Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

DƯ LUẬN XÃ HỘI 49 (VFF)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                Sốc với số tiền khổng lồ mà VFF phải chi trả chỉ vì U22 Việt Nam đến Malaysia sớm

                              Phó Chủ tịch VFF xin lỗi khán giả vì thất bại của U22 Việt Nam

                                       Phải Chăng Bầu Đức Và VFF Đã Đến Lúc Chia Tay ?

Có thời, một bộ phận không nhỏ bóng đá Việt Nam cổ suý cho tư tưởng “đá đẹp có thua cũng sướng!”. Giờ thì U22 Việt Nam đã thua tại SEA Games 29 bằng lối chơi đẹp làm chủ đạo. Thử hỏi, thua như thế có thấy sướng không?
 >> Ông Mai Đức Chung làm HLV tạm quyền của đội tuyển Việt Nam
 >> Lời hứa của bầu Đức và tấn bi kịch của bóng đá Việt Nam

Định hướng sai từ các quan chức hàng đầu VFF
Có lẽ chẳng có nền bóng đá nào trên thế giới người ta xây dựng lối đá đẹp để nhận phần thua cả. Bóng đá nói riêng và thể thao đỉnh cao nói chung là hướng đến chiến thắng, theo tinh thần “Nhanh hơn, cao hơn, xa hơn”.
Quan điểm “đá đẹp có thua cũng sướng!” vì thế mà lệch đường so với khẩu hiệu của thể thao của phong trào Olympic. Và một khi quan điểm ấy được phát ra từ quan chức cao cấp hàng đầu của nền bóng đá, là phó chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức, thì tác hại của quan niệm sai lầm trên càng lớn.
Bầu Đức cổ vũ cho lứa Công Phượng và các đồng đội đá đẹp chẳng qua vì ngoài đá đẹp, họ chẳng còn biết đá theo cách nào khác. Lứa Công Phượng và các đồng hầu như không biết chơi phản công, hầu như không biết đá theo kiểu rình rập, càng không biết đôi lúc muốn chiến thắng trong thể thao phải dùng đến cả cơ bắp và sự tinh quái.

Nhiều quyết định và nhiều phát biểu của các quan chức hàng đầu VFF vẫn nặng tính cảm tính... (ảnh: Trọng Vũ)
Nhiều quyết định và nhiều phát biểu của các quan chức hàng đầu VFF vẫn nặng tính cảm tính... (ảnh: Trọng Vũ)

Thành ra mới có chuyện U22 Việt Nam hoàn toàn bế tắc khi Indonesia chọn lối chơi phòng ngự số đông, đồng thời họ gần như mất tác dụng khi Thái Lan đẩy họ vào thế buộc phải đá phòng ngự phản công, chứ không thể giữ bóng chơi theo lối ban bật nhỏ.
Nhưng dù sao, việc bầu Đức có quan điểm vừa nêu cũng còn có thể hiểu được, vì nói cho cùng Công Phượng và các đồng đội là sản phẩm đến từ lò đào tạo của bầu Đức, và ông có trách nhiệm phải quảng bá cho những cầu thủ của mình, cho lối chơi xuất phát từ lò đào tạo do ông làm chủ.
Tai hại hơn nữa, có thời người đứng đầu VFF Lê Hùng Dũng cũng cổ suý quá đà cho quan điểm của bầu Đức. Ông Dũng có lúc nêu ý định dùng lứa Công Phượng và các đồng đội làm nòng cốt cho mọi đội tuyển quốc gia tham dự hầu hết các giải đấu quốc tế trong khu vực, châu lục và thế giới.
Ý định của người đứng đầu VFF dĩ nhiên cũng đầy cảm tính, vì nói thật, cho đến giờ, những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn… chưa hề có bất cứ danh hiệu nào ở các giải chính thức. Thành ra, lấy gì làm căn cứ để bảo rằng những cầu thủ đấy nhỉnh hơn hẳn các cầu thủ khác, đến từ những lò đào tạo khác?

Bóng đá Việt Nam nhận 2 thất bại quan trọng trong vòng 2 năm liên tiếp (ảnh: Q.H)
Bóng đá Việt Nam nhận 2 thất bại quan trọng trong vòng 2 năm liên tiếp (ảnh: Q.H)

Bản thân ông chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng sau bị phản ứng quá mạnh, nên mới dần thôi ý định vừa nêu. Riêng bầu Đức vẫn tiếp tục theo đuổi, vì như đã đề cập, ông Đức quyết bảo vệ đến cùng sản phẩm do chính ông đào tạo.
Đừng dùng chiến tích nhỏ để khoả lấp nỗi đau lớn
Chính sự ngộ nhận mang đầy tính cảm tính đấy khiến chúng ta lệch đường trong việc xây dựng các đội tuyển quốc gia, lệch đường từ cách đánh giá thành công hay thất bại của các HLV (ví dụ như việc sa thải HLV Miura không căn cứ vào thành tích cụ thể mà ông này đạt được, chỉ dựa vào nhận xét chung chung là thiếu phù hợp), lệch đường trong việc xây dựng lực lượng và lối chơi của đội tuyển.
Bảo U22 Việt Nam phải đá đẹp trước mọi đối thủ là phi thực tế, là không đánh giá đúng vị trí của bóng đá Việt Nam so với mặt bằng Đông Nam Á, không đánh giá đúng chất lượng của các đối thủ (Tại Đông Nam Á, bóng đá Việt Nam ít nhất còn kém 3 quốc gia khác về mặt thành tích, gồm Thái Lan, Singapore và Malaysia).

Thất bại của U22 Việt Nam tại SEA Games 29 là nỗi đau cho quan điểm đá đẹp có thua cũng sướng vốn một thời được ưa chuộng (ảnh: Q.H)
Thất bại của U22 Việt Nam tại SEA Games 29 là nỗi đau cho quan điểm "đá đẹp có thua cũng sướng" vốn một thời được ưa chuộng (ảnh: Q.H)

Điều đáng buồn và đáng trách tiếp theo, ông chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng và phó chủ tịch phụ trách tài chính Đoàn Nguyên Đức vốn không phải là dân chuyên môn bóng đá, nên họ có thể đánh giá sai về chuyên môn.
Ngặt nỗi, các thuộc cấp của họ, các bộ phận chức năng của VFF cũng không đủ dũng khí và thiếu sắc sảo trong việc phân tích đúng - sai, trong việc dùng các luận cứ khoa học để bác bỏ những nhận định đầy cảm tính của cấp trên, khiến cho cả làng cầu mất phương hướng trong thời gian rất dài, dẫn đến thất bại liên tiếp.
U22 Việt Nam thất bại đau đớn tại SEA Games 29, đội tuyển quốc gia thất bại tại AFF Cup 2016. 2 năm liền bóng đá Việt Nam thua đau ở 2 giải bóng đá quan trọng nhất Đông Nam Á, cho dù năm nào chúng ta cũng hướng trọng tâm vào các giải đấu ấy.
Cũng đừng đem thành tích ở các giải trẻ và của bóng đá nữ ra để khoả lấp nỗi đau thất bại ở 2 giải vừa nêu, bởi chẳng có ở đâu trên thế giới, người ta đánh giá bộ mặt của cả nền bóng đá thông qua các đội trẻ và đội bóng đá nữ (bằng chứng là Thái Lan chưa bao giờ vào VCK World Cup U20 như Việt Nam, nhưng bóng đá Thái Lan vẫn được đánh giá cao hơn hẳn bóng đá Việt Nam).
Bằng ngược lại, bóng đá Việt Nam sẽ tiếp tục sa vào việc định hướng theo cảm tính! Bằng ngược lại, nếu vẫn dùng các chiến tích nhỏ để khoả lấp những nỗi đau lớn, thì có nhận thêm bao nhiêu thất bại như thất bại ở SEA Games 29 cũng chẳng thể rút ra bài học gì!
Trọng Vũ

Trách nhiệm của VFF ở đâu sau khi U22 Việt Nam thất bại tại SEA Games 29?

Dân trí HLV Nguyễn Hữu Thắng từ chức sau thất bại của U22 Việt Nam tại SEA Games là đương nhiên. Bầu Đức rút khỏi VFF cũng là bình thường, vì trước đó chính vị phó chủ tịch (PCT) VFF đã hứa điều đó. Dù vậy, chẳng lẽ chỉ có 2 nhận vật vừa nêu phải nhận trách nhiệm sau thất bại?
 >> “Ghế nóng” của HLV Mai Đức Chung và sức ép từ VFF
 >> Thất bại của U22 Việt Nam và định hướng sai lầm của VFF

Bầu Đức giữ lời hứa và giữ sự tự trọng, phần còn lại đang ở đâu?
Xét về góc độ chuyên môn, đội bóng thất bại, HLV trưởng chịu trách nhiệm là điều xảy ra trên khắp thế giới. Thành ta, quyết định rút lui của HLV Nguyễn Hữu Thắng là tất yếu.
Thậm chí, người không liên quan gì đến chuyện chuyên môn của bóng đá Việt Nam là bầu Đức cũng rút lui, để tôn trọng lời hứa của chính mình trước đó, khi ông Đức từng tuyên bố ông sẽ rời khỏi cương vị PCT VFF nếu đội tuyển U22 Việt Nam thất bại.
Khoan bàn đến chuyện bầu Đức đã làm được gì và không làm được gì kể từ thời điểm ông nhận trách nhiệm PCT phụ trách tài chính của VFF.
Cũng khoan bàn đến chuyện vai trò của bầu Đức đến đâu trong việc chính ông góp phần định hướng sai cho các đội tuyển Việt Nam, với nhiều phát biểu mang đầy tính cảm tính của mình? Chỉ đáng trân trọng bầu Đức ở điểm không làm được việc thì xung phong xin nghỉ.

Bầu Đức xung phong xin nghỉ khi không làm được việc, vậy các thành viên chủ chốt còn lại của VFF hiện đang ở đâu? (ảnh: Trọng Vũ)
Bầu Đức xung phong xin nghỉ khi không làm được việc, vậy các thành viên chủ chốt còn lại của VFF hiện đang ở đâu? (ảnh: Trọng Vũ)

Bầu Đức giữ đúng lời hứa của mình, khiến dư luận càng thêm quan tâm đến một phát biểu khác của bầu Đức trước đó, rằng nếu U22 Việt Nam không giành HCV SEA Games, thì đa số uỷ viên thường trực VFF cũng nên nghỉ.
Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng chắc chắn phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên và cao nhất sau thất bại của U22 Việt Nam, của các đội tuyển Việt Nam 2 năm qua. Sau thất bại ở AFF Cup 2016, có thể vẫn còn có ý kiến cho rằng nên cho các đội tuyển thêm thời gian.
Đến sau thất bại tại SEA Games 29, có lẽ không còn lời nào để bào chữa. Cái thua của bóng đá Việt Nam tầm đỉnh cao trước làng cầu khu vực đã quá rõ ràng.
Có nghĩa là khoảng 3 năm nằm trong nội bộ của VFF, ông Đức gần như đã thấy được đâu là những người thực sự làm việc và đâu là những người không làm được việc tại cơ quan điều hành bóng đá Việt Nam, rằng ai nên ở lại và ai nên chủ động nghỉ để nhường chỗ cho người khác làm tốt hơn.
VFF đang đẩy hết trách nhiệm cho bầu Đức và HLV Nguyễn Hữu Thắng?
Giờ, bầu Đức đã nghỉ, bóng đá Việt Nam cũng đã thất bại, đồng thời đứng bên bờ khủng hoảng, vậy còn những ai tiếp theo nên rút lui theo lời kêu gọi của bầu Đức?
Bản thân ông Dũng gần 3 năm qua hầu như cũng không làm việc đúng nghĩa, vì ông bị bệnh khá nặng. Việc ông Dũng cho đến thời điểm này chưa nghỉ vốn đã là bất ngờ. Điều bất ngờ là ở điểm một tổ chức xã hội nghề nghiệp như VFF mà không có người trực tiếp chịu trách nhiệm như gần 3 năm qua là điều quá vô lý.

Bóng đá Việt Nam thiếu người chịu trách nhiềm và thiếu người lèo lái khi ông chủ tịch Lê Hùng Dũng bệnh nặng gần 3 năm qua (ảnh: Trọng Vũ)
Bóng đá Việt Nam thiếu người chịu trách nhiềm và thiếu người lèo lái khi ông chủ tịch Lê Hùng Dũng bệnh nặng gần 3 năm qua (ảnh: Trọng Vũ)

Ngoài ông chủ tịch Lê Hùng Dũng và ông PCT Đoàn Nguyên Đức hầu như không đóng góp gì nhiều cho VFF trong thời gian quá dài vừa qua, thì vai trò của vị PCT còn lại là ông Nguyễn Xuân Gụ cũng quá mờ nhạt.
Cho đến giờ này, ông Gụ dường như hợp với nghề báo hơn là vị trí của một quan chức, nhất là quan chức điều hành liên đoàn bóng đá quốc gia, vốn cần quan hệ, kể cả quan hệ quốc tế, cần chuyên môn, cần tiếng nói có trọng lượng với nhiều giới, nhiều địa phương – những điểm mà hầu như ông Gụ không mạnh ở bất cứ điểm nào cả.
VFF đang rất cần những người thực sự làm việc, những người phải xắn tay áo xông vào công việc, chứ không phải cần những khẩu hiệu mà hầu hết các phát biểu mang tính hô khẩu hiệu đấy thường thiếu căn cứ khoa học, mang đầy tính cảm tính, như phát biểu của ông Dũng, của bầu Đức trong mấy năm qua.
VFF cũng không cần phình to cơ cấu với đầy các cấp trưởng và phó như hiện nay, nhưng hầu hết các vị trí đều không hoặc chưa có đóng góp gì đúng tầm cho VFF như bây giờ.
Và trên hết, cơ quan điều hành bóng đá Việt Nam cần một vị chủ tịch mới, người thực sự đủ khả năng điều hành VFF cả về sức khoẻ lẫn năng lực quản lý, bởi kỳ thực 2 lần ông Lê Hùng Dũng ngồi ghế lái trưởng ở 2 tổ chức bóng đá từ HFF (liên đoàn bóng đá TPHCM) cách nay vài năm cho đến VFF bây giờ, ông càng ngồi lâu thì bóng đá ở nơi ông đàng điều hành càng đi xuống.
Và VFF phải có người chị trách nhiệm chính sau thất bại vắt từ năm này qua năm khác của các đội tuyển quốc gia, chứ không phải như hiện nay, khi vui hàng loạt các quan chức VFF vỗ tay vào, nhưng đến lúc thất bại thì thất bại đấy dường như đang xảy ra ở tận đẩu tận đâu, chứ không phải thất bại đấy vừa phản ánh bộ mặt của bóng đá Việt Nam!
Trọng Vũ

Thất bại của U22 tại SEA Games 29: VFF không thể im lặng mãi!

Dư luận cho rằng ngay cả trường hợp U22 Việt Nam đoạt HCV SEA Games 2017, Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cũng không còn xứng đáng với chiếc ghế hiện tại

HLV Nguyễn Hữu Thắng đã từ chức ngay khi U22 Việt Nam thua Thái Lan 0-3 và bị loại từ vòng đấu bảng tại SEA Games 29 - 2017. Ngay sau đó, Phó Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam (VFF), ông Đoàn Nguyên Đức, cũng tuyên bố rút khỏi VFF. Ngày 27-8, ông Mai Đức Chung, HLV đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam vừa đoạt HCV SEA Games 29, đã được bổ nhiệm tạm quyền dẫn dắt đội tuyển nam thi đấu ở vòng loại Asian Cup tại Campuchia vào ngày 5-9 tới.
Ông Trần Quốc Tuấn không còn xứng đáng!
Quyết định từ chức của HLV Hữu Thắng và ông Đoàn Nguyên Đức là hợp lòng người. Còn việc VFF thay ông Thắng bằng ông Chung là giải pháp tốt nhất trong thời điểm hiện tại, nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế.
Với người hâm mộ, họ trông chờ hơn cả là quyết định từ chức của Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn; còn không, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng phải cách chức ông Tuấn nếu ông này không có lòng tự trọng nghề nghiệp!
Sáu năm trước, trước sức ép của dư luận cũng như từ Tổng cục TDTT, ông Tuấn đã phải nộp đơn từ chức Tổng Thư ký VFF khi ông với vai trò là trưởng đoàn, phải nhận trách nhiệm về thất bại của đội U23 Việt Nam tại SEA Games 2011. Lúc đó, ông Tuấn chưa bị điều tiếng gì nhiều trong công tác điều hành bóng đá, trong tác phong sinh hoạt.
Còn bây giờ, kể từ khi ngồi vào chiếc ghế Phó Chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn, đồng thời là phó chủ tịch thường trực được chủ tịch Lê Hùng Dũng trao quyền điều hành (khi ông Dũng bị bệnh nặng suốt 3 năm qua), ông Tuấn vẫn không giúp bóng đá nam nước nhà thoát khỏi thất bại tại các đấu trường khu vực.
Dư luận cho rằng, ngay cả nếu đội U22 Việt Nam đoạt HCV SEA Games 29, ông Trần Quốc Tuấn cũng không còn xứng đáng với chiếc ghế hiện tại. Bởi U22 Việt Nam là công sức của xã hội, là sự đóng góp của những lò đào tạo trẻ hàng đầu của bóng đá Việt Nam hiện nay là HAGL, PVF, Viettel, Hà Nội… Trong khi Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ quốc gia (thuộc VFF) thì đôi ba năm trở lại đây mới cung cấp được vài cầu thủ trẻ cho U16, U18 quốc gia dù trung tâm này tọa lạc trên đất nhà nước, là tiền nhà nước, là tiền hỗ trợ của FIFA.
Bi kịch cho bóng đá Việt Nam hơn nữa khi V-League vẫn còn nhiều hình ảnh tiêu cực như bạo lực, không ít đội bóng mất niềm tin với trọng tài, với ban tổ chức giải… dẫn đến hình ảnh buồn: khán đài ngày càng trống vắng, người hâm mộ quay lưng với bóng đá nội cấp CLB. Có người cho rằng ông Trần Quốc Tuấn giỏi ngoại giao khi nắm nhiều chức danh ở LĐBĐ châu Á (AFC) và LĐBĐ Đông Nam Á (AFF), nhưng không biết vị phó chủ tịch này ngoại giao giỏi đến đâu mà đội tuyển bóng đá lắm lúc bị ép khi ra khu vực thi đấu.
Thất bại của U22 tại SEA Games 29: VFF không thể im lặng mãi! - Ảnh 1.
4/5 thường trực VFF (từ phải sang) gồm chủ tịch Lê Hùng Dũng, phó chủ tịch Trần Quốc Tuấn, phó chủ tịch Nguyễn Xuân Gụ và Trưởng Ban Futsal Trần Anh Tú Ảnh: Hải Anh
VFF nên đại hội bất thường
Trách nhiệm của ông Tuấn với bóng đá Việt Nam cũng là trách nhiệm của ông Lê Hùng Dũng, thậm chí còn lớn hơn vì ông Dũng giữ trọng trách cao nhất.
Có 5 người trong Ban Thường vụ VFF, nay ông Đức đã rút lui, ông Tuấn thì đã phân tích ở trên, còn ông Trần Anh Tú thì đa phần nắm mảng futsal nên chỉ còn ông Nguyễn Xuân Gụ - Phó Chủ tịch VFF phụ trách truyền thông cùng ông Hùng Dũng. Cho đến lúc này, chỉ còn ông Dũng và ông Gụ là phải chịu trách nhiệm cao nhất chèo lái VFF.
"Cơ thể" bóng đá Việt Nam dù bệnh đến đâu, dù có phải sống trong môi trường ô nhiễm ra sao thì vẫn phải tiếp tục sống. Vấn đề là phải sống như thế nào để qua cú sốc mới nhất và sống khỏe ở nhiệm kỳ 8 khi mà nhiệm kỳ 7 sẽ kết thúc vào cuối tháng 3-2018?
Cần lắm đại hội bất thường để tìm người điều hành bộ máy VFF lúc này. Đây là giải pháp cấp thời và không có sự lựa chọn nào khác như cách chọn ông Mai Đức Chung thay thế HLV Hữu Thắng dẫn dắt đội tuyển.
Cần người có tâm, có tầm
Cựu danh thủ Vũ Mạnh Hải góp ý: "Chứng kiến thất bại của U22 Việt Nam ở SEA Games 29, người hâm mộ Việt Nam thêm một lần đau. Cách làm "ăn xổi", nghiệp dư như thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước đã, đang và sẽ còn làm bóng đá Việt Nam suy yếu nếu chúng ta không mạnh dạn loại bỏ những ung nhọt, những con người cơ hội đang tranh thủ kiếm chác từ bóng đá. Điều cần làm lúc này là mời những nhân vật có tâm, uy tín và chuyên môn tham gia bộ máy điều hành, hoạch định lộ trình phát triển cho bóng đá Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp mà Thái Lan, Malaysia đã làm từ lâu. Xác định bản sắc, lối chơi phù hợp với tố chất con người Việt Nam, định hình trường phái bóng đá mà chúng ta sẽ theo đuổi và xây dựng bóng đá Việt Nam mạnh từ nền móng cấp CLB lên đến đỉnh cao đội tuyển".
Đ.Tùng ghi
Ông Chương trong một lần trò chuyện với báo chí Ảnh: Đông Linh
Ông Chương trong một lần trò chuyện với báo chí Ảnh: Đông Linh

Sắp xử phúc thẩm vụ kiện 2 lãnh đạo VFF
Ông Nguyễn Văn Chương, nguyên quyền Giám đốc Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ VFF giai đoạn 2013-2014, vào tháng 6-2015 đã gửi đơn đến các ngành chức năng tố cáo 2 lãnh đạo VFF là chủ tịch Lê Hùng Dũng và phó chủ tịch Trần Quốc Tuấn nhận hối lộ với số tiền 100 triệu đồng mỗi người.
Ông Chương làm việc tại VFF từ năm 2009 và được bổ nhiệm quyền giám đốc Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ VFF từ tháng 9-2013 đến tháng 7-2014. Ông bị cho thôi việc theo diện cắt giảm nhân sự từ tháng 6-2015 nhưng trước đó, ông Chương tố rằng đã đưa cho ông Tuấn 100 triệu đồng để không bị mất việc. Tuy nhiên, ông Tuấn đã trả lại số tiền này sau một năm với lý do "không giúp được", không lâu trước khi ông Chương phải rời nhiệm sở. Ông Chương từng đến thăm ông Lê Hùng Dũng sau khi đi điều trị bệnh ở nước ngoài về vào tháng 8-2014 và để lại nhà ông Dũng một hộp quà được cho là gồm một đồng hồ cổ của Đức trị giá 30 triệu đồng cùng 100 triệu đồng tiền mặt. Ông Dũng phủ nhận chuyện này khi khẳng định đồng hồ được trả lại từ lâu còn tiền không có.
Không bằng lòng với phán quyết của phiên tòa sơ thẩm tháng 7-2017, ông Chương tiếp tục khởi kiện và sẽ được TAND TP Hà Nội xét xử phúc thẩm vào đầu tháng 9 này.
Đ.Linh
Hoàng Tú

Bầu Đức rời VFF: Cuộc rã đám tập thể?

 - Bầu Đức đã âm thầm rút lủi khỏi ghế Phó Chủ tịch phụ trách tài chính VFF từ trước SEA Games 29, nhưng không tuyên bố để khỏi tác động tâm lý các cầu thủ U22 Việt Nam. 
Công sức đổ sông đổ bể
Đến giờ, khỏi phải nói việc U22 Việt Nam không thể lọt vào bán kết cũng như chấm dứt giấc mơ giành HCV SEA Games 29 bầu Đức đã tổn thương đến mức nào.
Ông chủ của đội bóng phố Núi không chỉ kỳ vọng, mà còn bắt tay vào chuẩn bị cho chiến tích lịch sử mà bóng đá Việt Nam đang thiếu, sau cả hơn 20 năm thất bại.
Bầu Đức đã chuẩn bị cho SEA Games 28, 29 bằng lứa cầu thủ trẻ tài năng được đào tạo chuyên nghiệp của mình, đã công khai ủng hộ HLV Hữu Thắng cho chiếc ghế nóng ở đội tuyển.
Bầu Đức, VFF, HLV Hữu Thắng, U22 Việt Nam
bầu Đức đã dồn nhiều tâm huyết cho U22 Việt Nam
Và thực tế, giấc mơ của bầu Đức tưởng chừng như đến rất gần sau những màn trình diễn không thể hay hơn của Công Phượng cùng các đồng đội trong màu áo U22 Việt Nam ở SEA Games 29.
Nhưng rồi, cũng từ việc đặt niềm tin lớn vào HLV người xứ Nghệ, giấc mơ vàng SEA Games của bầu Đức đã chính thức đổ bể, sau thất bại không thể cay đắng hơn trước người Thái.
Để rồi, ngay sau đó bên cạnh sự tổn thương trầm trọng cùng việc giữ lời “nếu không đoạt HCV SEA Games sẽ từ chức”, bầu Đức công khai xác nhận việc rời ghế PCT phụ trách tài chính VFF, chỉ ít giờ khi đội nhà thất bại. Đó là khẳng định cụ thể, sau khi ông bầu phố Núi đã lựa chọn việc rút khỏi ghế Phó Chủ tịch VFF từ cuộc họp BCH VFF tại TPHCM nhưng không muốn công bố vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý thầy trò Hữu Thắng. 
Đến cuộc rã đám tập thể?
Bầu Đức đã công khai quyết định của mình một cách nhanh chóng, nhưng thực tế để hoàn tất cuộc rút lui ấy, ông bầu phố núi còn chờ cái gật đầu "duyệt" của BCH VFF.
Bầu Đức, VFF, HLV Hữu Thắng, U22 Việt Nam
nhưng kết quả thì không được như mong muốn
Nhưng rõ ràng, sẽ khó có điều gì ngăn cản quyết định của bầu Đức trong hoàn cảnh ông bầu này đã nguội lạnh hẳn với bóng đá. Để rồi, người ta buộc phải đặt câu hỏi liệu có một cuộc tháo chạy tập thể nào hay không, khi bầu Đức rời VFF?
Xin thưa, chắc chắn sẽ không có bất cứ một cuộc tháo chạy, hay rã đám nào cả. Bởi nói gì thì nói, ít nhất trong vài năm trở lại thành tích của BĐVN là không tồi, thậm chí nếu như không muốn nói là vô cùng thăng hoa với chiến tích vào chơi ở VCK U20 Thế giới.
Bóng đá trẻ đã được nhiều lò đào tạo đầu tư một cách có trọng điểm, dài hơi và chuyên nghiệp. Cứ nhìn PVF, Viettel, rồi CLB Hà Nội...thì đủ thấy, khi giờ những lứa cầu thủ trẻ từ đây đang là nòng cốt của các đội tuyển U Việt Nam tham dự nhiều giải đấu trong khu vực, châu lục, đồng thời cũng có thành công đáng kể.
Bầu Đức, VFF, HLV Hữu Thắng, U22 Việt Nam
tuy nhiên, nói gì thì nói BĐVN vẫn đang khá tốt dù thất bại tại SEA Games 29
Tấm HCV SEA Games 29 thực tế cũng chỉ là một trong những mục tiêu của bóng đá Việt Nam trong thời điểm hiện tại, chứ không phải là tất cả để câu chuyện trách nhiệm về thất bại e rằng chỉ là của riêng HLV Hữu Thắng, hoặc bầu Đức mà thôi.
Không nói bóng đá Việt đang đi đúng hướng hay chưa, nhưng không thể vì một mục tiêu thất bại để coi rằng đó là thất bại của cả nền bóng đá. Tất nhiên, muốn thành công ít nhất phải có đầu tư dài hạn cũng như thay đổi nhiều thứ từ tư duy cho đến cách làm.
Mà điều này là cả một quá trình dài hơi chứ không chỉ riêng mình bầu Đức, hay một ông bầu nào khác. Và điều cần lúc này, không phải chuyện bầu Đức hay ai nghỉ mà vẫn phải đến từ câu chuyện ngồi lại một cách nghiêm túc, để rút và tính một đường hướng mới tốt hơn. Thế thôi.
Duy Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét