Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
KÝ ỨC CHÓI LỌI 73
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
2 đặc công Việt Nam đánh tàu sân bay Mỹ chìm đáy sông Sài Gòn
Hai người Việt, 80kg thuốc nổ, diệt 1 tàu sân bay và 24 máy bay
Chuyên gia quân sự Minh Quân |
186
USS Card ngay trước khi bị đánh chìm. Ảnh: Tạp chí Life
So với cả Binh chủng Đặc công và đặc biệt hơn khi so quy mô của họ
với quân đội kẻ thù, họ thật nhỏ bé. Họ là những chiến sĩ đặc công biệt
động với nhiều chiến công oanh liệt.
Người chiến sĩ đặc công này là một công nhân bốc xếp.
Có những người lính không mang quân
phục, họ hoá thân thành anh công nhân bốc xếp, ông lão đạp xích lô, chị
tiểu thương hay cô nữ sinh với áo dài duyên dáng.
Họ hoạt động đơn tuyến, chỉ biết người
trong tổ của mình, ngay cả khi họp hành giữa các đồng đội với nhau họ
đôi khi cũng vẫn phải bịt mặt.
So với cả Binh chủng Đặc công và đặc
biệt hơn khi so quy mô của họ với quân đội kẻ thù, họ thật nhỏ bé. Họ là
những chiến sĩ đặc công biệt động.
Cảng Sài Gòn là một cửa khẩu lớn, đây là nơi chủ yếu tiếp nhận viện trợ quân sự của Mỹ cho Chính quyền Việt Nam Cộng hoà.
Chính vì xác định được tầm quan trọng
của cảng Sài Gòn, nên từ năm 1963, Đội đặc công 65 đã cắt cử một trung
đội thường xuyên bám sát theo dõi, chuẩn bị sẵn sàng phương án đánh do
các anh Tư Đen, Tám Quang và Ba Náo phụ trách.
Tàu sân bay USS Card của Hải quân Mỹ tại Cảng Sài Gòn, ngay trước khi bị tấn công. Ảnh: Tạp chí Life.
Chiến sỹ Ba Náo (tức Lâm Sơn Náo) là một
công nhân làm việc hợp pháp tại Cảng nên có điều kiện đi lại trinh sát
và thông thuộc địa hình.
Cha của anh cũng là một công nhân từng
hàng chục năm làm thợ hồ ở Cảng, thuộc làu các đường hầm, đường cống
ngầm trong cảng, ông đã chỉ vẽ cho anh đường cống ngầm từ bờ sông Sài
Gòn xuyên đến khu vực các tàu Mỹ thường neo đậu bốc dỡ hàng.
Một lần giả vờ xuống sông tắm, Ba Náo đã
bơi vào kiểm tra lại đường cống này và thấy đây quả là một lối vào Cảng
rất thuận lợi để thực hiện các trận đánh.
Ngày 29 tháng 12 năm 1963, nhận được mật
báo có tàu USNS Coree chở pháo, thiết giáp M113 và máy bay cập cảng,
anh và Sáu Cậy (Nguyễn Văn Cậy) đã theo đường cống đưa khối thuốc nổ 80
ki-lô-gam TNT áp vào sườn tàu rồi rút lui an toàn.
Nhưng do khối pin được kết quá lâu đã
yếu, không đủ sức điểm hỏa nên trận đánh không thành. Hai anh phải quay
trở lại tàu gỡ thuốc nổ đem về để giữ bí mật cách đánh.
Đêm 30 tháng 4 năm 1964, cơ sở mật trong
cảng lại báo ra có tàu USS Card sẽ cập bến ngày 1 tháng 5 và bốc dỡ tại
cảng ba ngày. USS Card vốn là một tàu sân bay hộ tống chở máy bay săn
ngầm hoạt động trong Hải quân Mỹ trong Thế chiến thứ hai.
Sau đó nó được chuyển thành tàu chuyên
chở máy bay. USS Card dài 151m, rộng 34m, mớn nước 7,9m và có trọng tải
tối đa 16.500 tấn. Lần cặp cảng Sài Gòn này Card chở theo 39 máy bay và
nhiều vật tư quân dụng khác.
Tàu sân bay USS Card khi còn "lành lặn". Ảnh: Hải quân Mỹ.
Đêm 1 tháng 5, Ba Náo quyết định đưa Hai
Hùng (Nguyễn Phú Hùng), một chiến sĩ trẻ cùng đi với mình. Chờ trời tối
hai người chèo xuồng từ Kinh Tẻ băng sông Sài Gòn về phía Thủ Thiêm, từ
đó vượt sông hướng về phía Cảng.
Xuồng ra được đến giữa sông thì bị tàu
tuần tra địch phát hiện. Hai anh bơi gấp trở lại bờ Thủ Thiêm, nhưng
không thể cập bờ được vì nước triều xuống. Bọn địch trên tàu kêu hai anh
lại tra hỏi tại sao bỏ chạy.
Náo nhanh trí trả lời định qua bên các
tàu Mỹ kiếm vài chục bộ quần áo về bán kiếm lời. Vừa nói anh vừa đưa cho
chúng một xấp tiền, xin chúng cho qua sông. Bọn chúng nhận tiền, còn
đòi nếu làm ăn được thì phải chia thêm và dặn hai anh coi chừng bọn hải
quân.
Vừa thoát khỏi tàu tuần tra, hai anh lại
vấp phải một tình huống khác: một dân buôn lậu nghe được câu chuyện của
các anh với bọn cảnh sát cũng nhảy lên xuồng đòi đi theo để kiếm ăn. Ba
Náo can gián "có người lạ trên xuồng, bọn móc nối sẽ không giao hàng.
Anh lên bờ chờ, nếu nhận được hàng chúng tôi sẽ chia cho anh". Nghe có lý, anh dân buôn mới chịu ở lại.
Hai anh tiếp tục vượt sông, bọn cảnh sát
đứng coi chừng cho họ. Qua được đầu cảng phía trên, các anh đưa xuồng
vào đường cống. Đi được khoảng 300 mét thì nước cạn, Náo và Hùng nhảy
xuống vác thuốc nổ đi về phía chiếc tàu Mỹ đang cặp sát bờ cảng.
Hãng tin AP đã xác nhận tàu USS Card bị đánh chìm. Ảnh: AP Wire.
80 kg thuốc nổ, 24 máy bay bị hủy diệt và một con tem
Hai khối
thuốc nổ, mỗi khối 40 ki-lô-gam được các anh đặt cách nhau 10 mét sát
thành tàu ngay tầm mực nước nổi để khi tàu nổ nước có thể tràn vào nhấn
chìm tàu. Để điểm hỏa tốt, anh Náo gác hộp pin lên cao ở thân một cột
trụ bờ cảng.
Rời khỏi cảng, các anh còn bình tĩnh trở
về chỗ chiếc tàu tuần tra đang đợi, nói với bọn cảnh sát là chưa lấy
được hàng, hẹn đến mai gặp nhau ở đây để hợp tác làm ăn lâu dài. Bọn
cảnh sát đồng ý, các anh rút lui an toàn.
Hai giờ sáng ngày 2 tháng 5 năm 1964,
tàu USS Card nổ tung và từ từ chìm xuống đáy sông Sài Gòn. Cơ sở mật báo
ra: 24 máy bay các loại bị phá hủy và chìm theo tàu, nhiều lính Mỹ chết
và bị thương.
Tin tức về trận đánh vang dội khắp trong
và ngoài nước, Hồ Chủ tịch và Bộ Chỉ huy Miền đã gửi điện biểu dương
các chiến sĩ Quân khu Sài Gòn-Gia Định. Đội Biệt động 65 được tặng
thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì.
Lâm Sơn Náo được tặng thưởng Huân chương
Quân công giải phóng hạng ba, Nguyễn Phú Hùng và Sáu Cương, người vận
chuyển thuốc nổ vào thành phố được tặng thưởng Huân chương Chiến công
giải phóng hạng ba.
Ngoài ra còn nhiều bằng khen cho các
chiến sĩ biệt động khác. Đặc biệt, chiến sĩ biệt động Lâm Sơn Náo còn
được Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro gửi tặng một khẩu súng hiệu Browning
cho chiến công đánh chìm tàu Mỹ.
USS Card cũng đặc biệt là một trong
những tàu chiến Mỹ được “vinh danh” trên con tem của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà với tên gọi “Hàng không mẫu hạm Mỹ bị đánh”.
Mẫu tem “Hàng không mẫu hạm Mỹ bị đánh" được tạp chí SeaLift của Mỹ "đau đớn" lan truyền.
Trận đánh tàu USNS Card được xếp vào
loại một trong những trận đánh xuất sắc nhất của Biệt động Sài Gòn, vì
chỉ sử dụng một lực lượng rất nhỏ nhưng lại tiêu diệt lớn sinh lực và
vật chất của địch, bảo toàn được lực lượng và giữ bí mật được cách đánh.
theo Trí Thức Trẻ
Đặc công Việt Nam đánh chìm tàu sân bay Mỹ ra sao
VietTimes
-- Ngày 2/5/1964, lực lượng biệt động Sài Gòn bằng sự mưu trí và dũng cảm đã
làm nên một chiến công lớn. Đó là đánh chìm chiến hạm USNS Card của Mỹ, con tàu
lớn nhất của Mỹ đậu ở cảng Sài Gòn lúc bấy giờ, National Interest ghi nhận.
Đặng Phương Thảo - /
Ông Lâm Sơn Náo tại nhà riêng ở phường Tân Kiểng, quận 7 – TP.HCM.
Nửa
đêm rạng sáng này 2/5/1964, hai chiến sĩ biệt động Sài Gòn là Lâm Sơn
Náo và Nguyễn Phú Hùng đã bơi từ một đường cống dẫn ra cảng Sài Gòn, mỗi
người mang theo gần 90 kg chất nổ mạnh và các bộ phận cần thiết để tạo
ra hai quả bom hẹn giờ.
Mục tiêu của họ là tàu lớn nhất của Mỹ
ở cảng Sài Gòn, tàu USNS Card. Chiến hạm này từng tác chiến ở Bắc Đại
Tây Dương trong Thế chiến II. Trong ngày 2/5/1964, tàu USNS Card đã góp
mặt trong Bộ chỉ huy vận tải hàng hải quân sự Mỹ.
Con tàu này hỗ trợ cho nhiệm vụ leo thang quân sự ở của chính quyền
Sài Gòn. Kể từ năm 1961, tàu Card đã vận chuyển cả máy bay thông thường
lẫn máy bay trực thăng cùng các phi công và thủy thủ đoàn đến Việt Nam.
Hai chiến sĩ của lực lượng đặc công Việt Nam bơi hướng về phía tàu
Card và dành cả giờ đồng hồ để gắn bom vào tàu ngay trên mực nước biển
gần đáy tàu và động cơ phía mạn phải tàu. Sau khi hẹn giờ bom, hai chiến
sĩ biệt động nhanh chóng rời đi.
Vào khoảng ba giờ sáng, quả bom đã phát nổ khiến 5 thủy thủ trên tàu
Card thiệt mạng. Vụ nổ cũng làm khoang động cơ thủng một lỗ lớn và con
tàu đầy tự hào từng sống sót qua các cuộc tấn công của Đức bị nhấn chìm.
Đây cũng là tàu sân bay cuối cùng trong lịch sử Mỹ bị đối phương đánh chìm.
Việc đánh chìm tàu Card là một chiến thắng vang dội của đặc công Việt
Nam, tuy nhiên ngày nay lại ít được nhắc đến. Chiến thắng này cho thấy
các tàu hải quân dễ bị tổn thương đến mức nào, kể cả khi đối mặt với một
địch thủ chẳng hề có công nghệ hiện đại như đặc công Việt Nam lúc bấy
giờ, đồng thời cũng cho thấy việc duy trì an ninh cảng khó khăn ra sao
trong cuộc chiến không có mặt trận thật sự (chiến tranh du kích kiểu
Việt Nam).
Tàu USNS Card ở Cảng Sài Gòn
Trong khi phia Việt Nam chào mừng chiến thắng này thì Mỹ tìm cách
giấu nhẹm việc bị đánh chìm tàu và tuyên bố với công chúng là tàu chỉ bị
hư hỏng.
Theo National Interest, tàu hải quân thường có vẻ thần bí riêng. Bề
ngoài trông chúng rất đáng sợ, với các vũ khí và máy bay, và khả năng
triển khai sức mạnh quốc gia ở bất kỳ đâu trên khắp hành tinh. Đặc biệt
tàu sân bay còn là biểu tượng của vị thế siêu cường.
Nhưng những tàu này lại rất dễ bị tấn công. Đó là lý do tại sao tàu
sân bay lại có nhiều tàu hộ tống đi kèm bao gồm tàu khu trục, tàu tuần
dương tên lửa dẫn đường và tàu ngầm để bảo vệ tàu sân bay cũng như tấn
công kẻ thù.
James Holmes, một nhà sử học hải quân và là nhà phân tích của Trường
Hải chiến Mỹ trả lời Warisboring rằng không nên quá ngạc nhiên khi một
đối phương tấn công được tàu chiến, thậm chí kể cả tiến hành việc đó chỉ
với một đặc nhiệm cài bom hẹn giờ.
Ông Holmes cho biết: “Chúng ta không nên bị cuốn theo tư duy “tàu
chiến là lâu đài bằng thép”… Một lâu đài chỉ là một tòa nhà xây dựng
kiên cố thì thường bị tấn công mạnh, trong khi phần lớn tàu chiến hiện
đại đều có phần vỏ khá mỏng, trừ tàu sân bay chạy bằng hạt nhân. Do đó
một đặc nhiệm với một quả bom hẹn giờ đã quá đủ để khiến tàu hư hỏng
nặng".
Sau sự cố chìm tàu Card, tàu USS Cole của Mỹ cũng từng bị tấn công
vào năm 2000, đây là một ví dụ điển hình về một cuộc tấn công yếu về mặt
công nghệ nhưng lại hạ được đối thủ đầy tự hào của nền hải quân nước
Mỹ.
Cách đây 50 năm, việc xâm nhập an ninh bến cảng cũng là một mối quan
ngại lớn đối với các chiến sĩ đặc công tấn công tàu Card. Ông Lâm Sơn
Náo (sinh năm 1936), chỉ huy vụ đánh chìm tàu sân bay Mỹ đã lợi dụng
công việc của mình để làm vỏ bọc trong khi thu thập thông tin, giấu
thuốc nổ và lên kế hoạch.
Mặc dù các tàu tuần tra đầy cảnh sát, ông Náo và đồng đội vẫn điều
hành hoạt động hiệu quả vì đã lên kế hoạch cẩn thận và chính quyền Sài
Gòn lúc đó cũng hết sức tắc trách và yếu kém.
“Để đánh chìm tàu Card, tôi và đồng đội đã đóng giả làm những ngư
dân. Khi tàu của chúng tôi cập bến Nhà Rồng, cảnh sát đã đuổi theo chúng
tôi tới tận bán đảo Thủ Thiêm. Để tránh bị kiểm tra, chúng tôi đã đẩy
thuyền xuống đầm lầy để tàu cảnh sát không tiến vào được", ông Náo kể
lại.
Sau vụ tấn công đánh chìm tàu Card, đội cứu hộ và trục vớt của Mỹ đã
tập hợp lại để cùng giải quyết cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này. Phía
Mỹ không hề muốn gây ồn ào về vụ tấn công và tìm cách ém nhẹm vụ việc.
Truyền thông Mỹ nể phục sự quả cảm của Đặc công Việt Nam
By on August 7, 2017
Bằng sự mưu trí và dũng cảm các chiến sĩ Đặc công
Việt Nam đã lập nên được một kỳ tích, khi đánh chìm tàu sân bay Mỹ ngay
trên sông Sài Gòn.
Đó chính là nhận định trong bài viết mới đây
được đăng trên tạp chí National Interest của Mỹ, khi họ thừa nhận nể
phục cách đánh sáng tạo của Đặc công Việt Nam trong
Chiến tranh Việt Nam. Ngay cả khi mục tiêu là một tàu sân bay nặng tới
9.800 tấn của Hải quân Mỹ. Trong ảnh là Bộ đội đặc công rừng Sác trong
kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: CAND.
Vào nửa đêm rạng sáng này 2/5/1964, hai chiến sĩ biệt động Sài Gòn là
Lâm Sơn Náo và Nguyễn Phú Hùng đã bơi từ một đường cống dẫn ra cảng Sài
Gòn, mỗi người mang theo gần 90 kg chất nổ mạnh và các bộ phận cần
thiết để tạo ra hai quả bom hẹn giờ. Mục tiêu của họ là tàu lớn nhất của
Mỹ ở cảng Sài Gòn, tàu USNS Card. Ảnh tư liệu tham khảo. Nguồn ảnh:
QPVN.
Con tàu này thuộc nhóm tàu quân sự hỗ trợ cho
nhiệm vụ leo thang chiến tranh của Quân Mỹ tại Việt Nam. Kể từ năm
1961, Tàu USNS Card đã vận chuyển hàng trăm máy bay quân sự cùng phi
công lẫn cố vấn quân sự Mỹ đến tham chiến tại Việt Nam. Do đó nó nhanh
chóng lọt vào tầm ngắm của các chiến sĩ biệt đồng Sài Gòn. Nguồn ảnh:
Flickr.
Hình ảnh USNS Card chở theo trực thăng quân sự cập cảng Sài Gòn trong năm 1962. Nguồn ảnh: Life.
Quay lại diễn biến trận đánh này, trong đêm
2/5/1964 sau khi dành nhiều giờ đồng hồ qua mặt lính gác và tiếp cận
được USNS Card cả hai chiến sĩ biệt động Sài Gòn bắt đầu gắn bom vào
thân tàu ngay trên mực nước biển gần đáy tàu và động cơ phía mạn phải
tàu. Đến 2 giờ sáng hai chiến sĩ biệt động đã cài xong quả bom và rút về
an toàn, đến khoảng 3 giờ thì quả bom phát nổ. Hình ảnh tàu USNS Card
trước khi bị đánh chìm khi còn đang ở cảng Sài Gòn vào năm 1962. Nguồn
ảnh: Life
Trận đánh trên đã gây chấn động Sài Gòn và
thế giới khi đó, sức công phá của bom không chỉ khiến một phần của USNS
Card bị chìm mà còn làm 5 thủy thủ Mỹ thiệt mạng. Việc đánh chìm tàu
USNS Card là một chiến thắng vang dội của đặc công Việt Nam đánh thẳng
trực tiếp vào sự kiêu ngạo của đội quân nhà nghề của Mỹ, góp một phần
vào chiến thắng chung của quân và dân miền Nam trong Kháng chiến chống
Mỹ. Hình ảnh tàu USNS Card nghiêng hẳn sang bên phải sau vụ tấn công
trong đêm 2/5/1964. Nguồn ảnh: Flickr.
Sau sự việc trên phía Mỹ luôn tìm cách giấu
nhẹm việc USNS Card bị đánh chìm và tuyên bố với công chúng là tàu chỉ
bị hư hỏng sau vụ tấn công. Và đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới
một tàu sân bay bị đánh chìm bởi chính bàn tay con người thay vì các
loại vũ khí tối tân hiện đại. Nguồn ảnh: Flickr.
James Holmes, một nhà sử học hải quân và là
nhà phân tích của Trường Hải chiến Mỹ cho biết: “Chúng ta không nên bị
cuốn theo tư duy “tàu chiến là lâu đài bằng thép”… Bởi nó chỉ là một lâu
đài nổi trên bên được xây dựng kiên cố từ bên trong nhưng không phải vì
mà nó không thể bị hạ gục chỉ với một quả bom hẹn giờ. Nguồn ảnh:
Flickr.
Hình ảnh tàu USNS Card trước vào sau vụ tấn công trong đêm 2/5/1964. Nguồn ảnh: Flickr.
USS Card (CVE-11) tên gọi trước đó của USNS
Card, là một trong những tàu sân bay hộ tống thuộc lớp Bogue của Hải
quân Mỹ hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó nổi bật trong
vai trò chống tàu ngầm đối phương, sau khi chiến tranh kết thúc nó tiếp
tục phục vụ với vai trò như tàu sân bay trực thăng hộ tống, rồi như một
tàu sân bay tiện ích. Nguồn ảnh: navsource.org.
Tàu USNS Card có lượng giãn nước 9.800 tấn,
với chiều dài cơ sở 151m và có bề ngang hơn 21m, thủy thủ đoàn của con
tàu này trong CTTG 2 lên đến 890 người. Về khả năng triển khai chiến đấu
cơ, USNS Card có thể mang theo 12 máy bay ném ngư lôi TBM và 16 tiêm
kích trên hạm FM-2. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Sau khi được sửa chữa trong năm 1967-1968 sau
vụ tấn công trên sông Sài Gòn, USNS Card tiếp tục được biên chế cho các
đơn vị tiếp vận của Quân đội Mỹ tại chiến trường Việt Nam cho đến khi
nó bị loại biên vào năm 1970 và bị bán làm phế liệu trong năm 1971.
Nguồn ảnh: Flickr.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét