Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

DƯ LUẬN XÃ HỘI 48

-Nhà nước Việt Nam hiện nay (do đảng cs lãnh đạo) có thể đi theo một học thuyết xây dựng xã hội đã lỗi thời,có thể phạm những sai lầm này kia trong quá trình hoạt động, nhưng nó đúng là chính quyền từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Cho nên dù sao đi nữa nó cũng là một chính quyền chân chính.
-Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nước ta đáng lẽ phải được hòa bình, thống nhất. Nhưng do âm mưu chống cộng thâm độc của thực dân, đế quốc, nước ta đành tạm thời bị chia cắt. Trong tình hình đó, để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dái đất nước ta phù hợp với chính sách thực dân mới, đế quốc Mỹ đã nặn ra chính quyền Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Diệm cũng dựa vào Mỹ xây dựng chính quyền chém giết nhân dân vì mục đích danh lợi ích kỷ, vì hận thù riêng tư của mình, phản lại quyền lợi dân tộc và nguyện vọng thiết tha thống nhất nước nhà của nhân dân mình.
-Chính quyền VNCH rõ ràng được xây dựng nên một cách bất chính, giả ngụy chính nghĩa với một quân đội mà bộ khung của nó là gồm các tướng tá đi theo thực dân Pháp chống lai Việt Minh, tức dân tộc khi xưa. Chính quyền đó sẽ sụp đổ ngay tức khắc nếu Mỹ cắt viện trợ.
-Bản chất của chính quyền VNCH là ngụy quyền quân đội VNCH là ngụy quân, nên gọi "ngụy" là đích đáng, còn cãi cùn gì nữa.
-Từ bỏ cách gọi đó không phải là để hòa hợp dân tộc mà là đánh dấu sự thoái hóa về nhận thức chính - tà, xóa nhòa tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đối với thù trong giặc ngoài, là sự thỏa hiệp một cách hèn nhát, ô nhục.
 
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                                              " Từ bỏ cách gọi ngụy quân, ngụy quyền"

[Tuổi trẻ] Từ bỏ cách gọi ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, vậy gọi là gì?

Báo Tuổi trẻ đang tuyên truyền về một nhúm học giả, giáo sư xuất bản cuốn sách từ điển, đại ý, từ nay về sau không gọi chế độ VNCH là ngụy quân, ngụy quyền nữa.

Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và bàn luận nhé!
Về bản chất của quân đội ngụy và ngụy quyền tay sai thì Bác Hồ đã nhiều lần đề cập trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bằng những câu như: "Chúng dựng lên ngụy quân, ngụy quyền dùng làm công cụ phản quốc hại dân.", "Chúng nuôi dưỡng ngụy quyền, ngụy quân làm công cụ hại dân phản nước." v.v.

Lưu ý rằng Bác Hồ không nói những người trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền là những kẻ phản nước, hại dân, mà Bác nhận định họ đã bị Pháp, Mỹ sử dụng làm công cụ phản nước hại dân. Như vậy, những người tốt nhưng yếu, kém, không có thực lực, bị thời thế đẩy đưa thì vẫn có thể bị giặc lợi dụng làm công cụ hại dân, phản nước. Như vậy việc những cá nhân lính ngụy, sĩ quan ngụy tốt hay xấu, bản thân có yêu nước hay không, là việc không liên quan.
[Tuổi trẻ] Từ bỏ cách gọi ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, vậy gọi là gì?
Bác Hồ nổi tiếng về khả năng có thể nói rất lâu mà không nói vấp hay nói hớ 1 chữ, nhận thức sự việc tuyệt đối chính xác, và câu "làm công cụ hại dân phản nước" của Bác cho thấy cách dùng từ của Người rất tỉ mỉ và cực kỳ chính xác.

Bác Hồ nhận định về ngụy quyền - ngụy quân như thế cũng không phải là Bác ghét bỏ, thù hận gì họ, trái lại Bác Hồ vẫn xem họ là đồng bào bình thường, chỉ vì tình thế bắt buộc, bị bắt lính, gia cảnh cơ hàn, cuộc sống khó khăn, hoặc bị giặc tẩy não, nhồi sọ v.v. thì mới đi lính cho giặc.

Trong quá khứ, Bác đã viết rất nhiều lá thơ, chuyển vào Nam và giao cho các tổ chức binh vận, ngụy vận, tìm cách đưa những lá thơ này đến tay đồng bào lính ngụy trong vùng tạm chiếm: "Thư gửi các ngụy binh" (thập niên 50), "Vận động ngụy binh" (thập niên 50), "Lời kêu gọi ngụy binh quay về với Tổ quốc" (thập niên 50), "Ngụy binh giác ngộ" (thập niên 60) v.v. Đảng cũng nhiều lần ra Nghị quyết và có nhiều văn kiện yêu cầu đẩy mạnh công tác “ngụy vận”. Xem công tác ngụy vận là một phần của công tác dân vận, chứ không xem là địch, công tác ngụy vận là một phần của công tác binh vận, nhưng lại có khác biệt với công tác địch vận (nhắm vào người Pháp và người Mỹ).
Trong lịch sử thật ra chẳng có ai thật sự muốn bán nước, không có ai nghĩ rằng mình bán nước. Xưa nay chưa hề có một hợp đồng nào kiểu tôi giao cả quốc gia cho anh, anh trả cho tôi bao nhiêu tiền. "Bán nước" chỉ là một cách lên án của dân gian và sự phán xét nghiêm khắc của lịch sử và hậu thế, nhằm giáo dục con em không để lâm vào tình cảnh tương tự. Đó là thuộc văn hóa suy nghĩ, tư duy, tâm tư tình cảm của dân tộc, và đó cũng là nhân sinh quan của dân tộc Việt Nam. Chứ hoàn toàn không có hận thù gì ở đây, người Việt Nam đa số có lòng khoan dung và vị tha.

Người ta kết tội những nhân vật đứng đầu như Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Lê Chiêu Thống, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu vào tội danh bán nước là để ghi nhận một tấm gương xấu cho hậu thế rút kinh nghiệm, mang tính chất răn đe cho con cháu đời sau. Chứ người ta không kết tội những quân nhân, tướng lĩnh, sĩ quan cấp dưới. Lịch sử kết tội Lê Chiêu Thống chứ không kết tội Lê Quýnh, Hoàng Phùng Tứ, Trần Quang Châu... Lịch sử kết tội Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu chứ không kết tội Ngô Quang Trưởng, Hoàng Xuân Lãm, Cao Văn Viên, Trần Văn Đôn...

Như vậy cách nhìn đúng đắn là: Ngụy quyền và ngụy quân đúng là do giặc dựng lên để mị dân, hợp thức hóa cuộc xâm lược, và phục vụ cho cuộc xâm lược. Còn riêng những cá nhân trong bộ máy đó, nếu không còn liên quan gì nữa, không còn gây ra gì nữa, và chiến tranh đã qua lâu, xã hội ổn định, không khí thanh bình, thì nên xem họ là những người bình thường.

Lịch sử đã sang trang mới, và thực tế cũng cho thấy những người lính ngụy, sĩ quan ngụy, tướng tá ngụy như các ông Trần Chung Ngọc, Nguyễn Hữu Hạnh, Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu, Nguyễn Phương Hùng và nhiều người khác trong lúc này vẫn đáng tôn trọng hơn những người từng là "Bộ đội cụ Hồ" mà đã thoái hóa, biến chất, đón gió trở cờ, trở thành kẻ phản bội, phản quốc như Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Trần Anh Kim theo ngoại bang chống phá đất nước hay những kẻ tha hóa biến chất, trở thành sâu bọ tham nhũng, lũng đoạn, cắn nát đất nước và chế độ.

Tóm lại: Lịch sử thì phải nhận thức đúng. Những cá nhân trong quá khứ thì thông cảm, bỏ qua và tôn trọng như một người bình thường! Đây là cách tiếp cận hợp tình hợp lý. Chúng ta tôn trọng cá nhân các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Cao Kỳ, nhưng trong lịch sử chúng ta vẫn phải ghi nhận là hai ông từng làm tướng cho Pháp, Mỹ, trong thời Pháp thuộc hai ông có Pháp tịch, là công dân Pháp và đi lính cho Pháp, đeo huân chương Pháp, được Pháp phong chức, được Pháp rồi Mỹ trả lương. Bỏ qua, gác lại quá khứ, tha thứ ... không có nghĩa là quên lãng, từ bỏ. Khép lại quá khứ không có nghĩa là đóng lại, khóa lại quá khứ. Lịch sử và các tiểu sử, trong đó có những giai đoạn lầm lạc của một số nhân vật nên được ghi nhận chính xác. Xem như đó là một bài học lịch sử để răn dạy con cháu đời sau.

Lịch sử luôn được người Việt hàng nghìn năm nay sử dụng như một phương tiện để đề cao, ca ngợi những tấm gương tiết liệt, làm tấm gương sáng cho hậu thế, và răn đe những gương xấu phản dân hại nước, rước giặc vào nhà.

Đó là một cách thức truyền lửa của dân ta nghìn năm nay từ thời mở nước và trong suốt những thời kỳ giữ nước, đời này noi theo gương tốt của đời nọ, thế hệ trước truyền lại ngọn đuốc cho thế hệ sau. Đánh giặc là đúng, chống ngoại xâm là đúng, theo giặc là sai, bán nước là sai. Với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Bất cứ ai “rước voi về giày mả tổ”, “cõng rắn cắn gà nhà” đều bị lịch sử chê trách, lên án.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những cuộc đụng độ xảy ra giữa quân Việt Nam và quân ngụy là vì lính ngụy bị giặc Mỹ đẩy ra đánh thay họ, chết thay họ, tránh thương vong cho quân đội của họ. Việt Nam chỉ đánh giặc xâm lược Mỹ, không coi ngụy là một nước, không công nhận cái gọi là “nước Việt Nam Cộng hòa” và chưa bao giờ tuyên bố chiến tranh với ngụy. Việt Nam chỉ tiến hành chiến tranh với Mỹ. Đây là cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước chứ không phải là “chống ngụy cứu nước”.

Việt Nam muốn kết thúc chiến tranh thì phải đánh thắng Mỹ, muốn giải quyết chiến tranh thì phải nói chuyện với Mỹ, với người chủ. Trong suốt cuộc chiến này, VN không chú trọng đánh ngụy và chỉ chú trọng đánh Mỹ với cả 3 mũi giáp công: Chính trị, quân sự, ngoại giao. Vì ta biết rõ dù có diệt được ngụy mà Mỹ vẫn còn đó thì họ chỉ việc dựng lên một ngụy quyền khác và bắt thanh niên miền Nam đi lính bằng các đợt cưỡng bách quân dịch quy mô. Không đánh bại được Mỹ thì không diệt được ngụy, chém đầu này sẽ mọc đầu khác. Không thắng được ông chủ thì ông chủ chỉ việc tuyển dụng và đưa lên những tay sai mới. Cho nên muốn chấm dứt chiến tranh thì phải đánh thẳng vào cái gốc, cái rễ, cái nguồn gốc chiến tranh, cái nguồn gây ra chiến tranh, cái nguồn đang tiến hành xâm lược, cái cỗ máy chiến tranh đang điều hành cuộc chiến. Đánh cho “Mỹ cút” rồi mới đến “ngụy nhào” như câu thơ chúc Tết mà Bác Hồ tặng miền Nam đã nói. Bác đã tài tình lồng vào 2 giai đoạn chiến lược “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” vào câu thơ của mình ngay trong lúc Mỹ đang mạnh, chưa cút, và ngụy chưa nhào.

Việt Nam cũng chưa bao giờ đàm phán, nói chuyện với ngụy, vì biết có nói chuyện với ngụy thì cũng vô ích, không giải quyết được gì. VN muốn gì thì tìm Mỹ mà nói, mà đối thoại, mặc cả, giao dịch, trao đổi v.v. Mục tiêu của cuộc kháng chiến là: Quét sách tên giặc xâm lược cuối cùng và tất cả các ngụy quyền của giặc xâm lược ra khỏi miền Nam của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà quân đội Mỹ đang chiếm đóng bất hợp pháp (Miền Nam của Việt Nam DCCH quy định rõ ràng trong hiến pháp 1946, 12 khu hành chính và quân sự tháng 11 năm 1946, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Hiệp định Genève về Đông Dương, Hiến pháp 1959).

Nhìn chung thì cả trong nước và nước ngoài đều không để ý nhiều đến vai trò của ngụy quyền trong cuộc chiến Việt - Mỹ. Người ta đề cập nhiều đến vai trò của Hà Nội và Washington nhiều hơn. Lý do rất đơn giản là vì đây là cuộc đụng độ lịch sử giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, một bên có sức mạnh con người, một bên có sức mạnh khoa học công nghệ. Họ mới là hai nhân vật chính cần đề cập tới. Ngụy Sài Gòn có vai trò mờ nhạt và lãng nhách, không đáng phải đề cập và vì thế người ta thấy không cần nhắc nhiều đến.

Nhìn lại thì thấy quả thật là vai trò của chế độ Sài Gòn, quân đội Sài Gòn rất mờ nhạt trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Các tài liệu đa chiều trên thế giới rất ít nói về ngụy Sài Gòn. Họ chú trọng đến vai trò của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (họ gọi là “Việt Cộng”), và phía bên kia là Hoa Kỳ. Không có nhà nghiên cứu, nhà sử học, nhà báo nào tốn nhiều giấy mực, thời gian, công sức để viết về những chư hầu của Mỹ.

Trong lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Giặc ngoại xâm nào vào bờ cõi nước Việt thì cũng tạo ra một đội quân người bản xứ để cho quân ngoại xâm đỡ tốn xương máu, đỡ hao binh tổn tướng. Trong chiến tranh chống Việt Nam cũng vậy, lính Pháp, lính Mỹ đáng lẽ còn hao tổn hơn nhiều nếu không nhờ lực lượng ngụy quân đỡ đạn cho lính Pháp, lính Mỹ, giúp quân đội Pháp - Mỹ giảm thương vong.

Vì sao cuộc chiến chống Mỹ dễ xuyên tạc hơn các cuộc chiến chống xâm lược khác trong Việt sử?
Về kháng chiến chống Pháp, ngoài ông Nguyễn Gia Kiểng (chủ tịch của tổ chức "Tập hợp Dân chủ Đa nguyên", tai tiếng với cuốn sách "Tổ quốc Ăn năn" chê bai Bác Hồ, vua Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và nhiều anh hùng dân tộc khác của VN) gọi kháng chiến chống Pháp là cuộc "nội chiến" (giữa Việt Minh và "Quốc gia") ra thì hầu hết đều thống nhất rằng đây là cuộc chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Ngay cả những kẻ chống Cộng cực đoan cũng không thể phủ nhận nổi điều này, ngay cả sách giáo khoa ở miền Nam dưới thời Mỹ cũng phải ghi đây là cuộc chiến giữa "nhân dân Việt Nam" và thực dân Pháp (lờ đi vai trò lãnh đạo của Đảng và Hồ chủ tịch). Sở dĩ kháng chiến chống Pháp khó xuyên tạc là vì thực dân Pháp đã đô hộ, bóc lột, nô dịch dân ta trong suốt gần 1 thế kỷ Pháp thuộc, và khái niệm "trăm năm nô lệ giặc Tây" đã in ấn sâu đậm, khắc cốt ghi tâm trong lòng dân chúng.

Còn kháng chiến chống Mỹ dễ xuyên tạc hơn, do nó là cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới, trong thời đại mới, thông qua ngụy quyền mà nó dựng lên để kiểm soát miền Nam Việt Nam, khống chế khu vực và chiếm đoạt tài nguyên, trên danh nghĩa "tham chiến giúp đỡ đồng minh". Chứ trên danh nghĩa họ không trực tiếp trắng trợn gọi miền Nam VN là thuộc địa như thực dân Pháp trong thời Pháp thuộc, và cũng không chính thức sát nhập miền Nam VN vào lãnh thổ chính quốc như phong kiến Trung Hoa trong thời Bắc thuộc.

Đây là một hình thức xâm lược "văn minh" và ma giáo. Dân ta lại chưa kinh qua cuộc xâm lược kiểu này trong lịch sử, và trước đó Mỹ cũng chưa xâm lược, chiếm đóng, đô hộ nước ta với hình thức như thực dân Pháp đã làm trong thời Pháp thuộc. Cái gì mà mới mẻ, chưa có kinh nghiệm cho nó thì thường dễ gây nhiễu nhân tâm hơn.

Đó cũng là lý do vì sao mà trong thời Pháp thuộc suốt gần 100 năm, Việt Nam lại có nhiều Việt gian cam tâm làm tay sai đắc lực cho Pháp đến như vậy, nhiều hơn gấp trăm lần so với các cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc. Đó là vì hình thức xâm lược của thực dân Pháp khác với hình thức xâm lược, đô hộ kiểu cũ của phong kiến Trung Hoa. Pháp không chính thức sát nhập Đại Nam vào lãnh thổ Pháp, mà sử dụng Đại Nam làm một thuộc địa (colony), làm một nơi để khai thác, vơ vét, bóc lột, trên danh nghĩa “bảo hộ” triều đình An Nam, An Nam vẫn có vua, nhà Nguyễn vẫn còn đó. Trước thời Pháp thuộc thì dân ta lại chưa kinh qua cách thức xâm lược và đô hộ như thế này, nên cũng có nhiều người mơ hồ về việc Pháp xâm lược Đại Nam, họ coi mình là đang phục vụ triều đình, chỉ huy lính Nam triều, chứ không nghĩ mình đang phục vụ cho Pháp, họ cho rằng Pháp đã đem ánh sáng văn minh phương Tây vào Đại Nam, giúp khai hóa dân tộc Việt, giúp Đại Nam có tự do tôn giáo, tự do truyền đạo, bảo hộ và giúp đỡ triều đình và đất nước ta, giúp người Việt chống Trung Hoa (quân Thanh, quân Cờ Đen, quân Cờ Vàng, quân Cờ Trắng v.v.), họ tự lừa dối bản thân, họ cố nghĩ như vậy, nhiều khi cũng chỉ để cho lương tâm không bị cắn rứt, tự an ủi bản thân, tương tự như nhiều người trong thời Mỹ sau này.

Trong lịch sử các nước, phía xâm lược luôn có những chiêu bài chính trị để hợp thức hóa hành động xâm lược, xâm phạm chủ quyền. Chiêu thức dựng lên một "đối tượng để giúp đỡ" là chiêu đã được dùng đi dùng lại từ ngàn xưa. Như nhà Minh "phù Trần diệt Hồ". Như Mông Cổ "giúp" Trần Ích Tắc làm vua. Quân đội Mãn Thanh "giúp" Lê Chiêu Thống khôi phục cơ nghiệp tổ tông và chống "giặc Tây Sơn" v.v. Nó luôn lặp lại với những hình thức khác nhau, nhưng bản chất thì vẫn vậy, “bình mới rượu cũ”.

Trong lịch sử Việt Nam, mỗi thời kỳ giặc xâm lược đều có những hình thức xâm lược khác nhau, và ngày càng tinh vi hơn. Mục tiêu xâm lược cũng có những khác biệt nhất định. Phong kiến Trung Hoa xâm lược Đại Việt, chiếm đất đai, sát nhập lãnh thổ Đại Việt vào Trung Hoa, biến đất Việt thành đất Trung Hoa, biến Đại Việt thành một quận huyện của họ. Và trong thời gian đô hộ thì không tồn tại triều đình người Việt.

Pháp bắt đầu xâm lược Đại Nam năm 1858, ép nhà Nguyễn ký hiệp ước dâng lên Nam Kỳ Lục tỉnh rồi lần lượt “bảo hộ” Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Họ chiếm hữu và trục lợi ở Việt Nam và Đông Dương như một thuộc địa, nhưng trên danh nghĩa thì vẫn có vương quốc An Nam “độc lập”. Vẫn có triều đình Huế với các “hoàng đế” có ngai nhưng không quyền. Họ trực tiếp quản lý VN bằng Toàn quyền Đông Dương, và dưới trướng có rất nhiều cộng sự người Việt mà dân gian gọi là “chó săn” của Pháp. Họ thiết lập một hệ thống ngụy quyền quy mô, rộng lớn, bao gồm những lực lượng ngụy quân (lính Nam triều, lính khố xanh, khố đỏ, khố vàng) được huấn luyện chu đáo và chuyên nghiệp.

Cho thấy rằng Pháp cũng xâm lược, nhưng hình thức xâm lược, hình thức chiếm đóng, hình thức trục lợi là khác với phong kiến Trung Hoa. Pháp không chủ trương sát nhập Đông Dương vào “nước mẹ Đại Pháp”, mà chỉ muốn xơ múi, khai thác, bóc lột, vơ vét những lợi ích tài nguyên màu mỡ, những nguồn nhân lực, nô lệ, lao công phong phú ở đây. Tóm lại là hút cạn kiệt thuộc địa để làm giàu cho mẫu quốc.

Pháp không cần Việt Nam thành một phần của nước Pháp. Không coi Đông Dương là nước Pháp, mà họ coi Đông Dương và Việt Nam là một vùng thuộc địa (colony) để họ khai thác, họ coi họ là “nước mẹ” của thuộc địa này. Ngụy triều của người Việt được phép tồn tại và làm vật trang trí. Ngụy quân người Việt được xây dựng, trang bị, huấn luyện, và trả lương. Đây gọi là chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, khi mà tên giặc không cần sát nhập lãnh thổ, cướp đất đai trên danh nghĩa, thay vào đó, họ mị dân bằng những tuyên bố “bảo hộ” sự “độc lập” của vương quốc An Nam trên danh nghĩa. Họ cho người Pháp vào trực tiếp quản lý, trực tiếp nắm lấy. Và các cộng sự người Việt chỉ là loại thừa hành cấp thấp. Người Pháp chỉ việc tha hồ bóc lột và nô dịch nhân dân bản xứ.

Hoa Kỳ viện trợ và giúp đỡ Pháp tái chiếm Việt Nam thất bại, sau đó trực tiếp nhảy vào rồi từng bước hất cẳng Pháp, thu nhận và nuôi dưỡng ngụy quyền và ngụy quân mà Pháp đã sử dụng và để lại. Thay tên đổi họ lại cho ngụy quân, ngụy quyền, tổ chức lại, xây dựng lại, vá lại, thay đổi tay sai, chỉ giữ “quốc kỳ” và “quốc ca”.

Cách thức xâm lược của giặc ngoại xâm theo tiến trình lịch sử, theo sự tiến hóa của văn minh nhân loại, cũng thay đổi và “nâng cấp” theo thời gian, càng lúc càng mị dân và được ngụy trang tinh vi hơn.

Mỹ xâm lược Việt Nam là xâm lược kiểu thực dân mới. Theo đó, ông chủ đứng ngoài thu lợi, quan sát, kiểm soát. Còn phần quản lý thuộc trách nhiệm của ngụy quyền bản địa, chứ giặc xâm lược không trực tiếp bắt tay vào làm như thực dân cũ. Tương tự như người đạo diễn đứng ngoài điều khiển, chỉ đạo, các diễn viên cứ thế mà diễn tuồng, đóng kịch. Đến khi diễn viên bất tài vô dụng quá mức, không đảm đương nổi vai diễn, vai trò, thì có khi đạo diễn phải nhảy ra sân khấu làm kép chính luôn, và 58 vạn quân Mỹ, trong giai đoạn 1964-1973, đã tiến vào tham chiến trực tiếp như bọn thực dân cũ, như xâm lăng thời phong kiến.

Do đó nếu chỉ nhìn các cuộc chiến tranh trong lịch sử hiện đại và ngày nay bằng cặp mắt phong kiến lạc hậu, chỉ biết đến các hình thức xâm lược của phong kiến từ xa xưa mấy ngàn năm trước, cứ phải có cùng một hình thức thủ đoạn chính trị, quân sự đó thì mới là xâm lược, thì thật là thiếu sót, lạc hậu, kém cập nhật.

"Thắng làm vua, thua làm giặc"?
Một luận điệu lệch lạc, phi thực tế thường xuất hiện sau ngày Việt Nam chiến thắng: "Được làm vua, thua làm giặc", "lý lẽ và chân lý thuộc về kẻ chiến thắng". Hai câu này đã có từ lâu và cũng đúng phần nào, tuy nhiên, những kẻ phản động đã lấy 2 câu này của người xưa rồi gán ghép bừa bãi và dùng những câu này để bóp méo bản chất của kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam.

Thực tế mà nói, hai câu trên không tuyệt đối đúng: Triệu Đà chiến thắng và có tuyên truyền thế nào thì An Dương Vương cũng không phải là giặc. Phong kiến Trung Hoa chiến thắng và có tuyên truyền đến thế nào thì Trưng Vương, Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Hắc Đế, Lý Nam Đế cũng không là giặc. Lý Phật Tử đã chiến thắng nhưng Triệu Việt Vương cũng vẫn không phải là giặc.

Nhà Minh chiến thắng và có tuyên truyền đến mức nào thì Hồ Quý Ly, Trần Giản Định, Trần Trùng Quang cũng không phải là giặc. Nhà Nguyễn chiến thắng và có tuyên truyền đến mức nào suốt hơn 100 năm thì người dân vẫn xem nhà Tây Sơn là anh hùng, không phải là giặc. Thực dân Pháp và bọn phản động trong thời Pháp thuộc dù có tuyên truyền đến thế nào thì các nghĩa quân cũng không phải là "giặc phiến loạn".

Giặc Pháp, giặc Mỹ và tay sai trong suốt hơn 30 năm chiến tranh, thắng bao nhiêu lần, nhưng dù có tuyên truyền đến mức độ nào thì cũng không biến được cuộc kháng chiến chống Mỹ thành cuộc "nội chiến", "ý thức hệ", "cuộc chiến quốc tế", "cuộc chiến ủy nhiệm". Thực tế lịch sử đã cho thấy: Chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về kẻ chiến thắng, mà thuộc về nhân dân, thuộc về chính nghĩa dân tộc.

Chân lý chỉ thuộc về kẻ chiến thắng với điều kiện kẻ chiến thắng đó chính là nhân dân, là dân tộc, và lực lượng quân sự, chính trị mà dân tộc đó, nhân dân đó ủng hộ. Thực tế lịch sử khách quan thì không thể phủ nhận được.

Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Triệu Quang Phục, 11 sứ quân, nhà Hồ, nhà Hậu Trần, nhà Mạc, chúa Nguyễn, chúa Trịnh v.v. đều đã thua nhưng dân tộc Việt Nam không coi họ là giặc, là ngụy.

Còn các triều đình Huế thời Pháp thuộc, ngụy quyền Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu v.v. thì dân ta đã gọi họ là ngụy, là giặc ngay trong lúc chưa chiến thắng, ngay trong lúc giặc chưa thua. Trước 1975, khi Mỹ - Việt chưa biết ai thắng ai thua thì dân miền Nam đã gọi ngụy quyền là “ngụy” rồi.

Quan niệm “thắng làm vua, thua làm giặc” cũng không phải lúc nào, thời nào cũng đúng với thực tế, đúng với lịch sử. Quan điểm này chỉ đúng trong những cuộc chiến nội bộ trong thời phong kiến. Trong lịch sử nước ta, giặc Đông Hán, giặc Minh, giặc Pháp từng chiến thắng nhưng họ vẫn mãi là giặc. Họ vẫn là giặc khi bắt đầu cuộc chiến, trong cuộc chiến và sau cuộc chiến, dù thời điểm nào thì vẫn đều là giặc.

Giặc là giặc, ngụy là ngụy, chính là chính, tà là tà, chính nghĩa là chính nghĩa, phi nghĩa là phi nghĩa, tự vệ là tự vệ, xâm lược là xâm lược, nội chiến là nội chiến, chống ngoại xâm là chống ngoại xâm. Những điều này không phụ thuộc vào sự duy ý chí của con người, cảm tính, cảm nghĩ của cá nhân, niềm tin cá nhân của con người, mà nó phụ thuộc vào thực tế lịch sử khách quan và bản chất của các đối tượng tranh đấu trong cuộc chiến đó. Bạn có nghĩ, tin, tuyên truyền cá đi trên bờ thì con cá vẫn lội dưới nước.

Dĩ nhiên trong trường hợp khoa học lịch sử, thì gọi thế nào ít nhiều có phụ thuộc phần nào đó vào góc độ lợi ích của quốc gia dân tộc liên quan, trong trường hợp của Đại Việt - Việt Nam nghìn năm nay thì đều có những tiêu chí rất rõ ràng, khó nhầm lẫn, để đánh giá, nhận định ai là giặc, ai là ngụy. Không thể chỉ vin vào kết quả thắng – thua hay thực lực yếu - mạnh rồi đánh đồng tất cả, đánh tráo khái niệm, cào bằng giá trị, vàng thau lẫn lộn, thiện ác bất phân.

Như tại miền Nam Việt Nam trong khi cuộc chiến vẫn đang diễn ra thì những cụ già từ thôn quê đến thành phố đã gọi Mỹ-ngụy là giặc, họ gọi thế ngay dưới mạng lưới truyền thông, sách báo, hệ thống tuyên truyền, và bộ máy trấn áp khổng lồ và tinh vi của giặc Mỹ và tay sai. Họ thấy khắp miền Nam đều dày đặc người Mỹ, lính Mỹ, “Tây ba lô” da trắng, mắt xanh mũi lõ. Những kẻ mà họ gọi là “chó săn” kia thì khúm núm trước quan thầy Hoa Kỳ, ai được chụp hình chung với người Mỹ là mặt mày tươi rói, kênh kiệu, vênh váo, sáng rỡ hẳn lên, rồi dựa thế của Mỹ lên mặt với đồng bào, cướp bóc, vơ vét, xách nhiễu, quấy rối, gây khó dễ. Thì họ coi Mỹ-ngụy là giặc là chuyện tất nhiên.

Bà con mình thấy bọn Việt gian chỉ đường và thông ngôn, thông dịch cho quân Mỹ đi càn quét khắp miền quê Nam Bộ, đi càn hết làng này sang thôn khác thì không gọi là giặc thì gọi là gì? Liên quan gì đến kết quả ai thắng, ai bại?

Thực dân Pháp đã từng chiến thắng hàng trăm cuộc chiến trong thời Pháp thuộc, từng tiêu diệt hàng trăm lực lượng nghĩa quân, lê máy chém trên khắp đất Việt chặt đầu hàng chục ngàn thủ lĩnh, lãnh tụ, tướng lĩnh của nghĩa quân. Nhưng thực dân Pháp mãi mãi là giặc, các ngụy triều ở Huế thời Pháp thuộc mãi mãi là ngụy, lính khố xanh, khố đỏ là ngụy, bọn tay sai đắc lực của Pháp như Trần Tiễn Thành, Hoàng Cao Khải, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân v.v. luôn luôn là ngụy, chắc chắn là ngụy. Dù bên nào thắng, bên nào thua thì lịch sử vẫn không thay đổi.

Vậy nên không gọi là ngụy thì là gì?
Nguồn: Hoàng Hải Lý

Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn

18/08/2017 17:10 GMT+7
    TTO - Nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam... 
    Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn
    Bộ Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới - Ảnh: V.V.TUÂN
    Đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử Việt Nam
    Sáng 18-8, nhiều đơn vị xuất bản (công ty sách VN, NXB Thanh Niên, NXB Công an nhân dân, NXB Khoa học xã hội) tổ chức giới thiệu các bộ sách trọng tâm bao gồm:
    - Bộ Lịch sử VN (15 tập)
    - Văn hoá biển đảo VN.
    - Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (60 tác phẩm).
    -  400 chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN.
    - Lược sử Việt ngữ học, Hiên ngang Trường Sa...
    Trong đó, bộ sách Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung, do Viện Sử học VN biên soạn thu hút nhiều sự quan tâm của báo chí.
    Bên lề buổi giới thiệu sách, PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã có cuộc chia sẻ cởi mở với báo chí về những điểm mới của bộ sách này.
    Khi thành lập Ủy ban khoa học xã hội VN, bây giờ là Viện Hàn lâm Khoa học & Xã hội VN thì GS. VS Nguyễn Khánh Toàn đã đưa ra kế hoạch nghiên cứu và biên soạn các bộ sách là lịch sử VN, lịch sử văn hoá VN, lịch sử văn học VN, lịch sử tư tưởng VN.
    Đấy cũng là tâm huyết của rất nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu sử học thuộc Viện khoa học xã hội VN. Sau đó, Viện đã chấp thuận cho chúng tôi biên soạn bộ thông sử VN với 15 tập.
    Hơn 30 nhà nghiên cứu sử học đã bỏ thời gian khoảng 9 năm như để hoàn thành bộ sử này với hơn 10.000 trang. Đây là bộ thông sử quy mô chưa từng có từ trước đến nay ở VN, từ thời khởi thủy cho đến những năm 2000.
    PGS. TS Trần Đức Cường
    * Lịch sử khởi thủy của VN trong bộ sử này có những điểm gì mới, thưa ông?
    - Chúng tôi khẳng định nhà nước ở VN hình thành sớm, dân tộc VN hình thành sớm.
    Đất nước VN chúng ta hình thành trên cơ sở sự phát triển của ba nền văn hoá tương ứng với ba vương quốc cổ đại là: văn hoá Đông Sơn với vương quốc Âu Lạc, văn hóa Sa Huỳnh với nhà nước Chăm Pa, văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam.
    Chúng tôi đã tránh được điều mà nhiều nhà sử học trước đây mắc phải là viết lịch sử VN nhưng chủ yếu là lịch sử của người Việt gắn với vương quốc Âu Lạc.
    * Thời kỳ các triều đại quân chủ chuyên chế ở VN cũng có nhiều tranh cãi sẽ được nhìn nhận ra sao trong bộ sách này?
    - Việc đánh giá một số vương triều phong kiến VN được chúng tôi tiếp cận với nhiều điểm mới.
    Với vương triều nhà Mạc, rõ ràng chúng ta cần đi đến kết luận nhà Mạc là một trong những vương triều có đóng góp trong lịch sử VN.
    Dù chỉ tồn tại khoảng thời gian không dài nhưng đã giải quyết được một số khủng hoảng về kinh tế, xã hội cuối thời Lê. Chúng tôi đã bước đầu, đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về vấn đề này.
    Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, là lúc nhà Lê đã rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội rất rõ chứ không còn như thời kỳ Lê Lợi, Lê Thánh Tông nữa. Để giải quyết vấn đề này, Mạc Đăng Dung mới làm cuộc chính biến, giành lấy chính quyền.
    Không chỉ ổn định kinh tế, xã hội mà nhà Mạc còn phát triển văn hoá, giáo dục với nhiều khoa thi được mở, tìm được nhiều nhân tài cho đất nước.
    Câu chuyện về các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng phải đánh giá cho đúng. Chúng ta phải ghi nhận các chúa Nguyễn đã có công tổ chức cho người Việt khai phá vùng đất Nam Bộ bây giờ.
    Sau khi lên ngôi, thành lập vương triều Nguyễn năm 1802, nhà Nguyễn đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước - sự nghiệp mà nhà Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã mở ra nhưng chưa hoàn thiện.
    Vua Gia Long lên ngôi đã góp phần hoàn thiện vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
    Thứ hai, nhà Nguyễn củng cố bộ máy cai trị toàn quốc, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.
    Cùng với đó, phải ghi nhận công lao của các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn trong việc xác định chủ quyền của đất nước với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Thời đó, hàng năm triều đình đã cử những đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đi tuần thú ở các đảo vùng Hoàng Sa, Trường Sa bây giờ.
    Thứ ba, nhà Nguyễn đã làm được nhiều việc phát triển văn hoá. Nhiều công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn sau này được UNESCO công nhận là di sản thế giới như cung đình Huế. Lúc bấy giờ nước ta là vương quốc khá mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
    Nhưng bên cạnh điểm tích cực, các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng có những sai lầm bị lịch sử lên án. Việc Nguyễn Ánh cầu cứu 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta là sai lầm hết sức nghiêm trọng. Chính người anh hùng Nguyễn Huệ đã đánh tan đạo quân ấy.
    Sai lầm thứ hai là họ ký hiệp ước với người Pháp, dựa vào người Pháp, dù lúc đó nước Pháp còn khó khăn nên chưa thể giúp đỡ.
    Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất ước dù có nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà nho yêu nước có tư tưởng đổi mới đề xuất canh tân, đổi mới đất nước về nhiều mặt như Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ...
    Nhưng các vua nhà Nguyễn đã không chấp nhận những cải cách này khiến đất nước bị lạc hậu. Có lẽ do lợi ích của dòng họ quá lớn. Vậy nên khi đất nước phải đối diện với sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây thì nhà Nguyễn để đất nước rơi vào tay ngoại bang.
    Chúng tôi đã đánh giá nhà Nguyễn rõ ràng, khách quan, không phiến diện như trước đây.
    Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn
    PGS. TS Trần Đức Cường trả lời báo chí - Ảnh: V.V.TUÂN
    * Lịch sử hiện đại VN cũng có rất nhiều câu chuyện gây tranh cãi. Tiêu biểu là cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc đến nay vẫn ít được nhắc đến trong sách sử?
    - Cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc nước ta do Trung Quốc gây nên. Chúng ta phải chiến đấu bảo vệ toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Lai Châu đến Quảng Ninh. Cuộc chiến đấu ấy rất quyết liệt để bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.
    Trong bộ sử này, chúng tôi nói rõ rằng Trung Quốc đã huy động 600 nghìn quân cùng xe tăng, đại bác... Chúng tôi gọi rõ đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào lãnh thổ VN.
    Trung Quốc cho quân tiến vào lãnh thổ VN mấy chục cây số như vậy thì không thể nói rằng đó không phải là cuộc chiến tranh xâm lược.
    Và trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của VN không chỉ gói gọn trong tháng 2-1979 mà còn kéo rất dài. Cán bộ, chiến sĩ của chúng ta phải hi sinh rất nhiều xương máu. Đến năm 1988 mới thực sự tương đối có hoà bình ở vùng biên giới phía Bắc.
    * Một vấn đề khác được tranh cãi lâu nay là sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hoà được nhìn nhận như thế nào, thưa ông?
    - Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia VN. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống.
    Việt Nam Cộng hoà là nối tiếp của Quốc gia VN. Nhưng vấn đề phải nghiên cứu cho rõ nguyên tắc vận hành của chính quyền này là gì? Đó là một thực thể trên lãnh thổ quốc gia VN.
    Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.
    Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận.
    * Vậy còn những quan lại người Việt làm việc với chính quyền bảo hộ như Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu. Vì sao trong bộ sử lại đánh giá họ rất nặng nề là “tay sai của thực dân Pháp”?
    - Tôi xác nhận Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu chính là tay sai của thực dân Pháp. Điều này không có gì thay đổi cả, bởi họ thực hiện mưu đồ của chính quyền bảo hộ.
    Có những viên quan lại của Nam Triều có tinh thần yêu nước và chính quyền cách mạng vẫn mời họ ra cộng tác như cụ Phan Kế Toại, cụ Phạm Khắc Hòe...
    Nhưng hai nhân vật Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu, qua những chứng cứ lịch sử thì không đánh giá khác được.
    * Trong quá trình thực hiện bộ sách đồ sộ này, có những khó khăn gì, thưa ông?
    - Khó khăn đầu tiên là chúng tôi chưa có điều kiện tập hợp tất cả giới sử học.
    Khó khăn thứ hai là về tư liệu vì hầu hết hiện nằm rải rác ở khắp nơi ngay trên đất nước chúng ta. Đó là chưa kể chúng ta chưa có quy định pháp luật về việc giải mật và công bố các tư liệu lịch sử.
    Ở các nước có quy định rõ ràng loại tư liệu nào trong 20 năm, hoặc 30 năm, 50 năm... thì được bạch hoá. Nhưng chúng ta chưa có những quy định đó nên có những tư liệu chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận.
    Hơn nữa, có các tư liệu ở Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật và nhiều nước khác nữa, vì điều kiện chúng tôi cũng chưa tiếp cận được.
    VŨ VIẾT TUÂN ghi

    Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn yêu cầu xử lý bộ sách xuyên tạc lịch sử do Phan Huy Lê làm chủ biên

    Chỉ trong thời gian ngắn, cả trăm, cả ngàn bài viết bày tỏ nỗi căm giận với nhóm “giết sử” của ông Phan Huy Lê.
    Đỉnh điểm là bài của Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Thanh Tuấn mà chúng tôi giới thiệu dưới đây đã thực sự gây bão trên mạng mấy ngày vừa qua….


    ************************
    Hôm nay cả nước nhớ về ngày Cách mạng Tháng Tám với biết bao tự hào về dân tộc mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từ xiềng gông, rũ bùn đen đứng dậy, phá ngục tù mà giành lấy tự do. Một sự kiện đã ghi vào lịch sử một mốc son đỏ thắm của tinh thần quật cường và yêu nước, lần đầu tiên trên thế giới một dân tộc thuộc địa đã vùng lên làm cách mạng lật đổ chế độ thực dân, đế quốc khai sinh ra nhà nước dân chủ nhân dân.
    2
    Tự hào về sự kiện này bao nhiêu tôi càng cảm thấy bị xúc phạm bấy nhiêu khi Hội khoa học lịch sử Việt Nam vừa được ông PGS.TS Trần Đức Cường nguyên Viện trưởng Viện sử học Việt Nam, thành viên trong Hội đồng biên soạn Bộ lịch sử Việt Nam công bố trên báo chí… Tôi chưa đọc Bộ sử này nhưng qua nghe giới thiệu của ông Cường thì trong Bộ sử này đã đề cập đến giai đoạn 1954-1975 nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và không còn gọi ngụy quân, ngụy quyền khi nói về cái chế độ Việt Nam cộng hoà tay sai bán nước mà gọi là chế độ Sài gòn và Quân đội Sài gòn nhằm để mọi người dể chấp nhận …
    1
    Qua việc này đã có nhiều người phê phán, với trách nhiệm là một CCB đã từng là chiến sĩ Quân giải phóng miền Nam VN, là con của một gia đình đã có nhiều người thân trong đó có hai người thân yêu nhất là ba và mẹ lớn người đã nuôi dưỡng tôi từ nhỏ cho đến khi đi bộ đội ở tuổi 13 đã bị Mỹ ngụy sát hại và trước khi nghỉ hưu là một cán bộ cao cấp của Đảng và quân đội tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm làm rõ sự thật lịch sử này.
    Trước hết xin hỏi ông TS Cường và những người tham gia biên soạn lịch sử giai đoạn 1954-1975 , các ông viết sử là viết theo sự thật hay viết để cho mọi người dể chấp nhận, nếu nói như ông Cường là viết cho mọi người chấp nhận thì chính các ông hãy tự mình xin rời khỏi hàng ngủ những người viết sử và hãy tự thú mình là những kẻ quá hèn nhác và thực sự kém cỏi vì trong bối cảnh hiện nay chẳng có áp lực nào buộc các ông viết sai sự thật mà chỉ vì một nhóm cờ vàng hải ngoại và bọn cơ hội cực đoan trong nước đã buộc các ông bóp méo sự thật “nhằm để mọi người chấp nhận”. Sử mà viết theo ý của mọi người để cho mọi người chấp nhận thì thật xấu hổ cho các ông. Các ông khi học sử chắc các thầy đã nhắc tới Bộ Tư Mã Thiên sử ký chứ, TS Cường hãy ngẫm lại xem mình có xứng là học trò ngành sử hay không?
    Thứ hai ông có đọc hết toàn văn Hiệp định Giơ ne vơ không và các ông có đọc lại lịch sử cái chế độ VNCH và lá cờ vàng ba sọc dưa chưa ? Nếu chưa đọc thì các ông hãy mở thật to đôi mắt , nếu yếu thì mua kính tuỳ mỗi người mà sắm cận hoặc viễn … Và hãy giữ cái tâm của người viết sử cho sáng, hãy học Tư Mã Thiên thời Phong kiến Trung Hoa “Bệ hạ có chém đầu thần thì thần cũng viết như vậy … Vì đó là sự thật ” sử chỉ có thể là sự thật, chỉ viết sự thật còn có công bố hay không lại là một yêu cầu khác.
    Vậy Hiệp định Giơ ne vơ nói như thế nào và Mỹ ngụy đã thực hiện nó ra sao? Chắc các ông không thể xoá đi sự thật là: Vĩ tuyến 17 chỉ là vĩ tuyến tạm thời, sau hai năm (1956) hai miền sẽ hiệp thương Tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà và Mỹ, nguỵ là kẻ đã chủ mưu chia cắt lâu dài hai miền Nam – Bắc nhằm ngăn chặn cái mà Mỹ cho là hiệu ứng Domino. Còn chế độ VNCH và lá cờ vàng ba sọc không lẽ các ông làm sử mà không hiểu nó là chế độ gì sao? VNCH là cái chính quyền kế tiếp của chính quyền bù nhìn tay sai Bảo Đại và giai đoạn cuối thì Ngô Đình Diệm được Mỹ ép Pháp chấp nhận làm thủ tướng của thể chế bù nhìn này với tên gọi Quốc gia Việt Nam và vị vua Bảo Đại kẻ đã từng nói: Thà làm công dân của một nước độc lập còn hơn làm vua của một chính thể bù nhìn. Thế nhưng ông ta đã từ bỏ con đường trở thành công dân của nước độc lập để làm một ông vua bù nhìn và Ngô Đình Diệm là kẻ bề tôi của vị vua bù nhìn đó. Và cùng với chính thể Quốc gia ! lá cờ vàng ba sọc cũng ra đời từ đó, lá cờ của một chính quyền tay sai bán nước cho Thực dân Pháp. Và đáng lẽ năm 1956 hai miền thống nhất bằng con đường Hiệp thương Tổng tuyển cử lập ra thể chế dân chủ cộng hoà của nước Việt Nam độc lập tự do, song Mỹ đã nhảy vào hất cẳng Pháp, loại Bảo Đại dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm cùng với cái gọi là chế độ Việt Nam cộng hoà bằng một cuộc trưng cầu dân ý giã hiệu với lười lê, họng súng buộc nhân dân Miền Nam đi bỏ phiếu.
    Sau khi chính quyền này ra đời đã thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng ở miền Nam , hơn 300 ngàn người bị bắt giam cầm, tra tấn, đánh đập dã man, hơn 100 ngàn người bị chặt đầu, mổ bung, moi gan, bỏ bao bổ thả sông, thả đập, bằng luật số 10/1959 chúng đã lê máy chém khắp miền Nam hành hình hàng vạn người con yêu nước, hàng triệu người thân cách mạng đêm đêm tập trung sám hối, hàng vạn người vợ có chồng tập kết đã bị làm nhục, nhiều người đã quyên sinh, tội ác của chúng có thể nói trời không dung, đất không tha …chính quyền Ngô Đình Diệm bằng tội ác của mình đã thúc dục đồng bào miền Nam hướng về Đảng, Bác Hồ chờ mong sự lãnh đạo của Đảng cứu giúp đồng bào yêu nước, và Nghị quyết 15 của Đảng như nắng hạn gặp mua rào, tức nước vỡ bờ nhân dân miền Nam đã vùng lên đồng khởi, chính quyền tay sai Mỹ đứng trước sự sụp đổ, Mỹ phải thay ngựa giữa dòng. Diệm đổ Minh thay, Minh đổ Khánh thay và sau cùng là tên quan hai học trường Pháp Nguyễn Văn Thiệu lên thay cho đến ngày cả nước đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào, Bắc – Nam sum họp Xuân nào vui hơn…


    Sự thật lịch sử đó các ông viết sử giai đoạn này vì sao đổi trắng thay đen, ai cho phép các ông khẳng định chế độ VNCH là một thực thể tồn tại 21 năm ở miền Nam song song cùng chế độ VNDCCH ở miền Bắc. Các ông đã đánh tráo lịch sử đánh đồng giữa một chế độ vì dân vì nước ra đời trong từ cuộc cách mạng vĩ đại của dân tôc với một chế độ tay sai hết cho Pháp lại cho Mỹ … VNCH đã được đồng bào VN yêu nước trong suốt 21 năm đều gọi là chế độ tay sai, bán nước gọi tắt là lũ ngụy quân, ngụy quyền. Để phản biệt rõ ở Việt Nam chỉ có một chính quyền của dân, do dân và vì dân đó là chính quyền VNDCCH do Chủ tịch HCM lãnh đạo, còn các chính quyền khác đều là ngụy quyền . Danh xưng chế độ VNCH chỉ được bọn tay sai cho Mỹ tự xưng vậy nay các ông đứng về phía đồng bào yêu nước viết đúng lịch sử gọi đúng bản chất hay các ông đang làm đẹp lòng bọn cờ vàng và một nhóm trở cờ chống Đảng, chống nhân dân? Nếu các ông công nhận ở miền Nam có thể chế chính trị riêng là thực chất các ông đang lặp lại lập luận của Mỹ nhằm bao che cho tội ác xâm lược VN, là các ông đã quên mất hàng triệu con người đã ngã xuống để có ngày hôm nay hoà bình, phát triển để các ông ngồi viết sử, thế nhưng các ông đã xúc phạm vong linh của họ và xúc phạm hàng triệu con người ở cả hai miền Nam Bắc đổ máu xương làm nên điều kỳ diệu là đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào, và với cách nhìn đó các ông đã biến cuộc chiến oai hùng lừng lẩy chống ngoại xâm thành cuộc nội chiến của hai miền Nam – Bắc, là cuộc chiến tranh ủy nhiệm của các nước lớn mà VN là nạn nhân, các ông đang làm cái việc mà CIA, Mỹ đã làm bao năm nay không thể làm được thì nay qua các ông đã biến thành sự thật …
    Với cách làm này chúng tôi không thể gọi các ông là đồng chí mà nói thẳng rằng Đảng, nhân dân giao cho các ông viết sử, thế nhưng đã bị các ông lợi dụng làm việc không công cho Mỹ phá hoại đất nước.
    Với việc làm sai trái này chúng tôi yêu cầu Đảng, Nhà nước phải kiểm tra xử lý kiên quyết thu hồi đính chính trở lại tập sử nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và làm rõ trách nhiệm những người gây nên hậu quả sai trái này. Họ sẽ bị đồng bào yêu nước VN lên án.
    Nguyễn Thanh Tuấn



    ĐÁNG BUỒN CHO BỘ SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM CỦA VIỆN SỬ HỌC

    Nhãn: , ,
    Sáng ngày 18/8, bộ sách Lịch sử Việt Nam tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung, do Viện Sử học Việt Nam biên soạn được giới thiệu xuất bản thu hút nhiều sự quan tâm của báo chí. Điều đáng hoan nghênh là các tác giả đã nỗ lực nghiên cứu để đúc kết, tái hiện lại các giai đoạn hình thành và phát triển đất nước Việt Nam, giúp cho bạn đọc có cơ hội tiếp cận và nâng cao hiểu biết về lịch sử nước nhà.
    Tuy nhiên, do bộ sách quá đồ sộ chứa đựng nhiều vấn đề nên đã vấp phải một số sai lầm đáng tiếc do tác giả đã áp đặt ý thức chủ quan vào nhận xét các vấn đề lịch sử, điều này không thể chấp nhận được vì không tôn trọng sự thật lịch sử. Trong đó có vấn đề liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng hòa, chế độ mà toàn thể người dân Việt Nam đều gọi là Ngụy quyền và tay sai của chế độ này là Ngụy quân.
    ĐÁNG BUỒN CHO BỘ SÁCH LỊCH SỬ VIỆT NAM CỦA VIỆN SỬ HỌC
    Mặc dù vậy, trong bộ sách “Lịch sử Việt Nam” tái bản lần này đã phủ nhận trắng trơn điều đó, không biết do nhầm lẫn hay do cố tình đã nhận tiền từ tư bản hay không mà tác giả đã xóa bỏ sự thật lịch sử này.
    Bên lề buổi giới thiệu sách, PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN đã phát biểu những suy nghĩ đứng về phía thế lực xâm lược và bảo vệ cái chế độ tay sai đã bị đánh đuổi khỏi Việt Nam: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia VN. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống”.
    Và vị Phó giáo sư này đã tự thay đổi lịch sử Việt Nam về chế độ đã diệt vong này như sau: “Việt Nam Cộng hoà là nối tiếp của Quốc gia VN. Nhưng vấn đề phải nghiên cứu cho rõ nguyên tắc vận hành của chính quyền này là gì? Đó là một thực thể trên lãnh thổ quốc gia VN. Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn”.
    Không biết trình độ cao siêu đến đâu nhưng cách hiểu về chữ “Ngụy” của vị PGS này có vấn đề và đôi phần lệch lac. Ngụy là từ để chỉ cho một cá nhân, một tổ chức, một chế độ tay sai nằm dưới sự cai quản, áp đặt và phục vụ lợi ích cho thế lực khác. Tức là họ không tồn tại độc lập, chịu sự chi phối và làm tay sai cho thế lực khác để thụ hưởng lợi ích. Cả dân tộc Việt Nam gọi chế độ Việt Nam Cộng hòa là Ngụy quyền quả không sai, chế độ bù nhìn này luôn tận tâm phục vụ cho kẻ thù xâm lược Việt Nam là đế quốc Mỹ, sự tồn tại và duy trì của chế độ này đều do chính quyền Mỹ “hà hơi tiếp sức” cả về kinh tế lẫn quân sự. Chế độ Ngụy quyền là bàn đạp để Mỹ xâm lược Việt Nam và toàn bộ Đông Dương.
    Từ trước đến nay, người Việt không mấy tự hào khi lịch sử Việt Nam xuất hiện chế dộ bù nhìn này. Vậy mà vị PGS. TS Trần Đức Cường lại đi ngược với tư tưởng chung của dân tộc, trong khi chính ông Cường vẫn luôn miệng hô khẩu hiệu sáo rỗng “lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.
    Nhìn chung, cần phải xem xét lại kỹ lưỡng nội dung của bộ sách này bởi nó sẽ là tài liệu quan trọng liên quan đến lịch sử Việt Nam, nếu vẫn còn tồn tại những hạt sạn trong cuốn sách mà đến tay bạn đọc thì sẽ gây ra sự hiểu nhầm nghiêm trọng về lịch sử, tự chúng ta làm biến đổi sự thật lịch sử.
    Công Lý

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét