BÍ ẢN ĐƯỜNG ĐỜI 111/8 (Mao Trạch Đông)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bác sĩ riêng của Mao - Lý Chí Thỏa
Mao Trạch Đô
Đồ tể của nhân loại - Đứa con Quái thai của sự hôn phối giữa CM Vô sản và ĐT giai cấp
Câu nói để đời: “Tần Thuỷ Hoàng là cái thá gì? Ông ta chỉ chặt đầu 460 nho sĩ. Chúng ta đã chặt đầu 460.000 trí thức.”. Và “Mọi người cộng sản phải nắm cho rõ chân lý này: ‘Quyền lực chính trị lớn mạnh được là bắt đầu từ họng súng".
-------------------------------------------
Dụng ý đánh giá lại Tào Tháo của Mao Trạch Đông
06 Tháng Mười 2016 12:15 CHHÌNH KIM LƯỢNG*
Tào
Tháo là nhân vật lịch sử được học giả các đời trao đổi nhiều
nhất. Mao Trạch Đông cũng nhiều lần đánh giá lại Tào Tháo
nhưng không lần nào hé lộ cho biết vì sao. Trong bài này tôi
điểm lại những lần Mao Trạch Đông nói về Tào Tháo và phân
tích dụng ý thực sự của ông.
Những lần Mao Trạch Đông nói về Tào Tháo
Mùa hè năm 1954, Mao Trạch Đông đến Bắc Đới Hà, sau khi ngâm bài thơ Quan thương hải của
Tào Tháo, nói với nhân viên đi theo: “Tào Tháo là nhà chính
trị, nhà quân sự không tầm thường, cũng còn là nhà thơ không
tầm thường”; “Tào Tháo thống nhất miền bắc Trung Quốc, sáng
lập nước Ngụy. Khi ấy lưu vực sông Hoàng Hà là trung tâm của
Trung Quốc, ông đã cải cách chính trị tồi tệ của Đông Hán, ức
chế cường hào, phát triển sản xuất, thực hành chế độ đồn
điền, lại còn đốc thúc khai hoang, xúc tiến pháp trị, đề
xướng tiết kiệm, khiến xã hội bị phá hoại lớn bắt đầu ổn
định, khôi phục, phát triển. Những việc làm đó lẽ nào không
nên khẳng định? Lẽ nào không phải là khác thường? Bảo Tào
Tháo là gian thần, sách viết như thế, kịch diễn như thế, dân
chúng nói như thế, đấy là một án oan do quan niệm chính thống
phong kiến gây nên. Lại còn một số nhân sĩ phản động, họ là
người lũng đoạn văn hóa phong kiến, những gì họ viết ra đều
nhằm duy trì chính thống phong kiến. Vụ án này cần lật lại”.
Ngày 10-4-1957, khi nói chuyện với người phụ trách Nhân dân nhật báo,
Mao Trạch Đông nói: “Tiểu thuyết bảo Tào Tháo là gian hùng,
không nên tin những điều diễn nghĩa đó. Thật ra Tào Tháo không
tồi tệ, khi ấy Tào Tháo đại biểu cho một bên chính nghĩa, nhà
Hán đã suy bại rồi”.
Ngày
2-11-1957, Mao Trạch Đông đang ở thăm Mátxcơva. Tối hôm ấy, ông mời
Hồ Kiều Mộc, Quách Mạt Nhược đến nơi ở cùng ăn cơm, vừa ăn
vừa trò chuyện. Ông nhắc đến Tam quốc diễn nghĩa trước
tiên, ba người vừa nói vừa bàn rất sôi nổi. Ông bỗng ngoảnh
sang hỏi người phiên dịch Lý Việt Nhiên: “Chú nói xem, trong hai
người là Tào Tháo và Gia Cát Lượng, ai lợi hại hơn?”. Lý Việt
Nhiên nhất thời không biết trả lời thế nào thì ông nói: “Gia
Cát Lượng dùng binh cố nhiên túc trí đa mưu, nhưng Tào Tháo
cũng là người không đơn giản. Diễn viên nào cũng diễn ông ta
thành đại gian thần, kỳ thật là oan uổng. Người này rất không
tầm thường”.
Tháng
11-1958, trong buổi tiếp Bí thư Huyện ủy huyện An Dương, tỉnh Hà
Nam, Mao Trạch Đông cũng nhắc đến Tào Tháo. Ông nói: “Tào Tháo
hiểu đạo dùng người, chiêu hiền nạp sĩ, chủ trương ‘ngũ hồ
tứ hải’ chứ không bè phái. Ông ta còn chú ý khơi mở đường
sông, dẫn thủy nhập điền, phát triển sản xuất nông nghiệp”.
Ngày 20
tháng trên, trong buổi tọa đàm được triệu tập ở Vũ Hán, Mao
Trạch Đông lại nói đến Tào Tháo. Ông nói: “Tam quốc diễn nghĩa và Tam quốc chí đánh giá khác nhau về Tào Tháo. Tam quốc diễn nghĩa miêu tả Tào Tháo thành gian thần, Tam quốc chí thuật
kể Tào Tháo là nhân vật chính diện trong lịch sử”. Ông còn
nói, Tào Tháo là “con người phi thường”, “kiệt xuất hơn đời”
xuất hiện trong thời kỳ thiên hạ đại loạn, nhưng vì Tam quốc diễn nghĩa viết
vừa dễ hiểu vừa sinh động cho nên rất nhiều người đọc, lại
thêm hý kịch Tam quốc diễn trên sân khấu đều biên soạn dựa trên Tam quốc diễn nghĩa,
bởi thế Tào Tháo trên sân khấu hý kịch cổ đều là gian thần
mặt trắng(1). Có thể nói điều này thì đàn bà con trẻ nước ta
đều biết. “Cho Tào Tháo là gian thần, đó là một án oan do
quan niệm chính thống phong kiến gây nên”. “Bây giờ chúng ta phải
lật lại bản án cho Tào Tháo. Đảng chúng ta là đảng trọng
chân lý. Phàm là án sai, án oan thì dùmười năm, hai mươi năm, cho
đến một nghìn năm, hai nghìn năm cũng phải lật lại”.
Tháng 12-1958, khi đọc chú thích của Lư Bật cho Nhượng huyện tự minh bản chí lệnh trong sách Tam quốc chí tập giải,
Mao Trạch Đông đã viết đoạn lời phê như sau đối với lời chỉ
trích Tào Tháo của Lư Bật: “Đoạn chú thích này đã dán không
ít báo chữ to(2) cho Ngụy Vũ. Muốn thêm tội cho ông ấy, lo gì
không có lời! Lý Thái Bạch nói: Ngụy đế doanh bát cực, Nghi
quan nhất Nễ Hoành(3). Câu thơ này sát với Lư Bật”.
Tháng 2-1959, sau khi đọc bài Nên khôi phục danh dựcho Tào Tháo của học giả Tiễn Bá Tán đăng trên Quang minh nhật báo,
Mao Trạch Đông nói: “Tào Tháo kết thúc cục diện các gia tộc
lớn hỗn chiến cuối đời Hán, khôi phục bình nguyên lớn hai bên
bờ sông Hoàng Hà, trải con đường bằng phẳng cho việc hai triều
Tấn thống nhất đất nước sau này. La Quán Trung, tác giả Tam quốc diễn nghĩa, không kế thừa truyền thống của Tư Mã Thiên mà kế thừa truyền thống của Chu Hy”.
Ngày 23-4-1959, Bắc Kinh vãn báo đăng phần III bài Về Tam quốc diễn nghĩa của
Ngô Tổ Tương, giáo sư trường Đại học Bắc Kinh, Mao Trạch Đông
đọc xong, ngay ngày hôm sau bảo Lâm Khắc, thư ký văn phòng Mao
Trạch Đông tìm phần I và II của bài viết nói trên để đọc
tiếp. Ông rất chú ý tới quan điểm của giáo sư Ngô cho rằng
không thể vì quan điểm lịch sử chính thống “ủng hộ Lưu, phản
đối Tào” trong Tam quốc diễn nghĩa mà phủ định quan
điểm của tư tưởng dân chủ trong sách ấy. Lần ấy tuy ông không
nói gì, nhưng liên hệ với những lần ông đánh giá Tào Tháo thì
cũng có thể xếp lần đọc này vào phạm vi ông bàn lại về Tào
Tháo.
Năm 1975, khi
nhắc đến lịch sử thời Tam quốc, Mao Trạch Đông nói: “Cống
hiến cho việc thống nhất đất nước của mấy nhà chính trị, quân
sự thời Tam quốc thì cống hiến của Tào Tháo là lớn nhất”.
Năm 1976, để
làm rõ lý lẽ tài cán chỉ được tăng lên qua thực tiễn, Mao
Trạch Đông lấy ví dụ Tào Tháo chưa hề học đại học để thuyết
minh.
Ba loại suy đoán về ý kiến đánh giá Tào Tháo nói trên
Loại thứ
nhất cho rằng ông Mao đánh giá Tào Tháo thuộc hành vi học
thuật, cá nhân ông nói xưa luận nay thuộc phạm vi khen chê nhân
vật sau khi đọc sách sử. Tác giả sách Mao Trạch Đông đàm cổ luận kim xuất bản tháng 6-1998 đã dẫn hai đoạn ông Mao nói như sau:
- Văn thơ của Tào Tháo có sắc thái riêng, trực tiếp bày tỏ tấm lòng, phóng khoáng, thông thoáng, nên học tập.
- Tôi thích thơ của Tào Tháo, khí phách hùng vĩ, khẳng khái bi thương, đúng là chân nam tử, đại thủ bút.
Một sách khác có đềMao Trạch Đông đọc sử, tác
giả đưa những đoạn ông bình luận Tào Tháo vào mục “Mao Trạch
Đông phê bình, chú thích nhân vật lịch sử”, cho rằng khi đọc và
nghiên cứu lịch sử, ông Mao phát biểu một số ý kiến nhằm uốn
nắn hiện tượng “nghìn năm nay, ý kiến sai lệch che lấp chân
thực lịch sử”. Như thế, tác giả sách thật ra cũng coi việc Mao
Trạch Đông đánh giá lại Tào Tháo thuộc phạm vi cảm xúc khi
đọc sử.
Loại thứ hai cho Mao Trạch Đông đánh giá Tào Tháo do cảm xúc về anh hùng mà có. Tác giả bài Mao Trạch Đông và việc lật lại bản án cho Tào Tháo đăng
năm 1999 cho rằng: “Mao Trạch Đông sở dĩ khẳng định Tào Tháo e
rằng vì hai người chẳng những ‘hình tự’ (hình tượng tương tự)
mà còn ‘thần tự’ (thần thái, tinh thần tương tự) về nhiều
mặt, ví như tài năng quân sự xoay chuyển thế cuộc, trước hiểm
nguy không kinh sợ, hoài bão chính trị thay đổi sơn hà, không ai
thay thế được cùng thơ văn bày tỏ thẳng thắn tâm tình, khí
phách hùng vĩ v.v… Có thể nói ở thời đại mà hai người sinh
sống, họ xứng đáng với tên gọi nhà chính trị, nhà quân sự,
nhà thơ bậc nhất không chút hổ thẹn; thậm chí về cá tính, về
khí chất, hai người cũng có phần giống nhau, cho nên tuy họ
sống cách nhau hơn nghìn năm, nhưng đối với Tào Tháo, quả thật
Mao Trạch Đông thừa nhận bằng tình cảm tự đáy lòng”. Tác giả
bài viết còn cho rằng: “Mao Trạch Đông lật lại bản án cho Tào
Tháo là quan sát lịch sử bằng ánh mắt khoa học theo quan điểm
duy vật lịch sử mà rút ra kết luận tất nhiên, gợi mở cho phê
bình văn nghệ ngày nay”.
Loại thứ ba
cho Mao Trạch Đông đánh giá Tào Tháo nhằm lật lại bản án cho
một nhân vật lịch sử. Năm 1959, Quách Mạt Nhược trong bài Đọc Hồ già thập bát phách của
Thái Văn Cơ viết: “Cống hiến của Tào Tháo cho dân tộc cần
đánh giá cao. Ông đáng được coi là anh hùng dân tộc”. Mọi người
coi Tào Tháo là kẻ xấu, là gian thần “quả thật là điều xuyên
tạc lịch sử rất lớn”. Cũng năm 1959, Tiễn Bá Tán trong bài Nên khôi phục danh dự cho Tào Tháo cũng
nói: “Tào Tháo chẳng những là nhà chính trị, nhà quân sự,
nhà thơ bậc nhất trong số những họ lớn thời Tam quốc mà còn
là nhân vật kiệt xuất hiếm hoi trong giai đoạn phong kiến Trung
Quốc thống trị”. Coi nhân vật kiệt xuất như thế là gian thần
trong thời gian dài thật không công bằng, “chúng ta nên bỏ cái
mũ gian thần cho Tào Tháo, khôi phục danh dự cho ông ta”. Bài
của hai ông Quách, Tiễn đều nhằm hưởng ứng những lời ông Mao
nói khá nhiều về Tào Tháo năm 1958. Do hai ông đều là nhà sử
học nổi tiếng nên nhìn nhận của hai ông có ảnh hưởng rất lớn,
đến nay vẫn chưa suy giảm, nhiều học giả đã tin tưởng và
trích dẫn quan điểm của hai ông.
Dụng ý đích thực của Mao Trạch Đông
Muốn tìm ra
dụng ý đích thực của việc Mao Trạch Đông đánh giá lại Tào
Tháo ắt phải vận dụng nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác.
Thời gian ông bình luận Tào Tháo tập trung ở cuối những năm
1950, đặc biệt là năm 1958 và 1959.
Khi đó Trung
Quốc xảy ra không ít sự kiện chính trị quan trọng, xét xem Mao
Trạch Đông đã suy nghĩ, đối xử và xử lý những sự kiện quan
trọng đó cùng mối quan hệ giữa chúng ra sao là mấu chốt để
nhận ra thâm ý của ông.
Sự kiện
chính trị quan trọng năm 1954 là soạn ra hiến pháp, xác định
đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội; năm 1957 là cuộc vận động
chống phái hữu. Lý do chống tập trung ở ba điểm như sau: “Cách
mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội có tốt
không, có thành tích không, thành tích là chủ yếu hay sai lầm
là chủ yếu? Phái hữu phủ nhận thành tích của sự nghiệp nhân
dân, đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai là đi theo hướng nào? Đi
hướng bên này là xã hội chủ nghĩa, đi hướng bên kia là tư bản
chủ nghĩa. Phái hữu muốn quay ngược hướng, đi theo đường lối
tư bản chủ nghĩa. Điều thứ ba là xây dựng chủ nghĩa xã hội do
ai lãnh đạo? Giai cấp vô sản hay giai cấp tư sản lãnh đạo? Do
Đảng cộng sản lãnh đạo hay do phái hữu tư sản lãnh đạo?” (Mao Trạch Đông tuyển tập,
quyển 5, tr.443). Mao Trạch Đông thấy rằng muốn chống phe phản
đối trong ngoài nước, trong ngoài Đảng thì phải dùng phương
pháp chuyên chính, tập quyền. Tào Tháo là người sử dụng quyền
lực tập trung trong tay nên mới cải cách được chính trị tồi
tệ, tiến hành pháp trị, đề xướng tiết kiệm, ổn định, khôi
phục và phát triển được xã hội. Vì thế, Tào Tháo “là người
phi thường” xuất hiện trong thời kỳ thiên hạ đại loạn, là
người đại biểu cho phía chính nghĩa. Tào Tháo không ác, không
xấu; nếu coi Kiệt, Trụ, Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo là kẻ xấu
thì “không chính xác”.
Nhưng dụng
ý của Mao Trạch Đông không chỉ có vậy. Nội dung hạt nhân Mao
Trạch Đông nhấn mạnh còn là chống đánh giá Tào Tháo theo quan
điểm “chính thống”. Điều này gắn với việc ông nhấn mạnh “tính
độc đáo”, “tốc độ cao” trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung
Quốc. Năm 1957, ông nêu quan điểm về việc Trung Quốc xây dựng
chủ nghĩa xã hội phải theo con đường độc đáo riêng, phải độc
lập tự chủ. Đến năm 1958 và 1959, khi ông thử thông qua ba lá cờ
hồng (tức đường lối chung xây dựng chủ nghĩa xã hội, đại nhảy
vọt và công xã nhân dân) để tìm ra “tính độc đáo và tốc độ
cao” là ông đã chủ trương không xây dựng chủ nghĩa xã hội theo
quan điểm chính thống, tức theo mẫu mực Liên Xô. Vì vậy một
mặt quan trọng của việc Mao Trạch Đông đánh giá lại Tào Tháo
còn là gợi mở toàn Đảng giải phóng tư tưởng, không mê tín Liên
Xô, phải kiên định lòng tin để tìm ra con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội độc đáo của Trung Quốc.
Tóm lại,
Mao Trạch Đông đánh giá lại Tào Tháo với dụng ý chính trị; ý
kiến cho ông xuất phát từ cảm xúc lịch sử, anh hùng tiếc anh
hùng v.v… đều sai cả.
PHẠM TÚ CHÂU trích dịch
(Theo cpc.people.com.cn)
--------------------------------------------------------------
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO Epoche xuất bản.Quyển sách bao gồm các chương sau đây:
- Tên cướp đỏ: 1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
- Con người chuyên quyền kia: Tưởng Giới Thạch
- Cuộc chạy trốn qua núi: 1934 – 1935: “Vạn lý Trường chinh”
- Địa ngục Nam Kinh: Cuộc thảm sát tại Nam Kinh
- Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc: 1946 – 1949: nội chiến
- Khởi hành vào một kỷ nguyên mới: 1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
- Cuộc chiến chống Mỹ: 1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
- Sự điên khùng của một bạo chúa: 1958 – 1961: “Đại nhảy vọt”
- Cuộc chiến của những đứa trẻ con: 1966 – 1976: Cách mạng Văn hóa
- Chuyến viếng thăm của kẻ thù giai cấp: Chuyến đi thăm Trung Quốc của Nixon
- Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ: 1976 Mao qua đời
- Kế hoạch cho lần trỗi dậy: Trung Quốc mở cửa
- Cơn bão trên Thiên An Môn: Thảm sát Thiên An Môn
(Tiếp theo)
NHƯNG CÁI TRỰC TIẾP phát động cuộc nổi dậy của giới trẻ là một tờ báo tường trong một nhà ăn đại học ở Bắc Kinh, cái cỗ vũ cho “tinh thần cách mạng” và kêu gọi người đọc “phản kích lại băng nhóm đen” quanh Bành.
Mao, người trong dinh thự của mình được thông tin về tất cả các sự kiện quan trọng trong thủ đô, để cho đọc bài viết đó trên đài phát thanh vào ngày 1 tháng 6. Cùng ngày, một bài xã luận do ông yêu cầu được đăng trên tờ “Nhân dân Nhật báo” dưới tít “Quét sạch bọn trâu quỷ rắn ma”: mặc dù trật tự cũ đã bị lật đổ, tác giả ta thán, các “học giả” vẫn cố gắng tranh thủ giới trẻ cho một chính sách hướng về phía sau.

Trong lúc đó, việc đấy đối với họ không phải chỉ là để xứng đáng với các lý tưởng cách mạng, mà là cũng để cho tương lai sự nghiệp của họ. Vì áp lực thành tích chưa từng bao giờ đè nặng như thế. Các cơ hội thăng tiến biến mất dần, vì trường trung học đào tạo ra nhiều học sinh hơn là chỗ học đại học. Có những vùng mà cứ ba học sinh tốt nghiệp phổ thông thì mới có một người đi học đại học.
Liệu một người có được phép đi học đại học hay không, điều đấy không phải phụ thuộc trước hết vào điểm của người đó; cũng quan trọng như thế là gia thế của người đó và hoạt động chính trị của người đó. “Ai ở gần sân thượng cao thì nhìn mặt trăng trước”, đó là một câu châm ngôn, và do vậy mà con cái của đảng viên và những nhà cách mạng lão thành có được những cơ hội tốt nhất; học sinh từ những gia đình “đen”, cha mẹ của họ thuộc giai cấp tiểu tư sản trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân, thì ngược lại chỉ có thể tự thể hiện mình qua thành tích xuất sắc và một cuộc sống gương mẫu. Trong các trường học của đất nước có một cuộc cạnh tranh không khoan nhượng.
Không có thời gian cho các vui thú của tuổi mới lớn: thiếu niên không được phép hẹn hò, cai trị ở nhà là cha mẹ, và đi du lịch là việc không thể trả tiển được. Họ được thầy cô của họ huấn luyện theo yêu cầu của Đảng – không hề đếm xỉa đến ý kiến lẫn ước muốn của họ. Cho tới nay, giới trẻ còn không được phép độc lập tham gia chính trị nữa.
Nhưng bây giờ thì vị Chủ tịch Vĩ đại cần đến sự giúp đỡ của họ, sự hỗ trợ của giới trẻ. Trong quyển “Mao Chủ tịch ngữ lục”, ông ấy khen ngợi và ca tụng họ, gọi họ là “lực lượng tích cực nhất, sống động nhất của xã hội” và hứa hẹn với họ: “Thế giới là của các cháu.”
Cuối cùng thì họ có thể bỏ lại những thứ bị bắt buộc, gây chán nản, lại ở phía sau, phá vỡ mọi quy định và chứng minh rằng cả họ cũng là những nhà cách mạng nữa.
Mao, một bậc thầy trong mỵ dân, rất thành thạo trong nghệ thuật biến đổi những động cơ thông tục như sự thèm khát quyền lực của mình và ước muốn báo thù các địch thủ của mình trở thành một mong muốn thiêng liêng. Ông ấy biết người ta khơi lên sự hào hứng hoang dại như thế nào.


Trong lúc đó, Bộ Chính trị cố gắng hướng cuộc phản đối vào trong khuôn khổ trật tự. Lưu Thiếu Kỳ cho người thành lập những nhóm làm việc – cũng như tại các chiến dịch khác – có nhiệm vụ dẫn dắt phong trào. Thêm vào đó, họ cần phải ngăn chận việc bỏ học và bạo lực.
Thế nhưng các nhóm này chỉ có ít ảnh hưởng đến giới học sinh. Các vệ binh thường xuyên khiêu khích các cán bộ: “Nổi loạn là chính đáng”, họ trích dẫn Mao trên các tờ báo tường của họ – và qua đó đã tìm được một lời biện bạch cho các hành động bạo lực.
Bầu không khí mang tính thù địch. Chẳng bao lâu sau, các thầy giáo đầu tiên đã bị phỉ nhổ. Và bị đánh.

Sự căm ghét của học sinh và sinh viên hướng đến trước hết là tới những nhà sư phạm với “lý lịch giai cấp xấu”: như chống lại con cái của các địa chủ trước đây – như Biện Trọng Vân.
“Tôi bị tra tấn, bị đánh, bị đá bốn, năm giờ đồng hồ liền”, bà ấy viết cho giới lãnh tụ Đảng. Những người khác khiếu nại ở cảnh sát. Nhưng cả Đảng lẫn cơ quan nhà nước đều không bảo vệ thầy cô. Vì Bộ trưởng Bộ An ninh Công cộng, một người thân cận của Mao, đã ra lệnh cho cảnh sát làm ngơ trước những hành động bạo lực của Hồng Vệ Binh. Vì thế mà cho tới ngày 25 tháng 6, chỉ riêng trong các trường học của Bắc Kinh đã có gần 1000 thầy cô bị đánh đập hay lâm vào trong cảnh ấu đả với học sinh.

Hai ngày sau đó, ông ấy trở về Bắc Kinh. Còn trong đêm, ông ấy đã gặp những người thân cận, chỉ Lưu Thiếu Kỳ là ông từ chối không cho diện kiến.
Ngay sau đó, Mao giải tán các nhóm làm việc – vì họ muốn dập tắt ngọn lửa nổi dậy. Bây giờ thì không còn ai giữ giới thanh thiếu niên lại cả.
Còn Lưu? Ông ấy phải tự lên án mình trước những người của cuộc Cách mạng Văn hóa, vì những cái được cho là lỗi lầm của các nhóm làm việc. Bây giờ thì ông biết rằng lần lật đổ mình chỉ còn là câu hỏi của những tuần tới đây mà thôi.
Đầu tháng 8, Mao lại triệu tập Trung ương Đảng. Lần họp này đã trở thành tòa án cho các đối thủ của ông ấy. Trong lúc họp, ông ấy lần đầu tiên viết một tờ báo tường. Đó là một cuộc tấn công chống lại “một số đồng chí nhất định”, những người đã vi phạm tinh thần của cuộc Cách mạng Văn hóa – và là một lời kêu gọi Hồng Vệ Binh hãy trừng phạt họ. Tít của tấm áp phích “Oanh tạc các trụ sở!”
Đó cuối cùng cũng là lời tuyên chiến với Lưu, với những người theo ông ấy và tất cả các cán bộ cũ. Nó được đăng vào ngày 5 tháng 8 năm 1966. Ngày cuối cùng trong cuộc đời của người cô giáo Biện Trọng Vân.

Có lẽ đó là sự nóng nực, cũng có lẽ vì kiệt sức: chẳng bao lâu sau đó, Bian không còn có thể chịu đựng gánh nặng của mình nữa. “Tôi phải làm gì bây giờ?”, bà sợ hãi hỏi một nữ đồng nghiệp.
Các nữ sinh đánh bà, cứ đánh và đánh, như trong cơn say. Khi Bian ngã quỵ xuống, một nữ Hồng Vệ Binh đá bà bằng giày ủng quân đội của mình và hét to: “Mày không thoát khỏi tay chúng tao đâu!” Rồi các cô gái ăn kem.
Trong lúc đó, Bian phải lau chùi nhà vệ sinh. Nhưng trước khi có thể cầm lấy cái bàn chải thì bà đã ngất xỉu và quỵ xuống trên sàn gạch men.
“Mày giả vờ!”, người canh gác bà hét lên. “Mày chỉ giả vờ chết thôi!”
Các nữ Hồng Vệ Binh đổ một xô nước lạnh như băng lên người cô giáo, nhưng họ không còn có thể đánh thức bà ấy dậy được nữa. Cuối cùng, các cô gái quẳng thân thể của Bian lên một chiếc xe chở rác. Mặt thủy tinh của cái đồng hồ đeo tay của bà ấy đã vỡ. Kim chỉ giờ ngừng lại vào lúc 15 giờ 42.
Máu rịn ra từ miệng của Bian, mắt trắng dã. Nhưng bà ấy vẫn còn sống.
Mặc dù bệnh viện gần nhất chỉ cách đấy vài bước chân, mãi đến tối người ta mới mang bà ấy đến. Nhiều giờ sau khi bà ấy đã chết. “Không rõ nguyên nhân”, một bác sĩ ghi chú trên tờ khai tử.
Vào buồi tối, c cùng với một vài nữ sinh đồng học đến gặp một bí thư của Đàng ủy Bắc Kinh và tường thuật lại cho ông ấy vụ việc. “Đã thế rồi”, ông ấy nói và khuyên: “Giữ kín tin này, thế thì tác động sẽ có giới hạn thôi.”
Thế nhưng Mao không hề nghĩ đến việc ngăn chận bạo lực lại. “Hãy tin vào quần chúng”, ông yêu cầu ba ngày sau đó trong một phiên họp toàn thể của Trung ương Đảng. “Trong bất cứ trường hợp nào cũng đừng sợ sự lộn xộn. Một cuộc cách mạng không phải là một buổi tiệc chiêu đãi khách, không phải là viết luận văn, không phải là vẽ tranh hay thêu khăn. Nó không thể được tiến hành một cách có chừng mực, có phép tắc, lịch sự và nhân từ. Một cuộc cách mạng là một cuộc nổi dậy, một hành động bạo lực mà qua đó một giai cấp lật đổ một giai cấp khác.”
Đó chính tờ tuyên bố cho phép toàn quyền hành động.
Trong phiên họp, Mao cũng tiếp tục cuộc chiến trả thù các đối thủ của ông: trong lần bầu cho Bộ Chính trị, Lưu Thiếu Kỳ rơi lại xa ở phía sau trong hệ thống cấp bậc của Đàng. Lâm Bưu tiến lên thành số hai mới. Bành Chân bị chính thức cách chức – và tổng bí thư Đặng ngay sau đấy cũng bị tước quyền lực.
Chậm nhất là sau lần xuất hiện này của Mao, đối thủ của ông ấy câm lặng – hay còn biến đổi trở thành những người ủng hộ cuộc cách mạng mới. Không ai còn an toàn nữa.
Bây giờ, người Chủ tịch bắt đầu giai đoạn kế tiếp của cuộc Cách mạng Văn hóa của mình. Vào ngày 18 tháng 8, Mao, Giang và Lâm xuất hiện trên “Quảng trường Thiên An Môn”. Một triệu học sinh đã tụ về để nhìn thần tượng của họ. Họ vẫy quyển Sách Đỏ nhỏ và họ gọi to “Chủ tịch muôn năm!” Và: “Phương Đông hồng!”
Trong số các Hồng Vệ Binh được phép gặp cá nhân Mao cũng có một người 18 tuổi. Tống Bân Bân.

Đường phố và các tòa nhà công cộng được đổi tên, biển bị đập tan bằng búa và được thay thế bằng biển mới: như “Đường của bốn sự hài hòa” được Hồng Vệ Binh đổi thành “Đường của bốn cái mới”. Bây giờ Mao cũng xúi giục thanh thiếu niên chống lại các nghệ sỹ, “trí thức” và người khá giả. Và ông ấy ra lệnh cho cảnh sát và quân đội phải tiếp tục để cho đội Vệ Binh hành động.
Người nước ngoài bị rượt đuổi xuyên qua thành phố, ni cô bị trục xuất, nhà ngoại giao bị đánh đập. Ai để tóc dài sẽ bị Hồng Vệ Binh cạo trọc.
Trong cuộc đấu tranh của họ chống những cái được cho là tiêu khiển “tiểu tư sản”, giới thanh thiếu niên quá khích đã thành lập một đất nước không có niềm vui. Họ cấm chơi cờ, trồng hoa và trình diễn múa ba lê, thêm vào đó là sưu tập tem, taxi, quảng cáo bằng đèn neon, ô tô xa xỉ, ảnh của các cô gái, trang sức, nước hoa, áo váy dạ hội – cũng như đi chơi trong vườn bách thú, vì “thú có hại ở đấy ăn những thịt có thể phục vụ cho nhân dân như là thức ăn.”
Họ đẩy những đôi yêu nhau ra khỏi ghế trong công viên, vì những người đấy có một ai đó khác với Mao trong con tim. Và cấm đóng dấu lên trên những tem thư có hình đầu của Mao. Họ xông vào nhà ở, đốt sách, cắt vụn tranh và dẫm nát đĩa nhạc và các loại nhạc cụ. Chỉ riêng ở Bắc Kinh trong tháng 8 và tháng 9 năm 1966 đã có 34.000 căn hộ bị phá tan hoang và 1772 người bị giết chết.
Ở Sơn Đông, các vệ binh đã làm ô uế ngôi đền tại nơi sinh của Khổng Tử, nhà triết học tượng trưng cho nền văn hóa nhiều ngàn năm của Trung Quốc.
Có nhiều thanh thiếu niên được yêu cầu đi trộm cắp để phục vụ cho nước Cộng hòa Nhân dân. Vì vàng, trang sức, tiền bạc bị cướp về sẽ được trưng thu vào công quỹ – cổ vật, sách, thảm, tranh được bán ra nước ngoài. Madame Mao lấy một chiếc đồng hồ bằng vàng 18 carat từ những thứ thu được, vị chủ tịch tự lấy tròn 1000 quyển sách cổ cho thư viện cá nhân của mình. Thường Hồng Vệ Binh nhận được các địa chỉ trực tiếp từ Đảng.
Vào ngày 23 tháng 8 năm 1966, một nhóm xông vào nhà của Hội Nhà văn và bắt giữ hai mươi tác giả – trong đó có Lão Xá, một “nghệ sĩ nhân dân” 69 tuổi. Các Hồng Vệ Binh dùng dây treo những tấm bảng xỉ nhục lên cổ nạn nhân của họ. Rồi họ đánh những người bị làm nhục cho tới một ngôi đền. Ở đấy, họ bị thanh thiếu niên, nhiều người trong số này là thiếu nữ, hành hạ và chửi mắng trước một ngọn lửa.
Những người khác bị đám côn đồ giết chết ngay trong căn hộ của họ, bị hành hạ trong các phòng tra tấn được dựng riêng lên cho việc này trong nhà hát, sân vận động và rạp chiếu bóng. Họ tổ chức những cuộc duyệt binh hạ nhục với họ và hành hạ họ bằng những phương pháp mà họ gọi là “vị trí máy bay”, “xúp ớt”, “băng ghế cọp Nhật”.
Hay họ đẩy họ đến chỗ tự vẫn: trong tháng 9, người ta cho rằng chỉ riêng trong Thượng Hải đã có 704 vụ tự tử vì lý do chính trị. Con cái tố giác cha mẹ và qua đó đẩy họ vào chỗ chết. Và ngay những người con cũng bị bắt buộc phải đến xem hành hình.
Có những tấn bi kịch tàn nhẫn đã xảy ra. Như việc nữ bác sĩ nọ đã dùng dao mổ cắt động mạch máu cổ cha của bà theo lời khẩn nài của ông ấy: để cuối cùng ông ấy cũng có thể được giải thoát khỏi cảnh bị khủng bố và hành hạ. Hia ngày liền, ông ấy đã bị thanh thiếu niên hành hạ trong nhà của ông ấy. Vì ông ấy cho thuê một căn phòng nên đối với họ, ông ấy là một “tư sản”.

Ngay cả trên đồng hồ báo thức hay chén ăn cũng có gương mặt tròn của người Chủ tịch Vĩ đại. Phim tuyên truyền ca ngợi suy nghĩ của Mao như là “quả bom nguyên tử tinh thần”, vâng, còn là phương pháp trị liệu cho bệnh điếc. Mỗi buổi sáng, hàng triệu người Trung Quốc cúi mình ba lần trước bức ảnh của người đứng đầu Đảng và xin chỉ thị của ông ấy cho ngày đấy.
Một vài học sinh thảo luận, liệu bất cứ người Trung Quốc nào cũng phải cần nhận họ của Mao hay không. Những người khác bãi bỏ giao thông bên phải trên một vài đường phố; trong tương lai người ta phải đi ở bên trái, bên của “giai cấp vô sản”. Nhưng những người theo Mao phải từ bỏ ý tưởng đó: có quá nhiều tai nạn.
Giới thanh thiếu niên cách mạng đối xử với quá khứ của Trung Quốc bằng cuốc, xà beng và búa, như đập vỡ đầu một bức tượng Phật trong vườn của khu dinh thự mùa Hè của các hoàng đế ngày xưa. Chỉ riêng ở Bắc Kinh, trong số 6843 di tích lịch sử tồn tại qua được cuộc cách mạng đã có 4922 cái bị phá hủy – từ cổng thành cho tới dinh thự.
Bảo tàng và thư khố cháy rụi. Đền thờ và nhà thờ cũng vậy. Nhà thờ Hồi giáo biến thành chuồng nuôi heo.
Trong tháng 12, trước hàng chục ngàn Hồng Vệ Binh đang la hét, người thị trưởng mới của Bắc Kinh đã thóa mạ hàng trăm cán bộ Đảng như là “cặn bã của Đảng và loài người” – trong số đó có Bành Chân, người tiền nhiệm của ông ấy và Ngô Hàm, tác giả của vở kịch “Hải Thụy bãi quan” (Bành sẽ sống sót qua được cuộc Cách mạng Văn hóa, Ngô ngược lại chết trong tù năm 1969).
Vào ngày 22 tháng 1 năm 1967, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Than, một kẻ thù của Giang Thanh, đã bị một đám đông giận dữ truy đuổi. Với những con dao nhỏ, Hồng Vệ Binh đã cứa nát da của ông ấy, đeo lên cổ của ông ấy một cái lò than nặng, cái kéo ông ấy xuống đất, cuối cùng đánh chết ông ấy.
Bây giờ, cuộc Cách mạng Văn hóa cũng lan đến giới vô sản thành thị. Đặc biệt ở Thượng Hải đã thành hình nhiều nhóm nổi loạn trong nhà máy. Công nhân yêu cầu tăng lương, điều kiện làm việc tốt hơn – và những chuyến đi nghỉ mát được trả tiền, để thu thập kinh nghiệm cách mạng.
Chẳng bao lâu sau đó họ còn cùng với Hồng Vệ Binh chiếm lấy quyền lực trong thành phố lớn này. Trong các thành phố khác, những người nổi loạn đi theo gương mẫu đấy.
MAO HÂN HOAN VUI MỪNG. Ông ấy đã mơ ước về cuộc Cách mạng Văn hóa và cuộc đấu tranh giai cấp như thế. Nhưng rồi bạo lực bùng phát trong các tỉnh. Vì trong sự lộn xộn cách mạng, ai cũng có thể tuyên bố mình là người nổi loạn. Học sinh, công nhân, những người theo các cán bộ cũ, sinh viên từ những gia đình trung thành với chính sách và con cái của các gia đình tiểu tư sản. Và ngay Hồng Vệ Binh cũng chia rẽ. Các phân nhóm nhanh chóng rơi vào những cuộc cãi vả với nhau.

Vẫn còn trong tháng 1, giới lãnh đạo quân đội trong tỉnh Hắc Long Giang đã thành lập một “ủy ban cách mạng” bao gồm các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và một vài Hồng Vệ Binh như là chính phủ địa phương.
Chậm nhất là trong mùa Xuân, Mao, người trước đó gần một năm đã gây ra sự lộn xộn này, cũng nhận thấy chính mình bị đe dọa bởi việc này. Ông ấy lo sợ lực hút của một bạo lực vô chính phủ, cái có thể kéo phăng đi tất cả. Cả ông ấy, người Chủ tịch Vĩ đại. Vì thế mà bây giờ ông ấy đồng ý đi đến sự chừng mực.
Vào ngày 10 tháng 3 năm 1967, giới lãnh đạo quân đội với sự đồng ý của ông ấy đã tuyên bố rằng trong tương lai tất cả các tỉnh cần phải được điều hành bởi một ủy ban cách mạng. Đấy là lúc quân đội bắt đầu chiếm lấy quyền lực một cách hầu như không che đậy. Vì các ủy ban cách mạng thường do sĩ quan lãnh đạo, được hỗ trợ bởi những cán bộ Đảng có thâm niên. Phe “cánh tả” hầu như không tham gia.
Trong lúc đấy, những cuộc đấu tranh ác liệt của các phe phái với hàng trăm ngàn người tham gia vẫn tiếp tục diễn ra, như ở Thượng Hải, nơi trên 100.000 người “cánh tả” theo chỉ thị của Mao đã bao vây khoảng 25000 đối thủ đang tụ tập trong khu đất của một nhà máy và dùng cây sắt để đánh đập họ. Có hàng trăm người bị thương nặng và chết.
Mao nhận thấy rằng ông ấy không thể thành lập những nhóm cánh tả ở khắp nơi. Cũng chính vì hiện giờ trong một vài vùng không còn ai có thể nói được rằng nhóm nào trong số những nhóm đang tranh dành quyền lực thuộc “cánh tả” và nhóm nào thuộc “cánh hữu”.
Bây giờ, quân đội tái lập trật tự: họ dần dần chiếm lĩnh các tỉnh nổi loạn.

Trong tháng 5 năm 1968, con trai cả của Đặng, Phác Phương, bị Hồng Vệ Binh bắt và bị bịt mắt dẫn đến trường Đại học Bắc Kinh. Ở đó, anh ấy phải “nhạo báng” người cha của mình trước một tòa án. Thế nhưng người con trai 24 tuổi khước từ, cuối cùng có thể trốn thoát được và rơi từ cửa sổ xuống – bị liệt nửa người, anh ấy nằm lại trên sân trường. Mãi ba năm sau đó anh ấy mới được phép về Giang Tây, nơi cha mẹ của anh ấy bị lưu đày đến đó, và là nơi mà từ đấy trở đi anh ấy được cha chăm sóc cho mình.
Để làm dịu bớt tình hình, chỉ riêng ở các trường trung học và đại học Bắc Kinh, bây giờ Mao dùng 30.000 công nhân và quân lính. Tuy vậy, những cuộc đấu tranh vẫn thường xuyên bùng nổ trở lại.
Vào ngày 28 tháng 7 năm 1968, ông ấy triệu tập những người dẫn đầu có nhiều ảnh hưởng của Hồng Vệ Binh vào Nhân dân Đại Hội đường. Ông ấy gay gắt khiển trách họ: “Tôi gọi các người đến đây là để chấm dứt bạo lực trong các trường đại học. Trong một vài cơ sở đào tạo cao cấp vẫn còn có xung đột bạo lực. Nếu như có một vài người nào đó không để cho người khác khuyên can mình, thì họ là kẻ cướp. Nếu họ cứ tiếp tục ngoan cố chống lại thì phải tiêu diệt họ.”
Lời đe dọa hết sức rõ ràng: ai bây giờ không tuân lệnh sẽ bị trừng phạt nặng nề. Người Chủ tịch Vĩ đại không còn muốn biết gì về đạo quân đi bộ của cuộc Cách mạng Văn hóa của mình nữa.
Vài tháng sau đó, Mao ra lệnh cho giới thanh thiếu niên “trí thức” của Trung Quốc rời nơi ở của họ và đi về nông thôn – để học hỏi người nông dân, người ta nói thế. Nhưng thật ra thì ông ấy muốn dứt bỏ đám tay sai làm loạn của ông ấy. Hồng Vệ Binh phân tán ra trên khắp miền đất nước Trung Quốc.
Trong khi trật tự dần dần trở lại trong Bắc Kinh, ở các tỉnh vẫn còn luôn xảy ra những cuộc chiến ác liệt giữa những người nổi loạn và quân đội cũng như lực lượng dân quân dưới quyền của họ. Ví dụ như trong vùng Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc, nhiều phần lớn của thành phố Nam Ninh đã bị phá hủy bởi xe tăng. Quân đội Giải phóng Nhân dân tàn phá thành phố Ngô Châu bằng pháo binh và napalm, rồi những người chiến thắng hành hình hàng ngàn người nổi loạn.
Chỉ riêng ở Quảng Tây đã có hơn 70.000 người nổi loạn và thường dân chết, cũng như 30.000 người lính và dân quân. Bằng cách này, Hồng Vệ Binh đã bị đập tan trong tất cả các vùng đất của Trung Quốc. Đó là một cuộc nội chiến đẫm máu mà trong đó không phải những người nổi loạn và Hồng Vệ Binh gây ra những cuộc thảm sát tàn nhẫn nhất, mà là quân đội của Lâm Bưu. Mãi đến mùa Xuân 1969, quân đội cũng chiến thắng trong các tỉnh.
Vào ngày 1 tháng 4, một đại hội của ĐCS tuyên bố rằng cuộc Cách mạng Văn hóa đã “giành được một chiến thắng lớn lao”. Tuy vậy, Lâm Bưu vẫn yêu cầu các đại biểu hãy cảnh giác, vì “giai cấp chiến bại sẽ tiếp tục chiến đấu”.
Mao được tuyên bố trở thành chủ tịch suốt đời, Lâm Bưu là người kế thừa ông ấy. Và Giang Thanh là người phụ nữ đầu tiên được cử vào trong Bộ Chính trị.
Sau ba năm bạo lực khủng bố, người Chủ tịch Vĩ đại lại đứng đầu nước Cộng hòa Nhân dân trong mùa Xuân 1969. Trong liên minh với những kẻ quan liêu và sĩ quan cũ.
Với “Chiến thắng lớn” của Mao, giai đoạn chiến đấu của cuộc Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt – thời gian của những vụ hạ nhục ở nơi công cộng và của cuộc nội chiến. Nhưng thời của những cuộc truy lùng, của những lời kết tội và bắt bớ tùy tiện thì không. Ví dụ như Bộ An ninh Công cộng vẫn còn điều tra mười triệu người cho tới giữa những năm 1970, 3,5 triệu người bị bắt giam. Vì người ta cho rằng họ là những người phản cách mạng hay người thiên tả.

Bắt đầu từ năm 1967, ông ấy ốm nặng trong tù biệt lập, bị đói khát và thiếu ngủ hành hạ. “Lưu đánh răng bằng lược và xà phòng, mặc tất lên trên giày và quần lót ra ngoài quần dài”, những người canh gác ông ấy viết cho Mao, người thường xuyên để cho báo cáo về tình trạng sức khỏe của ông ấy.
Tháng 10 măm 1968, khi Lưu không còn có thể tự ăn uống được nữa, Mao để cho Trung ương Đảng khai trừ ông ấy ra khỏi Đảng và tước chức vụ chủ tịch nước. Một năm sau đó, Lưu qua đời trong tình trạng lẫn trí.
Cả Lâm Bưu cũng là nạn nhân của cuộc cách mạng đó, cái mà ông ấy luôn luôn hỗ trợ nó. Năm 1971, ông ấy qua đời trong một vụ rơi máy bay mà cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ; lâu nay ông ấy đã có quá nhiều quyền lực đối với người sếp của Đảng.
Ngược lại, một kẻ thù của Mao lại được phục hồi: Đặng Tiểu Bình, người cùng với vợ đã bị lưu đày về tỉnh Giang Tây trong tháng 10 năm 1969 và làm việc trong một nhà máy chế tạo xe máy kéo ở đó. Sau cái chết của Lâm Bưu, ông ấy xin phép được trở về Bắc Kinh.
Trong tháng 3 năm 1973, người Chủ tịch thực sự đã gọi ông ấy trở về và để cho làm phó thủ tướng. Vì Mao cần một chính trị gia có năng lực và vẫn còn được coi trọng trong Đảng.
Giới thanh thiếu niên bị đày đi nông thôn sau cơn say cách mạng trải qua sự thất vọng của một “thế hệ bị đánh mất”. Tổng cộng có tròn 16 triệu người Trung Quốc trẻ tuổi phải sống năm đến mười năm trong những vùng hẻo lánh của đất nước họ. Nhiều người trong số họ không được đào tạo tốt, hầu như không có ai trong số đó học đại học. Phần lớn sau này phải kiếm sống bằng những công việc được trả lương thấp hay hoàn toàn không có việc làm.
Nhiều cựu Hồng Vệ Binh cho tới nay vẫn không nói về những hành động của họ – cũng như Đảng. Tuy ĐCS đã lên án cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1981, nhưng họ không muốn làm rõ các tội phạm. Cuối cùng thì cũng có nhiều con cái của các quan chức cao cấp và trung cấp đã tham gia.
Để không phải tìm nguyên nhân và những người phạm tội, nhiều người Trung Quốc cho tới ngày nay vẫn hiểu điều cấm kỵ lớn nhất trong nước Cộng hòa Nhân dân như là một dạng thảm họa thiên nhiên, như một cơn động đất chính trị đã lay động Trung Quốc dữ dội. Nhưng một trận động đất là số phận.
Trong các thập niên tới đây, họ sẽ không sợ gì bằng một lần lập lại của cuộc Cách mạng Văn hóa. Ngay đến những cuộc biểu tình vô hại đối với họ bây giờ cũng giống như những báo hiệu trước của một hỗn loạn về chính trị.
TỐNG BÂN BÂN, một trong các nữ Hồng Vệ Binh ở trường trung học nữ sinh trên đường Erlong ở Bắc Kinh – trường mà cô giáo Biện Trọng Vân đã bị giết chết ở đấy vào ngày 5 tháng 8 năm 1966 –, rời Trung Quốc năm 1980 để đi học đại học ở Phương Tây. Cô ấy là một trong những người phụ nữ đầu tiên được phép đi học ở một trường đại học Mỹ. Sau này, cô làm việc cho một cơ quan Mỹ. Trong một cuốn phim tài liệu, cô ấy giải thích rằng ngay từ lúc đầu, cô ấy đã chống lại bạo lực, đã không tham gia vào các cuộc khám xét nhà ở.
Trong thời gian từ 1978 đến 1989, Wang Jingyao, chồng góa của Biện Trọng Vân, cố gắng lôi những người có tội trong cái chết của vợ ông ấy ra chịu trách nhiệm trước tòa. Nhưng không thành công.
Trong một cái va li, người giáo sư vẫn còn giữ cho tới ngày nay bộ quần áo mà vợ của ông ấy mặc trong ngày cuối cùng: chiếc áo bị trét đầy mực, quần lốm đốm máu. Trong một cái hộp nhỏ, ông ấy giữ cái đồng hồ đeo tay đã vỡ của bà ấy.
Wang muốn bảo quản các vật đó cho tới chừng nào mà người Trung Quốc rồi cũng bắt đầu nói – về cảnh khủng khiếp đã bắt đầu vào ngày 5 tháng 8 năm 1966 đó.
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét