Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 160

(ĐC sưu tầm trên NET)


Linh hồn là gì? Có nên đi gọi hồn người chết không?

Linh hồn (hay hồn ma) có thật hay không? Hiện tượng gọi hồn là gì? Có nên đi gọi hồn người chết không?…là những câu hỏi mà khoa học vẫn chưa thể lý giải được.
Sự thật là có nhiều người tin rằng chúng ta có thể dễ dàng giao tiếp được với người thân đã mất bằng cách áp vong, gọi hồn. Điều này xuất phát từ mong muốn được khám phá thế giới tâm linh, muốn biết người thân của mình ở dưới suối vàng như thế nào, có được đầy đủ thoải mái, có vui vẻ hạnh phúc không…

Vậy linh hồn là gì?

Bí ẩn về cái chết luôn là nỗi ám ảnh của con người. Từ rất xa xưa, người ta đã muốn khám phá thế giới của con người sau khi chết. Thế nhưng trước đây khi đi vào lĩnh vực ấy chủ yếu chỉ có hai con đường là triết học và tôn giáo. Ngày nay, dù khoa học hiện đại đã phát triển vượt bậc nhưng có vô số hiện tượng tâm linh xảy ra mà khoa học vẫn chưa lý giải được.
Linh hồn trong quan niệm của người Việt Nam có từ rất lâu đời. Được dân gian ghi chép lại qua ca dao, tục ngữ. Chẳng hạn như dân gian hay gọi “ba hồn bảy vía”, “hồn lìa khỏi xác”, “hồn xiêu phách lạc”… Hay đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng đề cập đến chuyện linh hồn trong tập truyện Kiều nổi tiếng rằng: “Thác là thể phách, còn là tinh anh”. Nghĩa là cái chết chỉ ở thể xác bề ngoài, còn linh hồn thì vẫn là thứ tồn tại mãi mãi.
Không chỉ vậy mà y học cổ truyền phương Đông cũng thừa nhận linh hồn chính là khí trong mỗi con người. Thầy thuốc nhân dân Bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam cho biết, từ xa xưa Đông y đã luôn công nhận con người gồm hai phần hồn và xác. Vì Đông y lấy thuyết âm dương và khí huyết làm chủ. Con người sống được là nhờ âm dương cân bằng và khí huyết đầy đủ. Khi người ta chết, Đông y có câu “hữu hình – hữu diệt, vô hình – bất diệt”, nghĩa là những cái nhìn thấy được – hữu hình: Xương, thịt, huyết… sẽ bị mất đi, còn những cái vô hình: khí tồn tại vĩnh cửu trong không gian. Hơn nữa, Đông y coi Tâm là chủ thần (sự sống) khi thần mất đi tức là chết. Thần tồn tại được nhờ khí và huyết, do đó khi người ta tắt thở tức là tâm mất, thần và khí thoát ra ngoài, sau đó kết hợp với nhau và gọi là hồn.
Như vậy, linh hồn là một khái niệm mơ hồ, nó tồn tại ở dạng vô hình, trong suy nghĩ của con người. Mặc dù con người không biết nó là gì nhưng vẫn luôn tin rằng nó tồn tại.

Linh hồn nặng 21g?

Theo như những gì con người cảm nhận về linh hồn thì khi người chết đi hồn sẽ rời khỏi xác, vậy thì nếu chúng ta cân một người còn sống và chính người đó tại thời điểm tắt thở thì sẽ biết trọng lượng của linh hồn? Ý tưởng táo bạo này được bác sĩ Duncan MacDougall ở bang Massachusetts (Hoa Kỳ) thực hiện vào năm 1907.
Bác sĩ Duncan đã làm thí nghiệp trên nhiều bệnh nhân sắp chết vì bệnh nan y, ông đặt họ lên chiếc giường có gắn cân điện tử đặc biệt với tỷ lệ chính xác lên đến phần nghìn gram và tiến hành theo dõi liên tục trong suốt quá trình từ khi người bệnh trước khi chết, trong lúc hấp hối và sau khi tắt thở. Ông thu được số liệu: Ở tất cả các trường hợp đều có sự sụt giảm về cân nặng khoảng 21 gram nên ông đi đến kết luận là linh hồn nặng 21g.
Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Duncan đã dấy lên một cơn chấn động trong giới khoa học lúc bấy giờ nhưng sau đó nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không có cơ sở để khẳng định chắc chắn rằng linh hồn sẽ thoát khỏi xác người chết ngay tại thời điểm tắt thở – nhưng họ lại không chỉ ra được linh hồn thoát ra khi nào?
Cho đến nay dù y học đã rất phát triển nhưng người ta vẫn chưa thể xác định chính xác khoảnh khắc chết thực sự của một con người. Và trong thí nghiệm của bác sĩ Duncan cũng chưa ai giải thích được cái gì đã mất đi tại thời điểm đó để dẫn đến trọng lượng người chết bị giảm đi 21g so với lúc còn sống. Tóm lại, linh hồn vẫn là điều gì đó vô cùng huyền bí mà các nhà khoa học, giới nghiên cứu tâm linh nhiều thế hệ qua vẫn đang miệt mài tìm hiểu.

Gọi hồn là gì?

Gọi hồn là việc kêu gọi linh hồn của một người đã chết quay trở về để nói chuyện với người đang sống. Người ta tin rằng một số người có khả năng đặc biệt có thể giao lưu được với người ở thế giới tâm linh mà ta vẫn thường gọi là thầy cúng hoặc người có khả năng ngoại cảm (nhà ngoại cảm).
Khái niệm gọi hồn được hiểu như sau: Nhà ngoại cảm sẽ “làm phép” để linh hồn người đã chết có thể nhập vào thể xác của một người còn sống. Qua đó người bình thường có thể giao lưu, nói chuyện được với linh hồn của người đã chết.
Thể xác đó có thể là chính thầy cúng nhưng cũng có thể là người nhà của người đã chết. Cho dù là nhập vào ai thì sau khi hồn nhập vào, người đó giống như biến thành người đã chết kia, có thể nói đủ thứ chuyện mà chỉ những người trong gia đình mới biết, thậm chí giọng điệu, phong cách cũng giống y hệt người chết. Tuy nhiên, một số người cẩn thận cho rằng để cho hồn nhập vào người nhà mình đáng tin hơn là nhập vào ông thầy cúng.

Gọi hồn người chết
Cô đồng Sinh gọi hồn người chết ở Hải Dương
Tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện thật mà tôi đã được tận mắt chứng kiến về việc gọi hồn người chết:
Tôi có một cậu bạn thân tên là Quân, cách đây 3 năm nhà bạn ấy có mời một thầy ngoại cảm về để gọi hồn ông nội bị hi sinh từ thời kháng chiến chống Mỹ. Hàng xóm láng giềng truyền tai nhau rồi cứ thế kéo đến nhà bạn ấy để xem và xin nhà ngoại cảm kia giúp gia đình họ gọi hồn người thân về luôn.
Được sự đồng ý của bố Quân và nhà ngoại cảm, mỗi gia đình mang theo 1 cái chiếu và mấy người thân. Ông thầy yêu cầu mỗi gia đình muốn gọi hồn ai thì ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh và quê quán vào 1 tờ giấy nhỏ, sau đó người nhà nào thì ngồi vào chiếu nhà đó, ngồi trong tư thế ngồi thiền. Ngồi kín cả trong nhà có khoảng 10 gia đình, bên ngoài có hàng trăm người vẫn tò mò dõi xem.
Ông thầy đặt những tờ giấy nhỏ lên bàn thờ rồi thắp hương, sau đó ra bàn uống nước ngồi. Chỉ khoảng 5 phút sau, ông thầy bảo có hồn nhà ai đang vào đấy. Vừa dứt lời tự nhiên gia đình kia có một chị lăn ra chiếu ngất lịm đi khoảng 30 giây rồi bừng tỉnh, mắt nhìn quanh. Đó là hồn ông bố chồng đã nhập vào, nói đủ thứ chuyện trên trời dưới biển mà hình như chỉ có bà vợ (là mẹ chồng của chị) mới hiểu. Sau đó, lần lượt lần lượt gia đình nào cũng có người bị nhập. Có gia đình nọ còn gọi hồn cả một thằng bé về rồi nhập vào bà cô, tự nhiên bà cô chuyển giọng trẻ con khóc oe oe…
Đó là lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh gọi hồn người chết số lượng lớn. Thực sự quá bất ngờ, muốn không tin cũng khó. Hơn nữa, thằng bạn thân còn nói: Khi gọi hồn ông nó về, ông nó dặn dò nó như thật, có cả những thứ mà nó mới chỉ nghĩ trong đầu, chưa bao giờ nói ra mà ông nó cũng biết. Quá ảo!
Câu chuyện tôi vừa kể ở trên không nhằm mục đích hô hào ai tin theo, mà chỉ đơn giản là để mọi người hiểu rõ hơn về việc gọi hồn vẫn đang tồn tại trong dân gian.

Có nên gọi hồn người chết không?

Theo quan điểm Phật giáo (Bắc tông), một người sau khi chết có thể lập tức tái sinh (đối với người tạo nghiệp cực thiện hay cực ác) hoặc trải qua giai đoạn trung gian từ 1 đến 49 ngày rồi tùy theo nghiệp mà tái sinh vào cảnh giới tương ứng. Trừ những trường hợp đặc biệt chết do đột tử, bất đắc kỳ tử thường gọi là chết oan, còn lại đa phần sau 49 ngày các hương linh đều theo nghiệp tái sanh.
Theo giáo lý Nhân quả – Nghiệp báo, những nỗ lực của người thân hướng về hương linh như tạo phước, cầu nguyện..v.v…chỉ trợ duyên, ảnh hưởng tốt đến hương linh được phần nào thôi chứ không can thiệp sâu vào khuynh hướng tái sanh của họ. Vì mỗi người đều phải ‘thừa tự’ nghiệp lực của chính mình. Để được giải thoát, tự thân hương linh phải tỉnh thức và hướng thiện. Không ai có thể cứu vớt chúng ta ngoại trừ những nỗ lực tu tập của chính chúng ta.
Do vậy, khi người thân mất đi, trách nhiệm của chúng ta là tận tâm dốc lòng cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng, mong họ siêu thoát. Còn siêu thoát hay không là do sự tỉnh thức chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, thân nhân chỉ trợ duyên mà không thể can thiệp được. Cho nên, không cần gọi hồn, triệu hồn, cầu hồn hay các phương pháp tương tự vì không mang đến lợi ích thiết thực cho hương linh và chỉ tốn kém, gây lo lắng hoang mang thêm cho thân nhân.
Trong bối cảnh cầu cúng mang sắc thái thần quyền đang nở rộ hiện nay, chúng ta cần có chính kiến trong việc thờ cúng để khỏi rơi vào tà kiến, mê tín dị đoan.
Bài viết được biên tập lại từ nhiều nguồn khác nhau trên internet nên chỉ có tính chất tham khảo.


Lời giải của những bí mật về hiện tượng gọi hồn, vong nhập

VietQ

Vấn đề “Có hay không chuyện gọi hồn?” đã được nhiều nhà tâm linh học, khoa học quan tâm lý giải rộng rãi, công khai.
Hiện tượng gọi hồn, vong nhập là gì?
Gọi hồn, vong nhập là hiện tượng linh hồn người khác, có thể là thánh thần, cũng có thể là người đã chết nhập vào cơ thể người sống, điều khiển người sống đưa ra các chỉ dẫn của linh hồn. Hiện tượng này giống như lên đồng (thật), hoặc là nhập hồn.
Theo các tài liệu nghiên cứu tôn giáo, nhập hồn, lên đồng là một hoạt động tôn giáo có nguồn gốc đến hàng ngàn năm trước của con người. Đó có thể là Saman giáo, một dạng lên đồng nhập hồn của vùng đồng cỏ Siberi – Mông Cổ, lên đồng như hợp thể với vũ trụ của Đạo giáo (Trung Quốc) và cũng là gốc của đồng bóng Việt Nam, phù thủy, thầy cúng của các văn hóa tiểu đảo...
Loi giai cua nhung bi mat ve hien tuong goi hon, vong nhap - Anh 1
Lời giải của những bí mật về hiện tượng gọi hồn, vong nhập. Ảnh minh họa
Vong nhập, lên đồng... là một trạng thái tâm lý đặc biệt, một trạng thái bệnh lý xuất phát từ vô thức, theo danh mục các loại bệnh tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới được xếp vào loại hội chứng lên đồng.
Một người bị vong nhập tức là người đó không bình thường, có vấn đề về thần kinh hoặc tâm thần (nhẹ hoặc nặng). Nguồn gốc của hiện tượng vong nhập là sự tương tác của ám thị lạ và tự ám thị. Khi một người đi áp vong, hoặc lên đồng thường ngồi tập trung như ngồi thiền để đầu óc trống rỗng. Trạng thái này đưa bộ não trở về vô thức. Trong trạng thái khởi đầu vô thức, người đó vẫn nhận biết xung quanh, tiếp nhận các ám thị lạ như về liệt sĩ, về đau thương, về chiến trận qua thầy pháp hoặc nhà ngoại cảm. Khi bộ não chìm vào vô thức các tác động từ bên ngoài sẽ là ám thị lạ tạo ra sự tự ám thị. Trong trạng thái tự ám thị nhiều khi rất mạnh mẽ đặc biệt đối với những người có thế năng bệnh tâm thần cao, bộ não sẽ nhào nặn, xây dựng thành các kịch bản đặc biệt.
Có hay không chuyện gọi hồn?
Vấn đề “Có hay không chuyện gọi hồn?” cũng đã được nhiều nhà tâm linh học, khoa học quan tâm lý giải rộng rãi, công khai.
ThS Vũ Đức Huynh – tác giả của hơn mười cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông cho biết, khoa học đã công nhận khi con người chết có một lượng vật chất mất đi. Lượng vật chất vừa mất đi ấy là phần hồn vừa thoát đi. Lượng vật chất này gồm có 3 phần: Vía, thần thức và phách, phân lớp vòng theo trục thẳng đứng. Đây là một tổ hợp các “hạt điện sinh học” nên chúng chuyển động ở dạng sóng điện gọi là sóng các hạt điện sinh học. Vận động theo dạng sóng, nó tuân thủ các tần số bước sóng. Tần số bước sóng của các vong hồn khác nhau, cho nên loại tần số này là vô số và tốc độ vận động khác nhau.
Trong khi đó, con người có màn sóng “trơ”, chỉ có thể rung động khi có một sóng với năng lượng lớn tác động vào. Chỉ có những người có màn sóng nhạy cảm như các nhà ngoại cảm mới có khả năng nhận nhiều tần sóng khác nhau. Tuy nhiên, họ cũng chỉ “bắt” được khi cùng nguồn gốc tần số xung động.
Theo nhiều nghiên cứu, vong hồn nào cũng có mối quan hệ giao thức với thân nhân tiền kiếp. Vong hồn thể hiện ở trần gian bằng cách nhập vào người. Đó là chiếm đoạn tức thời hoặc tương tác mạnh vào phần hồn của con người tạm thời (áp vong). Trường hợp này chỉ xảy ra từ hai điều kiện thuận lợi, đó là chiếm đoạn (tương tác mạnh) tạm thời khi gặp người có thần thức yếu hơn (ký ức sống) tạm thời “đẩy ra” (người yếu bóng vía), và thứ hai là năng lượng đủ lớn của vong hồn.
Theo TS. Vũ Thế Khanh – Trung tâm Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho biết, thực tế, việc tin vào sự tồn tại của thần thức (linh hồn - ma) sau khi chết đã có từ hàng nghìn đời nay.
Dựa vào kinh sách của nhà Phật và căn cứ vào hàng ngàn, hàng vạn các ca khảo nghiệm thì thấy, sự tương quan giữa thần thức của người đã chết với cuộc đời lúc họ còn sống là do "nghiệp quả" ràng buộc. Nghĩa là nghiệp thức bị trôi theo hiệu ứng của dòng năng lượng (còn gọi là trường sinh học) do các hành vi lúc còn sống tạo ra.
Ví dụ như khi còn sống tạo ra dòng năng lượng an lạc thì khi chết thần thức sẽ trôi trên dòng năng lượng an lạc đó. Nếu khi sống tạo ra dòng năng lượng đau khổ thì khi chết thần thức sẽ bị giam trong chính cái dòng năng lượng đau khổ đó.
Tuy dạng tồn tại của "thần thức" không giống với cơ thể vật lý của người đang sống, nhưng nó vẫn chuyển các "thông điệp" tới cõi giới của người đang sống bằng nhiều hình thức. Người nhận được các thông điệp đó thường được gọi là người có khả năng ngoại cảm.
Nhưng có rất nhiều người do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết nên chỉ cần thấy một sự kiện khác thường nào đó đã vội gán thành "hiện tượng ngoại cảm, tâm linh". Chính sự hồ đồ đó là "vùng đất" để cho những kẻ lừa đảo, mê tín dị đoan có cơ hội "gieo trồng" những hành vi bất chính, lòe bịp các "tín chủ" nhẹ dạ cả tin.
ThS. Nguyễn Mạnh Quân - Trung tâm Nghiên cứu Phát triển sức khỏe Thể - Tâm - Trí, Ủy ban nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam cho biết, những đức tin tôn giáo và các nghiên cứu về đề tài sau cái chết đều công nhận năng lượng của con người sau chết vẫn còn tồn tại nhưng người ta không thể nói là nó đang tồn tại dưới dạng sóng nào.
Để (có thể) tiếp xúc với những năng lượng này thì người ta có thể làm dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có áp vong, gọi hồn. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể tiếp xúc được? Việc tiếp xúc ấy là thật hay chỉ là cảm giác ảo là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Lê Cao (T/h)  

                                          Linh hồn là gì? Có nên đi gọi hồn người chết không?



Lật tẩy những mánh khóe của nghề gọi hồn


(ĐSPL) - Xưa kia trong dân gian rất hay đi gọi hồn. Từ khi có nhà ngoại cảm thì người ta lại tới tấp đi tìm nhà ngoại cảm.
Mới đây nhiều nhà ngoại cảm đã bị phát giác là lừa đảo. Còn trò gọi hồn thực tế ra sao?
Những mánh khóe
Nói về “mánh khóe” của mình, cô đồng T có thâm niên hành nghề ở chợ phủ Quốc Oai tóm tắt: “Hơn hai năm đi học nghề gọi hồn, tôi đã được thầy truyền cho đủ Tam thập lục để làm vốn sinh sống. Nghề này cái vốn quý nhất vẫn là nói dựa. Các vị tính, ai có chồng con, anh em 18, 20 tuổi bỗng dưng lăn ra chết ai mà chả đau lòng, cắt ruột.
Chết là hết nhưng cái trò đời, một số người còn đầu óc mê tín, họ cứ tưởng tượng qua miệng đồng sẽ làm cho mẹ con, anh em, chồng vợ gặp được nhau để giăng dối câu chuyện cuối cùng cho khuây khỏa”.
Bao giờ cũng vậy, mở đầu cuộc gọi hồn, cô T sẽ hỏi tên tuổi để biết hồn già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà. Sau đó cô hát phủ đầu bằng mấy câu thật sầu thảm như: “Thương cha nhớ mẹ sầu bi, đêm ngày lẩn khuất đi về trông nom”. Hát chỉ là tiết mục câu giờ để cô nghĩ cách nói. Mặt khác nếu trong lúc hát mà người đi gọi hồn òa khóc thì cô dựa vào tiếng khóc của họ mà dò đoán.
Nhiều người đi gọi hồn bị lừa nên cũng rút kinh nghiệm, thường hỏi kiểm tra những câu dạng như: "Hồn cho biết ở đây có bao nhiêu người đến thăm?".
Để đối phó, cô T thường nói con số in ít để nếu có ai hỏi: “Sao còn tôi đây hồn không nhận” thì sửa lại một câu rất dễ: “Vì không thành tâm đi thăm hồn, đến đây không được giọt nước mắt” hoặc hôm nọ đi đường gặp hồn không chào nên hồn giận”…
Cô T còn có mẹo trước khi vào cuộc gọi hồn giao cho người đi gọi một ít tiền trinh rồi dặn khi nào hồn nói nghe hay thì thưởng một đồng vào đĩa cho hồn vui lòng. Kỳ thực là qua tiếng bỏ đồng trinh vào đĩa cô T biết là mình nói đúng để cứ thế mà tán rộng ra thôi.
Có người hỏi: "Ngộ gặp phải khách hàng họ bắt phải trả lời những câu thật cụ thể thì cô làm thế nào?".
Cô T tủm tỉm cười trả lời: “Họ vặn mình thì mình vặn lại họ lo gì. Thế này nhé, tôi cứ hỏi họ cho biết giờ sinh, tháng đẻ thật đúng thì mới đoán được, nếu sai sẽ không đoán được. Các ông các bà tính ở nông thôn mấy ai đi gọi hồn mà nhớ được giờ sinh? Vả lại, nếu họ có nhớ thì mình cũng cứ bảo có lẽ họ nhớ chệch đấy! Thế là họ phải chịu”.
Mấy vụ "lòe" kinh điển
Cô đồng Dị nổi danh một thời cung cấp một ví dụ rất điển hình về kỹ năng nói dựa của nghề đồng cốt. Số là có lần cô ta được mời đến nhà một viên quan nổi tiếng hách dịch trong vùng để gọi hồn. Trước khi bắt đầu qua đã đe: “Nếu nói láo thì đừng hòng làm ăn ở địa hạt đây”.
Vào cuộc gọi hồn, cả nhà viên quan ngồi vây quanh cô đồng đủ cả già trẻ gái trai. Hồn gọi lên là một đứa trẻ vừa chết chừng vài tháng. Viên quan hỏi ngay: “Thế mẹ hồn đâu, thử chỉ xem…”
Cô đồng thuật lại: “Thú thực tôi cũng phải suy nghĩ rất lao lung. Đứa trẻ là ai? Có họ hàng thân thuộc với người ngồi đây không? Viên quan hống hách kia có thực tin hay chỉ bày trò thử. Đồng lên mới được mấy câu hắn đã hỏi: thế mẹ hồn đâu thử chỉ xem… Tôi toát mồ hôi vì quả thực từ nãy giờ vẫn thử đoán, mà chưa biết ai là mẹ hồn.
Tôi vờ “dỗi” lấy quạt che mặt. Nhưng qua khe quạt tôi đảo mắt, quan sát nét mặt mọi người. Tôi bắt gặp một vài cặp mắt liếc trộm vào một người phụ nữ còn rất trẻ, ngồi ở giữa và vẻ xúc động lắm. Thôi đúng rồi. Tôi bèn chỉ vào người đó và nói: Lại còn thử hồn, mẹ hồn ngồi đây chứ đâu!
Tất cả mọi người trong phòng đều bật lên tiếng xuýt xoa thán phục. Tôi đã đoán đúng. Viên quan mặt vẫn lạnh như tiền, hỏi tiếp: Thế bố hồn đâu, câu hỏi này mới gay! Trong những người ngồi đây, ai đáng mặt là chồng của người phụ nữ trẻ kia. Chỉ nhầm anh hay em người ta thì thật nguy. Tôi lại dùng cách trước. tôi chợt thấy người đàn bà liếc nhanh về phía một người đàn bà đứng tuổi khác. Còn người đàn bà đứng tuổi này cũng liếc về phía viên quan.
Thế là rõ: giữa ba người này có mối quan hệ phức tạp gì đây. Tôi bèn chỉ vào viên quan: Bố hồn đây rồi chỉ luôn vào người đàn bà đứng tuổi: còn đây là mẹ già của hồn. Đám phụ nữ trong phòng òa lên khóc còn viên quan cũng tỏ vẻ kinh hoàng. Vì tôi đã nói rất đúng: Người thiếu phụ trẻ là vợ bé của viên quan và đứa trẻ bị chết là con cô ta nhưng chưa được gia đình chính thức thừa nhận”.
Một cô đồng khác kể về vụ đi Hà Nội đánh đồng thiếp sang Pháp cho gia đình một nhà quan để hỏi tin tức con trai của gia đình này đang du học bên ấy tình hình thế nào. Cô đồng nhận xét vụ này là một vụ hắc búa nhất từ trước đến giờ.
Được nhà quan đưa ô tô đón lên Hà Nội rồi phong tỏa trong một cái biệt thự kín cổng cao tường cách biệt với bên ngoài, không có cách gì để tìm kiếm tin tức. Hơn nữa sự việc gia đình viên quan muốn biết lại ở bên Pháp thì thật là nan giải.
Nghĩ thế nên cô đồng phải tìm kế hoãn binh, cô kể: “Tôi tìm kế hoãn binh, nói với viên quan ấy cho chúng tôi nghỉ 1 ngày cho đỡ mệt. Rồi sau đó, xin cho được xem cái “sinh phần” của họ nhà ông ta, to nhất Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Viên quan đồng ý”.
Theo đúng lịch hẹn với viên quan, tối hôm sau, cô đồng vào việc. Hồn lên bảo vì đi từ Việt Nam sang Pháp rồi lại từ Pháp trở về, đường đất xa xôi nên mất cả một đêm gần sáng hồn mới về đến Hà Nội. Vì thế nên hồn chỉ nói vài câu vắn tắt thôi.
Và hồn nói rằng: "Công tử, con trai độc nhất của quan lớn chết rồi do một tai nạn xe hơi gây ra ngày ấy, tháng ấy. Khi hấp hối có người hầu cận là ông N ở bên cạnh hiện giờ còn một số tiền là ngần ấy gửi ở nhà băng tỉnh Mông pơ li ê".
Nghe xong 3 câu trả lời kia, viên quan nọ ngã vật trên sập gụ ngất đi. Bởi lẽ ông ta sinh được 6 người con chỉ có 1 trai độc nhất. Ngày hôm sau, viên quan giữ cô đồng ở lại chưa về vội chờ quan khỏe lại sẽ gặp.
Thực ra là họ cũng tranh thủ đánh điện sang Pháp xem những việc cô đồng nói có đúng không. Đến hôm sau nữa, viên quan gặp cô đồng rồi bảo vợ đưa ra 200 đồng Đông Dương gọi là tiền công cho cô đồng vì cô nói đúng hết. Thật kinh ngạc.
Nhưng sự thực thế nào, hãy nghe cô đồng này tiết lộ: “Chính lúc đi xem cái sinh phần tôi gặp được ông cụ lão bộc và nhờ đó tìm hiểu được manh mối liên lạc với con trai cụ.
Người này đang làm việc chạy giấy cho một viên quan khác là anh của viên quan có con chết. Khi cậu công tử chết, bên Pháp có đánh điện về nhưng không gửi cho viên quan nọ mà gửi cho người anh để liệu bề an ủi người em trước khi cho biết rõ. Anh con trai cụ lão bộc đọc trộm bức điện, nên đã cho chúng tôi biết 3 điều ấy. Tất nhiên, việc làm này, chúng tôi phải rất khôn khéo mới moi được tin ở anh ta. Vì thế tôi đã biếu bố con ông cụ lão bộc 50 đồng. Sau vụ đó tiếng tăm của tôi vang lừng trong giới quan lại Bắc Kỳ. Họ thường đón chúng tôi về thiếp tới tấp”.
Những mánh lới bịp bợm và các câu chuyện nói trên là lời khai, lời thuật của chính những cô đồng khi tham gia lớp cải tạo mê tín dị đoan do trong cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc thập niên 1960 được Nguyễn Hoàng Điệp và Hoài Giang tập hợp vào cuốn sách Thế giới có gì thần bí.
Qua đây, chúng ta thấy rõ nghề đồng cốt gọi hồn cũng chỉ là một trò bịp bợm không hơn không kém. Chớ dại dột tin miệng các cô đồng mà rồi mất tiền thêm lo.
VŨ TIẾN ĐỨC
 
Rùng rợn chuyện oan hồn không đầu báo mộng trong vụ Hà Thành đầu độc

Vong hồn giao tiếp được với người sống không?

Nhiều người đang tin rằng chúng ta có thể dễ dàng giao tiếp được với người thân đã mất thông qua các hình thức áp vong, gọi hồn. Nhưng thực tế, có đúng vong hồn giao tiếp với chúng ta hay chỉ là sự tưởng tượng, ám thị của chính mình? Có người tự cho rằng mình bị ma nhập hoặc do áp vong ma nhập làm cho điên loạn. Có người khi tham gia gọi hồn, áp vong để tìm mộ... cũng bị rơi vào tình trạng này.
Vậy thực chất "ma" làm hay do chúng ta tự ám thị mình gây sự rối loạn của não bộ? Cách gì để chúng ta không bị "lừa" và tránh các tổn thương tinh thần, thể chất và tiền bạc trước các hiện tượng này? Dưới đây là những lý giải khoa học của các nhà nghiên cứu về vấn đề này.

Người chết có giao tiếp được với người sống?

Nhiều người đang tin rằng, chúng ta có thể dễ dàng giao tiếp được với người thân đã mất thông qua các hình thức áp vong, gọi hồn. Nhưng thực tế, có đúng vong hồn giao tiếp với chúng ta hay chỉ là sự tưởng tượng, ám thị của chính mình?

ThS Vũ Đức Huynh, tác giả của hơn chục cuốn sách về tâm linh và cổ học phương Đông cho biết, khoa học đã công nhận khi con người chết có một lượng vật chất vừa mất đi. Lượng vật chất vừa mất đi ấy là phần hồn vừa thoát đi.

Tuy nhiên, khoa học hiện đại chưa định hình, cân đong, đo đếm được nó. Họ cho rằng nó gồm 3 phần: Vía + thần thức + phách, phân lớp vòng theo trục thẳng đứng. Đây là một tổ hợp các "hạt điện sinh học" nên chúng chuyển động ở dạng sóng điện gọi là sóng các hạt điện sinh học. Vận động theo dạng sóng, nó tuân thủ các tần số bước sóng. Tần số bước sóng của các vong hồn khác nhau, cho nên loại tần số này là vô số và tốc độ vận động khác nhau.

Trong khi đó, con người có màn cảm sóng "trơ", chỉ có thể rung động khi có một sóng với năng lượng lớn tác động vào. Chỉ có những người có màn sóng nhạy cảm (nhà ngoại cảm) có khả năng nhận nhiều tần sóng khác nhau và họ cũng phát sóng với năng lượng khá mạnh thì mới bắt được. Tuy nhiên, họ cũng chỉ "bắt" được khi cùng nguồn gốc tần số xung động.
Theo nhiều nghiên cứu, vong hồn nào cũng cũng có mối quan hệ giao thức với thân nhân tiền kiếp. Song vong hồn mà yếu, thì dù có muốn tạo hiệu ứng xung động đến người thân cũng đành "lực bất tòng tâm"!

Vong hồn được chia làm 3 cấp độ: Vong hồn, vong linh và siêu linh. Vong linh chỉ hiển hiện khi nhận nhiều thông tin cầu mong của người thân. Vong hồn thể hiện ở trần gian bằng cách nhập vào người. Đó là chiếm đoạn tức thời hoặc tương tác mạnh vào phần hồn của con người tạm thời. Ta gọi là người bị ma nhập và hiện tượng áp vong ngày nay. Trường hợp này chỉ xảy ra từ hai điều kiện thuận lợi, đó là chiếm đoạn (tương tác mạnh) tạm thời cấu tố thần thức trong phần hồn của con người khi gặp người có thần thức yếu hơn (ký ức sống) tạm thời "đẩy ra" (người yếu bóng vía) và thứ hai là năng lượng đủ lớn của vong hồn. Hiện tượng "ma ám", "ma nhập" mà ta từng thấy là xảy ra do nguyên nhân trên và thực tế rất hãn hữu.
Một buổi giao lưu tâm linh tại trung tâm UIA
Yếu tố ngẫu nhiên dễ bị gán thành "tâm linh" để lừa đảo

TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho biết, thực tế, việc tin vào sự tồn tại của thần thức (linh hồn - ma) sau khi chết đã có từ hàng nghìn đời nay. Có nhiều bằng chứng thực tế và rất khách quan minh chứng về điều đó. Chỉ có điều, cần tìm hiểu xem hình thái của "thần thức" được thể hiện như thế nào và sự kết hợp của nó với người còn sống ra sao?

Dựa vào kinh sách của nhà Phật và căn cứ vào hàng ngàn, hàng vạn các ca khảo nghiệm thì thấy, sự tương quan giữa thần thức của người đã chết với cuộc đời lúc họ còn sống là do "nghiệp quả" ràng buộc. Nghĩa là nghiệp thức bị trôi theo hiệu ứng của dòng năng lượng (còn gọi là trường sinh học) do các hành vi lúc còn sống tạo ra.

Ví dụ như khi còn sống tạo ra dòng năng lượng an lạc thì khi chết thần thức sẽ trôi trên dòng năng lượng an lạc đó. Nếu khi sống tạo ra dòng năng lượng đau khổ thì khi chết thần thức sẽ bị giam trong chính cái dòng năng lượng đau khổ đó.

Tuy dạng tồn tại của "thần thức" không giống với cơ thể vật lý của người đang sống, nhưng nó vẫn chuyển các "thông điệp" tới cõi giới của người đang sống bằng nhiều hình thức. Người nhận được các thông điệp đó thường được gọi là người có khả năng ngoại cảm.

Khi tiến hành các cuộc giao lưu tâm linh, các kết quả cho thấy đa phần các thần thức ("người âm") hiện lên với những đặc tính như tại thời điểm trước khi chết (còn gọi là giai đoạn cận tử nghiệp). Đối với những nhà ngoại cảm có khả năng nhìn thấy "người âm" thì họ mô tả "người âm" có hình dáng như lúc còn đang sống, nghe và cung cấp các thông tin của họ... Tuy nhiên, những sự kiện dị thường này xảy ra hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên chứ không hề do tác động của yếu tố tâm linh vô hình.

Nhưng có rất nhiều người do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết nên chỉ cần thấy một sự kiện khác thường nào đó đã vội gán thành "hiện tượng ngoại cảm, tâm linh". Chính sự hồ đồ đó là "vùng đất" để cho những kẻ lừa đảo, mê tín dị đoan có cơ hội "gieo trồng" những hành vi bất chính, lòe bịp các "tín chủ" nhẹ dạ cả tin.

Bị "ma ám" là do mình tự ám thị

ThS Nguyễn Mạnh Quân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển sức khoẻ Thể - Tâm - Trí, Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam cho biết, những đức tin tôn giáo và các nghiên cứu về đề tài sau cái chết đều công nhận: Năng lượng của con người sau chết vẫn còn tồn tại nhưng người ta không thể nói là nó đang tồn tại dưới dạng sóng nào.

Để (có thể) tiếp xúc với những năng lượng này thì người ta có thể làm dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có áp vong, gọi hồn. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể tiếp xúc được? Việc tiếp xúc ấy là thật hay chỉ là cảm giác ảo là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Nói về chuyện "ma nhập", ThS Quân hài hước rằng: "Có lẽ nước ta là nơi đang có nhiều "ma quỷ" nhất trên thế giới. Vì không có một đất nước nào lại có lắm người bị "ma ám" như ở Việt Nam hiện nay. Theo tôi, những người chịu sự tác động của những năng lượng lạ (thế giới âm) thực sự là rất ít. Phần lớn là do vô tình mà họ đã bị sự tác động của ám thị tiêu cực từ phía bên ngoài hoặc tự ám thị của chính mình mà thành.

Xuất phát từ việc họ nghe và tin vào những chuyện "ma, quỷ" huyền bí mà người khác kể và khẳng định sau đó họ hay nghĩ và liên tưởng tới những điều đó. Trong lúc nghĩ và liên tưởng miên man thì tự bộ não phải tự xây dựng ra hàng loạt những hình ảnh và cho chúng ta hàng loạt những cảm xúc tương ứng với những hình ảnh ấy. Lúc đó, ý thức của họ đã không còn tự điều khiển được nữa! Họ tin là vong đã nhập và những biểu hiện vô thức nằm sâu trong tiềm thức của họ bắt đầu thực hiện (ám thị đã được khởi động) cộng với những ám thị lạ từ phía bên ngoài, tức là những câu hỏi kiểu "mớm cung" và vô thức của họ bắt đầu trả lời theo cái biết, cái tin của người khác. Các hiện tượng "ông đồng, bà cốt” cũng có thể giải thích tương tự. Muốn chữa khỏi và cắt bỏ được những biểu hiện này thì chỉ có phương pháp dùng ám thị lạ phá tự ám thị”.


"Muốn tiếp xúc được với thế giới âm, người đó phải hết sức trung lập, có nghĩa là chỉ ngồi đó mà không được nghĩ tới người đã khuất và tốt nhất lại phải tập trung vào những chuyện khác, chứ không phải cách là "buộc người tiếp xúc" phải tập trung vào người đã khuất, nghĩ tới họ như cách áp vong, gọi hồn hiện nay. Số người có thể thực sự làm được "việc này" rất ít, nó ít tới mức nếu chọn trong một trăm người thì cũng không có lấy một người có khả năng thật. Phần lớn trong số những người nói là họ có khả năng này đều là những người bị rối loạn và bị ảo giác, ý thức thì họ không chủ động lừa chúng ta, nhưng bởi họ đã bị ảo giác nên họ luôn tin và khẳng định những khả năng ảo của chính họ là đúng, còn chúng ta nếu không cẩn thận thì sẽ bị cái ảo của những người này làm cho tiền mất mà tật mang!".
ThS Nguyễn Mạnh Quân
Theo Xuân Hoài - KTO
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét