Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

TRỜI ƠI ĐẤT HỠI 2

Hành động xả thân như vậy phải có một nguyên nhân ghê gớm. Nếu không tìm thấy nguyên nhân nào thì nguyên nhân cuối cùng chỉ có thể: VÌ GÁI !

---------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 

Hai lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị bắn chết

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, nghi phạm Đỗ Cường Minh “được nhiều người tín nhiệm, trong cuộc sống gia đình và đối nhân xử thế không có điều tiếng gì...”

Vụ việc xảy ra vào khoảng 7 giờ 45 phút ngày 18-8, ngay trước giờ khai mạc cuộc họp của HĐND tỉnh Yên Bái. Chiều cùng ngày, bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, đã chủ trì cuộc họp báo về vụ việc.
Chưa rõ nguyên nhân
Theo bà Trà, vào khoảng hơn 7 giờ, ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, xin lên phòng làm việc của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường. Tại phòng làm việc của Bí thư Tỉnh ủy, ông Minh đã rút khẩu súng K59 mang theo bắn vào ông Cường.
Tiếp đó, ông Minh di chuyển sang phòng Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái - ông Ngô Ngọc Tuấn - (cách phòng làm việc của ông Cường khoảng 150 m), dùng súng bắn ông Tuấn rồi tự sát tại phòng ông Tuấn, cũng bằng khẩu K59 nói trên.
Tại buổi họp báo, Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, cho biết: “Khi đối tượng Minh lên phòng đồng chí Tuấn thì có rất nhiều cán bộ nhìn thấy. Nghĩ là anh em cán bộ gặp nhau là bình thường, có chào hỏi nhưng vào phòng thì xảy ra tiếng nổ. Tại hiện trường, khẩu súng hết đạn và không có giảm thanh”.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà, chủ trì buổi họp báo thông tin về vụ án mạng Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà, chủ trì buổi họp báo thông tin về vụ án mạng Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Tại 2 nơi xảy ra nổ súng, lực lượng điều tra thu được mỗi nơi 4 vỏ đạn. Theo ông Đặng Trần Chiêu, khẩu súng ông Đỗ Cường Minh sử dụng là súng cấp cho ông Minh theo đúng chức năng, họ tên, số súng và giấy phép sử dụng vẫn còn hạn.
Do vết thương quá nặng, ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn đã tử vong vào đầu giờ chiều cùng ngày. Sau đó, nghi can Minh cũng tử vong. Về nguyên nhân, động cơ dẫn tới vụ việc, theo Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, hiện chưa có đủ căn cứ để trả lời.
Trả lời câu hỏi về việc tại sao ông Minh mang vũ khí vào cơ quan Tỉnh ủy Yên Bái mà không bị phát hiện, ông Chiêu cho biết các cơ quan, đơn vị đều có nội quy ra vào. “Vì con người đã quá quen, có đăng ký lịch làm việc và có cán bộ dẫn lên, anh em cũng không kiểm tra những thứ mang theo trong người, mang theo trong cặp. Với lực lượng kiểm lâm, ông Minh đi làm cầm theo vũ khí là bình thường” - ông Chiêu giải thích.
Ông Đỗ Cường Minh từng giữ chức Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái và được thăng chức Chi cục trưởng từ ngày 1-4-2014. Bà Phạm Thị Thanh Trà nhận xét ông Minh hiền và luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao chứ không cậy thế là con của nguyên một lãnh đạo tỉnh. Trong cuộc sống gia đình và đối nhân xử thế, ông Minh cũng không có điều tiếng gì.
“Có thể do giây phút không làm chủ được bản thân nên có những suy nghĩ, biểu hiện cực đoan dẫn tới manh động như vậy. Bản chất con người ông Minh không phải xấu, được nhiều người tín nhiệm” - bà Trà nói.
Trả lời câu hỏi của báo chí liệu vụ việc có liên quan tới việc sáp nhập, bổ nhiệm cán bộ không, bà Trà cho biết Bộ Chính trị đã có nghị quyết về việc tinh giản và cơ cấu lại bộ máy, Thủ tướng Chính phủ cũng có quyết định về việc sắp xếp bộ máy biên chế các cơ quan sự nghiệp, hành chính. Tỉnh Yên Bái đã tổ chức việc này rất nghiêm túc. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái, qua sắp xếp có việc sáp nhập Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Phát triển lâm nghiệp vào làm một.
Dù vậy, bà Trà cho rằng việc sáp nhập mới chỉ thống nhất về mặt chủ trương chứ chưa có quyết định chính thức, chưa bàn tới việc ai làm lãnh đạo. “Bản thân đồng chí Minh cũng đã gặp gỡ, được Bí thư Tỉnh ủy làm công tác tư tưởng. Tuy nhiên, cũng chỉ nói rằng là xem xét và quá trình đó phải được tập thể Thường trực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định chứ chưa đến độ đã có quyết định rồi để dẫn tới vụ này. Đó không phải là nguyên nhân chính dẫn tới vụ việc và cho rằng nó liên quan tới việc sắp xếp bộ máy” - bà Trà nhận định.
Chưa thấy xung đột, cãi vã gì
Lúc 18 giờ cùng ngày, gia đình và lực lượng chức năng đã khẩn trương tổ chức tang lễ cho ông Phạm Duy Cường. Tại khu vực diễn ra lễ tang, an ninh được siết chặt. Lực lượng công an, CSGT được điều động phân luồng giao thông, giải tán đám đông.
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường (trái) và Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường (trái) và Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn
Thi thể nghi can Đỗ Cường Minh cũng đã được đưa về nhà để gia đình lo hậu sự. Nhà ông Minh chỉ cách nhà ông Cường hơn 100 m, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Theo người dân trong khu vực, ông Cường và ông Minh đều sống rất tốt với khu phố, thường xuyên thăm hỏi, quan tâm tới người dân. Họ không thấy 2 người có xung đột, cãi vã gì cho tới khi xảy ra sự việc nêu trên.
Trong một diễn biến khác, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái đã thống nhất cử ông Dương Văn Thống, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, phụ trách chung và chỉ đạo các hoạt động của Đảng bộ; phân công ông Triệu Tiến Thịnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh - phụ trách hoạt động của HĐND tỉnh.
Khởi tố vụ án
Chiều 18-8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã chính thức khởi tố vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái khiến Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND tỉnh này tử vong. Quyết định khởi tố vụ án hình sự này căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được sau khi xác định có dấu hiệu phạm tội “Giết người”, quy định tại điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Quyết định nói trên đã được gửi tới VKSND tỉnh Yên Bái để phê chuẩn.

Sớm kết luận và công bố...
Ngay trong sáng 18-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến Yên Bái chỉ đạo giải quyết vụ việc. Sau khi vào bệnh viện thăm ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn, Thủ tướng đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái, nêu rõ việc xử lý vụ đặc biệt nghiêm trọng này là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành của tỉnh. Yêu cầu lớn nhất là bình tĩnh, giữ vững mọi hoạt động quản lý, điều hành bình thường của Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị trong tỉnh.
Gia đình Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường đang lo tang lễ cho ông Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Gia đình Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Duy Cường đang lo tang lễ cho ông Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, kết luận một cách cụ thể và công bố để người dân biết; tuyệt đối không để xảy ra các tình huống xấu gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; tập trung hỗ trợ, chăm sóc và bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho thân nhân và gia đình người bị nạn và cả thân nhân đối tượng gây án; chuẩn bị tốt các phương án hậu sự khi cần thiết để bảo đảm chu đáo, phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương; làm tốt công tác thông tin truyền thông, để bảo đảm ổn định dư luận xã hội xung quanh vụ việc.
T.Dũng

NGUYỄN QUYẾT
                                     

Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Hai đám tang trên một con phố

Thứ Sáu, ngày 19/08/2016 09:00 AM (GMT+7)
Diễn biến mới nhất vụ Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái bị Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh bắn tử vong tại phòng làm việc, hiện Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái đã quyết định tổ chức Lễ tang ông Phạm Duy Cường với nghi thức lễ tang cấp cao.
Tối 18/8, theo ghi nhận của PV, tại đường Đinh Tiên Hoàng (phường Đồng Tâm, TP Yên Bái), gia đình ông Phạm Duy Cường (SN 1958, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái) đang chuẩn bị tang lễ. Dù trời mưa nhưng hai bên đường có rất đông người đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình nạn nhân.
Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Hai đám tang trên một con phố - 1
Tối 18/8, rất đông người dân đến chia buồn với gia quyến của ông Phạm Duy Cường. Ảnh: Cao Tuân
Cách đó chừng 150m, gia quyến Đỗ Cường Minh (SN 1963, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái) cũng đang tất tưởi làm thủ tục khâm liệm người quá cố. Sự việc bắn súng rúng động sáng 18/8 khiến người dân địa phương hết sức bàng hoàng.
Một số hộ dân xung quanh cho hay, cả hai gia đình ông Cường và ông Minh đều rất tốt và hòa đồng với mọi người. Thậm chí, do cùng làm ở cơ quan nhà nước tại tỉnh Yên Bái nên hai ông có sự thân mật và qua lại thường xuyên hơn.
Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Hai đám tang trên một con phố - 2
Nhà ông Đỗ Cường Minh cách nhà ông Cường khoảng 150, cùng trên mặt phố Đinh Tiên Hoàng (TP. Yên Bái). Ảnh: Cao Tuân
“Ở địa phương không hề có điều tiếng hay mâu thuẫn gì giữa hai bên gia đình. Bản thân ông Minh (nghi phạm của vụ án) cũng rất hiền lành và được mọi người quý mến. Vợ ông Minh cũng là cán bộ thuộc đoàn thể tỉnh Yên Bái”, một cán bộ hưu trí là hàng xóm của cả hai gia đình nói trên chia sẻ.
Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Hai đám tang trên một con phố - 3
Ngôi nhà của Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn nằm trên đường Lê Hồng Phong - gần khu phố nhà Bí thư Cường và ông Minh. Ảnh: Cao Tuân
Ngay từ chiều 18/8, công tác tổ chức lễ tang cho Bí thư Phạm Duy Cường, Chủ tịch HĐND Ngô Ngọc Tuấn và ông Đỗ Cường Minh đã chuẩn bị sẵn sàng tại tư gia. Ba chiếc rạp lớn được dựng cách nhau không xa. Nhiều cửa hàng ở hai bên đường Đinh Tiên Hoàng và Lê Hồng Phòng hầu như đóng cửa bởi vì nhiều người đi đường hiếu kỳ đứng lại chứng kiến sự việc.
Không khí nơi đây khác biệt bởi ngoài công tác chuẩn bị tang lễ tại 2 gia đình nói trên, hàng trăm cán bộ công an đứng phong tỏa hiện trường và bảo vệ an ninh khu vực. Mọi công tác tác nghiệp của phóng viên đều được kiểm soát chặt chẽ.
Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Hai đám tang trên một con phố - 4
Ông Phạm Duy Cường, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái. Ảnh tư liệu
Trước đó, khoảng 7h sáng 18/8, trước kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Yên Bái, Bí thư Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn có mặt tại phòng làm việc của 2 ông để chuẩn bị khai mạc kỳ họp.
Lúc này, ông Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đẩy cửa vào phòng ông Phạm Duy Cường, rút súng mang theo người bắn vào Bí thư Tỉnh ủy. Sau đó, ông Đỗ Cường Minh đóng cửa phòng ông Cường, quay sang phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, tiếp tục nổ súng vào Chủ tịch HĐND tỉnh.
Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Hai đám tang trên một con phố - 5
Ông Đỗ Cường Minh – Chi cục trưởng chi cục Kiểm Lâm tỉnh Yên Bái. Ảnh tư liệu
Ngay sau khi nổ súng vào 2 lãnh đạo tỉnh, Đỗ Cường Minh tự bắn vào đầu mình tự sát. Khi sự việc xảy ra, cả nạn nhân và nghi phạm đều được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái để tiến hành cấp cứu. Do vết thương quá nặng, cả 3 đều tử vong.
Được biết, chiều 18/8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành lệnh khám xét nhà ở và nơi làm việc của đối tượng Đỗ Cường Minh để tìm các chứng cứ, tài liệu liên quan.
Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Hai đám tang trên một con phố - 6
Ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Yên Bái. Ảnh tư liệu
“Cơ quan CSĐT đã tiến hành khám xét nơi ở và nơi làm việc của đối tượng Đỗ Cường Minh và đã thu được một số tài liệu liên quan, tuy nhiên không có lá thư tuyệt mệnh như dư luận đồn thổi...”, Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái khẳng định với báo giới.
Mặc dù đối tượng gây án đã chết, nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Yên Bái vẫn ra quyết định khởi tố vụ án giết người để điều tra, xác minh động cơ gây án và các vấn đề liên quan đến đối tượng Đỗ Cường Minh.
Nghi phạm có giấy phép sử dụng súng K59
Trước đó trong buổi họp báo chiều 18/8, Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu cho biết: “Đỗ Cường Minh sử dụng súng được trang bị theo quy định. Chúng tôi đã kiểm tra súng đúng, đúng họ tên, số súng và có giấy phép sử dụng”.
“Cơ quan Công an xác định đối tượng bắn đồng chí Cường trước, vì tự sát ở phòng đồng chí Tuấn. Khi chúng tôi tới hiện trường, khẩu súng K59 đã hết đạn, nòng súng đã thò ra. Khẩu súng không có hệ giảm thanh” - Thiếu tướng Chiêu cho biết.
Theo Thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, quá trình khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng xác định hung thủ gây án nổ 8 phát súng. Tại phòng làm việc của ông Phạm Duy Cường bắn 4 viên đạn, còn ở phòng ông Ngô Ngọc Tuấn bắn 4 viên.
Đọc Tin Việt Nam mới nhất miễn phí Online. Cập nhật tin an ninh thế giới mới nhất hôm nay. Tin tức trong ngày hôm nay cập nhật liên tục .
Theo Cao Tuân (Báo Gia đình & Xã hội)

Đăng bởi Thanh Hà on Thứ Sáu, ngày 19 tháng 8 năm 2016 | 19.8.16

Muốn dân xót thương khi người lãnh đạo chết, thì hãy để nhân dân thực sự được tự do lựa chọn bầu người họ yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và được quyền phế truất kẻ không còn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo. Đơn giản vậy thôi. Đừng hỏi nhân dân tại sao?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhhDVcTDYDnFH57YSn5qJY095RwuO8W4H3lwdDE2PLysogngCBXXNPS2W9kkJ1xUp8bxhkfMf1f9XA8l1ADVpWV-FjEQMGzh2peqcpPkZYTLulnuUeI2R8_E1q4X-74-0SwYJg0BV6jJUaT/s1600/YenBai.jpg

Đây là vụ án nghiêm trọng gây chấn động xã hội, nhưng dư luận bàn tán về vụ án lại rất khác nhau do “tâm lý” (suy nghĩ, cảm xúc…) trước sự kiện này ở mỗi người một khác. Xin phân tích vài khía cạnh tâm lý.

1. Trước hết về hung thủ. Bà Trà chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhận xét: “Nếu tiếp xúc thì sẽ thấy ông Đỗ Cường Minh là một người lành hiền, cố gắng hoàn thành công việc. Ông Minh đã được tín nhiệm giới thiệu giữ chức Chi Cục trưởng Kiểm lâm như hiện nay. Trong cuộc sống, ông Minh cũng rất hòa đồng. Bà Trà phán đoán có thể có một vấn đề gì đó dẫn đến một phút ông Minh bột phát, không kiềm chế bản thân”. Giám đốc CA nói: "Khi đối tượng từ phòng đồng chí Cường tới phòng đồng chí Tuấn các cán bộ ở phòng Ban Tổ chức Tỉnh ủy ở gần đó còn chào hỏi nhau và nghĩ cán bộ lên làm việc”.

Qua đây thấy ý kiến cho rằng ông Minh “một phút bột phát, không kiềm chế” là không đúng. Tất cả cho thấy hành động gây án đã được chuẩn bị, tính toán rất kỹ lưỡng và hung thủ rất bình tĩnh. Sau khi bắn Bí thư bằng 4 viên đạn, hung thủ thản nhiên ra ngoài bắt tay, chào hỏi mọi người (không ai nghi ngờ gì) và bình thản đi 150m, vào phòng bắn tiếp Chủ tịch HĐND tỉnh cũng với 4 viên đạn. Viên cuối cùng dành cho mình. 9 viên đạn vừa hết, được dùng rất chuẩn xác. Bắn mỗi đối thủ 4 phát là trút sự căm giận ghê gớm lắm. Bắn trực diện, không bắn lén. Chắc hẳn vừa bắn vừa kể tội “vì sao mày phải chết”. Người bắn có trạng thái tâm lý tin vào hành động của mình là chính đáng và kẻ bị xử là đích đáng. Ta chưa biết được ân oán giữa họ, những chắc chắn hung thủ có mối uất hận rất sâu nặng và đã nung nấu từ lâu mới đi đến quyết định, đã được cân nhắc kỹ càng… cả 3 cùng chết.

2. Giám đốc CA Yên Bái cho rằng, thủ phạm đã rõ, đã chết, không cần điều tra vụ án, là sai. Vì cần điều tra làm rõ: Thủ phạm gây án vì động cơ gì? Đằng sau vụ án là gì? Có những ai liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ án. v. v...

3. Lần đầu tiên, một vụ trọng án trong nội bộ chính quyền, lại được thông tin công khai trên đài báo. Thủ tướng Phúc đến tận nơi thăm hỏi, chỉ đạo, phát biểu với PV truyền hình. Chủ tịch tỉnh Yên Bái họp báo ngay, trả lời thẳng thắn, cởi mở… Thay vì tâm lý che đậy, giấu giếm, đưa tin “tuyên truyền định hướng” như trước, nay đã chủ động công khai minh bạch thông tin về vụ án. Đây là chuyển biến tâm lý tích cực, đáng ghi nhận của Chính phủ. Hơn nữa biết rằng, càng giấu “càng chết”, vì trên mạng xã hội đã đưa tin tùm lum hết rồi… Truyền thông nhà nước đang cố gắng theo kịp truyền thông xã hội.
4. Dư luận xã hội về vụ án, cho thấy “ý Đảng, lòng Dân” phân ly, xa cách ghê quá. Trên FB Châu Đoàn, tác giả nhận định: “Điều đáng quan tâm ở đây là thái độ của cộng đồng mạng. Có thể nói là 95% mọi người có thái độ thờ ơ, nhiều người có thái độ “hả hê” bởi sự chán ghét chính quyền vốn có”... Điều này trái với đạo lý của dân ta “Nghĩa tử là nghĩa tận’, “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”… Nhưng điều đau lòng, đó lại là sự thật, rất thật. Vì trong các hiện tượng tâm lý thì biểu lộ cảm xúc là chân thực nhất. Có thể sau khi biểu lộ “vui thích”, “hả hê”, người ta chợt nhận thức ra mình đã biểu lộ thái độ sai lệch, xin lỗi và điều chỉnh lại… Nhưng không thể phủ nhận, những biểu cảm ban đầu mới là tâm lý bộc lộ tình cảm thật."

Bạn Khánh Nguyên trên VTC News, ngày 18-8-2016, có bài viết: “Khi kẻ vô lương đùa cợt trên nỗi đau tột cùng vụ thảm án” muốn “lên lớp” cho “95%” số người thờ ơ hoặc biểu lộ “phản cảm”, nhưng thái độ trịch thượng, gay gắt, quy chụp 1 chiều của tác giả lại gây phản tác dụng. Người ta lại đặt tiếp các câu hỏi:
  1. -Tại sao lại có “quá nhiều kẻ vô lương đang đùa cợt, thậm chí hả hê với nỗi đau tột cùng vụ thảm án xảy ra ở Yên Bái sáng nay”? Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, hãy tự hỏi, sao người khác chết thì bao nhiêu kẻ thương xót, người này chết lại “quá nhiểu kẻ hả hê”? Toàn bộ hệ thống Đảng, Chính quyền và mỗi quan chức hãy tự suy ngẫm và tìm ra câu trả lời đi. Đừng trách oán xã hội. Dư luận xã hội, suy nghĩ, tình cảm xã hội được hình thành và bộc lộ theo quy luật của nó đấy.
  2. - Tại sao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Đây là mất mát to lớn”… mà người dân lại thấy nó chả quan trọng gì? Đó là tâm lý chán chường đối với không chỉ mấy người này, mà toàn hệ thống chính quyền. Người dân thấy chính quyền “hèn với giặc, ác với dân”, ăn tàn, phá hại quá nhiều rồi; hứa hẹn, thề thốt quá nhiều rồi, nhưng tình trạng tham nhũng, sưu cao, thuế nặng, xã hội suy đồi, dân khổ trăm chiều vẫn kéo dài vô vọng. Khi đã chán chường thì ai trong chính quyền này chết, dân cũng chẳng xót thương đâu!
Muốn dân xót thương khi người lãnh đạo chết, thì hãy để nhân dân thực sự được tự do lựa chọn bầu người họ yêu quý, tin tưởng lên làm lãnh đạo và được quyền phế truất kẻ không còn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo. Đơn giản vậy thôi. Đừng hỏi nhân dân tại sao?
19/8/2016
GS. Tâm lý học Mạc Văn Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét