Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

MỌI MIỀN ĐẤT NƯỚC 44 (Phú Thọ)

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                                    du lịch Phú Thọ
Bản đồ của Phú Thọ Kết quả hình ảnh cho Phú Thọ 

                                                                Vãng cảnh Đền Hùng

Phú Thọ
Tỉnh của Việt Nam
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Wikipedia
Diện tích:  3.532,9493 km²
Dân số: 1,37 triệu (2015)
Điểm đến: Việt Trì, Vườn quốc gia Xuân Sơn

  Giới thiệu Đảo Ngọc Xanh



Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Thọ

0

Phú Thọ là địa danh thu hút nhiều khách du lịch bởi đây là vùng đất tổ cội nguồn, là trung tâm văn hoá rực rỡ từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ có một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn. Hãy cùng tìm hiểu 10 địa điểm du lịch nổi tiếng Phú Thọ ngay thôi nào.

1. Khu di tích đền Hùng

Điểm du lịch nổi tiếng nhất Phú Thọ chính là khu di tích đền Hùng tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì. Đền được xây dựng vào thế kỷ 15, và tương truyền đây là nơi mà người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Thọ
Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc bao gồm đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng và lăng vua Hùng. Đến với đền Hùng, du khách không chỉ được xem kiến trúc, thiết kế, nghệ thuật điêu khắc, mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của công trình hoành tráng ẩn mình dưới những cây cổ thụ to lớn…Đặc biệt, nếu có cơ hội đến đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm, du khách sẽ được hòa mình vào những nghi thức, tinh thần hướng về cội nguồn của một lễ hội được nâng tầm quốc lễ.

2. Đền Quốc mẫu Âu Cơ

Đền Mẫu Âu Cơ nằm trong khu di tích đền Hùng, mang nét thanh bình của một ngôi đến ẩn dưới một gốc đa cổ thụ, bên tả có cái giếng Loan, bên hữu lại có giếng Phượng, phía trước có núi Giác, còn sau lưng có sông Hồng uốn khúc. Đền được thiết kế dựa trên nền kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn tinh hoa văn hóa của thời kỳ Đông Sơn.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Thọ

3. Bảo tàng Hùng Vương

Đây là bảo tàng tổng hợp có tính chất đặc trưng của bảo tàng khảo cứu địa phương, mục đích giới thiệu về lịch sử Phú Thọ từ thời khai sơn lập địa và dựng nước của thời đại các vua Hùng cho tới thời đại Hồ Chí Minh thông qua các bộ sưu tập, tài liệu, cùng những hiện vật quý hiếm. Qua đó tái hiện một không gian địa văn hóa hào hùng, vẻ vang của đất nước trên vùng Đất tổ.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Thọ

4. Đầm Ao Châu

Đầm Ao Châu được coi là một Hạ Long ở trên đất Phú Thọ. Đây là một tiềm năng du lịch hấp dẫn và có nhiều triển vọng của vùng đất tổ Vua Hùng. Ao Châu có những điều kiện thuận lợi để phát triển khu du lịch sinh thái với các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, hay leo núi… đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Thọ

5. Ao Giời – Suối Tiên

Suối bắt nguồn từ núi Nả, một ngọn núi cao nhất của huyện Hạ Hòa và có nhiều thác. Có những thác  độ cao đến 20m tạo nên những cảnh quan rất hấp dẫn, có thác đổ xuống những vực nước sâu trong xanh, có thác lại đổ xuống những bãi cuội ngũ sắc lấp lánh tạo nên những vẻ đẹp kỳ ảo cho nơi đây.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Thọ

6. Hang Lạng

Hang Lạng là hang lớn và dài nhất trong số hang động thạch nhũ ở Xuân Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ. Ðến với vùng Xuân Sơn, du khách không thể không đến hang Lạng, một kỳ tích thiên nhiên làm say đắm bao lòng người. Hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, có cửa vào hang nhìn thẳng ra cánh đồng Mường Lạng.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Thọ

7. Vườn quốc gia Xuân Sơn

Vườn quốc gia Xuân Sơn nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên, có hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Du khách khi tới đây có thể tận mắt chiêm ngưỡng khu rừng chò trỉ đẹp nhất miền bắc cùng một số loài thực vật số lượng lớn như cây rau sắng, dẻ, mộc lan…
Ngoài sức hấp dẫn của hệ động thực vật phong phú, Xuân Sơn còn có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú thu hút khách du lịch như núi Voi, núi Ten và núi Cẩn. Cùng với các con suối như suối Lấp, suối Thang; với nhiều thác nước có độ cao trên 50m. Màu thác bạc hoà quyện với màu xanh của rừng già làm cho phong cảnh nơi đây vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Thọ

8. Công viên Văn Lang

Công trình hồ công viên Văn Lang là công trình trọng điểm của thành phố Việt Trì được đầu tư xây dựng với không gian đẹp, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ kết hợp với các công trình có kiến trúc độc đáo mô phỏng thời đại Hùng Vương. Đây là điểm nhấn quan trọng để Phú Thọ xây dựng Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Hơn thế, việc đưa công viên đi vào sử dụng còn đáp ứng được nhu cầu của nhân dân thành phố thăm quan, đi bộ, vãn cảnh, hay nghỉ ngơi thư giãn. Đây sẽ trở thành địa điểm du lịch Phú Thọ mới của du khách.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Thọ

9. Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thuỷ

Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy là một trong những khu du lịch có nguồn suối khoáng nóng tự nhiên. Đến với Thanh Thủy du khách sẽ được ngâm mình trong những bồn nước khoáng nóng tự nhiên từ trong lòng đất và tận hưởng những giây phút thư thái, hòa mình vào thiên nhiên trong lành.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Thọ

10. Núi Thắm

Núi Thắm hay còn gọi là núi Đầu Rồng, có độ dài khoảng 4km chạy dọc lên khu du lịch Thanh Ba.
Top 10 địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Thọ
Trên đỉnh núi có một ao nhỏ gọi là ao Tiên, nước luôn trong xanh và không bao giờ cạn. Xung quanh núi Thắm là hàng trăm ngọn đồi thoai thoải nằm gần kề nhau, nhấp nhô như hình bát úp. Núi Thắm hiện vừa là một thắng cảnh đẹp, vừa là một trung tâm kinh tế của vùng trung du Phú Thọ.
Thu Vân

                                                                 Phú Thọ quê tôi

                                                     PHÚ THỌ MỘT KHÚC CA XANH

Những điểm du lịch quyến rũ của vùng đất Phú Thọ

Hành hương về đất Tổ trong ngày 10/3 âm lịch, ngoài thăm các đền chính Thượng, Trung, Hạ... bạn cũng có thể khám phá những nơi đẹp tuyệt như suối Tiên, hang Lạng, đầm Ao Châu và thưởng thức đặc sản thơm ngon hấp dẫn của vùng trung du này.
Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80km và sân bay quốc tế Nội Bài 50km về phía tây bắc. Nơi đây được xem như vùng đất tổ cội nguồn của Việt Nam. 
Từ Hà Nội có thể đến Phú Thọ bằng xe khách từ bến xe Mỹ Đình. Giá vé khoảng 50-70 nghìn đồng/vé. Đi tàu từ ga Hà Nội có giá 40-180 nghìn đồng/vé tùy loại ghế. Ba ga xuống Phú Thọ là Việt Trì, Thủ Đức và Tiên Kiên. Xe ô tô riêng và xe máy có thể đi theo Đại lộ Thăng Long, thị xã Sơn Tây, cầu Trung Hà, Phú Thọ.
Điểm tham quan
Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì gồm 4 điểm tham quan chính là đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, bảo tàng Hùng Vương và đền thờ các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh.
Phú Thọ, Đền Hùng, đặc sản Phú Thọ
Lễ hội Đền Hùng hàng năm được tổ chức long trọng. Ảnh: Internet
Khu vực núi Hùng là nơi thờ thần núi và thờ các Vua Hùng gồm: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng và ngôi chùa có tên gọi Thiên Quang thiền tự xây dựng để thờ Phật theo phái Đại Thừa.
Phú Thọ, Đền Hùng, đặc sản Phú Thọ
Trong đó, Đền Hạ tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con. Đền Trung là vị trí các vua Hùng bàn việc nước trong khi đền Thượng thường tổ chức nghi lễ tế trời, thờ thần lúa... Ngoài ra, một địa điểm cũng đáng chú ý là Giếng Ngọc, nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa hàng ngày chải tóc.
Sau khi thăm các đền, du khách có thể tham quan một số điểm du lịch khác:
Hang Lạngnằm tại huyện Thanh Sơn, có kích thước lớn và dài nhất trong các hang động thạch nhũ ở xã Xuân Sơn. Một số khu vực còn có vòm hang cao với những thạch nhũ nhiều hình thù đẹp, lạ mắt.
Phú Thọ, Đền Hùng, đặc sản Phú Thọ
Thạch nhũ đá đẹp mắt trong hang Lạng. Ảnh: Internet
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm tại huyện Thanh Sơn có diện tích lên tới 18.369ha. Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng khu rừng chò trỉ đẹp nhất miền bắc và một số loài thực vật số lượng lớn như cây rau sắng, dẻ, mộc lan,...
Phú Thọ, Đền Hùng, đặc sản Phú Thọ
Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Ảnh: Internet

Đầm Ao Châu có diện tích khoảng 2 km2 mặt nước, gồm 100 hòn đảo lớn nhỏ nằm tại huyện Hạ Hòa. Nơi đây có hệ động thực vật phong phú và mặt nước luôn trong xanh, tĩnh lặng.

Suối Tiên tập trung hơn 10 thác nước lớn, nhỏ và những bãi đá cuội đầy màu sắc. Nơi này là sự lựa chọn của nhiều du khách khi tới huyện Hạ Hòa.
Phú Thọ, Đền Hùng, đặc sản Phú Thọ
Suối Tiên. Ảnh: Internet

Đặc sản:
Phú Thọ cũng là nơi có nhiều đặc sản thơm ngon, hấp dẫn: chè, thịt chua, bánh tai, tằm cọ, cơm nắm lá cọ, cọ ỏm chấm mắm và canh cá rau sắn. Bạn có thể thưởng thức ở bất cứ nhà hàng nào trên đường đi.
Phú Thọ, Đền Hùng, đặc sản Phú Thọ
M.Thư (tổng hợp)

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh
Nằm cách Hà Nội 70 Km về hướng Tây Bắc, thuộc địa phận huyện La Phù, Thanh Thủy, Phú Thọ, Đảo Ngọc Xanh đã được định hướng là một trong những khu du lịch trọng điểm của vùng đất Tổ. Vốn là  một bãi bồi nổi giữa sông Hồng, bên dưới là một mạch ngầm nước khoáng nóng có trữ lượng lớn nhất cả nước. Vì thế, Đảo Ngọc Xanh đúng như tên gọi của mình, là một hòn đảo ngọc xanh biếc giữa lòng thành phố.
Được xây dựng kết hợp với những điều kiện thuận lợi nhất của thiên nhiên và khả năng sáng tạo vô tận của con người, Đảo Ngọc Xanh như một kỳ quan mới để mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách khi khám phá vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hòa này.

CÔNG TY CỔ PHẦN AO VUA
Địa chỉ: Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội
Phone: 0433.966.272 - Fax: 0433.880.907
Email: aovuajsc@gmail.com

CHI NHÁNH DU LỊCH ĐẢO NGỌC XANH
Address: TT Thanh Thủy, Thanh Thủy, Phú Thọ
Tel : 0210.655.88.22 ( Khách sạn Kim Cương)
Tel : 0210.655.88.99 ( Nhà hàng Ngọc Trai )
Tel : 0210.655.88.66 ( Tắm Khoáng- VLTL )
Fax: 0210.3686883
Facebook : http://www.facebook,com/daongocxanhPT
Email : dulichdaongocxanh.av@gmail.com
Thông tin giới thiệu
I/ Thăm quan thắng cảnh :
1/ Công viên khủng long:
Với những hình tượng khủng long các chủng loại được dựng với kích thước theo tỉ lệ thật. Du khách như lạc chân vào một công viên thời tiền sử mà có lẽ chỉ thấy trong bộ phim Công viên khủng long kỷ Jura. Đừng quên lưu lại những bức hình bên những chú khủng long khổng lồ nhé.

2/ Hình tượng 54 dân tộc : Với việc phục dựng lại hình tượng 54 dân tộc anh em của nước Việt Nam với trang phục, quần áo theo đúng nguyên mẫu , từ những dân tộc phổ biến nhất như Kinh, Mường, tới Bana, H’Mong …thì bên cạnh những bức hình đẹp,  du khách sẽ có thêm những hiểu biết, kiến thức về bản sắc, văn hóa các dân tộc Việt Nam.

3/ Vườn quái thú : Với những con Nai, Hươu, Đà điểu, Gà lôi, Ngựa hoang … gần gũi và thân thiện với con người. Bạn sẽ được làm quen, được cho chúng ăn và còn được chụp những bức ảnh ngộ nghĩnh cùng chúng.
4/ Ngắm cảnh bên sông Đà: Vì là một hòn đảo nằm giữa sông Đà, nên khi bạn tản bộ hoặc đi xe đạp đôi ra bên rìa của khu du lịch, bạn sẽ có cơ hội đi trên con đường cạnh dòng sông và ngắm cảnh ngay cạnh con sông Đà hiền hòa và lãng mạn

Khách sạn – Nhà hàng 
1/  Phòng khách sạn:
Với hệ thống khách sạn được trang bị các thiết bị theo tiêu chuẩn 3 sao, các phòng được nâng cấp và sửa sang liên tục sẽ cho du khách một không gian nghỉ ngơi thư giãn và tiện nghi. Các phòng được trang trí trang nhã,  lịch sự với góc nhìn đẹp hướng ra bờ sông hoặc khu bể bơi trung tâm khách sạn. Gồm có 2 loại phòng:

– Phòng loại 1 : 900.000đ VND

– Phòng loại 2: 700.000đ VND

2/ Nhà hàng, dịch vụ ăn uống: Hệ thống nhà hàng Ngọc Trai với các món ăn từ hiện đại tới dân dã, bao gồm cả đặc sản địa phương phong phú sẽ giúp du khách có những trải nghiệm ẩm thực thú vị. Thực đơn phong phú, giá cả niêm yết rõ ràng sẽ làm hài lòng cả những du khách khó tính nhất.
Các dịch vụ
Dịch vụ :
1/ Tổ chức sự kiện :
– Hội nghị, hội thảo : Hệ thống phòng hội thảo rộng  với sức chứa tối đa từ 40-70 chỗ, và phòng hội trường lớn với sức chứa tối đa 400 chỗ sẽ giúp cho du khách có thể tổ chức các sự kiện từ nhỏ cho tới lớn. Các phòng đều có phục vụ điều hóa, máy chiếu, nước uống, hệ thống âm thanh hiện đại để giúp khách hàng cảm thấy tiện nghi nhất.


– Lửa trại- Văn nghệ: Vào mỗi buổi tối, nếu khách hàng có yêu cầu, khách sạn có đội ngũ văn nghệ chuyên nghiệp với những chương trình đa dạng phong phú.  Ngoài ra, khách sạn còn phục vụ quý khách lửa trại cho những bữa tiệc BBQ hoặc những chương trình giao lưu ngoài trời vào buổi tối.

2/ Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng:
– Dịch vụ tắm khoáng:
 
Ngoài khu vui chơi không thể nhắc tới điểm nhấn làm cho Đảo Ngọc có sự khác biệt so với các khu du lịch sinh thái khác, đó là dòng nước khoáng nóng dồi dào chảy ngầm nước lớp đất phù sa. Chính dòng nước khoáng nóng này là tiền đề xây dựng nên khu vườn tắm khoáng nóng với 2 bể bơi nóng và lạnh giúp du khách có thể ngâm mình cảm nhận sự sảng khoái của dòng nước khoáng mang lại. Lợi ích của việc ngâm mình trong dòng suối khoáng thật không kể xiết, suối khoáng giúp tăng cường lưu thông máu, do chịu áp lực thay đổi của nước, làm thuận lợi cho hồi lưu máu từ hệ tĩnh mạch về tim, tắm khoán còn có lợi cho tiêu hóa, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, người bệnh cảm giác nhanh đói và ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra suối khoáng còn tác động tới hệ thần kinh, cả thần kinh ngoại vi và thần kinh trung ương do áp lực nước tác động lên da gây ra thư giãn, giảm stress, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu.
– Massage, bấm huyệt: Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp sẽ phục vụ quý khách tận tình, chu đáo. Mang tới cảm giác thư giãn, thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi
– Phòng sục xông hơi, tắm thuốc bắc: Khu nghỉ dưỡng còn được xây dựng các phòng sục xông hơi, tắm thuốc bắc để kết hợp với massage kèm với những liệu pháp vật lý trị liệu hữu ích nhằm bồi bổ, nâng cao sức khỏe toàn thân cho du khách.
Các trò chơi:
1/ Nhóm trò chơi công viên nước : Các trò chơi công viên nước bao gồm: bể bơi người lớn, bể bơi trẻ em, trượt ống xoắn, trượt máng cảm giác mạnh …
Nhóm trò chơi thư giãn, giải trí: Xe điện đụng,  vòng đu quay ông mặt trời siêu lớn, xem những sản phẩm phim 3D với hiệu ứng thú vị, trò chơi bò điên sẽ mang tới cho du khách sự thư giãn nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần thú vị
Nhóm trò chơi cảm giác mạnh: Muốn tận hưởng những giây phút hồi hộp tới thót tim hoặc muốn kiểm tra giới hạn chịu đựng của bản thân, những trò chơi cảm giác mạnh tại Đảo Ngọc Xanh sẽ mang tới cho bạn những trải nghiệm chưa từng có: Tháp xoay khí nén, tàu điện siêu tốc, thảm bay hai chiều, vũ trụ bay …

Nhóm trò chơi thiếu nhi: Bên cạnh các trò chơi dành cho người lớn, đối tượng thiếu nhi cũng sẽ được thỏa thích vui chơi với rất nhiều các trò chơi thiếu nhi đa dạng, phong phú như: nhà bóng, nhà hơi, xe lửa hoàng gia, thuyền Caribe, Nhà liên hoàn…
Với những điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa cùng với trí tưởng tượng vô hạn của con người, Đảo Ngọc Xanh xứng đáng là nơi chúng ta lựa chọn cho một kỳ nghỉ cuối tuần thú vị.

CÔNG TY CỔ PHẦN AO VUA
Địa chỉ: Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội
Phone: 0433.966.272 - Fax: 0433.880.907
Email: aovuajsc@gmail.com

                                                                     Đầm Ao Châu

                                                                           Hồ Ly

                                                    Du lịch vườn Quốc Gia Xuân Sơn

Những điểm đến ở Phú Thọ dịp giỗ Tổ

Thứ bảy, 25/4/2015 10:32 GMT+7
1 0 chia sẻ
Phú Thọ là vùng đất cổ với nhiều di sản văn hóa và các danh thắng đẹp, là điểm du lịch khá gần Hà Nội cho những ai chưa kịp lên kế hoạch đi chơi ngày lễ sắp tới. 
Hát Xoan Phú Thọ và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong đó, khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng là một không gian văn hóa có một không hai, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Vườn quốc gia Xuân Sơn ở Phú Thọ cũng là một trong mười ba vườn quốc gia của Việt Nam có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao; mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy có trữ lượng lớn hàm lượng nguyên tố vi lượng hữu ích…
Với lợi thế đó du lịch Phú Thọ đang phát triển theo hướng du lịch văn hóa, lễ hội, thiên nhiên và thắng cảnh. Ngoài di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ còn có nhiều di tích lịch sử và các danh thắng đẹp: Đền Mẫu Âu Cơ, chùa Tam Giang, Ao Giời - Suối Tiên, đầm Ao Châu và rất nhiều loại hình văn hóa phi vật thể độc đáo như hát Xoan, hát ghẹo, cùng các lễ hội: Hội Phết - Hiền Quan, hội bơi chải - Bạch Hạc, hội rước voi - Đào Xá… Tất cả đã tạo cho Phú Thọ một tiềm năng vô cùng to lớn về du lịch, có thể phát triển khá đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, thăm quan, nghỉ dưỡng.
Dưới đây là một số địa điểm du lịch không thể bỏ qua ở Phú Thọ:
Đền Hùng
1-Den-Hung-7226-1429930965.jpg
Cách Hà Nội khoảng 90 km, Đền Hùng khai hội vào dịp giỗ Tổ 10/3 Âm lịch là một trong những lễ hội lớn nhất của nước ta. Lễ hội Đền Hùng được nhiều người dân nước Việt về đây trẩy hội và nhớ ơn đến các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngay từ những ngày đầu năm đã có nhiều du khách về đây du xuân. Năm nay, ngày lễ hội chính lại trùng với đợt nghỉ lễ 30/4 nên dự báo lượng du khách sẽ rất đông, bạn cần phải đề phòng kẻ gian trà trộn và cẩn thận trông trẻ em đi cùng để không bị lạc khi đến thăm quan tại đây.
Đầm Ao Châu - Hạ Hòa
2-Dam-ao-chau-4214-1429930965.jpg
Đầm Ao Châu được coi là một Hạ Long trên đất Phú Thọ, nằm trên địa bàn thị trấn Hạ Hòa và các xã Yên Sơn, cách thị xã Phú Thọ 50 km, cách thành phố Việt Trì 70 km. Đầm Ao Châu là một tiềm năng du lịch hấp dẫn và đầy triển vọng của đất tổ Vua Hùng. Đầm Ao Châu được bao phủ một thảm thực vật đa loài dầy đặc và phong phú, xung quanh được điểm xuyết rải rác bởi các hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên một khung cảnh thơ mộng đầy chất trữ tình.
Vườn quốc gia Xuân Sơn
3-Xuan-Son-2618-1429930965.jpg
Vườn Quốc gia Xuân Sơn nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, có hệ sinh thái phong phú với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có giá trị trong nghiên cứu khoa học cũng như bảo tồn nguồn gien. Thiên nhiên ở đây vẫn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, hoang dã, khí hậu quanh năm mát mẻ là điểm đến lý tưởng của du khách ưa khám phá, nghỉ dưỡng và tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số.
Ao Giời - Suối Tiên
4-Suoi-tien-1-6180-1429935558.jpg
Ao Giời - Suối Tiên được mệnh danh là mảnh đất tiên cảnh của tỉnh Phú Thọ, tọa lạc trên Núi Nả thuộc xã Quân Khê - huyện Hạ Hoà, cách thành phố Việt Trì 80 km về phía Tây Bắc, cách Ao Châu 15 km. Nơi đây hiện là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách bởi nét đẹp tuyệt tác của thiên nhiên. Hệ sinh thái phong phú bao gồm hàng trăm đỉnh núi lớn nhỏ sừng sững, hùng vĩ khoe mình giữa trời xanh, xung quanh lại được bao phủ dày đặc bởi tầng lớp những loài cây nhiệt đới như đinh, lim, gụ, vàng tâm… càng khiến cho cảnh vật thêm phần sinh động và đặc sắc.
Đền Mẫu Âu Cơ
5-Den-Mau-2154-1429930966.jpg
Đền mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ được xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ. Là một công trình nghệ thuật kiến trúc có giá trị cao với các kết cấu kiến trúc đền chùa cổ, các pho tượng quý như tượng Âu Cơ, tượng Đức Ông, các bức chạm quý và nhiều cổ vật vô giá. Khu vực đền là một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài khoảng 200m và chiều rộng khoảng 150 m với tường cao bao quanh.
Đảo Ngọc Xanh
6-dao-ngoc-1-9188-1429935558.jpg
Cách Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận xã La Phù, huyện Thanh Thủy, khu du lịch sinh thái cao cấp Đảo Ngọc Xanh được xây dựng trên diện tích gần 65 ha, tọa lạc trên một bãi nổi được bồi đắp qua nhiều thập kỷ giữa dòng sông Đà trong xanh.
Đảo Ngọc Xanh thực sự tạo được ấn tượng với du khách bởi quần thể du lịch sinh thái phong phú, hấp dẫn bao gồm khu vui chơi giải trí cộng đồng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vật lý trị liệu, khu bể bơi, sân tập golf mini, sân tennis, nhà hàng ẩm thực, sân khấu trình diễn nghệ thuật dân gian…
Du lịch sinh thái Đảo Ngọc Xanh, du khách không chỉ hài lòng bởi phong cách phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp mà còn được đắm mình trong một không gian xanh và tha hồ thử sức với các trò chơi mới lạ.
Theo Phú Thọ Post
Nằm giữa một vùng đồi thấp, đầm Ao Châu có hình dáng khá đặc biệt. Nhìn trên bản đồ, đầm giống như đầu một con Trâu có hai sừng choãi ra hai phía sông Thao và sông Lô. Đầm Ao Châu có 99 ngách, đan cài vào các đồi, núi, thu nước của 99 con suối nhỏ đổ về. Phía Đông Nam Ao Châu thông với Sông Thao bằng ngòi Lửa Việt.
Đầm Ao Châu nằm trên địa bàn thị trấn Hạ Hoà, xã ấm Thượng, xã Y Sơn và xã Phụ Khánh huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80km, cách Hà Nội 150km. Đường đến Đầm Ao Châu tiếp cận rất dễ dàng, có thể đi bằng đường bộ, đường thuỷ dọc theo sông Hồng và đường sắt tuyến Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai. Tới đây đường cao tốc xuyên á: Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc) đi qua huyện Hạ Hoà sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi khi đến với Đầm Ao Châu.
Đầm Ao Châu - Ảnh: Sưu tầm
Tương truyền vào thời dựng nước các vua Hùng đi chọn đất lập kinh đô đã đi đến vùng đất có 99 ngọn đồi, trước lại có 99 ngách nước, nhà vua và quần thần đã ngây ngất trước vẻ đẹp của vùng đất “sơn thuỷ hữu tình”. Trong khi vãn cảnh Vua Hùng và các quần thần đã bắt gặp cuộc giao đấu quyết liệt bất phân thắng bại giữa hai con trâu vàng. Sau đó cả hai con lặn xuống đầm nước mất tăm. Từ truyền thuyết xưa có người còn gọi hồ nước là Hồ Kim Ngưu nghĩa là Hồ Trâu Vàng. Tuy nhiên theo người dân ở nơi đây kể lại: để hình thành nên Đầm Ao Châu là do chủ đồn điền Minh Hạc là Lê Thượng Quát đắp đập Lửa Việt để tưới nước cho cánh đồng Minh Hạc vào những năm đầu thế kỷ XX. Về sau nhân dân tiếp tục đắp nối từ Vũ Cầu đến Vũ ẻn để lấy nước tưới ruộng cho 6 xã của huyện hạ Hoà là: Mai Tùng, Vĩnh Chân, Vũ Cầu, Lang Sơn, Minh Hạc và Ấm Thượng. Và thế là từ một hồ Kim Ngưu trong truyền thuyết đã tạo nên một Đầm Ao Châu rộng lớn mênh mông có diện mạo như ngày hôm nay. Đầm nước làm nên mùa màng tươi tốt cho cả một khu vực rộng lớn hàng trăm hécta, quý chẳng kém gì châu báu, ngọc ngà. Vì vậy mà Đầm có tên gọi là Đầm Ao Châu.
Đầm rộng lớn mênh mông phong cảnh hữu tình - Ảnh: Sưu tầm
Đầm Ao Châu có diện tích khoảng 300 ha mặt nước, trên diện tích khoảng 1.500 ha, xung quanh có thảm thực vật phong phú nằm trên các đồi, núi có độ cao từ 60 m đến 700 m, điển hình như Núi Ông, Núi Vần, Núi Buộm.... Nhiều đồi, núi còn tồn tại nhiều thảm thực vật tự nhiên, nhưng chủ yếu vẫn là lau, sậy, nứa, chè và các bụi cây thấp. Một số đồi được phủ bởi bạch đàn, bồ đề, thông. Sườn đồi, sườn núi thường là các nương bậc thang, bên dưới là ruộng ôm lấy chân đồi hình thành các thửa ruộng bậc thang lượn sóng, xa xa là các ruộng rộng và bằng phẳng. Với địa hình như vậy đã tạo cho Ao Châu hình thành hàng trăm ngách nước, luồn lách giữa các khu vực đồi núi làm cho cảnh trí sơn thuỷ hùng vĩ, còn mang đậm nét nguyên sơ, thuần khiết của tạo hoá. Mực nước trong hồ có độ sâu trung bình là 5,5m, nhiều nơi sâu trên 30m. Điều đặc biệt là quanh năm nước ở Ao Châu không bị cạn, mặt nước trong xanh không bị ô nhiễm, có nhiều thuỷ tộc sinh sống, trong đó có loại quý hiếm như rùa vàng, ba ba, dải... Trong hồ có rất nhiều đảo lớn nhỏ, lâu nay đã được nhân dân trong vùng trồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn, mít, bưởi... đã khiến Ao Châu như một Hạ Long thu nhỏ.


Nơi đây được ví von như Vịnh Hạ Long thu nhỏ - Ảnh: Sưu tầm

Mực nước trong đầm có độ sâu từ 3,5 đến 5m, có chỗ sâu tới 15m. Trải qua nhiều năm Đầm Ao Châu vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của tạo hoá, bốn mùa nước chẳng bao giờ cạn, luôn giữ được màu xanh trong. Nhờ có sự điều hoà nhiệt độ và độ ẩm của đầm nước và rừng cây, khí hậu ở đây mát mẻ, dễ chịu: mùa đông nhiệt độ không thấp quá, mùa hè nhiệt độ luôn thấp hơn khu vực xung quang đến 2oC. Thật là một vùng khí hậu lí tưởng cho nghỉ ngơi.
Tỉnh Phú Thọ có ba nơi có di tích lịch sử văn hóa về tâm linh rất nổi tiếng, đó là: Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, đền Mẫu Âu Cơ ở huyện Hạ Hòa và Đền Lăng Sương ở huyện Thanh Thủy. Mùa xuân là mùa lễ hội. Mở đầu là lễ hội đền Mẫu Âu Cơ (mùng 7 tháng giêng), tiếp đó là lễ hội đền Lăng Sương (rằm tháng giêng) và kết thúc là lễ hội lớn nhất, quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng (10 tháng ba âm lịch).
Tuy nhiên, lễ hội đền Lăng Sương còn được ít người biết đến do sự quảng bá và sự quan tâm của các cấp tổ chức lễ hội. Trong khi đó, động Lăng Sương xưa (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy ngày nay) tương truyền là nơi sinh của bà Âu Cơ, là nơi Lạc Long Quân gặp Âu Cơ rồi nên vợ thành chồng. Bãi cát Cửa Đình trên sông Đà (bãi cát trường sa trung lộ kéo dài từ xã Tu Vũ đến xã Trung Nghĩa), ngày xưa là bãi dân chuyên trồng dâu, nuôi tằm, dệt cửi. Lạc Long Quân đi tìm nơi đóng quân đã gặp nàng Âu Cơ xinh đẹp đang hái dâu ca hát trên bãi này. Như thiên định, trai tài, gái sắc gặp nhau nên vợ thành chồng. Họ về Việt Trì sinh sống và đẻ ra bọc trăm trứng. Có thể nói, đây cũng là một trong những cội nguồn của truyền thuyết bọc trăm trứng nảy nở chính từ tình yêu Lạc Long Quân với Âu Cơ - người con gái đẹp của động Lăng Sương ngàn năm trước.
Đặc biệt, đền Lăng Sương còn nằm trong hệ thống các di tích thờ Tản Viên vùng ven sông Đà và vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ thờ Tản viên Sơn Thánh (là một trong bốn vị thần “tứ bất tử” của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam). Với lòng tôn kính, ngưỡng mộ, nhân dân đã suy tôn Tản Viên là vị thần “Thượng đẳng tối linh”, “Đệ nhất phúc thần” đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng cổ truyền người Việt. Đền Lăng Sương tự hào là mảnh đất đã sinh ra Âu Cơ và sinh ra Thánh Tản. Đây có thể coi là mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” của vị thần linh tiêu biểu của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Cùng với tín ngưỡng thờ Đức thánh Tản, đền Lăng Sương còn thờ Thánh Mẫu - người có công sinh ra Thánh Tản. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây đã hòa cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu chung của người Việt.

Đền Lăng Sương được xây dựng tại thôn Lăng Sương, xã Trung Nghĩa, (huyện Thanh Thủy) - một xã miền núi nằm ở tả ngạn sông Đà, có địa hình bán sơn địa, đồi, gò, núi non bao bọc. Dòng sông Đà chảy qua tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. Cách khoảng một cây số về phía đông nam hữu ngạn sông Đà là ngọn núi Ba Vì (núi Tản Viên) sừng sững uy nghiêm bốn mùa mây phủ tạo nên một vùng non nước đầy huyền thoại. Khu đền Lăng Sương có mặt bằng khá rộng. Đền có kiến trúc mang nhiều đường nét cổ kính, thâm nghiêm. Theo các tư liệu còn lưu giữ tại đền, đền Lăng Sương được xây từ thời Thục An Dương Vương. Đến đời Lê được trùng tu. Năm Thiệu Trị thứ 7 thời Nguyễn (1847) ngôi đền được tu sửa lớn. Năm Tự Đức nguyên niên (1848) khắc bia đá lưu truyền cho hậu thế. Trải qua mưa nắng và giặc giã, ngôi đến bị hư hỏng nhiều. Năm 1991, chính quyền và nhân dân địa phương đã tôn tạo đến Lăng Sương trên khu đất rộng với diện tích 3.000 mét vuông, bao gồm các công trình: cổng đền, miếu Hai Cô, giếng Thiên Thanh, nhà bia, nhà võng, tả mạc, hữu mạc và lăng thánh Mẫu.
Hàng năm đền Lăng Sương mở lễ hội cổ truyền vào 25 tháng 10 âm lịch (là ngày giỗ Mẫu sinh ra Thánh Tản) và rằm tháng giêng - giỗ chính (là ngày sinh Thánh Tản). Về ngày giỗ Thánh Mẫu có liên quan đến sự tích gò Đống Bò cách đền chính hơn năm trăm mét có một gò đất nổi lên giữa cánh đồng Đầm Đành. Tương truyền hàng năm cứ đến ngày 24 tháng 10 là có một con bò không biết ở đâu tự nhiên về gò đó và nhân dân bắt mổ để tế lễ làm giỗ Đức Thánh Mẫu vào ngày 25 tháng mười hôm sau. Còn ngày giỗ chính của đức Thánh Tản thì làng xóm rậm rịch mở hội từ những ngày trong Tết. Nhà nhà, các dòng họ, các giáp chuẩn bị cỗ bàn, quần áo, mũ mão cùng nhiều vật dụng cho ngày lễ hội. Sáng 15 tháng giêng, các giáp rước cỗ ra đền và tập trung thành đoàn rước của xã kéo quân từ Đền ra sông Đà với mục đích là lấy nước sông Đà (nơi Lạc Long Quân gặp Âu Cơ) về làm lễ và đón mẹ nuôi của Thánh Tản bên Ba Vì về dự tiệc sinh Thánh. Tục lấy nước cũng thể hiện sự tôn thờ thần nước của cư dân lúa nước của người Việt xa xưa.
Trong lễ hội chính rằm tháng giêng hàng năm, đoàn rước có 100 thanh niên trai tráng rước 3 kiệu (kiệu rước hoa quả, kiệu rước nước, kiệu rước lư hương), 8 người khiêng một kiệu (bát cống), có phường bát âm, múa lân tưng bừng rộn rã. Dân làng hòa vào đoàn rước kín chật đoạn đường gần cây số từ đền ra sông. Khi về đến Đền, sau lễ tế chính, 8 dòng họ trong xã lần lượt vào tế. Cuối cùng là du khách thập phương vào thắp hương bái lễ cầu cho một năm mới an lành, phát đạt. Đội rước tế Lăng Sương đã đạt giải nhất cuộc thi rước tế của tỉnh nhân dịp kỷ niệm 115 năm thành lập tỉnh Phú Thọ.
Lễ hội đền Lăng Sương là một trong những lễ hội lớn của vùng núi Tản sông Đà và những di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh. Lễ hội là sự kết hợp giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể hiện còn được bảo tồn trên quê hương Đất Tổ. Cùng với các di sản văn hóa khác, vùng đất Lăng Sương là mảnh đất chứa đầy huyền thoại, truyền thuyết… Với những giá trị lịch sử và văn hóa tâm linh sâu sắc, đền Lăng Sương đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) ra quyết định số 25/2005/QĐ-BVHTT ngày 12/7/2005 xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Di tích đền Lăng Sương đã được lập quy hoạch tổng thể (30 ngàn mét vuông, trong đó khu chính là 12 ngàn mét vuông) nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của các di sản văn hóa. Xây dựng Lăng Sương thành một điểm tham quan du lịch văn hóa tâm linh phục vụ du khách thập phương và phát triển kinh tế dịch vụ du lịch là hướng đi đúng của huyện Thanh Thủy và điểm đến của du khách thập phương.
Tuy nhiên, từ khi được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và dự án khôi phục, tu bổ, tôn tạo khu di tích này thì sự triển khai chưa được thỏa đáng. Đến nay, công trình chỉ mới được đầu tư hơn 3 tỷ đồng (trong đó nhân dân ủng hộ, quyên góp trên 300 triệu đồng) trên tổng dự toán 32,41 tỷ (giá năm 2006). Cho nên mới chỉ có được một số hạng mục hoàn thành. Để đền Lăng Sương, nơi thờ vị thần “tứ bất tử” Tản Viên Sơn Thánh và hai vị thần giúp Tản Viên đánh giặc (Cao Sơn và Quý Minh), nơi sinh của Mẹ Âu Cơ xứng với tầm vóc của một khu di tích lịch sử cấp quốc gia thì cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành để dự án sớm được hoàn thành. Cùng với khu di tích đền Lăng Sương, Thanh Thủy còn có nguồn nước khoáng nóng La Phù, có di tích lịch sử chiến thắng Tu Vũ, bên kia sông Đà là khu di tích lịch sử Đá Chông, có Đào Xá là nơi Bác Hồ đến thăm và trồng cây lưu niệm, nơi núi Tản, sông Đà sơn thủy hữu tình cùng rất nhiều địa chỉ danh thắng khác… để huyện phát triển ngành du lịch đúng như một trong ba khâu đột phá xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII đã xác định, để cả ba nơi Hạ Hòa với đền Mẫu Âu Cơ, Việt Trì với Đền Hùng, Thanh Thủy với đền Lăng Sương là những địa điểm du lịch tâm linh đặc sắc của tỉnh Phú Thọ.
Mùa xuân đã về. Hội đền Lăng Sương sắp mở. Thanh Thủy đang mở rộng cánh cửa xuân đón chào du khách. Xin mời bạn hãy đến với Thanh Thủy để du xuân thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình, trải lòng với những người dân thân thiện, hiếu khách nơi đây và để tìm hiểu thêm nhiều hơn nữa những truyền thuyết, huyền thoại như thực như mơ, để hiểu thêm về cội nguồn tổ tiên dân tộc và cầu cho một năm mới thịnh vượng, an khang, phát tài, phát lộc.



                                                         CANH LÁ SẮN MUỐI CHUA

                                                                     Nộm Lá Sắn

                                                                Thịt chua Phú Thọ

Di tích lịch sử đền Mẫu Âu Cơ - Hạ Hòa - Phú Thọ


Đền Mẫu Âu Cơ nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt, xã Hiền Lương (Hạ Hoà, Phú Thọ), Di tích đền Mẫu Âu Cơ là một công trình lịch sử văn hoá đặc biệt, là biểu tượng của tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Hình tượng mẹ Âu Cơ sinh ra con Lạc cháu Hồng nước Việt trong một bọc trăm trứng đã trở thành hình tượng bất hủ sống mãi trong tư tưởng tình cảm và tâm trí của các thế hệ người Việt Nam.
Tục truyền rằng khi Ngọc Nương phu nhân sinh nàng Âu Cơ thấy có mây lành che chở, hương thơm toả ngát khắp nơi, là điềm “Tiên nữ giáng trần”. Nàng Âu Cơ rất xinh đẹp, “So hoa hoa biết nói, so ngọc, ngọc ngát hương”, chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, tinh thông âm luật "khác nào bà Tương phi khéo léo, hệt tựa nàng Lộng Ngọc tài cao"
Sau khi kết duyên, Lạc Long Quân đưa Âu Cơ từ động Lăng Xương về núi Nghĩa Lĩnh, Âu Cơ trở dạ sinh được một bọc trăm trứng nở thành một trăm người con. Khi các con lớn lên Lạc Long Quân nói với bà Âu Cơ “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khó mà hoà hợp... bèn chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để lưu truyền đựơc lâu dài, về sau tất cả các con đều hoá thần”. Trong 50 người con theo mẹ thì người con đầu lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời vua Hùng, trị vì đất nước trong 2621 năm (Từ năm Nhâm Tuất 2879 đến năm 258 TCN).
Mẫu Âu Cơ cùng các con đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Trên con đường dài muôn dặm đó, một ngày kia Người đến trang Hiền Lương, quận Hạ Hoa, trấn Sơn Tây.Thấy phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có núi cao đồng rộng, sông dài, có hồ nước trong xanh bát ngát, cỏ cây hoa lá tốt tươi, cá chim muông thú dồi dào. Người cho khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Giếng Loan, giếng Phượng, gò Thị, gò Cây Dâu...là những cái tên từ thủa xa xưa đến nay vẫn còn đọng mãi trong ký ức người dân nơi đây.
Khi trang ấp đã ổn định, người lại cùng các con lên đường đến các vùng đất mới. Đến khi giang sơn đã thu về một mối, bờ cõi biên cương được mở rộng, Người lại trở về với Hiền Lương, nơi người đã chọn để gắn bó cuộc đời của mình. Tương truyền ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, mẫu Âu Cơ cùng bầy tiên nữ bay về trời để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa, ở đó nhân dân đã dựng lên một ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói.
Toàn cảnh Đền Mẫu Âu Cơ - Hạ Hòa - Phú Thọ
Toàn cảnh Đền Mẫu Âu Cơ - Hạ Hòa - Phú Thọ

Để tri ơn công đức Tổ Mẫu Âu Cơ và giáo dục truyền thống dân tộc, cách đây hơn 500 năm, thế kỷ thứ XV thời hậu Lê, vua Lê Thánh Tông đã phong thần và cho xây dựng Đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương - huyện Hạ Hoà;
Đền Mẫu Âu Cơ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1991.

Xem thêm: >>> Đền Quốc mẫu Âu Cơ tại khu di tích đền Hùng
Ngày lễ chính của Đền Âu Cơ là ngày “Tiên giáng” mùng bảy tháng giêng, ngoài ra trong năm còn có các ngày lễ khác là ngày 10-11 tháng 2, ngày 12 tháng 3, ngày 13 tháng 8, ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp. Nhân dân trong vùng từ già, trẻ, gái, trai ai cũng thuộc câu ca:

Mồng bảy trong tiết tháng giêng
Dân Hiền tế lễ trống chiêng vang trời...

Nghi lễ của ngày hội rước mẫu Âu Cơ:
Vào sáng sớm mồng 7 tháng giêng tổ chức lễ tế Thành Hoàng ở Đình, đây là đội tế toàn nam giới; Đến giờ Thìn (từ 7 đến 9 giờ) đoàn rước kiệu từ Đình Đức Ông vào đến sân Đền, phường Bát âm chỉ dùng Đàn, Sáo, Nhị, Trống, phách....Lễ vật dâng Mẫu bao gồm: cỗ chay, ngũ quả, tiền giấy ngũ sắc... Đội tế nữ gồm 12 cô gái thanh tân có nhan sắc và học vấn, mặc áo dài với các mầu sặc sỡ và tế theo nghi lễ truyền thống.
Huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ và bọc trăm trứng nhằm tôn vinh nòi giống Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam. Hình tượng vĩ đại ấy là kết tinh của những cốt lõi lịch sử, mang đậm tính nhân văn sâu sắc, là đặc trưng văn hoá thể hiện bản sắc của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó đã thực sự là nền tảng tinh thần vững chắc, được người Việt Nam qua các thời đại luôn hun đúc và thể hiện bản lĩnh kiên cường, tình yêu nước nồng nàn, luôn kề vai sát cánh, đoàn kết bên nhau với ý thức cùng chung nguồn cội “đồng bào”, dũng cảm đấu tranh với thiên nhiên, với mọi kẻ thù xâm lược để bảo vệ và xây đắp nên Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp.
Dẫu vật đổi sao dời, dẫu thời gian có biến thiên, không gian có xoay vòng thì từ bao đời nay, truyền thống, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" vẫn chảy mãi trong tình mỗi người con đất Việt. Miếng cơm hôm nay bắt nguồn từ cây lúa ngày xưa mẫu Âu Cơ dạy ta cày cấy, áo quần ta mặc cũng từ cây dâu, con tằm Mẹ dạy ta trồng. Biết ơn tổ tiên, nhớ về cội nguồn dân tộc là đạo đức, tình cảm là lẽ sống, là đạo lý mà ông cha đời đời căn dặn con cháu. Đó cũng là sức mạnh để dòng giống Lạc Hồng quyết tâm bảo về giang sơn tổ tiên để lại, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh và phát triển. 

Đền Mẫu Âu Cơ - Hạ Hòa - Phú Thọ
Đền Mẫu Âu Cơ - Hạ Hòa - Phú Thọ
Hàng trăm năm qua, người dân Hạ Hòa cùng con, cháu thập phương luôn thành tâm dâng hương kính lễ đền Mẫu Âu Cơ. Trong những năm gần đây; được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự thành tâm công đức của các tổ chức, cá nhân; khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ đã từng bước được tôn tạo, tu bổ để dần xứng với công ơn và tấm lòng độ lượng bao dung của Mẫu; xứng đáng là nơi hội tụ của con cháu từ khắp mọi miền đất nước tìm về cội nguồn dòng giống Tiên Rồng.

                                                     Món ngon từ quả cọ nơi đất Tổ

Đền Tam Giang (Phú Thọ) – Di tích lịch sử cấp quốc gia


Đền Tam Giang thuộc địa phận phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nằm tĩnh lặng bên dòng sông Lô cuồn cuộn. Vào giữa thế kỷ VII, đền là một đạo quán Thông Thánh để tưởng nhớ tổ tiên và tôn thờ các anh hùng gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Lịch sử ghi lại rằng, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỷ XIII, triều đình nhà Trần đã nhiều lần chọn ngã ba Bạch Hạc làm nơi huấn luyện quân sĩ. Vào ngày Tết Thượng nguyên năm Ất Dậu (1285), tướng quân Trần Nhật Duật đã cắt tóc thề với thần linh, tổ tiên nguyện đem hết lòng trung thành để báo ơn vua rồi chỉ huy binh sĩ ra trận, kiên cường mưu trí ngăn cản bước tiến công và tiêu hao sinh lực địch, góp phần vào chiến thắng oanh liệt của quân dân nhà Trần năm 1287. Để bày tỏ lòng biết ơn công lao của vị anh hùng dân tộc, người dân nơi đây đã tôn thờ ông trong đền Tam Giang.

Xuất phát từ tín ngưỡng Tam Phủ - một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ, trong đền Tam Giang thờ các nữ thần tự nhiên như: Mẫu Thoải - cai quản sông nước, Mẫu Thượng Ngàn - cai quản núi rừng, Mẫu Cửu Trùng - cai quản bầu trời. Bên cạnh đó, trong đền còn thờ một nhân vật lịch sử huyền thoại Vũ phụ Trung dực Uy Hiển Vương - húy là Thổ Lệnh - được người dân coi như thần làng, thần sông Bạch Hạc. Tôn kính, bái vọng các vị thần linh đó, dân làng Bạch Hạc khát vọng và mong muốn có một cuộc sống an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

Sau bao thế kỷ bị thời gian và chiến tranh bào mòn, tàn phá, đền Tam Giang đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo mới có được vóc dáng và kiến trúc đẹp lỗng lẫy như ngày nay. Nằm trong khuôn viên rộng hơn 1000m2, ngôi đền ở vị trí đắc địa, phía trên là trời mây thoáng đãng, xung quanh là non nước bao la và phong cảnh sơn thủy hữu tình.

Ngôi đền quay ra sông, nhìn theo hướng Tây Bắc thấy núi Nghĩa Lĩnh - nơi thờ các đức Quốc tổ Hùng Vương. Với lối kiến trúc kiểu chữ “đinh”, đền gồm hai tòa tiền tế và hậu cung, nhà 4 mái, đao cong, có hai tòa tiền tế và hậu cung, nội thất chạm các bộ tứ quý như “long, ly, quy, phượng”, “tùng, trúc, cúc, mai”, các nét chạm trổ hết sức tinh tế toát lên vẻ đẹp linh thiêng, hoàn mỹ.

Trong đền Tam Giang có một chuông đồng “Thông Thánh quán chung ký” có niên đại Minh Mệnh năm thứ 11 và các bài minh chuông như: Thác bản chuông “Phụng Thái Thanh Từ” niên đại Gia Long năm thứ 17, “Thông Thánh Quán” niên đại Đại Khánh thứ 8, đời vua Trần Minh Tông. Đây là nguồn tư liệu lịch sử quý giá giúp các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội thời Trần.

Với những giá trị lịch sử to lớn đó, đền Tam Giang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2010.
Theo Dulichvn


                                                         Nếp Gà Gáy Xã Mỹ Lung

Tìm về cội nguồn nghệ thuật dân gian vùng Đất Tổ

Công Lý 2 liên quan

Trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - chúng ta về Đất Tổ, viếng mộ, thăm Đền Hùng, cùng nhau tìm hiểu thêm về cội nguồn nghệ thuật dân gian đầu tiên của dân tộc Việt Nam để tăng thêm niềm tự hào dân tộc.
Năm 1437, khi được Vua Lê Thái Tôn sai soạn Lễ nhạc, Nguyễn Trãi đã viết: “Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng nhạc. Ngày nay định ra lễ nhạc chính là phải lắm; song không có gốc thì không thể bền vững, không có văn thì không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc...”.
Phú Thọ, vùng Đất Tổ Hùng Vương, nơi khởi phát cội nguồn dựng nước của dân tộc Việt Nam. Đất Tổ Hùng Vương cũng là nơi phát tích cái nôi nuôi dưỡng, tiếp nối và phát triển nền văn hóa bản địa, trong đó có nền nghệ thuật dân gian ngày càng phong phú và độc đáo của dân tộc ta.
Trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - chúng ta về Đất Tổ, viếng mộ, thăm Đền Hùng, cùng nhau tìm hiểu thêm về cội nguồn nghệ thuật dân gian đầu tiên của dân tộc Việt Nam, để tăng thêm niềm tự hào dân tộc.
Tim ve coi nguon nghe thuat dan gian vung Dat To - Anh 1
Tiết mục hát xoan Phú Thọ do các nghệ nhân của phường Xoan Phù Đức trình diễn tại miếu Lãi Lèn. Ảnh: Lê Hoàng
Miếu Lãi Lèn - “Nhà hát” đầu tiên
Theo Sự tích hát Xoan của xã Kim Đức, miếu Lãi Lèn là nơi các Vua Hùng truyền dạy điệu hát Xoan cho thôn dân, vì vậy, hát Xoan còn được gọi là hát Lãi Lèn. Câu hát đệm chính của Xoan là “Len là len hỡi là len...” góp thêm một lý giải cho sự tích này. Theo lịch hát hàng năm, thì cứ sáng ngày mồng 1 Tết các họ Xoan sẽ hát ở miếu Lãi Lèn. Đó cũng là ngày đầu năm mới, cả làng náo nức nghênh xuân.
Miếu Lãi Lèn được xây trên một gò đất giữa đồng thuộc thôn Phù Đức, cách Đền Hùng khoảng ba cây số. Chung quanh miếu là những thửa ruộng nước xen kẽ hàng trăm quả đồi hình bát úp. Kiến trúc miếu Lãi Lèn như một điểm nhấn giữa một vùng đồi cọ, đồng lúa xanh ngút ngát. Được xây dựng công phu và tinh tế, ngôi miếu mang hình chữ đinh, đầu đao góc mái, cao hơn 5m, rộng chừng 250m2.
Di tích miếu Lãi Lèn được phục dựng trên nền móng của ngôi miếu cũ. Trong quá trình đào móng, những người thợ xây dựng miếu không phát hiện được gì nhiều ngoài một vài dấu tích của gạch đá ong. Giả định rằng ngôi miếu cổ này có từ thời đại Hùng Vương thì cũng chỉ được làm bằng tre, gỗ, mái lợp lá cọ, đến nay không thể lưu lại gì. Cổ xưa là thế, giản dị, mộc mạc như chuyện Vua Hùng dạy dân cấy lúa, như hai nàng Mỵ nương công chúa soi gương bằng giếng ngọc. Nhưng quý thay, lời hát, điệu múa không mất đi, thậm chí trải qua nhiều thế kỷ, hát Xoan vẫn dùng nhiều từ Việt cổ cho đến nay không còn nguyên nghĩa. Miếu Lãi Lèn - “Nhà hát” đầu tiên của người Việt.
Nàng Quế Hoa - Ca nương đầu tiên
Theo truyền thuyết dân gian vùng Đất Tổ Phú Thọ, nghệ thuật hát xoan có từ thời các vua Hùng dựng nước (hơn 2000 năm trước Công nguyên). Người ta tổ chức hát xoan không chỉ để vui chơi, chúc tụng các Vua Hùng mà còn để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, mô tả lao động, sinh hoạt ở nông thôn...
Tập "truyền thuyết Hùng Vương" đã ghi sự tích của hát Xoan như sau: "Vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu tâu với Vua Hùng về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa hát rất hay, nên đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ Vua Hùng nghe lời, cho mời nàng Quế Hoa đến. Quế Hoa vâng theo lời triệu, đến chầu Vua Hùng. Bấy giờ vợ Vua Hùng đang lên cơn đau dữ dội, mới bảo nàng Quế Hoa đứng trước giường múa hát. Quế Hoa vâng lời miệng hát, tay múa, đi qua, đi lại trước giường. Giọng hát trong vắt, khi cao, khi thấp như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, dẻo như bún ai cũng say mê. Vợ vua Hùng mải nghe hát, xem múa không thấy đau nữa, hạ sinh được ba người con trai khôi ngô dẹp đẽ. Vua Hùng vui mừng khôn xiết và hết lời khen ngợi Quế Hoa, mới bảo nàng dạy múa hát cho các mỵ nương. Quế Hoa hát chầu vợ vua Hùng vào đầu mùa xuân nên các mỵ nương gọi lối hát ấy là hát xoan".
Bạch Hạc - Có phường xiếc đầu tiên biểu diễn
Trong cuốn “Thiên Nam vân lục liệt truyện” (tân biên) của Nguyễn Hãng, hiệu Nại Hiên tiên sinh, quê làng Dòng (Xuân Lũng, Lâm Thao) viết vào thời Lê Thánh Tông (1460-1479) có truyện “Quỷ xương cuồng”, nói về cây chiên đàn và những trò diễn xưa ở đất Bạch Hạc, thuộc thành phố Việt Trì bây giờ. Chuyện rằng: “Thời thượng cổ, đất Phong Châu có một cây cổ thụ lớn là cây chiên đàn, gỗ thơm, cao hơn ngàn trượng, cành lá um tùm phủ quanh đến mấy chục dặm. Có hàng ngàn con chim hạc lông trắng sống trên cây nên người ta gọi đất ấy là đất Bạch Hạc. Cây lâu năm, hóa “Mộc tinh”, thành yêu quái dũng mãnh đầy uy lực chuyên làm hại dân lành. Kinh Dương Vương dùng thần thuật thắng nó khiến yêu khí có bớt nhưng vẫn xuất hiện đây đó rất khó lường. Dân quanh vùng sợ lắm, gọi nó là quỷ xương cuồng (quỷ điên), dựng đền thờ nó. Cứ cuối năm, phải dùng người sống tế thì mới được yên. Năm nào cũng thế mà không làm gì được.
Đến thời Đinh Tiên Hoàng, nhà vua mời một đạo sỹ tên là Vân Du dùng thuật lạ mới giết được con quỷ điên này. Thuật lạ bao gồm: kỵ (cưỡi), can (xào), điếu (câu), hiểm (vỗ tay) thường tổ chức vào dịp cuối năm để dâng hiến các thần, cũng có thể dùng để lừa quỷ điên.
Kỵ là cưỡi ngựa phi chạy, lựa mình nhặt lấy vật rơi dưới đất.
Can là nằm ngửa dùng chân nâng gậy để người khác quất vào đầu gậy mà không đổ
Điếu là làm cầu phi vân cao 12 thước, bện đay làm chão dài 26 thước, buộc hai đầu chôn dưới đất mắc lên cây mà đi lại, chạy nhảy, treo mình, cúi ngửa trên cây mà không ngã xuống.
Hiểm là vỗ tay nhảy nhót, hoan hô gào thét, lăn đi lật lại, tiến lui lên xuống.
Những trò diễn này thường có chuông trống náo loạn, có ngâm vịnh, nhảy múa góp vui. Trong lúc bày cuộc vui náo nhiệt, thờ phụng, quỷ điên vui vẻ hưởng lễ, không để ý đến việc khác, Vân Du lừa lúc nó không đề phòng, đọc câu quyết thần bí rồi dùng kiếm chém chết. Bộ hạ của quỷ điên chạy tan tác cả. Từ đó yêu khí hết, dân chúng yên ổn làm ăn”.
Trống đồng Đền Hùng - Nhạc khí đầu tiên
Trống đồng Đền Hùng (Hy Cương ), được phát hiện năm 1990 trong trường hợp rất tình cờ. Gia đình ông Triệu Văn Thành trong khi đào hố tôi vôi đã phát hiện trống ở độ sâu 0,5m cách mặt đất. Trống đồng Đền Hùng đã được các nhà khoa học xếp vào loại đứng đầu hàng dọc trong hệ thống trống loại Hêgơ I đã tìm thấy ở Việt Nam.
Là loại trống lớn, mặt trống có hình mặt trời gồm 12 tia, có họa tiết chim Lạc và người hóa trang cách điệu. Mặt trống không chờm khỏi tang, thân trống chia làm 3 phần rõ rệt, có các họa tiết hình thuyền chở người hóa trang, hình chim cách điệu, họa tiết văn trám lồng, văn khắc vạch, văn tròn có chấm giữa, có cặp quai kép. So với các trống cùng niên đại như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ thì trống đồng Đền Hùng có kích thước lớn hơn (ĐK mặt: 93cm; ĐK đáy: 94cm; Cao: 66cm; Trọng lượng: 90kg) và có kiểu dáng bề thế hơn.
Nhìn trên bản đồ phía tả ngạn sông Thao từ Lào Cai về đến Việt Trì thì hiện nay duy nhất phát hiện được trống loại I đó là trống đồng Đền Hùng. Với kỹ thuật đúc và nghệ thuật trang trí đạt tới trình độ cao về kỹ thuật luyện kim đồng thau. Trống Đền Hùng có hoa văn trang trí khá phong phú và cách điệu cao đã phản ánh được tư duy và cuộc sống của con người thời Hùng Vương.
Văn hóa dân gian là tài sản của nhân dân, thuộc về nhân dân và sống trong đời sống của nhân dân. Nhiệm vụ của chúng ta là chăm bón, vun xới, vừa giữ vững cho gốc, vừa kích thích để làm nảy nở những chồi non vươn lên hấp thụ ánh sáng, hội nhập cùng thời đại.
Phạm Bá Khiêm

                                               Về Nga Hoàng vui Tết nhảy người Dao

Ý nghĩa nhân văn trong câu Hát Xoan Phú Thọ

Hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO của Liên hiệp quốc công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại bởi tính cổ xưa của tầng văn hoá dân gian bản địa mà nó chứa đựng và phản ánh trong từng lời ca, từng điệu múa và hình thức diễn xuất, biểu cảm. Đã có nhiều nhà nghiên cứu cho là Hát Xoan Phú Thọ ra đời từ rất sớm, có thể từ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang.

HÁT XOAN PHÚ THỌ LÀ HÌNH THỨC SINH HOẠT VĂN NGHỆ DÂN GIAN SƠ KHAI NHẤT MANG ĐẬM YẾU TỐ CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CƯ DÂN NÔNG NGHIỆP TRỒNG LÚA NƯỚC, ĐÓ LÀ TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC THỜ TRỜI VÀ CÁC THẦN LINH CẦU CHO "NHÂN KHANG, VẬT THỊNH, MƯA THUẬN, GIÓ HOÀ, CÂY CỐI QUANH NĂM XANH TỐT, MÙA MÀNG BỘI THU". TÍN NGƯỠNG ẤY GẮN LIỀN VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG LÀNG VÀ THỜ VUA VỚI NHỮNG NGHI THỨC HÁT THỜ NHƯ GIÁO TRỐNG, GIÁO PHÁO, THƠ NHANG, ĐÓNG ĐÁM. DO VẬY MÀ HÁT XOAN THƯỜNG ĐƯỢC TỔ CHỨC Ở NHỮNG DI TÍCH TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG NHƯ MIẾU, ĐÌNH LÀNG ĐỂ LÀM NƠI TRÌNH DIỄN CHUYỂN TẢI NHỮNG ƯỚC NGUYỆN VÀ SỰ CẦU MONG CỦA DÂN LÀNG ĐẾN CÁC BẬC THÁNH, THẦN, VUA... NÊN HÁT XOAN PHÚ THỌ CÒN CÓ CÁC TÊN GỌI KHÁC LÀ HÁT CỬA ĐÌNH HAY GỌI THEO CHỮ HÁN GỌI LÀ CA MÔN ĐÌNH.

Trình diễn Hát Thờ Vua - Một nghi thức Hát thờ Vua được tổ chức hàng năm tại các phường Xoan Phú Thọ
Mặt khác, Hát Xoan Phú Thọ còn mang nhiều giá trị văn hoá truyền thống cổ xưa bởi yếu tố âm nhạc, điệu múa, hình thức trình diễn bao hàm ý nghĩa nhân văn, nhân bản của người nông dân vùng Trung du Phú Thọ, đó là ca ngợi cuộc sống lao động đầy khó khăn vất vả thông qua các hoạt động nghề nghiệp tiêu biểu, khá điển hình của nhà nông trong lịch sử dựng nước và giữ nước như: Ngư (đánh cá); Tiều ( kiếm củi ); Canh ( nghề cửi canh dệt vải); Mục ( chăn trâu, cắt cỏ); xe chỉ, vá may... của các thế hệ người dân Đất Tổ đã trải qua và được dân gian hoá bằng hình thức nghệ thuật truyền thống chứa đầy bản sắc văn hoá của người dân vùng Trung du mà không nơi nào có được. Hát Xoan Phú Thọ còn chứa đựng nhiều giá trị nhân văn khác về tình cảm và mối quan hệ gắn bó giữa những người nông dân quanh năm " một nắng, hai sương" với thiên nhiên thông qua hình thức trình diễn hát quả cách để biểu cảm ước muốn, nguyện cầu thiên nhiên như: Tứ mùa cách; Xuân thời cách; Hạ thời cách; Thu thời cách; Đông thời cách. Ngoài ra, Hát Xoan Phú Thọ còn phản ánh đời sống tinh thần phong phú thông qua các hoạt động lễ hội dân gian với hình thức hát đối đáp nam nữ giao duyên như Xin huê, đố chữ, hát đúm, hát bỏ bộ... Hát Xoan còn đề cập đến mối quan hệ xã hội giữa các làng, chạ với nhau thông qua tục lệ hát nước nghĩa giao lưu giữa các làng có Đình thờ Thành hoàng làng với nhau trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc. Mối quan hệ rất nhân văn ấy đã được thể hiện qua làn điệu trong Hát Xoan như: Hát đón Đào; Hát mời rượu; Hát nước nghĩa; Hát giã bạn... được thể hiện rất rõ trong Hát Xoan Phú Thọ. Chúng tôi xin trình bày một số nghiên cứu, nhận xét về tính nhân văn thể hiện trong lối hát Mời rượu của Hát Xoan Phú Thọ:
Trong lời hát của làn điệu Mời rượu có 3 khổ lời ca để hát. Nhiều người cứ nghĩ đây chỉ là lối hát mời rượu của các Đào, Kép Xoan được dùng trong các cuộc hát nước nghĩa với các cửa Đình thuộc các làng, chạ khác. Nhưng đi sâu tìm hiểu thì nhận định ấy có phần chưa được đầy đủ bởi mỗi khổ hát có lời ca khác nhau, thể hiện ý nghĩa, nội dung khác nhau chứ không chỉ có mời rượu ! Điều này chỉ đúng với khổ hát đầu: "Tay tiên nâng chén ( ối, a) (ố mấy) đào, rượu đào; (ố mấy rằng) đổ ra ( đi ) đổ ra (thời, thì ) tiếc, uống vào ( thời, thì) uống vào. Uống vào ( thời, thì ) say, ố mới say, tình say". Nhưng đến khổ hát thứ hai thì lời ca đã thay đổi và đương nhiên, ý nghĩa của lời ca cũng khác với lời chào, mời rượu ban đầu khi mới gặp mặt nhau. "Đố ai quét sạch ( ối, a, ố mấy) rừng lá rừng. Ố mấy rằng để ta ( để ta) khuyên gió, (ố mấy đừng), đừng gió đừng. Gió đừng rung cây, (ố mấy ru) tình ru". Ý nghĩa của những lời ca ấy nói lên sự cần thiết phải duy trì mối đoàn kết cộng đồng trong làng, trong chạ. Khuyên bảo nhau đoàn kết chặt chẽ để chống lại " phong ba, bão táp" với mong muốn nếu có dận dỗi nhau thì cũng chỉ như cơn gió nhẹ thoảng qua thôi chứ đừng có làm cho rụng lá, đổ cây, tan rừng, đánh mất đi tình đoàn kết, gắn bó keo sơn đã có được từ xưa đến nay. Cố gắng gìn giữ đừng để nó mất đi và tan hoang như những chiếc lá trong cơn gió bão mà rừng cây phải gánh chịu.

Ở khổ hát thứ 3 thì lời ca như một lời nhắn nhủ trước khi tạm biệt, chia tay, phản ánh tình cảm thiết tha, gắn bó đã nảy sinh từ tục hát nước nghĩa của các đào, kép Xoan giữa các phường của các làng chạ kết nghĩa. Cuộc chia tay ấy rất bị rịn với bao nỗi nhớ nhung sâu sắc và nhắc nhở nhau đừng bao giờ quên nhau mà phải luôn nhớ đến nhau như " gừng cay" như " muối mặn": " Tay nâng chén muối ( ối a) ố mấy gừng ( gừng đĩa gừng) ố mấy rằng gừng cay, gừng cay muối mặn ( ối a) ố mấy đừng ( đừng xin đừng) xin đừng quên nhau ( ố mấy ru tình ru, ố mấy ta ru hời). Có thể ví đây chính là lời hát chia tay " Giã bạn " của các Đào, Kép trong các phường Hát Xoan Phú Thọ mà các thế hệ nghệ nhân Hát Xoan đã cố ý gửi lại cho thế hệ tiếp theo bảo tồn và gìn giữ những giá trị nhân văn quý báu đó. Mặc dù trong lời hát không có ca từ nào nói đến " Giã bạn, chia tay, tạm biệt... " nhưng ý nghĩa của " gừng cay; muối mặn" đã nói lên lời nhắn nhủ khi chia tay tạm xa nhau hãy luôn nhớ đến nhau, gắn bó sâu nặng nghĩa tình như "gừng cay" như "muối mặn". Có thể sau này các lối hát dân ca của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Hát Quan họ Bắc Ninh đã kế thừa và phát triển thành lối hát Giã bạn trong hát Quan họ trước khi chia tay giữa các liền anh, liền chị bằng những ca từ thấm đậm âm hưởng đằm thắm, trữ tình.
Đặng Đình Thuận
PCT Hội VNDG Phú Thọ

                                                  Lễ Cấp Sắc Của Dân Tộc Dao

Tổng hợp 10 món ngon đặc sản Phú Thọ ăn 1 lần là mê

Đến với vùng đất Tổ – Phú Thọ vào bất cứ thời điểm nào du khách cũng sẽ có cơ hội được thưởng thức một trong số những món đặc sản Phú Thọ mang đặc trưng văn hóa ẩm thực miền Trung du mà bột sắn dây làng Ẻn chia sẻ dưới đây.
Cũng chính từ văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc trung du đã khiến cho du khách dù có đi đâu nhưng vẫn nhớ về đất và người Phú Thọ.

MÓN NGON ĐẶC SẢN TRUNG DU PHÚ THỌ

10-mon-ngon-dac-san-phu-tho-1

1. Rau sắn Phú Thọ

Nếu ai đã từng lên Phú Thọ chơi, được ăn cơm cùng người dân thì chắc hẳn đã được người dân bản địa đãi món canh rau sắn. Phú Thọ còn nổi tiếng với món rau sắn. Món ăn này được lấy từ những ngọn của cây sắn xanh mướt trồng trên những núi đồi bạt ngàn. Ấy thế mới có câu: Thưởng thức canh chua rau sắn, nhớ tình người trung du
Mỗi mùa sắn đến, người Phú Thọ thường chọn lá nếp của cây sắn trắng, không già quá mà cũng không non quá đem về rửa sạch, vò kỹ, và muối. Lá sắn muối kho cùng tép tạo nên một hương thơm riêng biệt, ngậy ngậy, bùi bùi.

2. Đặc sản bánh tai Phú Thọ

Từ xa xưa, món bánh tai là một đặc sản mà hầu như làng quê Phú Thọ nào cũng có, đặc biệt là khu vực thị xã Phú Thọ xưa kia.
Sở dĩ món bánh có tên là bánh tai vì hình dáng chiếc bánh khi hoàn thành rất giống với tai. Nguyên liệu để làm món bánh tai rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị là có thể làm được món bánh này.

3. Thịt chua Thanh Sơn

Có nhiều nơi ở đất nước ta có món thịt chua, nhưng cứ nhắc tới thịt chua thì ta lại nhớ tới thịt chua người Mường ở miền đất Tổ.
Thịt chua là một đăc sản của người Mường vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thịt để làm món này ngon nhất là loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng. Nếu ai đã từng thưởng thức chắc hẳn sẽ không quên hương vị đặc trưng của nó.
10-mon-ngon-dac-san-phu-tho-3

4. Cơm nắm lá cọ Phù Ninh

Đâu đâu ở miền Trung du, cây cọ cũng phủ xanh. Vì thế, những đứa trẻ như chúng tôi sinh ra và lớn lên ở đây, luôn có câu “mặt trời xanh của tôi” khi nói tới lá cọ quê mình.
Trong số các miền đất mà du khách đi qua Phú Thọ quê tôi thì Phù Ninh là vùng quê nổi tiếng với cây cọ. Bên cạnh nón lá cọ, mành cọ, ở đây còn có một đặc sản là cơm nắm lá cọ. Để có nắm cơm lá cọ, phải tìm những lá cọ non của những cây cọ mới mọc thấp ngang thắt lưng.
Khi cơm được nấu chín, xới ra, dùng khăn ướt hoặc tay nhúng nước lạnh nắm tròn lại, lăn cho kỹ, cho nhuyễn, tùy khẩu phần ăn cho một hay nhiều người mà chia thành nắm to, nắm nhỏ. Sau đó cho vào tàu cọ, túm lại buộc một đầu, lăn qua lần nữa cho chặt.
Cơm nắm lá cọ mà đem chấm với muối vừng, muối sả hay sườn lợn rang muối đều rất ngon.

5. Tằm cọ -mem say hương rừng, hương đất

10-mon-ngon-dac-san-phu-tho-4
Nếu như món xôi cọ là món ẩm thực ngạt ngào hương đồi, hương rừng thì món tằm cọ lại hấp dẫn người thưởng thức bởi chất men say đậm đà của hương rừng, hương đất trung du.
Để thực hiện món tằm cọ thì vật dụng đầu tiên cần có là lò đất nung chứa than hoa đốt từ thân cây cọ già, nhìn lớp than hồng rực đượm màu lửa cũng đủ gợi lên những hấp dẫn, mời chào.

6. Món trám om kho cá

Trám tươi đem kho với cá sông thực sự hấp dẫn mọi vị khách khó tính. Vị chua của trái trám ngấm đều vào làm cá mềm nục có vị giôn giốt chua, còn vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi mang nét đặc trưng riêng của xứ sở trung du mà không nơi nào có được.
Trám được chia thành hai loại là trám đen và trám chua. Trám đen thường là loại quả to như ngón tay cái, khi chín có mầu đen ánh, hình thoi dài, một đầu hơi nhọn, đem om, đem chấm với muối vừng, muối lạc ăn béo ngậy. Ngoài ra, trám chua đem om kho cá là món ăn rất hấp dẫn.
Một lần ăn cơm với món trám om kho cá ngày lạnh, cơm gạo tẻ ngon nấu vừa chín tới ăn với trám kho cá còn hơi nóng, cho ta một bữa ăn thật đơn giản, dân dã mà rất ngon miệng để lại nhiều ấn tượng khó quên về hương vị miền quê nhà.

7. Xáo chuối Lâm Thao

Ở Lâm Thao, món xáo chuối được ưa chuộng ở nhiều làng quê, nhưng có lẽ món ăn này nổi tiếng nhất vẫn là khu Vĩnh Tề thuộc xã Cao Xá. Các cụ già cho biết, món xáo chuối được hình thành từ rất lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Món ăn này tưởng chừng dễ nấu nhưng không phải ai cũng có thể nấu được bát xáo chuối ngon. Bởi nó đòi hỏi phải được thực hiện qua bàn tay chế biến của những người nội trợ tài hoa đầy kinh nghiệm.
Người dân huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ mỗi khi xa quê đều nhớ đến món ăn đặc sản truyền thống của quê hương mình đó là xáo chuối. Xáo chuối là món ăn đơn sơ, mộc mạc; một món ăn dân dã song lại rất sang.
Cho dù là vậy, nhưng người dân Lâm Thao hết sức ưu ái mốn ăn này vì thế nó xuất hiện trong những bữa tiệc cưới, khao họ, đám giỗ… thậm chí cả đám hiếu cũng không thể thiếu món ăn này. Xáo chuối ăn ngon nhất khi còn nóng.
Người ăn sẽ bị cuốn hút bởi mùi thơm lừng từ riềng tỏa ra, bởi vị ngọt của tương, chuối, xương và của tiết lợn. Sự kết hợp của năm nguyên liệu chính này cùng với vị đậm đà của gia vị đã làm nên một món ăn đặc trưng truyền thống của người dân quê hương đất Tổ. Bây giờ đời sống cao, nhiều bạn trẻ có thể bỏ qua xáo chuối, nhưng rất nhiều người vẫn nhớ và thích món ăn dân dã này.

8. Cọ ỏm – thứ quà quê nức tiếng

10-mon-ngon-dac-san-phu-tho-6
Nhắc tới Phú Thọ, người ta nghĩ đến cọ và cọ ỏm là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ. Chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa khoảng từ 5 đến 10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn.
Các mẹ, các chị khéo léo sẽ cho mẻ cọ có màu nâu sậm, sau khi ỏm xong, nồi cọ có một lớp váng giống như váng mỡ nổi quanh nồi.

9. Đặc sản bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng nổi tiếng cả nước, nhưng ở Đoan Hùng, bưởi của xã Chí Đám và Bằng Luân là ngon nhất.
Bạn chỉ cần một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất khiến ta tưởng chừng như vị bưởi như đang tan vào tận ruột gan, da thịt.

10. Thịt chó Việt Trì

10-mon-ngon-dac-san-phu-tho-7
Đến Phú Thọ không thể không nhắc tới Thịt chó Việt Trì – thú ẩm thực dân dã khoản đãi khách đến chơi nhà. Cũng vẫn là bảy món đặc trưng như mọi nơi nhưng thịt chó Việt Trì lại có sức hấp dẫn rất riêng bởi hương vị đậm đà và khả năng chế biến đạt đến độ chuyên nghiệp.
Thịt chó mềm, thơm, không sẫm màu như một số vùng khác. Đặc biệt những món như dồi, món nướng không bị khô. Món chân chó tẩm hấp lại mang đến một dư vị đậm đà khó tả với màu vàng ngậy và độ mềm, thơm vừa tới. Món xương hầm đu đủ mang đến một cảm nhận khác về sản vật vùng trung du miền núi…
Ngoài ra, bột sắn dây nguyên chất làng Ẻn Phú Thọ còn được biết đến với hương thơm đặc trưng tự nhiên của sắn dây với cách sản xuất thủ công, nhà làm. Đảm bảo bột sắn nguyên chất 100%, không ướp hương, không pha trộn, không tạp chất… có nhiều công dụng với sức khỏe.

                                                Hạ Hòa một miền quê - Ao giời suối tiên

Đến Phú Thọ thưởng thức những món ăn đượm tình đất Tổ

(Dân trí) - Phú Thọ không chỉ có di tích lịch sử, những con sông, ngọn núi hùng vĩ. Đến với mảnh đất mưa nắng thuận hòa này, nhất định bạn phải nếm các món đặc sản nơi đây. Có lẽ, sự hấp dẫn của những món ăn dân dã chính là sợi dây níu chân bao du khách, đi rồi vẫn muốn trở lại đầy luyến tiếc.

Bưởi Đoan Hùng
Bưởi Đoan Hùng trở thành thức quà quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt. Ở Đoan Hùng, bưởi của xã Chí Đám và Bằng Luân là ngon nhất. Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, ta cũng tưởng như vị bưởi như đang tan vào tận ruột gan.
Những tép bưởi mọng nước hấp dẫn thực khách.
So với các loại bưởi khác như bưởi Da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn thì bưởi Đoan Hùng có chút khác biệt. Bưởi có quả hình cầu dẹt, quả chưa đầy 1 kg, chín màu vàng sáng, vỏ hơi héo, cùi mỏng, múi ráo, các tép bưởi mọng nước, màu trắng ngà.
Thịt chua
Thịt chua là một đặc sản của người Mường vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thịt để làm món này ngon nhất là loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng. Nếu ai từng thưởng thức chắc hẳn sẽ không quên hương vị đặc trưng của nó.
Món này được chế biến từ thịt lợn và thính rang xay mịn.
Thịt chua có cách làm khá đơn giản nhưng cần có sự chọn lọc kỹ càng các nguyên liệu để có thành phẩm tốt nhất. Bởi thế, dù nhiều nơi cũng có món thịt chua nhưng chỉ ở Thanh Sơn – Phú Thọ, người ta mới tìm được thứ hương vị mà mình thích nhất.
Thịt chua ăn ngon nhất khi thưởng thức cùng với lá ổi, lá sung, đinh lăng, lá mơ tam thể, lộc vừng, nhội, rau thơm… Chỉ cần cho một miếng thịt chua thơm phức vào những chiếc lá này cuộn lại, chấm với tương ớt cay cay rồi nhai chậm rãi, đơn giản bấy nhiêu thôi mà thực khách có thể thưởng thức được bao hương vị chua, ngọt của thịt, thơm của gia vị, và cả sức sáng tạo tài tình trong ẩm thực của con người.
Cơm nắm lá cọ
Người ta chỉ biết đến cây cọ mà ít biết rằng, trái cọ cũng là một thứ quà ngon và là đặc sản của Phú Thọ. Khi những cơn gió đầu mùa se lạnh bắt đầu xuất hiện cũng là lúc quả cọ chín già, đen bóng, sai lúc lỉu.
Cơm nắm lá cọ
Để có nắm cơm lá cọ, người chế biến phải tìm lá cọ non của những cây cọ mới mọc thấp ngang thắt lưng. Cơm nấu chín, xới ra, dùng khăn ướt hoặc tay nhúng nước lạnh nắm tròn lại, lăn cho kỹ, cho nhuyễn, tùy khẩu phần ăn cho một hay nhiều người mà chia thành nắm to, nắm nhỏ.
Những nắm cơm được quyện với mùi cọ tạo nên hương vị riêng.
Sau đó cho vào tàu cọ, túm lại buộc một đầu, lăn qua lần nữa cho chặt. Từng nắm cơm với những chiếc lá cọ cứ thế đượm thơm mùi quê hương. Chấm cơm với muối vừng lạc hay sườn lợn rang muối, ta mới thấy hết được vị ngon, ngai ngái không nơi nào có được của món ăn dân dã này.
Rau sắn
Rau sắn không phải là món ăn sang trọng, nhưng đòi hỏi người chế biến phải rất cầu kỳ. Búp sắn non được ngâm nước cho bớt nhựa rồi vò nát, trộn thêm chút muối rồi đem bỏ vào vại ủ chua khoảng 4-5 ngày. Rau sắn thường được chế biến thành các món dân dã như rau sắn muối, canh cá rau sắn, nộm rau sắn, dưa sắn kho cá…
Rau sắn nấu với cá đồng.
Đặc biệt món cá đồng nấu với rau sắn cực ngon vì cá và rau sắn đều nhừ nhưng không bị nát. Khi ấy, vị ngọt cả cá, của rau, lại thêm vị chua hòa lẫn đạt đến độ tinh tế, ăn rất thanh mát.
Ngoài ra, người dân Phú Thọ hay dùng rau sắn để làm nộm. Ngọn sắn thái ra, ngâm với nước vo gạo, luộc kỹ, cho chút muối. Sau đó đổ ra rổ, dùng tay vắt kiệt nước rồi luộc lại một lần nữa rồi trộn đều với vừng, lạc, ớt, chanh, tỏi và các loại rau thơm... thành món nộm rất ngon mà lạ miệng.
Bánh tai
Bánh tai là một đặc sản mà hầu như làng quê Phú Thọ nào cũng có. Trước kia, bánh được gọi là bánh trai vì được nặn theo hình con trai. Nhưng về sau, dân gian gọi tắt là bánh tai . Nguyên liệu để làm món bánh rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và các loại gia vị cần thiết.
Vốn là thứ quà quê dân dã nhưng bánh tai được rất nhiều người dân Phú Thọ ưa thích, du khách đến vùng đất tổ cũng có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này.
Bánh tai là thức quà dân dã.
Để làm được chiếc bánh tai ngon, trước tiên phải chọn được loại gạo tẻ ngon, trắng, dẻo. Tiếp theo mới kể đến kỹ thuật làm bánh, cho nhân bánh. Qua bàn tay nhào nặn tài tình, những chiếc bánh tai nóng hổi đã ra lò thơm nức mùi bột quyện trong mùi thịt, hành ngây ngất.
Khi ăn bánh tai, phải nếm chậm rãi, cắn từng miếng nhỏ mới có thể cảm nhận hết được hương vị trong từng miếng bánh. Thưởng thức xong rồi mà mùi thơm của bánh vẫn còn phảng phất mãi chẳng rời.
Rêu đá
Thanh Sơn là mảnh đất rộng và có lẽ là nhiều đồi núi nhất của Phú Thọ. Nơi đây cũng sản sinh ra nhiều món ăn ngon, độc đáo. Nói đến rêu đá, nhiều người chắc chắn sẽ nghi ngại. Nhưng thực tế, đến với một số xã như Đồng Sơn, Thu Cúc, Thượng Cửu… của huyện này, quý lắm mới được người nơi đây đãi món này. Nó được coi như là một thứ rau sạch của những người vùng cao.
Rêu được lấy về, làm sạch rồi đem tẩm ướp gia vị. Đó là tỏi thái mỏng, muối, mì chính, cộng thêm hành và chút mỡ lợn rồi trộn đều. Cuối cùng, người ta dùng lá đu đủ (hoặc lá rong) gói thành nhiều lớp buộc chặt lại.
Canh rêu đá.
Lớp lá đu đủ bén lửa bốc lên mùi cay cay, thơm thơm. Đợi đến khi những lá đu đủ bên ngoài chuyển thành màu đen, họ mới bóc từng lớp lá ra để thưởng thức. Mùi tỏi và hành quyện với mùi nồng nồng của rêu đá tạo nên một hương vị rất riêng biệt và khó quên.
Xáo chuối Lâm Thao
Ở Lâm Thao, món xáo chuối rất được ưa chuộng. Chỉ từ những nguyên liệu như: chuối, xương, tương, riềng, tiết lợn và các gia vị, ta đã có một món ăn đặc biệt. Những nguyên liệu này tuy dễ kiếm nhưng phải bảo đảm những yêu cầu khắt khe thì mới có được một bát xáo chuối thơm ngon, bổ dưỡng.
Nếu như trước kia, xáo chuối là món ăn sang, chỉ được nấu trong những dịp có công to việc lớn của người Lâm Thao, thì nay nó lại là món ăn rất thân thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày.
Với người Lâm Thao từ bao đời nay, món xáo chuối vẫn là một món ăn bản sắc, có trong những ngày quan trọng như đám cưới, đám hỏi hay thậm chí đám hiếu…, khó có thể thay thế được.
Hoàng Ngọc
Tổng hợp

                                                                       Thác Mây

                                           Hành trình của ẤM tới bản Sinh Tàn, Phú Thọ

Về Đất Tổ thưởng thức món ngon

Phú Thọ không chỉ là mảnh đất thiêng của nguồn cội mà ở đó còn sản sinh ra nhiều đặc sản hấp dẫn biết cách níu chân người.

Phú Thọ là mảnh đất thiêng liêng của cội nguồn dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử, nơi khởi nghiệp 18 đời vua Hùng, mảnh đất được coi là văn hiến và văn vật với nền văn minh nông nghiệp từ thuở bình minh dựng nước. Không chỉ có thế, mảnh đất trung du này cũng là nơi sản sinh ra những thứ đặc sản thơm ngon, hấp dẫn, ai đến chơi lỡ nếm một lần rồi cứ bâng khuâng mà thương mà nhớ.
Chè
Nếu du khách thích đến Sapa để trải nghiệm không khí lạnh lẽo mập mờ sương khói, cái cheo leo của những con đường men theo sườn núi hay những mảnh ruộng bậc thang nối tiếp trùng điệp nhiều màu sắc của mùa lúa chín thì chắc chắn đến với Phú Thọ, người ta sẽ bị mê mẩn và lôi cuốn bởi những đồi chè xanh mướt, non tơ. Những hàng chè cứ quẩn quanh, ôm ấp, bao trùm lên những ngọn đồi đất đỏ, uốn lượn rất tự nhiên nhưng đó thực sự là một kiến tạo của con người.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 1
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 2
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 3
Những đồi chè xanh mướt, non tơ uốn lượn trên các sườn đồi (Ảnh: Internet)
Không chỉ chè sấy khô mới được ưa chuộng mà thứ chè xanh tươi mát cũng được sử dụng như một thứ nước uống thường ngày. Mùa hè hay mùa đông, được nhấp một ngụm chè xanh trong thì chẳng ai có thể chê được.
Sản phẩm chè - đặc sản Phú Thọ - khá đa dạng, ngoài chè đen, chè xanh là chủ đạo bước đầu đã có sản phẩm chè ô long, chè lipton, chè ướp hương… được xuất khẩu ra thế giới. Đến đây, với nhiều loại chè phong phú như vậy, bạn có thể tha hồ thưởng thức loại nào mình thích.
Quả cọ
Người ta chỉ biết đến cây cọ mà ít biết rằng, trái cọ cũng là một thứ quà ngon và là đặc sản của mảnh đất này. Khi những cơn gió đầu mùa se lạnh bắt đầu dập dìu bên những sườn đồi cũng là lúc quả cọ chín già, đen bóng, sai lúc lỉu từng chùm, đung đưa đón mùa về. Khi ấy, người dân thường đi hái quả, thứ quả mang vị bùi, chát được lắng đọng qua mưa và nắng gió trung du.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 4
Khi những cơn gió đầu mùa se lạnh bắt đầu dập dìu bên những sườn đồi cũng là lúc quả cọ chín già, đen bóng, sai lúc lỉu từng chùm (Ảnh: Internet)
Quả cọ được hái về rửa sạch bụi đất rồi đem làm ỏm. Khi ỏm cọ phải chú ý thời gian cho phù hợp với độ sôi của nước, nếu không khéo cọ sẽ bị tóp lại, cứng chát không ăn được. Thế nên ỏm được một mẻ cọ ngon là phải khéo léo, kì công.
Quả cọ khi đã ỏm có màu nâu sậm, lúc ỏm xong dầu cọ nổi như váng mỡ bám quanh nồi, bóp vào mà quả thấy mềm, cho màu vàng ươm là ngon nhất. Người ăn cọ sành là người biết chọn cho mình những quả cọ tròn, cùi dầy có màu vàng như mật ong, khi nhấm nháp còn thấy bùi, ngọt béo ngậy, thơm đặc, dẻo dính ở răng thì đó chính là loài cọ nếp quý.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 5
Cọ ỏm xong có màu nâu sẫm, bên trong thịt cọ vàng ươm, béo ngậy (Ảnh: Internet)
Cọ ỏm chấm với nước mắm là ngon nhất thế nhưng tùy thuộc khẩu vị từng người có thể thay bằng bột canh hay tương ớt, muối lạc, muối vừng…
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 6
Cơm nắm lá cọ thơm ngon (Ảnh: Internet)
Ngoài cọ ỏm, người ta còn làm dưa cọ muối, xôi cọ. Thậm chí là cơm nắm với lá cọ… Dù là món ăn gì đi nữa thì cây cọ vẫn luôn mang cái hồn và thần thái của người người vùng đất trung du này.
Thịt chua
Cũng là một loại thịt thính giống như nem chua Thanh Hóa, nem nắm Nam Định, nem Phùng, nhưng thịt chua Phú Thọ có sự khác biệt về hương vị. Đây là món ăn gốc của người Mường trên mảnh đất Thanh Sơn nhiều đồi núi. Nhưng bởi sự thơm ngon đặc biệt được ưa thích nên thịt chua đã lan truyền sang nhiều vùng khác trong tỉnh, khiến món ăn ngày càng trở nên nổi tiếng và trở thành một thứ đặc sản quà tặng đặc sắc nơi đây.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 7
Thịt chua - đặc sản Phú Thọ -  có cách làm khá đơn giản nhưng để có một lọ thịt chua hấp dẫn và đạt yêu cầu lại là cả một nghệ thuật, và nó thể hiện qua sự chọn lọc kỹ càng để có các nguyên liệu tốt nhất cũng như quy trình thực hiện chính xác, nghiêm ngặt. Bởi thế, dù nhiều nơi cũng có món thịt chua nhưng chỉ ở Thanh Sơn – Phú Thọ người ta mới tìm được thứ hương vị mà mình thích nhất.
Bí quyết tạo nên thành công cho món thịt chua chính là ở khâu rang thính. Thính rang phải đảm bảo yêu cầu chín kỹ, dậy thơm, vàng và không được để cháy. Sau khi được trộn đều với thính, thịt được cho vào ống bương, ống tre để chứa đựng (tuy nhiên, hiện nay để tiện cho thương mại hóa sản phẩm người sản xuất thường dùng lọ nhựa). Lót lá ổi xuống dưới dụng cụ chứa đựng thành một hai lớp, lèn thật chặt thịt vào trong và phủ vài lớp lá ổi lên lớp thịt trên bề mặt dụng cụ chứa đựng, nén chặt bằng một vài nẹp tre gài chéo.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 8
Thịt chua ăn ngon nhất khi thưởng thức cùng với lá ổi, lá sung, đinh lăng, lá mơ tam thể, lộc vừng, nhội, rau thơm… Chỉ cần cho một miếng thịt chua thơm phức vào những chiếc lá này cuộn lại, chấm với tương ớt cay cay rồi thả vào miệng nhai chậm rãi. Đơn giản bấy nhiêu thôi mà thực khách có thể thưởng thức được bao nhiêu hương vị chua, ngọt của thịt, thơm của gia vị, và cả sức sáng tạo tài tình trong ẩm thực của con người. Nếu một lần đến mảnh đất Trung du mưa nắng thuận hòa này nhất định bạn phải nếm thử món thịt chua, và có lẽ sự hấp dẫn của thứ thịt là này chính là sợi dây níu bao lữ khách, đi rồi vẫn muốn trở lại đầy luyến tiếc.
Bánh Tai
Chẳng rõ từ bao giờ món bánh tai nổi tiếng lại xuất hiện ở thị xã Phú Thọ, món bánh làm nức lòng bao khách phương xa thưởng thức. Nghe nói, bánh tai trước kia được gọi là bánh trai vì bánh được nặn theo hình con trai, sau đó được gọi tắt là bánh tai. Bánh được làm vẫn những nguyên liệu đó nhưng dài hơn và nặng hơn.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 9
Món bánh tai là đặc sản ngon của vùng thị xã Phú Thọ
Để làm được chiếc bánh tai ngon thì trước tiên là phải chọn được loại gạo tẻ ngon, trắng, dẻo, đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng của chiếc bánh tai. Xong rồi đến kỹ thuật làm bánh, nhân bánh. Qua những bàn tay nhào nặn tài tình, những bí quyết gia truyền riêng, những chiếc bánh tai nóng hổi đã ra lò thơm mùi bột quyện trong mùi thịt, hành ngây ngất.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 10
Ở nơi đây, bánh tai là thứ quà sáng rất đặc biệt bởi nó dễ ăn, lại lành tính. Khi ăn, phải nếm chậm rãi, cắn từng miếng nhỏ mới có thể cảm nhận hết được hương vị trong từng miếng bánh. Thưởng thức xong rồi mà mùi thơm của bánh vẫn còn phảng phất đâu đây mãi chẳng rời.
Bưởi Đoan Hùng
Đến với mảnh đất Phú Thọ linh thiêng của tổ tiên, lữ khách còn được thưởng thức đặc sản trái cây của nơi này. Đó là bưởi Đoan Hùng. Đã từ lâu giống bưởi này không chỉ nổi tiếng tại quê hương mà còn nức tiếng khắp Nam Bắc xa gần.
Đến đây, ai cũng muốn tìm mua cho mình vài trái bưởi để thưởng thức và đem làm quà biếu. So với các loại bưởi nối tiếng khác trong cả nước như bưởi Da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn thì bưởi Đoan Hùng có chút khác biệt. Bưởi có quả hình cầu dẹt, quả chưa đầy 1 kg, chín màu vàng sáng, vỏ hơi héo, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, đặc trưng bởi hương vị thơm, ngon, ngọt, mát.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 11
Bưởi Đoan Hùng, Phú Thọ nổi tiếng khắp nơi trong cả nước (Ảnh: Internet)
Giống bưởi ở đây còn quý ở chỗ, có thể bảo quản được vài tháng đến nửa năm, khi bổ ra, ăn vẫn ngọt, ngon như thường. Ngoài kỹ thuật trồng ra, có lẽ, bưởi Đoan Hùng còn ngon và nổi tiếng nhờ thiên nhiên ưu đãi, nằm trên khu vực ngã ba sông của con sông Lô và sông Chảy, quanh năm phù sa bồi đắp. Cùng những chất đất đặc biệt ở các khu vườn này. Chính vì thế, dù ai đó có cố gắng xin giống bưởi này về trồng thì hương vị cũng vẫn thua xa vài bậc.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 12
Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất khiến ta tưởng chừng như vị bưởi như đang tan vào tận ruột gan, da thịt (Ảnh: Internet)
Ở Đoan Hùng, bưởi của xã Chí Đám và Bằng Luân là ngon nhất. Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất khiến ta tưởng chừng như vị bưởi như đang tan vào tận ruột gan, da thịt.
Rau sắn
Nhiều thực khách chỉ quen thưởng thức củ sắn trắng thơm, bở, bùi mà ít ai biết rằng rau sắn cũng là một đặc sản. Và chính ở mảnh đất trung du này đã biến thứ rau dân dã ấy thành những món ăn tuy không sang trọng nhưng ngon và ấn tượng. Để chế biến thành các món khác nhau, trước tiên rau sắn được hái về đem muối chua giống như bạn làm dưa cải vậy nhưng công đoạn có sự khác biệt.
Rau sắn muối ngon thì phải biết chọn nguyên liệu. Những búp sắn non mập mạp còn nguyên lớp phấn mịn phía đầu chồi, hái về ngâm qua nước cho bớt nhựa rồi được vò nát. Người vò phải khéo léo làm sao cho lá sắn mềm, sóng đều nguyên búp chứ không vụn thành từng đoạn.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 13
Dưa rau sắn tuy đơn sơ, giản dị nhưng lại khiến người ăn mê mệt bởi hương vị ngon và lạ (Ảnh: Internet)
Sau khi vò xong, trộn lá sắn với chút muối cho thêm vị đậm đà. Cách này cũng giúp cho rau sắn nhanh chua hơn và để lâu ngày không bị hỏng, bị váng. Bởi vậy khi thêm muối cũng phải lựa sao cho rau không quá mặn mà khó nấu, cũng không quá nhạt để nổi váng, rau dễ bị hỏng. Rau sắn sau khi đã trộn muối đem cho vào vại hoặc bình, để 4 đến 5 ngày ủ chua.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 14
Một kiểu nấu canh rau sắn (Ảnh: Internet)
Rau sắn muối có màu vàng đều, dậy mùi thơm hấp dẫn và tưởng chừng như dù có thưởng thức bất cứ món ngon nào cũng không thể quên hương vị món dưa sắn.
Từ thứ dưa rau sắn này, người ta có thể xào, nấu canh cá, làm nộm (gỏi), kho cá… Mỗi món ăn mang một hương vị thân thương của gia đình, của tình yêu quê hương của những người con xa quê khi nhớ về. Bao thực khách đến đây, dù sang trọng hay bình thường cũng đều bị thứ hương dưa sắn quyến rũ. Những bát canh cứ đầy lại vơi, những món xào chỉ hết trong nháy mắt… thật thích thú biết bao.
Rêu đá Thanh Sơn
Thanh Sơn là mảnh đất rộng và có lẽ là nhiều đồi núi nhất của Phú Thọ. Nó cũng là nơi sản sinh nhiều món ăn ngon, độc đáo. Bên cạnh món thịt chua đặc sắc, còn có món rêu đá mà không phải ai cũng biết đến. Nói đến rêu đá - đặc sản Phú Thọ, nhiều người sẽ nghĩ rêu làm sao mà ăn được, nhưng thực tế, đến với một số xã như Đồng Sơn, Thu Cúc, Thượng Cửu... của huyện này, quý lắm mới được người nơi đây mời, đãi món này. Nó được coi như là một thứ rau sạch của những người vùng cao.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 15
Đi lấy rêu (Ảnh: Internet)
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 16
Rêu đã được rửa và đập sạch (Ảnh: Internet)
Khi rêu được lấy về, làm sạch sẽ được đem tẩm ướp gia vị. Đó là tỏi thái mỏng, muối, mì chính, cộng thêm hành và chút mỡ lợn rồi trộn đều, dùng lá đu đủ (hoặc lá rong) gói thành nhiều lớp buộc chặt lại. Lớp lá đu đủ bén lửa bốc lên mùi cay cay, thơm thơm. Đợi đến khi những lá đu đủ bên ngoài chuyển thành màu đen, họ mới bóc từng lớp lá ra để thưởng thức. Mùi tỏi và hành quyện với mùi nồng nồng của rêu đá tạo nên một hương vị rất riêng biệt và khó quên.
 ve dat to thuong thuc mon ngon - 17
Rêu được chuẩn bị nướng (Ảnh: Internet)
Thông thường món ăn này được làm vào buổi tối vì đó là lúc có mặt đông đủ mọi thành viên trong gia đình.
(Khampha.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét