Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

BÍ ẨN LỊCH SỬ 67/13

(ĐC sưu tầm trên NET)
Các Chủ Tịch KGB Những Hồ Sơ Lộ Sáng
Tình báo là một mặt trận thầm lặng nhiều khi không có tiếng súng nhưng vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi người chiến sĩ tình báo phải gan dạ, mưu trí, dũng cảm. Trong thời gian tồn tại của mình, cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) đã có những đóng góp đáng kể vào sự vững mạnh của đất nước cũng như thế cân bằng chiến lược Đông Tây. Cuốn Các chủ tịch KGB - Những hồ sơ lộ sáng của nhà sử học lừng danh người Nga Leonid Mlechin viết về những nhà lãnh đạo của KGB trong suốt thời gian cơ quan này hoạt động. Với những phân tích, đánh giá sâu sắc, tinh tế của mình, Leonid Mlechin sẽ đem đến cho bạn đọc cái nhìn đúng đắn, thoả đáng về vai trò, vị trí của các vị thủ lĩnh và cơ quan KGB trong lịch sử tồn tại của Liên bang Xô Viết. Đó là những người mà số phận gắn liền với cả vinh quang chói lọi và những thất bại cay đắng.
------------------------------------------------------------------

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn sách các bạn cầm trên tay của tác giả Nga Leonid Mlechin là một cuốn sách đặc biệt vì nó kể về những người lãnh đạo một công tác mà ở Liên Xô trước đây và Nga hiện nay gọi là "công tác đặc biệt"; và bản thân những người đó cũng có những số phận đặc biệt. Đó là các Chủ tịch KGB.
Cơ quan an ninh Liên Xô được thành lập từ những ngày đầu cách mạng tháng Mười với nhiệm vụ trấn áp các lực lượng phản cách mạng trong nước để bảo vệ chính quyền với tên gọi là Ủy ban đặc biệt, về sau đã trở thành một cơ quan kiểm soát toàn diện xã hội và một cơ quan tình báo quốc tế bậc nhất. Với tên gọi là KGB từ năm 1954, cơ quan quyền lực hùng mạnh này đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với số đông người và niềm kính nể đối với đồng nghiệp an ninh quốc tế.
KGB là một hiện tượng lịch sử trong thế kỷ 20, nó được xây dựng bằng công sức, trí tuệ và cả xương máu của nhiều thế hệ người Xô viết. Suốt 74 năm tồn tại Liên Xô (1917 - 1991); KGB sống song hành cùng Liên Xô.
Những chặng đường các Chủ tịch KGB đã đi là những chặng đường của lịch sử Liên Xô vinh quang và cay đắng. Và số phận cá nhân vừa oanh liệt vừa bi thảm của họ cũng không nằm ngoài lịch sử đó. Đây là lần đầu tiên, một cuốn sách kể về cuộc đời và sự nghiệp của tất cả các Chủ tịch KGB (mười bảy vị) từ thời Lênin cho đến khi Liên Xô tan rã.
Đọc cuốn sách này, người ta hiểu biết thêm nhiều về lịch sử chính trị và an ninh Liên Xô. Trong sách có đề cập đến những lãnh tụ và nhân vật lịch sử như Lênin, Stalin, Trotski và một số nhân vật còn có những đánh giá khác nhau như Beria, Tukhachevski và một số vụ việc còn nhiều bí ẩn như vụ ám sát Kirov, "Vụ án các bác sĩ", vụ "Đảng bộ Lêningrad "v.. v... Một số sự kiện lịch sử như việc Stalin bắt tay với Hitle để trì hoãn chiến tranh, sự biến ở Hung-ga-ri năm 1956 v.v... được đề cập và phân tích khá sâu trong mối quan hệ chính trị - ý thức hệ - an ninh.
Sách cũng cung cấp thêm tư liệu và lý giải về những diễn biến nhân sự ở hậu trường trong những bước ngoặt lớn chuyển giao lãnh đạo của Liên Xô. Hầu hết các nhà hoạt động nhà nước nổi tiếng của Liên Xô được nhắc đến trong sách này.
Đây không phải là cuốn sách về một ngành công tác. Đây là câu chuyện kể về những bước ngoặt lịch sử của đất nước Liên Xô, mà trên mỗi bước ngoặt đó đều có vai trò của KGB.
Do đó nó không chỉ bổ ích về nghiệp vụ mà còn có giá trị nghiên cứu, tham khảo rất quý đối với đông đảo bạn đọc.
L.Mlechin trong mấy năm gần đây là một tác giả ăn khách ở Nga, vì sách của ông thường viết về đề tài an ninh, trên cơ sở khai thác kho tư liệu lưu trữ phong phú của Liên Xô và KGB. Tuy nhiên, nằm trong trào lưu tư tưởng dân chủ cấp tiến của xã hội Nga hiện nay, tác giả có xu hướng phân tích một cách phê phán đối với lịch sử nước nhà, đối với Stalin.
Đó là điều phổ biến và khó tránh được hiện nay. Nhiều điều đã được biết hoặc trở thành bình thường đối với xã hội Nga có thể không được chấp nhận hoặc chia sẻ đối với chúng ta. Mặc dù vậy, giới thiệu cuốn sách này với độc giả kính mến, chúng tôi tin rằng cuốn sách có giá trị tái hiện lịch sử sinh động, lại được viết bằng giọng văn chính luận hấp dẫn, chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều điều bổ ích và phát hiện lý thú.
Dịch giả HÙNG SƠN


CHƯƠNG 13: VLADIMIR EFIMOVICH SEMICHASTNYI
Kết quả hình ảnh cho VLADIMIR EFIMOVICH SEMICHASTNY 
Chủ tịch KGB ( 11/1961 - 5/1967)

Ngày 13/10/1964, khi Khruschov đang nghỉ ở Pitsunda bị gọi về họp Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng, ra sân bay đón ông chỉ có một mình Chủ tịch KGB V. E.Semichastnyi. Đó không phải chỉ vì Semichastnyi đã thay thế đội cảnh vệ cũ và đứng ra lo toàn bộ việc bảo vệ Khruschov đồng thời theo dõi diễn biến hành động của ông. Mà là vì không phải mọi người vào lúc đó đều dám một mình mặt đối mặt với Khruschov. Brejnev thậm chí còn đề xuất phương án giết Khruschov vì không tin chắc là sẽ buộc được Khruschov rời chức vụ.
Ai khác thì không nói, chứ Semichastnyi thì không hề sợ Khruschov. Riêng ý chí và lòng cương quyết thì ông quá đủ.
Trước khi lật đổ Khruschov, các nhà lãnh đạo đã bàn thảo với nhau một thời gian. Và vì Semichastnyi tham gia việc này, nên tất cả các thông tin mật liên quan bị bịt hết, không đến được tai Khruschov. Một cuộc đảo chính cung đình êm ả đã diễn ra. Ngày 14/10/1964, Khruschov đồng ý "tự nguyện" về hưu, và cùng ngày, hội nghị Trung ương lập tức thông qua quyết định.
Cũng tại hội nghị, Semichastnyi được chuyển từ dự khuyết Thành ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nhưng còn chưa ai biết rằng Semichastnyi vừa bước lên cái cầu thang đi xuống.
CHỦ TỊCH ỦY BAN AN NINH TRẺ NHẤT
Vladimir Efimovich Semichastnyi lớn lên ở Ucraina, sau chiến tranh làm công tác Đoàn, hai mươi mốt tuổi đã làm Bí thư thứ nhất Tỉnh Đoàn Donetsk.
Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ucraina kiêm Thủ tướng Ucraina sau chiến tranh là Nikita Sergeevich Khruschov. Khruschov đã lấy Semichastnyi từ Donetsk lên làm Bí thư thứ nhất Đoàn thanh niên Cộng sản Ucraina. Từ đấy Khruschov coi Semichastnyi là đệ tử của mình.
Năm 1950, Semichastnyi được Khruschov đưa lên Matxcơva, làm Bí thư Trung ương Đoàn lúc mới 26 tuổi! Nhờ mối quan hệ thân thiết với Shelepin (Shelepin và Semichastnyi đều thuộc lớp lãnh đạo trẻ, có triển vọng, mà Shelepin lại được Khruschov tín nhiệm). Năm 1958, khi Shelepin thôi chức Bí thứ thứ nhất Trung ương Đoàn để nhận công tác ở Trung ương Đảng, thì Semichastnyi thay Shelepin làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Vài tháng sau, ông lại được đề bạt một chức vụ mới quan trọng hơn mà Ejov, Ignatiev đã từng giữ: đó là Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng.
Shelepin vẫn ở bên cạnh Khruschov và chờ dịp tiến cử chiến hữu của mình. Hai năm rưỡi sau, dịp đó đã đến. Đấy là năm 1961, khi Shelepin được yêu cầu giữ trọng trách Bí thư Trung ương Đảng. Và vấn đề đặt ra ai sẽ thay thế ông lãnh đạo KGB?
Lúc ấy Semichastnyi đang ở trong viện mổ ruột thừa, chuẩn bị ra viện thì Shelepin gọi điện: "Ngày mai cậu đến Trung ương Đảng". Khruschov tiếp Semichastnyi và bảo Semichastnyi sẽ làm Chủ tịch KGB. Lúc đó Semichastnyi mới 37 tuổi, trở thành vị Chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử của cơ quan An ninh Liên Xô.
Cán bộ sĩ quan KGB thấy thủ trưởng mới của mình quá trẻ (tất cả các Cục trưởng đều nhiều tuổi hơn ông), không nhìn nhận Semichastnyi như một chính khách, mà chỉ nghĩ rằng đấy là người của Shelepin. Nhưng Semichastnyi rất nhanh chóng đi vào công việc, nắm bắt nhanh những ý tưởng mới, chú ý học hỏi chuyên môn, đồng thời cũng tỏ ra khá quyền thế.
Điểm hạn chế của ông là quá trẻ. Đội ngũ của Brejnev đa số là các nhà lãnh đạo tuổi tác đáng kính cả, mà tự nhiên lọt vào một anh cán bộ Đoàn? Khi Brejnev đã củng cố được quyền lực và bố trí đội ngũ, thì Semichastnyi được xem như người của Shelepin, tức là bất lợi cho Semichastnyi.
Markus Wolf - nguyên Giám đốc Cơ quan An ninh Cộng hoà dân chủ Đức nhận xét về Semichastnyi:
- Đấy là một nhà lãnh đạo cởi mở, có thiện chí. Đằng sau vẻ ngoài nhã nhặn là một người cán bộ tính toán kỹ càng mọi việc và rất cứng rắn về tư tưởng hệ.
Khác với các Chủ tịch KGB trước ông và nhất là sau ông, Semichastnyi chỉ giữ có bốn Phó Chủ tịch. Ông giải thích:
- Anh sử dụng được bao nhiêu phó thì chỉ nên giữ chừng ấy. Nếu không, họ không thể giúp anh một cách đắc lực được. Khi người ta cần gặp, anh phải tiếp người ta, chứ phải chờ hoặc phải lên chương trình thì còn gì là phó nữa? Làm việc với một Phó Chủ tịch là phải hàng nửa tiếng, một tiếng, không thể dăm ba phút được, có khi họ còn đi cùng với các Cục trưởng có liên quan đến công việc. Nếu anh có đến tám , chín Phó Chủ tịch thì phải phân lịch họp với họ cả tuần à?
Semichastnyi kể rằng ông có ấn tượng rất tốt về đội ngũ cán bộ An ninh Liên Xô. Đấy là những người đã qua tuyển chọn và sàng lọc nhiều lần. Cơ quan an ninh chọn trong hàng trăm người mới lấy được vài ba người. Do đó mà có một đội ngũ thành thục. Đấy là những người tài mà đáng lẽ có thể trở thành Bộ trưởng, nhà bác học, nhà văn nếu đi theo thiên hướng của họ. 

Lưu trữ của RIAN 3001 Vladimir Semichastny với các nhân viên tình báo.jpg
Tháng 9 năm 1964 . Vladimir Semichastny, Chủ tịch KGB (từ trái sang), nói chuyện với các sĩ quan tình báo Liên Xô Rudolf Abel (thứ hai từ trái sang) và Konon Molody (thứ hai từ phải sang).

Sau khi trở thành Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng, Khruschov mỗi năm ký lệnh phong hàm tướng cho khoảng chục người trong ngành an ninh. Nhưng kể từ năm 1961, ông không phong hàm tướng cho sĩ quan an ninh nữa. Nhiều Chủ tịch KGB của các nước cộng hoà chỉ Đại tá, trong khi Bộ trưởng Nội vụ các nước cộng hoà ít nhất là Thiếu tướng. Semichastnyi một đôi lần trình bày với Khruschov về việc này để tạo thuận lợi cho công tác. Khruschov bảo: "Không sao, các cậu sẽ khắc phục được thôi". Một lần khác, Semichastnyi lại đề nghị việc này với Khruschov. Khruschov cắt ngang: "Thôi, ta đi ăn cơm đi". Và sang phòng ăn của Bộ Chính trị ở Kremli. Bước vào phòng ăn, Khruschov nói to lên với mọi người đang ngồi ăn:
- Chủ tịch KGB vừa đến gặp tôi đề nghị phong quân hàm tướng. Tôi chỉ có thể tặng cho anh ta cái quần Trung tướng của tôi. Nhưng mà anh ta mặc vào thì sẽ phải chui cả người vào mới vừa.
Mọi người phá lên cười. Còn Semichastnyi thì bào chữa:
- Nikita Sergeevich, nhưng mà tôi có xin cho mình đâu.
Cũng phải nói cho công bằng, rằng Khruschov không bị cám dỗ bởi sao và huân chương như Brejnev sau này.
Kết thúc chiến tranh, Khruschov là Trung tướng, và cứ Trung tướng như thế suốt. Cũng đã nhiều lần người ta thuyết phục ông:
- Đồng chí là Tổng tư lệnh tối cao, mà chúng tôi lại cao cấp hơn đồng chí thế nào được?
- Không sao, - Khruschov đáp. - Tôi cũng vẫn quản lý được các đồng chí chứ có sao đâu!
VỀ UCRAINA
Nửa năm sau khi lên làm Bí thư thứ nhất, Brejnev bắt đầu suy nghĩ về việc thay Chủ tịch KGB. Ông nói với Semichastnyi:
- Này Volodia, hay là cậu về Ban Chấp hành Trung ương làm cùng với chúng tớ đi.
Semichastnyi đáp:
- Thưa anh, tôi sợ là còn sớm. Tôi mới làm ở KGB có hơn ba năm, bắt đầu quen việc. Để cho tôi thêm một thời gian nữa.
Brejnev không nhắc đến vấn đề này nữa, nhưng từ lúc đó đã cho Semichastnyi hiểu rằng có vấn đề như thế, và Bí thư thứ nhất đang suy nghĩ. Vấn đề đã được giải quyết vào năm 1967. Và cùng lúc, Brejnev gạt Egorychev - một nhân vật có thế lực và tương đối độc lập với Brejnev - ra khỏi chức Bí thư thứ nhất Thành ủy Matxcơva, và ba tháng sau là Shelepin khỏi chức Bí thư Trung ương Đảng.
Tháng 3/1976, Svetlana Allilueva - con gái Stalin sau khi đi Ấn Độ đưa tang người chồng Ấn Độ của mình đã xin cư trú chính trị ở Đại sứ quán Mỹ. Đây là một vụ xcăng-đan, và là cớ để đội ngũ thân cận của Brejnev quy khuyết điểm cho Semichastnyi là mất cảnh giác.
Ngày 19/5/1967, Bộ Chính trị họp. P.E.Shelest - Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ucraina lúc đó miêu tả sự việc này trong cuốn hồi ký của ông như sau:
"Brejnev rút trong túi ngực ra một mảnh giấy gì đó, đọc đọc và bảo:
- Gọi Semichastnyi vào đây.
Semichastnyi bước vào, không hiểu Bộ Chính trị mời ông ta đến về việc gì, nét mặt lộ rõ vẻ thắc mắc, thậm chí lúng túng.
Brejnev tuyên bố:
- Bây giờ chúng ta bàn đến vấn đề Semichastnyi. Đồng chí Semichastnyi, có đề nghị để đồng chí thôi chức Chủ tịch KGB và chuyển sang công tác khác.
Semichastnyi bị bất ngờ, còn đang thắc mắc "tại sao..." thì Brejnev phê phán luôn công tác an ninh thời gian gần đây, rồi vụ Allilueva.., và kết luận:
- Đồng chí Semichastnyi sẽ nhận công tác ở Ucraina.
Semichastnyi toan cãi lại: "Tôi có thể làm gì được ở Ucraina?" v.v... thì Bí thư Trung ương Đảng phụ trách tổ chức là Chernenko bèn nói:
- Yên tâm đi, ở đó chúng tôi sẽ tìm được công tác cho đồng chí.
Semichastnyi được bố trí làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Ucraina. Trước khi rời Matxcơva, Semichastnyi gọi điện cho Brejnev. Brejnev ân cần hỏi:
- Đồng chí có thể thu xếp rẽ qua chỗ tôi một lúc không? Có vấn đề gì cần trao đổi với tôi trước khi đi không?
Nhưng khi Semichastnyi trả lời rằng không có vấn đề gì, Brejnev có vẻ dỗi.
Trong khi chưa hết nhiệm kỳ ủy viên Trung ương, Semichastnyi vẫn lên Matxcơva họp. Ngồi cạnh ông một bên là Tsukanov - trợ lý của Brejnev, một bên là Tsiniov - Phó Chủ tịch mới của KGB, rõ ràng là để canh chừng nếu Semichastnyi định lên diễn đàn phát biểu thì ngăn lại.
Semichastnyi làm ở Hội đồng Bộ trưởng Ucraina 14 năm. Trong thời gian đó, hai lần Brejnev xuống Ucraina công tác đều đến thăm Semichastnyi.
Semichastnyi có viết thư xin về Matxcơva công tác.
Bí thư Trung ương Đảng Chernenko tiếp ông để bàn về vấn đề này, nhưng không tìm được công việc nào thích hợp cả. Semichastnyi không hiểu rằng Brejnev không cho ông về Matxcơva vì muốn tách ông với Shelepin.
Trong số các Chủ tịch KGB còn đang sống, Semichastnyi là người không né tránh các cuộc phỏng vấn.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét