Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 121

(ĐC sưu tầm trên NET)

Rợn người nghe chuyện “mỏm đá ma” tự lớn ở Yên Bái

“Mỏm đá ma” ở Châu Quế Hạ, Văn Yên (Yên Bái) được người dân bản địa truyền tai nhau không ít câu chuyện liêu trai về ma quỷ. 

Nghe kể, hơn 30 năm trước có đôi vợ chồng trẻ người dân tộc Dao đi phá, đốt rừng lau để lấy đất canh tác. Thật không may ngọn lửa bùng lên dữ dội khiến đôi vợ chồng này không thể thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Điều đáng nói, sau đận ấy nhiều người “yếu bóng vía” khi ngang qua đoạn đường vắng lúc nửa đêm, canh ba đều bắt gặp hình ảnh “người phụ nữ” tóc dài đứng lặng bên mỏm đá.

Người phụ nữ tóc dài, lặng mình bên mỏm đá (?!) 

Vừa đặt chân tới đầu làng, tôi đã được “mục sở thị” mỏm đá nằm chơ vơ giữa cánh đồng. Người dân bản địa gọi nó là “mỏm đá ma”. Theo quan sát, mỏm đá này khá to, đang ở tư thế nằm ngang, cao khoảng 5m. Đặc biệt, ở dưới “chân” mỏm đá này có một cái hang, người trưởng thành có thể chui vào. Điều đáng nói, xung quanh mỏm đá này có không ít những câu chuyện ma mị mà người dân bản địa vẫn thường truyền tai nhau khiến người nghe không khỏi sởn gai ốc. 

Câu chuyện về “ma nữ” bên mỏm đá đã in hằn vào tiềm thức khiến không ít người hoảng loạn mỗi khi đi qua đoạn đường làng này.
Câu chuyện về “ma nữ” bên mỏm đá đã in hằn vào tiềm thức khiến không ít người hoảng loạn mỗi khi đi qua đoạn đường làng này. 

Đến xóm “Cốc Bả”, Châu Quế Hạ (Văn Yên) hỏi các cụ cao niên trong làng cũng chẳng mấy ai hay biết “mỏm đá ma” này có từ bao giờ. Họ khẳng định, từ khi cha sinh mẹ đẻ ra đã thấy. Và kỳ lạ ở chỗ, mỗi ngày mỏm đá này lại “lớn” hơn một chút. “Nhiều người yếu bóng vía đi ngang qua đây đã vô tình gặp phải “ma nữ”. Cũng có người từng bị “ma đuổi” theo về đến tận nhà” — một cao niên quả quyết. 


Để tìm hiểu thực hư câu chuyện, chúng tôi quyết định tìm đến những người được coi là “nhân chứng sống” trong câu chuyện ma mị này. Anh Dũng, ngụ tại thôn Trạc, là người từng bị “ma theo” về đến gần nhà, hãi hùng nhớ lại: “Nửa đêm nửa hôm, tôi cũng không biết đấy là người hay ma nữa nhưng thấy sợ quá. Lúc trước, nghe mọi người nói ở khu mỏm đá to có ma, tôi không tin. Đúng hôm đó, cũng như mọi hôm, nửa đêm tôi mới lang thang trên con đường làng để trở về nhà".

Bà Dương Thị Liệc, trú ở thôn Trạc, đang men theo bờ ruộng đi đến “mỏm đá ma” mà người trong vùng sợ hãi.
Bà Dương Thị Liệc, trú ở thôn Trạc, đang men theo bờ ruộng đi đến “mỏm đá ma” mà người trong vùng sợ hãi. 

"Vì con đường này quá quen thuộc nên tôi cũng không mang theo đèn pin, chỉ duy nhất cầm trên tay chiếc điện thoại đen trắng đời cũ. Qua đoạn nhà văn hóa của thôn là đến đoạn đường vắng có mỏm đá. Bỗng dưng thấy lành lạnh, tóc gáy dựng đứng và gai ốc sởn sùi. Quay nhìn lại phía sau, tôi thấy bóng của một người phụ nữ tóc dài, mặc đồ màu trắng đứng trên vách đá nhìn về phía mình”. - anh Dũng tiếp lời.

Người đàn ông tuổi ngoài 30 khi kể lại câu chuyện của mình vẫn chưa kịp “hoàn hồn” trở lại, anh kể tiếp: “Khi đấy, chân tay nhũn ra nhưng vẫn cố chạy thật nhanh để về nhà. Đang chạy, cũng không quên ngoái lại phía sau nhìn xem có “ai” theo mình không, không ngờ “nó” vẫn đuổi theo sau. Từ lúc đấy tôi chỉ “cắm đầu cắm cổ” chạy chứ không dám ngoảnh lại nữa, qua đoạn dốc thẳng dù hết sức lực nhưng vẫn cố chạy đi vượt rào để sang nhà cho nhanh”. 

Sau lần vô tình chạm mặt “ma nữ” ở mỏm đá đầu làng anh Dũng luôn nơm nớp trong tâm trạng hoảng sợ. Theo tìm hiểu riêng của người viết, vì không giữ được bình tĩnh và trấn an được bản thân nên trong lúc chạy “bán sống bán chết” anh bị ngã, chân bị ống nứa cứa khá sâu khiến anh phải điều trị mất một thời gian dài. Cũng từ lần chạm mặt ấy, anh Dũng không dám đi một mình trên đường làng. 

Thấy chúng tôi có chút ngần ngại, tỏ ra ngạc nhiên và không mấy tin vào câu chuyện đầy liêu trai này, anh Dũng chỉ cho tôi đến nhà chú Hùng, ngụ cùng làng Cốc Bả để chứng thực cho sự tồn tại của “ma nữ” ở mỏm đá. 

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhân chứng tên Hùng này, người này chỉ mơ hồ nói: “Tôi thấy mọi người bàn tán nhau rằng dạo trước có một nhóm người là công nhân lái máy xúc đến vùng này để làm việc. Họ đã thuê nhà Nga Kế đầu làng để ở tạm. Theo như mọi người truyền nhau rằng, thời điểm đấy là mùa hè, thời tiết nóng nực nên những người đàn ông ấy mới tính ra sân hè ngủ cho mát. Đến nửa đêm, đang ngủ thì một người trong nhóm cảm giác có “vật” gì đó la đà, di chuyển xung quanh và tiến gần để “sờ mặt”. Chỉ đến khi anh ta mở mắt rồi hét lên thì “cái bóng” ấy mới dần di chuyển đi hướng khác và biến mất”. 

Người đứng đầu thôn Trạc,  Lự Kim Tác khẳng định câu chuyện ma mị là không có thật.
Người đứng đầu thôn Trạc, Lự Kim Tác khẳng định câu chuyện ma mị là không có thật. 

Đi tìm lời giải…

Để hiểu rõ hơn về “mỏm đá ma”, chúng tôi tiếp tục vào sâu trong bản, nghe các cao niên trong làng kể về câu chuyện đôi vợ chồng người Dao chết trong hang đá và thực hư chuyện “ma trêu”. Theo bà Dương Thị Liệc (tuổi ngoài 80) kể lại rằng: tại làng Cốc Bả, khoảng 30 năm về trước, khu vực này có rất ít người đến định cư, sinh sống. Cả làng có được vài nóc nhà mọc lên đơn độc. Xung quanh là rừng rú, muông thú nhiều nên những người đàn ông trong nhà thường đi săn thú rừng về làm thức ăn cho cả nhà.

Ngay như cái tên “Cốc Bả” cũng có nghĩa là một cây đa cổ thụ to ngụ trên đỉnh núi ở chốn rừng sâu. Bà Dung (90 tuổi), một cao niên khác trong làng góp lời: “Câu chuyện ma mãnh thì chẳng ai dám khẳng định là có thực hay không có cả. Người thì tin có, kẻ thì bảo không. Ta sống đến tuổi này, “ma rừng” ta cũng thấy rồi”. Phải chăng ma mãnh xuất hiện trên đời là do một số người tự tưởng tượng ra? Chưa rõ thực hư thế nào nhưng dường như câu chuyện về “ma nữ” bên mỏm đá đã in hằn vào tiềm thức của những đứa trẻ trong làng.

Để rồi, gieo vào chúng là sự sợ hãi, tâm lí hoảng loạn khi đi qua đoạn đường làng này. Chứng kiến dáng vẻ suy tư của tôi, bà Dung kể: “Trước ở cánh đồng ấy toàn bộ là rừng cỏ lau, cỏ sậy. Khi con người di cư đến, họ bắt đầu khai phá thiên nhiên hoang dại để làm nương, làm rẫy. Hồi đấy, vào mùa hè có đôi vợ chồng người Dao đến đốt rừng lấy đất canh tác. Thời tiết nóng nực kết hợp với lau sậy khô khiến cho ngọn lửa bùng lên dữ dội, không ai có thể khống chế. Ở giữa cánh đồng có một mỏm đá to, vợ chồng người Dao kia không chạy được ra ngoài mới đành chui vào trong hang đá trú tạm, đợi khi ngọn lửa cháy nhỏ sẽ chạy ra. Nhưng không ngờ, lửa bén vào đến chân mỏm đá, khói nghi ngút, cuối cùng họ bị chết ngạt”.

Chị Trang, người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này từ tấm bé cho biết, con đường làng đã trở nên quen thuộc với chị hơn bao giờ. Chị kể rằng: “Ngày trước tôi không thấy sợ, đã có lần cùng đám bạn leo trèo lên tận đỉnh của mỏm đá ấy đuổi nhau, hát hò, thậm chí có đứa hiếu kỳ còn chui vào trong hang đá để chơi trò chốn tìm cùng nhau”. 

Tìm về nhà Trưởng thôn Lự Kim Tác để xác thực lại câu chuyện “mỏm đá ma” và những câu chuyện ma mị, những huyền tích về đôi vợ chồng trẻ chết trong hang đá liệu là có thật hay tất thảy chúng chỉ là những lời đồn đại vô căn cứ, mang tính chất liêu trai, người đứng đầu thôn khẳng định: “Chuyện có người gặp ma là không có cơ sở khoa học nên không thể nói là có được. Tuy nhiên, về câu chuyện xưa có đôi vợ chồng trẻ chết ngạt trong hang đá là đúng. Ở đây, ngày ngày mọi người vẫn đi làm qua đây và không thấy gì bất thường cả”.

Nguồn: Hải Yến (Pháp luật VN)

Ly kỳ bà lão trăm tuổi ở Bến Tre biết trước ngày giờ qua đời

Không một lần tắm gội, cả đời không biết đến viên thuốc và cũng không ăn cơm thế nhưng sống tròn 100 tuổi cơ thể bà lão ấy vẫn thơm tho, khỏe mạnh và minh mẫn đến tận ngày mất.

Đến nay bà trở thành một nhân vật huyền thoại được các môn đệ từ khắp nơi thờ phụng. Không một lần tắm gội, cả đời không biết đến viên thuốc và cũng không ăn cơm thế nhưng sống tròn 100 tuổi cơ thể bà lão ấy vẫn thơm tho, khỏe mạnh và minh mẫn đến tận ngày mất. Cả cuộc đời gắn với chữ không cùng nhiều khả năng kỳ lạ đến nay vẫn chưa có một lời giải thích thỏa đáng trong việc trị bệnh cứu người, tiên đoán về thời thế bằng kiến thức tâm linh. Đến nay bà trở thành một nhân vật huyền thoại được các môn đệ từ khắp nơi thờ phụng.
Từng đi gặp diêm vương những 7 ngày
Câu chuyện về cụ già Phạm Thị Tưởng, ở ấp 1, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, có mái tóc dài 3,5 m lại từng ngưng thở suốt 7 ngày, rồi sau đó đột nhiên sống lại. Năm 9 tuổi, trong một lần nằm ngủ, cụ Tưởng mơ thấy có người bảo một thời gian ngắn nữa, bà sẽ phải “lên trời”. Người trong giấc mơ bảo, nếu cụ vẫn có “căn” với cuộc sống thì sẽ trở về, nếu không thì sẽ ra đi mãi mãi.
Sau đêm mơ đó khoảng chừng mười ngày, trong khi sức khỏe đang bình thường, vẫn chơi đùa với lũ bạn hàng xóm, bỗng nhiên sức khỏe của cô bé Tưởng trở nên yếu ớt. Bởi bị ám ảnh bởi giấc mơ và cho rằng đó chính là điềm báo, cô bé bảo với cha mẹ: “Con ‘lên trời’ đây. Nếu bảy ngày sau, con không trở về thì hãy làm ma chay”.
12-1-bb-baaadgzo5f-1468023794

Cụ Phạm Thị Tưởng lúc còn sống 

Chỉ mới nói dứt lời, cô bé Tưởng tắt thở. Khi đó, cả gia đình cụ rất đau buồn, dù không dám tin lời của con đã nói trước khi chết, nhưng mọi người trong gia đình vẫn nuôi hy vọng mong manh con mình sẽ sống lại nên không làm ma chay. Hồi đó, cha mẹ cô bé Tưởng đi khắp các chùa chiền để khấn cầu con mình có thể trở về. Bảy ngày trôi qua, thấy cô bé Tưởng bắt đầu cử động một cách yếu ớt, mắt dần dần hé mở. Mọi người lúc này vui mừng khôn xiết, cố gắng đút từng thìa cháo để bé mau hồi phục sức khỏe.
Cụ Tưởng từng chia sẻ, mình không hề biết gì trong bảy ngày ngưng thở. Trí nhớ của cụ trong suốt bảy ngày đó chỉ là một khoảng trống không có bất kỳ hình ảnh nào còn lưu lại. Sau lần chết hụt đó, cô bé Tưởng không thể ăn bất kỳ thứ gì liên quan đến động vật, thức ăn chủ yếu đến nay của cụ là thực vật. “Tui không thể nào ăn sướng được. Cứ mỗi lần ăn thịt là lại nôn thốc nôn tháo”, cụ rành rõ chia sẻ.
Về già, bên cạnh ăn hoa quả, cụ còn có thể ăn sống mì tôm chay. Cụ không hề cảm thấy cuộc đời của mình là kham khổ. Một điều kỳ lạ là từ sau khi chuyện ngưng thở bảy ngày rồi sống lại, ngoài việc không ăn được thức ăn động vật, thì hễ ai động đến mái tóc hay mái tóc chạm vào nước là đầu của cụ lại bị đau.
Ban đầu, vẫn chưa biết chuyện này, cha mẹ cụ vẫn cho con tắm rửa một cách bình thường. Tuy nhiên, sau mỗi lần tắm, họ lại thấy con ốm nặng, phải chừng mười ngày sau mới khỏi. Sau nhiều lần như vậy, cha mẹ mới phát hiện những cơn ốm “thập tử nhất sinh” của con là do động đến nước. Cũng từ đó, bé Tưởng “cạch” nước.
Trên cơ thể cụ Tưởng, chỉ có hai tay và hai chân là có thể tiếp xúc với nước, còn những bộ phận khác thì không cũng kể từ đó, cụ không hề tắm gội. Hàng ngày, cụ chỉ dùng khăn lau cơ thể và thay áo quần rồi giặt. Nhưng cơ thể tỏa ra mùi thơm dễ chịu người ngưởi thấy mùi hương nhang... Cũng chừng đó năm, mái tóc của cụ Tưởng cũng không được cắt. Sau khi hồi sinh, mỗi khi cắt tóc là cụ đau đầu đến mức không chịu đựng nổi.
Đến năm mười tuổi, mái tóc của cụ bỗng nhiên bết dính lại với nhau. Không được tắm gội, cắt tỉa, nên đến nay, mái tóc ấy đã dài 3,5 m. Để mái tóc không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, cụ Tưởng may một túi màu nâu để đựng tóc rồi quấn xung quanh cổ của mình.
ly-ky-ba-1468023794

Cụ tưởng bên người cháu là ông Phạm Văn Lâm 

Chúng tôi ngỏ ý muốn tận mắt chứng kiến mái tóc kì lạ thì cụ từ chối và cho rằng: “Đã mấy chục năm rồi không ai có thể nhìn thấy mái tóc của tui. Đến những người bà con cũng không được”. Theo lời cụ, mặc dù sắp bước sang tuổi 100 nhưng mái tóc của cụ chỉ có một vài sợi bạc, còn lại có màu nâu hạt dẻ.
Khi hỏi về bí quyết sống trường thọ mà vẫn khỏe mạnh, cụ từ tốn chia sẻ: “Tui không có bất kỳ bí quyết gì. Có lẽ do tui không ăn thức ăn động vật mà chỉ ăn thức ăn thực vật và thường xuyên đi lại, nên mới có sức khỏe như thế này. Không chỉ thế, tui vẫn thường đọc kinh Phật để ngẫm về cuộc sống”.
Theo ông Phạm Văn Lâm (người cháu gọi cụ Tưởng bằng cô ruột, 62 tuổi) cho biết, cụ Tưởng luôn răn dạy con cháu trong nhà bằng kinh phật, và cứ lấy chữ “không” trong kinh phật mà sống. Bởi con người đến với cuộc đời từ một con số không và khi trở về cát bụi cũng chỉ là một con số không. Do đó, không nên chạy theo danh lợi hay để lòng mọi chuyện, không suy nghĩ quá nhiều để khiến tâm não không được yên bình.
Sống trăn năm với một chữ không
100 năm không gội đầu, không tắm rửa, sau ngày bà mất, người dân, đồng đạo khắp các tỉnh thành tổ chức cúng viếng tưởng nhớ. Ông Phạm Văn Lâm cho biết: Cuộc đời bà gắn với nhiều điều kỳ lạ nên việc cúng giỗ cho bà cũng xảy ra bất chợt không vào một ngày nhất định nào hết, không biết lý giải cũng không biết trình bày thế nào.
Khi nằm mơ thấy bà báo mộng thì về miễu cúng bà vào ngày đó. Cứ thế, việc cúng, viếng bà diễn ra rất bất ngờ, không hẹn trước. Bà Trần Thị Huệ (cháu dâu bà Tư) cho biết: “Gia đình có nhiều con, cháu nhưng chỉ có tôi là bà cho gần gũi nhiều nhất. Lúc còn sống, nhiều người từ các tỉnh khác hiếu kỳ trước mái tóc dài và việc bà không tắm gội thường hay đến thăm bà. Họ cứ tưởng gần bà sẽ hôi hám, dơ bẩn nhưng thực ra da dẻ, tóc bà rất thơm. Mỗi người ngửi thấy một mùi hương khác nhau, có người thấy mùi hoa, có người thấy mùi nhang thơm”.
Cũng theo ông Lâm, vì không thể gội đầu, chải tóc, tóc của bà Tư dài ra, tự động kết lại thành một đòn dài. Để không vướng víu, bà quấn lại thành vòng tròn, xếp trên đầu. Từ ngày không thể gội đầu, tắm rửa, bà Tư cũng chỉ ăn hoa quả, ngũ cốc và tịnh thân trong am nhỏ. Ông Lâm chia sẻ: “Ngoài những điều kỳ lạ, bà được người dân thương yêu vì đạo pháp, sự tinh thông của mình. Một đời, bà sống và khuyên người quanh quẩn một chữ “không”.
Chữ “không” của bà bao la lắm. Tuy nhiên, mình có thể hiểu đơn thuần là không tham lam, không độc ác, không tức giận, không tư lợi. Những điều đó được bà thể hiện rất rõ qua cuộc sống hằng ngày”. Ngoài thuyết sống đơn giản, không sân si, bà còn có tài chữa bệnh, rất nhiều người tìm đến chẩn đoán, xin thuốc. Mỗi lần khỏi bệnh, làm ăn phát đạt, người ta vẫn đem tiền của đến am cúng trả lễ nhưng bà tuyệt nhiên không nhận một đồng. Ông Lâm khẳng định: “Khi còn sống, mỗi khi có người đến am cúng và cho tiền bà để an dưỡng tuổi già, mua nhang, mua đèn cúng kiếng, bà đều không lấy một đồng nào. Ngay cả bánh trái người dân đem đến cúng, sau khi cúng xong, bà đều gói lại và gửi trả họ đem về.
9552cee38eb3adimg-bb-baaadtt3mc-1468023794

Dù tuổi cao nhưng cụ vẫn rất minh mẫn 

Người dân xã Hưng Nhượng khẳng định, cuộc đời bà Tư là những chuỗi ngày kỳ lạ. Theo đó, trước khi chết, dù đã 100 tuổi, bà vẫn có một tinh thần minh mẫn, sức khỏe tốt. Ông Lâm quả quyết: “Người 100 tuổi thời bây giờ không hiếm nhưng khỏe mạnh, minh mẫn như bà thì quả là rất hiếm. Từ ngày chết đi sống lại lúc 9 tuổi cho đến khi chết thật, bà chưa đi viện lần nào, cũng chưa uống bất kỳ một loại thuốc nào.
Bà cũng không bao giờ bị bệnh nặng. Tới lúc chết, bà chỉ cảm mạo, sổ mũi sơ sơ. Những lúc như thế, bà chỉ đem một bát nước trắng ra đặt trên bàn thiên cúng rồi đem vô uống là khỏi. Mặc dù đã 100 tuổi, bà vẫn theo xe khách ra Hà Nội, các tỉnh miền núi phía Bắc cúng từ thiện. Còn ở các tỉnh lân cận, bà sai tôi chở đi bằng xe máy. Có khi mấy trăm cây số, tôi trẻ khỏe lại là đàn ông mà vẫn thấm mệt, đau lưng, mỏi mắt, nhưng bà vẫn bình thường như không. Nhiều khi không muốn tin, nhưng nhìn vào sự khỏe mạnh đó tôi nghĩ chỉ có bề trên độ mới sống được như vậy”.
Gần đây, sau khi bà tạ thế, những câu chuyện ly kỳ, bí ẩn lại xuất hiện. Người dân nơi đây cho biết, trước khi chết, bà biết trước chính xác, ngày giờ bà nhắm mắt và căn dặn con cháu những điều trăn trở. Thông tin việc này, ông Lâm cho biết: “Đây là chuyện có thật hoàn toàn và chính tôi và các anh trong gia đình chứng kiến.
Trước khi bà chết, bà báo lại là từ ngày 10.7 đến ngày rằm tháng 7 âm lịch, bà sẽ chuẩn bị cho việc đi hầu bề trên, con cháu phải chuẩn bị tinh thần. Bà còn nói chính xác là 13h50 trưa ngày 11.7 âm lịch là sẽ “đi”. Khi đó chúng tôi không dám tin, nhưng cũng gấp rút chuẩn bị”. Bà Huệ cho biết: “Đúng ngày 10.7 âm lịch, khi tôi chuẩn bị thay đồ cho bà thì thấy tự nhiên cuộn tóc đứt lìa ra và từ từ co lại, ngả sang màu xám tro.
Trước khi đi, bà có dặn rằng, khi bà chết phải búi tóc đem theo. Lúc đó, chúng tôi không hiểu, khi tận mắt chứng kiến việc tóc bà đột nhiên lìa ra mới thấy sự huyền bí, nhiệm mầu. Khi bà đã ngưng thở, tôi vẫn thấy chân tay, cơ thể bà hồng hào, mềm mại. Môi bà vẫn còn rất tươi như đang ngủ. Thấy thế, tôi nhỏ lên miệng bà ba giọt nước, bà vẫn còn nuốt. Đúng 13h50 ngày 11.7 âm lịch như lời bà nói, bà đi hẳn. Tôi chưa bao giờ thấy những điều kỳ lạ như vậy”.
Theo Công lý

Những câu chuyện rợn tóc gáy ở Chùa Bà Đanh (Hà Nam)


(12-09-2013, 15:19 - Views: 48453)

Những câu chuyện rợn tóc gáy ở Chùa Bà Đanh
1. Ngôi Chùa cổ
Chùa Bà Đanh còn được gọi là Bảo Sơn tự, cạnh hòn núi Ngọc nổi tiếng thơ mộng và linh thiêng. Từ bao đời nay, Chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện lạ mà tâm điểm là tượng Bà Đanh. Người dân nơi đây bảo rằng, người đi đường trót cười cợt bình phẩm dù chỉ một câu bất kính cũng sẽ bị bà trừng phạt cho hộc máu hoặc mất mạng. Nhiều người lo lắng mà không dám qua chùa vì sợ không giữ được mồm miệng…
Cụ Chuyên, một cao niên làng Đanh Xá cho biết: “Ngôi chùa trở nên linh thiêng từ khi làng xem ngày tốt trong tháng và tổ chức rước vong Phật Pháp Vũ về thờ. Phật Pháp Vũ thuộc hệ Tứ Pháp chùa Dâu (Bắc Ninh) gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Lịch sử còn ghi lại sự linh ứng mỗi khi các vua thời Lý đến chùa Dâu cầu khấn, từ đó chùa các nơi xin rước Tứ Pháp về thờ”.
“Trước đây làng này yên ổn lắm, nhưng mấy năm trở lại đây đã có nhiều người bị điên. Nhiều người còn bảo, đất Hà Nam đang bị Chùa Bà Đanh ám. Tôi thì cho rằng đó là chuyện phi lý, không có thật. Có thể đó là lời đồn đâu đó…” - Cụ Chuyên, một người có uy tín trong làng cho hay.
Làng Đanh Xá cũng là một địa phương xin rước Pháp Vũ về chùa làng để thờ. Như linh ứng, năm làng Đanh Xá rước vong Pháp Vũ có mưa to gió lớn làm đổ cây mít cổ thụ trong chùa. Người làng thấy lạ nên thuê thợ giỏi tạc tượng Pháp Vũ, sau đó hô thần nhập tượng và đặt trong điện thờ. Người thợ tạc tượng ấy sau một đêm nằm mơ thấy thần đến mách bảo dung nhan Pháp Vũ nên đã tạc lại theo giấc mộng kỳ lạ.
Chưa hết, sau khi nhập hồn cho tượng thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ nửa nổi nửa chìm. Người dân cứ đẩy ra thì vật lạ ấy lại dạt vào dù cho dòng nước có xoáy mạnh. Thấy lạ, dân làng bàn nhau vớt lên xem thì thấy đó là một cái ngai bằng gỗ. Họ đưa vào chùa và thật lạ, tượng vừa khít khi đặt vào ngai như được đo đạc trước.
Từ đó, trong vùng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lời đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương đổ về đông như đi hội, thuyền bè qua lại tấp nập hương khói và những câu chuyện thần bí bắt đầu được thêu dệt từ ngôi chùa này.
Sư thầy Thích Đàm Đam - Trụ trì Chùa Bà Đanh cho hay: “Nhiều vị khách cố chụp tượng Pháp Vũ nhưng không tài nào chụp nổi. Hình ảnh đều bị nhòa hoặc bị cháy phim không lý giải được… Tôi cho rằng, tượng Pháp Vũ rất thiêng, ngôi Chùa Bà Đanh càng thiêng hơn nữa”?.
“Chùa Bà Đanh có rất nhiều giai thoại huyền bí mà các cụ ngày trước thường hay kể lại cho con cháu nghe. Tuy nhiên, thời gian đã khiến các giai thoại ấy thất truyền gần hết và câu hỏi vì sao Chùa Bà Đanh vắng khách hầu như không thể giải mã. Nếu giải mã được thì cũng chỉ mang tính tương đối do có nhiều dị bản khác nhau” - Ông Trương Văn Đô, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn.
Ngày hô thần nhập tượng cũng là ngày hội của cả làng Đanh Xá. Thời trước, ngày hội được tổ chức rất long trọng nhưng rồi ngày một nhạt phai, khách thập phương ít qua lại và chùa trở nên vắng vẻ cho đến ngày nay dù cho tỉnh Hà Nam cố gắng tổ chức các “tua” du lịch thu hút khách nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
Hiện nay, Chùa Bà Đanh được đầu tư tôn tạo rất tỉ mỉ với quần thể liên hoàn gồm tam quan, tả vu, hữu vu, phủ Mẫu… Chùa Bà Đanh lưu giữ nhiều cổ vật, cổ thư quý hiếm, nhất là tượng Phật, Bồ Tát, khánh đá, đại tự, câu đối và nhang án…
2. Danh hiệu "đệ nhất vắng"
Để lý giải vì sao Chùa Bà Đanh lại có danh hiệu “đệ nhất”… vắng kèm theo câu cửa cửa miệng “vắng như Chùa Bà Đanh” để ám chỉ sự thưa vắng đến cô tịch của ngôi chùa một thời linh thiêng này. Chúng tôi gặp nhiều cao niên, nhiều người dân để hiểu hơn về sự việc. Từ đó, chúng tôi nghe được nhiều câu chuyện ly kỳ, hiếm có. Có lẽ, đây cũng là những câu chuyện xưa nay ít người biết đến ngôi chùa vắng khách này.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Tiến Ban - Chánh văn phòng UBND huyện Kim Bảng, Hà Nam lắc đầu không biết vì sao Chùa Bà Đanh lại vắng khách. Chỉ biết rằng, thời xưa nghe các cụ kể lại, khu vực Chùa Bà Đanh là rừng rậm, có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Muốn vào đó an toàn chỉ có cách đi thuyền qua sông Đáy để tránh thú dữ, vì bất tiện nên khách thập phương muốn đến lễ bái cũng không có điều kiện.
Đồng tình với ý kiến ấy, sư thầy Thích Đàm Đam cho biết: “Đừng đổ lỗi cho chùa không thiêng hay cách đối xử của nhà chùa với khách. Chùa vắng khách cũng có cái lý riêng, vừa xa khu dân cư, đường vào lại hiểm trở, ngày trước là rừng rậm nhiều hổ báo nên người ta sợ… Bây giờ chùa đã được trang trí với không gian rộng, đường đi lại thuận lợi, rất tốt cho khách đến cầu lễ”.
Lại có câu chuyện khác nói rằng, Bà Đanh có tên nôm là Bà Đậu - Một người bình thường trong làng. Từ khi dân làng Đanh Xá rước vong phật Pháp Vũ về và hô thần nhập tượng nên mới yên ổn làm ăn. Chuyện đến tai Trạng Quỳnh, Trạng bất bình nên đến chùa trách bà, đã là Phật thì chớ hại sinh linh. Là Phật không được thờ cũng phải phù hộ chứ chưa được thờ lại nổi mưa to gió lớn hại trăm họ…?
"Phải khẳng định là Chùa Bà Đanh rất linh thiêng, tuy nhiên chuyện vắng khách đã có từ lâu. Ngày xưa, vùng này có nhiều thú dữ hại người nên người dân sợ hãi mà không dám đến chùa. Chính quyền tỉnh Hà Nam cũng đã có những phương cách thu hút khách du lịch về chùa nhưng không biết bao giờ Chùa Bà Đanh mới… hết vắng” - Sư thầy Thích Đàm Đam, Trụ trì chùa Bà Đanh tâm sự.
“Có lẽ truyền thuyết cũng chỉ là truyền thuyết, lời đồn thì vô cùng, vô tận. Nhiều người bảo Chùa Bà Đanh không linh, không ai đến là sai. Mặt khác làng Đanh Xá hy vọng rằng, cái tên ngôi chùa vắng sẽ được nhiều người biết đến bằng cái tên ngôi chùa đệ nhất khách. Hiện tại, chùa được đầu tư xây dựng với kiến trúc rất đẹp. Bên cạnh chùa, có nhiều di tích danh thắng như Núi Ngọc, Núi Cấm, Ngũ Động Sơn… mang ý nghĩa lớn lao” - Một người dân cho biết.
Chùa Bà Đanh tuy vắng vẻ, tĩnh mịch nhưng chính sự vắng vẻ, tĩnh mịch này lại tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh khiết cho ngôi chùa mà không phải nơi nào cũng có được.

Những câu chuyện có thật về sự tồn tại của linh hồn

Chưa có một lời giải thích nào được coi là thỏa đáng về sự tồn tại về linh hồn và cho đến nay linh hồn vẫn được coi là một trong những bí ẩn hàng đầu mà khoa học đang “vất vả” đi tìm lời giải đáp./.
Linh hồn người luôn là đề tài được giới khoa học quan tâm và tìm cách lý giải. Một trong những giả thuyết về sự tồn tại của linh hồn cho rằng: “Con người có linh hồn và phần xác thịt bên ngoài chẳng qua chỉ là một bộ quần áo”.

Cậu con trai đã khuất bất ngờ "xuất hiện" trong bức ảnh gia đình

Con trai của một bác sỹ ngoại khoa Nhật Bản không may bị tai nạn giao thông, và được đích thân cha mình phẫu thuật, nhưng vì mất máu quá nhiều nên đã không thể qua khỏi.
Trong một chuyến dã ngoại, gia đình vị bác sỹ này đã đến nơi con trai mình bị tai nạn và cùng chụp một bức ảnh. Khi về, cả nhà vô cùng ngạc nhiên vì trong bức ảnh “thừa” ra một người – đó chính là người con trai đã mất trong tai nạn giao thông năm đó.

Vị bác sỹ này đã hành nghề y hơn 40 năm, đã từng nhìn thấy rất nhiều người chết, cũng từng giải phẫu không biết bao nhiêu thi thể, và ông không hề tin vào chuyện có linh hồn tồn tại. Ông đã từng nghe được rất nhiều câu chuyện về việc người thân mất đi và xuất hiện trong bức ảnh của gia đình nhưng ông chỉ cho đó là chuyện nhảm nhí. Nhưng có lẽ ông sẽ phải thay đổi suy nghĩ của mình bởi chính mắt ông đã chứng kiến và trải qua chuyện kỳ lạ này.

Vợ giáo sư vật lý "trở về" chăm sóc chồng

Vợ của một giáo sư vật lý làm việc tại trường đại học Washington đã mất vì căn bệnh máu trắng. Thời gian trôi qua, ông sống cuộc sống cô đơn buồn tẻ và luôn nhớ về người vợ của mình. Rồi bỗng nhiên tinh thần của ông phấn chấn hẳn lên, tính cách cũng thay đổi, tràn đầy sức sống. Người trong gia đình cảm thấy hết sức lạ lùng, thậm chí còn cho rằng ông đã có “người mới.”
Những câu chuyện có thật về sự tồn tại của linh hồn - anh 1

Sự thật khiến mọi người không khỏi bớt ngạc nhiên khi ông nói ông không hề có bất kỳ mối quan hệ mới nào, chỉ là “vợ ông hàng ngày đều đến thăm ông, đắp chăn cho ông và dọn dẹp phòng ốc.”

Bạn bè cho rằng ông vì quá thương nhớ vợ mà sinh ra hoang tưởng, liền đưa ông đi khám bác sỹ. Ông nói, bản thân là một nhà vật lý học, lẽ nào lại không phân biệt được ảo giác và sự thật?
Để chứng minh bằng khoa học những điều mình nói là sự thật, ông đã lắp đặt trong phòng máy quay phim, máy ghi âm, máy dò sóng, để đợi “linh hồn” vợ đến thăm. Đến nửa đêm, tất cả các thiết bị đều tự động mở, và vị giáo sư biết vợ mình đã đến.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, máy ghi âm có âm thanh, máy ghi hình trắng xóa, máy dò sóng nhận được tín hiệu sóng điện từ - phát hiện có vật thể đang chuyển động trong phòng.
Kết quả của lần thí nghiệm này khiến vị giáo sư già càng tin tưởng và tiến hành nhiều thí nghiệm hơn. Ông cho lắp đặt máy dò sóng tại một bệnh viện lớn để theo dõi các thi thể của những người mới chết không lâu.

Cuối cùng, ông phát hiện ra trong mấy tiếng đồng hồ sau khi chết, có một loại “vật chất” không thể nhìn thấy bằng mắt thường thoát ra khỏi cơ thể người trong một khoảng thời gian là từ 4-5 phút.
Ông cho rằng, “vật chất” đó chính là linh hồn. Khi linh hồn thoát khỏi thân thể thì mới có thể chắc chắn được người đó đã thật sự chết.

Tỉnh lại sau thời gian dài hôn mê nhưng đã "biến" thành một người khác hẳn

Một minh chứng khác cho thấy sự tồn tại của linh hồn là sự việc người bệnh tỉnh lại sau một thời gian dài hôn mê. Hình dáng bên ngoài không có gì thay đổi nhưng dường như người bệnh đã biến thành một người khác hẳn như trường hợp một người Anh, sinh ra và lớn lên tại Anh, nhưng sau khi tỉnh dậy lại nói tiếng Pháp; hay như vốn không biết sửa xe nhưng bỗng nhiên lại thành một chuyên gia sửa xe; hoặc là không nhận ra gia đình mình sau khi tỉnh lại.
Việc này có thể được giải thích như sau: khi một linh hồn thoát ra khỏi thân thể một người nào đó, thì sẽ có một linh hồn khác chui vào thân thể đó và thân thể đó trở thành một bộ quần áo mới của linh hồn kia.
Những câu chuyện có thật về sự tồn tại của linh hồn - anh 2

Một phụ nữ người Anh 32 tuổi bị hôn mê trong vòng 10 ngày, chị có chồng và 3 đứa con. Sau khi tỉnh lại, thật kỳ lạ, cô ấy nhận mình là một cô gái 19 tuổi, sống vào năm 1998, và không hề biết về những sự kiện quốc tế lớn như sự kiện khủng bố 11/9 hay thảm họa kép Nhật Bản hay Olympic Bắc Kinh... Và nghiêm trọng hơn cả là cô không có chút ấn tượng gì về người chồng và 3 đứa con hiện tại.
Một giả thuyết được đưa ra là linh hồn của một cô gái trẻ 19 tuổi mất năm 1998 đang “trú” trong thân thể của bà mẹ 32 tuổi này, còn linh hồn của cô có lẽ đã đi mất rồi.
Chưa có một lời giải thích nào được coi là thỏa đáng về sự tồn tại về linh hồn và cho đến nay linh hồn vẫn được coi là một trong những bí ẩn hàng đầu mà khoa học đang “vất vả” đi tìm lời giải đáp./.

Chuyện "đầu thai" kỳ lạ ở Việt Nam

Nhiều trường hợp "đầu thai" kỳ lạ trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình đã được báo chí phản ánh những năm gần đây.
Cậu bé "đã từng" chết đuối
Cuối năm 2010, câu chuyện “đầu thai” của một bé trai ở thị trấn Vụ Bản, Lạc Sơn, Hòa Bình đã khiến báo giới tốn không ít giấy mực.
Theo thông tin báo chí đã đưa, anh Tân và chị Thuận kết hôn năm 1987, đến năm 1992 sinh một cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến. Nhưng đến khi 5 tuổi, Tiến chẳng may chết đuối.
Chuyện "đầu thai" kỳ lạ ở Việt Nam - anh 1

Bé Bùi Lạc Bình (áo kẻ).

Một ngày đầu năm 2006, có một cháu bé tên Bùi Lạc Bình bất ngờ xuất hiện tại gia đình anh chị Tân - Thuận và khẳng định mình chính là cháu Tiến.
Được biết, cháu Bình sinh ngày 06/10/2002, là con anh Hoan, chị Dự, người dân tộc Mường sống trong bản Cọi, Lạc Sơn, Hòa Bình. Bố mẹ cháu Bình cho biết ngay từ khi biết nói Bình đã khăng khăng bảo mình là con người Kinh, là con bố Tân, mẹ Thuận, nhà trên thị trấn Vụ Bản.
Có lần chị Dự đánh Bình, cháu liền bảo: “Con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Mỗi khi bị mắng, cháu lại đòi "về nhà". Thế rồi một hôm, chị Dự chở Bình đi theo đường cháu chỉ thì thật ngạc nhiên lại đến chính xác địa chỉ của nhà anh Tân.
Sau đó, anh Tân đã cùng với chị Thuận cũng tìm đến nhà vợ chồng anh Hoan, chị Dự. Anh xin phép bố mẹ đẻ của Bình, đưa cháu về nhà mình chơi. Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Hỏi ra mới biết cháu tìm cái máy bay và cần cẩu. Thật trùng hợp khi đó chính là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây.
Điều ngạc nhiên hơn, trước đó, chính bà Thỉn, bà nội cháu Bình cũng từng cho biết: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”.
Sau một lần Bình bị ốm nặng, sốt cao, cháu cứ luôn miệng “dọa”: “Mẹ không cho con về, con lại chết lần nữa!”. Hoảng quá, lần này chị đánh liều gọi cho anh Tân đưa cháu về nhà chơi. Cháu Bình về nhà anh thì khỏe khoắn, vui vẻ, không còn đau ốm nữa.
Từ cuối năm 2006, bố mẹ đẻ của Bình đã cho cháu về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận.
Bé trai đầu thai làm con gái nhà hàng xóm
Cô bé Bùi Thị Hồng Thắm, sinh năm 1991 cũng là một hiện tượng “đầu thai” khác được ghi nhận ở bản Cọi gây xôn xao dư luận.
Chị Toàn, mẹ của Thắm cho biết từ bé cháu đã có những biểu hiện rất lạ lùng. Khi Thắm bi bô biết nói, một lần hai mẹ con đang chơi đùa bỗng cháu xị mặt rồi nằng nặc đòi: “Mẹ đưa con về nhà” dù lúc đó cháu đang ở trong nhà mình.
Một hôm, trong khi đang chơi đùa, Thắm chỉ vào bà Nguyễn Thị Nghe, người ở đầu làng rồi nói với bà nội: “Mẹ cháu kia kìa”. Một lần khác, khi được bố mẹ cho ra đồng, Thắm lại chỉ tay vào nhà bà Nghe rồi bảo: “Nhà con đây này”. Chị Toàn chiều con, nửa đùa nửa thật bảo: “Con thích thì mẹ đưa vào nhà con”. Thế nhưng khi vừa bước vào cổng Thắm đột nhiên nói: “Con không vào nữa đâu, chị Hằng đang ở trong đó, con ghét chị ấy vì chị đã xui con trèo cây làm con ngã chết”.
Được biết, trước đó, con trai bà Nghe tên là Ly bị ngã chấn thương sọ não năm 7 tuổi trong một lần được chị gái tên Hằng dẫn đi hái ổi ở bên triển núi.
Từ đó, mọi người phát hiện ra chuyện con nhà bà Nghe đầu thai vào bé Thắm.
Trước hàng loạt câu chuyện về “đầu thai” được ghi nhận, TS. Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ - Tin học ứng dụng (UIA) khẳng định: "Nhiều năm tham gia những chương trinh nghiên cứu, giao lưu và các khả năng đặc biệt, chúng tôi đã ghi nhận một số câu chuyện tương tự. Đây là những trường hợp dân gian gọi là đầu thai hoặc tái sinh. Cũng không thể coi "đầu thai" là hiện tượng mê tín dị đoan mà chỉ nên coi nó là hiện tượng khó lí giải mà khoa học chưa thể với tới được. Trên thực tế, những câu chuyện về "tái sinh" vẫn tồn tại bất chấp việc chúng ta có tin hay không". 

Linh hồn đã ở đâu trước khi đầu thai?

Linh hồn của con người không chỉ tồn tại trên Trái Đất mà nó đã từng “du hành” giữa các hành tinh, tìm đến một nơi thích hợp để “sống”, phát triển và...đầu thai.
Linh hồn đã ở đâu trước khi đầu thai? - anh 1

Linh hồn của con người đã từng “du hành” giữa các hành tinh.

Có thể nói, đại đa số các linh hồn trên Trái Đất đều là “cư dân” của Hệ Mặt Trời, từng tồn tại trên các hành tinh khác nhau qua nhiều thế hệ.

Khi một sinh vật chết đi, linh hồn của chúng sẽ chuyển tới một hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời và “sống” trên hành tinh đó cho đến khi có thể... đầu thai.

Chỉ khi linh hồn tiến hóa đến một mức độ tương đối hoàn thiện, có một năng lượng nhất định, mới có thể rời khỏi Hệ Mặt Trời, bước vào một tầng vũ trụ cao hơn, tham gia vào một cấp cao hơn của luân hồi.

Những “cư dân” đặc biệt này khi “sống” trên hành tinh nào đó trong Hệ Mặt Trời đều sẽ hình thành những đặc tính tương ứng – cái mọi người thường gọi là “hoàn cảnh tạo tính cách” – chính là ý nghĩa này.
Như chúng ta đã biết, đại đa số các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời không có sự sống hoặc điều kiện sống đủ tốt như Trái Đất, nên hầu như các sinh vật sống không thể tồn tại được. Nhưng, do các linh hồn vốn có tính thích ứng vô cùng lớn, nên có thể tồn tại ở những nơi mà các sinh vật có thực thể không thể tồn tại.
Linh hồn đã ở đâu trước khi đầu thai? - anh 2

Linh hồn có khả năng tự tạo ra các đặc tính tương ứng với hành tinh mà nó “sống”.

Linh hồn có khả năng tự tạo ra các đặc tính tương ứng với hành tinh mà nó “sống”, cũng như hấp thu những đặc điểm của hành tinh đó ở các mức độ khác nhau và khắc sâu chúng vào trong ý thức, rồi mang đến kiếp này thông qua việc “chuyển thế”.

Nếu như những linh hồn này tới được Trái Đất để đầu thai làm người, thì những đặc tính của nó sẽ được thể hiện ra ngoài thông qua thực thể “con người”, trong đó có các đặc điểm vể nhân cách, cá tính, tính cách.../.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét