
Các điều tra viên cũng đã nhận thấy nhiều dấu vết của một vụ nổ.
Nghi vấn xảy ra vụ nổ trước khi máy bay chở cố Tổng thống Ba Lan rơi gần sân bay quân sự Smolensk. |
Ủy
ban này cũng cho rằng các nhân viên kiểm soát không lưu của Nga đã cố
tình định hướng sai cho viên phi công Ba Lan khi họ định tiếp cận đường
băng sân bay quân sự Smolensk phía Tây nước Nga vào ngày định mệnh
4/10/2016.
Kết luận này khác hẳn với kết quả điều
tra của cả phía Nga và chính phủ Ba Lan do Đảng Diễn đàn dân sự (PO) cầm
quyền lúc đó thực hiện khi cả hai bên đều cho rằng chiếc máy bay đã va
chạm với cây bạch dương trên đường hạ cánh xuống sân bay quân sự
Smolensk.
Một chuyên gia kỹ thuật của Ủy ban hàng
không liên quốc gia (IAC) cũng cho rằng do chiếc máy bay bay trong tình
trạng sương mù dày đặc, đồng thời ở độ cao thấp dưới chuẩn cho phép nên
mới có vụ va chạm với cây bạch dương dẫn tới bị rơi sau đó.
Đó là nguyên nhân chính dẫn tới vụ tai nạn thảm khốc nói trên.
Sau
khi lên nắm quyền ở Ba Lan năm 2015, Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) đã
lập một ủy ban điều tra mới nhằm xác định nguyên nhân của vụ tai nạn.
Ủy ban này do người em sinh đôi của cố Tổng thống Kaczyński, ông Jarosław Kaczyński, Chủ tịch đảng PiS, trực tiếp phụ trách.
Máy bay chở cố Tổng thống Ba Lan Lech Kaczyński sau khi bị rơi tại Smolensk |
Vụ
tai nạn đến nay vẫn chưa được sáng tỏ. Hồi tháng 11/2016, Ba Lan đã
tiến hành khai quật mộ của cố Tổng thống Lech Kaczynski nhằm phục vụ
cuộc điều tra vụ tai nạn máy bay thảm khốc này.
Giải
thích về quyết định này, các công tố viên Ba Lan cho rằng, họ muốn kiểm
tra hài cốt đã được nhận dạng có đúng hay không và khảo sát xem có các
dấu hiệu của chất nổ hoặc cháy hay không.
Lối vào khu mộ cố Tổng thống Lech Kaczynski và vợ của ông tại hầm mộ của lâu đài Wawel ở Krakow, Ba Lan ngày 12/11/2016. |
Nghi
vấn này được đưa ra sau khi đảng PiS cho rằng có thể đã xảy ra cháy
trên máy bay chở cố Tổng thống Kaczynski trước khi bị rơi.
Đảng
PiS nghi ngờ thảm họa trên có thể là hành động cố ý, nhưng các nhà điều
tra Ba Lan và Nga chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy
có kẻ đứng sau vụ tai nạn.
Ngọc Dương
Pakistan: Tai nạn máy bay, không ai sống sót
Một phi cơ của Pakistan lâm nạn trên đường bay từ thị trấn Chitral ở
miền Bắc tới Islamabad ngày 7/12, tất cả 48 người trên máy bay đều thiệt
mạng
Một phi cơ của Pakistan lâm nạn trên đường bay từ thị trấn Chitral ở
miền Bắc tới Islamabad ngày 7/12, tất cả 48 người trên máy bay đều thiệt
mạng.
Nhân chứng và cảnh sát tỉnh cho hay máy bay ATR-42 của hãng hàng không quốc doanh Pakistan International Airlines, PIA, rơi xuống khu vực miền núi non hẻo lánh gần thị trấn Havelian rồi bùng cháy.
Trên máy bay có 42 hành khách, 5 thành viên phi hành đoàn, và một kỹ sư.
Chủ tịch PIA , ông Azam Sehgal, cho hay trước khi mất tín hiệu radar, phi công đã thông báo với tháp điều khiển không lưu rằng một động cơ của máy bay ngừng hoạt động.
Cuộc điều tra nguyên nhân gây tai nạn máy bay đang được tiến hành.
Theo các nhân chứng, thi thể các nạn nhân bị cháy trụi không thể nhận dạng.
Một phát ngôn nhân quân đội cho hay binh sĩ và trực thăng đã được điều động trong nỗ lực cứu hộ.
Danh sách hành khách tử nạn có 3 công dân nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc.
Tai nạn máy bay trầm trọng tại Pakistan gần đây nhất là năm 2012 khi một máy bay chở khách của một hãng hàng không tư nhân bị rớt gần Islamabad khi đang tim cách hạ cánh trong một cơn bão. Tất cả 127 người trên khoang đều thiệt mạng trong vụ đó.
Nhân chứng và cảnh sát tỉnh cho hay máy bay ATR-42 của hãng hàng không quốc doanh Pakistan International Airlines, PIA, rơi xuống khu vực miền núi non hẻo lánh gần thị trấn Havelian rồi bùng cháy.
Trên máy bay có 42 hành khách, 5 thành viên phi hành đoàn, và một kỹ sư.
Chủ tịch PIA , ông Azam Sehgal, cho hay trước khi mất tín hiệu radar, phi công đã thông báo với tháp điều khiển không lưu rằng một động cơ của máy bay ngừng hoạt động.
Cuộc điều tra nguyên nhân gây tai nạn máy bay đang được tiến hành.
Theo các nhân chứng, thi thể các nạn nhân bị cháy trụi không thể nhận dạng.
Một phát ngôn nhân quân đội cho hay binh sĩ và trực thăng đã được điều động trong nỗ lực cứu hộ.
Danh sách hành khách tử nạn có 3 công dân nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc.
Tai nạn máy bay trầm trọng tại Pakistan gần đây nhất là năm 2012 khi một máy bay chở khách của một hãng hàng không tư nhân bị rớt gần Islamabad khi đang tim cách hạ cánh trong một cơn bão. Tất cả 127 người trên khoang đều thiệt mạng trong vụ đó.
Những tai nạn máy bay khiến toàn bộ hành khách thiệt mạng
Lịch sử ghi nhận một số tai nạn máy bay
thảm khốc đã cướp đi sinh mạng của mọi người có mặt trên chuyến bay tử
thần.
Tai nạn máy bay DC-3, 29 người chết
Tai nạn máy bay là một trong những thảm kịch thảm khốc nhất trong lịch
sử khi cướp đi sinh mạng của nhiều người. Ngày 3/12/1977, máy bay DC-3
chở các thành viên của đội bóng rổ Đại học Evansville gặp sự cố và rơi
gần sân bay khu vực Evansville. 29 người gồm thành viên đội bóng và phi
hành đoàn đều thiệt mạng. Một cầu thủ không thể tham dự trận thi đấu
bóng rổ trên nên may mắn thoát chết.
Ngay sau khi vụ tai nạn máy bay thảm khốc
trên xảy ra, cơ quan chức năng và lực lượng cứu hộ đã nhanh chóng tới
hiện trường. Ba người trên chuyến bay tử thần đó sống sót sau vụ tai nạn
nhưng cũng qua đời khi cấp cứu.
Máy bay LOT 007 của Ba Lan gặp nạn, 87 người chết
Ngày 14/3/1980, máy bay LOT 007 của Hãng hàng không Ba Lan bị rơi ngay
gần Thủ đô Warsaw, Ba Lan. Nguyên nhân vụ tai nạn là do máy bay không
thể hạ cánh vì lỗi cơ học. Hậu quả của vụ tai nạn là toàn bộ 87 hành
khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Nhiều nạn nhân tử vong trên chuyến
bay định mệnh đó là thành viên của đội boxing nghiệp dư Mỹ.
Chiếc máy bay gặp nạn trên chở đội tuyển boxing đến
Ba Lan dự nhiều trận đấu với các đội boxing nghiệp dư Ba Lan và Nga.
Rời thành phố New York vào lúc 21h18 phút, chiếc LOT 007 đã gặp tai nạn
khủng khiếp sau 9 tiếng cất cánh.
Tai nạn máy bay thảm khốc năm 1993, 30 người tử vong
Ngày 24/7/1993, một máy bay quân đội của Zambia đã chở các thành viên
đội tuyển Zambia tới Senegal tham dự vòng loại World Cup 1994.
Trên đường đi, máy bay bay quân đội nhiều lần gặp
sự cố ở động cơ nên cuối cùng bị rơi ở Libreville (Gabon). Vụ tai nạn
thảm khốc khiến toàn bộ 30 người thiệt mạng bao gồm toàn bộ thành viên
đội tuyển Zambia và phi hành đoàn.
Theo Kiến Thức
Tai nạn máy bay cargo ở Mỹ: cả hai viên phi công tử thương
Tai nạn xảy ra ở phi trường Yeager Airport của thành phố Charleston vào khoảng 7 giờ sáng hôm nay, chiếc máy bay chúi luôn xuống một sườn dốc có nhiều cây cối. Hiện nay danh tính hai nạn nhân chưa được tiết lộ.
Ông Plante cho hay trước khi tai nạn xảy ra, không có bất cứ dấu hiệu này cho thấy chiếc máy bay đang chuẩn bị đáp xuống có trục trặc gì. Hiện nay cơ quan National Transportation Safety đang cho điều tra nguyên nhân.
Được biết chiếc máy bay cargo này đã cất cánh từ phi trường ở thành phố Louisvile của Kentucky. Các viên chức của Charleston từng đề nghị một tài khoảng 290 triệu đô la nhằm xây dựng lại phi đạo và kéo dài nó ra.
Vào năm 2015 một vụ bùn trôi đã cuốn mất một nhà thờ và một căn nhà bỏ hoang cạnh phi đạo này và nó cũng bị hư hại, vì thế có đề xuất tăng độ dài của nó hiện nay là 6,800 feet lên 8,000 feet, tạo thêm an toàn cho máy bay đáp xuống.
Na Uy: Tai nạn máy bay thảm khốc, 13 người thiệt mạng
Ngày 29.4, một chiếc máy bay
trực thăng vận tải đã bị rơi xuống Biển Bắc ở ngoài khơi phía tây bờ
biển Na Uy, gần thành phố Bergen, làm toàn bộ 13 người trên máy bay
thiệt mạng, theo BBC đưa tin.
Theo cơ quan hàng không dân dụng Na Uy, chiếc trực thăng
gặp nạn là Eurocopter 225 thuộc sở hữu của công ty dầu khí Statoil hoạt
động tại thềm lục địa của Na Uy. Chiếc trực thăng này đã gặp nạn trên
đảo Turoey khi đang chở theo 13 người trở về từ giàn khoan dầu ngoài
khơi bờ biển phía Tây Na Uy.
Cảnh sát địa phương xác nhận trong số 13 nạn nhân trên máy bay, có 11 người Na Uy, 1 người Anh và 1 người Italia. Hiện 11 thi thể đã được tìm thấy trong khi 2 người khác vẫn mất tích.
Nhiều trực thăng và tàu cứu hộ đã được triển khai tới hiện trường vụ tai nạn để tiến hành công việc tìm kiếm và cứu nạn.
Hiện tại, các cơ quan chức năng Na Uy đang tiến hành điều tra nguyên nhân khiến chiếc máy bay trực thăng Eurocopter EC225 này bị rơi.
Cảnh sát địa phương xác nhận trong số 13 nạn nhân trên máy bay, có 11 người Na Uy, 1 người Anh và 1 người Italia. Hiện 11 thi thể đã được tìm thấy trong khi 2 người khác vẫn mất tích.
Nhiều trực thăng và tàu cứu hộ đã được triển khai tới hiện trường vụ tai nạn để tiến hành công việc tìm kiếm và cứu nạn.
Hiện tại, các cơ quan chức năng Na Uy đang tiến hành điều tra nguyên nhân khiến chiếc máy bay trực thăng Eurocopter EC225 này bị rơi.
10 vụ tai nạn máy bay khủng khiếp nhất lịch sử
Vụ tai nạn máy bay ở Tenerife, Tây Ban Nha
đến nay vẫn là sự kiện khủng khiếp nhất lịch sử của ngành hàng không với
583 người chết.
10 vụ tai nạn máy bay khủng khiếp nhất lịch sử
Vụ
tai nạn máy bay ở Tenerife, Tây Ban Nha đến nay vẫn là sự kiện khủng
khiếp nhất lịch sử của ngành hàng không với 583 người chết.
1. Tenerife
Ngày
27/3/1977, 2 chiếc Boeing 747 của hãng hàng không KLM và Pan Am đâm
nhau trên một đường băng đầy sương mù ở Tenerife, thuộc quần đảo Canary
của Tây Ban Nha. Máy bay KLM đã khởi hành mà không được phép và đâm vào
máy bay của hãng Pan Am khi nó di chuyển trên cùng đường băng. Sai lầm
tai hại này đã làm 583 người chết.
|
2. Núi Phú Sĩ
Ngày
12/8/1985, một máy bay Boeing 747 của hãng không Japan Air Lines bị đâm
ở gần núi Phú Sĩ và làm 520 người chết, sau khi cất cánh từ Tokyo trong
chặng bay nội địa. Chiếc máy bay đã bị hỏng ở phần đuôi và từng được
sửa sau một vụ tai nạn 7 năm trước. Tuy nhiên, việc khắc phục phần hỏng
không thành công khiến phần đuôi của chiếc Boeing 747 bị phá hủy, phi cơ
mất kiểm soát và gây ra tai nạn. Sau vụ tai nạn, một giám sát bảo trì
của hãng hàng không JAL đã tự sát, trong khi chủ tịch của hãng này từ
chức và chịu hoàn toàn trách nhiệm về vụ tai nạn.
3. Delhi
Ngày
12/11/1996, một máy bay chở hàng Ilyushin IL-76 đi từ Kazakhstan đâm
vào một chiếc Boeing 747 của Ả-rập Xê-út trên không trung tại khu vực
gần Delhi, Ấn Độ. Hậu quả của vụ tai nạn thảm khốc là làm 349 người
chết. Nguyên nhân vụ việc được cho là phi hành đoàn Kazakhstan đã không
tuân thủ hướng dẫn, trong khi cả 2 máy bay đều không trang bị công nghệ
tránh va chạm.
4. Orly
Ngày
3/3/1974, một chiếc DC-10 của hãng hàng không Turkish Airlines gặp nạn ở
gần sân bay Orly, phía ngoài Paris và làm 346 người chết. Một chiếc cửa
ở khoang chở hàng bị bung ra và khiến máy bay mất kiểm soát, đâm vào
một khu rừng ở phía đông bắc Paris. McDonnell Douglas, nhà sản xuất
chiếc DC-10, sau đó bị lên án mạnh mẽ và buộc phải thiết kế lại hệ thống
cửa ở khoang chở hàng.
5. Ireland
Ngày
23/6/1985, một quả bom do những kẻ cực đoan cài đặt đã thổi bay một
chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Air India, khi nó đang trên đường
từ Toronto đến Bombay. Vụ nổ làm máy bay rơi xuống vùng biển phía đông
Ireland và khiến 239 người chết. Các nhà điều tra ở Canada cho rằng sự
thiếu sót trong việc kiểm duyệt hành lý góp phần gây ra vụ tai nạn. Bên
cạnh đó, một quả bom thứ 2 dự định cho nổ tung một máy bay khác của Air
India cùng ngày, sau đó phát nổ sớm hơn dự kiến tại một phòng chứa đồ ở
Tokyo.
6. Riyadh
Ngày
19/8/1980, một chiếc L-1011 của Ả-rập Xê-út hướng đến Karachi, Pakistan
phải quay trở lại Riyadh, vì một vụ hỏa hoạn xảy ra trên khoang ngay
sau khi cất cánh. Vì những lý do chưa bao giờ được tiết lộ đầy đủ, phi
hành đoàn đã hoãn việc sơ tán sau khi máy bay đỗ xuống đường băng. Việc
sơ tán hành khách chậm trễ khiến 301 hành khách thiệt mạng vì bị thiêu
cháy trên máy bay.
7. Eo biển Hormuz
Ngày
3/7/1988, một chiếc Airbus A300 của hãng hàng không Iran Air bị tàu khu
trục Vincennes của Hải quân Mỹ bắn hạ trên eo biển Hormuz. Quân đội Mỹ
lúc đó nói rằng thủy thủ của tàu Vincennes bị phân tâm và nhầm lẫn chiếc
A300 là một máy bay quân sự của kẻ địch. Kết cục, sai lầm tai hại này
khiến toàn bộ 290 người trên máy bay thiệt mạng.
8. Chicago
Ngày
25/5/1979, Khi một chiếc DC-10 của hãng hàng không American Airlines
cất cánh từ sân bay O'Hare ở Chicago, một động cơ bị bật khỏi khung và
gây thiệt hại nghiêm trọng cho cánh. Trước khi phi hành đoàn kịp phản
ứng, máy bay đã cuộn tròn 90 độ và biến thành một quả cầu lửa cách đường
băng khoảng 1 dặm. Vụ tai nạn được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử
nước Mỹ này làm 273 người chết.
9. Lockerbie
|
2. Núi Phú Sĩ
Ngày
12/8/1985, một máy bay Boeing 747 của hãng không Japan Air Lines bị đâm
ở gần núi Phú Sĩ và làm 520 người chết, sau khi cất cánh từ Tokyo trong
chặng bay nội địa. Chiếc máy bay đã bị hỏng ở phần đuôi và từng được
sửa sau một vụ tai nạn 7 năm trước. Tuy nhiên, việc khắc phục phần hỏng
không thành công khiến phần đuôi của chiếc Boeing 747 bị phá hủy, phi cơ
mất kiểm soát và gây ra tai nạn. Sau vụ tai nạn, một giám sát bảo trì
của hãng hàng không JAL đã tự sát, trong khi chủ tịch của hãng này từ
chức và chịu hoàn toàn trách nhiệm về vụ tai nạn.
3. Delhi
Ngày
12/11/1996, một máy bay chở hàng Ilyushin IL-76 đi từ Kazakhstan đâm
vào một chiếc Boeing 747 của Ả-rập Xê-út trên không trung tại khu vực
gần Delhi, Ấn Độ. Hậu quả của vụ tai nạn thảm khốc là làm 349 người
chết. Nguyên nhân vụ việc được cho là phi hành đoàn Kazakhstan đã không
tuân thủ hướng dẫn, trong khi cả 2 máy bay đều không trang bị công nghệ
tránh va chạm.
4. Orly
Ngày
3/3/1974, một chiếc DC-10 của hãng hàng không Turkish Airlines gặp nạn ở
gần sân bay Orly, phía ngoài Paris và làm 346 người chết. Một chiếc cửa
ở khoang chở hàng bị bung ra và khiến máy bay mất kiểm soát, đâm vào
một khu rừng ở phía đông bắc Paris. McDonnell Douglas, nhà sản xuất
chiếc DC-10, sau đó bị lên án mạnh mẽ và buộc phải thiết kế lại hệ thống
cửa ở khoang chở hàng.
5. Ireland
Ngày
23/6/1985, một quả bom do những kẻ cực đoan cài đặt đã thổi bay một
chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Air India, khi nó đang trên đường
từ Toronto đến Bombay. Vụ nổ làm máy bay rơi xuống vùng biển phía đông
Ireland và khiến 239 người chết. Các nhà điều tra ở Canada cho rằng sự
thiếu sót trong việc kiểm duyệt hành lý góp phần gây ra vụ tai nạn. Bên
cạnh đó, một quả bom thứ 2 dự định cho nổ tung một máy bay khác của Air
India cùng ngày, sau đó phát nổ sớm hơn dự kiến tại một phòng chứa đồ ở
Tokyo.
6. Riyadh
Ngày
19/8/1980, một chiếc L-1011 của Ả-rập Xê-út hướng đến Karachi, Pakistan
phải quay trở lại Riyadh, vì một vụ hỏa hoạn xảy ra trên khoang ngay
sau khi cất cánh. Vì những lý do chưa bao giờ được tiết lộ đầy đủ, phi
hành đoàn đã hoãn việc sơ tán sau khi máy bay đỗ xuống đường băng. Việc
sơ tán hành khách chậm trễ khiến 301 hành khách thiệt mạng vì bị thiêu
cháy trên máy bay.
7. Eo biển Hormuz
Ngày
3/7/1988, một chiếc Airbus A300 của hãng hàng không Iran Air bị tàu khu
trục Vincennes của Hải quân Mỹ bắn hạ trên eo biển Hormuz. Quân đội Mỹ
lúc đó nói rằng thủy thủ của tàu Vincennes bị phân tâm và nhầm lẫn chiếc
A300 là một máy bay quân sự của kẻ địch. Kết cục, sai lầm tai hại này
khiến toàn bộ 290 người trên máy bay thiệt mạng.
8. Chicago
Ngày
25/5/1979, Khi một chiếc DC-10 của hãng hàng không American Airlines
cất cánh từ sân bay O'Hare ở Chicago, một động cơ bị bật khỏi khung và
gây thiệt hại nghiêm trọng cho cánh. Trước khi phi hành đoàn kịp phản
ứng, máy bay đã cuộn tròn 90 độ và biến thành một quả cầu lửa cách đường
băng khoảng 1 dặm. Vụ tai nạn được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử
nước Mỹ này làm 273 người chết.
9. Lockerbie
|
Ngày
21/12/1988, một máy bay của hãng hàng không Pan American phát nổ trên
bầu trời Lockerbie, Scotland, đồng thời làm tất cả 270 hành khách và 11
người dưới đất thiệt mạng. 2 mật vụ của Libya sau đó nhận trách nhiệm
đánh bom máy bay và một người đã bị kết án.
10. Đảo Sakhalin
Ngày
1/9/1983, một chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Korean Air Lines đi
từ New York tới Seoul bị một máy bay chiến đấu của Liên Xô bắn hạ ở gần
đảo Sakhalin, Bắc Thái Bình Dương. Vụ tai nạn này làm 269 người trên
khoang tử nạn. Cơ quan Hàng không Dân dụng Quốc tế sau đó cho rằng, phi
hoành đoàn đã không cẩn thận để máy bay đi chệnh hướng vào không phận
của Liên Xô và gây ra sự cố đáng tiếc.
BTV
Nhận xét
Đăng nhận xét